caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 10 décembre 2016

Nhìn lại lịch sử với bài viết của Mường Giáng vê Người Lính Địa Phương Quân Và Nghĩa Quân Trong Những Ngày Hấp Hối Tháng 4-75 Tại Bình Thuận.

Nếu có một cuộc chiến mà người lính nào đã xả thân để bảo vệ chính nghĩa thì cho dù nó thua hay thắng, nó vẫn luôn có ý nghĩa với đời sau.

Vì vậy, người dân cần ghi nhớ lại lịch sử và cứ nhìn vào cuộc sống của mình sau cuộc chiến để biết cuộc chiến nào là bảo vệ dân hơn là mị dân.


Người Lính Địa Phương Quân Và Nghĩa Quân Trong Những Ngày Hấp Hối Tháng 4-75 Tại Bình Thuận – Mường Giang




Thời VNCH(1955-1975), quân đoàn 2 chiếm một lãnh thổ có diện tích lên tới 78.841 km2, rộng nhất trong bốn vùng chiến thuật. Bộ tư lệnh đóng tại Pleiku, còn 2 Bộ chỉ huy tiếp vận 2 và 5 thì ở Qui Nhơn và Nha Trang-Cam Ranh, còn có hai SD 2 và 6 không quân chiến thuật đóng tại Pleiku và Nha Trang. Các phi trường Nha Trang,Bửu Sơn,Phù Cát và Cù Hanh rộng lớn tối tân. Vùng 2 chiến thuật bao gồm 12 tỉnh cao nguyên và duyên hải trung phần, trong đó quan trọng và cũng có nhiều phiến cộng, nằm vùng nhất là Bình Thuận-Bình Định. Để xâm lược miền nam, cọng sản Bắc Việt cho mở lại con đường giao liên đã có sẳn từ thời toàn dân kháng chiến chống Pháp 1945-1954, thành con đường chiến lược mang đủ thứ tên trong đó có Hồ chí Minh, xuất phát từ Hà Nội vào tới Cà Mâu dài trên 2000 cây số. Con đường khai sinh đồng thời với cái mặt trận ma GPMN sau khi vượt qua vùng phi quân sự ở Bến Hải , men theo rặng Trường Sơn, tới Đổ Xá, Kòn Tà Nừng, Chulya, Khánh Hoà. Tại đây đường phân làm hai nhánh, một đi ngược lên Lâm Đồng, Quảng Đức, Phước Long về Sài Gòn. Nhánh hai tới Ninh Thuận,Bình Thuận, Rừng lá,rừng sát, Biên Hòa…
Sau ngày binh biến 1-11-1963, VNCH gần như vô chính phủ, rối nát tan hoang do đám kiêu tăng loạn tướng gây ra, mãi tới cuối năm 1967 khi tướng Nguyễn văn Thiệu đắc cử Tổng Thống VNCH , tình thế mới tạm ổn định. Bình Thuận là một trong các tỉnh ở miền Trung cùng chịu nhiều nạn kiếp, khiến cho tình hình an ninh toàn tỉnh kể luôn thị xã Phan Thiết tồi tệ đến mức ai nghe tới cũng sợ, khi phải tới miền đất này. Dù Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng tấn công Phan Thiết ba lần bị thất bại, không có cơ hội tắm máu đồng bào như tại Huế theo mong muốn của một số VC nằm vùng và có thân nhân nhảy núi , tập kết nhưng hoàn cảnh lúc đó hết sức bi quan, 95 % lãnh thổ bị địch chiếm, vùng còn lại ban ngày là của ta và thuộc về giặc ban đêm. Tại Phan Thiết, VC về ám sát,đốt tấn công các trụ sở ấp Đức Nghĩa,Phú Trinh,Hưng Long, Đức Long..coi như chỗ không người, thậm chí ngay trong Tòa hành chánh và tiểu khu, tỉnh trưởng khi di chuyển cũng phải có hộ tống và cận vệ. Các viên chức xã ấp,công chức, cảnh sát kể luôn các cấp chỉ huy XDNT,Nghĩa quân, ĐPQ ..ban đêm phải di chuyển chiến thuật tới các vùng tạm có an ninh ở Sông Mao, Phan Thiết, Mũi Né để ngủ giữ mạng. Các đồn bót trong tỉnh luôn bị tấn công, VC pháo kích bạt mạng vào thành phố, huyện lỵ và tàn nhẩn gài mìn khắp nơi, khiến cho thường dân vô tội bị chết oan hằng ngày khi di chuyển cũng như lúc ra đồng làm ruộng. Các trục giao thông tại quốc lộ 1, liên tỉnh lộ 8, tỉnh lộ Phan Thiết-Mũi Né..bị tắt nghẽn,nhiều trạm thu thuế gần như công khai của VC tại cây số 25, Thiện giáo, Tùy Hoà,Tà Dôn, Đá ông Địa,Vĩnh Hảo..làm cho mọi người lo sợ, phải dùng phương tiện ghe thuyền thay vì đi xe đò. Đã vậy trong tỉnh còn thêm vụ học sinh các trường trung học xuống đường biểu tình đòi Mỹ rút, kêu gào bảo vệ đạo pháp và các thầy cha, còn thêm màn mổ bụng rạch ngực viết huyết thư, tạo đủ đắng cay máu lệ cho người dân vô tội trong cảnh chiến tranh tận tuyệt. Tóm lại theo lượng giá của Đại Tá Ngô tấn Nghĩa, trong ngày nhậm chức Tỉnh Trưởng vào mùa thu 1969 thế đại tá Đàng thiện Ngôn, thì Bình Thuận và Phan Thiết lúc đó sắp lọt vào tay VC. Theo Trung Tá Ngô văn Xuân, nguyên Tiểu đoàn trưởng TĐ 2, Trung đoàn 44, Sư đoàn 23 BB từng tham chiến nhiều ngày tại Bình Thuận, thì chính Đại Tá Ngô tấn Nghĩa, một sĩ quan dầy kinh nghiệm trong chức vụ trưởng phòng 2 quân đoàn 2 nhiều năm, qua nhiều vị tư lệnh, đã thành công trong việc tách rời các cơ sở cũng như vô hiệu hoá Việt Cộng tại địa phương, từ đó cho tới ngày miền nam bị sụp đổ vào tháng 4-1975. Chính các lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân đã góp phần lớn máu xương trong việc bảo vệ an ninh và mạng sống của đồng bào trong tỉnh, cho tới những giây phút cuối cùng trong đêm 18 tạng ngày 19-4-1975. Họ là những chiến sĩ của QLVNCH không tên với những chiến công hiển hách , đã dánh những trận để đời như sử gia Chánh Đạo đã hết lòng khen ngợi trong tác phẩm “ 55 ngày đêm-cuộc sụp đổ của VNCH”. Tôn vinh cuộc chiến đấu thần thánh trên là cách trả lời cao thượng nhất để tri ân và lấy lại uy tín cũng như danh dự cho người lính miền nam, những người đã vì nước vì đời, mà tự tìm lấy cái chết bình thản tại chiến trường , ngay lúc giặc đã tràn ngập.
1. NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐPQ & NQ/QLVNCH
Tại Bình Thuận vào năm 1952, trước ngày đình chiến, quân đội quốc gia đã thành lập 2 trung đoàn vệ binh , mỗi trung đoàn có 5 đại đội. Trung đoàn số 2 đóng tại Phan Rí, trung doàn số 4 đóng tại Phan Thiết. Đầu năm 1953, các trung đoàn vệ binh được biến đổi thành tiểu đoàn bộ binh. Do đó, trung đoàn vệ binh số 4 thành tiểu đoàn 264 B1 (Bataillon d’infanterie), còn trung đoàn 2 thành tiểu đoàn 265 B1. Ngày 1-8-1954 lại thành lập trung đoàn 404 BB tại Phan Thiết với các tiểu đoàn 83 (nguyên TĐ 264 B1), tiểu đoàn 84 ( nguyên TĐ 265 B1) và TĐ 808 biệt lập đóng tại Phan Thiết. Đầu năm 1955, Trung đoàn 404 được cải danh là Trung đoàn 43 BB với các TĐ 1/43 (83), 2/43(84) và 3/43(808) thuộc SĐ 15 khinh chiến, từng tham dự các chiến dịch tiểu trừ Bình Xuyên, Hòa Hảo năm 1955 tại Nam phần Từ năm 1964 trung đoàn 43 biệt lập qua các trung đoàn trưởng tài danh như Thiếu tá Võ văn Cảnh, Thiếu tá Quách Đăng, Trung tá Lý bá Phẩm,Đại tá Đàm văn Quý.. trấn đóng tại biệt khu Bình Lâm, sau đó di chuyển vào nam. Năm 1966 cùng với các trung đoàn biệt lập 48 BB,52BB thành lập Sư đoàn 10 BB., sau đổi thành SĐ18BB vào tháng 4-1975, dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Lê minh Đảo, đã tạo nên chiến thắng Xuân Lộc vang lừng trong việt sử cận đại. Cũng tại Bình Thuận vào tháng 7/1954 có 4800 quân nhân người Nùng, thuộc SĐ 3 khinh chiến của Đại Tá Woàng A Sáng từ miền bắc di cư vào đóng tại Sông Mao nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn lại di chuyển vào Tam Hiệp, Biên Hòa, sau đó đổi thành SĐ 5 BB. Để thay thế, trung đoàn 44 và 53 thuộc SĐ 23 BB , hậu cứ đóng tại Sông Mao thường xuyên hành quân bảo vệ Bình Thuận và Ninh Thuận. Từ đầu năm 1970, hầu hết các thành phần cơ sở, du kích kể luôn chính quy VC gần như bị tiêu diệt., khiến cho quân khu 7 Việt cộng, trong đó có tỉnh Bình Thuận do tướng Bắc Việt Nguyễn văn Ngàn chỉ huy, cũng lâm vào tuyệt lộ. Để vớt vát cũng như vực dậy niềm tin của cán binh, cán bộ, VC xữ dụng 2 tiểu đoàn chính quy miền bắc là 481 và 482 tấn công vào trung doàn 44 BB tại Sông Mao từ tháng 7-10/1970, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc phục kích , phá rối trên quốc lộ 1, từ đoạn đường cây số 25 nam về tới Phan thiết và khúc ngang qua mật khu Lê hồng Phong, từ Long Thạnh tới Lương Son, Chợ Lầu và phía bắc trong quận Tuy Phong. Thời gian này Bình Thuận còn có sự yểm trợ của Chi đoàn 3/8 thiết kỵ/QLVNCH và tiểu đoàn 3 thuộc Lử đoàn 506 nhảy dù Hoa Kỳ và toán viễn thám LLĐB/BTTM/QLVNCH, hải pháo Mỹ ở ngoài khơi, các phi tuần Mỹ-Việt luôn tiếp ứng tỉnh mau lẹ và cấp thời , nên đã bẻ gảy tất cả Nhưng rồi giai đọan VN hoá chiến tranh và hiệp định ngưng bắn 1973 đã thành hình, theo đó các đơn vị chính quy của VNCH cũng như Hoa Kỳ đều rời tỉnh vào cuối năm 1971 hoặc hồi hương hay nhận nhiệm vụ mới, giao công cuộc bình định và gìn giữ an ninh cho các đơn vị ĐPQ và NQ của tỉnh lúc đó lên tới 13.000 người đãm trách.
Để chống địch bằng cây nhà lá vườn, Đại Tá Nghĩa đã áp dụng chiến lược mọi người đều phải RA TIỀN TUYẾN kể cả các trưởng ty sở, phó tỉnh trưởng, phó quận.., không bỏ đồn bót lẽ loi cho giặc về đêm. Theo lời các nhân chứng hiện ở Hoa Kỳ như Phạm ngọc Cửu phó tỉnh trưởng, Trung Tá Dụng văn Đối quận trưởng Hoà Đa rồi Hàm Thuận, Đại úy Mai xuân Cúc DDT /DD 948 DPQ.. thì chính Đại tá Nghĩa là người đầu tiên xung phong làm gương mẫu cho thuộc cấp, ông đã noi gương cố tổng thống Nguyễn văn Thiệu luôn xông xáo tại chiến trường khi dấu binh lửa, bom đạn còn ngun ngút , đại tá Nghĩa đã lần lượt ngủ đêm tại 173 trong tổng số 197 tiền đồn hẻo lánh và nguy hiểm của tỉnh, do các tiểu trung đội nghĩa quân hoặc xây dựng nông thôn trấn giữ. Nhờ vậy đã tạo được nềm tin trong quân đội cho tới khi mất nước. Một chiến thuật khác cũng vô cùng hiệu quả, đó là xữ dụng hàng rào mìn claymore làm ấp chiến lược lưu động. Với phương pháp này đã làm VC bị tổn thất nặng và gần như hoàn toàn tê liệt. bẽ gảy kế hoạch nuôi ăn cán binh vì ai cũng sợ toi mạng khi vướng mìn vào ban đêm khi ra vào ấp .Song song còn có chương trình đập cỏ bắn rắn, tức là ủi quang hai bên quốc lộ 1 từ cây số 25 nam Phan Thiết cho tới Cà Ná, giáp giới Ninh Thuận,các vùng cây cỏ rậm rạp mà trước đây VC dùng làm địa bàn để hoạt động quân sự, thu thuế, phục kích, chặn xe đò.., mang lại tình hình an ninh hoàn toàn trong tỉnh và tại thị xã Phan Thiết.Cũng kể từ đó cho tới hồi tàn cuộc, cán bộ xã ấp, công chức không còn phải sống lưu vong và việc Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu tới Phan Thiết cùng với Tỉnh Trưởng săn bắn ban đêm ngay trên địa bàn của cái gọi là mật khu Lê hồng Phong. hay đi xe jeep trên quốc lộ 1 từ Phan thiết về Phan Rang như lời tư sự của trung Tá Ngô văn Xuân, trung đoàn trưởng trung đoàn 44, SD 23 BB, trong Quân sử VNCH, là một xác nhận khích lệ.
Từ sau hiệp định ngưng bắn 1973, lực lượng ĐPQ &NQ đã được tổ chức và phối trí lại để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Quyền chỉ huy trực tiếp thuộc tiểu khu, chi khu và các phân chi khu. Quân số cũng được cải tổ từ cấp đại đội thành tiểu đoàn, liên đội và Liên đoàn . Tính đến năm 1973, quân lực VNCH đã có 360 tiểu đoàn ĐPQ, quân số từ binh sĩ, HSQ tới SQ một số là chủ lực quân biệt phái, nên có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu, có đủ khả năng thay thế các SĐ bộ binh kề cả các lực lượng tổng trừ bị trong các cuộc hành quân cơ động quy ước chiến, đáp ứng sự hổ trợ đác lực cho các đơn vị chính quy. Theo tài liệu từ quân sử, cho tới tháng 4-1975, lực lượng ĐPQ-NQ gần 500.000 người và số tử vong cũng nhiều lần so với các lực lượng chính quy, diều đó chứng tỏ sự chiến đấu dũng mảnh và can trường của họ.
Trong hiệp định Paris năm 1973, có điều khoản cắm cờ nhận đất vào giờ N và Bình Thuận được coi là thí điểm. nơi CS Bắc việt luôn đòi trở thành vùng vỹ tuyến. Các xã giáp tỉnh lỵ như Đại Nẵm, Phú Long, Tuỳ Hòa,Phú Lâm có nhiều nằm vùng và thân nhân nhảy núi hoặc tập kết, nên luôn là điạ điểm tin cậy để giặc đóng quân hay đặt BCH. Với quân số lúc đó là 13.000 ĐPQ-NQ nhưng vì phải bảo vệ 197 ấp nên đã dàn mỏng , trong khi việt công luôn tập trung được ba tiểu đoàn địa phương, ngoài ra còn có một trung đoàn chủ lực từ quân khu 6 tăng phái và cán binh cơ sở, nên tình thế lúc đó cũng thật nguy hiểm . Rồi giờ G cũng tới, VC tấn công một lúc 13 ấp trong tỉnh nhưng nặng nhất là tại ấp Đại Tài, xã Đại Nẳm. Nhờ đã chuẩn bị trước, nên sau 2 ngày giao tranh , VC thất bại trong âm mưu cắm cờ dành đất, một phần là do đồng bào có ý thức quốc gia không chịu hợp tác hay đồng khởi, phần khác sợ tai bay đạn lạc nên đã bồng bế nhau tản cư khỏi vùng chiến địa theo lời kêu gọi của tỉnh qua truyền đơn và đài phát thanh. Cuối cùng các ấp xã chỉ còn thuần tuý là chiến địa, điểm hợp đồng của pháo binh và phi pháo, trước khi các đơn vị DPQ-NQ mở cuộc tấn công, làm VC phải chém ve, mang theo nhiều xác chết đồng bọn khi tháo chạy sau 2 ngày giao tranh đẳm máu nhưng vẫn bỏ lại tại ấp Đại Tài, xã Đại Nẳm 121 xác chết..
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI BÌNH THUẬN
Ngày 7-4-1975, tướng Phạm văn Phú tư lệnh QĐ2 từ Nha Trang đáp trực thăng ghé thăm BCH tiểu khu Bình Thuận lúc đó đang đóng tại lầu ông Hoàng, thuộc xã An Hải quận Hải Long. Lúc này, tướng Phú đã bị tước chức Tư lệnh QĐ2 và do tướng Nguyễn văn Hiếu thay thế. Tình hình đã bắt đầu hổn loạn vì Ninh Thuận, Bình Thuận đã trở thành vùng hỏa tuyến. Sau này tại hải ngoại, có dịp tiếp xúc với những thẩm quyền của Bình Thuận trong phút giờ hấp hối như Đại Tá tỉnh trưởng Ngô tấn Nghĩa, ông Phạm ngọc Cửu phó tỉnh trưởng, Trung Tá Dụng văn Đối, quận trưởng Hàm Thuận và các đại úy Nguyễn chánh Trúc, DDT giữ cầu Phú Long nhưng quan trọng nhất là tự sự của Đại Úy Mai xuân Cúc, đại đội trưởng ĐĐ 948 ĐPQ là đơn vị giữ an ninh trong thị xã Phan Thiết cho tới giờ phút cuối cùng.Tóm lại không giống như nhiều tỉnh thị khác, Bình Thuận vào những giờ phút hấp hối , đã không có những trận đánh không có đại bàng như một tác giã nào đã viết trong mấy năm trước, vì tất cả đại bàng từ cấp thấp nhất như thiếu uý Phùng thế Xương phân chi khu trưởng PCK Hòa Vinh, trung úy Lê Ngữ phân chi khu trưởng PCK Thiện Khánh cho tới các đại bàng cao cấp ở quận như Trung Tá Dụng văn Đối, thiếu tá Phạm Minh trung tâm trưởng Trung tâm Tiếp vận , các vị Phó tỉnh tưởng, quận trưởng, trưởng ty và trên hết là đại tá tỉnh trưởng Ngô tấn Nghĩa đều không bỏ chạy.
Sự sụp đổ nhanh chóng của QLVNCH từ khi Ban mê thuộc thất thủ, tiếp theo là cuộc di tản đẳm máu trên liên tỉnh lộ 7-B và Quân đoàn 1, cuộc lui binh tại Qui Nhơn., Quảng Ngãi..khiến cho vòng vây bao quanh Sài Gòn càng lúc càng thu hẹp. Mặt bắc, Phan Rang và Phan Thiết trở thành vùng hỏa tuyến phải đương đầu với nhiều lộ quân hùng hậu của cọng sản Bắc Việt có đầy đủ tăng, pháo hiện đại do Liên xô, Trung Cộng và các nước Động Âu trong toàn khối cọng sản quốc tế viện trợ. Trong lúc đó, VNCH đang lâm vào tuyệt lộ vì đồng minh Hoa Kỳ đã cạn tào ráo mán, rút ván qua sông, ngoài ra còn đem danh lợi cò mồi một số tướng lãnh miền nam bỏ nước ôm của chạy, khiến cho QLVNCH bốn bề thọ địch, chỉ còn chờ chết mà thôi. Ngày 4-4-1975, hai tỉnh còn lại của QD2 là Ninh Thuận và Bình Thuận được sáp nhập vào QD3 lúc đo do tướng Nguyễn văn Toàn làm tư lệnh, bổ nhiệm thiếu tướng Nguyễn vĩnh Nghi làm tư lệnh tiền phương QD3, chỉ huy mặt trận Phan Rang, vốn là quê hương của tổng thống Thiệu. Trong dịp này Phan Thiết cũng được tăng cường trung đaòn 6 và một pháo đội thuộc SD 2 BB vừa di tản từ Quãng Ngải vào Bình Tuy. Tại Phan Thiết, thời gian này đã giao tranh ác liệt với trung đoàn 812 chính quy và các tiểu đoàn địa phương VC, nhưng đã giữ vửng được phòng tuyến nhờ sự yểm trợ của phi pháo và hỏa pháo VNCH. Ngày 16-4-1975 mặt trận Phan Rang tan vở, các tướng lảnh Nghi, Sang, đại tá Nguyễn thu Lương và nhiều sĩ quan cao cấp khác của VNCH bị bắt làm tù binh. Từ đó Bình Thuận là chiến tuyến về hướng tây bắc, phiá nam Bình Tuy vẫn còn nhưng đường bộ bị bít vì giao tranh long trời lở đất đang nổ tung tại Xuân Lộc , Long Khánh từ ngày 9 cho tới 14/4/1975.
Vào ngày 2/4/1975, đại đội 948 ĐPQ đang đóng tại Ấp Hiệp Hòa, xã Chợ Lầu , quận Hòa Đa thì được lệnh Trung tá quận trưởng Kiều văn Út theo chỉ thị của P3 TK , về tăng cường thị xã Phan Thiết. nhưng đóng quân tại trường nông lâm súc Phú Long , bảo vệ Trung đội pháo binh đóng gần cầu đang yểm trợ hỏa pháo cho chi khu Thiện Giáo. Ngày 3-4-1975, đoàn di tản từ Nha Trang-Đà Lạt về trong đó có đủ mọi quân binh chủng kể luôn trường võ bị quốc gia , nổ súng bắn loạn xạ làm cho dân chúng sợ hãi và trước khi ra đi đã cướp bốc cũng như đốt chợ lớn Phan Thiết được xây dựng từ năm 1899. Lúc này tại khu vực Phú Long và các vùng lân cận, ngoài ĐĐ 948 của ĐU Cúc từ Hòa Đa về tăng cường, còn có DD 283 DPQ của DU Nguyễn văn Ba giữ Tuỳ Hòa, DD 3/TD 249 DPQ của DU Hòa phụ trách xã Hòa Vinh, nên tình hình an ninh cũng khả quan, ngoài các vụ pháo kích, bắn sẽ vào ban đêm mà thôi. Vào ngày 15-4 75 chi khu Thiện giáo tại huyện ly Ma Lâm được lệnh di tản chiến thuật vì không chịu nổi đại pháo 130 ly của VC. Các đơn vị của chi khu do DU Lê văn Tuân, chi khu phó chỉ huy đoàn xe, qua cầu Phú Long về Phan thiết. Ngày 16-4-75 lại thêm một đoàn quân xa đông đảo gồm đủ mọi thứ binh chủng như Dù, BDQ, Sư đoàn 2 BB, DPQ..từ Phan Rang cũng qua cầu Phú Long, để di tản về Sài Gòn sau khi Ninh Thuận mất. Lúc này tình hình trong thị xã Phan Thiết đã bắt đầu hổn loạn, nhiều gia đình kể cả công chức đã cuốn gói ra đi bằng thủy lộ, trong phố hầu như chỉ còn lại người nghèo không có phương tiện đào sanh, các hàng cột đèn không có chân và lính, cảnh sát, XHNT ở lại mà thôi. Từ ngày 10/4/75 DĐ948 DPQ của DU Cúc đổi vùng, di chuyển về đóng cạnh căn cứ của Duyên đoàn 28 HQ sát cửa Thương Chánh thuộc ấp Vĩnh Phú, để bảo vệ cho BCH hành quân của Trung tá Trì, TKP/TKBT. Lúc đó đại tá Nghĩa cho thành lập hai BCH hành quân, BCH chánh do ông trực tiếp điều động toàn bộ lực lượng DPQ-NQ đóng tại Lầu ông Hoàng, còn TKP làm việc với các phòng 2,3 hành quân. Cũng trong ngày , DU Cúc nhận lệnh trực tiếp từ Đại tá Nghĩa, dẫn DD 948 DPQ biệt phái cho yêu khu châu thành tại trại Đinh công Tráng của Thiếu tá Cư, trước sân vận động Quang Trung, nằm kế một phân đội YTQC sát trường Trung học tư thục Bạch Vân và Dân y viện Phan Thiết. Lúc này VC đã pháo kích nhiều hỏa tiển 122 ly vào phố, các khu vực quanh TK và Toà hành chánh thường hứng đạn. Sở dĩ VC bắn rất chính xác vì tiền sát viên của chúng là bọn nằm vùng , một tên giả làm ngư ông câu cá dươi chân cầu Phan Thiết, tên khác là cận vệ của Đại tá Nghĩa, một tên làm tuỳ phái cho tòa hành chánh..
Theo Cúc, thì Phan Thiết lúc đó hầu như chỉ còn có lính mà thôi, DD 948 DPQ phòng thủ ấp Đại Tài, DD 206 trinh sát tỉnh của DU Lê văn Trò giữ xã Tường Phong, kế đồn Trinh Tường, xa hơn có Tiểu đoàn 202 DPQ do DU Nguyễn văn Hoàng, thế thiếu tá Bích làm XLTV tiểu đoàn trưởng, đóng tại Phú Hội và vùng giáp ranh với Đại Nẳm. Trên liên tỉnh lộ 8, tiểu đoàn 275 DPQ bao vùng từ cầu Bến Lội , xã Lại An trên quốc lộ 1, qua tới các ấp Tân An, Tân Điền trên đường Phan Thiết-Ma Lâm. Về phiá nam giao cho một DD/DPQ và một Liên đội NQ giữ cổng chữ Y, bảo vệ các ấp Kim Hải, Bình Tú và Đức Long. Trong phố, phần an ninh được giao cho các đơn vị NQ và NDTV do Thiếu tá Nguyễn thanh Hải, xã trưởng xã châu thành Phan Thiết chỉ huy. Tại BCH Cảnh Sát Bình Thuận nằm trên đường Cao Thắng, phía sau CLB sĩ quan và TTTV, là phần phòng thủ của một tiểu đoàn CSDC do Trung tá trưởng ty điều động. Tại QYV Đoàn mạnh Hoạch không có đơn vị nào tăng phái bảo vệ, chỉ còn các quân nhân cơ hửu do y sĩ đại uý Lê bá Dũng và trung úy Công, SQ /CTCT của Đơn vị chỉ huy. Cũng theo lời Đại uý Mai xuân Cúc hiện ở Hoa Kỳ, một nhân chứng thật của Bình Thuận trong lúc đó, thì vị thiếu tá CHT.QYV.Đoàn mạnh Hoạch đã di tản chiến thuật về Sài Gòn từ đầu tháng 4/1975 khi Bình Thuận đang bước vào giờ thứ 25 định mệnh. Trong ngày 17/4/75, VC pháo kích ban ngày lẫn đêm, một vài quả bích kích pháo và hỏa tiển rơi rớt quanh các khu quân sự, trước tiểu đội quân cảnh điều tra tư pháp và ty bưu điện , thành phố thật sự đã chết, nhà nhà caì chặt cửa, chen chúc chui rúc dưới các hố tránh đạn thô sơ làm bằng bao cát mua ngoài chợ. Nơi nơi im vắng nảo nùng ngoại trừ khu vực cồn chà Đức Thắng vẫn còn hoạt động tấp nập vì ai cũng chạy.
Giờ N đã tới lúc 17 h 30 chiều ngày 18-4-1975, phòng tuyến Phú Long vỡ nhưng cầu không phá kịp, tuy nhiên phía bên khu vực Phước Thiện Xuân, An Hải, kể cả Hải Long, Lầu ông Hoàng vẫn chưa vở tuyến, đại tá Nghĩa cùng BCH vẫn đủ giờ di chuyển về cữa thương chánh, trong lúc ngoài khơi có hằng hà tàu chiến của hải quân VNCH nhưng không làm gí được vì tàu lớn không áp sát ven bờ được, hơn nửa sợ pháo kích như đã từng xãy ra ở Qui Nhơn, Phan Rang, Cà Ná..Bên Quốc lộ 1, doàn âm binh của cọng sản Bắc việt với tăng, pháo và hàng hàng lớp lớp cán binh cở lộ quân, chừng mấy chục ngàn người, aò aò hơn sóng cuộn cuồng phong di chuyển khắp các nẽo đường phố thị. Tất cả các phòng tuyến DPQ và NQ gần như bị đè bẹp trước đạn súng tối tân của Nga Hoa. Tại phòng tuyến ở Đại Tài, DU Cúc nhận được lệnh từ Thiếu Tá Cư, yêu khu trưởng trên máy PRC 25 cho biết VC đã chiếm được Tòa hành chánh, Tiểu khu nhưng tại Trung tâm tiếp vấn, Thiếu Tá Phạm Minh đã đốt được các kho quân nhu trước khi di tản, , Bình Thuận coi như đã mất , DD 948 của Cúc được lệnh vượt sông Cà Ty để di tản về Bình Tuy. Nửa đêm rạng sáng ngày 19/4/75, đại đội tới được xóm đạo Văn Lâm, từ đó lần về quận đường Hàm Thuận, mới biết Trung tá Dụng văn Đối chi khu trưởng cùng đại uý Lê viết Lợi chi khu phó , cũng đã nhận được lệnh di tản. Đêm khuya thật là buồn, cả đại đội phần đói khát thêm lạnh run vì quần áo ướt sủng nước khi lội qua sông, nên tạm bố trí tại ngả hai Phú Lâm vào lúc 2 giớ sáng, để rồi khi tiếng gà đầu vừa cất thì mọi người cũng choàng dậy , băng quốc lộ 1, đi ngược về hướng Phú Khánh, Bình Tú để xuống bến tàu cạnh phi trường đợi hải quân vào rước theo lệnh của TKBT. Trong đêm 18/4/75, qua máy truyền tin vẫn còn liên lạc 24/24, DU Cúc biết được Thiếu tá Cư yếu khu trưởng châu thành cùng Trung tá Trí đã xuống được thuyền của Duyên đoàn 28 HQ. Theo Điệp Mỹ Linh trong tác phẩm “ HQ.VNCH ra khơi năm 1975 “ thì giữa lúc khói đạn mịt mùng, tàu HQ 505 nghe tiếng cầu cứu của Đại tá Nghĩa trong máy PRC 25 nhưng bất lực, tuy nhiên như lời ông Phạm ngọc Cửu phó tỉnh trưởng, thì đại tá cuối cùng nhờ được một ghe đánh cá đưa ra tàu lớn và đã rớt xuống biển khi hai chiếc va chạm, cũng may mọi người cứu ông kịp thời.
Sáng ngày 19-4-75 tuy cọng sản đã làm chủ Phan Thiết nhưng khu vực bến tàu thuộc ấp Kim Hải, phía sau QYV Đoàn mạnh Hoạch và phi trường vẫn còn thuộc quyền kiểm soát của QLVNCH, trên bải có đầy lính đủ mọi quân binh chủng, từ Dù, SD2, BDQ tại mặt trận Phan Rang còn đọng lại, cho tới các đơn vị DPQ-NQ tỉnh. Cũng trong ngày 19-4-75, một chiếc L19 của KQ/VNCH bay trên thành phố, kêu gọi các lực lượng ÐPQ-NQ đang bị thất lạc, phải tìm cách xuống bến tàu để được lực lượng Hải quân V2 Duyên hải cứu vớt đem về Nam. Một phi tuần F.5 có nhiệm vụ dội bom phá sập ba cây cầu trên dòng sông Mường Mán , hầu ngăn cản bước tiến quân của cộng quân nhưng đánh lạc vào ngả tư quốc tế, làm hư hại một vài căn nhà trên đường Gia Long, Ngô sĩ Liên và Nguyễn tri Phương.
Cuối cùng nhờ kỷ luật và bình tỉnh, tất cả các quân nhân mọi binh chủng có mặt trên bải biển Bình Tú vào lúc 10 giờ sáng ngày 19-4-75 đều được vớt. Lúc đó thủy triều đang xuống nên đoàn tàu lớn phải đậu xa bờ hơn nữa cây số. Tuy nhiên nhờ những chiếc tàu đổ bộ LCM nên tất cả các đơn vị kể cả chi đoàn TQV thuộc thiết đoàn 8 kỵ binh hành quân tại Phan Thiết, cũng được theo tàu về nam, ngoại trừ một chiếc bị chìm tại bải Vĩnh Phú. Tóm lại đoàn tàu hải quân thuộc BTL vùng 2 duyên hải đã hoàn thành nhiệm vụ , chở hơn 3000 quân nhân các cấp thuộc ÐPQ-NQ Bình thuận trong đó có ÐÐ 948 ÐPQ của DU Mai xuân Cúc, cùng các lưc lượng Dù, BÐQ, SÐ2BB và mọi quân binh chủng tham chiến tại Phan Thiết – Phan Rang trong những giớ phút hấp hối ngày 19-4-1975, đoàn tàu HQ đã cặp bến Vũng Tàu an toàn lúc 3 giờ sáng ngày 20-4-1975 và các đơn vị lại được Ðại Tá Ngô tấn Nghĩa tiếp rước hướng dẫn , vào trú đóng tại Doanh trại củ của Trungđdoàn 43/SÐ18BB ở Bà Rịa, cùng góp phần tham chiến với các đơn vị bạn tại đây cho tới ngày tàn cuộc. Riêng Trung Tá Dụng văn Đối, quận trưởng Hàm Thuận, ngày 18-4-1975 cho người đốt các kho đạn, kho quân tiếp vụ, sau đó cùng Liên đoàn DPQ-NQ, một pháo đội và một chi đội thiết giáp V100, mở cuộc hành quân từ Hàm Thuận vào tới Bà Rịa một cách an toàn. Đoàn quân di tản này được bổ sung cho sư đoàn 22BB chiến đấu tại Bên Lức Long An, cho tới ngày tàn cuộc. Như vậy, trong những ngày cuối cùng QLVNCH đã có hai cuộc lui binh thành công, một tại bến tàu Kim Hải, Phan Thiết do BTL/V2DH thực hiện, vớt ÐPQ-NQ-BT và nhiều quân binh chủng tham dự trận Phan Rang, cuộc lui binh thứ hai bằng đường bộ từ Long Khánh về Phước Tuy của SÐ18BB và các đơn vị do Thiếu tướng Lê minh Đảo chỉ huy.
Đời lính da ngựa bọc thây, nổi tủi hờn của những thanh niên thời đại VNCH, may thay đã sớm chấm dứt khi cái mặt thật của lịch sử , của cọng sản Hà Nội trơ trẽn lộ ra sau lớp phấn son huyền thoại : hại dân, bán nước và vị kỹ.
Mường Giang

Huyền thoại Nê Mã Thiệp Giang, thơ Trần Văn Lương và bạn thơ Đỗ Quý Bái, Mùi Quý Bồng, Thanh Hương.

Nói về ngưạ, có thể văn chương nước tàu đề cập đến nhiều nhất, nhất là giá trị của nó trong lịch sử và văn hoá.

Cuối bài, tôi sẽ trích một bài viết về chủ đề này với bài sưu tầm đầy đủ hơn lời giải thích vắn tắt.

Dùng một con ngựa đất để làm đề tài cho một bài thơ, anh Trần Văn Lương cũng muốn nói lên một tâm sự nào đó.

Những bạ̣n thơ của anh, qua những bài phỏng dịch hay phóng dịch với những thề loại thơ khác nhau gửi đến chúng ta một chút thơ thẩn trong vườn chơi chữ nghĩa.

Riêng tôi, có lẽ vì gần những ngày lễ cuối năm, với một chút ảo giác về  những con thú trong bộ truyện phù thủy của nhân vật Harry Potter, tôi đã đem con "vong mã" cho vào bài thơ phóng dịch của mình để tạo ra một không gian nửa thật, nửa hư ảo để quý anh chị có thể lạc vào một không gian có chút kỳ bí như anh Lương đã vẽ ra.

Kính mời quý anh chị bước vào thế giới ảo với vườn văn chương thơ phú của groupe Cát Bụi, Hương Xuân 2016.

Caroline Thanh Hương
 photo vong-ma-1.jpg

Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
     Ngựa bùn đưa khách qua sông,
Ngựa kia tới bến, người không đến bờ.


Cóc cuối tuần:

    
,
.
,
.
               


Âm Hán Việt:

        Nê Mã Thiệp Giang
Dạ khách kỵ nê mã thiệp giang,
Phong cuồng, lãng nộ, thủy mang mang.
Cầu sinh, dạ khách giang trung tử,
Nê mã vô tâm đáo cựu trang.
            Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:

          Ngựa Đất Lội Qua Sông
Người khách đêm cưỡi ngựa đất (bùn) qua sông.
Gió nổi điên, sóng nổi giận, nước mênh mông.
(Vì) tham cầu sống (nên) người khách đêm chết giữa lòng sông. (1)
(Vì) vô tâm nên ngựa đất đã tới (được) ngôi nhà cũ. (2)(3)


Chú thích:

(1)  Phúc Âm Thánh Luca 17:33

     Ai tìm cách giữ mạng sống mình thì sẽ mất, và ai liều bỏ mạng sống mình, thì sẽ giữ được.

(2)  Bích Nham Lục tắc 1: Đạt Ma Khoách Nhiên

Cử:  
Lương Vũ Đế hỏi Đạt Ma:
     - Thế nào là Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa (chân lý tối thượng)?
Đạt Ma nói:
     - Trống không chẳng có gì là thánh cả.
Vũ Đế hỏi:
     - Trước mặt Trẫm là ai?
Đạt Ma nói:
     - Không biết.
Đế không hiểu. Đạt Ma bèn sang sông qua Ngụy. Vũ Đế sau đó hỏi Chí Công.
Chí Công nói:
     - Bệ hạ có biết đó là ai không?
Vũ Đế nói:
     - Không biết.
Chí Công nói:
    - Đó là Quan Âm Đại Sĩ đến truyền tâm ấn Phật.
Vũ Đế ân hận, sai sứ đi tìm mời Đạt Ma.
Chí Công nói:
    - Đừng nói chuyện bệ hạ sai sứ đuổi theo, dù cho sai cả nước đi thì người ấy cũng không trở lại.

Trích lời Bình của Viên Ngộ:
...
Vũ Đế ân hận tiếc nuối, tự soạn bài văn trên bia:
    - Than ôi, thấy mà không thấy, gặp mà không gặp, nay ư xưa ư, oán thay hận thay.
Rồi lại than rằng:
   - Tâm mà không thì trong sát na đến được diệu giác, tâm mà có thì ngàn kiếp đọa luân hồi.

(3) Bích Nham Lục tắc 85: Triệu Châu Hài Tử

Cử:
Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
    - Trẻ sơ sinh có đầy đủ sáu thức hay không?
Triệu Châu nói:
    - Giống như trên dòng nước chảy mạnh mà chơi đánh cầu.
Ông tăng hỏi Đầu Tử:
     - Trên dòng nước chảy mạnh mà đánh cầu, thế là nghĩa lý gì?
 Đầu Tử nói:
     - Niệm niệm không ngừng chảy.

Trích lời Bình của Viên Ngộ:

... Không tạo tác, không vọng tưởng. Như mặt trăng mặt trời vận chuyển trong không, chẳng lúc nào ngưng nghỉ mà cũng chẳng có nói rằng ta có nhiều danh tướng.  Như trời che khắp cả, như đất gánh đỡ tất cả. Vì vô tâm cho nên mới nuôi lớn vạn vật mà chẳng nói ta có rất nhiều công hạnh. Trời đất vì vô tâm nên mới trường cửu, nếu hữu tâm thì bị giới hạn.


Phỏng dịch thơ:

            Ngựa Đất Qua Sông
Khách đêm tối cưỡi ngựa bùn vượt sóng,
Gió giông gào, con nước rộng mênh mông.
Tham sống còn, người chết dưới lòng sông,
Tâm trống rỗng, ngựa thong dong về bến.
                    Trần Văn Lương
                      Cali, 12/2016


Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư:
    Ngựa bùn đi qua nước mà không rã? Quả có lý này ư ?
    Ngựa vô tâm, ngựa còn. Người tham cầu, người mất.
    Hỡi ơi, đến chỗ này thì lão tăng còn biết nói gì nữa đây?
    Bồi hồi chợt nhớ đến câu "Phật bùn không qua nước" (*) của lão hán Triệu Châu.

(*)  Bích Nham Lục tắc 96 : Triệu Châu Chuyển Ngữ
Triệu Châu dạy chúng bằng ba chuyển ngữ: Phật vàng không qua lò, Phật bùn không qua nước, Phật gỗ không qua lửa. 
  photo 1_1.jpg

Nhị vị Thanh Hương cùng Văn Lương quý mến,
Lại thử dùng Lục Ngôn Thi xem anh chi thấy sao ?

ĐÊM CƯỠI NGỰA BÙN QUA SÔNG

Dạo : 
        
         Người dong ngựa đất qua sông
         Ngựa sang được bến ,người không tới bờ

Phỏng dịch

Đêm người ngựa đất qua sông
Gió mưa cuồng ,nước mênh mông
Người ham sống đành vong mạng
Ngựa vô tư lại thành công

LTĐQB

 Bravo anh Bái. Anh đúng là cao thủ về thể thơ 6 chữ này. Đúng là nghề của chàng :-)))
Rất đặc biệt. Hy vọng anh sẽ tiếp tục đều đều. Tôi thích các bài này lắm.
  photo earlytanghorse.jpg

NGỰA ĐẤT QUA SÔNG

Ngựa đất cưỡi qua sông.
Sóng, gió, nước mênh mông.
Tham sống, đêm khách chết.
Vô tâm, ngựa hồi hương.

Mùi Quý Bồng
(phỏng dịch)
12/08/2016
Cám ơn anh MQBồng. Sau lục ngôn tới ngũ ngôn, mỗi người một vẻ.
Bravo quý anh.
 photo hanhorse.jpg 
Sau khi phóng dịch bài thơ của anh Trần Văn Lương, tôi thấy bài thơ của mình vẫn chưa đủ hết các từ trong bài thơ xướng.
Duy có câu chót đã làm tôi có nhiều suy ngẫm.

"Triệu Châu dạy chúng bằng ba chuyển ngữ: Phật vàng không qua lò, Phật bùn không qua nước, Phật gỗ không qua lửa."
Mời đọc thêm bài trong 

Ngựa Đất Tất Qua Sông.

Cưỡi con "vong mã"* há qua sông
Sóng cuộn, phong ba nước nước không
Nuốt chửng đại dương người cố sống
Ung dung ngựa đất thoát diệt vong.

Thanh Hương
09 tháng 12 năm 2016
 

Vong mã

Vong mã có hình dáng giống một con ngựa nhưng không có lông, chúng có cánh như cánh dơi, chúng vô hình với mọi người, chỉ có những ai đã từng chứng kiến cái chết mới có thể nhìn thấy chúng. trường Hogwarts dùng vong mã để kéo xe cho những học sinh năm 2 trở lên
 photo longma-lautuphuong-23799.jpg 
 Mời đọc bài viết về chuyện các con ngưạ được sưu tầm trên net của quan thai

CON NGỰA TRONG NỀN VĂN HÓA TRUNG QUỐC 

Hiếu Trang Văn Thái hoàng Thái hậu là mẹ của Vua Thế Tổ Thuận Trị nhà Mãn Thanh, và là bà nội của Vua Thánh Tổ Khang Hi. Bà là người đã trực tiếp dạy dỗ Vua Khang Hi từ khi ông còn bé. Mặc dù họ là người Mãn tộc và là dân tộc đi thống trị, bà vẫn khuyến khích nhà Vua trong việc học tập để hấp thu những tinh hoa của Văn hóa Hán tộc, bởi vì bản thân bà cũng rất chuộng Văn hóa của người Hán, là dân tộc bị trị. Trước khi mất, Thái hậu dặn dò nhà Vua rằng: “Tổ tiên chúng ta ngồi trên lưng ngựa mà lấy được thiên hạ, cho nên phải nhất thiết coi trọng việc võ bị. Nhưng muốn giữ được thiên hạ thì phải chăm lo việc chính sự và noi theo đạo đức của thánh hiền”. Ở đây, khi nhắc đến cái công nghiệp khai quốc to lớn của triều đại Mãn Thanh, bà Thái hậu Hiếu Trang đã đề cao hai yếu tố: thứ nhất là “tổ tiên chúng ta”, và thứ hai là “ngồi trên lưng ngựa”.
Nhìn vào Lịch sử Trung Quốc, chúng ta thấy hầu hết các vị Hoàng đế khởi nghiệp của các triều đại lớn như Hán Cao Tổ Lưu Bang, Đường Cao Tổ Lý Uyển và Đường Thái Tông Lý Thế Dân, như Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, đều là những bậc anh hùng cái thế. Tất cả những con người ấy đều đã phải trải qua nhiều năm rong ruổi trên lưng ngựa, xông pha lằn tên mũi đạn để đi chinh nam phạt bắc, thống nhất thiên hạ, trung hưng đất nước và lập nên những Triều Đại vô cùng hiển hách. Qua đó, chúng ta thấy con Ngựa đã đóng một vai trò rất quan trọng, vừa mang tính chiến thuật vừa mang tính chiến lược, trong sự hình thành và phát triển của nền Văn minh Trung Quốc.


  photo hanhorse.jpg


Ngựa đời Tây Hán (Tượng đất nung – Viện bảo tàng Guimet, Paris)

Con ngựa đã xuất hiện ở Trung Quốc từ bao giờ? Câu hỏi này đã được nêu ra trong một cuộc hội thảo và triển lãm với chuyên đề “Des Hommes et des Chevaux” (tôi tạm dịch là “Người và Ngựa trong nền Văn minh Trung Quốc”) do Viện bảo tàng Mỹ thuật Đông Phương Emile Guimet tổ chức tại Paris (Pháp) vào mùa thu năm 1996. Thực ra không ai trả lời được một cách chính xác, nhưng phần đông các học giả đều đồng ý với nhau rằng con ngựa thuần hóa đã xuất hiện ngay từ buổi đầu của thời kỳ đồ đá ở Trung Quốc cách chúng ta đã hơn 4 nghìn năm, nghĩa là vào đầu thời kỳ Tam Đại theo cách nhìn của các sử gia Trung Quốc.
Ở Trung Quốc từ xưa đã có 3 giống ngựa chính. Giống thứ nhất là giống Hoa Hạ, còn gọi là con ngựa thuần Hán, gốc ở vùng Tây Nam Trung Quốc, thuộc tỉnh Tứ Xuyên hiện nay. Loại ngựa này tuy nhỏ con nhưng thân hình cân đối, cổ và chân thon gọn, rất nhanh nhẹn và có sức chịu đựng bền bỉ. Giống ngựa thuần Hán này vốn đã được sử dụng rộng rãi trên đất Trung Nguyên từ các đời Thương, Chu qua đến Tần, Hán. Khi đến Tây An và đi thăm lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, chúng ta nhìn thấy ở dưới các hầm tùy táng hàng trăm con ngựa bằng đất nung thuộc giống Hoa Hạ này đứng xếp hàng cùng với hàng nghìn chiến binh trong đội quân bách chiến bách thắng của vị Hoàng đế nhà Tần. Người ta còn trưng bày cho du khách xem hai chiếc xe của Tần Thủy Hoàng, một xe mùa hè và một xe mùa đông, đều do loại ngựa này kéo. Trong các lăng mộ nhà Hán được khai quật gần đây ở trong vùng Thiểm-Cam-Ninh, các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều tượng ngựa bằng đồng hoặc bằng đất nung, cũng như rất nhiều tranh bích họa vẽ ngựa, với thần khí linh hoạt, bay bổng. Tất cả những con ngựa ấy đều thuộc giống thuần Hán nói trên.
 photo northqihorse.jpg

Ngựa của giới quý tộc Bắc Tề (Tranh của Dương Tử Hoa [TK thứ 5] – Viện bảo tàng Mỹ-thuật Boston)
Giống ngựa thứ hai là giống Kazakh-Fergana, gốc ở miền Tây Bắc Trung Quốc, thuộc hai tỉnh Cam Túc và Tân Cương. Nhưng “nguyên quán” thật sự của chúng là ở tận vùng thảo nguyên Trung-Á, phía bắc dãy núi Altai, thuộc các nước Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan hiện nay. Nhiều học giả tin rằng giống ngựa Kazakh này đã du nhập vào đất Trung Nguyên của người Hán bằng “Con đường Tơ lụa” nổi tiếng do các Vua nhà Tây Hán mở ra từ thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên để thông thương và giao lưu văn hóa với thế giới Phương Tây. Con ngựa Kazakh người thấp lùn mà lưng dài, chân thì ngắn, cổ to khỏe với bờm cổ rất dài, đầu to, trán rộng và đôi mắt xếch (!), tuy không nhanh nhẹn nhưng sức rất dẻo dai. Giống ngựa này được sử dụng rộng rãi từ đời Ngụy-Tấn, qua các đời Tùy-Đường cho đến hết thời kỳ Ngũ Đại. Những vị nào đã đi thăm Trung Quốc với tôi chắc vẫn còn nhớ hình ảnh của những con ngựa tạc bằng đá, có dáng thấp lùn và chân rất ngắn, đứng chầu ở hai bên đường linh đạo dẫn đến cửa Càn Lăng, nơi hợp táng của Vua Đường Cao Tông và bà vợ khét tiếng của ông là Võ Tắc Thiên. Những con ngựa “giữ cửa” ở Càn Lăng ấy chính là giống ngựa Kazakh-Ferghana nổi tiếng, mà tôi đã có dịp giải thích cho quý vị nghe tại chỗ về lai lịch và vai trò của nó trong nền Văn hóa rực rỡ của triều đại nhà Đường.
Trong lịch sử nghành chăn nuôi của nhân loại, hầu hết các loại gia súc đều trải qua hai giai đoạn phát triển để thâm nhập vào đời sống xã hội loài người: giai đoạn thứ nhất là khi chúng được con người thuần hóa, và giai đoạn thứ hai là khi chúng được lai tạo để cải thiện giống. Con ngựa ở Trung Quốc cũng không thoát khỏi cái quy luật ấy, và trong suốt nhiều thế hệ, hai giống ngựa Hoa Hạ và Kazakh đã được người Hán cho lai tạo với nhau, với mục đích tạo nên một giống ngựa mới khỏe mạnh hơn và nhanh nhẹn hơn, với sức chịu đựng bền bỉ hơn, nhằm sử dụng chúng trong nông nghiệp, trong vận tải, cũng như trong chiến tranh. Đặc biệt là trong chiến tranh, bởi vì lịch sử Trung Quốc, nhìn dưới một góc độ nhất định, là lịch sử của những cuộc chiến tranh triền miên. Giai cấp quý tộc nhà Đường, đặc biệt các bà trong giới phi tần, rất ưa chuộng giống ngựa lai này. Tại hai kinh đô Trường An và Lạc Dương, chúng được sử dụng làm phương tiện di chuyển trong các sinh hoạt Cung đình, từ nghi lễ cho đến giải trí và thể thao.
Trong chúng ta không ai là không từng ít nhiều nghe kể về Đệ nhất Đại-mỹ-nhân Dương Quý Phi, người đàn bà đã làm nghiêng ngửa triều đại nhà Đường. Bà quý phi họ “dê” này nổi tiếng trước hết là nhờ vào sắc đẹp “khuynh quốc khuynh thành” (“nghiêng nước đổ thành”) của bà, nhưng bà còn nổi tiếng do tính khí rất bất thường, thí dụ như cái bệnh đỏng đảnh hay làm nũng với ông chồng bà là Vua Đường Minh Hoàng. Hàng năm cứ đến cuối mùa xuân là bà lại lên cơn thèm ăn trái lệ chi (vải). Mà nhất định đòi cho bằng được giống vải Lĩnh Nam trái to, cùi dày, nhiều nước, vừa chua vừa ngọt trồng ở Quảng Châu thì mới chịu! Và trái vải đem về phải tươi nguyên và vừa chín tới thì mới chịu! Tội cho ông chồng già si tình của bà phải cho lập một hệ thống vận chuyển hỏa tốc đường dài, gọi là “đường giây cống vải”, sử dụng toàn ngựa tốt, giống ngựa lai Hán-Kazakh khỏe mạnh và dẻo dai, để đem trái vải tươi từ Quảng Châu trong miền Hoa Nam xa xôi về tận kinh đô Trường An cho bà quý phi vừa đồng bóng vừa tai ác của ông. Những binh phu phải ngồi ngựa phi nước đại suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, đến mỗi trạm thì đổi cả người lẫn ngựa để chạy tiếp, làm sao để bảo đảm rằng vải Lĩnh Nam khi về đến Trường An vẫn còn tươi nguyên như vừa mới hái trên cây xuống! Và mặc dù người ta tuyển chọn toàn ngựa tốt để hàng năm chạy cống vải cho Dương Quý Phi, nhưng vẫn có những con ngựa không chịu nổi lối chạy tiếp sức đường dài này nên kiệt sức lăn ra chết ở dọc đường. Nhà thơ Đỗ Mục thời Vãn Đường, khoảng gần một thế kỷ sau khi Dương Quý Phi mất, đã làm câu thơ trách móc cái thói đỏng đảnh của bà: “nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu”, ý nói là bao nhiêu gió bụi từ vó ngựa rong ruổi chỉ cốt để đổi lấy nụ cười của bậc phi tử! Ai bảo đẹp như Dương Quý Phi là “đẹp chết người”, chứ riêng tôi thì tôi thấy sắc đẹp ấy rõ ràng là thứ sắc đẹp chết ngựa!

  photo xinjianghorse.jpg


Ngựa Kazakh, trong tỉnh Tân Cương, Trung Quốc (Ảnh của tác giả, 2003)
Giống thứ ba là giống ngựa Mông Cổ, gốc ở vùng phía Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, thuộc các tỉnh Nội Mông và Hắc Long Giang hiện nay. Giống ngựa này vốn xuất phát từ miền thảo nguyên rộng lớn mênh mông của Mông Cổ, nơi có khí hậu và môi trường sinh thái vô cùng khắc nghiệt. Chính các yếu tố ấy đã hun đúc nên những đặc tính ưu việt của chúng. Con ngựa Mông Cổ, tuy không phải là giống ngựa lớn, nhưng có hình thể khỏe mạnh và vóc dáng quý phái. Thân của nó hơi ngắn, vai và ngực rộng, bụng thóp, cổ lớn, hàm vuông, bốn chân thon dài, lưng và dùi nổi bật những bắp thịt vạm vỡ và rắn chắc. Tôi cho rằng đây là giống ngựa đẹp nhất trên thế giới. Người Mông Cổ, sau đó là người Mãn tộc đã thuần hóa giống ngựa này ngay từ buổi đầu của xã hội Công xã-Thị tộc mà họ xây dựng. Những chiến công hiển hách của họ vào những thời kỳ mà họ tràn xuống phương nam và lấn chiếm đất đai của người Hán chủ yếu là nhờ vào tính cơ động của giống ngựa Mông Cổ này. Khi bà Thái hậu Hiếu Trang Văn mẹ Vua Thuận Trị nhà Mãn Thanh trối trăn với cháu bà là Vua Khang Hi rằng “Tổ tiên chúng ta từng ngồi trên lưng ngựa mà lấy được thiên hạ...”, thì chính là bà nhắc đến giống ngựa Mông Cổ nói trên.
 photo earlytanghorse.jpg


Ngựa đời Sơ Đường (Tượng gốm – Sưu tập tư nhân, Hong Kong)
Từ các đời Tần-Hán đến các đời Tùy-Đường, người Trung Quốc chưa sử dụng giống ngựa Mông Cổ là bởi vì lúc ấy họ chưa biết đến giống ngựa này. Chúng chỉ bắt đầu du nhập vào đất Trung Nguyên cùng với đoàn quân viễn chinh của người Kim, khi nhà Kim đánh nhà Tống vào đầu thế kỷ thứ 12 (người Kim thuộc Tộc Nữ Chân, một tộc người Mãn). Ngựa Mông Cổ là giống ngựa chiến rất hung hãn, cho nên chúng đã góp một phần công trạng không nhỏ trong việc người Kim chiến thắng nhà Bắc Tống và chiếm được một nửa nước Trung Hoa. Về sau, cũng chính giống ngựa này đã giúp người Mông Cổ diệt cả Kim lẫn Nam Tống để xây dựng đế quốc Nguyên Mông và thống trị Trung Quốc trong gần một thế kỷ (1280-1368). Khi con cháu của Thành Cát Tư Hãn vào cai trị Trung Quốc, họ đã tịch biên đất đai canh tác của người Hán và khoanh vùng tổ chức chăn nuôi các loại gia súc, trong đó việc chăn nuôi ngựa được họ đặc biệt coi trọng và nâng lên hàng quốc sách. Việc làm thất nhân tâm này khiến cho người Hán càng tăng thêm lòng oán ghét đối với chế độ thống trị Nguyên Mông, nhưng mặt khác nó đã giúp cho giống ngựa Mông Cổ có cơ hội phát triển rất mạnh và dần dần được lai tạo với các giống ngựa khác ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu bảo rằng con ngựa Mông Cổ chỉ mới du nhập vào đất Trung Nguyên từ thế kỷ thứ 12 với những cuộc chiến tranh xâm lược của người Kim, thì trước đó 700 năm, vào thời kỳ Nam Bắc Triều, khi các dân tộc du mục ở phía Bắc sa mạc Gobi tràn xuống xâm chiếm vùng Hoa Bắc và thiết lập những nhà nước phong kiến hùng mạnh, trong số đó có các nhà Bắc Ngụy và Bắc Tề, thì họ đã sử dụng giống ngựa gì để tiến hành những cuộc chiến tranh của họ? Câu trả lời, theo thiển ý của tôi, là những bộ tộc du mục ấy đã sử dụng giống ngựa Kazakh, hoặc giống ngựa lai Kazakh và Mông Cổ. Sở dĩ tôi nghĩ như vậy là do tôi căn cứ vào các di chỉ khảo cổ mà Trung Quốc đã tìm thấy trong các cuộc khai quật tiến hành trong thập niên 1970. Trong các lăng mộ của giới quý tộc Bắc Ngụy và Bắc Tề người ta tìm thấy rất nhiều tượng ngựa bằng đất nung, hầu hết đều được thắng yên cương đầy đủ, với hình dáng thấp lùn và lưng dài chân ngắn, đặc trưng cho chủng loại Kazakh-Fergana. Hơn nữa, cho dù giống ngựa thuần Mông Cổ đã được các bộ tộc du mục đưa vào vùng lưu vực sông Hoàng Hà từ trước thế kỷ thứ 5 thì thực ra sau đó nó cũng chưa được người Hán ưa chuộng và sử dụng một cách phổ biến, kể cả sau khi nhà Tùy diệt nhà Bắc Chu và tái thống nhất Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ 6, một phần do tâm lý tự tôn và kỳ thị của người Hán đối với các dân tộc du mục ở phương Bắc, phần khác do họ chưa nhìn thấy tính ưu việt của giống ngựa Mông Cổ.
  photo hankan_horse.jpg


Con “thần mã” của vua Đường Minh Hoàng (Tranh của Hàn Cán [TK thứ 8] – Viện bảo tàng Mỹ-thuật New York)
Người đầu tiên không thể không nhắc tới, đó là Hàn Cán (706-783). Họ Hàn sống ở Trường An, và là họa sĩ cung đình dưới thời trị vì của vua Đường Huyền Tông. Ông đã để lại hai bức tranh ngựa nổi tiếng. Trong bức thứ nhất họ Hàn vẽ một đôi ngựa, một con trắng một con đen, trên lưng con trắng có một người đàn ông ngồi, tay cầm cương đang ghì chặt con ngựa đen đứng sát bên cạnh. Đôi ngựa này trông hiền lành và thông minh, và nhìn vào cách buộc và trang sức yên cương thì có thể đoán rằng đây là đôi ngựa của giới quý tộc thời Thịnh Đường. Bức tranh thứ hai ông vẽ con Thần mã của Vua Đường Minh Hoàng, và có thể gọi bức tranh ngựa này là một kiệt tác xưa nay chưa từng có đối thủ trong Hội họa Trung Quốc. Trong bức tranh mang tên “Chiếu dạ bạch đồ” này, người ta thấy con Thần mã quả là không hổ danh với cái tên gọi của nó: dáng của nó gọn gàng và vạm vỡ, tuy bị cột chặt vào một chiếc cọc nhưng nó vẫn lồng lên như muốn quẫy thoát, đôi mắt trợn ngược giận dữ, đầy khí thế. Con ngựa trắng dũng mãnh này quả không hổ danh với cái tên gọi “thần mã”, và có lẽ nó vốn được yêu chuộng nhất trong chuồng ngựa hơn bẩy trăm con của vua Đường Huyền Tông.
Mỗi khi đến Tây An tôi thường đưa khách hàng của tôi đi xem bức tranh (phiên bản) “Quắc Quốc phu nhân du xuân đồ”, vẽ cảnh Quắc Quốc và Hàn Quốc Phu nhân cùng các cung nhân và thị nữ cưỡi ngựa đi chơi dã ngoại vào mùa xuân ở bên ngoài thành Trường An. Hai bà này là hai bà chị ruột của Dương Quý Phi, và đồng thời cũng là Phi tần được Vua Đường Huyền Tông sủng ái. Trong bức tranh này chúng ta nhìn thấy bao nhiêu người thì có bấy nhiêu ngựa, cả người lẫn ngựa đều phục sức và được trang sức hết sức sang trọng, nhìn vào đó chúng ta có thể mường tượng được phần nào nếp sinh hoạt cự kỳ xa hoa hưởng lạc của giới quý tộc thời Thịnh Đường. Cương ngựa thì bằng bạc hoặc vàng có nạm ngọc, yên ngựa thì được bọc gấm thục tố nhiều màu và thêu thùa cầu kỳ, bờm ngựa được thắt thành ba chùm có trang sức gọi là Tam-hoa, còn đuôi ngựa thì được tết thành bím chung với những sợi tơ óng ả nhiều màu, có khi được cột lại phía dưới như kiểu búi tó. Tương truyền rằng nguyên bản của tranh này do Trương Huyên (713-755) vẽ vào thời kỳ Thịnh Đường, về sau được vua Huy Tông nhà Tống vẽ lại (tôi không rõ bản được lưu giữ tại Viện bảo tàng Liêu Ninh là tranh gốc của Trương Huyên hay là phiên bản của Tống Huy Tông).
Một họa phẩm nổi tiếng khác là của họa gia Tiền Tuyển đời Nguyên, vẽ cảnh Dương Quý Phi tập cưỡi ngựa. Trong bức tranh này người ta thấy bà sủng phi của vua Đường Minh Hoàng đang được hoạn quan Cao Lực Sĩ cùng các cung nhân và thị nữ đỡ lên ngựa. Họ Tiền vẽ Dương Quý Phi chẳng những mát da mát thịt - như từng được mô tả trong bài thơ “Trường Hận Ca” nổi tiếng của Bạch Cư Dị - mà còn có phần hơi dềnh dàng và nặng nề, phải chăng vì thế mà trong tranh người ta thấy bà trèo lên lưng ngựa một cách hết sức khó nhọc. Mà con ngựa dành cho bà cưỡi cũng tròn trịa béo tốt không khác gì nữ chủ nhân của nó!
 photo zhangxuan_springOuting.jpg



Quắc Quốc và Hàn Quốc phu nhân đi dã ngoại mùa xuân (Tranh của Tống Huy Tông [TK thứ 12]
vẽ dựa theo tranh gốc của Trương Huyên [TK thứ 8] – Viện bảo tàng tỉnh Liêu Ninh)
Đời nhà Thanh thì có họa sĩ cung đình là Lương Thế Ninh (1688-1766) vẽ tranh ngựa rất đẹp, với đường nét hiện thực và màu sắc sáng tối, hài hòa. Họ Lương vốn là một linh mục dòng Tên người Ý tên thật là Giuseppe Castiglione đến Trung Quốc vào đời vua Ung Chính, có công du nhập hội họa Ý vào Trung Quốc, và do biết cách kết hợp một cách tài tình hai trường phái hội họa Đông và Tây nên được vua Càn Long nhà Mãn Thanh trọng dụng và đặc biệt sủng ái. Trong số rất nhiều tranh với thể loại đa dạng (sơn thủy, hoa điểu, nhân vật) do ông sáng tác, nổi tiếng nhất là bức tranh lớn “Bách mã đồ” vẽ một trăm con ngựa vô cùng sinh động, hiện được trưng bày tại Cố Cung Bảo tàng viện ở Đài Loan. Bất cứ ai yêu tranh ngựa đều không thể không thưởng lãm họa phẩm kiệt tác này. Trong tranh, Castiglione vẽ ngựa giống như vẽ chân dung người, bao nhiêu con ngựa là bấy nhiêu tính cách khác nhau, con đứng, con ngồi, con đang chạy, con lội qua sông…, hình tướng, màu sắc và thần thái đều khác nhau.
 photo langshining_horse.jpg


Ngựa (Tranh của Lương Thế Ninh – Cố Cung Bảo tàng viện, Bắc Kinh)
Sang đến nửa đầu thế kỷ 20 lại có Từ Bi Hồng (1895-1953) vẽ ngựa bằng mực tàu với lối phóng bút điêu luyện, nét mạnh mẽ phóng khoáng đầy thần thái, khiến cho ngựa của ông vẽ dường như lúc nào cũng như muốn bay ra khỏi tranh. Nhìn ngựa trong tranh của họ Từ, chúng ta hiểu ngay tại sao trong chữ Hán và ngay cả trong tiếng Việt người ta không bảo ngựa chạy mà lại nói ngựa bay (phi)!
Cách đây không lâu, trong chuyến du lịch thăm Trung Quốc vào mùa xuân và trên đường đi Mã Ngôi Pha để thăm nấm mộ bên đường của Dương Quý Phi, khi tôi chỉ cho các du khách thấy cảnh tượng của những người nông dân dùng những con ngựa lùn với chân ngắn để tải nông phẩm và hàng hóa vừa nặng nề vừa cồng kềnh, nhiều người trong đoàn đã lấy làm ngạc nhiên một cách thích thú. Cũng chính giống ngựa ấy đã được ông Mao Trạch Đông và những người cộng sản Trung Quốc dùng làm phương tiện di chuyển và chuyên chở trong chiến khu Diên An ở vùng Thiểm Bắc, vào thời kỳ khốc liệt của cuộc đấu tranh Quốc-Cộng.
 photo xubeihong_horse.jpg


Ngựa (Tranh của Từ Bi Hồng – Viện bảo tàng Mỹ-thuật Boston)
Con ngựa đã đóng một vai trò rất lớn trong Lịch sử và Văn minh Trung Quốc, và thông qua hình ảnh quen thuộc của nó, cũng như nhiều hình ảnh sinh động khác trong nếp sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân Trung Quốc, chúng ta có thể hiểu được phần nào hai nét đặc trưng trong nền Văn hóa tuyệt đẹp của đất nước có lịch sử hàng nghìn năm ấy: đó là tính liên tục và tính kế thừa của những giá trị vật chất cũng như tinh thần.
TRẦN CHÍNH.
(California, Jun 1998)