Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua
sông Hồng nối hai quận
Hoàn Kiếm với quận
Long Biên của
Hà Nội, do
Pháp xây dựng (
1898-
1902), đặt tên là
cầu Doumer, theo tên của
Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là
cầu sông Cái hay
cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện
Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển
kim loại có khắc chữ
1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.
Dự án xây dựng cầu được
Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès,
Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty
Daydé & Pillé với giá 5.390.794
franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng
Daydé & Pillé thiết kế
[cần dẫn nguồn], giống với kiểu dáng của
cầu Tolbiac ở quận 13,
Paris trên tuyến đường sắt Paris -
Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m
3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.
[1]
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp
dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và
đường dẫn xây bằng
đá. Cầu dành cho
đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
Liên quan đến Kiến trúc sư Gustave Eiffel[sửa | sửa mã nguồn]
Trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam xuất hiện thông tin không chính xác rằng kiến trúc sư
Gustave Eiffel là người thiết kế cầu Long Biên. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không chính xác.
Thực tế, Gustave Eiffel đã từ chức và rút lui khỏi công ty của mình (Compagnie des Etablissements Eiffel) vào ngày 14 tháng 2 năm 1893, trước khi ý tưởng xây dựng cầu Long Biên được đề xuất. Sau khi Eiffel từ chức, công ty Compagnie des Etablissements Eiffel của ông đã đổi tên thành La Société Constructions Levallois-Perret, và do Maurice Koechlin làm Giám đốc điều hành.
Năm 1897, khi đấu thầu xây dựng cầu Long Biên, công ty Levallois-Perret là một trong sáu nhà thầu tham gia nộp bản vẽ thiết kế, nhưng không trúng thầu. Công ty Daydé & Pillé mới là nhà thầu đã trúng thầu. Trong các bản vẽ thiết kế cầu Long Biên của Daydé & Pillé hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có các chữ ký gốc của các kỹ sư của Daydé & Pillé và chữ ký gốc phê duyệt bản vẽ của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, không có chữ ký nào là của Eiffel.
[2] Do vậy, Eiffel và công ty của ông không phải là tác giả thiết kế và cũng không tham gia xây dựng cầu Long Biên.
[3]
Trong
chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1(
1965-
1968),cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần,hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn Trong
chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực
Hoa Kỳ (
1972) cầu Long Biên bị ném
bom 4 lần,phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Để bảo vệ cầu, bộ đội
công binh và
phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi
cát nổi giữa
sông Hồng (còn gọi là
bãi giữa), để vẫn có thể bắn
máy bay Hoa Kỳ khi có lũ cao nhất.
Bộ đội Phòng không Việt Nam dùng
máy bay trực thăng cẩu
pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không
hải quân gồm: các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cầu.
Các nhịp của cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới.
Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh.
Sang thời bình, do
giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho
tàu hỏa,
xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm
cầu Chương Dương nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển
kinh tế,
xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng
Hà Nội. Cuối năm
2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho
cầu Chương Dương.
Năm 2002, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt thông qua dự án gia cố sửa chữa cầu Long Biên giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư 94,66 tỷ đồng
[1], nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn khai thác đến năm 2010.
Cầu Long Biên có trong câu vè sau:
-
- Hà Nội có cầu Long Biên
- Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
- Tàu xe đi lại thong dong
- Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...
Hoàng hôn sông Hồng, nhìn từ cầu Long Biên
-
-
-
-
Đoạn cầu bị bom Mỹ đánh sập được sửa lại
Từ cầu Long Biên nhìn xuống cầu Chương Dương