caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 12 mai 2019

Chương trình đọc và nghe đọc tuyện của Phạm Tín An Ninh: Chuyện Một Người Bạn Học,Trên Chiến Trường Xưa, Người Nữ Tu Trong Cô Nhi Viện Pleiku.

Tôi rất thích đọc hay nghe đọc truỵên của tác giả Phạm Tín An Ninh.
Đa số những truỵên của tác giả viết là kỷ niệm xương máu và hậu trường sân khấu của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Truỵên thật, người thật và lúc nào cũng vì một vô tình nào đó mà cái trước, cái sau luôn có một chút gì đó như tiền duyên những cuộc gặp gỡ.
Kính mời quý anh chị theo dỏi bài viết và bài đọc của Phạm Tín An Ninh.
Caroline Thanh Hương

tt tt

Audio Book: Trên Chiến Trường Xưa

người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku

 


tt



     

Người Nữ Tu Trong Cô Nhi Viện Pleiku

Phạm Tín An Ninh
Hơn sáu tháng sống chết với chiến trường và giữ vững được Kontum, đầu tháng 10 1972, đơn vị tôi nhận lệnh kéo về Pleiku dưỡng quân và bổ sung quân số. Đây là phần thưởng đặc biệt dành cho một đơn vị đã tạo nên kỳ tích trong trận chiến đẫm máu để có một “Kontum Kiêu Hùng”. Một tháng đóng trên Đồi Đức Mẹ lại là một tháng “gió lạnh mưa mùa”. Hình ảnh của bao nhiêu bạn bè đồng đội vừa hy sinh trên chiến trường lúc nào cũng hiện ra trước mặt, đau đớn tựa hồ như những vết chém đang còn rỉ máu trong lòng. Muốn tạm quên trong chốc lát đã là một điều không dễ, nên bọn tôi thèm những cơn say. Rất may, tôi có một anh bạn – phải nói ông anh mới đúng – là Liên Đoàn Trưởng của một liên đoàn Biệt Động Quân, có căn cứ tại Biển Hồ. Vợ và hai đứa con bị chết thảm tại Quảng Đức hơn một năm trước, khi xe bị VC giật mìn, nên bây giờ anh chỉ còn làm người tình với rượu. Những ngày không bận hành quân, anh đến đón tôi đi uống rượu trong một cái quán nằm trong Khu Chợ Mới, đã vậy mỗi khi trở về, anh còn dúi cho tôi một chai Henessey. Trước kia anh từng là một cấp chỉ huy có tiếng trong binh chủng này, nhưng vì bản tính ngang bướng bất cần, nên nhân một lý do phe phái chính trị nào đó, anh bị ngồi tù một thời gian ngắn. Ra tù, anh bị thuyên chuyển về đơn vị tôi với cái lệnh “không được giữ bất cứ chức vụ chỉ huy nào”. Biết anh là một niên trưởng và từng dạn dày lửa đạn, tôi tận tình giúp đỡ, an ủi anh và kéo anh về ở chung nhà trong khu cư xá, vợ tôi lo chuyện cơm nước cho anh. Một thời gian sau, bỗng dưng anh được xét cho “vô tội”, trở lại binh chủng, thăng cấp và chỉ huy một liên đoàn Biệt Động Quân. Do cái ân tình đó mà anh quý mến tôi, kéo tôi theo các cuộc giải sầu này.
Dường như ngoài quán rượu ra, thỉnh thoảng anh chỉ ghé đến thăm một cô nhi viện. Nói là viện nhưng thực ra đây chỉ là một ngôi trường cũ, được chỉnh trang lại, tạm đáp ứng nhu cầu cần thiết cho một trại cô nhi. Có lẽ anh muốn tìm lại bóng dáng của hai đứa con đã phải chết oan một cách đau đớn qua hình ảnh các cháu cô nhi mà đa số là con của tử sĩ, có cả con của những người lính Biệt Động Quân của anh, mà cả người mẹ cũng chết, hay vì một lý do nào đó không có khả năng nuôi dưỡng, nên đành phải gởi lại nơi đây, nương nhờ vào bàn tay và tấm lòng nhân ái của những bà sœur. Anh bảo là từ sau trận chiến Tân Cảnh và Kontum, cô nhi viện này nhận thêm khá nhiều cô nhi. Hằng tháng. anh ghé lại đây thăm và tặng cho viện một số tiền, bởi bây giờ anh sống độc thân, không còn phải chu cấp cho ai. Biết điều này, tôi càng kính quí anh hơn. Một người ngang tàng không biết sợ ai, sống bất cần đời, nhưng bên trong là cả một tấm lòng vị tha nhân ái.
Một hôm theo anh đến đây, chúng tôi được một bà sœur ra tiếp và mời vào văn phòng uống trà. Anh bạn tôi thì đã là người quen biết từ lâu, trong cách giao tiếp, anh được các sœur xem như một ân nhân bảo trợ, chỉ có tôi là người lạ. Nhưng khi chào tôi, sœur bảo thấy tôi giống một người thân quen nào đó. Còn tôi, thì cũng mơ hồ như đã từng gặp người nữ tu này ở đâu rồi. Cũng có thể vì khuôn mặt khả ái, hiền thục của sœur phảng phất gương mặt của Đức Mẹ Maria mà tôi thường thấy trên các bức ảnh hay bức tượng trong các nhà thờ. Được giới thiệu là sœur Anna, tôi biết đây chỉ là tên thánh của bà. Khi tôi vừa ngồi xuống phía đối diện, sœur nhìn chăm chú vào cái bảng tên của tôi trên nắp túi áo, bỗng mắt sœur như sáng lên:
    – Có phải lúc trước đại úy ở Tiểu Đoàn 3/44?
Tôi khựng lại, ngạc nhiên:
     – Dạ, đúng là trước kia có mấy năm tôi ở tiểu đoàn này. Nhưng cách nay đã 6, 7 năm rồi! 
     – Đại úy còn nhớ trận Quảng Nhiêu. Hình như đại úy suýt chết trong trận ấy?
Tôi càng ngạc nhiên hơn, không hiểu tại sao người nữ tu này biết rõ mình như thế. Tôi vừa trả lời vừa nghĩ ngợi, thăm dò:
     – Dạ đúng, nhưng sao sœur biết. Chuyện đã xảy ra lâu lắm rồi mà.
Sœur Anna không trả lời mà hỏi lại tôi:
     – Đại úy thoát chết, nhưng người nằm hố bên cạnh thì bị nguyên một quả đạn súng cối 60 hay 80 gì đó, phải không?
Tôi giật mình, từ ký ức hiện ra rất nhanh hình ảnh hải hùng này, và ngay lúc ấy, trước mắt tôi sœur Anna cũng phảng phất bóng dáng của một người con gái khác.
Vào khoảng đầu mùa hè năm 1966, tôi đang làm đại đội phó Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 3/44. Thời gian này hậu cứ tại Ban Mê Thuột, nhưng tiểu đoàn được chọn làm đơn vị trừ bị lưu động cho Sư đoàn và Khu 23 Chiến Thuật. Thời ấy chưa có các đại đội trinh sát. Đơn vị tôi có mặt gần như trên khắp lãnh thổ Khu 23 Chiến Thuật, kéo dài từ vùng cao nguyên có biên giới với Cam Bốt cho đến tận miền duyên hải. Có khi hôm trước còn hành quân ở Quảng Đức, Lâm Đồng, hôm sau lại có mặt ở Bình Tuy, Tuy Hòa, Phan Thiết…
Một hôm, sau cuộc hành quân dài hạn ở khu Cà Ná, thuộc tỉnh Ninh Thuận, tiểu đoàn được lệnh di chuyển về Cam Ranh, vừa nghỉ dưỡng quân vừa giữ an ninh các đảo ngoài khơi để lực lượng Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân xuống đây thiết lập căn cứ.
Trong một đợt bổ sung quân số, đại đội tiếp nhận ba hạ sĩ quan và gần hai mươi tân binh vừa rời khỏi quân trường. Tôi đến bộ chỉ huy tiểu đoàn nhận lãnh và đưa về trình diện anh đại đội trưởng. Trong ba trung sĩ, một anh có dáng dấp, nói năng hiền lành như một thầy tu. Xem qua lý lịch và nhất là sau khi nói chuyện, tôi biết anh là thầy giáo một trường dòng và cũng là trưởng ca đoàn của một nhà thờ ở ngoại ô thành phố Nha Trang, quê hương tôi. Tôi không phải là người Công giáo, nên không mấy am tường các sinh hoạt này, nhưng biết chắc một điều, trưởng ca đoàn phải là một người hát hay và giỏi về nhạc lý. Vốn có máu văn nghệ, lại là người đồng hương, nên tôi dễ thân tình và thường bắt anh hát cho cả đại đội nghe. Tôi đề nghi anh đại đội trưởng cho anh làm Hạ Sĩ Quan Tâm Lý Chiến của đại đội. Từ đó chúng tôi rất thân nhau, ăn cơm chung và treo võng ngủ gần nhau dưới một vòm cây dương liễu.
Thấy anh có cái tên hơi lạ, Nguyễn Phú Hùng Em, tôi đoán và hỏi anh có phải anh có người anh tên Nguyễn Phú Hùng Anh. Anh cười mà nét mặt không vui:
       – Dạ, đúng là có một người là Nguyễn Phú Hùng Anh, nhưng không phải là anh ruột. Chúng tôi lớn lên trong viện mồ côi, vì trùng tên, và anh ấy lớn hơn tôi ba tuổi, nên các sœur đặt lại tên chúng tôi như thế. Bọn tôi cũng rất thân nhau và xem như anh em. Điều buồn, là anh ấy đi lính trước, vào Trường Sĩ QuanThủ Đức và tử trận cách nay hơn một năm rồi.
Thời gian này, đơn vị chúng tôi rất may mắn, chẳng khác nào được đi nghỉ mát. Hải đảo này là nơi thực tập cho các toán Biệt kích của Trung Tâm Huấn Luyện Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Bà Thìn, nên khá an toàn. Suốt ngày bọn tôi chỉ tắm biển, câu cá, ban đêm nằm nghe sóng vỗ, đàn hát nghêu ngao. Có lẽ đây là thời gian đặc biệt thoải mái nhất trong cuộc đời làm lính của tôi. Nhân cơ hội hiếm hoi này, ông Tiểu đoàn trưởng cho phép binh sĩ được luân phiên đón vợ con ra thăm và được ở lại trong hai tuần lễ. 
Một hôm anh Trung sĩ Hùng Em xin tôi cho được đón người yêu mà anh cho biết, nếu anh không bị động viên thì chắc hai người đã làm đám cưới. Tôi sắp xếp, dọn sang nằm với người lính ô-đô và nhường chiếc võng lại cho anh. Cả bọn tôi khá bất ngờ khi anh đưa người yêu đến chào. Một cô gái đẹp, làn da trắng, khuôn mặt phúc hậu, đôi môi mọng đỏ với nụ cười hiền lành, lễ độ. So với anh, cô còn khá trẻ và có cái tên cũng rất khả ái: Thụy Khanh. Đặc biệt cô có giọng hát rất hay. Mỗi lần cô hát, cả đám lính tráng bọn tôi ngồi nghe mê mẩn.
Sau đó, cô đến đảo thăm anh vài lần nữa. Những ngày có bóng dáng cô, núi rừng trên đảo dường như bỗng trở nên đẹp, thơ mộng và vui vẻ hơn, sóng biển thì êm ả hơn như để cùng hòa theo tiếng hát của cô. Ngoài ra cô còn có tài nấu ăn, thường đãi bọn tôi những bữa cơm rất ngon miệng. Tất cả đơn vị, từ quan tới lính ai cũng nghĩ anh Trung sĩ Hùng Em thật là tốt phước, ông trời đã cho anh một người tình, một người vợ lý tưởng sau này. Qua tâm tình, chúng tôi được biết, hai người quen biết nhau trong viện mồ côi từ khi còn rất nhỏ. Sau này anh vừa là thầy dạy học, dạy nhạc vừa là trưởng ca đoàn của cô trong cùng một nhà thờ. Hai người đều chơi dương cầm và hát hay nhất trong ca đoàn. Tình yêu bắt đầu nẩy nở từ môi trường cô nhi và âm nhạc. Và cuộc tình của hai người được các vị linh mục cùng các sœur đồng tình, khuyến khích, như là một sự kết hợp nhiệm màu của Thiên Chúa.
Hơn ba tháng thần tiên ở đảo Cam Ranh, khi các đơn vị tiền trạm của Hoa Kỳ được ào ạt đổ xuống thành lập “Cam Ranh Air Base”, tiểu đoàn tôi có lệnh rời khỏi đảo, di chuyển để tiếp tục lưu động khắp nơi. Lâm Đồng, Bình Thuận rồi Ninh Thuận,  Sau những cuộc hành quân dài hạn trong rừng, mỗi lần đơn vị được về phố ít ngày hoặc đóng quân trong các làng mạc ở khu ngoại ô tương đối an toàn, chúng tôi lại thấy người con gái xinh đẹp Thụy Khanh đến thăm và ở lại với người yêu.  Đó là một đôi tình nhân gắn bó, đẹp và lãng mạn nhất mà bọn tôi chứng kiến, và có lẽ ai cũng thèm thuồng có được một hạnh phúc như thế.
Tháng bảy năm 1966, khi đơn vị nghỉ quân ở Tháp Chàm – Phan Rang, Trung sĩ Hùng Em xin một tuần phép đặc biệt để về Nha Trang làm đám hỏi. Anh bảo cả hai người đều không có cha mẹ anh em, nên lễ đính hôn đều do các vị linh mục và các sœur đỡ đầu tổ chức.
Đúng lúc anh vừa mãn phép trở lại, thì đơn vị có lệnh không vận khẩn cấp lên Ban Mê Thuột để tiếp viện cho một đơn vị Biệt Động Quân và Thiết Giáp bị thiệt hại khá nặng tại trận chiến Quảng Nhiêu, nằm phía Tây Bắc, cách thành phố Ban Mê Thuột khoảng hơn mười cây số. Trận chiến khá cam go, ác liệt. Một lực lượng địch cấp trung đoàn, sau khi tổ chức phục kích gây tổn thất cho chi đoàn Thiết Quân Vận và một đại đội Biệt Động Quân tùng thiết, bọn chúng đào nhiều giao thông hào và hầm hố cá nhân  kiên cố trong các vườn cà phê, để chặn đánh các cánh quân của ta tiếp viện. Tiểu đoàn tôi cùng một chi đoàn Thiết Vận Xa khác được tăng phái cho Trung Đoàn 45, đặt dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Võ Văn Cảnh, đảm trách cuộc hành quân phản công, bao vây tiêu diệt địch.
Địch chiếm ưu thế về vị trí, chuẩn bị trận địa, bên ta có sức mạnh của thiết giáp và không yểm. Sau suốt năm ngày đêm không ngủ, lăn mình trong mịt mù lửa đạn quần thảo với địch, cuối cùng chúng tôi đã đạt được chiến thắng. Một số lớn địch quân bị tiêu diệt và bắt sống, nhưng bên ta cũng phải trả một cái giá không nhỏ. Đại đội tôi may mắn, chỉ có ba quân nhân tử trận và khoảng mười người bị thương, trong đó có anh đại đội trưởng. Tôi được chỉ định tạm thời chỉ huy đại đội.
Cuộc hành quân vẫn chưa kết thúc, một số đơn vị tiếp tục truy kích địch, riêng tiểu đoàn tôi được lệnh ở lại Quảng Nhiêu. Ban ngày tung các cuộc hành quân tảo thanh chung quanh, ban đêm phòng thủ bảo vệ khu vực dân cư, mà đa số là người Công giáo, đề phòng địch quay lại quấy rối, phục thù. Đại đội tôi được chỉ định bảo vệ một Pháo đội Pháo Binh 105 ly. Điều tồi tệ là vị trí Pháo đội này nằm trên một khu đất trống trải, trong phòng tuyến và cả phía bên ngoài cũng không có một cành cây, dưới đất chỉ toàn là bụi đỏ, dày cả một gang tay. Mỗi lần Pháo binh tác xạ, cả đất trời gần như chỉ toàn là bụi. Đám lính chúng tôi từ đầu tới chân cũng phủ đầy bụi đỏ. Đơn vị Pháo Binh thì đã có sẵn hầm hố kiên cố từ trước, còn đại đội tôi phải tự đào lấy những hố cá nhân, nhưng không thể đào sâu được, vì dưới đất chỉ toàn bụi và bụi, đào đến đâu bụi đỏ tràn theo tới đó, và mỗi lần Pháo Binh tác xạ, những cái hố này bị bụi lấp cạn thêm. Ban đêm, chúng tôi nằm trong những chiếc hố ấy, nhưng không che đủ nửa thân người. Cái hố của tôi dành cho hai người nằm, tôi và anh Hạ sĩ mang máy truyền tin. Hố kế bên trái là Trung sĩ Hùng Em và anh lính ô-đô của tôi.
Một hôm, khoảng hai giờ sáng, khi tôi đang ngủ chập chờn, bỗng một tiếng nổ chát chúa ngay bên cạnh, mảnh đạn và bụi phủ đầy người, tôi bật dậy chụp vội cây súng Carbine M2 chạy ra hàng rào phòng thủ, nơi vọng gác có đặt khẩu đại liên. Rờ nắn vội qua khắp người xem có thương tích gì không, tôi thở phào vì không thấy dấu hiệu đau đớn nào, nhưng khi các trái sáng bắn lên, nhìn bụi đỏ phủ đầy người tôi giật mình cứ ngỡ là máu. Địch quân đã pháo kích chúng tôi hơn 10 quả bằng hai khẩu súng cối 61 ly từ hai địa điểm khác nhau. Pháo Binh đã phản pháo chính xác làm bọn chúng câm họng. Khi tình hình ổn định, trở về hố, tôi bàng hoàng nghe anh lính ô-đô báo là Trung sĩ Hùng Em đã chết. Anh đã lãnh nguyên một quả đạn 61 ly, rớt ngay sát bên cạnh, ruột đổ ra ngoài và thân thể nhuộm đầy máu. Điều kỳ lạ, là anh lính ô-đô của tôi nằm ngay một bên mà không hề hấn gì, chỉ có áo quần dính đầy máu và thịt của người đồng đội xấu số. Tôi theo hai người lính khiêng thi thể Trung sĩ Hùng Em, được gói tạm trong tấm poncho, vào hầm cứu thương của Pháo Đội. Anh chết thật thê thảm. Tôi đứng lặng người, sau khi vuốt đôi mắt cho anh. Từ khi ấy cho đến sáng, tôi không hề chợp mắt. Tôi nghĩ đến Thụy Khanh, cô con gái xinh đẹp hiền thục, có giọng hát khuấy động cả trái tim người, vừa trở thành vị hôn thê của anh chỉ mới hai tuần trước. Trưa hôm qua, khi rủ nhau vào thăm ông cha xứ trong xóm đạo và để xin được tắm giặt ở cái giếng sâu phía sau nhà thờ, anh đã khoe tôi tấm hình anh chị chụp chung trong lễ đính hôn, và bảo rằng cuối năm này hai người sẽ làm đám cưới. Anh còn nói nhỏ với tôi, ông cha xứ của anh hứa sẽ giới thiệu anh với vị Linh mục Tuyên Úy của Sư Đoàn để xin anh về làm ở Phòng Tuyên Úy, vì hai ngài là bạn tu với nhau và được thụ phong cùng một ngày.
Nhớ tới hai khuôn mặt hiền lành với nụ cười rạng rỡ trong tấm hình đính hôn, lòng tôi se lại. Chiến tranh tàn ác quá, đã chia ly biết bao nhiêu người, và làm dang dở biết bao mối tình đẹp đẽ như anh Hùng Em và cô gái Thụy Khanh. Tôi bỗng chạnh lòng, nhớ tới người yêu, cũng là vị hôn thê của chính mình, hằng đêm cầu nguyện cho tôi, từ một thị trấn nhỏ, mà giờ đây đang xa tít mịt mùng.
Một năm sau đó, tôi được nghỉ mười lăm ngày phép về Nha Trang làm đám cưới. Nhớ đến Hùng Em, tôi rủ vợ cùng tìm đến nhà thờ gần khu Đồng Đế để hỏi thăm tin tức về nơi chôn cất anh. Chúng tôi được một vị linh mục trẻ đón tiếp niềm nở và hướng dẫn đến thăm mộ Hùng Em, nằm trong một nghĩa trang nhỏ của giáo xứ, gần biển. Từ đó, tôi có thể nhìn thấy Hòn Chồng, nơi chôn giấu nhiều hang động của tuổi thơ tôi. Đọc trên tấm bia, tôi thấy tên người lập mộ được ghi vỏn vẹn hai chữ: Thụy Khanh.
Nhớ tới người con gái xinh đẹp, phúc hậu, có giọng hát rất hay ấy, tôi hỏi vị linh mục:
     – Thưa cha, chị Thụy Khanh, vị hôn thê của anh Hùng Em có khỏe không, và bây giờ chị đang ở đâu?
Vị linh mục buồn bã:
     – Chị ấy đã di chuyển đến một nơi khác, khoảng ba tháng sau khi anh Hùng Em qua đời, nhưng thi thoảng chị có ghé về đây ít hôm thăm giáo xứ và viếng mộ anh ấy.
Tôi không dám tò mò thêm nữa. Cám ơn cha và đưa ngài về lại nhà thờ rồi xin phép cáo từ.
Sau đó, cuộc chiến ngày càng khốc liệt, tôi theo đơn vị hành quân liên miên, bao nhiêu lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Người lính chiến, chuyện sống chết chỉ tùy vào số mệnh, không ai có thể tránh được lằn tên mũi đạn. Đồng đội tôi đã có biết bao người ngã xuống. Có những cái chết còn thê thảm hơn cả cái chết của anh Trung sĩ Hùng Em lúc trước. Tôi đã chứng kiến cảnh một người vợ trẻ ngất xỉu khi đến nhận xác chồng mà không tìm thầy cái đầu, một bà mẹ đã lăn đùng ra chết ngất khi thi thể đứa con hy sinh chỉ còn lại một phần và bà không thể nhận diện được con mình. Những khủng khiếp của chiến tranh sau này, cùng với thời gian, dần dà làm tôi tạm quên nhiều chuyện đau đớn cũ.
     -Ông Trung úy Điệp, người Huế, làm đại đội trưởng lúc ở ngoài Cam Ranh, bây giờ ra sao rồi, đại úy?
Câu hỏi của sœur Anna làm tôi giật mình, trở về thực tại:
     – Dạ, anh Điệp đã chết lâu rồi. Anh tử trận tại Thiện Giáo – Phan Thiết, chỉ sau hai tuần làm đám cưới với cô giáo Diệu, cũng người Huế, nhưng sống ở Ninh Hòa. Hai người quen nhau khi đơn vị tôi về thụ huấn bổ túc tại TTHL Lam Sơn. Không ngờ sœur vẫn còn nhớ tên anh ấy.
Sœur cúi xuống, trầm ngâm giây lát. Khi ngước lên, bà lấy khăn tay lau nước mắt.
     – Tôi và anh Hùng Em cũng làm đám hỏi đúng hai tuần. Cô giáo Diệu nào đó không biết may mắn hay là bất hạnh hơn tôi khi đã được làm vợ, cũng chỉ mới hai tuần?
Vừa nói xong, sœur vội vàng nói lời xin lỗi, bảo đúng ra, một người đi tu, không nên suy nghĩ đến những điều như thế.
Bốn tháng sau lần gặp gỡ bất ngờ đó, tôi đến thăm cô nhi viện môt lần nữa, nhưng lần này, tôi cùng đi với cô Trung úy Trưởng Ban Xã Hội, để giới thiệu với sœur Anna, nhờ cô nhi viện tạm chăm sóc hai đứa bé, con của một anh chuẩn úy. Cả hai vợ chồng bị chết bởi đạn pháo ở Kontum. Sœur Anna rất vui vẻ, ân cần, sẵn sàng nhận giúp và bảo tôi bất cứ khi nào có dịp về Pleiku, nhớ ghé lại thăm. Chúng tôi cám ơn, biếu cô nhi viện một ít tiền, và hứa nhất định sẽ trở lại thăm sœur và hai đứa bé.
Nhưng rồi tôi đã không giữ được lời hứa ấy. Từ đầu năm 1973, sau khi Mỹ ký hiệp định Paris trên xương máu của người bạn đồng minh, những người lính VNCH đã phải chống đỡ làn sóng xâm lăng của Cộng sản phương Bắc, ồ ạt đưa đại quân, xe pháo vào quyết chiếm miền Nam, tôi đã cùng đồng đội miệt mài với chiến trường, súng đạn, mà sự viện trợ ngày một cạn dần, nên xương máu anh em lại càng đổ ra nhiều hơn nữa.
Ngày 11.3.75, Ban Mê Thuột thất thủ. Đơn vị tôi đang hành quân ở khu vực Tây Nam Pleiku, có lệnh kéo về Hàm Rồng để được trực thăng vận xuống Phước An, quân lỵ cuối cùng còn lại của tỉnh Đắc Lắc, nhằm tái chiếm Ban Mê Thuột, nơi có bản doanh Sư Đoàn và hậu cứ của đơn vị chúng tôi. Khi BCH Trung Đoàn và một tiểu đoàn cùng đại đội Trinh Sát vừa được đổ xuống Phước An thì Pleiku có lệnh di tản. Hai tiểu đoàn còn lại của chúng tôi phải di chuyển theo đoàn quân di tản trên Tỉnh Lộ 7B. Một kế hoạch triệt thoái tồi tệ đã đưa đến thất bại nặng nề bi thảm. Cả hai tiểu đoàn khi về đến Tuy Hòa chỉ còn lại một phần tư quân số, hai anh tiểu đoàn trưởng đã phải tự sát để không lọt vào tay giặt.
Cuối cùng, miền Nam cũng mất. Tôi và cả cha tôi đều bị tù đày khốn khổ. Cha tôi, tuổi già sức yếu, không đủ sức để chịu đựng bao đòn thù tra tấn, hành hạ, nên đã chết trong trại tù Đá Bàn vào tháng 6 năm 1976, còn tôi bị đày ải qua nhiều trại tù, từ Nam ra Bắc. Sau gần tám năm tôi được thả về để chứng kiến một quê hương nghèo khổ điêu tàn, vợ con nheo nhóc. Tôi quyết định vượt biên, dù có phải chấp nhận bao hệ lụy khôn lường. Tôi rủ vài người bạn tù cùng tổ chức vượt biển, trong số này có một anh bạn nguyên là sĩ quan Hải quân có nhiều kinh nghiệm hải hành. Nơi bọn tôi hẹn gặp gỡ là một cái quán nhỏ của gia đình người bạn tù khác nằm gần khu Hòn Chồng. Một hôm, sau khi bàn công việc và ăn uống xong, tôi bỗng nghĩ tới anh Trung sĩ Hùng Em, khi chợt nhớ ngôi mộ của anh cũng nằm gần nơi này. Tôi nhờ anh bạn chở tôi đến đó. Vì nghĩa trang nhỏ, nên tôi dễ dàng tìm ra ngôi mộ của anh Hùng Em. Điều làm tôi sững sờ là ngôi mộ nằm bên cạnh có tấm bia ghi đậm tên người quá cố: Sœur Anna Phan Thụy Khanh, được Chúa gọi về ngày 15.3.1975. Tôi không biết vì sao cô chết, chỉ còn nhớ thời gian này đã từng xảy ra cuộc di tản kinh hoàng trên Tỉnh Lộ 7B. Chúng tôi tìm đến nhà thờ với ý định hỏi thăm cha xứ, nhưng rất tiếc ngài đi vắng, trong nhà thờ chỉ có hai thiếu niên rất trẻ, không hề biết sœur Anna là ai. Khi rời khỏi nơi này, trong cái man mác buồn tôi bất chợt thấy vui vui, và buột miệng như để nói với chính mình:
     – Cuối cùng thì hai người cũng được ở bên nhau.
Tôi chưa (và có lẽ không) có cơ hội nào để trở lại Pleiku. Ngày xưa, tôi chỉ ghé lại thành phố bụi đỏ này một đôi lần ngắn ngủi, như chỉ một thoáng chợt đến chợt đi, chưa hề làm quen với một “em Pleiku má đỏ môi hồng”nào. Ngoài Đồi Đức Mẹ, nơi đơn vị đóng quân một tháng, cả một tháng gió mưa lầy lội, tôi chỉ còn nhớ cái quán rượu trong Khu Chợ Mới, nơi anh bạn Biệt Động Quân đưa tôi đến để tìm những cơn say, và một ngôi trường được dùng làm cô nhi viện, nơi có sœur Anna xinh đẹp, đã gợi lại trong tôi hình ảnh của những đồng đội đáng mến mà vắn số như Nguyễn Phú Hùng Em. Tôi da diết nhớ đơn vị cũ, thời chúng tôi còn trai trẻ, nhớ từng khuôn mặt bạn bè đã nằm lại trên các chiến trường xưa hay đang lưu lạc muôn phương, tiếc thương cho cuộc tình đẹp của những người lính trẻ, lãng mạn, thơ mộng, nồng nàn nhưng sớm chia lìa đớn đau bởi cuộc chiến tranh oan nghiệt.

Phạm Tín An Ninh

Câu chuyện Thái Lan và thùng rác điện tử toàn cầu.

Chúng ta đang tự làm ô nhiễm trái đất mà chúng ta đang sống với những lương rác thải khó biến thái.
Ở nước pháp, những vật liệu, máy móc gọi là ô nhiễm bị đánh một thứ thuế để trả tiền cho công việc biến đổi thành vật biến chế lại.
Thế mà theo phóng sự của đài 2, chúng ta thấy những rác này chạy đến những nước nào chịu nhận để công dân ở đây tự làm ra tiền khi xả những thứ máy móc để tìm vật hiếm dấu trong đó và số tiền mà họ kiếm được có khi lên đến 1000 euros mỗi tháng, bằng giá tiền công một người đi làm ở nước pháp.
Nhưng thay vào đó, là những bệnh tật vô tình và số lượng ô nhiểm thấm vào lòng đất thì phải trả bằng giá nào đây?
Mời quý anh chị theo dỏi phóng sự dưới đây để thấy ngày mai khi chúng ta càng sử dụng nhiều thêm những xe cộ bằng điện tử thì chỉ một nước Thái Lan có chứa hết những phế thải toàn cầu không?

Caroline Thanh Hương




tt


Des écrans, des tonnes de câbles en tout genre, du plastique, le tout à moitié calciné : des décharges comme celle-ci, il y en a de plus en plus à travers la Thaïlande. Le pays est la nouvelle poubelle des déchets électroniques de la planète. Dans les ateliers, des ouvriers récupèrent tout ce qui peut l'être dans chacun des objets qui arrivent. Un recyclage à la main qui fait vivre de nombreux Thaïlandais. Le cuivre, notamment, est recherché puis revendu. Thongsoo Wangpan, l'un des ouvriers, assure pouvoir gagner jusqu'à 1 000 €par mois.

Des arrivages qui ont presque doublé en un an

Pendant des décennies, les déchets électroniques étaient vendus à des entreprises chinoises pour être traités. Mais le pays en a interdit l'importation l'an dernier pour des raisons écologiques. Depuis, une partie est donc réorientée vers le voisin thaïlandais, où le volume importé est passé de 60 000 à 100 000 tonnes en un an. Un nouveau marché noir a vu le jour et en six mois, 26 centres de traitement clandestins ont été démantelés. Des monticules de déchets sont ainsi laissés à l'abandon.

Nguyễn Nhơn viết Anh Bá Chổi Đi học … tập cải tạo – Tôi Đi tù và nghe đọc truỵên Người Bán Sách Trên Bãi Biển Nha Trang của Phạm Tín An Ninh.

Có lẽ người ta không thể nào quên được những hồi ức nếu không chia sẻ cho người đời sau biết những chuỵên mắt thấy tai nghe.
Nguyễn Nhơn luôn có những hồi ký tức tửi về quãng đời chông gai của mình sau tháng 4 năm 1975.
Kính mời quý anh chị cùng đọc bài của tác giả viết.
Caroline Thanh Hương

10320400_290589931109058_8637116919128539903_n
Kính chuyển
Nguyễn Nhơn

Anh Bá Chổi Đi học … tập cải tạo – Tôi Đi tù
Hàng năm cứ vào cuối Tháng Tư, khi cờ đỏ ngoài đường treo nhiều hơn và trong không gian rộ lên những tiếng loa đài oang oang về “Giải phóng Miền Nam”, lòng tôi lại hừng hực những kỷ niệm ran rát của buổi vào trại tập trung cải tạo.

Ngày ấy, chốn lao tù đối với tôi là một nơi hoàn toàn xa lạ. Tôi bị bước vào qua cánh cửa dăng mắc đầy dây kẽm gai, và lọt tỏn giữa những người thoạt nhìn qua đã biết họ là “phe ta”.

Tôi cũng như anh Điều là “Bắc ri cư 54” nên “tự hào” thấm thía hơn bạn đồng môn cải tạo dân Nam Kỳ là những người từ nào tới giờ chưa biết thế nào là cơm độn, một hạt gạo phải còng lưng cõng mấy lát khoai lang khoai mì dày trịch, to tổ chảng mà vì lẽ sinh tồn phải trợn mắt mà nuốt.

Kể cho hết chuyện “Tôi đi học... tập cải tạo” thì đến bao giờ cho hết. Tôi bèn ngưng nơi đây với ước mong rằng muôn đời con cháu mai sau sẽ không bao giờ phải đi “học tập cải tạo” để làm công dân xã hội chủ nghĩa như tôi nữa.

( Nguyễn Bá Chổi - Tôi đi học... tập cải tạo )

Anh Chổi kể chiện “ Tôi đi học … tập cải tạo. “
Tui chồng dấu theo anh, kể chiện “ Tôi Đi tù.

TÔI ĐI TÙ
Lần đầu tiên mang thân tù tội
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
 Ngày nay dưới chế độ VC, ở tù là thường sự. Chỉ cần buồn lòng nhậu say, về nhà la lối vợ con là có thể được các “nhà cai trị mới” gởi đi học tập cải tạo. Mà không phải chỉ học tập, lao động năm mười bữa, nửa tháng thôi. Do thủ tục giấy tờ nhiêu khê, phần thì chữ nghĩa các quan làng mới cũng lem nhem, nên có khi ở tù cả năm, trường hợp chỉ vì say rượu la ó trong nhà. Đến nỗi ngày nay trong phim ảnh họ cũng có cảnh cha mẹ la rầy con cái không được, bèn đe dọa gởi đi cải tạo.
Nhà tù đầu tiên
Khoảng đầu tháng 6/75, nhà cầm quyền “Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam” ra thông cáo quy định việc học tập cải tạo: Thời hạn học tập dành cho sĩ quan cấp úy và tương đương là 15 ngày. Cấp tá và tương đương là một tháng. Mỗi người phải đem theo 12 ngàn tiền ăn. Ai không có tiền thì mang theo gạo, trị giá tương đương. Ngày trình diện đầu tiên là 25 tháng 6 năm 1975.
Nhà tôi bàn bạc, đi sớm về sớm, lại đầu mùa, mưa ít, đở cảm lạnh. Vậy là ngày kể trên tôi vào trình diện “đi học tập” từ trường Trung học Ngô Quyền. Lúc ấy vào khoảng 2 giờ chiều, trời mưa lất phất. Trong phòng hàng mấy chục anh em mà không khí hoàn toàn im lặng. Ai nấy đều lo âu trong lòng. Tôi men lại góc phòng nằm tạm trên băng ghế học trò, cố dỗ giấc ngủ để lấy sức đi đường, ắt hẳn là xa. Không gian vắng lặng nhưng không sao ngủ được vì trong lòng vẫn bồn chồn. Thời gian dài lê thê. Tuy nhiên rồi cũng đến lúc lên đường. Lúc ấy vào khoảng 5, 6 giờ chiều. Trời bỗng đổ mưa nặng hạt. Đang loay hoay lo che chắn chiếc ba lô cho khỏi ướt thì đã thấy xe quẹo vào cổng trại: Trung tâm cải Huấn Tân Hiệp.
Đêm đầu tiên trong tù thật là não nuột. Ngoài trời mưa tí tách. Trong phòng tất cả đều thao thức nhưng câm lặng. Hầu hết anh em đều là người địa phương nên có điều chua xót: vốn là người chức quyền địa phương, ít nhiều danh giá, nay ra thân tù tội, mà lại ở trong tù ngay chính tại quê nhà. Hơn nữa, từ khám tới nhà chỉ cách nhau hơn cây số, mà lúc này xa cách nghìn trùng. Nằm buồn nghĩ vẩn vơ, chợt lặng lẽ mỉm cười trong bóng tối. Nghĩ lại mình có nhiều duyên nợ với khám đường nầy.
Từ năm 1965, khi còn là Trưởng ty Nội An tôi đã có lần vào thăm khám nầy. Trước cảnh tù tội của một số sĩ quan trẻ, tuy là VC nằm vùng thuộc chủ trương “luồn sâu, leo cao” của địch, nhưng tình cảnh cũng đáng thương. Khi nghe họ trình bày nỗi vất vả trong tù, anh viên chức trẻ còn mang chất thư sinh, lòng cảm thấy rưng rưng. Thế mà ngày nay, bản thân vào tù, chỉ nghe viên Trưởng trại, vốn là Trung Úy nằm vùng bị giam ở đây, nay chỉ huy trại nầy, thốt ra toàn những lời thù hằn nhục mạ thôi.
Mùa hè năm 73, một cơn mưa bão gây ngập lụt trại nầy. Khi tình hình trở nên nguy hiểm, đe dọa sinh mạng cả ngàn tù nhân, tôi đã tự mình lái xe trong mưa bão vào lúc nửa đêm, đến xem xét tại chỗ tìm cách giải cứu. Cuối cùng ông Tỉnh trưởng đã liều lĩnh cho lệnh phá sập bức tường cuối trại cho nước rút đi, cứu sống hơn ngàn sinh mạng vừa tù nhân, vừa gia đình binh sĩ kẹt lại trong trại.
Mùa thu năm 74, để chuẩn bị chiến trường đánh chiếm Phước Long mấy tháng sau đó, VC mở nhiều đợt pháo kích vào phi trường Biên Hòa nhằm tiêu hao tiềm lực của SD3 Không quân. Trong một đợt pháo kích, bất đồ một trái hoả tiễn 122 ly rơi trúng ngay một phòng giam các “đồng chí” của họ, sát thương toàn bộ nhân số trong phòng. Trước mấy chục đống máu thịt bầy nhầy gọi là thi thể, mà trại lại không có ngân khoản chôn cất, tôi đành ra lệnh bất hợp pháp cho xã Tỉnh lỵ xuất công nho lo chôn cất.
Những ngày cận 30-4, nhà thầu không chịu cung cấp thực phẩm trả bằng ngân khố phiếu, đòi phải trả tiền mặt. Không đành lòng để cho tù nhân chết đói, tôi lại liều ký chi phiếu khống, tức là không có chứng từ chứng minh, để rút tiền mặt mua thực phẩm cho họ.
Nằm trong tù ôn lại dĩ vãng thấy ở đây mình đã từng gieo nhân lành, nay cớ sao gặt qủa dữ. Nhân quả bất đồng chăng? Thật ra về sau mới biết được, là “được” vào trại nầy quả nhiên là điều lành, bởi vì ở đây giữa thành phố, lại chỗ giam đông người, nên đỡ bớt rất nhiều nguy cơ kèm kẹp khảo tra cũng như nạn thủ tiêu dấm dúi. Nghĩ thật cám cảnh ơn Trời Phật!
Chiếc còng số 8 đầu tiên
Trong đời tù tội, lần đầu tiên nếm mùi chiếc còng số 8, thì trớ trêu thay lại được mang vào tay ngay chính tại quê nhà Bình Dương.
Tháng 8 năm 76, 35 anh em biệt giam thuộc trại Nhà Đỏ được lùa lên xe vận tải bít bùng chở đi. Trên xe ai nấy đều hoang mang không biết số phận đi về đâu. Vốn là người địa phương, tôi biết rõ địa điểm thủ tiêu ghê rợn: Truông Bồng Bông. Nó nằm trên quãng đường từ Phú Giáo về Bình Dương. Nay thấy xe chạy về hướng ấy nên lòng càng sợ hãi. Lúc xe ngừng lại, cố nhổm người nhìn ra. Thật là hú vía: cổng khám đường Bình Dương. Tuy nhiên tôi vẫn còn băn khoăn tại sao không vào hẳn mà lại đậu phía ngoài cổng. Chợt thấy mấy chú CA khuân ra một thùng carton. Thùng mở ra: toàn còng số 8 Smith B Wesson mới tinh. Mấy chú CA hô to: Nào từng cặp 2 người, đưa tay ra. Tôi và Đại úy Lợi CSQG liền đưa tay ra. Vậy là rắc một cái, trên tay đã mang còng gọn ơ. Lại nghe tiếng quát nạt, nhìn lại thấy hai anh H và Đ co rúm người lùi lại trong góc xe. Chú CA sấn lại giằng tay ra, rắc một cái là xong, miệng lầm bầm: chỉ bấy nhiêu mà cũng sợ. Buồn cười là hai anh nầy chẳng những gốc “phú lít” mà một người lại có tên là “Cọp”, ngươi kia là “Lớn”, đã từng quen thuộc với cặp số 8 nầy, thế mà nay sợ hãi. Vừa còng xong, ông “Cọp” thì mặt mày tái ngắt, ông “Lớn” thì nước mắt chảy dài.
Phần tôi cũng chua xót lắm, vì không ngờ trong đời có ngày ở tù, lại nếm mùi còng trói đầu tiên ngay tại quê nhà. Hơn nữa, nhớ lại ngày nào, khi còn bé theo bạn vào chơi đùa trước sân khám đường nầy. Nay tuổi gần 40, thân tù tội mang còng cũng tại chỗ nầy.
Về sau, nếm đủ mùi còng trói thì mới biết dẫu sao chiếc còng Mỹ vẫn nhẹ nhàng, tiện lợi hơn loại dây xích chó hoặc chiếc cùm sắt do thợ rèn XHCN sản xuất nhiều. Bởi vì loại dây xích chó thì nó miết vào cườm tay vừa tê, vừa đau đớn. Còn chiếc cùm sắt thì vừa nặng, vừa kềnh càng, lại thêm cạnh xù xì rỉ sét, lỡ cứa đứt tay bị phong đòn gánh như chơi.
Vừa rồi ở Mỹ nầy, có việc vào bệnh viện, bất ngờ bắt gặp một nữ cảnh sát dẫn giải một phạm nhân đi khám bệnh. Anh nầy chắc thuộc loại nguy hiểm nên trên tay là đôi còng lại thêm một sợi dây xích nhỏ nhằm hạn chế hoạt động của đôi tay. Dưới chân đèo thêm cặp còng rời có buộc dây xích đủ để bước đi. Vậy mà anh nầy vẫn thản nhiên kháo chuyện với người bạn đồng tù được cho ra làm tạp dịch gần đó.
Thế mới biết ở đâu thân tù tội cũng chịu cùm trói nặng nề. Có khác chăng, ở đây bệnh nhẹ cũng được đi bệnh viện. Còn ở bên kia thường là tù nhân chết trước khi được đi bệnh viện. Mà có được đưa đi thì phần chết vẫn nhiều hơn phần sống, bởi vì bệnh viện không có đủ thuốc cho dân thường thì lấy đâu cấp cho tù.
Vậy đành tự an ủi:
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Nguyễn Nhơn
Tháng 5 thơ thẩn kể chiện cũ chơi
11/5/2019


tt tt