caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 28 mars 2014

Cầu Gió " truyện ngắn Hương Kiều Loan, show Caroline Thanh Hương/ với ảnh Phạm Khải Tuấn và giọng đọc HKL

Hương Kiều Loan ngoài những thú chụp ảnh , thực hiện pps , còn có thu giọng của chị cho những bài audio mà đã lâu lắm rồi , tôi đã đưa vào Youtube với những hình ảnh sưu tầm trên net. Hy vọng YT này mang đến cho các anh chị sự thích thú về nội dung để chúng ta còn được nghe thêm loạt bài HKL đã viết mà chưa thu hết.CRTH


Chương trình audio book Huỳnh Chiếu Đẳng:"Vòng tay Học Trò "(Nguyễn Thị Hoàng)








Cái thú của audio book là không cần mang kính  vẫn theo dỏi được những câu chuyện dài và vừa làm được việc khác , như nấu ăn, hay lên giường tắt đèn mà có ai đó vẫn tiếp tục kể chuyện cho mình nghe qua đêm đen ...
CRTH

Vào nghe thế giới
 
 
 

Vòng tay Học Trò (Nguyễn Thị Hoàng)
Nguyễn Thị Hoàng (sinh 1939) là một nhà văn, nhà thơ nữ Việt Nam.
Bà sinh ngày 11 tháng 12 năm 1939 tại Huế thuộc Liên bang Đông Dương.[1] Năm 1957, bà chuyển vào sinh sống ở Nha Trang rồi đến năm 1960 bà vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật nhưng bà bỏ ngang, không học hết mà lên Đà Lạt dạy học. Đến năm 1966, bà chuyển sang chuyên tâm viết tiểu thuyết.[1]
Cùng với văn xuôi, Nguyễn Thị Hoàng còn tham gia sáng tác thơ và từ đó bà trở thành một người nổi tiếng trong giới văn nghệ chuyên viết về những mâu thuẫn nội tại của giới trẻ Sài Gòn trong suốt thập niên 1960.[2] Theo Phạm Chu Sa, Nguyễn Thị Hoàng là một trong những nhà văn nữ tài năng thật sự và tên tuổi đã được khẳng định ở miền Nam trước 1975. Bà có những tiểu thuyết với giọng văn trau chuốt bóng bẩy và là một trong vài tác giả có sách bán chạy nhất thời đó [3].

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, bà hầu như biến mất khỏi giới nghệ thuật và sống một cuộc sống yên lặng đến tận 1990, khi bà cho ra đời Nhật ký của im lặng. Vào năm 2007, bà lại xuất hiện qua một tùy bút nhan đề "Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan" được đăng trên Tạp chí Văn hoá Phật giáo (số xuân Mậu Tí, 12.2007).












Vong Tay Hoc Tro_Nguyen Thi Hoang (12).mp3       25264



 
Đâu là chân dung đích thực của tác giả tiểu thuyết “Vòng tay học trò”?
03/18/2014
Tác giả : Du Tử Lê.
Trong sinh hoạt văn chương miền Nam 20 năm (1955-1975), Nguyễn Thị Hoàng là một trong vài nhà văn nữ, nổi tiếng ngay với tác phẩm văn xuôi đầu tay “Vòng Tay Học Trò”. Nhưng, nếu Nhã Ca (ở lãnh vực văn xuôi) cũng nổi tiếng ngay với truyện vừa “Đêm nghe tiếng đại bác”, lấy bối cảnh sinh hoạt của một gia đình viết về chiến tranh thì, Nguyễn Thị Hoàng lại nổi tiếng khi bà vượt qua vạch phấn cấm kỵ (taboo) của truyền thống đạo đức xã hội Việt Nam, khi viết về lãnh vực tình yêu và, tình dục giữa một cô giáo và học trò của mình, theo xu hướng hiện sinh.

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng và Tiếng Chuông Gọi Người Tình Trở Về qua nét bút của họa sĩ Chóe

Trong phần giới thiệu ngắn gọn về tiểu sử nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, trang mạng Wikipedia – Tiếng Việt, cũng ghi nhận như sau:
“Tác phẩm đầu tay của bà (NTH) có nhan đề Vòng Tay Học Trò dưới bút danh Hoàng Đông Phương. Đây là một tiểu thuyết hiện sinh mô tả vấn đề tình yêu, tình dục giữa một cô giáo tên Tôn Nữ Quỳnh Trâm và học trò Nguyễn Duy Minh được đăng dưới hình thức nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa. Tác phẩm trở thành một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất thời kỳ này, và về sau được tái bản nhiều lần.”
Tuy nhiên, theo một vài tư liệu hiện có trên Wikipedia thì, bước chân đầu tiên tìm đến với cõi giới văn chương của người nữ văn sĩ này, vốn là thi ca chứ không phải văn xuôi.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhà văn Mai Ninh (hiện cư ngụ tại Paris) năm 2003, tác giả “Vòng Tay Học Trò” cũng xác nhận rằng:
“…NTH khởi viết, trước tiểu thuyết, bằng thơ (Tạp chí Bách Khoa 1960), và căn chất mãi mãi cũng chỉ là thơ, rất ‘dốt’ và sợ cái gì liên quan đến khoa học…”
Thực tế cũng cho thấy, bà không chỉ làm thơ đăng báo mà, còn có tới hai thi phẩm đã được xuất bản. Đó là các tập thơ “Sầu riêng”, XB năm 1960 và “Kiếp đam mê” XB năm 1961. (1)
Tuy nhiên, cũng khác với Nhã Ca. Nếu tác giả “Đêm nghe tiếng đại bác” gây xôn xao dư luận những người yêu thơ cũng như văn giới ngay tự những bài thơ thứ nhất của bà, đăng tải trên Tạp chí Hiện Đại của nhà thơ Nguyên Sa thì, dường như thơ Nguyễn Thị Hoàng lại kém may mắn hơn! Chúng không nhận được sự chào đón hay, chú ý của dư luận quần chúng. Chính vì thế mà số người biết nhà văn Nguyễn Thị Hoàng là một người làm thơ trước khi viết văn không bao nhiêu - - Trừ những người có mối quan tâm đặc biệt, muốn tìm hiểu hoặc, nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của bà.
Trong số những người có mối quan tâm đặc biệt tới lộ trình chữ, nghĩa của Nguyễn Thị Hoàng, tôi trộm nghĩ, chúng ta phải kể tới nhà văn Nguyễn Ngọc Chính. Ông là người có nhiều bài viết nhất về tác giả “Vòng Tay Học Trò”.
Với loạt bài nằm trong “Hồi Ức Một Đời Người”, họ Nguyễn đã sưu tập về cõi thơ Nguyễn Thị Hoàng và, ghi nhận:
“… Trước khi nổi tiếng trong nhóm nhà văn nữ trước 1975, Nguyễn Thị Hoàng là một nhà thơ của xứ Huế với hai tập thơ Sầu riêng (1960) và Sau phút đam mê (1961). (2) Nổi bật hơn cả là bài thơ Chi lạ rứa với 40 câu thơ mang đặc những ngôn từ của miền Trung như chi lạ rứa, bởi vì răng, bên ni bờ, đau chi mô, hiểu chi mô… (…)
“Những vần lục bát là thế mạnh trong thơ Nguyễn Thị Hoàng với những câu thơ rất da diết nhưng cũng rất tự nhiên như văn viết:
‘Em mười sáu tuổi tơ măng
Thịt da đốt cháy thiên đường tình yêu
‘Trong cơn chăn gối rã rời
Im nghe từng chuyến xe đời đi qua
‘Đường về không nhịp trùng lai
Chúa ơi con sợ... ngày mai một mình
‘Nhìn lên thành phố không đèn
Âm u còn một màn đêm cuối cùng
Mắt sâu dòng lệ ngập ngừng
Mình xa nhau đến muôn trùng thời gian
‘Lênh đênh tiếng hát kinh cầu
Ăn năn cổ thụ cúi đầu ngẩn ngơ
Trên cao tháp cũ nhà thờ
Hồi chuông tưởng niệm bây giờ còn vang’
“Lối gieo vần trong thơ 8 chữ cũng là một thể nghiệm mới lạ của nhà thơ nữ:
‘Em đợi anh về những chiều thứ bẩy
Hiu hắt vòm trời buổi sáng thứ hai
Nhạc dạo mơ hồ trong tiếng mưa bay
Thành phố ngủ quên những ngày chủ nhật”
‘Cho em xin một chiều vui thứ bẩy
Có nhạc phòng trà có lá me bay
Tiếng gió reo vui đêm dài xa lộ
Nửa cuộc đời còn khoác kín vòng tay’
“Và cuối cùng là những vần thơ 5 chữ trong bài Lời rêu:
‘Uống cùng nhau một giọt,
Đắng cay nào chia đôi
Chung một niềm đơn độc,
Riêng môi đời phai phôi.
‘Say dùm nhau một giọt!
Chút nồng thơm cuối đời.
Vướng dùm nhau sợi tóc,
Ràng buộc trời sinh đôi’. (
…)”
Và người thứ ai, theo tôi, là nhà văn Trần Áng Sơn. Trong bài viết nhan đề “Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng – Người đàn bà đẹp”, họ Trần kể, vào thời điểm tháng 4-2002, khi ông viết bài đó, trong tay ông “…không có 1 tác phẩm nào, như một tài liệu, để gọi nói có sách, mách có chứng. Nhưng, vì quá yêu ngòi bút của bà, khởi đi từ chi tiết rất xa xăm – bài thơ Lạ rứa! - do 1 người bạn ở Huế chép tặng 1957- tôi thực hiện cuộc trở về trong sương mù, viết bằng ký ức, cảm xúc. Cũng rất có thể, tôi bị lạc lối, nhưng tấm lòng dành cho bài thơ Lạ rứa! vẫn như xưa…”(2)
Dưới đây là nguyên văn bài thơ “Chi lạ rứa” của Nguyễn Thị Hoàng, trong ký ức của nhà văn Trần Áng Sơn:
“Chi lạ rứa, chiều ni tui muốn khóc,
Ngó chi tui đồ cỏ mọn, hoa hèn.
Nhìn chi tui hình đom đóm đêm đen,
Cho tui tủi bên ni bờ cô tịch.
“Tui ao ước có bao giờ tuyệt đích,
Tui van xin răng mà cứ làm ngơ.
Rồi ngó tui, chi lạ rứa hững hờ,
Ghét, yêu, mến, vô duyên và trơ trẽn!
“Tui đã tắt nỗi ngại ngùng bẽn lẽn,
Bởi vì răng, ai biết được người hè.
Nhưng màu chiều đã rũ bóng lê thê,
Ni với nớ, có chi mô gần gũi!
“Chi lạ rứa, răng cứ làm tui tủi?
Tàn nhẫn chi với một đứa thương đau!
Khối tình câm nên không sắc, không màu,
Và vạn thuở chẳng nên câu luyến ái!
“Chi lạ rứa, người cứ làm tui ngại,
Biết sông sâu hay cạn giữa tình đời?
Bên ni bờ vẫn trong trắng chơi vơi,
Mà bên nớ trầm ngâm mô có kể.
“Không muốn khóc, nhưng cứ từng ngấn lệ,
Đọng làn mi ấp ủ mối tâm tình.
Bên ni bờ hoa thắm bớt tươi xanh,
Mà bên nớ huy hoàng và lộng lẫy”
.
Nguyễn Thị Hoàng. (3)
Tuy chỉ với vài bài thơ do hai tác giả Nguyễn Ngọc Chính và Trần Áng Sơn ghi lại, nhưng cũng đã có một số người tự hỏi, nếu không xẩy ra cuộc tình nhiều tai tiếng giữa tác giả Nguyễn Thị Hoàng và câu học trò tên Mai Tiến Thành và (vẫn nếu), họ Hoàng không viết lại thành truyện thì không biết hôm nay, người đọc sẽ có một Nguyễn Thị Hoàng thi sĩ hay,
Nguyễn Thị Hoàng văn sĩ? Nhất là khi bà từng nhấn mạnh, với bà, trước sau, căn bản vẫn là thi ca?
Du Tử Lê,
(Kỳ sau tiếp)
_________
Chú thích:
(1) Nđd. Về nhan đề của tập thơ thứ hai, theo tư liệu của nhà văn Nguyễn Ngọc Chính thì lại có tên là “Sau phút đam mê”.
(2) , (3) Nđd.  
***********************************************************************************************************************************************

From: Trần Yên Hòa
Dư luận chung quanh “Vòng tay học trò” và đời thường của nhân vật chính.
03/20/2014
Tác giả : Du Tử Lê
(Tiếp theo) 
Mặc dù căn cứ vào cuộc phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng dành cho nhà báo Tố Tâm ở tạp chí Đất Mới, số 4 bộ 2, tháng 4-1990, Việt Nam thì, cả hai tập thơ mà trang mạng Wikipedia liệt kê trong danh sách tác phẩm đã xuất bản, được bà nói rõ rằng:

Nhà văn Nguyễn thị Hoàng

“…Thơ chưa in thành tập, nhưng rải rác có đăng báo. Khởi đầu năm 1960 ở Bách Khoa và từ 1961-1962 thì ở tạp chí Văn. Nhưng khi những chương đầu tiên của Vòng Tay Học Trò được in ở Bách Khoa thì tiểu thuyết là chính, thơ chỉ còn là tô điểm thêm…” (3)
Nhưng, có dễ trước sau thi ca vẫn là “cây bài chủ”, hay ngọn hải đăng tâm hồn họ Nguyễn. Nên khi bước qua văn xuôi, ngay tự những trang viết thứ nhất của tiểu thuyết “Vòng tay học trò”, bên cạnh sự hấp dẫn, lôi cuốn của cốt truyện chắt, chiết từ đời thật, tác giả vẫn có những đoạn tả cảnh, tình ắp đầy thi tính như:
“…Một tiếng chim hót lên đầu cành thông gần mái nhà. Trâm nhìn ra. Vòm trời xanh mênh mông in hình nét đồi cong thoai thoải, sáng rực nắng chiều. Một đám mây trắng sắp sửa nhô lên sau ngọn đồi thấp nhất. Hình ảnh của những buổi chiều yên tĩnh, cuộc đời cô quạnh, buồn lãng mạn và nên thơ thoáng qua trong trí Trâm. Nàng chợt vừa sợ vừa thích nỗi cô đơn hiện tại (…)
Trâm đứng lên mở rộng cánh cửa kính. Mùi thơm quen thuộc của cỏ khô và đất mới xới, lẫn với mùi dâu chín dưới thung lũng thoảng theo gió bay lên làm Trâm tự nhiên ấm áp trong lòng, tưởng như đang đời đời yên ổn sống trên đất quê hương…” (Trích VTHT, chương 1)(4)
Hoặc một đoạn khác, ở chương 2, tác giả ghi lại, những “cảm nhận” về cậu học trò tên Minh, nhân vật sẽ sớm trở thành người yêu của cô giáo Trâm (biến thân của chính tác giả):
“…Trâm giấu nụ cười trong bàn tay vừa đưa lên che môi. Bây giờ, bọn học trò chăm chú vào công việc, không nhìn lên nàng nữa. Trâm tự do, dễ chịu, tha hồ nhìn xuống, quan sát từng đứa để “trả thù” bị nhìn lúc mới vào. Vài đôi mắt nhìn ra cửa sổ. Trâm nghĩ, thế nào cũng có thông reo gió thổi. Có đôi mắt nhìn sững vào khoảng không hay trên vách tường trống trải. Có cặp mắt sáng rỡ nhìn lên như vừa bắt gặp một ý tưởng, một hình ảnh thần tiên nào đó đang chiếu vào khoảng tâm hồn u tối. Có cặp mặt đăm đăm nhìn xuống tờ giấy trắng như chờ mong những hàng chữ bỗng nhiên hiện hình theo phép lạ. 
“Cuối cùng, Trâm nhìn xuống chỗ Minh ngồi. Cậu bé đang lơ đãng chống tay vào má nhìn lên phía nàng. Cây bút xoay tròn tinh nghịch trên mấy ngón tay trắng nhỏ. Nàng mỉm cười thật nhẹ như thầm nhắc, sao em không viết gì đi. Minh mỉm cười yên lặng. Nụ cười nửa đầm ấm bắt gặp vẻ quen thân trong xa lạ, nửa ngại ngùng bối rối muốn lẩn trốn, che dấu chính mình và những ý nghĩ mình trước đôi mắt dò xét và phán đoán của kẻ khác. Rồi đôi mắt Minh cúi xuống. Ngòi bút loay hoay trong tay, bây giờ bị cắn nhẹ giữa hai hàm răng đều và nhỏ. Minh vò một mẩu giấy nhỏ vứt xuống đất, giở trang giấy khác, nhưng không viết gì được. Trâm biết Minh muốn đứng lên, chạy bay ra khỏi phòng, chạy thật xa cái nhìn xoi mói của nàng. Nhưng Trâm cứ nhìn như kẻ đi săn nhìn con thú lúng túng tìm cách thoát thân khỏi cái bẫy của mình… (5)
Được biết “Vòng tay học trò” của Nguyễn Thị Hoàng trước khi in thành sách, đã được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa, Saigon, 1964. Ngay khi còn ở dạng truyện đăng nhiều kỳ, VTHT cũng đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của giới trẻ thời điểm đó. Nhưng mãi tới năm 1966, tiểu thuyết này mới được in ra. Và đó mới là thời điểm “cơn bão VTHT” đạt tới đỉnh điểm cao nhất của hân hoan đón nhận và, cùng lúc cực lực lên án.
Giải thích về sự chậm trễ này, trong cuộc phỏng vấn dành cho Mai Ninh, họ Nguyễn cho biết:
“Bách khoa in mấy kỳ, thiên hạ xôn xao. Nhưng sau đó chuyển cảnh qua chồng con, bản thảo VTHT xếp lại. Đến 66, một nhóm tìm kiếm VTHT, xuất bản. Tái bản 4 lần trong vòng mấy tháng. Sóng gió nổi lên từ mọi phía, vì những lý do và động lực khác nhau. 5 tờ báo, cùng nhất loạt lên tiếng phê phán, chỉ trích, tóm lại là chửi bới. Rất tiếc cuộc biển dâu cuốn trôi không còn một mảnh tài liệu nào, còn trí nhớ NTH thì chỉ gạn lọc lưu trữ những gì tốt đẹp. Hình như nhân danh hay đại diện phụ huynh học sinh, nhà trường gì đó có lên tiếng trong một bài báo. Không có những phản ứng trực tiếp tương tự như trong phim đối với cuốn truyện, còn gián tiếp thì không biết.
“Khi viết, với không phải viết cái gì đã sống, mà trên khung cảnh, sự kiện, nhân vật của khoảnh khắc thoáng qua “trong vai” cô giáo ấy, tăng giảm biến đổi để đúng vóc dáng một câu chuyện. Đã không tính đến chuyện viết tiểu thuyết hay hình thành một tác phẩm với dụng ý, mục đích nào mà chỉ góp nhặt lại những mảnh vụn của một khúc đời đã vỡ.
“Thế mà nó trở thành tác phẩm, tác giả với hàng loạt những hệ quả sinh khắc liên hồi từ ấy…” (6)
Trước đấy, cũng trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Tố Tâm, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng nói:
“…Riêng về Vòng Tay Học Trò, nếu bảo đó là thực thì cũng không hẳn là thực mà bảo là không thực thì…cũng chẳng phải là thế. Dư luận trộn lẫn tiểu thuyết của mình với đời sống thật. Cũng vì thế mà có những tiếng ác ý lao xao về đời sống của mình. Cho nên chỉ có cách là…phải thản nhiên…” (7)
Tuy nhiên, trong một bài viết được phổ biến vào cuối năm 2012, tác giả loạt bài “Hồi Ức Một Đời Người”, Nguyễn Ngọc Chính, cũng là bạn thân với người học trò tên Minh (tức Mai Tiến Thành ngoài đời), đã ghi lại như sau:
“…Tác giả (NTH) xác định một cách nửa vời về Vòng tay học trò: ‘…nếu bảo đó là thực thì cũng không hẳn là thực mà bảo là không thực thì…cũng chẳng phải là thế’. Như đã nói, những nhà văn nữ thường ‘tự thuật’ về cuộc đời mình và chính những kinh nghiệm bản thân khiến tác phẩm của họ dễ đi vào lòng người đọc. Dĩ nhiên việc ‘thêm mắm thêm muối’ còn tùy thuộc vào sự khéo léo của mỗi đầu bếp để có một món ăn ngon hay dở. 
“Vòng tay học trò là câu chuyện có thật tại trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt giữa cô giáo đệ nhất cấp Nguyễn Thị Hoàng và cậu học sinh đệ nhị cấp Mai Tiến Thành. Tôi vốn là bạn học rất thân với Thành từ năm Đệ Ngũ trên Ban Mê Thuột nên biết rõ chuyện tình của Thành. Tuy nhiên, những gì xảy ra ngoài đời thực có phần nào khác với Vòng tay học trò, đó là kỹ thuật ‘thêm mắm thêm muối’ của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Nói khác đi, phần hư cấu trong tiểu thuyết được giữ ở mức vừa phải, có thể chấp nhận được. 
“Hình như để giữ cho mối tình cô giáo-học trò thi vị hơn, tác giả đã để cho cuộc tình chấm dứt tại Sài Gòn và không đả động đến hậu quả của nó: một đứa con đã ra đời. Đứa bé được đặt tên Mai Quỳnh Chi, giao cho gia đình Thành nuôi nấng tại Ban Mê Thuột và ngày nay đã trở thành một thiếu nữ sống tại nước ngoài. Mai Tiến Thành đã trở thành người thiên cổ tại Hoa Kỳ và câu chuyện tình làm nên tác phẩm rồi cũng đi vào quên lãng…” (8) 
Du Tử Lê,
(Còn tiếp 1 kỳ)
*****************************************************************************************
Nguyễn Thị Hoàng, một biểu tượng “hồng nhan đa truân”?
03/27/2014
Tác giả : Du Tử Lê

 (Tiếp theo và hết) 
Tôi nghĩ, dù đứng ở vị trí nào, văn học hay xã hội, đời thường hay đạo lý, khó ai có thể phủ nhận Nguyễn Thị Hoàng là một trong vài nhà văn nữ thực sự tài hoa của 20 năm VHNT miền Nam.
Nguyễn Thị Hoàng, năm 2007 (Ảnh của Thái Kim Lan-chinhhoiuc blogspot.com))
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ thấy bà trong vòng phấn của cuốn truyện “Vòng Tay Học Trò” (VTHT), vốn được nhìn như một thứ bán hồi ký và, nhan sắc trời cho của bà, tôi cho là chúng ta đã không công bình với họ Nguyễn. Bởi vì, ngoài VTHT, Nguyễn Thị Hoàng còn có những sáng tác khác, cũng được nhiều người ưa thích, như “Về trong sương mù”, “Tuổi Saigon”, hoặc “Tiếng chuông gọi người tình trở về”… 
Đó là một phần trong số lượng hàng chục tiểu thuyết mà bà đã viết được, trong một khoảng thời gian rất ngắn. Giải thích về sự “mắn đẻ” này, bà kể với nhà báo Tố Tâm rằng:
“… Từ năm 1966 đến 1969, mình viết liên tục theo những ‘đơn đặt hàng’. Trong thời gian này mình viết rất nhanh, có khi viết hai, ba truyện cùng một lúc…rồi thì lại buồn chán, mệt mỏi, kiệt sức và mất hoàn toàn tinh thần làm việc vì trong suốt những năm dài liên tục mình chỉ sống với bổn phận làm vợ, làm mẹ và gánh vác kinh tế gia đình. Cái nguồn sống riêng phải nín lại, bị khô héo đi…” (9) 
Cũng trong cuộc phỏng vấn dành cho nhà báo Tố Tâm ở VN, Tác giả “Tiếng chuông gọi người tình trở về” đã tiết lộ phần nào đặc tính hay nét riêng thuộc cõi-giới tiểu thuyết của mình, như sau:
“…Truyện mình viết thường là truyện tình bế tắc và đi xuống. Trong đó những vai nữ bao giờ cũng khát khao đi tìm một đời sống thật của mình, nghĩa là tìm kiếm chính mình. Những nhân vật nữ lang thang bất định, và xa rời với phận sự gia đình. Chất liệu lấy từ những năm bất ổn lênh đênh trong cuộc đời đã qua của mình, đôi khi được ráp nối với những câu chuyện thời sự, cộng với một phần tưởng tượng, phóng tác, vẽ vời…rồi ráp thành chuyện. Không biết bên đàn ông thì sao, chứ cánh đàn bà thường mắc phải cái này là có những nét của nhân vật hoặc chính, hoặc phụ, thế nào cũng hắt bóng cá tính thói quen, đường nét và vóc dáng của tác giả…” (10) 
Mặc dù là một nhà văn nữ có số bán cao nhất ở thị trường tiểu thuyết miền Nam trước đây (vì truyện của họ Nguyễn đáp ứng được những đòi hỏi, chờ đợi của giới trẻ, cũng như tâm lý nữ giới…?) - - Nhưng bà cũng bị một số người cho rằng càng về sau, khuynh hướng văn chương của bà càng mang tính “điệu đà”, có phần hơi nhiều…son, phấn. 
Tiêu biểu hàng ngũ có cái nhìn tiêu cực ấy, người ta thường nhắc tới ghi nhận của nhà văn Nguyễn Ngọc Chính:
“…Có thể nói, văn phong của Nguyễn Thị Hoàng cũng tựa như của Mai Thảo: rất ‘điệu đà’, rất ‘bay bướm’ và rất ‘làm dáng’… đến độ nhiều khi trở thành sáo rỗng. Chẳng hạn như trong Người yêu của Đấng Trời, một tiểu thuyết đã được viết từ hơn một chục năm nay nhưng chưa hề xuất bản. Hợp Lưu trích đăng một chương có những đoạn viết: 
‘‘ ‘Tất cả đều in bóng lên nền xanh bát ngát của lòng trời, và những đôi mắt linh hồn mãi mãi tìm nhau, vẫn dồn trút niềm yêu và nỗi đau trong cái nhìn đáy thẳm tuyệt vời của im lặng và bóng tối.’’
‘‘ ‘Khoác lên trái tim chưa yêu của Chúa một vầng hoa nguyệt quế nghìn thu. Và trái tim nào đã yêu đến tan nát cả chân như thể tánh mình, hãy lấy búa kim cương đóng lên một chiếc đinh vàng, để dưới bóng Chúa lung linh nến hồng thuở trước, trên tình yêu không bao giờ có thực của chúng ta, một giọt máu trường sinh nhỏ xuống’.’’ (11) 
Ở lãnh vực văn chương, nếu tác giả VTHT được dư luận theo dõi sát sao bao nhiêu thì ở lãnh vực tình trường của Nguyễn Thị Hoàng cũng được dư luận đề cập tới và, cũng không kém phần chi tiết.
Cụ thể như một “scandal” từng gây chấn động thành phố Nha Trang, khi nhà văn Nguyễn Thị Hoàng theo gia đình di chuyển về thành phố này năm 1957. (12) “Scandal” đó, nổ ra trước câu chuyện tình của bà và người học trò tên Mai Tiến Thành, đã được bà ghi lại một phần trong truyện VTHT.
Sự việc sau đó, cũng đã được bà thẳng thắn xác nhận qua đoạn văn dưới đây:
“…Trước khi lên Đà Lạt dậy học, gia đình Nguyễn Thị Hoàng sống tại Nha Trang. Những năm theo học tại trường Võ Tánh, Nguyễn Thị Hoàng dính vào một scandal một thời là đề tài nóng bỏng tại thành phố biển. 
“Cô nữ sinh dan díu và có thai với ông Cung Giũ Nguyên, giáo sư Pháp văn, hơn Nguyễn Thị Hoàng gần ba mươi tuổi. (13) Biến cố đầy tai tiếng này được dàn xếp êm thấm giữa hai gia đình với lời thú nhận can đảm của người trong cuộc: 
“ ‘Ông Cung Giũ Nguyên không có lỗi trong vụ này. Lỗi là do tôi dụ dỗ ông ta khi theo học thêm lớp Pháp văn tại nhà, vì tôi muốn có một đứa con thông minh xuất chúng như ông ấy!’ 
“Đứa con gái sinh ra được đặt tên Cung Giũ Nguyên Hoàng (tên gọi của ông Nguyên và bà Hoàng ghép lại) và được bà vợ chính thức của ông Nguyên nuôi dưỡng vì bà này không thể có con. Trong ngày tang lễ của ông Cung Giũ Nguyên (tháng 11/2008) người ta thấy Cung Giũ Nguyên Hoàng phục tang cha, ôm bát nhang đi trước linh vị…” (14)
*
Hôm nay, nhìn lại toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn tài hoa Nguyễn Thị Hoàng, không ít người đã có cùng một kết luận, đại ý, phải chăng, định mệnh của tác giả “Vòng Tay Học Trò” tiêu biểu cho những trường hợp mà chúng ta quen gọi là “hồng nhan đa truân”? 
Du Tử Lê,
(Calif. Mar. 27 – 2014)
_______ 
Chú thích: 
(9) Theo trang mạng Wikipedia-Mở sau truyện VTHT, xuất bản năm 1966, thì chỉ trong vòng 4 năm (từ 1967 tới 1970), nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã có tới 12 tác phẩm được xuất bản. 
(10) Tố Tâm, Nđd. 
(11) Nguyễn Ngọc Chính, Nđd. 
(12) Tư liệu của Wikipedia - Tiếng Việt ghi rằng, “Nguyễn Thị Hoàng sinh ngày 11 tháng 12 năm 1939 tại Huế. Năm 1957, bà chuyển vào sinh sống ở Nha Trang rồi đến năm 1960 bà vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật nhưng bà bỏ ngang, không học hết mà lên Đà Lạt dạy học. Đến năm 1966, bà chuyển sang chuyên tâm viết tiểu thuyết…” 
(13) “Cung Giũ Nguyên (28 tháng 4 năm 1909 – 7 tháng 11 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam, gốc Hoa, được biết đến với những tác phẩm tiếng Pháp. Về mặt văn chương, tên tuổi ông được ít người Việt biết đến vì các tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên về mặt hoạt động xã hội, ông là một huynh trưởng nổi bật thuộc thế hệ sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam. Cuối đời, ông cư ngụ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và mất tại đây”. (Wikipedia – Tiếng Việt). 
(14) Nguyễn Ngọc Chính, Nđd.

Bí ẩn kho vàng, ngọc trong lăng mộ vua Nam Việt

Bí ẩn kho vàng, ngọc trong lăng mộ vua Nam Việt

(VTC News) - Các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện tất cả các gian phòng đều chứa ăm ắp cổ vật, toàn vũ khí, vật dụng và châu báu.

Vào tháng 8/1980, trong quá trình san lấp quả đồi Tượng Cương (Quảng Châu, Trung Quốc), để xây cao ốc, khi đào sâu vào núi đá khoảng 20m, đã phát hiện lăng mộ khổng lồ.

Theo tường thuật, thì hôm đó, chiếc máy múc xúc đất sâu vào núi, tạo ra lỗ thủng lớn. Dưới lỗ thủng là những phiến đá khổng lồ, máy múc không phá nổi. Doanh nghiệp đã dừng công việc, báo cáo chính quyền.

Khi điều tra, các nhà khảo cổ khẳng định đây là ngôi mộ đá, được tạc vào trong lòng núi. Như vậy, chắc chắn phải có lối vào. Mở rộng khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một lối vào, sâu đến 20m. Lối vào đã bị lấp bởi những tảng đá lớn. Ngôi mộ nằm sâu trong núi đá, nên đã được bảo quản toàn vẹn suốt hơn 2.000 năm.

Kỷ niệm ngày 26 tháng 3 năm 2014, lễ tiển đưa chú Phan Văn Tùng, phần 2 ( vidéo 5 & 6 )

Xem những vidéo trước, clique vào link bên dưới:

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/03/ky-niem-ngay-26-thang-3-nam-2014-le_28.html
Cérémonie funéraire de Monsieur Phan van Tung... par crth2837

Kỷ niệm ngày 26 tháng 3 năm 2014, lễ tiển đưa chú Phan Văn Tùng, phần 2 ( vidéo 3 & 4 )

Xem những vidéo trước, clique vào link bên dưới:

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/03/ky-niem-ngay-26-thang-3-nam-2014-le.html



Cérémonie funéraire de Monsieur Phan Van Tung... par crth2837

Nghe nhạc ngoại quốc: Martin Robert - Quand on a que l'amour / LEGO HOUSE COVER

Bonjour à tous!

Je suis un nouveau chanteur et je vous présente une chanson sur laquelle j'ai travaillé avec des musiciens de l'orchestre symphonique de Montréal. Il s'agit d'une reprise du grand classique de Brel, Quand on a que l'amour. Une réalisation de Guy St-Onge (chef de réputation mondiale) qui a réussi à donner à cet oeuvre une couleur nouvelle!

En espérant que vous aimerez et commenterez,

Martin Robert

Phạm Tín An Ninh viết " Nhà Thơ Đi Lính".

Kính gửi quý anh chị một truyện ngắn của tác giả Phạm Tính An Ninh.

Caroline Thanh Hương

 photo Diapositive33.jpg

 

Nhà Thơ Đi Lính

Phạm Tín An Ninh



(Để tưởng nhớ Y-Broc Niê và Lại Trọng Hà)

Tôi không biết làm thơ. Chính xác hơn là tôi dốt đặc về thơ. Nhưng có điều tôi rất mê thơ. Thời mới vào trung học, tôi đã từng nắn nót chép những bài thơ của mấy ông Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Đinh Hùng, Thâm Tâm… vào những tập giấy pelure đủ màu xanh đỏ, đóng bìa cứng với cái tựa mạ vàng. Tôi còn thuộc lòng hết mấy bài thơ tình của TTKH. Biết ai làm thơ hay, có đôi bài đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Năm, Phổ Thông, Phụ Nữ Diễn Đàn hay Văn Nghệ Tiền Phong là tôi xem như thần tượng, gởi thư cho tòa soạn xin địa chỉ viết vài dòng làm quen, dù rất hiếm khi nhận được hồi âm. Lớn lên, vào lính, ngoài hành trang ba lô súng đạn, tôi luôn mang theo hồn thơ lai láng. Khi ấy tôi cũng vừa khám phá ra điều thú vị: người lính, đời lính và tình yêu của lính chính là đề tài lớn nhất cho các nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác. Những chiều dừng quân, nghe tiếng gió rừng hòa tiếng suối reo, hay những lúc băng qua cánh rừng đầy hoa sim tím, tôi lại buột miệng thì thầm vài câu thơ quen thuộc. Nàng thơ lúc nào cũng ngự trị trong tôi, theo tôi đến mọi chân trời góc biển.

Kỷ niệm ngày 26 tháng 3 năm 2014, lễ tiển đưa chú Phan Văn Tùng

Kỷ niệm ngày làm lễ tiển đưa chú Phan Văn Tùng
Sur la route de Gap
Sur la route de Gap (France) pour la cérémonie... par crth2837

Trần Trọng Thiện viết "NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NHẠC"/ SỰ UỐN GIỌNG

Đọc tiếp bài lần trước:
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/03/tran-trong-thien-viet-nhung-kho-khan_25.html

THĂM VƯỜN ÂM NHẠC

 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NHẠC

 Tiểu luận  ( tiếp theo kỳ trước )

        SỰ UỐN GIỌNG

Nghệ thuật dùng dòng nhạc để chuyển hoá ý nghiã và tình cảm của bài ca, nằm trong sự biết uốn giọng, và những ca sĩ danh tiếng là những người đã ứng dụng hầu như tuyệt mỹ sự uốn giọng của mình. Ngân dài một nốt nhạc, dặm một vài rung chuyển của giọng ca, thay đổi uốn nắn lời ca cho câu ca không ngay chừ cộc lốc như khi ta nói chuyện, đó là bí quyết chuyển vị một bài ca bình thường thành một trình diễn đáng ghi nhớ. Những ca sĩ thượng thặng là những người đã biểu lộ sự đặc sắc trong lối uốn giọng của mình. Người thì có lối diễn tả bi ai bằng cách ngân dài nốt nhạc và cho nó tắt dần theo một thời gian đã chọn sẵn. Người thì lấy giọng lầm bầm, ta thán trong các nốt nhạc ngắt ngắn để diễn tả trạng thái sụt sùi của đọan nhạc. Người thì khó có ai theo kịp bởi có giọng ca thật trầm và thật cao để hát những lời ca cao vút hay lời thơ thắm thiết thật trầm lặng mà không mất hiệu quả biểu diễn cảm súc mà mình nuốn đạt được. Có người lại cố ý hát ra ngoài nhịp, đi trước nhịp hoặc chấm dứt sau nhịp, nhưng có tính toán để bớt vẻ năng nề không thay đổi của giòng nhạc. Có những câu ca phải bắt đầu từ từ êm dịu, rồi cất giọng lên cao dần, đến một mức nào đó mới trở giọng nhỏ dần để đi 
xuống, mới bộc lộ đúng tinh thần khoắc khoải của lời thơ. Có những khúc tả sự gay gắt hay vui sướng mà không thể cứ dùng cái giọng đều đều, buồn rầu ủ rũ mà diễn tả, cũng như có bài ca mà cảm xúc rất hạn chế, không để cho các ca sĩ tận dụng hết sự khéo léo hầu nêu rõ bản lĩnh của mình.

jeudi 27 mars 2014

Le Verre, Une Fois Vide...poésie de Trần Văn Lương và bạn thơ.: Mùi Quý Bồng, LT Đỗ Quý Bái, Caroline Thanh Hương, Trần Trọng Thiện


Prélude:
     Le verre est vide,
     Ainsi nos bras.
     Âme invalide,
     Ne pleure pas!

Cóc cuối tuần:


 Le Verre, Une Fois Vide...

Ma chère, mon cœur se resserre,
Chaque fois que je me souviens
Du jour où tu saisis mon verre,
Et, d'un coup, l'as vidé par terre.

Ainsi disparut le liquide,
Ainsi s'éteignit le bonheur.
J'ai beau fouiller la nuit torride,
Seul m'est resté mon verre vide.

Comment pourrais-je imaginer
Que notre si belle romance
A dû si mal se terminer,
Et tant de douleur déchaîner.

Mon Dieu, c'est souvent la colère,
Qui fait sortir du fond du cœur,
Quoique de façon éphémère,
Le sentiment le plus sincère.

Il m'advient, non sans grande peine,
D'accepter cette absurdité
Que l'amour, malgré sa rengaine,
N'est rien que l'envers de la haine.

Nous avons, sans succès, tâché
De raviver la flamme éteinte.
Le philtre, sur le sol versé,
Ne peut point être recouvré.

Chérie, ne blâmons pas le sort.
Le cœur, passionné mais fragile,
N'endure pas le moindre tort.
Un faux pas et hélas, la mort!
              Trần Văn Lương
      Rabat - Maroc, 27/ 3/2014

Từ Hà Nội Đến Sài Gòn 1954-1975 Lữ Tuấn 2013/11/24

CDNVQGTP - TàiLiệu

Từ Hà Nội Đến Sài Gòn 1954-1975
Lữ Tuấn
2013/11/24

Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cực kỳ lo lắng và hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hãi. Khoảng 20 tháng 6, tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình đổ về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành phố.
Bộ Tư Lệnh Pháp và chính quyền Bảo Đại không hề lên tiếng về tình hình tại Bắc Việt. Bộ Chỉ Huy Pháp tại Nam Định vẫn tiếp tục công việc chuẩn bị cuộc diễn binh hùng hậu vào ngày quốc khánh Pháp, 14 tháng 7 năm 1954 mà họ đã loan báo trước. Vào lúc này, đã có tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ về nước làm thủ tướng. Những truyền đơn đầu tiên ký tên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ủng hộ ông Diệm xuất hiện lác đác ở Nam Định.

mercredi 26 mars 2014

Thơ xướng hoạ, Xe Đời Cũ, tác giả Hoa Trong Hoa và bạn thơ


XE ĐỜI CŨ

Chớ
trông mà vôi nói lèng xèng
Đời cũ, mà còn chiến lắm nghen !
Thắng tôt một cần đạp nhấp nhấp
Kèn nguyên hai cái bóp ten ten !
Lật yên, đầy ắp bình xăng nhớt

Mở khóa, sáng trưng bộ điện đèn
Qúi (vị) 'cổ lai hi" thèm nhỏ dãi
Còn đâu xí quách để leo lên?

HOA TRONG HOA

mardi 25 mars 2014

Sương Lam mời đọc Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người



Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người

 Thông thường con người không thích nói chuyện đau buồn, chết chóc vì ai ai cũng còn ham sống sợ chết.  Tuy nhiền sinh tử là chuyện rất bình thường trong kiếp sống con người nhưng không ai dám đương đầu với sự thực đớn đau này.

    Sau khi đi dự tang lễ của gia đình một thân nhân có người cha vừa mới qua đời, người viết lại  nhớ  đến một câu chuyện nhà Phật đã đọc từ lâu: “ Có một bà mẹ đau khổ vi đứa con mà bà yêu thương nhất mới chết.  Bà khóc lóc đến cầu xin Đức  Phật cứu  cho con bà được sống lại. Đức Phật bảo bà rằng: Nếu bà xin  được một  hạt cải trong gia đinh nào trong làng mà không có người thân đã chết đem về cho Phật  thì Phật sẽ ra tay cứu sống con bà.  Bà đi đến tất cả mọi nhà sống trong làng để xin hạt cải, nhưng  không thể nào xin được hạt cải đó vì gia đình nào cũng có người thân đã chết, không ông bà cha mẹ, thì cũng thân nhân họ hàng. Bà trở về bạch cùng Đức Phật thì  được Phật dạy rằng: Không phải chỉ riêng một mình bà đau khổ vì người thân đã qua đời mà tất cả mọi người trên thế gian này đều cũng đã đau khổ như bà vì ai ai cũng có người thân đã qua đời: ông bà, cha mẹ, anh em, thân nhân trong gia đinh v..v..  Đời sống  thế gian là có sinh ắt phải có tử. Đó là quy luật Thành, Trụ, Hoại, Không tự nhiên của kiếp sống con người.  Từ đó,  bà mẹ này đã ngộ được chuyện tử sinh của kiếp người mà không còn đau khổ nữa, tinh tấn tu hành học đạo và đã được chứng đắc đạo quả.
  Người viết lại mời bạn đọc thêm một câu chuyện Thiền khác thâm thúy dưới đây:

 Sống Chết Có Thứ Tự

Trần Trọng Thiện viết "NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NHẠC" tiếp theo

Đọc tiếp theo bài lần trước, clique vào link bên dưới
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/03/tran-trong-thien-viet-nhung-kho-khan_24.html


 THĂM VƯỜN ÂM NHẠC


 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NHẠC

Tiểu luận ( tiếp theo kỳ trước )

        Những người trình diễn nhạc
            ( ca sĩ và nhạc công )

       Ca sĩ sử dụng giọng hát, nhạc công sử dụng nhạc cụ thông thuộc của mình tùy theo loại, đàn giây, kèn, sáo, dàn trống v.v..., là những mgười đóng góp, nhẹ nhàng đưa bản nhạc được ưa thích vào tâm khảm chúng ta .

       Một tài nghệ tự nhiên để ca xướng là một tng phẩm quí báu trời ban cho, nhưng có tài là một chuyện mà biết sử dụng tài năng là một chuyện khác. Có những ca sĩ trẻ đôi khi được cho là có tài năng thiên phú  mà không cần phải tập luyện, và cũng có những ca sĩ đã nổi danh mà chẳng cần luyện tập chút nào.

lundi 24 mars 2014

Trần Trọng Thiện viết "NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NHẠC" tiếp theo

Đọc tiếp bài lần trước
 
NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NHẠC

      TIỂU LUẬN   ( tiếp theo kỳ trước )


          NGƯỜI VIẾT NHẠC :

          Nói về âm nhạc, trước tiên phải kể người viết ra nhạc. Một bản nhạc là một bài thơ đã được soạn thành nhạc. Trong tâm hồn người viết nhạc, hồn thơ đã được xuất hiện trước để rung động theo những diễn biến của tư tưởng, tạo ra một chiều hướng để diễn tả cảm xúc bằng những lời thơ thanh tao, vui hay buồn, lo âu hay sợ hãi, trầm lặng hay mê say đắm đuối v.v. và v.v., kế đến là nhạc, bằng giai điệu với những âm thanh êm ái, uốn khúc uyển chuyển theo vần bằng vần trắc của lời thơ, dùng tiết điệu phù hợp với ý thơ để  tả nỗi lòng băn khoăn hay rộn rã, sầu muộn hay vui vầy, ngập ngừng hay sung sướng, tất cả đều tới lui trong hòa điệu của những hài âm mắc nối giữa các âm thanh tạo nên một khung cảnh hài hòa trong mầu sắc tình cảm mà người viết nhạc đưa ra. Đây là một tài năng thiên phú không phải ai ai cũng có .

         Có những nhà thơ tài ba viết những câu thơ tuyệt tác, trong thơ đã có nhạc, nhưng vì không phải là nhạc sĩ nên chỉ biết ngâm thơ theo một ít âm điệu
 có sẵn, chất nhạc trong thơ  vì thế bị đóng khung trong một khuôn khổ không vùng vẫy ra thoát để cho thấy hết phẩm lượng của thơ .

Nghe và đọc câu chuyện của tướng Lê Nguyên Vỹ, chết theo thành , tác giả Nguyễn Văn Hải


Check this out on Chirbit
TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ

"CHẾT THEO THÀNH"

 

 

 

 

      
  

 

 

- Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) là Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

10 thắng cảnh nổi tiếng của bán đảo Crimea




 
Là vùng đất có nền văn hóa - lịch sử phong phú cùng phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, bán đảo Crimea là nơi tập trung nhiều thắng cảnh nổi tiếng thế giới.
 

Lâu đài Tổ Yến, còn có tên khác là "Lâu đài Tình yêu", là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở thiên đường nghỉ dưỡng Yalta, cực Nam bán đảo Crimea. Lâu đài được xây dựng đầu thế kỷ 20 theo kiến trúc Gothic, nằm trên mũi đất Ai-Todor nhô ra Biển Đen của dãy núi Aurora. Ngày nay, Lâu đài Tổ Yến là một nhà hàng Italia, nơi thực khách có thể thưởng thức những món ăn Italia nổi tiếng trong khung cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn của vùng Biển Đen.

Bộ ảnh: Nghề lấy mật ong trên dãy Himalaya

 

Với thang dây, sào, rổ và thừng, những người lấy mật ong ở Nepal sử dụng tài năng leo trèo và giữ thăng bằng siêu hạng để lấy mật trên dãy núi Himalaya.
Những người dân thuộc bộ tộc Gurung trong một làng ở chân dãy núi Himalaya ở quận Kaski, Nepal sống bằng nghề lấy mật ong rừng. Người đàn ông này dùng một sào để giữ rổ, một sào để đưa tổ ong vào rổ.

"Nợ", bài viết Võ Hiếu Nghĩa

NỢ 
VÕ HIẾU NGHĨA

Chuyện đời, mặt trái, mặt phải tuy là hai mặt trái ngược nhau, nhưng lại luôn cặp kè  nhau, nửa bước không rời xa. Như là chuyện mắc nợ hay không mắc nợ, có tiền hay không có tiền – “To be or not to be”… Khôi hài nhất là ngân hàng khi chứa đầy tiền lại ghi là nợ, mà khách hàng đã gởi hết tiền vào ngân hàng, không còn tiền mặt nào nữa, thì được ghi là có. Nợ hay có (debit, credit), có hay nợ, biết sao là đúng đây. Trong khi công ty làm ăn (phân biệt với các công ty tài chính) của mình có vốn thí dụ  1 triệu thì ghi là có, mà khi công ty đi vay thì tiền đó lại gọi là nợ. Tóm lại, nợ hay có, chỉ phải ghi rõ ai là chủ từ mới được. 

Trong thế kỷ đạo đức trước kia, ai sống no đủ, không bị thiếu thốn nợ nần mới là người có phước đức ông bà để lại. Ai bị nợ nần ngập đầu ngập cổ, là người nghèo nàn, bạc phận. Benjamin Franklin, tổng thống vĩ đại của nước Mỹ từng nói :”Thà lên giường ngủ không ăn tối còn hơn thức dậy nợ nần - Rather go to bed without dinner than to rise in debt”.
Thế mà trong thế giới hiện tại, ai là người tỷ phú lại không bị mắc nợ. Các nhà kinh doanh thường không có đủ vốn liếng, phải đi vay nợ ngân hàng, làm ăn được trúng mánh thì dư tiền trả nợ ngân hàng, lại còn được lãi gấp 5, 10 lần; bể mánh thì bị phá sản, phải di tản ra khỏi căn nhà đã bị thế chấp để vay nợ. 

dimanche 23 mars 2014

Caroline Thanh Hương viết :"Đời Có Gì Vui ?"




Một cái chấm, à...  đúng rồi, 1 cái chấm rồi xuống hàng. 
Yêu, thương, oán, thù, hờn, ghen và buồn vui cũng đột nhiên dừng lại.
Hỉ, nộ, ái , ố...  stop, thế là hết.
Ta giã từ cái kiếp sống này, cái kiếp mà ta có chọn lựa sao?