caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 15 avril 2015

Bẩy con chuột ngay, đố mày bỏ chạy.

Kính gửi quý anh chị cách thực hiện bẫy chuột khi cần bất thình lình.

Caroline Thanh Hương

Phần 1 Về Miền Đất Hứa, sách rút ngắn.

Kính gửi quý anh chị phần 1 câu chuyện Về Miền Đất Hứa.

Về Miền Đất Hứa Phần 1 / The Promised Land Section 1



V MIN ĐT HA
(sách rút ngn)

I. LI GII THIU.
        Đây là tác phm rút ngn ra t cun “Exodus”, tác gi Leon Uris. Tác phm này là mt trong nhng cun sách bán chy nht mi thi gian, đã được quay thành phim do tài t Paul Newman đóng vai anh chàng “quyết t” Dov Landau, và cô đào Ave Mary Saint đóng vai cô điu dưỡng viên Hoa Kỳ xinh đp. Câu chuyn là mt biến c quan trng trong thế k th 20. S hi sinh ca mt quc gia, dân tc gia lòng nhng k thù truyn kiếp. Theo tác gi Leon Uris, Exodus là mt phép l ln nht trong thi gian ca chúng ta, câu chuyn ca mt dân tc đã b phân tán, đy i hai ngàn năm trước đây. Câu chuyn nói v s sng còn ca người Do Thái, ngoi lên sau hng thế k b ngược đãi, khinh mit, đy đa và tàn sát. H tr v xây dng mt mnh đt nh trù phú bng tinh thn và bng máu ca h. (vđh)

lundi 13 avril 2015

Phạm Đình Nhiên – NỖI ĐAU CỦA CẢ DÂN TỘC: CUỘC CHIẾN NAM – BẮC PHÂN TRANH.

Kính gửi quý anh chị bài viết về lịch sử Việt Nam.

Caroline Thanh Hương

Phạm Đình Nhiên – NỖI ĐAU CỦA CẢ DÂN TỘC: CUỘC CHIẾN NAM – BẮC PHÂN TRANH

Chuyện lịch sử Việt Nam, đọc để suy ngẫm bài viết của Dương Hoàn Vũ.

Kính gửi quý anh chị bài viết về lịch sử Việt Nam và những biến cố mà có thể chúng ta có đọan biết, có đoạn không.

Caroline Thanh HươngAfficher l'image d'origine

Hiệp Định genève niềm đau và nỗi nhục của đất nước.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Malta, ngày 3/12/1989, Gorbachev và George H.W.Bush tuyên bố cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt. Cuộc chiến tranh giữa khối tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản đã đem lại đau nhục cho dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên điều này không thể hiện rỏ ràng vì được lồng vào bên trong cái vỏ bọc « giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước ». Và cũng nhờ cái vỏ bọc này những người cộng sản đã dành được chiến thắng và luôn còn gây ngộ nhận cho thế hệ sao.

Để nhìn lại thực chất của cuộc chiến tranh Việt nam phải nhìn lại Hiệp Định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954.
Sau chín năm chiến tranh triền miên (1946-1954), dân chúng Việt Nam rất khao khát hòa bình, nhưng giấc mơ hòa bình vẫn còn ngoài tầm tay của người Việt. Đất nước chia đôi, dân tộc chia đôi ! Giòng sông Bến Hải, giữa nhịp cầu Hiền Lương luôn luôn là niềm đau và nỗi nhục của đất nước. Người Việt ở cả hai phía nói chung, hoàn toàn không thể tự quyết định tương lai của chính mình, mà phải bị động trước những áp đặt của ngoại bang, dù đó là ngoại bang tư bản hay ngoại bang cộng sản. Bất cứ một ngoại bang nào đến với Việt Nam cũng đều vì quyền lợi riêng tư của họ, chứ chẳng phải vì yêu thương hay giúp đỡ nước Việt Nam của chúng ta. Chẳng bao giờ có tình nghĩa xã hội chủ nghĩa hay tình nghĩa tư bản chủ nghĩa. Chỉ có ‘’quyền lợi chủ nghĩa’’ giữa các nước mà thôi.
Nhiều câu hỏi luôn được đặt ra ngay tới tận ngày na
1/ Cách nhận định của hai miền Nam Bắc sau Hiệp định Genève ?
2/ Sau trận Điện Biên Phủ (7.5.1954), khi Pháp quyết định bỏ chạy khỏi Việt Nam, tại sao Hồ Chí minh không thừa thắng xông lên, chiếm lấy tất cả Việt Nam mà lại chịu kỳ hiệp định chia đôi đất nước ?
3/ Ai vi phạm Hiệp định Genève ?
4/ Xương máu của nhân dân Việt Nam đã đem lại những lợi lọc cho ai ?
Niềm đau nhục của dận tộc:
1/Cách nhận định của hai miền chiến tuyến :
Sự khác biệt trong nhận định của hai miền Nam Bắc sau hiệp định là :
-Miền Nam xem đó là ngày Quốc Hận vì là ngày tấm bi kịch huynh đệ tương tàn.
-Miền Bắc xem đó là một thành quả thắng lợi.
Trong khi ngoại trưởng miền Nam Trần Văn Hữu đã rơi lệ tại bàn Hội nghị vì viễn cảnh Trịnh Nguyễn phân tranh xắp tái diễn. Tiếng sáo thở than của Võ Thành Minh đã tuyệt thực ở bên hồ Leman để chống lại việc cắt đôi đất nước. Thì các lãnh tụ cộng sản thì còn đang lo hô hào cán bộ đẩy mạnh các cuộc đấu tố để tiêu diệt giai cấp địa chủ, thực hiện tư tưởng Mao Trạch Đông. Qua cái đạo luật “cải cách ruộng đất” vào Tháng Mười Hai năm 1953 mà Hồ Chí Minh xem là một “bước tiến” trong cuộc cách mạng quốc tế mà ông theo đuổi. Khi một người tin mình nắm chân lý tuyệt đối trong tay thì họ dám làm bất cứ cái gì để thực hiện chân lý đó, dù phải hy sinh hàng triệu người chỉ là chuyện nhỏ trong vở tuồng lịch sử vĩ đại mà họ coi là cần thiết. Hiệp định Genève đối với người cộng sản luôn luôn là một thắng lợi.
Hôm nay nhìn lại trang sử đau thương của dân tộc nhiều người Việt Nam sống ở miền Bắc cũng công nhận việc chia đôi đất nước năm 1954 là một mối đau nhục, gây nên cảnh nồi da xáo thịt vô ích. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn lại để biết phải làm gì cho một ngày mai của đất.

2/ Vì sao Hồ Chí Minh không thừa thắng xông lên mà chịu ký Hiệp định Genève : Có nhiều lý do được đưa ra không ai biết chắc đúng hay sai. Nhiều người cho là Cộng Sản Việt Nam đã chịu áp lực của Liên Xô và Trung Cộng. Các đàn anh cộng sản này muốn kết thúc cuộc chiến ở Đông Dương, sau khi họ đã ký kết chấm dứt chiến tranh ở Hàn Quốc. Nghĩ như vậy tức là coi như Cộng Sản Việt Nam bị ép buộc nên phải cắt đôi đất nước. Để làm áp lực, hai nước cộng sản đàn anh hứa tiếp tục viện trợ với điều kiện Cộng Sản Việt Nam chịu đến bàn hội nghị ở Genève.
Có người lại nói chính Cộng Sản Việt Nam muốn ký hiệp ước vì sợ đằng sau nước Pháp còn có Mỹ, phải ngưng chiến để không cho Mỹ có lý do can thiệp vào Việt Nam. Ông William J. Duiker, trong cuốn “The Communist Road to Power in Vietnam” kể rằng Hồ Chí Minh đã mất công thuyết phục cánh chủ chiến trong đảng Cộng Sản, trong phiên họp Trung Ương Đảng vào Tháng Bảy năm 1954. Ông Hồ nói rằng những người trong Trung Ương Đảng muốn tiếp tục chiến tranh không nhìn thấy mối nguy là quân Mỹ có thể sẽ nhảy vào Việt Nam giúp chính phủ quốc gia của Bảo Đại, thay chỗ của Pháp.
Trong thời gian chiến cuộc Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp đã yêu cầu Mỹ hỗ trợ bằng cách ném bom chung quanh thung lũng này để tiêu diệt quân Việt Nam đang tấn công. Không khí “chiến tranh lạnh” bao trùm thế giới từ sau Đại Chiến Thứ Hai, cả Nga lẫn Mỹ đang nghi ngờ nhau. Bộ Quốc Phòng Mỹ vẫn giả thiết rằng sớm muộn Nga xô sẽ đánh Âu Châu và Trung Cộng sẽ tấn công chiếm các nước Đông Nam Á. Mà các nước trong vùng đó đều có một (hay hai) đảng Cộng Sản địa phương đang nổi dậy, làm nội ứng. Lúc đó Mỹ đã rảnh tay ở Cao Ly mà lực lượng máy bay bom đạn của họ vẫn sẵn sàng ở Nhật Bản và Đài Loan. Nhưng chính phủ Mỹ đã từ chối không giúp Pháp ở Điện Biên Phủ. Nếu sau đó chính phủ Pháp chấp thuận những điều kiện của Mỹ, thí dụ, trả lại nhiều quyền tự quyết về quân sự và ngoại giao cho chính phủ quốc gia Việt Nam hơn, sau khi Bảo Đại đã phong nhậm một ông thủ tướng thân Mỹ, thì việc tham dự của Mỹ có thể thành sự thật. Đó là mối lo chính đáng của Hồ Chí Minh, con người có kinh nghiệm quốc tế nhiều hơn các lãnh tụ cộng sản khác.
Ông Duiker cũng cho là vì lo ngại Mỹ sẽ nhúng tay trực tiếp nên Hồ Chí Minh đã lựa chọn giải pháp chia đôi Việt Nam, thay vì giải pháp ngưng bắn tại chỗ, mỗi bên giữ phần đất mình đang kiểm soát. Trong trường hợp ngưng bắn tại chỗ, Mỹ vẫn có thể chờ một biến cố nào đó để lấy cớ mà viện trợ trực tiếp cho chính phủ Ngô Đình Diệm đánh nhau với Việt Minh trở lại. Khi chính phủ Mỹ không ký vào Hiệp Định Genève chia đôi Việt Nam, chúng ta có thể hiểu là họ nghiêng về giải pháp ngưng bắn tại chỗ, vì nó thích hợp với mưu đồ của họ hơn, đúng như ông Hồ lo ngại. Mặt khác, nếu chia đất theo lối “da beo” thì ông Hồ khó thi hành được chương trình đấu tố trong cải cách ruộng đất mà ông đã bắt đầu, dưới sự cố vấn của các đồng chí Trung Quốc.
Nhưng một câu hỏi thực tế là, lúc đó Việt Minh có đủ sứ tiến đánh tới toàn thắng, nếu Mỹ không can thiệp hay chăng? Tướng Navarre, người chỉ huy quân Pháp thời đó, cho biết rằng trong năm 1954 lực lượng Việt Minh đã cạn sức vì dồn hết sức vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Để chiếm lấy một cứ điểm có 16,000 quân Pháp, Việt Minh đã huy động gần 50,000 quân chủ lực, 55,000 quân phụ lực, và 100,000 dân công tiếp tế cho chiến trường. Phía Pháp chết khoảng 1,500 quân, 4,000 bị thương; trong khi phía Việt Nam mất 25,000 người trong đó 10,000 người chết. Nhiều người phía Việt Minh thì cho là sau khi thắng trận ở Điện Biên Phủ, họ đủ sức sẵn sàng mở ra những cuộc hành quân ở vùng châu thổ sông Hồng Hà để tiêu diệt lực lượng Pháp và quân đội quốc gia. Tất nhiên họ không dự trù việc tham dự của Mỹ có thể xảy ra, và cũng không biết các điều kiện viện trợ của Liên Xô và Trung Cộng màHồ Chí Minhbiết. Tướng Navarre thì nói sau trận Điện Biên Phủ các hoạt động tấn công của Việt Minh đã giảm hẳn đi, nhưng khi ông ta xin thêm 2 sư đoàn viện binh thì chính phủ Pháp từ chối. Mặt khác, thủ tướng Pháp lúc đó, ông Mendes France, đã hứa trước quốc hội khi nhậm chức là sẽ giải quyết chiến tranh Đông Dương trước ngày 21 Tháng Bảy, cho nên có ký hiệp định đình chiến thì ngôi thủ tướng của ông mới tồn tại.
Bên cạnh các giả thuyết của các sử gia, có một tài liệu có thể coi là khách quan đối với tình hình quân sự tại Việt Nam lúc đó, trong cuốn Hồi Ký Khrushchev (Khrushchev Remembers), của người lãnh đạo Liên Bang Xô Viết năm 1954, bản dịch cuốn sách này xuất bản năm 1971 ở Mỹ. Gọi là khách quan, vì ông Nikita Khrushchev rất có cảm tình với ông Hồ Chí Minh. Hơn nữa, lúc đó ông nắm đủ các tin tức mà người ngoài không biết, do guồng máy các cố vấn Nga Xô bên cạnh Việt Minh cũng như ở Trung Quốc cung cấp.
Khrushchev kể rằng đầu năm 1954 Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh đến Mát Cơ Va họp để bàn một lập trường chung tại Hội Nghị Genève, “dựa trên tình hình ở Việt Nam.” Và Khrushchev mô tả, “Tình hình rất nghiêm trọng. Phong trào kháng chiến ở Việt Nam đang trên đà sụp đổ. Các dân quân hy vọng Hội Nghị Genève sẽ dẫn tới một thỏa hiệp ngưng bắn để họ có thể tiếp tục cuộc chiến đấu chống Pháp...” Đó là nhận xét của Khrushchev. Ông còn thuật lại lời Chu Ân Lai. Sau một phiên họp chung, có lúc Chu Ân Lai kéo Khrushchev vào một góc, nói, “Đồng chí Hồ Chí Minh đã nói với tôi rằng tình hình ở Việt Nam đang tuyệt vọng, và nếu chúng ta không tiến đến một cuộc ngừng bắn sớm, thì người Việt Nam không thể đứng vững chống lại quân Pháp. Do đó, họ đã quyết định nếu cần sẽ rút lui về biên giới Trung Quốc, và họ xin Trung Quốc sẵn sàng tiến quân sang Việt Nam, như chúng tôi đã làm ở Triều Tiên. Nói cách khác, người Việt Nam muốn chúng tôi đánh đuổi Pháp giúp họ. Chúng tôi không thể nào đáp ứng yêu cầu của đồng chí Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã tổn thất quá nhiều ở Triều Tiên, cuộc chiến đó tốn kém quá đối với chúng tôi. Chúng tôi không thể nào dự vào một cuộc chiến tranh khác trong lúc này.”
Nghe Chu Ân Lai xong, Khrushchev đã tìm cách thuyết phục ông ta đừng từ chối ngay, “Đồng chí không thể nào nói với ông Hồ là đồng chí sẽ không giúp đỡ khi ông ta bị Pháp đánh phải rút quân về biên giới Trung Quốc. Tại sao đồng chí không cứ nói dối một cách vô hại đi? Cứ để cho người Việt Nam họ tin là đồng chí sẽ giúp họ nếu cần, cái đó sẽ khích lệ họ chiến đấu chống quân Pháp hăng hái hơn.” Chu Ân Lai đã nghe lời khuyên đó, Khrushchev kể, ông ta “không nói với ông Hồ là Trung Quốc sẽ không đánh nhau với Pháp trên lãnh thổ Việt Nam.”
Chúng ta có thể tin những lời Khrushchev thuật lại là đúng, vì ông ta tỏ ra rất hâm mộ Hồ Chí Minh. Lần đầu Khrushchev gặp ông Hồ là vào Tháng Hai năm 1950, khi ông Hồ sang Mát Cơ Va xin Stalin viện trợ. Khrushchev mô tả Hồ Chí Minh là một con người “thành thật, nhân từ, trong sáng;” và nói rằng “Ông ta có thể chinh phục tất cả mọi người với tấm lòng chân thành và niềm tin tưởng không thể nào lay chuyển của ông rằng chủ nghĩa Cộng Sản là tốt nhất cho dân tộc ông và cho cả loài người.” Khrushchev tả Hồ Chí Minh có đôi mắt “chân thành trông thơ ngây như trẻ em.” Khrushchev ca ngợi, coi Hồ Chí Minh đáng là một vị “thánh tông đồ” của chủ nghĩa Cộng Sản.Nhưng cáo già Stalin thì không tin. Trong cuộc gặp gỡ đầu năm 1950 này, Hồ Chí Minh đã rút ra một tờ báo hình ảnh của Liên Xô, có hình Stalin, xin ông ta ký tên vào đó làm kỷ niệm. Stalin vui vẻ ký, nhưng sau đó đã ra lệnh mật vụ tới phòng Hồ Chí Minh lén thu hồi lại, vì Stalin cũng sợ ông Hồ sẽ lợi dụng, theo lời Khrushchev thuật. Mọi người đều biết hồi ông Hồ ở bên Trung Quốc và làm việc cho OSS, tổ chức tình báo Mỹ, ông có xin Tướng Chennault, chỉ huy phi đoàn Cọp Bay của Mỹ ở Trung Quốc, ký tặng Hồ một bức hình. Sau đó ông Hồ mang bức hình về Việt Nam, rồi khi họp hội nghị Tân Trào thì đem bức hình đó trưng bày, để mọi người nghĩ rằng ông đã được Mỹ ủng hộ, mà Mỹ thì đang thắng Nhật. Chưa chắc Stalin biết câu chuyện này, nhưng một lãnh tụ cộng sản như ông ta thì chắc cũng hiểu là không nên tin tưởng những lãnh tụ cộng sản khác.
Câu chuyện Khrushchev kể trong cuốn hồi ký về cuộc đối thoại với Chu Ân Lai có thể hoàn toàn là thật. Vì ông ta không có lý do nào để nói dối. Chu Ân Lai chắc cũng không cần bịa chuyện ra nói với Khrushchev. Năm 1954 là lúc bang giao giữa hai nước Nga-Hoa còn rất thân thiện, mà nếu Chu Ân Lai nói dối thì Khrushchev có thể kiểm tra lại, biết liền. Cho nên chúng ta có thể tin rằng Hồ Chí Minh quả thật đã thú nhận với cả hai lãnh tụ Nga và Trung Quốc tình hình lực lượng Việt Minh đang lo bị thua tới mức có thể phải rút sang Trung Quốc. Cũng có thể tin được là năm 1954, Hồ Chí Minh đã xin Trung Cộng đem quân vào Việt Nam.
Khi Chu Ân Lai nói với Khrushchev rằng Trung Cộng không thể tham dự một cuộc chiến nữa, sau khi đã tiêu hao lực lượng ở Cao Ly, điều này cũng đúng. Nhiều người vẫn nghĩ là chính Stalin thúc đẩy Trung Cộng đem quân sang Cao Ly để làm tiêu mòn lực lượng nước cộng sản anh em này, vì ai cũng biết chính Stalin bật đèn xanh cho Kim Nhật Thành gây chiến. Nhưng sau khi ký hiệp ước đình chiến ở Cao Ly, Trung Cộng đã thấy sự thiệt hại của họ quá lớn, cho nên không muốn dính vào một cuộc chiến khác. Theo William Duiker thì vào Mùa Thu năm 1953, Ngoại Trưởng Mỹ Foster Dulles đã cảnh cáo nếu Trung Cộng dính vào Chiến Tranh Đông Dương thì sẽ “có hậu quả nghiêm trọng” khiến Bắc Kinh chấp nhận chính sách ôn hòa của Nga Xô, sau khi ông Stalin qua đời.
Như vậy thì việc ký Hiệp Định Genève một phần là do Hồ Chí Minh lo sợ nếu tiếp tục chiến tranh thì Mỹ sẽ can thiệp, mà sức lực Việt Minh lúc đó đang yếu; một phần khác cũng vì chủ trương ôn hòa của Nga Xô khiến cho ông Hồ lo ngại nếu không theo thì sẽ không còn được Nga và Trung Quốc viện trợ như trước nữa. Bản hiệp định chia đôi đất nước đó dẫn tới cuộc chiến tranh Nam Bắc làm chết mấy triệu người Việt Nam, cũng vì ông Hồ là một người cộng sản kiên cường, đúng như ông Khrushchev ca ngợi. Ông “thánh cộng sản” đó muốn cả hai miền Nam Bắc đều phải sống dưới chế độ cộng sản để tiến hành việc “giải phóng” cả vùng Đông Nam Á và cả thế giới. Chính phủ Ngô Đình Diệm lúc đó không chịu ký vào Hiệp Định Genève, cũng vì không muốn chịu trách nhiệm trước lịch sử việc tái diễn Hận Sông Gianh.
3/Ai vi phạm Hiệp định Genève ? :
Có thể nói không ai vi phạm cả vì Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam tức Hiệp Định Đình Chiến Genève chỉ có tính cách thuần túy quân sự, nói về việc rút quân, tập trung quân, thời hạn chuyển quân...mà hoàn toàn không đề cập đến giải pháp chính trị. Có nghĩa là không phải là một Hiệp định Hòa Bính.
Và điểm đặc biệt không có phái đoàn nào ký tên vào bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’ ngày 21.7.1954. Một điều rất lạ lùng là sự việc bất thường nầy, một văn kiện quốc tế mà không có chữ ký, lại ít được chú ý và ít được sách báo viết đến ?
Để bỏ chạy an toàn, Pháp thỏa mãn những đòi hỏi về phía khối cộng sản, thỏa hiệp với cộng sản chia hai nước Việt Nam và ấn định lịch Tổng Tuyển Cử năm 1956, mà không cần đếm xỉa đến ý nguyện của chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Pháp quyết ký Hiệp Định Genève (20.7.1954), để vĩnh viễn rút quân ra khỏi ba nước Đông Dương, không còn liên hệ gì đến Việt Nam. Như thế, Pháp dựa vào tư cách nào để ấn định lịch Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 về tương lai chính trị nước Việt Nam? Lịch Tổng Tuyển Cử nầy lại không được các phái đoàn tham dự ký kết để bảo đảm thi hành. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cộng sản luôn luôn ký kết hiệp ước để làm kế hoãn binh và không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký kết, huống gì là những văn bản không có chữ ký như bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’ ngày 21.7.1954.
I/Tình hình thế giới đưa đến HỘI NGHỊ GENÈVE
Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng hiệp ước đình chiến được ký kết tại Bàn Môn Điếm (Panmunjon), ngày 27.7.1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38. Đây chỉ là hiệp ước đình chiến, chứ không phải là hòa ước giữa các bên lâm chiến. Dầu vậy, hiệp ước và giải pháp chia hai nước Triều Tiên được một số nước, kể cả Pháp, xem là mẫu mực để giải quyết vấn đề Đông Dương.
Ngày 4.8.1953 Liên Xô đề nghị họp Hội Nghị ngũ cường gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào tháng 9.1953 để tiếp tục giải quyết những tranh chấp ở Triều Tiên, đồng thời tại khu vực Á Châu, trong đó nóng bỏng nhất là vấn đề Việt Nam.
Đề nghị nầy bị Hoa Kỳ bác bỏ ngày 2.9.1953. Trong cuộc họp tay ba Anh, Pháp và Hoa Kỳ trong ba ngày kể từ 16.10.1953, cả ba nước đưa ra tuyên bố không chấp nhận đề nghị của Liên Xô, chủ yếu vì các cường quốc Tây phương không muốn thừa nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là một cường quốc ngang hàng với họ. Lúc đó, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chưa được vào Liên Hiệp Quốc. Chiếc ghế thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) nắm giữ.
Lúng túng trong chiến tranh Việt Nam, ngày 27.10.1953, Thủ Tướng Pháp là Joseph Laniel tuyên bố sẵn sàng tìm kiếm cơ hội tái lập hòa bình ở Đông Dương. Ông được Quốc Hội Pháp ủng hộ để thương thuyết và đi đến một giải pháp chính trị. Ra trước Thượng Viện Pháp ngày 12.11.1953, Thủ Tướng Laniel lập lại ý kiến trên thêm một lần nữa. Laniel hy vọng kế hoạch hành quân của Đại Tướng Henri Navarre tại Việt Nam sẽ có thể đem lại thành công trên chiến trường, để có thể thương thuyết trong thế mạnh.
Đề nghị của Laniel được phía cộng sản đáp ứng ngay. Trong một cuộc phỏng vấn của báo Expressen (Norway = Na Uy) vào cuối tháng 10.1953, Hồ chí Minh cho biết rằng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng lao động và mặt trận Việt Minh điều khiển, sẵn sàng tìm hiểu các đề nghị của Pháp và chỉ thương thuyết với Pháp, chứ không nói chuyện với chính phủ Quốc Gia Việt Nam do cựu Hoàng Bảo Đại làm Quốc Trưởng.
Về phía Liên Xô, vừa trả lời cho tam cường Tây phương, vừa trả lời cho đề nghị của Thủ Tướng Pháp (Laniel), Ngoại Trưởng Mikhailovich Molotov tuyên bố ngày 26.11.1953 đồng ý tham dự Hội Nghị tứ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô, nhưng dành quyền sẽ triệu tập Hội Nghị ngũ cường sau đó. Mãi đến ngày 29.11.1953, bài phỏng vấn Hồ chí Minh mới được báo Expressen công bố, và được Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh đăng lại ngày 1.12.1953, kèm theo bài xã luận hoàn toàn ủng hộ lập trường của Việt Minh.
Ngày 6.12.1953, theo quyết định của các cố vấn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quân đội Việt Minh bắt đầu mở cuộc tấn công Điện Biên Phủ. Một tuần sau, Hồ chí Minh tuyên bố chấp nhận thương thuyết với Pháp ngày 14.12.1953. Hỗ trợ ý kiến của Hồ chí Minh, ngày 26.12.1953, Liên Xô đưa ra đề nghị họp tứ cường tại Berlin ngày 25.1.1954, và được các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ chấp thuận.
Vào ngày nói trên (25.1.1954), Hội Nghị tứ cường vừa khai mạc tại Berlin, thì Ngoại Trưởng Liên Xô, Mikhailovich Molotov, đề nghị mời Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cùng họp để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên thế giới. Mãi đến ngày 18.2.1954, ý kiến của Liên Xô mới được ba nước Tây phương đồng ý. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được mời tham dự Hội Nghị Genève, sẽ bắt đầu từ ngày 26.4.1954 để bàn về các vấn đề Triều Tiên và Đông Dương.
Hội Nghị ngũ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Genève chính thức khai mạc ngày 26.4.1954, một ngày bàn về Đông Dương, một ngày bàn về Triều Tiên. Liên Xô đề nghị mở rộng những nước tham dự bằng cách mời thêm các phe lâm chiến ở Đông Dương. Ý kiến nầy được chấp thuận tại phiên họp ngày 2.5.1954. Như thế, về vấn đề Đông Dương, hội nghi Genève sẽ có tất cả là 9 phái đoàn tham dự: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh), Lào và Cambodge (Cambodia).
Hội Nghị Genève về Đông Dương với sự tham dự của 9 phái đoàn, chính thức khai mạc ngày 8.5.1954. Một ngày trước đó, cứ điểm Điện Biên Phủ tại Việt Nam của liên quân Pháp-Việt bị thất thủ vào tay quân đội Việt Minh ngày 7.5.1954.
II.- HỘI NGHỊ GENÈVE
Hội Nghị Genève về vấn đề Đông Dương có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ khi khai mạc (8.5.1954) đến khi tạm nghỉ ngày 20.6.1954. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ ngày 10.7 đến ngày 21.7.1954. Giữa hai giai đoạn là sự thay đổi chính phủ tại Pháp và Hội Nghị Liễu Châu giữa Châu Ân Lai (Trung Cộng) và Hồ chí Minh (Việt Minh).
GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT HỘI NGHỊ GENÈVE
Hội Nghị Genève về Đông Dương với 9 phái đoàn là ngũ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và bốn chính phủ liên hệ ở Đông Dương là Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh), Lào, Cambodge (Cambodia), bắt đầu ngày 8.5.1954, một ngày sau khi kết thúc trận Điện Biên Phủ.
Thời điểm khai mạc Hội Nghị Genève về Đông Dương rõ ràng rất thuận lợi cho phía cộng sản: Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lúc đó chưa rạn nứt mà còn liên lạc ngoại giao gắn bó trong tinh thần cộng sản quốc tế, tích cực giúp đỡ Việt Minh. Trong khi đó, sau khi thất trận Điện Biên Phủ (7.5.1954), nội tình nước Pháp chia rẽ. Pháp đang muốn kiếm cách rút lui khỏi Đông Dương. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam gặp nhiều khó khăn, quân đội mới được thành lập nên chưa vững mạnh.
Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam do Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định cầm đầu khi Hội Nghị bắt đầu. Sau đó, để tăng cường, Quốc Gia Việt Nam gởi phó Thủ Tướng Nguyễn Trung Vinh làm Trưởng Đoàn, Nguyễn Quốc Định phụ tá. Khi Ngô Đình Diệm chấp chánh ngày 7.7.1954, thì tân Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đến thay Nguyễn Trung Vinh. Phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Lúc đó ông Đồng đã được chỉ định làm Phó Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Sau gần 20 ngày hội họp tại Genève, ngày 26.5.1954, Pháp và Việt Minh thỏa thuận ngừng bắn ở Việt Nam, rút quân về những khu vực chỉ định. Phạm văn Đồng đề nghị cách phân chia thật giản dị là chia hai nước Việt Nam ở vĩ tuyến 13. Việt Minh rút về Bắc, Pháp rút về Nam. Pháp chưa quyết định. Anh Quốc tán thành, Hoa Kỳ phản đối. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam chủ trương thống nhất, không chia cắt. Tại Sài Gòn, Thủ Đô của chính phủ Quốc Gia Việt Nam, Quốc Dân Đại Hội họp phiên bất thường cũng trong ngày 26.5.1954, phản đối mạnh mẽ việc chia hai đất nước.
Tại Genève, trong cuộc họp mật riêng với Pháp ngày 10.6.1954, Tạ quang Bửu, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Minh, nói với đại diện Pháp là Delteil rằng:
‘’Chúng tôi cần một thủ đô [Hà Nội] và cần một hải cảng [Hải Phòng]’’. Hội Nghị toàn thể tại Genève gặp bế tắc ngày 12.6 khi phái đoàn Việt Minh không chấp nhận sự kiểm soát quốc tế, mà đòi rằng ban kiểm soát chỉ có đại diện Pháp và Việt Minh. Việt Minh còn đòi giải pháp ngưng bắn ở Đông Dương bao gồm luôn cả vấn đề Việt-Miên-Lào.
Khi họp riêng ngày 15.6.1954, với đại diện Liên Xô (Ngoại Trưởng Molotov) và đại diện Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Châu Ân Lai), Phạm văn Đồng bị đại diện hai nước nầy ép phải chấp nhận những giải pháp riêng biệt về ba nước Đông Dương, nghĩa là Việt Minh phải rút quân ra khỏi Lào và Miên. Kể từ 20.6.1954, các Ngoại Trưởng tạm nghỉ và về nước tham khảo ý kiến.
NHỮNG DIỄN TIẾN TRONG THỜI GIAN HỘI NGHỊ GENÈVE TẠM NGHỈ
Mendès France, Thủ Tướng Pháp: Sau thất bại Điện Biên Phủ (7.5.1954), chẳng những Pháp thay lãnh đạo ở Đông Dương, mà thay luôn cả chính phủ Pháp ở Paris. Nội các Joseph Laniel từ chức ngày 13.6.1954, và Mendès-France, người Pháp gốc Do Thái, thuộc đảng Xã Hội Cấp Tiến (Socialiste Radical), một thành viên Hội Tam Điểm Pháp, được mời lập chính phủ.
Điều trần trước Quốc Hội Pháp, Mendès-France tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong vòng bốn tuần lễ (chưa đầy một tháng). Nói cách khác, với ý nguyện của Quốc Hội Pháp, chính phủ Mendès-France quyết định bỏ rơi Quốc Gia Việt Nam, và bằng mọi giá ký kết hiệp ước đình chiến, rút quân Pháp ra khỏi Đông Dương. Mendès-France chính thức nhậm chức ngày 21.6.1954. Nếu tính thêm bốn tuần lễ thì vào khoảng 21.7.1954.
Hội Nghị Liễu Châu: Trong thời gian nghỉ họp, Châu Ân Lai về lại Trung Quốc. Ông mời Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp qua Liễu Châu (Liuzhou), thuộc Tỉnh Quảng Tây (Kwangsi hay Guangxi), hội họp từ ngày 3.7.1954.
Trong cuộc gặp gỡ nầy, đại để Châu Ân Lai cho rằng có ba cách để đối phó với tình hình mới:
1.- Thượng sách là hòa.
2.- Trung sách là đánh rồi hòa.
3.- Hạ sách là đánh tiếp.
Châu Ân Lai khuyên Hồ chí Minh chấp nhận thượng sách là hòa để tránh mở rộng chiến tranh, vì nếu tiếp tục mở rộng chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Theo Châu Ân Lai, Việt Minh nên giải quyết riêng biệt chuyện Lào và Miên, đồng thời chia hai nước Việt Nam ở khoảng vĩ tuyến 16. Với kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên, Châu Ân Lai khuyên Việt Minh không nên đòi hỏi thái quá, khiến Pháp sẽ ở thế phải nhờ Hoa Kỳ can thiệp.
Cũng theo Châu Ân Lai, trong trường hợp Hoa Kỳ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, với binh lực hùng hậu, Hoa Kỳ sẽ có thể lật ngược tình thế như trong chiến tranh Triều Tiên trước đây.
Như vậy Việt Minh sẽ đuổi được kẻ địch yếu, nhưng lại rước kẻ địch mạnh. Hơn nữa, Việt Minh nên giúp Tân Thủ Tướng Pháp là Mendès-France, để ông ta không bị Quốc Hội Pháp lật đổ. Nếu Mendès-France không thành công, chính phủ Mendès-France sẽ bị đổ, thì có thể sẽ bất lợi đối với phía cộng sản.
Về phía phái đoàn Việt Minh, trong Hội Nghị nầy, Võ nguyên Giáp cho biết nếu phải rút đi, thì chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện, phần còn lại thì ở lại miền Nam chờ thời cơ, có thể khoảng 10,000 cán bộ.
Hội Nghị Liễu Châu giữa Châu Ân Lai và Hồ chí Minh kết thúc sau phiên họp cuối cùng tối ngày 5.7.1954. Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh ngày 8.8.1954, đăng

‘’Tuyên bố về cuộc hội đàm Trung Việt của chính phủ Trung Quốc’’, được dịch nguyên văn như sau:
‘’Thủ Tướng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Châu Ân Lai và Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ chí Minh đã cử hành hội đàm tại biên giới Trung Việt từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 7 năm 1954. Thủ Tướng Châu Ân Lai và Chủ Tịch Hồ chí Minh đã trao đổi ý kiến đầy đủ về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương và các vấn đề có liên quan khác. Tham gia Hội Nghị còn có: Hoàng văn Hoan, Đại Sứ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Trung Quốc và Kiều Quán Hoa, cố vấn Đoàn Đại Biểu nước Cộng Hòa Nhận Dân Trung Hoa tại Hội Nghị Genève’’.
Về lại Việt Nam, Hồ chí Minh họp bộ chính trị đảng lao động (tức đảng cộng sản Việt Nam) tại Thái Nguyên, ra nghị quyết theo quyết định của Hội Nghị Liễu Châu, nghĩa là Việt Minh chấp nhận giải pháp chia hai đất nước, tạm thời hòa hoãn và chuẩn bị tiếp tục tranh đấu sau khi ký kết hiệp ước đình chiến.
Chủ trương mới nầy được Hồ chí Minh nêu ra trong báo cáo ngày 15.7.1954 tại Hội Nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương đảng lao động (tức đảng cộng sản) khóa II từ 15 đến 17.7.1954 tại Việt Bắc, trong đó có đoạn viết: ‘’Trước kia khẩu hiệu của ta là: ‘’Kháng chiến đến cùng’’. Nay vì tình hình mới, ta cần nêu khẩu hiệu mới là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ’’.
Trong khi đó, thực hiện sự thỏa thuận ngày 26.5 tại Hội Nghị Genève, các phe lâm chiến ở Việt Nam mở Hội Nghị Trung Giá từ ngày 4 đến 27.7.1954 để bàn về chi tiết việc ngưng bắn. Trung Giá, hay Trung Giã, nằm về phía Nam Thị Xã Thái Nguyên khoảng 30 cây số. Đại diện cho Pháp là Đại Tá Lennuyeux, đại diện cho Quốc Gia Việt Nam là Thiếu Tá Nguyễn Phước Đàng, đại diện cho Việt Minh là Thiếu Tướng Văn tiến Dũng.
GIAI ĐOẠN THỨ HAI HỘI NGHỊ GENÈVE
Tân Thủ Tướng Pháp là Mendès-France đích thân đến Genève để hội đàm với Ngoại Trưởng Liên Xô là Mikhailovich Molotov ngày 10.7, và Ngoại Trưởng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Châu Ân Lai trong hai ngày 12 và 13.7. Pháp, Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thỏa thuận giải pháp chia hai nước Việt Nam. Pháp đòi chia ở vĩ tuyến 18. Trung Hoa đề nghị vĩ tuyến 16, rồi đổi vĩ tuyến 17. Sau đó, khi Châu Ân Lai gặp Phạm văn Đồng, đại biểu của Việt Minh, Châu Ân Lai áp đặt ý định của các cường quốc. Phạm văn Đồng đành chấp nhận. Đại Biểu Quốc Gia Việt Nam là Bác Sĩ Trần Văn Đỗ phản đối việc chia cắt đất nước bất cứ ở đâu.
Cuối cùng, sau những tranh cãi và mặc cả vào buổi chiều ngày 20.7.1954, hiệp ước đình chiến được soạn thảo xong và ký kết sau 12 giờ đêm 20.7, qua sáng 21.7.1954 trong lúc đồng hồ ở trụ sở ký kết vẫn giữ nguyên ở 12 giờ đê
20.7.1954.
III.- HIỆP ĐỊNH GENÈVE
Danh xưng chính thức của Hiệp Định Genève là Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam. Hiệp Định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp ước đình chiến Genève là Henri Delteil, Thiếu Tướng, thay mặt Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ quang Bửu, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Các nước khác cùng ký vào Hiệp Định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Lào, Cambodia. Hai chính phủ Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vào bản Hiệp Định nầy. Hiệp Định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau:
- Việt Nam chia làm hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải (Tỉnh Quảng Trị), theo dòng sông, đến làng Bồ-Hô-Su và biên giới Lào Việt. [Không nói đến vĩ tuyến 17. Trong thực tế, sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên người ta nói nước Việt Nam được chia hai ở vĩ tuyến 17.] Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía Bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía Nam.
- Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên, để làm ‘’khu đệm’’, có hiệu lực từ ngày 14.8.1954.
- Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày Hiệp Định có hiệu lực.
- Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27.7 ở Bắc Việt, 1.8 ở Trung Việt và 11.8 ở Nam Việt.
- Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức nền hành chánh riêng.
- Cấm phá hủy trước khi rút lui. Không được trả thù hay ngược đãi những người đã hợp tác với phía đối phương.
- Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu thuộc phía bên kia.
- Cấm đem thêm quân đội, vũ khí hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới.
- Tù binh và thường dân bị giữ, được phóng thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi thực sự ngừng bắn.
- Sự giám sát và kiểm soát thi hành Hiệp Định sẽ giao cho một Ủy Ban Quốc Tế.
- Thời hạn rút quân riêng cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn: Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80 ngày), Đồng Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày). Đợt chót ở khu tập kết Trung Việt (300 ngày).
Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam chỉ là một Hiệp Định có tính cách thuần túy quân sự. Cũng giống như hiệp ước đình chiến Panmunjon (Bàn Môn Điếm) ngày 27.7.1953, Hiệp Định đình chiến Genève không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.
IV.- BẢN TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG KHÔNG CHỮ KÝ
Sau khi Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam được ký kết, các phái đoàn họp tiếp ngày 21.7.1954 và ‘’thông qua’’ bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’. Đây chỉ là lời tuyên bố (Déclaration) của bảy phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai Việt Nam, và đặc biệt không có phái đoàn nào ký tên vào Bản Tuyên Bố nầy, nghĩa là Bản Tuyên Bố không có chữ ký.
Khi chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (Ngoại Trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì 7 phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào và Cambodge (Cambodia) trả lời miệng rằng ‘’đồng ý’’. Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không đồng ý, và tự đưa ra tuyên bố riêng của mình.
Bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’ gồm 13 điều, trong đó quan trọng nhất là điều 7. Điều nầy ghi rằng:
‘’Hội Nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau Tổng Tuyển Cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng Tuyển Cử sẽ tổ chức vào tháng 7.1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc Tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám Sát và Kiểm Soát Quốc Tế đã nói trong Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự. Kể từ ngày 20.7.1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó’’.
Điều 7 của Bản Tuyên Bố được xem là dự kiến về một giải pháp chính trị trong tương lai, theo đó một cuộc Tổng Tuyển Cử sẽ có thể được tổ chức để thống nhất đất nước, mà sau nầy Bắc Việt dựa vào điều nầy để đòi hỏi Nam Việt tổ chức Tổng Tuyển Cử trên toàn quốc.
Bắc Việt thường nói và viết rằng việc tổ chức Tổng Tuyển Cử giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam là theo quyết định của Hiệp Định Genève. Thật ra Hiệp Định Genève chỉ là một Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự (đình chiến) mà không đưa ra một giải pháp chính trị nào. Giải pháp chính trị về một cuộc Tổng Tuyển Cử giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam dự tính tổ chức vào năm 1956 nằm trong điều 7 của bàn ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’.
Trong Bản Tuyên Bố riêng của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam, Bác Sĩ Trần Văn Đỗ, Trưởng Phái Đoàn, giải thích vì sao phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không ký kết Hiệp Định Genève. Sau khi phản đối việc chia cắt đất nước và việc đại diện quân đội Pháp tự ý ký kết Hiệp Định mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của quân đội Quốc Gia và nhân dân Việt Nam, Bản Tuyên Bố của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam viết:
‘’Vì thế cho nên chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp Định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận rằng chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống Nhất, Độc Lập, và Tự Do cho xứ sở’’.
Vì phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không ký vào Bản Hiệp Định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Hiệp Định Genève) và nhất là không tham dự vào bản ‘’Tuyên bố cuối cùng’’, nên chính phủ Quốc Gia Việt Nam tự cho rằng không bị ràng buộc vào điều 7 của Bản Tuyên Bố nầy.
Về phía Hoa Kỳ, Trưởng Phái Đoàn là Bedell Smith cũng đưa ra bản tuyên ngôn ngày 21.7.1954 theo đó, tuy không ký vào Hiệp Định, nhưng Hoa Kỳ cam đoan không đe doạ hay dùng võ lực để sửa đổi Hiệp Định, Hoa Kỳ sẽ nghiêm xét bất cứ một hành vi tái gây hấn vi phạm thỏa hiệp trên, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới, Hoa Kỳ tôn trọng việc thực hiện thống nhất Việt Nam bằng Tổng Tuyển Cử tự do đặt dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Ông Bedell Smith kết luận:
‘’Chúng tôi chia sẻ niềm hy vọng rằng các thỏa hiệp nầy sẽ cho phép Cao Miên, Lào và Việt Nam nắm giữ điạ vị của họ, trong độc lập hoàn toàn và chủ quyền đầy đủ, giữa cộng đồng yêu chuộng hòa bình của các quốc gia, và sẽ khiến cho các dân tộc ở các vùng đó có thể tự định đoạt lấy tương lai của mình’’.
V.- VIỆC THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GENÈVE
Hội Nghị Genève kết thúc với ba văn kiện chính thức (ngày 20.7.1954) và một Bản Tuyên Bố chung (ngày 21.7.1954) là:
1.- Hiệp Định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
2.- Hiệp Định đình chỉ chiến sự ở Lào.
3.- Hiệp Định đình chỉ chiến sự ở Cambodge (Cambodia).
4.- Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ngoài bốn văn kiện trên, còn có hai văn kiện do hai phái đoàn đưa ra là:
1.- Tuyên ngôn của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam.
2.- Tuyên ngôn của phái đoàn Hoa Kỳ.
Cần chú ý hai điểm:
Thứ nhất, Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam tức Hiệp Định Đình Chiến Genève chỉ có tính cách thuần túy quân sự, nói về việc rút quân, tập trung quân, thời hạn chuyển quân...mà hoàn toàn không đề cập đến giải pháp chính trị.
Thứ hai, không có phái đoàn nào ký tên vào bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’ ngày 21.7.1954. Một điều rất lạ lùng là sự việc bất thường nầy, một văn kiện quốc tế mà không có chữ ký, lại ít được chú ý và ít được sách báo viết đến.
Điều 7 của Bản Tuyên Bố nầy mở đầu bằng câu ‘’Hội Nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam...’’ (La Conférence déclare qu’en ce qui concerne le Vietnam…), nghĩa là về vấn đề Việt Nam, Hội Nghị nghĩ rằng, đưa ra ý kiến rằng, hay dự kiến rằng…một cuộc Tổng Tuyển Cử sẽ được tổ chức vào tháng 7.1956…, còn làm theo hay không làm theo, nghĩa là thi hành hay không thi hành, là tùy các bên liên hệ. Hội Nghị không cam kết và cũng không yêu cầu các bên liên hệ cam kết là sẽ thi hành Tổng Tuyển Cử, vì bằng chứng rõ ràng nhất là Hội Nghị không yêu cầu bên nào ký vào Bản Tuyên Bố nầy, để cam kết hay để giữ lời cam kết. Những Hiệp Định với đầy đủ chữ ký mà còn bị vi phạm trắng trợn, huống gì là những Bản Tuyên Bố không chữ ký.
Hơn nữa, đây là một Bản Tuyên Bố chứ không phải là một bản hiệp ước. Môt Bản Tuyên Bố lại không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nước nào, kể các các chính phủ liên hệ đến cuộc chiến ở Đông Dương, có được xem là một văn kiện có giá trị pháp lý để thi hành hay không ?
Vì những lý do căn bản nầy, bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’, trong đó đặc biệt điều 7 của Bản Tuyên Bố nầy về dự kiến một cuộc Tổng Tuyển Cử trong năm 1956, không có tính cách pháp lý để bắt buộc bất cứ nước nào thi hành.
Nói cho cùng, có thể nói rằng Bản Tuyên Bố nầy khá mơ hồ và không đưa ra một giải pháp chính trị cụ thể cho tương lai Đông Dương sau khi hai bên đình chiến.
Tinh thần của Bản Tuyên Bố Genève ngày 21.7.1954 khiến người ta liên tưởng đến ‘’Tối hậu thư Potsdam’’ mà các nước Anh, Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) gởi cho Nhật Bản ngày 26.7.1945. Tối hậu thư Potsdam buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện và quy định rằng ở Đông Dương quân đội Trung Hoa sẽ giải giới quân đội Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16, và quân đội Anh sẽ giải giới quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16 (ngang qua Tam Kỳ). Tuy nhiên tối hậu thư nầy không đề cập đến việc ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị giải giới và rút về nước, nghĩa là không đưa ra một giải pháp chính trị cho Đông Dương.
Điều nầy sẽ tạo ra một khoảng trống hành chánh và chính trị tại Đông Dương sau năm 1945 một khi những quyết định trong tối hậu thư Potsdam được thi hành, vì nếu Nhật đầu hàng, chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật bảo trợ, cũng sẽ sụp đổ, thì ai sẽ là người có thẩm quyền tại Đông Dương ? Đây là thâm ý của Anh và Hoa Kỳ, cố tình bỏ ngỏ khoảng trống chính trị để tạo điều kiện cho Pháp trở lại Đông Dương.
Nay bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’ cũng đi vào vết xe cũ, không đưa ra một giải pháp chính trị cụ thể cho tương lai Đông Dương, ngoài một Bản Tuyên Bố không có người ký. Từ đó, các bên liên hệ đến Bản Tuyên Bố có thể tùy tiện giải thích Bản Tuyên Bố một cách khác nhau, tùy theo chủ trương chính sách của mỗi bên, và nhất là tùy theo ‘’lý của kẻ mạnh’’.
Ngay trong Hội Nghị Liễu Châu từ ngày 3 đến ngày 5.7.1954, cả Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lẫn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã thỏa thuận tạm hòa để tiếp tục chiến tranh. Cũng trong Hội Nghị Liễu Châu, những nhà lãnh đạo Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã trình bày kế hoạch hậu chiến, trường kỳ mai phục, gài người cùng chôn giấu vũ khí tại miền Nam để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Như thế có nghĩa là kế hoạch tấn công miền Nam, vi phạm Hiệp Định Genève đã được phía cộng sản dự tính trước khi ký kết Hiệp Định.
Cho đến nay, chưa có một giải thích cụ thể nào cho biết tại sao bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’, lại không không có chữ ký của phái đoàn các nước ? Phải chăng sau nhiều tháng hội họp, các phái đoàn quá mệt mỏi với những tranh cãi triền miên, nên chỉ hỏi ý kiến bằng miệng cho chóng thông qua ? Hay phải chăng có một âm mưu muốn tính chuyện về sau, nên chỉ hỏi bằng miệng để bỏ ngỏ vấn đề, nhằm dọn đường cho những tính toán chính trị kế tiếp sau Hiệp Định Genève ? Và ai là người đã chủ xướng biện pháp chính trị lập lững nầy ? Nước nào chủ xướng thì chưa biết, nhưng chính phủ Quốc Gia Việt Nam rất yếu thế, ngay từ đầu lại bác bỏ việc chia cắt đất nước, phản đối Hiệp Định Genève, nên chắc chắn Quốc Gia Việt Nam không phải là nước chủ xướng.
Ngày 22.7.1954, Thủ Tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam là Ngô Đình Diệm ra tuyên cáo phản đối việc chia hai nước Việt Nam. Tuy nhiên cuối cùng chính phủ Quốc Gia Việt Nam vẫn chấp nhận thi hành Hiệp Định Genève ngày 20.7.1954, chia hai đất đất nước ở sông Bến Hải, vùng vĩ tuyến 17. Như thế, từ năm 1954, tại Bắc và Nam Việt Nam, có hai chính phủ riêng biệt, theo hai chính thể riêng biệt, tức có hai nước Việt Nam riêng biệt.
Thi hành Hiệp Định đình chiến Genève, việc ngưng bắn chính thức có hiệu lực ngày 27.7.1954 tại Bắc Việt, ngày 1.8.1954 tại Trung Việt, và ngày 11.8.1954 tại Nam Việt. Vấn đề cấp thời của hai chính phủ là tập trung và di chuyển quân đội, công chức, cán bộ của mình và cả dân chúng, về khu vực cai trị của mình. Điều 2 của Hiệp Định Genève (20.7.1954) cho phép thực hiện việc di chuyển các lực lượng của hai bên về vùng tập hợp ở hai bên giới tuyến tạm thời trong thời gian 300 ngày.
Ngày 9.10.1954 là hạn chót cho những người muốn di cư vào Nam di tản khỏi Hà Nội. Hôm sau, ngày 10.10.1954, quân đội Việt Minh vào tiếp thu Hà Nội. Chủ Tịch ủy ban quân quản Hà Nội của Việt Minh là Vương thừa Vũ tức Nguyễn văn Đồi, người đã chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội ngày 19.12.1946 và trở thành tư lệnh sư đoàn đầu tiên của Việt Minh là sư đoàn 308. Hải Phòng, điểm tập trung đồng bào miền Bắc muốn di cư bằng tàu thủy vào miền Nam, do Việt Minh tiếp thu ngày 13.5.1954. Ba ngày sau, toán lính Pháp cuối cùng rút lui khỏi Đảo Cát Bà (Vịnh Hạ Long, vùng Hải Phòng) ngày 16.5.1955. (Nếu tính từ ngày ngưng bắn có hiệu lực ở Bắc Việt (27.7.1954) cho đến ngày 16.5.1955 là 9 tháng 20 ngày.)
Số người từ miền Nam tập kết ra Bắc không được thống kê đầy đủ. Theo sự trình bày của Võ nguyên Giáp tại Hội Nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ ngày 3.7.1954 giữa Hồ chí Minh và Châu Ân Lai, trước khi chiến tranh kết thúc, Việt Minh dự tính bước đầu rút khoảng 60.000, trong đó 50.000 người là bộ đội và 10.000 người làm công tác chính trị, nhất là những người ‘’đỏ’’ quá, không thể ở lại. Ngoài ra, Việt Minh dự tính sẽ lưu lại miền Nam từ 5.000 đến 10.000 người để chờ thời cơ, và vũ khí nào cất giấu được thì cất giấu sau khi quân đội rút đi. Theo một tài liệu khác cũng của cộng sản, số người tập kết ra Bắc khoảng 175.000 người và 15.0000 học sinh. Số lượng nầy có thể đã được phóng đại và không thể kiểm chứng được.
Số người từ miền Bắc di cư vào miền Nam lên đến khoảng gần 900.000 người. Trong số nầy, nhân viên chính quyền (tức công chức) và quân nhân chiếm một phần ít, còn đại đa số là dân chúng. Đây là đợt tỵ nạn cộng sản lớn lao đầu tiên trong lịch sử hiện đại, cũng là đợt di dân nội địa lớn lao nhất trong lịch sử nước ta.
Vài điểm đáng chú ý về cuộc di cư vĩ đại của dân chúng miền Bắc vào miền Nam như sau:
Thứ nhất, số người ra đi đông đảo như trên rời đất Bắc có lợi cho đảng lao động, vì những thành phần chống cộng, đối lập, bất đồng chính kiến, những nhân vật theo các đảng phái Quốc Gia, đều rút về miền Nam, nên không còn, hay ít còn người ở lại đối kháng với chế độ mới ở ngoài Bắc.
Thứ hai, người Việt Nam vốn rất ràng buộc với quê cha đất tổ, mà gần một triệu người đành phải bỏ xứ ra đi. Trong chiến tranh, bộ máy tuyên truyền của Việt Minh luôn luôn ca tụng chế độ cộng sản và chê bai chính thể Quốc Gia Việt Nam. Nay cuộc di cư vĩ đại có thể xem là cuộc trưng cầu dân ý cho thấy số người miền Bắc chọn lựa vào miền Nam đông hơn số người miền Nam tập kết ra Bắc, chứng tỏ lòng dân như thế nào đối với chế độ của đảng lao động (tức là đảng cộng sản Việt Nam)?
Thứ ba, sự chọn lựa nầy củng cố niềm tin nơi chính phủ Quốc Gia Việt Nam, giúp chính phủ Quốc Gia Việt Nam vững tâm hành động, và làm tăng giá trị của chính thể Quốc Gia Việt Nam đối với thế giới.
Thứ tư, ngoài những cán bộ cộng sản được cài lại ở miền Nam, sống lẫn lút trà trộn trong dân chúng, chắc chắn đảng lao động không bỏ qua cơ hội cho đảng viên cốt cán len lõi vào đoàn người di cư vào miền Nam để làm tình báo.
Đúng một năm sau Hiệp Định Genève, để kiếm cớ gây chiến, Phạm văn Đồng, Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức Bắc Việt gởi thư ngày 19.7.1955 cho Thủ Tướng Quốc Gia Việt Nam tức Nam Việt là Ngô Đình Diệm, yêu cầu mở Hội Nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20.7.1955, để bàn về việc Tổng Tuyển Cử thống nhất đất nước theo quy định của Hiệp Định Genève.
Ngày 10.8.1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã bác bỏ đề nghị của Thủ Tướng Phạm văn Đồng, dựa vào lý do rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam không ký vào Hiệp Định Genève và nhất là vì không có bằng chứng nào cho thấy Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi quốc tế cộng sản.
Chính thể Quốc Gia Việt Nam đổi thành Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 26.10.1955. Tuy chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nhiều lần từ chối, Phạm văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11.5.1956, 18.7.1957, và 7.3.1958 để tuyên truyền với quốc tế. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, bác bỏ đề nghị trên vào ngày 26.4.1958.
Do vào sự bác bỏ của của chính phủ Nam Việt, Bắc Việt tố cáo chính phủ Nam Việt không tôn trọng Hiệp Định Genève. Trong khi đó, Hiệp Định Genève chỉ là một Hiệp Định đình chiến và đã được các phe liên hệ tức là chính phủ Việt Minh và chính phủ Quốc Gia Việt Nam thi hành xong ngay từ 1954, chia hai nước Việt Nam thành Bắc Việt và Nam Việt dưới sự giám sát của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, gồm đại diện các nước Canada (Gia Nã Đại), Poland (Ba Lan), India (Ấn Độ). Còn bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’ không có chữ ký, thì chẳng có giá trị pháp lý để thi hành. Tuy nhiên, kẻ gây hấn thì luôn luôn có lý do để gây hấn.

4/ Cuối cùng đất nước của chúng ta trở thành nơi thử nghiệm các phương tiện kỹ thuật giết người của Hoa-kỳ và Liên-xô. Và khi Mao Trạch Đông chiếm lục địa Trung Quốc, các cường quốc Tây phương không công nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và không cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc thay thế Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Nhờ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc được các cường quốc mời họp Hội Nghị Genève. Nghĩa là Trung Quốc được ngồi ngang hàng với các cường quốc Tây phương nhờ chiến tranh Việt Nam, nhờ xương máu của dân tộc Việt Nam. (Việc nầy tái diễn trong chiến tranh 1960-1975, vì do cuộc chiến nầy, Nixon qua Bắc Kinh dàn xếp với Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai. Sau đó, Hoa Kỳ mở cửa cho Trung Quốc cộng sản vào Liên Hiệp Quốc.)

dimanche 12 avril 2015

Đọc Blog Bảo Mai.

Kính gửi quý anh chị những bài post trong Blog Bảo Mai.

Gian ln đ hưởng tr cp

image

Tra-My Nguyen sits in the passenger seat of a Mercedes Benz.

Luật Nhân Quả, ai sợ, ai không sợ?



Cám ơn anh chị qua bài post này đã nhắc lại chuyện nhân quả.

Thật ra, trong cuộc đời ngắn ngủi của mỗi con người chúng ta trên trái đất này, bao nhiêu lần làm điều thiện, ác trong những hoàn cảnh khác nhau, khó mà đếm cho hết theo từng quan niệm và vị trí của mình lúc bấy giờ.

Trường hợp khách quan nhất thì có lẽ theo tôi, thì  không ai muốn bản thân mình làm chuyện ác để mặc cảm theo đuổi con người suốt cuộc đời.

Tốt nhất là mình cứ nghĩ đến việc thiện và không nên chờ bất cứ ai báo đáp.

 Thế gian này nếu mỗi người trong 1 ngày đều làm cho người cạnh mình 1 việc tốt thật nhỏ thì sẽ lắm người có hạnh phúc, dù thật nhỏ nhoi.

Kính chúc quý anh chị sự bình yên trong tinh thần.

Caroline Thanh Hương


LUẬT NHÂN QUẢ KHÔNG BỎ SÓT MỘT AI

  

 
 
Có một người phụ nữ khi nướng bánh mì cho gia đình mình luôn làm dư ra một cái để cho người nghèo đói. Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấy. Và một người gù lưng đều đặn đến để lấy ổ bánh mì đó.
Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời như niệm chú:
"Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác.
Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu :
“Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Người đàn bà rất bực bội. Bà thầm nghĩ:
“Không một lời cám ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấy! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”
Một ngày kia, không chịu được nữa, bà quyết định cho người gù đi khuất mắt.
Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn mất dạng.” Và bà đã làm gì ? Bà cho thuốc độc vào ổ bánh mì dư bà thường làm. Khi bà sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, đôi tay bà bỗng run lên.
Bà hốt hoảng:
“Ta làm gì thế này?”
Ngay lập tức, bà ném ổ bánh có thuốc độc vào lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ.
Như mọi khi, người gù lưng đến, ông ta lấy bánh và lại lẩm bẩm:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”
Ông ta cầm ổ bánh đi cách vui vẻ mà không biết rằng trong lòng người đàn bà đang có một trận chiến giận dữ.
...
Có một điều mà không ai biết đó là mỗi khi đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà lại cầu nguyện cho đứa con trai đi xa tìm việc làm, đã nhiều tháng không nhận được tin tức. Bà nguyện cho con trở về nhà bình an, mạnh giỏi.
Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa.Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa...
Anh ta gầy xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt. Khi trông thấy mẹ, anh ta nói:
- Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường. Nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon. Khi đưa bánh cho con, ông ta nói:
- Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!
Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết!
Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưng:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
***
Trong cuộc sống, luôn tồn tại luật Nhân quả. Những gì bạn làm hôm nay là căn nguyên cho những sự việc sẽ đến với bạn trong tương lai bởi vậy hãy luôn sống tốt và không bao giờ phải hổ thẹn với lương tâm của mình bạn nhé!