Bảo bước vào gian cuối để đến phòng vệ sinh thì tâm trí anh lại nổi
lên những ý nghĩ ma quái, biết đâu bên trong nhà vệ sinh với ánh sáng mờ
mờ từ cái đèn tròn vàng cũ kỹ kia, có 1 người đang nằm tru lên những
tiếng ai oán.Tà không thể thắng chính, ý nghĩ sợ hãi cũng ko thể làm
giảm nổi khó chịu nhức nhối khi phải nhịn tiểu nên Bảo cũng ráng lết
từng bước vào nhà vệ sinh.May cho Bảo là từ lúc bước vào cho đến lúc
bước ra cửa hoàn toàn không hề có 1 điều gì bất thường làm Bảo phải rờn
rợn cả. Bảo nhanh chân bước vào gian giữa thì thấy thằng Long đã thức
dậy và đi ra gian ngoài, cái mền nó quẳng ngay trên ghế, Bảo lật đật
bước ra gian ngoài thì thấy thằng Long người ướt đẫm, đang phơi cái áo
mưa lên móc,trên bàn là 2 hộp cơm gà còn nóng hổi.
Bảo hỏi: "ơ hay cái thằng này, tao đi tiểu xong mà mày mua xong hộp
cơm ư?" Long than vãn: "Mày cứ đùa, tao phải chạy xe gần 3 cây số rồi
chờ nó gần 15 phút dưới mưa mới xong 2 hộp cơm đấy, ở đó mà đi tiểu với
đi cầu".Bảo giật mình hoảng hốt đánh rơi hộp cơm đang cầm trên tay
xuống đất, nếu thằng Long đi mua cơm nãy giờ vậy người nằm trên ghế bố lúc nãy là ai ?
Lưu ý: Truyện được đưa lên với mục đích chia sẻ phi lợi nhuận
trong cộng đồng yêu thích tiểu thuyết, đồng thời giúp đỡ các bạn không
có điều kiện đọc truyện do giới hạn về ngôn ngữ, địa phương, hay điều
kiện tìm mua sách.... có thể tiếp cận tác phẩm.
Truyenngan.com.vn không chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả
cũng như bản quyền chuyển ngữ. Truyenngan.com.vn tôn trọng các dịch giả,
cộng đồng yêu thích tiểu thuyết cũng như những bạn đã biên tập, gõ lại
truyện và tạo ebook tại các nguồn truyện lớn như e-thuvien, Stent,
tangthuvien... và chủ nhân của các wordpress cá nhân khác bằng cách đề
tên dịch giả, biên tập và người làm ebook.
Tất cả ebooks trên truyenngan.com.vn - mục tiểu thuyết đều được download miễn phí.
Bí mật trong quán net
Tác giả: Vô danh
Đọc online tiểu thuyết: Bí mật trong quán net - Vô danh
Ngày Halloween, mời quý anh chị đọc và nghe đọc truyện Kỷ Vật Cho Người Ở Lại và nghe đọc truyện SBC LaSan Bắt Chuột hay tuyệt vời.
Chỉ trong năm nay, ở nước pháp vấn đề hiếng nội tạng đã trở thành luật mà không cần hỏi xin nữa mà chỉ khi nào cá nhân đó không đồng ý thì phải viết thư cho cơ quan chính phủ nói lên nguyện vọng của mình.
Còn chuyện có ma hay không, thì có lẽ không ai trong chúng ta là không biết ma có thật hay không thật là do tâm tư mình muốn nhìn thấy hay không.
Thế giới ban đêm không thể nào lấn át thế giới ban ngày với điều kiện chúng ta đờng nên quá quan tâm đến sự hiện diện của bên kia.
Cũng có một tác giả khác viết và đọc truyện ma cũng khá hấp dẫn, tôi post luôn lên đây, anh chị nào thích thì nghe nhé, không thích thì xin miễn bàn.
Kính chúc quý anh chị luôn an vui.
Cám ơn chú Huỳnh Chiếu Đẳng đã mang thậ tnhiều truyện đọc về trong Quán Ven Đường.
Tôi lại nghe gần xong, mong chú post thêm truyện nữa nhé.
LGT:Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn
nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được
với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những
tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ
trách. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran St.,
Westminster, CA 92683, hay email: Ngoclan@nguoi-viet.com.
Chuyện xảy ra gần 20 năm trước, khi tôi còn làm y tá của một bệnh viện trong một thành phố nhỏ ở tiểu bang Arizona.
Tối hôm đó, bệnh viện của tôi nhận một nhóm nạn nhân của một tai nạn
xe hơi thảm khốc. Trên xe là bốn em học sinh đều ở lứa tuổi 17-18, cùng
đi về với nhau sau sau bữa tiệc. Người lái xe 18 tuổi, say rượu và chạy
xe quá tốc độ, lạc tay lái tông vào một chiếc xe tải đang đậu bên lề
đường. Nhờ có thắt dây an toàn, người lái và em ngồi cạnh tuy bị thương
nặng nhưng không nguy hiểm tính mạng. Riêng hai em ngồi sau, 1 nam 1 nữ
bị thương rất nặng vì không thắt dây an toàn. Em trai bị chấn thương sọ
não và chết ngay sau khi xe chở đến bệnh viện. Em gái hôn mê bất tỉnh
phải mổ gấp, không biết có cứu được hay không?
Thật đáng buồn, em trai tử vong là một em Việt Nam, 17 tuổi, vừa tốt
nghiệp trung học và đang sắp rời nhà để vào một trường đại học danh
tiếng. Các em còn lại đều người ngoại quốc.
Lúc đó tôi đang làm tại khu ICU (Intensive Care Unit). Bệnh nhân tôi
được giao đêm đó là em gái 17 tuổi của tai nạn vừa kể trên. Một cô bé
người ngoại quốc, đẹp hay không thì tôi không biết vì cả khuôn mặt lẫn
cái đầu tóc vàng của em đều tím bầm, sưng to như trái dưa hấu vì những
cú va chạm kinh khiếp. Em đang được mổ não khẩn cấp trong phòng mổ.
Tôi được (hay bị) kêu vào phòng họp gấp để nhận một nhiệm vụ quan trọng.
Sau khi được biết nhiệm vụ của mình là gì, tôi nhăn nhó phản đối, “Tại sao lại là tôi? Đây là nhiệm vụ của bác sĩ mà!”
“Tôi biết, nhưng người nhà của bệnh nhân không biết tiếng Mỹ rành
lắm, cô đi theo thông dịch cho bác sĩ, và ráng van xin họ giúp chúng
tôi,” bà y tá trưởng năn nỉ.
Sau một hồi bàn qua tính lại, tôi lê bước đi theo ông bác sĩ đến
phòng chứa xác của em trai Việt Nam mới tử nạn, với nhiệm vụ là cùng bác
sĩ, năn nỉ gia đình người chết hiến tặng những bộ phận còn tốt trong cơ
thể của em cho bệnh viện.
Một em trai 17 tuổi đang khỏe mạnh nhưng chết vì tai nạn, là một ứng
cử viên tuyệt vời để làm người hiến tặng, vì hầu hết các bộ phận trong
cơ thể em còn rất khỏe, rất trẻ, rất thích hợp để cứu sống các bệnh nhân
đang chờ đợi để được thay các bộ phận trong người. Đó là lý do bệnh
viện hết sức cầu xin gia đình.
Thời gian đó, đối với người Việt mình, khái niệm hiến tặng bộ phận cơ
thể còn rất mới mẻ. Nếu không là cho người thân trong gia đình, hầu như
rất ít ai hiến tặng cho những người không quen biết. Huống hồ gì,
chuyện cha mẹ đồng ý hiến tặng các bộ phận trong cơ thể của con thì hình
như chưa hề xảy ra. Có cha mẹ nào mà nỡ lòng nào làm như thế? Mất con
đã đau đớn lắm rồi…
Chúng tôi gặp cha mẹ nạn nhân trong phòng đợi, trong khi người con
đang được chờ quyết định để rút tất cả ống support bên trong, tôi bắt
đầu trình bày lý do. Quả như tôi lường trước, cho dù có van xin, nài nỉ,
giải thích cách mấy, bác sĩ và tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu quầy
quậy, ánh mắt oán ghét, và những lời xua đuổi.
Tôi lắp bắp xin lỗi rồi bước nhanh như chạy ra khỏi phòng.
Phòng ICU rất vắng lặng vì ở đây toàn những ca rất nặng. Những y tá
cùng trực với tôi đêm đó ai cũng bận rộn với bệnh nhân của mình nên chỉ
có một mình tôi ngồi tại nurse station. Thường thì ở ICU, mỗi y tá lãnh
hai bệnh nhân trong một ca. Nhưng đêm nay tôi chỉ có một, vì một bệnh
nhân mới chuyển sang phòng thường. Bệnh nhân còn lại là cô gái đang
trong phòng mổ, nên tôi cũng khá rảnh rỗi, cho đến khi ca mổ xong.
Bỗng nhiên tôi thấy hơi nhức đầu nên cúi gục vào lòng bàn tay một
chút cho đỡ mỏi mắt. Khi tôi ngẩng đầu lên thì vụt một cái, thoáng có
một bóng người mặc áo trắng lướt thật nhanh qua mặt.
Tôi đảo mắt nhìn quanh.
Không có ai cả!
Tôi vẫn thường thấy lao đao như vậy lắm, có lẽ vì tôi bị chứng bịnh
thiếu máu kinh niên. Tôi dụi mắt nhìn kỹ lại một lần nữa, lần này thì
thật sự có một bóng áo trắng đang từ từ tiến lại gần tôi.
Tôi dợm đứng dậy để nhìn cho rõ thì thấy có một cậu thanh niên Á Châu
rất trẻ, gương mặt xanh xao mệt mỏi đang đi lại phía tôi ngồi. Cậu đi
nhẹ nhàng như lướt trên không vậy, xuất hiện trước mặt tôi mà không gây
nên một tiếng động. Cậu nhìn tôi, đôi mắt nâu hiền và ngây thơ đến nao
lòng. Có vẻ như cậu đang bị lạc đường. Chắc là cậu đi nuôi người nhà
bệnh và lạc từ khoa khác sang.
Thấy cậu đứng yên lặng không nói gì, tôi hỏi bằng tiếng Mỹ, “Em cần gì, tôi có giúp được gì cho em không?”
Lạ thay, cậu trả lời bằng tiếng Việt, “Em đi kiếm đồ!”
Giọng của cậu nhỏ và thanh, nghe văng vẳng như từ một nơi xa xôi nào đó vọng về.
“Em bị mất cái gì à?”
“Em làm rớt cái ví trong xe. Trong đó có một món đồ rất quan trọng. Chị kiếm dùm em nghe chị. Nhớ nghe chị…”
Không đợi tôi trả lời, cậu quay lưng đi thật nhanh và khuất bóng sau góc quẹo.
Tự nhiên tôi cảm thấy lạnh buốt, cái lạnh từ trong xương lạnh ra. Tôi
rùng mình. Lạ thật, Tháng Sáu Mùa Hè ở cái xứ sa mạc này nóng cả trăm
độ. Cho dù máy lạnh có mở cũng chỉ vừa đủ. Chưa bao giờ tôi cảm thấy
lạnh cóng bằng cái lạnh của hiện tại.
Đầu óc tôi quay cuồng và tiếp tục nhức. Chắc mình sắp bịnh rồi, tôi
tự nhủ. Sao tự nhiên lại cảm thấy lạnh và nhức đầu quá. Tôi đứng lên
định đi theo cậu bé nhưng rồi lại choáng váng ngồi phịch xuống một chiếc
ghế.
Vừa lúc đó, một cô bạn đồng nghiệp từ đâu đi tới. Nhìn thấy sắc mặt
tôi, cô la lên, “Oh my God! Trời ơi sao cái mặt cô xanh lè xanh lét thấy
ghê quá. Are you OK?”
“Tôi thấy lạnh quá, cô lấy dùm tôi một cái áo lạnh được không?”
Cô bạn nhanh chóng đi lấy cho tôi một cái áo labcoat mới được giặt ủi
và hấp nóng. Tôi mặc áo vào, ngồi co ro mà thấy vẫn còn lạnh, mồ hôi
rịn ra hai bên thái dương.
Tôi uống thêm hai viên Tylenol. Một lúc sau, tôi thấy từ từ dễ chịu,
và lại nghĩ đến cậu bé hồi nãy. Cậu ta là ai, làm sao biết cậu ở đâu, đi
kiếm cái xe gì, và cái ví gì nữa chứ?
Cả khu ICU này có 6 phòng. Hiện giờ đang có năm bệnh nhân, mỗi người
nằm một phòng. Tôi coi lại danh sách bệnh nhân viết trên bảng treo trên
tường. Không có bệnh nhân nào người Việt. Vậy cậu từ khoa nào đi sang
đây?
Tôi đi lòng vòng với hy vọng gặp lại cậu bé, nhưng hỏi thăm những
nhân viên quanh đó xem có ai gặp một cậu bé người Á châu không, ai cũng
lắc đầu không biết.
Thất vọng, tôi trở về khoa đúng lúc bệnh nhân của tôi đã được giải
phẫu xong và chuyển về phòng ICU. Bác sĩ bảo em được cứu sống nhưng đôi
mắt sẽ bị mù vĩnh viễn vì chấn thương quá nặng. Chỉ có một hy vọng duy
nhất là được thay đôi mắt khác em mới có thể thấy lại ánh sáng.
Ba mẹ em ngồi bên giường trong khi em vẫn đang nằm thiêm thiếp. Ông
bà yên lặng chắp tay cầu nguyện. Tôi không biết làm gì hơn là ngồi xuống
bên cạnh và góp lời cầu nguyện trong lòng.
Người mẹ buồn rầu nói, “Tội nghiệp chúng quá. Rồi đây Jane sẽ ra sao khi tỉnh dậy và biết là người yêu của nó đã chết?”
“Người yêu của Jane là anh Việt Nam ngồi chung xe hả bà?” tôi hỏi.
“Đúng vậy, chúng nó yêu nhau lắm. High school sweethearts mà. Hai đứa
đều học giỏi và có tương lai. Thế mà, chỉ qua một đêm, một đứa ra đi
vĩnh viễn, một đứa trở nên mù lòa.” Bà sụt sịt khóc.
Tôi ngập ngừng, “Bác sĩ nói con bà còn có hy vọng thấy lại ánh sáng, nếu…”
“Vâng tôi biết! Nhưng ở đâu ra có cặp mắt để thay kia chứ? Nếu đó là
cặp mắt của một người còn sống cho con tôi, tôi biết chắc chắn nó sẽ
không chịu nhận. Nó là cô gái rất tốt, không bao giờ muốn làm khổ ai.”
“Nhưng nếu đó là cặp mắt của một người vừa mới mất thì hoàn toàn có
thể dùng được, chỉ có điều…” tôi bỏ dở câu nói vì tôi biết chuyện đó sẽ
không bao giờ xảy ra. Đừng bao giờ nên hỏi cha mẹ cậu bé Việt Nam thêm
một lần nữa.
Như đọc được ý nghĩ của tôi, bà mẹ thở dài, “Cô y tá ạ, tôi biết nỗi
đau của người mẹ mất con nó khủng khiếp như thế nào. Tôi không dám đòi
hỏi gì thêm. Số phận con gái tôi bị mù thì tôi sẽ hết lòng chăm sóc cho
nó. Con gái tôi có nghị lực lắm, tôi tin nó sẽ vượt qua…”
Xót xa nhưng cũng rất xúc động trước những lời nói của bà, tôi nhẹ
nắm lấy tay bà. Vừa lúc đó, một ông cảnh sát đang rảo bước tới, trên tay
cầm một bọc giấy. Ông hỏi tôi, “Người ta chỉ cho tôi là có một cô y tá
người Việt ở đây. Cô nói được tiếng Việt chứ?”
“Dạ được. Ông cần gì không?”
“Tôi muốn nhờ cô đi với tôi đến gặp gia đình người tử nạn trong tai
nạn xe chiều nay. Chiếc xe bị total lost. Trước khi xe tow kéo xe đi,
chúng tôi kiểm tra trong xe và tìm thấy chiếc ví này rớt trong xe. Nó
thuộc về người đã chết. Tôi muốn giao lại kỷ vật này cho thân nhân của
cậu.”
Ví, xe, người tử nạn… những mảnh rời rạc của chiếc hình puzzle tự
nhiên ráp nối lại với nhau một cách có trật tự. Tim tôi đập thình thịch
và cổ họng tự dưng tắc nghẽn. Chân tôi bắt đầu run lập cập và tay thì
nổi da gà. Sao giống y hệt những điều cậu bé kia vừa nói?
Không lẽ mình vừa gặp ma sao?
Tôi lắp bắp hỏi ông cảnh sát, “Ông có thể cho tôi xem qua chiếc ví được không?”
Ông ngần ngừ một chút rồi nói, “Cũng được, nhưng trong ví không có gì
quý giá hết, chỉ có tấm bằng lái xe và một ít tiền mặt vậy thôi!”
Tôi tần ngần mở chiếc ví ra. Thật vậy, trong ví ngoài một ít tiền nhỏ
chỉ có tấm bằng lái xe. Tôi tò mò nhìn vào tấm bằng lái và hoảng sợ làm
rơi chiếc ví xuống đất. Trên tấm bằng là hình của cậu bé vừa đến gặp
tôi ít phút trước đây. Với gương mặt gầy và cặp mắt nâu trong vắt thơ
ngây như đang nhìn xoáy vào tôi, như muốn nói một điều gì.
Vậy ra cậu chính là người đã chết đó sao?
Một luồng khí lạnh chạy dọc theo sống lưng của tôi. Tôi thầm thì,
nhắc lại lời của cậu bé khi nãy: “Trong ví này có một vật rất quan
trọng…”
“Cô nói gì?”
Tôi lượm chiếc ví lên, mở ra xem lại và lật tới lật lui. Quả thật
không có gì khác ngoài vài tờ giấy $10 và $5, cùng tấm bằng lái.
Tai tôi văng vẳng nghe tiếng của cậu bé, “chị nhớ giúp em nghe chị, nhớ nghe chị…”
Tấm bằng lái!
Tôi nhìn kỹ lại tấm bằng lái lần nữa. Đây rồi, vật quan trọng mà tôi cần tìm chính là tấm bằng lái này đây.
Trên bằng lái có tên, tuổi và hình chụp của cậu bé. Còn nữa, nằm ngay
ngắn ở góc phải của tấm bằng là cái sticker nhỏ màu hồng, trên có dòng
chữ “DONOR” màu đen in đậm nét.
Tim tôi đập thình thịch. Như vậy là, chính cậu đã run rủi cho sở cảnh
sát tìm thấy chiếc ví rơi trong gầm xe trước khi xe bị kéo đi; chính
cậu đã tìm đến tôi, và đưa đẩy cho ông cảnh sát gặp tôi để mọi người có
thể biết được ý nguyện của cậu. Thì ra ngay từ khi mới có bằng lái, cậu
đã quyết định là nếu có điều gì xảy ra cho mình, cậu sẽ sẵn sàng hiến
tặng những bộ phận còn tốt trong người cho tất cả ai đang cần chúng nên
đã tình nguyện ghi tên làm người DONOR. Có phải cậu đến tìm tôi vì biết
tôi là người chăm sóc cho người bạn gái thương yêu của cậu đêm nay và
muốn nhờ tôi tìm cách để trao tặng cho cô gái đôi mắt của cậu như một kỷ
vật cuối cùng?
Tôi chỉ vào chữ “DONOR” và nhờ vị cảnh sát xác minh lại với DMV. Sau
khi xác nhận là cậu bé Việt Nam chính thực đã ghi danh làm người
“DONOR”, nhưng đồng thời vị cảnh sát cũng thông báo rằng theo luật pháp,
vì cậu bé mất khi cậu chưa đủ 18 tuổi, nên quyết định cuối cùng, cho
hay không, cũng vẫn là quyết định của cha mẹ.
Phái đoàn gồm các bác sĩ, cảnh sát cùng với tôi sau khi đưa chiếc ví
lại cho cha mẹ cậu và thông báo về tất cả những sự việc trên cho họ.
Trong khi chờ gia đình cậu bé bàn thảo với nhau, chúng tôi đều lui ra
ngoài đứng chờ.
5 phút, 10 phút trôi qua. Một bầu không khí yên lặng đến nghẹt thở.
Rồi cha mẹ cậu bé cũng bước ra. Người mẹ ôm mặt khóc, trong khi người
cha nghẹn ngào nói với chúng tôi: “Thôi thì con tôi nó đã muốn như vậy,
chúng tôi xin nghe theo ý nguyện của cháu. Xin bệnh viện giúp cháu làm
tròn tâm nguyện, hãy giúp đỡ tất cả những ai đang chờ được giúp.”
Tôi bật khóc vì quá xúc động. Tất cả những người có mặt lúc đó đều
khóc và cảm ơn cha mẹ cậu bé đã làm quyết định đau đớn và khó khăn nhưng
rất cao cả này. Cảm ơn ông bà, tôi thầm thì. Trên cao kia, tôi biết cậu
bé đang nhìn xuống và mỉm cười.
Những ngày sau đó, có ít nhất là cả chục bệnh nhân đang chờ thay
thận, gan, tim, v.v… đã được cứu sống nhờ được ghép những bộ phận trong
cơ thể cậu bé. Cô bạn gái cũng đã nhận được cặp mắt của cậu. Trên gương
mặt trắng bóc và mái tóc vàng hoe, đôi mắt nâu trong veo luôn tỏa những
tia sáng ấm áp dịu dàng. Đôi mắt như biết nói những lời yêu thương đến
mọi người. Cậu bé đã ra đi mãi mãi, nhưng tình yêu quảng đại của em vẫn
tiếp tục tồn tại.
****
Ngay sau cái đêm “gặp ma” trong bệnh viện đó, tôi đã suy nghĩ rất
nhiều. Tôi về bàn với chồng, và vợ chồng tôi đã cùng đi đến quyết định
là ra DMV để ghi tên tình nguyện làm người “DONOR.”
Nếu một mai có người nào phải ra đi trước, chúng tôi không muốn người
thân mình ở lại phải suy nghĩ để làm những quyết định đau lòng thế cho
mình.
Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Thế thì tiếc làm chi các xác thân
tạm bợ này! Nếu sau khi mình ra đi mà vẫn còn có ích cho người khác thì
đó chính là một niềm an ủi và hạnh phúc vô biên cho mọi người chúng ta
rồi. (Diễm Vy)
Kính gửi quý anh chị những bản tin đáng chú ý.
Có lẽ ai trong chúng ta khi còn ở Việt Nam những năm1960 thì không thể nào chưa một lần lái chiếc Honda Dame này.
Caroline Thanh Hương
Huyền thoại Honda Super Cub: ‘60 năm cuộc đời’
Tư Mỏ Lết
Đối với nhiều người Việt đã từng sống ở miền Nam Việt Nam trước năm
1975, chiếc xe gắn máy hai bánh Honda Super Cub là một sản phẩm huyền
thoại. Có nhiều người sau 1975 chỉ gọi tên đơn giản, thân thương hơn:
“xe cúp.”
Trong Tháng Mười này, huyền thoại Honda Super Cub đã kỷ niệm chiếc
xe thứ 100 triệu được bán ra trên khắp thế giới, sau gần 60 năm kể từ
ngày chiếc Super Cub đầu tiên được tung ra thị trường vào Tháng Tám,
1958.
Chiếc
Super Cub đầu tiên được bán ra ở Mỹ vào năm 1959. Những chiếc Super Cub
với tên gọi quen thuộc hơn – Honda Dame – xuất hiện ở Sài Gòn vào giữa
thập niên 1960. Kể từ đó, người Sài Gòn đã gọi chung các loại xe gắn máy
hai bánh là… “xe Honda.”
Tiệm sửa xe hai bánh thì chỉ cần ghi bảng “sửa xe Honda” là đủ hiểu.
Người miền Nam cũng vì biến “Honda” từ tên riêng thành danh từ chung như
vậy, mà trở nên nổi tiếng đối với các nhà sản xuất trên thế giới như là
một loại khách hàng trung thành với thương hiệu. Cũng không lạ, vì tính
chung thủy cũng là đặc điểm của dân miền Nam.
Honda Dame cũng là một biểu tượng của sự trù phú, thịnh vượng của
miền Nam trước 1975. Hình ảnh những cô thiếu nữ thuộc gia đình khá giả,
trung lưu, trong bộ đầm hay trong bộ áo dài, dạo trên đường phố Sài Gòn
hoa lệ. Hình ảnh thật thanh tao làm sao!
Sau 1975, xe Super Cup mới trở nên phổ biến cho mọi giới ở Việt Nam,
khi những chiếc xe Super Cub đã qua sử dụng (second hand) được bán từ
Nhật về Việt Nam hàng loạt. Cái tên “xe cúp” xuất hiện trong giai đoạn
này. Vào khoảng đầu thập niên 1980, một chiếc “xe cúp” 78 có giá trị vào
khoảng gần 2 cây vàng. “Xe cúp” là phương tiện di chuyển chính của
nhiều người Sài Gòn thời đó.
Chiếc Super Cub đã làm nên lịch sử cho Honda không chỉ ở VIệt Nam, mà
còn khắp nơi trên thế giới. Honda Super Cub được cho là đã dọn đường
cho hãng Honda sau này trở thành nhà sản xuất xe hơi được ưa chuộng vào
bậc nhất ở Mỹ.
Vào năm 1974, số lượng xe Super Cub bán ra trên toàn thế giới đạt con
số 10 triệu. Chỉ hơn 30 năm sau, vào năm 2005, tổng số xe bán ra thị
trường đã lên đến con số 50 triệu! Và vào năm nay 2017, con số này đã
được nhân đôi thành 100 triệu!
Hiện nay, Super Cub được sản xuất 16 nhà máy, đặt tại 15 quốc gia.
Super Cub đã có mặt ở hơn 160 quốc gia trên thế giới. Những con số mà
bất cứ nhà sản xuất hàng tiêu dùng nào cũng thèm muốn.
Và cho dù đã qua “60 năm cuộc đời,” Super Cub ngày nay vẫn giữ những
thuộc tính cơ bản nhất của thế hệ đầu tiên: khung xe dạng xương sống
thấp, và động cơ 4 thì 49 cc (phân khối siêu bền).
Để kỷ niệm 60 năm Super Cub và 100 triệu chiếc xe bán ra, đồng thời
chứng minh rằng chiếc xe máy huyền thoại này vẫn chưa trở thành… dĩ
vãng, hãng Honda sẽ tung ra thị trường phiên bản mới nhất của Super Cub
vào ngày 10 Tháng Mười Một tới đây.
Phiên bản 2018 này sẽ được sản xuất tại nhà máy Kumamoto ở Nhật, dành
riêng cho thị trường Nhật. Chiếc bửng nhựa trắng quen thuộc của những
chiếc “xe cúp” truyền thống được thiết kế lại, tháo lắp dễ dàng hơn. Hệ
thống đèn sẽ sử dụng đèn LED, giúp chiếu sáng hơn mà ít tốn năng lượng
hơn.
Động cơ sẽ có cả hai chủng loại: 50 cc giống như Honda Dame ngày xưa,
công suất 3.7 mã lực; và 110 cc công suất 8 mã lực, dành cho những
người thích “vọt” nhanh hơn. Vẫn là loại động cơ 4 thì truyền thống, bền
bỉ.
Nay lại thêm phần mạnh mẽ nhờ vào công nghệ luyện kim hàng đầu thế
giới của Nhật, với bộ piston-xylanh được cho là ít ma sát hơn, bền hơn.
Super Cub đời mới còn được ứng dụng một số cải tiến kỹ thuật, thí dụ như
dùng bạc đạn kim tuổi thọ cao hơn, bộ lọc nhớt mới. Hộp số vẫn là bốn
số.
Để đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải mới nghiêm ngặt của Nhật, động cơ
của Super Cub sử dụng hệ thống phun xăng mới PGM của Honda, và ống bô xả
khí được trang bị với bộ lọc khí hai tầng.
Super Cub mới cũng có hai phiên bản: classic và professional. Trong
đó, phiên bản professional có giỏ đựng hàng hóa phía trước và yên sắt
chở hàng hóa phía sau, và sử dụng loại bánh xe 14” thay vì 17”, để trọng
tâm xe thấp hơn, chở hàng hóa thăng bằng hơn. Hình ảnh phiên bản
professional đã gợi nhớ những chiếc xe Honda ở Việt Nam như là những
chiếc xe thồ vô địch, chất đầy hàng hóa chạy trên đường phố đông đúc.
Giá cả tại Nhật cho một chiếc Super Cub 50 là vào khoảng $2,050 cho
phiên bản standard, và $2,240 cho phiên bản professional. Đối với model
xe 110 cc, giá sẽ là $2,430 cho phiên bản standard, và $2,620 cho phiên
bản professional.
Và, như để tạo thêm uy tín cho nhãn hiệu “đã có thừa uy tín” Super
Cub, hãng Honda cũng giới thiệu mẫu của chiếc xe Super Cub tương lai:
EV- Cub, tức là xe Cub chạy bằng điện. Trong thời buổi mà mọi người đều
nói đến chuyện bảo vệ môi trường, đến chuyện nhiên liệu sạch không khí
thải, thì việc Honda cho ra đời xe cub điện là một quyết định thông minh
và… hợp thời.
Thực ra, mẫu EV-Cub đã ra mắt từ 2016, nhưng việc sản xuất hàng loạt
thì vẫn phải chờ tối thiểu đến năm 2018. Trong thời gian đầu, EV-Cub sẽ
bán ở thị trường Nhật trước, sau đó mới phát triển sang các thị trường
các nước Á Châu. Honda cũng cho rằng để thương hiệu uy tín Super Cub đi
tiên phong trong lĩnh vực xe điện, sẽ giúp người tiêu dùng yên tâm hơn
trong việc thử nghiệm loại xe kỹ thuật mới này.
Câu chuyện về huyền thoại Super Cup là thế. Người Việt ở Mỹ có lẽ vẫn
quen thuộc với những chiếc xe hơi Honda Civic, Honda Accord. Nhưng có
dịp về Việt Nam, là chúng ta lại thấy những chiếc xe hai bánh Honda
Super Cup vẫn còn lăn bánh, như một biểu tượng của sản phẩm Nhật:
rẻ-đẹp-bền; và là một biểu tượng tính chung thủy của người Việt. (Tư Mỏ Lết)
Ngoài những nghề thuộc lĩnh vực y tế và công nghệ thông tin luôn nằm
trong danh sách những nghề nghiệp phát triển nhanh chóng trong thời gian
tới, thì trang Business Insider vừa công bố một danh sách 21 ngành nghề
có thu nhập ổn định và lương khá để giúp giới trẻ định hướng nghề
nghiệp.
Năm 2018, có 25 chương trình Thuốc Phần D để so sánh và chọn lựa ghi
tên. Các chương trình Thuốc Phần D đứng độc lập có lệ phí hàng tháng
khác nhau từ $20.40/tháng đến $169/tháng.
Số chiếu khán mỗi năm được dành cho diện H-1B là 65,000 chiếu khán. Vì
trong những năm qua Hoa Kỳ cần thêm nhiều nhân viên chuyên môn nên số
chiếu khán được tăng lên là 195,000 chiếu khán và sau năm 2003 đã trở
lại số chiếu khán thường lệ là 65,000.
Bạn nào thích lái xe nhanh chắc thế nào cũng đã bị cảnh sát chặn lại
hoặc đuổi theo để cho giấy phạt vì đã chạy quá tốc độ giới hạn. Cảnh sát
đã dùng súng bắn đo tốc độ (radar speed gun hay radar gun) để biết tốc
độ xe của bạn.
Nếu gan khí hữu dư làm cho con người hay sợ sệt, kinh khiếp. Nếu gan khí
sơ tiết quá độ sẽ xuất hiện chứng đau mắt, choáng váng, mắt đỏ, chảy
nước mắt.
Kính gửi quý anh chị câu chuyện một cô bé dân da đỏ đã biết bảo vệ nguồn nước ngọt cho dân tộc của cô ta trong vùng đất cô đang sinh sống.
Từ những năm cô 8 tuổi, cô đã không ngừng tranh đấu để cuối cùng là đoạt giải thưởng Hoà Bình Cho Trẻ Em Trên Toàn Thế Giới.
Caroline Thanh Hương
Canada : l'Indigène Autumn Peltier défend l'eau dans sa réserve indienne
Le militantisme a commencé très tôt dans la vie d'Autumn Peltier. Depuis ses 8 ans, elle défend activement l'eau sacrée dans sa réserve indienne.
Autumn Peltier est une adolescente de 13 ans vivant en Ontario, au Canada. Elle a la particularité d’appartenir à la Première Nation Wikwemikong, une réserve indienne non cédée qu’elle défend ; tout comme l’eau, une ressource qu’elle considère comme un bien universel. Son combat vient d’être salué par le Prix international de la Paix des enfants pour lequel elle est nommée, parmi 169 finalistes. Celui-ci récompense chaque année un jeune de moins de 18 ans pour son engagement envers les droits des enfants.
La jeune indigène Autumn Peltier pourrait bien prendre la suite de Malala Yousafzai qui avait reçu, en 2013, le Prix international de la Paix des enfants pour son engagement en faveur de l’éducation. Depuis l’âge de 8 ans, elle milite pour l’eau propre, dans sa communauté de l’île Manitoulin, en bordure de la baie Georgienne et du lac Huron.
La réserve indienne non cédée de Wikwemikong est l’une des dix plus grandes communautés des Premières Nations au Canada. Cette communauté autochtone dynamique possède une riche histoire qui remonte au milieu du 17e siècle. Selon des statistiques, la population de Wikwemikong compte 7 278 autochtones dont environ 3 030 vivant directement dans la réserve.
En 2015, Autumn Peltier a été invitée à participer à une conférence sur le climat, en Suède, qui a rassemblé 64 enfants en provenance de 32 pays. Leurs demandes aux dirigeants du monde ont été adressées lors de la COP21 à Paris.
De retour au Canada, Autumn a été invitée à prononcer un discours devant l’Assemblée générale des Premières Nations, où elle a exhorté à mieux protéger l’eau sacrée. En effet, les peuples autochtones considèrent l’eau comme le premier esprit vivant de la Terre, et donc comme un cadeau sacré du dieu créateur.
« J’aime dire que l’eau est vraiment sacrée, l’eau c’est la vie, la Terre n’a pas besoin de nous. Nous avons besoin d’elle. »
Autumn Peltier a également pu rencontrer le Premier ministre canadien Justin Trudeau, qui s’est engagé, lors de son entretien avec elle, à protéger l’eau. « J’aimerais qu’il tienne sa promesse », a-t-elle souligné.
Elle ajoute :
« N’attendez pas que quelqu’un vous dise de vous battre pour notre eau, faites-le simplement, parce que si vous ne le faites pas maintenant, qui le fera ?
Nous devons nous battre pour notre futur et pour le futur de nos petits-enfants. Le bon moment, c’est maintenant ! »
Le Prix international de la Paix des enfants sera décerné le 4 décembre prochain lors d’une cérémonie à La Haye, aux Pays-Bas.
Le combat d’une jeune fille déterminée qui prouve que le militantisme commence dès le plus jeune âge.