caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 22 juillet 2016

Caroline Thanh Hương giới thiệu chương trình văn thơ của groupe Hương Xuân 2016 với thơ anh Trần Văn Lương, thơ Trần Trọng Thiện, thơ Caroline Thanh Hương và bài viết theo cảm xúc Sầu Gieo Ngọn Sóng.

Đọc Thơ Anh Trần Văn Lương.
(Caroline Thanh Hương viết theo cảm xúc bài Sầu Gieo Ngọn Sóng.)
 
Hằng ngày không biết có bao nhiêu bài thơ được viết, được post, được đưa vào khung và được phổ nhạc.
Bài thơ nào cũng chở một chút tình riêng của quá khứ và một thứ tình chung thiêng liêng, quý báu mà khó khăn lắm mới không thấy trong đó những lời thô tục.

Thi sĩ làm thơ thường để tìm người đồng cảm.
Có ai biết khi bài thơ đó càng làm quặn thắt thi sĩ bao nhiêu thì nó mới làm nhỏ lệ được người đọc.
Và sau đó thi sĩ còn đau đớn thêm những ngày sau khi đã gửi bài đăng.

Ta khóc thương ai nếu không biết nhỏ lệ thương chính bản thân mình.
Nỗi đau thương ấy gửi về ai, gửi để làm gì khi cơn đau ta không thể đặt tên gì như một người bệnh cancer đã hết thuốc chữa.
Thơ của anh Trần Văn Lương không sáo rỗng, thơ của anh nhịp nhàng nốt từng nốt giao cho người đời bài thơ vần điệu nghiêm trang.
Thơ của anh chở nỗi buồn không lối thoát, đôi khi làm tôi cáu kỉnh hỏi tại sao anh không làm được bài thơ nào vui hơn một chút thôi, chứ thơ gì mà đọc vừa mệt, vừa sầu thảm và tê tái cõi lòng.

Nếu ai có biết xa quê hương có làm người ta vui vì vật chất như thế nào, thì xa để nhớ cũng chưa đủ làm vỡ cả trái tim.
Xa quê hương vì biết mình mất nó, xa quê hương bởi vì không hẹn ngày trở lại.
Xa quê hương mà lòng vẫn hướng về cố hương để tìm lại những hạnh phúc đã qua rồi, mất tất cả rồi, và giờ đây, ở cái tuổi xế chiều, người ta mong gì đây?

Người ta mong trở lại chết và được chôn trên quê hương mình.

Đây là bài thơ của anh Trần Văn Lương gửi đến groupe chúng ta hôm nay, mời quý anh chị đọc và dùng con tim mình để nghe cái đau trong từng mạch máu, trong những câu chữ tuyệt vọng ấy.

Đừng rơi lệ nhé, đừng buồn, đừng đau đớn nữa mà hãy thờ ơ đi giới trẻ ngày hôm qua, giới trẻ ngày hôm nay và giới trẻ mai sau, nếu chúng còn được sống trên đất nước mang tên Việt Nam.

Caroline Thanh Hương
22 tháng 7 năm 2016.

 bé VN photo R9T66D7.jpg
Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
      Rưng rưng mắt ướt gieo sầu,
Hạt rơi đầu sóng thoắt đâu nẩy mầm.

Cóc cuối tuần:

     Sầu Gieo Ngọn Sóng

Ngày đuối dần trên mặt biển nhăn nheo,
Vạn con sóng cong queo bò lổn ngổn.
Mây từng nùi hỗn độn,
Ngọn gió xa về chộn rộn than van.

Tàu chuẩn bị xuôi Nam,
Mây lam nham ngược Bắc.
Buồn loang loang tím mặt,
Lạnh ngắt bóng đêm sang.

Nắng cuối chết vội vàng,
Chim hoang mang mất tổ.
Lênh đênh lời kinh cứu độ,
Hoài công tìm nấm mộ giữa trùng khơi.

Từ ngày lệ máu tuôn rơi,
Thôn xóm cũ đã thành nơi hoang phế.
Trên ngõ tối những lần chia tay trễ,
Giờ chỉ còn bầy dế nhỏ khóc than.

Khúc tình ca xưa uyển chuyển nhịp nhàng,
Đã nhường lối cho tiếng đàn lạc điệu.
Chim biếng hót vì đời không ai hiểu,
Trăng lang thang thất thểu bởi xa người.
                     x
                x         x   
Tàu lủi thủi ra khơi,
Không một lời đưa tiễn.
Còn ai mà quyến luyến,
Nghĩa lý gì đâu một chuyến viễn hành.

Từng ngọn núi xanh xanh,
Lùi nhanh vào bóng tối.
Tàu xăm xăm xẻ lối,
Mang hồn người lặn lội thâu đêm.

Trời như chiếc thúng đen,
Úp trùm lên mặt biển.
Bóng oan hồn ẩn hiện,
Ôm oán hờn vĩnh viễn vật vờ trôi.

Mấy mươi năm sầu hận vẫn chưa nguôi,
Thân xác đã tả tơi như bọt nước.
Khắp phương trời xuôi ngược,
Tri âm nay còn có được mấy người.

Định mệnh toét toe cười,
Mỉa mai kẻ cuối đời còn mê mải.
Câu kinh muộn héo queo bờ môi tái,
Phép mầu nào kéo lại được ngày xưa.

Chợt thèm tiếng võng trưa,
Tiếng mưa đêm phố nhỏ,
Tiếng sáo chiều căng gió,
Tiếng chó sục vườn không.

Đêm buồn như câu hát lẻ trên sông,
Kỷ niệm thoáng qua giấc nồng vội vã.
Đại dương lạnh, lòng người thêm băng giá,
Mộng xưa về tất tả bước trần ai.

Lặng nhìn lưng con sóng biếc chạy dài,
Ray rứt nhớ những vồng khoai quê mẹ.
Cay cay từng giọt lệ,
Từ boong tàu lặng lẽ tựa sương rơi.

Bóng tối vẫn ngập trời,
Tia nắng ấm cuối đời chưa chịu ló.
Chốn tạm ghé một khi chân rời bỏ,
Chẳng bao giờ sẽ có dịp về ngang.

Trần thế mênh mang,
Thân lữ thứ ngỡ ngàng lạc bước.
Ngẩn ngơ nhìn sóng nước,
Hạt sầu gieo đã lũ lượt đâm mầm.
                     x
                x         x   
Lời nguyện buồn quyện mưa bụi lâm râm,
Đẫm ướt áo kẻ âm thầm đợi sáng.
               Trần Văn Lương
                  Cali, 7/2016


 photo QHBL.jpg

 Xin lại đóng góp bài họa cho " CÓC CUỐI TUẦN " của anh LƯƠNG :



Dạo :
         Hi vọng, Tin tưởng, hết sầu
    Giúp nhân, từ quả, đất sâu ra mầm 

Cóc cuối tuần :

      GIỮ  LẠI  NIỀM  TIN

Làn gió thoảng, trên mắt cạn, mi nheo
Tắm mát tâm hồn, chờ gieo bình ổn
Lòng, buồn vui lẫn lộn
Giữa cảnh biểu tình hỗn độn, kêu than

Từ xâm chiếm miền Nam
Do Cọng quân xứ Bắc
Bốn mươi năm ra mặt
Quân cướp đất, giầu sang

Thờ mười sáu chữ vàng
Cộng Nô dâng đất tổ
Bốn tốt, do mức độ
Bỏ quyền khai thác mỏ, ở ngoài khơi

Máu dân chài, lệ, tràn rơi
Cá chết, biển lành tơi bời tàn phế
Lẽ sống muôn đời, dân cần, quan trễ
Chẳng còn gì hơi sức để kêu than

Chỉ còn đứng lên đòi hỏi nhẹ nhàng
Quân Tầu cút, tiếng lòng càng muôn điệu
Kẻ thức thời đã ngộ ra và hiểu
Lũ qủy Nô chờ học, kiểu làm người

                x
             x    x

Giờ quyết định, ngoài khơi
Luật biển, chơi tống tiễn
Mộng bá quyền, ai luyến
Đoàn kết, phá tan chiến lược lộng hành

Mang lại nước trong xanh
Ánh thanh bình xoá tối
Mở đường cho mọi lối
Đập tan mưu tội lỗi trong đêm

Giờ đây biết trắng đen
Ai người, tên cướp biển
Mặt dày, đành xuất hiện
Trò bỉ ổi, sau kiện, dật dờ trôi

Mộng đế vương, tham vọng chưa thấy nguôi
Chỉ còn chút Việt Nam xuôi bóng nước
Chúng dở trò đi ngược
Đem bạo lực sang cướp nước của người

Nam phạt, chỉ trò cười
Vì trai tráng Việt chẳng lười mãi mãi
Yêu Tư Do, không dễ gì sơi tái
Đâu để cho mi oai tác như xưa

Được rượu sớm, chè trưa
Cơm thừa, cho nước nhỏ
Giờ theo mây theo gió
Có có cũng như không

Thanh niên ta, nay trả nợ núi sông
Kẻ ngã xuống, người khác xông, dục dã
Giật lại tự do, cầm bằng mọi giá
Sống ở trên đời ai dám phá của ai

Thời gian như biển rộng sông dài
Cuộc sống thân yêu tái lai quê mẹ
Không còn đâu ngấn lệ
Phí phạn ngày xanh để dễ tuôn rơi

Hi vọng đang ngập trời
Lòng tin ở tương lai đang lấp ló
Yêu thương luôn luôn không rời bỏ
Chẳng còn gì ngăn trở lúc về ngang

Thời con dại, cái mang
Nay dệt lại, còn đang từng bước
Trẻ, vùng lên cứu nước
Già vui, hạt đương nối bước nẩy mầm

               x
            x     x

Bao giờ núp bóng dưới rặng lá râm
Bấy giờ mới lại thấy tâm rạng sáng.


               Trần Trọng Thiện

 photo Diapositive2-3.jpg


Caroline Thanh Hương: Thủy ngân giết người như thế nào ? Formosa chôn chất thải chứa đầy Thủy Ngân/ Những vụ án nhiễm độc thủy ngân kinh hoàng trong lịch sử







Caroline Thanh Hương: Tại sao một nước có thật nhiều vàng mà vẫn nợ ngập đầu?




dimanche 17 juillet 2016

Tại sao một nước có thật nhiều vàng mà vẫn nợ ngập đầu?

Vàng nơi đâu nhiều bằng nơi này?

Mà tại sao 1 đất nước có nhiều vàng như thế mà vẫn bị nợ ngập đầu, có ai hiểu không?





Bên trong kho chứa vàng khổng lồ dưới lòng New York



Nằm ở độ sâu hơn 80 m so với mặt đường, kho chứa vàng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York là nơi người ta cất 200 tỷ USD dưới dạng các thỏi vàng.
Cất giữ vàng là một trong những dịch vụ tài chính của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Họ nhận bảo quản vàng của các ngân hàng trung ương, chính phủ các quốc gia hay các tổ chức quốc tế dưới danh nghĩa của Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ. Kho vàng nằm dưới tầng hầm thứ sáu của tòa nhà nằm giữa Manhattan, New York, Mỹ. Nó được xây dựng trong đầu thập niên 1920 nhằm tạo ra nơi cất vàng và tiền an toàn cho ngân hàng.

  photo vang2.jpg
Tuy nhiên, lượng vàng chỉ bắt đầu đổ dồn về kho chứa này trong Thế chiến II, khi các quốc gia khắp thế giới cần đảm bảo vàng dự trữ của họ an toàn tuyệt đối. Lượng vàng ở đây đạt đỉnh năm 1973 với khoảng 12.000 tấn vàng thỏi. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ ngừng đổi vàng thành USD cho các quốc gia ký gửi nên nhiều nước hạn chế tham gia các hoạt động này. Tính tới năm 2012, người ta giữ 530.000 thỏi vàng trong kho với khối lượng khoảng 6.700 tấn. Chúng là nơi cất giấu vô cùng an toàn vì nằm sâu 80 m dưới đường phố Manhattan và 50 m dưới mặt biển.
 photo vang3.jpg
Quá trình vận chuyển vàng vào và ra khỏi hầm phải tuân theo những quy định khắt khe. Ngay sau khi thang máy đưa vàng xuống hầm, người ta cử một nhóm gồm ba chuyên viên tài chính cấp cao tới để giám sát. Người ta kiểm tra trọng lượng và độ tinh khiết của mọi thỏi vàng trước khi chuyển vào kho. Sau cùng, họ đưa vàng vào một trong 122 ngăn chứa dưới hầm để bảo quản. Người ta đặt riêng vàng của từng khách hàng. Trong trường hợp vàng gửi quá ít, họ sẽ cho chúng vào một ngăn chứa chung có các ngăn chứa nhỏ hơn.
 photo vang4.jpg
Mỗi ngăn chứa vàng được bảo vệ bởi hai ổ khóa, trong đó nhân viên kho dự trữ giữ một chìa và khách giữ chìa còn lại. Các ổ khóa cũng được niêm phong. Người ta phải dùng cả hai chìa khóa để mở ngăn chứa vàng. Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York không tính phí lưu trữ vàng nhưng lại thu phí giao dịch vàng gửi tại đây, ngay cả khi khách hàng chuyển vàng giữa các ngăn trong cùng kho dự trữ.
 photo vang5.gif
Hình dạng các thanh vàng trong kho chứa ở New York cũng rất khác biệt. Trước năm 1986, thanh vàng tại Mỹ thường giống viên gạch hình chữ nhật. Tuy nhiên, hình dạng phổ biến của các thanh vàng ngày nay là hình thang. Người ta rất khó nhận dạng nơi đúc các thanh vàng hình thang nhưng dễ dàng nhận biết xuất xứ của các thỏi vàng hình chữ nhật dựa vào phần khác biệt trên thân chúng.
 photo vang6.jpg
Ngoài ra, vàng trong các kho chứa thường không phải vàng nguyên chất. Do các thỏi vàng nguyên chất rất dễ biến dạng trong quá trình vận chuyển nên người ta trộn thêm các kim loại khác như đồng, bạc và bạch kim. Người ta nhận biết kim loại pha tạp bằng màu sắc trên thỏi vàng. Nếu chúng có những vệt màu trắng thì đó là dấu vết của bạc hoặc bạch kim trong khi đồng để lại màu đỏ và sắt tạo ra màu xanh lục.
 photo vang7.jpg

Giá cả của vàng trong kho phụ thuộc vào trọng lượng, độ tinh khiết và giá cả thị trường. Tuy nhiên, giá không biến đổi từng ngày theo giá thị trường. Nó được Cục dự trữ liên bang New York ấn định và chỉ thay đổi khi biến động lớn xảy ra.
 photo vang8.jpg
Hầm vàng được đảm bảo an ninh nghiêm ngặt và toàn diện. Lối duy nhất dẫn vào kho chứa nằm sau cánh cửa thép 90 tấn. Chúng nằm trong hộp thép và bê tông có trọng lượng 140 tấn. Khi cửa đóng, nó có khả năng ngăn nước tràn vào bên trong. Người ta chốt cửa bằng 4 thanh thép lớn.
 photo vang9.jpg
Ngoài ra, hầm vàng còn được lớp bê tông cốt thép dày bao bọc cùng cơ chế bảo vệ vòng ngoài với hệ thống máy quay an ninh và giám sát viên suốt 24/24. Cửa hầm sẽ tự động đóng khi các cảm biến an ninh kích hoạt. Ngoài ra, cảnh sát cũng bảo vệ nghiêm ngặt tòa nhà của Cục dự trữ Liên bang New York.

Kính mời đọc thêm

Tài khóa 2016: Hoa Kỳ thâm thủng ngân sách 600 tỳ đô la

Vào hôm thứ Sáu 15.7, Washington tiên liệu thâm hụt ngân sách vào ngày chấm dứt tài khoá năm nay lại vọt lên con số 600 tỷ đô la, cao hơn năm ngoái 162 tỷ. Đây là con số thâm hụt có chiều hướng tăng vọt trước khi TT Obama rời nhiệm sở.
Vào lúc tổng thống Obama kế nhiệm TT Bush, ông đã thừa hưởng một ‘gia tài’ nặng nề với con số thâm hụt 1400 tỷ đô la do cuộc suy thoái kinh tế 2007-2009 trong nhiệm kỳ TT Bush để lại. Vào nhiệm kỳ đầu của TT Obama, kinh tế tăng trở lại, việc tăng thuế vào người giàu cũng như tăng thuế đã giúp chính phủ Obama rút ngắn lại thâm hụt ngân sách.
Nhưng theo các chuyên gia thì họ bắt đầu thấy viễn cảnh bi quan và cảnh báo con số nợ nần quốc gia tăng cao sẽ kéo nền kinh tế quốc gia đi xuống trong nay mai.
Theo con số chính thức nhìn nhận, sự tăng trưởng kinh tế tiên liệu cho Mỹ chỉ còn 2.2 phần trăm thay vì 2.7 phần trăm. Lạm phát duy trì và giá tiêu thụ tăng 1.1 phần trăm thay vì tiên đoán 1.4 phần trăm vào mùa đông trước.
Ông Shaun Donovan, giám đốc Cơ Quan Hoạch Định và Ngân Sách viết trong một báo cáo, ” Ngân sách của Tổng Thống rất quan trọng cho phát triển. Do nó đầu tư mạnh vào nền kinh tế nội địa cũng như những an ninh hàng đầu quốc gia.”
Từ bà Hillary cho tới Trump không ai chú ý đến vấn đề thâm hụt ngân sách cùng nợ nần trong cuộc tranh cử, nhưng những hình ảnh đang nổi lên về vấn đề thâm hụt thực ra là vấn đề quan trọng cho Hoa Kỳ.
Trump từng hứa cắt thuế rầm rộ, nhưng theo các chuyên gia việc này chỉ càng làm ‘sổ nợ’ của chính phủ Mỹ dày thêm. Bà Clinton thì đoan quyết sẽ tăng thuế vào giới giàu có nhưng lại chẳng ngó ngàng gì đến đầu tư tiền bạc vào cơ sở hạ tầng, bổ sung thêm cho giáo dục đại học và thiếu nhiều sáng kiến khác.
Sau nhiều năm không thành công, vào hôm nay thứ Sáu 15.7 Tổng thống Obama lại kêu gọi tăng thuế và chặn lại một ít tới các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế để thu hẹp thâm hụt trong tương lai. Những kế hoạch này hiện không khởi động được do đảng CH nắm đa số tại QH.
Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giảm con số Tăng Trưởng Quốc Dân GDP còn 2.% thay vì 2.2%. Theo JPMorgan Chase cho con số bi quan về tăng trưởng năm nay chỉ còn 1.8% so với năm 2015 là 2.%.
Cũng cần biết thêm, tài khoá 2016 của chính phủ Mỹ sẽ chấm dứt vào ngày 30 tháng 9 tới.
Đinh Hoa Lư (theo NYTimes)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kính mời đọc thêm

PENTAGON PAPERS:
SAU 40 NĂM, HỒ SƠ MẬT VỀ VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN MỚI ĐƯỢC GIẢI TỎA

 photo image011.jpg

http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/ * * *

All files in the "Title" column are in PDF format.
Due to the large file sizes, we recommend that you save them
rather than try to open them directly.

Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.
 photo image002.jpg

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.

 photo image003.jpg

Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay!
 photo image004.jpg

Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.

Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?
 photo image005.jpg

Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.

 photo image006.jpg
August 6, 2007: Daniel Ellsberg, who released the Pentagon Papers in 1971,
participating in a die-in against nuclear weapons in front of the LLNL West Gate.

Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Douglas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.

 photo image007.jpg

Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.

Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang . Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

 photo image008.jpg

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.

Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.

 photo image009.jpg
                                                                                                                            Richard Nixon - Henry Kissinger
Lời Kết:
Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng.
Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nguồn: http://baomai.blogspot.ca/2013/01/pentagon-papers-sau-40-nam-bi-mat-uoc.html

Khai quật xác tàu chở 13,6 tấn vàng ở Mỹ




Hồng Duy
Ảnh: NewYorkfed







Những khẩu súng dát vàng, nạm kim cương nổi danh thế giới



Súng AK-47 của cố tổng thống Iraq Saddam Hussein; súng lục của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi là hai trong những khẩu súng dát vàng nổi danh nhất hành tinh.
Một khẩu Kalashnikov AK-47 dát vàng của cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Australia. Nó nằm trong bộ sưu tập những hiện vật chiến tranh sau năm 1945. Theo đại diện bảo tàng, khẩu súng này có thể bắn bình thường. Nó được sản xuất tại Tabuk, Iraq. Nó thường được vệ sĩ thân cận của Saddam Hussein mang theo. Ảnh: News.com.au
Lính Mỹ cũng tìm thấy những khẩu súng dát crôm của Saddam Hussein. Nó là 1 trong 500 hiện vật được trả về Iraq trong 9/2010. Ảnh: AFP
Trong 42 năm cầm quyền, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi luôn mang bên mình một khẩu súng lục bằng vàng. Khi ông bị bắn ngày 20/10/2011, một tay súng nổi dậy đã tìm thấy khẩu súng bên mình người đàn ông từng được coi là anh hùng dân tộc Libya. Hiện nay, người ta chưa thể xác định được số phận khẩu súng, BBC đưa tin. Ảnh: Daily Mail
Theo tờ Times của Anh, một tay súng phát hiện khẩu súng ngắm Dragunov dát vàng khi phá hủy nơi ở của Gaddafi trong tháng 8/2011. Ảnh: Thetimes.co.uk
Trong chiến dịch đột kích nơi ở của Tirso Martinez Sanchez, trùm băng đảng buôn bán ma túy khét tiếng ở Mexico, cảnh sát phát hiện núi tiền khổng lồ cùng kho vũ khí dát vàng, bao gồm một khẩu AK-47 cùng băng đạn. Ảnh: Therichest
Người ta cũng phát hiện những khẩu súng lục Desert Eagles dát vàng với trị giá khoảng 2.150 USD/khẩu trong bộ sưu tập của Sanchez. Ảnh: Therichest
Khẩu súng lục của trùm ma túy Mexico Alfredo Beltran Leyva, người còn có biệt danh El Mochomo. Hiện tại, khẩu súng đang được lưu giữ tại bảo tàng quân sự ở Mexico. Ảnh: AP
Bảo tàng này được Bộ Quốc phòng Mexico mở cửa năm 1985 để làm nơi trưng bày các hiện vật về cuộc sống xa hoa của những tên trùm buôn bán ma túy. Ảnh: Reuters
Những khẩu súng lục dát vàng, đính kim cương hoặc các loại đá quý thuộc sở hữu của băng đảng Valencia, liên minh của tổ chức buôn bán ma túy Sinaloa khét tiếng tại Mexico. Ảnh: Reuters
Những khẩu súng trường tấn công do Mỹ sản xuất được dát vàng và bạc. Binh sĩ Mexico tịch thu hơn 30 vũ khí loại này trong một đợt truy quét. Ảnh: Reuters
Hồng Duy




Xin lưu ý với các bạn hữu Blogger, Website nào muốn trích đăng bài sưu tầm hay bài viết, thơ, nhạc của groupe chúng tôi về Blog, WordPress, Google Plus,​ của các anh chị, xin vui lòng đợi
 1 tuần ​sau khi bài trong Blog của chúng tôi đã đưa ra public.
Riêng phần tiếp chuyển, thì xin cám ơn quý anh chị đã giới thiệu dùm đến người thân quen.​

Caroline Thanh Hương

Thủy ngân giết người như thế nào ? Formosa chôn chất thải chứa đầy Thủy Ngân/ Những vụ án nhiễm độc thủy ngân kinh hoàng trong lịch sử

Kính gửi đến quý anh chị bài sưu tầm và 1 bài được đọc trên Facebook.

Caroline Thanh Hương



Hàng ngàn năm trước con người đã biết đến thủy ngân. Thời kỳ đó, người Trung Hoa, Ấn Độ cho rằng thủy ngân là một loại thần dược giúp con người trường sinh bất lão, chữa lành vết thương và duy trì sức khỏe. Người La Mã sử dụng thứ chất lỏng lấp lánh này để chế ra các loại mỹ phẩm. Vì thế, thủy ngân đã có “cơ hội” trở thành thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng.
Nước bạc” thời cổ đại
Với tính chất lỏng và có ánh kim, thủy ngân đã được một thầy thuốc người Hy Lạp đặt cho cái tên “nước bạc”. Theo tiếng Latinh, kim loại này có tên là hydrargyrum. Ở châu Âu, nó lại được lấy theo tên của một vị thần La Mã - thần Mercury.
 photo thuy-ngan-1.jpg
Thủy ngân - Hg
Trong nhiều tài liệu cổ, người ta đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh của thủy ngân. Các thầy thuốc thời xưa mô tả cách họ điều trị bệnh nhân bị xoắn ruột bằng cách rót một lượng thủy ngân chừng hơn 200g vào dạ dày người bệnh. Họ cho rằng “nước bạc” nặng và linh động sẽ luồn lách trong ruột để nắn lại các đoạn ruột bị xoắn. Hậu quả của cách chữa bệnh theo cảm tính này thế nào, chúng ta đã biết.
Hàng thế kỷ sau đó, thủy ngân vẫn được “trọng dụng” để chữa bệnh. Thủy ngân sử dụng để điều trị bệnh giang mai vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng sinh. Trong suốt thế kỷ 19, loại thần dược có tên là “Blue mass” là một dạng thuốc viên thành phần chính là thủy ngân, đã được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng và thậm chí dùng trong việc sinh nở. Cho đến đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hằng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun.
Những vụ án kinh hoàng
Việc sử dụng thủy ngân sai trong quá khứ đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Những nạn nhân đầu tiên có lẽ là các nhà giả kim thuật.
Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật đã biết sử dụng thủy ngân để chế ra một số kim loại khác, đặc biệt là vàng. Trong những “phòng thí nghiệm” sơ sài, các nhà giả kim Trung Hoa, Ai Cập, Ả Rập ngày đêm “chung sống” với thứ chất lỏng kỳ lạ để mong tìm được “bí quyết” chế ra vàng. Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập đường hô hấp, ngấm qua da... vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng, họ đều mắc những chứng bệnh kỳ lạ như ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm.
Trong những tài liệu cổ xưa, các thầy thuốc sử dụng thủy ngân để điều trị cho những bệnh nhân bị xoắn ruột. Theo đó, các thầy thuốc cho một lượng thủy ngân khoảng hơn 200 gam vào dạ dày người bệnh. Họ cho rằng thủy ngân nặng và linh động sẽ luồn lách trong ruột để "làm thẳng" lại các đoạn ruột bị xoắn. Tuy nhiên, những tài liệu này không ghi rõ tác dụng của cách chữa trị này hiệu quả thế nào.
 photo tan-thuy-hoag-1.jpg

Tần Thủy Hoàng được cho là dùng thủy ngân để trường sinh bất lão.
Thủy ngân không chỉ được sử dụng trong chữa bệnh mà còn được dùng làm phương thuốc trường sinh bất lão của các bậc đế vương thời xưa. Trong đó, trường hợp nổi tiếng nhất là hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Một truyền thuyết kể rằng, với ước vọng trường sinh, Tần Thủy Hoàng có thể đã uống một loại "linh đan" có chứa thủy ngân mỗi ngày. Phương thuốc trường sinh này bào chế theo đơn của các đạo sĩ. Điều này đã khiến Tần Thủy Hoàng chết từ từ vì nhiễm độc thủy ngân.
Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời năm 210, vị hoàng đế quyền lực của Trung Quốc được chôn cất trong một ngôi mộ rất nguy nga dưới lòng đất. Khi khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia tìm thấy khoảng 8.000 chiến binh, thê thiếp, người hầu được nung bằng đất sét cùng nhiều hiện vật giá trị. Trong đó, điều kỳ lạ nhất là kết quả xét nghiệm mẫu đất xung quanh khu vực ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng cho thấy đất ở khu vực đó có nồng độ thủy ngân rất cao.
Theo những tác phẩm cổ xưa, Tần Thủy Hoàng có các con sông thủy ngân lỏng bao quanh. Theo quan niệm của người Trung Quốc, dòng sông thủy ngân có thể ban cho ai đó một sự sống bất tử. Theo một số chuyên gia, có lẽ do niềm tin mù quáng vào sự trường sinh bất lão nên Tần Thủy Hoàng đã nuốt thủy ngân để được trường sinh. Tuy nhiên, đến cuối cùng vị hoàng đế này băng hà năm 49 tuổi.
Công trình mạ mái vòm nhà thờ Isaac ở Petecbua (Nga) đã cướp đi hàng chục sinh mạng người thợ. Vì thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều kim loại, tạo thành các “hỗn hống” (amalgam), người ta đã đem hơn 100kg vàng nguyên chất, hòa tan trong thủy ngân thành hỗn hống, sau đó đem tráng lên những tấm đồng đường kính lớn hàng chục mét. Sau đó đem các tấm đồng này nung nóng trên những cái lò đặc biệt cho đến khi thủy ngân bốc hơi hết và để lại một lớp vàng rất mỏng trên tấm đồng.
Những người thợ làm vòm nhà thờ khi đó dù được trang bị bảo hộ bằng quần áo lao động và che mặt bằng một tấm kính để chống hơi độc và sức nóng. Song, những điều đó cũng không ngăn được thứ hơi độc chết người màu xanh nhạt xâm nhập cơ thể họ. Tất cả hơn 10 người thợ đã chết vì những căn bệnh bí hiểm mà không ai biết thủ phạm. Thời đó, người ta đã thêu dệt nên những câu chuyện liên quan đến ma quỷ trong vụ án này.
 photo thuy_ngan_1.jpg
Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530 - 1564) - (Ảnh: Wikimedia)
Những cơn điên loạn và cái chết của vị Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530 - 1564) là một bí ẩn mà gần đây mới được giải mã. Các tài liệu ghi lại ông vua này có một sức khỏe bình thường, nhưng sau đó mắc chứng bệnh kỳ lạ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn. Trong một cơn cuồng nộ như thế, ông ta đã giết chết chính con trai của mình. Ông ta thường xuyên bị ám ảnh bởi những ảo giác, luôn nghi ngờ xung quanh và lúc nào cũng run sợ vì cho rằng tai họa đang rình rập xung quanh. Khi đó người ta cho rằng ông bị quỷ ám. Nhưng việc khai quật hài cốt của ông do các nhà khoa học tiến hành sau này đã cho thấy thủ phạm chính là thủy ngân. Nguyên nhân là do ông bị mắc chứng đau nhức xương, ông được các ngự y kê đơn cho sử dụng nhiều loại thuốc mỡ chứa thủy ngân trong một thời gian dài. Ông đã bị ngộ độc do một lượng lớn thủy ngân ngấm vào cơ thể. Xét nghiệm cho thấy hàm lượng thủy ngân trong xương của nhà vua rất cao.
Các nhà sử học từng nghiên cứu các kho lưu trữ của thế kỷ XVII đã khẳng định, sự nhiễm độc thủy ngân cũng là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Carl (Charles) II thuộc triều đại Stuart ở nước Anh. Vì quá say mê những ý tưởng giả kim thuật, nhà vua đã trang bị một phòng thí nghiệm trong cung đình; tại đó, ông ta đã sử dụng tất cả thời gian rỗi để nung thủy ngân. Các nhà bác học đã tìm được những tài liệu, trong đó mô tả các triệu chứng bệnh tật của Carl II như tính cáu gắt, chứng co giật, bệnh niệu độc (bệnh đái ra các chất độc) kinh niên. Các bệnh này do tác động lâu dài của hơi thủy ngân gây ra. Mặc dầu các vị ngự y đã thử dùng đủ mọi phương thuốc hiệu nghiệm nhất của y học thời bấy giờ: hút máu, uống ký ninh nhưng vẫn không thể cứu được nhà vua.
Đến tận thế kỷ 20, thủy ngân vẫn gây những vụ án kinh hoàng tại nhiều nơi. Tại Nhật Bản - đất nước có nền công nghiệp phát triển cũng đã từng chấn động do thảm họa thủy ngân, mà người ta hay gọi là thảm họa Minamata.
 photo Minamata_Hg_1950.jpg
Nạn nhân bị nhiễm độc bởi chất thủy ngân ở khu vực Minamata đầu những năm 1950 (Ảnh: W. Eugene Smith)
Vào đầu những năm 1950, nhiều người dân ở khu vực Minamata - một khu vực chuyên về đánh bắt thủy sản ở phía Nam Nhật Bản bị mắc những chứng bệnh lạ như run rẩy chân tay, bại liệt, mất trí nhớ, một số trường hợp bị tử vong. Các nhà chức trách phát hiện ra chất thải công nghiệp có chứa thủy ngân của công ty sản xuất hóa chất Chisso đã làm cho các loài hải sản vùng biển này bị nhiễm thủy ngân. Người dân ở đây đánh bắt và sử dụng các loại hải sản đó và bị nhiễm độc thủy ngân. Khoảng trên 3.000 người đã có những khuyết tật nào đó hay có triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng nề hoặc đã chết vì ngộ độc.
Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata cũng xảy ra tương tự như ở Minamata và thủ phạm là chất thải chứa thủy ngân của một công ty khai khoáng trên địa bàn. Năm 2001, có khoảng 1.700 trong số 2.200 người bị chết vì bị ảnh hưởng bởi độc chất từ nhà máy hóa chất ở miền Nam Nhật Bản, là do bị ngộ độc vì ăn cá ở địa phương.
Một quan chức Nhật Bản cho biết thịt cá voi và cá heo cung cấp cho các buổi ăn trưa tại những trường học trên toàn nước này đã nhiễm một lượng thủy ngân vượt quá xa tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.
Ngày nay, với tốc độ phát triển của các nền công nghiệp hiện đại, người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tuy vậy, cũng phải đánh giá một cách công bằng. Thủy ngân chính là một “người bạn” thuộc dạng lâu năm nhất của con người và mang lại nhiều lợi ích nếu biết sử dụng đúng đắn.
Thủy ngân là tác nhân chủ yếu trong nhiều khí cụ vật lý: áp kế kỹ thuật, khí áp kế, bơm chân không. Nhiệt kế thủy ngân là một trong những thiết bị phổ dụng nhất trên thế giới. Đèn thủy ngân - thạch anh tạo ra bức xạ tử ngoại rất mạnh được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp hóa học...
Cập nhật: 03/05/2016 Tổng hợp


Thủy ngân giết người như thế nào ?
Formosa chôn chất thải chứa đầy Thủy Ngân ...
Thủy ngân giết người như thế nào ?
Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), thủy ngân, tên hóa học là Hg, tồn tại ở ba dạng: nguyên tố, vô cơ và hữu cơ. Đặc biệt, dạng nào cũng có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Thủy ngân nguyên tố
Dạng thủy ngân này ít có hại nhất nếu chạm hoặc nuốt phải vì nó hấp thu rất ít ở đường tiêu hóa, dạ dày. Thủy ngân nguyên tố gây độc cho người rất nhanh sau khi hít vào, nó gây tổn thương đường hô hấp, phổi, gan, hệ thần kinh trung ương.
Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân nguyên tố bao gồm nôn, khó thở, ho, sưng và chảy máu chân răng.
Tùy thuộc vào lượng thủy ngân hít vào, phổi có thể bị tổn thương vĩnh viễn và gây tử vong. Một lượng nhỏ thủy ngân nguyên tố cũng dễ dàng ngấm qua hàng rào mạch máu não và qua nhau thai, gây ảnh hưởng lâu dài đến não bộ và thai nhi.
Thủy ngân vô cơ
Theo Livestrong, không giống như thủy ngân nguyên tố, thủy ngân vô cơ thường gây độc khi nuốt phải. Do là chất ăn mòn nên dạng thủy ngân này gây bỏng trực tiếp trên niêm mạc. Nếu thủy ngân vô cơ xâm nhập vào máu, nó sẽ tích lũy ở thận và não, gây tổn thương vĩnh viễn. Một liều lượng lớn có thể làm mất máu, nước do tiêu chảy, suy thận và tử vong.
Các triệu chứng phổ biến khi nhiễm độc thủy ngân vô cơ là nóng trong dạ dày, cổ họng, tiêu chảy ra máu và nôn mửa.
Thủy ngân hữu cơ
Thủy ngân hữu cơ có thể gây bệnh nếu hít, nuốt và hấp thụ qua da trong thời gian tiếp xúc dài. Nói cách khác, tiếp xúc một lượng nhỏ thủy ngân hữu cơ mỗi ngày trong nhiều năm có thể gây ngộ độc nhiều năm sau đó.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tiếp xúc với một lượng thủy ngân hữu cơ mythylmercury trong khi mang thai có thể gây tổn hại vĩnh viễn cho phát triển trí não của thai nhi. Do vậy, hầu hết các bác sĩ đều khuyên phụ nữ mang thai ăn ít cá, đặc biệt là cá kiếm.
Các triệu chứng chủ yếu do ngộ độc thủy ngân hữu cơ là:
- Tê hoặc đau ở một số khu vực trên da
- Run rẩy không kiểm soát
- Khả năng di chuyển bị hạn chế
- Không nhìn rõ
- Mất trí nhớ
- Co giật và tử vong
100 tấn chất thải bùn của Formosa chứa đầy Thủy Ngân.
Theo báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Hà Tĩnh gửi Bộ TN-MT và UBND tỉnh do ông Võ Tá Đinh – giám đốc sở ký thì “Việc công ty Formosa ký hợp đồng vận chuyển bùn thải với đơn vị không có chức năng xử lý là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Mặt khác, theo hợp đồng đã ký giữa hai bên thì công ty Formosa phải kiểm tra, giám sát vị trí mà công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh xử lý bùn thải, tuy nhiên công ty Formosa đã không thực hiện”.
Trước khi sự việc bị phanh phui, ngày 14/6 vừa qua, Sở TN-MT Hà Tĩnh đã có văn bản số 1447/STNMT – CCMT gửi công ty Formosa nêu rõ, công ty Môi trường - Đô thị TX Kỳ Anh không đủ điều kiện xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và tiếp nhận, xử lý chất thải nguy hại. Thế nhưng, không hiểu vì sao cả Formosa lẫn công ty Môi trường - Đô thị TX Kỳ Anh do ông Lê Quang Hòa làm giám đốc vẫn bất chấp công văn của lãnh đạo sở, mang chất thải đi đổ vào trang trại của ông Hòa.
Một điều mà dư luận đang rất băn khoăn là tại sao cả trăm tấn chất thải được chuyển bằng xe cỡ lớn tới trang trại của một Giám đốc môi trường mà nhiều người có trách nhiệm không hề hay biết cho đến khi người dân phát giác và thông tin đến báo chí?
Phải chăng, việc vận chuyển đã được che lập quá tinh vi hay là có sự buông lỏng quản lý của những người có trách nhiệm?
Nói về trách nhiệm của chính quyền, các cơ quan quản lý địa phương nơi chất thải của nhà máy gang thép Formosa được chôn lấp luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc công ty luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Từ thông tin mà báo chí đưa thì việc chôn chất thải chưa qua xử lý là vi phạm pháp luật và cần xử lý những cá nhân có liên quan đến vụ việc. Giám đốc công ty môi trường Kỳ Anh là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó là trách nhiệm quản lý, giám sát của cơ quan chính quyền địa phương nơi chất thải được chôn lấp. Khoảng 100 tấn chất thải được vận chuyển và chôn lấp như vậy chính quyền địa phương không thể không biết. Trong địa bàn mình quản lý để vụ việc nghiêm trọng như vậy xảy ra không thể chấp nhận được.
Nếu không có phản ánh từ phía người dân và báo chí thì không biết sẽ có bao nhiêu tấn chất thải được chôn lấp và không thể lường trước được những hậu quả môi trường về sau.
Đặc biệt, là lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường nếu có sự giám sát chặt chẽ thì vụ việc có thể được phát hiện và ngăn chặn sớm hơn”, luật sư Nguyễn Hồng Thái nói.
Cũng có quan điểm về vụ việc luật sư Vũ Công Dũng - Trưởng văn phòng luật sư Bảo Hiến – Đoàn luât sư Tp. Hà Nội nhận định: “Việc chôn lấp chất thải chưa qua xử lý như vậy không chỉ là trách nhiệm cá nhân có liên quan trực tiếp mà còn là trách nhiệm của cơ quan giám sát, quản lý.
Khi cho phép Formosa hoạt động và biết cơ sở này sẽ xả thải rất lớn thì cơ quan quản lý phải có biện pháp giám sát việc xả thải ở đây. Cơ quan an ninh đều có những biện pháp nghiệp vụ để nắm rõ những diễn biến của khu công nghiệp này cũng như những đầu mối cung cấp dịch vụ nhất là cung cấp dịch vụ chuyên chở hàng hóa ra vào khu công nghiệp lớn này.
Khu công nghiệp này khép kín và chỉ có một đường ra vào duy nhất. Tuy nhiên, công tác kiểm tra kiểm soát việc ra vào khu công nghiệp này đã bị buông lỏng, đây chính là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này mà trong đó, trách nhiệm của lực lưởng công an là không nhỏ”.
Con số bùn thải được chuyển ra khỏi Formosa lớn hơn rất nhiều so với con số 100 tấn theo thông tin ban đầu ....