Ngày xưa đó, cũng 41 năm trôi qua, từ làn sóng người đi ngay từ tháng 4 năm 75 và còn tiếp tục mãi đến ngày hôm nay dưới nhiều hình thức khác nhau.
Những đau đớn mất mát theo năm tháng như quay trở lại khi tháng tư đen trở về trong tâm trí người bỏ nước ra đi.
Người xưa rồi cũng theo dòng đời, còn mất những ai, nào ai biết.
Để tưởng nhớ cho câu chuyện lịch sử, mỗi anh chị viết lên lời thơ, bài văn hay một chút gì đó để nhắc cho ai còn nhớ và còn tâm niệm thì xin đọc những lời này để thấy một quê hương Việt Nam còn hay mất.
Caroline Thanh Hương
Xin gởi đến
Quí Vị bài viết "Con Mừng và Cuộc Đổi Đời" nhân
dịp tháng Tư đen tối trở về. Tôi không biết viết truyện, nhưng muốn đóng
góp trong phần " Viết Về Tháng Tư Đen" nên cố gắng cho có một
bài từ Pháp quóc. Xin Quí Vị khoan dung cho, vì bài viết rất là "mộc
mạc". Đa ta.
Con Mừng
và cuộc đổi đời.
Buổi trưa
vắng khách, hai cô thợ cắt tóc làm việc chung đi ăn cơm, nên Mừng ở lại giữ tiệm
một mình. Ngồi tránh phía sau tiệm để nghỉ ngơi, nhìn lơ đãng lên tường, Mừng
giật mình thấy tấm lịch ghi 28 avril. Mừng chắt lưỡi…
-
Trời, sao nhanh quá, vậy là sắp đến ngày «đổi đời» rồi !
Bỗng
dưng, hình ảnh của những ngày cuối của VNCH hiện về ầm ập trong trí nhớ. Lúc
đó, Mừng chỉ mới 14 tuổi, còn đi làm giúp việc nhà, hay nói đúng hơn là «đi ở đợ»
cho một gỉa đình khá giả ở Vĩnh Long. Đó là gia đình thứ hai mà Mừng đến làm việc.
Má Mừng cũng giúp việc nhà, chuyên nấu ăn và giữ em cho chủ. Bà sinh ra Mừng
không cha, rồi khi Mừng biết đi biết nói, bà xin ông bà chủ đem con đến ở
chung. Ông bà chủ cũng nhân đức nên nuôi Mừng trong nhà, và tuy là con người
làm, lúc nhỏ Mừng vẫn chơi đùa với đám con chủ. Không được cưng chiều như họ,
nhưng Mừng nhờ đó cũng biết thế nào là cách sống của dân nhà giàu. Nhiều lúc Mừng
cũng tủi thân vì thấy con ông bà chủ được mặc quần áo đẹp, ăn uống tươm tất dọn
trên bàn với chén kiểu và đũa bạc. Các cô thì có xe Vélo Solex, các cậu chạy
Vespa. Mừng tuy theo chơi đùa với các cô các cậu nhưng biết phận là «con ở» nên
phải nép mình nhẫn nhịn phục vụ. Dù ông bà chủ có tốt, Mừng cũng chỉ là «người
giúp việc» thôi. May mắn là Mừng được cho đi học và quần áo cũ của các cô
bỏ ra, Mừng lấy mặc. Đồ cũ nhưng đẹp chán vì toàn là hàng hiệu mua ở Sài Gòn.
Theo sau
lưng các cô cậu đến trường, Mừng lủi thủi ôm cặp đi học từ lớp năm đến lớp nhất
và vì thi rớt vô đệ thất trường công nên ông bà cho Mừng vào học trường
bán công, phải trả học phí, nên Mừng chỉ học có đệ thất và đệ lục. Nhưng cái ơn
ông bà chủ cho Mừng đi học lớn biết mấy, Má Mừng hay nói :
-
Ông bà có đức biết tạo phúc cho con !
Lớn lên
12 tuổi, Má Mừng muốn cho con đi làm cho gia đình khác để có thêm một đầu lương
vì ông bà chủ chỉ cho Mừng tiền túi và nhà đã có 2 người giúp việc. Phần khác
là vì Má Mừng sinh thêm một đứa con khác, cũng không cha, đặt tên là Vui. Chắc
bà muốn cuộc đời tốt đẹp hơn nên chọn cho con những cái tên rất phấn khởi,
trong khi thực tế thì Má Mừng lo lắng không biết phải giải quyết ra sao. Cha
con Vui cũng không biết là ai, nhưng hai chị em hoàn toàn không giống nhau về sắc
diện, nhìn vô ai cũng biết là chị em «cùng mẹ khác cha».
Đến bây
giờ Mừng cũng không biết cha mình là ai, vì Má Mừng giấu kín lắm, không bao giờ
khai ra. Vả lại, lúc lớn lên Mừng cũng ít khi gặp mẹ vì tối ngủ lại nhà
chủ, hai mẹ con mỗi người làm việc cho hai nơi khác nhau, nên ngày qua ngày, Mừng
không có dịp đặt câu hỏi này. Nhưng có lẽ «Ba mình» cũng có học hành, cũng «bảnh »
lắm, nên Mừng khá thông minh, học ít hiểu nhiều. Nhờ có học đến đệ lục nên khi
rảnh rỗi, Mừng hay tìm đọc sách báo của nhà chủ, nên cũng không đến nỗi dốt.
Từ ngày
27,28 tháng tư năm đó, Vĩnh Long đã rộn rip khác thường, những chiếc xe
Jeep của căn cứ Mỹ chạy ra chạy vào náo nhiệt. Rồi người Mỹ lên trực thăng «chạy »
đi đâu không biết mà nhà cửa thuê ở Vĩnh Long bỏ hoang, mạnh ai nấy đến để
khiêng vác tủ lạnh, bếp ga, quạt máy, ghế bành về nhà. Rầm rập khắp đường phố.
Mừng ngạc
nhiên lắm vì «có chuyện gì vậy», cô con gái 14 tuổi nghĩ thầm. Ở nhà ông bà chủ
cũng bàn tán lung tung, nhưng ông chủ là thầy giáo dạy học nên nói với vợ con :
-
Ai chạy đi đâu thì chạy, mình dạy học, có gì đâu mà sợ. Bỏ xứ sở đi đâu bây giờ?
Mừng nhớ
như in cái ngày thứ tư 30 tháng tư năm 1975, sáng đó như thường lệ, Mừng quét dọn
nhà cửa xong và bà giáo đi chợ về, đang lúi húi nấu ăn thì ông giáo để radio,
nghe ông tướng Minh ra lệnh :
-
Đầu hàng, ai ở đâu ở đó !
Ông bà
giáo chưng hửng :
-
Trời, sao đầu hàng kỳ cục vậy ! Ở miền Tây này «êm ru bà rù», có đánh giặc
súng nổ gì đâu mà đầu hàng!
Mặt mày
ai cũng tái nhợt, nét hốt hoảng hiện ra. Ông bà giáo vội vàng lục soạn hồ sơ,
vì có một người con trai là sĩ quan Đà Lạt, nên bao nhiêu hình ảnh con mặc
quân phục đều đem đốt. Bà giáo chặc lưỡi :
-
Tiếc quá, nhưng thôi, sợ «họ» vô xét nhà mà thấy mấy tấm hình này không tốt.
Ngoài đường
phố Vĩnh Long vắng hoe, mọi người đều rút vô nhà như lo sợ điều gì sắp xảy ra.
Radio chỉ loan đi loan lại lời kêu gọi của Tướng Minh :
-
Quân sĩ phải buông súng, không ai được di chuyển đi đâu!
Trong trạng
thái lo lắng đó, hai ngày sau, 2 tháng 5, con ông bà giáo ở Cần Thơ chạy về để
xum họp với gia đình và báo tin là hai ông Tướng ở Cần Thơ tự sát, Tướng Khoa
và Tướng Hưng. Trong nhà bàng hoàng chấn động. Ông giáo chép miệng :
-
Tội nghiệp quá ! Sao không đánh tiếp mà đầu hàng, còn bao nhiêu viên đạn
phải đánh tới cùng chớ.
Bà
giáo «nạt» ngang chồng :
-
Thôi ông ơi, nói tầm xàm, người ta nghe được ông «chết dịch» đó.
Thời gian
trôi qua, vài tháng sau không còn tiền, ông bà giáo cho Mừng thôi việc. Thấy họ
sống chật vật Mừng cũng chảy nước mắt, sao mà đau đớn quá chừng vậy ! Hai
người con trai của ông bà đi trình diện rồi bị đem đi đâu mất... Lâu lâu Mừng
ghé thăm, thấy nhà vắng hoe, trống trải, vì đồ đạc và ngay cả bàn ghế khảm xa cừ
đều đem ra bán để mua gạo. Mừng thương chủ, nước mắt lưng tròng, nhưng thân Mừng
và Má cũng không hơn. Má Mừng vào vườn mua rau cải rồi đem ra chợ bán, Mừng
giúp Má đấp đổi qua ngày. À quên, con Vui mới 5 tuổi bị bịnh sốt thương hàn chết
mấy tháng trước. Má Mừng khóc nhiều, bà lẩm bấm :
-
Số phần nó ngắn ngủi có bao nhiêu đó thôi !
Một ngày,
có nguời quen nói với Mừng :
-
Đi Rạch Giá mua cá khô, mắm… đem về Vĩnh Long bán lại. Cái mối đó có lời lắm.
Thế là Mừng
theo người quen đi qua đi lại Rạch Giá – Vĩnh Long lấy hàng. Đó là năm 1979, Mừng
được 18 tuổi. Ở Rạch Giá Mừng lấy hàng với ông bà Năm, có thuyền ra khơi
đánh cá. Qua lại lâu ngày, ông bà Năm thấy Mừng tuy nghèo nhưng buôn bán chân
chất, không xảo quyệt, nói đâu có đó, nên dần dần cũng thân thiện, nhiều khi họ
giữ Mừng ở lại nhà, ăn cơm và ngủ đêm, khi lỡ chiều mà Mừng chưa về Vĩnh Long
được.
Lần đó, Mừng
cũng từ Vĩnh Long đến mua hàng như thường lệ, nhưng thấy nhà ông bà Năm rộn rip
khác thường và tối đó lần lượt hơn 10 người kín đáo đến nhà. Họ thì thầm… Ông
bà Năm bỗng kéo Mừng ra một góc, nói nhỏ :
-
Cô không hẹn mà tới ngay ngày này, tụi tui sắp đi vượt biên, khuya nầy ra khơi.
Cô muốn đi không, tui cho đi, không lấy tiền bạc gì đâu.
Mừng bất
ngờ nên lấp bấp :
-
Còn Má tui, bà ở Vĩnh Long, chờ tui về.
Ông Năm
nhăn nhó :
-
Bây giờ ai đi thoát được là đi, cô có cơ hội này. Sẵn gia đình tui đi, cô đi
theo để «đổi đời», chớ sống ở đây càng lúc càng lụn bại.
Rồi ông
còn «giáng» thêm một câu :
-
Tùy cô, tui chỉ đề nghị. Ngày mai, tụi tui đi rồi, cô làm thinh đem hàng,
cá mắm về Vĩnh Long như thường lệ, đừng «hó hé» gì hết nhen.
Đầu óc
hoang mang, hai chữ «đổi đời» của ông Năm vọng vào đầu. Gần đây Mừng cũng
thường nghe nhiều người ra đi và đến định cư ở Mỹ, Pháp viết thư về cho
gia đình. «Không lẽ cơ hội đến như vậy mà mình không đi». Suy nghĩ vài phút, Mừng
gật đầu với ông bà Năm. Tuy không có mảnh giấy tuỳ thân và tiền bạc trong người
nhưng Mừng liều mạng. «Cũng liều nhắm mắt đưa chân. Mà xem con Tạo xoay vần
đến đâu». Mừng nhớ đã đọc 2 câu thơ này trong cuốn sách của ông giáo.
Khuya đó,
trời tối đen như mực, nhưng ông bà Năm đã quen đường, đưa mọi người xuống thuyền
đánh cá và ra khơi êm thắm. Trên thuyền có 52 người đều là họ hàng quen biết của
ông bà Năm. Dạo đó chiếc tàu «Île de Lumière» của Pháp rảo trên biển để vớt
thuyền tỵ nạn VN, may làm sao, thuyền đánh cá của ông Năm ra khơi có 2 ngày là
gặp được tàu của Pháp. Mọi người reo hò, mừng rỡ và tất cả được kéo lên boong.
Đến đảo Pulau Bidong, tàu Pháp cho mọi người xuống. Sau một thời gian chờ
đợi, có nguời xin đi Mỹ, người xin đi Canada nhưng Mừng chấp nhận đến
Pháp, vì lúc học đệ thất, đệ lục Mừng có học sinh ngữ Pháp nên nhớ loe họe vài
danh từ và nhớ cả cách chia động từ Être, Avoir. Hơn nữa, tàu Pháp cứu,
thì đi Pháp, trong đầu Mừng nghĩ.
Ngày đến
Paris, Mừng được đưa đến trạm đón tiếp ở Herblay, ngoại ô Paris. Ở đây, chỉ là
trạm tạm thời, sau đó mọi người được phân phối đi khắp nơi trên đất Pháp. Mừng
được ở lại Paris, đi học tiếng Pháp và sau đó học nghề làm tóc. Ông bà Năm được
đưa xuống Troyes và bây giờ có tiệm ăn và nhà cửa, sống khá thoải mái. Cơ may
đưa đẩy, 20 năm sau, Mừng có một cửa tiệm uốn tóc nhỏ ở quận 13.
Ở Pháp phải
sống hoà nhập với người bản xứ, Mừng cố học nên bây giờ cũng nói tàm tạm
tiếng Pháp để tiếp khách và trò chuyện khi làm tóc cho khách hàng. Khoảng năm
2000, đang lui húi phía sau tiệm, cô thợ trẻ gọi với vào :
-
Chị ơi, có nguời muốn gặp chị
Mừng chạy
ra, thấy một thiếu phụ khoảng 40 tuổi, dáng dấp thanh lịch, cầm trên tay một hồ
sợ và nói :
-
Nếu bà chủ cần người thì tôi để lại hồ sơ, tôi có bằng BP Coiffure !
(Brevet professionnel, một bằng cấp cho phép hành nghề và mở tiệm làm
tóc).
Mừng nhìn
trân cô gái và bỗng òa lên :
-
Trời ơi cô Dung, phải không ?
Cô gái sững
sờ, nhìn lại Mừng, chưa kịp nói gì, thì Mừng hớn hở tiếp :
-
Cô Dung ơi, tui là Mừng đây nè !
Dung
là con của ông bà chủ trước mà lúc nhỏ Mừng vẫn theo lẽo đẽo sau lưng.
Tuy gần bằng tuổi nhau nhưng Mừng đã gọi Dung là cô cho phân biệt chủ tớ.
Dung bối
rối, nhìn ra Mừng và ngượng ngùng buông ra vài tiếng :
-
Ô, Mừng đó hả!
Tính tính
chân thật, Mừng tíu tít :
-
Trời ơi, thiệt là vui, gặp lại Cô ở đây. Ông bà và các cô cậu ra sao rồi cô
Dung ?
Dung dè dặt
đáp :
-
Ba má không chịu đi, tui qua cũng lâu rồi, còn mấy anh chị ở Canada.
Mừng đỡ lấy
hồ sơ xin việc trên tay Dung, vồn vã nói :
-
Cô Dung đến làm việc ở đây với Mừng nhe. Mừng đâu quên ơn Ông Bà cho Mừng đi học…
Dung giật
lại hồ sơ, ấp úng nói :
-
Được rồi Mừng! Ngày mai tui sẽ trở lại làm việc ở đây.
Rồi vài
câu thăm hỏi, Dung bước đi vội vã.
Mừng
không bao giờ thấy cô Dung trở lại. Những đêm sau đó Mừng trằn trọc suy nghĩ,
có lẽ cô Dung bàng hoàng vì bây giờ phải đi xin việc với «người ở đợ» ngày xưa,
nhưng dù muốn giúp cô Dung, Mừng biết cô ở đâu mà tìm. Sự ngỡ ngàng của
Dung cũng dễ hiểu, ôi có lẽ đây là cuộc đổi đời khiến con người khó
nhìn lại nhau! Tuy điều Mừng lo ngại, là cô Dung không có việc làm, nhưng suy
đi nghĩ lại, Mừng nhớ là ngày còn nhỏ cô Dung có thầy đến nhà dạy kèm
Pháp Văn, mùa hè cô lên Sài Gòn luyện thêm sinh ngữ ở trường tây mà bây giờ Mừng
biết là Centre Culturel français. Như vậy dù sao cô Dung cũng không đến nỗi
nào. Nghĩ vậy Mừng an lòng, ngủ thiếp.
Cánh cửa
tiệm được đẩy ra, cái chuông reo leng keng, Mừng chạy vội ra nhanh nhẩu đón
khách :
-
Bonjour Madame !
Bà khách
đầm quen, cười tươi tắn :
-
Bonjour Mylène. Vous pouvez vous occuper de moi, tout de suite? Une coupe et un
brushing, comme d’habitude. (Chào Mylène. Cô có thế lo cho tôi ngay bây giờ
không? Cắt và chảy tóc, như thường lệ)
Mừng cười
vui vẽ, lấy áo choàng của khách treo vào tủ, mặc vào cho bà cái áo khoác màu hồng
nhạt của tiệm và hướng dẫn bà Đầm đến bồn gội đầu. Cái tên Mừng khó gọi,
nên khi đi học, Mừng đã đổi lại là Mylène. Còn tên Mừng chỉ dành cho những ai
quen biết từ trước, như ông bà Năm mà thỉnh thoảng Mừng vẫn gặp và mối liên hệ
gần như là gia đình. Mừng nhớ khi vừa bước lên đảo, chờ làm giấy tờ, có cô cháu
ông bà Năm ở Sài Gòn cũng đi vượt biên chung thuyền, cô lanh lợi chỉ
«mánh» :
-
Trời ơi, tên Mừng, nghe không đẹp, «bồ» khai tên khác đi, thay vi Huỳnh thị Mừng,
đổi là Huỳnh Thúy Minh chẳng hạn, nghe hay hơn.
Thấy Mừng
nhìn «trân trân», cô này vội vàng sửa sai :
-
Hay tên Huỳnh Ngọc Mừng, có chữ Ngọc vô nghe đẹp hơn, hén!
Trời, cô
này đặt tên hay thật, nhưng Mừng lắc đầu lia lịa :
-
Thôi, tên Má tui đặt sao, tui giữ vậy, dù gì cũng là tên cúng cơm. Cám ơn bồ
nhiều.
Cái tên Mừng
với nhiều kỷ niệm mà bảo đổi thành Thúy Minh hay Ngọc Mừng, không bao giờ !
Nhưng sang Pháp, ở lớp học, Mừng, được phát âm là «Mun gờ» giống như mangue
(trái xoài) nên Mừng chấp nhận đổi tên.
Từ bồn gội
đầu của tiêm uốn tóc Coiffure Mylène, Mừng nhìn ra cửa. Nắng Paris vào mùa
xuân, ấm áp, chiếu rọi trên cánh cửa kính trong vắt, lấp lánh như đang vui đùa.
Ngoài vỉa hè, tiếng cười nói của đám trẻ mang cặp trên lưng, trở lại trường học
sau bữa ăn trưa, ồn ào náo nhiệt, nhưng Mừng nghe vui như những tiếng
chim kêu chíu chít gọi đàn. Kỷ niệm của những ngày thơ ấu ở Vĩnh Long
lảng vảng trong trí nhớ. Vừa gội đầu cho khách, Mừng vừa nói thầm :
-
Ngày mai, phải đi gởi 200€ về VN cho Má và viết thơ nói bà nhớ mua quà đến tặng
hai bên ông bà chủ.
Thanh Vân.
Paris, ngày 20 tháng 4 năm 2016.
Con Chim
Trong Bàn Tay
Người Ba
Tư có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Ngày
xưa, tại quảng trường của một thành phố nọ, có một nhà hiền triết xuất hiện và
tuyên bố giải đáp được tất cả mọi thắc mắc của bất cứ ai đến vấn kế.
Một hôm,
giữa đám người đang say mê lắng nghe nhà hiền triết, có một mục tử từ trên núi
cao đến. Nghe tiếng đồn về sự thông thái và khôn ngoan của nhà hiền triết, anh
muốn chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và nhất là để hạ nhục nhà hiền triết giữa
đám đông.
Anh tiến
đến gần nhà hiền triết, trong tay bóp chặt một con chim nhỏ. Anh đặt câu hỏi
như sau: "Thưa ngài, trong tay tôi có cầm một con chim. Ngài là bậc thông
thái biết được mọi sự. Xin ngài nói cho tôi biết con chim tôi đang cầm trong
tay sống hay chết?"
Nhà hiền
triết biết đây là một cái bẫy mà người mục tử tinh ranh đang giăng ra.
Nếu ông bảo
rằng con chim đang còn sống, thì tức khắc người mục tử sẽ bóp cho nó chết trước
khi mở bàn tay ra. Còn nếu ông bảo rằng con chim đã chết thì lập tức con
người khôn manh ấy sẽ mở bàn tay ra và con chim sẽ bay đi.
Sau
một hồi thinh lặng, trước sự chờ đợi hồi hộp của đám đông, nhà hiền triết mới
trả lời như sau: "Con chim mà ngươi đang cầm trong tay ấy sống hay chết là
tùy ở ngươi. Nếu ngươi muốn cho nó sống thì nó sống, nếu ngươi muốn cho nó chết
thì nó chết".
(Nguồn: Phật Học Tịnh Quang Canada)
Theo thiển
ý, chúng ta là người quyết định cuộc đời của chúng ta. Hạnh phúc
hay đau khổ, đa phần là do ta quyết định nhiều hơn là do sự giúp đỡ của người
khác, mặc dầu đôi lúc rất cần. Nếu ta muốn sống hạnh phúc, sung sướng thì ta phải
cố gắng học tập, khắc phục mọi trở ngại, mọi nghịch cảnh, mọi cám dỗ, sống
thương yêu và cư xử tốt với mọi người, làm chuyện thiện lành, tự tạo cho mình
những nghiệp duyên tốt đẹp thì chúng ta sẽ được thành công, sẽ sống hạnh phúc,
an lành. Bằng ngược lại, thì chúng ta sẽ cảm thấy bất an, đau khổ. Người
viết cũng thưòng hay tự bảo mình: “Do the best I can” trong bất cứ việc
gì, phần còn lại thành hay bại xin tùy thuộc vào “Ý Trời”? Còn bạn thì
sao?
Dòng sông
nào rồi cũng chảy ra biển cả và con người nào rồi cũng đến lúc xuôi tay về với
cát bụi, không mang gì theo được với mình ngoài duyên nghiệp mình đã tạo. Vậy
thì tại sao khi còn sống chúng ta không để lại cho nhau những tình cảm mến
thương thân ái, bạn nhỉ?
Xin mượn
những lời thơ sau đây để làm kết luận cho bài viết này:
“Tôi
thích nhận hoa hồng khi còn sống
Còn
hơn là trăm vạn đóa hoa tươi
Lúc chết đi, ai biết được tình người?
Là thành thật, hay chỉ lời giả dối?!”
(Trích
trong bài thơ Phúc Duyên Gặp Gỡ- Thơ Sương Lam)
Hy vọng rằng
bạn sẽ không phải là hạt bụi cô đơn giữa vùng đầy bụi cát, bạn nhé!
Kính
mời quý bạn thưởng thức Youtube Dòng Sông Cuộc Đời với những hình ảnh đẹp do
người viết sưu tầm và thực hiện qua link dưới đây:
Youtube
Dòng Sông Cuộc Đời
Xin chúc
quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với
duyên nghiệp của mình nhé.
Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet,
qua điện thư bạn gửi-MCTN 318-ORTB 726-42016)
Sương Lam
oooo
Thơ Trần Văn Lương và youtube của anh Tha Nhân
Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần viết cho Ngày Quốc Hận.
Dạo:
Giặc còn tàn hại non sông,
Thì dù xương trắng vẫn không chịu về.
Cóc cuối tuần:
Đừng Đem Bố Về
(Dựa trên lời một vị lính già dặn dò con trai mình
trước khi ông mất: - Chỉ khi nào nước mình hết
Cộng sản thì con mới đem tro của Bố về quê
chôn cạnh Ông Bà Nội)
Con ơi hãy lắng nghe lời Bố dặn,
Sau khi mà Bố nhắm mắt xuôi tay,
Nhúm tro tàn, hãy tạm để nơi đây,
Đừng có vội đem ngay về chốn cũ.
Bố chỉ sợ con nghe người ta dụ,
Theo kết bè kết lũ để "thăm quê",
Rồi tiện tay mang tro Bố trở về,
Để Bố lỗi lời thề khi bỏ xứ.
Nơi cắt rốn, ai mà không thương nhớ,
Ai không hề trăn trở bước lưu vong.
Nhưng con ơi, phải nghĩ đến non sông,
Đang đau đớn chờ mong ngày giải thoát.
Tháng Tư đó, quê hương mình tan nát,
Bao nhiêu người gạt nước mắt ra đi.
Lòng dặn lòng, trong giây phút phân ly,
Còn giặc Cộng, quyết thề không trở lại.
Lời khấn nguyện, Bố hằng ghi nhớ mãi,
Và dẫu lòng luôn khắc khoải xót xa,
Bố quyết tâm không phản bội quê nhà,
Dù khi đã hóa ra người thiên cổ.
x
x x
Về sao được khi quê cha đất tổ,
Còn trong tay đám hổ báo sài lang
Đang đê hèn làm nô lệ ngoại bang,
Nhưng độc ác hung tàn cùng dân Việt.
Làm sao Bố yên tâm dù đã chết,
Khi dân Nam vẫn rên siết trong tù,
Từ học trò, tu sĩ đến nông phu,
Chỉ vì "tội" chống kẻ thù xâm lược.
Vong hồn Bố làm sao siêu thoát được,
Khi đau lòng nhìn đất nước thân yêu,
Bỗng trở nên, trong một sớm một chiều,
Nơi sản xuất rặt những điều tồi tệ.
Xã hội đã suy đồi từ gốc rễ,
Già lưu manh, đến trẻ cũng lưu manh,
Người với nhau chỉ lừa đảo tranh giành,
Cả đất nước biến thành hang trộm cướp.
Dù kẻ khác về ăn chơi nườm nượp,
Nhưng mình không làm thế được, con ơi.
Nhìn khắp nơi tội ác vẫn ngập trời,
Ai là kẻ không bồi hồi phẫn chí.
Làm sao mà an nghỉ,
Khi mộ phần bao chiến sĩ miền Nam
Bị bọn cầm quyền độc ác gian tham,
Muốn cướp đất, đã san thành bình địa.
Nỗi đau càng thấm thía,
Khi thấy người chạy mất vía năm nao,
Nay trở về thật diêm dúa bảnh bao,
Cùng nhăn nhở, ồn ào nâng chén cạn.
Làm sao mà thanh thản,
Khi phải nhìn đứa bạn ngày xưa,
Nạng gỗ mòn, ống quần rỗng đong đưa,
Khay vé số dầm nắng mưa kiếm sống.
Làm sao không tuyệt vọng,
Khi chung quanh tràn ngập bóng quân thù,
Ngoan ngoãn tuân theo lệnh của Tàu phù,
Hung hăng gác căn nhà tù vĩ đại.
Làm sao không tê tái,
Khi dân mình cứ mãi gánh khổ đau.
Và dù cho ở tận đáy mộ sâu,
Người chết cũng phải gục đầu than khóc.
Chỉ đem Bố trở về khi dân tộc
Có nhân quyền và độc lập tự do,
Người người đều được áo ấm cơm no,
Không còn bị loài Cộng nô thống trị.
Con hãy nhớ những lời này thật kỹ:
Bao lâu bầy Cộng phỉ vẫn thong dong,
Gót chân Tàu còn giẫm nát non sông,
Thì mình vẫn quyết một lòng son sắt.
Con ơi nếu Trời xanh kia quá quắt,
Bắt dân mình vĩnh viễn mất quê hương,
Thì chút tro tàn của kiếp tha phương,
Đổ giùm Bố, đừng tiếc thương giữ lại.
x
x x
Mộng cứu nước bao năm rồi chưa toại,
Lối quay về, ngàn quan ải cách ngăn.
Trong đêm đen, đôi khóe mắt nhọc nhằn,
Nỗi đau đớn thầm lăn trên má lạnh.
Trần Văn Lương
Cali, Quốc Hận 2016
ooooo
Mời chị Caroline cùng anh chị em xem cho quên buồn 30 tháng tư
ĐÂU NGƯỜI DŨNG LƯỢC CỨU DÂN OAN
Dân oan khó giữ mảnh vườn hoang
Kiện cáo thêm vương đủ nỗi hàn:
Ngủ bụi bao lâu sầu chứa chất,
Nằm bờ mấy thủa hận tiềm tàng.
Đâu người cứu nước lo bình loạn
Nào bậc thương nòi tính định an
Dũng lược thừa tài như Nguyễn Huệ
Thanh quân đuổi khỏi núi sông ngàn
LTĐQB
Bài hai nhờ nhị vị Chương Lương và Văn Lương khơi hứng:
YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI KHÓ VẬY ÔI !
Hạn vận :(ÔI THÔi RỒI NỒI XÔI)
Yêu nước thương nòi khó vậy ôi !
Về rồi cũng đến phải đi thôi !
Bày trò vì nước nào hay nữa
Tính kế mị dân cũng cũ rồi
Lại nhũng vét vơ ăn cả rế
Quan tham ngấu nghiến nuốt luôn nồi
Dân đen nhà cửa tiêu tan cả
Bếp núc còn đâu để thổi xôi ?
Thơ : Bao Giờ Sống Trọn Niềm Vui ( Huy Văn )
http://www.thukhoahuan.com/ index.php/tho/18324-bao-gi-s- ng-tr-n-mi-m-vui
Caroline Thanh Hương: Huy Văn viết hồi ký Ngày Ra Trại và nghe nhạc tù.
Caroline Thanh Hương: Huy Văn viết hồi ký Ngày Ra Trại và nghe nhạc tù.
và bài viết được tiếp cuyển của bác Lan.
Lòng Trắc Ẩn Và Sự Hổ Thẹn – Hoàng Ngọc Diệp
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG TRẮC ẨN
Vào các năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, bố có dịp cùng đi hoặc tổ chức đưa các phái đoàn cấp lãnh đạo nhà nước thăm và làm việc ở các nước trong khu vực. Có lần đến Hong Kong cùng một số vị bên Bộ Lao Động và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, bố cố tình sắp xếp để sáng Chủ Nhật, ngày cuối của chuyến đi, đưa họ đi ăn sáng; để đến nhà hàng, mọi người phải đi bộ qua hai công viên nhỏ từ khách sạn.
Khi đi ngang qua hai công viên này, phái đoàn thấy lạ vì sao có quá nhiều phụ nữ da ngâm đen, như họ đến từ Việt Nam hay Phi Luật Tân, đang tụ tập tại đó với nhau. Phái đoàn dừng lại chụp hình với những người này, hỏi ra thì quả là họ đến từ Phi Luật Tân để làm người ở đợ (còn gọi một cách nhẹ nhàng là người giúp việc nhà) cho các gia đình tại Hồng Kông.
Trong khi ăn sáng, bố kể cho phái đoàn biết hoàn cảnh của những người đi làm người giúp việc nhà này, bố cho biết họ may mắn hơn những phụ nữ Việt Nam đi làm người ở đợ tại các nước khác, vì Hồng Kông, qua gần một thế kỷ dưới sự quản lý của Anh Quốc, đã xây dựng được hệ thống theo dõi và quản lý những người giúp việc tại Hồng Kông; tất nhiên vẫn xảy ra một số vụ hành hạ và xâm phạm tình dục, nhưng ít hơn rất nhiều so với các nước khác như Nam Hàn hay Đài Loan. Bố còn cho họ biết, qua nghiên cứu của Hiệp Hội Bảo Vệ Phụ Nữ Thế Giới, thì hầu hết những phụ nữ này sẽ không thể tìm được một gia đình hạnh phúc nếu họ đi ra khỏi nước và trở về khi còn trẻ, và gia đình sẽ đổ vỡ chia ly, hoặc không thể lập gia đình nếu họ đi và về khi ở tuổi trên 30.
Sau đó bố hỏi họ một loạt câu hỏi như “Tại sao chúng ta xuất khẩu những người đi ở đợ mà báo chí ca ngợi các kỷ lục xuất khẩu lao động?”, “Quý vị có sẵn sàng đưa chị em gái hay con gái của mình đi làm người giúp việc nhà tại Đài Loan không”, “Nhà nước và quý vị có thấy việc xuất khẩu phụ nữ Việt Nam đi ở đợ là một sự hổ thẹn của đất nước không?” v.v… mọi người đều tỏ ra rất buồn; vài người thì giận dữ với bố vì cho rằng bố không biết gì về hoàn cảnh đất nước và đã xúc phạm họ! Tất nhiên, bữa ăn sáng không còn vui, rồi mọi người ra về trong im lặng.
Mười mấy năm qua, số người đi xuất khẩu lao động theo diện này vẫn cứ tiếp tục, mặc dù những bài báo nói về chuyện này đã giảm, nhưng vẫn chưa có một kế hoạch gì để bảo vệ cho họ; mặc dù như vậy, bố vẫn hằng mong nhà nước sớm xây dựng được các kế hoạch đào tạo và tìm công việc làm cho họ tại chính đất nước Việt Nam mình.
Cho đến nay bố vẫn cứ lo lắng, băn khoăn, thỉnh thoảng mất ngủ về những số phận này! Bố tin chắc trong mấy trăm ngàn người đang đi ở đợ, hay lao động chân tay cấp thấp nhất, ở nước ngoài, phải có những người bà con của bố và của các con trong số này!
Với bố, đây là một trong vô vàn điều trắc ẩn cần phải có trong mỗi công dân Việt Nam, từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống tới ngay những người có số phận đen tối này! Các con có lòng trắc ẩn cho những số phận này hay những số phận khác còn đáng thương hơn nữa đang sống ngay tại đất nước mình không? Có đủ lòng trắc ẩn để chuyển nó thành năng lực để nhắc nhở, thúc đẩy các con phát triển và dấn thân mỗi ngày không? Các con phải luôn nhắc nhở bản thân mình nhé!
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ SỰ HỔ THẸN
Tại các thành phố lớn trên khắp nước, giờ đây, nơi nào cũng nhiều nhà lầu, nhiều chung cư trung bình hay cao cấp; hầu hết các công chức nhà nước từ cấp trưởng phòng trở lên, nhất là các cấp phó giám đốc sở trở lên, đều có nhà riêng, cho con đi du học nước ngoài, có vài cái nhà hay miếng đất thêm để làm của cho con. Trên đường phố thì đầy xe hơi các loại, trong đó có khá nhiều xe vô cùng đắt tiền, nhất là ở Hà Nội, Sài Gòn, và vài thành phố lớn khác. Có luôn cả những chiếc xe mà chính các bạn nước ngoài của bố phải ngạc nhiên là người Việt Nam mình làm sao mua nổi, vì ngay cả chính họ, những doanh nhân triệu phú USD, cũng chưa dám nghĩ tới!
Mỗi ngày chi tiêu của rất nhiều “thiếu gia”, “trung gia” hay “đại gia” thường lên đến vài chục triệu đồng, nhưng hình như họ không phải làm gì vất vả hay nặng nhọc hết!
Quả thật đời sống của người dân nói chung ở chừng mức nào đó rất phát triển, nhất là so với thập niên 1980s hay đầu thập niên 1990s. Còn đời sống của các vị lãnh đạo cấp quốc gia thì khỏi phải bàn! Bố đã gặp nhiều trường hợp kinh lắm. Cái cách họ cho con đi học, cách mua sắm nhà cửa, xe hơi để phục vụ cho các con của họ ở nước ngoài, thì các gia đình trung lưu, và ngay cả thượng lưu từ các nước khác cũng gửi con đi du học cùng trường không thể nào sánh nổi!
Mặt khác, nhìn chung xã hội Việt Nam mình thì những người nghèo lại còn quá nhiều! Sự cách biệt giữa những gia đình giàu có, chức quyền và đại đa số người dân còn lại càng ngày càng xa! Chỉ cần một trong những chiếc xe hơi của một gia đình giàu có là dư sức để cho cả một đại gia đình nghèo đang sống trong cùng thành phố có thể có nhà ở và con cái được đi học cả đời! Các con có bao giờ thắc mắc về điều này không? Các con có nhìn thấy sự vô tâm hay vô tình và bất bình đẳng của tầng lớp cao, tầng lớp lãnh đạo, đối với đa số nhân dân không?
Điều làm cho bố hổ thẹn nhất, phẫn nộ nhất, đó là chuyện xảy ra cách đây vài ngày!
Khi có những dấu hiệu thế giới sẽ đưa Việt Nam mình ra khỏi danh sách các nước nghèo, thì ngay lập tức lãnh đạo nhà nước, ông thủ tướng, đã phát biểu, giải thích với thế giới rằng “Việt Nam vẫn còn là nước nghèo”,[*] nhằm để thế giới tiếp tục giữ nước mình trong danh sách các nước nghèo.
Lý do là vì họ muốn vẫn tiếp tục được NHẬN VIỆN TRỢ!
Hình như họ cho rằng Việt Nam mình làm ăn mày thế giới là chuyện tốt chăng? Trời ạ, hay còn tệ hơn nữa, có khi họ cho việc cố gắng thuyết phục thế giới để Việt Nam mình nằm trong danh sách các nước ăn mày là một công lao lớn của họ đối với đất nước?
Các con hãy cùng bố thử đánh giá đất nước mình vào thời điểm 2011 này nhé:
Việt Nam đã thống nhất hơn 36 năm, không còn phân tranh, chia rẽ, nội chiến hay bị xâm lược nữa nhé, ngoại trừ một cuộc chiến nhỏ ngắn ngày với Trung Quốc (cái đất nước láng giềng mà ngày nay người ta còn gọi một cách giễu cợt, để cười ra nước mắt, là Nước Lạ) vào năm 1979, nhưng cuộc chiến đó cũng đã 32 năm rồi. Như thế không thể lấy mãi lý do vì chiến tranh mà nước mình nghèo đói, phải không nào?
Việt Nam hiện là một trong vài nước xuất khẩu nông thuỷ sản dẫn đầu thế giới. Việt Nam còn có các nguồn tài nguyên quan trọng khác đang được khai thác. Như vậy, trên nguyên tắc Việt Nam không thể đói và nghèo được!
Ai cũng biết chúng ta có rất nhiều người tài giỏi trong gần 90 triệu người Việt ở trong nước và ở nước ngoài, từ chiến lược gia cho EU, các khoa học gia trong gần như mọi lĩnh vực làm việc tại các trung tâm khoa học thế giới, các nhà quản trị, kinh tế, giáo sư đại học, bác sĩ, luật sư… v.v…, nhiều vô số kể. Như vậy, trên nguyên tắc, không thể bảo Việt Nam không có nguồn nhân lực nòng cốt để tiếp tục nằm trong tình trạng lạc hậu và quản lý quốc gia yếu kém nữa.
Như vậy tại sao Việt Nam mình vẫn còn lạc hậu, vẫn còn có thể — theo lời ông Thủ tướng — được chứng minh là nghèo đói?
Vì tham nhũng chăng?
ĐÚNG!
Nhưng gốc của tham nhũng từ đâu ra?
Do trời sinh, do người dân thiếu lòng tự trọng và tham lam, hay do tính đặc quyền từ một lối “cơ cấu” và “cơ chế” bởi guồng máy quyền lực?
Đừng đổ cho ông Trời nhé! Cũng đừng đổ cho nhân dân, vì người dân của hầu hết mọi quốc gia đều rất đơn giản, họ chỉ làm theo những gì guồng máy lãnh đạo làm và chính quyền cho phép hay lỏng lẻo trong quản lý mà thôi!
Thế thì còn lại là vấn đề “cơ cấu” và “cơ chế” của guồng máy lãnh đạo!
Vì thiếu nhân tài chăng?
Sai, nhưng thực tế thì Đúng!
Sai là vì mình có rất nhiều nhân tài, nhưng Đúng trên thực tế vì guồng máy lãnh đạo chỉ sử dụng những người trong “cơ cấu” cho dù họ yếu kém, bất tài hơn những người bên ngoài cơ cấu!
Phải chăng guồng máy quyền lực hiện nay không có ý định thay đổi để tận dụng nguồn lực bên ngoài này cho dù họ đã cho thấy sự bất lực của “cơ cấu” mà họ tạo ra?
Vì thiếu sản phẩm sản xuất trong nước chăng?
Sai, nhưng thực tế thì có khác! Sai vì mình là một trong vài nước dẫn đầu sản xuất và xuất khẩu nông thuỷ sản và nhiều mặt hàng khác, nhưng trên thực tế hầu hết đều chỉ là cung cấp ở mức nguyên liệu thô hay gia công với giá thành thấp nhất!
Phải chăng là vì các công ty không có khả năng? Hay guồng máy nhà nước không biết quản lý để giúp họ khắc phục và nâng cao giá trị sản phẩm?
Như vậy, nếu ta nghiêm túc đặt Việt Nam mình là nước nghèo đói và lạc hậu, thì phải tự mình nghiêm túc tìm hiểu tạo sao và tự khắc phục nó!
Ngay sau khi chiến tranh, thế giới cho nước mình là nghèo đói thì có thể chấp nhận được. Nhưng sau mấy chục năm thống nhất, khi thế giới dự tính đưa nước mình ra khỏi danh sách các nước nghèo đói, thì lãnh đạo nước lại đại diện cho đất nước tự biện giải để tiếp tục nằm trong danh sách các nước nghèo đói, hầu tiếp tục làm một đất nước ăn mày!
Như vậy thì làm sao công dân Việt Nam mình có thể có một niềm tự tin, niềm hãnh diện để góp sức và tận lực phát triển?
Đúng ra, khi nhận được dự tính đưa nước mình ra khỏi danh sách các nước nghèo đói, chúng ta nên xem nó là một tin vui; mọi người dân Việt Nam mình phải hoan nghênh và hãnh diện về khả năng tự phát triển thoát nghèo để tiếp tục thay đổi, tiếp tục chuyển mình! Như vậy mới là một quốc gia có danh dự, có lòng tự trọng và có khả năng tự lực phát triển, phải không nào?
Trong lịch sử nước Việt Nam mình đã có nhiều lần chịu nhục! Nhưng những lần đó đều là vì sự áp chế của bọn xâm lăng nước ngoài.
Nhưng lần này thì khác, các con nhớ dùm bố, đây sẽ là lần nhục nhã nhất trong lịch sử của Việt Nam!
Vì lãnh đạo nước mình tự nguyện chịu nhục với thế giới bằng cách tự nguyện xin làm một đất nước ăn mày, một dân tộc ăn mày, chứ không chịu chấp nhận sự kiện Việt Nam đã có khả năng thoát nghèo đói, hay chấp nhận sự kiện guồng máy lãnh đạo yếu kém trong khả năng lãnh đạo đất nước!
Họ đã chứng tỏ rằng họ không còn lòng tự trọng để là những đại diện và lãnh đạo đất nước Việt Nam mình!
Và bố, thế nào đi nữa, bố vẫn xem mình là một người Việt Nam, một con dân của dân tộc Việt Nam trong huyết thống, thì bố đau khổ và nhục nhã quá!
Nay bố già rồi, không còn nhiều sức lực và thời gian nữa; bố cũng không còn là công dân Việt Nam về mặt pháp lý, để đóng góp nhiều như mong muốn và khả năng cho phép, nhưng các con là công dân Việt Nam, các con còn cả một tương lai lâu dài, các con phải hứa với bố là khi trưởng thành các con sẽ luôn có lòng trắc ẩn cho những người dân đen, và đóng góp hết sức mình làm thay đổi guồng máy đần độn, thối nát và vô liêm sỉ này, để Việt Nam mình không còn là dân tộc ăn mày thế giới nữa nhé!
Bố thương các con lắm!
Hoàng Ngọc Diệp
Caroline Thanh Hương: Mời nghe audio book với truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, Truyện Loài Vật và Khu Rừng Kỳ Diệu.
CAROLINETHANHHUONG: Đỗ Thành viết NGƯỜI SÈ GOÒNG GIỜ Ở ĐÂU ? và nghe nhạc xưa.
Vào các năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, bố có dịp cùng đi hoặc tổ chức đưa các phái đoàn cấp lãnh đạo nhà nước thăm và làm việc ở các nước trong khu vực. Có lần đến Hong Kong cùng một số vị bên Bộ Lao Động và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, bố cố tình sắp xếp để sáng Chủ Nhật, ngày cuối của chuyến đi, đưa họ đi ăn sáng; để đến nhà hàng, mọi người phải đi bộ qua hai công viên nhỏ từ khách sạn.
Khi đi ngang qua hai công viên này, phái đoàn thấy lạ vì sao có quá nhiều phụ nữ da ngâm đen, như họ đến từ Việt Nam hay Phi Luật Tân, đang tụ tập tại đó với nhau. Phái đoàn dừng lại chụp hình với những người này, hỏi ra thì quả là họ đến từ Phi Luật Tân để làm người ở đợ (còn gọi một cách nhẹ nhàng là người giúp việc nhà) cho các gia đình tại Hồng Kông.
Trong khi ăn sáng, bố kể cho phái đoàn biết hoàn cảnh của những người đi làm người giúp việc nhà này, bố cho biết họ may mắn hơn những phụ nữ Việt Nam đi làm người ở đợ tại các nước khác, vì Hồng Kông, qua gần một thế kỷ dưới sự quản lý của Anh Quốc, đã xây dựng được hệ thống theo dõi và quản lý những người giúp việc tại Hồng Kông; tất nhiên vẫn xảy ra một số vụ hành hạ và xâm phạm tình dục, nhưng ít hơn rất nhiều so với các nước khác như Nam Hàn hay Đài Loan. Bố còn cho họ biết, qua nghiên cứu của Hiệp Hội Bảo Vệ Phụ Nữ Thế Giới, thì hầu hết những phụ nữ này sẽ không thể tìm được một gia đình hạnh phúc nếu họ đi ra khỏi nước và trở về khi còn trẻ, và gia đình sẽ đổ vỡ chia ly, hoặc không thể lập gia đình nếu họ đi và về khi ở tuổi trên 30.
Sau đó bố hỏi họ một loạt câu hỏi như “Tại sao chúng ta xuất khẩu những người đi ở đợ mà báo chí ca ngợi các kỷ lục xuất khẩu lao động?”, “Quý vị có sẵn sàng đưa chị em gái hay con gái của mình đi làm người giúp việc nhà tại Đài Loan không”, “Nhà nước và quý vị có thấy việc xuất khẩu phụ nữ Việt Nam đi ở đợ là một sự hổ thẹn của đất nước không?” v.v… mọi người đều tỏ ra rất buồn; vài người thì giận dữ với bố vì cho rằng bố không biết gì về hoàn cảnh đất nước và đã xúc phạm họ! Tất nhiên, bữa ăn sáng không còn vui, rồi mọi người ra về trong im lặng.
Mười mấy năm qua, số người đi xuất khẩu lao động theo diện này vẫn cứ tiếp tục, mặc dù những bài báo nói về chuyện này đã giảm, nhưng vẫn chưa có một kế hoạch gì để bảo vệ cho họ; mặc dù như vậy, bố vẫn hằng mong nhà nước sớm xây dựng được các kế hoạch đào tạo và tìm công việc làm cho họ tại chính đất nước Việt Nam mình.
Cho đến nay bố vẫn cứ lo lắng, băn khoăn, thỉnh thoảng mất ngủ về những số phận này! Bố tin chắc trong mấy trăm ngàn người đang đi ở đợ, hay lao động chân tay cấp thấp nhất, ở nước ngoài, phải có những người bà con của bố và của các con trong số này!
Với bố, đây là một trong vô vàn điều trắc ẩn cần phải có trong mỗi công dân Việt Nam, từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống tới ngay những người có số phận đen tối này! Các con có lòng trắc ẩn cho những số phận này hay những số phận khác còn đáng thương hơn nữa đang sống ngay tại đất nước mình không? Có đủ lòng trắc ẩn để chuyển nó thành năng lực để nhắc nhở, thúc đẩy các con phát triển và dấn thân mỗi ngày không? Các con phải luôn nhắc nhở bản thân mình nhé!
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ SỰ HỔ THẸN
Tại các thành phố lớn trên khắp nước, giờ đây, nơi nào cũng nhiều nhà lầu, nhiều chung cư trung bình hay cao cấp; hầu hết các công chức nhà nước từ cấp trưởng phòng trở lên, nhất là các cấp phó giám đốc sở trở lên, đều có nhà riêng, cho con đi du học nước ngoài, có vài cái nhà hay miếng đất thêm để làm của cho con. Trên đường phố thì đầy xe hơi các loại, trong đó có khá nhiều xe vô cùng đắt tiền, nhất là ở Hà Nội, Sài Gòn, và vài thành phố lớn khác. Có luôn cả những chiếc xe mà chính các bạn nước ngoài của bố phải ngạc nhiên là người Việt Nam mình làm sao mua nổi, vì ngay cả chính họ, những doanh nhân triệu phú USD, cũng chưa dám nghĩ tới!
Mỗi ngày chi tiêu của rất nhiều “thiếu gia”, “trung gia” hay “đại gia” thường lên đến vài chục triệu đồng, nhưng hình như họ không phải làm gì vất vả hay nặng nhọc hết!
Quả thật đời sống của người dân nói chung ở chừng mức nào đó rất phát triển, nhất là so với thập niên 1980s hay đầu thập niên 1990s. Còn đời sống của các vị lãnh đạo cấp quốc gia thì khỏi phải bàn! Bố đã gặp nhiều trường hợp kinh lắm. Cái cách họ cho con đi học, cách mua sắm nhà cửa, xe hơi để phục vụ cho các con của họ ở nước ngoài, thì các gia đình trung lưu, và ngay cả thượng lưu từ các nước khác cũng gửi con đi du học cùng trường không thể nào sánh nổi!
Mặt khác, nhìn chung xã hội Việt Nam mình thì những người nghèo lại còn quá nhiều! Sự cách biệt giữa những gia đình giàu có, chức quyền và đại đa số người dân còn lại càng ngày càng xa! Chỉ cần một trong những chiếc xe hơi của một gia đình giàu có là dư sức để cho cả một đại gia đình nghèo đang sống trong cùng thành phố có thể có nhà ở và con cái được đi học cả đời! Các con có bao giờ thắc mắc về điều này không? Các con có nhìn thấy sự vô tâm hay vô tình và bất bình đẳng của tầng lớp cao, tầng lớp lãnh đạo, đối với đa số nhân dân không?
Điều làm cho bố hổ thẹn nhất, phẫn nộ nhất, đó là chuyện xảy ra cách đây vài ngày!
Khi có những dấu hiệu thế giới sẽ đưa Việt Nam mình ra khỏi danh sách các nước nghèo, thì ngay lập tức lãnh đạo nhà nước, ông thủ tướng, đã phát biểu, giải thích với thế giới rằng “Việt Nam vẫn còn là nước nghèo”,[*] nhằm để thế giới tiếp tục giữ nước mình trong danh sách các nước nghèo.
Lý do là vì họ muốn vẫn tiếp tục được NHẬN VIỆN TRỢ!
Hình như họ cho rằng Việt Nam mình làm ăn mày thế giới là chuyện tốt chăng? Trời ạ, hay còn tệ hơn nữa, có khi họ cho việc cố gắng thuyết phục thế giới để Việt Nam mình nằm trong danh sách các nước ăn mày là một công lao lớn của họ đối với đất nước?
Các con hãy cùng bố thử đánh giá đất nước mình vào thời điểm 2011 này nhé:
Việt Nam đã thống nhất hơn 36 năm, không còn phân tranh, chia rẽ, nội chiến hay bị xâm lược nữa nhé, ngoại trừ một cuộc chiến nhỏ ngắn ngày với Trung Quốc (cái đất nước láng giềng mà ngày nay người ta còn gọi một cách giễu cợt, để cười ra nước mắt, là Nước Lạ) vào năm 1979, nhưng cuộc chiến đó cũng đã 32 năm rồi. Như thế không thể lấy mãi lý do vì chiến tranh mà nước mình nghèo đói, phải không nào?
Việt Nam hiện là một trong vài nước xuất khẩu nông thuỷ sản dẫn đầu thế giới. Việt Nam còn có các nguồn tài nguyên quan trọng khác đang được khai thác. Như vậy, trên nguyên tắc Việt Nam không thể đói và nghèo được!
Ai cũng biết chúng ta có rất nhiều người tài giỏi trong gần 90 triệu người Việt ở trong nước và ở nước ngoài, từ chiến lược gia cho EU, các khoa học gia trong gần như mọi lĩnh vực làm việc tại các trung tâm khoa học thế giới, các nhà quản trị, kinh tế, giáo sư đại học, bác sĩ, luật sư… v.v…, nhiều vô số kể. Như vậy, trên nguyên tắc, không thể bảo Việt Nam không có nguồn nhân lực nòng cốt để tiếp tục nằm trong tình trạng lạc hậu và quản lý quốc gia yếu kém nữa.
Như vậy tại sao Việt Nam mình vẫn còn lạc hậu, vẫn còn có thể — theo lời ông Thủ tướng — được chứng minh là nghèo đói?
Vì tham nhũng chăng?
ĐÚNG!
Nhưng gốc của tham nhũng từ đâu ra?
Do trời sinh, do người dân thiếu lòng tự trọng và tham lam, hay do tính đặc quyền từ một lối “cơ cấu” và “cơ chế” bởi guồng máy quyền lực?
Đừng đổ cho ông Trời nhé! Cũng đừng đổ cho nhân dân, vì người dân của hầu hết mọi quốc gia đều rất đơn giản, họ chỉ làm theo những gì guồng máy lãnh đạo làm và chính quyền cho phép hay lỏng lẻo trong quản lý mà thôi!
Thế thì còn lại là vấn đề “cơ cấu” và “cơ chế” của guồng máy lãnh đạo!
Vì thiếu nhân tài chăng?
Sai, nhưng thực tế thì Đúng!
Sai là vì mình có rất nhiều nhân tài, nhưng Đúng trên thực tế vì guồng máy lãnh đạo chỉ sử dụng những người trong “cơ cấu” cho dù họ yếu kém, bất tài hơn những người bên ngoài cơ cấu!
Phải chăng guồng máy quyền lực hiện nay không có ý định thay đổi để tận dụng nguồn lực bên ngoài này cho dù họ đã cho thấy sự bất lực của “cơ cấu” mà họ tạo ra?
Vì thiếu sản phẩm sản xuất trong nước chăng?
Sai, nhưng thực tế thì có khác! Sai vì mình là một trong vài nước dẫn đầu sản xuất và xuất khẩu nông thuỷ sản và nhiều mặt hàng khác, nhưng trên thực tế hầu hết đều chỉ là cung cấp ở mức nguyên liệu thô hay gia công với giá thành thấp nhất!
Phải chăng là vì các công ty không có khả năng? Hay guồng máy nhà nước không biết quản lý để giúp họ khắc phục và nâng cao giá trị sản phẩm?
Như vậy, nếu ta nghiêm túc đặt Việt Nam mình là nước nghèo đói và lạc hậu, thì phải tự mình nghiêm túc tìm hiểu tạo sao và tự khắc phục nó!
Ngay sau khi chiến tranh, thế giới cho nước mình là nghèo đói thì có thể chấp nhận được. Nhưng sau mấy chục năm thống nhất, khi thế giới dự tính đưa nước mình ra khỏi danh sách các nước nghèo đói, thì lãnh đạo nước lại đại diện cho đất nước tự biện giải để tiếp tục nằm trong danh sách các nước nghèo đói, hầu tiếp tục làm một đất nước ăn mày!
Như vậy thì làm sao công dân Việt Nam mình có thể có một niềm tự tin, niềm hãnh diện để góp sức và tận lực phát triển?
Đúng ra, khi nhận được dự tính đưa nước mình ra khỏi danh sách các nước nghèo đói, chúng ta nên xem nó là một tin vui; mọi người dân Việt Nam mình phải hoan nghênh và hãnh diện về khả năng tự phát triển thoát nghèo để tiếp tục thay đổi, tiếp tục chuyển mình! Như vậy mới là một quốc gia có danh dự, có lòng tự trọng và có khả năng tự lực phát triển, phải không nào?
Trong lịch sử nước Việt Nam mình đã có nhiều lần chịu nhục! Nhưng những lần đó đều là vì sự áp chế của bọn xâm lăng nước ngoài.
Nhưng lần này thì khác, các con nhớ dùm bố, đây sẽ là lần nhục nhã nhất trong lịch sử của Việt Nam!
Vì lãnh đạo nước mình tự nguyện chịu nhục với thế giới bằng cách tự nguyện xin làm một đất nước ăn mày, một dân tộc ăn mày, chứ không chịu chấp nhận sự kiện Việt Nam đã có khả năng thoát nghèo đói, hay chấp nhận sự kiện guồng máy lãnh đạo yếu kém trong khả năng lãnh đạo đất nước!
Họ đã chứng tỏ rằng họ không còn lòng tự trọng để là những đại diện và lãnh đạo đất nước Việt Nam mình!
Và bố, thế nào đi nữa, bố vẫn xem mình là một người Việt Nam, một con dân của dân tộc Việt Nam trong huyết thống, thì bố đau khổ và nhục nhã quá!
Nay bố già rồi, không còn nhiều sức lực và thời gian nữa; bố cũng không còn là công dân Việt Nam về mặt pháp lý, để đóng góp nhiều như mong muốn và khả năng cho phép, nhưng các con là công dân Việt Nam, các con còn cả một tương lai lâu dài, các con phải hứa với bố là khi trưởng thành các con sẽ luôn có lòng trắc ẩn cho những người dân đen, và đóng góp hết sức mình làm thay đổi guồng máy đần độn, thối nát và vô liêm sỉ này, để Việt Nam mình không còn là dân tộc ăn mày thế giới nữa nhé!
Bố thương các con lắm!
Hoàng Ngọc Diệp
Caroline Thanh Hương: Mời nghe audio book với truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, Truyện Loài Vật và Khu Rừng Kỳ Diệu.
CAROLINETHANHHUONG: Đỗ Thành viết NGƯỜI SÈ GOÒNG GIỜ Ở ĐÂU ? và nghe nhạc xưa.