caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 1 mai 2020

Nguyễn Nhơn viết Vietnam War: Ai thắng ai thua? và bộ ảnh hiếm những sự kiện khó quên trên đường phố Sài Gòn.




Sài Gòn ngày ba mươi tháng tư năm 1975 với những hình ảnh khó quên.Cám ơn tác giả những tấm ảnh và người lưu lại trên net.
Caroline Thanh Hương

L’image contient peut-être : ciel, nuage, arbre et plein air
Sài Gòn ngày 30 tháng tư 1975

Hình ảnh Sài Gòn vào ngày 30 tháng tư 1975, những dấu tích còn lại sau cuộc di tản Operation Frequent Wind, trận đánh cuối cùng ở cổng Phi Long - Tân Sơn Nhứt, những võ khí vứt bỏ sau lịnh đầu hàng của Dương Văn Minh.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngày 30 tháng tư 1975, xa xa là đám cháy ở phi trường Tân Sơn Nhứt.





L’image contient peut-être : une personne ou plus, arbre, chaussures, vélo, ciel et plein air

 
Sài Gòn ngày 30 tháng tư 1975

Hình ảnh Sài Gòn vào ngày 30 tháng tư 1975, những dấu tích còn lại sau cuộc di tản Operation Frequent Wind, trận đánh cuối cùng ở cổng Phi Long - Tân Sơn Nhứt, những võ khí vứt bỏ sau lịnh đầu hàng của Dương Văn Minh.

L’image contient peut-être : 2 personnes, plein air Một chiếc máy bay quan sát Cessna O1 Bird Dog rơi trên đường trong cuộc di tản ra khỏi Sài Gòn ngày 29 tháng tư 1975.


L’image contient peut-être : 1 personne, arbre, chaussures et plein air



L’image contient peut-être : 2 personnes, chaussures, moto et plein air


L’image contient peut-être : 3 personnes, chaussures et plein air
 Một trực thăng UH-1 rơi trên đường Lý Thái Tổ trong cuộc di tản ra khỏi Sài Gòn ngày 29 tháng tư 1975.

L’image contient peut-être : une personne ou plus et plein air
 Một trực thăng UH-1 hư hỏng trên 1 nóc nhà đường Trương Minh Ký trong cuộc di tản ra khỏi Sài Gòn ngày 29 tháng tư 1975.

L’image contient peut-être : une personne ou plus, ciel, arbre et plein air


 Một xe tăng M-48 Patton bỏ rơi trên đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận.


L’image contient peut-être : plein air


 3 xe tăng T-54 và Type 59 bị bắn hạ bên cạnh cổng Phi Long - Tân Sơn Nhứt sáng ngày 30 tháng tư 1975.


L’image contient peut-être : plein air
 Photo: Pham Khac & Françoise Demulder/AFP, Jacques Pavlovsky/Sygma, Herve-Gloaguen & Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho.


Vietnam War: Ai thắng ai thua?

Nguyễn Nhơn


Sách có chữ:

“Được đất mà mất lòng người là thua
Mất đất mà được lòng người là thắng”
Ngày nay Chánh nghĩa Quốc gia VNCH
Sáng ngời ngọn cờ vàng khắp năm châu


Trích: “Phần trích được chiếu trong Tổng Lãnh sự Mỹ mở đầu bằng mái đầu bạc của Bảo Ninh với một câu nhận định hùng hồn: Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận ai thắng thua.”… Và tiếp sau đó, là những câu chuyện mở ra từ những cánh cửa tinh thần đóng chặt lại sau hàng chục năm dài tham chiến. Bảo Ninh thú nhận khi ông trở về nhà sau trận mạc, mẹ ông im lặng không dám vui mừng vì chợt nhớ ra người hàng xóm cũng có đứa con trai đi bộ đội - và bên ấy chưa có người về.
(Vietnam War: 'Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi' Khải Đơn Gửi tới BBC từ Tp HCM)

Chỉ gần dây thôi, Huy Đức viết sách (phe ta) “Bên Thắng Cuộc”.

Mới mươi bửa trước đây thôi, sau khi cho ông viết sử nhấp thử dzụ thôi gọi “ngụy quân - ngụy quyền” thay bằng “Quân đội Sài Gòn - Chính quyền Sài Gòn” vừa chưa ráo mực, bọn trùm việt cọng giựt mình ra lịnh cho đám tuyên giáo xúm nhau la làng: đảng ta “đánh cho Mỹ cút - ngụy nhào” chiến thắng dzinh quang, hổng có VNCH gì hết trơn. (Mạc dầu hiện tại chạy tới chạy lui chầu chực Mỹ tìm cách né đòn chệt. Mặc dầu vẫn cứ tỉ tê “Khúc ruột ngoài ngàn dặm” để câu mỗi năm trên 10 tỉ đô).

Trước 1975, chiêu bài đuổi Mỹ giành độc lập, thống nhứt quốc gia còn xu mị được những tên trí thức u mê và bọn hèn nhát phản chiến thiên cọng.

Từ ngày “các bác dzô đây”, cửa nhà không cánh mà bay. Bà mất vì nhớ thương ông ngoại (tù đày “cải tạo”). Mẹ mất vì bạo bệnh. Chỉ còn thân cháu đây. Tuổi 16 thân thể trơ gầy mà cũng đem bán. Đong gạo được mỗi ngày khoảng một tô!

Từ bấy đến nay, 42 năm đã trôi qua
Ai thắng ai
Ai ngay ai gian
Ai giải phóng ai
Ai cướp giựt ai
Ai phản nước hại dân
Ai là Chành nghĩa Quốc gia
Ai Duy vật Tà ác Vô nhơn
Người dân Việt đều rõ biết
Sách có chữ:
“Được đất mà mất lòng người là thua
Mất đất mà được lòng người là thắng”
Ngày nay Chánh nghĩa Quốc gia VNCH
Sáng ngời ngọn cờ vàng khắp năm châu
Trên 70 nước có cộng đồng người Việt
Tỵ nạn việt cong vô thần vô Tổ quồc
Trong nước, bất chấp tù đày
tuổi trẻ ngạo nghễ phô trương
Ngọn cờ vàng truyền thống Dân tộc Việt
Rồi đây, chuyện Chánh nghĩa thắng gian tà
Một lần nữa được dân Việt xác quyết


AI THẮNG AI?

LỜI DẪN: Từ ngày Trung cộng công khai hóa cái “Công hàm bán nước” của bè lũ Hồ – Đồng, dư luận trong nước trải qua một bước ngoặc quyết định. Xác định một lần cho tất cả: Ai bán nước mới là “Ngụy”, mới là “Phản động”. Vậy, Đảng cộng sản VN, gọi khinh thị là Việt cộng hay tệ hơn nữa là “Đảng Cướp Sạch VC” là lũ bán nước cầu vinh ĐÍCH THỊ LÀ NGỤY, LÀ PHẢN ĐỘNG.

Như vậy, từ đây Chánh _ Tà, Ngay – Gian phân biệt rạch ròi.

Riêng phần Quân-Dân-Cán-Chánh VNCH đã từ lâu, dẫu lâm thân vào cảnh tù đày gian khổ, vẫn một dạ sắt son, vững tin vào Đại nghĩa Dân tộc: Gặp lúc vận nước suy vi, lũ cường quyền lẫy lừng áp bức. Nhưng “ Càn khôn hết bỉ rồi lại thái”, vận nước quyết có ngày hưng thịnh.

Gặp lúc thắng thế lẫy lừng, bọn tà quyền VC huênh hoang, khoác lác câu thiệu của tổ sư Cộng sản Đệ Tam Quốc tế của chúng: Giai cấp vô sản là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.

Chúng thường kênh kiệu hỏi kháy những người tù Miền Nam: Ai thắng ai?
Giờ đây, câu trả lời ngày càng sáng tỏ.

Trong chốn lao tù, lòng vẫn đinh ninh:
“Đem Đại nghĩa để thắng Hung tàn, lấy Chí nhân mà thay Cường bạo”

AI THẮNG AI?

BÀI HỌC VIỆT NAM NĂM 1975

Chuyện kể đã lâu giữa vài anh em thân thiết trong trại tù C.S. ngoài núi rừng Việt Bắc. Hồiđó cứ năm, mười bữa, nửa tháng, họ buộc anh em chúng tôi viết kiểm thảo, nhục mạ cả tam, tứ đại nhà mình, lại còn ra rả khoe “Bài học VN lớn lắm”, “Ta thắng Mỹ toàn diện”… Anh em uất lắm mà nghĩ thân tù tội đành cam chịu. Riêng tôi cố tìm lập luận phản bác, vừa “móc lò” họ chơi (dĩ nhiên chỉ thì thầm giữa mấy anh em thân thiết) vừa tự an ủi mình, vừa cổ động anh em đở nản chí.

Trong hoàn cảnh trên, trong tay chỉ có mấy tờ lá cải (mà cũng cũ lắm) thông tin một chiều, toàn tin chiến thắng. Tuy vậy nó cũng được việc, nếu cứtheo đúng câu cửa miệng của đồng bào ta hiện nay “Nói vậy mà không phải vậy” mà suy luận là được.

Vậy thì, ta nói:

1/ “Mỹ thắng Cộng sản toàn diện”

Về phương diện kỹ thuật: Chỉ nói riêng về pháo đài bay B52 thôi cũng thấy rõ “Không lực Mỹ thật sự đưa Bắc Việt trở về thời đồ đá”(nhắc lại câu nói của tướng tham mưu trưởng Không lực Mỹ lúc ấy). Khi VC giải nhóm anh em tôi ra Bắc vào cuối năm 76, nhà máy xi măng Hải Phòng vẫn còn là một đống hỗn độn. Suốt dọc đường giải đi qua các làng mạc (HTX nông nghiệp) kể cả các vùng hẻo lánh tận biên giới ở Lào Cai, nơi nào cũng có một trái bom Mỹ cắt ra làm kẻng báo (cần nhớ là hàng ngàn quả bom mới có một quả lép).
Anh em chúng tôi tự sản xuất cuốc, xẻng, lưỡi cày để dùng, tốt hơn dụng cụ của đồng bào ngoài đó. Nhiều cày cuốc chỉ còn bằng bàn tay vẫnđược tiếp tục xử dụng.

Điều chua chát và đau khổ của VC mà càng ngày họ càng thấm thía là bị thiệt người, hại của như vậy mà không được Mỹ bồi thường cho cắc nào, dù dưới hình thức “viện trợ tái thiết”.

Chỉ cần 1 líp B52 rải thảm thôi, VC đã bị chận đứng trước cửa ngõ An Lộc (Bình Long). Nguyên một Trung đoàn tùng thiết đến trễ, bị xoá sổ kể cả BCH. Nếu có đủ tài liệu còn có thể kể về nhiều loại vũ khí khác.
Về phương diện chiến thuật: Cho đến 1964 thì chiến thuật du kích của VC phá sản, buộc VC phải đưa bộ đội chính quy vào Nam với vỏ bọc”bộ đội giải phóng” (sách báo VC viết về sau nầy). Nhưng bộ đội CS với chiến thuật “biển người”cũng bị quân lực Mỹ đánh bại. 6,000 Thủy quân Lục chiến Mỹ (1) phá vỡ vòng vây của 3 Sư đoàn VC rút lui an toàn khỏi Khe Sanh. Tóm lại 2 mũi nhọn của “chiến tranh nhân dân” đều bị bẻ gẫy.

Tới đây chắc có vị sẽ tức mình mắng rằng: Cái thằng cha nước mất nhà tan, thân bại danh liệt mà còn phét lác. Vậy xin khoan nóng vội, kiên nhẫn đọc tiếp xuống xem sao.

Về phương diện chiến lược: (câu chuyện khởi đầu trong trại tù, càng về sau thời cuộc càng thêm yếu tố nên viết luôn một mạch cho khỏi ngắt quãng).

Đến nay, tôi dám khẳng định:

Cuộc rút lui năm 75 của Hoa Kỳ là cuộc rút lui chiến lược.”
Cuộc di tản của quân dân chính VNCH năm 75 là cuộc di tản phối hợp”.

Đọc 2 câu có vẻ câu đối kể trên chắc có vị phì cười cho tôi, nếu không khùng thì quá lếu láo. Tuy nhiên, nếu sau khi cười xong quý vị ngẫm nghĩ, nhớ lại các sự kiện kể sau, chắc có điều suy nghĩ:

Sau khi ký xong Hiệp định Paris, Kissinger tuyên bố: Chúng ta có khoảng thời gian vừa đủ” (chừng hơn 2 năm) để nghỉ ngơi. (Theo tôi là thời gian chuẩn bị rút bỏ miền Nam).

Khi VC sắp tràn vào Saigon, Quốc hội Mỹ chuẩn y ngân khoản khẩn cấp nhằm di tản khoảng 200,000 người (tất nhiên là quân chính và gia đình) với ngân khoản 150 triệu Mỹ kim.

Cuộc rút lui đã dự liệu trước hơn 2 năm trời mà không gọi là “chiến lược” thì gọi là gì?

Cuộc di tản chẳng những được cho phép mà còn được cấp ngân khoản thực hiện, đâu có thể là vô tổ chức, mà là có phối hợp, mặc dầu cập rập vì chiến sự. Hồi trong tù, một số anh em tiểu đoàn trưởng miền Tây (QK4) vẫn ấm ức về nỗi trong tay còn đủquân số vũ khí mà phải đầu hàng. Có người còn nói văn vẻ: Chúng ta thua trận từ Hoa Thịnh Đốn. Câu nầy vừa đúng, vừa không đúng. Đúng là đúng về phiá VNCH lúc ấy. Còn không đúng nếu đứng về phía Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ lúc ấy, bên trong bị dân chúng phảnđối, bên ngoài thì Anh, Pháp bằng mặt mà chẳng bằng lòng, các nước Bắc Âu chỉ trích. Do đó, họ không thể không rút bỏ miền Nam. Huống chi khi rút bỏ miền Nam, Mỹcòn nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược lâu dài.

Đối nội: Mỹ chứng minh được cho dân chúng hậu quả rút bỏ miền Nam là Mỹ sẽ mất uy tín quốc tế, thiệt hại giao thương (có bài báo đăng: Chính quyền Carter chỉ tính thiệt hại trong mấy năm sau 75 mà lên tới 35 tỷ đô la). Nhân dân Mỹ ngày nay cũng biết rõ VC độc tài tàn bạo, bần cùng hoá nhân dân đến mức nào. Đến nỗi mấy chị cỡ Jane Fonda cũng hết đường múa mép.

Đối ngoại: Mỹ đạt được vị trí “nhứt hô bá ứng” ngày nay là nhờ rút bỏ miền Nam. Không cần biện luận dài dòng, chỉ cần lược qua các sự kiện thì thấy ngày càng rõ chiến lược Mỹ.

Năm 76 Mỹ phủ quyết đơn xin gia nhập LHQ của VC vì lý do không hội đủ điều kiện nhân quyền. Mấy năm sau thì Brezinski chánh thức phát động chiến dịch nhân quyền trên toàn thế giới. Cùng lúc đó Mỹ cài thế sao đó mà năm 79 VC buộc phải tràn vào Campuchia (vì không thể đánh dằng dai mãi ở biên giới VN). Bên nầy, Nga Sô đem Hồng Quân tràn qua Afghanistan. Trong lúc người ta đang hô hào nhân quyền mà 2 anh “cả đỏ”lờ khờ, đem quân xâm lăng ngay 2 nước láng giềng thì có khổ không! Hai vụ nầy đem lại nhiều hậu quả lắm, mà toàn lợi cho Mỹ thôi.

Phía Đông Nam Á, Thái Lan bỗng dưng thấy mình đang ở mặt trận tiền tiêu. Thái Lan mà lại rơi vào tay VC thì thuyết Domino liền được chứng minh. Hoá cho nên ông Ăng Lê rét lắm vì không khéo khối Common Wealth lại phải tự mình đương đầu với CS (Mỹ rút rồi còn đâu!) mà 2 ông Singapore và Mã Lai vừa bé, vừa chỉ biết làm ăn đâu biết đánh giặc. Vậy cho nên bà Thatcher phải ráng chạy qua Thái chõ loa vào VN ca bài nhân quyền vậy. Pháp lúc nầy cũng rét, nên hết chê cái dù nguyên tử Mỹ. Tổng thống D’Estaing cũng chịu khó qua Đông Kinh, nhìn về phiá Tàu, VN kêu gào nhân quyền.

Tóm lại, sau sự kiện 2 nước đầu đàn khối CS xâm lăng 2 nước láng giềng, thì các nước đồng minh với Mỹ hết còn phá bĩnh, mà tự ý xếp hàng sau lưng Hoa Kỳ. Các nước Bắc Âu thôi chỉ trích Mỹ.

Về phương diện kinh tế: Bài học nầy lý thú hơn cả. Nó cho thấy cái “thâm” của người Mỹ. Họ dùng thuật “gậy ông đập lưng ông”hay hơn cả người Á Đông. Hoa Kỳ với tiềm năng kinh tếvào bậc nhất như vậy mà chỉ chịu đựng được có 4-5 năm gánh nặng tiếp vận cho khoảng 500 ngàn quân chiếnđấu ở VN. Từ năm 69 đã bắt đầu rút quân rồi, màđến 73 cũng vẫn bị suy thoái kinh tế.
Kinh nghiệm như vậy nên họ nhử cho Nga và CSVN được đằng chân (Miền Nam) lấn đàng đầu xua quân tràn qua Campuchia và Afghanistan.

Cho dầu lính CS được cho ăn đói mặc ráchđi nữa (tức phần tiếp vận về quân nhu nhẹ nhàng) chi phí về xăng dầu, súng đạn vẫn nặng. Cho nên trong vòng 10 năm, gánh nặng chiến phí cho đoàn quân viễn chinh tại 2 nơi trên, đánh sập tiềm năng kinh tế mỏng manh của Nga Sô là dễ hiểu.

Có thực mới vực được đạo, kinh tế mà vỡ rồi, không bao biện được cho đàn em, tất nhiên khối CS Đông Âu rã bè.

2/ “Năm 75, Quân dân miền Nam bắt đầu chiến thắng VC từ căn bản.”
Bắt chước bài học lịch sử “Quang Trung Tam Tiến Bắc Hà”, thử diễn lại bài học năm 75 “Quân dân Miền Nam tam tiến Bắc Hà” xem sao.

Nhất tiến: Phá tan lời tuyên truyền Miền Nam nghèo đói, nhân dân bị áp bức, trong hàng cán binh VC.

Trước khi xua quân vào Nam, bọn cầm đầu CSBV nhồi nhét cho cán binh ý tưởng Miền Nam bị Mỹ bóc lột, áp bức nên nghèo đói, oán hận. Khi cán binh VC tràn vào Sài Gòn, bất ngờ loá mắt trước sự giàu có của nhân dân thủ đô miền Nam. (Rất nhiều giai thoại về sựngờ nghệch của cán binh VC về các tiện nghi của dân chúng Sài Gòn). Họ trực nhận ra đã bị cấp trên lừa dối trơ trẽn, đến nỗi sau nầy trở về Bắc, coi tù cải tạo, có anh bộ đội người sắc tộc đã nói văn vẻ như thế nầy (tất nhiên là nói lén với vài anh em tù thôi): “Các anh có cái ‘thiên đường’ của mình mà không biết giữ, để đánh mất rồi!”

Nhị tiến: Đánh tan lời phao truyền trong nhân dân miền Bắc về tính hung dữvà thất học của quân chính VNCH.

Trước khi giải hàng trăm ngàn quân chính miền Nam đi đày ngoài Việt Bắc, để tránh việc đồng bào miền Bắc thắc mắc về việc tù đày lũ lượt nhưvậy, bọn công an CS loan truyền là bọn “ngụy” này thất học và hung dữ (chuyên mổ ruột moi gan nhân dân miền Nam) nên khuyên đồng bào tránh xa. Cùng lúc họ phao truyền trong Nam là đồng bào ngoài Bắc oán ghét “bọn Ngụy” đến nỗi có người phẫn uất ném đá vào họ.

Sư thật như vầy: Lúc đầu, đồng bào vì bị dọa dẫm không dám đến gần anh em tù, chỉ đứng xa xa nhìn. Về sau nghe con em của họ cùng ở tù với anh em miền Nam (họ gọi là tù nhân ngoài Bắc là tù hình sự, trên 80% là thanh niên phản kháng không chịu nô dịch trong các HTX nông nghiệp hoặc xí nghiệp nhà nước) thuật lại là các bác các chú miền Nam, học cũng giỏi (ngoại ngữ, báo tường gì các chú cũng làm được) mà làm lụng gì cũng giỏi (trồng trọt tốt, làm mộc làm rèn cũng được) lại thêm hiền lành, sẵn lòng giúp đỡ các em, cháu hình sự. Về sau, chúng tôi “lao động” trong xóm cũng được đồng bào thương mến, tiếc rằng đồng bào ngoài ấy còn nghèo đói hơn “tù cải tạo” nữa, nên không làm thế nào giúp đỡ vật chất được.

Tam tiến: Xác minh và thuyết phục nhân dân miền Bắc về “một Miền Nam Tự Do phồn vinh”.

Khi nghe con em cán binh vào Sài Gòn về thuật lại sự phồn vinh của miền Nam thì đồng bào miền Bắc còn nửa tin, nửa ngờ. Kịp đến khi vợ con tù cải tạo được phép ồ ạt ra Bắc thăm nuôi chồng cha thì sự thật phô trước mắt không còn nghi ngờ gì nữa. Đồng bào ngoài ấy biết rằng chúng ta đã bị cướp mất tài sản rồi. Thế mà những gì còn sót lại được gom góp để đi nuôi chồng cha cũng đủ cho đồng bào miền Bắc loá mắt. Hàng trăm ký quà thuộc loại “cao cấp”, người lớn đeo đồng hồ “một cửa sổ, hai cửa sổ”chẳng nói làm chi, đến trẻ em cũng có và…v.v chưa kể tính chi phí từ trong Nam ra tới trại, trả đủ thứ tiền từ tàu hỏa đến tiền thuê xe trâu không biết là bao nhiêu. Ngoảnh lại cảnh mình, đồng bào đâm ra ngán ngẩm: nghèo đói, xác xơ! Đến nỗi ngay từ năm 79, có lần đội tôi được phái đi quét dọn khu chợ phiên trong xã, có dịp nghe đồng bào than thở hầu như công khai (Tôi điếc mà còn nghe được, tất nhiên bọn công an áp giải phải nghe được): “Đảng và nhà nước làm thế nào mà chỉ một mẹt hàng (lèo tèo 1 nhúm kẹo bột, bánh khảo và thuốc điếu cuốn sẵn) tí tẹo như thế nầy từ sáng đến giờ chưa bán được hào nào.”

Thậm chí có lần đồng bào thách thức ngay cả công an trại tù. Chị công an ỷ mình, chất vấn bà bán hàng tại sao trứng vịt HTX bán 5 hào một quả, ở đây bán tới 1 đồng. Bà hàng: “Đây là chợ phiên…Muốn kiện bất cứ ở đâu, tôi cũng sẵn sàng đi hầu.”

Thật ra hồi ở tù, tôi trộ anh em về “Tam tiến” như vầy:

Nhất tiến: Cán binh VC vào Sài Gòn
Nhị tiến: Tù cải tạo ra Bắc
Tam tiến: Vợ con tù cải tạo ra Bắc

Vừa nghe vậy anh em la tôi “đồ khùng”.Kế nghe tôi diễn nôm đại khái như trên, anh em khen: “Tưởng thằng khùng thiệt, hoá khùng chơi.”

Anh em CSV/QGHC bạn ta,

Tôi mới qua đây, tạm ra mắt anh em bằng bài văn biền ngẫu lỡ như trên. Tuy vậy cũng có chút dụng ý. Khi tôi tặng các bạn (trong đó có tôi dĩ nhiên, vì cũ mới gì cũng đều là di tản) “mỹ tự” “di tản phối hợp” là có ý muốn nhắc nhở anh em mình vềnhiệm vụ “phối hợp” với Hoa Kỳ và Tây phương trước tình hình tan rã của khối CS hiện nay.

Hoa Kỳ và Tây phương đã phối hợp làm tan rã khối CS Đông Âu và hiện nay đang tiếp tục dùng chánh trị ngoại giao và áp lực kinh tế đánh tan đảng CS trong mỗi nước.

Vậy thì nhiệm vụ cấp bách của “bộphận phối hợp” chúng ta hiển nhiên là phải bằng mọi cách tập hợp mọi lực lượng hải ngoại, để cùngđồng bào trong nước đấu tranh, đập tan đảng VC.

Hiện tại điều kiện tất thắng nằm trong tay chúng ta: Thiên thời (tình hình thế giới) đã có. Địa lợi dù tạm thời VC nắm giữ, nhưng lợi bất cập hại, vì chỉ có đói thôi (Hiện nay VC đang kêuđói). Nhơn hoà (Lòng dân cả trong Nam, ngoài Bắc đều bất phục VC). Nay nếu chúng ta không thắng được VC là do không biết “mưu sự” thôi. Vậy các tay tổ OM (Organization Method) cựu QGHC đâu, thử lộ diện xem sao. Hồi còn ở trong nước, tôi trông ngóng ra ngoài mong được tin thành lập “Mặt Trận Thống Nhất Hải Ngoại” quá chừng. Giờ qua đây thấy tình hình rời rạc của các đoàn thể chống Cộng ở đây xem ra nản quá, nên có ý định “chạy làng”. Nhưng đọc bản tin của Hội thấy anh bạn trẻ (Cường ĐS14) nhắc câu “Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách “ đâm ra động lòng, nên viết bài kể trên.

Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.


Nguyễn Nhơn

(1) TRẬN KHE SANH: Là trận đánh lừng lẫy trong Quân sử Việt – Mỹ
Ba Sư đoàn CS Bắc Việt tràn qua Vỉ Tuyến 17 Vùng cận sơn Bến Hải, bao vây một Lữ Đoàn TQLC Mỹ.

Cao vọng của Võ Nguyên Giáp là muốn tái hiện một ĐIỆN BIÊN PHỦ với Mỹ.
Chúng dở lại mửng cũ: ĐÀO ĐỊA ĐẠO luồn sát vị trí TQLC Mỹ.

Lần nầy chúng không dùng đông đảo dân công lộ liểu nhờ có máy đào đất của Nga nhưng vẫn bị phát hiện.

Về sau có dư luận xầm xì là Mỹ thả chuột bị dịch tả vào địa đạo nên 3 SĐ/ CS bị tê liệt nên Quân Mỹ rút lui an toàn.

Có một điều người ta mắc cở, bưng bít mãi về sau mới chịu công khai hóa.
Đó là hành động can trường của một TIỂU ĐOÀN 37 BIỆT ĐỘNG QUÂN VNCH.

Khi bị bao vây, TĐ. nầy chiến đấu anh dũng giữ vững cạnh sườn Lữ đoàn Mỹ.
Khi lui binh BĐQVN can trường đoạn hậu, bảo đảm cuộc lui binh an toàn.

Sài Gòn Tháng Tư Đen với nhiều hình ảnh, thơ, nhạc để kỷ niệm sự kiện lịch sử.

tt

Kỷ niệm ngày mất nước có gì lạ sau 45 năm?
Thưa rằng, chỉ còn lại chút hình ảnh cũ cho ai muốn nhớ và đây đó những bài thơ, tiếng hát.
Trong trang Blog này, mời quý anh chị đọc những bài thơ xướng họa với ah Trần Văn Lương và bạn hữu.
Còn bao nhiêu người tìm được những nơi có mồ chôn gia đình ông bà mình
Kính mời quý anh chị cùng nhớ lại qua những hình ảnh thơ văn ghi lại sự kiện lịch sử này.
Dưới đây là những hình ảnh quý hiếm của nhiều quý anh chị sưu tầm, tác giả những tấm ảnh được ghi dưới hình chụp.
Cám ơn tất cả quý anh chị đã lưu và viết lại trang sử bi thương này.
Caroline Thanh Hương


 Aucune description de photo disponible.

Saigon 30-4-1975. Xe tăng Bắc Việt bị bắn cháy trên đường Võ Tánh Gia Định, khu vực Lăng Cha Cả (nay là Hoàng Văn Thụ) khi lực lượng của họ tiến vào Sài Gòn. Phía xa là tháp chuông nhà thờ Mẫu Tâm trong hẻm trên đường Võ Tánh.
Xe tăng T-54 của Bắc Việt. Đúng ra là Chinese Type 59 Tank, Tàu cộng cóp kiểu xe T-54 của Liên-Xô (Nga).

30 April 1975, Saigon, South Vietnam --- North Vietnamese tank in flames as their forces enter Saigon. Photo by © Jacques Pavlovsky / Sygma / CORBIS / Sygma via Getty Images.


Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần ngày Quốc Hận.

Dạo:

       Hồn về chốn cũ bơ vơ,

Mộ mình ngày trước bây giờ nơi nao?



Cóc cuối tuần:





         

故 里 久 無 親,

喧 譁 異 族 .

魂 詢 黑 夜,

我 孤 墳.

          





Âm Hán Việt:



    Hồi Hương



Cố lý cửu vô thân,

Huyên hoa dị tộc nhân.

Vong hồn tuân hắc dạ,

Hà xứ ngã cô phần.

    Trần Văn Lương





Dịch nghĩa:



         Về quê cũ

Quê cũ từ lâu không (còn) người thân,

(Chỉ có) người khác giống ăn nói ồn ào.

Hồn người chết tra hỏi đêm đen:

Nấm mồ đơn chiếc của ta (giờ) ở đâu?







Phỏng dịch thơ:





     Về Quê Cũ



Cố quận rặt quân Tàu,

Người thân mất đã lâu.

Hồn ma sầu ủ rũ,

Mộ cũ biết tìm đâu?

        Trần Văn Lương

  Cali, ngày Quốc Hận 2020





Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

     Hồn người chết trở về thăm quê cũ thì, buồn

thay, thân nhân đà mất hết, giặc Tàu đã chiếm

sạch giang san, và ngay cả ngôi mộ của mình

cũng cũng bị san bằng chẳng còn dấu vết.
     Hỡi ơi!
 Saigon 21-4-1975. Việt Cộng pháo kích vào trung tâm Saigon ngày 21-4-1975, chết 14 (*), bị thương 40. Góc trên bên trái là tháp chuông nhà thờ Huyện Sĩ. Xóm Mả Lạng. Bên phải là trường Hưng Đạo trên đường Cống Quỳnh - đối diện với Thăng Long là trường Hưng Đạo Đệ Nhất cấp (**), nay là trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh.
(**) "đối diện với Thăng Long là trường Hưng Đạo Đệ Nhất cấp, nay là trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh... " là trường trung học dạy từ lớp 6 đến lớp 12.
(*) Hôm đó tôi đang gác nhân dân tự vệ thì vào khoảng hơn 3 AM tiếng hỏa tiễn 122 ly bay rít qua đầu rất khiếp hãi và nổ khủng khiếp. Xác người cháy đen được khiêng ra lề đường trước rạp Thãng Long. Hơn 45 năm tưởng đã quên.



L’image contient peut-être : ciel et plein air
 VC pháo kích vào trung tâm Saigon ngày 21-4-1975, chết 14, bị thương 40. Hình như phía xa bên trái là rạp chiếu bóng Thăng Long và bên phải là trường Hưng Đạo - đối diện với Thăng Long là trường Hưng Đạo Đệ Nhất cấp, nay là trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh.

L’image contient peut-être : une personne ou plus et plein air The Fall of Saigon in April 1975
April 21, 1975 -- War victims walking through rubble after buildings were hit by a Vietcong missile in Saigon, South Vietnam.



L’image contient peut-être : ciel et plein air

L’image contient peut-être : une personne ou plus, ciel, nuage et plein air 

VC pháo kích vào trung tâm Saigon ngày 21-4-1975, chết 14, bị thương 40. Phía xa giữa hình nhìn thấy tháp nhà thờ Huyện Sĩ.

1975 First Rocket Attacks Bombard Saigon. The first rocket attack hit Saigon at 4:30, striking the town center and setting fire to 150 wooden houses. Fourteen died and over forty people were injured in the attacks. Inhabitants of Saigon wake up to the devastation of war. Photo by © Jacques Pavlovsky / Sygma / CORBIS /Sygma via Getty Images.
L’image contient peut-être : voiture et plein air 
 "Then" photo by Bob Diamond 1968, “Now” photo by Paul Blizard May 2019. My entire collection of Vietnam War "Then and Now" photos are available for viewing at: www.instagram.com/paulblizardinvietnam
--Paul Blizard
Hãy Tiếc Thương Đi !
Thay vì "giải phóng", "chiến thắng", "thống nhất", "hoà bình", " v.v. và v.v." thì hãy biến ngày này thành một ngày cho dân tộc này biết lắng lòng xuống mà "Tiếc Thương" đến những oan hồn đã bỏ mình vì cuộc củi đậu nấu đun hạt đậu này.
Thay vì lên đồng treo cờ giăng biểu ngữ rồi múa hát ăn mừng chiến thắng, lên TV kể lể chiến công, hay chạy ra đường quẫy cờ hò reo nhậu nhẹt thì hãy đến các nghĩa trang mà thắp nén nhang cho những người đã bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc, bỏ mạng vì đạn lạc bom rơi, bỏ mạng vì cướp biển hành hạ thân xác, bỏ mạng vì sóng dập gió nhồi, vì bị thổ phỉ cướp hiếp giết trên đường trốn chạy, hay trong những ngục tù tăm tối vì những cùm, bắn, chém, băm tàn bạo.
Đừng lên TV giảng kinh hoà bình, nói lời hòa giải với hòa hợp dân tộc trong lúc cờ treo đỏ đường và người người quay cuồng hát hò mừng reo chiến thắng. Hãy hòa giải với chính những người trong nước trước đi...! Hãy hòa giải với nông dân mất đất đang lang thang khắp phố phường kêu gào đòi đất, hãy hòa giải với những Lộc Hưng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm, cụ Kình, Đoàn Văn Vươn, Văn Quyết... Hãy hòa giải với những Trần Huỳnh Duy Thức, bác sĩ Hồ Hải, Lê Công Định cùng hàng trăm hàng ngàn người yêu nước khác đang bị đày đọa trong chốn lao tù vì những tội danh bịa đặt gán ghép. Hãy hoà giải với những thầy cô giáo bị ép buộc phải dạy những điều dối trá, hãy hoà giải với các em học sinh đang ngày đêm bị nhồi sọ những điều rác rưởi, những ngư dân nơi mà biển cả bị bức tử, những trí thức bị cơ chế đè đầu, những doanh nhân đang trở thành chùm khế ngọt cho đảng trèo hái mỗi ngày...
Tháng 4 là một tháng đầy những oan hồn cho cả nước Mỹ lẫn xứ Việt, trận đánh khởi đầu cho cuộc cách mạng làm nên nước Mỹ rồi cái ngày tổng thống Washington nhậm chức đều ở tháng 4. Cuộc nội chiến của nước Mỹ cũng xảy ra và kết thúc trong tháng 4 với hơn 600 ngàn chiến sĩ của cả hai phe đã không thể trở về gặp lại bạn bè lẫn người thân khi chiến cuộc tàn. Còn chuyện xứ Việt thì hẳn ai cũng đã biết thiết nghĩ không cần nhắc lại.
Người Mỹ khi vừa bước qua tháng 4 họ có liền một ngày tưởng niệm những người đã ngã xuống bất kể phe nào. Phe thắng không mừng chiến thắng, không múa hát hoan ca kể lể thành tích rồi lên TV kêu gọi hòa giải. Họ hòa giải bằng hành động, bằng cái tâm, không trâng tráo, không đóng kịch, họ hoà giải bằng những chính sách công bằng không thiên vị, những đạo luật bảo đảm mọi người bất kể phe nào cũng được có những cơ hội tiến thân, những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau chứ không phải bằng những thứ quy định hẹp hòi kiểu như " đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất" hay " tổng bí thư phải là người miền Bắc biết lý luận"
Hoà giải không phải là một hành động ban ơn mà kẻ thắng trận giành cho người thua. Hoà giải phải dựa trện sự công bằng và điều quan trọng hơn hết thảy là phải đến từ cái tâm.
Hãy bắt đầu đi, bắt đầu công cuộc hòa giải bằng hành động biết tôn trọng và tiếc thương những ai đã ngã xuống bất kể phe nào, biết thượng tôn pháp luật, biết áp dụng những chính sách một cách không thiên vị với tất cả mọi người chứ đừng tiếp tục bỏ tù chồng con người ta, đào mồ cuốc mả người ta, phá nhà cướp đất bắn giết cha ông người ta rồi lên TV kêu gào bỏ qua quá khứ hướng tới tương lai.
Khi hiện tại không ra gì thì quá khứ là chốn người ta sẽ mãi quay về.

--Thuc Tran
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1937346736398390&set=a.362746550525091&type=3
L’image contient peut-être : arbre, plante, plein air et nature 
 Góp với anh Lương con nhái con:

TRỞ VỀ QUÊ CŨ

Quê cũ không người thân.
Ồn ào toàn ngoại nhân.
Hồn ma hỏi bóng tối:
Ta tìm đâu mộ phần?

Mùi Quý Bồng
(phóng tác)
Ngày quốc hận 30/04/2029

 L’image contient peut-être : plein air et nature

Xin góp bài cùng bằng hữu  và thông báo cùng anh Lương tôi chỉ có thể gửi email cho quý anh chị em dễ dàng bằng cách trực tiếp trả lời thì không bị trở ngại

MỒ MẢ TỔ TIÊN ĐÂU 

Quê cũ thấy mà rầu !
Líu lô độc giặc Tầu !
Hồn ma bóng quế Khóc  : 
Mồ mả tổ tiên đâu ?

LTĐQB
 BIÊN HÒA, VIETNAM "MOURNING SOLDIER" statue at the entrance of the ARVN Biên Hòa National Military Cemetery. The statue was destroyed in 1975 and the property where it stood was sold. A few years ago I made a bicycle trip out to the location. I discovered that a construction equipment company was now on the corner. The cramped yard was full of heavy equipment and junk. I then pinpointed the location of the memorial and discovered that the pedestal was intact. However, only the left side and main pedestal was visible. The right side is on the other side of a brick wall. The pedestal was covered with clutter with junk.
Since that first trip out there, I have been going out to the cemetery about twice a year. This year, I was pleasantly surprised. At the “Mourning Solider” statue location, the junk that was stacked on and around it was removed and cleaned up. Nothing can be done to change the abuse the memorial has endured but someone has respected the remains of the pedestal to remove the junk and clean up the area.
Location: 10°53'21.5"N 106°49'13.0"E

 L’image contient peut-être : une personne ou plus, personnes assises, vélo, moto et plein air

Vội vã vẹm vào vơ vét vô.
Mới 30-4-1975 cán bộ Bắc Việt này đã tiếp thu nào kiếng râm, nào xe Honda. Trong ba lô của hắn không biết còn gì nữa?

Ảnh Hervé Gloaguen / Getty chụp ngang Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Có người hỏi tôi thế nào là Ác?
Theo tôi- thằng ăn trộm chưa phải là ác vì nó chỉ lấy đồ vật.
Thằng ăn cướp cũng chỉ dùng sức mạnh và bóng tối để cướp đồ vài người- chưa coi là quá ác.
Thằng giết người vì tư lợi là ác nhưng đẳng cấp cũng chưa si nhê gì với thằng cộng sản có quyền.
Thằng cộng nô có binh khí và quyền hành trong tay thì 3 thằng kia gộp lại cũng chưa tầm. Nó không những trộm/cướp và giết người mà nó còn giết nhân cách con người của vài thế hệ.



-Facebooker Linh Dinh 



 L’image contient peut-être : arbre, ciel, plante, plein air et nature
Lương Này với Lương KIA
QUÊ MÌNH PHẢI KHÔNG?
Quê mình phải không ta?!
Giọng lạ hoắc vậy cà!??
Mồ Tổ Tĩên đâu há!?
Hồn ma kiếm chẳng ra!!

Tha Nhân
L’image contient peut-être : une personne ou plus, moto et plein air 
 Miền nam Việt Nam, sau tháng tư 1975

Miền nam Việt Nam sau hơn 20 năm chiến tranh đã được "giải" và "phóng" mấy thứ nầy... - Photo: Nguyen Dat, Philippe Buffon và Internet.
 L’image contient peut-être : 1 personne, assis, moto et plein air
L’image contient peut-être : 2 personnes, moto et plein air 

Nguyễn Đức Phúc Đi ăn cướp chứ "giải phóng" cái đếch gì. Sau ngày cướp được Miền Nam bao nhiêu hàng hoá đưa hết ra Bắc. Các nhà máy, xí nghiệp công ty của tư nhân thì chiếm dụng quốc hữu hoá. Bắt đi "học tập cải tạo" bắt đi lên vùng kinh tế mới để chiếm hết nhà cửa đất đai của dân Miền Nam. Chưa kể các chiến dịch X1, X2, X3 đánh tư bản mại bản, đổi tiền từ 1975 đến 1978 chả khác gì ăn cướp. Cái lũ đem kinh tế tập trung rừng rú áp dụng cho miền nam từ 1975 đến 1986 thất bại hoàn toàn.

Nghiêm Hữu Hùng và câu chuyện kể lại về một người đã ra đi, thiếu tá Lê Anh Tuấn.

Có nhiều câu chuyện bây giờ mới kể hay đã kể rồi, mời quý anh chị cùng đọc lại.
Cám ơn anh Nguyễn Ngọc Phúc, có lẽ cũng là một cựu Chu Văn An, Sài Gòn đã sưu tầm và gửi đến groupe của chúng tôi.
Miền Nam Việt Nam có được hai mươi năm tự do hạnh phúc là do những người anh hùng như thiếu tá đã giữ nước Việt Nam cho đến ngày vận nước đổi thay.
Cám ơn những người đã sống và chết cho đất nước này.
Caroline Thanh Hương

 ĐỂ TƯỞNG NHỚ HẢI QUÂN THIẾU TÁ LÊ ANH TUẤN. MỘT NGƯỜI BẠN CHU VĂN ...
Các bạn thân mến,

Được phép của bạn tôi, anh Nghiêm Hữu Hùng và là tác giả của bài viết, xin được chuyển đến các bạn câu chuyện về thiếu tá HQ Lê Anh Tuấn, một cựu học sinh CVA, một chiến hữu và một người hùng nhân ngày 30/4 đen trở về.

Viết về lịch sử của đất nước đôi khi ở ngoài tầm tay của chúng ta nhưng viết về những ngày tháng lịch sử của bạn mình để tưởng nhớ, để thương nhớ và để ghi nhớ thì thật là một điều rất nên trân quý và đáng làm.

Nhưng ngày tháng đó đã làm nên một phần lịch sử của đất nước, không cần phải viết ra bởi các sử gia mà chính bởi những người, là chứng nhân của cuộc đời, của bạn bè và và của quê hương.

Xin mời các bạn đọc bài viết để biết thêm câu chuyện đã được kể lại như thế nào khiến tác giả, anh Nghiêm Hữu Hùng đã ghi lại một dòng cảm nghĩ của mình về thiếu tá HQ Lê Anh Tuấn như sau:

Chân thành, giản dị, có óc khôi hài sâu sắc, hết mình với nhiệm vụ, bạn bè, đồng đội.


Ngủ ngon nhé, Anh Tuấn!

Chúng tôi vẫn còn nhớ đến anh



Cám ơn bạn Hùng.

Nguyễn Ngọc Phúc.

Thiếu Tá Lê Anh Tuấn
ĐỂ TƯỞNG NHỚ MỘT NGƯỜI BẠN CVA,
MỘT CHIẾN HỮU & MỘT NGƯỜI HÙNG

Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (1943-1975). Cựu học sinh Chu văn An, chức vụ sau cùng là Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 43 Ngăn Chận tại Tuyên Nhơn. 

Ngày 30/4/75, sau khi nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng, Thiếu Tá Lê Anh Tuấn đã chở đồng bào tị nạn Cộng Sản tới nơi an toàn rồi trong đêm hôm đó, anh đã dùng súng Colt bắn vào đầu tự sát

Năm 1997, gia đình và bè bạn đã về Việt Nam tìm thi hài Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, được dân chúng chôn cất và săn sóc tử tế, đào lên thì thấy hài cốt nguyên vẹn cùng với thẻ căn cước quân nhân, thẻ bài, chứng chỉ tại ngũ và thẻ sinh viên năm thứ 4 Luật Khoa, tất cả được bọc cẩn thận trong bao plastic. Hiện tro cốt được mang về Mỹ, đặt tại chuà Giác Minh, San Jose, California

Bà cụ thân mẫu Thiếu Tá Tuấn năm nay vừa đúng 99 tuổi vẫn hàng đêm cầu nguyện cho người con trai ra đi khi chưa có gia đình.



Phần 1: Tình Bạn, Tình Chiến Hữu

Các Bạn,

Hôm nay ngồi trên máy bay lâu quá, nên tôi chợt nhớ ra một món nợ đối với các bạn là phải viết về Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, cựu học sinh Chu Văn An, một người đàn anh khả kính và khả ái, cũng là người bạn quân ngũ, đã từng cứu mạng tôi mấy lần.

Trước khi vào truyện, để các bạn có một ý niệm khái quát về Lê Anh Tuấn, xin đọc những vần thơ dưới đây cuả một nhà thơ Quân Đội:

"Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
Đi Hành Quân mà ... rượu đế cũng đeo theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo,
Xem chiến cuộc là Tai Trời, ách nước
Ta bắn trúng ngươi, chỉ vì ngươi bạc phước
Là số phần cuả ngươi đó, ngươi ơi "


Theo ý tôi, đây có thể là những vần thơ mô tả rõ nét nhất con người Lê Anh Tuấn.

Trong chiến tranh Việt Nam, có ba tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, vì lý do địa dư, nằm ngay trên đường tiếp tế cuả Việt cộng, từ mật khu Mỏ Vẹt xuống, qua những kinh rạch chằng chịt đổ ra 2 con sông Vàm cỏ, do đó "Tam Kiến" (Kiến Hoà, Kiến Phong và Kiến Tường) là những địa danh chiến sự luôn luôn bùng nổ dữ dội nhất.

Kiến Hoà nằm trong phạm vi hoạt động cuả Sư Đoàn 7, tôi thuộc Sư Đoàn 9, nên xuôi ngược hai tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường không biết bao nhiêu lần. Những địa danh như "Bót" 23, Mỹ An, Mộc Hóa, Hậu Mỹ, Tuyên Bình và Tuyên Nhơn vẫn mãi mãi nằm trong ký ức của tôi.

Thời gian đã hơn 30 năm trôi qua là quá ... dài đối với mạng sống và trí nhớ cuả một quân nhân, nhưng chưa đủ dài đối với các nhân vật trong truyện, cho nên, dù những đoạn viết này phản ảnh hoàn toàn sự thật, nhưng sự thật nhiều khi rất .... "sống sượng", nên đã được "Tiểu Thuyết hóa" đi một chút.
Tôi sẽ không phổ biến rộng rãi truyện này. Những ai tình cờ đọc được, nếu có "động lòng" thì xin vui lòng xem đây là "Tiểu Thuyết".
Tôi chỉ viết ra để vinh danh một người bạn, một người anh hùng, dám hy sinh mạng sống cuả mình để bảo tồn danh dự.. Vì thế tôi sẽ không trả lời bất cứ thắc mắc nào, nếu có, cuả qúy vị đâu.

Những dòng chữ dưới đây ghi lại những kỷ niệm cuả một thời quá khứ, nên chắc cũng chẳng hay ho gì. Các bạn cứ việc phê bình, góp ý sửa đổi hoặc vứt đi cũng được, chẳng có gì phiền hà.

***

Tôi gập Thiếu Tá Tuấn lần đầu tiên là vào mùa mưa năm 1973 tại Tuyên Nhơn. Sở dĩ tôi nhớ rất rõ là vì ở vùng này, sau những cơn mưa đầu muà, người lính trận rất khó di chuyển, mỗi bước đi mang theo cả tảng đất phèn, to gấp ba đôi giầy ... đó là chưa kể nước phèn luôn luôn ... hành hạ đôi bàn chân.

Vưà nhảy xuống khỏi trực thăng, tôi thấy một Sĩ Quan trong bộ áo bà ba mầu đen, loại "thường phục" mà các Sĩ Quan hay mặc mỗi khi không đi hành quân, đứng đón sẵn ở dưới chân máy bay, với một cây gậy tre dùng để chống mỗi khi di chuyển trên đất bùn, với khuôn mặt sáng suả và nụ cười cuả trẻ thơ.

Trưóc mắt tôi là một thanh niên có nước da ngăm ngăm, vẻ mặt mỏi mệt nhưng ánh mắt sáng rực trong đôi kính cận thị, trông rất trí thức. Tôi mở lời chào xã giao:
"Thiếu Tá trông đẹp trai và Thư sinh quá!"
Câu trả lời cuả anh Tuấn kèm theo một nụ cười hiền hậu nhưng rất tươi:
"Ông Bác sĩ là dân Chu Văn An phải không?"
"Sao Thiếu Tá biết?"
"Ối ... giời ơi, cứ nghe cái giọng Bắc Kỳ và kiểu cách cuả ông là biết ngay chứ thế nào nữa"
"Thế Thiếu Tá đứng đây đón tôi đấy à ?"

"Tôi có đón ông đâu, tôi đứng đón ... gói bún gửi mua từ Cao Lãnh ! Lát nữa sang tôi nhé. Ông may lắm, ông Trung sĩ Nghĩa cuả tôi đánh tiết canh và nấu bún sáo vịt ... hết xảy.
Anh trao cho tôi cây gậy tre và nói:
"Ông dùng cái này, mùa này đường rất trơn, coi chừng té, tôi quen rồi"

Mấy năm lặn lội trên đường hành quân cho tôi một bài học kinh nghiệm là nếu đã nhận ra nhau là ... dân Chu Văn An thì chẳng còn khoảng cách nào về Binh chủng, cấp bậc hay đơn vị gì nữa, nên từ đoạn này trở xuống, tôi chỉ xin viết là Anh Tuấn cho thân mật, vì kể từ sau buổi gập gỡ đó, chúng tôi chỉ xưng hô với nhau bằng Anh-Tôi, Ông-Tôi có khi là Cụ với Tôi hoặc Toa-Moa , tùy theo từng hoàn cảnh.

Tháng 6 /1973, Mặt Trận Tuyên Nhơn khá nặng. Cứ nhìn hàng rào kẽm gai phòng thủ dầy đặc và ban đêm, pháo binh thường chiã thẳng nòng súng sang bên kia sông để có thể bắn trực xạ, sẳn sàng đối phó với chiến thuật biển người cuả Việt Cộng là biết ngay.

Anh Tuấn nói với Ông Trung Đoàn Trưởng cuả tôi:
"Đại Tá, Ông này là một bạn học cũ cuả tôi, xin để ông ấy sang ở chỗ chúng tôi để nói chuyện chơi, cả chục năm không gặp"

Rồi anh ghé tai tôi:
"Ông chẳng biết gì về quân sự, sang tôi cho ... chắc ăn, lỡ chúng nó có "tapis" còn biết đường mà chạy!"

Lần gặp gỡ đầu tiên cuả hai cựu hoc sinh Chu Văn An giản dị và ... dễ dàng như thế!
Giản dị như ... con người Lê Anh Tuấn và dễ dàng ... còn hơn đi tìm những thứ lỉnh kỉnh như: bún, măng khô, húng quế và đậu phộng ... để nấu một món ăn thuần tuý Bắc Kỳ.

Là một người lính, tôi cũng không khỏi có chút "dị đoan"
"Anh Tuấn ơi, tôi nghe nói ở ngoài mặt trận, rất ... kỵ ăn thịt vịt, anh không tin à?"
Thiếu Tá Tuấn trả lời rất tự nhiên:
"Ồ, may thì đạn nó tránh mình chứ mình có tránh được đạn đâu mà phải lo ! Cụ nói thế không sợ mấy ông chủ lò bún họ kiện cho à?"
Cái tính ... vui vẻ, tàng tàng rất Chu Văn An cuả Anh Tuấn khiến chúng tôi trở thành bạn thân rất nhanh, làm tôi quên hẳn chuyện ăn thịt vịt ... hên hay sui.

Sở dĩ tôi phải viết lan man vài chuyện "bên lề" xẩy ra trước đó để các bạn thấy được phần nào cá tính cuả Lê Anh Tuấn.

Bạch Hạc và Phụng Nghi

Chuyện này xảy ra trước khi tôi gập Lê Anh Tuấn khoảng sáu tháng.

Hôm đó là ngày 30 Tết Âm Lịch, 1973. Ngày đầu tiên thi hành Hiệp Định Paris. Trung đoàn tôi vừa đổ quân xuống Mỹ An, Đồng Tháp Mười đêm hôm trước thì sáng mồng Một Tết, nhận được lệnh:

"Gửi Bác sĩ ra Bộ Chỉ Huy Tiền Phương gấp"

Ông Trung Đoàn Trưỏng cuả tôi lúc đó đang chờ Sự Vụ Lệnh bổ nhiệm đi làm Tỉnh Trưởng nên đối xử khá "tế nhị" với cấp trên, mặc dù mặt trận đang bùng nổ lớn, tôi được trực thăng Hồng Thập Tự bốc ngay ra Bộ Chỉ Huy Tiền Phương lúc đó đang đóng ở Cao Lãnh, một nơi rất an toàn cuả Biệt khu.

Cả hai ông Tư Lệnh Biệt khu và Tư Lệnh Phó Sư Đoàn đều đang ở đó.
Hai ông này đều rất ... oai, vì nghe đâu có họ hàng với Tổng Thống.

Đón tôi là ông Tư Lệnh Phó, rất vui vẻ và cởi mở, ghé vào tai tôi:
"Ê, Toa giúp Moa "Lên...Gà" một chút được không?"


Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ở sát bên Bệnh Viện Tiểu Khu, nên thiếu gì Bác Sĩ lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm và giỏi hơn tôi, nhưng lý do hai vị này cho gọi tôi có lẽ là vì không muốn người khác biết, nhưng quan trọng hơn là vì tôi có hai bài thuốc ... gia truyền rất công hiệu:
Một là "Thuận Khí" và Hai là "Cường Dương Đại Bổ" của Vua ...Minh Mạng!

"Night Seven, Day Three, In, Out ... No Count !"

Lúc đó vì chưa có Viagra nên nhờ sở hữu hai Bài thuốc này mà tôi rất có ... "uy tín". Dĩ nhiên là một quân nhân, tôi luôn luôn phải theo yêu cầu của cấp trên.

Sau đó, tôi được dẫn vào ... "Hậu Viên" để gập hai cô ... trông còn rất trẻ và rất quen mặt, dường như tôi đã gập nhiều lần mà không nhớ ở đâu. Cả hai nàng đều trang điểm son phấn rất kỹ nhưng trông vẫn không ... được đẹp lắm vì cả hai đều đang ... "nhăn nhó".

Tôi đang cố suy nghĩ xem là ai, thì một cô nói:
"Bác sĩ không biết em là ai à ? Em là Bạch Hạc, còn kia là con nhỏ Phụng Nghi"


Đến lúc đó, tôi mới nhận ra là mình hân hạnh được gập hai "Cải Lương Chi Bảo" cùng một lúc!

"Thế hai cô cần tôi có việc gì ?"
"Em đang bị ... kẹt, còn con Phụng Nghi thì đang ... tiêu chảy"

Chữa bệnh như cứu hoả! Tôi tức tốc sử dụng xe Jeep cuả Bộ Tư Lệnh phóng ngay ra tiệm Thuốc Bắc để cắt toa thuốc ... Vua Minh Mạng, rồi sang Bệnh Viện Tiểu Khu lấy thuốc và nước biển cho Phụng Nghi..

Còn cái vụ ... "kẹt" cuả Bạch Hạc thì thú thật, tôi cũng chẳng biết chữa ra sao ! mà cũng chẳng muốn khám nữa.

Điều đặc biệt là vào thời điểm đó, ngoại trừ ở ngoài mặt trận thì không kể, chứ nếu ở Hậu cứ, mỗi khi muốn dùng một chai nước biển, phải ký cả chục thứ giấy tờ, thế mà khi tôi sang đến Bệnh Viện Tiểu Khu thì kho Y dược đã được mở sẵn, muốn lấy gì thì lấy.

Ai dám bảo là đàn bà ... bị các ông lấn quyền ?

Suốt cả đêm đó, tôi ngồi chơi Mạt Chược với hai ông Tư Lệnh ! Bạch Hạc thì đánh Tứ sắc với các bà ... "tai to mặt lớn" trong Tỉnh, 50 đồng một "lệnh". Bạn nào biết đánh Tứ sắc thì chắc phải biết ... ăn thua lớn cở nào. 

Riêng tôi thì cứ phải chạy ra , chạy vào để coi chừng chai nước biển cuả Phụng Nghi, và xem cô nàng ... "cầm" chưa

Mạt chược là thứ mà tôi bắt đầu chơi từ lúc 10tuổi nên rất ít khi thua. Nhưng hôm đó lại thua và ... thua đậm ! Chẳng hiểu lỗi tại Bạch Hạc hay Phụng Nghi?

Sau hai hôm thì bệnh tình cuả hai "Cải Lương Chi Bảo" đã hết hẳn và toa thuốc ... Vua Minh Mạng chắc đã có hiệu lực, nên tôi bèn chào từ giã hai cô để trở về đơn vị tác chiến bằng Trực thăng riêng !

Trước khi ra cửa, Bạch Hạc còn khen tôi:
"Ông Bác sĩ còn trẻ và ... đẹp trai quá ... "chời!"
Rồi cô dúi vào tay tôi 30 ngàn và 2 tấm vé xem Cải Lương đặc biệt, có con dấu mầu đỏ, cuả 2 đoàn Cải Lương nổi tiếng nhất Saigon thời đó, muốn vào coi lúc nào cũng được.

Cô ta còn dặn thêm:
"Sau này, Bác sĩ gập bất cứ chuyện gì ... kẹt, thì cứ kêu em"

Tôi đang ngần ngại chưa chịu nhận thì cô nói thêm:
"Bác sĩ đừng lo, con Phụng Nghi này nó kiếm mỗi tuần nửa triệu. Ông mà chịu đi coi Cải Lương, nó sẽ ... làm mai cho ông cả đám ... ĐÀO trẻ đẹp"

"Why not?" Tôi bèn cầm gói quà về, nhưng vì tự ái của tuổi trẻ, còn cố chống chế thêm:
"Tôi nhận món qùa này chỉ vì cô là người ... đầu tiên khen tôi ... đẹp "chai"

Ba chục ngàn lúc đó là gần bằng một tháng lương cuả tôi, nhưng cũng chẳng có gì là lớn, chỉ một hai lần đãi bạn bè đi nhậu là hết ... rồi về đơn vị ăn cơm "nhà bàn" tiếp.

Nhưng 2 cái vé Cải Lương thì lại là một ..."thiên tình sử "

Số là lúc đó, tôi có quen một cô nữ sinh Gia Long, gia đình thuộc loại:
"Thâm nghiêm kín cổng, cao tường
Cạn giòng lá thắm, dứt đường chim xanh"

"Cuộc tình ... lên cao vút"! Nhưng chỉ khổ một nỗi là bà mẹ Nam Kỳ cuả cô ta lại có máu ... kỳ thị !!!,"Những ánh mắt ... HỏaChâu" cuả bà luôn luôn nhìn dân Bắc Kỳ, nhất là Bắc Kỳ Chu Văn An, là những người thuộc thành phần "Tiết Hạnh Khả...Nghi !"

Nhưng may quá, bà lại có máu ... mê Cải Lương, nay thấy tôi đưa hai tay kính cẩn dâng 2 tấm vé Cải Lương ... "free" cuả hai Đại Đoàn Dạ Lý Hương và Hương Mùa Thu, thì rất là hài lòng với thằng con trai Bắc Kỳ ... biết điều, và ánh mắt có dịu đi một chút !

Tuy nhiên, vì tính cẩn thận cuả một bà ... Hiền Mẫu, mỗi lần đi coi Cải Lương bà lại bắt cả cô con gái cưng và tôi ... đi theo !

Chưa bao giờ trong đời tôi lại ... túng tiền đến thế, vì mỗi lần tháp tùng lại phải mua 2 vé hạng nhất, để bà hiền mẫu này kiểm soát ... song phương !

Bà còn cẩn thận ngồi chính giữa, để hai ... đứa nhỏ ngồi hai bên, thành ra khoảng cách của một cái ghế chưa tới một mét thấy còn xa hơn cả ... Vạn Lý Trường Thành ! 

Trong bóng tối cuả rạp Cải Lương, "Ngưu Lang - Chức nữ " chỉ được"lặng lẽ nhìn nhau...không nói một câu"

Sau mấy tháng nhịn ăn để coi hát như thế, "credit" cuả tôi được nâng cao đôi chút ... biểu lộ bằng cách cho cô nàng ... ngồi giữa, tôi một bên, bà mẹ một bên.
Nhưng đến lúc đó mới thật là ....khổ, vì đến lượt cô nàng mê Cảỉ Lương !

Cứ mỗi lần tôi đưa tay định nắm thì chỉ thấy cô ta cầm khăn tay .... ướt đẫm, lau nước mắt !

May mắn nhất trong đời tôi nhờ là học sinh Chu Văn An, chứ không đã ghi tên theo học Vọng Cổ ... để trở thành mầm non , chuẩn bị thay thế Hùng Cường và Thành Được ! Nhưng cũng có thể vì thế mà nền Cải Lương Việt Nam lại mất đi một nhân tài !

Mối tình tuyệt đẹp kết thúc:

"Thôi là hết ... em đi đường em" chỉ vì 2 vé hát Cải Lương.

Cá tính của một người CVA

Đóng chung căn cứ Tuyên Nhơn với Anh Tuấn, tôi thường ăn chung và kéo thêm một giường ngủ ở chung phòng. Khi tôi kể câu chuyện .... bi hài này cho anh nghe, chỉ thấy anh nhăn mặt:

"Các "cha nội" mà cứ làm như thế thì ... hỏng rồi ! Quân Đội đâu được quyền lạm dụng như thế. Lần sau mà có chuyện tương tự như vậy xảy ra, ông cứ cho tôi biết"

Lời nói vẫn rất nhẹ nhàng, nhưng đó là cách biểu lộ sự bất bình lớn nhất cuả anh Tuấn.

Lúc đó và mãi đến về sau này, tôi cũng không hề biết anh có một ông anh ruột là ... Trung Tướng, vì chẳng bao giờ thấy anh đề cập tới, nhưng kể từ khi chúng tôi trở thành bạn thân thiết thì tôi có cảm giác là các cấp chỉ huy có vẻ ... nể vì tôi hơn một chút.

Tôi bắt đầu "khoái" anh Tuấn và Hải Quân từ ngày đó. Binh chủng này thật lạ. Đến giờ ăn cơm là các ông phục vụ dọn bàn, khăn ăn, muỗng, đũa rất ngay hàng thẳng lối. Các Sĩ Quan phải chờ vị Sĩ Quan cao cấp nhất theo thứ tự ngồi xuống rồi mới trịnh trọng bưng mâm cơm lên, gồm vài ... quả cà với một hũ mắm tôm !!! dăm bẩy con cá khô nướng và vài lát thịt hộp, trông cứ lịch sự như ... Tây

Quanh năm suốt tháng ăn uống ..."thịnh soạn" cỡ này, tôi biết chắc chắn là không hề có tham nhũng ở Giang Đoàn 43 cuả Thiếu Tá Tuấn.

Một lần sau bữa cơm tối, anh Tuấn cho đem ra một chai Johnny Walker mà anh nói là quà tặng từ thời Cố vấn Mỹ, mời tôi uống.
Uống rượu với ông này chán lắm! vì ông ấy cứ tợp vài hớp là lại chạy ra, chạy vào kiểm soát thứ nọ, thứ kia và rượu Whisky mà lại đi pha với nước ... xá xị con Cọp thì chẳng còn mùi vị gì cả.
Nhưng đây chính là sự khác biệt giữa anh Tuấn và tôi. Tôi uống rượu để ngủ, còn ông ấy uống rượu để ... thức ! Nước xá xị mầu nâu đậm nên có rót rượu ít đi một chút thì cũng không ai biết, nhưng lại làm cho "đối thủ" rất dễ say. Chẳng phải anh Tuấn muốn ăn gian, nhưng vui bạn bè mà vẫn phải lo nhiệm vụ. Tuy nhiên anh ấy vẫn được tặng biệt danh 'Ông Cọp', mặc dù hiền khô.

Trong lúc ngà ngà say, anh có tâm sự với tôi là sau khi tốt nghiệp Trung học, anh cũng có ý định học Y khoa, nhưng vì thời cuộc, thấy trách nhiệm cuả thanh niên thời chiến quan trọng hơn nên đã quyết định gia nhập Hải Quân, vì thế anh rất thích nghe tôi kể những chuyện liên quan tới ngành Y khoa. Khi nghe tôi kể chuyện về Bạch Hạc và Phụng Nghi, anh nói với tôi, nửa đùa, nửa thật:
"Lần sau mà có vị nào đòi hỏi như thế nữa, ông nhớ "bàn giao" cho tôi. Tôi sẽ thay ông chữa bệnh cho hai ... Bà Nội này, bảo đảm không ai dám kêu ông nữa đâu"

"Còn về mối tình ... Cải Lương cuả ông, thoát được cô ta thì nên lắm. Đời lính sống nay chết mai, vướng bận làm gì, nếu sống sót, vài chục năm nữa, có gập lại cô ta, ông sẽ thấy ông may mắn lắm đấy"


Vả lại "Thương Nữ bất tri Vong Quốc hận", các cụ nói chớ có sai đâu !

Anh Tuấn còn nói thêm

"Gia đình tôi cũng thế, bà mẹ tôi mà biết con trai theo nghề ... Cải Lương thì dù có mang ... vài chục đứa cháu nội về "Từ Thứ...quy Tào" chắc cũng chẳng ăn thua gì"

Tình cờ năm ngoái tôi gập lại "người tình .... Gia Long" cuả năm xưa, bây giờ đã "em tay bế, tay bồng" mà vẫn hát Cải Lương, trông chán lắm!

Đây là lần thứ nhất anh Tuấn ... "cứu mạng" tôi, vì nếu không có lời khuyên này chắc các con tôi bây giờ cũng ... ca Vọng Cổ rất mùi.

"Chỉ có mỗi một điều đáng tiếc là nếu ông trở thành kép Cải Lương, biết đâu sau này khi cuộc chiến tàn, tôi sẽ giúp ông "kéo ... màn"! Nhưng nói đùa thế thôi chứ anh em mình là lính tráng, hơi đâu mà nghĩ quá xa: "Cổ lai chinh chiến ... kỷ nhân hồi" phải không cụ? Tôi ước vọng khi hoà bình trở lại sẽ đi dạy học, chứ làm kép "kéo màn" thì còn gì là ... gia phong Chu Văn An !

Đây là lần đầu tiên tôi thấy tuy là nói đùa mà trong ánh mắt anh thoáng một chút suy tư.

Nhưng cũng chẳng biết tai sao mà sau bữa tiệc rượu đó mà tôi lại mang biệt danh được "mã hóa" mỗi khi liên lạc qua máy truyền tin PC 25 là ... "Ông Xếp Bông Gòn ... Bạch Tuyết", hoặc có khi thân mật hơn, mỗi khi anh Tuấn nhờ lính mời tôi sang chơi:
"Mày sang Ông Trùm ... Băng Vệ Sinh" , mời ông ấy sang đây uống bia"

Tôi thích "biệt danh" này vô cùng ! Ông CVA Lê Anh Tuấn đã tặng cho tôi một biệt danh vừa "trinh bạch", vừa ... "hợp vệ sinh" lại có chỗ đứng "khiêm tốn" nhất trong lòng quần .... chúng phụ nữ.

Câu chuyện vui đùa giữa hai người bạn cứ kéo dài như thế cho đến khi tôi say hẳn, trước khi đi vào giấc ngủ, tôi còn nhớ mang máng anh Tuấn có kêu Trung sĩ Nghĩa, một ông Trung sĩ già Bắc Kỳ Công Giáo "ri...cư ", một con người chất phác, hết sức trung thành và có tinh thần chống Cộng quyết liệt !
"Ông Nghiã ơi, sáng mai ông sang Chợ Quận mua cho tôi một gói Băng Vệ Sinh Bạch Tuyết và 2 cái nút chai nhé !.. để tôi tặng ông Bác sĩ, chỉ cho ông ấy cách chữa bệnh"

Chợ Quận có một depot pharmacie, cô chủ là người "Sè...ghềnh", còn rất trẻ và dĩ nhiên nhan sắc vượt trội so với người dân ...nông thôn. Cô có tình cảm "thắm thiết" với Thiếu Tá Tuấn, đến nỗi không chịu về Sài gòn nữa..
Tuy nhiên "Love story" này thuộc về đoạn sau.

Sáng hôm sau, nhân có chuyến bay, tôi được phép về thăm gia đình vài ngày và vì vội vã, cũng không để ý là có "gói quà" đặc biêt này cuả anh Tuấn mà ông Trung sĩ Nghiã, một con người thật thà ... "như đếm", theo lệnh cấp chỉ huy đã tống vào trong ba-lô.

Về đến nhà, vừa trút quần áo là tôi chạy ngay vào buồng tắm, tẩy bớt đất bùn cuả vùng hành quân ! Khi tắm xong, định thay quần áo mới đi bát phố thì thấy bà mẹ và bà chị tôi đang xầm xì thảo luận với vẻ rất nghiêm trọng:

"Mẹ mừng nhé ! Thế là bà sắp có cháu nội rồi đấy. Em ơi, khi nào em định đem cô "Hoa khôi Miệt Vườn" về ra mắt mẹ và chị đây ?"


Bà mẹ tôi thì tỏ ra rất ... phân vân:

"Cô nói sao ấy, chứ "nó" còn đeo ... Bông gòn Bạch Tuyết thì làm sao tôi đã có cháu nội được? Nhưng tôi không biết nó dùng hai ... cái nút chai để lam gì nhỉ ?"

Hóa ra bà mẹ tôi hay có thói quen "kiểm soát" ba-lô cuả con mỗi khi về phép, và đã khám phá ra trong đó có ... một hộp Băng Vệ sinh và ... hai cái nút chai ! do ông Trung sĩ Nghiã để vào, nhất định cho là qùa tặng cuả Thiếu Tá Tuấn.

"Oan ơi Ông Đia" hồi đó chính tôi cũng không biết là bên Mỹ họ dùng "tampon", chắc ông Tuấn này đã từng đi du học Mỹ, nên ... chơi trác tôi, vì giải thích thế nào bà mẹ tôi cũng không tin, nhất định chuẩn bi mọi thứ cần thiết để nghênh đón đứa cháu nội ... Nam Kỳ.

Hóa ra, nếu không biết đùa nghịch thì không phải là học sinh CVA !

Lê Anh Tuấn, một vị chỉ huy rất tư cách

Từ đoạn này trở đi thì tôi ... không còn là một thanh niên dưới 30 tuổi nữa, mà sẽ viết theo cái nhìn khách quan ở thời điểm của 34 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt.

Ngày 30 tháng 4 vừa qua, do một sự gặp gỡ tình cờ với một nhóm bạn Hải Quân hiện đang sinh sống ở San Jose, nhắc đến những chuyện trong thời chiến, tất cả các anh em Hải Quân đều ngậm ngùi khi nói đến Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, một cựu học sinh CVA và còn là một huyền thọai của QLVNCH ! Các bạn đều lấy làm tiếc là:

"Lịch Sử sẽ không công bằng khi bỏ quên Lê Anh Tuấn"

Tuy nhiên nhiều bạn không biết là chính tôi lại là người có cơ hội gập gỡ anh Tuấn và ít nhất là cơ duyên này đã cứu mạng tôi đến ba lần

Những giòng chữ đầu tiên, tôi chỉ có thể nói là:

Trong cuộc sống, có những người bạn mà chỉ cần gập một lần, mình vẫn có thể nhớ mãi. Lê Anh Tuấn là một người như thế :

Chân thành, giản dị, có óc khôi hài sâu sắc, hết mình với nhiệm vụ, bạn bè, đồng đội. 

Nhưng trên tất cả đây là một quân nhân có tiết tháo, chẳng thà hy sinh tính mạng chứ không thể hy sinh danh dự. Những con người như thế  không nhiều lắm trong Lịch sử Việt nam.

Khi nghe tin anh đã tự sát chứ nhất định không đầu hàng Việt Cộng, tôi rất buồn, nhưng lại cảm thấy rất hãnh diện vì đã được quen biết anh.

Trước hết, xin nói qua về lối sống của anh. Lê Anh Tuấn là một con người sống hết mình, luôn luôn đặt trách nhiệm lên trên tất cả, suốt ngày  lo lắng công việc, kiểm soát chỗ này chỗ kia, để bảo đảm an toàn cho lính và dân chúng sống ở vùng trách nhiệm của Giang Đoàn 43, nhưng ban đêm, tôi lại thường thấy anh thức rất khuya để đọc sách.

Phòng ngủ cuả anh tuy ngăn nắp nhưng rất chật hẹp vì chứa đầy sách. Tôi để ý nhiều nhất là sách về Thế Chiến Thứ Hai.. Tôi vẫn còn nhớ anh cho tôi mượn 3 cuốn : "Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh"(All Quiet On The Western Front) của Enrique Maria Remarque, cuốn "One day in the Life of Ivan Denisovich" của Solzenitsyn và cuốn "Biệt Đoàn Thần Phong".
Đến bây giờ, suy nghĩ lại, tôi vẫn không hiểu những sách vở nói trên có ảnh hưởng gì đến quyết định của anh không ? và hình như anh còn học Luật vì tôi thấy có nhiều sách của Trường Đại Học Luật Khoa để trên đầu giường.

Câu chuyện còn khá dài, nhưng máy bay đã sắp đáp xuống, nếu các bạn còn muốn nghe thêm thì xin cho tôi ... nghỉ ngơi một chút, vì tôi sẽ phải tra cứu lại sách địa dư cho thêm phần chính xác.

Còn nếu thấy chán hoặc dở quá thì cũng xin cho biết.


Phần 2Thiếu Tá Lê Anh Tuấn và tôi

Mỗi Đại Đội Quân Y yểm trợ cho Trung Đoàn có 2 quân y sĩ, chúng tôi thay phiên nhau mỗi nửa tháng, khi một người đi hành quân thì người kia trông coi bệnh xá ở hậu cứ.

Từ quận Tuyên Nhơn ra ngoài quốc lộ 4 có 3 phương tiện:

- Đường thuỷ, thường chỉ dùng cho phụ nữ hoặc dân điạ phương, vì rất dể bị Việt Cộng chận bắt, nếu còn trẻ và lạ mặt.

- Đường bộ thì chỉ có một chiếc xe khách, vài ngày mới có một chuyến và cũng rất nguy hiểm vì mìn cuả VC.

- Trực thăng là phương tiện chúng tôi hay dùng nhất mổi khi thay phiên, thường là đi cùng máy bay chở vị Tư lệnh thị sát mặt trận hoặc trực thăng tải thương, dĩ nhiên chỉ có quân nhân và một vài vị khách được "gửi gấm" đặc biệt mới được dùng trực thăng, một trong những vị khách đó là Kim Hoa, cô chủ depôt pharmacie ở chợ quận.

Căn cứ Sư Đoàn 4 Không Quân đóng ở Cần Thơ, nên cũng do "yêu cầu" của Anh Tuấn, vì .... "thương cho thân gái dặm trường", anh hay nhờ tôi đi chung xe đò đưa Kim Hoa về Sàigòn, vì thế tôi có nhiều cơ hội hiểu thêm về mối giao tình giữa cô Kim Hoa và Thiếu Tá Tuấn.

Thoát chết lần thứ nhất nhờ anh Tuấn

Nói đến Tuyên Nhơn là phải nói đến "bắn xẻ" và chiến thuật "tiền pháo, hậu xung" của Việt Cộng.

Mỗi khi Trung Đoàn đổ quân xuống Tuyên Nhơn, công việc đầu tiên là phải xây "bunker" cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân và Bệnh Xá. Chỗ ở dành riêng cho tôi thường là một bunker rất nhỏ khoảng 2 mét x 3 mét cạnh bệnh xá, vừa đủ kê một chiếc giường sắt và thùng dược phẩm.
Các bunker này được xây rất kiên cố, trụ làm bằng các thùng phuy chứa đất, vách toàn là bao cát và trần làm bằng nhiều lớp bao cát chất trên các lớp sắt PSP, loại sắt dùng làm phi trường dã chiến.
Với cấu trúc như thế, các loại đạn tương đối chính xác như cối 82 hoặc đại bác 122 ly thì chẳng ăn thua gì ! Chỉ có hỏa tiễn 220 ly "delayed" là có thể xuyên thủng trần, tuy nhiên loại hỏa tiễn này chẳng đáng để ý, vì dàn phóng thô sơ nên rất ít khi chính xác, thường chỉ rơi vào ... nhà dân!

Ngày thứ ba sau khi chúng tôi đến Tuyên Nhơn là trận tập kích đầu tiên cuả Việt Cộng. Các sỉ quan và binh sĩ mỗi khi nghe tiếng pháo "cấp tập" để chuẩn bị xung kích, thì việc đầu tiên là phải sang bộ chỉ huy hoặc ra hố chiến đấu cá nhân để chuẩn bị tác chiến. Riêng đối với Quân Y thì cứ việc ngồi chờ để "tiếp đón" thương binh nếu có.

"Cò iả miệng ve " - chữ anh Tuấn thường dùng - ngay trong đợt pháo kích đầu tiên đêm hôm đó, bunker dành riêng cho tôi trúng ngay một hỏa tiễn 220 ly "delayed" nổ tung và xập hoàn toàn ! 

Tin tức tôi đã "tử thương" loan đi rất nhanh và chừng nửa giờ sau thì đến tai anh Tuấn, lúc đó đang chỉ huy phản pháo tại Bộ Chỉ Huy Giang Đoàn. Anh chạy như bay, không kịp cả đội nón sắt về hầm cá nhân chỗ của anh và tôi đang ở, hét to từ ngoài cửa hầm;

"Ông còn đó không?"

Anh ôm chặt vai tôi mừng rỡ, khi thấy tôi đang ngồi nghe nhạc !

"Ông làm tôi hết hồn ! Cứ tưởng ông được vinh thăng "Cố"... Đại Úy rồi !"

Hóa ra anh Tuấn là người đầu tiên báo cho tôi biết là ... tôi còn sống! Cũng nhờ món tiết canh và bún xáo vịt mà anh khoản đãi.

Thực ra, rời bỏ đơn vị để đi "ngủ...hoang" là một vi phạm quân kỷ rất nặng. Nhưng trong trường hợp "kỳ diệu" này thì chẳng ai muốn đề cập tới làm gì, nên mấy ngày sau Thiếu Tá Tuấn đã ký cho tôi một bằng "Tưởng Lục" vì đã phối hợp trợ giúp đồng đội!

Đến bây giờ, tôi cũng không biết anh Tuấn theo Đạo gì, nhưng mấy hôm sau vụ "chết hụt" cuả tôi, tôi đã thấy anh thắp nhang cúng Ông Địa cho tôi một cách rất " thành khẩn".

Cầu 'Ông Tuấn'

Đây là cây cầu sắt đầu tiên ở Tuyên Nhơn, do Công Binh Chiến Đấu xây dựng, nối liền Chợ Quận với Chi Khu. 

Ngày cắt băng khánh thành có ông Quận Trưởng, Thiếu Tá Tuấn, Đại Úy Chỉ huy lực lượng Công Binh xây cầu và một vài vị cao niên trong Quận, trong đó có Bà ngoại cuả cô Kim Hoa. 

Nhưng kể từ sau ngày khánh thành, cũng chẳng ai hiểu vì sao cây cầu này được gọi là "Cầu Ông Tuấn"

Lúc còn nhỏ, từ khi vào miền Nam, tôi rất ít khi tìm hiểu về cách đặt tên cuả những cây cầu, thảng hoặc có nghĩ đến thì cũng ngầm ... chê bai về những cái tên có vẻ hơi "bình dân" như "Cầu Kiệu", "Cầu Bông" !

Nhưng sau khi đi qua những cây cầu ở miền Nam, tôi mới biết đây là một vinh dự vô cùng lớn khi được đặt tên cho một cây cầu, vì người miền Nam quan niệm cây cầu là một cái gì vĩnh viễn, nối liền con người với con người.

Điều này có thể kiểm chứng được: sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, Sàigòn và các con đường đều đã bị đổi tên, nhưng "Cầu Kiệu", "Cầu Bôn"g thì vẫn còn giữ nguyên tên.
Năm 1986, tôi có dịp về thăm lại Tuyên Nhơn thì cây cầu vẫn còn đó và vẫn được dân chúng gọi là "Cầu Ông Tuấn" !

Kể từ ngày thi hành Hiệp định Paris, công tác lớn nhất cuả Quân Lực VNCH là chiến dịch "chiếm đất, giành dân". Được đem tên đặt cho một cây cầu, có thể là thành quả lớn nhất cuả Thiếu Tá Tuấn trong chiến dịch này. Tuy nhiên, theo ý cuả riêng tôi thành quả lớn hơn nữa là giành được ... cô Kim Hoa !

Love story

Kim Hoa là một người con gái đẹp, với đôi mắt to linh động, dáng người cao, nước da rất trắng, cực hiếm ở vùng nước ... phèn, xà bông có dùng cách mấy cũng không thể xủi bọt! Tuy nhiên sức quyến rũ nhất ở cô là vẻ hiền hậu và giọng nói chất phác đặc biệt cuả người miền Nam. giọng nói mà sau này tôi thường đem ra để "chọc" anh Tuấn:

"Ông Tuấn ơi, nếu tác giả " Tiêu Sơn Tráng Sĩ "mà cho Quỳnh Như là dân Nam Kỳ thì đời Phạm Thái còn ... thê thảm hơn nhiều"!

Anh Tuấn nghe thế thì tháo kính ra lau, một cử chỉ chàng ta hay làm nhửng khi ... bối rối:

"Ông nói đúng đấy"!

Kim Hoa mồ côi cha mẹ từ lúc còn rất nhỏ, cô được bà dì ruột nuôi dạy xem như con gái, học trung học ở Mỹ Tho và Đại Học Dược Khoa Saigon.

Ông Dượng của Kim Hoa là một Dược Sĩ tốt nghiệp bên Pháp, mở một nhà Thuốc Tây trên đường Phan Đình Phùng, khoảng trước cửa Chợ Vườn Chuối, và còn có một cửa hàng bán thực phẩm nhập cảng từ Pháp trên đường Lê Thánh Tôn. Vì thương bà ngoại của Kim Hoa nên mở depôt pharmacie ở Tuyên Nhơn như một phương tiện giúp đỡ bà mẹ vợ.

Cô Kim Hoa về thăm bà ngoại trong dịp nghỉ hè, khoảng một tuần lễ sau khi tôi đến Tuyên Nhơn. 

Sự hiện diện cuả cô ở Chợ Quận lập tức trở thành một "hiện tượng". Bà ngoại của cô tự nhiên trở thành "bà ngoại" cuả ... tất cả các Sĩ Quan còn độc thân trong Quận. Và tôi bỗng dưng ... thất nghiêp ! vì mấy ông "cháu ngoại hờ" này chỉ tìm đến tôi khi cần chữa những bệnh ... "thầm kín", còn ngoài ra, bệnh hay ... không bệnh, các "bố" chỉ lảng vảng sang tìm cô Kim Hoa để khai bệnh và ... mua thuốc !
Có khi mua xong lại quẳng đi, để ngày hôm sau ... có cớ mua tiếp!

Tôi đoán là ban đầu anh Tuấn cũng không để ý lắm tới cô, dù là "ngoại" rất qúy mến anh, vì trước đó anh đã giúp đỡ bà sửa sang hầm cá nhân chống pháo kích. Sau đó, vì sự hiện diện cuả cô cháu gái, lại giúp nới rộng hầm cho ... "an toàn" !
Và Hải Quân cũng là lực lượng duy nhất có khả năng chở nước ngọt từ vùng "Đầu Bờ" (tôi cũng chỉ nghe nói chứ chưa được đến vùng này bao giờ) ... giúp cho nước da cô không bị rám nắng vì nước ... phèn!

Ngày Kim Hoa chào từ giã bà ngoại để trở lại trường Dược là một ngày "định mệnh" cuả cô chuẩn ... Dược Sĩ ! Vì chậm trễ nên cô lỡ chuyến xe khách ra ngoài quốc lộ, ngay đúng lúc chiếc xe Jeep chở Thiếu Tá Tuấn đi công tác vừa tới, và cô được phép ... quá giang, nhưng chưa đi được nửa đường thì chiếc xe khách đi phía trước trúng mìn cuả Việt Cộng nằm quay lơ và tất cả hành khách trên xe chết hết ! Bà ngoại cuả cô Kim Hoa đưa ra kết luận ... xanh rờn:

"Kể từ nay, cháu là người cuả ... ông ấy!"

Vì chữ "hiếu", tên Kim Hoa tự nhiên .... biến mất thay bằng tên mới: "Cô Tuấn"! Và cũng từ đó pharmacie vắng hẳn khách, dù cô chủ quyết định bỏ học ở lại luôn Tuyên Nhơn để ... chăm sóc cho "ông ấy".

Người con gái miền Nam luôn luôn được giáo dục đặc biệt:
"Con đường đi vào tim người đàn ông bao giờ cũng .... xuyên qua bao tử !". Tôi chưa bao giờ gập cô gái Bắc Kỳ nào nấu những món "nhậu" nhanh hơn và ngon hơn "Cô Tuấn"..

Thức ăn cuả người miền Nam cũng có tính cách khá đặc biệt, thí dụ như trái sầu riêng, nếu không ăn được thì thôi, nhưng nếu đã ăn được thì sẽ trở thành ... ghiền.

"Cô Tuấn" là người nắm được những bí quyết ấy! Một lần cô gửi cho tôi quà Sàigòn đem lên cho anh Tuấn gồm có một chai rượu Martel và vài bánh fromage Camembert và Roquefort, cô còn dặn với:

"Anh nhớ nói "ảnh" ăn mấy thứ này với ... cọng hành sống"

Bản chất tôi là một người "nhà quê" nên thú thật cũng không biết thưởng thức mấy món ăn ... Tây này, nhưng ông Tuấn thì "Nam Kỳ....hoá" rất nhanh, chỉ uống rượu Martel với phô-mai Camembert và... cọng hành sống thì mới thấy ngon!

Tôi vẫn nghe đồn là đàn ông mà mê phô-mai Camembert đều là những người đàn ông rất ... chung tình! Tiếc thay bây giờ lại mất đi một người để kiểm chứng!

Đầu năm 1980, tôi được thả từ "trại cải tạo" về, và người đầu tiên tôi đến thăm là cô Kim Hoa, ở pharmacie trên đường Phan Đình Phùng nay đã bị đóng cửa, chỉ còn quầy hàng trống trơn ! Tôi cố quan sát để tìm xem có sự thay đổi nào trong cô không? Là một người con gái thông minh cô như đoán được ý nghĩ của tôi:

" Đời em chỉ lấy chồng có một lần!"
Và cô đã kể cho tôi nghe về cái chết của anh Tuấn.

Cho đến hôm nay, tôi vẫn không thể quên được ánh mắt buồn cuả cô khi nhìn bức ánh nhỏ của anh Tuấn để ở một góc khuất cuối quầy hàng.

Tháng 2 năm 1980, Kim Hoa theo gia đình sang Pháp, tôi bị đuổi khỏi Saigon sau mấy lần vượt biên thất bại và mất liên lạc từ đó.

Đây là một chuyện tình buồn, tiêu biểu cuả thời chiến:

"Anh yêu em một lần rồi xa nhau trọn kiếp! "

Vì sự tôn trọng đối với người đã khuất, tôi xin ngưng đoạn này ở đây và cũng không muốn tìm hiểu thêm nữa!

"Bác Sĩ" Lê Anh Tuấn và thằng con trai bây giờ không biết đang ở đâu.

Có hai công tác đáng nhớ nhất mà tôi được thực hiện chung với anh Tuấn:

Một là đốt kho lúa của Việt Cộng: hàng trăm tấn lúa được chất trong những chòi lá để chuẩn bị chở vào mật khu! Công tác này chẳng có gì là nguy hiểm, chỉ việc đốt cháy càng nhiều càng tốt, phần còn sót lại thì phải vùi trái khói để lúa sẽ có mùi không thể ăn được nữa. Nhưng quan trọng hơn cả là phải thi hành "nghiêm lệnh":

" Tuyệt đối không được mang ra, dù chỉ một ký trên hàng trăm tấn thóc!"
Lý do: các vị Tư Lệnh không muốn Việt Cộng xúi dục dân chúng đi thưa kiện là Quân Đội chiếm lúa của dân".

Công tác tuy thấy đơn giản nhưng để được chỉ định thực hiện lại là cả một vinh dự lớn: phải còn trẻ, độc thân, có quá khứ trong sạch, và có kỷ luật..
Nói thì dễ, nhưng thực hiện việc đốt kho luá không dễ chút nào.. Hoàn toàn không phải vì lòng tham mà vì chung quanh chúng tôi, hàng ngày vẫn có những cô nhi, quả phụ không có gạo để ăn. Đối với một người quân nhân, cái chết tuy đáng buồn nhưng vẫn còn ít buồn hơn khi phải đốt bỏ thóc gạo trong khi rất nhiều người ... đang đói.

Đó là một nghịch lý trong chiến tranh Việt Nam, khi chúng ta phải đối đầu với một địch thủ quá dơ bẩn.

"Nhảm nhí" - Đó là kết luận cuả anh Tuấn khi thực hiện xong công tác và cũng là lần đầu tiên tôi thấy anh rưng rưng nước mắt !

Công tác thứ hai thì còn "độc đáo" hơn:

Hôm đó, vào khoảng 1, 2 giờ đêm, có một chiếc thuyền tam bản do một người đàn bà vừa chèo vừa la to:

"Chúng tôi tìm cô mụ, có người ... sanh khó"

Rất không may, hôm đó cô mụ duy nhất ở trong Quận lại ra Tỉnh để sanh! mà vùng của sản phụ lại toàn là ... Việt Cộng, không hề thấy bóng đàn ông mà các bà lại ... có bầu liên tục.

Bộ Chỉ Huy họp gấp, quyết định là gửi 2 trung đội đi mở đường để bảo vệ an ninh đường bộ, tôi và Thiếu Tá Tuấn cùng với lực lượng giang thuyền hành quân đường thủy. Tôi chỉ kịp gom vội đống dao kéo cho "mission impossible" này.

Thực chưa bao giờ có cuộc hành quân nào "bi, hùng" hơn thế ! Hành Quân đi vào hang ổ cuả Việt Cộng để ... đỡ đẻ !

Đến nơi, sau khi bố trí canh gác, chỉ có "Bác Sĩ" Tuấn và tôi được vào ..."phòng sanh". Dưới ánh sáng mập mờ cuả ngọn đèn dầu là một "ca"... sanh ngược rất khó, cần phải cắt vá, Bác Sĩ Tuấn tình nguyện chiếu đèn "pin" cho tôi giải phẫu!

Thật chán mớ đời, Thiếu Tá Tuấn nổi tiếng là người chấm tọa độ phản pháo trên bản đồ ... hết xảy, thế mà cái "tọa độ" to tướng của bà sản phụ, thì ông ấy cứ chiếu đèn "pin" đi mãi đâu, tôi nhìn lên mới biết ông "Bác sĩ" Tuấn vừa ... đỡ đẻ, vừa ... quay mặt đi nơi khác, báo hại tôi trở thành Hiệp Sĩ...mù !
Mãi cho đến lúc có tiếng trẻ con khóc oe oe, thì ông Tuấn la lên:

"Ơ, bà sanh được một thằng con trai, thế bà đặt tên cho nó chưa" ?
Bà sản phụ trả lời:

"Cám ơn Thiếu Tá, xin cho phép em đặt tên nó là ... Tuấn, giống người sanh ra nó!

"Bà đặt tên nó theo tên tôi cũng được, nhưng nhớ bảo nó sau này không được theo ... Việt Cộng mà bắn lại tôi đấy nhé!

Sáng hôm sau, chúng tôi sang Quận để giúp làm giấy khai sanh cho thằng nhỏ và sau đó ghé cô Kim Hoa mua một ít thuốc cho sản phụ. Tôi nói đùa để trêu cô Kim Hoa:

"Tôi mua thuốc này cho thằng ... con Ông Tuấn đấy" !

Chỉ thấy cô vùng vằng bỏ đi, nước mắt như muốn trào ra và nhất định không chịu bán! khiến tôi phải giải thích hết lời cô mới nguôi cơn giận
"Em "hổng" có tin đâu, "ảnh" nhát ..... thấy mồ" !

Nhìn sang thì thấy ông Tuấn, lau kính liên tục, mà càng lau ...thì kính càng mờ, vì mồ hôi tay ướt đẫm.
Anh hùng cách mấy cũng phải chịu thua nước mắt giai nhân !

Cứu mạng tôi lần thứ hai

Khoảng giữa tháng 12 năm 1974, chúng tôi đang ở Tuyên Nhơn thì nhận khẩn lệnh sang giải cứu Mộc Hóa, 2 Đại Đội Cơ Động được điều động theo chiếc Trực Thăng Chinook tiến vào trước, để lập "cầu nối" cho phần còn lại của Trung Đoàn, vì Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn 114 đang bị thương mà không thể tải thương ra được nên tôi cũng được lệnh theo chiếc Chinook này vào trong chuyến đầu tiên. Vừa theo sau thùng thuốc để bước lên máy bay, thì ông Trung sĩ Nghĩa, cận vệ của Thiếu Tá Tuấn chạy lại nắm tay tôi nói :
"Thiếu Tá bảo ông quay về gấp vì còn ... bỏ quên nhiều đồ"

Tưởng thật, tôi chạy ngược lại Bộ Chỉ Huy để lấy đồ bỏ quên, thì kịp cùng với anh Tuấn nhìn lên chiếc Trực thăng Chinook, đang cháy như một cây đuốc do trúng hoả tiễn "tầm nhiệt" SA7 cuả Việt Cộng. 

Một người bạn Chu Văn An của tôi, là Nhiếp Ảnh Gia Quân Đội cũng chết trong chuyến bay này!

Tôi vừa sợ, vừa bàng hoàng nói lời cám ơn thì anh Tuấn an ủi:
"Mạng ông lớn lắm, nếu ông đi lính tác chiến thì dám lên ... Tướng như chơi" !

Mấy hôm sau hoàn hồn, tôi mới hỏi lý do tại sao anh gọi tôi trở lại, thì anh nói nửa đùa, nửa thật:

"Tôi thấy ông đi theo hai người lính khiêng thùng thuốc giống như khiêng quan tài, trông ... kinh quá ! Vả lại ở vùng này lâu rồi nên tôi biết Chinook rất nặng nề, khó tránh được SA7"

Tôi và cô Kim Hoa rời Tuyên Nhơn ngày 20 tháng 4 năm 1975, đó cũng là lần gặp gỡ cuối cùng, anh Tuấn có dặn tôi :

"Tình hình bây giờ khá bi đát, nhưng chưa tuyệt vọng, nếu có gì xảy ra tôi sẽ đợi ông ở Long Xuyên"rồi anh cho tôi tần số và ký hiệu liên lạc, nhưng những ngày sau đó mọi việc biến chuyển quá nhanh và sau cùng, tôi chui đầu vào ... Trại Cải Tạo


Đoạn Kết

Về cái chết oai hùng của Thiếu Tá Tuấn, nếu các bạn muốn biết thì có thể xem ở bất cứ đặc san Hải Quân nào, số Kỷ Niệm 30 tháng Tư.

Năm 1986, tôi quyết định bỏ ra một năm để đi khắp Việt Nam, thăm lại những chốn xưa. Trên Quốc Lộ 4, khi ngang qua "bót 23", một động lực vô hình đã thôi thúc tôi trở về thăm Tuyên Nhơn dù là lòng không muốn, vì nỗi ám ảnh bởi những kỷ niệm không vui về Thiếu Tá Lê Anh Tuấn. Thuê một chiếc "xe đạp thồ", khi vào đến Tuyên Nhơn thì trời đã xế chiều.

Cảnh cũ còn nguyên nhưng người xưa đã không còn nữa!

Trong buổi chiều sương mờ, đứng trên Cầu Ông Tuấn nhìn sang Bộ Chỉ Huy Chi Khu cũ, nay đã biến thành "Doanh trại Quân Đội Nhân Dân". Tôi có cảm giác như muốn khóc và bên tai tôi bỗng nhiên văng vẳng lời đồng dao:

"Quân đội nhân dân là ... con Rận nhân đôi !
Con Rận nhân đôi là ... Con Rận nhân Hai
Con Rận nhân Hai là ... Con Hại Nhân Dân !"


Việt Cộng bao giờ cũng ... HÊN !

Chỉ vì sự gượng ép trong cách gieo vần mà Quân đội nhân dân được ví ... với con RẬN NHÂN ĐÔI.

So sánh như thế thì thực là OAN cho CON RẬN ! Đúng ra phải so sánh Việt Cộng với con gì khác ... tồi bại hơn nhiều !

Con rận và Việt Cộng chỉ giống nhau ở điểm cả hai đều là loại ký sinh trùng ... hút máu người.

Nhưng con rận "CÓ TƯ CÁCH" hơn Việt cộng nhiều! vì RẬN đâu có cầm súng bắn vào đàn bà, trẻ con.

Tuy nhiên, với sự công bằng tối thiểu của một học sinh Chu Văn An, tôi cũng phải khen bọn Việt Cộng một điều:

Nếu không có những thằng Việt Công dơ dáy, bẩn thỉu thì làm sao nổi bật lên tư cách của người anh hùng.

Ngủ ngon nhé, Anh Tuấn!

Chúng tôi vẫn còn nhớ đến anh
 
Nghiêm Hữu Hùng


Đệ Nhị Kim Ngưu
LỄ AN VỊ HÀI CỐT
HQ TH/TÁ LÊ ANH TUẤN
          Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn xuất thân Khoá XIV HQ Nha Trang, nguyên Chỉ Huy Trưởng Giang Ðoàn 43 Ngăn Chặn đã tuẫn tiết đêm 30 Tháng 4 Năm 1975 tại Kinh Thủ Thừa, Long An, cương quyết không đầu hàng giặc cộng.
 

Sóng Tiền Giang vang lời sông núi
Kinh Thủ Thừa muôn thuở lưu danh

Ðệ Nhị Kim Ngưu
 
Sau hơn 20 năm trời, hài cốt của ông đã được gia đình và các bạn đồng khóa gia công tìm kiếm được. Sau khi hoả táng tại Việt Nam đã đưa về tới San Jose, California, Hoa Kỳ lúc 13 giờ ngày 3 Tháng 2 Năm 1996.
 
Tại tư gia, thân mẫu Tuấn cùng thân bằng quyến thuộc và các bạn đồng khoá đã tề tựu đông đủ để nghênh đón hài cốt cùng anh linh vị anh hùng Vị Quốc Vong Thân.
 
Bên cạnh bàn thờ của gia đình thiết kế là bảng Tưởng Niệm và Vinh Danh cố HQ Th/Tá Lê Anh Tuấn do các chiến hữu đồng khoá thực hiện. Bên trái là Quân Kỳ HQ, bên phải dựa trên quốc kỳ là vòng hoa Tổ Quốc Ghi Ơn.
 

Toán Quốc Quân Kỳ của Hội Bạch Ðằng trong lễ Truy Ðiệu
và An Vị cố HQ Thiếu Tá Lê Anh Tuấn

 
Hôm nay Tuấn đã thực sự về với mẹ già và gia đình. Sự hiện hữu của nắm tro tàn tuy không khỏa lấp được nỗi đau đớn trước cảnh sinh ly tử biệt nhưng đã đem lại sư bằng an trong tâm hồn thân quyến cùng bằng hữu. Trong một không khí đơn giản, thân mật mà trang nghiêm, kỷ niệm lúc sinh thời với Tuấn như sống động trong tâm khảm mọi người.

Sáng hôm sau, ngày 4 Tháng 2 Năm 1996, hài cốt cố HQ Th/Tá Lê Anh Tuấn được an vị tại chùa Giác Minh Palo Alto với đầy đủ Lễ Nghi Quân Cách. Hiện diện trong buổi lễ ngoài thân bằng quyến thuộc còn có Ðô Ðốc Trần Văn Chơn, cựu Tư Lệnh HQ/VNCH, các chiến hữu trong hội Bạch Ðằng, các bạn Khoá 14 HQ và một số thân hào nhân sĩ trong vùng.

Việc tìm kiếm được hài cốt của cố HQ Th/Tá Lê Anh Tuấn đã gặp rất nhiều may mắn, ngẫu nhiên, trùng hợp cùng những run rủi kỳ lạ khiến người đi tìm phải tin là do Uy Linh của người khuất mặt đưa đường dẫn lối.. Thời gian tìm kiếm khởi sự từ tháng 9/95 hoàn tất vào tháng 2/96. Với khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy mà kết qủa thật là chính xác, tốt đẹp ?
 
Chứng tích xác định hài cốt
của Th/Tá Lê Anh Tuấn.

 
-Huy hiệu GÐ43NC còn rất mờ, chỉ còn hình dạng của huy hiệu hằn trên túi bọc.
-Thẻ căn cước bọc nhựa số 06819799 cấp ngày 13/12/1970 tại Quận I Saigon với đầy đủ con dấu, tên tuổi, chữ ký của Trưởng Ty Cảnh Sát Quận I là Nguyễn Lễ Tính.
-Dây lưng HQ đã phai mầu, không thể là yếu tố khẳng định lý lịch.
-Giấy báo danh trường Luật với đầy đủ tên tuổi hằn trên lớp bao bằng nhựa.
-Thẻ bài do dân làng lén cất giữ từ ngày 30/4/1975 có ý chờ thân nhân nghe được tin đến nhận xác thì trao trả. Dân làng đã cất giữ suốt 20 năm qua, thường dùng để cạo gió chữa bệnh và được dân làng truyền tụng là rất linh nghiệm. Dân làng đã kính cẩn gửi hoàn gia đình với nhiều nuối tiếc sau gần 21 năm cất giữ như một bảo vật.
 
Mộ phần của cố HQ Th/Tá Lê Anh Tuấn cũng được dân làng sùng bái và thường lén lút tu bổ, cúng kiếng trong suốt 20 năm trời.
 
Hình ảnh các di tích:
(1)Huy hiệu GÐ43nc ; (2) Thẻ căn cước bọc nhựa
(3) Dây lưng Hải Quân ; (4) Giấy báo danh trường Luật ; (5) Hũ đựng hài cốt

 
Qủa thật với những dấu vết tàn phá trên di tích thì chỉ khoảng 1 năm sau là thẻ căn cước bọc nhựa cũng bị mục nát và khi đó thì rất khó cho việc xác định hài cốt. Kết qủa mỹ mãn trong việc tìm kiếm như đã do một quyền lực huyền bí đưa đẩy ?


Kim Ngưu II

* Tài liệu đặc biệt của Ðặc San Lướt Sóng

tt
nguồn
 http://www.art2all.net/chude/leanhtuan/LeAnViHaiCot_DeNhiKimNguu.html

Đọc thêm để hiểu về

Điệp Mỹ Linh