caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 29 septembre 2012

Đêm Nguyệt Quỳnh nhạc Phạm Anh Dũng


"...Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại
Đêm nguyệt quỳnh hóa nở kiếp phù hoa"


Nghe Đêm Nguyệt Quỳnh (thơ Vương Ngọc Long, nhạc Phạm Anh DũngBảo Yến hát, Quốc Dũng hòa âm, mp3-196:
https://www.box.com/s/48q9dkfzci57pt9q2tc8

Bài hát trích từ CD Quên - nhạc Phạm Anh Dũng phổ thơ Vương Ngọc Long
Xem video, đọc các bài viết về CD::
http://my.opera.com/phamanhdung1/blog/show.dml/33974312

PAD
Phạm Anh Dũng
 http://my.opera.com/phamanhdung1/blog/ 






Hình bìa CD Quên là bức tranh Đinh Cường vẽ một thiếu nữ xinh đẹp, mong manh trong chiếc áo dài màu tím, trên nền xanh hoen nhẹ màu vàng nhạt thời gian. Hai gam màu trầm và nhẹ. Màu xanh trữ tình cùng với màu tím truyền thống của tà áo dài Huế, đã làm nên một khung cảnh sắc thái riêng của Huế, rất Huế. Y như chính chất giọng, phong cách rất riêng và Huế của Bảo Yến. Một kết hợp đẹp giữa hình thức và nội dung của cuốn CD, làm nên một CD có chất lượng cao.

Nhìn chung, CD là một cố gắng rất thành công trong thể loai nhạc hoài niệm xưa của nhạc sỹ Phạm Anh Dũng, một CD chất lượng về mặt nghệ thuật.

M.H.

2003

Những nhà toán học lỗi lạc của nhân loại


Những nhà toán học lỗi lạc của nhân loại

Họ chính là một minh chứng tiêu biểu cho câu nói “Khi ta sinh ra ta khóc còn mọi người cười, hãy sống làm sao để khi ta chết đi mọi người khóc còn ta thì cười”.
Pythagoras
 
Pythagoras (Pi-ta-go) là nhà toán học người Hy Lạp, và là một trong những nhà toán học vĩ đại đầu tiên của nhân loại, sống trong khoảng từ năm 570 đến năm 495 trước công nguyên. Ông là người đã tạo ra giáo phái Pythagore, được Aristotle (nhà khoa học, triết gia nổi tiếng người Hy Lạp) công nhận là một trong những nhóm người đầu tiên chủ động nghiên cứu và phát triển ngành toán học.
 
 
Ông nổi tiếng với định lý Pythagore trong lượng giác. Tuy nhiên, một số người nghi ngờ liệu ông có phải là người đã đưa ra các chứng minh hay không vì họ cho rằng người đã đưa ra các chứng mình là học trò của ông có tên là Baudhayana, sống tại Ấn Độ khoảng 300 năm về trước.
 
Thực sự, Định lý Pythagore là một phát minh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hình học, mở ra những nghiên cứu sâu và có ý nghĩa to lớn. Chính vì vậy Pythagore được công nhận là cha đẻ của Toán học hiện đại. 
 
Andrew Wiles
 
Andrew Wiles, nhà toán học duy nhất còn sống trong danh sách này, là một người nổi tiếng với chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat: "Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không a, b, và c thoả a^n + b^n = c^n trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2."
 
Sau gần 8 năm nghiên cứu. Mặc dù những đóng góp của Andrew Wiles chưa thể sánh với những cái tên trong danh sách ở đây, nhưng ông là người đã "phát minh" ra phần lớn toán học mới để chứng minh các định lý.
 
Ngoài ra, ông cũng là một trong những người có cống hiến đáng ngưỡng mộ, như đã tự giam mình trong 7 năm để nghiên cứu giải pháp toán học. Khi nhận thấy lỗi trong các giải pháp, ông lại một mình tìm ra giải pháp hoàn chỉnh trong một năm trước khi chúng được thế giới chấp nhận.
 
Isaac Newton và Wilhelm Leibniz
 
 
Đây là hai nhà khoa học được vinh dự trở thành người sáng tạo ra toán học vi phân. Leibniz đã phát minh ra vi phân độc lập Isaaw Newton, với những kí hiệu được sử dụng phổ biến. Bên cạnh đó Leibiniz đã khám phá ra hệ thống số nhị phân, tạo nền tảng phát triển máy tính hiện đại.
 
Trong khi đó, nhà thiên tài Isaac Newton, cũng để lại cho nhân loại một gia tài tri thức vĩ đại. Cùng với Leibiniz, Newton đã phát triển phép tính vi phân và tích phân.
 
Leonardo Pisano Blgollo
 
 
Blgollo (1170-1250), còn được biết đến với tên gọi là Leonardo Fibonacci, được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thời trung cổ. Người ta vẫn ca ngợi ông là một nhà toán học Ấn Độ lừng lẫy từ khoảng 200 năm trước Công nguyên, và còn đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của hệ thống đánh số Ả Rập. Với những đóng góp của mình ông đã được công nhận là ngươi có vai trò quan trọng trong sự phát triển toán học hiện đại.
 






Alan Turing
 
Nhà giải mã và khoa học máy tính Alan Turning là một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ XX. Trong suốt thời gian thế chiến thứ II, ông đã làm việc tại văn phòng mật mã Chính phủ, và có khám phá quan trọng tạo ra phương pháp phá mật mã bí ẩn của người Đức. Chắc chắn, điều đó có ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến tranh, hoặc ít nhất là ảnh hưởng đến thời gian chiến tranh.
 
 
Sau khi kết thúc chiến tranh, ông dành thời gian của mình để nghiên cứu máy tính, và trở thành nhà khoa học máy tính thực sự đầu tiên của thế giới. Ông có rất nhiều tài liệu quan trọng vẫn còn áp dụng trong thời đại mới.
 
Ông đã đưa ra công thức cho khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing (một mô hình về thiết bị xử lý các ký tự, đơn giản, nhưng có thể thực hiện được tất cả các thuật toán máy tính), đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing" được sử dụng cho tới ngày nay.
René Descartes
 
Nhà triết học, vật lý học và toán học người Pháp, René Descartes (1596-1650), nổi tiếng với triết lý “Cogito Ergo Sum” (tiếng Latinh), có nghĩa là “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”.
 
 
René Descartes đã có những đóng góp đột phá đối với Toán học. Cùng với Newton và Leibniz, René Descartes đã cùng sáng tạo ra nền tảng cho phép tính hiện đại, mang rất nhiều ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người ngày nay.
 
Đóng góp quan trọng nhất của René Descartes đối với lĩnh vực Toán học có lẽ là những đóng góp trong lĩnh vực hình học giải tích. Tên của ông được đặt cho hệ trục tọa độ vuông góc (Trục tọa độ Đề-các vuông góc). Bên cạnh đó ông còn góp phần vào sự phát triển của các kí hiệu toán học hiện đại.
Euclid
 
Euclid sống vào khoảng năm 300 trước Công nguyên, được biết đến là cha đẻ của hình học và sở hữu “kiệt tác vĩ đại”: Bộ sách "Cơ sở của Toán học". Bộ sách cơ sở là một công trình nghiên cứu lớn nhất trong lịch sử nhân loại được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục tới tận thế kỷ thứ 20.
 
 
Thật không may, chẳng mấy ai biết đến sự tồn tại của ông cũng như sự nghiệp của ông cho tới sau khi ông qua đời. Với những ai chưa từng biết đến ông, thì đây là cơ hội để nói lời cám ơn đối với sự cống hiến khai phá kiến thức nhân loại tuyệt vời của Euclid.
 



G. F. Bernhard Riemann
 
 
G. F. Bernhard Riemann, sinh ra trong một gia đình nghèo vào năm 1826, và được nuôi dưỡng trở thành một trong những nhà toán học nổi tiếng thế giới của thế kỷ 19. Tên của ông nằm trong danh sách những người có những đóng góp to lớn cho Hình học, phải kể đến là Hình học Riemann, mặt Riemann và tích phân Riemann. Nhưng có lẽ điều làm cho ông trở nên nổi tiếng nhất (hoặc là “tai tiếng”) đó là Giả thuyết Riemann - nói về vấn đề phân bố của các số nguyên tố - làm đau đầu nhân loại suốt hơn 150 năm qua. Ông đã giới thiệu hàm số Riemann zeta và áp dụng để hiểu được sự phân bố của số nguyên tố.
 




Carl Friedrich Gauss
 
 
Thần đồng Gauss được người đời gọi là “Hoàng tử Toán học” đã có những khám phá đầu tiên khi mới chỉ là một cậu thiếu niên. Nhiều người đã thực sự ngỡ ngàng trước cậu bé Gauss tuổi với khả năng tính tổng 100 số chỉ trong… vài giây.
 
Gauss có nhiều đóng góp rất quan trọng cho toán học đại số và lý thuyết số. Ngoài ra ông còn đưa ra hằng số Gauss, nghiên cứu về hiện tượng từ tính, và tên của ông đã được đặt cho đơn vị từ trường. Tất cả những điều này được thực hiện trước sinh nhật lần thứ 24 của ông. Và cho đến cuối đời, ông vẫn miệt mài nghiên cứu và cống hiến cho nhân loại. Ông qua đời ở tuổi 77.
 


Leonhard Euler
 
 
Nếu Gauss được gọi là “Hoàng tử” thì Euler xứng đáng được gọi là “Vị vua của toán học”. Euler sinh năm 1707 và mất năm 1783, được công nhận là nhà toán học vĩ đại nhất hành tinh.
 
Người ta kể rằng tất cả các công thức toán học được đặt theo tên của những người còn đứng sau cả Euler. Trong thời đại của mình, Euler đã có những đóng góp đột phá và được sánh ngang bằng với nhà bác học đại tài Einstein về trí tuệ.
 
Ông đã giới thiệu hệ thống các kí hiệu toán học kèm với các định nghĩa của công thức (chẳng hạn như f(x)), chữ viết tắt hàm lượng giác, chữ “e” là cơ sở của logarit tự nhiên (Hằng số Euler), chữ cái Hy Lạp Sigma biểu thị “Tổng kết”, biểu tượng Pi thể hiện tỉ lệ của chu vi hình tròn đối với đường kính của nó… Tất cả còn được áp dụng cho tới ngày nay.
 
Ông là người đã giải quyết vấn đề đặt ra trong bài toán “Bảy chiếc cầu ở Koenigsberg” nổi tiếng, tạo nền tảng liên kết số đỉnh, cạnh và bề mặt của đối tượng. Ông cũng là người đã chứng minh rất nhiều lý thuyết nổi tiếng của thế giới.
 
Hơn thế nữa, ông còn phát triển toán phép tính, cấu trúc liên kết, lý thuyết số, thuyết đồ thị và phân tích… mở đường cho toán học hiện đại và những bước tiến sau này của nó. Giờ thì chúng ta biết rằng, không phải ngẫu nhiên mà công nghiệp và công nghệ đương thời lại phát triển nhanh như vũ bão.

Thanh Hương, ảnh trâu và thơ Chẩm Tá Nhân

Những ảnh trâu này được thực hiện mấy năm trước, một dịp ghé qua viếng thành phố Bordeaux.
Rải rác trong thành phố có chưng bày những chú trâu đứng, ngồi thật đẹp, nhiều màu sắc.
Tôi post lại  mấy câu thơ của Chẩm Tá Nhânđể nghiệm thấy ... đời  ... vẫn dài kiếp kéo cày ...
Caroline Thanh Hương











Tango par PHT



Angel Villoldo : El Choclo Tango for Orchestra - 

Stanley Black and His Orchestra





Ole Guapa








Caravelli- Jalousie



PPS Bát Phong Xuy Bất Động thơ Minh Lương


Blog hơi có giới hạn trong việc đưa bài có âm thanh hay nhạc nếu đó không là vidéo hay hình ảnh
Chính vì sự limite này nên muốn đưa pps đến các anh chị , Thanh Hương phaỉ cho pps vaò Mediafire hay có thể trong tương lai mở 1 WEB page khác thuận tiện cho việc post thơ nhạc hay hơn Blog  này
Tuy vậy , mỗi lần thay đổi kỷ thuật , phải cần có thời gian rỗi rãnh rất nhiều , CRTH mới thực hiện được , ngoài việc viết bài , sưu tầm , đọc bài hay ... thả hồn theo thơ để gửi đến các anh chị những baì vỡ chọn lọc 

Trong khi chờ đợi , chúng ta cứ xử dụng Blog này để post bài đến các anh chị


PPS này đã lâu lắm rồi , nội dung hay , nay post lại chứ không phải là bài mới

http://www.mediafire.com/view/?z0ce15e7rq22s33

Maurice Đạt trình bày Tinh Đã Vội Quên (Nguyen Nhat Huy) pn





vendredi 28 septembre 2012

Mùa thu trong thơ văn cổ điểnTrung hoa Trần Văn Lương

Vào thu , ai trong chúng ta ai cũng thích đọc về chuyện thu, gửi các anh chị 1 bài viết của anh Lương và các anh chị có thể vaò Blog của anh Lương đọc thêm những baì khác
Blog rất đẹp
http://tranvanluong.blogspot.fr/2010/09/mua-thu-trong-tho-van-co-ientrung-hoa.html

Mùa thu trong thơ văn cổ điểnTrung hoa

Trần Văn Lương

Mùa thu đã chiếm một vị trí độc đáo trong gia tài thơ văn của nhân loại. Mùa thu là niềm gợi hứng cho các thi văn sĩ tự cổ chí kim. Chúng ta chắc không ai quên được những vần thơ tuyệt tác về thu của Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Tản Đà, Paul Verlaine, Guillaume Apollinaire v.v... Riêng trong kho tàng thơ văn cổ điển của Trung hoa, mùa thu buồn là một đề tài truyền thống rất được các văn thi sĩ ưa chuộng, và được dùng làm bối cảnh khi tác giả muốn phơi bày một tâm sự không vui.


Mùa thu hình như được định mệnh gắn liền với một cái gì buồn bã. Trong Hán tự, chữ sầu 愁 (buồn bã) gồm có chữ thu 秋 (mùa thu) ở trên và chữ tâm 心 (con tim) ở dưới, có thể suy diễn là con tim vào mùa thu làm sao mà vui được. Do đó, khi nói đến thu người ta mường tượng ngay đến cảnh trí tiêu điều, lá rơi hoa rụng, gió thổi thê lương, chim chóc kêu thê thiết, côn trùng khóc rỉ rả, người nhớ người, người nhớ cảnh, lòng sầu ảm đạm day dứt khôn nguôi. Và đó là những điều chúng ta gặp khi điểm qua các bài thơ, các bài tự, các bài phú của nền văn học cổ Trung hoa. Ở đây chúng tôi xin được giới hạn từ cổ đại đến hết nhà Tống, nhưng đặc biệt chỉ chú trọng nhất vào đời Đường (618-907) và Tống (960-1279).

Người đầu tiên tả mùa thu một cách tỉ mỉ và có hệ thống là Tống Ngọc 宋玉 (người nước Sở đời Chiến quốc, sống sau Khuất Nguyên 屈原). Ông là một tay cự phách về Sở từ và là người khai sáng ra thể Phú, một thể văn ở giữa văn xuôi và thơ, nói thẳng vào sự vật mà không so sánh quanh co gì cả (trực trần kỳ sự 直陳其事). Ông cũng có tâm sự bất đắc chí như Khuất Nguyên thành ra giọng văn ông thật bi thảm. Bài ông tả về thu là một đoạn ngắn ở trong tác phẩm Cửu Biện (九辨). Tuy ngắn nhưng được xem là một trong những đoạn văn tả về thu hay nhất của Trung hoa, đem lại cho người đọc một cái cảm giác bi ai tịch mịch:

„ Bi tai thu chi vi khí dã, tiêu sắt hề thảo mộc dao lạc nhi biến suy .
Liệu lật hề nhược tại viễn hành, đăng sơn lâm thủy hề tống tương quỵ
Quyết liệu hề thiên cao nhi khí thanh, tịch liêu hề thu lạo nhi thủy thanh.

Yến phiên phiên kỳ từ quy hề, thiền tịch mịch nhi vô thanh,
Nhạn ung ung nhi nam du hề, côn kê trù chiết nhi bi minh.
Độc thân đán nhi bất mị hề, ai tất suất nhi tiêu chinh.
Thời vỉ vỉ nhi quá trung hề, kiển yêm lưu nhi vô thành.
..."
九 辩
悲 哉 !秋 之 為 氣 也。蕭 瑟 兮,草 木 摇 落 而 變 衰。
憭 栗 兮,若 在 遠 行。登 山 臨 水 兮,送 將 歸。
泬 寥 兮,天 高 而 氣 清;寂 寥 兮,收 潦 而 水 清。

燕 翩 翩 其 辭 歸 兮,蟬 寂 漠 而 無 聲。
雁 噰 噰 而 南 游 兮,鵾 雞 啁 哳 而 悲 鳴。
獨 申 旦 而 不 寐 兮,哀 蟋 蟀 之 宵 征。
時 亹 亹 而 過 中 兮,蹇 淹 留 而 無 成。
Tạm dịch ra tiếng Việt như sau:
„ Khí vị mùa thu thật buồn thay! Cây cỏ úa, lá tàn rụng. Thê lương như khi đi xa, trèo núi lội sông mà đưa tiễn người về. Trời cao quang đãng, khí trong. Cô tịch thay, lụt đã rút mà nước trong.
..
Chim én vùn vụt từ giã bay đi, ve sầu im lặng không lên tiếng, nhạn cùng nhau bay qua Nam, gà chim chíp kêu bi ai. Thức một mình tới sáng không chợp mắt, buồn thương con dế thui thủi trong đêm. Đã cố gắng hơn nửa đời người, lao đao trôi giạt mà không đạt được gì.
."

Lồng trong đoạn tả cảnh này, Tống Ngọc đã thêm vào ít câu nói lên tình huống chua xót của mình, thân phận một kẻ lẻ loi không bạn bè, không quan tước, hoàn cảnh và tâm sự không khác gì Khuất Nguyên.
Đây là lần đầu tiên trong văn học Trung hoa có được một đoạn văn tả về thu một cách trực tiếp, đầy đủ chi tiết và mang một giọng buồn thảm như vậy. Rồi từ đó, trải qua mấy ngàn năm, mùa thu đã trở thành bối cảnh để cho các thi sĩ bày tỏ cảm xúc của mình, từ những nét chấm phá lãng mạn của Lý Bạch, nét tiêu sái của Vương Duy, đến nỗi buồn ai oán của Bạch Cư Dị, vẻ nghiêm túc của Thượng quan Nghi v.v. Tuy nhiên, phải đợi đến Âu dương Tu đời Tống, chúng ta mới có được một bài văn tả mùa thu một cách tỉ mỉ và quy mô. Âu dương Tu là một trong Đường Tống bát đại gia 唐宋八大家 (Hàn Dũ 韓愈, Liễu tôn Nguyên 柳宗元 , Âu dương Tu  歐陽修, Tăng Củng 曾鞏, Vương An Thạch 王安石, Tô Tuân 蘇洵, Tô Thức 蘇軾 tức Tô Đông Pha 蘇東坡, Tô Triệt 蘇轍). Bài Thu thanh phú (秋聲賦) của ông được coi là một trong những bài tả mùa thu hay nhất của nhân loại. Ông đi vào mùa thu qua âm thanh, cái mà ông gọi là tiếng thu. Qua tiếng thu, ông nói đến hình dáng, khí vị, ý của mùa thu rồi nhân đó đề cập đến kiếp nhân sinh và than thở cho thân phận vất vả của con người. Bài Thu thanh phú gồm độ 500 chữ và có nội dung như sau:

Đêm khuya Âu dương Tu nằm đọc sách bỗng nghe một thứ tiếng động lạ từ hướng tây nam, bèn bảo đồng tử ra xem. Cậu bé xem xong bảo rằng không thấy gì cả, chỉ nghe tiếng phát ra từ lùm cây. Ông bèn bảo rằng đó là tiếng thu đấy. Rồi ông dùng một đoạn để nói về cảnh điêu lạc của mùa thu. Đoạn kế tiếp ông luận về thu dựa trên âm dương ngũ hành, lẽ thịnh suy của trời đất. Sau đó, ông lại liên tưởng đến kiếp người phải lao đao khổ ải. Khi ông than xong và quay lại thì đồng tử đã ngủ mất, chỉ còn có tiếng côn trùng rỉ rả góp thêm lời than thở với ông.

Qua bài này, chúng ta được biết một số chi tiết lý thú về mùa thu theo quan niệm Trung hoa thời xưa. Mùa thu là mùa của hình tội, vì theo luật lệ nhà Chu, đến mùa thu các quan mới đem tội nhân ra xử, cho rằng như thế thì hợp với đạo trời viện lẽ là mùa thu là mùa của điêu linh, chứa đầy sát khí. Mùa thu thuộc âm, cùng với mùa đông. Còn trong ngũ hành, thu thuộc kim. Kim là sắt, nguyên liệu để làm binh khí, thành ra thu cũng mang thêm ý nghĩa tàn sát. Thật là khác xa với các ý tưởng lãng mạn về thu của các thi sĩ cận đại. Trong ngũ âm (cung, thương, giốc, chủy, vũ), tiếng thương thuộc kim như mùa thu, thành ra tiếng thương là tiếng của mùa thu. Và chữ thương này cũng đồng âm với chữ thương có nghĩa là bi thương, do đó tiếng thu buồn bã là chuyện đương nhiên. Chúng ta thử đọc đoạn tả mùa thu:

"Cái phù thu chi vi trạng dã, kỳ sắc thảm đạm, yên phi vân liễm, kỳ dung thanh minh, thiên cao nhật tinh; kỳ khí lật liệt, biêm nhân cơ cốt; kỳ ý tiêu điều, sơn xuyên tịch mịch. Cố kỳ vi thanh dã, thê thê thiết thiết, hô hào phấn phát. Phong thảo lục nhục nhi tranh mậu, giai mộc thông long nhi khả duyệt, thảo phất chi nhi sắc biến, mộc tao chi nhi diệp thoát. Kỳ sở dĩ tồi bại linh lạc giả, nãi nhất khí chi dư liệt".

„…蓋夫秋之為狀也:其色慘淡,煙霏雲斂;其容清明,天高日晶;其氣慄冽,砭人肌骨;其意蕭條,山川寂寥。故其為聲也,淒淒切切,呼號憤發。豐草綠縟而爭茂,佳木蔥籠而可悅;草拂之而色變,木遭之而葉脫;其所以摧敗零落者,乃其一氣之餘烈“

(Nghĩa : Ôi tình trạng mùa thu, sắc ảm đạm, khói bay ra, mây thu lại, vẻ trong sáng, bầu trời cao, mặt trời sáng; khí lạnh lẽo, châm chích thịt xương, ý tiêu điều, núi sông tịch mịch. Cho nên tiếng mùa thu thê thiết, ồn ào nổi dậy. Cỏ đang xanh rậm tranh nhau tươi tốt, cây đang xum xuê vui vẻ mà bị (khí thu) dính vào thì cỏ úa, cây rụng lá. Do đó cây cỏ tiêu điều hư hao là vì cái khí khốc hại của mùa thu).

Sau khi gán cho mùa thu cái vẻ hắc ám thê thảm trên, Âu dương Tu liên tưởng đến kiếp người:

"…Thảo mộc vô tình, hữu thời phiêu linh; nhân vi động vật, duy vật chi linh; bách ưu cảm kỳ tâm, vạn sự lao kỳ hình; hữu động hồ trung, tất dao kỳ tinh; nhi huống tư kỳ lực chi sở bất cập, ưu kỳ trí chi sở bất năng; nghi kỳ ác nhiên đan giả vi cảo mộc, y nhiên hắc giả vi tinh tinh."

„… 草木無情,有時飄零。人為動物,惟物之靈。百憂感其心,萬事勞其形。有動乎中,必搖其精。而況思其力之所不及,憂其智之所不能;宜其渥然丹者為槁木,黟然黑者為星星“。

(Nghĩa: Cây cỏ vô tình, có lúc phải điêu linh; người là động vật, linh hơn mọi vật; trăm lo làm động lòng, vạn sự làm khổ thân; hễ có động thì tinh thần phải lung lay; huống hồ còn nghĩ chuyện quá sức mình, lo chuyện quá tài trí của mình, thì mặt đang hồng hào biến thành cây khô, tóc đang đen biến thành trắng xóa âu cũng là chuyện đương nhiên.).

Trên đây là hai đoạn văn xuôi (thể Phú) miêu tả mùa thu, tuy hay nhưng không khỏi có vẻ khô khan vì hơi có tính cách nghị luận, phân tích. Trong phần kế tiếp, chúng ta sẽ được nhìn thu dưới một nhãn quan khác, lãng mạn hơn, nặng về xúc cảm hơn, của các thi sĩ. Chữ lãng mạn đây xin được hiểu theo nghĩa tương đối, vì chúng ta không thể nào bắt các nhà thơ Đường cổ điển có được những vần thơ trữ tình ướt át như Lưu trọng Lư, Xuân Diệu, Lamartine hay Paul Verlaine được. Mùa thu ở đây được dùng như là khung cảnh để nói lên tâm trạng của tác giả, nghĩa là tả cảnh để tả tình vậy. Những tình cảm ở đây vẫn có tính cách chừng mực, nhẹ nhàng và khuôn thước của lễ giáo.

Tuy được ưa chuộng, nhưng mùa thu không phải là mùa được các thi sĩ nhắc đến nhiều nhất. Mùa thu còn phải đứng sau mùa xuân. Trong khoảng 300 bài thơ được tuyển chọn trong Đường thi tam bách thủ, chỉ có 11 bài nhan đề có chữ thu, trong khi chữ xuân có đến 14 bài. Lý Bạch, thi tiên của Trung hoa, có rất nhiều bài nhắc đến mùa thu, nhưng cũng không nhiều bằng mùa xuân. Ngay cả Tô Thức (Tô Đông Pha) cũng có vẻ thiên vị mùa xuân, khi ông viết trong bài Pháp Huệ tự Hoành Thúy các (法惠寺横翠閣) như sau:

Nhân ngôn thu bi xuân cánh bi (Câu 10) 人 言 秋 悲 春 更 悲
(Nghĩa: Người ta bảo là thu buồn, nhưng mùa xuân lại buồn hơn).

Trong các thi sĩ cổ điển, Bạch Cư Dị  白居易 và Đỗ Phủ 杜甫  là những người tương đối dùng mùa thu rất nhiều để làm hậu cảnh cho các bài thơ của họ. Dù thế nào đi chăng nữa, mùa thu cũng là mùa dễ tạo cho con người một cảm giác buồn bã, và do đó dễ làm cho tâm hồn nhạy cảm của các thi nhân nảy sinh ra được những vần thơ trữ tình trác tuyệt. Nhiều khi không cần phải tả cảnh thu nhiều, chỉ cần nhắc đến tên mùa thu là đủ để tạo nên cái khung cảnh thích hợp cho một tuyệt phẩm. Chúng tôi muốn nhắc đến Tiền Xích Bích phú 前 赤壁賦 của Tô Thức 蘇軾 và Tỳ bà hành 琵琶行 của Bạch Cư Dị.

Hãy xem Tô Đông Pha mở đầu bài phú nổi tiếng của ông:

"Nhâm Tuất chi thu, thất nguyệt ký vọng, Tô Tử dữ khách phiếm chu du ư Xích Bích chi hạ".

壬 戌 之 秋,七 月 既 望,蘇 子 與 客 泛 舟 遊 於 赤 壁 之 下。
(Nghĩa: Quá rằm tháng bảy mùa thu năm Nhâm Tuất, Tô Tử cùng khách bơi thuyền đi chơi Xích Bích).

Chữ thu chỉ xuất hiện duy nhất ở trong câu mở đề cũng đủ làm khung vải cho ngọn bút Tô Thức tạo nên những nét chấm phá như :

Nguyệt xuất ư đông sơn chi thượng, bồi hồi ư Ngưu Đẩu chi gian, bạch lộ hoành giang, thủy quang tiếp thiên.

月 出 於 東 山 之 上,徘 徊 於 牛 斗 之 閒,白 露 横 江,水 光 接 天。
(Nghĩa: Trăng mọc trên núi đông, lững thững đi giữa hai sao Ngưu Đẩu, sương trắng toả mặt sông, nước lóng lánh chạm chân trời.).

Quế trạo hề lan tương,
Kích không minh hề tố lưu quang.

桂 棹 兮 蘭 槳,撃 空 明 兮 溯 流 光。

(Phan Kế Bính dịch: Thung thăng thuyền quế chèo lan,
Theo vừng trăng tỏ vượt làn nước trong)

Cũng thế, trong Tỳ bà hành, mùa thu cũng chỉ được làm khung cảnh cho tiếng đàn tỳ bà và câu chuyện của người thiếu phụ tài sắc bị tuế nguyệt đào thải, và cũng chỉ được nhắc đến trong 2 câu thơ đầu bài:

Tầm Dương giang đầu dạ tống khách,
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt.

潯 陽 江 頭 夜 送 客,
楓 葉 荻 花 秋 瑟 瑟。
(Phan Huy Vịnh đã dịch:

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.)

(Theo thiển ý, hai câu dịch nghe thật hay và thật buồn, nhất là chữ quạnh dùng trong bản dịch thật là tuyệt tác! )

Mùa thu như thế là mùa dễ gợi hứng cho thi nhân:

Sầu nhân bạc mộ khởi,
Hứng thị thanh thu phát.

愁 因 薄 暮 起,
興 是 清 秋 發。
(Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然, Thu đăng Lan sơn ký Trương Ngũ 秋登蘭山寄張五 , câu 5-6)
(Nghĩa: Sầu do hoàng hôn lên,
Hứng do mùa thu phát)

Đỗ Phủ có liền một hơi tám bài Thu hứng, ý tứ và lời văn thật là sầu thảm, nhìn cảnh buồn mà nhớ lại những ngày xưa:

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ (Bài 1, Câu 5)

叢 菊 兩 開 他 日 淚。
(Nghĩa: Tùng và cúc hai lần rơi dòng lệ ngày xưa)

Thính viên thực há tam thanh lệ (Bài 2, Câu 3)

聽 猿 實 下 三 聲 淚。
(Nghĩa: Nghe vượn kêu ba tiếng nước mắt rơi)

Ngư long tịch mịch thu giang lãnh (Bài 4, Câu 8)

魚 龍 寂 寞 秋 江 冷。
(Nghĩa: Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh)

Bích ngô thê lão phụng hoàng chi (Bài 8, Câu 4)

碧 梧 棲 老 鳳 凰 枝。
(Nghĩa: Phụng hoàng đậu mãi trên cành ngô đồng xanh)


Cảnh mùa thu bao giờ cũng buồn cho dù có gió mát trăng thanh. Hãy xem Lý Bạch  李白 tả cảnh thu trong Thu tứ 秋思:

Thu phong thanh,
Thu nguyệt minh.
Lạc diệp tụ hoàn tán,
Hàn nha thê phục kinh.
Tương tư tương kiến tri hà nhật,
Thử thời thử dạ nan vi tình.

秋 風 清,
秋 月 明,
落 葉 聚 還 散,
寒 鴉 棲 復 驚,
相 思 相 見 知 何 日,
此 時此 夜 難 為 情。 …

(Nghĩa: Gió thu trong, trăng thu sáng.
Lá rơi hợp rồi tan, quạ lạnh đậu giật mình.
Nhớ nhau nhưng biết ngày nào thấy nhau,giờ này đêm này biết bao tình).

Trong một bài khác, ngòi bút Lý Bạch lại có vẻ thê lương hơn:

Vân yên hàn quất trục,
Thu sắc lão ngô đồng.

雲 烟 寒 橘 柚,秋 色 老 梧 桐。
(Thu đăng Tuyên thành Tạ Diểu Bắc lâu, 秋登宣城謝朓北樓 câu 5-6 )
(Nghĩa: Mây khói làm lạnh cây quất trục,
Hơi thu làm già úa cây ngô đồng.

Mùa thu làm Đỗ Phủ buồn nhớ quê hương:

Cựu quốc kiến hà nhật,
Cao thu tâm khổ bi.

舊 國 見 何 日,
高秋 心 苦 悲 。
(Đỗ Phủ, Bạc mộ 薄 暮 , câu 5-6)
(Nghĩa: Ngày nào thấy lại đất nước cũ,
Trời thu cao khiến lòng buồn khổ)

Giọng văn tả cảnh mùa thu của Bạch Cư Dị (白居易) lại còn ai oán bi thảm hơn trong Thu giang tống khách (秋江送客):

Thu hồng thứ đệ quá,
Ai viên triêu tịch văn.

秋 鴻 次 第 過,
哀 猿 朝 夕 聞。
(câu 1-2)
(Nghĩa: Mùa thu chim hồng bay qua mấy lần,
Vượn sớm tối kêu thảm thiết

Yên ba sầu sát nhân
烟 波 愁 殺 人。(câu 8).
(Nghĩa: Khói sóng buồn chết người).

Ông cũng có một bài có tên là Thu tứ 秋思 , xin độc giả đối chiếu với bài cùng tên của Lý Bạch được viện dẫn ở trên:

Tịch chiếu hồng vu thiếu,
Tình không bích thắng lam.
Thú hình vân bất nhất,
Cung thế nguyệt sơ tam.
Nhạn tứ lai thiên Bắc,
Châm sầu mãn thủy Nam.
Tiêu điều thu khí vị,
Vị lão dĩ thâm am.

夕 照 紅 于 燒 ,
晴 空 碧 勝 藍,
獸 形 雲 不 一,
弓 勢 月 初 三。
雁 思 來 天 北,
碪 愁 滿 水 南。
蕭 條 秋 氣 味,
未 老 已 深 諳。

(Nghĩa: Buổi chiều, mặt trời đỏ như thiêu,
Trời tạnh, màu biếc nhiều hơn màu lam.
Mây hình như các con thú,
Trăng mùng ba giống cái cung.
Chim nhạn từ Bắc bay về,
Tiếng chày buồn vang khắp sông miền Nam.
Sắc thu thực là buồn bã,
Chưa già nhưng cũng đã hiểu sâu được.)

Trong câu 6, Bạch Cư Dị đề cập đến tiếng chày. Đây là tiếng chày giặt áo. Người Trung hoa thời đó bỏ đồ giặt vào trong cối đá, và dùng chày giã cho sạch thay vì vò bằng tay. Và mùa thu là mùa họ giặt nhiều nhất.
Trong một bài khác, Bạch Cư Dị cũng nhắc đến tiếng chày:

Tỉnh ngô lương diệp động
Lân chử thu thanh phát.

井 梧 涼 葉 動,
鄰 杵 秋 聲 發。

(Bạch Cư Dị, Tảo thu độc dạ 早秋獨夜 , câu 1-2)
(Nghĩa: Lá cây ngô đồng bên giếng lay động,
Cái chày hàng xóm phát ra tiếng thu)

Và chúng ta cũng hãy nghe thử tiếng chày qua ngòi bút của một thi sĩ khác:

Tinh hà thu nhất nhạn,
Chiêm can dạ thiên gia.

星 河 秋 一 雁,
砧 杵 夜 千 家。
(Vi Nhất 韓翃 , Thù Trình Duyên Thu dạ tức sự kiến tặng 酬程延秋夜即事見贈 , (câu 3-4)
(Nghĩa: Một con nhạn bay qua Ngân hà,
Hàng ngàn nhà vang tiếng chày)

Ngoài tiếng chày giặt áo ra, một loại tiếng thu khác cũng được nhắc nhở nhiều, đó là tiếng côn trùng:

Thiết thiết ám song hạ,
Yêu yêu thâm thảo lý.
Thu thiên tư phụ tâm,
Vũ dạ sầu nhân nhĩ.

切 切 暗 窗 下,
喓 喓 深 草 裏。
秋 天 思 婦 心,
雨 夜 愁 人 耳。
(Bạch Cư Dị, Thu trùng 秋蟲)
(Nghĩa: Eo óc dưới cửa sổ,
Rả rích trong đám cỏ dày.
Trời thu làm người đàn bà nhớ chồng,
Đêm mưa làm buồn tai người)

Nếu tiếng chày mà được cộng thêm tiếng của côn trùng thì quả thật là não lòng:

Thùy gia châm chử tịch liêu trung.
Thiền thanh đoạn tục bi tàn nguyệt,
Huỳnh diệm cao đê chiếu mộ không.

誰 家 砧 杵 寂 寥 中。
蟬 聲 斷 續 悲 殘 月,
螢 燄 高 低 照 暮 空。
(Đỗ Phủ, Tân thu新秋 , câu 4-6)
(Nghĩa: Tiếng chày nhà ai trong thanh vắng,
Tiếng ve đứt nối thương trăng tàn,
Lửa đom đóm cao thấp chiếu trời chiều)

Khi nói đến mùa thu, người ta lại thường hay nghĩ ngay đến lá rơi, hoa rụng. Thơ văn cổ điển Trung hoa cũng không ra ngoài biệt lệ đó. Lá rơi báo cho mọi người biết là mùa thu đã tới:

Hoài nam nhất diệp hạ,
Tự giác Động đình ba.

淮 南 一 葉 下,
自 覺 洞 庭 波。
( Hứa Hồn 許渾 , Tảo thu 早秋, câu 7-8)
(Nghĩa: Phía nam sông Hoài một chiếc lá rụng,
Động đình hồ bỗng phát ra sóng thu)

Lá rơi cũng làm xúc động lòng người bần sĩ không gặp thời, lang thang nơi đất lạ:

Lạc diệp tha hương thụ,
Hàn đăng độc dạ nhân.

落 葉 他 鄉 樹,
寒 燈 獨 夜 人。

(Mã Đái 馬戴 , Bá thượng thu cư 灞上秋居, câu 3-4).
(Nghĩa: Lá của cây đất khách rơi,
Ngọn đèn lạnh đêm soi người cô độc.

Nhìn lá thu rơi, thi nhân lại ngẫm nghĩ đến thân phận xế chiều của mình, bao nhiêu ước vọng ngày xanh đã thành bọt sóng:

Trì trì bạch nhật vãn,
Niệu niệu thu phong sinh.
Tuế hoa tận dao lạc,
Phương ý cánh hà thành.

遲 遲 白 日 晚。
裊 裊 秋 風 生。
歲 華 盡 搖 落。
芳 意 竟 何 成 。
(Trần tử Ngang 陳子昂, Cảm ngộ 感遇 (bài 2), câu 5-8)
(Nghĩa: Chầm chậm ngày dần xuống,
Nhè nhẹ gió thu sinh.
Năm qua hoa rơi tàn hết,
Mộng đẹp ngày xưa bao giờ thành tựu.)

Đối với người chinh phụ đang trông chờ chồng, lá rơi lại còn làm thương tâm thêm:

Yên Chi hoàng diệp lạc,
Không bi huệ thảo tồi.

燕 支 黄 葉 落 ,
空 悲 蕙 草 摧 。

( Lý Bạch 李白, Thu tứ 秋思, câu 1 và 8. Ghi chú: Lý Bạch có nhiều bài Thu tứ)
(Nghĩa: Lá vàng rụng ở núi Yên Chi,
Thương hoa huệ bị tàn phai )

Trong một bài nhạc phủ nổi tiếng khác, Lý Bạch cũng nói lên nỗi niềm một người vợ trẻ nhớ chồng mùa thu khi nhìn lá thu rơi và ngắm đôi bướm tháng tám bay lượn bên vườn phía Tây:

Lạc diệp thu phong tảo,
....
Cảm thử thương thiếp tâm,
Tọa sầu hồng nhan lão.

落 葉 秋 風 早。

感 此 傷 妾 心,
坐 愁 紅 顏 老。
(Lý Bạch, Trường Can hành 長干行 , câu 22, 25-26)
(Nghĩa: Lá rụng, gió thu sớm,
....
Thấy vậy đau lòng thiếp,
Ngồi buồn mặt mày già đi.)

Người thiếu phụ nhớ chồng nhưng không nhận được tin tức, lúc nào cũng nghĩ đến hình ảnh buổi chia tay:

Tương tư trở âm tức,
Kết mộng cảm ly cự

相 思 阻 音 息,
結 夢 感 離 居 。
(Tiêu Khác 萧悫 (thời Bắc Triều), Thu tứ 秋思, câu 7-8)
(Nghĩa: Nhớ nhau mà không có tin tức,
Toàn mơ thấy tình cảnh lúc chia tay.)

Cũng tả cảnh nhớ chồng, giọng văn của Vương Duy (thường được gọi là Thi Phật) tương đối nhẹ nhàng, siêu thoát hơn. Vì ông cũng là một họa sĩ tài ba, nên bài thơ của ông cũng giống như một bức Thủy mặc, chỉ cần một vài nét chấm phá nhỏ là đủ nói lên toàn ý của tác giả:

Quế phách sơ sinh thu lộ vi,
Khinh la dĩ bạc vị cánh y.
Ngân tranh dạ cửu ân cần lộng,
Tâm khiếp không phòng bất nhẫn quy.

桂 魄 初 生 秋 露 微 ,
輕 羅 已 薄 未 更 衣 。
銀 箏 夜 久 殷 勤 弄 ,
心 怯 空 房 不 忍 歸 。
(Vương Duy 王維, Thu dạ khúc 秋夜曲)
(Nghĩa: Trăng mới sinh, sương thu mỏng,
Áo lụa mỏng chưa chịu thay.
Đêm khuya ân cần gảy đàn tranh,
Lòng sợ phòng vắng không dám về.)

Chúng ta hãy xem thêm ít câu tả cảnh chiều thu của Vương Duy, để thấy rằng câu thi trung hữu họa (trong thơ có tranh vẽ) không phải là điều nói ngoa:

Không sơn tân vũ hậu,
Thiên khí vãn lai thu,
Minh nguyệt tùng gian chiếu,
Thanh tuyền thạch thượng lưu.

空 山 新 雨 後,
天 氣 晚 來 秋。
明 月 松 間 照,
清 泉 石 上 流。
(Vương Duy, Sơn cư thu minh, 山居秋暝câu 1-4)
(Nghĩa: Núi vắng vừa mưa xong,
Khí trời chiều đượm vẻ mùa thu.
Trăng sáng chiếu giữa cây thông,
Suối trong chảy trên phiến đá)

Lá thu rơi một phần cũng vì có gió. Do đó gió thu cũng được các thi nhân nhắc đến khá nhiều. Chúng ta hãy nghe một bài hát về gió thu:

Hà xứ thu phong chí,
Tiêu tiêu tống nhạn quần.
Triêu lai nhập đình thụ,
Cô khách tối tiên văn.

何 處 秋 風 至?
蕭 蕭 送 雁 群 ,
朝 來 入 庭 樹 ,
孤 客 最 先 聞。
(Lưu Vũ Tích劉禹錫, Thu phong dẫn 秋風引)
(Nghĩa: Gió thu từ xứ nào đến,
Hiu hắt tiễn đưa bầy chim nhạn.
Buổi sáng tới nhập vào cây trước sân,
Người khách một mình nghe trước tiên)

Cùng tả nhắc đến gió thu, giọng văn của Thượng quan Nghi có vẻ nghiêm nghị chững chạc hơn, đúng là tác phong của một ông quan trên đường đi vào Triều:

Thước phi sơn nguyệt thự,
Thiền táo dã phong thu.

鵲 飛 山 月 曙,
蟬 噪 野 風 秋。
(Thượng quan Nghi 上官儀 , Nhập triều lạc đê bộ nguyệt 入朝洛堤步月, câu 3-4)
(Nghĩa: Quạ bay, trăng núi sáng,
Gió đồng nội mùa thu mang lại tiếng ve kêu)

Gió thu cũng có khả năng làm não lòng bậc đế vương. Chúng ta hãy nghe Hán Vũ đế Lưu Triệt than thở:

Thu phong khởi hề bạch vân phi,
Thảo mộc hoàng lạc hề nhạn nam phi.
Hoài giai nhân hề bất năng vong.
Hoan lạc cực hề ai tình đa,
Thiếu tráng kỷ thời hề nại lão hà.

秋 風 起 兮 白 雲 飛,
草 木 黄 落 兮 雁 南 歸。
懷 佳 人 兮 不 能 忘。
歡 樂 極 兮 哀 情 多。
少 壯 幾 時 兮 奈 老 何。
(Lưu Triệt (Hán Vũ đế) (汉武帝) 劉彻 , Thu phong từ 秋風辭 câu 1-2, 4, 8-9)
(Nghĩa: Gió thu lên, mây trắng bay,
Cây cỏ vàng rơi, nhạn bay về Nam.
Nhớ người đẹp, không quên được.
Vui sướng cùng cực, bi ai càng nhiều,
Tuổi trẻ qua mau, không làm gì được)

Ôi, tâm sự của bậc đế vương mà cũng não nề thế sao?

Khi đã nói đến gió, thì người ta cũng không thể quên được sương:

Bạch phát tam thiên trượng,
Duyên sầu tự cá trường.
Bất tri minh kính lý,
Hà xứ đắc thu sương.

白 髪 三 千 丈,
縁 愁 似 個 長。
不 知 明 鏡 里,
何 處 得 秋 霜。
(Lý Bạch, Thu phố ca 秋浦歌)
(Nghĩa: Tóc trắng dài ba ngàn trượng,
Theo mối sầu lại càng dài ra.
Không biết ở trong gương,
Sương thu từ đâu tới)
Toán học thật lý thú, ẩn chứa trong nó biết bao bí ẩn, những con người làm nên toán học cũng không kém phần diệu kì.

Newton
Có người hỏi Newton:
-Thưa ông, muốn hình thành 1 phát minh khoa học có cần nhiều thời gian lắm ko?
-Ko! Đối với tôi rất dễ dàng! Có điều là trước đó, tôi phải suy nghĩ rất lâu!


Euclide:
Có 1 lần, sau khi giảng về phân số, thầy giáo hỏi Ơclít:
- Nếu có người đưa cho em 2 quả táo to bằng nhau, 1 quả nguyên và 1 quả đã bổ làm đôi. Người đó bảo em hãy chọn 1 phần, hoặc là quả táo nguyên, hoặc là quả táo đã bổ ra làm đôi, em chọn phần nào?
Ơclít trả lời:
-Thưa thầy em sẽ chọn quả táo đã bổ ra làm đôi ạ!
Thầy ngạc nhiên hỏi lại:
-Thế em ko biết 2 nửa quả táo cũng chỉ bằng 1 quả táo thôi hay sao?
Ơclít nhanh trí đáp lại:
-Thưa thầy, cũng bằng nhau nhưng em lấy 2 nửa quả táo vì biết đâu quả táo nguyên đã chẳng bị sâu đục khoét ở trong!

Archimède
Archimède (Acsimet) là công dân của Syracuse, một thành phố trên hòn đảo mà ngày nay chúng ta gọi là Sicile. Ông sinh khoảng năm 287, mất năm 212 trước CN, sống gần 75 tuổi .
Vua của thành Syracuse cho làm một chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất. Khi vương miện được làm xong, nhà vua nghi ngờ rằng nó có thể pha lẫn bạc và đã hỏi Acsimet làm thế nào để biết được báu vật có đúng là vàng nguyên chất không ?
Acsimet đã suy nghĩ rất lâu nhưng chưa tìm được ra câu trả lời, mà ngày trả lời vua sắp đến. Một hôm, lúc đang tắm ở một nhà tắm công cộng, nhà bác học bỗng nhận thấy rằng mực nước dâng cao lên khi ông nhảy vào nước . Người ta kể lại rằng, lúc đấy bất thình lình ông phát hiện ra phương pháp giải quyết bài toán về chiếc vương miện, quá phấn khởi ông vội vàng nhảy ra khỏi bể tắm và vừa chạy trần chuồng vừa hét tướng lên :" Eureka ! ( Ơreka ! Tôi đã tìm ra rồi ).


Dupon
Morixơ Đuypông mắc tính đãng trí. Có 1 lần, ông viết thư cho bạn:
-"Bạn thân mến, hôm trước về thăm anh, tôi để quên cái gậy chống ở nhà anh. Khi nào có người lên nhờ anh chuyển nó giúp tôi nhé!"
Đang lúc dán phong bì, ông nhìn thấy chiếc gậy dựng ở góc phòng. Ông bèn giở phong bì ra và viết thêm:
-"Tôi đã tìm thấy cái gậy ở nhà tôi rồi. Anh đừng bận tâm nữa nhé!"
Sau đó, Đuypông lại cho thư vào phong bì, dán lại và gửi đi.

Poincaré
Tại một hội nghị khoa học, Einstein gặp Poincaré và nói: “Ngày xưa tôi muốn theo đường làm Toán nhưng rồi phải bỏ. Vì giữa những điều đúng chứng minh được, tôi không biết điều nào quan trọng.” Poincaré trả lời: “Còn tôi thì ngày xưa muốn theo Vật lý nhưng sau phải bỏ. Vì trong những điều cho là quan trọng, tôi không biết điều nào đúng.”


Répbéc
Tennixin, nhà thơ lớn của nước Anh, có bài thơ nổi tiếng "Trường ca về cuộc sống".
Một hôm, ông nhận được 1 bức thư của Répbéc, một nhà Toán học có uy tín gửi đến phê bình bài thơ đó. Thư viết:
-"Thưa ông, thơ của ông rất hay, nhưng toàn sai sự thật. Ông viết: Mỗi khoảnh khắc 1 con người sinh ra, cũng khoảnh khắc ấy lại con người chết đi.
Vậy thì ông lý giải thế nào về chuyện dân số ngày càng tăng. Tôi tha thiết yêu cầu ông chữa lại: Mỗi khoảnh khắc 1 con người sinh ra, cũng khoảnh khắc ấy lại 1/6 con người chết đi.
Lẽ ra ko phải 1/6 mà là con số lẻ phức tạp hơn nhiều. Nhưng thôi hãy tạm như vậy để ông gieo vần. Mong ông hiểu cho."

Newton
Một hôm trước khi ra phố, Newton treo 1 cái biển nhỏ trước nhà có ghi dòng chữ: "Bạn nào đến thăm tôi, xin hãy đợi, 5h chiều tôi sẽ về"
Lúc 4h, Newton trở về. Đọc xong dòng chữ trên, ông bỏ đi và tự nhủ: ta phải đi 1 lát nữa, chủ nhà bảo đến 5h ông ta mới về kia mà! Lúc đó, ta sẽ trở lại !

XIN MỜI CÙNG HOẠ .../ Đỗ Quý Bái



XIN MỜI CÙNG HOẠ ...

Cung kính đệ mời không dám thách
Ta cùng góp sức phá thành sầu .
Đối đầu Phương Trạch ,Công Tâm đó !
Sát cánh Tuệ Quang ,Ngô Phủ đâu ? (*)
Trước tới thi sơn tay bắt trước .
Sau ra văn hải mặt mừng sau .
RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC, đề tài tốt !
Xướng sẵn có rồi ,hoạ với nhau !

Tuệ Quang ,Ngô Phủ với thằng tôi...
Chim bắt ,cá câu ,chuột bãy rồi
Bốn bạn đã cùng vui hoạ vận
Xin cùng chấp bút nối điêu chơi (*)

Nhị vị :Sư Tuệ Quang,Thầy Văn Phượng Và thằng tôi
đã dùng Chim, Cá Và chuột để hoạ lại cùng với Triết
Gia Võ doãn Nhẫn . Chỉ tiếc là hai bài đặc sắc của thi
hữu Tuệ Quang và Văn Phượng đã bị thất lạc -Xin nhị
vị cho bạn đọc thưởng thức lại -Còn đê xin bêu sấu
trước phía dưới đây .

Anh Võ doãn nhẫn có nhã ý gửi riêng bài thơ này cho tôi và đưa lên Trà Sơn Thi Đàn .Tôi xin cố gắng họa lại bằng một baì thơ tả HỘI ĐỒNG CHUỘT Trong đó mỗi dòng có tên một thứ chuột hầu quý vị nhàn lãm và xin phụ chính cho . Rất cám ơn .

LTĐQB

HỘI ĐỒNG CHUỘT BỌ

Tung tăng CHÍ chóe chạy quanh nhà
hỗn hào thực khó tha
Cứ tưởng thơm tho như XẠ , mẹ
Nào ngờ khắm khét tựa CHÙ, cha
CỐNG NHUNG thụt két ngày năm bẩy
CHUỘT NHẮT khuân kho tối bốn ba
Bày vẽ Hội Đồng toàn những BỌ
Nghĩ mình ĐẠI THỬ , lão thi gia

LTĐQB

CHÈO THÚNG GIĂNG CÂU thơ Song Như


CHÈO THÚNG GIĂNG CÂU,


Chèo thúng giăng câu giữa biển khơi,

Đêm nay gió lạnh thấm áo tơi,
Vầng trăng èo uột thêm buồn ngủ,
Mực nhỏ cá con mất cả lời…



Cuộc sống ngư nhân nhiều biến đỗi,

Gió to sóng lớn mạng nhỏ nhoi,
Thương đàn con dại không chăn đắp,
Đành phải hy sinh trọn kiếp rồi…



Có ai hiểu được lòng biển cả,

Sóng nỗi sóng chìm thật bao la,
Đồng tiền kiếm được bao xương máu,
Đổi lấy bát cơm nuôi cả nhà…



Chợ sớm chợ chiều cá mực ươn,

Nhìn con lam lũ thấy mà thương,
Ăn còn chưa đủ mơ đi học,
Kiếp sống cơ hàn nặng sầu vương…



Liverpool.27/9/2012.

Song Như.
Kính bái những ngư nhân chèo thúng câu mực ở Phan Thiết.

Thu Vàng Lá và Mây Em Thơ : Đỗ Thanh Tâm Nhạc : Quách Vĩnh Thiện



Bài Hát Mùa Thu :
 
Thu Vàng Lá và Mây Em
 
Thơ : Đỗ Thanh Tâm
Nhạc : Quách Vĩnh Thiện
 
 
 
 
 
Thu Vàng Lá và Mây Em
 
Thơ : Đỗ Thanh Tâm
Nhạc : Quách Vĩnh Thiện
Paris, le 4 Avril 2011 
 
 
Ta thu vàng lá, em như mây,
Thoang thoảng hương thơm đủ ngát say,
Tự hỏi lá vàng xanh trổ lại,
Hay thu ngơ ngác hóa xuân đầy.
 
***
 
Thôi để ta làm kẻ hỏi tranh,
Chợt tan chợt hiện bóng xuyên mành,
Trêu ai hay vẫn là mây trắng,
Ve vuốt bên đời dẫu mỏng manh.
*
Hay ta làm gió hỏi cùng mây,
Em nhẹ sao em vẫn rót đầy,
Ấm áp mảnh tình cơn trở giấc,
Anh dìu mây nhé mây em bay.
 
*
Ta thu vàng lá, em như mây,
Thoang thoảng hương thơm đủ ngát say,
Tự hỏi lá vàng xanh trổ lại,
Hay thu ngơ ngác hóa xuân đầy.
 
***
 
Hay để ta làm chút nắng hanh,
Mây em ngan ngát lộng trời xanh,
Được không nhấm nháp làn môi ngọt,
Bao đợt song tình chợt bủa quanh.
*
Cứ để từ đây xuân ghé qua,
Không gian lắng đọng một đường hoa,
Ôi thu vàng lá, mây vờn lá,
Ôm trọn mây em rực ánh tà.
 
 
 

" Đón Thu Sang " 24 bài thơ Thu , ĐQB sưu tầm với bạn hữu

Xin mời văn thi hữu bốn phương chấp bút đón thu sang

 
 
autumn
THƠ XƯỚNG HỌA:  Đoàn Ngọc Kiều Nga, Hồ Công Tâm, Hạ Thái, Dzoãn Thường, Vương Hồng Ngọc, Quang Tuyết, Đỗ Quý Bái, Võ Văn Quý, Song Quang, Thái Huy, Trần Quế Sơn, Chân Diện Mục, Việt Hạ, Lê Bá Lộc, Vagabond, Thu T., Đoàn Chinh Nam, Trương Minh Sung, Uyên Phương Minh Nguyệt, Tha Nhân, Văn Kế Thế, Văn Thiên Tùng, Cao Kiều Phong, Tuấn Đình, Tiên Giang, Như Mai, N.T.Đ., Trương Minh Sung, N.M.T.

 

Thanh Hương ; Thơ Bụi Cát Là Đây


Đo Huyết Áp Đúng Cách


Đo Huyết Áp Đúng Cách
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Huyết áp là áp xuất của máu vào thành động mạch. Huyết áp trung bình là dưới 120/80 mmHg. Trên số này sau ba lần đo là bị Cao huyết áp.
Cao Huyết áp vẫn được coi là Tên Sát Nhân Thầm Lặng-Silent Killer-, vì có khả năng giết người mà không báo trước.
Người bị cao huyết áp cần được điều trị lâu dài. Bệnh nhân cần tham dự và hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị này. Một trong những hình thức hợp tác rất quan trọng là sự tự đo huyết áp.
Sau đây là mục đích của tự đo huyết áp :
-Biết huyết áp của mình cao thấp là bao nhiêu, để thay đổi nếp sống, giữ gìn ăn uống và coi xem thuốc hạ huyết áp có công hiệu hay không;
-Cho bác sĩ hay kết quả đo huyết áp để bác sĩ điều chỉnh dược phẩm, duy trì huyết áp ở mức độ chấp nhận được;
-Để phòng tránh các hậu quả trầm trọng khi huyết áp đột nhiên lên cao, như tai biến não, heart attack, suy thận, khiếm thị do tổn thương võng mạc…
Do đó, bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải thường xuyên đo huyết áp ở nhà một cách đều đặn. Việc này tưởng như giản dị, nhưng cũng có nhiều điều cần lưu ý, để kết quả được chính xác.
Xin nhắc lại là huyết áp thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể và tùy theo thời gian trong ngày.
Huyết áp thấp nhất vào ban đêm trong khi ta ngủ, cho tới khi ta thức dậy vào buổi sáng. Ngay sau khi ta đứng dậy rời khỏi giường và bắt đầu sinh hoạt thì huyết áp bắt đầu nhích lên tới cao độ vào buổi trưa. Tới nửa chiều thì huyết áp xuống dần cho tới tối.
Nếu vào buổi sáng mà huyết áp lên cao và tiếp tục cao suốt ngày thì có thể là ta bị cao huyết áp. Nên đo và ghi số kết quả trong vài ngày và cho bác sĩ hay để xác định bệnh.
Một số thắc mắc thường được nêu ra là khi nào đo huyết áp? Đo bao nhiêu lần trong ngày? Tại sao khi đi bác sĩ thì huyết áp cao hơn là khi đo ở nhà? Tại sao kết quả đo không giống nhau sau khi đo hai ba lần? Máy đo huyết áp nào tốt?…
Xin lần lượt tìm hiểu.
1-Bao giờ thì đo và đo mấy lần trong ngày?
Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ gia đình sẽ cho ta hay là phải đo bao nhiêu lần trong ngày.
Thường thường có thể đo vào buổi sáng trước khi uống thuốc hạ huyết áp hoặc ăn điểm tâm.
Không dưới 1 giờ sau khi vận động cơ thể, hút thuốc lá hoặc uống cà phê.
Nên nhớ là cần ngồi nghỉ thoải mái khoảng 10 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ trong phòng.
Không đặt máy đo ở cánh tay bị thương hoặc đang được truyền dịch tĩnh mạch.
Phụ nữ đã cắt bỏ một bên nhũ hoa bị bệnh, nên đo ở cánh tay phía bên kia;
Không đo huyết áp ngay sau khi vận động cơ thể hoặc đang trong tình trạng căng thẳng tinh thần
Ta có thể đo hai lần một ngày trong hai tuần rồi một lần mỗi ngày trước khi uống thuốc. Khi máu đã tương đối bình thường thì chỉ cần đo vài lần trong tuần.

2-Làm gì trước khi đo?
-Đi tiểu dốc hết bầu tâm sự trước khi đo;
-Ngồi nghỉ khoảng dăm ba phút, không nói chuyện trước khi đo;
-Ngồi thoải mái trên một cái ghế có dựa lưng và dựa tay, hai chân thoải mái để xuống sàn nhà, không bắt chéo cẳng chân;
-Vén tay áo, đặt cánh tay lên mặt bàn, ngang tầm trái tim, bàn tay ngửa;
-Nhẹ nhàng quấn vòng bít (băng huyết áp) xung quanh phần trên của cánh tay trần. Quấn vừa chặt để ta vẫn luồn được ngón tay vào giữa vòng và da;
-Nhớ đặt phần dưới của vòng khoảng ½ cm trên nếp gấp của khủyu tay;

3-Có mấy loại máy đo huyết áp

Có hai loại hiện đang rất phổ biến:
a- Loại máy bơm bằng tay, có kim đồng hồ chỉ số huyết áp trong khi ta nghe nhịp tim bằng ống nghe. Loại này dễ mang theo khi di chuyển, có sẵn ống nghe nhịp tim, giá tiền vừa phải từ 20-30 mỹ kim. Nhưng máy có vài điểm bất tiện là dễ hư, không chính xác, không thuận tiện cho người lãng tai vì phải nghe nhịp tim bằng ống nghe. Mà lão niên thì cũng hay nghễnh ngãng, kém nghe.
b-Máy digital hiện nay phổ thông hơn, dễ đọc vì con số hiện trên màn ảnh, dễ sử dụng, tiện lợi cho người bị kém thính giác vì không phải nghe nhịp tim. Một vài loại máy có thể in kết quả, nhờ đó ta không phải ghi vào sổ tay. Máy có thể bơm căng bằng tay hay tự động, xả hơi thì tự động.
Bất tiện của máy trước hết là đắt tiền hơn, từ 40 tới 100 mỹ kim; độ chính xác của máy thay đổi khi cơ thể cử động hay khi nhịp tim không đều; máy cũng cần cục pin để điều hành.
Ít nhất mỗi năm một lần, mang máy đo huyết áp tới nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm soát coi xem máy còn hoạt động tốt hay không.

Máy đo với ống nghe:
-Mang ống nghe nhịp tim vào hai tai;
-Đặt đĩa nghe nhịp tim của ống nghe vào phía trong của nếp gấp khuỷu tay;
-Lẹ làng bơm vòng băng cho tới khi vượt quá huyết áp tâm thu (S) thường lệ khoảng 30-40 điểm. Bơm quá chậm có thể làm số đo sai lệch.
-Từ từ nhả van khoảng 2-3 mmHg/ 1giây để không khí thoát ra. Nhả quá nhanh ta sẽ không đọc được kết quả.
-Trong khi không khí bắt đầu thoát ra thì tai để ý nghe nhịp tim xuất hiện. Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên thì đó là huyết áp tâm thu.
-Tiếp tục từ từ thả không khí, khi không còn nghe tiếng tim đập thì lúc đó là huyết áp tâm trương.
-Ghi kết quả, huyết áp tâm thu trước rồi đến huyết áp tâm trương. Chẳng hạn 120/80 mmHg.
-Nếu muốn đo lại, nên đợi chừng vài ba phút rồi lại bơm hơi.
Thường thường nên đo ba lần, cách nhau 5 phút.
Nên đo ở cả hai cánh tay, bên nào có số đo cao thì lấy số đó làm kết quả chính thức.

Máy digital
Máy có loại đo ở cổ tay hoặc cánh tay, đôi khi cũng đo được ở cổ chân.
-Đặt vòng bít vào cánh tay. Ấn nút điện khởi động máy.
-Bơm tự động sẽ bắt đầu đưa hơi vào vòng bít rồi từ từ nhả hơi.
-Đọc kết quả huyết áp trên màn hình và ghi kết quả.
-Muốn đo lại, đợi vài ba phút.

Nên dè dặt với kết quả từ các máy đo công cộng ở siêu thị, không được chính xác vì máy không được điều chỉnh và cũng vì vòng băng có thể không vừa với cánh tay của mình.

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới huyết áp?
Huyết áp có thể tạm thời thay đổi trong những hoàn cảnh sau đây:
-Khi ta ở trong tâm trạng lo âu căng thẳng thì huyết áp tăng lên đáng kể và sẽ trở lại bình thường sau khi ta thoải mái thư giãn. Vì thế khi đi khám bệnh huyết áp thường hơi cao hơn khi đo ở nhà vì nhiều người lúc đó cũng hơi emotion. Và cũng vì thế, nên nghỉ vài phút trước khi đo.
-Nghiên cứu cho hay trong khi đo mà ta nói chuyện với người khác hoặc với nhân viên y tế, huyết áp cũng lên cao. Vì thế nên giữ im lặng trong khi đo.
-Nhiệt độ xung quanh như phòng quá lạnh, mạch máu co lại cũng khiến cho huyết áp tạm thời nhích cao.
-Băng huyết áp quá nhỏ so với cánh tay có thể tăng huyết áp tới cả chục mmHg mà băng quá lớn lại cho số đo thấp hơn thường lệ.
-Khi đo, nên để cánh tay trực tiếp với băng huyết áp, vì nếu mặc áo, huyết áp có thể cao hơn thường lệ. Nhớ cất bỏ trang sức vướng víu cánh tay, cổ tay
-Đo huyết áp khi không ngồi nghỉ mấy phút có thể khiến cho huyết áp tâm thu tạm cao tới 10-20mmHg.
-Vị thế ngồi khi đo cũng quan trọng. Khi đo, nên ngồi hết sức thoải mái trên ghế, dựa lưng vào thành ghế, để cánh tay trên chỗ dựa tay ngang tầm trái tim, hai bàn chân chạm mặt đất, chân để thẳng không bắt chéo. Chéo chân có thể làm huyết tăng vài ba độ; cánh tay thấp hơn tim tăng huyết áp tới 2 độ mà thấp hơn cũng giảm vài ba độ.
-Hút thuốc lá trước khi đo huyết áp sẽ cao hơn, vì chất nicotine trong thuốc là làm mạch máu co lại và sức ép của máu lên động mạch tăng. Vậy thì đừng hút thuốc lá trước khi đo.
-Rượu và cà phê cũng làm tăng huyết áp, vậy ta nên tránh trước khi đo huyết áp.
-Ăn quá no huyết áp cũng hơi nhích cao, ví thể chỉ đo trước bữa ăn hoặc sau đó vài giờ;
-Và nhớ trút hết bầu tâm sự trước khi đo, vì bàng quang đầy nước tiểu cũng khiến cho huyết áp tâm thu tăng tới 10-15mmHg.
-Nhưng đừng đo huyết áp sau khi đại tiện, huyết áp sẽ cao vì đại tiện cũng là một activity.
-Một vài loại dược phẩm như thuốc chống cảm dị ứng, thuốc steroid, chữa viêm khớp, hen suyễn cũng khiến huyết áp lên cao.
Tóm lại, tự đo huyết áp cũng không lấy gì là khó, quý thân hữu nhỉ. Chì cần để ý tới các điều kể trên là có kết quả chính xác rồi.
Tuy nhiên, cũng xin đừng quên hẹn tái khám với bác sĩ theo đúng ngày hẹn để được theo dõi bởi nhà chuyên môn và cũng để tìm hiểu coi có biến chứng hay không.
Chúc quý thân hữu bình an, với huyết áp ở mức độ bình thường.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

jeudi 27 septembre 2012

Thơ , nhạc anh Đỗ Bình / Phố Khuya / Hương Xưa ...


Xin gởi bài Phố Khuya, trình bày : Xuân Phú. 

Đồi Thông, trình bày : Quỳnh Trang.
Nhạc&lời :Đỗ Bình. 
Cảm ơn sự lắng nghe của qúy bạn.
kính 
ĐB


http://www.mediafire.com/?88hca6qehrswfmd

http://www.mediafire.com/?a3i266j7922j46w

ĐỀM THU
Phố khuya đèn rực rỡ 
Trăng trên cành bơ vơ.
Chờ
 em vàng lối mộng
Lá sầu rơi trong thơ !Paris 25092012

 HƯƠNG XƯA
Em đó ta đây cách khoảng đường,
Muốn gần nhưng ngại…tóc em vương !
Sợ mùi hương cũ làm quên lối,
Về ngẩn ngơ hồn, giấc luyến thương.

 TÌNH THƠ

Ngày đó đôi ta cách quãng đường
Tan trường chung bước lá me vương.
Em đi tím cả trời phương ấy
Năm tháng buồn theo mộng khói sương !
Paris 24 09 2012



TÌNH ƠI !
Em kiếp trước chắc là tiên mắc đọa ?
Xuống bên đời cho ta ngất say hoa.
Đến rồi đi em làm úa trăng ngà,
Để cõi mộng chỉ mình ta hóa đá !
Paris 23 09 2012


 YÊU NỮ
Ta viết cho em mấy vần thơ,
Mà tình đã mất tự bao giờ
Suy tư thoi thóp vờn theo gió
Hình bóng chiều xưa vẫn dật dờ !
Em hiện về đây như ước mơ
Ôi loài yêu nữ của mong chờ.
Sao em im lặng nhìn ta thế ? 
Chẳng lẽ tìm nhau lại hững hờ !
Hãy lại gần ta trong phút giây,
Cho ta ôm trọn cánh tay này
Khẽ ru ta ngủ lời ân ái,
Kẻo sớm mai về giấc mộng bay !
Em dẫu cùng ta rẽ lối về,
Sao hồn ta vẫn mãi đam mê?
Cho dòng nhung nhớ thành khô héo,
Ðể khối tình vương buổi hẹn thề !
Đỗ Bình