caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 24 mars 2018

Trân Văn Lương và bài thơ Đôi Dòng Nhắn Muộn. gửi cho ai đọc?

tt

 Đến rồi đi là quy luật tự nhiên của con người trên trái đất.
Có những người có lẽ chưa bao giờ biết buồn vì luôn thấy mình có hạnh phúc mặc dù thể xác họ không giống ai vì hoàn cảnh bệnh họan, nhưng chưa bao giờ cho là tuyệt vọng như nhà bác học Stephen Hawking.
 « Une merveilleuse histoire du temps » : la probabilité du bonheur face à la maladie
Từ câu chuyện được kể trên đến khi nhận được bài thơ của anh Lương, đọc đến những đoạn thơ này, tôi thấy chí lý làm sao.

"Cuộc sống đà đầy ắp chuyện xót xa,

Tôi không muốn trò tang ma lịu địu,

Thành gánh nặng cháu con mình phải chịu,

Khiến chúng càng thêm bận bịu lôi thôi.

                           x

                      x        x

Nếu tình cờ nghe tôi mất, bạn ơi,

Hãy phớt tỉnh, đừng phí lời thương tiếc,

Đừng vớ vẩn thốt lên câu vĩnh biệt,
Hoặc băn khoăn vì biết quá muộn màng."
( trích thơ Trần Văn Lương)

Đúng như thế anh ạ, những cuộc ma chay, những nước mắt đưa tiễn có thể làm cho linh hồn người ta bị trì trệ lại.
Đã là các bụi thì chuyện ra đi sớm hay muộn chỉ là thước đo của thời gian và chuyện của định mệnh cho mình sống thọ đến bao nhiêu.
Nếu chúng ta có một cuộc đời và chỉ có một mà thôi, thì tại sao, ta lại không chọn sống sao cho mình hạnh phúc và đầy đủ trong cái thiếu thốn và không đầy đủ chứ?
Nếu không nói đến thế giới của người điên vì có quá nhiều cảm xúc mà không biết sắp xếp thì dĩ nhiên không thể hưởng thụ bất cứ chuyện gì hay ho cả.
Sống bình thường, giản dị và luôn gần gủi với thiên nhiên thì tự tâm hồn ta đã chọn sống ở chốn mình phải ra đi và mình luôn hiện hữu trong tâm tư của người ở lại.

Résultat de recherche d'images pour "đi về"


Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.



Dạo:

     Chào đời chẳng một ai hay,

Ra đi cũng muốn xuôi tay âm thầm.



Cóc cuối tuần:



  Đôi Dòng Nhắn Muộn



Khi hay tin tôi mất, bạn hiền ơi,

Đừng phí sức tìm đến nơi thăm viếng,

Vì khi bạn lỡ tình cờ nghe tiếng,

Xác thân tôi tan biến đã lâu rồi.



Tôi biết mình sống chết cũng thế thôi,

Chẳng ai có rỗi hơi mà thương tiếc.

Ngày tôi đến với đời, không ai biết,

Thì ra đi chẳng thiết để người hay,



Nên dặn dò con cháu bấy lâu nay,

Khi tôi phải xuôi tay nằm đâu đó,

Đừng bày vẽ báo tin, đăng cáo phó,

Khiến bạn bè phải tỏ vẻ buồn đau,



Đánh đàng xa vất vả viếng tang nhau,

Có đáng sá gì đâu thằng tôi đó.

Tôi đã sống một đời như cây cỏ,

Có chết đi, cũng chẳng bõ công buồn.



Hãy xem tôi như là một tiếng chuông,

Trong giây phút chợt buông rồi lịm tắt.

Đừng nhọc lòng thắc mắc,

Chuyện tôi vừa có mặt ở trần gian.



Mấy mươi năm hưởng tuổi thọ trời ban,

Sống nhếch nhác, hoàn toàn vô tích sự.

Học đòi đôi ba chữ,

Chẳng ích gì cho xứ sở quê hương.



Hơn nửa kiếp tha phương,

Lang thang phường giá áo.

Phất phơ mãi, chẳng làm nên cơm cháo,

Chỉ ngày ngày ngơ ngáo ngóng trời xa.



Chưa một lần báo hiếu được mẹ cha,

Anh em cũng tựa hoa trôi dòng nước.

Ân trọng nghĩa sâu, chửa đền đáp được,

Càng sống lâu, càng rước lắm nợ nần.



Tết đến đã bao lần,

Vẫn mãi đợi mùa Xuân trên đất mẹ.

Tim cằn cỗi chỉ còn dăm giọt lệ,

Vắt thành câu kể lể nỗi đoạn trường.



Tính khật khùng, chẳng có mấy người thương,

Kẻ ghét bỏ, đầy đường không đếm xuể.

Lòng thầm luôn biết thế,

Nên lìa đời chẳng dám để ai hay.



Tôi muốn lúc chia tay,

Cũng giản dị như ngày rời bụng mẹ,

Chỉ có mặt vài người thân lặng lẽ,

Buồn hay vui cũng thế, giữ trong nhà.



Cuộc sống đà đầy ắp chuyện xót xa,

Tôi không muốn trò tang ma lịu địu,

Thành gánh nặng cháu con mình phải chịu,

Khiến chúng càng thêm bận bịu lôi thôi.

                           x

                      x        x

Nếu tình cờ nghe tôi mất, bạn ơi,

Hãy phớt tỉnh, đừng phí lời thương tiếc,

Đừng vớ vẩn thốt lên câu vĩnh biệt,

Hoặc băn khoăn vì biết quá muộn màng.



Đừng hoài công sục sạo các nghĩa trang,

Đất nhân loại càng ngày càng khan hiếm.

Cũng đừng kiếm xương tàn tôi dưới biển,

Tôi dám nào làm ô nhiễm trùng khơi.



Nếu thương tôi, xin bạn hãy cười tươi,

Châm điếu thuốc, phà hơi theo làn gió,

Rồi nheo mắt, thở phào và nói nhỏ:

- Cuối cùng thằng khỉ đó cũng ra đi!

                     Trần Văn Lương

                        Cali, 3/2018
 Résultat de recherche d'images pour "đi về"

Cảm tác gửi Thầy Đồ Lương sau khi nghiền ngẫm hết 15 khúc sầu của tác giả 

Trăn trở làm chi sớm thế nầy ? 
Huynh đang sung sướng sống phây phây: 
Nỡ nào nói gở buồn lòng đó ? 
Rồi lại than sui não dạ đây ? 
Tri kỷ thiếu gì người hiểu bạn ,
Tri âm còn khối kẻ ưa thầy  !
Xin đừng nghĩ chán đời là phải (*)
Trăn trở làm chi sớm thế nầy ? 

(*) Mượn ý cụ Tam Nguyên Yên Đổ :
Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi mà mải lên tiên ?

Trân trọng 

LTĐQB

mardi 20 mars 2018

Lý Trung Tín giới thiệu những bài phê bình văn học của Minh Di, tất cả 5 tài liệu.

Kính gửi quý anh chị những bài phê bình văn học của Minh Di do anh Lý Trung Tín đảm nhiệm.
Quý anh chị nào tha thiết với những lời bình giải về các chủ đề dưới đây thì vào tải xuống về máy computer để đọc.
Vì số lượng trang quá nhiều và để dễ lưu lại trong trang Blog, tôi đã chuyển qua dạng pdf  trong link Mediafire.

dimanche 18 mars 2018

Thành An trình bày Nỗi Niềm Cay Đắng, lời do chính anh viết.

tt
Một chút Huế, một tiếng hát trẻ, nhưng là một bản nhạc không vui.

Bài hát được Thành An viết và trình bày, Youtube do cha anh thực hiện.

Mời quý anh chị thưởng thức tiếng hát Thành An.

Caroline Thanh Hương



Nửa Thế Kỷ để nhớ về Tết Mậu Thân.

Nếu có những cuộc đổi đời thì chưa có cuộc đổi đời nào đẫm máu bằng những lúc mà mọi người chờ đón những ngày tết để được xum họp gia đình sau một năm làm lụng vất vả.

Thế nhưng những ngaỳ đó, trong lich sử đã ghi lại những biến cố...

Mời quý anh chị theo dỏi bài trong Blog Báo Mai dưới đây.

Chân thành cảm tạ người viết, người post và người chuyển bài.

Caroline Thanh Hương

50 năm từ Tết Mậu Thân đến Mậu Tuất

https://baomai.blogspot.com/
Vào những ngày chuẩn bị đón năm mới này, một lần nữa dư luận lại dậy sóng vì câu chuyện của 50 năm trước, biến cố Mậu Thân 1968.
Vào tuổi 81, một nhân vật gắn liền với sự kiện gây nhiều tranh cãi này, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức lên tiếng về sự liên quan của mình trong cuộc thảm sát đau thương ở Huế, khiến hàng ngàn người chết.

https://baomai.blogspot.com/
Theo lá thư ông Tường viết, ông xác nhận không có mặt ở Huế trong cuộc "Tổng tiến công và nổi dậy", nhưng thừa nhận mình đã nói dối như một nhân chứng. Và kẻ làm chứng gian này xin được tha thứ vì lỗi lầm đáng xấu hổ ấy.
Vì sao mỗi năm đến Tết lại bị hỏi?
https://baomai.blogspot.com/
Vào khoảng năm 2002, nhân dịp tham dự Festival Huế, tôi đã đến nhà ông Tường và làm cuộc phỏng vấn ông cho một tập sách về một số nhân vật trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật, do nhiếp ảnh gia Dương Minh Long tổ chức thực hiện (đến nay cuốn sách này vẫn chưa in).

https://baomai.blogspot.com/
Người dân Huế trở về nhà sau giao tranh tháng 1-2 năm 1968
Điều tôi muốn biết nhất về Hoàng Phủ Ngọc Tường là vai trò của ông như thế nào trong tết Mậu Thân ở Huế.
Và tôi đã hỏi. Với sự tức giận, mất bình tĩnh, ông đã gay gắt:
"Tại sao cứ mỗi dịp lễ lạc hay Tết nhất, người ta lại mang tôi ra chửi?"
Rồi ông cho tôi biết, ông không có mặt ở Huế tết năm đó. Tôi tin ông. Sau này, tôi cũng hỏi một người bạn, vốn là một đội trưởng trong ba đội Thanh Niên Tuyên Truyền do Thành ủy Huế thành lập, xác nhận ông Tường không về Huế.
Giờ đây, mặc dù ông Tường đã "tự thú", nhưng dường như dư luận vẫn không tha thứ cho ông.

"Dư luận" có ác không? Và ông có đáng được tha thứ không?
Dù thế nào, một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc giữa những người Việt.

https://baomai.blogspot.com/

Có lẽ, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường và một số bạn bè ông đã tự biến thành vật tế thần cho nỗi oán thù chồng chất, từ quá khứ đến hiện tại, qua những phát biểu đầy chất tuyên giáo của ông, trong khi kẻ đích thực gây ra cuộc thảm sát Mậu Thân vẫn im lặng.
Lịch sử Việt Nam có hai lần bị chia cắt. Lần một, khoảng từ 1600 - 1777 giữa hai thế lực của hai dòng họ, Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, phân cách qua sông Gianh.
Lần hai, 1954 - 1975 giữa hai thế lực cầm quyền theo đuổi lý tưởng độc tài Cộng sản và lý tưởng tư bản tự do, phân chia theo dòng Bến Hải.

https://baomai.blogspot.com/
Dù nhân danh chính nghĩa nào, thực chất các cuộc chiến tranh đều được dẫn dắt bởi những tham vọng chính trị cá nhân hay tập đoàn.
Cả hai giai đoạn lịch sử ấy đều để lại nhiều đau thương, mất mát. Nhưng trải nghiệm lịch sử không làm người Việt Nam khôn ngoan hơn.
Không thể phủ nhận khát vọng thống nhất là chính đáng, nhưng chiến tranh không phải là giải pháp duy nhất.
Tinh thần anh em ở đâu?
Cho đến nay đã không ít tài liệu cho chúng ta thấy, người Việt Nam đã tự chọn vai trò làm xung kích cho các thế lực quốc tế, thay vì ngồi lại với nhau trong tinh thần anh em.
https://baomai.blogspot.com/
Quân đội Mỹ chơi bóng tại một căn cứ ở Nam Việt Nam thời chiến. Câu hỏi ngày nay là quân đội nước ngoài đã rút đi nhưng người Việt có 'ngồi xuống nói chuyện như anh em' hay vẫn là bên thắng bên thua
Đất nước đã thống nhất trên 40 năm, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận, sự chia rẽ giữa những con người Việt Nam càng ngày càng sâu. Điều này, trách nhiệm của nhà cầm quyền, những người chiến thắng, không hề nhỏ.
Dưới mắt của những người thuộc bên còn lại, nhà cầm quyền chưa bao giờ làm điều gì thực tâm để xóa bỏ hận thù, khi hàng năm họ vẫn ăn mừng chiến thắng rầm rộ và vẫn tiếp tục đón nhận "chiến lợi phẩm" hàng chục tỉ đô la qua kiều hối.

https://baomai.blogspot.com/
Những người bày tỏ bất đồng chính kiến vẫn bị trấn áp và bỏ tù.
Tất cả những ai ưu tư về vận mệnh quốc gia đều không khỏi lo lắng về hiểm họa Hán hóa. Nhưng tất cả những ai yêu nước không đúng đường lối Đảng CS đều là đối tượng "phản động".

https://baomai.blogspot.com/
Chủ nghĩa Cộng sản đã phá sản trên toàn thế giới, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ nhìn nhận sai lầm của mình trong việc thực hiện chủ nghĩa ấy cũng như hệ lụy của nó trong cuộc chiến tranh vừa qua.
Quả thật, chỉ có mơ mới nghĩ nhà cầm quyền đủ dũng cảm và sáng suốt công nhận sai lầm.

Nhưng nếu không nhìn nhận sai lầm để bắt đầu lại, hàn gắn vết thương chiến tranh, nối lại lòng người… thì cũng không có cách nào khác để hòa giải, xóa bỏ hận thù.
Ở góc độ từng cá nhân, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như những người bị nêu tên khác đã làm gì sau trách nhiệm quá khứ của họ?
Câu trả lời chỉ có thể đến từ chính họ.
https://baomai.blogspot.com/

Trong phạm vi nhỏ những người tôi quen biết, tạm gọi trí thức, dường như tôi cũng không nhìn thấy sự áy náy lương tâm nào.
Họ vẫn coi quá khứ của họ trong cuộc chiến vừa qua là một cuộc trường chinh hào hùng như một tất yếu của thời thế.
Lịch sử cần được soi sáng không chỉ bằng sự thật mà còn cần cả lương tri. Không nhìn thấy sai lầm, không thể tránh tiếp tục lầm lạc.


Nguyễn Viện

***

Giao Điểm là Ai?

Giao Điểm: ổ rắn độc

Tản mạn đôi điều về nhóm Giao Điểm


BM 

https://baomai.blogspot.com/
Nơi nào giữa châu Âu vẫn ăn thịt chó?
Người gieo hạt nhân!
Vì sao tôi từ chối vào Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Baia, thành phố La Mã tội lỗi dưới đáy biển
Cuộc chiến giữa người và sư tử núi ở California
Tình báo KGB tiết lộ VC tiến hành thảm sát Huế
Selfie là sức mạnh mang tính xã hội?
Đi tìm chỗ trú ẩn bí mật
Chiêu ‘mua rễ hồ tiêu’ của thương lái Trung cộng t...
Bạn có muốn trở thành phi công?
Đức tin là ‘cốt lõi của tự do và đời sống người Mỹ...
Người Hàn Quốc cấm kỵ khoe cái tôi?
Di dân hợp pháp hưởng phụ cấp chính phủ
Thế Vận hội Pyeongchang 'lạnh nhất' trong lịch s...
Trận đánh cuối cùng của một Kẻ Sĩ
Một luật sư Quận Cam trở thành Linh Mục
Việt Khang _Anh Là Ngọn Lửa Thiêng!
Làm việc cùng chung văn phòng sẽ tổn hại trí nhớ?
Nhạc sĩ Việt Khang đã đến Phi Trường Los Angeles, ...
Dalida: Chuyện tình yêu ngày ấy...
Những thành phố hẹn hò lãng mạn nhất thế giới
Hải quan Đà Nẵng tịch thu 'sách nội dung nhạy cảm ...
Sách 'người đi tù vì hát nhạc vàng' bị đình chỉ
Uống rượu bia bị đỏ mặt dễ mắc ung thư?
Thư Xuân gởi bạn đọc trong và ngoài nước
Nghi phạm gốc Việt bắn chết luật sư Lê Đình Hồ bị ...
Mạng xã hội có khiến chúng ta căng thẳng?
Cách giành quyền hay nhất: 'Nước Mỹ trên hết' ?
Đường dây đám cưới giả Việt Nam –Singapore
Tết thế nào cho phụ nữ đỡ vất vả?
Where is my VIETNAM?
50 năm từ Tết Mậu Thân đến Mậu Tuất
Nơi nào giữa châu Âu vẫn ăn thịt chó?
Người gieo hạt nhân!
Vì sao tôi từ chối vào Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Baia, thành phố La Mã tội lỗi dưới đáy biển
Cuộc chiến giữa người và sư tử núi ở California
Tình báo KGB tiết lộ VC tiến hành thảm sát Huế
Selfie là sức mạnh mang tính xã hội?
Đi tìm chỗ trú ẩn bí mật
Chiêu ‘mua rễ hồ tiêu’ của thương lái Trung cộng t...
Bạn có muốn trở thành phi công?

Nhạc Việt Nam tưng bừng với tiếng hát của người Mỹ trên phố Đà Nẵng,

tt
Nhạc Việt mà do người Mỹ hát có gì lạ không?
Người Mỹ hát những bản nhạc Việt này là ai? tại sao họ có cơ hội hát trên phố phường Việt Nam mà không bị ngăn chận lại được dân chúng ủng hộ nồng nhiệt?
Lạ thật, mới khi nào còn là thù nghịch, mới khi nào mỹ di tản bỏ lại sau lưng bao nhiêu sự chờ đợi.
Thế cuộc đã xoay vần chăng, chưa đầy nửa thế kỷ mà lại có thể thay đổi con đường đi và đến.
Dù sao, cũng có một số người mỹ đã ngã xuống cho đất nước Việt Nam, họ tận tình giúp đỡ những người dân ở đất nước này thì ngày hôm nay, đời con cháu họ trở lại mảnh đất này cũng là chuyện tình xưa nghĩa cũ.
Kính mời quý anh chị thưởng thức những bản nhạc đường phố Việt Nam được hải quân mỹ trình diển và hát rất hay.
Caroline Thanh Hương

tt tt

Đọc thêm bài đã lưu lại
Đâu là sự thật về  tàu hàng không mẩu hạm USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng.


tt tt

Lịch sử chiến tranh tại Việt Nam năm 1979.



Năm 1979 Việt Nam có một cuộc chiến vô cùng tàn khóc, nhưng có lẽ sách vỡ về lịch sử ở giai đoạn này đều ít được ghi lại.
Rất lạ, là ở giai đọan đó, bao nhiêu người Việt, vừa lính, vừa dân đã bỏ mạng, tại sao lại không được nhắc đến.
Kính mời quý anh chị đọc bài dưới đây để biết thêm với nhân chứng và một số hình ảnh trên net.
Caroline Thanh Hương


Cuộc chiến 1979 thực sự đã 'bắt đầu từ trước'

  • 17 tháng 2 2017














Bản quyền hình ảnh Hoàng Đình Nam/AFP
Image caption Cuộc chiến trên Biên giới Việt - Trung khởi phát từ ngày 17/2/1979 đã trôi qua được 38 năm.

Cuộc chiến nổ ra ngày 17/2/1979 trên biên giới Việt - Trung thực ra đã nổ ra từ lâu trước đó, theo một nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử từ Đại học Huế của Việt Nam.
Bình luận với BBC hôm thứ Sáu nhân 38 năm đánh dấu cuộc chiến đẫm máu trên biên giới phía Bắc của Việt Nam sau khi Trung Quốc khởi binh tấn công trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, ông Hà Văn Thịnh nói:







Một số người 'bị câu lưu' vì tưởng niệm 17/2
Sách ở Nông thôn và cuộc chiến 1979
Vì sao VN in sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình?
Nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung
Đặng và Hứa 'khai đao' ngày 17 tháng 2
"Tôi quan niệm hơi khác mọi người một chút, tôi cho rằng cuộc chiến tranh năm 1979 đã thực sự bắt đầu từ 19/01/1974 khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, đó là bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam.
"Bắt đầu năm 1979 là đỉnh cao, năm 1988 nó biến thái, ngày 14/3/1988 chiếm Gạc Ma, một phần của Trường Sa, rồi tiếp đó, chúng ta biết đầu thế kỷ 21, nào là thành phố Tam Sa, nào là đường lưỡi bò (bản đồ đường chín đoạn).
"Rõ ràng là cuộc chiến tranh năm 1979 tôi nhấn mạnh là nó bắt đầu từ năm 1974, đến bây giờ nó vẫn đang tiếp diễn...
"Theo quan điểm của tôi, chừng nào mà đất đai, biển đảo, máu thịt của Tổ quốc vẫn bị xâm lược Trung Quốc chiếm đóng, thì chừng đó chưa thể coi là bạn được".















Sử gia Hà Văn Thịnh nói về sự kiện 17/2/1979
Sử gia từ Huế chia sẻ một thống kê riêng của ông theo đó chỉ 5-10% sinh viên không thuộc ngành sử mà ông đã giảng dạy trong những dịp đánh dấu sự kiện biết được ngày 17/2/1979 là ngày gì và có ý nghĩa ra sao.
Khi được hỏi ông có tư vấn gì cho giới soạn thảo sách giáo khoa, giảng dạy, nghiên cứu và phổ biến lịch sử ở Việt Nam liên quan sự kiện trên và cuộc chiến Việt - Trung bắt nguồn từ đó, ông Hà Văn Thịnh nói:







"Trong hội đồng soạn thảo sách giáo khoa, có không ít các thầy của tôi, bây giờ bảo khuyên các thầy thì nó không đúng, nhưng với tư cách một học trò, tuy lớn tuổi rồi và cũng am hiểu đôi chút, tôi rất muốn góp ý là kính đề nghị các thầy, kính đề nghị các đồng nghiệp bằng tuổi tôi hoặc ít hơn tuổi tôi là cần phải tôn trọng lịch sử, cần phải tôn trọng sự thật.
"Chứ không thể nào chung chung, rồi mơ hồ, nửa biết, nửa không như vậy, trắng không ra trắng, đen không ra đen...," ông Hà Văn Thịnh, người có nhiều thập niên giảng dạy và nghiên cứu sử học tại Đại học Huế nêu quan điểm với BBC.
'Phải tạo áp lực'
Cũng hôm 17/2/2017, BBC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Thạch, nhà chủ xướng chương trình Sách hóa Nông thôn ở Việt Nam, ông cho BBC hay, hiện tại trong sách giáo khoa phổ thông ở nhà trường Việt Nam chí có vỏn vẹn '11 dòng' nói về cuộc chiến Việt - Trung năm 1979 với sự kiện mà ông gọi đích danh là 'Trung Quốc xâm lược Việt Nam'.














Sử gia Hà Văn Thịnh nói về cuộc chiến Việt - Trung 1979
Về ý nghĩa của việc người dân, nhất là giới trẻ, cần nắm được sự kiện 17/2/1979 nói riêng và những trang sử của quốc gia, kể cả những thăng trầm của dân tộc, nhà vận động văn hóa sách ở nông thôn Việt Nam nói:
"Những năm tháng, giai đoạn, những tấm thảm sử của đất nước, nếu người dân không biết, chúng ta phải luôn luôn nhắc nhở chính mình là một đất nước đánh lại, chống lại được ngoại xâm, trước hết chúng ta phải tự cường, tự lực, phải có sức mạnh và phải biết đến những tấm thảm sử của dân tộc để chúng ta cùng nhau lao động, học tập, cùng nhau đặt nền tảng cho sự phát triển của quốc gia, để chúng ta có một sức mạnh...







"Bản thân sức mạnh là sự tự kháng đối với những thế lực mà muốn bành trướng, xâm chiếm quốc gia, thành ra việc chúng ta phải nhắc lại những câu chuyện của lịch sử là nghiễm nhiên và mỗi chúng ta phải nỗ lực.
"Nếu trường hợp sách giáo khoa thời gian tới người ta chưa làm, thì chúng ta phải tạo áp lực xã hội, tạo dư luận để buộc người ta phải đưa vào. Đấy là chuyện đương nhiên.
"Còn một mặt nữa, với tư cách công dân, những người hiểu biết... phải biết phổ biến nó, nói với những người xung quanh mình, nói với những đứa trẻ, với đồng nghiệp, với bạn bè của mình để sự nhận biết về lịch sử được lan truyền trong dân chúng là việc nghiễm nhiên," ông Thạch nói với BBC hôm thứ Sáu.
Quý vị có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi giữa BBC với ông Nguyễn Quang Thạch hôm 17/2/2017.
















Bản quyền hình ảnh Facebook Nguyễn Quang Thạch
Image caption Ông Nguyễn Quang Thạch cho rằng nếu giới làm sách giáo khoa ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ cuộc chiến 1979, thì cần tạo áp lực xã hội và dư luận để có thay đổi. 
Nhớ lại cuộc chiến biên giới Việt - Trung ngày 17/2 năm là để ghi nhớ, nhưng không phải là để 'kích động căm thù', một cựu chiến binh Việt Nam nói.
"Cuộc Chiến Biên giới cần được nhớ lại, không phải để kích động, căm thù hay xiển dương cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà để tránh cho thế trẻ lại phải cầm súng. Việc này thật khó, nhưng tôi cũng chỉ biết mơ ước như vậy," nhà báo Ngô Nhật Đăng, cựu chiến binh, nêu quan điểm với BBC Việt ngữ qua một phỏng vấn bút đàm:
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Ngày này cũng là ngày mà tôi lên biên giới. Tôi nhập ngũ vào tháng 8/1978 và tối ngày 17/2/1979 thì lên đường Biên giới, mặt trận Cao Bằng.
Ấn tượng thì nhiều, nhưng nhớ nhất có lẽ là khi qua Đèo Giàng gặp từng đoàn đồng bào có cả trẻ em chạy bộ trên đường, họ đi suốt ngày đêm.
Chúng tôi còn ở lại hậu cứ của sư đoàn ở Nà Phạc vài ngày sau khi chiến sự xảy ra.
Tình hình lúc đó cũng căng thẳng do phía Việt Nam bị bất ngờ, để quân Trung Quốc tràn đến thị xã Cao Bằng, nhưng họ đã bị chặn lại với rất nhiều tổn thất.

Thầy vẫn khỏe, vợ con sinh tháng trước là con trai, nhưng em con hy sinh ở Lạng Sơn. U con đau buồn, ốm cả tháng nay... Thư trong túi một liệt sĩ Việt Nam
Sau đó, tôi được phiên chế vào một tiểu đoàn, nhận nhiệm vụ luồn vào sau lưng đối phương, gọi là tiểu đoàn "luồn sâu phá hoại".
Kỷ niệm thì rất nhiều, nhưng sự khốc liệt, súng đạn, sự tàn phá tận diệt các cơ sở dân sự, nhà dân mới làm chúng tôi ngạc nhiên.
Lạng SơnBản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Người dân Lạng Sơn, gồm cả phụ nữ, trẻ em chạy khỏi thị xã hôm 23/02/1979 sau khi quân Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới của Việt Nam
Cả thị xã Cao Bằng hầu như không còn một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn.
BBC: Ông nhớ gì nhất về đồng đội cũ của ông trong dịp này?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Ồ, nhớ lắm, chúng tôi lúc đó toàn lính trẻ, lần đầu đi chiến đấu, tôi lúc đó lớn tuổi nhất trong trung đội, 21 tuổi, còn phần lớn là 18,19 tuổi, có đứa mới 17, khai tăng tuổi để đi bộ đội. Nhớ nhất là những anh em đã bị chết.
Hàng năm, những người cùng nhập ngũ đều gặp nhau, nhưng những người cùng ra trận thì ít, xa xôi và mỗi đứa một ngả.
Tôi nhớ một anh quê Bắc Giang, hy sinh khi trong túi nhận được lá thư của gia đình báo, em ruột anh ấy cũng hy sinh ở mặt trận Lạng Sơn. Trong túi áo có lá thư.
Thú thật, những ngày này, tới mãi gần đây cuộc chiến và sự hy sinh của những người lính ấy mới bắt đầu được truyền thông nhắc đến, đó cũng là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ.
BBC: Ông có thể nói rõ hơn về lá thư ở trong túi áo của người lính đó, nó đặc biệt ra sao?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Vâng, khi chôn cất anh ấy, tìm lại những di vật chúng tôi tìm được lá thư, tôi vẫn nhớ những dòng chữ viết:
"Thầy vẫn khỏe, vợ con sinh tháng trước là con trai, nhưng em con hy sinh ở Lạng Sơn.U con đau buồn, ốm cả tháng nay..."
BBC: Gần 40 năm đã trôi qua kể từ ngày 17/2/1979, ông có ‎ý tưởng gì về chuyện hàn gắn giữa cả hai bên Việt Nam - Trung Quốc xung quanh cuộc chiến này?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Cám ơn câu hỏi rất hay, ý tưởng này tôi cũng đã nung nấu từ lâu. Chính năm 2014, BBC Tiếng Việt đã tạo điều kiện cho tôi sang Trung Quốc làm phóng sự, gặp gỡ các cựu binh Trung Quốc tham chiến thời đó.
Nơi tôi tham gia, lính Trung Quốc chết rất nhiều, việc đầu tiên mà chúng tôi phải làm sau khi họ rút đi, chúng tôi phải đi chôn cất lại, nhiều hố chôn tập thể chỉ vùi lấp sơ sài, thú rừng bới cả thi hài lộ lên mặt đất.
Nghĩa trang MalipoBản quyền hình ảnh MARK RALSTON/AFP/Getty Images Image caption Nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Malipo. Các nguồn của Trung Quốc được AFP trích dẫn nói ít nhất 26 nghìn quân TQ bị giết sau bốn tuần giao tranh ở Việt Nam
Sau này, khi gặp được các cựu binh Trung Quốc, nói chuyện với họ, tìm thăm những nghĩa trang, tôi càng thấy sự tàn khốc của chiến tranh.
BBC: Là người từng trải qua mấy cuộc chiến, ông suy nghĩ gì về chiến tranh và hòa bình?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Từng tham gia chiến tranh, chúng tôi rất hiểu cái giá của nó. Nhất là về mặt địa chính trị hai nước Việt- Trung có chung biên giới. Xử lý quan hê Việt- Trung thế nào để không xảy ra chiến tranh là điều đã mà trong suốt nhiều thế kỷ ông cha ta đã phải làm.
Và lịch sử cũng chỉ rằng, các triều đại Trung Quốc đều có âm mưu xâm lược Việt Nam và các cuộc chiến tranh đó họ đều thất bại từ khi Ngô Quyền đứng lên giành độc lập. Nhưng lịch sử cũng có bài học...
Trong 200 năm Vương triều nhà Lý, không nổ ra cuộc chiến tranh quy mô lớn nào. Vậy chúng ta rút gì từ bài học đó?
Khi gặp các cựu binh Trung Quốc, Phỏng vấn nhiều người, đủ thế hệ nhất là những người trẻ, họ đều không muốn xảy ra chiến tranh.
Có một người nói:
"Nếu là kẻ thù thì phải đánh nhau thôi, nhưng tại sao chúng ta lại nỗ lực biến nhau thành kẻ thù?"
Chiến tranh là lựa chọn cuối cùng, nhưng là lựa chọn tồi tệ nhất, trách nhiệm lớn nhất suy cho cùng là các nhà chính trị. Và truyền thông cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để nhân dân hai nước hiểu nhau, bắt đầu là nhìn vào lịch sử, trả lại sự thật cho lịch sử, tìm ra nguyên nhân làm nảy sinh chiến tranh.
Vì thế, những này này, cuộc chiến tranh Biên giới cần được nhớ lại, không phải để kích động, căm thù hay xiển dương cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà để tránh cho thế trẻ lại phải cầm súng. Việc này thật khó, nhưng tôi cũng chỉ biết mơ ước như vậy.

dù đông đảo, nhưng quân đội Trung Quốc không được đánh giá là một quân đội mạnh Ông Ngô Nhật Đăng
BBC: Ông nghĩ sao về Trung Quốc ngày nay, đặc biệt các động thái của họ ở trên Biển Đông, nơi mà nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế cho rằng Bắc Kinh đã và đang tỏ ra ngày càng lấn lướt trong các tranh chấp và tuyên bố chủ quyền, từ câu chuyện đưa ra bản đồ Lưỡi bò cho đến các giàn khoan được đưa vào khu vực gây xôn xao dư luận và gần đây nhất là Tứ sa?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Vâng, Trung Quốc đang làm cả thế giới lo ngại với việc họ chạy đua vũ trang gần đây, đặc biệt trên biển Đông, nhất là việc họ chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và một số đảo của Trường Sa của Việt Nam. Trong thế kỷ này, Thái Bình Dương là huyết mạch của nền kinh tế thế giới, Biển Đông cũng là vị trí quan trọng trong con đường huyết mạch này.
Nhìn trên bản đồ, Trung Quốc chỉ có thể đi ra thế giới bằng đường biển, phía bắc có các cảng nước sâu nhưng đóng băng vào mùa đông, lui xuống phía Nam thì Đài Loan án ngữ, vùng biển Nam Trung Hoa thì biển nông và nhiều mưa bão, nên chỉ còn Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải.
Tưởng niệm liệt sĩBản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một dịp tưởng niệm các liệt sĩ và người dân Việt Nam bị giết trong cuộc chiến 1979
Nhưng nếu nhìn thật sâu vào TQ ta thấy có các vấn đề sau.
Thứ nhất: họ không có chính danh trong việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Thứ hai, dù tăng trưởng ngoạn mục nhiều năm, nhưng nền kinh tế Trung Quốc không phải là một nền kinh tế bền vững, chạy đua vũ trang sẽ là một gánh nặng.
Thứ ba, dù đông đảo, nhưng quân đội Trung Quốc không được đánh giá là một quân đội mạnh, nhất là chính sách một con, bạn thử tưởng tượng khi đứa con độc nhất hy sinh thì tác động tâm lý lên xã hội sẽ thế nào?
Và cuối cùng, nội bộ Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Cộng đồng thế giới cũng sẽ không để họ làm mưa làm gió.
Không như ngày trước, vai trò của các nước nhỏ cũng rất quan trọng, Việt Nam cần phải có đối sách thích hợp, mềm mỏng nhưng không hèn yếu.
Ông Ngô Nhật Đăng, hiện sống ở Hà Nội, là nhà báo tự do và từng tham gia Cuộc chiến biên giới Việt - Trung.