caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 3 octobre 2015

Chine : un pont en verre à 180 mètres du sol

Chine : un pont en verre se fissure à 260 m au-dessus du sol

L'ouvrage avait été inauguré deux semaines plus tôt et était l'une des attractions les plus sensationnelles du parc géologique de Yuntaishan. 

Des personnes inspectent le sol en verre de ce pont suspendu, construit en Chine, dans la province du Henan, lundi 5 octobre 2015. 
Des personnes inspectent le sol en verre de ce pont suspendu, construit en Chine, dans la province du Henan, lundi 5 octobre 2015.  (STR / AFP)
Il a eu la peur de sa vie. Lee Dong Hai, un touriste qui marchait sur un pont en verre suspendu à 260 m au-dessus du sol, a soudain entendu un bruit de craquement, lundi 5 octobre. Sous les yeux terrifiés des passants, nombreux depuis l'inauguration, deux semaines plus tôt, de ce pont construit au-dessus du parc géologique de Yuntaishan, dans la province du Henan, la structure, présentée comme une merveille d'ingénierie, n'a, semble-t-il, pas résisté à la chute d'un objet, causant un mouvement de panique. Heureusement, l'ouvrage n'a pas cédé. 

Ces ponts suspendus, composés de sols en verre, sont très en vogue dans les parcs naturels chinois : en septembre, un autre de ces édifices, construit à plus de 300 m au-dessus du sol, a été inauguré dans la province voisine du Hunan.

"J'ai hurlé : 'Ça a craqué !'"

Sur le réseau social Weibo, l'équivalent de Twitter en Chine, le touriste explique : "J'étais presque arrivé au bout quand soudain, j'ai entendu un bruit. Mes pieds ont tremblé un peu. J'ai baissé les yeux, et j'ai vu qu'il y avait une fissure dans le sol, explique-t-il dans un post, traduit sur le site américain Mashable. Les gens ont commencé à crié. Moi, j'ai hurlé : 'Ça a craqué ! Pour de vrai !' Et j'ai poussé les gens devant moi pour que nous puissions tous courir."
Selon un porte-parole de l'office du tourisme de la montagne du Yuntai, interrogé par le site du Quotidien du peuple, les fissures sont apparues quand un touriste a laissé tomber un mug en acier sur le sol.
Résultat : le pont est fermé jusqu'à nouvel ordre. Même si, selon les autorités du parc, les touristes ne sont pas en danger : "Le sol est constitué de trois couches de verre trempé. Les fissures n'ont endommagé qu'une seule de ces couches."

12 khác biệt thú vị giữa phụ nữ và nam giới qua tranh của Yang Liu.

Chẳng biết có đúng không ?                  

Người xem bật cười với những so sánh thú vị mang tính gợi mở giữa phái yếu và phái mạnh.

Yang Liu (38 tuổi) tung ra loạt tranh đồ họa có tên Man Meets Woman. Tuy khai thác chủ đề giới tính đã quá quen thuộc nhưng tác phẩm của nhà thiết kế người Đức gốc Hoa vẫn tạo được sức lôi cuốn mạnh mẽ với độc giả nhờ những so sánh rất thú vị và thực tế giữa phụ nữ và đàn ông. Chỉ bằng những nét vẽ đơn giản, chàng nghệ sĩ đem lại cho người xem cảm giác hài hước qua chùm ảnh đối xứng mang tính chất gợi mở, liên tưởng trên nền xanh, hồng đặc trưng cho hai phái.
13-5218-1418351294.jpg
Một buổi tối hoàn hảo với đàn ông gồm có bia rượu, bóng đá, tình dục. Còn với phụ nữ là bữa ăn lãng mạn, nụ hôn say đắm, sex và cuộn mình trong vòng tay yêu thương của nửa kia.
1-3756-1418351294.jpg
Trong tình yêu, đàn ông quan tâm nhiều hơn đến tình dục còn phụ nữ đề cao những cảm xúc yêu đương.
2-2014-1418351295.jpg
Với phái mạnh, người phụ nữ đẹp thường gắn liền với vẻ đẹp nhan sắc. Còn với với phái đẹp, tiêu chí cho người đàn ông hoàn hảo sẽ thay đổi theo thời gian.
3-6681-1418351295.jpg
Khi nói về kinh nghiệm tình yêu, đàn ông thường khoa trương nhiều hơn những gì họ đã trải qua, nhưng phụ nữ lại giữ kín hoặc hé lộ rất ít về những mối tình của bản thân.
4-2871-1418351295.jpg
Khi bắt tay vào một công việc, đàn ông thường nhìn vào điểm mạnh của mình, còn phụ nữ luôn tự ti, nhìn vào nhược điểm bản thân.
5-8123-1418351296.jpg
Đàn ông chỉ có thể tập trung vào một việc, trong khi đó phụ nữ lại "đa năng" làm được nhiều việc một lúc.
6-5657-1418351296.jpg
Khi nhìn vào gương, phái mạnh thường ảo tưởng mình đẹp hơn thực tế, còn phái đẹp lại luôn nghĩ mình kém sắc hơn.
7-2393-1418351296.jpg
"Vũ khí" bí mật của phụ nữ là bộ dụng cụ trang điểm, làm đẹp, còn vật bất ly thân với đàn ông là các thiết bị sửa chữa.
12-3640-1418351297.jpg
Khi trò truyện, đàn ông vào thẳng vấn đề, còn phụ nữ luôn dẫn dắt vòng vo.
8-7584-1418351297.jpg
"Vũ khí" tối thượng của phái mạnh là sự im lặng, nhưng của phái đẹp lại là nước mắt.
9-5523-1418351300.jpg
Đàn ông luôn đơn giản, gọn nhẹ khi du lịch trong khi phụ nữ lỉnh kỉnh, mang vác hàng đống đồ.
11-8177-1418351300.jpg
Mẫu đàn ông hiện đại cũng có thể nấu nướng, chăm con, làm việc nhà giống như phụ nữ.
Mimie

Kỷ nghệ chế biến thức ăn Nhật và hậu trường các nhà hàng Nhật.

Kính gửi quý anh chị viéo để tìm hiểu kỷ nghệ nhà hàng và cách chế biến thức ăn Nhật mau, và khách hàng được dọn ăn thế nào.

Caroline Thanh Hương
Kỷ nghệ chế biến thức ăn Nhật và hậu trường các... par crth2837

vendredi 2 octobre 2015

Hãy Cho Tôi Buồn, thơ Trần Văn Lương và bạn hữu.

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dẫn nhập : 
     Có một số người có lẽ gần "đắc đạo" (?!) đã khuyên bảo tôi: - Bốn mươi năm rồi sao vẫn còn thù hận, buồn bã đau lòng làm gì? Chuyện mất nước đã qua rồi, quá khứ không kéo lại được thì than khóc thương nhớ mà làm gì?
     Một số người khác lại bảo: - Già rồi, sao không chịu "hoà hợp hoà giải" (sic) và bỏ hết tất cả buồn phiền cho lòng thanh thản rồi về "thăm quê hương" (sic), du lịch, chụp ảnh, làm "từ thiện" (sic) và "tham quan" (sic) các nơi? Đẹp lắm, rẻ lắm và vui lắm!
     Xin cám ơn các bạn!
     Nhưng...
     Rất mong các bạn có dịp gặp gỡ những người Arménie và bảo họ rằng: - Chuyện Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát dân của quý ông bà đã xảy ra cả 100 năm rồi, sao còn nhớ và thù hận làm gì? Sao không quên đi cho tâm hồn nhẹ nhàng? Hãy noi gương chúng tôi đây, mới 40 năm mà đã muốn quên đi tất cả!
     Hoặc gặp người Do thái và bảo họ rằng: - Bọn Nazi giết hại dân Do thái đã hơn 70 năm rồi, sao còn nhắc làm chi cho khổ, hãy quên đi cho lòng thanh thản!
     Hoặc gặp người Tây Tạng lưu vong để khuyên họ quên chuyện Tàu xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1950...
     Hoặc gặp người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) ở Tân Cương để bảo họ hãy bỏ qua việc Tàu Cộng hoàn toàn thống trị Tân Cương từ năm 1949...
     Hoặc gặp người Cuba tỵ nạn ở Miami để khuyên họ chấp nhận chế độ Cộng sản đang ngự trị trên Cuba từ năm 1959...
    Chúc các bạn may mắn!



Dạo:
      Người quên thì cứ việc quên,
Nhưng xin người hãy để yên tôi buồn.



Cóc cuối tuần:


      Hãy Cho Tôi Buồn

   Hỡi người bạn chắc gần "đắc đạo",
   Cám ơn người đã bảo ban tôi,
      Rằng: - Mình mất nước lâu rồi,
Sao còn thù hận, đứng ngồi đắng cay;

   Rằng: - Sao chẳng khoanh tay "hoà giải",
   Để trở về thoải mái vui chơi,
      Của ngon, vật lạ, giá hời,
Nhởn nhơ thỏa thích, chuyện đời mặc ai;

   Rằng: - Hãy bỏ ngoài tai mọi chuyện,
   Về quê làm "từ thiện" một phen,
      Để nghe thiên hạ ngợi khen,
May ra lại được chính quyền tuyên dương;

   Rằng: - Hãy viếng quê hương "đổi mới",
   Với đền thờ chói lọi nguy nga,
      Những khu giải trí xa hoa,
Tha hồ chụp ảnh mang ra khoe người.
                         x
                    x        x
   Những lý lẽ "hợp thời trang" ấy,
   Đừng phí giờ chỉ dạy riêng tôi.
      Bạn ơi, hãy gắng dành hơi,
Để đi rao giảng những nơi đang "cần".

   Giờ bạn hãy phát tâm Bồ tát,
   Khuyên bảo người dân Arménie,
      Bỏ qua chuyện Thổ Nhĩ Kỳ,
Trăm năm còn nhớ làm chi hở trời.

   Xin bạn đến can người Do Thái,
   Bảy mươi năm sao mãi sân si,
      Hãy quên hẳn bọn Nazi,
Bao nhiêu thù oán dẹp đi một lần.

   Bạn hãy nhắc giùm dân Tây Tạng,
   Chuyện đã hơn hai vạn ngày rồi,
      Giờ đây mọi sự đã nguôi,
Đấu tranh xuôi ngược, ngược xuôi ích gì.

   Xin bạn gặp người Duy Ngô Nhĩ,
   Bảo họ đừng lo nghĩ viển vông,
      Tân Cương số phận đã xong,
Hãy vui sống với cùm gông giặc Tàu.

   Và bạn hãy nặn đầu bóp trán,
   Khuyên nhủ người tỵ nạn Cuba,
      Ráng quên đi chuyện nước nhà,
Tự do dân chủ chỉ là mộng thôi.
                         x
                    x        x
   Mang thân phận mồ côi đất nước,
   Làm sao tôi quên được mà quên,
      Làm sao bịt mắt trùm mền,
Khi dân tôi vẫn triền miên đọa đày.

   Quên sao được chuỗi ngày bi đát,
   Khi giặc thù ào ạt vô Nam,
      Để rồi cửa nát nhà tan,
Máu xương lầy đất, oán than ngập trời.

   Quên sao được những người yêu nước,
   Vạch âm mưu xâm lược của Tàu,
      Nên đành gánh chịu thương đau,
Đêm đêm ngục tối gục đầu đếm canh.

   Quên sao được dân lành đói khổ,
   Trong khi bầy cán bộ đảng viên,
      Thẳng tay vơ vét bạc tiền,
Ra ngoài sắm sửa liền liền cơ ngơi.

   Quên sao được những người chiến sĩ,
   Giữ gìn quê liên lỉ ngày đêm,
      Giờ đây thân xác tật nguyền,
Vẫn còn hứng chịu liên miên đòn thù.

   Quên sao được ngục tù "cải tạo",
   Lò giết người tàn bạo ngụy trang.
      Từ khi bị ép tan hàng,
Biết bao xương trắng rừng hoang mỏi mòn.

   Quên sao được mảnh non sông Việt,
   Giờ biến thành đất Chệt, thương thay!
      Quê nhà nay đã sang tay,
Lối về cố quận dấu giày lạnh căm.
                         x
                    x        x
   Người ta cả trăm năm còn nhớ,
   Mãi kiên trì nhắc nhở cháu con,
      Lời thề phục quốc sắt son,
Qua bao ngày tháng vẫn còn như xưa.

   Ngọn lửa Việt chỉ vừa mới tắt,
   Bốn mươi năm lâu lắc gì đâu,
      Mà sao nỡ vội quay đầu,
Mà sao mới chớm sang giàu đã quên.

   Bạn cứ việc thản nhiên hạnh phúc,
   Hưởng thụ đời sung túc ấm no.
      Xin đừng nặng nhẹ nhỏ to,
Quê tôi đã mất, hãy cho tôi buồn.
                         x
                    x        x
            Lạnh lẽo mưa tuôn
       Trên cánh buồm xa bến.
           Ngậm ngùi nhớ đến
 Những lời thề vượt biển năm xưa.
                 Trần Văn Lương
                   Cali, 10/2015 



Anh đã viết bao nhiêu bài thơ buồn cho phận người Việt tha hương,
Anh đã viết thơ bằng nhiều thứ tiếng khác nhau để nuốt cái hận.
Nhưng anh chưa bao giờ hay có thể tôi chưa được đọc một bài thơ nào mà anh, Trần Văn Lương viết về lịch sử những người con của những đất nước trên thế giới mất nhà, mất người thân, mất đất đai mà không biết hận thù.
Khi cuộc chiến đã đi dần vào ký ức, khi lịch sử đã sang trang, khi lớp người trẻ ngày xưa nay đã phai màu tóc... và đã có những người nằm xuống vì đất nước này hay vì đã mất quê hương mình.

Còn ai nhớ đến nước mình những ngày mà chúng ta còn làm chủ, còn dân chủ và còn hát bài

"Việt Nam,Việt Nam nghe tự vào đời,
Việt Nam hai câu nói trên vành môi
Việt Nam nước tôi..."

 với niềm hãnh diện là người con của tổ quốc mình.
Hôm nay tôi không làm được bài thơ nào cả , mà chỉ gửi lại đây những bài và tài liệu đã post trước đây để anh chị có thể đọc và nghiên cứu nếu thấy còn chút tình cho người Việt tha hương.



 

Như thường lệ, vẫn cố có bài họa với anh Lương cho anh vui vì ít ra
 anh cũng có người đồng cảnh để giải buồn, dù cái buồn ấy có khác
 nhau, nhưng vẫn là cái buồn chung :


         Hãy  cho  tôi  buồn

.............
.............

                     

                  X      X

Bốn mươi năm rõi theo vận nước
Chẳng được gì, chỉ vội muốn quên
Chăn êm, nệm ấm, dưới mền
Nhưng trong tâm khảm luôn bên hận đầy.

Của người xưa, đằng đằng " Sát Đát "
Khi quân Tầu thoát xuống miền Nam
Manh tâm Hán hóa, phá tan
Cứu nguy xã tắc, vẻ vang một thời.

Nay là lúc triệu người trong nước
Cùng đạp đi ước vọng lũ Tàu.
Thôn tính, đặt mọi đớn đau
Lên đầu dân Việt, làm giàu cầm canh.

Xóa những cảnh đói nghèo khốn khổ
Dẹp những đòn búa bổ cửa quyền.
Nhân viên đảng, chỉ vì tiền
Từ trên xuống dưới, liên miên chẳng ngừng.

Già, chỉ buồn bao nhiêu chiến sĩ
Đã bỏ mình vì nước, ngày đêm.
Quyết tâm giữ lấy lời nguyền
Đuổi quân Cộng Sản, thuyền nhân oán thù.

Còn kẻ sống, lực tàn, cố tạo
Kể hành vi bạo ác vào trang
Sử mới, ghi lại những hàng
Ác ôn, thất đức luôn vang chẳng mòn.

Cho đời sau, còn con cháu Việt
Nghĩ cha ông, lẫm liệt kính thay.
Luôn luôn nắm giữ trong tay
Cẩm nang phục quốc, tỏ bầy hờn căm.

                 X
            X        X

Nay già cỗi, óc đâu để nhớ
Chẳng còn gì gửi lại cháu con
Nghìn năm, một tấm lòng son
Mong sao nối được lối mòn ngày xưa.

Tình yêu nước, đu đưa chẳng tắt
Nghĩa đồng hương, biết cất vào đâu.
Mãi nằm yên ở trong đầu
Tuyền đài có xuống mặc dầu, chẳng quên.

Mong ngày tới, tiền duyên gặp phúc
Cọng Sản đi, dân chủ chúc no.
Đạt thành hệ quả, công to
Họa chăng mới khiến cho ta hết buồn.

                    X
               X        X

Hi vọng tràn tuôn
Trên lòng người luôn đợi bến
Ngày ấy sẽ đến
Toại nguyện thân ốc hến lang thang.


         Trần Trọng Thiện

Gravity Glue 2014 / Nghệ thuật xếp đá thật hay.

Chắc tay anh có ma lực gắn nối lại những hòn đá với nhau và cái hay nhất là cho tảng đá to được đứng méo xẹo trên hòn đá nhỏ.

Từ đó, chúng ta cũng có thể rút ra những bài học như anh đá tảng được ngồi bệ vệ trên chú đá cuội có phải là nhờ những hòn đá bé xiú này không ?

Hay có khi chúng ta nhìn thấy chúng nó, những cục đá to tướng cũng có thể bị vỡ mặt khi rớt xuống nếu đám đá nhỏ không chịu được sức nặng của mấy anh  thích trèo cao, té bể đầu...

Nhìn nước chảy, nhìn đá bị mài dần, nghe tiếng nhạc réo rắc, quả thật youtube này có nhiều ngụ ý hay.

Tìm thêm nhé những gì chưa nói hết.

Caroline Thanh Hương

mercredi 30 septembre 2015

VIDEO. Regardez en avant-première "Human", le film de Yann Arthus-Bertrand/ Túi những đứa bé chạy giặc mang theo những gì trong đó?

VIDEO. Regardez en avant-première "Human", le film de Yann Arthus-Bertrand

 

 http://www.francetvinfo.fr/meteo/climat/direct-regardez-en-avant-premiere-le-film-inedit-de-yann-arthus-bertrand-human_1097791.html#xtor=EPR-51-[direct-regardez-en-avant-premiere-le-film-inedit-de-yann-arthus-bertrand-human_1097791]-20150927-[bouton]




Human repose essentiellement sur des entretiens réalisés auprès de personnes de toutes conditions et des images aériennes, le tout à travers 60 pays. Ce film basé sur des témoignages face caméra, où des hommes et des femmes se racontent, est à voir en avant-première, dimanche 27 septembre sur francetv info, et mardi 29 septembre à partir de 20h50 sur France 2.
Yann Arthus-Bertrand et son équipe ont passé trois années à recueillir près de 2 000 témoignages d'habitants de notre planète, avec au final une centaine de personnes choisies pour le film. Chacune a été invitée à s'exprimer, à travers 40 questions identiques, sur tous les sujets : l'exil, la guerre, la pauvreté, la solitude, l'homosexualité, mais aussi la maternité, la famille, l'amour ou encore le pardon.
Ces témoignages sont entrecoupés de prises de vues aériennes inédites qui subliment la planète et, parfois, mettent l’accent sur ses drames écologiques.



Ils n'ont rien pu prendre avec eux, ou presque. Tout tient dans ce "presque". Que contiennent les sacs de ceux qui fuient leur pays ? L'association humanitaire International Rescue Committee a publié un photoreportage consacré aux réfugiés d'un centre d'accueil de Lesbos (Grèce). Cette île, totalement dépassée par l'afflux de migrants, abritait quelque 20 000 candidats à l'exil, mardi 8 septembre.
Les clichés pris par le photographe Tyler Jump montrent les bagages très restreints qu'emmènent avec eux les migrants : quelques vêtements, des médicaments, un peu de nourriture parfois, un téléphone portable. Mais aussi des cadeaux ou des souvenirs du pays et des amis laissés derrière eux.





1/10
Omran (prénom changé), 6 ans, brandit fièrement son sac. Il est en route vers l'Allemagne avec sa famille. Comme ses parents savaient qu'ils allaient devoir traverser des forêts pour éviter d'être repérés, ils ont pris avec eux des bandages et pansements pour soigner les coupures et les égratignures. TYLER JUMP/ INTERNATIONAL RESCUE COMMITTEE




Partager cette image
2/10
Dans le sac à dos d'écolier d'Omran : un pantalon, un tee-shirt, des marshmallows (ses friandises favorites). Il y a aussi quelques produits pour rester propre : dentifrice, savon... Et une seringue, en cas de besoin. TYLER JUMP/ INTERNATIONAL RESCUE COMMITTEE




Partager cette image
3/10
Cette famille a tout perdu. Ses membres ont quitté la Syrie avec deux sacoches chacun. Pendant leur trajet entre la Turquie et la Grèce, le bateau a commencé à couler. Il y avait à bord sept femmes, quatre hommes et vingt enfants. Ils n'ont réussi à garder qu'un sac. TYLER JUMP/ INTERNATIONAL RESCUE COMMITTEE




Partager cette image
4/10
Voilà tout ce qu'il reste à une famille syrienne après une périlleuse traversée en bateau : des chaussures d'enfant, un tee-shirt, un jean, des médicaments, un peigne, une couche, deux petites boîtes de lait, des biscuits, des documents personnels et de l'argent. TYLER JUMP/ INTERNATIONAL RESCUE COMMITTEE




Partager cette image
5/10
Avec son mari et sa fille de 10 mois, Aboessa (son prénom a été changé), 20 ans, s'est enfuie de Yarmouk (Syrie). Le groupe Etat islamique a pris en grande partie le contrôle de ce camp de réfugiés palestiniens situé dans la banlieue de Damas, en avril 2015. TYLER JUMP/ INTERNATIONAL RESCUE COMMITTEE




Partager cette image
6/10
Dans le sac d'Aboessa, il y a un petit chapeau rose pour sa fille, une paire de chaussettes pour enfant, un bandeau jaune, des médicaments – dont des antibiotiques –, des gouttes pour les yeux, un petit pot de compote, des produits d'hygiène, dont du dentifrice et une crème de protection solaire. Il y a aussi un chargeur de téléphone et un porte-monnaie contenant une photo d'identité et de l'argent. TYLER JUMP/ INTERNATIONAL RESCUE COMMITTEE




Partager cette image
7/10
Iqbal, 17 ans, vient du nord de l'Afghanistan, avec un seul bagage. L'adolescent a parcouru des milliers de kilomètres pour fuir la province en guerre de Kunduz, où les combats font rage entre les talibans, l'armée et les milices. Il est passé par l'Iran, puis la Turquie. Parvenu à Lesbos (Grèce), il ne sait pas où aller. Il est en contact avec un ami qui a déjà fait le voyage jusqu'en Allemagne et il a un frère étudiant en Floride (Etats-Unis). TYLER JUMP/INTERNATIONAL REFUGEE COMMITTE




Partager cette image
8/10
Dans le sac d'Iqbal : un pantalon, une chemise, une paire de chaussures et une paire de chaussettes, du shampoing, du gel, une brosse à dents et du dentifrice, une crème blanchissante, un coupe-ongles, un peigne, des pansements, 100 dollars, 130 livres turques, un téléphone portable, un chargeur, et des cartes SIM d'Afghanistan, d'Iran et de Turquie. TYLER JUMP / INTERNATIONAL RESCUE COMMITTEE




Partager cette image
9/10
Nour est un artiste, qui peignait et jouait de la guitare depuis sept ans en Syrie. Il a pris, avant de quitter le pays, ce qui lui tenait le plus à cœur. TYLER JUMP/ INTERNATIONAL RESCUE COMMITTEE




Partager cette image
10/10
Dans le sac de Nour : un rosaire (donné par un ami), une montre (qui s'est cassée pendant le voyage, et qui lui avait été donnée par sa petite amie), deux bracelets, tous deux offerts par des amis, deux médiators pour sa guitare, un téléphone, une pièce d'identité, un petit drapeau syrien, un porte-bonheur palestinien. TYLER JUMP/ INTERNATIONAL RESCUE COMMITTEE

Les véritables avantages des fonctionnaires.français.


Les véritables avantages des fonctionnaires.

Selon un sondage Opinionway publié mercredi 23 septembre, 70% des Français sont d'accord avec le ministre de l'Économie Emmanuel Macron, qui juge le statut des fonctionnaires "inadapté". Quels sont leurs véritables avantages ? Le point avec Ambroise Ducher, de France 2.

Ils sont professeurs, infirmiers ou agents administratifs. Parmi les quelque 5,4 millions de fonctionnaires de France, environ 80% bénéficient tout d'abord de l'emploi à vie. Il reste cependant 900 000 postes occupés par des non-titulaires, en CDD ou en CDI.
Ensuite, les fonctionnaires bénéficient d'un régime de retraite plus avantageux que les personnes qui travaillent dans le secteur privé. Seuls les six derniers mois sont pris en compte dans le calcul de leur pension. Dans le privé, ce sont les 25 meilleures années qui sont retenues.

Pas de jour de carence en cas de maladie

Autre avantage, le supplément familial. Les agents de la Fonction publique ont droit à une prime dès le premier enfant. Elle est cumulable avec les allocations familiales classiques versées à partir du deuxième enfant. Ce "supplément familial de traitement" s'élève à 2,29 euros pour un enfant, puis s'échelonne de 73 à 110 euros pour deux enfants, et de 181 à 280 euros pour trois enfants.
Enfin, ils ont droit à plus de souplesse en cas d'absentéisme. En effet, leur jour de carence en cas d'arrêt maladie a été supprimé. Dans le privé, un salarié doit attendre trois jours avant de percevoir des indemnités journalières, sauf si sa convention collective est plus avantageuse.

mardi 29 septembre 2015

Nguyễn Vĩnh Long Hồ viết Nato là gì.

Kính mời quý anh chị nào muốn tìm hiểu Nato vào đây đọc bài viết.

Á CHÂU: NATO PHƯƠNG ĐÔNG ĐANG THÀNH HÌNH?


NATO LÀ GÌ?
Đó là tên gọi tắt của “Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương” (North Atlantic Treaty Organization) là một liên minh quân sự được thành lập ngày 4/4/1949. Trụ sở chính đặt tại Bruxelles (Bỉ) gồm có Hoa Kỳ và thành viên 28 quốc gia phần lớn các nước ở Châu Âu. NATO là một tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi quốc gia bên ngoài.
Mục đích thành lập NATO là để ngăn chận sự phát triển ảnh hưởng của Chủ Nghĩa Cộng Sản Liên Xô lúc đó đang trên đà bành trướng rất mạnh ở Châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập Khối WARSZAWA để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối nầy là cuộc đối đầu chính của Chiến Tranh Lạnh trong hậu bán thế kỷ XX. Năm 1966, Pháp rút khỏi NATO cho tới năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của TT Nicolas Sarkozy, Pháp mới quay trở lại NATO.
NATO lần đầu tiên tham dự quân sự tại Bosnia & Hercegovina từ năm 1992 – 1995 và sau đó thả bom xuống Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Ngày 1/4/2009, có hai thành viên thuộc khối Warszawa gia nhập NATO là Albania & Croatia. Ngoài ra, NATO còn có chương trình hành động thành viên MAP. Hiện tại MAP gồm Macedonia, Bosnia-Herzegovina và Montenegro.
Từ sau biến cố 11/9/2001, NATO tập trung vào thử thách mới là đưa quân tham chiến tại Afghanistan và Iraq. Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.
Sau khi Đế quốc Liên Xô & khối CS Đông Âu tan rã, khối Warszawa giải thể, NATO không còn đối thủ quân sự. Những quan tâm về lợi ích chính trị, quân sự lớn nhất của khối NATO theo truyền thống là bảo đảm an ninh trong khu vực Đại Tây Dương, bao gồm Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, với sự trổi dậy của Trung Cộng làm khu vực Châu Á-TBD sôi động hẳn lên, địa bàn ngày càng trở thành một trong những trọng tâm bậc nhất của địa chính trị thế giới.
TT Obama hẳn muốn các đồng minh Châu Âu dành sự ủng hộ cho chánh sách xoay trục trở lại Châu Á của Hoa Kỳ. Nhưng, Sergei – Phó Giám Đốc viện Nghiên cứu Viễn Đông – nhận xét: “Không phải tất cả đồng minh NATO đều sẵn sàng ủng hộ Mỹ vì Liên Minh Châu Âu, có một số nước muốn phát triển, hợp tác kinh tế với Bắc Kinh. Washington cũng nhấn mạnh rằng, việc thực thi chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á-TBD cũng nhằm phục vụ lợi ích của Châu Âu.
Hiện nay, Washington đang duyệt xét về cấu trúc an ninh khu vực như: mở rộng mô hình liên minh cũ sang hình thức liên minh mới, rộng lớn hơn, ngoài các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines…nó còn bao gồm các quốc mới ở châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Singapore và cả Mông Cổ trong chiến lược bao vây và cô lập Bắc Kinh…
Đại tá Không quân TC Dai Xu trong một bài viết với chủ đề: “Mỹ đang xây dựng NATO châu Á bao vây Trung Quốc”, Xu đưa ra nhận định rằng: “Mỹ đang xây dựng một NATO CHÂU Á cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong khối ASEAN bao vây và cô lập Trung Quốc. Nhưng, Bắc Kinh đã nhìn thấy viễn cảnh nầy, song có lẽ chưa đủ thế và lực ngăn chận sách lược nầy của Mỹ”.
Được biết Hải quân Hoa Kỳ có khoảng 285 chiến hạm đủ loại, 12 HKMH. Ngũ Giác Đài sẽ điều động 60% lực lượng Hải quân sang châu Á – TBD, trong đó có 6 chiếc HKMH vào cuối năm 2016. Giới chuyên gia phân tích cho rằng, Hoa Kỳ đang lên kế hoạch thông qua quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN để xây dựng cơ sở cho một phiên bản “NATO – CHÂU Á”. Liên minh nầy sẽ được sủ dụng để bao vây, kiềm chế và mục đích cuối cùng là đối đầu với TC.
MỸ SẼ ĐẶT BTL NATO – PHƯƠNG ĐÔNG Ở ĐÂU?
Để kiềm chế sự trổi dậy đầy tham vọng của TC dựa vào chuỗi đảo thứ nhất, có thể gọi đó là “chiến lược chuỗi đảo” của Hoa Kỳ để ngăn chận sự bành trướng của TC, một khi Mỹ hoàn thành kế hoạch mở rộng “hệ thống phòng thủ tên lửa” tại Châu Á-TBD, tạo thành một vòng cung án ngữ toàn bộ phiá Đông và Đông Nam Hoa Lục để có thể theo dõi chính xác bất kỳ một quả tên lửa đạn đạo (Ballistic Missile) nào được bắn ra từ nội địa Hoa Lục hướng ra Thái Bình Dương, nhất là đảo Guam.
Trên thực tế từ năm 2002, Cố vấn an ninh Quốc gia Ấn Độ là Pat Narayan đã đưa ra ý tưởng về một “NATO – Phiên bản Á Châu”. Trong những năm gần đây, sự hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh ở khu vực Biền Đông, đồng thời leo thang tranh chấp lãnh thổ và lãnh hãi bằng những đòi hỏi vô lý và bất hợp pháp với Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam…Trang Nikei mạnh dạnh đưa ra ý kiến về việc thành lập khối “NATO – Phương Đông”  đế đối đầu với tham vọng của Bắc Kinh.
Liên minh nầy có thể có danh xưng “Tổ chức Hiệp ước Châu Á” (ATO) phỏng theo mô hình của “Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương” giữa châu Âu & Bắc Mỹ. Các thành viên ATO phải xác định nhiệm vụ phòng vệ tập thể như NATO. Mỗi quốc gia thành viên yêu cầu phải có chi phí tối thiểu cho quốc phòng như NATO là 2% tổng sản phẩm quốc dân và phải trợ giúp bất kỳ thành viên nào trong khối ATO. Khối ATO cần mở rộng mối quan hệ  với các thành viên khối NATO,từ đó xây dựng một “Liên minh toàn cầu” để bảo vệ an ninh thế giới.
Australia là vị trí lý tưởng để Hoa Kỳ chọn để xây dựng một Bộ Tư Lệnh “NATO –  Phương Đông”. Rất có thể vì địa chính trị của Australia cách xa Trung Hoa Lục Địa và không quá gần bờ biển Hoa Lục như siêu căn cứ Guam hoặc Okinawa.
Theo Tiến sĩ Toshi Yoshihara – trường Đại học Hải Chiến Rhodes (Mỹ) – đã đưa ý kiến là Mỹ cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện của Hải quân Mỹ tại Australia. Triển khai kế hoạch nầy để khẳng định  và nâng cao vị thế của Mỹ tại khu vực Châu Á-TBD nhằm đối phó với Trung Cộng đang gây bất ổn khu vực nầy. Phân tích của TS Yoshihara chỉ ra rằng, Hoa Kỳ nên mở rộng hơn nữa các căn cứ quân sự ở Châu Á-TBD, vượt qua khỏi khu vực mà Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng trong tương lai.
Trong chiến lược đó, Australia có vị trí rất quan trọng vì bởi khoảng cách từ Australia tới các khu vực Mỹ quan tâm rất thích hợp. Những cơ sở vật chất và căn cứ có sẵn ở Australia có ý nghĩa lâu dài về chiến lược; thậm chí, có thể thay thế căn cứ quân sự ở Guam và Diego Garcia. Việc TQLC Mỹ đã triển khai tại căn cứ Darwin, thành phố thủ phủ của lãnh thổ phía Bắc Australia (Northern Territory) vào đầu tháng 4/2012. Chuẩn tướng Gus Mclachlan – Chỉ huy trưởng Lữ đoàn TQLC – cho biết sẽ hoàn tất việc điều động 2500 TQLC tới Darwin trước năm 2015 nhằm dàn trải lực lượng hải quân Mỹ, không tập trung quá đông tại một khu vực như siêu căn cứ Guam, sẽ trở thành mục tiêu tấn công của Bắc Kinh trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
CÁC THÀNH VIÊN CỦA “NATO – PHƯƠNG ĐÔNG” TƯƠNG LAI GỒM NHỮNG NƯỚC NÀO?
Những ý kiến kể trên kết nối các nước thành viên của “NATO – Phương Đông” trong tương lai nhằm đối phó hiệu quả những thách thức, tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh trong bối cảnh hiện nay. Ngũ Giác Đài mở rộng và phối hợp giúp các quốc gia đồng minh đào tạo các vũ khí hiện đại công nghệ cao, huấn luyện cũng như tăng cường các cuộc tập trận hàng năm như sau:
[1] MỸ – NHẬT – AUSTRALIA TẬP TRẬN:
Cuộc tập trận có tên “Talisman Sabre” từ 5 tới 21/7/2015 tại vùng biển top end của Australia được mô tả là một trong những cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay, với tham dự 30.000 quân, 200 chiến đấu cơ, 3 tàu ngầm và 21 tàu chiến, diễn tập về đổ bộ bờ biển, nhảy dù, tác chiến trên đường phố. Hoạt động tập trận nầy để cảnh báo Bắc Kinh về những căng thẳng tranh chấp tại Biển Đông. TC là một trong 30 nước cử quan sát viên theo dõi cuộc diễn tập.
Phó Đô đốc Australia David Johnston tuyên bố: “Cuộc tập trận rất minh bạch. Chúng tôi thường xuyên giữ liên lạc với phía TC. Không có bất kỳ hoạt động khiến Bắc Kinh lo ngại”. Trong chuyến thăm viếng chớp nhoáng tại nơi diễn tập, Thủ tướng Tony Abott nói rằng, Bắc Kinh hiểu rõ thực tế Australia là đống minh của Mỹ.
Theo dõi cuộc tập trận, Trung tướng John Wissler – Tư lệnh lực lượng số 3 đóng tại Okinawa – nói rằng, ông chào đón sự hiện diện của Nhật Bản vì liên minh lớn mạnh hơn là chỉ đứng riêng một mình. Tham gia cuộc tập trận Talisman Sabre, Tokyo cho thấy họ sẽ sẵn sang quan hệ sâu sằc hơn với các đồng minh. Ngày 16/7/2015, Hạ Viện Nhật Bản đã thông qua dự luật về an ninh, cho phép quân độ Nhật có quyền hỗ trợ quân sự cho đồng minh và tham chiến ở nước ngoài.
Giáo sư Hugh White – GS nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia – nhận định: “Mỹ – Nhật Bản – Australia cho thấy là một liên minh 3 bên thực sự muốn đối phó với thách thức mà Bắc Kinh đang tiến hành xây dựng bất hợp pháp “đảo nhân tạo” quy mô rộng lớn ở Biển Đông có thể tạo ra một trật tự mới tại Châu Á-TBD.”
Ông Euan Graham – Giám đốc chương trình An ninh Quốc tế Đại học Lowy (Sydney) – bình luận: “Liên kết Mỹ – Nhật – Australia rõ ràng là một cân bằng cán cân quân sự tại Biển Đông, với Nhật Bản ở phiá Tây, Australia ở phía Nam, cả 3 nước đều có quyền lợi & tự do hàng hải và quan ngại đối với các tranh chấp lãnh hải ở với Bắc Kinh.”
[2] MỸ – ẤN – NHẬT SẼ TẬP TRẬN TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG:
Mỹ – Ấn Độ – Nhật Bản sắp có tập trận hải quân chung vào tháng 10/2015 tới đây. Các quan chức quân sự của 3 nước kể trên có cuộc họp tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản để thảo luận về cuộc tập trận chung. Đại diện các nước cũng đưa ra phương án triển khai các loại tàu chiến và chiến đấu cơ và các vấn đề hậu cần tại vịnh Bengal ở đông bắc Ấn Độ Dương. Mỹ & Ấn Độ đã từng đưa HKMH và tàu ngầm hạt nhân đến các cuộc tập trận song phương trước đây.
Các nhà quan sát cho rằng việc New Delhi quyết định mở rộng các cuộc tập trận hàng năm với Mỹ tên Malabar, có sự tham gia của Nhật Bản cho thấy mối quan hệ thắt chặt hơn gữa 3 nước. Malabar diễn ra trong bối cảnh Tokyo tăng cường vai trò của quân đội Nhật trước các hành động hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh. Ấn Độ Dương đang trở thành tâm điểm toàn cầu của dòng chảy thương mại và năng lượng chiếm tới 50% số lượng Container hang hóa đi qua và 70% lượng vận chuyển nhiên liệu xăng dầu.
Ngoài ra, Biển Đông còn có ý nghĩa chiến lược đối với “Hành động hướng đông” của Ấn Độ, thông qua việc nhất trí về lập trường giải quyết các tranh chấp Biển Đông và ký kết tầm nhìn chiến lược chung với Hoa Kỳ về khu vực Châu Á – TBD. Chính phủ của Thủ tướng Modi nhìn nhận Biển Đông là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ của New Delhi với phương Đông, cả về thương mại lẫn chiến lược, với các nước Đông Nam Á. Ấn Độ đã thể hiện vai trò đáng tin cậy đối với an ninh khu vực.
Reuters ngày 3/6/2015 đưa tin, Ấn Độ và Mỹ đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác quốc phòng qui mô lớn trong khuôn khổ chuyến thăm New Delhi của Bộ trưởng BQP Ash Carter để củng cố nỗ lực chung nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Theo Times of India ngày 16/5/2015, Bộ Quốc Phòng Ấn Độ đã quyết định đóng tàu sân bay hạt nhân INS Vishal thứ hai trọng tải 65.000 tấn với sự trợ giúp công nghệ của Hoa Kỳ. Bước đi nầy của Ấn Độ làm sâu sắc hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ.
Tóm lại , “TỨ GIÁC CHIẾN LƯỢC” Mỹ – Ấn – Nhật và Australia đang tiến hành việc thành lập một “NATO – Phương Đông” nhằm kiềm chế sự trổi dậy hung hăng của TC. Đặc biệt là tăng cường trên lãnh vực an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương & Thái Bình Dương, vì 2/3 lượng dầu nhập cảng của Ấn Độ phải chuyển qua Ấn Độ Dương. Còn phần lớn tài nguyên xuất cảng của Australia phải qua khu vực Biển Đông để sang Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông Raja Mohan – Quỹ Nghiên cứu Observer – nói rằng, cả New Delhi và Washington đều có chung một mục tiêu là không muốn thấy một Châu Á – TBD bị Bắc Kinh khống chế.
[3] MỸ VÀ PHILIPPINES TẬP TRẬN:
Ngày 19/6/2014, Mỹ và Philippines bắt đầu cuộc tập trận hải quân ở gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Tham gia cuộc tập trận có 5 tàu chiến gồm một khu trục hạm của Mỹ trang bị hỏa tiển dẫn đường và 1.000 binh sĩ tham dự cuộc tập trận kéo dài một tuân lễ tại các vùng biển ở phiá Tây đảo Luzon của Philippines. Các hoạt động tập trận được tiến hành ở địa điểm ngoài khơi bãì cạn Scarborough.
Hồi đầu tháng 5/2014, khoảng 5.500 binh sĩ Mỹ & Philippines đã tham gia cuộc tập trận chung hàng năm trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh. Cuộc tập trận mang tên Balikatan (vai kề vai) diễn ra một tuần sau khi Hoa Kỳ và Philippines ký hiệp ước quân sự.
Mới đây ngày 24/7/2015, Bắc Kinh đã bực tức với Washington cho rằng, Hoa Kỳ đã gây ảnh hưởng đến Toà án Trọng tài Thường trực (PCA) của LHQ ở Hòa Lan bắt đầu phiên điều trần đối với đơn kiện của philippines nộp năm 2013. Bắc Kinh mạnh miệng từ chối tham gia vụ kiện, cho rằng tranh chấp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của công ước vì nó là vấn đề chủ quyền, không phải quyền khai thác. Nhưng lại hối thúc Philippines rút đơn kiện đường lưỡi bò.
Philippines hoan nghinh quốc tế ủng hộ vụ kiện Biển Đông và 4 Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Jack Reed, Bob Corker, Ben Cardin tán dương nỗ lực của Philippines trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông và hối thúc chính phủ hỗ trợ các nước Đông Nam Á đối phó với mối đe dọa từ Bắc Kinh.
[4] NHẬT – PHILIPPINES TẬP TRẬN CHUNG:
Cuối tháng 6/2015 Nhật Và Philippines tập trận qui mô tại khu vực gần quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Động thái nầy của Nhật được mô tả để Nhật đóng vai trò lớn hơn tại vùng biển đang có tranh chấp.
Một phi cơ do thám tiến hành tập huấn chung với hải quân Philippines ngoài đảo Palawan. Phi cơ P-3C được xem là nổ lực chính của Nhật trong hoạt động chống tàu ngầm từ trên không. Nhật Bản mới đây đã tuyên bố không chấp nhận TC cải tạo đảo tại Biển Đông và lãnh đạo khốI G7 vào tháng trước đó ra thông cáo chung kêu gọi Bắc Kinh không bồi đấp đảo có qui mô tại khu vực nầy. Bộ ngoại giao TC bày tỏ quan ngại về hoạt động tập trận giữa Nhật và Philippines ở Biển Đông.
[5] MỸ – INDONESIA TẬP TRẬN CHUNG:
Ngày 13/4/2015, Manahan Simorangkir, phát ngôn viên Hải quân Indonesia, cho biết nước nầy muốn tập trận chung thường xuyên với Hải quân Mỹ trong vùng biển NATUNA, phía nam Biển Đông sau cuộc tập trận “Sea Survex” diễn ra thành công vào tuần trước.
Vùng biển Natuna giàu dầu mỏ của Indonesia bị phần chót của bản đồ “9 đoạn” do Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chồng chéo vào. Gần đây, chính quyền của TT Joko Widodo liên tục tuyên bố đường “9 đoạn không hề tồn tạI” & “không có cơ sở pháp lý”. Indonesia không ngừng tăng cường phương tiện quân sự và cảnh giác ở Natuna. Tư lệnh Quân đội, tướng Moeldoko, nói thẳng: “Tình hình Biển Đông hiện nay rất phức tạp. Chúng ta cần luôn cảnh giác vì sẽ có ảnh hưởng đến Indonesia. Chúng ta phải tiên liệu mọi tình huống và chuẩn bị cho điều không thể lường trước.”
[6] MỸ – MALAYSIA TẬP TRẬN:
Trong cuộc tập trận với Mỹ trên Biển Đông, Không quân Hoàng gia Malaysia đã điều động nhiều loại máy bay trong đó có cả tiêm kích đa năng Su-30 thuộc hạng hiện đại nhất, nó được trang bị hệ thống radar, hệ thống điện tử tối tân. Nhóm tàu chiến đấu HKMH USS Carl Vinson đã bắt đầu cuộc tập trận chung với không quân Hoàng gia Malaysia từ ngày 10/5/2015 trên Biển Đông.
Tham gia cuộc tập trận, không quân Malaysia đã điều động các chiến đấu cơ hiện đại gồm: tiêm kích đa năng Su-30 và F/A-18D, MiG-29N cùng thực hiện hoạt động diễn tập với tiềm kích F/A-18 Mỹ. Ngoài chiến đấu cơ, Malaysia còn triển khai tàu hộ vệ hiện đại nhất KD Lekir (FGS-26) tập trận chống hạm.
[7] MỸ – SINGAPORE TẬP TRẬN:
Hải quân Mỹ và Singapore ngày 29/7/2014 bắt đầu cuộc tập trận rầm rộ chung kéo dài 10 ngày tại Biển Đông trong khuôn khổ cuộc tập trận mang tên CARAT 2014 (Hợp tác huấn luyện & sẵn sàng chiến đấu trên biển).
Phó Đô đốc Hạm độI 7 thuộc Hải quân Mỹ (USN) Robert Thomas cho biết cuộc tập trận nằm trong chiến lược tái cân bằng lực lượng Mỹ ở Châu Á – TBD va cam kết của Washington về “tự do hàng hải” trong khu vực.
Hải quân Mỹ đã huy động 2 chiến hạm USS Wayne E. Meyer và USS Halsey cũng như nhiều chiến đấu cơ hiện đại khác, tham gia cuộc tập trận thường niên quy mô lớn lần thứ 20 với Singapore.
                                                                       *
Mới đây, Thủ tướng Australia Tony Abbott và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cùng đề cập mối lo ngại lan rộng trong khu vực trước những diễn biến phá vỡ nguyên trạng tại Biển Đông. Thủ tướng Tony Abbot cho biết, Australia phản đối các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng  của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông nói: “Chúng tôi ủng hộ duy trì tự do hàng hải, hàng không trong khu vực”. Rõ ràng, sự hung hăng ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông chỉ thúc đẩy khối ASEAN nghiêng về Mỹ – Nhật.
Philippines là một trong khối ASEAN có phản ứng mạnh mẽ nhất chống đối sự hung hăng ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông. Indonesia không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng “đường lưỡi bò” phi pháp của Bắc Kinh liếm tới tận bờ biển của Indonesia.
Theo Strait Times cho rằng, Bắc Kinh đang mất dần tầm ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, trong khi đó Mỹ & Nhật đang ngày càng gắn bó với khu vực nầy. Thông qua việc can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Washington từ “can thiệp giới hạn” chuyển sang “vai trò tích cực” ở Biển Đông. Nhật Bản cũng theo chân đồng minh can thiệp vào Biển Đông. Bắc Kinh đang phá hỏng tiếng tăm của mình khi kiên quyết từ chối dùng “Luật pháp Quốc tế” để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Ngày 3/7/2015, Thủ tướng Abe nghênh tiếp lãnh đạo 5 nước vùng sông Mekong: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện tại Tokyo ngày 04/7/2015. Việc đẩy mạnh hợp tác với 5 nước vùng sông Mekong nằm trong chánh sách Đông Nam Á mới của Nhật Bản. Theo GS Yamamoto: “Hội nghị thượng đỉnh lần nầy nằm trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm duy trì các mối quan hệ vào lúc Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực”. Theo China Business news, việc Nhật Bản quyết định viện trợ 6,1 tỷ USD cho năm nườc kể trên, được coi là một hành động chống Bắc Kinh.
KẾT LUẬN:
Ngày 25/7/2015, phát biểu tại một cuộc “hội thảo an ninh” tại tiểu bang Colorado, Đô đốc Harry Harris, nhân vật đứng đầu BTL / Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ, nói rằng: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và của các nước đồng minh trước bất kỳ mối đe dọa nào phát xuất từ những hòn đảo nhân tạo đó,” ông nói.“Bắc Kinh đang xây dựng chủ quyền giả tạo và phá hoại hệ thống sinh thái qua việc xây dựng đảo nầy trên những rạn san hô và những bãi cạn ở Biển Đông. Tác động môi trường nghiêm trọng đó là hoạt động lấp biển lấy đất của TC, mà bảo vệ môi trường dễ bị tổn thương của chúng ta là một trách nhiệm toàn cầu”.
Những phát biểu cứng rắn của Đô đốc Harris đưa ra chưa được một tuần, Đô đốc Scott Swift đích thân tham gia một phi vụ trinh sát ở Biển Đông nhằm nêu bật sự quan tâm của quân đội Mỹ đối với tình hình trong khu vực chiến lược cực kỳ sôi động nầy.
Theo thiển nghĩ của tôi, để thống nhất hệ thống chỉ huy và phân chia khu vực trách nhiệm, trong đó yếu tố Nhật Bản sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khồi “NATO – Phương Đông”. Sớm hay muộn gì tổ chức nầy sẽ được thành hình, phỏng theo mô hình  của “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” để chận đứng chủ nghĩa bành trướng, bá quyền khu vực của Bắc Kinh.
Tình hình hiện nay tại Biển Đông, Tập Cận Bình cũng thừa hiểu rằng, Bắc Kinh đang đứng trước nguy cơ bị Mỹ – Nhật và các quốc gia Châu Á – TBD bao vây, cô lập; vì vậy, Bắc Kinh xuống giọng năn nỉ  Philippines hủy bỏ vụ kiện. Mặc dù, Bắc Kinh đổi giọng về Biển Đông, nhưng trên thực tế Bắc Kinh vẩn tiếp tục các hành động “phá vỡ nguyên trạng” và khẳng định chủ quyền 80% lãnh hải trên Biển Đông. Bắc Kinh vẫn ngang ngược theo đuổi kế hoạch sớm hoàn thành tất cả các công trình, đã được lên kế hoạch, sau khi bồi đắp xong các “đảo nhân tạo”.
Sự giả vờ xuống nước nầy cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng thuyết phục Mỹ & Nhật và chính phủ các nước ASEAN rằng Bắc Kinh không hề gây ra bất kỳ sự đe dọa nào ở Biển Đông? Điều đáng nói là Bắc Kinh chỉ thay đổi lời nói chứ không thay đổi hành động. Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố sẽ không từ bỏ một tấc lãnh thổ nào, bao gồm cà “đường lưởi bò 9 đoạn” ở Biển Đông. Tuyên bố nầy vẫn là mục tiêu chiến lược cho hành động ngang ngược của Bắc Kinh trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.
Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh không chịu từ bỏ tham vọng mưu đồ “quân sự hoá” Biển Đông và nhất định Mỹ & Nhật Bản cùng các quốc gia đồng minh châu Á – TBD sẽ lên kế hoạch thành lập khối “NATO – PHƯƠNG ĐÔNG” đề đối phó với Bắc Kinh. Xin hãy chờ xem…
                NGUYỄN VĨNH LONG HỒ 

dimanche 27 septembre 2015

Làm sao biết tôm khô nào có và không có hoá chất?


Mẹo đơn giản phân biệt tôm khô tự nhiên và tôm khô có hóa chất





(ĐSPL) - Tôm khô là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hiện tượng tôm khô bị tẩm hóa chất, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây là những mẹo giúp các bà nội trợ phân biệt được loại tôm khô ngâm hóa chất này.
Màu sắc
Tôm khô tự nhiên màu thường kém bắt mắt hơn. Tôm tẩm hóa chất màu tươi, sặc sỡ.
Cụ thể, với tôm khô tự nhiên sẽ có màu hồng ở phần đuôi tôm, phần bụng tôm có màu hơi trắng ngà của thịt tôm, phần sống lưng vẫn còn ruột tôm màu đen. Còn đối với tôm tẩm hóa chất, màu tôm có thể là màu cam, đỏ hoặc hồng chóe đều khắp thân tôm.
Kích thước
Tôm khô chuẩn phải là tôm đánh bắt từ biển. Có hai loại được dùng làm tôm khô là tôm bạc và tôm huyết. Loại tôm này kích thước thường nhỏ hơn chiếc đũa. Còn nếu tôm khô mà to hơn chiếc đũa thì phần lớn là tôm sú nuôi hoặc tôm chón đánh ngoài biển. Ngoài ra, có một khả năng nữa là tôm được ngâm hóa chất cho nở to ra.
Giá thành
Tôm tươi mua ở biển có giá khoảng 40-50.000 đồng/kg. Khoảng 10 - 11kg tôm tươi mới cho ra 1kg tôm khô. Hơn nữa quy trình làm tôm khô rất thủ công và lâu, nhiều công đoạn: chích ra để lấy hết cát, rồi luộc, phơi khô từ 2-3 ngày dưới nắng, sau đó đập bóc vỏ tôm ra. Như vậy mỗi kg tôm tươi phải có giá thấp nhất khoảng 450-500.000 đồng thì chủ hộ mới có lãi.
Nhưng hiện nay, do nhiều người tham rẻ và không biết, nên chọn loại dưới 400.000 đồng mà không hay mình đã chọn loại tôm tẩm hóa chất được chế biến từ loại tôm rẻ tiền và không được chế biến theo đúng quy trình.

Tôm khô tự nhiên (màu nhạt) và tôm khô ngâm hóa chất (màu đậm).

Thử nghiệm
Ngâm nước: Nếu là loại tôm tẩm hóa chất, chỉ cần ngâm nước lạnh hoặc nước nóng một lúc sẽ phai màu ra bát nước, còn tôm khô tự nhiên, con tôm chỉ nở ra và bát nước vẫn trong.
Ăn thử: Tôm phải được phơi thật khô, con tôm cứng chứ không mềm, ăn thử thì rất ngon và ngọt, có vị thơm đặc trưng. Nếu là tôm nhuộm màu hay tẩm hóa chất thì vị ngọt và mùi thơm tự nhiên của tôm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều mùi hóa chất.
Cách chọn tôm khô ngon
Tôm khô ngon thường có màu đỏ tươi tự nhiên (màu của men gạch), đó là loại tôm được phơi sống. Tôm khô có màu đỏ nhạt, hay đỏ sẫm là tôm đã để lâu ngày và được luộc chín mới phơi hoặc tôm được tẩm bằng phẩm màu. Tôm ngonthịtsăn, chắc, ngửi không có mùi nồng.
Tôm đất (sông) thường ngọt hơn tôm biển. Tôm đất thân nhỏ và tròn hơn tôm biển. Một cách khác nữa phân biệt là tôm biển thường có mùi tanh tanh hơn tôm đất.
Bảo quản
Tôm khô bảo quản đúng có thể dùng trong nhiều tháng mà không lo bị mốc hay mất đi hương vị. Mua tôm ở chợ về, bạn nên phơi tôm khoảng 2 đến 3 ngày nắng cho tôm thật khô. Sau đó để nguội gói tôm vào trong giấy báo bọc lại cất giữ trong hũ đập nắp kín.
Ngọc Anh (Tổng hợp


Đánh tráo tôm khô Louisiana
Hình nầy đủ để trả lời câu hỏi  về vụ tôm khô.
Front :  Bên ngoài in : LOUISIANA . ( Mập mờ không nói rõ ràng là tôm đánh bắt hay làm ra từ một cơ xưởng ở Louisiana, in tiếng Tàu cho những người Hán Thâm như lão Bò Bía dễ nhận dạng).
Back : In  Capital  : PRODUCT OF USA (Quá đã). 
Nhưng bar code thì lại là giáo Tàu đâm sau lưng phe ta. 
Code 690-695  là  "Ngộ Hẫu Xực".
Ráng order vài chục pounds để dành ăn tết con khỉ.
 photo DRIED SHRIMP._zpsuvabqbec.jpg

Sample: All barcodes that start at 690 - 695 are all MADE IN CHINA. 471 is Made in Taiwan
Government and related departments won't educate the public. Therefore, we have to educate ourselves.
Nowadays, chinese businessmen know that consumers do not prefer products 'Made in China', so they don't show from which country it is made. 

However, you may now refer to the barcode, 
remember if the first 3 digits are: 690-695 then it is Made in China.

BARCODES
00 ~ 13 USA & CANADA
30 ~ 37 FRANCE
40 ~ 44 GERMANY
49 ~ JAPAN
50 ~ UK
57 ~ Denmark
64 ~ Finland
76 ~ Switzerland and Lienchtenstein
471 ~ Taiwan
480 ~ Philippines
628 ~ Saudi-Arabien
629 ~ United Arab Emirates
690 ~ 695 China
740 ~ 745 Central America

Please spread this to everyone .