caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 5 juin 2015

Hữu Nghị mất Ải Nam Quan, tài liệu lịch sử.

  Kính gửi quý anh chị hình ảnh và tài liệu lịch sử.

Cám ơn tác giả bài viết này.

Caroline Thanh Hương

 Hữu Nghị mất Ải Nam Quan


Hữu Nghị mất Ải Nam Quan
Y Nguyên Mai Trần
Ải Nam Quan chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức người Việt Nam. Trải qua bao thời đại, lịch sử đã chứng minh người Việt phải hy sinh bao nhiêu xương máu để chống lại ý đồ Hán hóa, giử vửng biên cương và tồn tại đến ngày nay. Bài viết này không mang tính cách khảo cứu lịch sử nhưng là một cố gắng tóm lược cùng đưa ra nhận định của người viết dựa vào những gì, đã thấy, đã nghe và đã tham khảo một số tài liệu về Ải Nam Quan, theo sau chuyến đi thăm vùng địa đầu Chi Lăng, Lạng Sơn, Cửa khẩu quốc tế Hửu Nghị cuối tháng 1 năm 2011.
Người đọc xin chú ý, trong suốt bài viết, nhiều tên được dùng để chỉ cửa Nam Quan (tham khảo bảng dưới đây) cũng như nhiều chú thích quan trọng của người viết trên một số hình ảnh mà người đọc cần tham khảo.
Phụ lục 1-hình ảnh Nam Quan trước 1950
Phụ lục 2-hình ảnh Nam Quan từ 1950-2011
Phụ lục 3-Đâu là Ải Nam Quan? So sánh vị trí xưa và nay
Phụ lục 4-Cột mốc Km 0 qua nhiều biến đổi
Phụ lục 5-Khu vực Nam Quan theo dòng lịch sử
Phụ lục 6-Tài liệu đề cập đặc biệt đến Nam Quan

lundi 1 juin 2015

Californie : elle jette un vieil ordinateur Apple à 200.000 dollars sans le savoir:

Qui peut savoir qui cache quoi et quel objet a sa vrai valeur.

Ne jeter plus des affaires qui dorment dans le grenier, faute de "jeter l'argent par la fenêtre".*
 
 
Caroline Thanh Huong

Une vieille dame soucieuse de se débarrasser de divers objets appartenant à son défunt mari a déposé sans le savoir dans un magasin de recyclage de la Silicon Valley (Californie) un vieil ordinateur Apple… d’une valeur de 200.000 dollars (184.000 euros)






Il y a quelques semaines de cela, en plein cœur de la Californie, une vieille dame décide de se débarrasser d’un ordinateur antédiluvien trouvé dans le garage de son défunt mari auprès d’un magasin de recyclage de la Silicon Valley.
Jusqu’ici, rien de bien palpitant… sauf qu’il ne s’agit pas de n’importe quel ordinateur, mais d’un Apple 1, soit le tout premier engin construit en 1976 par les fondateurs de la société Apple Steve Jobs et Steve Wozniak.
200 exemplaires seulement
« Elle a déposé quelques boites en carton », explique à la chaîne NBC Victor Gichun, vice-président de Clean Beay Area. Lorsque les employés découvrent le trésor après le départ de la dame, ils peinent à en croire leurs yeux : « Nous pensions qu’il s’agissait d’un faux. Il n’en existe que 200 exemplaires, ils sont extrêmement précieux », affirme encore Victor Gichun.
Précieux, c’est le mot : la valeur estimée d’un Apple 1 s’élève à 200.000 dollars (environ 184.000 euros)
Un bout de l’Histoire du numérique
Ce n’est évidemment pas pour ses caractéristiques techniques aujourd’hui dépassées que l’Apple 1 fait frémir les technophiles de tout genre. « C’est le premier ordinateur que Steve Jobs et Steve Wozniak ont inventé dans leur garage, explique le professeur spécialisé David Crandall à NBC, ce fut une étape capitale de leur percée dans l’informatique ». L’Apple 1 serait donc, en somme, l’équivalent électronique d’une belle pièce archéologique.
Appel à la propriétaire
Pas question pour l’entreprise de faire main basse sur le précieux butin : celle-ci a de toute façon pour habitude de donner 50% du prix de l’article aux propriétaires. Un hic, cependant : l’Américaine a déposé ses cartons sans laisser de coordonnées. Un appel lui est donc lancé par le vice-président de Clean Beay Area : « Je dis à cette dame, s’il vous plaît, revenez à notre entrepôt à Milpitas, et nous allons vous offrir un chèque de 100.000 dollars ».

-

*

Jeter l'argent par les fenêtres : être très dépensier



L'argent dispensé aux mendiants, chanteurs de rue, etc., était effectivement lancé par les fenêtres, sans qu'on puisse assurer que l'origine de l'expression soit dans cette coutume.

Chữa người bệnh và bệnh của người khác nhau thế nào?

Khi người ta mang bệnh, có nhiều lý do.

Đông và tây ai cũng có cái lý riêng.
 
Người muốn ít bệnh hoạn theo tôi nghỉ thì lúc nào cũng nên tìm cái vui trong cuộc sống và tránh những ưu phiền không đáng.
 
Nhìn lên chúng ta sẽ không bằng ai, nhưng xuống thì chúng ta sẽ thấy những bi kịch trong cuộc đời mà có thể chúng ta không vướng phải để còn ngồi đây trao đổi tin tức cho nhau về cái hay cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày.
 
Kính chúc quý anh chị luôn vạn an.
 
Caroline Thanh Hương

 

“Đông y chữa người bệnh, còn Tây y chữa bệnh của người”


xuyen_boi_ty_ba_cao_300_nam_phuong_thuoc_quy_tri_ho_0-675x400


Đối tượng nghiên cứu của Đông y và Tây y đều là sự sống, sức khỏe và bệnh tật của con người. Mục đích của cả hai nền y học đều là tìm ra những phương pháp bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên trên thực tế do hoàn cảnh lịch sử, sự khác biệt về văn hóa và phương pháp nhận thức (nhận thức luận) nên đã hình thành những hệ thống lý luận và phương pháp thực hành khác nhau.
Khi đề cập tới vai trò của Đông y trong đời sống đương đại, cố giáo sư Nhiệm Ứng Thu – nhà lý luận Đông y nổi tiếng của Trung Quốc đã từng đưa ra một so sánh rất hay, ông nói: “Hệ thống các phương tiện giao thông hiện đại có máy bay, tầu thủy, tầu hỏa, ô tô, … nhưng cũng có cả những con lừa – là phương tiện vận tải ở vùng đồi núi. Cho dù Y học phương Tây có phát triển và hiện đại hóa thêm nữa, cũng không thể thay thế được những chú lừa bé nhỏ của Đông y.
Suy cho cùng, mỗi loại phương tiện đều vận hành theo những nguyên lý riêng, mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do đó, sự khác biệt giữa Tây y và Đông y không phải là sự khác biệt giữa “khoa học” và “phi khoa học”, mà là sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu và sách lược tiếp cận đối tượng.

Trước hết, Đông y và Tây y được xây dựng trên nền tảng của những triết thuyết không giống nhau. Vấn đề đầu tiên cần lưu ý đó là nhận thức của Đông y về sinh lý và bệnh lý không căn cứ vào hình trạng giải phẫu thực thể, mà xuất phát từ các chức năng.

Đối với một thầy thuốc Đông y, hình trạng và kết cấu thực thể không quan trọng bằng các chức năng. Hầu hết các khái niệm trong Đông y đều có tính “hữu danh vô hình” – nghĩa là chỉ biểu thị chức năng, không nhất thiết phải đồng nhất với một cơ quan hay tổ chức thực thể. Những khái niệm như “âm dương”, “khí huyết”, “tạng phủ”, “kinh lạc”, … trong Đông y chủ yếu được hình thành thông qua trực giác, cảm tri và thể ngộ, chứ không chỉ dựa vào thực chứng hay thực nghiệm.
e1
Ví dụ: “Kinh lạc” là những đường dẫn truyền cảm giác – khi cơ thể phát bệnh hoặc do kích thích từ phía bên ngoài; đó là “sản vật của sự cố định hóa” hiện tượng truyền cảm (chức năng) chứ không phải là một thực thể giải phẫu cụ thể nào. Nhưng cũng chính vì đặc điểm trên thường dẫn tới một số ngộ nhận.
Một ví dụ hết sức điển hình: Các thầy thuốc Đông y thường nói “tả can hữu phế” (gan ở bên trái, phổi ở bên phải).
Nghe thấy vậy một người chỉ cần hiểu biết chút ít về giải phẫu sinh lý sẽ lập tức thốt lên kinh ngạc: Đúng là điều hoàn toàn bậy bạ! Vì theo nghĩa thông thường “can” là gan, “phế” là phổi, mà ai cũng biết rằng “gan bên trái, phổi bên phải” là hoàn toàn không đúng thực tế. Có điều trong Đông y, “can” chỉ “tạng can”, “phế” chỉ “tạng phế”, mà “ngũ tạng” (5 tạng) của Đông y (tâm, can, tỳ, phế, thận) không phải là “tim”, “gan”, “lách”, “phổi” và “thận” trong giải phẫu học. Theo lý luận về “tạng tượng” của Đông y học: Mỗi một “tạng” hoặc một “phủ” thực chất là một “tổ chức kết cấu động” bao gồm những chức năng tương đồng, đồng bộ theo những tiết luật về không gian và thời gian.
Nhân – con người được ví như một “Thái cực đồ”: theo phương vị trong không gian, tạng can ở hướng Đông, phía bên trái; tạng phế ứng với hướng Tây, phía bên phải.
Nói “tả can hữu phế” là chỉ chức năng, cụ thể là chức năng “hành khí” (vận động của “khí”): Tạng can đưa khí dương lên trên từ phía bên trái, tạng phế dồn khí âm xuống dưới ở phía bên phải.
Điều đặc biệt hơn nữa là với mệnh đề này (cùng với biện pháp châm cứu, phương thuốc, …) trên lâm sàng Đông y đã chữa trị được rất nhiều chứng bệnh, mà Tây y phải chịu bó tay.

Các triết thuyết còn dẫn đến những hệ thống thực hành khác nhau. Có người nói: “Đông y chữa người bệnh, còn Tây y chữa bệnh của người“. Có người còn nói: “Đông y chỉ thấy rừng mà không thấy cây, Tây y chỉ thấy cây mà không thấy rừng“. Nói như vậy tuy có phần ngoa ngoắt phóng đại, nhưng việc Đông y coi trọng cách tiếp cận tổng quát – toàn bộ “khu rừng”, còn Tây y coi trọng những chi tiết cụ thể về từng “cái cây” thì đúng là sự thật không thể phủ nhận.

Thầy thuốc phương Tây thường tiếp cận vấn đề theo phương pháp “phân tích hoàn nguyên”, còn thầy thuốc phương Đông xét vấn đề theo phương pháp “chỉnh thể”. Đông y coi con người là một chỉnh thể không thể chia cắt, con người giống như một “vũ trụ nhỏ”.
Phương pháp tư duy hình tượng thiên về trực cảm và thể ngộ của Đông y càng thể hiện rõ trong quá trình chẩn đoán, biện chứng, chữa trị bệnh tật. Thời xưa, trong hoàn cảnh khoa học chưa phát triển, chưa có các thiết bị tinh vi như ngày nay, Đông y đã phát minh ra một hệ thống chẩn bệnh và trị bệnh độc đáo, đó là phép “BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ“.
Khi khám chữa bệnh, trước hết người thầy thuốc dùng “Tứ chẩn” (tức “vọng” (nhìn), “văn” (ngửi, nghe), “vấn” (hỏi), “thiết” (bắt mạch, sờ nắn)) để thu thập những tin tức khách quan về bệnh tình. Tiếp đó tiến hành phân tích, “biện chứng” theo “Bát cương” (8 trạng thái bệnh lý cơ bản, theo cách phân loại của Đông y) để tìm ra căn nguyên, bản chất, vị trí bệnh và tương quan giữa “chính khí” (sức chống bệnh) và “tà khí” (tác nhân gây bệnh). Sau khi biết rõ “chứng” mới xác định phương pháp và bài thuốc chữa trị cụ thể.
tcm_diagnose
Đối với bệnh tật, Đông y coi trọng “CHỨNG“, còn Tây y thì coi trọng “BỆNH“. “Chứng” trong Đông y không phải là một “triệu chứng” đơn nhất theo nghĩa thông thường, mà là một chỉnh thể, là cả “rừng cây”, có tính vĩ mô. Còn “bệnh” là một khái niệm cụ thể, là “cái cây” mang tính vi mô.
Thời xưa, thần y Hoa Đà đã từng chữa trị cho hai người cùng bị bệnh phát sốt, đau đầu. Nhưng khi kê đơn thuốc ông lại cho một bệnh nhân dùng thuốc “tả hạ” (thông đại tiện mạnh – thuốc tẩy), còn người bệnh kia cho dùng thuốc “phát hãn” (làm ra mồ hôi để giải cảm).
Có người thắc mắc: “Vì sao hai người cùng bị mắc một bệnh lại dùng những bài thuốc khác nhau như vậy?
Hoa Đà giảng giải: “Bệnh một người thuộc chứng “nội thực”, bệnh người kia thuộc chứng “ngoại thực”, vì vậy phải sử dụng những phép chữa và bài thuốc khác nhau“.
Và điều lạ lùng là 2 ngày sau cả hai người đều đã khỏi bệnh.
Một ví dụ khác, một thầy thuốc Đông y đương đại đã chữa bệnh cho hai người cùng mắc một loại bệnh mà Y học hiện đại gọi là “bệnh loét đường tiêu hoá”. Bệnh nhân thứ nhất từng bị viêm loét dạ dày và xuất huyết dạ dày, một lần do làm việc quá sức, lúc đi đường lại gặp mưa to, về đến nhà uống chút rượu nho lạnh thì đột nhiên thổ huyết liên tục; vào bệnh viện cấp cứu và chữa trị bằng Tây y 2 ngày, người bệnh vẫn thổ huyết không sao cầm được. Sợ bệnh nhân bị thủng dạ dày, bệnh viện quyết định tiến hành phẫu thuật gấp.
Người nhà bệnh nhân do dự, nửa đêm tìm đến nhà vị thầy thuốc già họ Bồ. Ngay tối đó ông cho bệnh nhân dùng bài thuốc “Trắc bách diệp thang” sắc uống. Sáng hôm sau thấy hiện tượng thổ huyết tạm ngừng, ông gia thêm hai vị “nhân sâm” và “tam thất” vào thang thuốc. Sau vài lần điều chỉnh đơn thuốc, người bệnh không còn bị thổ huyết; bệnh viêm loét dạ dày cũng khỏi và nhiều năm sau không còn tái phát.
chinese-herbal-medicine
Trường hợp thứ hai, người bệnh bị viêm loét hành tá tràng đã 13 năm, đại tiện phân lẫn máu, dạ dày đau lúc đói đau tăng thêm, … đã chữa trị khắp nơi không có kết quả. Sau khi xem mạch, thầy Bồ lại cho uống bài “Tứ nghịch tán hợp tả kim hoàn”. Sau một thời gian bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn.
Cả hai trường hợp tuy đều bị mắc “bệnh loét tiêu hóa” (peptic ulcer) trong Y học hiện đại, nhưng lại thuộc hai “chứng” khác nhau theo phân loại chứng hậu trong Đông y, do đó thầy thuốc Đông y đã được sử dụng những phép chữa và bài thuốc khác nhau để chữa và kết quả đều cùng khỏi bệnh.
Công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tật của thầy thuốc Đông y, thực chất là một quá trình suy đoán về sự hoạt động của cơ thể thông qua sự nhận thức, cảm tri và thể ngộ về những biểu hiện ở người bệnh. Vì vậy, việc chữa trị bệnh tật trong Đông y có chính xác, cao minh hay không, thường phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, năng lực nhận tri và thể ngộ của người thầy thuốc.
Lương y THÁI HƯ
Theo thuocvuonnha.com

Gia Long Phục Quốc tác giả Lê Văn Thơm 1914/ tài liệu xưa lịch sử.

Kính gửi quý anh chị tài liệu xưa lịch sử.

Xin nhấn vào đường dẫn bên dưới để đọc hay download về máy.

Caroline Thanh Hương


http://www.mediafire.com/view/td5t7muy6t6v3w5/gia_long%20phuc%20quoc.pdf