Kính mời quý anh chị đọc những tin tức góp nhặt trên net.
Có thể đúng, nhưng những con số dù được chứng minh hay không cũng cho thấy không cần phải nhập hàng Trung Quốc mới xài đồ Trung Quốc.
Dưới đây chỉ là những quan hệ thương mại giữa nước pháp nói riêng chưa nói đến tình trạng chung là khối âu châu.
Còn ai bảo hàng nào là của quốc gia đó không?
Caroline Thanh Hương
Cơn sốt mua vườn nho Pháp của nhà giàu Trung Quốc vẫn chưa dừng
lại, tạo nhiều cơ hội phát triển cho vang Bordeaux nhưng đồng thời cũng khiến
người dân nơi đây lo lắng.
window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 699);}
Hơn 100 xưởng sản xuất nho ở Bordeaux, nước Pháp, hiện đang
thuộc sở hữu của người Trung Quốc. Trung Quốc nắm trong tay 1,3% trong số 7.400
xưởng sản xuất rượu vang nằm rải rác ở vùng Bordeaux. Tuy con số phần trăm này
không quá cao, nhưng Trung Quốc chỉ đứng sau Bỉ trong danh sách các quốc gia
mua tài sản ở Bordeaux.
Điều này cho thấy khát vọng cháy bỏng của “gã khổng lồ” châu
Á đối với bất động sản vùng sản xuất rượu vang huyền thoại của Pháp, theo
Telegraph.
Người Trung Quốc bắt đầu mua lại các vườn sản xuất rượu vang
ở Bordeaux từ năm 2008, vừa để giành lấy thương hiệu nổi tiếng, vừa để đáp ứng
nhu cầu rượu vang trong nước ngày càng tăng.
Xưởng sản xuất rượu vang Château de Sours ở Bordeaux đã được
bán lại cho Jack Ma hồi tháng 2 năm nay
Tỉ phú Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, là nhà đầu tư Trung Quốc
mới nhất mua xưởng sản xuất rượu vang Château de Sours ở Bordeaux hồi tháng 2
năm nay. Trước đó, ông cũng đã mua một xưởng khác mang tên Chateau Pérenne.
Theo Decanter, trang báo chuyên về rượu vang, Jack Ma đã gia nhập vào đội ngũ
các nhà đầu tư Trung Quốc đông đảo tại Bordeaux.
Quốc gia tiêu thụ vang Bordeaux hàng đầu thế giới
Sự hiện diện của Trung Quốc ở Bordeaux không phải tự nhiên
mà có. Sau khi mua các xưởng sản xuất rượu vang, người Trung Quốc xuất khẩu hơn
80% rượu vang sản xuất tại đây về Trung Quốc. Ở quê nhà của họ, nhu cầu rượu
vang cao đến nỗi giá một chai vang Pháp có thể gấp 10 lần giá bán tại Pháp,
Telegraph đưa tin.
Trung Quốc là nơi tiêu thụ vang Bordeaux nhiều nhất thế giới
tính theo giá trị
Cũng theo Telegraph, Trung Quốc là nơi tiêu thụ vang
Bordeaux nhiều nhất thế giới tính theo giá trị, lên tới 180 triệu bảng Anh
trong năm 2014, so với 164 triệu ở Anh và 161 triệu tại Hồng Kông. Đồng thời,
Trung Quốc cũng là nước uống rượu vang đỏ nhiều nhất thế giới, với 1.865 chai
năm 2014.
Người Trung Quốc coi vang Bordeaux là một thứ gì đó sang trọng
và cao quý, theo Eddie Yuan, thuộc nhóm Langfan, nơi tư vấn cho các nhà đầu tư
Trung Quốc mua xưởng sản xuất rượu vang Pháp. Và khi các tài sản của Pháp ngày
càng có giá hợp lý hơn đối với túi tiền của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, việc
mua các xưởng sản xuất rượu vang Pháp dường như là một bước đi hợp lý.
Việc các vườn nho Pháp thuộc sở hữu nước ngoài không phải mới
lạ. Nó thu hút đầu từ từ Mỹ, Nhật Bản, Canada, và các nước phát triển khác
trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nhà đầu tư Trung Quốc
lại rất khác, théo báo Mỹ CNBC.
Người Trung Quốc coi vang Bordeaux là một thứ gì đó sang trọng
và cao quý
"Sự đổ bộ của Trung Quốc rất nhanh và táo bạo đã khiến
cả khu vực bất ngờ. Sự đầu tư của Trung Quốc được mở rộng, gia tăng và thực hiện
trong một khoảng thời gian ngắn", Philippe Roudie, giáo sư địa lý tại Đại
học Bordeaux, nói với CNBC.
Không chỉ vậy, người Trung Quốc còn đặt tên các nhà xưởng của
họ rất giống những địa điểm sản xuất rượu vang nổi tiếng nhất trong khu vực.
Xưởng sản xuất rượu vang Pháp đầu tiên được người Trung Quốc
mua lại là Chateau Latour Laguens vào năm 2008. Chateau Latour Laguens nằm
trong khu vực Entre Deux Mers cách Bordeaux khoảng 50km, là một trong những nơi
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng rượu vang năm 2007-2008, khiến
giá nhà đất sụt giảm đáng kể.
Sự đổ bộ của Trung Quốc vào các vườn nho Pháp rất nhanh và
táo bạo
Mặc dù nhà xưởng này nằm xa nhà xưởng Haut-Médoc, nơi sản xuất
nhiều loại rượu vang được công nhận quốc tế như Chateau Latour, Trung Quốc vẫn
đặt tên xưởng sản xuất mới là Chateau Latour Laguens. Cái tên này rất giống với
tên rượu vang Chateau Latour của Bordeaux, loại rượu mà người Trung Quốc ưa chuộng.
Một tỷ phú Trung Quốc khác cũng đã mua lại xưởng Chateau
Chenu-Lafitte, nằm trong một khu vực trồng nho làm rượu vang được ít người biết
đến Côtes-de-Bourg. Thế nhưng, họ cũng đã lấy cái tên “na ná” xưởng làm rượu
vang nổi tiếng thế giới: xưởng Lafitte-Rothschild.
Người dân địa phương hoài nghi
Người dân địa phương của Bordeaux khá hoài nghi về sự hiện
diện ngày càng gia tăng của nhà giàu Trung Quốc, theo CNBC.
Một mặt, Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu rượu vang lớn,
giúp Bordeaux bù đắp lại tổn thất do lượng tiêu thụ rượu vang giảm trong nước.
Đồng thời, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang giúp các xưởng sản xuất rượu
vang phát triển. Mặt khác, người dân địa phương vẫn khá lo lắng khi thấy những
mảnh đất sản xuất rượu vang lâu đời của họ được bán một cách dễ dàng.
Người dân địa phương vẫn khá lo lắng khi thấy những mảnh đất
sản xuất rượu vang lâu đời của họ được bán một cách dễ dàng
"Chỉ vì họ là khách hàng, không có nghĩa là họ được xâm
lấn chúng tôi", Petra du Jardin, người làm việc tại một khách sạn địa
phương, nói với CNBC.
"Tuy họ đang đổ tiền vào đây và không thể mang đất về
Trung Quốc, nhưng sự can thiệp nhanh chóng của họ vào quá trình kinh doanh của
chúng tôi có chút đáng lo ngại", Lois de Roquefeuille, một chủ sở hữu xưởng
sản xuất rượu vang, nói.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu giới giàu Trung Quốc có tiếp tục
mở rộng sự hiện diện ở Bordeaux với cùng tốc độ này trong tương lai hay không;
hay “nỗi ám ảnh màu đỏ” chỉ là một sự bùng nổ ngắn hạn, có thể “nguội lạnh”
theo thời gian, CNBC phân tích.
Theo Trà My - Tổng hợp (Dân Việt)
Các nhà phân tích đã nhìn nhận và đánh giá những lý do đằng
sau sự bùng phát đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, nơi cung cấp nhiều công nghệ
tốt nhất thế giới.
window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 699);}
Trung Quốc đang rất mạnh tay trong việc mua lại các công ty,
tài sản ở châu Âu
Trong những năm qua, châu Âu đã trở thành một đấu trường thuận
lợi của Trung Quốc để đầu tư nước ngoài. Châu lục này không ngừng thu hút cả những
doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Trung Quốc, những người tìm kiếm cơ hội đầu tư
bất chấp khó khăn, chướng ngại vật về lịch sử, địa lý, pháp lý, ngôn ngữ, xã hội
và văn hóa.
Không giống như thương mại và du lịch, việc đầu tư đòi hỏi một
cam kết lâu dài hơn, cần một môi trường ổn định và an toàn về mặt pháp lý.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Trung Quốc đầu tư rất ít vào châu Âu, thế
nhưng con số này từ năm 2010 cho thấy một sự đột biến đáng kể.
Theo một báo cáo được công bố bởi công ty luật Baker &
McKenzie và Tập đoàn Rhodium (có trụ sở tại New York), tổng giá trị các khoản đầu
tư của Trung Quốc ở châu Âu đã tăng vọt từ 6 tỷ USD năm 2010 lên 55 tỷ USD năm
2014.
Một trong những nhà đầu tư mạnh tay nhất của Trung Quốc tại
châu Âu là Công ty Hóa chất Quốc gia Trung Quốc (ChemChina). Năm 2015, công ty
này mua lại một trong những nhà sản xuất lốp xe nổi tiếng nhất thế giới, Italia
Pirelli, với giá 7,7 tỷ USD. Sau đó, tháng 2 năm nay, ChemChina công bố chi
46,7 tỷ USD mua lại tập đoàn nông nghiệp Syngenta của Thụy Sĩ, thương vụ lớn nhất
từ trước tới nay của Trung Quốc tại châu Âu.
ChemChina chi 46,7 tỷ USD mua lại tập đoàn nông nghiệp
Syngenta của Thụy Sĩ, thương vụ lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc tại
châu Âu (Ảnh: Reuters)
Trong cuốn sách China's Offensive In Europe (tạm dịch Cuộc đổ
bộ của Trung Quốc tại châu Âu) xuất bản năm 2016, hai đồng tác giả Philippe Le
Corre và Alain Sepulchre đã giải thích 5 lý do tại sao châu Âu trở nên hấp dẫn
như vậy với các nhà đầu tư Trung Quốc.
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu trong năm 2008 là
một thời điểm mấu chốt, khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu mua trái phiếu Châu Âu
cũng như đầu tư vào các công ty cơ sở hạ tầng với định giá cực kỳ cạnh tranh. Một
trong những ví dụ điển hình là cảng Piraeus của Hy Lạp, nơi đang chịu hoàn toàn
sự quản lý của công ty Cosco Holding của Trung Quốc. Cosco Holding đã mua lại
67% cổ phần từ các nhà chức trách cảng Hy Lạp.
Thứ hai, các quốc gia như Đức, Ý, Pháp và Vương quốc Anh là
nơi có một loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp những công nghệ tốt nhất
trên thế giới. Đối với các công ty Trung Quốc hoạt động trong các lĩnh vực ô
tô, thực phẩm, năng lượng, giao thông vận tải, thương hiệu cao cấp, giải trí và
du lịch, việc mua lại các công ty trên của châu Âu là một cách thu thập bí quyết
sản xuất và nhờ đó, xây dựng các doanh nghiệp đẳng cấp thế giới.
Năm 2015, ChemChina cũng đã mua lại một trong những nhà sản
xuất lốp xe nổi tiếng nhất thế giới, Italia Pirelli, với giá 7,7 tỷ USD (Ảnh:
Reuters)
Thứ ba, dường như quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu ít căng
thẳng hơn rất nhiều so với mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Khác với Mỹ, nơi có một Ủy
ban đầu tư nước ngoài xem xét các vấn đề an ninh quốc gia trong các giao dịch,
các quốc gia châu Âu không có cơ chế như vậy.
Thứ tư, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc được thúc đẩy bởi
chính sách triển khai nguồn vốn ngoài biên giới của Bắc Kinh từ cuối những năm
1990. Với châu Phi hay châu Á, Trung Quốc chủ yếu nhằm mục tiêu là tài nguyên
thiên nhiên. Với các nước châu Âu, Trung Quốc muốn mua thương hiệu, công nghệ
và mở rộng tầm ảnh hưởng, với sự hỗ trợ tài chính khổng lồ từ các ngân hàng quốc
doanh và thương mại của nước này.
Thứ năm, sự gia tăng của các giao dịch Trung Quốc cũng liên
quan mật thiết đến quan hệ song phương giữa Trung Quốc với từng nước châu Âu.
Các nước nhận Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất từ Trung Quốc là
Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ý và Bồ Đào Nha, tất cả đều có thiết lập riêng về mối
quan hệ với Trung Quốc.
Một trong những lý do của sự đầu tư mạnh tay này là quan hệ
giữa Trung Quốc và châu Âu ít căng thẳng hơn rất nhiều so với các mối quan hệ
toàn cầu khác
Không nghi ngờ gì về việc chính phủ Trung Quốc rất giỏi
trong việc “xúi giục” nước này cạnh tranh với nước khác để hưởng lợi, và họ sử
dụng FDI như một công cụ để làm việc đó. Kết quả là, như chúng ta đã thấy nhiều
lần, các nước châu Âu thi nhau giành lấy một phần trong thị trường tiêu dùng
Trung Quốc, điều chắc hẳn rất có lợi cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tuy vậy, làn sóng đầu tư của Trung Quốc tại châu Âu cũng phải
đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số đó là sự phản ứng của người dân và
các tổ chức xã hội về “sự đổ bộ” của Trung Quốc.
Ví dụ như, ở châu Âu cũng như một số nền kinh tế lớn khác,
cuộc tranh luận đang ngày càng gia tăng giữa chính phủ và các tổ chức xã hội
dân sự. Họ liên tục bàn luận về những lợi ích lâu dài của việc chào đón đầu tư
của Trung Quốc. Tại Đức và Ý, hai quốc gia nhận FDI hàng đầu từ Trung Quốc, người
dân vẫn có nhiều suy nghĩ tiêu cực khi nghĩ đến hai từ “Trung Quốc”.
Tại Pháp, người dân vùng Bordeaux cũng đang lo lắng trước sự
xuất hiện ồ ạt của giới giàu Trung Quốc, mạnh tay mua lại các vườn nho lâu đời ở
đây. Liệu Trung Quốc có đang muốn thâu tóm ngành rượu vang Bordeaux, và đâu là
những lý do đằng sau cơn khát rượu vang này. Mời độc giả đón đọc bài viết Nhà
giàu Trung Quốc thâu tóm rượu vang Bordeaux, dân Pháp lo ngại xuất bản ngày...
Theo Trà My - Tổng hợp (Dân Việt)
Từ các câu lạc bộ bóng đá cho tới các nhà sản xuất robot, hạt
giống cho đến các ngân hàng tư nhân, sự thèm muốn của các công ty Trung Quốc với
tài sản châu Âu dường như là vô giới hạn.
Trung Quốc đang mua cả châu Âu?
Các công ty Trung Quốc đang ngày càng mua nhiều tài sản của
các công ty châu Âu để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ hoặc để thúc đẩy chuỗi
giá trị.
Các doanh nghiệp châu Âu hoàn toàn lúng túng trước sự thật
trên. Một mặt, việc Trung Quốc tìm mua các tài sản ở châu Âu là những giao dịch
kinh doanh có lợi cho châu Âu. Mặt khác, ngày càng có nhiều lo ngại rằng Trung
Quốc đang lấy đi những gì tốt nhất của châu Âu.
Mối lo ngại này càng gia tăng sau khi Bắc Kinh công bố sáng
kiến “Made in China 2025” vào năm ngoái, một kế hoạch đầy tham vọng nhằm biến
quốc gia này thành một trong những cường quốc sản xuất hàng hoá đứng đầu thế giới
trong 10 năm.
Phòng Thương mại của Liên minh châu Âu tại Trung Quốc đã tổ
chức một hội nghị bàn tròn cho các giám đốc điều hành chi nhánh doanh nghiệp
Trung Quốc để thảo luận "Cuộc Cách mạng Công nghiệp” này của Trung Quốc.
Chủ tịch Phòng thương mại EU, ông Joerg Wuttke
"Có vẻ như Trung Quốc đang có một danh sách mua sắm rất
dài", Chủ tịch Phòng thương mại EU, ông Joerg Wuttke nói. Điều này có thể
làm trầm trọng thêm mối lo ngại liệu "Trung Quốc có thể mua hết châu
Âu", ông nói.
Các cuộc tranh luận ngày càng căng thẳng khi nhà sản xuất
thiết bị Trung Quốc tên là Midea Group đã công bố kế hoạch mua công ty sản xuất
robot khổng lồ của Đức KUKA hồi tháng 5. Đây là một trong những thương vụ đầu
tư lớn nhất của Trung Quốc tại EU.
"Việc một nhà đầu tư Trung Quốc mua một sân bay ở châu
Âu là bình thường, nhưng thật không thể tưởng tượng được việc một công ty
của châu Âu mua một thứ tương tự ở Trung Quốc", Wuttke, người kêu gọi sự
bình đẳng cho các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc cho biết.
Tính đến năm nay, đã có 110 đầu tư của các doanh nghiệp
Trung Quốc ở châu Âu, đã hoàn thiện hoặc chưa, “một năm cực kỳ mạnh mẽ",
Phòng Thương mại EU cho biết trong một báo cáo hàng năm phát hành tháng này.
Nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc tên là Midea Group đã công
bố kế hoạch mua công ty sản xuất robot khổng lồ của Đức KUKA hồi tháng 5
Tài sản của các công ty châu Âu ngày càng có giá hấp dẫn hơn
với các công ty Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, và đặc biệt là
sau khi các công ty Trung Quốc, cả tư nhân và nhà nước, phát triển giàu mạnh
hơn khi Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Từ đó, châu Âu đã trở thành mục tiêu ưa thích của các công
ty Trung Quốc nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư hoặc như một “lối tắt” để thúc đẩy
chuỗi giá trị.
EU không có một tổ chức tương tự như Ủy ban Đầu tư nước
ngoài của Mỹ, trong đó có quyền từ chối đầu tư nước ngoài.
Năm ngoái, tổ chức này của Mỹ đã cấm Philips bán công ty con
Lumileds cho nhiều nhà đầu tư, trong đó có Trung Quốc, vì những lo ngại an
ninh.
Châu Âu đã trở thành mục tiêu ưa thích của các công ty Trung
Quốc
Vào tháng 8, chính phủ Úc cũng từ chối lời đề nghị của công
ty State Grid của Trung Quốc và công ty Cheung Kong Infrastructure Holdings có
trụ sở tại Hồng Kông muốn mua lại cổ phần của công ty Ausgrid, cũng do những lo
ngại an ninh.
Theo đó, Úc sẽ không cho phép lưới điện ở bang đông dân nhất
nước này lọt vào tay các nhà thầu từ Trung Quốc và Hong Kong. Theo Bộ trưởng
Tài chính Úc Scott Morrison, lo ngại an ninh quốc gia là trở ngại lớn
nhất để cho phép Trung Quốc thực hiện dự án.
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Trung Quốc và doanh nghiệp Cheung
Kong của Hong Kong đã đấu thầu thuê 99 năm với mạng điện lớn nhất ở Australia.
Tuy nhiên, ông Scott nói rằng Australia muốn đảm bảo cổ phần ít nhất 50,4% thuộc
về công ty điện lực nước này nên “ dự án điện là không phù hợp với an ninh quốc
gia”.
Bộ trưởng Tài chính Úc không đồng ý cho dự án điện lớn
nhất cả nước rơi vào tay Trung Quốc
Nhưng thỏa thuận với Midea Group để mua KUKA đã nhận được lời
chấp thuận của chính phủ Đức hồi tháng trước.
Steven Zhang, một chuyên gia kinh tế nhận định rằng sự cởi mở
của châu Âu và sự phát triển của Trung Quốc đã dẫn đến một sự kết hợp tốt giữa
các nhà đầu tư Trung Quốc và tài sản châu Âu.
"Cơn sốt mua tài sản châu Âu có thể nguội dần một khi sự
cải thiện trong nền kinh tế Trung Quốc tạo ra nhiều cơ hội đầu tư trong nước
hơn và sự phục hồi của thị trường EU sẽ tăng giá trị của các công ty EU, làm giảm
sức hấp dẫn với Trung Quốc", Zhang nói.
Theo Trà My - SCMP (Dân Việt)
Sau nhiều năm đầu tư và phát triển chiến lược, Trung Quốc
đang trên lộ trình trở thành “cường quốc vũ trụ”, vượt Mỹ vào năm 2020.
Trung Quốc có thể vượt Mỹ, trở thành "cường quốc vũ trụ"
vào năm 2020.
Theo Dailly Caller, Trung Quốc hướng tới việc đưa xe tự hành chạy bằng
năng lượng mặt trời lên sao Hỏa vào năm 2020. Bắc Kinh cũng là quốc gia đầu
tiên đưa tàu vũ trụ lên vùng tối của Mặt trăng trong cùng năm.
Ngân sách hàng năm phục vụ mục đích nghiên vũ trụ của Trung
Quốc vẫn còn khiêm tốn. Nhưng phần lớn số tiền được NASA chi tiêu cho mục đích
môi trường và các lĩnh vực khác, không liên hệ trực tiếp với thám hiểm vũ trụ.
“Sau nhiều năm đầu tư và phát triển chiến lược, Trung Quốc
đang trên lộ trình trở thành cường quốc vũ trụ, thậm chí là thống trị tuyệt đối”,
Popular Science nhận định. “Sứ mệnh Hằng Nga 4 chỉ là một ví dụ về quy mô và
tham vọng của Trung Quốc, trong việc biến không gian trở thành lĩnh vực quan trọng
trong dân sự và quân sự”.
“Ngày nay, vệ tinh Trung Quốc có mặt ở khắp nơi, từ định
hướng cho máy bay, tên lửa, máy bay không người lái trong khi quan sát sản lượng
cây trồng, căn cứ quân sự nước ngoài”, Popular Science cho biết.
Trung Quốc đã đổ bộ lên Mặt trăng, đi dạo trong vũ trụ, tăng
cường hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ với châu Âu hay phóng thành không trạm thử
nghiệm không gian. Kể từ năm 2003, Bắc Kinh đã 5 lần đưa phi hành gia lên vũ trụ.
Phi hành gia Trung Quốc.
Năm 2013, Trung Quốc được cho là đã phóng thử tên lửa phá hủy
mục tiêu trên quỹ đạo. Tháng 8 vừa qua, Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ tiết lộ rằng Lầu
Năm Góc rất cần chiến lược mới để bảo vệ các vệ tinh. Bởi Nga và Trung Quốc
đang ráo riết phát triển vũ khí
vươn tới không gian. Giới chức Mỹ coi đây là hiểm họa tiềm tàng trong chiến
tranh.
“Các đối thủ tiềm tàng đã sử dụng không gian để tạo ra lợi
thế trước quân đội Mỹ, phát triển vũ khí ngăn khả năng Washington tiếp cận vũ
trụ trong trường hợp xung đột xảy ra”, tướng John Hyten, chỉ huy Trung tâm chỉ
huy Không gian Không quân Mỹ tuyên bố.
Trong tương lai gần, NASA chỉ có một kế hoạch đưa tàu tự
hành lên sao Hỏa vào năm 2020. Dự án đưa người lên sao Hỏa hiện đã bị dời đến
năm 2030 bởi NASA vẫn phụ thuộc vào tên lửa Nga.
Nguyên nhân khiến NASA có thể không còn duy trì vị thế dẫn đầu
trong cuộc đua thám hiểm không gian là bởi chính quyền Tổng thống Mỹ Barack
Obama muốn tập trung vào các dự án môi trường, biến đổi khí hậu hơn. Đây là lý
do chính giúp Trung Quốc rút ngắn khoảng cách với NASA trên vũ trụ, Popular
Science kết luận.
Theo Đăng Nguyễn - Popular Science (Dân Việt)