caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 22 juin 2015

Lê Xuân Nhuận viết về Ông Bà Ngô Đình Nhu Dưới Mắt Người Đời.

ÔNG BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
DƯỚI MẮT NGƯỜI ĐỜI
http://lexuannhuan.tripod.com/NgoDinhNhu.html
Lê Xuân Nhuận
 
Ông Cố-Vấn Ngô Đình Nhu được nhiều người, đặc-biệt là các vị thân-Diệm hoặc hoài-Ngô, xem là nhân-vật có tài+trí và đức+hạnh tuyệt-vời, là sách-lược-gia, là kế-hoạch-gia, là kiến-trúc-sư của chế-độ Đệ-Nhất Cộng-Hoà. Ngay chính Tổng-Thống Ngô Đình Diệm cũng phải gồng mình bảo-vệ Ông Nhu (luôn cả Bà Nhu), với tư-cách quân-sư chính-trị và ở vị-trí cận-thần tâm-phúc, cho đến phút chót của cuộc đời mình, đủ thấy là ông Nhu, trên nhiều phương-diện, vượt trội ông Diệm rõ-ràng. Cụ-thể những gì gọi là sự-nghiệp để đời của nền Đệ-Nhất Cộng-Hoà, là các chủ-đề sau đây, mà phần lớn đều qua “bộ óc” của ông Ngô Đình Nhu:
- Chủ nghĩa Nhân Vị;
- Đảng Cần Lao;
- Chương Trình Ấp Chiến Lược...
Ta hãy dựa vào chính các tài-liệu lịch-sử với các nhân-chứng trong cuộc, để biết giá-trị thực-sự của các công-trình kể trên ra sao (xin xem các Mục liên-quan).
Ngoài ra, “trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”:
● Theo ông LÊ TÙNG MINH
(Nhà văn):
“... Giữa năm 1963, Phạm Ngọc Thảo được thăng cấp Đại tá, vì ‘có công trong công vụ xây dựng nông thôn’ (?) Kỳ thật, vì ông Ngô Đình Nhu muốn dùng Phạm Ngọc Thảo trong việc thực hiện ‘chiến dịch BRAVO I’. Bởi vì vào lúc đó, thông qua các nguồn tin của Tình báo Quốc ngoại, ông Ngô Đình Nhu đã được biết: Chính Phủ Kennedy (Hoa Kỳ) đang có ý định ‘thay ngựa giữa đường’ - Nghĩa là bỏ ông Diệm, đưa người khác lên thay để ‘chống Cộng hữu hiệu hơn’ (?) Thật ra, Mỹ nghi ngờ ông Diệm ‘muốn bắt tay với Hồ Chí Minh’. Do đó, ông Diệm đã tỏ ý không chấp nhận để cho quân đội Mỹ vào tham chiến ở Miền Nam Việt Nam (?) Cho nên, ông Nhu định ra tay trước bằng cách làm một cuộc chính biến gia đình. Theo dự định, kết quả của cuộc chính biến này là đưa ông Nhu lên thay ông Diệm. Nhưng, vì ông Diệm không đồng ý (!) Thế là, PNT mất cơ hội lập công để ‘trở thành vị tướng kế cận Tân tổng thống Ngô Đình Nhu’ (?)”
(Trích từ bài Từ PHẠM NGỌC THẢO Đến PHẠM XUÂN ẨN - Cùng Ôm Khối Hận Đời Mang Theo Xuống Tuyền Đài! - New England, USA - Ngày 20-02-2007)
Tức là Mượn Tay Cộng-Sản (Phạm Ngọc Thảo) để Giải-Quyết Tình-Hình Nội-Bộ Miền Nam (tranh-chấp giữa chế-độ Diệm và Phật-Giáo)
● Theo ông NGUYỄN HỮU HANH
(cựu Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam và Cố Vấn Kinh Tế Tài Chánh cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm):
... Tôi còn nhớ một hôm tôi được phó Đại sứ Mỹ Palmer mời cơm tối; khi tôi đến, tôi giật mình thấy ông bà Nhu ở đó, và khi vào bàn ăn, chỉ có mỗi hai ông bà Nhu thôi. Sau bữa cơm, khi đứng nói chuyện, tôi thấy bà Nhu ghé vào tai ông phó đại sứ nói nhỏ. Sau khi ông bà Nhu về – về trước chứng tỏ mình là thượng khách – ông phó đại sứ cho tôi hay, bà Nhu hỏi ông, tôi là ai mà được mời cùng bàn với bà. Ông nói tôi là Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia và là cố vấn của Tổng thống; bà hỏi ông tại sao lại mời một ông Tổng Giám đốc ngồi cùng bàn với bà. Ông hơi khó chịu, ông trả lời với bà rằng tuy tôi chỉ là Tổng Giám đốc, nhưng toà đại sứ Hoa Kỳ coi trọng hơn là các bộ trưởng. Có lẽ bà đã bực mình nên về sớm. Tuy tôi là bà con với bà, nhưng không bao giờ tôi nói ra, bà con với bà đối với tôi là một cái nhục...
Tôi từ chối không vào Đảng Cần lao của ông Nhu, tôi cũng không chịu bỏ ‘đạo’ Khổng của tôi, để vào đạo Thiên chúa như một số tướng lãnh và nhân viên chính phủ khác. Tôi cũng không phải chạy theo hầu đức cha Ngô Đình Thục, hay hàng năm ra Huế hầu’ cậu Cẩn, như một số các bộ trưởng, và tướng lãnh.
Tôi hoàn toàn độc lập, nên tôi chỉ làm việc theo công tâm của tôi, là phục vụ đất nước và dân chúng. Không ai bắt buộc tôi làm việc gì trái với lương tâm của tôi được. Vì vậy mà tôi đụng chạm rất nhiều với những người chạy theo nịnh bợ ông Diệm, ông bà Nhu, ông Thục, ông Cẩn...”
(Trích từ cuốn hồi-ký “Brushing the World Famous” [“Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới”])
● Theo ông NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN
(Tiến-Sĩ Văn-Chương & Báo-Chí, Giáo-Sư Đại-Học):
Ngày 7 tháng 6 năm 1963
Bà Ngô Đình Nhu, được mệnh danh là Đệ Nhất Phu Nhân của Việt Nam Cộng Hòa (vì ông Diệm không có vợ) tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã giúp đỡ Phật Giáo. Trong lúc đó Tổng Thống Diệm, dưới áp lực của Phụ Tá Đại Sứ William Trueheart, ra lệnh cho mở cuộc điều tra về biến cố Phật Giáo ở Huế.
Bà Ngô Đình Nhu là nhân vật được quốc tế lưu ý vì sắc đẹp và sức quyến rũ của bả. Nhưng bà không phải là một chính khách khi bà tuyên bố với ký giả Mỹ về các cuộc tự thiêu của Phật Giáo: ‘Hãy để cho họ barbeque (nướng thịt). Họ cứ nướng, và chúng ta vỗ tay.
Bà lập gia đình với ông Nhu năm 1944. Từ tháng 7-1954, bà là người đàn bà duy nhất trong Dinh Độc Lập và thân cận với Tổng Thống Diệm nhất. Đó chính là cái lý do đã khiến Tổng Thống Diệm không thể để ông bà Nhu đi ra ngoại quốc như Hoa Kỳ đã khuyến cáo.
Trong quá trình phục vụ công ích cho xã hội, bà tỏ ra kiêu căng, ‘nữ kê tác quái, tham nhũng và vô tình trước những nỗi đau khổ của dân tộc Việt Nam.
Năm 1963, sau khi Phật Giáo nổi loạn, bà Nhu đi chu du thế giới để ‘giải độc’, để bênh vực cho Tổng Thống Diệm và cho chồng bà là ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Bà đã được đón tiếp nồng hậu ở vài nơi. Thân phụ bà là ông Trần Văn Chương, Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ, đã tháp tùng bà trong chuyến công du đó trên đất Mỹ. Nhưng ông Trần Văn Chương đã chống lại Tổng Thống Diệm, cạo đầu và phản đối các lời tuyên bố của bà Nhu là con gái ông.
Trong lúc đó, Tổng Thống Diệm vẫn không nghe theo lời yêu cầu của Hoa Kỳ, xác nhận là biến cố ở Huế là do Cộng Sản gây ra.
Nhiều tu sĩ Phật Giáo sau đó đã tiếp tục tự thiêu. Và bà Ngô Đình Nhu đã nói với ký giả Mỹ: Nếu họ cần thêm diêm quẹt để nướng thêm thịt, tôi sẽ cung cấp cho. Đó chính là những lời tuyên bố thiếu khôn ngoan và tế nhị của một dân biểu kiêm ‘Đệ Nhất Phu Nhân.
Có thế nói là hơn bất cứ ai, bà Nhu phải góp phần chịu trách nhiệm to lớn về sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa, và thể chế ‘gia đình trị’ mà Hoa Kỳ với tư cách là một quốc gia dân chủ, luôn luôn tỏ ra chống đối.
Sau khi Tổng Thống Diệm và ông Nhu bị mưu sát, bà Nhu sống cuộc đời giàu sang của người góa phụ La Mã.
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, hình ảnh của bà Nhu có lúc đã được dựng tượng (gọi là Hai Bà Trưng). Nhưng sau cuộc cách mạng 1-11-1963 dân chúng phá đổ ‘thần tượng’ này đã được xây với công phí quốc gia ở Bến Bạch Đằng.”
(Trích từ sách “Những Biến Cố Lớn Trong 30 Năm Chiến Tranh tại Việt Nam (1945-1975)” của Nguyễn Đình Tuyến [Đại Học Đông Nam, Houston, 1995] các trang 74-5)
● Theo ông HOÀNG DUY HÙNG
(luật sư, nhà báo, nhà văn):
... Ông Ngô Đình Nhu và vợ ông này là Trần Thị Lệ Xuân, đều là Dân-Biểu Quốc-Hội, nhưng ông Nhu không bao giờ tham-dự một buổi họp nào của Quốc-Hội! Mặc dù Nhu và vợ chỉ là cố-vấn trong chính-quyền Diệm, nhưng quyền-lực của họ đã vượt lên trên mọi người, chỉ trừ có Diệm mà thôi. Nhu và vợ gần giống như “thủ-tướng” trong chính-quyền Diệm. Nhu là một người thông-minh, song không thích-hợp trước công-chúng vì ông ấy nói-năng không lưu-loát. Cũng giống như Diệm, Nhu quá tự-tin, và nhiều người cho rằng đó là thói kiêu-ngạo. Trong lúc đó thì Bà Nhu là một phụ-nữ đầy tham-vọng, tuy nhiên, đối với nhiều người, bà ấy không có khả-năng giao-thiệp, khiến gây nên nhiều sự chống-đối nhằm vào chính-quyền Diệm. Vào ngày 13 tháng 12 năm 1957, Bà Nhu đề-xuất Luật Gia-Đình, cấm đa-thê. Luật này chọc tức nhiều chính-trị-gia và doanh-gia có quyền-thế. Dẫu dự-luật này là một vấn-đề gây tranh-cãi, Tổng-Thống Diệm đã chấp-thuận ký thành Luật trong năm 1959; đó là Luật số 1/59. Nhiều chính-trị-gia gọi nó là ‘Luật Bà Nhu’ thay vì Luật Gia-Đình. Bà Nhu cũng ra lệnh tạc và dựng hai bức tượng của hai nữ anh-hùng Việt-Nam, là Hai Bà Trưng, mà khuôn mặt thì giống Bà Nhu như đúc. Sau ngày Diệm bị ám-sát, dân-chúng đã kéo sập hai bức tượng ấy. Ngay chính thân-phụ của Bà Nhu là ông Trần Văn Chương cũng được bổ-nhiệm làm Đại-Sứ tại thủ-đô Hoa Thịnh Đốn, và thân-mẫu Bà Nhu là bà Chương cũng là Đại-Sứ tại Liên Hiệp Quốc. Cả hai đều không gắng sức biện-minh cho các biến-cố tại Nam Việt-Nam trước công-luận Hoa-Kỳ; và trong năm 1963, vì tin rằng họ có thể sẽ về nước, chồng làm ‘Tổng-Thống’, vợ làm ‘Thủ-Tướng’ nên cả hai đã công-khai chỉ-trích Diệm, Nhu, và phê-phán ngay cả con gái của họ là Lệ Xuân. Sự công-kích của họ thật-sự đã gây tổn-hại cho hình-ảnh của chính-quyền Diệm...”
(Trích và phỏng dịch từ bản thảo “A Common Quest For Vietnam's Future, a brief of Vietnam War, the First and Second Republic of Vietnam” [Cùng Tìm Tương Lai cho Việt Nam, tóm lược Chiến Tranh Việt Nam, hai nền Đệ-Nhất và Đệ-Nhị Cộng-Hòa] của Hoàng Duy Hùng)
● Theo Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC
(Giáo-Sư, cựu Dân Biệu VNCH):
Ngày 5-11-03, đài truyền hình Saigon T.V. cho đọc một lá thư của bà Ngô đình Nhu... chúng tôi thấy bà chưa học được sự hiểu biết và lòng khiêm nhường. Lẽ ra bà nên dành thì giờ để cám ơn các cấp trong GH Công giáo và toàn thể mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo đã nhớ đến và cầu nguyện cho cụ Diệm và hai người em cụ. Trước ngày 1-11-63, bà là một trong những người làm cụ Diệm mang tiếng là “gia đình trị” và người ta ghét lây cụ. Trong bài ‘Công và Tội Ngô Ðình Diệm’ đăng trên Nguyệt báo Ðông Phương, Seattle, WA, tuỳ viên TT, cố Ðại Úy Ðỗ Thọ, cháu ruột của kẻ bội phản Ðỗ Mậu, (nguyên văn tựa đề) có viết: ‘Tôi thấy ở ông bà Ngô đình Nhu, Ðức Cha Thục, cậu Cẩn, cho đến mụ Luyến gia nhân là những hình ảnh ma quái chập chờn bên con người đạo đức không biết tiền bạc, trọng lễ hơn tài’ đã đủ nói lên những đau khổ của cụ Ngô...”
(Trích từ bài BỐN MƯƠI BA NĂMMIỀN NAM LẠC HƯỚNG” của Tran Dinh Ngoc phổ biến trên Net [HOATUDO] : Monday, November 24, 2008 8:36 PM From: "hatien" < vanctnguyen @yahoo.com>
● Theo nữ bác-sĩ Nguyễn Thị Thanh:

... “Đến tháng Sáu năm 2001, đi thăm bệnh cha linh hướng của tôi là Đức Hồng Y Nguyễn đình Thuận (1) tại La Mã trong hai tuần. ...
... Trong thời gian ở lại Rôma cho ĐHY uống thuốc, tôi có hỏi thăm ĐHY về gia đình bà Nhu. ĐHY nói với tôi rằng mấy đứa con bà Nhu trách bà đã phát ngôn bừa bãi gọi "Phật Giáo là một Hiệp hôi và phản loạn" mà gia đình tan nát, giòng họ Ngô Đình mang tiếng xấu nên chúng nó không sống chung với bà, đều ra sống riêng. Tôi nghe mà thất kinh, không ngờ con cái bà Nhu sáng suốt cũng có ý nghĩ như tôi, và chúng rất yêu mến gia đình giòng họ như vậy. Tôi có hỏi ĐHY có hay thăm bà Nhu không, và ngày ĐHY chịu chức Hồng Y (2), bà Nhu có đến dự không ? ĐHY nói rằng ngài không dám đến thăm bà Nhu, vì sợ bà Nhu sẽ họp hành tuyên bố nầy nọ với báo chí làm phiền cho ngài. Ngày Lễ Phong chức Hồng Y của ngài, bà Nhu đòi được ngồi ghế danh dự, ĐHY không chấp nhận, nên bà Nhu không đến dự...”
... (trích lời của Ông Ngô Đình Châu:) “Năm 1960 trong ngày lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng, được tổ chức tại Vườn Tao Đàn, tôi được lệnh theo bảo vệ và chụp hình lưu niệm. Tôi còn nhớ trong bài diễn văn hôm ấy Bà đọc có câu:
- "Chiếc áo không làm nên thày tu"
Và sau buổi lễ đó có Cha vô mách với Tổng Thống cho rằng Bà Nhu đã xúc phạm tới các Cha. Tổng Thống bèn cho kêu Bà Nhu qua để giải thích và bắt Bà Nhu phải xin lỗi các Cha , song Bà Nhu cứng đầu không chịu xin lỗi mà còn đứng giải thích cho đó là câu nói từ ngàn xưa, vả lại không phải chỉ các Cha mới là thày tu mà các Thượng tọa, Đại đức cũng là thày tu mà họ đâu có phản ứng và bắt bẻ gì ?
Tổng Thống bèn đuổi bà Nhu ra khỏi phòng, bà còn lỳ đứng nói với các Cha nữa, làm Tổng Thống giận lấy luôn chiếc gạt tàn thuốc lá liệng bà Nhu, may lúc đó có Trung úy Đức thuộc Binh chủng Thiết giáp, thường được gọi là Đức đen ( một trong những Tùy viên) giơ tay ra chộp được, lúc đó bà mới chịu lui ra khỏi phòng...” .
(Date: Thu, 26 Aug 2010 22:03:46–0700
- Subject: FW: Bà Ngô Đình Nhu - Ngô Đình Lệ Thủy
- From: BANCHAPHANH HOIAIHUUBIENHOA <aihuubienhoa@gmail.com>
- To: donghuongbhgroup@yahoo.com)
(1) Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã qua đời rồi mà còn bị Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh đổi tên thành ra Nguyễn Đình Thuận.
(2) Mãi đến năm 2001 (38 năm sau năm 1963) mà Bà Ngô Đình Nhu vẫn không thay đổi tính tình.
LÊ XUÂN NHUẬN
http://lexuannhuan.tripod.com/NgoDinhNhu.html

Những bài về Ngô Đình Diệm

Nguyễn Văn Lục viết Nhớ Về Ông Bà Ngô Đình Nhu.

Trong chương trình đọc những bài viết lịch sử, hôm nay kính gửi quý anh chị đọc 

Nhớ Về Ông Bà Ngô Đình Nhu

Nguyễn Văn Lục

Tôi mới nhận được một giấy mời tham dự Lễ Tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 02/11. Tôi không một chút suy nghĩ và đã nhận lời. Lần đầu tiên nhận một giấy mời như thế kể từ khi ông chết. Cám ơn ban tổ chức. 

Tôi nhìn thấy tên người tổ chức: ông Lê Châu Lộc. Người đã có thời hãnh diện vì đã được sống bên cạnh vị Tổng Thống ấy. Từ Lê Châu Lộc, tôi liên tưởng đến những người từng có cơ hội gần gũi với Tổng Thống Ngô Đình Diệm như Đỗ Thọ, Nguyễn Hữu Duệ, Cao Xuân Vỹ, Tôn Thất Thiện, Cụ Quách Tòng Đức, Huỳnh Văn Lang, Trần Kim Tuyến Lâm Lễ Trinh, cụ Đoàn Thêm, Võ Văn Hải, Nguyễn Thành Cung, Nguyễn Cửu Đắc, Nguyễn Văn Minh và v.v...

Ít ai có lời phỉ báng, nặng nhẹ, nếu không nói là một lòng, một dạ. Hình như ít có vị lãnh đạo nào, dù đạo hay đời mà khi chết đi để lại thương nhớ và niềm kính trọng nơi những kẻ dưới quyền đến như ông? Hồ Chí Minh chăng? Không. Nào ai khác không có. Nhớ những người này, những kẻ một lòng, một dạ với ông thì đồng thời tôi cũng muốn không nhớ tới Đỗ Mậu, một số tướng lãnh hay Thích Trí Quang và Cabot Lodge. Nói chi đến thứ viết như Nguyễn Đắc Xuân, viết bẩn, bôi bẩn.

Khu biệt thự Trần Lệ Xuân (2 Yết Kiêu, Đà Lạt) lộng lẫy rộng trên 13 ngàn mét vuông vừa được nâng cấp trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Nơi lưu giữ hơn 30 ngàn mộc bản triều Nguyễn.


Tôi sẽ đến đó với một tấm lòng thanh thản. 

Bởi vì tôi đi đến đó không phải để vinh danh một vị tổng thống của nền đệ nhất cộng hoà. Đến đó không phải để tôn sùng, không phải để thần thánh hóa như người ta mỉa mai. Đến đó không phải vì ngu muội.vì thiếu hiểu biết lịch sử. Như người ta chửi. Cũng chẳng một chút mưu cầu gì. Bất cứ mưu cầu gì. Và có thể, tất cả những người đến đó, như tôi, đều chẳng có mưu mô, mưu cầu nào cả. Mưu cầu dựng lại đảng Cần lao nhân vị? Buồn cười. Đừng ai gán ghép gì cả. Có người vui mừng vì những cái chết đó. Có người buồn, thương tiếc. Người vui thì được, tại sao lại khó chịu khi người khác không vui, khi người khác buồn? Hãy cứ để cho người vui được vui và người buồn được phép buồn.

Tôi đến với một chút lòng. Chỉ có thế. Đến vì nghĩ rằng những năm tháng ấy, mặc dù chẳng phải là một xã hội toàn hảo. Mặc dù xã hội ấy chập chững khập khễnh giữa dân chủ, phong kiến, tự do và độc đoán. Tôi tránh chữ độc tài bởi vì nó nhiều mức độ quá. Và tôi vẫn tự hào với mình, với bạn bè mình, đó là những năm tháng đẹp nhất quãng đời tuổi trẻ của tôi, của chúng tôi. Tôi đã hỏi các bạn bè tôi, ít ai nói khác.

Hỡi những ai, những loài chim ri, chim sẻ đã từng là Chu Văn An, Petrus Ký, Gia Long, Trưng Vương. Nói lên đi, đã có lần nào các anh bị tù, bị bịt mồm, bịt miệng một cách bất công, bị đàn áp một cách vô lý… Và các anh, các chị đã có lúc nào cảm thấy bị ngộp thở, bị đè nén trong thời gian đó vì lý do tôn giáo? Do ai và người nào, bày tôi nào mà chúng ta bị đối xử như thế? Hãy tìm cho tôi một thời gian nào của mảnh đất miền Nam trong 20 năm và nay nửa thế kỷ đã qua những ngày tháng tốt đẹp hơn những ngày tháng ấy?

Tôi nhắc lại nơi đây một nhận xét của Võ Phiến về giai đoạn 1954-1963 như sau:

“Trong khung cảnh thái bình, nước nhà vừa có chủ quyền ..., chính phủ đang được tín nhiệm, trong không khí vui vẻ xây dựng một miền đất tự do, văn học nghệ thuật đã phát triển nhanh chóng mạnh mẽ. Tình hình văn học trong giai đoạn mở đầu miền Nam phản ánh cái phấn khởi, tin tưởng, tích cực….Sang giai đoạn sau cả văn nhân lẫn văn chương đều hóa ra phong trần…

(Trích Văn học miền Nam tổng quan, Võ Phiến, trang 207)

Trước 1954 và sau 1963, chúng ta đã sống thế nào? Trước 1954, nhiều nỗi bấp bênh. Tương lai vô định. Sau 1963, tình thế rối beng, tuổi trẻ chán ngán.

Trong khi thời gian từ 1954, miền Nam như một miền đất hứa cho nhiều người. Chúng ta đã đến đó và góp bàn tay, góp trí óc chúng ta xây dựng mảnh đất miền Nam ấy. Hơn thế nữa, chúng ta đã góp xương máu để giữ nó, mặc dù bây giờ chúng ta đã mất. Mất tất cả? Dù thế, chúng ta đã để lại một di sản văn hóa, tinh thần tự do và một thể chế hành chánh tương đối quy mô và hữu hiệu.

Và chỉ khi thật sự mất miền Nam, chỉ khi chúng ta không còn gì… chúng ta mới có dịp so sánh và nhìn lại. Chúng ta mới thực sự hiểu và đánh giá đúng mức cái gia tài văn học, văn hoá, giáo dục của miền Nam. Nhiều khi, chúng ta đã có lúc đòi cái nọ, cái kia mà thực sự cái chúng ta đòi đã nằm sẵn trong túi áo?

Nghĩ lại thời đó, chúng ta vẫn thong dong tuổi trẻ? Chúng ta đã được đào tạo đến nơi đến chốn? Trường y, trường dược, trường kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành Chánh với các đại học Sài Gòn, Đà Lạt, Huế.

Chúng ta từ đâu mà lớn lên và trở thành những chuyên viên hàng đầu của miền Nam Việt Nam? Hãy cố nhớ lại xem. Hãy dùng tất cả cái tấm lòng để nhớ đến. Nơi ấy vẫn là một niềm Nam đáng sống với những ngày tháng tuổi trẻ được lớn lên và trưởng thành. Theo cụ Đoàn Thêm, dự án trung tâm Phú Thọ tưởng không thành vì thiếu giáo sư. Ông Diệm bảo: 

“Có nhiều học nhiều, có ít học ít, đợi đến bao giờ và cứ cho phép mở.

Viện Đại học Đàlạt được thành lập dễ dàng với sự nâng đỡ đặc biệt của ông. 

Ông trợ cấp nhiều cho Đại học Huế, tặng tiền dịch sách để tiến tới một cơ quan dịch thuật và khuyến khích lập một viện Hán học.

Ông hoan nghênh sự cố gắng chấn hưng Nho giáo của Hội Khổng Học và dặn Bộ giáo dục tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Khổng tử.

Như sự trưởng thành của quân đội, từ những tiểu đoàn bộ binh hay khinh binh thời Bảo Đại tới một lực lượng hùng hậu với đủ các quân chủng và binh chủng, là kết quả nỗ lực của mọi cấp chuyên trách Việt Nam với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ”

Nay thì đã mấy lần từ ngày 01/11/1963? Hơn 40 năm rồi. Có điều gì cần phải nói nữa không? Có nhiều điều chúng ta không nên nhớ đến nữa. Forgive and forget. Có nhiều điều nên quên để di dưỡng tuổi già, để nhìn về thế hệ con cháu chúng ta.

Độc giả nghĩ rằng tôi sẽ viết về ông Diệm. Thưa không. Viết về ông, nhiều người đã sống bên cạnh ông viết đủ và họ có đủ tư cách để viết về ông hơn tôi gấp bội.

Cho nên, bài này tôi sẽ viết về vợ chồng ông Nhu, bị hiểu lầm và bị ghét nhất là bà Ngô Đình Nhu. Nhiều người không ưa bà, ghét là đằng khác, khinh nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Tôi biết rõ. Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu.

Nhưng đã trót quý mến ai rồi thì khó mà nghĩ khác được. Trước đây, tôi đã trót quý mến Nam Phương Hoàng Hậu.Và niềm kính trọng vẫn còn đó. Nay thì đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi.

Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó.

Đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung Hà Nội. Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường dòng Chúa Cứu thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội. Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học.

Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu. Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người. Thật vậy, vào năm 1953, anh tôi đã thi xong Phần 1, tiến sĩ triết học ở Bỉ và 1955 về nước tình nguyện ra miền Bắc phục vụ. Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào. Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục.

Ông Nhu luôn luôn mặc loại áo bốn túi bỏ ra ngoài. Áo bốn túi mầu nâu hồng nhạt. 

Ăn mặc khá dản dị. Cười nhếch mép và nhẹ nhàng khi đi qua những người đứng trước cửa. Ít nói và điềm đạm.

Mặc dù chỉ là ký ức của một đứa trẻ con, tôi nghĩ rằng nay nhắc lại có thể giúp thêm sử liệu về những hoạt động của ông Nhu khi còn ở Hà Nội. Việc ông lấy bà Nhu cũng đã gây một dư luận khá ồn ào lúc bấy giờ ở Hà Nội. Vì một lẽ dản dị là cả hai ông bà đều thuộc những gia đình danh gia vọng tộc.

Nhưng khoảng cách tuổi khá lớn giữa hai ông bà cũng là cớ sự cho những lời đồn thổi sau này kể từ sau 1963.

Đối với tôi, sau 1963, cái gì cũng trở thành đầu đề để đàm tiếu gia đình ông Nhu. Có cần nhắc lại những điều viết bất xứng về bà Nhu của những người như Hoàng Trọng Miên, Nguyễn Đắc Xuân không?

Xin được nhắc lại một lần cuối. Trong bài ký: “Theo Đoàn Sinh viên Huế, tham quan con đường ‘gặt bão’ của anh em Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn tháng 11–63”. 

Ông Xuân đã viết với lối viết quen thuộc, nửa hư, nửa thực như sau: 

Suốt tuần qua báo chí Sài Gòn đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong dinh Gia Long, đặc biệt là những hình ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Thị Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đình Nhu – người tự mệnh danh là đệ nhất phu nhân VNCH. Do đó khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn cho chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng Thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy? 

Và Nguyễn Đắc Xuân viết tiếp:

Những thành viên trong đoàn sinh viên Huế đi tham quan ngày ấy, hiện nay vẫn còn ở Huế khá đông như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế, anh Lý Văn Nghiên, ở Đà nẵng có bác sĩ Lê Quang Tái, ở TP Hồ Chí Minh có Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, nhà giáo Nguyễn Đình Hiển, ở Đức có Tiến sĩ Thái Thị Kim Lan, ở Pháp có Lê Thị Thảo; ở Mỹ có Nguyễn Thị Kim Tri, ở Úc có Nguyễn Thị Kim Xuyến v.v... Ba thành viên chủ chốt trong đoàn nay không còn nữa là Nhà thơ Trần Quang Long (ra trường năm 1965), tham gia kháng chiến và hy sinh ở chiến trường Tây Ninh năm 1968; Nguyễn Thiết đang học năm thứ ba thì thoát ly, phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế, hy sinh năm 1968; Vĩnh Kha, về sau làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế, lãnh đạo sinh viên phát động các cuộc đấu tranh chống các chính quyền Diệm mà không có Diệm. Kha mất vì bệnh gan vào giữa những năm Tám mươi. 

Theo ông Ngô Bảo (nhà thầu tốt nghiệp trường Mỹ thuật bên Pháp) có trách nhiệm trang trí tư dinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho người viết hay: phòng ăn dinh Gia Long được trang trí với tranh sơn mài Thành Lễ. Riêng phòng bà Nhu chỉ treo độc nhất một bức anh vẽ bán thân bà Nhu, do hoạ sĩ Nguyễn Khoa Toàn vẽ (1). Bức tranh vẽ bà Nhu mặc áo cánh lụa, có hơi rõ nét nổi lên phần ngực phía trong làn áo. Chỉ có vậy. Người viết hỏi thêm, có thấy các bức tường chung quanh phòng bà Nhu đều có gương phản chiếu không? Ông Ngô Bảo cho biết: Làm gì có chuyện đó. Tường thường như mọi bức tường nhà khác.

Chi tiết mà ông Ngô Bảo, nay đã 78 tuổi, cho biết một lần nữa chứng tỏ chắc chắn rằng Nguyễn Đắc Xuân đã bịa đặt, viết lếu láo và đám nam nữ sinh viên cùng tham dự buổi tham quan dinh Gia Long đã im lặng. Im lặng ở đây được coi là đồng loã.

Dù chỉ nhìn thoáng qua, ấn tượng về ông còn được ghi nhớ mãi trong tôi. Nhưng ấn tượng đó còn được ghi khắc thêm là trong số học trò của ông Nhu có linh mục Phước. Lm Phước kể lại cho tôi là có dịp đi Đà lạt sau này, có đến thăm thày cũ. Ông đã hết lời nói về gia đình thày của mình. Ông Nhu thì học cao, hiểu rộng, tài trí hơn người. Ai ai cũng phải nhìn nhận như vậy. Cụ Đoàn Thêm nhận xét: “Về phương diện trí thức, trình độ của ông Nhu rất cao. Học vấn cổ điển và nhân bản của ông rộng và vững. Qua lời nói ề à, kẻ chú ý có thể bắt gặp những nhận xét sâu sắc về người và việc, một sự khó thấy ở ông Diệm, và ít thấy ở người chung quanh.”

Bà thì vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ gìn gia phong nề nếp. Thêm một lần nữa, tôi có một ấn tượng rất tốt đẹp về bà Nhu. Theo cha Phước khi đến thăm ông Nhu cùng với vài người khác ngồi ở phòng khách. Chủ khách đàm đạo trong khi bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng.

Đấy là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt. Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt cho.

Nghe sao thì nói lại.

Mà câu chuyện này tôi nghe khi còn ở ngoài Bắc trước khi có cuộc di cư.

Cung cách ấy, cử chỉ như thế, giáo dục nghiêm ngặt, lễ giáo như thế. Sau này có điều gì đi nữa. Làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này được? 

Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ. Còn tôi thì không. Ai ghét thì cứ việc. Còn tôi không là không. Nói xấu cho một người thì dễ. Kính trọng được một người thì mới là điều khó.

Bẵng đi một thời gian gần 10 năm, tôi lại có dịp khác “gặp lại” ông Nhu trong một khung cảnh khác. Hồi ấy, tôi còn là sinh viên Đại học Đà Lạt nên thường tham dự những buổi lễ do nhà trường tổ chức. Đôi lần lại có dịp được thấy ông Nhu. Ông không mặc áo bốn túi nữa, mà áo veste. Gương mặt có phần trĩu nặng ưu tư. Mặc dầu là cố vấn Tổng Thống, ông xuất hiện hết sức low profile. Ngồi một góc. Im lặng. Ai khen thì khen. Ai vỗ tay thì vỗ. Ông vỗ nhẹ tay lấy lệ, còn vẫn ngồi bất động như thể đang nghĩ về một vấn đề gì khác. Gần như ông không chú ý đến ai cả. Có cảm tưởng như ông bắt buộc phải ngồi đó. Có thể ông ghét những thói bề ngoài rình rang với đôi chút tâng bốc, xu phụng. Cả buổi lễ, ông chỉ ngồi chống tay trên thành ghế. Không nhúc nhích, không nói nửa lời.

Nói như cụ Đoàn Thêm thì ông Nhu “cử chỉ lạnh lùng bắt người ta nhớ đến câu của Racine gán cho Néron: ‘Ami ou ennemi, il suffit qu’on me craigne’ (Bạn hay thù, miễn là họ biết sợ mình là đủ).”

Phần tôi, có lẽ chẳng có lệ thuộc gì với ông, tôi nhìn chăm chăm vào ông. Kính phục thì có, sợ thì không.

Tôi dành cả buổi lễ quan sát ông không sót một cử chỉ nào. Ông khác hẳn các viên chức như các ông Trương Vĩnh Lễ, Trương Công Cừu. Cụ Lễ thì khúm núm ra mặt. Các ông lần lượt lên rước lễ mà chắc hẳn ông Nhu không hề chú ý đến những cử chỉ , thái độ của mấy ông này.

Ông không phải là loại người của đám đông. 

Cứ nghĩ lại coi, trong 9 năm cầm quyền. Có bao giờ thấy ông Nhu xuất hiện công khai, đăng đàn diễn thuyết (chỉ trong trường hợp thuyết trình học tập như ở Suối Lồ Ồ) đao to búa lớn, hay hình ảnh đăng dài dài trên báo hà rần, cờ xí, duyệt binh, gắn lon gắn chậu, tiền bạc xa hoa, xe cộ tiền hô hậu ủng.

Không. Ông Nhu ít xuất hiện, ít phô trương. Ngược lại kín đáo, nấp sau bóng dáng Tổng Thống.

Tôi đã đọc lại các số báo Lập Trường, Hành Trình, Đất nước và Trình bày sau 1963. Không hề nghe thấy một lời phê phán về cá nhân ông Ngô Đình Nhu. Tiền bạc không, nhà cửa dinh thự không. Mấy ai đã làm được như vậy? Xin hãy đọc vài dòng của cụ Đoàn Thêm viết về ộng Nhu để thấy con người ấy sống như thế nào: 

“Tôi còn ghi nhận những ống quần nhầu không ủi, chiếc sơ mi hở cổ cộc tay và hơi cũ, đôi dép da quai sờn . Y phục sức quá sơ sài của em một Thủ tướng khiến tôi phát ngượng, lúng túng trong bộ đồ lớn của tôi. Tôi càng thấy khó hiểu, khi mục kích ông co ro cùng vợ con trong một căn phòng nhỏ hẹp trên lầu dinh Độc lập, tuy còn những phòng rộng rộng lớn và đẹp hơn. Theo một người thân cận, thì ông không muốn ở trong Dinh, chỉ chờ dịp dọn đi, nhưng Ông Diệm không nghe, quyết giữ ông lại để còn luôn luôn hỏi việc. Căn cứ vào những lời ông nói và nếp sống bề ngoài của ông, tôi đã kết luận rằng ông tránh tiếng lợi dụng quyền lực và địa vị của ông anh ... Ngay cả hai chữ cố vấn cũng chỉ là nhận bất đắc dĩ.

Theo như lời kể của cụ Đoàn Thêm:

“Đến khi cần cử ông qua Pháp thương thuyết với thủ tướng Edgar Faure, một số người trong chánh phủ thấy ông phải đi với một danh nghĩa chính thức hơn là với tư cách bào đệ ông Diệm. Nên hai chữ cố vấn đã được đem dùng để đồng thời thừa nhận một sự vẫn được coi là hiển nhiên. Ông cũng biết là không tránh được chức vị… Ông Nhu không thoát khỏi lệ thường, nên chỉ tới đầu 1956 là ông hết phản đối (Không chịu người ta gọi là ông cố vấn).

Người nào đã đọc cụ Đoàn Thêm thì đều hiểu rằng, cụ viết cẩn trọng, tương đối khách quan, khen có mà chê cũng có. Vậy nên những nhận xét của cụ phải được coi là khuôn thước, tránh được cái tệ nạn bôi bẩn hay xưng tụng quá mức.

Ông cố vấn sống thanh đạm và đơn giản như thế, hẳn người phụ nữ nào làm vợ ông cũng phải là người thế nào?

Tư cách ở chỗ ấy, trí thức thứ thiệt ở chỗ ấy. Cứ thử nhìn lại, những người thay thế ông sau này, quyền bính vào trong tay, họ đã hành xử thế nào? Cứ như ông Đỗ Mậu hồi làm phó thủ tướng văn hóa, dù chỉ trong một thời gian ngắn, ông xuất hiện nhiều lần hơn gấp bội ông Ngô Đình Nhu trong 9 năm làm cố vấn? 

Có một vị nào sau này lên cầm quyền có một phong cách trí thức như một Ngô Đình Nhu và tư cách một kẻ sĩ như một Ngô Đình Diệm?

Từ đầu đến giờ, tôi chỉ muốn nói về CON NGƯỜI mà không đề cập gì đến chính trị. Hay nói như cụ Đoàn Thêm, chế độ đệ nhất cộng hoà là nhân trị hơn pháp trị. Nhưng nếu con người mà không xứng đáng thì nói chi đến thứ khác?

Sau này, tại California, tôi lại một lần nữa nghe từ những người trước nay từng có cơ hội gần gũi ông bà Nhu, ông Diệm, Ông Cẩn, ông Thục.

Tôi đã nói chuyện với sĩ quan tuỳ viên Lê Châu Lộc, sau này là nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông Lộc với bản chất trung thực cho biết, ông biết gì nói nấy, có nói có, không nói không. Ông cho biết 6 năm làm sĩ quan tuỳ viên cho “ông cụ”, kề cận ông cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia dinh Tổng Thống, ít có tiếp xúc qua lại. Ông không mấy thích bà Nhu vì giọng nói của bà Nhu lai Bắc, lai Trung và tính nết tỏ ra cao ngạo. Nhưng đối với tổng thống Diệm thì bà sợ và cử chỉ e dè, khép nép. Không có cái cảnh muốn ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào. Bà là người có phong cách, lịch sự và đàng hoàng. Ông đưa ra hai giai thoại liên quan đến bà Nhu.

Một lần xe của bà Nhu vào Dinh trong khi sắp có xe của một vị tướng Mỹ sắp đến. Ông Lộc đã yêu cầu xe của bà Nhu nhường lối. Bà Nhu vui vẻ nhận lời trong khi người tài xế của bà tỏ vẻ khó chịu. Sau đó bà đã vui vẻ chào. 

Một lần nữa, ông Lộc vội vã không kịp chào bà Nhu. Vậy mà việc cũng đến tai “ông cụ”. “Ông cụ” cho biết: Lộc nó là sĩ quan thì chỉ chào sĩ quan có cấp cao hơn, hà cớ gì lại phải chào bà Nhu.

Những chi tiết nhỏ đó cũng cho thấy có nhiều điều xàm tấu, bôi bẩn mà công việc của chúng ta là cần “làm vệ sinh” tẩy rửa những dư luận xấu xa đó.
Trường hợp thứ hai là nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh.

Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh là người được chọn chính thức chụp ảnh cho gia đình ông Ngô Đình Diệm trong các buổi lễ chính thức. Vì thế, ông đã nhiều lần ra Huế để chụp ảnh cho gia đình ông Diệm.

Ông đã kể lại một cách sinh động duyên dáng về những nhân vật thời đệ nhất cộng hoà. Nhiều nhà văn, nhà báo đã tham dự và được nghe ông kể về những điều này tại toà soạn báo Nhân Chứng, khoảng năm 1980. Đó là Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Du Tử Lê, Vũ Văn Hà, Thuỵ Châu, v.v…

Theo lời kể của anh Trần Cao Lĩnh, ông đã hết lời đối với gia đình ông Diệm và đặc biệt là đối với bà Nhu. Bà Nhu là loại người phụ nữ chẳng những có ăn học, có giáo dục. Cử chỉ phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Không phải loại người bờm xơm, cớt nhả, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý.

Tại Huế, chỉ các đàn ông như các ông Diệm, ông Nhu, GM Thục mới được phép ở nhà trên dùng cơm. Bà Nhu chẳng những sợ và khép nép với ông Diệm mà còn cả với Giám mục Ngô Đình Thục. Theo nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bà Nhu không dám tự tiện vào phòng ông Diệm.

Nhưng phỏng được bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Trần Cao Lĩnh để rồi kính trọng nhân cách con người bà?

Phải thú thực không có bao nhiêu. Không mấy ai biết bà, nhưng ghét bà, khinh miệt bà thì gần như tất cả. Đàn ông ghét đã đành, đàn bà cũng ghét theo. Ghét ngay từ những năm1955 khi chưa có Quốc Hội, chưa có Hội Phụ nữ Liên đới hay phụ nữ Bán Quân sự. Dưới mắt đám đông, bà Nhu chỉ là một người phụ nữ “mất nết”, ăn mặc hở hang, lố lăng với chiếc áo dài kiểu mới. Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài kiểu mới, nhưng không ai bảo ai, giới nữ sinh đến loại mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó. 

Đến độ vào năm 1955, ông Diệm chép miệng than thở: Tội nghiệp, Bà Nhu có làm gì đâu? Không làm cũng chết chỉ vì bà là một người đàn bà. Lại thường nói quá mạnh, cứng rắn trong quan điểm, lập trường, không nhường nhịn. Đàn ông nào nó chịu được.

Có lẽ chúng ta lại cần đến lời bàn của cụ Đoàn Thêm khi nhận xét về bà Nhu xem sao.

Theo cụ Đoàn Thêm:

– Dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.
– Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị hiền hậu, của người mẹ và người vợ Việt Nam.
– Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất, theo cụ Đoàn Thêm là nỗi ác cảm với bà là do người đã đẹp mà lại muốn khoẻ và hách nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu thì người ta còn nhẫn nhịn chờ đợi, nhưng đối với bà thì ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.
– Nên dù trái hay phải, gnười đàn bà VN muốn vội sống theo gương đàn bà tiền phong (avantgarde) Âu Mỹ, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những Võ Hậu và những Từ Hy.
– Tâm lý số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nhìn thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói và việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt.

Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó. Người ghét cứ ghét, cứ mỗi ngày mỗi nhiều thêm do cái thể chế tam đầu chế, cộng thêm một người phụ nữ là bà Ngô Đình Nhu.

Những người ngưỡng mộ và quý mến bà chẳng bao nhiêu. Sau khi nghe ông Trần Cao Lĩnh kể về bà, có người đề nghị ông nên viết lại về bà Nhu. Vì không ai có đủ tư cách hơn ông để viết. Nhưng rồi ông cũng đã không làm cho đến khi ông lìa đời. Cũng hiểu được, bênh vực một người “mất nết” như bà Nhu nó khó lắm. Tôi hiểu.

Ngay như hơn hai chục nam nữ sinh viên đã tham dự trong phái đoàn Huế đi tham quan dinh Gia Long sau khi hai ông Diệm Nhu bị thảm sát. Họ im lặng đồng lõa với Nguyễn Đắc Xuân. Họ chấp nhận gián tiếp những điều bôi nhọ bà Nhu của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi chỉ yêu cầu một cô nữ sinh viên trong số họ cho biết những điều Nguyễn Đắc Xuân viết là đúng hay sai. Nói sai dĩ nhiên là không dám nói. Nói đúng thì hóa ra đồng lõa bôi nhọ. Trả lời khôn ngoan nhất là không nhớ. Không nhớ gì hết. 

Theo quý vị độc giả, tôi phải nghĩ thế nào về những sinh viên đã im lặng, không dám lên tiếng về những lời vu cáo của Nguyễn Đắc Xuân?

Nhưng nếu chúng ta có thể tạm quên đi tất cả những điều thị phi, những lời khen chê, những lời bôi nhọ dơ bẩn về bà ấy để chỉ nhìn lại kể từ tháng 11/1963 đến nay bà Nhu đã làm gì? Đã nói gì? Đã viết gì? Và đã sống như thế nào?

Kể từ sau tháng 11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người trước nay từng là những người cộng tác với hai ông Diệm và Nhu. Một vài người đã có dịp gặp bà như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đều nhận thấy bà sống cuộc đời ẩn dật và sống chết với quá khứ đó. Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm này?

Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ? Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà?

Kể như bà đã chết cùng với hai anh ông Diệm Nhu. Đối với bà, cuộc sống đã không còn nữa. Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: Đắng cay và tủi hận.

Những ai từng kết án bà thì xin nhớ rằng nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa trăng hoa, mất nết… Chúng ta sẽ thấy một bà Nhu sống buông thả, quen biết lung tung, tai tiếng đủ loại sau 01/11/1963.

Nhưng ngay những kẻ thù oán, chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không có được bằng cớ nhỏ nhoi gì để bôi nhọ bà.

Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ý rồi sang Pháp mua hai căn hộ nhỏ, một để ở và một để cho thuê lấy tiền tiêu xài. ngày ngày đi lễ nhà thờ, lấy kinh nguyện làm lẽ sống.

Một con người như thế, chịu biết bao điều sỉ nhục, biết bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân tình.

Nhân cách ấy, cách chọn lựa lối sống ấy, không phải là dễ, không phải ai cũng làm được. Và chỉ cần nhìn lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đã làm được như bà?

Người ta đồn bà đang viết nhật ký. Mong là như vậy . Ông Lê Châu Lộc có nói với tôi là bà viết nhiều lắm. Tôi chỉ biết vậy.

Trong cuộc sống này, trong suốt những năm làm vợ ông Nhu. Tôi mường tượng hình ảnh mô tả của nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh nói tới ánh mắt reo vui, âu yếm của ông khi nhìn mẹ con bà Nhu ăn mặc chuẩn bị chụp hình. Đặc biệt , ông nuông chiều cậu Út.

Đó là một gia đình êm ấm.

Ông đã chết từ 02/11/1963.

Phần bà Nhu đã chết kể từ ngày ấy. Nhưng bà chết đến hai lần: chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay.

Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ không khỏi bất công. 

Tôi quý mến ông Diệm, tiếc cho ông Nhu và trân trọng quý mến bà quả phụ Ngô Đình Nhu.


Nguyễn Văn Lục
(2 tháng 11, 1963 – Nhớ về ông bà Ngô Đình Nhu)

Đọc thêm

Chân dung bà Ngô Đình Nhu.
Lịch Sử Việt Nam Nhớ Về Ông Bà Ngô Đình Nhu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Nguyễn Văn Lục ... Trong khi thời gian từ 1954, miền Nam như một miền đất hứa cho nhiều người. Chúng ta đã đến đó và góp bàn tay, góp trí óc chúng ta xây dựng mảnh đất miền Nam ấy. Hơn thế nữa, chúng ta đã góp xương máu để giữ nó, mặc dù bây giờ chúng ta đã mất. Mất tất cả? Dù thế, chúng ta đã để lại một di sản văn hóa, tinh thần tự do và một thể chế hành chánh tương đối quy mô và hữu hiệu. Và chỉ khi thật sự mất miền Nam, chỉ khi chúng ta không còn gì… chúng ta mới có dịp so sánh và nhìn lại. Chúng ta mới thực sự hiểu và đánh giá đúng mức cái gia tài văn học, văn hoá, giáo dục của miền Nam. Nhiều khi, chúng ta đã có lúc đòi cái nọ, cái kia mà thực sự cái chúng ta đòi đã nằm sẵn trong túi áo? Nghĩ lại thời đó, chúng ta vẫn thong dong tuổi trẻ? Chúng ta đã được đào tạo đến nơi đến chốn? Trường y, trường dược, trường kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành Chánh với các đại học Sài Gòn, Đà Lạt, Huế. Chúng ta từ đâu mà lớn lên và trở thành những chuyên viên hàng đầu của miền Nam Việt Nam? Hãy cố nhớ lại xem. Hãy dùng tất cả cái tấm lòng để nhớ đến. Nơi ấy vẫn là một niềm Nam đáng sống với những ngày tháng tuổi trẻ được lớn lên và trưởng thành. Theo cụ Đoàn Thêm, dự án trung tâm Phú Thọ tưởng không thành vì thiếu giáo sư. Ông Diệm bảo: “Có nhiều học nhiều, có ít học ít, đợi đến bao giờ và cứ cho phép mở. Viện Đại học Đàlạt được thành lập dễ dàng với sự nâng đỡ đặc biệt của ông. Ông trợ cấp nhiều cho Đại học Huế, tặng tiền dịch sách để tiến tới một cơ quan dịch thuật và khuyến khích lập một viện Hán học. Ông hoan nghênh sự cố gắng chấn hưng Nho giáo của Hội Khổng Học và dặn Bộ giáo dục tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Khổng tử. Như sự trưởng thành của quân đội, từ những tiểu đoàn bộ binh hay khinh binh thời Bảo Đại tới một lực lượng hùng hậu với đủ các quân chủng và binh chủng, là kết quả nỗ lực của mọi cấp chuyên trách Việt Nam với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ” Nay thì đã mấy lần từ ngày 01/11/1963? Hơn 40 năm rồi. Có điều gì cần phải nói nữa không? Có nhiều điều chúng ta không nên nhớ đến nữa. Forgive and forget. Có nhiều điều nên quên để di dưỡng tuổi già, để nhìn về thế hệ con cháu chúng ta. Độc giả nghĩ rằng tôi sẽ viết về ông Diệm. Thưa không. Viết về ông, nhiều người đã sống bên cạnh ông viết đủ và họ có đủ tư cách để viết về ông hơn tôi gấp bội. Cho nên, bài này tôi sẽ viết về vợ chồng ông Nhu, bị hiểu lầm và bị ghét nhất là bà Ngô Đình Nhu. Nhiều người không ưa bà, ghét là đằng khác, khinh nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Tôi biết rõ. Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu. Nhưng đã trót quý mến ai rồi thì khó mà nghĩ khác được. Trước đây, tôi đã trót quý mến Nam Phương Hoàng Hậu.Và niềm kính trọng vẫn còn đó. Nay thì đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi. Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó. Đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung Hà Nội. Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường dòng Chúa Cứu thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội. Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học. Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu. Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người. Thật vậy, vào năm 1953, anh tôi đã thi xong Phần 1, tiến sĩ triết học ở Bỉ và 1955 về nước tình nguyện ra miền Bắc phục vụ. Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào. Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Copy and WIN : http://ow.ly/KNICZ
Lịch Sử Việt Nam Nhớ Về Ông Bà Ngô Đình Nhu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Nguyễn Văn Lục ... Trong khi thời gian từ 1954, miền Nam như một miền đất hứa cho nhiều người. Chúng ta đã đến đó và góp bàn tay, góp trí óc chúng ta xây dựng mảnh đất miền Nam ấy. Hơn thế nữa, chúng ta đã góp xương máu để giữ nó, mặc dù bây giờ chúng ta đã mất. Mất tất cả? Dù thế, chúng ta đã để lại một di sản văn hóa, tinh thần tự do và một thể chế hành chánh tương đối quy mô và hữu hiệu. Và chỉ khi thật sự mất miền Nam, chỉ khi chúng ta không còn gì… chúng ta mới có dịp so sánh và nhìn lại. Chúng ta mới thực sự hiểu và đánh giá đúng mức cái gia tài văn học, văn hoá, giáo dục của miền Nam. Nhiều khi, chúng ta đã có lúc đòi cái nọ, cái kia mà thực sự cái chúng ta đòi đã nằm sẵn trong túi áo? Nghĩ lại thời đó, chúng ta vẫn thong dong tuổi trẻ? Chúng ta đã được đào tạo đến nơi đến chốn? Trường y, trường dược, trường kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành Chánh với các đại học Sài Gòn, Đà Lạt, Huế. Chúng ta từ đâu mà lớn lên và trở thành những chuyên viên hàng đầu của miền Nam Việt Nam? Hãy cố nhớ lại xem. Hãy dùng tất cả cái tấm lòng để nhớ đến. Nơi ấy vẫn là một niềm Nam đáng sống với những ngày tháng tuổi trẻ được lớn lên và trưởng thành. Theo cụ Đoàn Thêm, dự án trung tâm Phú Thọ tưởng không thành vì thiếu giáo sư. Ông Diệm bảo: “Có nhiều học nhiều, có ít học ít, đợi đến bao giờ và cứ cho phép mở. Viện Đại học Đàlạt được thành lập dễ dàng với sự nâng đỡ đặc biệt của ông. Ông trợ cấp nhiều cho Đại học Huế, tặng tiền dịch sách để tiến tới một cơ quan dịch thuật và khuyến khích lập một viện Hán học. Ông hoan nghênh sự cố gắng chấn hưng Nho giáo của Hội Khổng Học và dặn Bộ giáo dục tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Khổng tử. Như sự trưởng thành của quân đội, từ những tiểu đoàn bộ binh hay khinh binh thời Bảo Đại tới một lực lượng hùng hậu với đủ các quân chủng và binh chủng, là kết quả nỗ lực của mọi cấp chuyên trách Việt Nam với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ” Nay thì đã mấy lần từ ngày 01/11/1963? Hơn 40 năm rồi. Có điều gì cần phải nói nữa không? Có nhiều điều chúng ta không nên nhớ đến nữa. Forgive and forget. Có nhiều điều nên quên để di dưỡng tuổi già, để nhìn về thế hệ con cháu chúng ta. Độc giả nghĩ rằng tôi sẽ viết về ông Diệm. Thưa không. Viết về ông, nhiều người đã sống bên cạnh ông viết đủ và họ có đủ tư cách để viết về ông hơn tôi gấp bội. Cho nên, bài này tôi sẽ viết về vợ chồng ông Nhu, bị hiểu lầm và bị ghét nhất là bà Ngô Đình Nhu. Nhiều người không ưa bà, ghét là đằng khác, khinh nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Tôi biết rõ. Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu. Nhưng đã trót quý mến ai rồi thì khó mà nghĩ khác được. Trước đây, tôi đã trót quý mến Nam Phương Hoàng Hậu.Và niềm kính trọng vẫn còn đó. Nay thì đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi. Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó. Đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung Hà Nội. Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường dòng Chúa Cứu thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội. Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học. Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu. Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người. Thật vậy, vào năm 1953, anh tôi đã thi xong Phần 1, tiến sĩ triết học ở Bỉ và 1955 về nước tình nguyện ra miền Bắc phục vụ. Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào. Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Copy and WIN : http://ow.ly/KNICZ

Chân dung bà Ngô Đình Nhu.

Kính gửi quý anh chị tài liệu lịch sử về bà Ngô Đình Nhu.

Caroline Thanh Hương

Đi tìm bà Nhu, gặp ông Đại úy (I)



Trần Giao Thủy
banhu1957Tuy nhiên, để biết bà Nhu nghĩ và viết những gì về chính trường Việt Nam thời Đệ nhất Cộng hòa, e rằng vẫn là điều không dễ tìm thấy trong cuốn La République du Viêt-Nam et les Ngô-Ðình suivi des mémoires posthumes de Madame Ngô-Ðình Nhu vì, theo ông Ngô Đình Quỳnh, phần hồi ức của bà Nhu viết từ 1963 ‟có phần huyền bí”.
2/11/1963, ngày thứ hai của cuộc đảo chánh, ngày phe đảo chánh giết Tổng thống Ngô Đình Diệm và em ông, ông Ngô Đình Nhu. Khi đó bà Trần (Thị) Lệ Xuân, và cô Ngô Đình Lệ Thủy – vợ và con của ông Nhu – đang ở khách sạn Beverly Wilshire ở Los Angeles, California trong chuyến đi ‟giải độc dư luận các nước Âu Mỹ” từ đầu tháng 9(1).
Photo1: VIETNAM – SEPTEMBER 1 1: Madame Dinh Nhu Ngo (C) taking to the press at the airport as she is leaving for Europe. (Photo by Larry Burrows/Time & Life Pictures/Getty Images. The LIFE Picture Collection)
VIETNAM – SEPTEMBER 11: Bà Nhu (C) trả lời báo chí tại phi cảng Tân Sơn Nhất trước khi sang châu Âu. Nguồn ảnh: Larry Burrows/Time & Life Pictures/Getty Images. The LIFE Picture Collection
Vào thời điểm đó, người viết chưa có một khái niệm rõ rệt về chính trường cũng như các nhân vật chính trị miền Nam Việt Nam dù có nghe nói đến họ. Trong số đó, bà Trần Lệ Xuân (từ đây sẽ là ‟bà Nhu”) là một nhân vật được đề cập đến khá nhiều, được nhiều người ưa, nhưng cũng lắm kẻ ghét – kể cả những người chưa khi nào tiếp xúc với bà.
Bà Nhu qua đời ngày 24 tháng Tư, 2011 tại Rome.
Hồi ký của bà Nhu
Vì nguồn và tài liệu cũng quan điểm của người trong cuộc vẫn là những phần tử quan trọng giúp cho người đời sau tìm hiểu lịch sử. Nhưng những ai muốn tìm hiểu quan điểm của những nhân vật chính trong lịch sử cận đại ở miền Nam Việt Nam, trong khoảng 1955–1963, đều gặp một trở ngại không nhỏ là không có hồi ký của những nhân vật chính trong cuộc: ba anh em Ngô-Đình (Tổng thống Diệm, ông Nhu và ông Cẩn đều đã bị giết chết); bà Nhu sống cuộc sống lưu vong ẩn dật từ 1963, trừ một cuộc phỏng vấn (52 phút) trong chương trình Vietnam: A Television History năm 1982;
Nếu có, ‟Hồi ký của bà Nhu”, sẽ là một tài liệu nói lên quan điểm của một nhận vật có ảnh hưởng không ít trong giai đoạn lịch sử đó.
Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, những gì người viết biết về bà Nhu đều từ những bài viết, những bản tin, bài báo hình ảnh và video. Về những bài viết bằng tiếng Việt, có lẽ Trương Phú Thứ là tác giả duy nhất có tiếp xúc, gặp gỡ bà Nhu sau năm 1963. Phần còn lại, là những cuốn sách, bản tin, bài báo, phỏng vấn của báo giới và tác giả Mỹ.
Trong bài Chuyện trò với Bà Ngô Đình Nhu(2) viết sau lần gặp bà tại Pháp (2002), tác giả có đề cập đến ‟cuốn sách của bà” (Nhu) viết bằng tiếng Pháp, tự dịch sang tiếng Anh và tiếng Ý, và sẽ được phát hành – cả bản tiếng Việt (do người khác phụ trách dịch thuật) – cùng lúc tại nhiều nơi trên thế giới.
Đến 2007, tác giả Trương Phú Thứ viết rõ hơn trong bài ‟Đây là sự thật”(3):
‟Rất nhiều người mong đợi cuốn sách này. Sự thật là bà Nhu có viết một cuốn sách khá dầy. Bà viết bằng tiếng Pháp và tự dịch sang tiếng Anh và Ý. Một vị linh mục cao tuổi người Việt ở Paris được bà Nhu nhờ dịch sang tiếng Việt nhưng vị linh mục này đã qua đời khi vừa bắt tay vào công tác dịch thuật. Do vậy đến nay bản tiếng Việt vẫn chưa hoàn tất. Điều cần nói tới là cuốn sách mà nhiều người đang mong đợi không phải là một cuốn hồi ký.”
Tuy nhiên ở một bài viết khác, Có Hay Không ‟Hồi ký” Của Bà Ngô Đình Nhu?(4), năm 2011, ông Trương Phú Thứ khẳng định,
‟Bà Nhu có viết ‘hồi ký’ không? Câu trả lời chắc chắn và rõ ràng nhất là KHÔNG, hoàn toàn không có cái gọi là “hồi ký Bà Nhu” như nhiều lời đồn đại và cũng là trông chờ của nhiều người.”
Sau khi bà Nhu qua đời, ông Trương Phú Thứ, trong cuộc trao đổi với báo Người Việt(5) năm 2011, cho biết,
“Nếu bà còn sống, chúng tôi dự định sẽ xuất bản sách vào khoảng tháng 9, tháng 10 năm nay. Nhưng giờ bà đã mất, thời gian ra mắt quyển hồi ký có thể phải trễ hơn.”
Nhưng thay vì sẽ xuất bản bằng 4 thứ tiếng là Anh, Pháp, Ý và Việt, như đã nói trước đó, ông Trương Phú Thứ cho biết bản tiếng Việt do chính ông và ông Nguyễn Kim Quý chuyển dịch, và “Hồi ký của bà Nhu sắp tới sẽ chỉ xuất bản bằng tiếng Việt.”
Cho đến nay, đầu năm 2014, cuốn “Hồi ký của bà Nhu” bằng tiếng Việt vẫn chưa phát hành.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 11, 2013, nhà xuất bản L’Harmattan đã công bố buổi ra mắt cuốn sách ‟Việt Nam Cộng Hòa và gia đình Ngô Đình viết theo Hồi ký di cảo của bà Ngô Đình Nhu” tổ chức vào lúc 4 giờ chiều ngày 2 tháng 11, 2013 tại tại Giáo sứ Việt Nam (số 38 đường des épinettes, Quận 17, Paris). Cuốn sách viết bằng tiếng Pháp do hai con của bà Nhu, ông Ngô Đình Quỳnh và bà Ngô Đình Lệ Quyên (†2012), cùng Jacqueline Willemetz hiệu đính.(6)
Trong buổi ra mắt sách, trả lời phóng viên Tường An đài RFA, ông Ngô Đình Quỳnh nói,
‟Cuốn sách được xuất bản hôm nay có một phần hồi ức của Mẹ tôi được ghi chép từ năm 1963. Đồng thời chúng tôi có ý muốn soi sáng một phần của lịch sử hãy còn mù mờ. Một số sai lầm về hình ảnh hai anh em họ Ngô mà cả bên Tây Phương lẫn đảng Cộng sản Việt Nam đã lưu truyền. Từ quyển sách này chúng tôi muốn đem lại cái nhìn đúng đắn hơn, đồng thời có phần đóng góp của Mẹ tôi với nhãn quan có phần huyền bí của Bà. Thế thôi!”(7)
Nguồn: L’Harmattan
Nguồn: L’Harmattan
Như thế, đến nay, quan điểm của hậu duệ dòng họ Ngô-Đình đã được công bố qua cuốn sách nêu trên. Tuy nhiên, để biết bà Nhu nghĩ và viết những gì về chính trường Việt Nam thời Đệ nhất Cộng hòa, e rằng vẫn là điều không dễ tìm thấy trong cuốn La République du Viêt-Nam et les Ngô-Ðình suivi des mémoires posthumes de Madame Ngô-Ðình Nhu vì, theo ông Ngô Đình Quỳnh, phần hồi ức của bà Nhu viết từ 1963 ‟có phần huyền bí”.
Trong buổi ra mắt sách và tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu ở Paris, người ta không thấy có mặt ông Ngô Đình Trác. Dường như ông Trác, từ lâu rồi, đã quyết định không tham gia vào các vấn đề và/hay với người có liên quan đến quá khứ của Việt Nam. Như thấy trên bìa cuốn La République du Viêt-Nam et les Ngô-Ðình Suivi des mémoires posthumes de Madame Ngô-Ðình Nhu chỉ có tên ông Quỳnh, bà Lệ Quyên và bà Willemetz, một người bạn của gia đình.
Chính trị tự nó đã không dễ hiểu vì những tròng tréo phức tạp nhưng vẫn có thể truy tìm và hiểu được. Hồi ức ‟có phần huyền bí” ắt không nằm trong khả năng đọc và hiểu của nhiều người. Và như thế, đa số người đọc La République du Viêt-Nam et les Ngô-Ðình suivi des mémoires posthumes de Madame Ngô-Ðình Nhu, có lẽ chỉ có thể biết được quan điểm của ông Quỳnh và bà Lệ-Quyên về cha và bác của họ trong thời đệ nhất Cộng hòa.
1963
Trở về quá khứ; tháng 8, 1963 bà Nhu, một Phật tử trở thành Ki-tô hữu khi lập gia đình, viết cho tờ New York Times:
“I would clap hands at seeing another monk barbeque show, for one cannot be responsible for the madness of others.”(8)
‟Tôi sẽ vỗ tay coi một màn nướng sư khác, vì không ai phải chịu trách nhiệm về sự điên rồ của những người khác.”
‟What have the Buddhist leaders done cooperatively? The only thing they have done… They have barbecued one of their monks whom they have intoxicated, whom they have abused the confidence. Even that barbecuing what done not with self–sufficient means because they used imported gasoline.”
‟Giới lãnh đạo Phật giáo đã làm gì để hợp tác? Điều duy nhất họ đã làm… Họ đã nướng môt ông sư của họ, người mà họ đã đầu độc, người mà họ đã làm mất sự tự tin. Ngay đến cuộc nướng sư đó cũng không thực hiện với phương tiện tự túc vì họ đã sử dụng xăng dầu nhập cảng.”
Trong cuộc nói chuyện ngày 11/10/1963 tại Fordham University, một đại học tư với truyền thống Dòng Tên ở New York, bà Nhu cho biết không gì hữu hiệu hơn những ngôn từ nhạo báng bà đã dùng như ‟nướng sư”, ‟vỗ tay” để chận đứng những sự kích động phạm pháp [xúi người tự thiêu] và bà đã thành công trong trách nhiệm, cứu được mạng người bằng những lời nhạo báng đó.(9)
Bà Nhu và Lệ Thủ tại Fordham University. Nguồn: A Television History, ABCNews
Bà Nhu và Lệ Thủ tại Fordham University. Nguồn: A Television History, ABCNews
Ngày 1 tháng 11, khi cuộc đảo chánh đang diễn ra ở Sài Gòn, đoạn video của đài truyền hình ABC(10) ghi lại phần bà Nhu trả lời báo giới ở khách sạn Beverly Wilshire như sau:
‟You know… it is not the first time (laugh) it is not the first time. So I prefer to wait and see.”
‟You believe the events described are true?”
‟Oh, I believe that all the devils of the hell are against us. But I believe that we shall triump, we wil triumph finally.”
‟Will you seek political asylum in this country if the coup is successful?”
‟Never.”
‟Why?”
‟No, because I can not stay in the country of people who have stabbed me, my government in time of war.”
‟Madame Nhu do you have…”
Ms. Le Thuy spoke inaudibly, reporter was interrupted by Madame Nhu,
‟No, I do not think that it will succeed. You can be sure that I am sure that it will never succeed.”
‟You hear from my husband? I know, I know only that he expected this coup.”
‟OK, we will have to break it up now.”

– Các ông biết mà… đây không phải là lần đầu. Vì thế tôi sẽ đợi xem sao.
– Bà tin rằng vụ việc đang xảy ra là thật chứ?
– Ồ, tôi tin rằng tất cả đám quỷ sứ ở địa ngục chống lại chúng tôi; nhưng tôi tin rằng chúng tôi sẽ toàn thắng, cuối cùng chúng tôi sẽ thắng.
– Bà sẽ xin tị nạn chính trị tại đây không nếu cuộc đảo chánh thành công?
– Không bao giờ.
– Tại sao?
– Không là vì tôi không thể ở lại một đất nước đã đâm sau lưng tôi, và chính phủ của tôi. – Bà Nhu, bà có…
Lệ Thủy nói với bà Nhu (nghe không rõ) và bà ngắt lời ký giả,
– Không, tôi không tin là cuộc đảo chánh sẽ thành công. Các ông có thể chắc rằng tôi tin chắc là nó sẽ không thành công. Ông nghe tin của chồng tôi? Tôi biết, tôi chỉ biết rằng ông ấy chờ đợi cuộc đảo chánh này…
Ngày 3 tháng 11, 1963, cũng tại khách sạn Beverly Wilshire, bà Nhu họp báo và đọc một tuyên bố viết sẵn. Bà nói với báo chí rằng người Mỹ phải chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính, ‟Những ai có Mỹ là đồng minh không cần có kẻ thù”; bà phủ nhận tin chồng bà và Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tự sát vì đó không phải là lựa chọn của Ki-tô hữu.(11)
Ngày 17/11/1963 bà Nhu và Ngô Đình Lệ Thủy rời Los Angeles đi Rome để gặp lại Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh, và Ngô Đình Lệ Quyên, bắt đầu cuộc sống lưu vong.(12)
Từ ngày đó đến khi qua đời bà Nhu chỉ hai lần lên tiếng với báo giới và công chúng Hoa Kỳ. Lần thứ nhất là cuộc phỏng vấn (52 phút) trong chương trình Vietnam: A Television History năm 1982.
Lần thứ hai, vào năm 1986 sau khi ông bà Trần Văn Chương bị con trai, Trần Văn Khiêm – em bà Nhu, giết chết ở ngoại ô Washington, D.C. Trong vụ giết người này, bà Nhu đồng ý với ông Khiêm, tin rằng có một thế lực (do con rể và bà [Ngô Đình] Lệ Chi Oggeri chủ mưu) muốn bịt miệng ông Khiêm. Bà Nhu tin rằng cha mẹ của bà chết vì cái chết tự nhiên, ‟Đây là chuyện gia đình” là tuyên bố sau cùng của bà Nhu với báo chí.(13)
Trong cuộc phỏng vấn(14) năm 1982 bà Nhu lập luận rằng chính quyền Diệm là chính phủ hợp pháp duy nhất ở Nam Việt Nam, do đó, Hoa Kỳ phải trả giá mà họ đã phản bội, đã ‟chặt đầu”, chính phủ Ngô Đình Diệm. Bà Nhu bàn về cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 do cộng sản giật dây và kết quả của Hiệp định Paris. Bà nói về Tổng thống Diệm và ông Ngô Đình Nhu cũng như hỗn danh ‟Dragon Lady” và vai trò của bà trong chính phủ Ngô Đình Diệm.
‟Vai trò của tôi, thật quá khó để xác định. Có thể nói, tôi như một con mèo con bị Chúa nắm cổ ném vào một đấu trường với những con sư tử; nhưng tôi tin rằng vì tôi đã được sinh ra dưới sao Sư tử [Leo, 22 tháng 8 –TGT], và tôi tin rằng tôi có thể sống chung với chúng….”
Về việc bà đã vui sướng khi các tu sĩ tự thiêu, bà Nhu nói,
‟Với những người điên vì sự vinh quang, vinh quang sai lạc, họ chấp nhận bị đánh thuốc mê và để bị đốt cháy đến chết vì những quyền mà chưa bao giờ bị bất cứ ai xâm phạm và [tôi] phải làm gì để ngăn chặn họ chấp nhận bị sát hại vì các cuộc biểu tình. Việc duy nhất tôi có thể làm lúc đó là nhạo báng họ… vì luôn luôn có những người điên vì sự vinh quang sai lạc… Tôi phải làm ngược lại.”
Về cái chết của Tổng thống Diệm và ông Ngô Đình Nhu:
‟Tôi không muốn lên án ai cả… Trách nhiệm thuộc về chính phủ Kennedy… Cuộc ‟chặt đầu” Việt Nam không thể xảy ra nếu không có phép của Tổng thống [Mỹ]. Dường như, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Tổng thống Kennedy, nhưng thực tế – Tôi không biết. Sự thật – Tôi không biết. Tôi muốn biết.”
Cuối cùng, bà Nhu kể lại nỗ lực của ông Ngô Đình Nhu trong việc tiếp xúc với Bắc Việt,
‟Vì cộng sản không làm gì được; thay vì leo thang chiến tranh họ đã gởi người đến nói chuyện với chồng tôi; rồi họ lật lọng nói là chồng tôi đi nói chuyện với họ. Đó là nói láo. Không đúng chút nào. Họ là người đi bước đầu.”(14a)
Và sự kiêu ngạo của Hoa Kỳ trong việc can thiệp vào nội bộ Việt Nam đã đưa đến kết quả ngày 1/11/1963.
Trong khoảng từ 1963 đến nay cũng có nhiều bài và hai cuốn sách tiếng Việt viết về bà Nhu; một là cuốn tiểu thuyết ‟Đệ nhất phu nhân” của Hoàng Trọng Miên đăng báo (1965, 1988) dưới hình thức truyện dài; hai là Trần Lệ Xuân. Giấc mộng chính trường của Phan Thứ Lang, NXB Công An Nhân Dân (1998, 2005). Đến đây chấm dứt phần nói về hai cuốn sách tiếng Việt viết về bà Nhu.
Lời khen tiếng chê
Như đã biết, bà Nhu là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, được nhiều người ưa, nhưng cũng lắm kẻ ghét – kể cả những người chưa khi nào tiếp xúc với bà. Sau đây là vài nhận định khen/chê.
‟According to the New York Times of August 22, she has taken the lead in legislating morality by outlawing adultery, polygamy and concubinage, but she has not been very kind to her own parents. According to the Times, she has described her mother as ‟a fanatic” and her father as a coward.”(15)
‟Theo tờ Nữu Ước Thời báo hôm 22 tháng Tám, bà Nhu đã mở đường làm luật về đạo đức, đặt ra ngoài vòng luật pháp việc ngoại tình, tục đa thê, nhưng bà ấy cũng không tử tế gì lắm đối với chính cha mẹ mình. Theo tờ Thời báo thì bà Nhu mô tả mẹ mình là ‟một kẻ cuồng tín” và gọi cha của bà là ‟một kẻ hèn nhát”.
[Linh mục John B. Sherrin, C.S.P., Christian Strong Woman? Catholic Northwest Progress, September 6, 1963, trang 4]
“That goddamn bitch. She’s responsible for the death of that kind man. You know, it’s so totally unnecessary to have that kind man die because that bitch stuck her nose in and boiled up the whole situation down there.”(15)
‟Con khốn chết tiệt đó. Nó phải chịu trách nhiệm cho cái chết của con người hiền lành đó. Anh biết đấy, hoàn toàn không cần thiết để người hiền lành đó phải chết vì cái con chết tiệt ấy lúc nào cũng dí mũi vào làm toàn bộ tình hình ở đó sôi bỏng.”
Sau cuộc đảo chánh khiến Tổng thống Diệm chết, Paul B. Fay Jr., bạn thân của John F. Kennedy thuật lại tâm trạng của TT Mỹ lúc đó. [Paul B. Fay, Jr., Oral History Interview – JFK #3, 11/11/1970, trang 199–200]
‟She was “the beautiful but diabolic sex dictatress.” (Bà ấy đẹp tuyệt vời nhưng là người độc tài, đầy duc tính ma quỷ.)
David Halberstam.
‟The most dangerous enemy a man can have.” (Kẻ thù nguy hiểm nhất mà đàn ông có thể có.)
Malcolm Browne.
“Có thế nói là hơn bất cứ ai, bà Nhu phải góp phần chịu trách nhiệm to lớn về sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa, và thể chế ‘gia đình trị’ mà Hoa Kỳ với tư cách là một quốc gia dân chủ, luôn luôn tỏ ra chống đối.”
[Nguyễn Đình Tuyến, “Những Biến Cố Lớn Trong 30 Năm Chiến Tranh tại Việt Nam (1945–1975)”, Đại Học Đông Nam, Houston, 1995]
“Tuy tôi là bà con với bà, nhưng không bao giờ tôi nói ra, bà con với bà đối với tôi là một cái nhục…”
[Hanh H. Nguyen, Brushing the World Famous: The Story of my life, iUniverse, Inc. (2005)] Tác giả là cựu Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam và Cố Vấn Kinh Tế Tài Chánh cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Nguồn: Lê Xuân Nhuận, Ông bà Ngô Đình Nhu dưới mắt người đời)
‟Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu. Nhưng đã trót quý mến ai rồi thì khó mà nghĩ khác được… Bà thì vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ gìn gia phong nề nếp… Đấy là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt. Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt cho. Nghe sao thì nói lại… Cung cách ấy, cử chỉ như thế, giáo dục nghiêm ngặt, lễ giáo như thế… Làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này được?”
[Nguyễn Văn Lục, Nhớ về ông bà Ngô Đình Nhu, DCVOnline, 11&12/10/2007]
‟Ấy ai như con chuồn chuồn, Khi vui thì đậu, khi buồn thì bay? Đẹp người mà nết lại hay. Nhìn ai, ta nhớ những ngày vàng son. Thương ai biển cạn, non mòn, Có về đâu nữa Sài Gòn ngàn năm!”
[Hoàng Hải Thủy, Có về đâu nữa Sài Gòn ngàn năm, Jan 15, 2009]
‟Bà là một phụ nữ khôn ngoan, một mẫu người tính tình cương trực, lịch lãm, dám nói dám làm, rất nhạy bén với thời cuộc… Tôi rất ngưỡng mộ bà Nhu dùng hai chữ “Nướng Sư” trong trường hợp Thượng Toạ Thích Quảng Đức… Bà Ngô Đình Nhu quả là một phụ nữ đoan trang, tiết hạnh, giàu cương nghị.”
[Nguyễn Kim Lộc, Bà Trần Lệ Xuân – Một thời sóng gió vẻ vang và nửa đời thầm lặng trong vinh diệu, viết sau khi bà Nhu qua đời]
Đi tìm bà Nhu
Đến 2005, một người Mỹ đã tìm gặp, phỏng vấn và chuyện trò với bà Nhu. Đây cũng là lần đầu tiên từ 1986 bà Nhu tiếp xúc với người phương Tây. Kết quả của là cuốn Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu của Monique Brinson Demery do nhà xuất bản PublicAffairs phát hành ngày 24 tháng 9, năm 2013.
Monique Brinson Demery, tác giả cuốn ‟Đi tìm bà Nhu”, đến Việt Nam lần đầu tiên trong chương trình du học của Hobart và William Smith College; bà cũng đã theo học tại chương trình Việt ngữ cao cấp mùa hè tại Hà Nội; năm 2003 bà tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa Nghiên cứu Đông Á tại Havard University. Với mục đích tìm hiểu về một nhân vật mà các tài liệu nghiên cứu sử học hiện có về cuộc đảo chánh đã hoàn toàn bỏ quên, Demery đã quyết định đi tìm bà Nhu, người đã ảnh hưởng trực tiếp lịch sử Việt Nam ở một khúc rẽ ngoặt, dù bà đã không có liên lạc với thế giới bên ngoài từ gần hai mươi năm sau vụ án Trần Văn Khiêm ở Washington, D.C.
24 rue de Sufferen. Nguồn: Google.
24 rue de Sufferen, nhìn hướng chính Bắc là tháp Eiffel cách 400m. Nguồn: Google.
Bắt đầu là cuộc tìm kiếm bà Nhu tại Paris năm 2005 ở phố de Sufferen rồi kế đó là những cuộc trao đổi bằng điện thoại – gần như hầu hết do bà Nhu chủ động, và email. Suốt gần năm năm liên lạc, phỏng vấn, nghe chuyện của bà Nhu, tác giả Demery chưa một lần gặp mặt Đệ nhất phu nhân thời đệ nhất Cộng hòa dù đã có lần đã đưa cả con nhỏ sang Paris, vì bà Nhu không đến như đã hẹn.
Finding the Dragon Lady. Nguồn:
Finding the Dragon Lady. Nguồn: PublicAffairs
Cuốn Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu khoảng 280 trang, gồm 16 Chương, với phần chú giải và mục lục. Bìa sách trình bày bằng hoa văn châu Á trên nền giấy như bị ố nước. Chủ đề là tấm ảnh bà Nhu trong chiếc áo dài cổ thuyền, bó sát người, tay áo 3/4 (trois–quarts), trên cổ là sợi dây chuyền thánh giá, tay cầm súng lục, nheo mắt trong thế ngắm bia. Đây là tấm ảnh bà Nhu chụp trong dịp thanh tra đoàn Thanh nữ Cộng hòa mà bà là thủ lãnh.
Với lối một viết đơn giản, thu hút, Demery đã, một mạch, dẫn người đọc đi tìm, gặp, biết bà Nhu từ những trang đầu lúc làm thám tử ở Paris đến những trang cuối của cuốn sách nói về một cuốn nhật ký – không phải là cuốn hồi ký mà bà Nhu đã gởi sau gần năm năm chờ đợi và vừa được nhà xuất bản L’Harmattan phát hành vào đầu tháng 11, 2013.
Mười sáu chương sách: 1. Paris, 2005, 2. Những nắm mồ bị bỏ quên, 3. Một gia đình quyền quý, 4. Chân dung một cô chiêu. 5. Cuộc gọi viễn liên, 6. Ôm con chạy loạn, 7. Ẩn dật ở cao nguyên, 8. Người đàn ông kỳ diệu của Việt Nam, 9. Đệ nhất phu nhân trong Dinh Độc Lập, 10. Những tấm da hổ, 11. Trai trẻ và Lão làng 12. Những nhà sư tự thiêu, 13. Quá đẹp để làm ngơ, 14. Cửa đóng, 15. Đảo chánh, và 16. Đời lưu vong.
Giữa cuốn sách là 11 tấm hình trắng đen in trên giấy trắng, dầy hơn những trang sách giấy vàng nhạt; bắt đầu là tấm ảnh cô Trần Lệ Xuân trong khăn áo ngày vu quy, khoảng 1943, sau cùng là tấm ảnh những thiếu niên Việt Nam chân đất, hay mang dép đang dẫm lên đầu đã gẫy của bức tượng bà Trưng ở Sài Gòn, năm 1963. Xen giữa là những tấm ảnh của những người trong gia đình và những hình ảnh bà nhu gặp báo giới và người Mỹ cũng như tấm hình ký giả Malcolm Browne ngồi trước ảnh Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu.
Chương 1 nói về cuộc tìm kiếm bà Nhu ở Pháp và Chương 2, Demery thuật lại một bi kịch của gia đình bà Nhu: vụ ông Trần Văn Khiêm, sáu mươi tuổi, em bà, giết cha mẹ – ông cựu Đại sứ VNCH, Trần Văn Chương, 88 tuổi, và bà cựu Quan sát viên thường trực của VNCH tại Liên Hiệp Quốc, (Thân) Trần Thị Nam Trân, 76 tuổi – vào mùa hè năm 1986 tại Washington, D.C. Đây là lần cuối cùng bà Nhu lên tiếng với báo chí Mỹ. Chương 6, tác giả thuật lại những cuộc điện thoại viễn liên với bà Nhu.
Mười ba chương còn lại, tác giả thuật lại đời bà Nhu, một phần theo lời kể, bắt đầu với gốc gác gia đình, đời sống tiểu thư ở Hà Nội, cuộc sống khi mới lập gia đình trong thời loạn, đến khi trở thành một nhân vật chính trị nhiều ảnh hưởng, nhiều tranh cãi, trong suốt thời đệ nhất Cộng hòa; sau cùng là cuộc đảo chánh năm 1963 đưa bà Nhu vào đời sống lưu vong, ẩn dật.
Cuốn Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu thành hình không chỉ đơn thuần dựa trên lời kể qua điện thoại hay email hoặc hồi ký của bà Nhu gởi; tác giả đã tham khảo và sử dụng rất nhiều thông tin rút ra từ báo chí, tài liệu của bộ Ngoại giao, CIA và các cơ quan khác thuộc chính phủ Mỹ, thư khố Mỹ, của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia của Pháp, từ các nhân chứng sống đã làm việc với dòng họ Ngô-Đình, cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả khác có từ thập niên 60 đến sách mới xuất bản năm 2013.
Sau gần hai năm liên lạc, và bao lời hứa hẹn về cuốn hồi ký vài trăm trang, bà Nhu đã viết từ 1963, Demery phải qua một thử thách khác trước khi thấy được một đoạn 83 từ, tóm lược cuốn hồi ký của bà Nhu. Để có được đoạn tóm lược cuốn hồi ký, tác giả Demery đã đi tìm và gởi cho bà Nhu tấm hình chụp phòng ngủ của Đệ nhất phu nhân trong Dinh Độc Lập chụp với vợ Phó Tổng thống Johnson và Jean Ann Smith em gái của Tổng thống Kennedy. Bà Nhu đặc biệt muốn có tấm ảnh đó vì những tấm da hổ dưới sàn trong phòng là một phần hình ảnh của ông Ngô Đình Nhu, một người săn bắn giỏi, để lại.
Nếu tác giả Finding the Dragon Lady phải đợi gần hai năm, thì người đọc cũng chỉ biết đoạn tóm lược cuốn hồi ký của bà Nhu sau khi đọc hết 11 chương sách. Có lẽ không khác với Demery, độc giả của Demery cũng chưng hửng vì đoạn tóm lược cuốn hồi ký gồm những cụm từ như ‟Hội Thánh phải được bảo vệ”, ‟Việt Nam bị đóng đinh như đấng Ki-tô của các quốc gia”, ‟bí ẩn của Fatima”, và ‟Sự khải huyền”. Dường như đó không phải là tóm lược hồi ký của một nhân vật chính trị một thời đầy quyền lực.
Khi Demery hỏi cuốn hồi ký đời bà đâu thì được bà Nhu trả lời, ‟Sắp có. Tôi chỉ muốn biết rằng tôi có thể tin vào cô.” Đó là kết quả của một quan hệ gần hai năm.
‟Viên sỏi trắng”
Viên sỏi trắng. Nguồn: ofildesoi.ca
Viên sỏi trắng. Nguồn: ofildesoi.ca
Mãi đến mùa hè năm 2010, sau gần năm năm liên lạc, hy vọng và chờ đợi, tác giả Demery nhận được hai tập hồi ký của bà Nhu qua email.
Lại một lần nữa, Demery bối rối. Tựa tập hồi ký của bà Nhu là ‟Viên sỏi trắng” (Le Caillou Blanc). Nếu dựa vào từ nguyên học tiếng Pháp, có lẽ bà Nhu cho rằng cuốn hồi ký là ghi lại những ngày tháng, những sự kiện, những tư duy trong sáng, hạnh phúc, may mắn. Một nghĩa khác của ‟viên sỏi trắng” là người vô tội, đã được minh oan, trắng án như phán quyết của phiên tòa thời cổ đại khi đưa cho phạm nhân một viên sỏi trắng.
Nhưng nếu dựa vào đoạn tóm lược hồi ký dẫn trên, người đọc có lẽ sẽ hiểu chính xác hơn ‟Viên sỏi trắng” của bà Nhu theo nghĩa của Khải huyền 2.17(16)
‟Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh: Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho ma-na đang giấu kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến.”
Đó là viên sỏi trắng trên có khắc tên mới của người được Giê-su ban cho, như giấy phép đi nhận di sản của họ ở thiên đường.
Cùng 16 chương sách, tác giả có 182 chú thích (trang 231–244); hai chương không có chú giải là Chương 1. Paris, 2005, và Chương 5. Cuộc gọi viễn liên. Trong 182 chú giải đó Demery có 10 chú thích cho biết 10 đoạn trong sách lấy từ cuốn ‟Le Caillou Blanc”; Chương 3. Một gia đình quyền quý [5], Chương 7. Tản cư về núi [2], Chương 8. Người đàn ông kỳ diệu của Việt Nam [2], và Chương 12. Những nhà sư tự thiêu [1]
Đọc vài trăm trang hồi ký với những tiểu tựa in đậm, trong ngoặc, liên hệ đến thánh kinh Demery cho rằng bà Nhu đã viết lại đời mình như một bản liệt kê vĩ đại, theo thứ tự thời gian. Tuy nhiên, đây là một bản liệt kê viết bằng mật mã.
Với đa số, có lẽ đây là một trở ngại rất lớn để hiểu câu chuyện đời của bà Nhu vì giải mã những suy nghĩ về tâm linh, triết lý, thánh linh huyền bí không phải là một khả năng phổ quát của người đọc sách.
Sàng lọc ‟Viên sỏi trắng” để viết được 10 đoạn trong Finding the Dragon Lady đã có thể xem là một kỳ tích rồi.
Cuốn Finding the Dragon Lady có nhiều thông tin, một số có thể xem như thuộc về lịch sử, một số khác chỉ liên hệ đến đời thường.
Chương 2 và Chương 3 – Về thời thơ ấu của bà Nhu cho người đọc biết bà Nam Trân sinh con gái đầu lòng, Lệ Chi, khi 12 tuổi, 10 năm sau ngày cưới; bà Nhu sinh sau bà Trần Lệ Chi gần hai năm, và hai năm sau ông Trần Văn Khiêm chào đời. Như thế, trên mặt giấy tờ, bà Thân Thị Nam Trân lấy chồng năm 2 tuổi, và lúc ấy ông Trần Văn Chương 14 tuổi.
Chương 4 Thời thiếu nữ của bà Nhu. Về mặt học vấn, chị em bà Lệ Xuân đã được dạy ở nhà khi nhỏ; khi 5 tuổi Lệ Xuân và Lệ Chi, được gởi vào Saigon học nội trú. Về lại Hà Nội, cô Lệ Xuân học nói, viết và suy nghĩ ở trường trung học Albert Sarraut, thấm nhuần văn hóa như một thiếu nữ Pháp da vàng. Không như nhiều tác giả Việt Nam đã cho cô Lệ Xuân đỗ Tú tài II chương trình Pháp, Demery không đề cập đến học trình của bà Nhu ở Lyceé Albert Sarraut như Karnow, ‟Lệ Xuân đã bỏ học trường Albert Sarraut, trường trung học Pháp danh giá ở Hà Nội, ở đấy Lệ Xuân chỉ là một học sinh loại xoàng…” thông thạo tiếng Pháp nhưng không biết viết tiếng Việt.(17)
Cũng ở Chương 4, tác giả cũng nhắc lại những tình tiết ly kỳ trong cuộc sống lứa đôi của ông bà luật sư Trần Văn Chương qua tài liệu của sở mật thám Pháp. Những chi tiết đó rất không thuận với ‟thanh danh” trên bản cáo phó của cựu Đại sứ Trần Văn Chương mấy chục năm về sau. Về bà Nam Trân, theo tài liệu của Pháp, mật thám ghi sổ số tình nhân của bà mệnh phụ; người tình nổi tiếng nhất là một viên chức ngoại giao Nhật tên Yokoyama Masayuki, ngoài ra, theo lời đồn, còn phải kể đến một thanh niên trẻ tên Ngô Đình Nhu.
Quan hệ giữa gia đình luật sư Trần Văn Chương, hay đúng hơn là giữa bà Nam Trân với Yokoyama Masayuki được cho là lý do khiến Trần Văn Chương có tên trong danh sách 11 thành viên được đề cử vào nội các do Trần Trọng Kim trình lên Bảo Đại (17 tháng 4, 1945) và được Yokoyama cùng có mặt khen ngợi.(18)
Tháng Năm, 1943, lấy ông Nhu, lớn hơn mình 14 tuổi, làm chồng là một cuộc hôn nhân thực dụng chứ không phải là kết quả của một mối tình lãng mạn, bà Nhu cho ký giả Charles Mohr của Tạp chí Time biết. Tình yêu lãng mạn chỉ có ở trong sách chứ không có thật, bà Nhu tin như vậy. Khi lập gia đình bà Nhu được làm lễ rửa tội ở Nhà Thờ Lớn tại Hà Nội và có tên thánh là Lucy theo Saint Lucia, vị thánh của người khiếm thị. Nhiều tác giả Việt Nam thường ghi tên thánh của bà Nhu là ‟Maria”.
Chương 6 – Sau hôn lễ năm 1943 ở Hà Nội bà Nhu theo chồng về Huế ở trong căn nhà thuê lại của em gái ông Nhu, bà Cả Lễ (Ngô Đình Thị Hoàng). Cuối năm 1946, bà Nhu đã trở thành một bà mẹ trẻ ở tuổi 22 dù chồng bà thường xuyên không có mặt ở nhà. Với con nhỏ, mẹ chồng, em chồng và một cô cháu gái, cô con dâu mới phải ngậm miệng trước sự xắp xếp cuộc sống mới ở Huế như thế; hơn 60 năm sau, kể chuyện dĩ vãng, bà Nhu cho mình đã quá ngờ nghệch gần như ngu ngốc khi chấp nhận ở lại giữ căn nhà của bà Cả Lễ thay vì theo linh mục dòng Tên cuối phố đi tìm chỗ trốn Việt Minh những người vào tháng 8, 1945 đã bắt giam cha con người anh cả của chồng bà, Ngô Đình Khôi, và sau đó xử bắn vì là thành phần tư sản phản động.
Sự mô tả những bộ đội Việt Minh dân miền Trung năm 1946 phản ảnh rõ rệt thái độ của một người trưởng giả miền Bắc; với bà Nhu những bộ đội đó không khác người ở lỗ, hôi hám, giọng nói như tiếng gầm gừ của loài man rợ. Quito, con béc-giê đã một lần cứu chủ khỏi tay quân Tưởng Giới Thạch năm trước bị nhốt ở một phòng khác không làm gì được khi Việt Minh vào nhà bà Nhu phá vỡ cái đại dương cầm trước khi bắt cả nhà phải theo họ rời thành phố.
Đoàn người gồng gánh đi qua những con đường bùn đất lầy lội, đến cuối cánh đồng, cách một đoạn đường, trước mặt là một cái cầu, bỗng đâu một tiếng nổ xé trời cùng tiếng hô ‟nằm xuống”. Lính cũng như dân đều bò xuống ven đường tránh sỏi đá bay mù. Lần đầu tiên đối diện với chiến tranh, cuộc chiến đã kéo dài vài năm từ ngày bà là cô dâu đến khi làm người mẹ trẻ; trong thực tế chiến tranh đó bà Nhu nuối tiếc đời sống xa hoa ở Huế.
Người mẹ trẻ đứng giữa đường, dưới cơn mưa, hất vạt áo che con, quyết định bước đi giữa lòng trận mạc, qua cầu.
Kể lại câu chuyện ôm con đi qua cầu giữa lòng trận mạc, có lẽ, bà Nhu đã gây ấn tượng sâu sắc với nhiều người không phải sống tranh chiến tranh chứ không riêng gì với tác giả cuốn Finding the Dragon Lady.
Kể lại lúc bị Việt Minh bắt giữ cũng là lúc bà Nhu hé lộ cho người đọc biết tình cảm của gia đình chồng đối với mình khi thấy thái độ và ứng xử của anh Bảy Việt Minh và bà qua việc nhắc lại lời bà Khả dạy ông Nhu, ‟Lấy vợ phải coi gia thế cũng như mua heo phải biết nái xề” và nhận xét của ông Cẩn, ‟Mẹ nào con nấy; chị ấy sẽ chẳng khác gì mẹ chị ấy đâu.”
Bà Nhu gián tiếp xác định báo cáo của mật thám Pháp và nhận định của tướng Georges Aymé?
Chương 7 – Gia đình bà Nhu đoàn tụ ở Đà Lạt từ 1947-1954. Bảy năm ở Đà Lạt, tạm trú ở một villa nhỏ mượn của một bác sĩ, bạn ông Trần Văn Chương, số 10 đường Roses/Hoa Hồng/Ngô Đình Khôi nay là đường Huỳnh Thúc Kháng, là ‟thời gian hạnh phúc nhất” của bà Nhu dù chồng bà vẫn thường không có mặt ở nhà. Thời gian này Ngô Đình Trác (1949) và Ngô Đình Quỳnh (1952) ra đời trong lúc ông Nhu đang gây mầm xây dựng đảng Cần Lao-Nhân Vị, cơ sở chính trị hậu thuẫn cho chính quyền Ngô Đình Diệm về sau. Bà Nhu cảm thấy hạnh phúc nhất vì sinh được hai con trai hay vì những cuộc vui đêm, những cuộc đi câu, picnic, ngoạn cảnh với người bà con có tiếng, cựu hoàng Bảo Đại.
Một đoạn ở chương 7 mô tả một ‟biệt thự nhỏ” của bà Nhu, ở số 2 đường Yết Kiêu nhìn xuống một thung lũng tuyệt vời của Đà Lạt. Ngôi ‟biệt thự nhỏ” gồm 3 căn nhà, một cho gia đình bà Nhu, một dự định dành cho ông bà Trần Văn Chương, và một dành cho khách, xoay quanh sân ở giữa, có hồ bơi nước nóng, có vườn hoa Nhật Bản, với hồ sen. Lâm Ngọc, ngôi nhà riêng của gia đình bà Nhu có tháp canh ngay lối vào, với năm lò sưởi, sẽ trang trí bàng da và đầu thú, thành tích săn bắn của ông Nhu. Nhà bếp với trang bị bằng thép không rỉ và dự định có cả lò hồng ngoại. Bà Nhu không nghĩ rằng nôi ‟biệt thự nhỏ” bà đang xây là hoang phí trong khi nhà của dân quê thời đó vẫn còn chuồng xí ngoài trời trên ao cá tra. Theo lời một trong 50 người làm vườn, ông Phạm Văn Mỹ, thì bà Nhu là một ‟mệnh phụ khó tánh” thích của đắt tiền, hay thay đổi, hò hét với gia nhân nhưng lại sợ sâu bọ. Xây dựng ngôi biệt thự đó mất năm năm trời – sửa cửa chính 8 lần với 10 lần thay cửa sổ góc mới hài lòng – nhưng bà Nhu chưa một ngày ở đó vì khi ngôi biệt thự hoàn tất thì quyền lực của bà cũng tiêu tan.
Chương 8 – Theo lời chồng, bà Nhu đưa các con về sống ở Sài Gòn để thuận tiện giúp Thủ tướng Diệm củng cố quyền lực. Gia đình bà Nhu tạm trú trong năm căn phòng thuê, trong đó hai phòng dùng làm nơi in báo Xã hội của ông Nhu. Những năm tháng đầu sống vô vị ở Sài Gòn có lẽ là khoảng thời gian bà Nhu cảm thấy chán chường nhất. Vẫn không thay đổi, bà Nhu không biết hành tung của chồng mình.
1954-55 là thời gian bà Nhu bắt đầu có bạn thân người Mỹ. Họ đều là nhân viên CIA. Sau khi dẹp tan Bình Xuyên (tháng 4 đến tháng 9/1955) và truất phế Bảo Đại (23/10/1955), ông Diệm trở thành quốc trưởng, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
Về Thủ tướng Ngô Đình Diệm, trong ‟Le Caillou Blanc”, bà Nhu cũng viết lại câu chuyện ông Diệm bị cộng sản bắt năm 1946 và Hồ Chí Minh, sau khi không thuyết phục được, đã để ông tự do ra đi. Đây là giai thoại đã được nhắc lại nhiều lần nhưng tài liệu có thể dùng để xác định sự thật lịch sử có lẽ vẫn còn nằm trong văn khố kín của đảng Cộng sản Việt Nam vì những chứng nhân của sự kiện ấy như Lê Giản, Vũ Đình Huỳnh đã ra người thiên cổ.(17a) Cũng ở chương này, trích đoạn từ ‟Viên sỏi trắng”, bà Nhu nhắc lại công trạng của mình trong việc tổ chức cho dân di cư biểu tình ngày 21 tháng 9, 1954 ủng hộ Thủ tướng Diệm, hất cẳng tướng Nguyễn Văn Hinh, con của cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm (6/1952 – 12/1953), ra khỏi Sài Gòn. Đây là bước đầu của bà Nhu vào chính trường miền Nam, đóng vai một chính khách tinh tế, và không biết sợ; Diễn tuồng, tinh tế và không biết sợ không phải là sở trường của hai anh em ông Diệm và Nhu. Sau chiến công tháng 9, 1954, Pháp than phiền với Mỹ, Mỹ nói lại với Thủ tướng Diệm và bỗng dưng bà Nhu được gởi đi Hồng Kông ‟an trí” sáu tháng, để ông Nhu ổn định tình hình. Với bà Nhu, đây lại là dấu hiệu cho thấy tiềm năng và ảnh hưởng chính trị của mình.
(Còn tiếp phần II)
© 2014 DCVOnline

(1) Nhân tham dự phiên họp Liên minh Liên Nghị viện tại Belgrade vào trung tuần tháng 9, 1963
(2) Trương Phú Thứ, Chuyện trò với Bà Ngô Đình Nhu, đăng ở Văn Nghệ Tiền Phong; đăng lại trên Nguyệt San Dân Chúa, Số 332, tháng 10, 2004
(3) Trương Phú Thứ, Đây là sự thật, vantuyen.net, 2007/12/23
(4) Trương Phú Thứ, Có Hay Không ‟Hồi ký” Của Bà Ngô Đình Nhu? dankeu.com, 2011/01/24
(5) Ngọc Lan, Nói chuyện với ông Trương Phú Thứ, người sẽ xuất bản hồi ký của bà Ngô Ðình Nhu. Người Việt, Monday, April 25, 2011.
(6) Ngô–Ðình Quỳnh, Ngô–Ðình Lệ Quyên ( 2012), Jacqueline Willemetz, (Ed.), La République du Viêt–Nam et les Ngô–Ðình Suivi des mémoires posthumes de Madame Ngô–Ðình Nhu. L’Harmattan, 2013, Mémoires, Récit Historique Asie Vietnam
(7) Tường An, Paris tưởng niệm 50 năm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm qua đời, RFA, 3/11/2013.
(8) ‟Letters to the Times: Mrs. Nhu Defends Stand”, The New York Times, 14 August 1963
(9) Madame Nhu at Fordham University: Bonze, Fordham/Student Comments re: Madame Nhu [Part 1 of 2], A Television History, ABCNews, 11/10/1963, Fordham University, New York, NY. http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam–1–of–2–madame–nhu–at–fordham–university–bonze–fordham–student–comments–re–madame–nhu–part–1–of–2
(10) Madame Nhu, LA During Coup, Vietnam: A Television History, ABC News Video Source. http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam–abc–9465–madame–nhu–la–during–coup
(11) Madame Nhu Press Conference, Vietnam: A Television History, CBS News, http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam–78–106–madame–nhu–press–conference
(12) Mme. Nhu Leaves The US, But May Be Back, British Pathé, 17/11/1963 http://www.britishpathe.com/video/madame–nhu–leaves–us–and–saigon–settles–down/query/pagodas
(13) Saundra Saperstein and Elsa Walsh, A Journey From Glory to the Grave: Prominent Vietnamese Family’s Saga Began in Palace, May End in Court in the Wake of a Double Death, The Washington Post|November 05, 1987|http://articles.latimes.com/1987–11–05/news/vw–18789_1_vietnamese–family
(14) Open Vault, Interview with Madame Ngo Dinh Nhu, 1982, Vietnam: A Television History, 02/11/1982, WGBH Media Library and Archive. (14a) Thực ra tin ông Nhu thương lượng với cộng sản Bắc Việt do chính ông Nhu rò rỉ.
(15) Paul B. Fay, Jr., Oral History Interview – JFK #3, 11/11/1970, trang 199–200
(16) ‟Ce celui qui a des oreilles entende ce que l’Esprit dit aux Églises: A celui qui vaincra je donnerai de la manne cachée, et je lui donnerai un caillou blanc; et sur ce caillou est écrit un nom nouveau, que personne ne connaît, si ce n’est celui qui le reçoit.” – Apocalypse 2.17 (version Annotée Neuchâtel). ‟He that hath an ear, let him hear what the Spirit saith unto the churches; To him that overcometh will I give to eat of the hidden manna, and will give him a white stone, and in the stone a new name written, which no man knoweth saving he that receiveth it.” Apocalypse 2.17 (King James Version)
(17) ‟Le Xuan had dropped out of the Lyceé Albert Sarraut, the pretigious French high school in Hanoi, where she had been a mediocre.” Stanley Karnow, Vietnam: A History, Revised and Updated Ed., Penguin Book USA Inc., 1991, p.283.
(17a) Vũ Thư Hiên, Chuyện kể dưới hầm, Montréal, 2006


Đi tìm bà Nhu, gặp ông Đại úy (II)

Trần Giao Thủy
diary of Madame Nhu…cuốn nhật ký này là tài liệu mang tính lịch sử của Việt Nam; nó thuộc về toàn dân Việt Nam và là một tài liệu quan trọng cần được phổ biến khắp nơi, cho tất cả những ai quan tâm đến giai đoạn đó trong lịch sử Việt Nam cận đại. Cuốn nhật ký không thể chỉ là hàng mẫu trưng bày trong viện bảo tàng và nó cũng thể bị cắt xén, chỉnh sửa để xuất bản.
Tiếp theo phần I
Gia đình bà Nhu (Từ trái): Trần Văn Chương, Thân Thị Nam Trân, Trần Thị Lệ Chi, Trần Thị Lệ Xuân, Trần Văn Khiêm. Nguồn OntheNet
Gia đình bà Nhu (Từ trái): Ô. Trần Văn Chương, B. Thân Thị Nam Trân, B. Trần Thị Lệ Chi, B. Trần Thị Lệ Xuân, Ô. Trần Văn Khiêm. Nguồn OntheNet
Chương 9 – Tháng 4, 1955 ông Nhu dọn nhà và đưa ba người con vào sống trong Dinh Độc Lập khi bà Nhu vẫn đang ‟an trí” ở một nhà dòng và học tiếng Anh ở Hong Kong. Trở lại Việt Nam, có lẽ đó là lần đầu tiên sau khi lập gia đình, bà Nhu hy vọng sẽ được thường xuyên ‟thấy” chồng. Sự thực không phải như thế trong những năm gia đình bà sống ở Dinh Độc Lập.
Những năm đầu chính phủ Ngô Đình Diệm đã gặt hái rất nhiều thành quả lớn. Từ việc ổn định đời sống cho gần 1 triệu người di cư miền Bắc, nâng cao mức sản xuất gạo, cao su, điện, cải cách điền địa, xây dựng hạ tầng cơ sở, lập đại học, xây xí nghiệp sản xuất, v.v. qua chương trình viện trợ của chính phủ Mỹ. Cuốn ‟Misalliance, Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam” của Edward Miller là một nghiên cứu, phân tách rất chi tiết giai đoạn này trong lịch sử Việt Nam cận đại.
4/3/1956 bà Nhu đắc cử cùng 122 dân biểu khác vào quốc hội lập hiến. Thành phần nhân sự quan trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm đã là nguyên nhân thành hình cụm từ ‟gia đình trị”; Ông Trần Văn Chương là bộ trưởng kinh tế và tài chánh trước khi nhậm chức Đại sứ tại Mỹ; mẹ bà Nhu, bà Nam Trân, được cử làm Đại diện thường trực tại Liên Hiệp Quốc; anh rể bà Nhu, chồng bà Lệ Chi, luật sư Nguyễn Hữu Châu, một thời gian ngắn là cố vấn tín cẩn của Tổng thống Diệm; ông Trần Văn Khiêm học hành dang dở, đang lang thang sống đời lãng tử với vợ người Đức ở ven biển Algeria được bà Nhu gọi về làm phát ngôn nhân của Dinh Độc Lập; chú bà Nhu, ông Trần Văn Đỗ trở thành Ngoại trưởng VNCH [thực ra bác sĩ Trần Văn Đỗ đã bị loại từ 1955 vì chính quyền cho rằng ông ủng hộ Bình Xuyên]; và không thể quên ông Ngô Đình Nhu, không có chức vị chính thức ngoài danh xưng ‟ông cố vấn” của anh mình. Đó là chưa nói đến những than phiền của quần chúng về sự phân biệt đối xử vì tôn giáo của chính` quyền Ngô Đình Diệm. Bà Nhu nói, ‟Nếu chúng tôi mở toang cửa sổ, không những chỉ có ánh sáng mà còn bọn xấu cũng bay vào theo.”
Theo một cận vệ của Tổng thống thì ông Diệm không chỉ trích bà Nhu vì không muốn ông Nhu bị phiền. Tổng thống Diệm coi bà Nhu như ‟một phụ nữ đẹp nhưng to mồm”; tính khoa trương của bà Nhu trái ngược với phong cách điềm tĩnh của Tổng thống Diệm. Và cũng theo viên cận vệ này thì bà Nhu ‟luôn luôn muốn quá nhiều và quá sớm”. Mặt khác, ông Nhu cũng dù không bằng miệng nhưng đã không bằng lòng khi bà Nhu phô trương nhan sắc, duyên dáng, và khả năng (nói) tiếng Anh với chính khách, phần lớn là người Mỹ.
Dù có muốn bà Nhu đã không thể là một người phụ nữ của quần chúng được. Vì quần chúng phụ nữ Việt Nam thời đó đa số là những người đàn bà đầu tắt, mặt tối, chân lấm tay bùn, là những sóng sót sau nạn đói, và chiến tranh. Tuyệt đại đa số phụ nữ Việt Nam không nói tiếng Pháp ở nhà hay có tài xế đánh xe Mercedes đưa đi phố. Nhưng để chứng tỏ mình là người bảo vệ quyền phụ nữ, bà dân biểu đã làm luật gia đình áp dụng từ sau tháng 6, 1958 cấm đàn ông đa thê, hay có hầu thiếp, đàn bà có quyền có tài sản… Nhưng luật gia đình, bảo vệ quyền phụ nữ, còn cấm ngoại tình, cấm cả việc li dị trừ trường hợp đặc biệt được phép của Tổng thống. Đây là luật của thần quyền hay của thế quyền? Và như thế là bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ? Sắc luật này có hiệu quả thế nào khi áp dụng vào thực tế?
Tiếng đồn thời đó cho rằng luật cấm li dị nhằm bịt miệng ông Nguyễn Hữu Châu không thể nói xấu chế độ và li dị bà Trần Lệ Chi được. Thực ra cả hai vợ chồng ông Châu đều muốn li dị. Bà Lệ Chi muốn thoát khỏi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc để sống với người yêu, một thợ săn voi bắn hổ chuyên nghiệp người Pháp tên là Etienne Oggeri. Kết quả, luật sư Châu đang là một cố vấn được tín cẩn của Tổng thống Diệm bị mất hết danh tiếng và ảnh hưởng, trở thành một công chức tầm thường. Sau khi luật gia đình ban hành, bà Lệ Chi cắt cổ tay đến Dinh Độc Lập để phản đối; bà Nhu cho lính bắt chị mình nhốt ở bệnh viện.
Bà Nhu xác nhận đã làm thế để bảo vệ bà Lệ Chi và bảo vệ danh giá gia đình. Theo Lệ Chi thì bà đã viết điện từ nhà thương nhờ một y tá cảm thông đánh đi cầu cứu. Bà Nam Trân từ Mỹ về Sài Gòn cứu con gái lớn ra khỏi bệnh viện nhà giam.
(Trái) Bà Lệ Chi bên xác con hổ (Gần Dalat, 1957). (Phải) Hình vẽ của họa sĩ Lechi Oggeri tại Cape Fear Studios. Nguồn: animalsversesanimals.yuku.com và capefearstudios.com
(Trái) Bà Lệ Chi bên xác con hổ (Gần Dalat, 1957). (Phải) Hình vẽ  Etienne Oggeri của họa sĩ Lechi Oggeri tại Cape Fear Studios. Nguồn: animalsversesanimals.yuku.com và capefearstudios.com
Luật sư Nguyễn Hữu Châu bỗng dưng được chuyển đi Paris. Trong hồi ký viết sau này, Oggeri nói bà Nhu đã cho người tiêm vi-rút dịch tả vào người ông. Sau một thời gian ngắn trong tù, Oggeri đã bị đuổi về Pháp. Từ đó ông sang Mỹ tìm người yêu. Etienne và Lệ Chi lập gia đình và nay, có lẽ tóc đã bạc màu, hai người vẫn sống đời hạnh phúc ở Fayetteville, North Carolina.
1959, sau 16 năm lập gia đình, từ một tiểu thư danh gia thế phiệt, bà Nhu là mẹ của bốn người con, là một mệnh phụ đầy danh vọng và quyền lực. Đó có phải là một cuộc đời hạnh phúc? Theo một cuốn nhật ký của bà Nhu thì không.
Cuộc đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1960 tình cờ là một cơ hội khác để bà Nhu xác định khả năng chính trị của mình. Sau cuộc đảo chính hụt, trong các cuộc phỏng vấn, bà Nhu cho rằng ông Diệm ứng xử như trẻ con khiến bà muốn tát Tổng thống Diệm. Ba năm sau tờ St. Louis Post Dispatch đưa tin bà Nhu thực sự đã tát tai ông Diệm. Và ngay cả Tổng thống Diệm, khi trả lời báo chí cũng đã xác định cuộc đảo chánh thất bại là ‟nhờ bà Nhu” (‟C’est grâce à madame.”)
Đoàn viên Thanh nữ Cộng hòa Ngô Đình Lệ Thủy.Nguồn: Larry Burrows/Time Life Pictures/Getty Images
Đoàn viên Thanh nữ Cộng hòa Ngô Đình Lệ Thủy.Nguồn: Larry Burrows/Time Life Pictures/Getty Images
Chương 10 – Sau cuộc đảo chánh hụt năm 1960, Tổng thống Diệm ra lệnh miệng cho các tư lệnh quân đội không mở các cuộc hành quân có thể gây thương vong lớn cho phía VNCH vì ông nghĩ lính nhảy dù muốn đảo chánh vì không chấp nhận thương vong lớn ở chiến trường. Tổng thống Diệm không thể thấy hay không muốn thấy nguyên nhân của cuộc đảo chánh là chính sách gia đình trị và sự thiên vị Ki-tô giáo. Cố vấn Mỹ ở Việt Nam cũng biết lệnh miệng của Tổng thống Diệm nhưng điều đó không ngăn họ gởi báo cáo thổi phồng về con số thương vong của cộng quân. Cùng lúc, Việt cộng nằm vùng gia tăng khủng bố ở miền Nam.
1961, bà Nhu tự tin hơn bao giờ. Ba năm trước, bà cho thành lập Phong trào Phụ nữ Liên đới (1958) mục đích để phụ nữ Việt Nam tham gia vào các công tác xây dựng xã hội chứ không chỉ là người nội trợ trong nhà. Ngoài ra bà Nhu còn là thủ lãnh của Đoàn thanh nữ Cộng hòa một tổ chức bán quân sự mà cô Lệ Thủy là một đoàn viên.
Theo chính phủ thì Phong trào Phụ nữ Liên đới có trên 1 triệu đoàn viên(19) nhưng dường như ở ngoài Sài Gòn, phụ nữ Việt Nam không biết đến phong trào của những bà mệnh phụ tham gia để giữ ghế cho chồng trong quân đội hay chính phủ.
Tiệp tục sự nghiệp làm luật “bảo vệ thuần phong mỹ tục và năng lực của dân chúng…”, bà Nhu cho ra đời “Luật Bảo vệ luân lý”. Đó là Luật số 12/62 ngày 22/2/1962. Luật 12/62 có nhiều điểm tích cực như cấm người dưới 18 tuổi không được uống rượu (trên 12 độ cồn), cấm đồng bóng, phù phép (cầm hành nghề gây mê tín dị đoan), cấm mua bán dâm. Tuy nhiên cũng có những mục khác của sắc luật bị dân chúng chỉ trích: cấm khiêu vũ, cấm thi hoa hậu, cấm tuyên tuyền khuyến khích ngừa thai và phá thai.(20)
27 tháng 2, 1962 hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái máy bay khu trục Skyraider oanh tạch cánh phải Dinh Độc Lập, nơi gia đình bà Nhu trú ngụ. Lệ Thủy, 16 tuổi bình tĩnh cứu hai em nhỏ, Lệ Quyên và Quỳnh. Bà Nhu rơi hai tầng lầu xuống đất, bị ba vết phỏng nặng và 1 vết cắt sâu ở cánh tay. Bà vú người Hoa trông nom Lệ Quyên và hai người khác tử thương. Bà Nhu mất gần hết của cải vật chất, kể cả những tấm da hổ trong phòng ngủ, trừ vài cái áo ở tiệm may.
Dinh Độc Lập sau khi bị oanh tạc phá vỡ cánh phải. Nguồn: LIFE
Dinh Độc Lập sau khi bị oanh tạc phá vỡ cánh phải. Nguồn: LIFE
Chương 11 – Demery viết về quan điểm của những ký giả Mỹ, đã từng viết về cuộc chiến Việt Nam cũng như chính phủ Ngô Đình Diệm: David Halbertstam, Malcolm Browne, Stanley Karnow, những người bạn Mỹ như Clare Booth Luce, Marguerite Higgins, Ann và Gene Gregory – hai vợ chồng phụ trách xuất bản tờ Times of Vietnam, tờ báo tiếng Anh được bà Nhu yêu chuộng nhất.
Đặc biệt, vào năm 2007, khi được Demery cho hay tin David Halberstam, người ký giả trẻ của tờ Thời báo New York hồi nào đã chỉ trích bà Nhu nặng nề, tử nạn giao thông, bà Nhu nói, ‟Anh ấy thông minh, một trong những người hiếm có dám nói sự thật.” Khác với nguồn tin 44 năm trước cho rằng bà Nhu đã nói về người ký giả của tờ New York Times, ‟Halberstam đáng đem đi nướng, và tôi sẽ hân hoan đưa xăng và diêm quẹt.”
Chương 12 – Nhất định phần đúng về mình, bà Nhu đã đem nhiều rắc rối cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Biến động Phật giáo miền Trung bắt đầu với việc giám mục Ngô Đình Thục nhận tiền ‟đóng góp” xây thánh địa La Vang của các viên chức chính phủ, từ Phó tổng thống trở xuống; chưa đủ, giám mục Thục còn chuyền tiền, bất động sản, ruộng đất, v.v. từ công quỹ quốc gia sang cho giáo hội, làm mờ ranh giới giữa giáo hội và chính quyền. Giám mục Ngô Đình Thục tham nhũng cho giáo hội.
7 tháng 5, về Huế sau khi thăm viếng La Vang, giám mục Thục ra lệnh hạ cờ ngũ sắc của Phật tử đón mừng Phật Đản lần thứ 5257. Ở Sài Gòn ông Nhu phản ứng, ‟Tại sao anh tôi nhất định ra một cái lệnh ngu như thế về những lá cờ. Có ai quan tâm về những lá cờ họ treo đâu.” Sau đó là biểu tình phản đối, vụ nổ ở đài phát thanh Huế làm thiệt mạng 2 trẻ em, 7 người lớn và 14 người khác bị thương. Áp dụng chiến thuật đã thành công với Bình Xuyên năm 1955, đã thành công với lính nhảy dù năm 1960, chính phủ Ngô Đình Diệm gán cho Việt Cộng đã gây ra vụ nổ chết người ở đfi phát thanh Huế, nhất định không thỏa hiệp và tiếp tục làm áp lực với phe Phật giáo đấu tranh.
11 tháng 6, 1963 Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn; tấm hình Malcolm Browne chụp đăng trang nhất trên báo chí Hoa Kỳ và thế giới. Tiếp theo là những thách đố, nhạo báng của bà Nhu – nướng sư, vỗ tay – nổi tiếng không thua gì bức ảnh của Malcolm Browne. Rồi, thiết quân luật và cảnh sát dã chiến, lực lượng đặc biết tấn công chùa, bắt sư sãi, từ Sài Gòn ra Huế, ngày 21 tháng 8, 1963. Bà Nhu so sánh vụ tấn công đè bẹp ‟sư cộng sản” như vụ chiến thắng Bình Xuyên tám năm trước đó và bà ‟quên” rằng những ‟sư cộng sản” bị bắt là những người không có vũ khí trong tay. Bà Nhu tuyên bố, ‟đây là ngày sung sướng nhất đời tôi.” Lại thêm một chiến công cho dòng họ Ngô Đình.
Đúng sinh nhật thứ 39, bà Nhu nhận được một điện tín từ Washington, D.C., ông bà Trần Văn Chương yêu cầu bà đưa bốn người con ra nước ngoài; đồng thời bà Nam Trân đích thân nhắn riêng với tân Đại sứ Mỹ, Henry Cabot Lodge, sắp lên đường sang Việt Nam rằng
‟Trừ khi họ rời Việt Nam, không có quyền lực nào trên thế giới có thể chận cuộc ám sát Tổng thống Diệm, Nhu em ông ấy, và bà Nhu, con gái của tôi.”
Bức điện thứ hai cùng ngày sinh nhật bà Nhu, ông Đại sứ VNCH tại Mỹ và bà Đại diện thường trực của VNCH tại LHQ đồng loạt từ chức.
Ngầm đồng ý với yêu cầu của chính phủ Mỹ bịt miệng bà Nhu, Tổng thống Diệm đã cho bà Nhu đi dự phiên họp của Liên minh Liên Nghị viện tại Belgrade vào trung tuần tháng 9, 1963.
Chương 13 – Đầu tháng 10, 1963 bà Nhu và Lệ Thủy đến Mỹ – không phải là khách mời của chính phủ Hoa Kỳ. Xuất hiện ở đại học, trên đài truyền hình và báo giới từ Đông sang Tây, cuộc Mỹ du của bà Nhu chỉ được công nhận chính thức bằng nhận định của một Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ ở Ohio, Stephen Young nói, bà Nhu ‟quá kiêu ngạo và tự phóng đại tầm quan trọng của mình quá mức,” và nên được gởi trả về Việt Nam.
Trước khi rời Sài Gòn và cả lúc ở Paris – tháng 8, 9/1963 – bà Nhu đã biên thư hỏi Phó Tổng thống Johnson xem bà sẽ có thể được chào đón ở Mỹ hay không. Johnson hỏi ý và được Kennedy hiệu đính lá thư, yêu cầu bà Nhu nghĩ ‟một cách hết sức khách quan nếu có thể, rằng bà đến đây có ích hay bất lợi.” Johnson ký lá thư đã hiệu đính và gởi đi. Bà Nhu trả lời, ‟Tôi từ chối ngồi yên làm đồng lõa trong một vụ giết người dễ sợ.”
Đại học Columbia, Princeton, Havard, tạp chí Time, Thời báo New York cùng biết bao đài truyền hình tranh nhau để gặp được bà, cùng lúc chính phủ Mỹ cố gắng xua bà đi cho thấy bà Nhu là một nhân vật chính trị đáng quan tâm. Và vài tuần trước đó, ở Rome, bà Nhu nói lính Mỹ ở Việt Nam cư xử như ‟những thằng lính đánh thuê”.
Chương 14 – Trung tuần tháng 10, bà Nhu đến Washington D.C., dự tính sẽ ở lại miền Đông Hoa kỳ thêm 1 tuần nữa trước khi đi Chicago; toàn bộ chính phủ Mỹ cũng như nội các Kennedy vẫn không có bất kỳ một nhận xét nào.
Cùng lúc đó cựu Đại sứ Trần Văn Chương trả lời phỏng vấn với đài truyền hình CBS cho biết Tổng thống Diệm, xếp của ông 9 năm qua, thực sự chỉ là hình nộm; thực quyền nằm trong tay ông Ngô Đình Nhu, con rể của ông. Bà Nhu có thể nhiễm bệnh ‟cuồng vì quyền lực” như chồng nhưng ‟chỉ là cái bóng”. Ông cựu Đại sứ cố gắng làm giảm ảnh hưởng của bà Nhu, nhưng đã thất bại. Ông xác định nỗi ngờ của người Mỹ rằng vợ chồng bà Nhu quả thực có nhiều quyền lực hơn Tổng thống Diệm.
Trả lời một ký giả Ý về nhận xét của bố vợ mình, ông Nhu để rơi mặt nạ, trả lời cho cả cho cả hai vợ chồng, ông Nhu nói, nếu ông Chương cố trở lại Saigon,
‟Tôi sẽ cho chặt đầu ông ấy. Tôi sẽ treo đầu ông ta lủng lẳng giữa quảng trường. Vợ tôi sẽ buộc cái nút dây treo vì bà ấy hãnh diện là người Việt Nam và bà ấy là một người yêu nước.”
Cùng Lệ Thủy đến nhà ông bà Trần Văn Chương, bà Nhu để cô con gái lên gõ cửa nhà ông bà ngoại; bà chống nạnh đứng chờ. Cửa không mở; Hết kiên nhẫn, bà Nhu đến gõ cửa nhà cha mẹ; cửa vẫn đóng, không có tiếng trả lời. Bà Nhu cũng biết khoảng hai mươi ký giả đẫ đi theo và đang đứng đợi xung quanh. Căm phẫn vì bị coi như không có trước đám đông, bà Nhu đi vòng ra phía vườn sau, phóng lên vài bực thang, nhìn qua của sổ. Bà Nhu nói như phân trần với đám đông, ‟Tôi không hiểu. Tôi đã gọi và nói chuyện với một người ở đây cách đây không lâu.”
Không nhìn mặt là một chuyện. Khi bà Nhu còn ở châu Âu, bà Chương đã mời một phụ tá tín cẩn của Kennedy đến nói chuyện tại nhà. Bà Chương nói thẳng với phụ tá của Tổrng thống Mỹ: nói Kennedy loại gia đình nhà Ngô ngay đi. Ông Diệm thì bất lực; ông Nhu là tên man rợ; phần con gái, bà Chương đã yêu cầu cộng đồng người Việt ở New York và Washington lấy xe cán bà Nhu đi; nếu không được thì ít nhất cũng phải ném cá chua, trứng thối. Bà Chương thề với viên phụ tá của Kennedy, nếu Nhà Trắng không làm gì hết để bịt miệng bà Nhu thì chính bà, bà Chương, sẽ thừa khả năng tổ chức ‟cái gì đó để chống lại con quái vật này.” Câu chuyện giữa hai người được đưa vào hồ sơ ‟kín” và người cất tại liệu đã ghi trên tập hồ sơ, ‟tình yêu của mẹ”.
Chương 15 – Demery viết về cuộc đảo chánh 1/11/1963. Cũng ở chương này tác giả cho biết đã nhận được tập hồi ký ‟Le Caillou Blanc” của bà Nhu sau gần 5 năm trông đợi, cùng một số hình ảnh. Bà Nhu nói,
‟Tôi hoàn toàn tin cô với tập hồi ký này. Cô hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhưng không được hiệu đính. Không được thay đổi. Chúng phải được ấn hành như đã viết; Tập I trước, tập II sau. Và, tôi nóng lòng thấy tập sách in, càng sớm càng tốt. Tôi không còn nhiều thời gian.”
Tác giả Demery tin chắc đây không phải là tập hồi ký bà Nhu định bán cho báo Saturday Evening Post sau cuộc đảo chánh năm 1963; nó cũng không phải là tập hồi ký bà Nhu quá bận viết hồi những năm 60, 70 bỏ qua những cuộc phỏng vấn giá gần 1000 đô-la một lần. Demery cũng không tin là hai tập hồi ký này có bản viết trên giấy và dường như tập bản thảo điện tử này mới soạn trong những tháng sau này.
Tướng Nguyễn Khánh là người đưa, Trác, Quỳnh và Lệ Quyên, ba người con nhỏ của ông bà Nhu về Sài Gòn bằng máy bay riêng sau khi tìm được họ đang trốn trong rừng ở Đà Lạt. Fred Flott, tùy viên ngoại giao tòa Đại sứ Mỹ, đại diện chính phủ Mỹ phụ trách đưa con bà Nhu qua Rome bằng máy bay quân sự C-54 sang Thái rồi từ đó bằng máy bay của Pan Am. Fred Flott cũng là người đã bỏ túi vài cái gạt tàn thuốc lá ở Dinh Gia Long ‟làm kỷ niệm”.
Chương 16 – Đời lưu vong. Trong những ngày cuối cùng ở khách sạn Beverly Wilshire trước khi bà Nhu rời Mỹ, ông Trần Văn Chương đã leo cầu thang lên lầu tám gặp con gái của ông. Cha con ông Chương đoàn tụ trong phòng riêng. Với báo chí, sau đó, ông cựu Đại sứ tuyên bố ‟không cần phải hòa giải”; trước bi kịch gia đình hai người đã dẹp qua những bất đồng từ trước. Bà Nhu kể cho Clare Booth Luce một kịch bản khác. Bà Nhu nói ông Chương tìm đến gặp bà vì ông muốn trở về Việt Nam tham gia chính phủ mới; nhưng dĩ nhiên ông không thể nào làm như thế nếu không có sự đồng ý của bà Nhu. Ông Chương khó có thể bắt tay với phe đảo chánh ngay sau khi họ vừa giết chết con rể của ông, nếu không có sự giải thích hay giúp đỡ nào đó từ phía bà Nhu.
Bà Nhu đã không tha thứ cho ông Chương như ông yêu cầu. Bà Nhu không tha thứ vì ông bỏ chế độ hồi tháng 8; bà Nhu không tha thứ cho ông vì ông đóng cửa không tiếp bà và Lệ Thủy ở nhà. Và bà Nhu cũng không khi nào tha thứ cho cha mẹ đã cho bà một tuổi thơ như một đứa con gái thứ hai vô hình. Và cũng có thể bà Nhu đã biết cha mẹ của bà là kẻ phản phúc đối với chế độ, nhưng có lẽ bà không rõ chi tiết. Wesley Fishel, Trưởng nhóm Cố vấn Việt Nam tại đại học Michigan, trở thành bạn thân của Tổng thống Diệm ngay từ những năm 55-56. Năm 1960, Fishel đã viết cho Tổng thống Diệm về ‟tham vọng chính trị” của ông Trần Văn Chương. Fishel nói với Tổng thống Diệm là ông Chương ‟gần như đã phá hủy toàn bộ tổ chức thân hữu của ông (Tổng thống Diệm) tại Hoa Kỳ” từ khi ông đến làm Đại sứ Việt Nam tại Washington, D.C. Đến nay, không ai hiểu hay có câu trả lời lý do nào Tổng thống Diệm vẫn giữ ông Chương trong chính phủ cho đến khi ông từ chức.
Một trục trặc nhỏ bà Nhu không giải quyết được trước khi rời Los Angeles đi Rome gặp lại những người con nhỏ là tiền. Một nguồn thân cận với bà Nhu cho The New York Times biết bà Nhu đem theo 5000 đô-la cho chuyến Mỹ du trong 3 tuần. Trong thời gian suy nghĩ phải làm gì sau cuộc đảo chánh, bà Nhu vẫn không ngưng mang nợ nhưng không còn một chính phủ ở Sài Gòn để thanh toán những món nợ đó cho bà. Một số người Mỹ đã cho bà tạm trú ở tư gia sau khi ra khỏi khách sạn. Những người bạn thuộc đảng Cộng hòa, Clare Booth Luce, Richard Nixon cũng không thể giúp bà Nhu mãi. Bà còn nợ một nửa chi phí, 1000 đô-la, của bà tại khách sạn Beverly Wilshire. Nhưng Bradley O’Leary ở chương 9 trong cuốn Triangle of Death: The Shocking Truth About the Role of South Vietnam and the French Mafia in the Assassination of JFK nói bà để lại món nợ khổng lồ ở khách sạn Beverly Wilshire (‟leaving a collosal unpaid bill at the Beverly Wilshire Hotel”). Báo Daily Herald ngày 9 tháng 12 và báo Hillsdale Daily News ngày 27/12/1963 đều đăng lời của Douglas H. Boone, Giám đốc khách sạn Sheraton-Blackstone ở Chicago, than mất 200 đô-la với bà Nhu, ‟Chúng tôi may mắn. Nhiều khách sạn khác bị nặng hơn rất nhiều.”
Cuộc chiến Việt nam leo thang và sau cùng đã chấm dứt. Kết quả là Việt Nam đã thống nhất vê mặt địa lý và đã phải trả một giá kinh hoàng: 2 triệu người dân hai miền đã thiệt mạng, hơn 1 triệu người lính cộng sản hai miền tử thương cùng 250000 binh sĩ VNCH. Hơn 58.200 tên người lính Mỹ bỏ mạng hay mất tích ở chiến trường Việt Nam khắc đậm trên bức tường tưởng niệm ở Washington, D.C.
Người đàn ông thứ ba của dòng họ Ngô-Đình bị phe đảo chánh giết sau đó là ông Ngô Đình Cẩn. Mỹ giao ông Cẩn cho phe đảo chánh giam ông trước khi đem xử, rồi bắn.
Sau khi bà Nhu vội vã cho thuê rẻ căn apartment ở Paris, giám mục Ngô Đình Thục đã thu xếp cho bà ở lại trên một mảnh đất của Giáo hội Rome trước ông khi đi nhận nhiệm vụ mới ở miền Nam nước Pháp. Năm 1981 giám mục Ngô Đình Thục bị giáo hội rút phép thông công. Năm 1984, ông Ngô Đình Thục chết trong nghèo khó tại một tu viện ở Carthage, Missouri.
12 tháng Tư, 1967, con gái yêu của bà Nhu, Lệ Thủy, mới 22 tuổi, tử nạn giao thông ở ngoại ô Longjumeau, Pháp. Lệ Thủy chết không làm trọn lời thề đã viết trong nhật ký: giết những người đã hại nước Việt Nam và đã giết cha cô. Đến khi qua đời bà Nhu vẫn không tin là con bà tử nạn giao thông. Ba người con còn lại, học hành, thành đạt, trưởng thành, sống đời bình thường như những công dân của châu Âu. Bà Lệ Quyên tử nạn giao thông trên đường đi làm vào ngày 16 tháng 4, 2012.
Bà Nhu qua đời vào Lễ Phục sinh năm 2011, không phải một lần nữa đau lòng vì mất con, người con gái sau cùng.
Gặp ông Đại úy
1959, sau 16 năm lập gia đình, từ một tiểu thư danh gia thế phiệt bà Nhu đã là mẹ của bốn người con, và cũng là một mệnh phụ đầy danh vọng và quyền lực. Đó có phải là một cuộc đời hạnh phúc? Theo một cuốn nhật ký của bà Nhu thì không.
Đây không phải là cuốn hồi ký ‟Le Caillou Blanc” mà là một quyển nhật ký viết từ năm 1959 đến năm 1963. Một cuốn sách ghi lại các sự kiện, những suy nghĩ mỗi ngày, ngay sau đó. Một cuốn sách không có hiệu đính hay sửa đổi của người thứ hai.
Đúng vậy; bà Nhu có viết nhật ký trong 5 năm sau cùng ở Dinh Độc Lập, trung tâm quyền lực của chính phủ Ngô Đình Diệm. Đây có lẽ là cuốn nhật ký bà Nhu không muốn ai biết đến. Trong thời gian làm việc với tác giả Demery bà Nhu không khi nào đề cập đến quyển nhật ký 59-63 đó. Tuy nhiên, khi còn sống, bà Nhu đã nhờ người quen ở Mỹ tìm xem có biết cuốn nhật ký của bà hiện ở đâu hoặc ai đang giữ nó. Thế cuốn nhật ký bà Nhu hiện ở đâu? Và ai hay cơ quan nào đang giữ nó?
Cuốn nhật ký 59-63 hiện đang ở trên đất Mỹ.
Người giữ quyển nhật ký 59-63, qua Google, đã tìm được và liên lạc với tác giả Demery. Tác giả cuốn Finding the Dragon Lady ngờ rằng một người Mỹ trẻ tuổi đang giữ nhật ký bà Nhu là chuyện xa vời. Gặp nhau ở New York, người giữ nhật ký 59-63 không muốn nói hay không thể nói rõ với tác giả Demery tại sao ông có được có cuốn nhật ký trong tay. Là người có người thân trong quân lực và cảnh sát VNCH, ông nói với Demery, ‟Tôi lớn lên, rồi tôi có quyển sách đó.”
Demery được cho xem qua cuốn nhật ký bà Nhu ở một tiệm cà phê Starbuck. Cuốn sách khổ 12 cm x18 cm, bìa đã cũ, có vết ố, dán keo dính ở gáy; những trang trong đầy nét chữ nghiêng bên phải, viết bằng bút mực nâu, mực xanh, có khi bằng bút xáp màu đỏ.
Trước khi vào sơ lược nội dung cuốn nhật ký, mời bạn đọc gặp người giữ cuốn nhật ký 59-63.
Nếu người giữ quyển nhật ký 59-63 đã tìm gặp tác giả Demery qua Google thì người viết đã gặp ông trên Facebook và sau đó trao đổi với nhau qua điện thoại và Skype. Người đó là ai?
Đại úy James Van Thach vf cuốn nhật ký 59-63của bà Nhu. Nguồn Capt. JVT
Đại úy James Van Thach với cuốn nhật ký 59-63 của bà Nhu. Nguồn Capt. JVT
Đó là Đại úy (nghỉ hưu) James Van Thach. Đại úy James là con của Trung tá John W. Peterkin (nghỉ hưu), một cựu sĩ quan Hoa Kỳ đã phục vụ trong Thế chiến thứ II, chiến tranh Đại Hàn, cố vấn ở chiến trường Việt Nam và bà Thạch Thị Ngọc, nữ lực sĩ giữ kỷ lục nhảy cao của Việt Nam từ 1966-1968. Đại úy James sinh năm 1976 lớn lên ở Bellerose, Queens, New York, tốt nghiệp Cử nhân khoa Sử tại St. John’s University (1998) và Juris Doctor tại Touro College Jacob D. Fuchsberg Law Center (2002).
Thay vì làm luật gia cho quân đội hay mở văn phòng tư vấn dân sự, ông đã xung phong ra trận dưới màu áo của một sĩ quan bộ binh. Đại úy James đã phục vụ ở chiến trường Iraq 24 tháng. Tại đây, ông bị trọng thương hai lần, và đã giải ngũ vào năm 2009 mang theo những chấn thương tinh thần và thể chất. Năm 2008 chính phủ Iraq trao tặng ông cấp bậc Chuẩn Tướng Tham mưu Danh dự. Đầu năm 2013, Đại úy James đã tình nguyện sang Afghanistan để nói chuyện với các binh sĩ tại đây về kinh nghiệm chiến trường và các nỗ lực hàn gắn chấn thương tâm lý.(21)
Trao đổi với James, người ta có thể thấy ngay sự say mê cháy bỏng tìm hiểu lịch sử Việt Nam của ông. Một người tuổi chưa đến 40, sinh trưởng tại Hoa Kỳ, không thạo tiếng Việt nhưng ông có kiến thức và ý thức sâu sắc về lịch sử cận đại cũng như tình hình xã hội, kinh tế, chính trị của Việt Nam hiện nay.
Trả lời câu hỏi từ đâu ông có cuốn nhật ký 59-63, James nói, như đã nói với tác giả Demery, ông có bà con phục vụ dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, trong quân đội và cảnh sát. Vì là thế hệ kế thừa của gia đình nên ông được trao lại cuốn nhật ký này.
Nếu tra cứu tài liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử Việt Nam ở những thập niên 50-60 người ta có thể biết rằng chính phủ VNCH đã tịch thu tài sản của toàn gia đình Quốc trưởng Bảo Đại và của những người liên hệ với ông bằng đạo luật số 17/57 và 16-2-1957 và sắc lệnh số 122-TC ngày 27-02-1958.(22)
Sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, cũng thế, Hội đồng Quân nhân Cách mạng cũng có Ủy Ban Tịch Thu Tài Sản Gia Đình Họ Ngô.(23)
Hơn nữa sau cuộc chỉnh lý 30/1/1964, chính phủ của Tướng Nguyễn Khánh đã tổ chức triển lãm ‟tội ác nhà Ngô”. Trong cuộc triển lãm được ký giả David Horowitz đài NBC tường thuật trong chương trình phát hình ngày 28 tháng 3, 1964 người ta thấy một tấm bảng lớn ghi ‟Sự thật về ngày 11.11.1960. Tài liệu tối mật trích nhật ký của bà Ngô Đình Nhu nhũ danh Trần Lệ Xuân” bên dưới là ảnh chụp nhật ký của Bà Nhu được phóng lớn trưng bày bên cạnh các sơ đồ tham nhũng của chính phủ Ngô Đình Diệm.(24)
Tài liệu tối mật trích nhật ký của bà Ngô Đình Nhu. Nguồn: NBC News
Tài liệu tối mật trích nhật ký của bà Ngô Đình Nhu. Nguồn: NBC News
Trong ‟Tuyên bố của Bà Ngô Đình Nhu nhân dịp kỷ niệm Đệ nhị Chu niên Chương trình Ấp Chiến lược và Đệ nhị Chu niên Chính sách Chiêu hồi” ngày 17 tháng 4, 1964, ở cuối trang 3 và đầu trang 4, bà Nhu xác định bà cũng đã biết về cuộc triển lãm trưng bày một vài đoạn trong ‟cái gọi là ‘nhật ký riêng tư’ được xem là của tôi” viết về ngày 11/11/1960. Bà Nhu phản đối những người tổ chức triển lãm vì họ đã không được phép của bà, tác giả giữ tác quyền (‟…they have never obtained my author’s rights which South Vietnam has recognized in the signing of the international copyright agreement.”)(25)
Từ tháng 11, 1963 đến khi cuốn nhật ký của bà Nhu đến tay Đại úy James, không ai biết nó đã từng được bảo quản thế nào, ở đâu, từng do ai cất giữ trong suốt gian đoạn hỗn loạn 1963-1967, rồi suốt những năm của đệ nhị Cộng hòa đến ngày 30 tháng 4, 1975.

Trả lời câu hỏi ông có dự định thế nào với cuốn nhật ký 59-63, Đại úy James cho biết trong thời gian qua có một số người quan tâm đã liên lạc với ông về vấn đề này.
Trước nhất là gia đình bà Nhu; ông Olindo Borsoi, chồng của bà Ngô Đình Lệ Quyên, đã liên lạc với Đại úy James để tìm hiểu về cuốn nhật ký đó và muốn ông giao nó lại cho gia đình họ Ngô Đình để đưa vào một viện bảo tàng (sắp thành lập) trưng bày cùng với tất cả hình ảnh, tư liệu, thư từ như một khối di sản của dòng họ Ngô Đình để lại cho hậu thế.
Thứ hai là một trong những văn khố nghiên cứu lớn hàng đầu trên thế giới lưu trữ các ấn phẩm, tác phẩm hiếm về những sự kiện chính trị, xã hội và kinh tế trong thời kỳ hiện đại.
Thứ ba là một cơ quan truyền thông Việt ngữ. Cơ sở này muốn đứng ra phát hành cuốn nhật ký 59-63 và muốn giữ quyền lựa chọn và hiệu đính nội dung.
Cả hai đề nghị của gia đình bà Nhu và của cơ sở truyền thông tiếng Việt vừa kể không thích hợp với quan điểm và dự tính của người đang giữ cuốn nhật ký. Đại úy James mong muốn cuốn hồi ký được phát hành bằng nguyên bản tiếng Pháp, như bà Nhu đã viết, không hiệu đính, chỉnh sửa cùng lúc với hai bản dịch chuyên nghiệp sang tiếng Việt và tiếng Anh, sát với nội dung của nguyên bản.
James cho rằng cuốn nhật ký này là tài liệu mang tính lịch sử của Việt Nam; nó thuộc về toàn dân Việt Nam và là một tài liệu quan trọng cần được phổ biến khắp nơi, cho tất cả những ai quan tâm đến giai đoạn đó trong lịch sử Việt Nam cận đại. Cuốn nhật ký không thể chỉ là hàng mẫu trưng bày trong viện bảo tàng và nó cũng thể bị cắt xén, chỉnh sửa để xuất bản.
Đại úy James nói, ‟Đây là vấn đề cần thời gian; không thể vội vã.”
Trả lời câu hỏi tài chính có phải là một động cơ khiến ông muốn xuất bản cuốn nhật ký 59-63, Đại úy James dứt khoát, ‟không phải thế”; ông nói, ‟Cuốn nhật ký này ‘not for sale’. Nó vô giá.” Một dự tính của ông sau khi phát hành cuốn nhật ký là dùng tiền thu được để giúp chỉnh trang, làm cỏ cho Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cũ(26), nay gọi là nghĩa trang Bình An. James nói đó là điều tối thiểu ông có thể làm, như một chiến sĩ Hoa kỳ, thế hệ hậu duệ của VNCH, để bày tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ với tất cả tử sĩ đã hy sinh bảo vệ nước, nhà.
Đôi điều về cuốn nhật ký của bà Nhu
Gia đình ô.b. Ngô Đình Nhu (Từ trái): Lệ Thủy, Trác, Lệ Quyên, Bà Nhu, Ông Nhu, Quỳnh (c.1961). Nguồn: Madame Ngo Dinh Nhu Facebook
Gia đình ô.b. Ngô Đình Nhu (Từ trái): Lệ Thủy, Trác, Lệ Quyên, Bà Nhu, Ông Nhu, Quỳnh (c.1961). Nguồn: Madame Ngo Dinh Nhu Facebook
Trong cuốn Finding the Dragon Lady, tác giả Demery chỉ trích đoạn một phần rất nhỏ trong cuốn nhật ký dầy hơn 350 trang. Phần trích dịch đó chỉ minh hoạ một phần nhỏ cuộc sống không hạnh phúc, ngay giữa lòng quyền lực, của Đệ nhất phu nhân nền đệ nhất Cộng hòa.
Trong nhật ký bà Nhu ghi lại những một số sự việc rất bình thường, từ sở thích cá nhân như xem xi nê Mỹ, đọc tiểu thuyết Nga, đi nghỉ mát với các con ở bãi bể hay trên cao nguyên. Bà Nhu, có lẽ cũng như bao phụ nữ khác, sợ già, sợ thời gian trôi nhanh… và trên những trang nhật ký, bà cũng ghi lại cuộc đời đau khổ làm vợ ông Nhu.
Khi dọn về ở trong Dinh Độc Lập bà Nhu lần đầu tiên hy vọng, từ khi có chồng, là đời sống gia đình sẽ hạnh phúc hơn, bà sẽ thấy ông Nhu ở ‟nhà” thường hơn. Bà hy vọng mọi chuyện sẽ thuận chèo xuôi mái vì ông Nhu đã dầy công giúp Tổng thống Diệm củng cố chế độ, và bà cũng xứng đáng với cái ghế dân biểu quốc hội, và vai trò Đệ nhất phu nhân, giúp Thống tiếp đón quốc khách. Bà sẽ được hỗ trợ về tinh thần cũng như được đền đáp tình yêu thể xác, ông Nhu sẽ bỏ thuốc lá và dễ thương hơn đối với bà.
Khi những mong đợi đó không đến, những trận cãi vã kịch liệt, những cánh cửa xập chặt là kết quả. Bà đã chán cảnh ngồi chờ hầu chồng vì ông Nhu chẳng khi nào cần bà hầu hạ. Ban đầu bà Nhu không hiểu tại sao thế. Bà vẫn trẻ, vẫn đẹp. Bà viết trong nhật ký, có lẽ, ông Nhu đã già quá rồi, không còn thích chuyện gối chăn nữa. Bà tội nghiệp cho chồng, mất đi niềm hưng phấn vì mớ tuổi đời; nhưng ở những trang nhật ký khác bà Nhu lại tội nghiệp cho số phận của mình, phải sống với một ông già bất lực và phải tự tìm cách thỏa mãn những ‟ham muốn trào dâng”. Đến 1959, bà Nhu mang thai người con út, ông Nhu không hoàn toàn lạnh cảm với bà. Cũng thời gian đó, bà Nhu khám phá ông Nhu chỉ bất lực với bà, nhưng với một người đàn bà khác thì không.
Trong nhật ký 59-63, bà Nhu ghi chi tiết chuyện hai vợ chồng to tiếng khi tranh cãi về chuyện ông ngoại tình. Nhưng bà Nhu nổi điên không hẳn vì sự ngoại tình của chồng mà vì ông Nhu ngoại tình với một người con gái ‟thấp hèn”, ‟nhơ nhớp”. Bà kinh thường tình địch đến nỗi chỉ gọi thiếu nữ đó là ‟con ấy” [nguyên văn ‟creature”] chứ không gọi bằng tên.
Ông Nhu biện hộ cho ông và người tình, ông nói đó là một cô gái ngọt ngào, dễ thương, ‟chỉ nghèo chứ không nhơ nhớp”. Và hơn hết, cô gái ấy không như bà Nhu; ông Nhu nói ‟em làm tôi sợ.” Chiến tranh bùng nổ. Thỏa ước hòa bình chỉ đến vài ngày sau đó. Hai người đồng ý rằng hôn nhân của họ sẽ tốt hơn nếu hai người ít sống gần nhau.
Bà Nhu nhiều đêm thao thức, cố ngăn dòng lệ, tự hỏi ai là người đàn ông xa lạ đang ngủ cạnh mình; tình yêu trong xi nê, hay như truyện trong sách không đến với bà. Bà từng nghĩ, với sắc đẹp của tuổi đang xuân, sự bặt thiệp ngoài xã hội, và là mẹ của những đứa con bà có thể giữ được chồng. Thế mà, với ông, bà vẫn là một kẻ vô hình trong Dinh Độc Lập.
Chắc chắn, là người quá mộ đạo, ông Nhu sẽ không li dị bà. Và bà không thể bỏ ông Nhu. Không có ông Nhu thì bà sẽ là ai?
Ngay trang đầu tiên của cuốn nhật ký viết ngày 28 tháng giêng năm 1958, người đàn bà 34 tuổi, trẻ đẹp viết về cái chết. Độ trầm cảm sâu thẳm đó hoàn toàn mâu thuẫn với ứng xử bề ngoài của một người đầy tự tin. Vài ngày sau đó bà đi đến quyết định bỏ đi ‟những giấc mộng hồng và những giấc mơ xanh”, bà chấp nhận rằng bà sẽ không thể nào là một cái gì đó hơn như bà đang ở thời hiện tại. Về tình chồng vợ, bà Nhu viết, ‟Anh ấy không còn trẻ để làm hơn thế nữa.” Nhưng đôi khi ông Nhu trỗi dậy thì lại không đúng lúc hay không như bà mong đợi. Bà chán nản với sự bất công: chồng bà có một thời son trẻ ong ướm huy hoàng, còn bà mới 34 mà chỉ được hưởng của thừa, của sót lại của ông Nhu. Không khó để đoán được bà Nhu chờ mong cái gì. Bà phải tìm những cách khác để ‟dập tắt ngọn lửa dục vọng của mình”.
Dù cố tình lẩn trách, cuốn nhật ký 59-63 đã cho thấy rõ nhu cầu tình cảm của bà Nhu chỉ được thỏa mãn khi bà xác định được vị trí ở chính trường. Bà từ từ bị bót ngạt và ngã quỵ vì cuộc hôn nhân không tình ái, chung quanh chỉ còn những người không có tâm hồn và những khát khao như bà.
Bà Nhu viết cho chính mình, ‟Càng ngày mình càng yêu anh ấy ít đi.”
Bà Nhu, dường như, cũng đã biết đến tình yêu một chốc bằng vài cuộc tình lẻ. Trong những trang nhật ký đó bà Nhu viết về ba người đàn ông, nhưng chỉ bằng tên tắt là L, K và H. Và bà cũng viết, ‟Hạnh phúc thay chưa gặp ai có tất cả”. ‟Tất cả” trong ngữ cảnh này là sự chân thành, kính trọng, và tình yêu tha thiết – những đức tính cần có để xứng với phẩm chất của bà. Dường như H là người gần có ‟tất cả” vì tính năng động, và cung cách lạ thường trong cuộc săn đuổi tình yêu của bà Nhu. Bà Nhu hỏi H, ‟Anh có thế này với tất cả đàn bà không?” Câu trả lời của H đã đưa bà lên mây xanh, ‟Em tưởng đàn bà ai cũng như em sao? Anh phải vượt biển mới tìm được em đó.”
Ông H đã hiểu bà Nhu. H yêu Lệ Xuân vì Lệ Xuân là Lệ Xuân: đẹp lộng lẫy, cao ngạo, ngang bướng, người đàn bà không chấp nhận vị trí đã được những người đàn ông xung quanh khoanh vòng, đặt chỗ.
Nhưng, cuốn nhật ký 59-63 của bà Nhu không chỉ là những trang giấy cũ ghi chép những cuộc tình thoáng chốc, những vụ cãi vã ghen tuông, hay mức trầm cảm của một thiếu phụ đời thường. Trong cuốn nhật ký đó ngoài những trang viết về gia đình, về chồng, về con, về chị, về em, bà Nhu còn ghi lại rất nhiều sự kiện quan trọng về Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính sách của ông, về những nhận vật quan trọng ở trung tâm quyền lực thời đệ nhất Cộng hòa, kể cả ông bà cựu Đại sứ Trần Văn Chương, hay những tướng tá và những người khác, và các sự kiện chính trị quan trọng.
Chỉ một thí dụ, trang nhật ký ngày 12 tháng 11, năm 1960 bà Nhu ghi lại những gì xảy ra ngày 11/11/1963, Vương Văn Đông đã làm gì, Nguyễn Khánh đã làm gì, Tổng thống Diệm ứng phó ra sao, và bà đã làm gì.
Hồi ký và nhật ký khác nhau được sử dụng khác nhau trong các nghiên cứu lịch sử.
Nhật ký, trong nghiên cứu lịch sử, là một nguồn tại liệu khó sánh kịp về phẩm cũng như lượng. Nhật ký đã cung cấp cho sử gia và mọi người một cái nhìn sâu sắc về quá khứ. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đã dùng nhật ký để ghi lại những gì đang xảy ra với họ và với đất nước của họ suốt dòng lịch sử. Nhiều cuốn nhật ký đã được công bố và có một số đã đi vào lịch sử lịch sử và trở thành những tài liệu văn học trên thế giới. Thí dụ cuốn nhật ký 1660-1669 của của Samuel Pepys trở thành nguồn sử liệu cho giới nghiên cứu về đời sống ở London trong những năm 1660. Nó ghi lại nhiều sự kiện quan trọng thời đó: bệnh dịch lớn ở London vào năm 1665, vụ hỏa hoạn ở London năm 1666. Cuốn nhật ký của Semuel Pepys đã cho sử gia thấy rõ những gì đã xảy ra ở London trong thời đó.
Quan trọng không kém, cuốn nhật ký của bà Nhu viết từ ngày 28 tháng giêng, 1959 đến ngày 7 tháng 6, 1963, khi xuất bản, sẽ trở thành chứng từ, tài liệu lịch sử giúp cho giới nghiên cứu hiểu rõ, hiểu thêm về chính phủ Ngô Đình Diệm, về các cuộc chính biến, về những nhân vật đã trực tiếp và gián tiếp viết lên những trang sử Việt Nam thời đó, v.v. Hơn nữa, cuốn nhật ký đó còn có thể là một tài liệu để giới phân tâm học, các chuyên gia tâm lý nghiên cứu và phân tích một cách khoa học để vẽ lại chính xác hình ảnh của nhân vật lịch sử đầy quyến rũ và mâu thuẫn.
Ngoài lời xác định của tác giả Demery, người đã liên lạc, làm việc với và biết nét chữ của bà Nhu, rằng quyển nhật ký đó do bà Nhu Viết, một chuyên viên lưu trữ tại Đại học Stanford đã được xem cuốn nhật ký nói rằng chữ viết tay trong đó ‟tương tự hoặc giống như” chữ viết tay trên lá thư giữa bà Nhu và các viên chức Hoa Kỳ trong cùng thời gian đó.(27)
Cuốn nhật ký 59-63 của bà Nhu, không còn nghi ngờ gì nữa, nó phải được xuất bản, công bố cho tất cả mọi người quan tâm đến lịch sử Việt Nam.
Trở lại cuốn Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu, qua những trang hồi ký gởi cho Demery, bà Nhu luôn luôn thần tượng hóa chính bà và lịch sử của gia đình bà. Sai sót duy nhất, nếu có thể xem là thế, một lần bà Nhu thì thầm qua điện thoại, ‟Có lẽ, tôi đã nên khiêm nhường hơn một chút về sự vĩ đại của gia đình tôi.” Demery cũng nhắc lại câu chuyện này trong chương trình ‟The Daily Show” với Jon Stewart hôm 6/11/2013. Bạn đọc cũng có thể theo dõi tác giả Demery trao đổi với ký giả Andrew Lam và khán giả trong chương trình  BookTV (C-SPAN2).(28)
Tác phẩm của Demery là một công trình nghiên cứu đáng chú ý không chỉ vì nó đã phác họa được cuộc đời của một nhân vật nhiều phức tạp và bí ẩn đã góp phần viết nên lịch sử Việt Nam mà còn phải kể đến sự kiên nhẫn, khéo léo của tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu đã làm việc với một chính khách lưu vong dù đã đi vào quên lãng nhưng vẫn còn cái cao ngạo đáng ghét của một thời đầy quyền lực.
Là một độc giả, người viết cảm ơn tác giả Monique Brinson Demery đã viết cuốn Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu.
Sau cùng xin cảm ơn Đại úy James Van Thach đã thật chân thành, sốt sắng và xuyên suốt trong các cuộc trao đổi với người viết.
© 2014 DCVOnline

(18) David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power, 1995, University of California Press, Ltd. London, England, pp116–8.
(19) Charles Mohr, The Queen Bee, Time, August 9, 1963, p. 24
(20) Trang Pháp Luật, Luật Bảo vệ Luân lý, 21/1/2014.
(21) – Captain James Van Thach as told to Jonathan Wei, The Many Sacrifices of Captain Van Thach New York Village Voice. May 8, 2013.
Wounded U.S. Army Captain Goes to War Zone in Afghanistan, New York City, NY (PRWEB) March 18, 2013;
– Đinh Yên Thảo, Đại úy James Văn Thạch, Trẻ Dallas 729, 26/5/2011, trang 28-33.
– Đinh Yên Thảo, Khi người thương binh trở lại chiến trường, Trẻ Dallas 834, 30/5/2013, trang 34-36.
– CBS News, Captain James Van Thach Iraq War Veteran Forms Extra-Special bond with Canine Companion, 2012.
– FOX News, Captain James Van Thach & Colonel Woycik talk about Service Dogs from CCI , 2012.
(22) Huy Phương/ Người Việt, Hoàng tử Bảo Ân: Từ truất phế đến tịch biên gia sản, Người Việt, April 08, 2013.
(23) Phạm Bá Hoa, Đôi dòng ghi nhớ. Houston, TX: Ngày Nay, 1994), tr. 80-81.
(24) NBC News, South Vietnamese attend exhibit of evidence for Nhu family political trials. March 28, 1964. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm có thể trả lệ phí tham khảo 1 phút phim phóng sự này của đài NBC.
(25) Madame Ngo Dinh Nhu, Statement of Madame Ngo Dinh Nhu on the occasion of the second anniversary of the Strategic Hamlets Program and the second anniversary of the ‟Chieu Hoi” (Open Arms or Return of the Prodigal Children) Policy, 7 April, 1964. Samuel Tankersley Williams Papers, Box 21 Folder 14, Hoover Institution Archives, pp. 48-58
(26) South Vietnam National Military Cemetery (1994)
(27) Katie Baker, Searching for Madame Nhu, The Daily Beast, Sept. 24, 2013.
(28) Monique Brinson Demery, Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu, BookTV (C-SPAN2)