caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

jeudi 7 mai 2020

Chương trình đọc và nghe đọc ̣ truỵên hay Hồ Sơ Một Tử Tù của tác giả Nguyễn Đình Tú.

tt

 Kính mời quý anh chị đọc và nghe đọc một truyện trong bối cảnh lic ̣h sử khá đặc biệt.
Lồng trong truyện này một triết lý về tôn giáo bất ngờ sáng ngời làm người đọc hoàn toàn lạc vào một thế giới mà mình tuy đã biết đã nghe mà có thể chưa bao giờ cảm nhận được như nhân vật trong truyện này.
Càng ngày càng có thêm nhiều giong đọc khá rõ và phâ`n thu âm thật hay.
Cám ơn tác giả và quý anh chị đã lưu lại trên net.
Caroline Thanh Hương

Hồ sơ Một tử tù - Full - Nguyễn Đình Tú

Văn Quang và bài viết “Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa.

Còn Một Chút Gì Để Nhớ Để Quên?
Kính mời quý anh chị đọc bài viết của Văn Quang, đọc để nhớ một chút gì khi thấy cảnh cũ, ngày xa xưa nào đó.
Caroline Thanh Hương


“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa

Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó ở Sài Gòn này, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt.
Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tự Do xưa kia của chúng tôi. Nhìn toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ như nhìn thấy cái gọi là “trại cải tạo”. Thì ra, sau hơn 12 năm, cái “trại cải tạo” ấy vẫn còn ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay cả trong giấc mơ. Thế nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi bỗng cúi đầu, chẳng muốn nhìn lâu và cũng chẳng muốn tìm hiểu xem trong thời gian tới, nó sẽ mọc lên cái gì. Tôi cứ nghĩ Gival đã thuộc hẳn về quá khứ, như những người bạn tôi ra lò hòa thiêu, không bao giờ gặp lại.
Văn hóa không tên tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa
Đường Tự Do.
Ông bạn thấy tôi khựng lại, bèn giải thích: “Nó mở lại Givral hôm qua (10-10-2012) ở chỗ cũ rồi ông ạ. Cũng điểm tâm, cà phê như xưa. Ra ngồi xem cho biết, nhớ lại chút kỷ niệm xưa.”
Nghe bùi tai, tôi đồng ý ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ bạn, nhờ tình, nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy.
Nói đến Gival là nhớ đến La Pagode, Brodard… chắc chắn những người đã từng sống, từng ghé qua Sài Gòn chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà báo, dân biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. Còn một số lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại “thủ đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài Gòn thập niên 60-75 cũng hay lui tới nơi này. Đây là một địa điểm trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mọi việc, từ hẹn hò, mua sắm vài thứ, đợi giờ vào rạp chiếu phim, hoặc chỉ đi “bát phố” mà hồi đó chúng tôi gọi là đi “hittuking”, tức là đi “hít tủ kính” chứ không mua bán gì. Hơn thế, thương hiệu bánh ngọt Gival rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách sành ăn. Mấy bà đi ngang qua Lê Lợi – Tự Do ghé vào mua vài cái bánh mang về cho chồng con là chuyện bình thường.
Givral, La Pagode, Brodard đã trở thành một cái “trục văn hóa không tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài Gòn.
Văn hóa không tên tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa
Givral nằm trong thương xá Eden.
Sau năm 1975, Gival vẫn còn sống sót cho đến khi khu này bị “giải tỏa”, nhưng khách không còn “chọn lọc” như thời xưa. Khách hàng đủ mọi loại, ông Tây bà Đầm, ông Hàn Quốc bà Đài Loan, chân dài đẹp, chân dài xấu, nghệ sĩ thập cẩm ra vô thong thả và giá cả cũng vào loại trung bình, không “mềm” cũng không “cắt cổ”.

Givral ngày ấy bây giờ

Trong khi ông bạn tôi tìm chỗ gửi xe, tôi đứng trên đường Lê Lợi nhìn qua khung kính vào nhà hàng Gival mới. Nó vẫn ở cái góc Lê Lợi – Đồng Khởi, mấy cái cửa kính lớn vẫn cho khách có thể nhìn ngắm hai mặt đường phố và tất nhiên khách đường phố cũng có thể chiêm ngưỡng những khách hàng “đẳng cấp” ngồi bên trong.
Điếu đáng tiếc nhất là cái cột to tướng đúng vào góc đẹp nhất che lấp mất tầm nhìn nơi cửa chính trước kia, làm cho không gian có vẻ như chật chội hơn, không thể nhìn thẳng ra nhà hát lớn, khách sạn Continental với phong cách rất Tây và khách sạn Caravelle cùng cái vòng xoay và những con đường chảy vào giữa lòng thành phố.
Văn hóa không tên tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa
Givral (bên trái cùng) trước khi bị đập bỏ.

Chúng tôi bước vào nhà hàng với một vẻ lạ lẫm. Những chiếc bàn ghế mới toanh, những bộ salon kê hai bên góc khá đẹp. Tất cả đều mang dáng vẻ sang trọng như bất cứ một nhà hàng cà phê, điểm tâm “có hạng” nào ở những thành phố lớn.
Khoảng 9 giờ sáng, khách đã chiếm hết số bàn trong tiệm. Số còn lại ngồi rải rác quanh chiếc comptoir hình móng ngựa. Những người hoàn toàn xa lạ ngồi riêng biệt, chẳng ai nhìn ai. Cái không khí ấy khiến tôi không thể quên những ngày xưa. Tuy ngồi khác bàn nhưng chúng tôi vẫn có thể biết xung quanh mình có những ai.
Bàn bên kia là bốn năm anh ký giả chuyên làm tin hành lang Quốc Hội, bàn góc trái là mấy ông dân biểu Hạ Nghị Viện thời Đệ Nhị Cộng Hòa đang say sưa bàn về những “ý kiến” đã và đang chuẩn bị lên diễn đàn. Bàn giữa nhà là mấy “dân chơi” quen mặt, có lẽ ngồi đợi người đẹp… Thỉnh thoảng một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt thân thiện. Sự gần gụi, quen thuộc ấy chính là cái linh hồn của Givral trước 1975. Bây giờ không tìm lại được nữa.

Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào?

Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là khách sạn Carvelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard.
Ba tiệm cùng nằm trên một con đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100m và gần như có kiểu kinh doanh giống nhau.. Nhưng thật ra, nếu để ý kỹ, khách hàng thường chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn hóa”.
“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa
Nhà hàng La Pagode.
Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất. Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống gì” (bởi ở miến Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đã biết La Pagode. Hồi đó Pagode còn bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa thì nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đãng. Khách đến thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt. Phía trong có một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc kiếm tiền. Ông Hoàng Hải, anh ruột của cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, có thể kể là một “nhà vô địch về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua một chục cái jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp hết lại kêu ông ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống jeton tha hồ chơi.
Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Đình Toàn… Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết.
Thật sự cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “bình loạn” vài cái tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi. Cả ba nhà hàng này với những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi những tin tức ấy là “radio catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được đặt tên là đường Catinat). Tuy nhiên cũng có những nguồn tin “bí mật quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ là sự thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đã là “láo toét” như nhiều người kết tội nó.
Vậy tạm gọi Pagode dành cho giới viết lách gặp nhau, xả stress.
Còn Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở ngay trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia”, chuyện phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện tình bà nghị ông nghị…, cứ nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên, ngoài người Việt Nam còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây.
Có một nhà thơ hàng đầu Việt Nam thời đó là thi sĩ Đinh Hùng, bình thường ông hay ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại ngồi ở Givral. Dáng người “thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào ông cũng chải chuốt, complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn xách chiếc cặp da, ông còn giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lãm của “công tử Hà Nội” những năm 50. Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở đây. Tôi để ý thấy hầu hết là những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù rì với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đã ngoại ngũ tuần nhưng trái tim vẫn còn rất trẻ. Những lúc nhìn ông “say” như thế, tôi có cảm tưởng như ông cũng giống như những cậu trai 20 ngồi bên cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của mình. Có lẽ vì vậy thơ ông bao giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại rất đặc trưng. Có thể, Givral chính là nơi bắt ngưồn cho những cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này.
Hôm nay ngồi ở Givral, hình bóng anh Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây. Nhớ lại, khi tôi viết truyện dài “Đời chưa trang điểm”, tiêu đề này chính là đã mượn trong câu thơ “đời chưa trang điểm mà xuân đã về” của anh. Lúc gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”. Mới đây mà đã hơn nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi!
Còn nhà hàng Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp, nhìn sang bên kia là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các em “ca nhe” từ vũ trường Ritz Hà Nội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê – Thăng Long Xích Thố, anh em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các “đại gia, tiểu gia” thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân có “xế bốn bánh” đủ để chở các em đi ăn đêm. Thỉnh thoảng một vài em vũ nữ, thường là loại có hạng như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy cái vũ trường gần đó như Tự Do, Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán dóc.
“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa
Nhà hàng Brodard.
Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn.
Còn một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng Thanh Thế, nơi này là chỗ gặp nhau của những ký giả thể thao như đàn anh Huyền Vũ, Thiệu Võ và một số những nhà báo miền Nam.

Không thể tìm lại dĩ vãng

Tóm lại, trong bài này, tôi chỉ muốn thông tin đến bạn đọc một nét “văn hóa xưa” vừa được khơi gợi lại giữa thành phố Sài Gòn. Nhưng với tôi, nó chỉ còn cái tên Givral của thời xa xưa thôi. Tất cả đều khác trước, giá cả lại quá cao không phù hợp chút nào với cánh phóng viên Việt Nam. Nó sẽ chỉ còn thích hợp với khách du lịch ghé ngang qua thành phố này.
Dù sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng lòng với những hoài niệm cũ, với Sài Gòn xưa, một cái gì đã mất đi không thể tìm lại được.
Văn Quang
Đăng lại từ bài viết cùng tên trên Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon (thntsaigon.forumvi.com)

Huỳnh Hữu Đức và bài Dạng Thơ Cô Nhạn Đường Luật Thi.

Kính gửi quý anh chị một bài sưu tầm nói về  thơ với bài viết của Hùnh Hữu Đức.
Thể thơ Đường Luật là loại thơ dành cho người chơi chữ, thạo chữ ngĩa và sử dụng nghĩa đen, nghĩa bóng nếu họ tthấy đúng quy luật.
Trong groupe của chúng ta cũng có những anh chị khá quen làm thơ Đường, nên ghé vào đọc bài này và cho ý kiến, nếu thấy thích thú.
Caroline Thanh Hương



Dạng Thơ Cô Nhạn Đường Luật Thi – Huỳnh Hữu Đức

Dạng Thơ Cô Nhạn Đường Luật Thi – Huỳnh Hữu Đức
Từ trước, chúng ta chỉ nghe nói đến các dạng thơ như Thủ Vỹ Ngâm, Liên Hoàn (Liên Châu), Thuận Nghịch Độc, Yết Hậu… và thời gian sau này có thêm các dạng Nhất Thủ Thanh, Ngũ Độ Thanh, Tung Hoành Trục Khoán … nhưng lại ít hoặc chưa nghe đến dạng thơ “Cô Nhạn”.
Thế dạng thơ Đường Luật cũ mà lạ này ra sao, mà lại rất ít người biết đến?
Lần theo các sách phát hành từ trước 1975 do các Học giả Nho Gia biên soạn, chúng ta thấy dạng thơ này đã được nhắc đến.
Theo cụ Phan Kế Bính, thơ Cô Nhạn có 2 dạng, một là dạng “Cô Nhạn Xuất Quần”.
1 – “Cô Nhạn Xuất Quần”:
Có nghĩa là con nhạn cô độc rời bầy đàn. Trong một bài thơ Đường Luật có 5 vần gieo nhau, chúng ta thấy vần cuối của câu 8 không theo đúng vần của các câu 1,2,4,6, mà đi lạc sang vần khác. Như bài thơ “Bóng Chiều” vần cuối là vần “ai” (hoài) chớ không phải vần “a”.

Thí dụ:
Bóng Chiều

Cái thói lem nhem lúc tuổi già
Xin đừng ham hố mệt thân ta
Nghe hương khoan tưởng dung nhan nguyệt
Thấy bướm thôi thầm bóng dáng hoa
Xin chớ đầu non mơ cánh hạc
Thiên thai đừng vọng tưởng tiên nga
Mặt trời dần tắt ngoài song cửa
Nào phải thanh xuân cứ mộng hoài
                                         Quên Đi

2 – “Cô Nhạn Nhập Quần”: 
Đúng là có xuất thì phải có nhập. Cô Nhạn Nhập Quần có nghĩa là con nhạn cô độc hòa nhập vào bầy đàn. Ở đây, con nhạn cô độc này ứng vào vần của câu 1. Vần của câu một đi riêng lẻ, các câu 2,4,6,8 thì chung một vần. Như bài thơ bên dưới chẳng hạn, câu 1 là vần “uôn” (suôn), các câu còn lại là vần “ương”.
Thí dụ dạng thơ “Cô Nhạn Nhập Quần”:

Tình Đầu

Bến đổ tình đầu chả mấy suôn
Yêu nhau lại phải tách hai phương
Thề non chỉ khiến nhiều đau xót
Hẹn biển để rồi nặng khổ vương
Có lẻ duyên phần luôn nghịch ý
Cho nên kiếp số khó chung đường
Xét ra hầu hết đều như vậy
Những mối tình đầu chẳng trọn thương.                                             

  Quên Đi

Sở dĩ dạng thơ Cô Nhạn Đường Luật Thi không được giới làm thơ ưa chuộng, có lẽ do vần gieo chuyển sang âm khác, mất đi sự êm ả của bài thơ. Cũng có thể chính vì nguyên nhân này mà dạng thơ Cô nhạn dần biến mất và không được nhắc đến. Tuy nhiên chúng ta thấy trong các vần gieo trong thơ Đường Luật, có nhiều bài gieo vần mà chúng ta gọi là Vần Thông (gieo vần gượng gạo còn gọi là Thông Vận) có đôi nét giống như Dạng Thơ Cô Nhạn:

Ký Cữu Dịch Trai Trần Công

Binh dư thân thích bán ly linh
Vạn tử tàn khu ngẫu nhất sinh
Vãng sự không thành Hoè quốc mộng
Biệt hoài thuỳ tả Vị dương tình
Bất lai tự nghĩ đồng Vương Thức
Tỵ loạn chung đương học Quản Ninh
Dục vấn tương tư sầu biệt xứ
Cô trai phong vũ dạ tam canh.

                           Nguyễn Trãi

Từ vần “inh” chuyển sang vần “anh”.

Dịch Thơ “Phúc Hưng Viên”  của Trần Quang Khải

Lượn quanh bến Phúc, nước theo vời
Vài mẫu vườn quê khá thảnh thơi
Tan tuyết, bờ mai châu kết
Quang mây, đình trúc ngọc đâm chồi
Nắng lên, mời khách pha chè thưởng
Mưa tạnh, sai hề giở thuốc coi
Xa ngóng ải Nam, im khói lửa
Trên giường nghiêng ngửa nhẹ hồn mai.

       Ngô Tất Tố

Ở bài thơ này từ vần “ơi” chuyển sang vần “ai”.

Cá Chép Vượt Đăng

Cá thần vùng vẫy vượt qua đăng
Được nước, nào ai dám rỉ răng
Cưỡi gió giương vây lên cửa Vũ
Xông mây rẽ sóng động vừng trăng
Giếc, rô ngứa vẩy khôn tìm lối
Trê, chuối theo đuôi dễ mấy thằng
Gặp hội hóa rồng nơi chót vót
Đã lên, bay bổng tít bao chừng.

                       Nguyễn Khuyến

Ở bài thơ này, các câu trên là Vần “ăng”, câu cuối chuyển sang vần “ừng”.

Dữ Cao Xá Hữu Nhân Biệt Hậu

Tương phùng loạn hậu lão tương thôi
Khiển quyển ly tình tửu sổ bôi
Dạ tĩnh Vân Am thuỳ thị bạn
Nhất song minh nguyệt chiếu hàn mai.


                           Nguyễn Bỉnh Khiêm

Còn bài Tứ tuyệt này từ vần “ôi” chuyển sang vần “ai”.

Như thế chúng ta có thể xem như dạng thơ Cô Nhạn trước đây, đã được các Học giả ngày nay chuyển sang một dạng khác gọi là Vần Thông (Thông Vận) chăng?

Huỳnh Hữu Đức

mardi 5 mai 2020

Groupe Cát Bụi giới thiệu chương trình thơ, nhạc thời đại dịch Coronavirus của Thanh Thanh, Đinh Hùng, Hoa Văn, Đỗ Quý Bái.

Kính gửi quý anh chị những bài thơ của groupe Cát Bụi Hương Xuân của nhiều anh về nhiều chủ đề.
Mỗi bài thơ có những nét riêng, những tâm sự khác nhau và cách diển tả cũng có chỗ đứng riêng của nó trong thế giới thi sĩ.
Cám ơn quý anh thi sĩ đã gửi bài và kính chúc quý anhnhững ngày bình yên trong cơn đại dịch Corona virus.
Caroline Thanh Hương
Về Đâu
Trước hết, chúng ta đọc thơ song ngữ của Thanh Thanh và phải nhìn nhận rằng thơ Việt mà chuyển ngữ thành anh văn khó kiếm được người viết hay hơn thi sĩ Việt Nam này.
Ngoài tài làm thơ song ngữ, Thanh Thanh còn có viết nhiều hồi ký lịch sử, quý anh chị nên vào những đừng dẫn của tác giả để đọc cho biết về thời gian tác giả còn chân trong chính quyền Việt Nam CộngHòa.

 
TỐNG BIỆT HÀNH
    
Ta tưởng Ngươi
đi về phương Đông
Ta rót cho Ngươi
chén rượu hồng
Rượu sẽ mềm môi
Ngươi sẽ khóc
Ta cười, Ngươi
có hiểu gì không?
Ta tưởng Ngươi
đi về phương Tây
Ta rót cho Ngươi
chén rượu đầy
Rượu sẽ làm cay
đôi mắt ướt
Ta nhìn, lệ rớt
giữa lòng tay...
Ta tưởng Ngươi
đi về phương Nam
Ta rót cho Ngươi
chén rượu tràn
Rượu sẽ làm hoen
thân áo bạc
Ngươi về, khật
khưỡng dưới vầng trăng...
Ta tưởng Ngươi
đi về phương Bắc
Ta rót cho Ngươi
chén rượu ngọc
Rượu sẽ vì ta
nói với Ngươi:
Vĩnh biệt.  Đừng
quay nhìn ngõ trúc.
Ta tiễn Ngươi.  Ồ,
ta tiễn Ngươi
Rừng phong không gió
trời không mây
Hoa đâu, để
ngát thơm vườn ngự
Ta tiễn Ngươi mà,
ta tiễn Ngươi!...
     
                     VI KHUÊ
A FAREWELL SONG
     
I understood you were leaving for the East;
I filled for you this glass of rosy yeast.
The wine would soften your lips, you would cry;
And I laughed ─ Did you understand why?
I felt as if you were departing for the West;
I served you with this fermented glassful of quest.
The wine would spice your eyes like balm;
And I watched tears dropping into my palm.
It seemed as if you were setting out for the South;
I entrusted to you this brandy to douse the drouth.
The wine would stain your jacket, smirched;
And, from the party, in the moon you lurched.
You made as if you were going to the North;
I have invested in your glass the pearls henceforth.
The wine would bid you "Adieu!" for my sake;
Do not look back at your small bamboo gate!
I gave you the send-off, oh, the parting time!
No winds in woods and clouds in sky could rhyme.
Flowers, let pervade this royal park sweet scent!
It was, indeed, a farewell ─ my bosom friend!
    
Translation by THANH-THANH













Mời các bạn xem

Cuộc phỏng vấn Ylan Mùi của Saigon Nhỏ về Covid 19.
Một chi tiết không đúng của cô phóng viên Saigon Nhỏ là Ylan tốt nghiệp khoa truyền thông tại Đại Học Loyola ở New Orleans, Louisiana, chứ không phải ở New York, New York.

Ylan & Covid 19
https://www.facebook.com/119540422775674/posts/270979927631722/?vh=e&d=n

Lara Fabian livre avec douceur le titre « Nos coeurs à la fenêtre »..
 NOS CŒURS À LA FENÊTRE
Mời các bạn nghe một bài hát cảm động của danh ca Lara Fabian 


NHỮNG TRÁI TIM BÊN THÀNH CỬA SỔ

Tôi nghe thấy qua những cửa sổ
Trong cái thế giới bị tụt sâu
Người ta lên tiếng hát tặng nhau.
Nếu thời gian bỗng đâu ngừng bặt
Trên đường phố thì bao tiếng hát
Của chúng ta sẽ vút cao bay
Đem hy vọng đến chín từng mây.
Hãy cất tiếng hát ngay bạn nhé,
Hãy cùng nhau hát không ngừng nghỉ.
Tìm chúng ta nở rộ, sẻ chia
Những thứ tối cần thiết để cho
Tâm hồn mình từ cánh cửa sổ
Sẽ tái sinh, thật là mạnh mẽ,
Kết nối với trọn cả bầu trời
Trong xanh và đẹp đẽ tuyệt vời.
Hãy cùng hát với tôi, bạn nhé,
Hãy cùng nhau hát không ngừng nghỉ.
Đêm nay, qua cửa sổ, tôi nghe
Cả thế giới cùng cất tiếng ca
Âm thanh vang lừng như ngày hội.
Những nốt nhạc bay xa, kết nối
Từng trái tim, an ủi, vỗ về.
Hãy cùng nhau vang tiếng hát ca
Hãy cùng hát đến khi tắt thở.
Đêm nay, tôi nghe, qua cửa sổ
Lời cầu nguyện cho kẻ sống còn
Và cảm nhận hết sức rõ ràng
Qua niềm đau tột cùng sự thật
Là khi yêu, chúng ta không chết.
Hãy cùng nhau ta cất tiếng ca
Cho đến khi ngừng thở, bạn nha!

MÙI QUÝ BỒNG
(phóng tác)
04/16/2020
********


Nos cœurs à la fenêtre

J'entends chanter par les fenêtres
Au monde abîmé, nous offrons ce cadeau
Si dans les rues le temps s'arrête
Nos voix enlacées portent l'espoir plus haut

Chante à l'infini
Chante
Chante à l'infini
Chante

Nos cœurs éclatent à nos fenêtres
À se partager ce besoin d'essentiel
Et j'entends si fort nos âmes renaître
Se reconnecter à la beauté du ciel

Chante à l'infini
Chante
Chante à l'infini
Chante

Stasera guardo alla finestra
Il mondo canta, sembra festa
E questa musica che passa
Mescola i cuori e li conforta

Canta a perdifiato
Canta
Canta a perdifiato
Canta

Stasera guardo alla finestra
Preghiamo insieme per chi resta
E ci accorgiamo nel dolore
Quando si ama non si muore

Canta a perdifiato
Canta
Canta a perdifiato
Canta

LARA FABIAN

https://www.facebook.com/100039457668177/posts/223300265661894/ 
4/7/2020 (Viết lúc đại dịch Vũ Hán)
  NỖI ĐAU DỊCH CÚM                           
Thơ Hoa Văn
Nhìn đoàn xe mang người đi thiêu đốt
Xót xa thay cho thân phận con người
Vi khuẩn này thật ác quá em ơi!
Bao giờ hết dịch bịnh này em nhỉ?

Dòng lệ nào khóc người đi an nghỉ 
Trái tim đau nỗi oan khuất vô cùng
Trăng vẫn còn, Sao vẫn ánh sáng trong
Những câu chữ ngậm ngùi lời đưa tiễn

Tình yêu thương sự bao dung thánh thiện
Trong lòng người đã nhoà nhạt thế sao!
Vì quyền lực, vì danh vọng, lẽ nào
Nên lòng người mang tỵ hiềm thù hận

Những ghét ghen những hận thù vô tận
Ý nghĩa nào nói hết được em ơi!
Đau khổ loài người còn mãi mãi thôi
Trong vô thức những vô tình còn lại

Xin nguyện cầu, mong Loài Người tồn tại
Sớm qua mau những tàn độc hôm nay
Từ hận thù từ vi khuẩn cúm này
Xin Thượng Đế chở che cho Nhân Loại.
Hoa Văn
4/7/2020 (viết lúc đại dịch cúm Vũ Hán)

XIN CẦU NGUYỆN CHO NHAU
 THOÁT NẠN DỊCH CÚM
Thơ Hoa Văn
Dõi nhìn theo những cụm mây chiều muộn  
Trời mùa Xuân mà se sắt cõi lòng
Suy cho cùng tất cả cũng hư không
Sao vẫn thấy xót xa đời cát bụi

Cả nhân thế đang mây mù u tối
Xin nguyện cầu sớm hết nạn dịch này
Từ nước Tàu đang di chuyển tới đây
Làm người mất rất nhanh và rất vội
  
Cho dẫu là giành tranh trong tăm tối
Người giết nhau bởi thù hận con người
Bởi quyền uy danh lợi phù phiếm thôi
Xin cầu nguyện cho nhau cùng thoát nạn

Người ơi người bớt phân chia thù, bạn
Cùng là người do Thượng Đế sinh ra
Lòng phân chia cách biệt thêm xót xa  
Vì yêu thương xin mở lòng nhân đạo

Lời cầu nguyện cho nhau trong tỉnh táo
Mong thế gian thoát khỏi nạn tai này
Người thương người hơn qua dịch hôm nay
Vì nhân ái xin bớt lòng thù hận.
4/2020 (viết lúc đại dịch cúm Vũ Hán)

Cám ơn anh Nhất Hùng đã gửi bản nhạc thật đau thương này.
Bài thơ Cách Ly khiến chúng ta thêm ngậm ng`ui cho nạn đại dịch Corona virus.

 “The Exodus Song” was written for 1960 film "Exodus" by Ernest Gold, who won an Oscar for the Score. The lyrics was added by Pat Boone as "This Land Is Mine" and his version charted #64 in 1961. 

The Exodus Song
Cette terre est à moiThis land is mine
Dieu m'a donné cette terreGod gave this land to me
Cette terre courageuse et ancienne pour moi This brave and ancient land to me

Et quand le soleil du matin And when the morning sun

Révèle ses collines et ses plaines Reveals her hills and plains

Puis je vois une terre Then I see a land

où les enfants peuvent courir librement.where children can run free.
Alors prends ma main So take my hand

Et marche sur cette terre avec moi And walk this land with me

Et marche avec moi sur cette belle terre And walk this lovely land with me

Je ne suis qu'un hommeTho' I am just a man
Quand tu es à mes côtésWhen you are by my side
Avec l'aide de Dieu With the help of God

Je sais que je peux être fort.I know I can be strong.
Alors prends ma main So take my hand

Et marche sur cette terre avec moiAnd walk this land with me
Et marchez avec moi sur cette terre dorée. And walk this golden land with me.

Je ne suis qu'un hommeTho' I am just a man
Quand tu es à mes côtésWhen you are by my side
Avec l'aide de Dieu With the help of God

Je sais que je peux être fort.I know I can be strong.
Pour faire de cette terre notre maisonTo make this land our home
Si je dois me battreIf I must fight
Je vais me battre pour faire de cette terre la nôtre. I'll fight to make this land our own.

Jusqu'à ma mort, cette terre est à moi!Until I die this land is mine!
Source : LyricFind
Paroliers : Ernest Gold
Paroles de The Exodus Song © Warner Chappell Music, Inc

Tản Mạn-Một Ngày Cách Ly.jpg

Trong thời gian mọi người bị cách ly có khác nào bị tù tại gia không?
Tìm được bài thơ song ngữ của anh Đỗ Quý Bái trước đây, mời quý anh chị cùng đọc lại.
Có phải khi mình bị xa vắng cuộc sống bình thường ồn ào, tranh chấp mà thế giới tự vào lao tù để tránh cho bệnh dịch phát sinh thêm giết cả những người chung quanh mi`nh, thì đây có lẽ húng ta là những người tù nhân đạo.
Cứu người và lại tự cứu mình hay xã hội là sự va chạm chém giết nhau mới đi đến nạn đại dịch vì có người còn cuồng hơn thượng đế, muốn sát sinh diệt chủng thế giới để chứng tỏ được gì?
Có lẽ họ quên họ cũng là người và rồi cũng sẽ ra đi với hai bàn tay trắng.
Cám ơn anh Đỗ Quý Bái đã gửi cho chúng ta nhiều bài thơ hay.
CRTH

EN PRISON    TRONG TÙ

Paul Verlaine LTĐQB lược dịch

Le ciel est,par-dessus le toit
Si bleu,si calme !
Un arbre ,par -dessus le toit,
berce sa palme.
La cloche dans le ciel qu'on voit ,
Doucement tinte
Un oiseau sur l'arbre qu'on voit
Chante sa plaine .
Mon Dieu, Mon Dieu , la vie est là .
Simple et tranquille .
Cette paisible rumeur
Vient đe la ville .
"Qu'as tu fait ? O toi que voila`
Pleurant sans cesse ,
Dis qu'as tu fait ,toi que voila` ,
De ta jeunesse?
Trời cao phủ xuống mái nhà
Thực là xanh thẳm ,thực là bình   yên !
Cây kia du ngọn êm đềm ,
Đong đưa cành lá phủ trên mái    nhà .
Chuông kia thấy phía trời xa ,
Bính boong nhỏ nhẹ la đà tiếng ngân
Chim trên cây đậu tần ngần
Nỉ non thánh thót và vần thở than .

Trời ơi cuộc sống chứa chan .
Thực đơn giản ,thưc an nhàn quá đi .
 Lao xao vài tiếng rù rù
Xa xa từ phố xá kia vọng về .
"Này ngươi ,ngươi đã làm gì ?
Để giờ ngồi khóc tỉ ti khôn ngừng ,
Nói đi, người đó rưng rưng ,
 "Cả thời son trẻ ngươi từng làm chi ? "