Kính gửi quý anh chị bộ truyện Đồng Bằng Gai Góc của tác giả Xuân Thu.
Libellés
- ảnh chụp Hương Kiều Loan (30)
- art culinaire (22)
- bài viết Phạm Huấn (2)
- biographie Thomas Nguyễn (1)
- Blog Báo Mai (7)
- Blog Người Phương Nam (1)
- Blog Sương Lam (1)
- Blog Thủ Khoa Huân (1)
- Bùi Lệ Khanh (1)
- ca nhạc và chú Nguyễn Văn Kinh (1)
- ca sĩ Lộc Vàng (1)
- ca sĩ Lyly (1)
- Cải Lương (1)
- chuyện đường phố Việt Nam (26)
- Corona virus (14)
- Cúm 19 (1)
- découvert (162)
- Défilé 14/07/2023.thơ nhạc Trần Văn Lương (1)
- diplomatie (11)
- Đoàn Thế Ngữ Vĩnh Lạc (1)
- đọc và nghe đọc truyện h (5)
- đọc và nghe đọc truyện hay (46)
- đọc và nghe đọc truyện hay (1)
- Dương Hồng Mô (1)
- écologie (2)
- écologiste (1)
- économie (44)
- économie kinh tế (33)
- ed (1)
- événement (86)
- fashion (2)
- France Culture (2)
- Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh (1)
- gười ta sắp hàng xin trợ cấp thứm (1)
- histoire (57)
- histoire triste (17)
- Hoàng Hải Thuỷ (2)
- hồi ký Nguyễn Nhơn (1)
- Houston US (1)
- Hướng Đạo Việt Nam (1)
- Hương Kiều Loan (1)
- informatique (4)
- Johnny Hallyday (1)
- ký ức Cần Thơ (2)
- ký ức Việt Nam (151)
- l'histoire; sử Việt Nam (82)
- Lê Xuân Nhuận (2)
- Lettre de Jean Moulin (1)
- littérature (3)
- món ăn Việt Nam (2)
- nghe đọc truyện h (2)
- nghe đọc truyện hay (101)
- nghe đọc truyện hay (2)
- Nguyễn Duy Linh (1)
- Nguyễn Văn Đông (1)
- nhạc Joe Bonamassa (1)
- nhạc LMST (3)
- nhạc Mai Phạm (2)
- nhac ngoại quốc (1)
- nhạc ngoại quốc (1)
- nhạc Phạm Anh Dũng (2)
- nhạc Phạm Đức Nghĩ (1)
- nhạc Phạm Đức Nghĩa (7)
- nhạc Phạm Mỹ Lộc (2)
- nhạc Quách Vĩnh Thiện (6)
- nhạc Việt (28)
- nhạc Việt (1)
- Petrus Ky (6)
- Petrus Ky; photographie (6)
- philosophie (21)
- phim Việt Nam (1)
- photographie (79)
- photos de Henri-Pierre Chavaz (1)
- poésie (3)
- politique (8)
- psychologie (13)
- quân sự (10)
- Renaud (1)
- reportage (18)
- santé (1)
- science naturelle (22)
- show Caroline Thanh Hương (15)
- show Hùng Lê (2)
- show Tạ Huy Thái (1)
- société USA (1)
- technologie (1)
- texte Caroline Thanh Hương (22)
- thiếu tướng Lê Minh Đảo; nhac (1)
- thơ tranh văn Chẩm Tá Nhân (1)
- thơ Chẩm Tá Nhân (13)
- thơ Đinh Hùng (6)
- thơ Đỗ Quý Bái (70)
- thơ Hoa Văn (4)
- thơ Hư Hao (4)
- thơ Huy Văn (25)
- thơ Mai Huyền Nga (1)
- thơ Mùi Quý Bồng (8)
- thơ Mùi Quý Bồngm nhạc ngoại quốc (1)
- thơ nhạc Huy Văn (1)
- thơ nhạc Trần Văn Lương (120)
- thơ Phước Nhân (1)
- thơ Song Như (1)
- thơ Thanh Thanh (9)
- thơ Trần Chương Lương (14)
- thơ Trần Trọng Thiện (25)
- thơ truyện Huy Văn (1)
- thơ văn nhạc ảnh chụp Caroline Thanh Hương (133)
- thơ văn nhạc Huy Văn (1)
- thời sự (1)
- thời sự trực tiếp bằng tiếng pháp (3)
- tiếng hát Anthony Kinh (1)
- tin tức trực tiếp từ Sky News (1)
- Tràm Cà Mau (1)
- truyện ngắn (2)
- Văn (51)
- văn Bình Nguyên Lộc (1)
- văn Bút Xuân Trần Đình Ngọc (1)
- văn Chu Sa Lan (1)
- văn chương miền Nam Việt Nam Cộng Hoà; kho truyện xưa Quán Ven Đường Huỳnh Chiếu Đẳng (1)
- Văn Duyên Anh (3)
- văn Hoành Linh Đỗ Mậu (1)
- văn Huy Phương (1)
- văn Người Lính Già Oregon (3)
- văn Nguyễn Hữu Khiêm (1)
- văn Nguyễn Sơ Đông (1)
- văn Nguyễn Thị Hải Hà (1)
- Văn Nhã Ca (1)
- văn Nhật Tiến (1)
- văn Phạm Tín An Ninh (4)
- văn thơ (29)
- văn thơ chính tả tiếng Việt Nam (1)
- văn thơ Con Cò Thơ (7)
- văn Thuỵ Khê (1)
- văn Tiểu Tử (1)
- văn Tràm Cà M (1)
- văn Trần Nhân Tông (1)
- văn Văn Nguyên Dưỡng (12)
- Việt Nam (1)
- voyage (1)
- Vương Hồng Sểnh (1)
- web hay (1)
- xã hội (78)
- xã hội Mỹ (28)
mercredi 8 avril 2015
Dailymotion sắp bị bán đứng...ngành thông tin đấy...
Kính gửi quý anh chị bản tin về kinh tế.
Lại 1 trong những ngành thông tin văn hóa sắp bị bán đứng. Làm sao đây ?
Caroline Thanh Hương
Macron privilégie un partenaire européen pour Dailymotion
Le Monde.fr
|
• Mis à jour le
|
Par Cédric Pietralunga et
Sarah Belouezzane
Orange pensait avoir réglé l’affaire Dailymotion. L’opérateur devait
en effet entrer en négociations exclusives avec PCCW, la holding de
Richard Li, le fils du célèbre milliardaire chinois de Hong Kong Li
Ka-shing, l’un des hommes les plus riches d’Asie, pour la cession de 49 %
du capital de la plate-forme. Mais pour Emmanuel Macron, c’est aller
trop vite en besogne.
Selon nos informations, le ministre de l’économie, de l’industrie et du numérique a bloqué l’entrée en négociations exclusives de l’ex-monopole d’Etat avec le groupe hongkongais. « Nous avons demandé à Orange de prendre en compte les éléments de la souveraineté numérique européenne », confirme M. Macron. Comprendre : Dailymotion est une « pépite » hexagonale et il serait préférable que l’opérateur privilégie des partenaires européens voire français pour assurer son développement.
Du côté d’Orange, dont l’Etat possède 24,9 %, on précise qu’il n’y a aujourd’hui aucun processus de négociation exclusive lancé avec qui que ce soit, contrairement à ce qui avait été évoqué au lendemain du conseil d’administration de l’opérateur du 11 mars. Le groupe serait ouvert à tous, notamment aux investisseurs européens, promet-on dans l’entourage d’Orange.
Le ralentissement des négociations avec l’homme d’affaires asiatique a, pour Orange, un goût de déjà-vu. Stéphane Richard, patron de l’opérateur, avait en effet dû renoncer, au printemps 2013, à la cession de la plate-forme de streaming au géant américain Yahoo! pour 300 millions de dollars (279 millions d’euros). A l’époque, Arnaud Montebourg, le tonitruant ministre du redressement productif, avait tapé du poing sur la table, empêchant la transaction, au motif que Dailymotion devait demeurer sous pavillon hexagonal.
Cette fois, le mode opératoire est plus feutré, à l’image de M. Macron. Mais le résultat est le même. L’actuel ministre va même plus loin que M. Montebourg : ce dernier était prêt à voir un partenaire international arriver dans le capital de Dailmymotion pour peu qu’il ne s’agisse pas d’une « dévoration ». En clair, qu’il ne prenne pas plus de 50 % du capital. M. Macron a toutefois clairement indiqué qu’il n’y aurait, de sa part, pas de veto contre le choix du conseil d’administration d’Orange.
Dans une déclaration conjointe, les deux ministres ont préconisé l’établissement d’un« cadre réglementaire approprié pour des plateformes structurantes au niveau européen », première étape pour la création d’un « marché unique du numérique ». Ils veulent, par ailleurs, mettre l’accent sur des technologies comme le Big data ou encore le « cloud computing », l’informatique dans les nuages, qui permet de stocker les données à distance dans des supers ordinateurs.
Pas étonnant, dans ce contexte, que l’attention du gouvernement se porte sur Dailymotion. Le site de streaming compte 128 millions de visiteurs uniques par mois contre un milliard pour YouTube, la filiale de Google. Le destin de la plate-forme tricolore risque de déchaîner les passions pendant encore quelque temps.
Selon nos informations, le ministre de l’économie, de l’industrie et du numérique a bloqué l’entrée en négociations exclusives de l’ex-monopole d’Etat avec le groupe hongkongais. « Nous avons demandé à Orange de prendre en compte les éléments de la souveraineté numérique européenne », confirme M. Macron. Comprendre : Dailymotion est une « pépite » hexagonale et il serait préférable que l’opérateur privilégie des partenaires européens voire français pour assurer son développement.
Du côté d’Orange, dont l’Etat possède 24,9 %, on précise qu’il n’y a aujourd’hui aucun processus de négociation exclusive lancé avec qui que ce soit, contrairement à ce qui avait été évoqué au lendemain du conseil d’administration de l’opérateur du 11 mars. Le groupe serait ouvert à tous, notamment aux investisseurs européens, promet-on dans l’entourage d’Orange.
Lire aussi :
Orange discute avec le chinois PCCW pour Dailymotion
Goût de déjà-vu
Parmi les potentiels partenaires issus du Vieux Continent, se mêlent les noms des allemands Axel Springer et Bertelsmann, mais également des français Vivendi, propriétaire de Canal+, et AlloCiné. Selon un proche des négociations, c’est Fimalac, la maison mère de ce dernier, qui semble aujourd’hui le candidat le plus probable. Le groupe de Marc Ladreit de Lacharrière a déjà manifesté à plusieurs reprises son intérêt pour Dailymotion. Les fuites dans la presse d’une possible entrée en négociations de l’ex-monopole d’état avec le groupe de Li Ka-shing auraient réveillé l’appétit de l’homme d’affaires pour le site de streaming. Ce dernier n’aurait toutefois pas encore présenté de projet bien défini.Le ralentissement des négociations avec l’homme d’affaires asiatique a, pour Orange, un goût de déjà-vu. Stéphane Richard, patron de l’opérateur, avait en effet dû renoncer, au printemps 2013, à la cession de la plate-forme de streaming au géant américain Yahoo! pour 300 millions de dollars (279 millions d’euros). A l’époque, Arnaud Montebourg, le tonitruant ministre du redressement productif, avait tapé du poing sur la table, empêchant la transaction, au motif que Dailymotion devait demeurer sous pavillon hexagonal.
Cette fois, le mode opératoire est plus feutré, à l’image de M. Macron. Mais le résultat est le même. L’actuel ministre va même plus loin que M. Montebourg : ce dernier était prêt à voir un partenaire international arriver dans le capital de Dailmymotion pour peu qu’il ne s’agisse pas d’une « dévoration ». En clair, qu’il ne prenne pas plus de 50 % du capital. M. Macron a toutefois clairement indiqué qu’il n’y aurait, de sa part, pas de veto contre le choix du conseil d’administration d’Orange.
« L’Europe a besoin d’une stratégie numérique ambitieuse »
De source proche de l’exécutif, on indique qu’un partenaire chinois pour un site de l’importance et de la taille de Dailymotion est difficilement compatible avec les ambitions française et européenne en matière de numérique. « L’Europe a besoin d’une stratégie numérique ambitieuse dans les prochaines années, fondée sur un marché européen plus intégré », ont ainsi indiqué M. Macron et Sigmar Gabriel, son homologue allemand, lors d’un conseil des ministres franco-allemand organisé mardi 31 mars à Berlin.Dans une déclaration conjointe, les deux ministres ont préconisé l’établissement d’un« cadre réglementaire approprié pour des plateformes structurantes au niveau européen », première étape pour la création d’un « marché unique du numérique ». Ils veulent, par ailleurs, mettre l’accent sur des technologies comme le Big data ou encore le « cloud computing », l’informatique dans les nuages, qui permet de stocker les données à distance dans des supers ordinateurs.
Pas étonnant, dans ce contexte, que l’attention du gouvernement se porte sur Dailymotion. Le site de streaming compte 128 millions de visiteurs uniques par mois contre un milliard pour YouTube, la filiale de Google. Le destin de la plate-forme tricolore risque de déchaîner les passions pendant encore quelque temps.
Bảo vệ việc làm, bảo vệ kinh tế nơi chúng ta đang sinh sống cho đời sau của chúng ta.
Hôm nay chúng ta trở lại với chuyện kinh tế trên nước pháp.
Dưới đây là những tin mới nhận được từ báo điện tử, cho thấy tình hình ngày càng nghiêm trọng trong những việc làm đã và đang biến mất theo thời gian không riêng gì ở nước pháp mà sẽ lan rộng ra khắp các cường quốc.
Kính mời quý anh chị thường xuyên theo dỏi đời sống kinh tế để thấy tại sao chúng ta phải quan tâm.
Cho dù quý anh chị đã ở tuổi hưu hay còn đi làm thì chuyện tiền lương hay pension hưu hay tiền già của chúng ta nhận được đều là những mạch máu của nền kinh tế quốc gia chúng ta đang ở.
Thế hệ của chúng ta may mắn còn nhà cửa, việc làm , nhưng thế hệ con cháu chúng ta thì sao?
Đừng thờ ơ và hãy mua hàng hoá của chúng ta sản xuất để bảo vệ đời sau của chúng ta.
Caroline Thanh Hương
ÉCONOMIE - Le groupe textile américain HanesBrands (HBI),
propriétaire des marques de sous-vêtements Dim, Playtex et Wonderbra,
envisage de supprimer quatre cents emplois en France, annonce Le Parisien mardi 7 avril.
"Hanes envisage de supprimer 400 emplois dans toutes ses implantations
en France dont 160 au minimum à Autun (Saône-et-Loire) où Dim emploie
actuellement 1010 personnes", indique le quotidien.
"Les 400 suppressions d'emplois devraient être officialisées dans les prochains jours", selon Le Parisien qui explique que les suppressions d'emplois envisagées seraient "d'abord des départs volontaires ou des départs en préretraite, dans le cadre d'un plan de sauvegarde de l'emploi (PSE) qui reste à définir".
A Autun, où a été fondé Dim en 1956, "les suppressions d'emplois ne concerneraient ni la fabrication des collants et des bas ni le C3D, qui assure la logistique pour l'Europe. En revanche, les 160 suppressions de postes frapperaient tous les autres corps de métier", précise le journal. En septembre 2014, le fonds d'investissement américain Sun Capital Partners avait cédé le groupe de sous-vêtements DBApparel qui compte les marques Dim, Playtex et Wonderbra, au groupe de textile américain HanesBrands (HBI) pour 400 millions d'euros.
Lire aussi :
» Le transporteur MoryGlobal liquidé, 2150 salariés bientôt licenciés
» 1000 recrutements en CDI chez Renault, 2000 suppressions de postes chez Total
Dưới đây là những tin mới nhận được từ báo điện tử, cho thấy tình hình ngày càng nghiêm trọng trong những việc làm đã và đang biến mất theo thời gian không riêng gì ở nước pháp mà sẽ lan rộng ra khắp các cường quốc.
Kính mời quý anh chị thường xuyên theo dỏi đời sống kinh tế để thấy tại sao chúng ta phải quan tâm.
Cho dù quý anh chị đã ở tuổi hưu hay còn đi làm thì chuyện tiền lương hay pension hưu hay tiền già của chúng ta nhận được đều là những mạch máu của nền kinh tế quốc gia chúng ta đang ở.
Thế hệ của chúng ta may mắn còn nhà cửa, việc làm , nhưng thế hệ con cháu chúng ta thì sao?
Đừng thờ ơ và hãy mua hàng hoá của chúng ta sản xuất để bảo vệ đời sau của chúng ta.
Caroline Thanh Hương
Sous-vêtements Dim: le propriétaire de la marque envisage de supprimer 400 emplois en France
AFP
Publication:
Mis à jour:
"Les 400 suppressions d'emplois devraient être officialisées dans les prochains jours", selon Le Parisien qui explique que les suppressions d'emplois envisagées seraient "d'abord des départs volontaires ou des départs en préretraite, dans le cadre d'un plan de sauvegarde de l'emploi (PSE) qui reste à définir".
A Autun, où a été fondé Dim en 1956, "les suppressions d'emplois ne concerneraient ni la fabrication des collants et des bas ni le C3D, qui assure la logistique pour l'Europe. En revanche, les 160 suppressions de postes frapperaient tous les autres corps de métier", précise le journal. En septembre 2014, le fonds d'investissement américain Sun Capital Partners avait cédé le groupe de sous-vêtements DBApparel qui compte les marques Dim, Playtex et Wonderbra, au groupe de textile américain HanesBrands (HBI) pour 400 millions d'euros.
Lire aussi :
» Le transporteur MoryGlobal liquidé, 2150 salariés bientôt licenciés
» 1000 recrutements en CDI chez Renault, 2000 suppressions de postes chez Total
Publication:
Mis à jour:
PRET-A-PORTER - La direction du groupe Vivarte (enseignes La
Halle, André, Kookaï...), qui emploie plus de 17.000 salariés en France,
a annoncé le 7 avril la suppression de 1600 postes, essentiellement
dans ses magasins La Halle aux Vêtements, ont indiqué des sources
syndicales.
Lors de comités centraux d'entreprises (CCE) dans les enseignes, la fermeture de 174 magasins La Halle aux Vêtements (sur 620), s'accompagnant de 1500 suppressions de postes, a été annoncée. Trente-quatre magasins André seront aussi fermés, avec une centaine de suppressions de postes, selon les sources syndicales.
A La Halle, la majorité des postes concernés sont dans les magasins, mais la logistique (75) et le siège (147) sont aussi touchés, a indiqué Karim Cheboub, secrétaire adjoint CGT au comité de groupe. Selon Gérald Gautier, représentant syndical FO du groupe Vivarte, la direction a annoncé que 23 magasins supplémentaires La Halle pourraient être fermés, faute de repreneurs.
Cette vague de licenciement était attendue depuis plusieurs mois. Le 12 mars, le site spécialisé LSA évoquait déjà la possible fermeture de 220 boutiques et la suppression de plus de 1000 emplois. A fin août 2014, le chiffre d'affaires de la Halle était "en chute libre" de 13% sur un an, tombant en-dessous de 600 millions d’euros.
Confronté au recul de ses ventes depuis plusieurs années, Vivarte a récemment changé de direction après avoir restructuré une dette de 2,8 milliards d'euros. A l'occasion de cette restructuration, le groupe a changé d'actionnaires de référence, en faisant entrer les fonds Alcentra, Babson, GoldenTree et Oaktree au sein de son conseil d'administration. En clair, Vivarte est passé entre les mains de ses créanciers.
Les syndicats mettent notamment en avant, pour expliquer les difficultés du groupe, la volonté de l'ancienne direction de repositionner La Halle vers le moyen de gamme. "On s'est éloigné de notre clientèle habituelle populaire", a observé M. Cheboub. Son homologue FO a fait valoir aussi le "plus d'un milliard d'euros d'intérêts versés aux actionnaires".
Lors de comités centraux d'entreprises (CCE) dans les enseignes, la fermeture de 174 magasins La Halle aux Vêtements (sur 620), s'accompagnant de 1500 suppressions de postes, a été annoncée. Trente-quatre magasins André seront aussi fermés, avec une centaine de suppressions de postes, selon les sources syndicales.
A La Halle, la majorité des postes concernés sont dans les magasins, mais la logistique (75) et le siège (147) sont aussi touchés, a indiqué Karim Cheboub, secrétaire adjoint CGT au comité de groupe. Selon Gérald Gautier, représentant syndical FO du groupe Vivarte, la direction a annoncé que 23 magasins supplémentaires La Halle pourraient être fermés, faute de repreneurs.
Cette vague de licenciement était attendue depuis plusieurs mois. Le 12 mars, le site spécialisé LSA évoquait déjà la possible fermeture de 220 boutiques et la suppression de plus de 1000 emplois. A fin août 2014, le chiffre d'affaires de la Halle était "en chute libre" de 13% sur un an, tombant en-dessous de 600 millions d’euros.
Confronté au recul de ses ventes depuis plusieurs années, Vivarte a récemment changé de direction après avoir restructuré une dette de 2,8 milliards d'euros. A l'occasion de cette restructuration, le groupe a changé d'actionnaires de référence, en faisant entrer les fonds Alcentra, Babson, GoldenTree et Oaktree au sein de son conseil d'administration. En clair, Vivarte est passé entre les mains de ses créanciers.
Les syndicats mettent notamment en avant, pour expliquer les difficultés du groupe, la volonté de l'ancienne direction de repositionner La Halle vers le moyen de gamme. "On s'est éloigné de notre clientèle habituelle populaire", a observé M. Cheboub. Son homologue FO a fait valoir aussi le "plus d'un milliard d'euros d'intérêts versés aux actionnaires".
Jean-Luc Ginder
Devenez fan
Les secteurs agricoles et agroalimentaires sont en danger
Publication:
Mis à jour:
ÉCONOMIE - Avec des effectifs s'élevant à 492.608 salariés,
le secteur agroalimentaire est le premier secteur industriel en France
en termes de chiffre d'affaires et d'emplois. Ce phénomène est un point
central de notre économie même si parfois méconnu.
L'idée répandue était que ce secteur avait la capacité de générer des résultats très significativement positifs.
La tendance de l'évolution de ces dernières années a été marquée par une érosion progressive de nos avantages compétitifs en ce domaine, notamment dans la production des matières premières agricoles, et a transformé les excédents en déficit.
Il ne reste que deux domaines de production pour porter le secteur: celui des spiritueux, des vins de qualité et celui de l'industrie fromagère par la production de fromages de qualité. Dans tous les autres domaines la France a perdu pied, que cela soit dans le viande bœuf, de volaille, dans tout ce qui était matière première agricole et alimentaire la France à chuter de partout.
Les autres domaines, qu'il s'agisse de la production de viande de bœuf, de volaille, de tout ce qui était la matière première agricole et alimentaire, accusent une chute marquée de leur production. La France a perdu pied. La situation est masquée par les bons résultats du domaine des vins qui permet encore une balance globale alimentaire positive. La France, pays agricole, présenterait sans ce domaine particulier un bilan déficitaire.
L'absence de choix de la dernière décennie sera lourde de conséquences. Il aurait fallu choisir entre développer une agriculture de qualité prolongée par un secteur agroalimentaire fondé sur la diversité, proposant du bio, du haut de gamme ou entre la préservation des commodités en produisant des matières premières agricoles, choix qui demandait une réglementation du coût du travail, et favoriser les grandes unités de production.
De l'hésitation durable entre les deux stratégies résulte le pire. On assiste à l'effondrement de ce secteur d'activité qui aurait pu être un moteur essentiel pour notre économie.
La tendance de l'évolution de ces dernières années a été marquée par une érosion progressive de nos avantages compétitifs en ce domaine, notamment dans la production des matières premières agricoles, et a transformé les excédents en déficit.
Il ne reste que deux domaines de production pour porter le secteur: celui des spiritueux, des vins de qualité et celui de l'industrie fromagère par la production de fromages de qualité. Dans tous les autres domaines la France a perdu pied, que cela soit dans le viande bœuf, de volaille, dans tout ce qui était matière première agricole et alimentaire la France à chuter de partout.
Les autres domaines, qu'il s'agisse de la production de viande de bœuf, de volaille, de tout ce qui était la matière première agricole et alimentaire, accusent une chute marquée de leur production. La France a perdu pied. La situation est masquée par les bons résultats du domaine des vins qui permet encore une balance globale alimentaire positive. La France, pays agricole, présenterait sans ce domaine particulier un bilan déficitaire.
L'absence de choix de la dernière décennie sera lourde de conséquences. Il aurait fallu choisir entre développer une agriculture de qualité prolongée par un secteur agroalimentaire fondé sur la diversité, proposant du bio, du haut de gamme ou entre la préservation des commodités en produisant des matières premières agricoles, choix qui demandait une réglementation du coût du travail, et favoriser les grandes unités de production.
De l'hésitation durable entre les deux stratégies résulte le pire. On assiste à l'effondrement de ce secteur d'activité qui aurait pu être un moteur essentiel pour notre économie.
dimanche 5 avril 2015
Chương trình audio book bài Pulau Bidong, Miền Đất Lạ - Võ Kỳ Điền.
Kính gửi quý anh chị bộ truyện audio book về trại tỵ nạn Pulau Bidong.
Caroline Thanh Hương
Caroline Thanh Hương
Những bài sưu tầm về chuyện lịch sử trận Ban Mê Thuột tháng 3 năm 1975.
Kính gửi quý anh chị tài liệu sưu tầm trên net về
Trận Ban Mê
Thuột tháng 3-1975
©
Trọng Đạt
Chân thành cám ơn tác giả bài viết post trong trang Blog này.
Caroline Thanh Hương
TƯỞNG NHỚ BÁC Hương Giang Thái Văn Kiểm, tác giả Dư Thị Diễm Buồn, nhạc anh LMST
Kính gửi quý anh chị những bài viết, thơ của Dư Thị Diễm Buồn, nhạc anh LMST.
Caroline Thanh Hương
Caroline Thanh Hương
TƯỞNG NHỚ BÁC
HƯƠNG GIANG THÁI VĂN KIỂM
DTDB
Cuối mùa
xuân năm 1991 tác phẩm thơ đầu tay “Nỗi
Lòng Người Em Nhỏ” của tác giả Dư Thị Diễm Buồn chào đời. Thi tập ra mắt tại
thành phố Gió Chicago được quý độc và đồng điệu đón nhận nồng hậu và nhiệt tình.
TÂM
TÌNH GỞI HUẾ
PHÂN
ƯU
Sự tiếp nhận đó đã khiến cho Dư Thị Diễm Buồn
dè dặt suy nghĩ:
“...Không biết có phải là những bài viết của
mình có hồn, hay là vì thương mến và tội nghiệp cho một tác giả mới, tác phẩm mới
mà có nhã ý tiếp nhận để khuyến khích, để động viên...?”
Vì lý đo trên, đến tập thơ thứ hai, thứ ba,
và về sau... Tác giả cố tìm những cây viết có tầm vóc đã thành danh trước năm
1975 ở quê hương và sau nầy ở hải ngoại viêt lời tựa, lời bạt, cảm nghĩ... cho
những tác phẩm trước khi phát hành. Để có thể đo được tầm viết của mình như thế
nào, hầu cố gắng làm tốt thêm... trong những tác phẩm ở tương lai.
Thuở đó đồng điệu và đồng môn với Dư Thị Diễm
Buồn (tôi) là nhà văn Nguyễn Văn Ba (Thái Minh Kiệt) còn sinh thời.
Khi nghe kể tự sự ý muốn của tôi, anh Ba mau
miệng bảo:
- Nếu
muốn như vậy thì tập thơ nầy chị nhờ Học Giả Hương Giang Thái Văn Kiểm viết tựa
cho... Ông Thái Văn Kiểm ở Pháp, tôi không có địa chỉ và điện thoại... Đâu chị
thử hỏi nhà văn Hồ Trương An xem sao nghe...
Trước
khi cho số điện thoại, nhà văn Hồ Trường An e dè lên tiếng:
- Tôi có số điện thoại của cụ Thái Văn Kiểm đây,
chị tự gọi cụ xin viết tựa cho sách của chị nghe... Ở Pháp trong cộng đồng người
Việt nghe tên cụ ai cũng rất kính nể, cả người bảng xứ cũng vậy! Theo tôi biết
thì cụ Thái Văn Kiểm ít khi viết tựa hay phê bình sách cho ai lắm chị à... Chị
cũng biết, tại Paris có bao nhiêu là văn nhân thi sĩ, nhưng cụ đã nhận viết cho
được mấy người đâu...
Có số điện
thoại rồi nhưng tôi còn ngại ngùng chưa dám gọi cho bác Thái Văn Kiểm, mà gọi
cho đồng điệu Nguyễn Văn Ba.
Tôi nhăn nhó, bảo:
-
... Nầy Mr Ba, nghe nói bác Kiểm ít khi viết tựa cho ai lắm! Thấy tui “khờ
khạo” bộ anh muốn hại ê mặt khi bác từ chối... nên xúi dại con nhỏ nầy nhờ bác
viết để cười chơi đó hả...?
Bên kia đầu dây điện thoại một sáng cuối tuần
ấm áp. Ở tận miền gần như quanh năm giá rét lạnh lùng Canada, nhà Văn Nguyễn Văn
Ba cất giọng phơi phới cười ha hả, cười thống khoái...
Đầu dây bên nầy nghe mà thấy ghét, tôi lớn
tiếng:
- Bộ
trúng tim đen, tim đỏ, tim vàng... rồi sao mà anh cười hô hố, cười hết-ga-ăng-ty
vậy?
Hụt hẫng
trong tiếng cười, Nguyễn Văn Ba bảo:
- Đâu
có, ai mà hại chị hồi nào! Có số điện thoại rồi thì chị cứ gọi hỏi bác xem, nếu
bác không nhận viết thì thôi, chớ bác có biết chị là con Mít, con Xoài hay con Ổi...
đâu mà mắc cở! Bác Thái Văn Kiểm ít viết cho ai chớ đâu phải không viết, mạnh
dạn lên gọi cho bác đi bà chị! Mèn ơi, tệ thì thôi, chưa ra trận mà đã chịu
thua rồi...
Bị
Nguyễn Văn Ba khích tướng tôi ứa gan lắm! Liền quay điện thoại gọi bác Thái Văn
Kiểm sau khi chào tạm biệt với người bạn đồng điệu, đồng môn hay có lắm chuyện
nhiều trò để trêu ghẹo tôi!
Tiếng
chuông điện thoại reo vang, một giọng Huế nhỏ nhẹ:
- Hello, hello... Xin lỗi vị nào đó...?
Dư Thị Diễm Buồn tôi nói một lèo muốn hụt hơi:
- Dạ kính chào bác, tên cháu là DTDB ở bên Mỹ.
Trước là gọi thăm sức khỏe bác, sau là xin bác viết lời tựa cho tập thơ của cháu
sắp in...
Vẫn giọng từ tốn và chậm rãi, bác hỏi lại:
- Chị bảo chị tên
chi?
- Dạ thưa bác cháu tên
Dư Thị Diễm Buồn.
Tôi cố tình nói chậm và kéo dài họ tên từng chữ một, để ở bên
kia bờ Đại Tây Dương ngàn trùng xa xôi, cách trở bác có thể nghe rõ hơn. Và tôi
nghe bên kia đầu dây điện thoại bác nhỏ giọng lập lại tên tôi vài lần... rồi bác
lên tiếng bảo:
- Tôi nhớ có đọc bài
chị viết rải rác đâu đó trên báo và đặc san... Thôi thì chị cứ gởi bản thảo qua
đi để tôi xem... Nếu viết được thì tôi sẽ viết cho, còn không thì thôi chị đừng
có buồn nghe...
Tôi mừng quýnh nói lời cảm ơn và chào bác rồi gát điện thoại.
Miệng còn cười tươi như hoa hồng héo, và tôi lẫm bẫm một mình: “Cháu đã có cái
tên Buồn rồi, thì còn buồn nỗi gì nữa bác ơi...”
Bản thảo gởi đi hơn ba tuần thì một ngày đẹp nắng, muôn hoa
khoe hương khoe sắc thắm tươi. Trên nền trời màu bích ngọc in từng vầng mây trắng
ngồn ngộn như bông gòn thanh thản bay bay... Tôi vui mừng run tay cẩn thận mở bao
thư dầy. Trang trừng trang giấy trắng tin viết tay với nét chữ còn thắm tươi màu
mực của bác Thái Văn Kiềm từ Pháp gởi qua.
HỌC GIẢ HƯƠNG GIANG THÁI VĂN KIỂM
Với thi tập “NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI”
Của DƯ
THỊ DIỄM BUỒN
Kể từ năm 1975,
sau những cuộc di tản lớn lao phát xuất từ Quốc Nội ra tới Hải Ngoại, chúng ta
nhận thấy Cộng Đồng Việt Nam, sau khi đã ổn định khắp năm châu, đã khởi phát
một phong trào Văn Hóa và Thông Tin rộng lớn bao gồm các ngành thiết yếu về mặt
tinh thần là Báo Chí, Thơ Văn và Ca Nhạc...
Đám người đông
đảo ấy xa quê hương vì thời cuộc, đã tạo dựng một cuộc sống mới nơi xứ lạ quê
người, bèn đem tâm tình phơi trải trên giấy trắng, nơi ngón đàn muôn điệu và
trên sân khấu muôn mặt của cuộc đời, để chia sẻ buồn vui với thiên hạ.
Trong những cách
phô diễn đa diện ấy, Thi Ca đã chiếm một phần khả kính vì lẽ những kẻ đã ra đi
trong cơn sóng gió, đều mang nặng một khối tâm tình chứa chất căm hờn, đắng cay
và chua chát. Một số đã trở thành thi sĩ và ca sĩ, nhờ những khiếu năng đặc
biệt do Tổ Tiên truyền lại qua những ca dao, hò vè thấm nhuần nhạc điệu, âm
thanh, qua một thứ ngôn ngữ đa thanh, chứa đựng nhiều tình cảm nhất trong Cộng
Đồng Nhân Loại.
Qua những nhận
xét kể trên, chúng ta có thể nói rằng: Mỗi một người dân Việt từ lúc bé thơ, đã
hấp thụ thầm kín và sâu xa những âm điệu hát hò của bà Mẹ hiền ru con trong đêm
vắng, của cô lái đò hò mái nhì, mái đẩy trên dòng sông trong, hoặc là của những
mục đồng nghêu ngao trên lưng trâu nơi đồng nội...
Nói tóm lại, mỗi
người dân Việt, trong suốt đời mình, không ít thì nhiều, đều có thể là thi sĩ
và ca sĩ. Và quanh năm suốt tháng từ ngàn xưa, cả một dân tộc đua nhau cày cấy,
hát hò để quên những nhọc nhằn, phiền muộn từ nắng sớm tới chiều hôm.
Trong khung cảnh
thiên nhiên ấy và những truyền thống tốt đẹp của thôn quê và thị thành, đã mang
theo trong tâm hồn và huyết thống, nhập vào trào lưu mới nơi Hải Ngoại, một
danh hiệu mới đã xuất hiện trên văn đàn, thi giới là Dư Thị Diễm Buồn, tác giả
nhiều bài thơ mang nặng màu sắc dân tộc, hiền hòa và chất phác, mộc mạc và chân
thành, tâm hồn nhạy cảm với quả tim nhịp nhàng, với tánh tình bộc trực mà lãng
mạn, can đảm và hào hoa.
Xét kỹ nơi danh
hiệu mới xuất hiện này. Chúng ta có thể tìm gốc gác Minh Hương của họ Dư, phát
xuất từ đại tộc Bách Việt từ miền Nam sông Dương Tử tới Động Đình Hồ với Bộc
Việt và Lão Việt, tiến về Nam cho tới Mân Việt (Phúc Kiến) và Nam Việt (Quảng
Tây và Quảng Đông) giáp với miền Bắc Đông Dương, vốn là thổ cư nguyên thủy của
các sắc dân Âu, Lạc, Mường, Kha... họp lại thành Âu Lạc, Mường Lạc, Lạc Việt,
và sau cùng là Việt Nam.
Trong những họ
gốc Minh Hương, Gia Thạnh, chúng ta có thể kể thêm các họ lớn trong Nam như họ
Mạc ở Hà Tiên như Mạc Cữu, từ Quảng Đông (Nam Việt) sang đây, đã lấy vợ Việt
tên Bùi Thị Lẫm, sinh ra con trai là Mạc Thiên Tứ, Hoa Kiều lai số 1 trong lịch
sử ta (theo Gia Định Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, cũng là Minh Hương) cũng như
con cháu các họ Lâm (Đông Hồ Lâm Tấn Phác), Trần (Thượng Xuyên khai trấn Biên Hòa), Dương (Ngạn Địch khai
trấn Mỹ Tho) v.v...
Nói về Minh Hương
Gia Thạnh có thể bao gồm Tổ Tiên nhà thơ nữ Dư Thị Diễm Buồn, chúng ta nên nhắc
lại đây 2 câu đối của Trịnh Hoài Đức (1765-1825), công thần khai quốc đời
Nguyễn, tự tay ông đã viết treo trên hai cột cái, nơi đình Gia Thạnh, quận 5,
Sàigòn:
1- Minh đồng nhật nguyệt điệu Nam thiên,
phụng chữ lân chầu Gia cẩm tú,
2- Hương mẫn càn khôn linh Việt địa
long
bàn hổ cứ Thạnh văn chương.
Chúng ta nên lưu
ý tìm thấy 3 cặp chữ đối nhau san sát và đầy đủ ý nghĩa, xinh đẹp vô cùng: Minh
Hương - Nam Việt - Gia Thạnh vốn là tên
làng tân lập của những người di cư gốc Bách Việt.
Cái điều là chúng
ta nên lưu ý nữa là danh hiệu của nhà thơ có hai chữ Diễm Buồn, vừa diễm là
xinh đẹp, vừa buồn là không vui. Do đó mà chúng ta nên tìm hiểu từ đâu và lý do
gì mà nhà thơ họ Dư (là thừa ra, thong thả, an nhàn) đã chọn. Chữ Diễm (là xinh
đẹp, như diễm lệ, hai chữ đều có nghĩa là xinh đẹp). Còn Diễm Buồn có thể giải
thích như là có vẽ đẹp dịu dàng mà thoáng đôi nét buồn nhớ mông lung. Đó chỉ là
sự ước đoán từ phương xa, vì lẽ chúng tôi chưa gặp người trong cuộc.
Những hình dáng
yêu kiều của các kiều nữ Tây Đô, thời vàng son nơi Quốc Nội, chúng ta đã từng
nhìn thấy thướt tha trên bến Ninh Kiều (Cần Thơ), mà phương danh đã được dân
Nam ghi lại trong đôi câu ngạn ngữ ca ngợi những đức tính trung kiên của chàng
trai, đồng thời với tài năng, cần mẫn của cô gái Thủ Đức:
“Gái Thủ Đức năm canh thức đủ/ Trai cơ thần ở lại
Cần Thơ”
Ngoài ra, thi hiệu của nhà thơ cũng
gợi cho tôi nhớ một nhân vật phái nữ trong “Hồn
Bướm Mơ Tiên”của Khái Hưng tên Lan có "khuôn mặt trái xoan, hai má ửng
hồng, đôi mắt phượng mơ màng như liễu rũ trên mặt nước hồ thu" khiến ta
nhớ tới đoạn văn sau đây của Kinh Thánh ngày xưa: "Comme la lumière, sur
le chan delier, telle est la beauté du visage dans l' âge épanoui". (L'
Ecclésiastique, XXVI, 17).
Những nét buồn thương và lãng mạn ấy
được nhà thơ phô diễn với "tâm sự chát chua ai mua mà bán" của một
bài ca cổ điển lưu truyền nơi xứ Huế mộng mơ mà nhà thơ rất quen thuộc, hòa lẫn
nhiều bài thơ đánh dấu những chặng đường xuôi ngược Bắc Nam với “Những Ngày Xưa Thân Ái”
......................................................
Nước trà huế tỏa hương thơm phưng phức
Bữa ăn xong, nàng dọn quảy gánh về
Chàng say tình cất giọng hát đê mê
Câu Vọng Cổ ngọt ý tình tiết điệu
Buổi trưa cũ, sáng trưng thời niên thiếu
Và bây giờ đã ngăn cách đôi nơi
Lệ xót xa thấm mặn nửa cuộc đời
Một chút thôi! Cả khung trời kỷ niệm
(Buổi Trưa Quê)
Những nỗi buồn đã
xuất hiện từ thuở hoa niên đôi tám, khi nàng gặp chàng thủy thủ nơi bến vắng xa
xưa:
....
....
Anh là người thủy thủ
Quen nước trời bao la
Mỗi khi tàu về ụ
Nhớ nhung như xa nhà
Tôi biết buồn từ đó
Bởi trêu ghẹo anh đùa
"...Hỡi nầy cô em nhỏ
Đã có người yêu chưa? "
Vô tình hay cố ý
Hờn dỗi tuổi đôi mươi
Tại sao anh không nghĩ
Để tôi sầu lẻ loi?
Một hôm anh thỏ thẻ
"...Có cô gái nhà bên
Bé ơi, giúp hộ nhé
Cho anh được làm quen..."
Tâm hồn tôi băng giá
Anh thật quên rồi sao?
Chúng mình đám cưới giả
Tóc cài trắng hoa cau
Ngày anh đi cưới vợ
Tôi theo làm phù dâu
Mỗi mùa hoa cau nở
Lòng vương vương nỗi sầu...
(Hoa Cau Trắng)
Đầu dây mối nhợ của nỗi buồn da
diết ấy là anh chàng thủy thủ đùa giỡn với cô em trinh trắng như tấm lụa Hà
Đông, như hoa cau Đồng Tháp, vương vấn mối tình đầu và sầu tương tư ấy...Và đau
điếng nhất là nhà thơ phải dằn lòng đóng vai phù dâu, thầm khóc thì hổ ngươi,
mà cười tươi thì ra nước mắt!
Âu cũng là thân phận của người đàn
bà trên đường dài mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu biết đâu lựa, như lời
ca Vọng Cổ dưới trăng xưa soi rọi bến Ninh Kiều và trên phà Mỹ Thuận chông
chênh với trai thanh gái lịch:
Xe dừng lại chờ qua đò Mỹ Thuận
Cam, mít, xoài, ổi xá lỵ chín cây
Thịt nướng, tôm càng, cá chẻm, chim quay
Vùng châu thổ, món ăn ngon thơm phức!
(Đường Về Hậu Giang)
Tuy thế, nàng thơ
vẫn nhớ Mẹ hiền từ Bắc vào Nam
tìm trẻ trong:
...................................................
Thảm cảnh đau thương núi sông nhuộm đỏ
Con bôn ba chạy loạn lạc xứ người
Mẹ tuổi đời chồng chất đã sáu mươi
Lặn lội xa xôi vào Nam tìm trẻ
Con lìa Mẹ khi hãy còn tấm bé
Mẹ xa con héo hắt nửa cuộc đời
Và cứ mỗi lần thời cuộc đổi thay
Mỗi lần đổi, mỗi nghìn trùng xa cách
Hôm nay đây, hơn nửa vòng trái đất
Nhớ chùa Tam Thanh, nhớ nước sông Thương
Nhớ đào Mẫu Sơn nửa trắng nửa hường
Gỗ hoàng đàn, Thất Khê mùa mận chin
(Xa Vẫn Còn Xa)
Rồi nhà thơ gọi Mẹ trong giấc mơ
chập chờn xa quê nhớ cội:
Mẹ ơi, thu
về sương mờ đỉnh núi
Nỗi nhớ
thương dằng dặc mãi nào nguôi
(Xa Vẫn
Còn Xa)
Những bài thơ của Diễm Buồn khiến
tôi nhớ đến đôi lời thở than chua xót của Nữ Sĩ Tương Phố, chị ruột của Nữ Sĩ
Song Khê và cũng là tác giả "Giọt Lệ Thu", vốn là bậc trưởng thượng
của nhà thơ Diễm Buồn đồng hương đồng xứ. Tôi lại nhớ bà chị dâu trong họ Thái,
đã từng thốt ra những câu thơ thống thiết:
Nước loạn canh tàn khóc bể dâu!
(Tương Phố Đỗ Thị Đàm)
Mẹ già vào Nam không bao lâu thì lìa trần sau
cơn bạo bệnh, để lại chồng con bơ vơ như sẫy đàn tan nghé. Người thủy thủ của
ân tình vẫn trôi nổi đó đây:
....................................................
Thời gian đi nước trời như hẹn ước
Trên tầng không, hiện rõ cánh chim bay
Tầu xuôi ngược trăm hải trình tiến bước
Khi qua rồi vết tích cũng mờ phai...
Người thủy thủ sao trầm ngâm đứng đó
Đã tan rồi, trời biển vẫn xanh lơ
Có còn chăng tiếng hát buồn trong gió
Ta hữu tình, trời nước vẫn nên thơ...
(Hình Bóng)
Rồi thình lình, trời long đất lỡ
với sự sụp đổ của miền Nam, những chiến sĩ anh dũng nhưng thiếu lãnh đạo đã bị
tù đày nhọc nhằn trong những trại cải tạo xa vời, âm u rừng núi, khíến cho hàng
vạn gia đình ly tan, gió dập sóng vùi oan khiên khắp nước!
Trong thảm cảnh ấy, Diễm Buồn đã
vất vả trong nhiều năm vì cha, anh bị đày đi cải tạo. Cha bị hành hạ mõi mòn chết
trong tù, khiến Diễm Buồn lánh bạo, chạy sang xứ người, lập lại cuộc đời với
hai bàn tay trắng.
Tình cờ Diễm Buồn
đã gặp lại người xưa:
.........................................................
Nơi xứ người, mình gặp lại nơi đây
Quốc Khánh xưa nay đổi thành Quốc Hận
Hai phương trời, hai lối sống đổi thay
Vẫn nụ cười trong mắt anh rạng rỡ
Tâm hồn em chao động, lệ thầm rơi
Tiếc thương chi, có duyên mà không nợ
Em viết bài thơ, từ tạ cùng người...
(Nụ Cười Trong Mắt Anh)
Với một thân mình, cô liêu đơn
chiếc, Diễm Buồn đã chịu đựng biết bao oan khiên, tang tóc, suốt một cuộc đời
toàn nghịch cảnh! Như thế thì không buồn sao được (?). Và có buồn
thì mới phát xuất ra thơ. Càng buồn chừng nào, thì thơ càng hay chừng nấy, đúng
như lời nhận xét của nhà thơ lãng mạn Tây Phương:
"Les
plus désespérés sont les chants les plus beaux
Et J'en
sais d'immortels qui sont de purs sanglots !"
(Alfred de Musset)
Bây giờ thì Diễm Buồn cố gắng tìm
vui trong cuộc sống, vui trong sáng tác văn chương, mỹ thuật. Vui trong công
tác xã hội, phục vụ Quốc Gia, Dân Tộc. Và để qua một bên Lệ Đá xa xưa, để trau
dồi Văn Học, quyết tâm nghe lời Cha dặn trước khi qua đời:
"......................................
Hoàn cảnh nào cũng phải giữ sắt son
Cha âu lo Nhân Nghĩa sẽ không còn
Trên đất nước mấy nghìn năm Văn Hiến..."
(Nỗi
Buồn Ba Tôi)
Chung luận thì văn thơ của Dư
Thị Diễm Buồn rất chân thành và truyền cảm tới tột độ, càng đọc càng xúc động
như mình cùng sống trong cảnh ngộ của nhà thơ, nhà văn mà lụy rơi hồi nào không
biết! Lời thơ, văn tuy tự nhiên mà trau chuốt, tình tứ đậm đà, thiết tha và
trìu mến. Diễm Buồn là nhà thơ, nhà văn quyến luyến với Quốc Gia Dân Tộc, với
bẹ chuối hoa cau, với nương rau luống sắn, với những thì thầm của bụi tre khóm
trúc, ngàn đời che chở mái nhà Nam. Với
thi tập Những Ngày Xưa Thân Ái
nhà thơ khả ái Dư thị Diễm Buồn, mộc mạc mà trang đài, đã ung dung đi vào Thi
Đàn đa diện Việt Nam bằng cửa lớn, trang trí với nhiều cỏ lạ hoa thơm.
Paris, Chiêu Anh Các
Mùa Giáng Sinh và Tân niên Mậu Dần 1998.
HỌC GIẢ
Hương Giang THÁI VĂN KIỂM
Tập thơ in xong tôi gởi tặng bác Thái Văn Kiểm
mười (10) cuốn để bác tặng theo ý thích, và nhắc bác khi cần thêm cho biết sẽ gởi
qua... Sau đó thỉnh thoảng tôi gọi điện thoại thăm bác, gởi tặng bác tác phẩm
thơ hoặc văn tôi vừa mới phát hành...
Trong lúc điện đàm, có lần bác hỏi:
- Theo
tôi biết chị không phải sanh trưởng ở Huế, hay có thời gian sống ở Huế... Nhưng
chị viết nhiều về Huế, có bài tôi ưng ý lắm. Như là bài:
TÂM
TÌNH GỞI HUẾ
Huế ơi Huế, đã bao mùa lá đỗ…
Là mấy mùa xa cách Huế thân yêu
Huế hôm ni còn duyên dáng mỹ miều
Trong đêm đẹp trăng rằm soi khắp lối?
Huế yêu ơi, bây chừ khu Thành Nội
Hồ Tịnh Tâm còn sen nở ngát hương?
Vầng hồng lên chiếu sáng lối mờ sương
Quanh cấm điện trong hoàng thành cổ kính
Cửu Vị Thần Công có còn cố định?
Điện Thái Hòa tám mươi cột sơn son?
Đâu sân chầu, điện Cần Chánh, Ngọ Môn…
Giữa triều đại uy hoàng trong lịch sử
Chúa Nguyễn Hoàng, dựng xây chùa Thiên Mụ?
Núi Ba Tầng, nhớ mãi trận Đống Đa
Phú Văn Lâu, thời vang bóng tân khoa
Bảy lăng tẩm nguy nga triều nhà Nguyễn
Dòng An Cựu qua bao mùa chinh chiến
Nắng đục, mưa trong tưới mát đọt mầm
Lúa chín vàng vùng Hương Thủy xa xăm
Chiều bảng lảng trên dòng sông Hương Xá
Ơi Thừa Thiên, răng nhớ thương chi lạ!
Lăng Cô nằm tĩnh lặng dưới Hải Vân
Đảo Tiên Trà lồng bóng nước bâng khuâng
Bình minh giục thuyền buồm ra biển cả
Viếng chùa La Chữ, về thăm Đập Đá
Yêu Cố Đô cổ kính đẹp dịu hiền
Tà áo bay, vành nón lá nghiêng nghiêng
Quên mô được, o nữ sinh Đồng Khánh!
Thương mẹ Quảng Điền quằn vai, nặng gánh
Vạn sự thay chồng đời lính bôn ba
Chuyến tàu đêm còi rúc lạnh sân ga
Nỗi cô quạnh theo bước người đưa tiễn!
Đụn cát Hà Trung… cảnh tình lưu luyến
Sáng hừng đông qua Thừa Phủ đò ngang
Chu choa ơi, tui e thẹn ngỡ ngàng!
Bởi anh nớ, nhìn tui cười ngượng ngập!
Răng dị rứa! Trái tim tui khẽ đập!
Ánh mắt ai, ôi dễ mến chưa tề!
Đêm mưa buồn, bên ni nhớ bên tê!
Hương tình ái nhẹ thoáng vào tuổi ngọc
Mắt tha thiết chàng nam sinh Quốc Học
Lay hồn tui, chút xao động bâng khuâng!
Rồi năm tê quốc nạn Tết Mậu Thân!
Người xưa nớ, nửa đời chưa gặp được!
Tui yêu Huế, trong tình yêu non nước
Với chút tình thơ dại tuổi học sinh
Bao đổi thay, theo năm tháng vô tình
Tình yêu Huế vẫn mặn nồng tha thiết!
Đầu dây điện thoại từ Mỹ vùng tôi ở xa nước
Pháp của bác hơn nửa vòng trái đất, cách mấy kinh tuyến và mấy vòng vỹ tuyến.
Trong lòng thiệt là khoái chí lắm, tôi cười
hí hí bảo:
- Dạ
xin cám ơn bác khen. Thưa bác đúng như bác biết cháu cũng chưa ra thăm Huế lần
nào cả... Nhưng cảm nhận được Huế và viết được một chút về vùng đất Thần Kinh
Vua Chúa ngự một thời... là do lòng cháu hằng ngưỡng mộ Huế từ lúc còn đi học, và
thích đọc, thích tìm hiểu ít nhiều về Huế qua phim ảnh, tài liệu trong sách vở...
Thưa, cháu cũng không giấu gì bác “cháu
có người yêu là Huế” bác ơi...
Mấy năm sau có dịp qua thăm Paris đôi ba lần,
nhưng “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”
tôi vẫn chưa có duyên nên chưa hân hạnh được diện kiến “Học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm”! Đó là một mất mát và tiếc nuối
lớn trong tôi!
Để rồi gần đây, tôi bàng hoàng xúc động đọc
tin trên các diễn đàn:
PHÂN
ƯU
Vô cùng
thương tiếc hay tin
Cụ THÁI VĂN
KIỂM
qua đời ngày
21 tháng 2 năm 2015.
Hưởng đại tho
93 tuổi.
Tiến Sĩ Thái
Văn Kiểm là một Học Giả uyên thâm,
Phó Chủ Tịch
Hàn Lâm Khoa Học Hải Ngoại,
Huy chương
Hàn Lâm Pháp Quốc.
Cụ từng là
công chức cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa:
Tỉnh Trưởng
Khánh Hòa,
Bình Thuận,
Giám Đốc Đài Phát Thanh Sàigòn,
Nhà Báo, Nhà
Văn với bút danh, bút hiệu:
Tân Việt
Điẻu, Bao La Cư Sĩ, Hương Giang Tư Mã..
và đặc biệt
là Tác giả Bộ sách quý về
Văn Hóa nước
nhà ấn hành tại Hải ngoại:
Việt Nam Gấm
Hoa
Việt Nam
Quang Hoa
Việt Nam Anh
Hoa
Việt Nam
Thăng Hoa
Chúng tôi xin
thành kính chia sẻ sự mất mát
lớn lao này
cùng Cụ Bà Quả Phụ THÁI VĂN KIỂM,
nhủ danh
Nguyễn Thị Nhật Lệ và Đại Tang Quyến.
Nguyện cầu
Linh Hồn Cụ THÁI VĂN KIỂM
sớm về nước
Thiên Đàng hưởng Nhan Thánh Chúa.
Gia đình Lê
Phát Được & Đặng Phương Linh
Chủ nhiệm/Chủ
bút: Bán Nguyệt San Thế Giới
THÀNH KÍNH
PHÂN ƯU
Vùng chúng tôi ở sáng hôm nay gần hết mùa đông!
Nhưng cả không gian một màu xám tái ủ dột, gió se sắt lạnh và mưa phai phái... rồi
mưa nặng hột rạc rào như đổ nước! Hướng về phương trời Paris xa thăm thẳm trong
cơn mưa gió bão bùng, tôi chắp tay:
Thành kính chia buồn cùng tang quyến
Xin nguyện cầu
Hương linh bác
Hương Giang THÁI VĂN KIỂM
sớm về nước
Chúa
California, cuối mùa đông năm Ất Dậu 2015
Tệ xá Diễm Diễm Khánh An
DƯ THỊ DIỄM
BUỒN
Email: dtdbuon@hotmail.com
ĐT: (530) 822 5622
Inscription à :
Articles (Atom)