caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 30 septembre 2017

Tại sao người hưu trí ở nước pháp xuống đường?

Xã hội nào cũng có những bất công .Tại nước pháp hiện nay, đối với giới trẻ, ai cũng còn sức khoẻ để tranh đấu cho việc làm.

Người ta làm 1 job, không đủ tiền xài thì làm thêm việc khác, cứ thế mà làm để đóng thuế và để đóng tiền vào quỹ hưu của mình, mong đến ngày chân yếu, tay mềm thì còn được hưởng những gì mình đã đóng vào.

Quãng đời đó qua mau và nếu 1 xã hội lúc nào cũng có cung và ứng tương xứng thì ai có phần không cần gì lo.

Thế nhưng, khoảng 20 năm gần đây, xã hội đã thay đổi chầm chậm, nhưng ngày càng nhiều hơn khi các hãng xưởng lần lượt mang đi sản xuất nơi nào công nhân được trả rẻ hơn. Thế là số lượng người đi làm cứ tuột dần và giờ đây, số lượng người về hưu gia tăng liên tục mà số tiền góp được của người còn đi làm ngày càng ít hơn.

Chính phủ mới phải đương đầu, tìm cách tổ chức lại các hợp đồng làm việc và ưu tiên cho thành phần nào.

Nhưng với chính sách thương mại hoá toàn cầu thì làm gì còn ai mở thêm công xưởng. Các nước nghèo giờ đây công việc được gia tăng, lớp trẻ được huấn luyện từ ngoại quốc trở về, cạnh tranh ngay lại với những nước đã huấn luyện mình.

Thế là những quốc gia đang lên lại là những nước đang phát triển với tốc độ plus X, còn những nước giàu thì ngày càng lụng bại với các tài khoản nợ tương đương bằng sức sản xuất của cả một quốc gia.

Đó là tin mới nhất thống kê được các đài truyền thông nước pháp tuyên bố ngày hôm nay, 30 tháng 9 năm 2017.

Những tin tức này, cùng với sự xuống đường của các ông bà hưu trí không đủ tiền sống nữa vì với số tiền hưu ít ỏi của họ, chính phủ còn nâng cấp tiền giữ lại để trả nợ của chính phủ đã xài quá lớn. Tiền này gọi là CSG, có nghĩa là Contribution Sociale Géenéralisée. Nhấn vào chữ CSG để đọc thêm con số chính xác phần tiền truất thu từ các khoản tiền  mà người ta thu vào.

Thế thì có công bằng không?

Trong tương lai, khi các quỹ đã hết nhẵn tiền thì còn lấy tiền đâu mà phát tiếp nữa đây?

Khi đó hỏi những ai đã về hưu còn đủ sức trở lại lao động 1 job, full time, part time hay còn job cho họ nữa hay không?

Kính mong qúy anh chị luôn bình an, hưởng tuổi già khi mình còn có thể vì không ai biết được sẽ ra sao ngày sau.

Caroline Thanh Hương

Nhấn vào đường dẫn để xem hình trên youtube.

Les retraités dans la rue


Lors de la manifestation contre la réforme des retraites, à Paris, le 10 septembre.

"Un raz-de-marée de la misère" : le président du Secours populaire particulièrement touché par les retraités qui demandent à manger

Alors que les retraités manifestent jeudi contre la hausse de la CSG, Julien Lauprêtre, président du Secours populaire, témoigne sur franceinfo de l'augmentation du nombre de personnes âgées touchées par la misère en France. 







avatar
franceinfoRadio France
Mis à jour le
En marge de la manifestation des retraités contre la hausse de la CSG, Julien Lauprêtre, président du Secours populaire, a témoigné jeudi 28 septembre sur franceinfo du "drame" des personnes âgées touchées par la pauvreté. Celui qui le touche "le plus".

"Un raz-de-marée de la misère"

"Le nombre de personnes âgées qui viennent demander de l'aide au Secours populaire français est en augmentation croissante, a-t-il détaillé. L'année dernière, nous avons aidé trois millions de personnes en France et il y avait parmi elles de nombreux retraités. C'est un raz-de-marée de la misère."
C'est le drame qui me touche le plus, voir des retraités qui ont travaillé toute leur vie et qui viennent demander à manger au Secours populaire, c'est vraiment douloureux.
Julien Lauprêtre
à franceinfo
Julien Lauprêtre a également pointé "le drame de l'accès aux soins" qui est "difficile". "Nous avons créé les médecins du Secours populaire. Nous avons passé un partenariat avec l'Ordre national des médecins pour essayer de soigner les personnes qui n'ont pas les moyens de le faire", a-t-il expliqué.

"Nous n'appelons pas à manifester mais nous comprenons l'émotion"

Les retraités manifestent jeudi, à l'appel de neuf organisations syndicales et associations, contre la hausse de la CSG. "Nous sommes une association de solidarité. Nous n'appelons pas à manifester mais nous comprenons l'émotion", a réagi Julien Laprêtre.
L'augmentation du minimum vieillesse est "un geste dans la bonne direction" mais, selon lui, "la situation est beaucoup plus grave qu'une augmentation de quelques euros".





Parmi les 16 millions de retraités français, Annie, Micheline ou Marie-France font partie de ceux pour qui la retraite se résume à vivre avec "pas grand-chose". Car si la pension moyenne des Français est de 1 376 euros brut par mois, selon les statistiques du ministère des Solidarités, celle des femmes est bien inférieure à celle des hommes, avec 1 050 euros mensuels contre 1 728 euros mensuels.
Alors que neuf associations et syndicats appellent les retraités à manifester, jeudi 28 septembre, à Paris et dans toute la France, contre la hausse de la CSG (qui touchera tous ceux dont la pension est supérieure à 1 200 euros par mois), quatre retraitées ont confié à franceinfo leurs difficultés quotidiennes.

Annie, 81 ans : "Il ne me reste plus que les sorties gratuites"

A bientôt 81 ans, Annie perçoit une retraite de 1 300 euros par mois, en grande partie grâce à la pension de réversion de son mari métallurgiste, mort il y a vingt-trois ans. Comme beaucoup de femmes de sa génération, l'octogénaire a eu une vie professionnelle courte et hachée, avant de s'arrêter à 30 ans pour élever ses quatre enfants. "Certains considèrent que 1 300 euros par mois, c'est très bien, mais ça dépend avec quelles lunettes on regarde", tempère la retraitée, qui surveille ses dépenses, une fois payés les 500 euros de loyer de son HLM d'Aulnoy-lez-Valenciennes (Nord).
"Il y a des charges inhérentes au grand âge", souligne-t-elle. Tous les deux mois, Annie a rendez-vous avec sa pédicure car elle ne peut plus s'occuper de ses pieds seule. La consultation lui coûte 25 euros et n'est pas remboursée. Il y a aussi l'aide ménagère, en partie financée par le département. "Je ne peux plus tout faire toute seule à la maison", déplore-t-elle. S'y ajoute la télé-assistance, qui la rassure, elle et ses enfants, mais qui lui coûte une dizaine d'euros par mois.
Annie a donc dû renoncer à certains petits plaisirs. "Je ne vais chez le coiffeur qu'une fois tous les trois mois et je ne vais plus au cinéma depuis longtemps. Il ne me reste plus que les sorties gratuites : les balades avec les personnes de mon âge", résume-t-elle. "J'étais prête à accepter la hausse de la CSG si cela pouvait aider les jeunes à démarrer", assure la retraitée, qui n'a pas encore calculé combien elle allait perdre chaque mois. Mais en échange, elle aurait aimé que le gouvernement fasse un geste en sa faveur, comme le remboursement de certains soins.
On a l'impression qu'on est une tirelire dans laquelle on puise mais où l'on ne remet pas grand-chose.
Annie
à franceinfo

Micheline, 64 ans : "Il faudrait que je retrouve un emploi, tant que j'ai un peu la santé"

Micheline est à la retraite depuis un an et demi. "Je suis passée de 1 700 à 1 300 euros par mois. Je ne pensais pas subir une telle décote. Ça fait mal après quarante années de travail", reconnaît cette ancienne travailleuse sociale de 64 ans, qui vit à Louvroil, aux portes de Maubeuge (Nord). "Et encore, moi j'étais à temps plein. Je me demande ce que mes anciens collègues à mi-temps vont avoir comme retraite…"
Alors forcément, "on fait attention aux dépenses, on ne fait pas d'achats intempestifs, explique la retraitée. Après avoir payé les charges et le crédit de la voiture que j'ai dû remplacer, il me reste 400 à 500 euros par mois. Les courses, c'est chez Lidl ou Aldi. Mais même là, ça commence à coûter. Il ne reste pas grand-chose pour les loisirs ou le coiffeur. Et les voyages, c'est fini."
Comme 80% des ménages, selon le gouvernement, Micheline sera bientôt exonérée de la taxe d'habitation. Elle économisera 71 euros par mois, d'après ses calculs. Mais ce gain sera réduit de moitié par la hausse de la CSG, qui lui coûtera entre 30 et 40 euros mensuels. Pour compléter sa retraite, elle envisage de "retrouve[r] un emploi, tant qu['elle a] encore un peu la santé".
Faire le ménage, travailler dans un entrepôt... Il ne faut pas être difficile. Et il faut qu'ils acceptent des retraités.
Micheline
à franceinfo
Cette militante CFDT de longue date sera donc dans le cortège lillois. "C'est bien beau de taxer les plus pauvres et de faire des cadeaux aux plus riches, mais ce sont toujours les mêmes qui trinquent et les mêmes qui en profitent."

Marie-France, 61 ans : "A la fin du mois, il ne me reste plus rien"

A Anzin, près de Valenciennes (Nord), Marie-France a travaillé toute sa vie dans un atelier de confection de costumes pour hommes. "J'y suis rentrée en mars 1973 et j'ai été licenciée en mars 2011. Je n'avais que 38 annuités, mais je ne pouvais plus rester", affirme l'ancienne déléguée syndicale de 61 ans, "usée par les combats syndicaux contre les plans sociaux successifs". Pour bénéficier d'une retraite complète, elle a travaillé encore deux ans, d'abord dans un club de tennis, puis dans une cantine scolaire. "C'était fatiguant, mais que voulez-vous, il fallait bien travailler", souffle-t-elle. D'autant plus éprouvant qu'elle est diabétique depuis plusieurs années.
Son invalidité reconnue, l'ouvrière a fini sa carrière professionnelle à mi-temps. Et elle y a perdu. "Mes quatre dernières années n'ont pas été comptabilisées. Si j'avais su que le montant de ma pension serait calculé en fonction de mon invalidité, j'aurais refusé le statut, explique-t-elle. J'aurais traîné la patte, mais au moins j'aurais eu 1 100 euros. Ce n'est pas beaucoup plus, mais ça joue."
Marie-France vit aujourd'hui avec 970 euros par mois. "Comme j'ai toujours eu un petit salaire, j'ai toujours fait attention. J'ai toujours tout acheté à crédit, mais un crédit à la fois", se souvient-elle. A la maison, c'est elle qui paie les charges. Son conjoint, qui travaille encore, s'acquitte des autres dépenses. Les chèques-vacances de son compagnon, achetés en économisant un peu tous les mois, paient la location de vacances chaque été dans le Midi. "On profite de la mer. Mais on ne va pas au restaurant, je fais la cuisine moi-même", insiste-t-elle, précisant avoir encore une fille de 20 ans à charge.
Une fois tout payé, il ne me reste plus rien. Quand on sera tous les deux à la retraite, nos revenus seront divisés par deux. On se débrouillera avec ce qu'il restera. On vivra petitement. Ce ne sera pas la folie des grandeurs.
Marie-France
à franceinfo
Marie-France n'aura bientôt plus à payer sa taxe d'habitation. "Ça nous fera 30 euros par mois en plus environ, ça fera du bien", glisse-t-elle. Mais elle redoute que ces quelques dizaines d'euros économisés ne s'évanouissent dans la hausse de la CSG lorsque son conjoint sera lui aussi à la retraite.

Christiane, 67 ans : "Les voyages, ce n'est plus la peine d'y penser"

"Il ne me reste pas grand-chose pour vivre", confie Christiane. A Paris, cette ancienne gardienne d'immeuble de presque 67 ans vit seule avec sa retraite de 1 200 euros mensuels, qui fond de moitié quand elle paie son loyer. Ensuite, "ce sont les charges qui nous assomment", dénonce la retraitée. "La mutuelle, par exemple, est deux à trois fois plus chère pour les retraités que pour les actifs, parce qu'elle n'est plus prise en charge par l'employeur. Sur un petit budget, c'est énorme !"

J'ai l'impression de retourner au temps de l'après-guerre. Il me reste 200 euros par mois pour vivre, ce n'est pas énorme. Il faut faire attention.
Christiane
à franceinfo
La sexagénaire fait donc des sacrifices. "Les fruits et les légumes sont devenus très chers. Pour la viande, c'est pareil, on va chercher les petits prix. Je ne fais pas de folies. Le cinéma, les restaurants, les sorties... On ne peut plus se le permettre. Les voyages, n'en parlons plus, ce n'est même plus la peine d'y penser. Je reste enfermée." Mois après mois.
Christiane ne parle pas de ses difficultés à ses fils. Elle ne veut pas les inquiéter. "Je ne leur dis rien, je ne leur demande rien, tant que je peux m'en sortir toute seule. Je ne me suis jamais trouvée dans une situation dramatique, comme certains. Je touche du bois." Se disant "dégoûtée" de la politique, elle relativise : "Il y en a qui gagnent encore beaucoup moins que moi. Je ne sais pas comment ils peuvent s'en sortir. C'est honteux."





jeudi 28 septembre 2017

Sự thật chiến tranh Việt như thế nào và vai trò báo chí truyền thông Mỹ qua tin tức Người Việt.

Kính gửi quý anh chị những bài đăng trong báo Người Việt, phóng sự về chến tranh Việt Nam và đời sống thực tế bề chuyện nhà cửa tại nước Mỹ hiện nay, năm 2017.
Caroline Thanh Hương

Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam

*Chelsea Schilling/Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch

Cảnh trại tù CS trong phim “Ride the Thunder.”

Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960. Nào là hình chụp giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm… Ðó là những hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu.
Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em. Ðồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.
Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhản khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn tả đúng bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa Cộng Sản, cũng như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu trước thảm họa này?
Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã can đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu với tựa đề: “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,” tạm dịch là “Lội ngược dòng oan nghiệt: Sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam,”trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 Tháng Ba năm 2015. Bộ phim đưa ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng Sản, điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ.
Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ lừa phỉnh!
Botkin cho tạp trí mạng Worldnetdaily (www.WND.com) biết như sau: “Những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng quả cảm can trường không thua kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ nhị thế chiến.” Botkin còn cho biết thêm: “Có cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập nhiều công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào ngày 16 Tháng Ba năm 1968.”
Botkin khẳng định: “Chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề cho công bằng, không thể thiên lệch như vậy.” Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, Tổng Thống Nixson đã phải thở dài mà thừa nhận rằng: “Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như cuộc chiến tại Việt Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, sau thì bị đánh giá thiên lệch.”
Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam như: “Apocalypse Now,” “The Deer Hunter,” “Good Morning, Vietnam,” “Rambo,”… hay “Full Metal Jacket” cũng chỉ là những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này không nêu rõ được những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải chiến đấu hết sức dũng cảm khi đối đầu trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa Cộng Sản.
Nhà làm phim Botkin nói: “Giới truyền thông Mỹ đã mô tả những người lính Mỹ tham chiến tại VN đã bị lừa để đẩy vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã hội gạt bỏ quên lãng và bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà thôi. Còn những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng Hòa) thì lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham nhũng, độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp.”
Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách “Lội ngược dòng oan nghiệt” (“Ride the Thunder”) để rồi từ đó, cuốn phim tài liệu này được dựng lên, sau khi đích thân ông đi điều nghiên tại những nơi xảy ra giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân, đều khẳng định rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa là hoàn toàn sai! Botkin giải thích như sau: “Cuốn phim tài liệu này là cố gắng của chúng tôi nhằm xóa đi những lầm lạc về cuộc chiến Việt Nam do truyền thông(Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người lính Mỹ tham chiến và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Cộng Sản là thảm họa cần phải ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là chính đáng.”
Vào thập niên 1970, theo chương trình “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” của Tổng Thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình đương đầu ngăn chặn Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện có thật bị lãng quên và chẳng còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố vấn Mỹ và những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân theo kế hoạch tổng tấn công vào mùa Hè năm 1972, nhằm cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé này thoát khỏi tình thế nguy ngập.
Người thật việc thật – cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại Ðông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa đã hoàn toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố vấn quân sự của Mỹ. Sự kiện anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng Sản Việt Nam như bị bỏ đói và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư tòa án xét xử)gọi là trại “học tập cải tạo.”
Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung Tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông Bình là diễn viên Joseph Hiếu. “Chúng tôi mở đầu bằng hình ảnh ông Bình trong trại tù tập trung “học tập cải tạo” rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó của đời ông. Thông qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam sau Ðệ Nhị Thế Chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những người Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.”
Trung Tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần bị thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện oan nghiệt. Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American Silver Star. Botkin giải thích thêm: “Khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, mỗi người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá Bình thì đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối. Thông qua cuộc đời của Trung Tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của chúng ta tại Việt Nam là chính nghĩa và cần thiết.” Khi cuộc chiến đến hồi kết thúc, hàng triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa chạy giặc tìm đủ cách di tản tị nạn Cộng Sản. Bao nhiêu người bị bỏ tù hoặc bị tử hình.
Những diễn viên của cuốn phim này có rất nhiều người là người Việt tị nạn Cộng Sản. Nơi mà cuốn phim này được quay, Southern California (miền Nam tiểu bang California) thực ra cũng đã có 370 ngàn người Mỹ gốc Việt sanh sống mà hầu hết là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản, cựu chiến binh, thuyền nhân; trong ấy có gần 200 ngàn người Việt định cư tại Orange County.
Botkin tâm sự thêm: “Ðối với những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản, kể lại những oan nghiệt từ cuộc chiến mà họ chịu đựng không phải chỉ là để kiếm tiền mà là thể hiện lên nỗi lòng u uất của kẻ mất nước, cảm thấy có trách nhiệm phải nói lên sư thật. Họ chống Cộng tới cùng. Họ chống Cộng vì họ nhìn rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Gia đình thân nhân của họ hoặc là bị giết, hoặc là bị tù đày bởi Việt Cộng. Họ mất tất cả và sẵn sàng bỏ tất cả để có được tự do. Tôi đã bị buộc phải nhìn thẳng vào sự thật với lòng cảm thông kính trọng họ.” Hệ quả của cuộc chiến tại Việt Nam, cũng theo nhà làm phim theo Botkin, đã giúp toàn khối Ðông Nam Á và Á Châu né tránh được thảm họa Cộng Sản vốn lúc ấy đang lây lan mạnh, cũng như để họ có hòa bình ổn định và phát triển.
Botkin nói: “Khi chúng ta đổ bộ lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng Sản đã gây rối ở Philippine, Mã Lai, Indonesia và Thái Lan. Bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền thông như đã nghe đã thấy, sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giúp trì hoãn sự bành trướng của thảm họa Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có thời giờ chấn hưng và phát triển để có thể đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, nếu không có nỗ lực của người Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như ngày nay.” “Và đối với nước Mỹ chúng ta ngày nay,” Botkin bàn thêm, “Chúng ta đang loay hoay tìm lại chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ trong chúng ta nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn (cũng bởi do truyền thông Mỹ gây ra) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới.”
Rồi ông Botkin khẳng định: “Chúng ta đã cứu thế giới vào thời Ðệ Nhị Thế Chiến, chúng ta đã cứu Nam Hàn khỏi thảm họa Cộng Sản cũng như đã cố giúp Việt Nam ngăn chận Cộng Sản khi tham chiến ở nơi này.”
(26.5.2017)

Giá tăng, nhưng nhiều người vẫn không bán được nhà


Một căn nhà rao bán tại San Anselmo, California. (Hình: Getty Images)

(CNBC) – Cả giá nhà lẫn nhu cầu về nhà ở đang gia tăng, và các địa ốc viên đang chật vật tìm người muốn bán nhà. Những điều đó có vẻ như là một mơ ước đối với bất cứ chủ nhà nào muốn bán nhà. Tiếc thay, gần 3 triệu chủ nhà vẫn không thể bán được căn nhà của họ.
Theo CoreLogic, gần một chục năm sau khi thị trường nhà đất khởi sự hồi phục, 5.4% mọi bất động sản có vay tiền thế chấp vẫn ở trong tình trạng nợ nhiều hơn trị giá căn nhà của họ. Tuy nhiên tỉ lệ đó đã cải thiện nhiều so với một năm trước đây, khi 7.1% các bất động sản có thế chấp ở trong tình trạng nợ nhiều hơn trị giá nhà.
Kể từ khi giá nhà liên tiếp sụt giảm, xuống tới mức thấp nhất vào năm 2009, các chủ nhà đã chứng kiến những gia tăng có vẻ đều đặn về trị giá căn nhà thuộc về họ (home equity), tức trị giá thị trường của căn nhà trừ đi số tiền mà họ còn nợ, những gia tăng này trở nên vững chắc kể từ năm 2013. Trong năm ngoái, các chủ nhà gia tăng tài sản bị cầm cố của họ tổng cộng khoảng $766 tỉ.
Trong ba tháng cuối cùng của năm 2009, hơn một phần tư mọi căn nhà còn nợ tiền thế chấp ở trong tình trạng nợ nhiều hơn trị giá nhà (equity âm). Trên toàn quốc, các chủ nhà tính chung vẫn phải cần $284 tỉ mới cân bằng được tiền nợ và trị giá nhà.
Trị giá căn nhà thuộc về các chủ nhà đã lên tới $8 ngàn tỉ trong tam cá nguyệt thứ nhì của năm 2017, tức hơn gấp đôi so với mức được ghi nhận chỉ mới năm năm trước, theo ông Frank Martell, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của CoreLogic. Sự gia tăng nhanh chóng về equity không những giảm bớt rủi ro cho các ngân hàng thế chấp mà còn hỗ trợ sự chi tiêu của giới tiêu thụ và sự phát triển kinh tế.
Sự gia tăng equity cũng giúp ích những người đang gần như mắc nợ nhiều hơn trị giá nhà, có nghĩa họ có một ít equity trong những căn nhà của họ nhưng không đủ để trang trải phí tổn trong việc mua nhà mới, hoặc ngay cả phí tổn dọn nhà hoặc thuê nhà. Gần 710,000 bất động sản có equity chưa tới 5%.
Equity âm là một trong những lý do chính giải thích tại sao có ít nhà bán như vậy. Số nhà bán trên thị trường lại sụt giảm trong Tháng Tám,  theo Hiệp Hội Địa Ốc Toàn Quốc (NAR) sự sụt giảm lên tới hơn 6% so với một năm trước.
Với thị trường việc làm đang mạnh, tình trạng nhân khẩu thuận lợi và lãi suất thế chấp nhà ở mức thấp nhất, tạo thuận lợi cho khả năng mua nhà, thị trường mua bán loại nhà hiện hữu đáng lẽ sẽ tăng vọt thay vì diễn ra ì xèo, theo bà Svenja Gudell, kinh tế gia trưởng của Zillow, khi phản ứng trước báo cáo của NAR về tình trạng mua bán nhà yếu kém. Tất cả những yếu tố đó đáng lẽ sẽ có hiệu quả thúc đẩy, nhưng chúng đang bị đè nén bởi sự kiện giản dị là có rất ít nhà thực sự được cung cấp trên thị trường để mua.
Bà Gudell ghi nhận rằng một nửa số nhà được cung cấp trên thị trường nhà bán có giá cao, không đáp ứng được nhu cầu mạnh nhất ở mức giá thấp hơn.
Tình trạng equity âm, cũng như mọi điều khác trong ngành địa ốc, thay đổi tùy theo thị trường địa phương. Các thị trường với số bất động sản còn nợ thế chấp và có equity âm là Miami (14.7%), Las Vegas (12.2%), Chicago (10.8%) và vùng đô thị thuộc Washington D.C. (7.2%).
Ngoài ra, mặc dù nhà trống trải vì con cái đã ở riêng, nhiều người thuộc thế hệ hậu chiến vẫn ở lại những căn nhà lớn của họ, và theo bà Gudell, đó là lý do tại sao tình trạng thiếu hụt nhà không cải thiện. (N.N)

 
 

Trại Hướng Đạo Việt Nam ở Nam California

Dân Huỳnh/Người Việt

Liên Đoàn Hướng Đạo Việt Nam tại Miền Tây Nam Hoa Kỳ vừa tổ chức trại Liên Kết lần thứ 16 với gần 2,000 hướng đạo sinh khắp nơi về tham gia.

Trại Liên Kết lần thứ 16 của Liên Đoàn Hướng Đạo Việt Nam kéo dài trong suốt bốn ngày, từ 1 đến 4 Tháng Chín, tại Oak Canyon Park, Silverado, California.
Trong ngày đầu tiên, phụ huynh và các em dựng lều cắm trại, và tham gia nhiều sinh hoạt chung, học hỏi, vui chơi và kết bạn cùng với các hướng đạo sinh cùng trang lứa theo tinh thần Hướng Đạo.
Ông Nguyễn Trí Tuệ, tổng thư ký Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam, cho biết: “Tại miền Tây Nam Hoa Kỳ có tổng cộng 12 liên đoàn Hướng Đạo Việt Nam tham gia trại Liên Kết lần thứ 16 với tổng số trại sinh gần 2,000 em”
Hướng Đạo là một phong trào giáo dục thanh thiếu niên cho các em từ 7 đến 18 tuổi và lớn hơn nữa. Hướng Đạo không có mục đích thay thế những gì các em học tại trường, mà chỉ bổ túc thêm cho các em trong ba lĩnh vực: Đức dục, để tạo cho các em tác phong đạo đức; trí dục, để các em có óc nhận xét, tháo vát, và lãnh đạo chỉ huy; và thể dục, để các em có thêm sức khỏe. Ba điều này là mục đích chung của phong trào Hướng Đạo.
Trong bốn ngày hoạt động các em sẽ được học và chơi những kỹ thuật Hướng Đạo, trò chơi giải trí thông minh, thi đấu các môn thể thao bóng chuyền , bóng rổ và tham gia các cuộc thi nấu ăn,cờ tướng, và cắm hoa. Lều trại cũng có màu sắc và cùng đồng phục với các chủ nhân !
Một cuộc thi đấu bóng chuyền của các Hướng đạo sinh cùng phụ huynh tham gia.
Bài tập leo núi dành cho các hướng đạo sinh trẻ tuổi.
Trong Hướng Đạo kỹ năng nấu ăn không chỉ dành riêng cho phái nữ.
Tinh thần Hướng đạo thật vui nhộn và năng động !
Trang trí cổng trại của các Liên đoàn trong Tại Liên Kết 16 năm nay đều có mỗi kiểu khác nhau, thật phong phú, độc đáo và ý nghĩa .