Une
nouvelle variante de logiciel malveillant sur Google, baptisé Gooligan,
affecte la sécurité de plus d'un million de comptes Google.
Un
nouveau virus sévit sur Android. Une fois installé, ce dernier parvient
à prendre le contrôle de l'appareil infecté, pour y installer des
applications de façon autonome et générer des revenus frauduleux en les
évaluant au nom de la victime. Il permet également aux pirates de
récupérer des données sensibles. Le logiciel malveillant, baptisé Gooligan,
collecte les adresses email et les jetons d'authentification Google,
afin d'accéder à des données stockées sur l'ensemble des services Google
- Gmail, Google Photos, Google Docs, Google Play, Google Drive mais
aussi G Suite.
Selon Check Point,
plus d'un million de comptes Google sont concernés à travers le monde.
Ce nombre augmente rapidement. 13.000 nouveaux appareils fonctionnant
sur Android 4 (Jelly Bean et KitKat) et 5 (Lollipop) sont infectés par
jour. 30.000 applications sont installées quotidiennement sans l'accord
des personnes visées, soit 2 millions d'applications depuis le début de
la campagne. Le virus se propage lors de l'installation d'applications
depuis des plateformes de téléchargement tierces. La liste de ces
applications est fournie dans le post de blog de l'entreprise.
81.165
terminaux sont concernés en Europe, soit 12% du nombre total
d'appareils infectés. Avec 169 Android potentiellement touchés, la
France est relativement épargnée par le phénomène. La cyberattaque se
concentre surtout sur l'Asie, premier continent touché avant l'Amérique
(Nord et Sud inclus).
Le plus important vol de données Google à ce jour
Check
Point relève qu'il s'agit de la première infection à avoir touché plus
d'un million d'appareils. «Ce vol de données liées à plus d'un million
de comptes Google est alarmant et laisse envisager de nouvelles formes
de cyberattaques», explique Michael Shaulov, responsable des produits
mobiles au sein de la société. «Nous assistons à un tournant dans la
stratégie des hackers, qui ciblent désormais directement les appareils
mobiles pour obtenir les informations sensibles qui y sont stockées.»
Après
la découverte de cette campagne, Check Point a fait état de l'ampleur
du phénomène à Google. L'entreprise a réagi en avertissant les
détenteurs de comptes infectés par mail et en incorporant de nouvelles
couches de protection à ses outils de vérification des applications. Une
page
permet de déterminer si un Android a été infecté. Il suffit pour cela
d'y entrer l'adresse mail Google associée à son téléphone. L'élimination
du virus passe par l'installation d'un nouveau système d'exploitation
sur son téléphone. Les mots de passe Google devront être modifiés par la
suite.
L'attaque dévoilée par Check Point, bien que
particulièrement importante, peut être relativisée. Plusieurs fuites de
données Google initialement jugées majeures se sont avérées d'une
gravité moindre ces dernières années. En 2014, seuls 2% des 5 millions de mots de passe prétendument revendus sur le dark web concernaient des comptes encore actifs. En mai dernier, plus de 98% d'un lot de 23 millions d'identifiants dérobés ont été déclarés invalides par Google.
Không gian bên trong tràn ngập ánh sáng tự nhiên với những ô cửa kính màu rực rỡ.
Qua bao năm tháng,nhà ga ở đâ cũng còn giữ nét đẹp thời pháp
thuộc và có thể vì cậy nó còn tồn tại với thời gian.
Dàn nội thất cổ điển và sang trọng.
Có thể ở thời gian lịch sử đó, thì người dân ta không thấy
cuộc sống thoải mái vì bị nước phạ́p đô hộ, nhưng cũng nhờ
những nơi mà tây đến mà chúng ta còn có những di tích quý báu
này.
Phóng bán vé của ga.
Ga Đà Lạt hiện nay chỉ còn hoạt động để
phục vụ du lịch. Đây là nơi xuất phát của tuyến đường sắt khứ hồi đưa du
khách đến ga Trại Mát cách Đà Lạt 7km.
Những cột nhà chống cái mái thật cao, mà cả trăm năm qua, nó vẫn đội giữ được cái mái cho khách sân ga đã vắng.
Các toa tàu chở khách trên sân ga.
À, cái nền nhà ga, hình như cũng không hư hao bao nhiêu, phải công nhận công trường tây chắc thật đó nhé.
Nội thất phong cách cổ điển bên trong một toa tàu.
Thời pháp thuộc mà được đi trên chuyến tàu này chắc cũng phải chỉ có dân tây...
Một đầu tàu hơi nước cổ kiểu Pháp được trưng bày ở sân ga.
Cái đầu máy này nó bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?
Chắc tuổi đời của nó còn nhiều hơn các anh chị đang ngắm lại bộ ảnh này đây.
Trong sân ga có cả một quán cà phê được làm từ toa tàu cũ.
Là người xa xứ, nhìn những nơi này tôi cứ tưởng mình đang ở trong mơ... vì nó giống những toa xe lửa nước người ta.
Khung cảnh bên trong quán.
Trông nó được giữ sạch sẽ như thế này thì chắc chắn đây là một tiến bộ khó tin.
Khu nhà dành cho nhân viên đường sắt, xây cùng thời với nhà ga.
Ôi, cái mái nhà hình như trăm năm không phai cùng tuế nguyệt.
Nhà bây giờ, cái mái được bảo đảm 30 năm là hiếm lắm rồi.
Nhiều công trình phụ trợ ga Đà Lạt có tuổi đời gần một thế kỷ
à, ở đây còn có cả luống khoai hay luống rau để nâng cao đời sống?
Cận cảnh một trụ nước xây dựng từ năm 1930.
Cột xưa thì còn đây mà người xưa đâu rồi?
Ngày nay, ga Đà Lạt là một địa điểm tham quan, chụp ảnh cưới nổi tiếng của thành phố trên cao nguyên Langbiang.
Nhà ga đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Quang cảnh trên tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát, gần ga Đà Lạt.
Theo KIẾN THỨC
Ga Đà Lạt – Di tích kiến trúc cấp
quốc gia, đây được xem là nhà ga cổ nhất còn xót lại tai Việt Nam! Đây
là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp
hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết
hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây
Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà
nước công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia.
Năm 1903, người Pháp bắt đầu kiến tạo đường xe lửa nối liền thành phố
Đà Lạt mát mẻ trên cao nguyên và thành phố Phan Rang nóng nực nằm ven
duyên hải với mục đích tạo điều kiện giao thông thuận tiện cho các kiều
dân Pháp lên sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi trên thành phố Đà Lạt có
khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết
kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung. Đoạn đường xe
lửa Đà Lạt-Tháp Chàm chỉ có 84 cây số. 41 cây số từ Tháp Chàm đến Sông
Pha (Krong Pha) được hoàn tất và xử dụng từ năm 1919 còn 43 cây số từ
Sông Pha lên Đà Lạt phải mãi đến năm 1932, 13 năm sau mới hoàn tất và xử
dụng được, 43 cây số cuối cùng này là núi đồi dốc, 3 nơi phải làm hệ
thống đường rây có móc răng cưa và 5 chỗ phải làm đường hầm xuyên qua
núi. Tổng cộng công trình kiến tạo là 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường
xe lửa Phan Rang-Đà Lạt.
Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất nước ta và của cả thế
giới. Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang; Tháp Chàm –
Đà Lạt; Sài Gòn – Tháp Chàm – ĐàLạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972,
khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng
hoạt động.
Ga xe lửa Đà Lạt được xây dựng giống hình dánh như núi Lang Bian hùng
vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc
giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu
mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở
phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng
đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho
ba đỉnh núi Langbiang, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra
như chân sườn núi.
Ngày nay, người ta khôi phục lại tuyến đường sắt với chiều dài khoảng
hơn 7km từ Đà Lạt đi Trại Mát để nhằm phục vụ du lịch. Và nơi đây trở
thành địa điểm du lịch đặc sắc và không thể thiu của du khách mỗi khi
đến ĐàLạt.
Ga xe lửa cổ nhất Đông Dương ở Đà Lạt
08:28 07/01/2014
Không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe
lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Đà Lạt là một thành phố cao nguyên được ví
như một ốc đảo trên núi. Là một thành phố Việt Nam nhưng Đà Lạt mang hơi
thở của Pháp, khí hậu của Pháp và ảnh hưởng nhiều theo kiến trúc Pháp.
Tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà thì không thể không nhắc đến
ga Đà Lạt.
Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932
đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga cổ nhất còn lại ở VN. Năm 2001, ga
được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia.
Nhà ga có kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa
giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Nhà ga Đà Lạt có hình dáng như núi Lang
Biang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m,
kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái
và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông, ta sẽ thấy 3 mái nhọn
nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu
thẳng đứng.
Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn
tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân
tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.
Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng
để vận chuyển mà phục vụ du lịch. Với tuyến đường 7 km, tàu sẽ đưa du
khách khám phá phố núi.
Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to,
thế nhưng, đây chính là điểm hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham
quan ngắm cảnh trên đường đi.
Đa số mọi người biết Đà Lạt có một nhà ga
xe lửa đẹp vào bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc và xây cất
theo kiểu art-deco, một kiểu kiến trúc được ưa chuộng và thịnh hành ở
châu Âu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20 từ 1925 đến 1939.
Nhưng không mấy ai chú ý đến một điều,
đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc
đáo và hiếm có trên thế giới.
Phần lớn khách du lịch là người nước ngoài, muốn tham quan và trải nghiệm ga tàu cổ kính và đẹp nhất Việt Nam này.
Không chỉ khách du lịch mà các cặp đôi cũng đến chụp ảnh cưới tại đây.
Đầu tàu cổ được trưng bày để khách du lịch thăm quan và chụp ảnh.
Có thể nói rằng, việc sở hữu nhiều kỉ lục
như “nhà ga cao nhất”, “nhà ga cổ nhất”, “đầu tàu chạy bằng hơi nước duy
nhất”, “nhà ga độc đáo nhất và “nhà ga đẹp nhất” Việt Nam đã khiến ga
Đà Lạt trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thành
phố.
Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh
Phước – hay chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật Giáo đặc sắc và cùng khám
phá thị trấn Trại Mát.
Thật là dễ sợ, con vật như thế này mà cũng bị bắt để làm thịt và làm thuốc uống.
Caroline Thanh Hương Tê tê hay còn gọi là trút, xuyên sơn, là các loài động vật có vú thuộc
Bộ Tê tê (Pholidota). Bộ Tê tê hiện nay chỉ còn một họ Manidae, có một
chi Manis, bao gồm tám loài. Thân tê tê có vảy lớn và cứng. Chúng là
loài thú ăn kiến sinh sống ở miền nhiệt đới châu Á và châu Phi. Phần lớn
các loại tê tê sinh hoạt vào ban đêm, dùng khứu giác rất thính để tìm
côn trùng. Ban ngày thì cuộn tròn như quả bóng để ngủ.
Toàn thân
tê tê có lớp vảy cứng bao bọc, chỉ chừa phần phía bụng. Mép vảy sắc và
nhọn để giúp việc phòng thủ. Vảy cấu tạo bằng chất keratin giống như
móng vuốt, sừng, và lông các động vật có vú khác. Khi mới sinh ra, vảy
tê tê mềm nhưng rồi cứng dần với thời gian. Chúng còn tự vệ bằng cách
xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn.
Tê tê có móng dài và
cứng; móng hai chân trước được dùng để phá tổ côn trùng tìm thức ăn. Vì
móng dài nên chúng không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà ngược lại,
tê tê di chuyển bằng cách co hai chân trước lại và giẫm lên mu bàn chân.
Miệng chúng không có răng; thức ăn chủ yếu là kiến và mối. Chúng dùng
lưỡi dài (đến 40 cm) với nước dãi rất dính để bắt mồi. Cuống lưỡi nằm
sâu trong lồng bụng.
Phần đuôi tê tê có khả năng cầm nắm, để giúp vin vào cành cây khi leo trèo.
Các
loài tê tê đo được từ 30 đến 100 cm. Con cái thường nhỏ hơn con đực.
Chúng làm ổ trong những hốc cây rỗng hay đào hang sâu dưới đất.
Tê tê được coi là loài động
vật có vú bị buôn lậu nhiều nhất thế giới. Toàn bộ tám giống tê tê
đều trở thành mục tiêu ăn thịt và làm thuốc theo cách chữa bệnh cổ
truyền Trung Quốc.
'The pangolin pit' đã đem về cho
tác giả giải thưởng thuộc hạng mục Wildlife Photojournalist Award trong
cuộc thi Wildlife Photographer of the Year 2016
Tại cuộc họp của Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Cites) tại Nam Phi
hồi tháng Chín 2016, loài động vật này đã được thêm những bảo hộ
chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp.
Nhiếp ảnh gia chuyên chụp đời sống hoang
dã Paul Hilton ghi lại những hình ảnh về cảnh ngộ khốn khổ của loài
vật này. Ông đã giành được giải nhiếp ảnh Wildlife Photographer of the
Year, hạng mục phóng viên ảnh, cho bức hình "Tiêu hủy Tê tê" (The
Pangolin Pit).
Bức ảnh chụp khoảng 4.000 con tê tê đã
chết đang được để rã đông, nặng chừng năm tấn. Đây được cho là lần thu
giữ được với số lượng lớn nhất loài động vật này từ trước tới nay.
Bên cạnh những con đã chết còn có 96 con
tê tê sống, được cho sống bởi kích cỡ của chúng. Việc nhồi nhét cho ăn
khiến chúng to ra, và có giá hơn đối với những kẻ săn trộm.
Những con tê tê chết được đem đi thiêu, còn những con sống được thả vào khu rừng địa phương.
"Tội liên quan tới đời sống hoang dã là
một mảng làm ăn béo bở," Hilton nói. "Tội này chỉ chấm dứt khi nhu
cầu tiêu thụ không còn nữa."
Các bạn có thể xem dưới đây những hình ảnh khác về tê tê mà ông chụp:
Một kẻ săn trộm tê tê ở Kalimantan, Indonesia
Một kẻ săn trộm giữ con tê tê đang
cuộn tròn như quả bóng. Vảy tê tê được dùng là một loại thuốc Bắc theo
cách chữa cổ truyền của người Trung Quốc
Một nhà buôn Trung Quốc giới thiệu tê tê trước một nhà hàng tại Myanmar
Một kẻ săn trộm gỡ vảy tê tê sau khi nhúng con vật vào nước sôi. Thịt và vảy tê tê sẽ được đem bán ra thị trường chợ đen
Một nhà bảo tồn thiên nhiên cầm trong tay con tê tê non tại Sumatra, chuẩn bị thả nó đi
Một con tê tê non, bé xíu, bám vào
người mẹ sau khi được thả. Gần 100 con tê tê sống đã được thu giữ khi
đang trên đường vận chuyển sang Trung Quốc, nơi chúng sẽ bị đưa lên bàn
ăn
Cảnh sát Indonesia đứng trước một trong những vụ thu giữ tê tê lớn nhất từ trước tới nay
Một trong những vụ thu giữ tê tê lớn
nhất từ trước tới nay, với chừng 4.000 con tê tê đông lạnh được đưa
xuống hố để thiêu hủy tại Sumatra, Indonesia
Tê tê được cho là loài động vật có vú bị buôn lậu nhiều nhất