caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 4 juillet 2015

La Grèce en faillite "pour les nuls" : cinq minutes pour tout comprendre


La Grèce, dernier exemple d’une longue histoire de défauts souverains

Le Monde.fr | • Mis à jour le | Par



Globalement, les défauts de paiement des Etats endettés sont plus fréquents statistiquement que le remboursement à la date prévue.
Globalement, les défauts de paiement des Etats endettés sont plus fréquents statistiquement que le remboursement à la date prévue. Petros Giannakouris / AP
La Grèce n’ayant pas remboursé la somme d’1,5 milliard d’euros qu’elle doit au Fonds monétaire international (FMI) à la date butoir du 30 juin, le pays se retrouve en défaut de paiement. La situation n’est pas inédite, et depuis 1978, 71 pays ont été incapables de rembourser les dettes accumulées auprès de leurs divers créanciers. Le cas de la Grèce fait cependant école, puisqu’il s’agit du premier pays membre de l’Union européenne à se retrouver en défaut de paiement vis-à-vis de l’institution du FMI.

Qu’est-ce qu’un défaut souverain ?

On parle de défaut souverain quand un Etat est dans l’incapacité de remplir ses obligations financières. Etant donné que les pays ne sont pas assujettis aux lois concernant la banqueroute, comme les entreprises ou les particuliers, ils peuvent déclarer qu’ils ne rembourseront pas leurs dettes auprès de leurs créanciers, sans pour autant encourir de pénalités légales.
Cette situation arrive en cas de crise économique, lorsqu’un Etat fait face à des finances publiques très dégradées. Comme l’explique la banque de financement et d’investissement Natixis, un pays ayant une dette publique trop élevée « ne peut pas éviter le défaut car il est confronté (...) à des taux d’intérêt plus élevés que son taux de croissance ».
Un pays en situation de défaut se trouve alors face à plusieurs possibilités : décaler le remboursement de la dette ou en baisser le coût en aménageant les taux, laisser l’inflation effacer « naturellement » la dette (c’est impossible dans la zone euro où la Banque centrale européenne veille à l’objectif collectif de 2 % et ne peut pas faire de cas par cas), racheter sa propre dette sur le marché secondaire à un prix décoté, ou tout simplement faire défaut de façon explicite – une partie de la dette n’est pas remboursée.
Pour éviter ce cas extrême, un Etat peut augmenter les impôts et supprimer des lignes budgétaires pour espérer rétablir la balance, mais ces solutions impliquent de faire peser une lourde pression économique sur la population et le risque est alors de sombrer dans une spirale récessionniste. Le premier ministre grec, Alexis Tsipras, s’est ainsi imposé aux dernières élections en promettant que le peuple grec allait « laisser l’austérité derrière lui ». Difficile, dans ce cas-là, de trouver l’argent nécessaire pour rembourser ses créanciers, le FMI n’en étant qu’un parmi d’autres, mais se considérant comme prioritaire.

Est-ce nouveau ?

Malgré le cas très particulier que représente la Grèce au sein de l’Union européenne, sa situation de défaut de paiement n’est pas rare. Elle est même assez commune. Selon Carmen M. Reinhart, professeure d’économie à l’université du Maryland, et auteure avec Kenneth Rogoff de la somme de référence This Time Is Different : Eight Centuries of Financial Folly, les défauts de paiement des Etats endettés sont plus fréquents statistiquement que le remboursement à la date prévue. « Des défauts de paiement en série sur la dette extérieure – c’est-à-dire des défauts de paiement souverains qui se répètent – semblent être la norme dans presque chaque région du monde, y compris l’Asie et l’Europe », écrit la chercheuse sur le site du think tank Telos.
Dans leur ouvrage, Reinhart et Rogoff observent que ces faillites surviennent généralement par vagues successives, et notamment lors de guerres. Selon leurs calculs, on observe principalement, depuis 1800, cinq cycles lors desquels les 66 Etats indépendants de leur échantillon (répartis sur tous les continents) sont en défaut ou forcés de restructurer leur dette : le premier pendant les guerres napoléoniennes, le dernier avec les crises des pays émergents dans les années 1980 et 1990.
D’après Mme Reinhart, « les décideurs ne devraient se réjouir trop vite de l'absence de défauts de paiement majeurs entre 2003 et 2007, après la vague de défauts qui a marqué les deux décennies précédentes. [...] Les principaux épisodes [de défaut de paiement] sont généralement espacés de quelques années ou de quelques décennies, ce qui contribue à créer chez les décideurs et les investisseurs l’illusion que “cette fois, c’est différent”. »

Quels sont les pays à en avoir le plus connu ?

Depuis le début du XIXe siècle, tous les pays européens ont fait défaut sur leur dette, et beaucoup d’entre eux lors des guerres napoléoniennes. En remontant plus loin dans le temps, on découvre même que la France détient le record européen du plus grand nombre de défauts de paiement : huit entre les XIVe et XVIIIe siècle. De son côté, l’Espagne a fait sept fois défaut au cours du seul XIXe siècle. Le cas de la Grèce n’est quant à lui pas en reste, puisque le pays a été en défaut ou en rééchelonnement de sa dette pendant plus de la moitié des années écoulées depuis son indépendance en 1830.
Depuis les années 1970, ce sont les pays d’Amérique du Sud qui ont, globalement, connu le plus grand nombre de phases de défauts de paiement. Un des cas les plus emblématiques est celui de l’Argentine, qui a fait défaut en juillet 2014, seulement douze ans après la faillite de 2001, et pour la cinquième fois depuis 1985. Mais presque tous ses voisins d’Amérique latine, exceptés la Colombie et le Suriname, ont traversé des épisodes similaires depuis les quatre dernières décennies. L’Afrique n’est pas non plus en reste, avec 65 pays en défaut de paiement depuis 1978, le Congo arrivant en tête avec neuf défauts de paiement de 1980 à 2007.
Lire (en édition abonnés) : L'Argentine à nouveau confrontée à la menace du défaut de paiement
On peut toutefois remarquer que les montants des dettes non remboursées n’ont fait qu’augmenter avec les années. Une tendance qui culmine en 2015 avec le cas grec, dont la dette estimée par Eurostat atteignait pas moins de 317 milliards d’euros en 2014. Il s’agit aussi et surtout du plus gros défaut de paiement jamais enregistré par l’institution du FMI, créée en 1944 « pour éviter que ne se reproduisent les dévaluations compétitives qui avaient contribué à la grande crise des années 30 ».


jeudi 2 juillet 2015

ĐIỆP MỸ LINH viết Truyện ngắn: Cháu đích tôn của "Ngụy"



Truyện ngắn: Cháu đích tôn của "Ngụy"
ĐIỆP MỸ LINH

Người phụ trách giới thiệu chương trình Đêm Văn Nghệ Liên Trường do sinh viên Việt-Nam toàn tiểu ban tổ chức đến cạnh, báo cho Pete biết sắp đến mục đơn ca của chàng. Pete cảm thấy hơi khớp; vì đây là lần đầu tiên Pete xuất hiện trước đám đông. Nhưng, vì bất ngờ bị Dana Nguyễn cắt đứt liên lạc, Pete nghĩ chàng nên nhân cơ hội này, mượn lời ca để thể hiện tình cảm của chàng dành cho nàng. Ý nghĩ này giúp Pete trở nên bỉnh tĩnh.

Mấy câu đầu Pete hát rất bình thường, phát âm rõ và ngân dài. Nhưng đến đoạn điệp khúc, Pete chợt cảm thấy xúc động vì nhớ những buổi chiều Dana đàn, tập cho chàng hát. Nét mặt của Pete trở nên buồn vô cùng: “…Tell me, tell me that your sweet love hasn’t died…May be I didn’t hold you all those lonely, lonely times…If I make you feel second best, girl, I’m sorry I was blind. You were always on my mind…”(1)

Lòng buồn buồn, sau khi chấm dứt phần đơn ca, Pete lẳng lặng đi ra bãi đậu xe. Ngồi trong xe, Pete dự tính sẽ lái xe đi vòng vòng cho vơi buồn; nhưng chợt nhớ, trong chương trình văn nghệ cũng có phần trình diễn của Dana, Pete đổi ý. Pete chưa kịp mở cửa xe để trở lại hội trường thì điện thoại cầm tay của Pete “rung”. Vì vội vàng, không nhìn vào màn ảnh để xem số điện thoại, Pete “Allo”. Giọng nam vang lên cùng với nhiều âm thanh hỗn tạp từ đầu giây bên kia:

-Địt mẹ, mày đang ở đâu? Sao mấy tuần nay mày đ. trả lời điện thoại làm ông tưởng mày đổi số. Địt mẹ, hết tiền thì điện về để ông Cố Ngoại mày gửi tiền sang chứ sao lại trốn, hở con?

-Câm mồm, ông mà trốn chúng mày à?

-Không trốn thì đến ngay đi. Chúng nó đang ở đây, đủ cả.

Pete chưa kịp đáp chợt nghe giọng thằng nào oang oang:

-Chắc nó đang ở chỗ Đại Hội Văn Nghệ “Niên Chường”.

Giọng nam đáp lời thằng nào đó mà cũng vừa nói với Pete:

-Ừ, tớ cũng nghĩ thế. Ôi giời! Văn nghệ văn gừng “nàm” đ. gì! Đến đây vui hơn, tụi tao chờ, nhá!

Pete hơi xiêu lòng, vì cơn ghiền bị nén mấy tuần qua. Nhưng, liền khi đó Pete nhớ đến Dana và lý do nàng không liên lạc với chàng, Pete đáp:

-Chúng mày đừng “niên nạc” với tao nữa, có được không?

-Úi giời! Sao nhát thế? Có gì thì bán bớt cái nhà mày đứng tên đó mà chơi cho “xướng” chứ xao “nại” xợ!

-Ông đ. sợ thằng nào cả.

Chẳng cần nghe đáp, Pete tắt điện thoại, trở lại hội trường.

Vừa bước vào hội trường, Pete thấy Dana đang độc tấu Violon. Dana thướt tha, uyển chuyển theo sự di động đều đặng của tay phải khi archet được đẩy lên hoặc kéo xuống. Đôi mắt của Dana khép hờ như say mê, như đắm hồn trong dòng Waltz of The Flowers của Tschaikowsky. Pete đã nghe Dana tập đàn nhạc khúc này nhiều lần, nhưng Pete không thể lãnh hội được gì; vì, theo lời khuyên của Dana và bà Lan – Bà Nội của Dana – Pete chỉ mới bắt đầu học ký âm pháp thôi. Theo chương trình, Dana sẽ đàn piano cho Pete hát, nhưng, vì tình cờ biết được, sau giờ đến trường, Pete chỉ miệt mài trong những canh bạc với nhóm bạn con cháu của đại gia và “tai to mặt lớn” trong chính quyền Cộng Sản Việt-Nam sang Mỹ du học, Dana chấm dứt liên lạc với chàng.

Dana chấm dứt liên lạc với Pete không phải vì lý do chính trị; vì không ai giảng giải cho nàng biết được sự khác biệt giữa Việt-Nam hiện tại và Việt-Nam mà gia đình nàng phải bỏ lại từ năm 1977! Dana, cũng như những người cùng thế hệ được sinh tại Mỹ, không biết tiếng Việt, hoặc là cảm thấy thoải mái khi nói tiếng Anh. Vì vậy, khi đàm thoại với Dana, Pete cũng phải nói tiếng Anh – dù không mấy lưu loát!

Sau khi Dana trình diễn xong, Pete đi vội vào sau hội trường để tìm nàng.

Đang cho Violin vào hộp, đậy nắp lại, Dana nghe tiếng Pete: “Hi, Dana!” Vẫn cúi gài khóa hộp đàn, Dana đáp một cách hờ hững “Hi!” Pete kiên nhẫn:

- Làm ơn cho anh giải thích.

- Có gì đâu mà giải thích. Chúng ta là bạn học cùng trường thì gặp nhau chào hỏi. Thế thôi!

-Dana, làm ơn!

-Em phải đi. Bye.

Pete muốn theo Dana ra bãi đậu xe, nhưng tự ái của một thanh niên giữ chàng lại.

******

Đến gần, bà Lan nhận ra cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản Việt-Nam và nhóm người mang biểu ngữ biểu tình chống Tàu Cộng trông rất trẻ. Bà Lan muốn lái xe ngang xem khoảng bao nhiêu người biểu tình; nhưng ông cảnh sát cao, to, “dềnh dàng” ra dấu, không cho xe của bà đến gần toán biểu tình. Bà Lan quẹo xe vào bãi đậu, đi bộ đến gần xem con cháu nhà ai lại dám cầm cờ Việt Cộng? Bất ngờ bà Lan nghe một giọng nữ reo vui “Ba Noi!” Bà Lan giật mình, tưởng Bà nghe nhầm; nhưng không, một bàn tay vẫy vẫy về phía Bà và giọng tiếng Anh rõ hơn:

-Hi, “Ba Noi”! Đến đây! Đến đây với chúng con.

Bà Lan tròn mắt kinh ngạc, miệng há hốc khi nhận ra cô gái đó là Dana! Bà Lan khóc, gần như quỵ xuống vệ đường! Dana hoảng hốt chạy đến:

- Cái gì xảy ra cho Bà, “Ba Noi”? Hey, Pete, tới đây!

Pete “phóng” nhanh đến. Cùng với ông cảnh sát “dềnh dàng”, Pete và Dana dìu bà Lan đến gần gốc cây. Thấy bà Lan cứ khóc, Dana lo lắng:

-“Ba Noi”, Bà bị gì? Con gọi 911 nha?

- Không…

Dana đặt ngón tay lên môi, ra dấu cho bà Lan đừng nói nữa trong khi ông cảnh sát “dềnh dàng” khom xuống, hỏi bà Lan cảm thấy trong người như thế nào? Cần gọi 911 hay không? Vừa lau nước mắt bà Lan vừa đáp:

- Tôi chỉ bị xúc động mạnh. Tôi okay.

Ông cảnh sát trở lại vị trí của ông. Bà Lan nghẹn ngào:

- Dana! Tại sao con lại có mặt trong nhóm biểu tình này?

- Tại sao không? Con biểu tình chống Tàu Cộng xâm nhập vùng biển Việt-Nam mà.

Thấy Pete, bà Lan khóc òa:

-Bà hiểu rồi! Bà không ngờ…

Dana quay sang Pete:

-Pete! Đến hỏi ông cảnh sát xem anh có thể đem xe vào đây để đưa “my Ba Noi” về hay không.

-Không! Bà không muốn liên hệ gì với Pete nữa. Bà không muốn Pete biết nhà.

Dana không hiểu nguyên do nào “Ba Noi” lại không thích Pete nữa:

- “Ba Noi”! Con bảo đảm với Bà là Pete sẽ không làm gì phương hại đến Bà.

- Con ngây thơ lắm. Con không hiểu những người đứng dưới ngọn cờ máu đó đâu!

- Cờ máu gì?

- Lá cờ mà con đã nghe lời Pete rủ rê để làm Bà gần đứng tim đó.

Sau mấy tuần tuyệt giao với Pete, cuối cùng Dana cũng phải xuôi lòng trước sự kiên nhẫn của Pete. Pete xin nàng cho chàng cơ hội để thoát khỏi sự đam mê cờ bạc. Để tỏ thái độ tha thứ, Dana nhận lời đi chơi với Pete cùng với nhóm bạn. Khi đến địa điểm, Dana thấy nhiều cờ đỏ nhưng nàng chẳng cần để ý! Gặp nhau Pete mới cho Dana biết đây là cuộc biểu tình của sinh viên Việt-Nam sang Mỹ du học chống Tàu Cộng xâm lăng biển đảo Việt-Nam. Dana tham gia vì nhận thấy đây là mục đích tốt. Bây giờ nghe bà Lan tỏ ý giận Pete, Dana cũng nghĩ nàng sẽ tìm hiểu sau:

- “Ba Noi”! Chuyện lá cờ mình nói sau.

Dana lại bảo Pete đến xin phép ông cảnh sát để đem xe vào khu vực này đón bà Lan. Pete chạy đi. Khi trở lại, Pete cho biết ông cảnh sát bảo “okay”. Sau khi nhờ Pete đi lấy xe, Dana tiếp:

-Bây giờ con đưa Bà về. Pete sẽ lái xe của Bà về và con sẽ dặn Pete đừng vào nhà. Bà nghe lời con đi. Pete sẽ không làm gì hại Bà đâu.

Trong khi Dana lái xe, bà Lan nghĩ đến khuôn mặt hiền lành của Pete. Bà Lan cảm thấy tội nghiệp và cay đắng cho thế hệ trẻ được sinh ra và phải sống trong một xã hội đạo đức suy đồi; vì hằng ngày phải tiếp xúc với những kẻ chỉ quen lọc lừa, gian dối, hung dữ và tàn bạo. Ý nghĩ này giúp bà Lan nhận ra Pete cũng chỉ là nạn nhân của một tập thể đầy ác tính. Vì vậy, khi Dana mở cửa nhà, Pete chào Bà và trao chìa khóa xe cho Bà thì bà Lan mời Pete vào nhà.

Vừa bước qua khỏi cửa, Pete cởi giày. Trong khi cởi giày, mất thăng bằng, Pete hơi nghiêng người, đụng bà Lan, nhưng Pete – theo thói quen trong xã hội Cộng Sản Việt-Nam – không nói “sorry”; cũng như khi người nào cư xử tốt với họ, họ cũng không bao giờ nói cảm ơn!

Lúc quay lại để vào phòng khách, Pete thấy bàn thờ đặt nơi bệ cao, phía trên lò sưỡi, ngay giữa phòng khách. Pete hơi tò mò vì trên bàn thờ có nhiều ảnh, đủ mọi lứa tuổi chứ không phải chỉ ảnh của người già. Bất ngờ Pete nhíu mày khi ánh mắt của chàng dừng lại nơi chân dung của một người mặc quân phục trắng, trên vai mang cấp bậc sĩ quan Hải-Quân V.N.C.H.: Ba gạch vàng bằng nhau, trên nền đen hoặc xanh đậm, Pete thấy không rõ.

Thấy Pete cứ chăm chú nhìn vào mấy tấm ảnh, bà Lan hỏi:

- Tấm ảnh nào làm Pete tò mò vậy?

-Cháu thấy tấm ảnh người mặc quân phục trắng trông quen quen.

-Nè, đừng đùa! Ông Nội của Dana đó.

-Cháu không dám đùa đâu ạ! Dường như cháu thấy Ông hoặc là thấy tấm ảnh tương tự như thế ở đâu đó.

- Làm sao cháu có thể thấy Ông được! Ông đã chết ở trại tù Lý Bá Sơn, vì đi lao động bị cây ngã đè mà vệ binh không đưa Ông đi bệnh viện chữa trị! Mấy mươi năm rồi, sau nhiều lần trở lại trại tù tìm mộ Ông mà Bà và các con của Bà cũng tìm không ra!

-Ôi giời! Sao thảm thế!

Nhắc đến cái chết thảm thiết của chồng, Bà Lan nhớ lại lần Bà thăm nuôi Ông trước khi Ông chết. Ông kín đáo bảo Bà đưa các con về Mỹ-Tho, khi “cach mạng (!)” khoang hồng ông sẽ về Mỹ-Tho tìm Mẹ con bà. Hiểu ý Ông, bà Lan về bán tất cả những gì có thể bán rồi đưa các con và đứa em gái 13 tuổi vượt biển.

Chiếc ghe nhỏ đưa 89 người đến hải phận Thái-Lan thì bị hải tặc chận, cướp tất cả vòng vàng, thức ăn rồi hãm hiếp phụ nữ. Nhờ có người bày vẻ, bà Lan cũng như vài phụ nữ khác đã lấy dầu nhớt quẹt lên mặt và lên người, trông rất dơ bẩn và hôi hám. Đứa em gái của bà Lan – sau khi Ba và mấy em trai của bà Lan đi tù và tài sản bị Việt Cộng tịch thu – phải sống lây lất ở kinh tế mới, cơ cực, thiếu ăn, thân người gầy gò, tiều tụy, trông như đứa bé tám chín tuổi, thì lý luận: Dầu hôi quá và em là con nít, tụi hải tặc không làm gì đâu. Cô bé không chịu thoa dầu. Lúc hải tặc bắt em cùng những em bé gái và nhiều phụ nữ khác đem sang tàu của chúng, thay nhau hãm hiếp rồi giết hoặc thảy các em xuống biển thì bà Lan cũng như mọi người trên ghe chỉ biết ôm con, giấu mặt trong sự kinh hãi tột cùng!

Sau khi phá hỏng máy của chiếc ghe vượt biển, chiếc tàu hải tặc bỏ đi. Chiếc ghe khổ nạn dật dờ trên vùng biển lềnh bềnh xác người! Trong khi mọi người trên ghe vẫn còn hãi hùng, hoảng loạn thì một người đàn ông gục đầu trên khoang thuyền, như điên như dại, vừa cất tiếng ca khàn khàn vừa khóc: “...Chiều khô nước mắt rưng sầu, tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi!...Người đi trên đống tro tàn, thương em nhớ Mẹ hương vàng về đâu!... Hò ơi! Nhớ thương về phía quê nhà biết bao người sống căm thù hát rằng…”(2) Bao nhiêu năm rồi nhưng tiếng hát thê thiết, não nề trên biển xưa lúc nào cũng vang vọng trong lòng bà Lan mỗi khi kỷ niệm bị khơi dậy! Bà Lan gục đầu vào lòng bàn tay. Một chốc sau, bà Lan hỏi Pete:

-Pete! Lúc Ông mất Pete chưa ra đời thì làm thế nào Pete biết gì về Ông được?

-Vâng, Bà nói đúng. Nhưng lạ quá, cháu không hiểu.

-Vả lại, theo giọng nói và điều kiện du học của Pete, tôi nghĩ Pete sinh ra và thuộc vào gia đình khá giả, có quyền thế của người Bắc; vậy thì không lý do gì Pete thấy hoặc biết những người như Ông Nội của Dana. Thôi, Pete ngồi chơi, tôi vào nghỉ.

-Bà ơi! Cho cháu giải thích, may ra Bà có thể giúp cháu tìm được cội nguồn của cháu.

Vừa nhổm người, bà Lan vội ngồi lại:

-Cội nguồn gì?

-Cháu được sinh ra ngoài Bắc, nhưng bên Nội của cháu không phải là người Bắc. Ông Nội của cháu là sĩ quan quân đội Saigon.

-Cháu phải nói cho đúng danh xưng: Sĩ quan Quân Lực V.N.C.H.

-Vâng, sĩ quan Q.L./V.N.C.H.

-Chuyện có vẻ ly kỳ!

Pete bồi hồi nhớ lại câu chuyện mà Bố cứ lén ông Cố Ngoại, kể tới kể lui cho Pete nghe và dặn Pete phải nhớ nằm lòng. ..

… Sau tháng Tư 1975, Mẹ và hai con bị Việt Cộng đuổi khỏi cư xá sĩ quan mà không cho đem theo bất cứ vật dụng gì, ngoại trừ ít áo quần! Mẹ và hai con phải chui rúc trong cái chái phía sau nhà của một gia đình “Ngụy” tốt bụng. Ban ngày anh em theo Mẹ ra chợ Thị-Nghè, phụ Mẹ nướng bánh tráng bán. Khi nào anh em đi ngang nơi bán quần áo hoặc sách báo cũ, thấy quân phục hoa rừng hoặc hình người nào mặc quân phục rằn ri, đứa em gái cũng chỉ và nói với anh: “Ba nè. Ba nè. Cộng bắn Ba chết rồi!”…

Pete vừa kể đến đây, bà Lan thoáng giật mình, tự hỏi, tại sao lại tương tự như câu nói của đứa cháu gái của Bà sau khi em trai của Bà tử trận? Trong lúc nhíu mày, Bà Lan hình dung lại khung cảnh u buồn vào hôm đám tang của người em – thiếu tá Biệt Động Quân. Bà Lan tưởng như Bà nghe được lời nói đứt đoạn từ hiệu thính viên của em Bà, khi quân nhân này kể lại với Bà – và bây giờ Bà kể cho Pete nghe:“…Sau khi ra lệnh cho cả đơn vị sẵn sàng xung phong,… thiếu tá… nhảy lên khỏi công sự chiến đấu. Thiếu tá vừa khom người vừa phất tay, hô ‘xung phong’ thì một quả B40 từ đâu ‘bay’ tới!...” Từ đó, đứa cháu gái của Bà, mỗi khi thấy ai hoặc hình nào có người mặc quân phục hoa rừng hoặc rằn ri bé đều ngọng nghịu: “Ba nè! Ba nè! Cộng bắn Ba chết rồi!”… Bà Lan vừa kể đến đây, Pete sững sốt:

-Ôi giời! Cái chết của Ông thật là hào hùng!

Bà Lan mím môi, gật đầu:

- Ông là Biệt Động Quân mà!

Im lặng một chốc, bà Lan hỏi:

-Bà Nội của hai cháu lấy cán bộ hay sao mà hai cháu phiêu bạt ra Bắc?

-Không ạ!

Những lời của Bố lại văng vẳng trong lòng Pete…Một buổi chiều nào xa lắm, sau khi cúng Ba, Mẹ đem giấu ngay tấm ảnh của Ba chụp chung với bác nào đó – vì cả hai Ông đều mặc quân phục “Ngụy” quân – rồi ba Mẹ con cùng ăn thức ăn vừa cúng xong. Mẹ như nghẹn ngào, không ăn được, còn hai anh em thấy cơm thì thèm; vì thường ngày cả ba Mẹ con đều ăn bo bo. Mẹ mới gắp su xào với mỡ heo cho vào chén hai con thì một người đội nón cối, quân phục thùng thình, màu “cứt ngựa” xuất hiện, hỏi thăm nhà cô Ngọc. Mẹ ngẫng lên. Nhận ra ngay đứa con gái đầu lòng mà Ông đã bỏ lại để theo Việt Cộng vào năm Mậu Thân, 1968, khi Việt Cộng tràn về, cướp phá và giết hại rất nhiều người trong làng, Ông bước hẳn vào bên trong, giọng vui mừng: “Ngọc! Con không nhận ra Ba răng con?” Mẹ giật mình: “Ui chao, Ba!” rồi Mẹ òa lên khóc. Người đàn ông cũng mủi lòng, quẹt nước mắt. Mẹ tiếp: “Dạo nớ, sau khi Ba đi, gia đình mình bị tụi hắn bắt đi, giết hết, về sau mới tìm được xác, Ba ơi!” Người đàn ông nhìn quanh như sợ ai nghe, rồi đáp: “Mấy hôm ni Ba về Gia-Hội thăm mộ và tạ tội với gia tộc, với Mạ và với các em của con rồi. May mà lúc nớ thằng chồng của con đổi về Saigon, đem Mẹ con của con theo; nếu không thì e Mẹ con của con cũng không thoát được mô!” Thảm cảnh xưa bị khơi dậy, Mẹ ôm đầu, khổ sở: “Ba đã theo tụi hắn mà tại răng tụi hắn còn giết cả nhà mình? Chao ơi! Quân đoản hậu!” Người đàn ông giải thích: “Tụi hắn giết là vì thằng Tường điềm chỉ, bảo nhà mình có người là sĩ quan Ngụy. Ba biết thằng Tường thù Ba – vì hắn cạnh tranh với Ba để bán thuốc tây lậu cho Việt Cộng – cho nên Ba trốn theo Việt Cộng cho yên thân; không dè hắn tìm Ba không ra, hắn trả thù gia đình mình!” Nói ngang đây, người đàn ông nhìn quanh như muốn tìm ai rồi hỏi Mẹ: “Còn thằng chi Ba của hai đứa ni mô rồi?Đi cải tạo hay vượt biên?” Nghe nhắc đến Ba, Mẹ lại khóc: “Dạ, ảnh tử trận tại An-Lộc rồi!” Ông ấy dậm chân, vò đầu, than: “Chao ôi! Răng mà nghiệt dữ ri, Trời!” Khi bớt xúc động, Mẹ xoay sang, bắt hai đứa bé khoanh tay chào ông Ngoại. Ông Ngoại dúi cho Mẹ cái gì đó rồi bảo Ông phải đi gấp, Mẹ nên dẫn hai con ra chợ muốn ăn chi thì ăn. Sáng mai Ông trở lại.

Hôm sau ba Mẹ con đều ở nhà để gặp ông Ngoại. Khi ông Ngoại trở lại, Mẹ bảo anh em thằng bé ra cầu gỗ chơi để ông Ngoại và Mẹ nói chuyện. Lúc Mẹ gọi anh em thằng bé vào, thằng bé thấy Mẹ cứ thút thít. Mẹ trao cho thằng bé một bao ny-lông nhỏ, không biết đựng vật gì bên trong rồi Mẹ hôn nó và bảo: “Con về ở với ông Ngoại. Ông Ngoại sẽ nuôi con ăn học. Con là trưởng nam của Ba, con phải ăn học để nối dòng cho Ba. Mẹ nuôi con không nổi, con ơi!” Mẹ nghẹn ngào khóc tức tưởi. Thằng bé vùng vằn, nhìn ông Ngoại bằng đôi mắt đầy tức giận: “Con không đi đâu hết. Con muốn ở với Mẹ.” Con bé cũng níu áo anh nó: “Đừng đi. Anh ở lại ‘dới’ em.” Dằn co một lúc, thấy vài người dừng lại, tò mò nhìn, ông Ngoại nắm chặt tay thằng bé lôi mạnh. Thằng bé trì lại. Biết không thể nào cưỡng được sức mạnh của ông Ngoại, thằng bé nín khóc, nghiêm nghị nhìn Ông, nói từng tiếng: “Ông Ngoại chờ chút”. Thằng bé đi vào phía sau tấm màn bạc thếch, nơi ba Mẹ con ngủ mỗi đêm, lấy khung hình mà Mẹ giấu sát trong vách, nhét vào lưng quần. Thằng bé bước ra, bỉnh tĩnh hôn Mẹ, hôn em rồi nhìn ông Ngoại. Một tay bị ông Ngoại nắm, lôi đi, tay kia thằng bé cẩm bịch ny-lông vừa quẹt nước mắt vừa nhìn lui…Kể đến đây Pete vụt đứng lên, chỉ lên bàn thờ:

-Cháu nhớ rồi! Bố cháu bảo khung hình mà Bố cháu giấu để mang theo là hình của ông Nội cháu, mặc quân phục Biệt Động Quân, chụp chung với bác Khánh, mặc quân phục Hải-Quân.

Bà Lan giật mình vì “bác Khánh, mặc quân phục Hải-Quân” là của chồng Bà:

- Bố cháu tên gì?

-Võ Hoàng Lân ạ.

-Bà Nội cháu tên gì?

-Trần Thị Tuyết Ngọc ạ.

-Có phải tên của ông Nội cháu là Võ Hoàng Long không?

-Ôi giời! Sao Bà biết?

Bà Lan bước nhanh đến, ôm vai Pete, khóc làm Pete và Dana ngỡ ngàng nhìn nhau. Sau giây phút xúc động, bà Lan bảo:

- Ông Nội của cháu là em ruột của Bà! Bố cháu gọi Bà bằng Cô.

-Thật cháu không ngờ!

-Nhưng tại sao cháu lại có tên Pete?

- Cháu là Võ Hoàng Phúc; nhưng tụi Mỹ đọc nghe kỳ quá cho nên cháu lấy nick name là Pete.

-Cháu biết tin gì về bà Nội và em gái của Bố cháu không?

-Không ạ! Lúc Bố cháu đi lao động nước ngoài về, có tý tiền, Bố cháu trở lại chốn cũ tìm nhưng chỉ gặp toàn người Bắc dời vào cư ngụ thôi; còn người cũ thì bị đuổi đi kinh tế mới lâu rồi!

-Bây giờ Bố cháu làm gì?

-Bố cháu qua đời rồi ạ!

-Hả? Bố cháu còn trẻ quá mà!

-Khi Bố cháu sang Tiệp lao động lần thứ ba thì bố cháu bị băng đãng – cũng dân Việt mình đấy – thanh toán, không ai hiểu được nguyên do!

-Còn Mẹ cháu?

-Mẹ cháu cũng qua đời cách nay hơn một năm, vì bị khối u ở não!

-Tại sao ai cũng chết trẻ cả vậy?

-Bây giờ căn bệnh khối u ở Việt-Nam nhiều người bị lắm; vì ăn thức ăn nhập cảng từ Trung cộng, chứa hàm lượng hóa học độc hại cao!

-Anh chị em của cháu thì sao?

-Cháu là con một ạ!

Chợt nhớ một chi tiết quan trọng, Pete tiếp:

-Sao cháu chả thấy ảnh ông Nội của cháu trên bàn thờ?

Bà Lan đưa Pete đến trước bàn thờ, chỉ vào tấm ảnh của một thanh niên mặc áo dân sự, giải thích:

-Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Ba Má của Bà sợ quá, đem mấy cuốn albums gia đình đốt hết. Đây là tấm ảnh của Ông Nội cháu mà Bà xin từ một người ngày xưa cùng học với Ông Nội của cháu tại Đại Học Kiến Trúc, trước khi Ông Nội cháu bị động viên.

-Thảo nào Ông trông trẻ quá, chả giống tấm ảnh mà Bố cháu mang theo.

Bà Lan nhìn Dana:

-Dana! Bà nghĩ rằng không thể nào con hiểu được câu chuyện giữa Pete và Bà. Đúng không?

-Dạ, đúng. Nhưng nhìn thái độ của Bà và Pete, con nghĩ rằng câu chuyện giữa hai người chắc phải gồm nhiều tình tiết cảm động lắm.

-Đúng lắm con à. Bà sẽ nói lại sự việc bằng tiếng Anh để con hiểu, nhé!

Dana “okay”. Trong khi bà Lan tóm lược sự việc để Dana hiểu sự liên hệ ruột thịt giữa Dana và Pete thì Pete tự hỏi tại sao một cụ bà cỡ tuổi bà Lan lại giỏi thế! Chả bù với Mẹ của Pete, trẻ hơn bà Lan rất nhiều nhưng quê kệch và chỉ biết đọc biết viết thôi. Pete không hiểu được rằng Cộng Sản áp dụng chính sách ngu dân lên miền Bắc để dễ cai trị, dễ bưng bít và dễ lừa dối. Pete cũng không hiểu được rằng vì quê mùa, dốt nát và không sinh nở được cho nên bà Cố Ngoại của Pete đành phải chấp nhận nuôi Lân sau khi ông Cố Ngoại “phán” rằng: Nếu không chịu nuôi Lân thì ông lấy vợ khác – vì Ông ân hận là gia tộc của Ông đã bị chính phe Việt Cộng của Ông giết hại năm Mậu Thân!

Nghe “Ba Noi” kể xong, Dana vui hẳn lên:

-Wow! Thật vậy sao? Chúng con là cousins, phải không?

-Đúng. Con và Pete là cousins, nhưng phải nghe Bà nói rõ: Văn hóa Việt-Nam quan niệm rằng khi đã là anh chị em chú bác hoặc cô cậu – dù xa – thì cũng vẫn là ruột thịt, xem như là first cousins, chứ không phải như văn hóa vài nước khác xem là second cousins hoặc kissing cousins.

Dana cười vui:

-Điều đó còn tốt hơn nữa, bởi vì, bạn bè, bồ bịch có thể thay đổi nhanh chóng, còn bà con ruột thịt thì không; như Pete đã nói lúc nãy, sau mấy mươi năm, Pete vẫn muốn tìm lại cội nguồn.

Bà Lan nhìn Pete:

-Cháu nghĩ như thế nào, Pete?

-Cháu chỉ biết cháu vô cùng hạnh phúc. Từ nay Bà là điểm tựa tinh thần của cháu. Từ ngày Bà Cố Ngoại và Mẹ cháu mất, cháu cứ than thầm: Nếu ông Cố Ngoại qua đời thì cháu chả còn ai trên đời!

-Bà cũng rất vui khi bất ngờ tìm lại được cháu nội của người em trai mà Bà rất thương. Tội nghiệp Long – cũng như thanh niên hai miền Nam Bắc – phải chết trẻ chỉ vì sự hiếu chiến của Cộng Sản Việt-Nam!

- Thôi, tất cả đã qua rồi, Bà cũng nên quên hết đi.

-Không thể quên được, cháu à! Cháu tự hỏi xem có quốc gia nào mà sau khi được “giải phóng(!)”, được thống nhất, thì nhà tù và người tù nhiều hơn những lần quốc gia đó bị ngoại bang xâm lược hay không?

- Cháu mong Bà hãy đẩy lùi quá khứ để hướng về ngày mai.

-Ai gây ra cuộc chiến tàn khốc đó? Ông Nội của cháu cũng như thanh niên miền Nam chỉ chiến đấu để bảo vệ miền Nam Tự Do. Nếu muốn đẩy lùi quá khứ thì Cộng Sản Việt-Nam hãy tỏ thiện chí đối với những người đã gục ngã hoặc bị tàn phế để bảo vệ miền Nam; hãy dựng lại bức Tượng Thương Tiếc và trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên-Hòa.

Pete chẳng biết phải đáp như thế nào, đành im. Bà Lan tiếp:

-Ông Nội của cháu cũng như ông Nội của Dana đều chết vì những người đứng dưới lá cờ máu. Bà không bằng lòng và Bà cũng sẽ khuyến cáo Ba Mẹ của Dana để cháu không được phép đưa Dana đứng dưới lá cờ máu hoặc có những sinh hoạt chung với nhóm sinh viên du học từ Việt-Nam.

-Cháu hiểu ạ. Và, sau khi biết rõ nguồn gốc gia đình, cháu cũng sẽ không đứng dưới lá cờ đó nữa.

-Cháu nói thật chứ? Cháu hứa chứ?

-Cháu nói rất thật lòng đấy ạ. Cháu hứa với Bà.

Ngưng một chốc, Pete tiếp:

-Bà cho cháu thắp nhang cho ông Nội của cháu.

Thắp nhan, khấn vái xong, Pete nhìn bà Lan bằng đôi mắt ươn ướt:

-Bây giờ cháu mới hiểu lý do tại sao Bố cháu cứ mãi hoài kể lại câu chuyện buồn xưa và căn dặn cháu phải nhớ nằm lòng. Thế thì, theo vai vế, Dana và cháu phải xưng hô như thế nào ạ?

Bà Lan nói tiếng Anh để Dana cùng hiểu:

-Cháu và Dana đàm thoại bằng tiếng Anh thì cũng chỉ “I và you”; nhưng, theo vai vế thì Dana là chị của cháu; vì ông Nội của cháu là em của Bà.

Pete cười, nhìn Dana:

-Hi, “big sister”!

Dana cười, vẫy mấy ngón tay “Hi!” Đột nhiên Pete nghe tiếng “kịch” rất nhỏ rồi đèn tự động tại phòng khách, phòng ăn, phòng gia đình và cửa trước sáng choang. Ánh sáng như đem đến sự ấm cúng cho ngôi nhà. Bà Lan vui hẳn lên, bảo:

-Dana, đàn đi! Chúng ta cần một khúc nhạc vui trong lúc này.

Lật tập nhạc, đến ca khúc Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương, bà Lan để bản nhạc trước mặt Dana. Đôi tay của Dana tạo nên dòng luân vũ vui tươi. Bà Lan vừa hát vừa nghiêng vai theo nhịp Valse.

Không hiểu rõ nhạc lý, nhưng từ khi “nhạc Vàng” của miền Nam được phổ biến ra Bắc, Pete thường mở radio nghe; nhờ vậy Pete quen với tiết tấu của dòng nhạc. Pete đến cạnh bà Lan, nhìn lời ca, hát nho nhỏ theo Bà.

Bà Lan choàng tay qua vai đứa cháu lạc loài. Hai Bà cháu vừa nghiêng vai vừa hát theo tiếng đàn rộn rã của Dana: “…Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình, muôn người hạnh phúc chan hòa…” Không nén được xúc động, bà Lan vừa quẹt nước mắt vừa quay nhìn lên bàn thờ – chính lúc đó bà Lan tưởng như Long đang mỉm cười; vì Long thấy đứa cháu đích tôn của Long đang trong vòng tay thương yêu của Bà./.

ĐIỆP MỸ LINH

http://www.diepmylinh.com

(1)) Always On My Mind của Willie Nelson.

(2) Nguyên tác lời ca Về Miền Trung của Phạm-Duy khi Phạm-Duy còn trong hàng ngũ Việt-Minh.

mardi 30 juin 2015

Hoàng Đức viết Tôi Đọc Sách.

Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm.

Caroline Thanh Hương


Tôi đọc sách

Hoàng Đức



Blaise Pascal, triết gia người Pháp thế kỷ thứ 17 đồng thời cũng là một nhà toán học và vật lý học thời bấy giờ đã ngôn rằng: “Le Moi est haissable” một nhận định mà hậu thế xem như khuôn vàng thước ngọc và do đó mà ít ai dám nói về mình, về “cái tôi đáng ghét”như Pascal đã quan niệm vì khi đã nói về mình thì không nhiều cũng ít muốn nói tốt về mình, muốn khoe khoang một chút với đời cho “vui đời tỵ nạn”.
Tôi chẳng có gì để “nổ” vì vốn ở xa kho đạn Long Bình nên nhớ gì viết nấy, viết cho “vui thôi mà”. Tôi mê quá trời ba chữ “Vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng vì có thể áp dụng vào mọi hoàn cảnh, nhất là rất “effet” khi muốn “chạy tội”. Thi sĩ lúc sinh tiền đã mặc áo quần đàn bà, ngự trên ô tô buýt và chưởi Việt cộng, chưởi luôn cả “Cáo già dân tộc” chỉ để “vui thôi mà”.Thế nhưng tôi nghe kể lại rằng mấy tên cán ngố ngồi trên xe buýt đã không lấy thế làm vui và chúng đã hè nhau đánh đập dã man thi sĩ của chúng ta. Đúng là bọn chó chết!
Vâng, tôi viết về cái chuyện “Tôi đọc sách” để vui thôi mà:
Tôi biết đọc sách từ khi học lớp Ba trường làng, lúc tuổi đời mới được 9 que, còn thiếu một que mới đủ một bó. Đúng ra, tôi phải nói là “đọc truyện” vì hình như sách và truyện là hai thứ khác nhau vì trong sách không có chuyện mà chỉ trong truyện mới có những chuyện đáng để xem, để đọc. Như vậy thì bài viết này phải có nhan đề là “Tôi đọc truyện”. Nhưng thôi, đã lỡ rồi thì cứ dùng chữ “Sách” cho rộng, cho thoáng vì suy cho cùng, sách hay truyện thì cũng “mắm sốt”, “xêm xêm” giống nhau vì cũng là chữ, là nghĩa, là giấy, là mực, y chang như nhau khi nhìn bên ngoài, mà nhìn bên ngoài thì khỏe trí, không mệt người và an toàn hơn là nhìn bên trong dễ mắc vòng tù tội, “vác chiếu hầu tòa”. 
Chương trình lớp Ba bậc Tiểu học, học sinh đã phải viết những bài luận văn ngắn tả cảnh, tả vật, tả người. Để cho tôi học cách viết văn, để tránh những câu văn ngây ngô đại loại như: “Tôi có một cái thôn quê ở ngoài làng”, hay: “Nhà tôi có nuôi một ông Nội”.
Mẹ tôi bắt tôi đọc những truyện ngắn mà Bà bảo người Pháp gọi là “Sách hồng” (Livre rose) dành cho thiếu nhi, gồm những chuyện như “Cô bé quàng khăn đỏ”, những chuyện thần tiên như “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, những chuyện luân lý đạo đức, những bài thơ ngụ ngôn như: “Con quạ và con chồn”, “Con ve và con kiến” vv… của nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng, người Pháp, La Fontaine, những truyện ngắn của Perrault. Những truyện mà bây giờ ngồi nghĩ lại thật là ngây ngô và buồn cười như “Những bất hạnh của Sophie” (Les malheurs de Sophie), một cô bé dễ thương nhưng vụng về khê khét, đụng đâu vỡ đó, cô ta không làm nên cơm cháo gì trong tất cả công việc được mẹ cô giao phó. Hết thất bại này đến tai họa khác! Thật tội nghiệp cho cô bé! 
Đọc truyện này tôi đâm ra thương cô bé Sophie và ước mong được gặp cô ta ngoài đời thật, để mà… làm gì nhỉ, mới 9 tuổi đầu thì biết cái chi chi. Thế mà đã biết thương rồi đó! Ảnh hưởng của sách truyện là thế đó! Tôi nhớ đọc một truyện bằng tranh dịch ra từ Pháp ngữ nhan đề là “Một phát 7 thằng” kể chuyện một anh chàng, một hôm ngồi tẫn mẫn bắt ruồi và đúng là chó ngáp nhằm ruồi, anh ta quơ tay và chộp được ngon lành 7 con ruồi nằm chết dí trong lòng bàn tay. Thế là anh ta thuê người viết cho anh ta một tấm biểu ngữ mang giòng chữ: “Một phát 7 thằng”. Anh quàng tấm biểu ngữ bằng lụa ngang từ vai qua ngực và ra đi giang hồ dọc đường gió bụi. Rất tiếc là tôi đã không nhớ được một kỳ công hay chiến công nào của anh ta mà chỉ nhớ rằng anh ta ngông cuồng khoe khoang thần lực một phát 7 thằng của anh và vì “thánh nhân hay đãi kẻ khù khờ” nên anh ta gặp toàn những vận may khiến tên tuổi của anh nổi dậy như cồn và câu chuyện kết thúc bằng một đám cưới như chuyện thần tiên. Những truyện nhi đồng gần như có cùng một mẫu số chung, bao giờ cũng kết thúc bằng một hôn lễ huy hoàng và các cô gái nhỏ đẹp hiền dịu mỗi khi ngồi khóc là y như rằng một ông Bụt sẽ hiện ra và cho cô ta những điều ước kiểu “Aladin và cây đèn thần” và bao giờ cũng là 3 điều ước, tôi chẳng hiểu tại sao mà chuyện thần tiên khoái con số 3 như vậỵ. 
Hết loạt truyện thiếu nhi, loại “sách hồng”, tôi đâm qua ghiền loại truyện Tàu hay đúng hơn là dã sử Tàu pha màu huyền thoại, thần thông biến hóa, nội dung vô thưởng vô phạt, không hại cũng không lợi, thuộc loại truyện huề vốn, xét theo quan niệm luân lý đạo đức, nên tôi được phép đọc. Mẹ tôi cho phép đọc loại truyện này, mà nhà trường, nơi tôi học nội trú cũng cho phép lũ học trò chúng tôi đọc để giải trí như loại truyện bằng tranh Tintin và con chó Milou hay như truyện “Thằng Người Gỗ”, một thời lũ trẻ chúng tôi chuyền tay nhau đọc say sưa thích thú. Dã sử Tàu đời nhà Đường với dòng họ Tiết như “Tiết Đinh San chinh Đông”, “Tiết Nhân Quý chinh Tây”, rồi “Thuyết Đường” với đệ nhất anh hùng Lý Nguyên Bá ném chùy lên đánh trời vì căm giận Lão Tặc Thiên rồi đến “Tàn Đường”. Thời nhà Tống thì các danh tướng dòng họ Dương như Dương Văn Quảng, Dương Lệnh Công với “Thập Nhị Quả Phụ”, “Anh hùng náo Tam Môn Giai”, “Tống Địch Thanh”, “Nhạc Phi”. Đời nhà Hán thì “Hán Sở tranh hung” với Lưu Bang chém rắn dựng nên vương nghiệp, với Hạng Vũ cử đỉnh ngàn cân, với Hàn Tín lòn trôn thằng hoạn lợn, với tiếng sáo Trương Lương đánh tan muôn vạn quân nước Sở. Thời Xuân Thu thì “Phong Kiếm Xuân Thu”, “Xuân Thu Oanh Liệt” với hai nhân vật huyền thoại Tôn Tẩn, Bàng Quyên và Quỷ Cốc Tiên có tài thần toán để sau này các nhà bói toán Việt Nam được gọi là Lốc Cốc Tử do tên của vị tiên ông sư phụ của Tôn Tẩn và Bàng Quyên. Thời nhà Châu thì có “Phong Thần” với Khương Tử Nha ngồi buông câu chờ thời bên sông Vị, với Trụ vương mê đắm Đắc Kỷ hồ ly lưu danh dâm ô trụy lạc cho người đời sau dùng chữ “trụ” để nói đến người tham sắc dục. Chữ “trụ” mà đi chung với chữ “tam đợi” thành ra “Trụ tam đợi” thì thật là hoang dâm ba đời, hết nước nói.
Đọc Phong Thần tôi mới biết nguồn gốc của thành ngữ “Phản chủ đầu trâu” là do sự tích danh tướng nhà Thương, Hoàng Phi Hổ vì vợ bị Trụ vương bức tử nên đã làm phản, bỏ vua Trụ về phò nhà Châu tức là “Phản Trụ đầu Châu” và dân gian đọc trại ra là “phản chủ đầu trâu” tức là những tên chăn trâu, đầu trâu mặt ngựa phản chủ. Đọc truyện Tàu như Thủy Hử để biết tham quan ô lại bị anh hùng Lương Sơn Bạc thế Thiên hành đạo trừng trị như thế nào, để biết Võ Tòng đã hổ, để cùng dzô 100% ăn nhậu thịt chó với sư hổ mang Lỗ Trí Thâm. Phải đợi đến lúc trưởng thành tôi mới đọc Kim Bình Mai, để biết xã hội Tàu suy đồi trụy lạc với Tây Môn Khánh đại gia và Phan Kim Liên tẩu tẩu của Võ Tòng, để người đời sau khoan khoái ngồi xem tuồng hát bội sự tích Võ Tòng sát tẩu. Tôi đọc Hồng Lâu Mộng để thấy xã hội phong kiến Tàu xa hoa đồi trụy, văn chương thi phú phục vụ cho khoái lạc trần gian và không nhiều thì ít cũng ao ước vẩn vơ sống cảnh giàu sang phú quý cho say men đời.
Mẹ tôi kiểm soát chặt chẽ các sách truyện tôi đọc lúc tôi còn bé. Chỉ có những truyện Người đã đọc qua hoặc những truyện của các tác giả quen thuộc với Người, tôi mới được phép đọc, chẳng hạn như: “Những kẻ khốn cùng” (Les misérables) của Victor Hugo, “Ba người ngự lâm pháo thủ”, Les trois mousquetaires) “Hai mươi năm sau”, (Vingt ans après), “Tử tước Bragelonne”, (Vicomte de Bragelonne), “Bá tước Monte Cristo” (Comte de Monte Cristo), vv…của văn hào Alexandre Dumas. Nhưng không phải tác phẩm nào của các nhà văn quen thuộc này Mẹ tôi cũng đều cho phép tôi đọc mà tôi chỉ được đọc những truyện vô thưởng vô phạt có nội dung đứng đắn như truyện của nhà văn Lê Văn Trương thì tôi chỉ được đọc “Trường Đời”, “Thằng Còm phục thù”, “Tôi là Mẹ”, chứ những truyện “người lớn” (“Người lớn” không phải các loại truyện thuộc loại dâm thư nhan nhản trên các websites bây giờ đâu!) như “Trà Hoa Nữ” Của Alexandre Dumas, hay “Cánh sen trong bùn” của nhà văn Lê Văn Trương tôi chưa được phép đọc. 
Phải đợi cho đến lúc tôi đủ lông, đủ cánh (nghĩa đen và nghĩa bóng) và Mẹ tôi đã không có đủ thì giờ để kiểm soát sách tôi đọc vì tốc độ đọc sách của tôi đã gia tăng và số lượng truyện tôi đọc cũng vượt mức bình thường so với các bạn đồng trang lứa, tôi mới được mó tới. Tôi đọc lung tung Tự Lực Văn Đoàn với những truyện tình lãng mạn như “Đôi bạn”, “Đoạn tuyệt”, “Thế rồi một buổi chiều”, “Nắng thu”, “Hồn bướm mơ tiên”, “Nửa chừng xuân”, vv… Rồi tôi tha hồ mà mơ mộng mà yêu thương viễn vông, tưởng mình là Dũng để phiêu bạt giang hồ, để yêu Loan, tưởng mình là thư sinh đa tình phóng đãng yêu ni cô, tưởng mình phiêu lưu tình cảm yêu một cô gái câm đẹp mỹ miều, tưởng mình là trai tứ chiến yêu gái giang hồ, thương hoa tiếc ngọc, ngậm ngùi cho thân phận những gái làng chơi hết thời như trong “Cánh sen trong bùn” và nhiều nhiều tưởng tượng khác nữa. 

Ngoài những tiểu thuyết lãng mạn, tình yêu diễm tuyệt, loại ba xu, thực ra là 1 đồng một cuốn truyện mà nội dung chỉ vỏn vẹn dài 16 trang xếp lại thành một tập nhỏ, tôi mua hàng tuần từ nhà sách Bình Minh gần chợ Đông Ba, các truyện gửi ra từ Sài Gòn tràn ngập thị trường sách báo thập niên 1950. Loại truyện tình ái lăng nhăng này rất được các “sến nương” và các học sinh lứa tuổi choai choai chúng tôi đang tập tễnh yêu đương tìm đọc. Tôi lại còn khoái đọc loại truyện chưởng, kiếm tiên hiệp khách, thuộc loại rẻ tiền về phẩm cũng như về lượng, nghĩa là cũng chỉ 16 trang giá bình dân 1 đồng. Những “Quỳnh Hoa đại nương”, “Không Không sư tổ”, “Kình Thiên đại khách”, vv… là những “tác phẩm” tôi đọc say mê. Tôi nhịn tiền ăn quà vặt để mua những “món ăn tinh thần” ôi thối mà thời đó tôi cho là ngon lành, cao lương mỹ vị. 
Trước thời kỳ này, tôi đã bỏ tiền ra mua hay thuê những truyện kiếm hiệp dịch ra từ truyện Tàu hay do các tác giả Viêt Nam viết mà tôi còn nhớ một vài tên truyện như “Chu Long Kiếm”, “Lục Kiếm Đồng”, “Nhỡn kiếm đạo”, “Bích Liên giáo chủ”, “Võ hiệp kỳ án” của Văn Tuyền, bút hiệu của nhà văn Phạm Cao Cũng khi ông viết truyện kiếm hiệp. Nhân vật thám tử Kỳ Phát của ông cũng hấp dẫn tôi không kém với những lập luận trinh thám thông minh kiểu Sherlock Holmes của nhà văn viết truyện trinh thám người Anh, Conan Doyle. “Vết tay trên trần”, “Đảng đầu lâu máu”, hay “Đảng sọ người” gì gì đó (Tôi không nhớ rõ) của Phạm Cao Cũng đã một thời làm tôi mê như điếu đổ. Một ông nhà văn khác của ta, bút hiệu Thanh Đình khi viết truyện trinh thám với “Vũng máu đào”, “Người Nhạn Trắng”, vv… cũng là tác giả được tôi mến chuộng. 

Những nhân vật của Thanh Đình như ba anh em Hồng Quốc Văn, Hồng Quốc Vũ, Hồng Bích Nga vẫn còn đậm nét trong ký ức của tôi vì đã làm thỏa mãn tính giang hồ vặt trong tôi khi nghe kể chuyện họ sang Nhật du học và học được võ nghệ của xứ Phù Tang, Nhu đạo, Nhu thuật, Quyền Anh, bắn súng lục bách phát bách trúng, bắn nhanh như gió. Tôi hâm mộ Hồng Quốc Vũ oai dũng trên võ đài quốc tế hạ gục các “bốc xơ” Mỹ, Cuba lúc họ sang Việt Nam. Tinh thần dân tộc của tôi lên cao ngùn ngụt, tự ái dân tộc được thỏa mãn đến tận cùng, lúc Người Nhạn Trắng điểm huyệt võ sư Mỹ trên võ đài, kết thúc trận đấu trong oai hùng, trong vinh quang của xứ sở mà võ công của tiền nhân đã một thời làm khiếp vía bọn giăc Tàu như Liễu Thăng, như Toa Đô, như Ô Mã Nhi. Truyện Kiếm hiệp của Thanh Đình mà bút hiệu là Lý Ngọc Hưng (Tôi không nhớ rõ, xin bạn đọc đừng quá bận tâm vì “vui thôi mà”) như “Bồng Lai Hiệp Khách”, “Giao Trì Nữ Hiệp”, “Long Hình quái khách”, vv… cũng đã chiếm của tôi rất nhiều thời giờ trong lứa tuổi thanh thiếu. Chẳng hiểu vì sao mà tôi lại có thể còn nhớ những tên truyện, đúng lý ra phải trôi vào quên lãng khi chất xám đã hao mòn cùng năm tháng. 

Bây giờ, gặp lại người quen đã chơi quần vợt với tôi hàng ngày mà có lúc tôi phải lục lọi trí nhớ đến mờ cả người mới nhớ được tên của anh ta.Vậy mà tôi vẫn còn nhớ Nhất Chi Mai con của Mộ Hùng Chương, hiệp khách kết bạn với 13 người nữa để lập nên một nhóm 14 vị anh hùng hiệp nghĩa cứu khốn phò nguy. Mỗi khi di chuyển, 14 vị kiếm khách này tung lên trời 14 cái mâm bằng đồng bóng loáng và họ nhảy lên đứng trên những chiếc mâm này bay đi như đằng vân giá vũ chẳng khác gì các tay chơi “Skateboarding” bây giờ, bay lượn như hát xiếc (lắm lúc cũng ngã lăn quay!). Tôi cũng còn nhớ truyện “Huyết Hùng tráng sĩ” với một nữ ma đầu, mỗi khi phi hành thì thân thể lõa lồ vì áo quần bỗng dưng biến thành “see through” trong suốt. Y hẳn là bắt chước theo lối Cân đẩu vân của Tề Thiên Đại Thánh trong Tây Du vì mỗi khi dùng lối đằng vân này, vị đại thánh hầu vương này cũng trở thành lõa thể vì thế mà không bao giờ Tề Thiên Đại Thánh dám thi triển Cân đẩu vân trước mặt Phật Bà Quan Âm vì sợ vô lễ. Biết bao nhiêu chuyện nhảm nhí tôi đã đọc như “Lỗ Hoa Nương”, “Tráng Sĩ Cụt Chân”, “Máu tuôn xóm liễu”, “Hỏa thiêu Lâm Thiền Tự”, “Càn Long du Giang Nam”, vv… Nay nghĩ lại thật buồn cưòi nhưng giá như tìm lại được những cuốn truyện đó tôi nghĩ là tôi cũng sẽ đọc say mê như “những ngày xa xưa đó”.
Tiểu thuyết võ hiệp mà sau này được gọi chung là truyện chưởng được đăng thành truyện “feuilleton” trên các nhật báo đã một thời thịnh hành vào thập niên 1960 đã cuốn hút tôi vào cõi đam mê sách báo. Tôi ngẩn ngơ buồn những ngày báo Sài Gòn không đăng truyện hay vì lý do thời tiết, máy bay không đem báo Sài Gòn ra miền Trung cho tôi thỏa mãn cơn ghiền đọc truyện. Cô Gái Đồ Long, cuốn truyện chưởng đầu tiên tôi đọc được của Kim Dung đã thực sự lôi cuốn tôi vào cơn lốc đam mê truyện chưởng và thế là tôi không bỏ qua một tác phẩm nào của Kim Dung. 
Tôi ghiền Kim Dung đến độ chỉ xem qua vài trang là biết truyện của Kim Dung thật hay Kim Dung nhái vì khó có thể bắt chước Kim Dung để viết được những bộ truyện xuất sắc như “Anh hùng xạ điêu” với anh chàng trâu nước Quách Tĩnh và Hoàng Dung thông minh xinh đẹp, “Thần Điêu đại hiệp” với Tiểu Long Nữ trong vòng tay học trò Dương Quá, “Tiếu ngạo giang hồ” với nhân vật Lệnh Hồ Xung hào hoa, khoáng dật, với ngụy quân tử Nhạc Bất Quần và anh chàng “Gay” Đông Phương Bất Bại, “Lộc Đỉnh Ký” với thằng nhóc Vĩ Tiểu Bảo lưu manh nghĩa khí, “Lục Mạch thần kiếm” với anh hùng hiệp nghĩa Kiều Phong, với Đoàn Dự si tình bám váy giai nhân lê bước giang hồ vv… Đọc thật nhiều truyện chưởng Tàu vì ham hố muốn đọc nhiều, chứ thực ra tôi chỉ mê Kim Dung và Cổ long với loạt truyện về nhân vật hào hoa có bốn hàng lông mày, Lục Tiểu Phụng. 
Truyện chưởng hấp dẫn không phải vì đánh nhau ầm ầm, ào ào, huyết lưu mãn địa như “Lệnh xé xác” của Lã Phi Khanh (đọc chán chết!) mà chỉ cần vài thế võ độc đáo lâu lâu mới có dịp thi triễn như “Hàng Long thập bát chưởng” do Hồng Thất Công truyền cho Quách Tỉnh, “Đã cẩu bổng”, Cái Bang bang chủ dạy cho Hoàng Dung, “Độc cô cửu kiếm” của Dương Quá được Độc Cô Cầu Bại truyền thụ, “Vô chiêu thắng hửu chiêu” của Lệnh Hồ Xung do sư thúc tổ Phong Thanh Dương chỉ dạy, “Linh tê nhứt chỉ”, hai ngón tay thần kỳ mà Lục Tiểu Phụng chỉ đưa ra để kẹp lấy binh khí của đối thủ những lúc thậm nguy chí nguy.
Trước loại truyện chưởng này đã xuất hiện trên các nhật báo một loạt các tiểu thuyết do nhà văn Lê Minh Hoàng Thái Sơn sáng tác mà tôi còn nhớ hai cuốn: “Lời nguyền trên máu”, truyện võ hiệp lịch sữ thời nhà Tiền Lê và cuốn “Đoàn Ó Biển”, truyện trinh thám võ hiệp thời nay với nhân vật Triệu Duy am hiểu nhiều loại võ công Âu Á nhất là Nhu đạo và Nhu thuật của Nhật. Anh ta bắn súng nhanh như chớp và cua đào, hào hoa không thua gì Điệp viên 007 hay Văn Bình Z28.Tôi mê Triệu Duy nhưng may mắn là không có tiền chứ nếu không thì tôi đã bị ông Lê Minh lừa bịp đóng tiền cho ông ta để ông tổ chức du lịch sang xứ Phù Tang, một cú lừa ngoạn mục khiến Hoàng Thái Sơn bị nằm tù một thời gian nhưng dân chúng và độc giả của ông vẫn còn nhớ mãi chiêu bài “Đi và sống” của ông ta. 
Sau Lê Minh Hoàng Thái Sơn là tác giả Phú Đức với loạt truyện trinh thám, đánh võ, bắn súng và đua xe với nhân vật Mít Xi Ma và Bách Xi Ma hào hùng không thua gì Văn Bình Z28. Loạt truyện của Người Thứ Tám đã làm say mê độc giả một thời qua những điệp vụ của thế giới tư bản chống cộng sản. Những màn đấu trí và đấu súng hấp dẫn đến cao độ như trong phim ảnh James Bond với sự so tài kinh thiên động địa giữa những cơ quan mật vụ KGB, CIA, Deuxième Bureau, Scotland Yard mà nổi bật nhất là điệp viên Văn Bình của Việt Nam dưới sự điều khiển thần kỳ của ông Hoàng, một ông già điệp viên từng chen vai thích cánh với các điệp viên quốc tế trên hoàn vũ.
Tôi cũng không quên những tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm của Hoàng Ly lấy bối cảnh biên giới Việt Nam, Trung Hoa như “Thập Vạn Đại Sơn Vương”, và “Giặc Cái” vv…
Và, thời kỳ đất nước chinh chiến điêu linh, tôi chuyển hướng theo văn chương thời thượng tìm đọc những tiểu thuyết, những truyện ngắn liên quan đến chiến tranh. Không phải đợi đến bấy giờ tôi mới thích loại truyện này mà thực ra tôi đã ghiền những tác phẩm ngoại quốc có bối cảnh Thế Chiến Thứ Hai như “Một thời để yêu, một thời để chết” (Le temps d’aimer et le temps de mourir”, như “Mặt trân miền tây vẫn yên tỉnh” (À l’ouest rien de nouveau) của văn hào Ẻrich Maria Remarque.
Người ta thì “Con nhà lính, tính nhà quan”. Riêng tôi thì không phải con nhà lính nhưng tính nhà binh. Có lẽ vì tôi hơi nhát, chọn nghiệp văn thay vì ngành võ nên tôi đã tự dối lòng, muốn tỏ ra mình cũng “hùng” như ai, nên tôi đi vào chiến tranh bằng tâm tưởng, bằng cách đọc sách báo liên quan đến chiến tranh. Để thỏa mản tự ái dân tộc hay chính xác hơn là để hãnh diện làm người dân miền Nam trong chiến tranh Quốc Cộng, tôi đã say mê, thích thú tìm đọc những tiểu thuyết liên quan đến chiến cuộc đang xảy ra trên quê hương.
Tôi hồi hộp, tôi xúc động khi đọc “Vòng Tay Lửa” của Nguyên Vũ. Tôi sống với những hiểm nguy của các chiến binh thuộc Lực Lượng Biệt Kích trên đường xâm nhập đất Bắc trong những điệp vụ tưởng chỉ có trong trí tưởng tượng của nhà văn nhưng kỳ thực đã xảy ra trên thực tế trong cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc của đất nước. Tôi hứng tình với những pha “cụp lạc” của người lính khi họ rời chiến trường về lại thành phố, yêu cuồng, sống vội vì không biết ngày mai sẽ còn hay mất. Tôi khoái chí, tôi thích thú khi nghe những câu chửi thề tục tĩu biểu lộ sự tức giận hay thân tình giữa các chiến binh xem trời bằng vung. Tôi nghe trong ngôn ngữ bình dân đó một cái gì oai hùng, một tính chất vong mạng không kém phần lãng mạn. Tôi thuộc lòng những từ ngữ chuyên môn của “Nhà Banh” như “Zoulou”, “Hỏa Long”, như “tần số”, “âm thoại viên”, như ”im lặng vô tuyến” vv… Tôi thực sự khoái những danh xưng như Đại Bàng, như Thẩm Quyền, những danh hiệu bay bướm của các sĩ quan lúc hành quân như Tango, Alpha, Thiên Nga, Bạch Hạc, Phán Phu Nhân, Thái Dương vv… Những tên truyện lãng mạn và oai hùng như “Anh hùng bạt mạng”, “Đời Pháo Thủ”, “Mùa Hè đỏ lửa”, “Khung cửa chết của người tình si” “Tháng Ba gãy súng” đã khiến tôi quên ăn, bỏ ngủ để theo dõi câu truyện. 
Cảm ơn những tác giả Nguyên Vũ, Phan Nhật Nam, Thi Vân, Thế Uyên, Cao Xuân Huy vv… đã đưa tôi vào chiến trường trong tâm tưởng khi tôi sống yên bình nơi thành thị. Một niềm cảm phục, một niềm thương mến dâng lên trong tôi, khi đọc những chiến công chưa được ghi vào Quân Sử của các anh hùng vô danh. Cũng vì nỗi đam mê sách truyện chiến tranh này mà tôi “tham gia” vào Tập San Biệt Động Quân. Cứ 4 tháng một kỳ, bao giờ cầm Tập san Biệt Động Quân trên tay, tôi cũng trước tiên “mò” vào đọc những tường thuật các trận đánh mà các anh hùng Mũ Nâu đã tham chiến để cùng sống lại với họ những oai hùng, những cam go, những đau thương mất mát để rồi cảm thương ngập tràn… Dù đây chỉ là những hoài niệm, những trang chiến sử đã đi vào quên lãng và đượm chút gì xót xa khi nghĩ đến sự chiến bại chung cuộc một cách oan uổng, tôi vẫn thích đọc những hồi ức chiến tranh này. Tôi xúc động thực sự và buông tâm tư sống cùng với các chiến binh oai hùng đem máu xương gìn giữ quê hương. Tôi cảm phục những anh hùng vô danh này vì:
“Họ là những anh hùng không tên tuổiSống âm thầm trong bóng tối mông lung”.
Thử hỏi độc giả nào không thấy tâm hồn xao xuyến, yếu mềm trong cảnh chiều hôm nơi chiến địa:
“Trời đã về chiều. Buổi chiều Tây Nguyên ngày 9 tháng 5 năm 1972, từng tảng mây đen từ đỉnh Trường Sơn lặng lẽ kéo về, chụp xuống vùng núi rừng sâu thẳm một bầu không khí ảm đạm thê lương. Xanh ngẩng mặt nhìn lên khoảng không gian mịt mù sương khói, như muốn gọi một cánh chim tròi bạt gió nào đó, nhưng biết gọi ai bây giờ. Danh hiệu nào, giờ này, bắt được tần số thầm lặng của anh. “Ơi, những Lạc Long, Sơn Dương, Thần Tượng, KingBee, Bắc Đẩu… các bạn có nghe Thái Dương gọi không, trả lời? ”Tiếng gọi thầm lặng mà sao nghe như vang dội cả một bầu trời tang tóc…

Chiều hôm bắc tay làm loa gọiGọi ai nơi viễn xứ sa trườngGọi ai giữa sơn cùng thủy tận
Ai người thiên cổ chốn biên cương”
(Trích “Lần… xuôi biên tái” Trần Ngọc Nguyên Vũ, Tập san Biệt Động Quân số 30)
Cảm ơn Tập San Biệt Động Quân, cảm ơn những cây bút nhà binh, những chiến binh anh hùng thuộc mọi binh chủng, Mũ nâu, Mũ xanh, Mũ đỏ, Mũ đen, qua những hồi ký chiến trường thật sống động, đã cho tôi chia xẻ những giây phút hào hùng, sống bằng tâm tư hoài vọng những mãnh đời trôi dạt điêu linh, vì tôi đã không đủ khí phách để trực tiếp xông pha vào nơi lửa đạn:
“Giã nhà đeo bức chiến bàoThét roi cầu Vỵ ào ào gió thu”
Gần đây, từ ngày định cư trên đất Mỹ, tôi đã thích thú tìm đọc những tiểu thuyết võ hiệp lịch sử Viêt Nam của Bác sĩ Trần Đại Sỹ, những cuốn truyện vừa chính sử vừa huyền sử đã đưa người đọc vào lịch sử Việt Nam oai hùng. Đọc Trần Đại Sỹ, độc giả sẽ thấy niềm tự ái dân tộc được thỏa mãn đến cùng cực khi biết những chiến công oai hùng của các Anh Hùng Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định, các danh tướng thời nhà Lý như Lý Thường Kiệt, Tôn Đản phá Tống bình Chiêm, và không biết bao nhiêu chiến công hiển hách khác trong lịch sử nước nhà trải qua nghìn năm bị giặc Tàu đô hộ. Các bạn sẽ hãnh diện khi thấy danh tướng Địch Thanh của nhà Tống khi sang nước ta đã chẳng là cái “đinh” gì đối với các võ sư của chúng ta thời bấy giờ.
Xin mượn lời của Đồng Nai Tư Mã Duyên Anh để nói lên những cảm nghĩ, những xúc cảm và nỗi niềm thích thú của tôi lúc đọc những tác phẩm của nhà văn kiêm bác sĩ Trần Đại Sỹ như “Động Đình Hồ Ngoại Sử”, “Cẩm Khê Di Hận”, “Anh Hùng Lĩnh Nam”, “Thuận Thiên Di Sử”, “Anh Hùng Tiêu Sơn”, “Anh Hùng Bắc Cương”, “Nam Quốc Sơn Hà”, “Anh Linh Thần Võ Tộc Việt”, “Anh Hùng Đông A Dựng Cờ Bình Mông”:
“Ta say mê đọc. Lòng chan chứa cảm xúc. Võ nghệ và tư tưởng của ta phải xuất chúng thì mới giữ được nước khỏi bị đồng hóa bởi Trung Quốc hiếu chiến, mạnh gấp triệu lần. Cứ gẫm chuyện Lý Thường Kiệt phá Tống, Trần Hưng Đạo bình Mông, Lê Lợi dẹp đuổi Minh, Quang Trung đánh Mãn là đã đủ tự hào để khẳng định rằng ta không thua Trung Quốc, không thua bất cứ ai.”
(Cảm khái của Duyên Anh thay cho lời tựa viết cho tác phẩm Anh Hùng Lĩnh Nam của Trần Đại Sỹ)
Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc, nên sang đến xứ Cờ Hoa, tôi chứng nào vẫn tật nấy, vẫn mê sách nên cứ cuối tuần là phóng xe ra chợ trời tìm mua sách truyện cũ, mỗi cuốn chỉ từ $1 đến $2, tuy gọi là sách cũ nhưng còn mới nguyên, thơm mùi giấy, bìa giấy cứng, ấn loát tân kỳ, đẹp mỹ miều.Tôi mê truyện của Sidney Sheldon vì ông viết loại truyện trinh thám tình tứ ướt át, na ná như loại “Đi và Sống” của Lê Minh Hoàng Thái Sơn nơi quê nhà thuở trước. Tác phẩm của ông đã được quay thành phim thật nhiều.Tôi bê về nhà gần như trọn bộ các tác phẩm của ông, đọc ngấu nghiến say sưa. Một tác giả khác được tôi mến mộ là Stuart Woods. Ông này viết truyện trinh thám thuộc loại “Series” và nhân vật chính là một trung úy cảnh sát, con rể của một bố già Mafia, hợp tác với một vị luật sư hào hoa, chuyên môn khám phá những vụ án ly kỳ trên khắp nước Mỹ. Chuyện hấp dẫn từ đầu đến cuối với những cuộc tình chớp nhoáng của anh chàng luật sư đa tình. Stuart Woods vừa là nhà văn, vừa là nhà sản xuất phim ảnh tại Hollywood.
Nhà văn thứ ba mà tôi ưa thích là John Grisham chuyên viết những truyện liên quan đến ngành Luật. Các truyện của ông ta đã được quay thành phim và rất nổi tiếng, chẳng hạn như “The Chamber”, và gần đây nhất là “The Pelican Brief” với hai tài tử thượng thặng của Hollywood, Julia Roberts và Denzel Washington. Phim kể chuyện một nữ sinh viên luật khoa, tính mạng bị đe dọa vì tình cờ biết được sự thật sau cái chết của hai vị thẩm phán Tòa Án Tối Cao.
Tôi đi chợ trời nằm trên bãi đậu xe của Golden West College tìm mua tất cả những truyện của 3 nhà văn tôi mến mộ nêu trên, và vừa rồi, làm tổng vệ sinh nhà cửa, tôi đã ngậm ngùi đưa tiễn ra thùng rác các cuốn truyện bìa cứng, láng, đẹp như tranh vẽ, từng được tôi mân mê, nâng niu, vì các kệ sách của tôi không còn chỗ chứa và nhắm để lại cũng vô ích vì các con tôi không hề mó đến. Xin mở một dấu ngoặc để nói thêm về “cái sự đọc sách” của tôi: Để có thể đọc được những sách truyện tiếng Anh, tôi đã “luyện” Anh văn theo một phương pháp khá đặc biệt. Sau 1975, chuẩn bị cho những ngày định cư tại Mỹ, tôi đã ra chợ trời bán sách báo cũ đường Bùi Quang Chiêu, Saigon, lục mua những truyện có nội dung “erotic”, loại “truyện người lớn” về luyện chữ nghĩa. Những cuốn truyện này đầy dẫy những pha cụp lạc mà đã cụp lạc thì rất hấp dẫn những độc giả ma bùn như tôi, và muốn hiểu rõ những mô tả “ngoạn mục” từ A đến Z thì chỉ có cách tra cứu từ điển, tìm hiểu từng chữ một, chứ không thể lười biếng được và nhờ vậy mà vốn ngữ vựng Anh văn càng ngày càng tăng trưởng. Phương pháp luyện đọc Anh văn này, không biết có nên phổ biến không nhỉ? 
Dĩ nhiên, ngoài những lợi ích tinh thần được hưởng trong lúc tôi đọc sách, tôi không thể phủ nhận rằng tôi chịu khá nhiều ảnh hưởng xấu từ niềm đam mê đọc truyện. Gần như trong tất cả các truyện Tàu, truyện chưởng, truyện võ hiệp không có truyện nào mà lại không có những pha mùi mẫn hấp dẫn. Chuyện các nhà sư hổ mang bắt gái đem về chùa hành lạc, các nữ ma đầu bắt trai tơ về cưỡng hiếp. Tôi phải thú nhận rằng lúc đọc những đoạn truyện này lòng tôi đã rạo rực, bản năng đã ùn ùn trổi dậy, lòng dục nung nấu khiến tôi đã phải tận dụng lý trí để khỏi sa vào vòng tội lỗi. Nếp sống phóng túng của tôi, tình ái lãng mạn, lăng nhăng, tôi vốn đa mang, đã không nhiều thì ít, chịu ảnh hưởng không mấy tốt đẹp của việc đọc sách truyện lung tung không chọn lựa kỹ càng. Nào là Cánh hoa huệ trong thung lũng (Le lys dans la vallée) của tiểu thuyết gia Pháp Balzac với anh chàng nhà văn trẻ say mê một nữ công tước đã “toan về già” nhưng nhan sắc vẫn còn mặn mà, nào là các tiểu thuyết thuộc trường phái Hiện Sinh như “La Nausée”, “Le mur” của sư tổ Hiện sinh Sartre. Nào là “Buồn ơi chào mi” (Bọnjour tristesse), “Một nụ cười” (Un certain sourire), “Gối chăn xô lệch” (Le lit défait), vv… của Sagan, nhà văn nữ người Pháp sống thác loạn suốt cuộc đời. Nào là “Yêu”, “Loạn” của nhà văn Chu tử và nhiều nhiều các tác phẩm khác cổ súy yêu cuồng, sống vội.
Cũng may là bên cạnh những cái xấu của sách truyện cũng có những điều hay, những gương tốt để quân bình giữa cái lợi và cái hại của sự đọc sách và nhờ nếp nhà mà tôi còn giữ được một chút gì có thể gọi là chung chung không tốt cũng không xấu như tính ngang bướng, khí khái và quân tử Tàu, tạo được một sự huề vốn trong luân thường đạo đức để còn có thể ngẩng mặt nhìn đời. Một chút khoe khoang về cái tôi! Mong được khoan thứ!

Cầu Soi Bóng, thơ Thanh Hương,Trần Trọng Thiện, Đỗ Quý Bái với ảnh chụp Takahiro Yamamoto.

Thấy tấm ảnh này thập đẹp nên có bài thơ gửi đến các anh chị đọc để chia sẻ.

Cám ơn photographe

Takahiro Yamamoto


Caroline Thanh Hương

 
Photo Data
Place: Yokohama, Kanagawa, Japan
Camera: Nikon D810
Lens: AF-S NIKKOR 14-24mm f/2.8G ED
Other Gear: NiSi AR ND 1000 Filter, NiSi 150mm Holder System


Cầu Soi Bóng.

Soi bóng mình trong nước
Chiếc cầu tư lự nằm.
Không gian như chầm chậm
Nước dưới cầu trầm ngâm.

Ai qua con sông lớn
 Cần chiếc cầu đón đưa.
Người đi qua rồi lại
Cầu nằm dưới nắng mưa.

Theo tháng năm tàn tạ
 Thân cầu người, xe qua.
Ta là lối đi tới
Em về chốn phồn hoa.

Bao giờ mặt trời lặn
Rồi bình minh trôi xa.
 Nhìn sao trời lấp lánh
Nhìn mây vàng đã xa.

Một ngày nơi xứ lạ
Quê nhà chìm trong mơ.
 Một ngày nước đã cuốn
Quá khứ ngày còn thơ.

Thanh Hương

Mời các anh chị trở lại quá khứ với cùng thème 1 cây cầu...


Le pont de la rivière Kwai - Thème (Hello le... par mimivar83

 
Xin chia sẻ với chị Thanh Hương ý nghiã bài thơ " Cầu soi bóng " :


        CẦU  SOI  BÓNG

Cầu, bắc qua dòng nước
Bao năm trước, còn nằm
Chuỗi thời gian chẩy chậm
Thế sự đổi thay, ngâm :
Đây, học sinh trường lớn
Từng lui tới, đón đưa
Mùa phượng qua chưa lại
Quằn quại dưới gió mưa

Cơn bão xưa, tàn tạ
Tan tác kẻ vượt qua
Người đi, xa bến tới
Kẻ ở, nát lòng hoa

Ước mong hầu đã lặn
Theo bóng mặt trời, xa
Tìm nơi, ai tạm lánh
Thương, nhớ, một mình ta

Người, nơi quê hương lạ
Có nhớ hạ, trong mơ
Ta, nhìn theo gió cuốn
Thả vội, muộn, vần thơ


      Trần Trọng Thiện

Place: 東京・台場 / Daiba, Tokyo, Japan
Camera: Nikon D810
Lens: AF-S NIKKOR 14-24mm f/2.8G ED
Other Gear: NiSi AR ND 1000 Filter, Soft nano GND 8 Filter, NiSi 150mm Holder System

 Chị Thanh Hương ơi .

Anh Thiện nhanh tay đã họa rồi
Tôi đành cảm tác ít vần thôi
Xem chơi có dở mong tha thứ
Hứng cảm hôm nay đã bỏ tôi

TRUYỆN CẦU SÔNG KWAI

Nghe nhạc nhìn hình nhớ truyện xưa :
Bao người cực nhọc sáng chiều trưa ...
Tù binh hai lượt  vương cơ cực  . (*)
Lính gác lắm phen phạt  phứa phừa .
Đại tá dân Anh (1) tài chẳng thiếu  !
Quan hai(2) gốc Nhật đức không thừa  !
Cầu Sông Kwai đáng ghi quân sử
Bom đạn Đồng Minh cũng chẳng chừa

(*)Trong đệ nhị Thế Chiến có cả ngàn tù binh bị quân Nhật
      bắt xây Cầu Sông Kwai chiếc cầu gỗ bị nước cuối đi phải
      Làm lại hai lần

(1) Đạt tá Philip Toosey dân anh được bầu chỉ huy tù binh

(2) Trung úy Kotakata bắt tù binh xây cầu sông Kwai

LTĐQB


Anh Bái nói về cây cầu sông Kwai , xin cũng họa theo mà nói về cây cầu tại nước nhà :


    CẦU SOI  BÓNG  NƯỚC


Nhớ buổi sáng nào, chiếc cầu xưa
Chân đoàn quân lực nhịp nhàng đưa
Sát cánh sẻ chia điều cùng cực
Chống Cộng xâm lăng, quyết tâm ngừa
Sĩ khí quân dân ta, chẳng thiếu
Nước non mầu mỡ, có quá thừa
Nhà tan, tạm biệt, ghi thanh sử
Bảo rằng kiệt lực, dạ thưa chưa


            
Trần Trọng Thiện

dimanche 28 juin 2015

Nghe đọc truyện Thép Đen của Đặng Chí Bình.

Kính gửi quý anh chị bộ audio book Thép Đen của Đặng Chí Bình.







Đoàn Thêm viết Giành Và Giữ Độc Lập, Mở Mang Lãnh Thổ, Xây Dựng Xứ Sở.


Kính gửi quý anh chị tham khảo tài liệu lịch sử.
Caroline Thanh Hương
 
 
27-6-2014 | VĂN HỌC

Giành Và Giữ Độc Lập, Mở Mang Lãnh Thổ, Xây Dựng Xứ Sở

 ĐOÀN THÊM

Giành và giữ độc lập



     Nhà biên khảo Đoàn Thêm
Người Việt đã nhiều phen chống đô hộ và xâm lăng của Tàu:

- Hai bà Trưng Trắc Trưng Nhị chống nhà Đông Hán (40-43 dương 1ịch).
- Bà Triệu Ẩu chống nhà Ngô (248).
- Lý Bôn và Triệu Quang Phục chống nhà Lương (544-602).
- Mai Thúc Loan (722) và Phùng Hưng (791) chống nhà Đường.
- Dương Diên Nghệ (931) và Ngô Quyền (938) chống quân Nam Hán.
- Lê Hoàn (980) và Lý Thường Kiệt (1075) chống quân Tống.
- Trần Quốc Tuấn ba phen chống quân Nguyên (1282-1288).
- Lê Lợi chống nhà Minh (1418-1427).
- Nguyễn Huệ chống quân Thanh (1788).

Như trên, thì sau bao thế kỷ bị Tàu thống trị và giáo hoá, người Việt vẫn chỉ muốn sống riêng một cõi. Khuynh hướng biệt lập này, chắc chắn còn bị kích thích bởi những sự áp bức mà ngay dân Tàu, theo lịch sử Tàu, cũng phải chịu đựng trên đất Tàu. Nên một ý chí thoát ly đã thành, bị đè nén rồi lại trỗi lên, mỗi khi có người đáng tin đứng ra kêu gọi.

Độc lập được giành lại kể từ khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán (938). Sau đó, trừ khoảng 10 năm xâm nhập và thao túng của quân Minh, các triều đại Việt Nam vẫn kế tiếp giữ nổi lãnh thổ và chủ quyền, mặc dầu phải chống chọi vất vả một cường quốc mấy lần mưu toan tái chiếm và luôn luôn đe dọa can thiệp.

Sự thần phục Tàu, tức Thiên Triều, chỉ là hình thức nhân nhượng để giữ thể diện cho một lân bang quá lớn, tránh nạn gây hấn mà sống yên ổn. Như thế, chính sách đối ngoại hợp với vị trí địa dư, mà người Tây Phương xưa nay tin là cần thiết, cũng được nghĩ ra và theo sớm từ bao đời tại Việt Nam.

Nhưng trong thực tế, tuy chịu triều cống và thụ phong tước hiệu Giao Chỉ Quận Vương, Nam Bình Vương, rồi An Nam Quốc Vương, các vua Việt vẫn tự xưng hoàng đế và được dân Việt coi như thiên tử.

Vua phải là Nam Đế, nước phải là quốc gia riêng biệt, vì số trời như vậy: tin tưởng này, cùng ý chí tự lập đã được Lý Thường Kiệt nói lên như thay lời toàn dân thủa trước:

Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bị quấy nhiễu và đe dọa do các lân bang khác, hoặc do những thảo khấu từ các xứ đó tràn sang: giặc Nam Chiếu, giặc Nùng, quân Lão Qua, quân Chân Lạp, và nhất là quân Chiêm Thành.

Ngay khi Giao Châu còn thuộc Tàu, quân Chiêm tức Lâm Ấp thời đó, đã mấy phen kéo vào đánh phá, như trong các năm 153, 423, 808... Về sau, chúng càng hung bạo, luôn luôn cướp bóc miền duyên hải, lấn đất châu Hoá, và hai lần ùa tới đốt phá cả kinh thành Thăng Long (1370 và 1378). Vua Chiêm, Chế Bồng Nga, còn không ngớt tăng cường lực lượng và mưu đồ chiếm cả nước Nam.

Bởi vậy, các vua chúa Việt phải nhiều lần vất vả đối phó như Lê Đại Hành (980), Lý Thái Tôn (1044), Lý Thánh Tôn (1069), _ Lý Nhân Tôn cùng Lý Thường Kiệt (1075), Trần Anh Tôn cùng Trần Khánh Dư (1319), Trần Duệ Tôn (1378), Hồ Quý Ly (1402), Lê Thánh Tôn (1470), chúa Nguyễn Hoàng (1611, 1613, 1617)...

Mở mang lãnh thổ


Quân Chiêm tuy phá hoại nhiều, rút cuộc thường bị đẩy lui, trả đũa hoặc thua to nhiều trận; mỗi lần, Chiêm lại phải nhượng đất xin hòa, và bờ cõi Việt càng mở rộng hơn: cứ như vậy tới thế kỷ XVII.

Các chúa Nguyễn lập nghiệp từ Thanh Hóa trở vào, cũng không tránh khỏi sự gây hấn của Chiêm Thành và sự va chạm với Chân Lạp; nên cũng theo đường lối của các triệu trước: hễ có dịp, thì tiến dần xuống phía Nam, rồi đưa dân tới định cư và khai khẩn đất mới.

Lãnh thổ đã lan rộng tới:

- Quảng Bình, Quảng Trị hiện nay, từ 1072, đời Lý Thái Tôn;
- Thuận Hóa (1307) đời Trần Anh Tôn;
- Quảng Ngãi (1402) đời Hồ Quý Ly;
- Quảng Nam (1470) đời Lê Thánh Tôn;
- Phú Yên (1613), Khánh Hòa (1653), Phan Rí và Phan Rang... thời các chúa Nguyễn.

Các chúa Nguyễn, từ Hiền Vương, hay phải mang quân can thiệp vào Chân Lạp, để giúp dẹp nội loạn, hoặc bênh vực những người Việt di cư, đòi cho họ được làm ăn yên ổn trên những vùng đất rộng dân thưa. Rồi những nơi này dần dần được xáp nhập hẳn vào cương thổ thuộc các chúa, và hợp thành miền Nam hiện nay:

Biên Hòa (1658), Mỹ Tho (1679), Đồng Nai, Sài Gòn, Gia Định (1698), Hà Tiên (1708), Vĩnh Long, Sa Đéc, Châu Đốc (1759)...

Việc mở mang lãnh thổ đã tiếp tục ròng rã mấy trăm năm, tuy chẳng có sách Tàu nào chỉ dẫn, không tiền-lệ nào của Tàu cho rút kinh nghiệm, mặc dầu sĩ phu Việt, trên mọi lãnh vực, sẵn lòng theo đường lối của Tàu.

Nam tiến là một công cuộc có tính cách hoàn toàn Việt Nam, được thúc đẩy do nhu cầu sinh tồn của giống nòi, và theo đuổi đến cùng, nhờ sáng kiến của các chính quyền và nỗ lực của nhân dân Việt.

Các thế hệ di dân đã chịu rất nhiều cực nhọc, thiếu thốn và đau khổ. Có thể suy đoán như vậy mà không ngại sai lầm, tuy chẳng có những chứng tích cụ thể và những sử liệu phong phú như của Hoa Kỳ, trong một vấn đề tương tự, về những lớp người đi tìm đất sống

Rất nhiêu bà con đã có ý niệm rõ rệt với ấn tượng sống động về cuộc phiêu lưu Tây tiến tại Hoa Kỳ, qua hàng trăm truyện và phim điện ảnh truyền hình, Western với Cao Bồi... Những đám người lũ lượt lang thang tới miền tây kiếm ăn, đã gặp không biết bao nhiêu cảnh ngang trái, vất vả, nguy nan, chết chóc. Song họ còn được nhiều sự dễ dàng cùng những phương tiện mà người Việt thủa xưa không có.

Các nguồn lợi thiên nhiên chưa thuộc về ai, ở nhiều vùng họ tới hay qua, thường rất dồi dào, từ thảo mộc đến cầm thú hay cả khoáng chất: họ cứ việc dùng tùy ý. Gỗ có thừa cho họ dựng nhà. Từng đàn hàng chục hàng trăm bò ngựa không chủ, chạy nhông giữa cảnh hoang vu: họ chỉ cần lùa bắt về nuôi trên các đồng cỏ mênh mông. Cát ở nhiều suối, họ chịu đãi thì có thể thấy vàng. Trồng tỉa, thì họ chóng được hoa màu tốt, vì đất vốn phì nhiêu ở nhiều nơi. Ngoài lừa ngựa để cưỡi, họ còn có những xe cao lớn để vận tải qua dốc đèo hay hàng ngàn cây số sa mạc... Hơn nữa, họ đều có súng đạn để tự vệ, chống lâu la da trắng hay bộ lạc da đỏ. Bởi thế, họ sớm lập nổi cơ nghiệp cùng những thị trấn sầm uất.

Trái lại, những dân nghèo nước Nam thủa trước, thiếu hết thảy những gì vừa kể. Họ phải dời xóm làng đồng ruộng tới những vùng xa lạ hiểm trở, kéo nhau đi bộ, vượt đèo lội suối, dựng túp lều tranh mà ở, lấy manh chiếu che thân mùa rét, khó kiếm thầy tìm thuốc khi mắc bịnh hay bị thương. Cày cấy, đánh cá hay săn bắn, họ chỉ có những khí cụ thô sơ mà con cháu còn phải dùng giữa thế kỷ XX. Giặc cướp, thì thời nào cũng lắm; quân Chiêm Thành tới đốt phá luôn, người Chân Lạp cũng cản trở nhiều phen. Tư vệ với gậy gộc dao quắm, ở quê nhà đông đúc, cũng đã là việc khó khăn, huống chi ở những vùng còn hoang vắng? Số người chết, hẳn phải rất nhiều. ấy là chưa kể những tổn hại và thiên tai như bão lụt mà chẳng năm nào miên Trung tránh khỏi...

Tuy vậy, đến đầu thế kỷ XX, các đồng bằng từ Thanh Nghệ trở vào suốt tới Hậu Giang, đã biến thành hàng triệu mẫu ruộng với xóm làng sau lũy tre xanh hay rặng dừa chĩu trái...

Không gì chứng tỏ rõ hơn, ở người dân Việt, những đức tính can đảm, kiên nại, cần cù khó lòng thấy đủ hoặc nhiều hơn ở các dân tộc lân bang.

Bởi thế, một giống nòi sinh nở rất nhiều rất mau, đã có một môi trường cần thiết để tồn tại trong năm sáu chục triệu người hiện nay, thay vì tàn lụi như vài chủng tộc láng giềng.

Xây dựng xứ sở




     Bìa sau sách "Nhà Quê Ra Tỉnh"
Sử liệu dù chưa đủ, cũng cho một ý niệm cụ thể, về phần đóng góp của các triều đại vào công cuộc xây dựng, tử khi đất nước thoát đô hộ Tàu.
Vả lại, mục đích ở đây không phải là viết lại sử, mà chỉ là tìm trong sử hiện có, xem các vua quan Nho học đã làm được gì cho xứ sở.

Sáng nghiệp

Cũng như ở Tàu, các vua chúa Việt Nam nhờ binh quyền mới có ngôi. Song bởi học Tàu, ai cũng hiểu rằng muốn cho cơ nghiệp vững bền để truyền cho con cháu, võ lực không đủ, phải dựa vào chính nghĩa hoặc dùng khẩu hiệu: cầm quyền vì nước vì dân, và theo ý Trời; vua chỉ đáng tín phục nếu được coi là chân mệnh thiên tử, do Trời chọn vì có đức và tài để có công. Nhưng trong thực tế thì sao?

Tại Việt Nam, có những trường hợp xưng vương xưng đế, cho "danh chính ngôn thuận" để được nghe theo, trong những cuộc khởi nghĩa hay hưng binh chống đánh Tàu:

Trưng Vương (Trưng Trắc, Trưng Nhị)
Lý Nam Đế (Lý Bôn)
Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục)
Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan)
Ngô Vương (Ngô Quyền)
Bình Định Vương (Lê Lợi)
Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ)

Lại có những triều thành lập để thay triều cũ, mà vua cuối cùng bị trách là thiếu tài đức, bạo ngược hay nhu nhược... Những lý do được nêu ra để biện giải cho các vụ truất phế hoặc đảo chính, có thể đích đáng, có khi khó tin. Vì vua Đinh còn quá nhỏ, tướng Lê Hoàn phải lên ngôi để huy động quân dân chống Tàu cứu nước; - Lý Công Uẩn được suy tôn, thành Thái Tổ nhà Lý: nhà tiền Lê đã mất hết uy tín vì Lê Ngọa Triều vừa bất lực vừa quá độc ác; - nữ Chiêu Hoàng nhà Lý nhượng ngai vàng cho Trần Cảnh, Thái Tôn nhà Trần; - gạt bỏ vua Trần, Hồ Quý Ly xưng đế, - Mạc Đăng Dung lật đổ vua Lê, lập nhà Mạc; - phải vì dân trừ bạo, chống áp bức của quyền thần trong phủ chúa Nguyễn: Nguyễn Nhạc khởi nghĩa, và tự tôn là Thái Tổ nhà Tây Sơn.

Đế quyền và triều đại có khi là kết quả đương nhiên của chiến thắng dẹp nội loạn hay chống ngoại xâm. Sau khi các sứ quân bị diệt trừ, Vạn Thắng Vương thành Tiên Hoàng nhà Đinh. Đánh đuổi hết quân Minh, Bình Định Vương lập nhà Hậu Lê. Bắc Bình Vương phá tan quân Thanh và lên ngôi Quang Trung hoàng đế. Thống nhất Nam Bắc sau hai mươi năm đấu tranh, Nguyễn Vương Phúc Ánh khai sáng nhà Nguyễn.

Sau hết, tại Việt Nam, đã phát sinh một chế độ nhiếp chính đặc biệt, không thấy ở Tàu, tương tự với chế độ Shogun tại Nhật. Trịnh Kiểm cạy công đánh đuổi họ Mạc và lập lại nhà Lê, muốn làm vua mà chẳng dám cướp ngôi vì ngại phản ứng mạnh của thần dân khắp nước. Nên Trịnh đành để vua ở hư vị, đoạt hết thực quyền, đòi phong tước vương, được gọi là chúa, cha truyền con nối, lập một triều đại song song với triều đại Hậu Lê, suốt 11 đời trong hơn 2 thế kỷ.

Thấy vậy, công thần Nguyễn Hoàng lánh vào Thanh Hóa, mở một khu vực tự trị, rồi ganh đua với Trịnh Kiểm, cũng xưng là chúa tuy bề ngoài vẫn phù nhà Lê để trừ họ Trịnh. Hai bên tranh hoành xung sát với nhau hết đời nọ đến đời kia, cho tới khi cùng bị Tây Sơn tràn ngập, chúa Trịnh bị giết, chúa Nguyễn bỏ chạy...

Tùy giá trị của vua đầu tiên, mỗi nhà được coi là chính thống đáng kính hay ngụy triều có tội. Chính thống, thì như nhà Hậu Lê, vì Lê Thái Tổ có công phục quốc. Ngụy triều, như nhà Hồ nhà Mạc, vì Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung đều là phản thần mắc tội thoán đoạt.

Nhưng nếu phải nhường ngôi vì bị ép buộc, như trường hợp Lý Chiêu Hoàng, thì thật ra Trần Thái Tôn đã cướp đế vị. Tuy vậy, chẳng ai lên án, hẳn vì nhà Trần chống nổi và chấm dứt xâm lăng. Ngược lại, từ thời Gia Long, Tây Sơn là ngụy, dù Nguyễn Huệ đã có công lớn đánh Tàu cứu nước: chắc chắn vì từng là kẻ thù số 1 của Nguyễn Ánh.

Thôi thì mặc người xưa đánh giá lẫn nhau theo những tiêu chuẩn không đủ công bằng. Ngày nay, chỉ cần xét khách quan xem bất luận sáng nghiệp thế nào, người cầm quyền thủa trước đã làm những gì đáng kể trong sinh hoạt quốc gia?

Thiết lập kinh đô

Đây là việc quan trọng đầu tiên của những vua chúa sáng nghiệp. Trung tâm chính quyền, với những thành trì, cung điện, lăng miếu, dinh thự... ở nước nào cũng được hậu thế coi là di tích lịch sử phải được bảo tồn, nhất là vì các công trình kiến trúc và trang bị thường có tính cách tiêu biểu cho nghệ thuật mỗi thời, như điện Versailles của Pháp Hoàng Louis XIV hay cung thất Bắc Kinh của triều Thanh...

Tại Việt Nam, trừ của nhà Nguyễn tại Huế, dấu vết của các triệu trước đều tan biến cả, một sự đáng tiếc vô cùng. Chỉ còn những vị trí, song cũng nên kể, vì một vị trí nếu thích hợp, thì có giá trị lâu dài về các mặt: đất phải hợp với mệnh người và lợi về âm dương ngũ hành theo thày địa lý. Nhà ở của thường dân còn phải như vậy mới mong vững bền, huống chi nơi ngự trị của các đế vương?

Dẫu thế, vị trí của Thăng Long cũng cho thấy rằng trong quyết định của vua chúa, những điều kiện thiết thực đã không bị quên. Kinh đô này quả là thuận tiện cho việc giao thông thủy bộ, ở giữa đồng bằng là nơi đông dân nhất, lại khá xa biên giới phía Bắc, nên đỡ ngại những vụ đột nhập của quân Tàu

Nỗi lo này không phải là thừa: khi quân Mông Cổ ào ạt tràn sang, vua quan nhà Trần đã kịp lánh tạm về Thanh Hóa. Rồi tại đây, Hồ Quý Ly lại lập Tây Đô, để Thăng Long làm Đông Đô, hắn cũng vì ưu tư phòng thủ.

Đến thế kỷ XIX, lãnh thổ đã kéo dài xuống tận Cà Mâu, nên Gia Long đặt đô tại Huế, một địa điểm gần quãng giữa, trên đường Hà Nội - Sài Gòn. Ở thời chuyển dịch khó khăn, không nơi nào tiện hơn cho việc liên lạc của triều đình với hai miền Nam Bắc. Song Huế ở quá gần duyên hải, nên dễ bị uy hiếp từ mặt biển, như do hải quân Pháp thời Thiệu trị và Tự Đức.

Tổ chức chính quyền

Trung Ương - Cũng như ở Tàu, giúp vua trực tiếp trong việc trị nước, là một triều đình gồm những đại thần văn võ được vua tin cậy.

Các vị này có nhiệm vụ tâu bày về các vấn đề trọng đai, cai quản những cơ quan chung cho toàn quốc, điều khiển và kiểm soát các cấp địa phương, thi hành luật lệ và mệnh lệnh vua.

Đứng trên hết, và được ủy nhiệm quán xuyến mọi việc thường xuyên, hoặc có khi quyết định thay vua về cả việc lớn, là một vị tương đương với các tể tướng Tàu, nhưng tùy mỗi triều mang danh hiệu khác:

Thái Sư (nhà Hậu Lý); Tướng Quốc (nhà Trần); Tham Tụng (nhà Hậu Lê); Đại Chủng Tể (nhà Tây Sơn Quang Trung).
Nhà Nguyễn không đặt chức vụ trên, vì Gia Long và các vua sau ngại thói lộng quyền thường thấy trong lịch sử.

Quan chế được quy định phỏng theo của Tàu, song ở hai triều đầu, sự sắp đặt còn đơn giản: việc cần làm được giao cho từng người tùy mức tín sủng, và chức vụ chỉ để phân định hàng bậc cùng quyền lợi: như bên văn, cao nhất là các Sĩ Sự, bên võ có các Tướng Quân (Nhà Đinh); các cấp tương đương là Thái Sư, Thái Bảo, và Tổng Quản, Đô Chỉ Huy Sứ (nhà Tiền Lê). Số việc nhiều hơn, thì số chức cũng tăng: nhà Lý đặt ra Tam Thái (Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo) và Tam Thiếu (Thiếu Sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo)...

Những vua nào quan tâm đến nhiều việc hơn, thì ngoài sự chọn người, còn thấy cần cho một nhóm hạ thuộc để giúp, tức là phải tổ chức và phân công. Nên các cơ quan đầu não được các triệu thiết lập dần.

Chẳng hạn, nhà Lý chỉ cử Hàn Lâm Học Sĩ để lo việc văn thư và văn học; nhà Trần lập hẳn một viện Hàn Lâm. Rồi số cơ quan chuyên trách mỗi thời một nhiều: như Quốc Tử Giám để rèn luyện con nhà quý tộc thành quan lại; Thái Y Viện để bốc thuốc trị bịnh cho hoàng gia (nhà Trần); Quốc Sử Viện (nhà Hậu Lê); Nội Vụ Phủ coi kho tàng; Khâm Thiên Giám làm lịch và xem thiên văn; Tam Pháp Ty tức tòa án tối cao... (nhà Nguyễn).

Đáng chú ý hơn cả, là sự phân nhiệm theo từng lãnh vực công vụ; 6 Bộ được lập và hoạt động đều từ triều Lê Thánh Tôn (1460 - 1492), Bộ Lại (quan chế, hành chính), Bộ Hộ (tài chính, tiền tệ, công sản), Bộ Lễ (triều nghi, tế tự, phong hóa), Bộ Binh (an ninh, quốc phòng), Bộ Công (công chính, kiến tạo), Bộ Hình (luật lệ, tư pháp). Mỗi Bộ do một Thượng Thư điều khiển, với một số thuộc viên: Thị Lang, Lang Trung, Viên Ngoại, Chủ Sự; ngoài ra, còn có 6 Khoa với nhiệm vụ theo dõi công việc của 6 Bộ.

Chúa Nguyễn Sãi Vương (1618 - 1655) tại Thuận Hóa, đặt 3 Ty tương đương với 3 Bộ: Xá Xai Ty (việc Hình), Tướng Thần Lại Ty (việc Hộ), Lịnh Xử Ty (việc Lễ). Chúa Trịnh Cương năm 1718 lập trong Phủ chúa 6 Phiên để lấn quyền của 6 Bộ.

Tổ chức lục bộ cũng được duy trì tại triều Quang Trung, và triều Nguyễn từ thời Gia Long.

Triều chính càng phức tạp, thì càng phải phối hợp và bao quát, hoặc dành những việc quan trọng nhất cho một cơ quan cao nhất: đó là Khu Mật Viện (triều Trần), Chính Sự Viện (triều Hậu Lê), Nội Các và Cơ Mật Viện (triều Nguyễn, từ đời Minh Mệnh).

Việc kiểm soát về các mặt chính trị và đạo đức, được giao cho một số cao quan có trách nhiệm nhận định về tác phong cửa quần thần, và hạch tội nếu cần: các Ngự Sử (nhà Hậu Lý, nhà trần), Giám Sát Ngự Sử (nhà Hậu Lê), Đô Sát trong triều và Giám Sát Ngự Sử tại các địa phương (nhà Nguyễn).
Tại triều Hậu Lý, có một chức vụ đặc biệt: các Gián Nghị Đại Phu với quyền khuyên can Vua.

Địa phương - Thời Bắc thuộc, nước Nam bị đổi thành Bộ Giao Chỉ gồm 9 Quận (đời Tiền Hán) rồi Giao Châu gồm 12 Châu (đời Đường).

Dưới các triều đại Việt Nam, lãnh thổ được nhiều lần chia lại cho hợp với nhu cầu cai trị, thành những địa phương lớn mà số và tên thay đổi tùy thời:
24 Lộ, từ đời Lý Thái Tổ (1010)
22 Lộ, từ Trần Thái Tôn (1248)
5 Đạo, từ Lê Thái Tổ (1428)
12 Đạo, rồi 15 Xứ, từ Lê Thánh Tôn (1470)
12 Dinh, tại miền thuộc các chúa Nguyễn từ Võ Vương (1744)
22 Trấn 4 Doanh, từ Gia Long (1802)
Tỉnh chỉ mới có từ 1831, do Minh Mạng đặt.

Mỗi vùng kể trên lại được phân ra một số hạt: Phủ, Huyện hoặc Châu. Như đời Lê Thánh Tôn, có 52 Phủ, 172 Huyện, và 50 Châu tại các Đạo quanh miền đồng bằng tức Trung Châu.

Sau khi thống nhất lãnh thổ, vì giao thông khó khăn, Gia Long phải ủy quyền cai trị các miền xa xôi, nên phân định 3 quản hạt lớn:

- Bắc Thành, gồm 11 Trấn miền Bắc, cho tới Thanh Hóa;
- Gia Định Thành, gồm 5 Trấn miền Nam, từ Bình Thuận trở vào;
- giữa hai Thành, là vùng gồm Huế và 4 Doanh phụ cận, trực thuộc Trung Ương. Mỗi Thành do một Tổng Trấn cai quản với quyền hành rộng rãi.

Minh Mạng ngại sự bành trướng thế lực của các Tổng Trấn, nhất là khi chức vụ lớn đã trót được giao cho những danh tướng vốn nhiều uy tín: Tiền quân Nguyễn Văn Thành và Tả quân Lê Văn Duyệt. Nén nhà vua bãi bỏ tổ chức của tiên hoàng, chỉ giữ Trấn mà đổi tên thành tỉnh.

Tỉnh lớn do Tổng Đốc, tỉnh nhỏ do Tuần phủ cai trị. Vì nhu cầu phối hợp khi có những vấn đề chung, hoặc vì lý do tiết kiệm công nho, hai ba tỉnh giáp nhau hay được đặt dưới quyền một Tổng Đốc.

Công việc tỉnh được phân cho ba chức vụ phụ tá tỉnh trưởng: Bố Chính (tài chính, hành chính), Án Sát (hình sự), Lãnh Binh (an ninh, quân sự địa phương).

Tỉnh gồm một số Phủ, Huyện nhỏ hơn Phủ, hoặc Châu ở vùng rừng núi. Mỗi hạt này lại gồm vài Tổng; mỗi Tổng, một số Xã hay làng; mỗi làng, vài thôn, và qui tụ một vài trăm nhà.

Các viên chức từ trên xuống dưới là Tri Phủ, Tri Huyện và Tri Châu, Chánh Phó Tổng, và Lý Trưởng ở Xã.

Họ đều tùy thuộc cấp Tỉnh, cũng như cấp này đối với triều đình, trong sự bổ nhiệm hay ít nhất tiến cử đề bạt, và điều động kiểm soát hay thưởng phạt.

Như vậy, một hệ thống chặt chẽ đã được thiết lập và chấp nhận qua nhiều thời, để cho phép tập quyền và củng cố chế độ quân chủ.

Tuy nhiên, các triều đại dẫu chuyên chế, vẫn để cho các Xã một quyền tự trị rộng rãi. Chính quyền quan lại chỉ can thiệp tối thiểu, như đặt lệ lập sổ đinh sổ điền, thu thuế, tuyển lính hoặc bắt tráng đinh tham gia việc công ích như xây thành, đắp đê chống lụt...

Ngoài ra, thì tùy Xã tổ chức lấy sinh hoạt cộng đồng, theo những tập tục riêng, miễn là không trái với phong hóa chung.
Những tập tục thường chỉ còn thấy trong nếp sống; song ở nhiều làng, được khắc trên bia đá tại đình, hoặc ghi rõ trong bản hương quy hay hương ước.

Việc quản trị Xã thuộc quyền những người đủ tư cách theo lệ làng, như khoa hoạn, bô lão, phú hào,... và những hương chức được cử nhiệm do các thành phần trên. Lý trưởng đảm trách mọi việc cần thiết cho Xã, đồng thời thi hành lịnh quan, và như vậy làm trung gian giữa Xã và chính quyền sở tại.

Xã có tài sản như công điền công thổ mà hoa lợi cho phép gây công quỹ cùng với tiền đóng góp của xã dân. Bởi thế, Xã có phương tiện làm những việc chung, như xây đình chùa, thờ cúng thành hoàng, mở hội hàng năm,...

Luật pháp - Luật pháp xưa kia chú trọng nhiều nhất đến hình sự, nhằm trước hết giữ vững an ninh.

Các vua chúa thường đặt hoặc sửa các hình phạt cho thích ứng với nội tình bất an hay ổn định, không mấy khi can thiệp vào dân sự: tình trạng và quyền lợi con người trong gia đình và xã hội được coi là tùy thuộc phong tục. Nếu có sự va chạm đưa tới kiện tụng, như về hôn nhân hay tài sản, thì người hữu quyền liệu xử theo tập quán, đạo đức, hay lẽ phải thông thường.

Tuy nhiên, cũng có những pháp lịnh về bổn phận tôi con, vì không có sự phân biệt luân lý và pháp lý như tại Tây Phương. Và tất nhiên không thiếu những quy lệ cần thiết trong sinh hoạt cộng đồng, như quân dịch, học chính, thuế vụ,... Dù sao, xét chung thì luật pháp còn giản dị, khi giao dịch trong một xứ nông nghiệp chưa nêu những vấn đề phức tạp.

Đinh Tiên Hoàng (968 - 980) dẹp xong các sứ quân mà nước chưa hết loạn, nên đặt ra những hình phạt quá nặng để chấm dứt nạn giặc cướp (như ném tử tội vào vạc dầu sôi, hoặc đem cho hổ báo ăn). Các triều sau tránh các lối này.

Lý Thái Tôn, năm 1042 - 43, ban hành bộ luật đầu tiên, tức Hình Thư 3 quyển, định rõ các tội lớn, giảm các hình phạt, cho phép kẻ phạm pháp già hoặc quá trẻ chuộc tội bằng tiền, cấm mua bán con trai làm nô lệ.

Nhiều hình phạt lại nghiêm khắc hơn, triều Trần Thái Tôn (1225 - 1258). Như kẻ trộm có thể bị chặt chân tay.

Theo luật nhà Đường, Lê Thái Tổ (1428 - 1433) đặt 5 hình phạt từ nhẹ đến nặng: Xuy (bị đánh bằng roi), Trượng (bị đánh bằng gậy), Đồ (phải làm việc cực nhọc), Lưu (phải đi đày), Tử (bi chém).

Đáng kể hơn hết vì đầy đủ nhất, là bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tôn (1460 - 1497) gồm cả phần dân luật bên cạnh hình luật. Lần đầu tiên, mới thấy quy định về việc hộ, như quyền lợi của người con gái trưởng, ở trường hợp không có con trai thừa tự hương hỏa...

Chúa Trịnh Cương (1709 - 1749) bỏ lệ chuộc tội bằng tiền, trừ vài trường hợp, và thay hình phạt chặt chân tay bằng tội đồ hay tội lưu.

Năm 1809, Gia Long cử một ban tham khảo các bộ luật Hồng Đức và luật Thanh Triều, để soạn luật mới. Kết quả là một bộ gồm 22 quyển được ban hành năm 1815.

Các thủ tục tố tụng cùng hệ thống tư pháp cũng được đặt dần, càng về những thời sau càng rõ rệt hơn. Luật Hồng Đức định các kỳ hạn xét xử. Chúa Trịnh Tạc (1658 - 1679) phân biệt các vụ đại tụng xử tội nặng, và tiểu tụng xử tội nhẹ, lại đặt lệ phúc thẩm ở cấp trên: Phủ hay Huyện xử trước, Thừa Ty tại Trấn xét lại, và nếu cần, thì Hội Đồng Thừa Ty xét lần nữa, hoặc quan Đề Hình xét tối hậu tại kinh đô.

Theo luật Gia Long, việc phúc thẩm thuộc quyền Án Sát (việc hình), Bố Chính (việc hộ), song các bản án từ tội đồ trở lên, phải được đệ vào kinh cho Hình Bộ xét lại và tâu vua. Sau khi bị xử tại Trấn, phạm nhân có thể kêu oan lên Ty Tam Pháp tại Huế.

Ngoài phạm vi hình sự, trên các địa hạt hành chính, giáo dục, quân sự, xã hội, kinh tế... quy lệ còn được ấn định trong các Chiếu Chỉ hoặc văn kiện khác của vua như:
- 10 điều quân pháp của Bình Định Vương Lê Lợi;
- 24 điều lịnh chỉ của Lê Thánh Tôn về phong tục cùng các bổn phận đối với gia đình và xã hội;
- 47 điều giáo hóa của Lê Huyền Tôn (1663) như phải kết hôn theo lễ, cấm đòi nhiều tiền bạc, hạn chế số tiền cheo nộp cho xã...;
- 10 điều huấn dụ của Minh Mạng đòi hỏi tác phong cần kiệm liêm chính, và nhắc nhở tôn trọng luật pháp cùng tam cương ngũ thường...

Võ Bị - Theo sử, thì các vua chúa nhiều thời chỉ có bộ binh, tuy đã sớm xảy ra thủy chiến, như đời Ngô Quyền và triểu Trần. Có lẽ vì chỉ phải dẹp nhiều giặc cỏ tại các địa phương; còn đối với quân ngoại xâm, thì ngăn chặn chống trả trên đất liền, vì chúng thường theo đường bộ mà vượt biên giới, nên khi nào cần, mới liệu kiếm thuyền bè chở lính?

Quân Nam Hán đã từ biển tràn vào sông Bạch Đằng năm 938, tức là chưa bao lâu trước khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi (980). Nhưng Tiên Hoàng chỉ lập bộ binh 10 Đạo. Mỗi Đạo gồm 10 Quân, mỗi Quân = 10 Lữ, mỗi Lữ = 10 Tốt, mỗi Tốt = 10 Ngũ, mỗi Ngũ = 10 người.

Thành phần này không được giữ ở các triều sau. 10 Đạo nhường chỗ cho 4 Bộ, đời Lý Thánh Tôn; 12 Vệ đời Hồ Quý Ly; 5 Phủ đời Lê Thánh Tôn. Gia Long đặt ra Ngũ Quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, mỗi Quân gồm các đơn vị Doanh, Vệ, Đội. Triều Minh Mạng, mỗi Doanh = 5 Vệ, mỗi Vệ = 10 Đội, mỗi Đội = 50 người...

Tổ chức được bổ túc dần với sự thiết lập các binh chủng và quân chủng.

Kỵ binh xuất hiện từ đời Lý Thánh Tôn. Voi tuy được dùng từ thời Trưng Vương, Triệu Ẩu, chỉ hợp thành các đội Tượng binh, mỗi Đội 10 con, từ đời Minh Mạng.

Xưởng chế binh khí, thì dĩ nhiên triều nào cũng có. Kho quân nhu đầu tiên được lập do Hồ Quý Ly.

Đời Lý Thánh Tôn, có lối bắn bằng đá, song không thấy nói với khí cụ thế nào? Súng thần công được đúc từ thế kỷ XVII, thời các chúa Trịnh và Nguyễn, và nhiều nhất từ đời Gia Long, với cả súng tay hỏa mai.

Hồ Quý Ly cử các đoàn Y Tỳ đi theo các cuộc hành quân để cứu thương và chữa bịnh. Minh Mạng lập hẳn các đội Y Sinh.

Thủy quân được khai sinh do Hồ Quý Ly, với những thuyền chiến 2 tầng. Gia Long lập 6 Vệ Hải quân với những thuyền lớn bọc đồng.

Quân dịch là sự cưỡng bách ở mọi thời. Như triều Trần, các tráng đinh đều có thể bị bắt buộc tòng quân. Như vậy, dân số cần được biết rõ, cũng như lý lịch cá nhân: Hồ Quý Ly đặt lệ giữ sổ đinh tại mỗi Xã. Quang Trung cấp thẻ tín bài cho mỗi trai tráng đeo như căn cước: khi tuyển lính, thì trong 3 người, 1 phải nhập ngũ. Tỷ lệ đó, từ triều Gia Long, là 1/3, 1/5, 1/10 tùy vùng đông hay ít dân.

Song nhu cầu quân sự phải dung hòa với nhu cầu canh tác, nên lệ luân phiên được ấn định: Lê Thái Tổ chỉ giữ 1/5 binh sĩ tại ngũ, còn thì cho về cày cấy và thay nhau trở lại từng đợt 1/5. Gia Long cho đổi lượt từng 1/3.

Một số quyền lợi được dành cho quân nhân, như miễn thuế, triều Lý Thái Tôn; cấp ruộng công, đời Chúa Trịnh Tạc,...

Các tướng lãnh, ở nhiều trường hợp, là người tình nguyện được chọn vì tinh thông võ nghệ, dũng cảm và trung thành. Những người này đều có chí lớn, theo lãnh tụ dấy binh khởi nghĩa, lập công chống đô hộ xâm lăng, hoặc bình định và dựng đế nghiệp: như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa (nhà Trần); Đinh Lễ, Nguyễn Xí (của Bình Định Vương); Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng (của Nguyễn Huệ); Võ Tính, Nguyễn Văn Thành (của Nguyễn Ánh),...

Nhiều người, ngoài năng lực, còn được dùng vì đáng tin cậy hơn cả, nhờ liên hệ gia tộc: như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản (nhà Trần); nhiều tướng của Lê Lợi, như Lê Thạch, Lê Liễu, Lê Chích, Lê Trấn,...
Song nhiều vua chúa cũng lo huấn luyện và đào tạo sĩ quan mọi cấp.

Trần Thái Tôn lập Giảng Võ Đường (1250), bắt các tướng tới học Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Vương. Lê Thái Tổ buộc các quan từ tứ phẩm trở xuống, thi Minh Kinh cả về văn lẫn võ. Theo quân lịnh của Lê Thánh Tôn, quân đội phải mở những cuộc tập trận thủy bộ, và các võ quan 3 năm phải thi lại một lần. Chức Võ Giáo Thụ được đặt do chúa Trịnh Cương, để dạy võ kinh và lục thao tam lược của Tàu. Năm 1865, Tự Đức mở kỳ thi tuyển võ tú tài, võ cử nhân và cả võ tiến sĩ.

Chủ soái, chủ tướng hay quân sư thường do vua chúa phong khi thấy người đáng tin là đủ tài, dù chưa từng theo binh nghiệp. Trần Quốc Tuấn được thống lãnh ba quân chống Mông Cổ; - Nguyễn Trãi giúp Bình Định Vương về quân cơ đại sự; - chúa Nguyễn Ánh để cho Lê Văn Duyệt, một hoạn quan, cầm quân đánh Tây Sơn.

Trong việc cử nhiệm vào chức vụ cao, không có sự phân biệt văn võ. Phạm Đình Trọng, giỏi văn chương, đậu tiến sĩ, lại thường được chúa Trịnh cử đi đánh giặc, rồi thành danh tướng thời Hậu Lê. Triều Nguyễn, giải nguyên Nguyễn Công Trứ lập nhiều công dẹp loạn; Nguyễn Tri Phương, xuất thân nho lại, lên tới tột phẩm hàng văn, mấy phen đảm nhiệm công cuộc bình định, với chức "tổng thống quân vụ".

Giáo dục và văn học - Sau những triều quá ngắn và rất bận về việc binh đao (Đinh và Tiền Lê), các triều sau, từ thế kỷ XI, đều quan tâm đến việc giáo hóa, nhất là vì cần luyện và tuyển những người đủ tài phò vua giúp nước.

Việc học thời xưa không tốn kém nhiều, nên dân nghèo cũng có thể theo đòi: chỉ cần mời thày tới dạy hoặc tìm thày xin học, ở ngay xóm làng.

Nên chính quyền để dân lo lấy, và chỉ can thiệp để bổ túc việc giảng huấn, hướng dẫn theo đường lối chung bằng cách định rõ các môn các sách phải học, cùng chương trình và thể lệ thi cử.

Thời Hậu Lý, Trần, và Hậu Lê, phai học cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo. Có khoa thi Tam Giáo được mở lần đầu do Lý Anh Tôn (1138 - 1175), nhà Nguyễn chỉ thượng tôn Nho giáo.

Chế độ học chính rất đơn giản. Quốc Tử Giám lập do Lý Nhân Tôn năm 1076 để dạy con nhà quyền quý, cũng được mở lại do Lê Thái Tổ và Gia Long. Nhưng từ 1398, đời Trần Thuận Tôn, Hồ Quý Ly cầm quyền thì đặt các chức Giáo Thụ tại các phủ và châu để dạy học trò cấp trung đẳng và Đốc Học tại mỗi lộ tức tỉnh để dạy ở cấp cao hơn. Tổ chức học quan này được duy trì và bổ túc, ngay dưới triều Nguyễn (Huấn Đạo ở huyện, Giáo Thụ ở phủ, và Đốc Học ở tỉnh).

Khoa cử được chú trọng nhiều nhất. Khoa thi đầu để tuyển người làm quan, được mở năm 1075 do Lý Nhân Tôn. Từ đó, tiền lệ này được theo mãi ở các thời sau, tất nhiên với những cải cách tùy triều.

Như từ đời Trần Thái Tôn, có những khoa thi cấp cao, Thái Học Sinh, rồi cả Tam Khôi (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa) (1232 và 1247).

Hồ Quý Ly đổi Thái Học Sinh thành Tiến Sĩ; và định một lệ được giữ mãi về sau: phải đậu Cử Nhân ở kỳ thi Hương, thì năm sau mới được thi Hội; và đậu tiến sĩ sau khi thi Hội, mới được thi Đình.

Như trên, thi cử đã sớm thành truyền thống vững bền, vì thật ra chẳng có cách nào công bằng hơn để chọn người đủ điều kiện làm việc công. Một điểm đáng chú ý, là tám chín thế kỷ sau, lối này cũng thành thông lệ ở hầu hết các nước, để đo lường trình độ học vấn và vô tư hóa sự tuyển dụng.

Ngoài việc giáo dục và thi cử, một số vua chúa còn chú trọng đến sinh hoạt văn hóa, như sáng tác và biên khảo.

Lê Thánh Tôn (1460 - 1497) lập Kho Bí Thư, tức là thư viện đầu tiên, và thi hội Tao Đàn gồm 28 danh sĩ được gọi là Nhị Thập Bát Tú. Chính nhà vua là thi nhân có tài, tác giả bộ Quỳnh Uyển Thi Tập; lại khuyến khích Thân Nhân Trung viết bộ Thiên Nam Dư Hạ Tập.

Tự Đức (1847 - 1883) lập viện Tập Hiền và viện Khai Kinh, để cùng một số đình thần ngâm vịnh xướng họa thi phú và bàn luận về các vấn đề văn hóa chính trị.

Sự tìm hiểu xứ sở cũng được thúc đẩy. Lý Anh Tôn sai vẽ lần đầu địa đồ nước Nam. Triều Nguyễn, 4 bộ sách địa lý được soạn: Gia Định Thống Chí do Trịnh Hoài Đức; An Nam Chí do Phạm Đình Hổ; Nhất Thống Địa Dư Chí do Lê Quang Định, Đại Nam Nhất Thống Chí do Cao Xuân Dục.

Các bộ sử cũng thường do vua bảo viết, hoặc được viết để dâng vua. Triều Trần có Quốc Sử Viện, triều Nguyễn có Quốc Sử Quán. Kết quả rất đáng kể.

Triều Trần Thánh Tôn, Lê Văn Hưu viết Đại Việt Sử; công trạng của tướng sĩ chống quân Nguyên, được ghi trong bộ Trung Hưng Thực Lục. Triều Hậu Lê, sử học còn tiến nhiều hơn, với Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Thông Giám của Vũ Quỳnh, Đại Việt Thông Giám Tổng Luận của Lê Trung, Việt Sử Toàn Thư của Phạm Công Trứ, Quốc Sử Thực Lục của Nguyễn Quý Đức, Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn, Quốc Sử Tục Biên của nhóm Lê Quý Đôn, Ngô Thời Sĩ, Nguyễn Hoàn và Nguyễn Du. Triều Nguyễn, đời Minh Mạng, có Bản Triều Ngọc Phả của Hoàng Công Tải, Cố Sự Biên Lục của Vũ Văn Tiêu, Liệt Thánh Tiền Biên của Quốc Sử Quán, v.v...

Nông Nghiệp được coi là trọng yếu. Nông dân đứng hàng hai trong xã hội Sĩ, Nông, Công, Thương.

Trị Thủy là ưu tư của chính quyền. Để phòng lụt, Trần Thái Tôn (1244-1252) sai đắp đê hai bên sông Hồng Hà, đặt quan Hà Đê lo việc đắp và giữ đê, và bồi thường cho người có ruộng bị mất vì đê.

Các triều sau đều theo đuổi công cuộc này. Gia Long ra lịnh xẻ ngòi thoát nước lũ, khơi các cửa sông bị bế tắc vì phù sa.

Triều Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ cho đào rạch dẫn vào đồng nước sông lớn do thủy triều dâng lên, khiến hàng vạn mẫu bãi biển biến thành ruộng tốt hai mùa tại các vùng Kim Sơn, Tiền Hải, tỉnh Ninh Bình.

Năm 1244, Lê Thánh Tôn đặt quan Khuyến Nông để thúc đẩy, răn bảo dân chăm lo cày cấy. Lê Hiến Tôn (1497-1504) khuyến khích trồng dâu chăn tằm. Minh Mạng có sáng kiến đem tiên kho cho dân nghèo vay để làm mùa.

Hồ Quý Ly cải cách điền địa, hạn chế đến 10 mẫu tối đa, số ruộng đất tư hữu của mỗi hộ nông dân. Lê Thái Tổ đặt lệ quân điền, chia đều công điền công thổ cho những người vô sản.

Khẩn hoang, cũng như trị thủy, là công tác lâu dài được nhiều triều tổ chức và tiếp tục khuếch trương. Trần Thánh Tôn (1258- 1270) lập các Trang Điền tại những vùng đất trống cho dân canh tác và cử quan tới trông nom.
- Sau khi thắng quân Chiêm và mở rộng lãnh thổ, Lê Thánh Tôn đặt 42 Đồn Điền tại các vùng Thanh Nghệ Tĩnh, cho binh sĩ giải ngũ tới định cư và khai khẩn.
- Các chúa Nguyễn cũng theo đường lối này, đem dân từ Quảng Bình, Quảng Trị vào miền Nam sinh nhai tại những vùng đất rộng người thưa. Ngay khi còn giao tranh với Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã xúc tiến mở mang những vùng Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Định hiện nay: ở đó, các Điền Tuấn Quan lập đồn điền, chiêu mộ dân nghèo và binh lính làm điền tốt, giúp cho trâu bò và nông cụ v.v... Chính sách này càng được áp dụng tích cực từ khi Gia Long tức vị và dưới các triều sau.

Dân chịu tới làm ăn tại các vùng mới dù xa, nhất là khi có sự thuận tiện về giao thông và phòng thủ: đã thấy như vậy, dọc kinh Núi Sập, và kinh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc, Hà Tiên, hai công trình lớn hoàn tất cuối triều Gia Long và đầu triều Minh Mạng. Số ruộng mỗi thời một tăng, ngay ở các vùng biên giới Việt Miên, duyên hải hay đảo Phú Quốc. Diện tích trồng tỉa là 630.075 mẫu năm 1836, sau cuộc đạc điền đầu tiên.

Đó là kết quả của nỗ lực doanh điền mà quy lệ được xác định đời Tự Đức, năm 1853: đại khái, thì vừa mộ lính lập đồn điền, vừa chiêu dân tới định cư; một khi đất thành ruộng rồi, thì tùy số ruộng và số dân mà lập Làng hay Tổng.

Tài Chính và Tiền Tệ - Các nguồn lợi tức dễ thấy nhất, dễ đếm nhất và chắc chắn hơn cả, là ruộng và người, nên đã sớm thành căn bản để thu góp và dùng vào việc công, tức là để đánh thuế. Thuế điền và thuế đinh được chú trọng, trước các tài nguyên khác có tính cách thất thường và khó ước lượng dự toán như thủy sản, lâm sản, khoáng sản, hàng hóa.

Ruộng được chia ra vài hạng tốt xấu, để chịu thuế nhiều hay ít: 2 hạng, triều Trần Thái Tôn; 3 hạng, triều Lê Thánh Tôn; cũng như về sau tại vùng thuộc các chúa Nguyễn hoặc Tây Sơn. Gia Long giảm thuế này tùy múc thiệt hại, những năm mất mùa.

Thuế đinh, triều Trần Thái Tôn, được tính theo số ruộng của mỗi người. Trái lại, Hồ Quý Ly miễn cho người không có ruộng, và giảm cho ai chỉ có dưới 2 mẫu 6 sào. Lê Thái Tổ giảm định là 8 tiền mỗi suất. Song từ 1669, theo đề nghị của Phạm Công Trứ, thuế khoán được định một lần cho cả xã, dù dân số tăng hay giảm về sau.

Các xã phải lập sổ điền và sổ đinh 6 năm một lần (thời Hậu Lê), rồi mỗi 5 năm (triều Gia Long). Sau cuộc đo đạc trên 6 tỉnh miền Nam, thực hiện dưới sự đôn đốc của Trương Đăng Quế, triều Minh Mạng, mới có điền địa bộ toàn quốc với tổng số ruộng đất là 4.063.892 mẫu (?).

Chúa Trịnh Cương (1709-1729) đặt ra thuế muối cùng lệ bán muối: phải nộp 2/10 số sản xuất; phần còn lại chỉ được bán cho dân do những người được cấp giấy phép. Gia Long đánh thuế xa xỉ phẩm: quế, sâm, yến. Các vua Hậu Lê và Nguyễn bắt nộp phần lớn quặng mỏ khai thác: sắt, đồng, vàng bạc...

Hồ Quý Ly cho thu thuế thuyền bè. Hàng hóa nhập cảng và tàu ghé bến chịu thuế tại vùng thuộc các chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh đem thóc gạo và đường cát đổi lấy ngoại hóa như diêm sinh và kim khí.

Sổ chi thu đầu tiên được lập do chúa Trịnh Giang, năm 1731 tại miền Bắc; và do chúa Võ Vương, năm 1753 tại miền Nam.

Để tiện việc tính toán hay thâu nạp cũng như buôn bán, vài triều ban bố những quy lệ đo lường. Như vải lụa và giấy phải đúng những kích thước và sổ chuẩn định để thành Tấm và Tập, triều Lê Thái Tôn (1434-1442). Một sáng kiến của Tham Tụng Phạm Công Trứ triều Lê Huyền Tôn, được áp dụng từ 1664 để đong thóc gạo: một ống đựng 1200 hạt thóc được dùng làm đơn- vị nhỏ nhất, tức là Thược; rồi cứ nhân lên 10, đến Hạp, Thăng, Đấu, Hộc. Gia Long đặt ra thước đo ruộng đất, cân cho đồ nặng và cân vàng bạc.

Vàng bạc được tiêu dùng như tiền. Trần Thái Tôn cho đúc thành phân và lượng. Thời chúa Trịnh Doanh (1740-1767) 1 lượng bạc = 10 đồng. Từ triều Gia Long, vàng và bạc được đúc thành nén, mỗi nén = 10 lượng (mỗi lượng bằng 37,5g hiện nay). 1 lượng vàng bằng giá 10 lượng bạc.

Tiền đồng được đúc từ đời Đinh Tiên Hoàng; tiền kẽm, đời Trần Minh Tôn (1314-1329). Các triều Lý, Trần, Hậu Lê, và Nguyễn đúc cả hai thứ.

Đời Lê Thái Tổ, 1 tiền = 50 đồng. Thời chúa Trịnh Doanh, 1 lượng bạc = 10 đồng, 1 đồng = 2 tiền. Triều Nguyễn, 1 quan = 10 tiền = 60 đồng kẽm...

Triều Trần Thuận Tôn, Hồ Quý Ly cho in trên giấy, 10 đồng và 30 đồng, để đổi và thu tiền đồng về kho.

Đoàn Thêm

Nhà Quê Ra Tỉnh, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai và
Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 1996.
 

Đoàn Thêm



- Sinh năm 1915 tại Hà Nội, tác giả Đoàn Thêm đã theo học các trường ở trong nước và đậu bằng Luật Khoa Cử Nhân và Luật Học Đông Dương.
- Ra đời, ông đã vào ngạch công chức và phục vụ từ thời tiền chiến đến thời Đệ nhị Cộng hòa, trong nhiều chức vụ điều khiển công quyền tại ngay trung tâm các chính quyền quốc gia.

- Nhưng ngoài nhiệm vụ chính thức, ông cũng đã được biết đến như một nhà thơ, nhà báo (bắt đầu từ năm 1958), nhà biên khảo rất thận trọng.

- Để góp vào việc xây dựng những định chế quốc gia, ông đã tham gia giảng huấn và nghiên cứu tại học viện Quốc Gia Hành Chánh.

- Và để làm tròn bổn phận của một người trí thức, ông đã thường xuyên cộng tác với các tạp chí như Bách Khoa, Vân Hóa, và nhật báo Chính Luận cho tới 1975.

- Năm 1992, Tổ Hợp XB MĐ HK đã giới thiệu với độc giả cuốn ký sự Những Ngày Muốn Quên của ông.

- Ông và gia đình định cư ở Canada từ năm 1985.

Sách đã in:


Biên khảo:

- Lược khảo về Hiến Pháp các nước Á Châu
(Học Viện Quốc Gia Hành Chánh)
- Lược khảo về Chính Đảng
(Học Viện Quốc Gia Hành Chánh)
- Tìm hiểu Hội Họa (1962) (Nam Chi Tùng Thư)
- Tìm Đẹp hay Mỹ học (1964) (Nam Chi Tùng Thư)

Soạn và Dịch:

- Quan niệm và Sáng Tác Thơ theo lời thi nhân và học giả Tây Phương
(Viện Đại Học Huế)
- Thiết kế đô thị (Bộ Văn Hóa)

Niên ký và Ký Sự:

- Hai Mươi Năm Qua (1945 - 1964) (1966) (Nam Chi Tùng Thư)
- Việc từng ngày 1965,1966,1967,1968,1969
(Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai)
- Những Ngày Chưa Quên (1939 - 1954)
(Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai)
- Những Ngày Chưa Quên (1954 - 1963)
(Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai)
- Những Ngày Muốn Quên
(Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ)

Thơ:

- Từ Thức hay Kẻ tìm đường (Mai Lĩnh)
- Nhạc Dế (1960)(Nam nhi Tùng Thư)
- Vườn Mây (1961) (Nam Chi Tùng Thư)
- Hòa Âm (1963) (Nam Chi Tùng Thư)

Giới Thiệu Sách:


  

- Nhà Quê Ra Tỉnh, CSXB Phạm Quang Khai & THXB Miền Đông Hoa Kỳ, 1996, ấn phí 25MK

Tài liệu tham khảo: Nhà Quê Ra Tỉnh



Bài viết của Đoàn Thêm:

 
- Giành Và Giữ Độc Lập, Mở Mang Lãnh Thổ, Xây Dựng Xứ Sở Biên khảo  27.6.2014



© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@hotmail.com)