caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 2 novembre 2012

Miền Bắc sau 1954 / Nguyễn Văn Lục

                   Min Bc sau 1954
Nguyễn Văn Lục
 
Tôi bước đi
Không thấy phố
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trên màu cờ đỏ(1)
(1)Trần Dần, GHI ,1954-1960, nxb Văn Nghệ, trang 151, thơ Ta nhất định thắng
Bài thơ của Trần Dần là hình ảnh tóm gọn đầy đủ về Hà Nội sau 1954. Không ai có thể nói hơn được Trần Dần qua bốn câu thơ đó. Nhưng cũng vì bốn câu thơ này đã làm ông lao đao suốt cả đời. Kể từ đó, không ai viết về Hà Nội như thế được nữa. Đó là Hà Nội thật. Hà Nội đổi chủ. Hà Nội sau 1954. Một Hà Nội cũng theo cách nhìn của Thanh Bình- một nhà thơ miền Nam cùng với Đoàn Giỏi được tập kết ra đất Bắc và đã méo mặt khi lần đầu tiên nhận được tem phiếu thực phẩm viết:
"Rác rến và củi mục từ Việt Bắc
 Trôi về Thủ Đô"
Và phải đợi hơn 20 năm sau đến lượt Nguyễn Ngọc Lan- tác giả Cho cây rừng còn xanh lá,(Đại Nam, 1994) sau 1975, ra thăm miền Bắc- chính xác là ngày 2-9/1975-(2) về viết bài: Hà Nội tôi thế đó trên tờ Đứng Dậy. Thế đó là thế nào? Là nghèo nàn, đói rách, tả tơi? Ông đã "thật thà" nói đến cả cái tốt lẫn cái xấu.
 

Trầm Vân , thơ , pps

PPS Mưa Chờ

Coldplay - Paradise (Peponi) African Style (Piano/Cello Cover) - ThePianoGuys

 
Coldplay - Paradise (Peponi) African Style (Piano/Cello Cover) - ThePianoGuys

http://youtu.be/Cgovv8jWETM
 

jeudi 1 novembre 2012

" Chợt Nhớ" Sáng Hôm Nay, thơ, nhạc Thanh Hương và bạn bè

« Chợt Nhớ » Sáng hôm nay
http://www.mediafire.com/view/?8r3ui5cegjruris

http://www.mediafire.com/view/?1af72phydjf99r2

Trời chớm thu, nhưng cái lạnh buổi sáng đã bắt đầu cho những ngày sắp tới vào đông .Cái may mắn là nơi xứ pháp này, lúc nào cũng có bốn mùa để nhìn những mùa sang mà quên đi tuổi đời cứ theo thời gian mà chẳng chừa một ai trong chúng ta...



Richard Anthony - Aranjuez, Mon Amour (English Subtitles)_HD

Richard Anthony - Aranjuez, Mon Amour (English Subtitles)_HD

Hoa Gấm Việt (Excerpt): Thánh Gióng 1 - Chiến Sĩ Vô Danh (English Subtitle)

Hoa Gấm Việt (Excerpt): Thánh Gióng 1 - Chiến Sĩ Vô Danh (English Subtitle)

http://youtu.be/E5kRvp-_g3Y

Việt Quintessence: Saint Gióng 1
Theme Poem:
Những Anh Hùng Vô Danh - The Unknown Heroes
by Ðằng Phương Nguyễn Ngọc Huy
Recited by Quyên Di

Theme Songs:
1. Hồn Tử Sĩ (Souls of Army Deads)
by Lưu Hữu Phước
Instrumental Music

2. Chiến Sĩ Vô Danh (The Unknown Heroes)
by Phạm Duy
Performed by Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Duy Quang

Host by Michelle Phương Thảo

Hoa Gấm Việt is a production of Saigon TV & Viêt Art Center

Viêt Art Center
13091 Galway Street
Garden Grove, CA
Email: vietartcenter@aol.com

Viet Art Center is a 501(c)(3) nonprofit art and cultural organization - Viet Art Center is on facebook at the following link:
http://www.facebook.com/posted.php?id=100285095473&share_id=115993729798

Catégorie :

Licence :

Licence YouTube standard

  •  "J'aime", 0 "Je n'aime pas"

mercredi 31 octobre 2012

Hương Sen Quê Ngoại / Cải lương Văn Hường , Minh Phụng


Check this out on Chirbit

VỤ ÁN HOÀN HẢO ( truyện ngắn Trần Minh Hiền)



VỤ ÁN HOÀN HẢO ( truyện ngắn Trần Minh Hiền)
trần minh hiền orlando ngày 30 tháng 10 năm 2012
Trung mở cửa bước vào nhà thì một cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt anh làm Trung gần như té xỉu , ba anh mẹ anh và đứa em gái 10 tuổi nằm chết trên vũng máu. Trung gọi 911 và không thể khóc nổi vì sự việc kinh khủng quá còn dễ sợ hết thảy những cơn ác mộng dữ dằn nhất mà anh đã qua. Trung năm nay 20 tuổi còn ba mẹ anh cũng vừa ngoài 40. Họ là những người làm ăn đang khấm khá gặp thời và hiền lành , vì sao lại bị chuyện thê thảm này. Ba mẹ Trung không có kẻ thù, và rất nhiều bạn , ai ai cũng thương mến họ. Ba mẹ anh lại thường xuyên đi chùa ăn chay niệm Phật. Cảnh sát khám nghiệm hiện trường kết luận vụ án này rất bí ẩn, lạ lùng vì không phải là án cướp của, và nạn nhân bị bắn chết theo kiểu xử tử và có thể bởi người quen biết thậm chí rất thân với gia đình vì không có dấu hiệu "forced entry" ( phá cửa xong vào) mà là những kẻ thủ ác đã đi vào nhà và trò chuyện với nạn nhân. Và 1 điểm đặc biệt nhất là vụ án này được cảnh sát gọi là vụ án hoàn hảo vì những kẻ giết người đã chuẩn bị kỹ lưỡng và không để lại dấu vết gì cho nên cảnh sát bó tay.
***
Jason Nguyen là 1 cảnh sát điều tra ( detective) mới vừa ra trường và vì đây là 1 vụ án người Việt Nam/ Á Châu nên xếp của anh đã giao cho anh điều tra, theo dõi vụ án phức tạp này vừa để thử lửa vừa  có ý làm khó anh. NGay từ lúc đầu cảnh sát đã không loại trừ Trung Tran, (con trai và anh trai của ba nạn nhân, người sống sót duy nhất của gia đình bị hại ) có thể là thủ phạm hoặc tòng phạm. Nhưng suốt quá trình thẩm vấn, theo dõi, điều tra thì Jason đã kết luận là Jason hoàn toàn ngoại phạm.
 

Thơ Thanh Hương / Chợt Nhớ

Khi kinh tế học nghiên cứu về cách “ghép đôi”

Khi kinh tế học nghiên cứu về cách “ghép đôi”
 
 
- Giải Nobel kinh tế năm nay được trao cho Lloyd S. Shapley và Alvin E. Roth vì các nghiên cứu của hai ông trong lĩnh vực lý thuyết “ghép đôi” và các phát minh về thiết kế thị trường có khả năng ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Lloyd Shapley (trái) và Alvin Roth, đồng chủ nhân Nobel kinh tế 2012 - Ảnh: Reuters
Vào năm 1962, khi Shapley mới 39 tuổi và là một nhà toán học làm ở Rand Corp - một think-tank đầy quyền lực - nơi chuyên nghiên cứu các dự án hạng nặng cho Bộ Quốc phòng Mỹ, ông và một nhà kinh tế khác thuộc Đại học Brown là D. Gale đăng công trình nghiên cứu “Tuyển sinh đại học và sự ổn định của hôn nhân” trên tạp chí American Mathematical Monthly. Lúc đó, Shapley chắc chắn không tưởng tượng ra 50 năm sau, ông được trao giải Nobel kinh tế nhờ các nghiên cứu khởi nguồn từ bài báo hết sức đơn giản đó.

Đỗ Quý Bái / THƠ CHÍNH LÀ NGƯỜI

THƠ CHÍNH LÀ NGƯỜI

Thơ sao người vậy đúng ghê thay !
Thực khó chuyển di định luật này :
Chân mệnh Đế Vương ngâm DỆT CỬI (*)
Tác phong VUA CHÚA vịnh ĂN MÀY (*)
Thọ Tường khiếp nhược đầu hàng Pháp
Văn Trị cang cường chống phá Tây
Đố kị ,liên tài đều hiển hiện
Qua lời dè bỉu tiếng khen hay

Qua lời dè bỉu tiếng khen hay
Vóc dang nhà thơ đậm nét ngay
Người tốt ngôn từ trang nhã lắm !
Kẻ tồi ngữ vựng cộc cằn thay !
Linh tê mõm chó không thèm mọc .
Nha tượng hàm heo há chịu bày .
Ti tiện đớn hèn thường tục tĩu
Đáng chê xong cũng đáng thương thay !

(*) thơ của vua Lê Thánh Tôn và theo một truyền thuyết
    có  thể bài DỆT CỬI là của Lý Công Uẩn luc còn ở nhà chùa

LTĐQB

Đỗ Bình / PHƯƠNG TRIỀU NHỮNG VẦN THƠ THÂN PHẬN

PHƯƠNG TRIỀU NHỮNG VẦN THƠ THÂN PHẬN

Đỗ Bình
Phương triều tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, quê quán Sa Đéc. Ông làm thơ từ lúc còn trẻ, gia nhập làng báo rất sớm năm 1959 và trở thành nhà báo chuyên nghiệp viết cho nhiều tờ báo ở Sài Gòn trước năm 1975 . Khi vào quân đội ông là sĩquan báo chí Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1967 đến 1975, ngoài ra ông còn giữ nhiệm vụ tổng thư ký tuần báo Hoa Tình Thương. Do nghiệp vụ báo chí, sau đó lại bị nhiều năm tù nên cảm hứng thơ phú trong ông đã thu về một góc nhỏtrong đáy hồn. Mãi đến khi qua định cư ở Hoa Kỳ bằng hữu văn nghệ xa gần đã réo gọi ông trở lại cầm bút. Năm 1994 ông làm thơ trở lại hay nói đúng hơn nguồn thơ trong ông từ đáy tim thức dậy, dâng trào và viết rất khỏe.
Những tác phẩm xuất bản :
CÒN NHỚ CÒN THƯƠNG (tập truện Sông Hậu xb, Sài Gòn 1966)Tiếng HÁT HOÀNG HÔN (tập truện Sông Hậu xb, Sài Gòn 1969)SẦU HƯƠNG PHẤN (tập truện Sông Hậu xb, Sài Gòn 1972)THƠ PHƯƠNG TRIỀU (Thơ, Tình Thương xb California 1995)TRĂM BÀI THƠ XUÂN (Thơ, Lê Huỳnh xb, Minesota 2000)XÓM MỘ (Thơ, Lê Huỳnh xb, Minesota 2001)GIỌT SỮA ĐẤT (Thơ, Lê Huỳnh xb, Minesota 2002)XƯƠNG RỒNG ĐEN (Thơ, Lê Huỳnh xb, Minesota Texas 2004)

Survivor - Eye Of The Tiger

Survivor - Eye Of The Tiger

mardi 30 octobre 2012

Tofu / Bí Đao Dồn Chả Cá / Recette Thu Trâm


1- Cho chả cá vô giữa miếng đậu hủ chiên (mua loại tofu không đặc ruột), bấm 2' (hay hơn tùy theo nhiều hay ít tofu) trong microwave cho vừa chín.
2- Quậy coconut juice & soya sauce kho riu riu 15' (hình này sorry chụp không rõ nhe).
3- Đỗ hơn 1/2 cup sauce cà chua (hay hơn nếu thích) .
4- kho thêm 10' cho thấm, nêm lại vừa khẩu vị.
5- Voilà...ăn chung với đậu bắp luộc & cơm hm.. hm...không tệ hé.
6- Chả cá dồn vô khoanh Bí Đao (móc ruột Bí để dành nấu nước dùng cho ngọt) cũng nấu trong microwave vài phút cho chả cứng lại.
    Sau đó lấy nước dùng gà hay rau củ đợi sôi thả Bí vô nấu thêm 10'  nêm chút nước mắm thấy khoanh Bí trong mềm là ok.
7- Mời xơi canh Bí Đao dồn chả cá .





 1- Cho chả cá vô giữa miếng đậu hủ chiên (mua loại tofu không đặc ruột), bấm 2' (hay hơn tùy theo nhiều hay ít tofu) trong microwave cho vừa chín.

Trà Lũ viết: CHUYỆN TÌNH YÊU.

Lá thư Canada : CHUYỆN TÌNH YÊU
Trích trong Vietcatholic news
 



Canada đang giữa mùa đông, cũng lạnh giá như mọi năm nhưng không nhiều gió và nhiều tuyết như các năm trước. Ông hàng xóm da trắng gặp tôi sáng nay vừa cười vừa bảo : Bao nhiêu tuyết của Canada ông trời đã gom lại rồi mang sang đổ hết xuống Âu Châu! Thật tội nghiệp dân bên đó hết sức. Nghe nói có nơi tuyết đổ xuống cao tới 3 thước, và hàn biểu xuống tới dưới 30 âm độ C. Theo đài khí tượng thì mùa đông năm nay Canada ấm hơn, và sẽ không kéo dài. Xin tạ ơn Trời.


Giữa mùa đông ‘ấm áp’ này ông thủ tướng Canada đuợc mời sang thăm Trung Quốc. Không phải ông đi chơi như Hoàng Gia bên Anh hay đi mà ông đi có viêc. Ông đi để bàn chuyện làm ăn với cái nước khổng lồ này. Chuyến đi của ông làm Hoa Kỳ không vui. Các cụ có biết tại sao không ? Thưa vì vấn đề dầu lửa. Alberta là một tỉnh bang miền trung Canada có rất nhiều mỏ dầu. Không những dầu dướt đất mà dầu nằm lộ thiên ngay trên mặt đất, dầu nằm trong cát, oil sands. Trước đây Hoa Kỳ đã bằng lòng mua loại dầu cát này. Canada đã chuẩn bị đặt một hệ thống ống dẫn dầu cát sang Texas. Thế nhưng đột nhiên từ đầu năm nay Hoa Kỳ mè nheo này nọ, tỏ vẻ ngủng ngỉnh làm cao. Canada bèn cười rôi bảo : Không sao, bác không mua thì tôi bán cho khách hàng khác. Bao nhiêu người đang chờ chúng tôi bán kia. Và người khách mà Canada nghĩ tới đầu tiên là anh Trung Quốc. Nóí là làm. Canada liền cho chuyển ngay ông dẫn dầu cát, thay vì quay xuống Texas thì nay cho quay sang miền tây, tới ngay bến tầu ở Vancouver, nơi đây tầu dầu của Trung Cộng sẽ ghé vào lấy hàng rất dễ. Trung Cộng có vẻ vui lắm vì đúng vào lúc Trung Cộng đang cần khi cái mỏ dầu ở Iran bị trục trặc.

Chuyến đi của ông Harper thủ tướng Canada là để bàn chuyện ký kết bán dầu. Ông Harper và một phái đoàn tháp tùng hùng hậu đã được đón tiếp vô cùng trọng thể. Khi ra về, Trung Cộng còn làm qùa hứa cho mướn 2 con panda. Các cụ biết con gấu trắng đen này chứ. Nó được dân chúng ở đây thích lắm. Ngày xưa Trung Cộng cũng đã cho Canada muớn 2 con, hồi năm 1985. Lần này Trung Cộng cũng cho mướn 2 con trong 10 năm. Thủ tục chở 2 anh chị panda này rườm rà lắm. Nghe nói là mãi năm 2013 anh chị mới sang đây và sẽ cư trú ở sở thú Toronto.

Ông H.O. trong làng tôi nghe tin này thì cười hà hà. Ông bảo quý gì hai cái con gấu trắng đen này. Nào chúng có đẹp đẽ gì nếu so về hình dáng với những con hổ, con sư tử, con đà điểu. Người ta thích chỉ vì chúng hiếm mà thôi. Nguyên việc cung cấp lá tre tươi cho chúng ăn hằng ngày cũng tốn bộn tiền. Tôi không biết con panda tên tiếng Việt gọi là gì bèn tra tự điển. Các thứ tự điển Anh-Việt mà tôi có đều gọi con panda là con Gấu Trúc. Chắc vì chúng giống con gấu và chúng ăn lá trúc. Nhưng có điều này buồn cười là tự điển cũng gọi con racoon là ‘ Gấu Trúc Mỹ’. Các cụ biết con racoon chứ, cái con vật to như con mèo, mồm nhọn, đuôi dài, lông xồm xoàn, ban đêm hay đến phá thùng rác của chúng ta để tìm thức ăn. Con racoon có ăn lá trúc lá tre đâu, nó ăn thực phẩm vất đi của con người mà, sao lại cũng goi là ‘gấu trúc’? Và Canada có racoon đầy rẫy, sao lại gọi là gấu trúc Mỹ! Kỳ ha.

Nhân tiện nói tới con racoon này, xin kể một câu chuyện liên hệ tới người VN. Mùa hè năm ngoái, một gia đình VN ở Toronto bị mấy con racoon tới phá vườn , ông chủ nhà bèn lấy gậy đuổi và đánh chúng. Hàng xóm da trắng thấy vậy bèn gọi cảnh sát. Cảnh sát bèn tới ngay lập biên bản vì ông VN phạm tội hành hung súc vật. Ông VN đã phải ra tòa và nộp phạt. Các cụ nhớ nha, hễ thấy mấy con racoon ‘gấu trúc Mỹ’ tới phá thùng rác và phá vườn thì chớ động tới chúng mà mang vạ, hãy gọi ngay cho văn phòng bảo vệ súc vật nhá.

Canada chắc ăn phải bùa của cô đào già Brigitte Bardot bên Pháp nên thương yêu súc vật qúa mức. Nhật báo hôm nay lại vừa đăng tin mấy hội bảo vệ súc vật đang lập thủ tục truy tố mấy cao ốc có lắp kiếng. Vì các tấm kiếng này phản chiếu bầu trời xanh nên đã đánh lừa những đoàn chim di điểu. Chúng tưởng phía trước là bầu trời nên đã bay thẳng vào và đã chết rất nhiều. Năm ngoái hơn một ngàn con chim thiệt mạng. Chủ nhân các cao ốc nhiều tầng đang gặp rắc rối to về chim. Kiến trúc bằng kiếng bây giờ bỏ kiếng đi dâu!

Xin nói tiếp chuyện Canada và Mỹ không vui vì vụ bán dầu cát cho Tàu. Đây là chuyện không vui giữa hai chính phủ mà thôi, chứ sáng nay tôi đọc báo thấy viện Gallup vừa công bố một thống kê hết sức tốt đẹp. Gallup hỏi dân chúng Mỹ yêu nước nào nhất trên thế giời thì 96% dân Mỹ trả lời là yêu Canada nhất. Tình yêu này đã gia tăng. Năm 1989, cũng câu hỏi đó thì 93% trả lời là yêu Canada. Các cụ thấy chưa, tình yêu đã tăng thêm 3%. Cụ nào lái xe thì chả cần thống kê, chả cần viện Gallup, cụ cứ việc lái xe từ Hoa Kỳ sang Canada một chuyến là thấy liền. Ôi chao, đoàn xe người Hoa Kỳ rồng rắn sang thăm ông hàng xóm Canada mới dài làm sao! Nó vẫn dài, vẫn rồng rắn như vậy hàng ngày. Người Canada cũng vậy, cũng rồng rắn sang Mỹ. Phải yêu nhau thì mới rồng rắn qua lại thăm nhau như vậy chứ.

Đó là mặt dân chúng hai nước yêu nhau, Còn mặt lịch sử thì hình như các nhà viết sử hai nước không yêu nhau lắm. Hôm qua tôi lại đọc thấy một bài báo Canada viết về chuyện 1812 trong lịch sử giữa hai nước. Bài này vẫn giọng chê trách Mỷ đã nói sai sự thực. Các cụ còn nhớ chuyện này chứ. Mấy số báo gần đây tôi đều nhắc tới việc này đó. Chuyện ngày xưa, cách đây đúng 200 năm, 1812 Mỹ đem đại quân lên đánh Canada với ý đồ chiếm xong thì sát nhập Canada vào đất Mỹ ấy mà. Lúc đó Canada còn là thuộc địa của Anh quốc. Sách ghi là Mỹ đánh nhau với Anh quốc, nhưng dưới cờ Anh Quốc lúc đó lại toàn những người mà 60 chục năm sau đều là công dân Canada. Cuộc chiến 1812 đã làm nảy sinh việc lập ra nước Canada. Cuộc chiến 1812 kéo dài 5 năm. Ban đầu đại quân Mỹ tiến chiếm và tàn phá thành phố Toronto, lúc đó là bản doanh của quân đội Canada. Canada nuốt hận và quyết chí báo thù. Năm sau Canada dẫn đại quân xuống trả thù. Quân Canada đã đánh chiếm được thủ đô Washington DC, đốt phá thủ đô này. Khi quân Canada đi rồi, quân Mỹ mới làm lại thủ đô và khôi phục lại dinh tổng thống. Vì dinh bị đốt cháy đen nên quân Mỹ mới sơn trắng lại, do đó mới có tên là ‘White House’. Và nhạc sĩ Francis Scott Key sau khi chứng kiến tận mất cảnh chiến lũy McHenry ở Baltimore bị hải quân của Anh đốt phá tháng 9 năm 1814 nên mới viết ra bài quốc ca Star Spangled Banner của Hoa Kỳ. Các cụ nhớ kỹ nha, danh xưng ‘White House’ và bài quốc ca Hoa Kỳ đều có gốc từ cuộc chiến 1812 này. Mỹ nói Mỹ thắng. Canada nói Canada thắng. Tin ai bây giờ đây các cụ? Báo chí Canada mấy tháng nay nhắc hoài đến trận chiến này với giọng mỉa mai các sử gia Hoa Kỳ. Sử bên nào đúng hở các cụ ?

Thôi, xin thông qua chuyện lịch sử không vui này để nói sang chuyện vui ở làng tôi. Giữa đỉnh mùa đông là lễ Valentine, lễ Tình Yêu. Anh John và Chị Ba Biên Hòa mời làng tới nhà dự tiêc. Anh và chị là một biểu tượng sống động và hùng hồn về tình yêu. Họ đã sống và đã yêu nhau gần 40 năm. Lúc nào cũng ‘ mình ơi mình à’, đáng yêu hết sức vậy đó. Buổi tiệc ca tụng tình yêu được tổ chức tại tổ ấm của anh chị là đúng lắm.

À, nhân đây xin nói ngay một chuyện rất riêng tư và rất đáng yêu về Chị Ba. Lâu nay có rất nhiều bà con muốn biết mặt chị và muốn nói chuyện với chị, nhưng chị luôn luôn tránh né. Tôi hỏi tại sao thì chị bảo chị muốn là một Dạ Lan ở Saigon năm xưa. Nghe nhắc tới Dạ Lan thì tôi giật mình. Không ngờ Chị Ba Biên Hòa của làng tôi thông minh và đáng yêu như vậy. Các cụ còn nhớ các chương trình Dạ Lan trên đài phát thanh quân đội VNCH ngày xưa ở Saigon chứ. Ai cũng say mê Cô Dạ Lan, chỉ được nghe cô nói trên đài mà không ai gặp được cô. Ông ODP biết rõ chuyện này và kể cho tôi nghe như sau:

…Chương trình Dạ Lan trên đài phát thanh quân đội do Đại Tá Trần Ngọc Huyến sáng lập từ năm 1960, nhắm an ủi và khích lệ binh sĩ tiền tuyến, phát thanh mỗi ngày từ 7 giờ tối đến 9 giờ. Đại đa số anh em quân đội và dân sự đều say mê chương trình này. Có 2 xướng ngôn viên tiếp nối nhau. Cô đầu là Hoàng Thị Xuân Lan, khi cô thôi làm thì đài tuyển được một cô có giọng nói y như cô Xuân Lan, đó là cô Hồng Phương Lan. Một sự trùng hợp kỳ lạ là cả hai cô đều có tên là Lan, và giọng nói ngọt ngào dễ thương y như nhau. Chương trình phát thanh mở đầu như sau :

… Đây là chương trình Dạ Lan, tiếng nói của những em gái hậu phương gởi cho các anh trai tiền tuyến…’

Chương trình gồm tin tức, thời sự, điểm báo, văn nghệ và thư tín. Phần hấp dẫn nhất và được nhiều người say mê nhất là nhạc và thư tín. Ông ODP cho biết ngày xưa khi ông còn trong quân đội, ông thấy cứ 7 giờ tối là anh lính nào cũng mở đài nghe Dạ Lan. Không nghe được Dạ Lan thì đêm đó ngủ không ngon . Dạ Lan giới thiệu từng bài nhạc và trả lời từng lá thư. Giọng nói của cô ngọt ngào êm ái và gây mê hết sức. Cô hư hư thực thực như huyền thoại. Đẹp và hay ở chỗ đó. Cô không bao giờ chịu xuất hiện trên TV hay báo chí. Không thính giả nào biết được mặt cô.

Chị Ba Biên Hòa của làng tôi cũng chỉ muốn mình như Dạ Lan mà thôi. Thế có đáng yêu không chứ. Vậy từ nay xin các cụ đừng hỏi tôi về Chị Ba nữa nha. Cũng đừng bắt tôi chuyển thư nữa nha. Cứ để tôi kể chuyện Chị Ba cho các cụ nghe là đủ rồi nghen.

Về bữa ăn Valentine, Chị Ba làm một món rất đặc biệt đãi cả làng. Không hề ai đoán trước được, thật là hay. Chị làm món cá thu kho với riềng, ăn với cơm nóng. Chỉ một món chính này mà thôi. Có thêm hai món phụ đó là món rau cải bẹ luộc và món dưa chua. Thêm một tô nước rau cải luộc nêm gừng cho mấy ông gốc Bắc Kỳ. Món cá thu này chị làm rất công phu. Vì món này phải ăn nóng mới ngon nên trước khi vào tiệc chị mới kho. Mọi thứ khác thì chị đã làm sẵn từ trước. Như mua cá về thì rửa sạch, thấm khô bằng loại paper towels, ướp hành tiêu nước mắm rồi cất vào tủ lạnh. Như kho trước một nồi thịt ba chỉ, cũng gia vị hành tiêu nước mắm và đường. Khi sắp ăn thì chị Ba mang cá từ tủ lạnh ra chiên. Khi thấy cá đã chín vàng thì lấy cá ra, đem bỏ vào nồi thịt ba chỉ đã kho sẵn, Cho thêm tiêu xay, mấy miếng ớt, nước mắm và nước màu và một chút bia. Bia khử mùi tanh nếu còn sót lại và làm dậy mùi thơm. Khi nồi cá đã sôi thì lúc này mới cho riềng vào và giữ bếp lửa liu riu. Rồi nêm thêm nước mắm cho vừa miệng. Chừng nửa giờ là xong. Chị Ba rất có lý khi chỉ kho một món cá làm món chính mà thôi, vì có như thế thì chúng ta mới tập trung thần khẩu vào vị cá. Nếu có thêm món thịt gà, món thịt bò thì cái lưỡi chúng ta bị ‘ chia trí’ lạc vị mất rồi.

Trong bữa ăn chúng tôi đã nói đến tình yêu, lễ Valentine mà. Anh John đem ngay chuyện Nữ Hoàng Elizabeth ra nói. Bà là một biểu tượng của tình yêu bền vững. Bà có số làm vua. Ai ngờ lúc bà và chồng đang chu du bên Kenya thì vua cha băng hà, bà lên ngôi vua lúc vừa đúng 25 tuổi. Nay bà đã ở trên ngai 60 năm, vừa là vua nước Anh, vừa là vua nước Úc, vừa là vua nước Canada… Nhân dịp lễ Kim Cương này, Canada bỏ ra 7 triệu đồng tổ chức mừng lễ khắp nơi. Nửa số tiền này để làm huân chương trao tặng các người có công với quốc gia. Ai được trao cũng vui vẻ hãnh diện trừ 6 ông dân biểu gốc Pháp ở Quebec. Các ông này trả lại huân chương vì mối hận tổ tiên gốc Pháp của các ông ngày xưa đã bị tổ tiên nữ hoàng tiêu diệt. Nhưng các ông không dám nói ra công khai nỗi hận này, các ông chỉ nói chính phủ đã tiêu tiền một cách hoang phí.

Dân Canada có hoang phí về lễ Valentine này không ? Thưa có. Theo thống kê thì dân Canada hào phóng nên hoang phí lắm. Năm ngoái, dân Canada đã tiêu gần 6 tỷ đồng để mua rượu ăn mừng, 3 tỷ đồng mua nữ trang kim cương hột xoàn để tặng người yêu và 1 tỷ rưỡi mua kẹo bánh chocolate. Tiệc Valentine thì phải có rượu và chocolate.

Bữa ăn Valentine mà Chị Ba Biên hoà đãi, cả làng đã ăn rất ngon miệng. Theo đúng truyền thống Canada, món tráng miệng của bữa ăn phải có chocolate. Anh John đã bưng ra một khay trái dâu đỏ. Trái nào cũng đã được nhúng vào chocolate. Ăn ngon miệng quá.

Đúng lúc dân làng đang say sưa ăn món tráng miệng này thì có tiếng gõ cửa. Ai vậy cà? Ai đến mà không báo trước gì hết vậy cà ? Anh John vội chạy ra cửa thì, trời ơi, các cụ có đoán ai tới không? Thưa đó là Cha Paolo, người bạn thân quen của cả làng. Cha vừa bắt tay từng người, vừa chào hỏi vừa xin lỗi. Cha xin lỗi vì tết VN vừa qua cha bận việc nhà thờ qúa nên đã không ghé làng chúc tết và ăn bánh chưng. Bữa nay, nhân việc đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện về sớm, cha ghé qua. Cha biết chắc là dân làng sẽ họp ở nhà anh John vì Valentine là ngày lễ Canada mà. Ông cha này giỏi, thông minh và chân tình thế đấy các cụ a. Bà cụ B.95 định dọn cơm cho ngài ăn, nhưng ngài trả lời đã ăn với bệnh nhân ở nhà thương rồi, nay xin tham gia việc ăn tráng miệng mà thôi.

Khi cha Paolo ăn xong chén dâu, bà cụ B.95 xin ngài giảng một bài về Tình yêu. Bà vừa cười vừa nói : Xin cha nói về tình yêu cao cả, thứ tình yêu ở trên cao của Đức Chúa, chứ mấy người dân làng này thì toàn nói chuyện tình yêu thấp lè tè dưới đất. Cha Paolo cười ha ha, rồi nói : Xin vâng lời cụ. Sáng nay ở nhà thờ tôi có nói về tinh yêu trong thánh lễ, tôi nói như vầy :

Tiếng Hy Lạp có 3 chữ để chỉ về 3 loại tình yêu :

- Eros chỉ tình yêu nhục dục
- Philea chỉ tình yêu có lý do hay có điều kiện , như anh yêu em vì em đẹp, anh yêu em nếu em bằng lòng lấy anh…
- Agape là tình yêu bất chấp, yêu là yêu, không có nếu không có vì gì cả. Đó là tình yêu của Thiên Chúa dành cho tất cả nhân loại chúng ta.

Nghe xong thì cả làng vỗ tay. Ông ODP, anh John và anh H.O đều chắp tay thưa Amen, rồi cùng cả làng vỗ tay tiếp. Không khí trong làng vui hẳn lên. Cha Paolo xin nói thêm : Theo tôi biết thì trong tiếng VN quý bạn gọi nhau là đồng bào, cả nước đều là đồng bào, vì cùng một bào thai mà ra, nên tất cả nước đều là anh em với nhau. Việc này giống y như lời Chúa dậy, tất cả chúng ta đều là anh em vì cùng là con cái Thiên Chúa … Cụ B.95 lần đầu tiên nghe sự lạ liền hỏi : Vậy hoá ra bà Âu Cơ với Lạc Long Quân ngày xưa theo đạo Chúa sao? Cha Paolo nghe bà cụ nói như vậy thì vừa cười vừa trả lời : Chuyện đó không xa sự thực bao nhiêu đâu cụ ơi. Cả làng lại vỗ tay, lại cười. Rồi điện thoại di động của Cha Paolo reng, cha trả lời rồi xin cáo từ để đi thăm tiếp một bệnh nhân khác...

Tiễn Cha Paolo xong thì làng mới bắt đầu uống cà phê và nói các thứ chuyện vui ‘thấp lè tè dưới đất’. Bà Cụ B.95 lại xin nghe tiếp về chuyện tình yêu. Bà bảo bà đã già qúa, đã qua mất tuổi yêu đương, đã quên hết thời xưa lúc còn con gái. Xin kể chuyên nào cho lão thấy tình yêu có đẹp và thơ mộng thật. Anh John giơ tay xin kể.

Tôi xin kể một chuyện xảy ra giữa mùa đông tuyết trắng như hiện nay. Đó là chuyện anh Paul và Chị Mary, hai người đang trong thời chớm yêu, đang thời kỳ làm quen và tìm hiểu. Bữa đó Chị Mary đi chợ mua qùa Valentine cho người thân. Lúc ra về thì trời đổ tuyết và nổi gió bất ngờ, chị liền gọi điện thoại xin anh Paul mang xe đến đón . Chị sẽ đứng ở bến xe bus. Anh Paul hối hả lái xe đi ngay, lòng tràn ngập vui sướng. Nhưng khi tới bến xe thì anh thấy không chỉ mình chị Mary đang đứng đó, mà còn ông cha xứ và một bà cụ già. Anh thấy tội cho ông cha và bà già qúa, mà xe của anh là xe 2 chỗ ngồi, anh chỉ có thể chở một người mà thôi. Chả lẽ anh chở chị Mary mà bỏ lại ông cha và bà già co ro giữa trận tuyết đang đổ sao. Chả lẽ chở ông cha mà bỏ lại bà già và người yêu?

Kể đến đây rồi anh John quay ra hỏi cả làng : Nếu qúy vị là anh Paul thì qúy vị sẽ chở ai và bỏ ai? Nên nhớ là xe chỉ có 2 chỗ, anh Paul chỉ có thể chở thêm một người mà thôi.

Làng bị hỏi bất ngờ và câu hỏi qủa là khó, phải không cơ. Làng quay ra trách cái anh Paul này tại sao không sắm xe 4 chỗ ngồi. Giá anh có xe 4 chỗ thì bữa nay sẽ tốt đẹp qúa, anh sẽ chở được cả ba người. Cuối cùng làng chịu vì không biết chọn ai bỏ ai.

Anh John bèn thong thả kể lời kết : Anh Paul đã xuống xe, anh mời ông Cha lên ngồi vào chỗ tài xế và mời bà già lên xe ngồi bên cạnh, rồi anh xin ông cha chở bà già về nhà bà theo địa chỉ bà ấy cho, rồi ông cha lái xe về nhà xứ, bỏ xe ở nhà xứ, anh sẽ tới lấy vào ngày mai. Còn anh thì anh tiến tới người yêu, ôm lấy người yêu, ôm rất chặt vì trời đang tuyết rơi và gíó thổi rất mạnh. Đưọc ôm người yêu trong cảnh như thế này thì lòng anh sẽ ấm vô cùng và Chị Mary cũng sẽ thấy nóng ran. Rồi sẽ có xe bus, rồi sẽ có xe taxi chở họ về nhà. Đêm nay, ôi đêm thần tiên. Xin tạ ơn trời đã đổ tuyết, tạ ơn trời đã nổi gió.

Cả làng nghe xong liền vỗ tay râm ran. Chuyện tình thơ mộng qúa. Anh H.O. hỏi : Đây có phải là chuyện tình thơ mộng của chính anh và Chi Ba không. Anh John đáp ngay: Không phải, chúng tôi quen nhau và hẹn hò nhau ở VN cơ mà, ở Biên Hòa làm gì có tuyết!

Anh John chủ nhà kể xong chuyện tình thơ mộng đúng ý nghĩa lễ Tình Yêu, được mọi người thích thì anh sướng lắm. Anh muốn cuộc vui kéo dài và không khí thay đổi nên anh quay vào hai cô ngườì Huế. Anh xin hai cô này kể chuyện tình. Giọng đầy trêu chọc, anh nói : Ai cũng bảo con gái Huế đa tình lắm, lâu nay làng chỉ được nghe chuyện Bắc Kỳ hay Nam Kỳ, chưa bao giờ được nghe chuyện xứ Huế do chính người Huế kể. Hôm nay xin hai cô kể chút xíu về Huế cho làng nghe coi.

Hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân biết không thoái thác được bèn phải nhận lời đóng góp. Cô Tôn Nữ nói trước : Em được nhập làng và giao tiếp với các bác vừa gốc Bắc Kỳ vừa gốc Nam Kỳ nên cái giọng Huế của em đã bớt đi rồi, tuy vậy nhiều lúc em nói mà các bác không hiểu hết. Vậy hôm nay em xin đọc một bài thơ, lời một cô Huế nói với người yêu, em đố cả làng cô Huế này nói gì hỉ :

Răng anh yêu, chiều ni không trở lại
Để em buồn ri mãi rứa anh ơi,
Không răng mô, mạ đã thuận lòng rồi
Rứa không nói mần răng người ta biết?
Về đi anh, răng mình không nói thiệt
Nếu có răng em đứng mũi chịu sào
Có răng mô mà ngần ngại đổi trao
Răng rứa hỉ, anh làm thinh mãi thế
Rứa răng anh lại thề non hẹn bể
Răng rứa anh, chắc có chuyện gì buồn?
Còn bây chừ riêng anh lại ra răng?
Rứa sông Hương buồn anh có biết không
Hỡi núi Ngự, răng anh còn lơ đễnh?


Đọc hết bài thơ thì Cô Tôn Nữ xin làng cho biết có hiểu hết lời cô gái Huế không. Ông ODP lên tiếng: Ngày xưa tôi đóng quân ở Huế rất lâu nên tôi hiểu hết bài thơ, mô tê răng rứa gì tôi cũng hiểu hết biết hết. Tôi mê giọng Huế lắm, ngày xưa tôi xém chết về cái mê này. Bây giờ còn Cô Cao Xuân. Xin cô cũng cho làng nghe luôn một bài thơ về cô gái Huế. Nhớ lấy đề tài tình yêu nha.

Cô Cao Xuân bữa nay mới dám lên tiếng. Cô xin đọc một bài thơ nói về mối tình học trò, như sau :

Răng mà cứ theo tui hoài rứa
Cái ông ni có dị chưa tề
Sáng chiều trưa hai buổi đi về
Đưa với đón làm răng không biết



Ôi đôi mắt sao mà tha thiết
Đừng nhìn làm ngại buớc chân tui
Lá thơ tình ông gửi làm chi
Thầy mạ biết rầy la tui chết



Tội tui lắm cách cho vài bước
Đừng đi gần hai bóng chung đôi
Xa xa cho kẻo bạn tui cười
Mai vào lớp cả trường dị nghị



Thôi được rồi đưa lá thư đây
Mai tan trường đợi ở gốc cây
Tui sẽ tới trả lời cho biết


Cả làng vỗ tay khen chuyện cậu thư sinh Huế lẽo đẽo theo cô nữ sinh Huế và muốn trao thư tình, hình ảnh đẹp qúa, thơ mộng qúa. Tình yêu mới bắt đầu mà.

Cụ Chánh tiên chỉ làng hôm nay vui hẳn lên. Cụ bảo các bạn nói về tình yêu làm lão thấy lòng mình trẻ lại. Hôm nay lão đã được nghe chuyện tình Nam Kỳ, chuyện tình Trung Kỳ, chỉ còn thiếu chuyện tình Bắc Kỳ. Dân gốc Bắc Kỳ đâu xin ai xung phong kể chuyện Bắc Kỳ nghe coi. Phe liền ông chúng tôi, trừ anh John ra, toàn dân Bắc kỳ rau muống. Ai sẽ kể đây. Còn ai có thẩm quyền và kể hay hơn bồ chữ ODP nữa. Biết mình không thể thoái thác, ông ODP bèn thưa :

Chuyện tình Bắc Kỳ thì nhiều lắm. Chuyện tình có bối cảnh thơ như bối cảnh người yêu Paul được ôm người yêu Mary đi trong trời mùa đông tuyết bay thì tôi không có vì đúng như anh John nói, ở VN không có tuyết. Vậy tôi xin kể chuyện một cô gái Bắc kỳ 15 tuổi, lần đầu tiên đi lể Chuà Hương , đã gặp người trong mộng. Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã kể chuyện tình này trong bài thơ Đi Chùa Hương. Giữa mùa lễ hội, trời xuân bát ngát, nàng và chàng cùng đi chung một con thuyền, nàng thấy chàng khôi ngô tuấn tú và đáng yêu qúa, tiếng sét đã nổ ra trong lòng cô gái . Đây là mộng ước của cô gái 15 khi vừa chớm yêu :

……

Làn gíó thổi hây hây
Em nghe tà áo bay
Em tìm hơi chàng thở
Chàng ơi, chàng có hay

……

Đường đây kia lên trời
Ta bước tựa vai cười
Yêu nhau, yêu nhau mãi
Đi, ta đi, chàng ơi

……

Ngun ngút khói hương vàng
Say trong giấc mơ màng
Em cầu xin Trời Phật
Sao cho em lấy chàng.


Chuyện tình còn dài mà giấy thì hết mất rồi. Xin hẹn các cụ thư sau. Trân trọng.

TRÀ LŨ

Phim Bộ Hàn Quốc



 

PHIM BỘ HÀN QUỐC

3 GIỌT LỆ (2012)
49 NGÀY - 49 DAYS - (2010)
90 NGÀY TÌNH LÊN NGÔI

A
A MOMENT TO REMEMBER (2004)
A THOUSAND DAY'S PROMISE (2011)
ÂM MƯU ATHENA - NỮ HOÀNG CHIẾN TRANH
ANH EM NHÀ BÁC SĨ
ÁNH DUƠNG CUỘC TÌNH
ÁNH SÁNG CUỘC ĐỜI
ẢO THUẬT

"Gangnam Style"


"Gangnam Style" được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là "Video được nhiều người thích nhất trong lịch sử YouTube".
PSY - GANGNAM STYLE (강남스타일) M/V
 
 
Mời đọc thêm bài viết của nhà văn Khuất Đẩu và xem Ngải Vị Vị dance:
 
Annam Style [đối thoại]
Điệu nhảy ngựa của PSY nóng đến nỗi, mới đây TTK Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon mà cũng muốn học nhảy tại diễn đàn nghiêm chỉnh bậc nhất của thế giới.
Nhiều người, nhất là người Nhật lúc nào cũng âu lo vì động đất, không hiểu nổi vì sao một anh chàng nhạc rap phục phịch xấu trai lại có thể gây sốt đến thế.
Nhưng nếu không bàn tới tính nghệ thuật, đẹp trai hay xấu, thì cái vụ Gangnam Style quả là một cách xả stress cực kỳ hữu hiệu.
Cả một trận cười ào ạt tuôn chảy từ đầu đến cuối. Cười chết bỏ. Cười quên thôi. Dân Pháp, dân Anh, dân Tây Ban Nha... cười để quên EU đang ngập sâu vào cái đống rác nợ nần. Dân Mỹ cười để quên thất nghiệp. Quên cái cảnh mùa đông sắp đến mà bị đuổi ra khỏi nhà.
Ở ta, cũng không thể không cười (mếu) vì cả nước có đến 24.300 tiến sĩ mà đúc chưa nổi một con ốc. Cười vì phải vội vàng hái non cà phê nếu không thì bị mất trộm. Cười vì đường sá lở lói, lầy lội, kẹt cứng xe cộ mà Hà Nội đòi đăng cai Asiad 2019!
Nhưng siêu hơn cả, rất sảng khoái, rất “mất dạy” đó là điệu nhảy bứt tung còng số 8 của Ngải Vị Vị ở Trung Quốc. Điệu nhảy dám làm nên một vụ Thiên An Môn thứ hai nếu nhà cầm quyền không vội xoá.


[bấm vào hình trên để xem video]

Từ điệu nhảy lạ lùng đó, hãy tưởng tượng những dân oan mất đất mất nhà, một sớm đẹp trời, không cầm đơn biểu tình mà đeo một cái ống thổi lửa lòng thòng dưới háng hay một cái quạt mo không cần phành ra cũng cắt được ba góc, tất cả vạn người cùng nhảy chóc chóc thì thử hỏi nhà cầm quyền lấy cớ gì mà đánh ai, bắt giữ được ai. Không chừng công an cũng đành phải vung roi điện, dùi cui lên trên không mà nhảy theo mệt nghỉ.
Nói theo kiểu Thánh Thán, vậy không vui sao?
Và ngư dân bị cướp mất thuyền, bị cấm đánh bắt ở ngư trường quen thuộc từ bao đời vì cái lưỡi bò thì hãy cứ ra biển, trước là kéo cái “tự do” buồn thiu của mình ra giả cách như cầm cương ngựa để nó tự gồng mình lên nổi giận bắn súng nước tong tong, sau đó nhào xuống biển tắm, không sướng sao?
Làm được gì nào, tàu ngư chính cắt cáp chứ dễ gì cắt được cái “tự do” của họ!
Đây là điệu nhảy Annam style mà dân ta suốt 1000 bắc thuộc đã từng nhảy và hiện đang được tiếp tục nhảy từng ngày, gọi nôm na là
“trỏ kẹ... t” và “vỗ nồ... n”.

Khuất Đẩu
28/10/2012

เพลงสบายดี / บั๊ดสะหลบ

เพลงสบายดี

 

บั๊ดสะหลบ

 

 

FAMILY là gì ?


FAMILY là  gì ?

 
Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà.”Tránh ra chỗ khác”- tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy. 

Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”. 

Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: ”Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”. 

Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì không? 

FAMILY = Father And Mother, I Love  You  

lundi 29 octobre 2012

Cái nhìn lạ, bằng hồn chứ đâu phải bằng mắt.

Cái nhìn lạ, bằng hồn chứ đâu phải bằng mắt.

Chiều trên đầm

Võ Chân Cửu

Gió chiều giỡn máu ai khô
Còn in xác nổi sóng xô bãi này
Quạ bay quang quác ngọn cây
Muốn nhào xuống rỉa nắng say dưới đầm.



Cũng có ngày chàng sám hối
Thế kỷ
Chế Lan Viên

Những thế kỷ đông người mà nhân loại vắng tanh
Uổng công con công thơ xòe cái đuôi ngôn ngữ của mình
Sao bằng khi nhân loại còn ở hang tiền sử
Chưa có thơ gì nhưng giọt lệ đã long lanh.


Tình, nghĩa, yêu, thương
Vũ Tú Nam

Các cụ ta nói tình bao giờ cũng đi đôi với nghĩa, yêu đi đôi với thương: tình nghĩa vợ chồng yêu thương nhau. Tình là nặng về “vì mình” còn nghĩa dứt khoát là “vì người”; yêu cũng nặng về “vì mình” mà thương dứt khoát là “vì người” (...)
Các cụ ta nói “chọn bạn trăm năm” là ý nghĩa sâu xa lắm đấy, các chú ạ.

Guillaume Apollinaire

apollinaire
L'Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruy
ère
Et souviens-toi que je t'attends
VĨNH BIỆT
Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...  
                                       
BÙI GIÁNG


Trà Lũ /Lá thư Canada: SẼ TƯƠI SÁNG








Lá thư Canada: SẼ TƯƠI SÁNG

Đầu tháng 9 làng tôi họp tại nhà Anh Chị John. Mọi khi làng quen họp ở nhà cụ Chánh tiên chỉ, nhưng lần này họp ở nhà Chị Ba Biên Hòa để mừng lễ sinh nhật anh John. Cụ Chánh cứ trêu Chị Ba: Theo văn hóa VN thì tên Chị là Chị John đấy nha. Anh John ban đầu không hiểu, cụ liền giảng nghĩa: người đàn bà VN đi lấy chồng thì được gọi theo tên chồng. Như bà Trần Lệ Xuân lấy ông Ngô Đình Nhu thì ở VN quen gọi bà là Bà Nhu chứ có ai gọi là bà Xuân đâu. Anh John nghe xong thì nhìn vợ rồi cười tủm tỉm làm Chị Ba đỏ mặt lên. Chị cười e thẹn: Cháu hổng chịu đâu !

dimanche 28 octobre 2012

Nguyễn Tài Ngọc /www.saigonocean.com

General Motors is becoming China Motors/ Suspected Chinese Spy Co. Comes To Rural Michigan

General Motors is becoming China Motors

 

 

Suspected Chinese Spy Co. Comes To Rural Michigan

Sportakrobatik - Die 5 Disziplinen

Mời xem những màn biểu diễn thể dục quá ngoạn mục.


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 17 HỒ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 17
HỒ TẤN VINH

Trong lúc say sưa với quyền lực, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không bao giờ biết rằng mình đã bị lợi dụng thê thảm và phải chịu số phận của trái chanh khi người ta vắt hết nước thì người ta giụt vỏ.
Sống 9 năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm, dân miền Nam chỉ biết thắc mắc: mình dọn cỗ cho ổng ăn, mình không kể công thì chớ, tại sao ổng khinh thị mình? Thật hiểu không nổi!
Nhưng dân miền Trung thì không nghĩ vớ vẩn, họ đòi hỏi công lý. Khi Tướng Nguyễn Khánh đưa Ngô Đình Cẩn ra Tòa án Quân sự Saigon, do Đại Tá Đặng Văn Quang (con đở đầu của anh rễ ông Cẩn) ngồi ghế Chánh Án, có luật sư Võ Văn Quan biện hộ. Nhân chứng là bà vợ của nhà thầu Nguyễn Đắc Phương. Ông Nguyễn Đắc Phương vì giàu có, bị người của ông Cẩn bắt đem tra khảo ở Chín Hầm đòi tiền cho đến chết rồi ngụy trang là té lầu.
Án tử hình của ông Cẩn không chỉ liên quan đến một mình Ngô Đình Cẩn mà nó cũng là bản án của chế độ Ngô Đình Diệm. Bởi vì tội đại hình của đương sự (thủ tiêu người ở Chín Hầm, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, buôn thuốc phiện) làm ra trong thời gian đệ nhứt CH mà chế độ đó chẳng những không truy cứu, mà còn bao che và chấp nhận. Quốc có quốc pháp. Người rường cột của chế độ đã chà đạp pháp lý của chế độ thì làm gì chế độ đó có tư cách mà nói đến chánh nghĩa? Theo kết quả sơ khởi của Ủy Ban Điều Tra Tài Sản nhà Ngô, tài sản thủ đắc phi pháp của Ngô Đình Cẩn là 287,1 triệu. (Đảng Cần Lao, tr.14)

Những sáng tạo hay khi bị nước lụt

http://www.mediafire.com/view/?3s5h712uld7vdhx

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 16 HỒ TẤN VINH

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 16
HỒ TẤN VINH
 
Ngày 26 tháng 4 năm 1960, các nhà trí thức tên tuổi tiêu biểu  cho mọi xu hướng chánh trị miền Nam thành lập ‘Ủy ban Tự do và Tiến bộ’. Họ kín đáo gởi lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm một kiến nghị yêu cầu Tổng Thống cởi mỡ chánh trị và tôn trọng các quyền căn bản. Đây là thành tích vẻ vang nhứt của trí thức VN trong thời đó. Đây không phải là hành động ngạo mạng thách thức uy quyền của Tổng Thống mà là cách quang minh chánh đại bày tỏ mối quan tâm đến những vấn đề đất nước của những người này. Thật là thành tâm, thiện ý và ngây thơ.
Nhóm người này cũng có tên là nhóm Caravelle. Họ đông hơn 18 người, nhưng họ chọn ra 18 người có tên tuổi nhiều nhứt để ký tên vào bản kiến nghị (Lê Ngọc Chấn, Trần Văn Văn, Trần Văn Đổ, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Lý, Trần Văn Hương, Trần Lê Chất, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Lê Quang Luật, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Lương Trọng Tường, Linh Mục Hồ Văn Vui, Phan Khắc Sữu, Hồ Văn Nhựt...).

Nguyễn Tài Ngọc / Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên

Tác giả là cư dân Nam Cali, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009: “Rau Muống Xào Dầu”. Nguyễn Tài Ngọc cho biết ông thường có bài viết trên mạng http://www.saigonocean.com. Bài viết sau đây nguyên là “Một thoáng suy tư” của tác giả, cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ hiếm thấy khi phê phán đủ chuyện thiên hạ sự. Tựa đe được đặt lại theo nội dung bài viết.à

***

9 giờ sáng mà trời đã nóng như thiêu đốt. Chung quanh vắng lặng không một bóng người. Thật là quái lạ vì đây là một cảnh trí không thể nào xẩy ra ở SàiGòn khi đường xá, người ngợm lúc nào cũng đông như mắc cửi, nhất là tôi đang ở một trong những nơi đông đúc nhất: Viện Hóa Đạo ở đường Trần Quốc Toản.
Tôi đã ở bên trong khuôn viên, bên trái là ngôi chùa, bên phải là một hai gian nhà lụp sụp. Ngày xưa khi tôi đến chỗ này thì đã thấy sư sãi đi ra vào, người làm việc này, kẻ làm việc khác, ấy thế mà sao bây giờ tôi lại chẳng thấy ai. Đi vào một tí nữa là một con đường đá nhỏ, với cánh đồng hai bên.
Gọi nó là “cánh đồng” vì ngày xưa khi học Trung học nó trông quá lớn đối với tôi, bây giờ nhìn thì chỉ là một một miếng đất nhỏ đầy cỏ dại. Xưa tôi có cảm tưởng cỏ cao đến đầu người, bây giờ nhìn chỉ đến đầu gối là cao lắm. Kế bên cánh đồng bên phải là một hồ nước khá to, vẫn còn đó, nước xanh rì với bèo nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Cuối con đường là một tiền đường rộng lớn, mái tôn cũ kỹ. Cây cối trồng chung quanh che kín mít bốn bên, lá phủ đầy trên mái nhà. Tiền đường này không có tường bao bọc ba bên, cột trụ chống mái nhà xếp hàng ngay ngắn cách nhau bốn thước.

Wrap Dress / Sáng tạo, giản dị và quyến rũ

Sáng tạo, giản dị và quyến rũ

Wrap Dress