caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 1 avril 2023

Nghe đọc truyện hay Vùng Nước Hắc Ám, Vòng Xoáy chết của tác giả Koji Suzuki.

 Kính mời quý anh chị nghe và đọc truyện hay của tác giả Koji Suzuki.

Cám ơn tác giả và các giọng đọc  trong Youtube và trên net.

Caroline Thanh Hương

tt 

 Và một truyện hay khác, mời nhấn vào hàng link giới thiệu dưới đây.

 

AudioBook Vòng Xoáy Chết

Tác giả: Suzuki Koji

Giọng đọc: Tpd124, Phamvan2106

Nguồn: Radioplus.vn

 

Sau khi nghe đọc xong những truyện trinh thám mời quý anh chị cùng uống những liều thuốc tự luyện dưới đây.

 CÁC LOẠI THUỐC KHÔNG CÓ TRONG NHÀ THUỐC

1. Tập thể dục là thuốc.
2. Cầu nguyện là thuốc.
3. Một chế độ ăn uống cân bằng là thuốc
4. Tiếng cười là thuốc.

5. Thái độ tích cực là thuốc
6. Giấc ngủ là thuốc.
7. Thiền là thuốc.
8. Tình yêu là thuốc.

9. Bình an là thuốc
10. Lòng biết ơn là thuốc.
11. Từ bỏ oán giận, thù hận là thuốc.
12. Đọc sách và nuôi dưỡng tâm hồn bằng tâm linh là thuốc.

13.  Từ bỏ lòng tham, sự vô minh và những dục vọng thấp hèn là thuốc.
14. Nói chuyện với những người thân yêu là thuốc
15. Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ đúng đắn là thuốc.
16. Du ngoạn và đi bộ trong tự nhiên là thuốc.

17. Tha thứ cho bản thân và người khác là thuốc.
18. Tôn trọng bản thân là thuốc.
19. Tử tế, thiện lương là thuốc

ST

Nghe bài Mơ Hoa và xem bộ ảnh Vương Ngọc Yến của Hương Kiều Loan.

Kính gửi quý anh chị một bản nhạc không lời Mơ Hoa với một người đàn theo cảm hứng, mong các lỗi lầm xin được bỏ qua. 

Và không quên mời quý anh chị xem bộ ảnh về dung nhan nàng Vương Ngọc Yến của Hương Kiều Loan.

Cám ơn Hoàng Dung về những bộ ảnh gửi riêng và chung và kính chúc người rong bút sẽ có những bài viết và những bộ ảnh tuyệt vời khác.

Tôi đã nhận được rất nhiều bài thơ, ảnh chụp, nhạc của quý anh chị trong Diển Đàn của chúng ta, nhưng vì thời gian và sức khỏe của tôi có hạn nên tôi sẽ cố gắng lưu lại bài của các anh chị khi có thể.

Cám ơn tất cả sự đóng góp của quý anh chị và chúc quý anh chị một mùa Xuân vui tươi , sức khỏe và hạnh phúc.

Caroline Thanh Hương

 

tt

Vương NgọcYến

(Cúc Đại Đóa)

HươngKiềuLoan

 


Cúc đại đóa là loài cúc tôi yêu nhất.

Hoa có nhiều loại, nhưng thông thường nhất là mầu vàng, bán nhiều trong dịp xuân về

Tôi tặng hoa đó với tên: Đại Đóa Hoàng Bào, riêng giống hoa tím này được HKL tặng cho cái tên VươngNgọcyến vì vẻ đẹp và mầu sắc dịu dàng của hoa, nên hoa được mang tên một giai nhân trong bộ truyện kiếm hiệp của nhà văn tên tuổi KimDung.

 


 

Tôi có được giống hoa VươngNgọcYến do hai người bạn từ CA gửi tặng, khi cây còn baby, và HKl đã phải chăm sóc hoa thật kỹ lưỡng, hoa mới trổ bông để khổ chủ có được một số hình như mong muốn.





















Những ảnh về hoa VươngNgọcYến còn quá nhiều, đã chụp trong những năm kế tiếp. Nhưng HKL chỉ xin trình làng một vài hình hoa của năm trồng đầu tiên ( 2019).Và HKL của Năm 2019

Nếu quý vị không chê tài mọn của kẻ cầm máy ấm ớ này, HKL sẽ gửi tiếp các photo về nàng tiểu thư hoa VươngNgọc Yến một ngày gần đây.

Hiện giờ các loài hoa khác đang biểu tình chống đối HKL, thâu hinh chúng đã nhiều năm mà nhốt chúng trong kho lâu quá, chúng sắp chết ngạt, và muốn được ra mắt qúy vị bốn phương.

Không những thế, các loài có cánh, cùng các thú dữ: cọp, beo, gấu cũng hăm he và dọa không cho chúng trình làng sớm, chúng mà sổng chuồng thì...chắc HKL sẽ được gặp Diêm Vương thôi.

 


Xin hẹn gặp lại. –Trân trọng/ HươngKiềuLoan

 

Đọc Thơ Dạ Lý Tầm Xuân của anh Trần Văn Lương và nghe bài Yêu Hoa Hay Yêu Nàng.

Nhân dịp mùa Xuân đã trở lại, kính gửi quý anh chị một bản nhạc Yêu Hoa Hay Yêu Nàng của một người bạn chí thân của ba má tôi, nay đã không còn trên thế gian này nữa.

Ngày đó, chú Kinh, đã thu âm vài cuộn băng cassette, hát những bản nhạc mà chú yêu thích nhất và được yêu cầu hát nhiều nhất trong vài vũ trường và những cuộc họp mặt bạn bè.

Sau này, nhở anh PĐN đã chuyển sang dạng mp3, giúp tôi có thể lưu lại trong Soudcloud vài bài trong những cassette đó.

tt 

Nhắc đến một người đã ra đi thì cũng không quên nhắc đến một bài thơ Xuân buồn của anh Trần Văn Lương

Thường khi đêm về mang cho chúng ta những mùi hương lạ lẫm, như cây hoa magnolia trước nhà tôi, ban ngày khó mà ngửi thấy hương thơm của nó, nhưng khi đêm về, trong sương đêm bao phủ, những cánh hoa này như mang chúng ta vào một không gian huyền ảo...

Riêng anh Lương, thì luôn đi tìm một mùa Xuân cho một quê hương không còn là xứ sở của mình.

Rất mong một ngày nào đó, gió sẽ đưa mùa Xuân trở lại cho những đợi chờ không bao giờ gọi là tuyệt vọng.

Cám ơn anh Lương đã gửi một bài thơ đầy cảm xúc.

Caroline Thanh Hương

 

Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

       Đêm dài mỏi gối chồn chân,

Mênh mông bóng tối tìm Xuân chốn nào.

 

Cóc cuối tuần:

 

    

      ,
      .
      ,
      .

            

 

Âm Hán Việt:

 

       Dạ Lý Tầm Xuân

Ỷ trượng đăng trình bất cố thân,

Dạ trường, lộ viễn, vũ phân phân.

Cao mân cự thính nhân kỳ đảo,

Tương đáo hoàng tuyền vị kiến Xuân.

           Trần Văn Lương

 

Dịch nghĩa:

 

          Tìm Xuân Trong Đêm

Chống gậy lên đường, chẳng màng (lo) thân xác,

Đêm dài, đường xa, mưa mịt mù.

Trời cao khước từ không nghe lời người cầu xin,

(Nên) sắp tới suối vàng (mà vẫn) chưa thấy mùa Xuân.

 

Phỏng dịch thơ:

 

       Tìm Xuân Đêm Tối

Cặm cụi đêm trường, gậy chống thân,

Mặc cho mưa gió mãi xoay vần.

Nhọc nhằn van vái, Trời thây kệ,

Mấp mé tuyền đài, chửa thấy Xuân.

              Trần Văn Lương

                 Cali, 1/2023

 

 

Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

     Than ôi, bao năm trời mong đợi, lần mò trong đêm tối, để rồi

đến cuối đời mà vẫn chưa thấy mùa Xuân trở về trên quê cũ!

     Trời xanh đà vĩnh viễn ngoảnh mặt quay đi!

     Hỡi ơi!

Bộ ảnh khó tin về xe hai, ba, bốn bánh không cần nhiên liệu mà chuyên chở vượt kỷ lục tuyệt đẹp.

Sức người có hạn, mà sức chuyên chở của những chiếc xe đạp thì sao?
Các hãng xe vận tải trên thế gới chắc phải sáng tạo ra những xe chở hàng bằng nhiên liệu mồ hôi mà thôi.
Không biết những chiếc xe chở hàng này có biết phản đối sự bốc loột sức lao động này không nhỉ?
 
“ Người vận chuyển” đẳng cấp nhất thế giới.

Việt Nam chúng ta thường để lại ấn tượng rất đậm nét với bạn bè thế giới với hình ảnh những chuyến xe thồ chất đầy hàng hóa thuộc đủ mọi mặt hàng. Người ta có cảm tưởng người Việt có thể chở nguyên một cửa hàng trên chiếc xe đạp hay xe máy nhỏ bé của mình. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia người Pháp Alain Delorme đã chứng minh rằng, những người chở hàng ở Việt Nam chưa phải là những người giỏi nhất. 

Alain Delorme một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Pháp đã dành 6 tuần liên tiếp đạp xe quanh Thượng Hải 6 giờ mỗi ngày để chụp ảnh lại nhưng “người vận chuyển” đẳng cấp nhất thế giới.

Lần đầu tới với Thượng Hải Alain Delorme không ấn tượng với những tòa nhà chọc trời hiện đại của thành phố này. Với anh ấn tượng nhất là những người thồ hàng đang đi lại khắp thành phố, trên những chiếc xe hết sức thô sơ, nhưng đằng sau tay lái của họ là những chồng hàng cao và to đến khó tin. Chính họ mới là điều mà anh muốn tìm hiểu và khắc họa trong những tác phẩm của mình.

Anh cho biết:“Chúng ta đã thấy khá nhiều hình ảnh về nhóm người làm việc ở khu công nghiệp hay các nhà máy lớn. Nhưng tôi muốn đi theo hướng ngược lại,tôi sẽ tập trung khai thác từng cá nhân“.

Theo nhiếp ảnh gia này, những người vận chuyển – đối tượng chính trong các bức ảnh của anh, đa số họ đều là dân nhập cư, tới sinh sống ở thành phố xa hoa bậc nhất Trung Quốc để tìm kiếm một cơ hội làm việc và kiếm tiền tốt hơn. Quyết định đó đã biến họ thành những “người vận chuyển” siêu việt như thế này. Tuy nhiên, theo Alain Delorme những người dân lao động này đang bị thành phố ngó lơ. Hình ảnh của họ như lạc ra khỏi sự phát triển và tinh thần hướng tới một cuộc sống sung túc của cả thành phố.

Những bức ảnh này đều do chính nhiếp ảnh gia lựa chọn từ hơn 6000 tấm ảnh mà anh đã chụp. Tuy nhiên, Alain Delorme dùng một vài kỹ thuật Photoshop để truyền tải cảm nhận của anh về một góc nhỏ trong xã hội Trung Quốc mà anh cảm nhận.

“Lần đầu nhìn vào bạn sẽ thấy đây là một bức ảnh bình thường, tuy nhiên tôi đã phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh khi phóng to hình những người lao động chuyển hàng này lên để thu hút sự chú ý của khán giả. Khuếch đại hiện thực cũng mang lại rủi ro, người xem sẽ nghĩ mình làm quá nên tôi đã cố gắng ở trong mức chấp nhận được”.

Lần lượt qua từng bức ảnh, Delorme trình bày suy nghĩ của anh về đất nước Trung Quốc trong hiện tại:

“Tôi không thể tin được rằng người ta có thể đi khắp Thượng Hải bằng xe đạp, xe ba bánh hay xe đẩy với những khối hàng khổng lồ này”.

“Những biểu tượng về sự giàu có mà những người nhập cư đang chở sau tay lái của họ tạo nên một sự tương phản đáng kinh ngạc với sự nghèo khó của chính họ”.

“Mỗi hình ảnh đều có một format chung: một người nhập cư đang vật lộn với sức nặng của những khối hàng ở cảnh chính, còn phông nền là thành phố Thượng Hải với những tòa cao ốc”.

“Mặc dù Thượng Hải là một thành phố ô nhiễm, nhưng nó lại rất sạch sẽ: Mọi thứ đều được những người nhập cư thu nhặt để tái chế”.

Nhiếp ảnh gia người Pháp này gửi gắm góc nhìn của anh về hiện thực xã hội Trung Quốc trong 18 tấm ảnh: “Người di cư xuất hiện giống như một siêu anh hùng có thể mang vác hết tất cả mọi thứ. Nhưng chúng ta có thể thấy, những món đồ mà họ đang thồ trên người như nuốt chửng họ… giống như cách người Trung Quốc bị choáng ngợp trước các mặt hàng tiêu dùng”.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh ấn tượng về những người vận chuyển đẳng cấp nhưng thầm lặng ở Thượng Hải:

n