Kính mời quý anh chị nghe nhạc và đọc một câu chuyện của bác sĩ kiêm nhạc sĩ Phạm Anh Dũng viết.
Cám ơn anh đã gửi cho groupe Hương Xuân, Cát Bụi cd Người Về Phương Đông, đầu tay của anh.
Nghe nhạc Phạm Anh Dũng là đưa hồn ta thanh thản vào không gian chỉ có tình yêu và mộng đẹp trong một xã hội đầy bon chen và tranh chấp.
Hy vọng quý anh chị tìm được sự bình yên trong tâm hồn trong tình thế rối loạn của chiến tranh đang xảy ra tại Ukraine.
Caroline Thanh Hương
tt
tt
Tôi có một chiếc đàn vĩ cầm rất cũ, mới tìm thấy lại được.
Khoảng
20 năm trước, khi còn hành nghề y khoa, tôi có tặng một đôi vợ chồng
bệnh nhân, người Hoa Kỳ, lúc đó họ đã khoảng hơn 80 tuổi, một CD Đưa
Người Về Phương Đông là CD đầu tay của tôi.
Không có gì lạ vì tôi in CD ra chủ đích là tặng bất cứ ai yêu thích âm nhạc và muốn nghe nhạc tôi viết.
Họ nghe xong rất ngạc nhiên, vui thích và có tặng lại tôi một món quà kỷ niệm.
Đó là một chiếc đàn vĩ cầm cũ, mà ông chồng là người chơi vĩ cầm, nhưng vì lý do sức khỏe không có còn chơi được nữa.
Tôi
rất quý đàn, nhưng không biết đàn vĩ cầm, thành lấy treo ở trên tường
của phòng riêng của tôi tại văn phòng y khoa tôi đang làm việc.
Mấy năm trước về hưu thành tháo đem về nhà.
Mấy lần dọn nhà và không nhớ đến cái đàn cũ đó nữa.
Hôm qua tình cờ vào phòng sách dọn dẹp thấy chiếc đàn nằm trong một hộc tủ.
Đem ra xem và lần này đọc thấy hàng chữ qua cái lỗ ép của vĩ cầm (tiếng Anh gọi là f-hole of violin)
Và thấy những dòng chữ như sau: Professor J.F. Koch Dresden #645 1922
Thành ra chiếc đàn này có lẽ được làm vào năm 1922, đã được 100 tuổi!
Hai vợ chồng bệnh nhân của tôi không biết bây giờ ra sao?
Kính gửi quý anh chị chương trình nghe đọc truyện Ngược Sáng của tác gỉa Bùi Ngọc Phúc.
Qua bộ truyện Ngược Sáng và những bộ truyện khác của nhà văn Bùi Ngọc Phúc, chúng ta có thể hình dung được một xã hội miền Bắc vào thời gian khó khăn Xã Hội Chủ Nghĩa rất nghèo.
Những thành phần có chút máu mặt thì họ có tiền bằng cách nào và những phong tục mà họ duy trì từ đâu ra, chúng ta có thể theo mc Đình Duy mà hiểu được.
Tôi trích ra một tập quán uống trà xưa mà nếu quý anh chị nào có dịp thưởng thức thì vui lòng cho biết nó có ngon hơn cách uống trà gói bán sẵng như ở các nươc ngoại quốc thường dùng hay không nhé.
Cám ơn tác giả truyện Ngược Sáng, mc Đình Duy và quý anh chị vào nghe đọc truyện trong Blog của chúng tôi.
Caroline Thanh Hương
Người ta hay dùng câu "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh", điều đó có nghĩa gì?
Nước
dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ
các suối nguồn tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen
vào buổi sớm mai. Cách đun nước cũng phải phải đảm bảo giữ được độ thanh
tĩnh và không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà.
2. Nhì trà
Những
người có thú đam mê uống trà ngày nay đã đề ra 5 chuẩn mực về cách chọn
trà ngon: sắc, thanh, khi, vị, thần nhưng với những người sành trà thì trà mộc móc câu (cánh trà sao quăn lại giống hình móc câu) là loại trà quý nhất.
3. Tam bôi
Kỹ năng pha trà
tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương
vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trước khi pha trà phải tráng
ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào, khi pha xong đậy nắp
kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ
nóng trong ấm giúp cho các cánh trà được thấm đều.
4. tứ bình (bình và ấm trà)
Chính
là bộ đồ pha và uống trà có ấm và 4 chén quân, 1 chén tống để chuyên
trà. Chén quân thường là loại chén hạt mít (mắt trâu), bình cũng có bình
chuyên, bình tống. Tùy theo lối uống “độc ẩm, song ẩm, tứ ẩm hay quần
ẩm” để chọn loại bình tương ứng.
5.Ngũ quần anh
Tức
tìm bạn trà, đôi khi khó hơn tìm bạn rượu. Vì bạn trà là người bạn tri
âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm hay bàn chuyện gia
đình, xã hội nhân tình thế thái để cảm nhận trong trà có cả trời đất,
cỏ cây.