Lịch sử là những kinh nghiệm xương máu của người tướng, người lính và người dân từng chiến đấu cho lý tưởng của mình để bảo vệ đất nước và con người.
Thành công hay thành nhân đều là những hy sinh của bao con người đã ngã xuống để biến giấc mơ thành sự thật.
Ngaỳ hôm nay, với tài liệu của những người từng làm lính Việt Nam Cộng Hoà, tôi được anh Văn Nguyên Dưỡng cho phép đăng lại tài liệu của anh viết bằng 3 thứ tiếng, anh, pháp, việt.
Bài rất dài nên tôi lưu lại trong Mediafire để lỡ có thất lạc sẽ còn tài liệu này và mời các anh chị cứ thong thả mở lại từng trang viết để biết thời xưa cũng gần đây thôi, người miền Nam Việt Nam được bảo vệ như thế nào.
Quý anh chị cũng có thể truyền lại cho con cháu của mình tài liệu này bằng thứ tiếng nào chúng nó đọc, viết thông thạo nhất, vì người Việt Nam tha phương rất nhiều và thế hệ sau chỉ có thể đọc và hiểu bằng thứ tiếng của quốc gia nó được lớn lên và được đi học.
Cám ơn tác giả đã góp công sức để có bài viết rất phong phú về sự kiện lịch sử và diển đạt bằng 3 ngôn ngữ quốc tế.
Caroline Thanh Hương
TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG
VÀ
NHỮNG SỰ THỰC Ở CHIẾN TRƯỜNG AN LỘC
TRONG MÙA HÈ
1972
**!**
VĂN NGUYÊN DƯỠNG
1. QUÂN ĐOÀN III & VÙNG 3 CHIẾN
THUẬT VỚI
TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ VÀ TƯỚNG NGUYỄN VĂN MINH
Trung tướng Nguyễn văn Minh nhận chức vụ Tư
lệnh Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến Thuật (QĐIII & V3CT) sau khi vị tướng lãnh lỗi lạc nhất
của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) Trung tướng Đỗ Cao Trí, tử nạn trực thăng trên không
phận tỉnh lỵ Tây Ninh vào ngày 23 tháng 2, năm 1971.
Trước đó ở cả bốn Vùng Chiến Thuật, QLVNCH
đã mở những cuộc hành quân sâu vào căn cứ địa của lực lượng Cộng
Sản Bắc Việt (CSBV) dọc theo biên giới Việt-Miên-Lào và truy diệt chúng xa hơn vào
lãnh thổ Miên và Lào. (Về lý do vì sao QLVNCH tổ chức các cuộc
hành quân vượt biên sang Cao Miên và Lào, sẽ trình bày trong một dịp
khác, hoặc xin mời đọc “The Tragedy of The
Vietnam War” của tôi, ở
tiểu mục “A Controversal Escalation of the War in Indochina”, do McFarland xuất bản tháng
9, 2008, từ trang 135 đến 141).
Lực lượng hành quân QĐ III & V3CT
của Tướng Đỗ Cao Trí đạt thành quả lớn lao nhất. Từ tháng 4, 1970, đã
đánh bạt Sư đoàn Công trường 7 CSBV (SĐ-7/CSBV) và Sư đoàn Công Trường 9 Cộng Sản của TWC/MN (SĐ-9/CS) ra khỏi các căn cứ địa quan trọng Lưỡi
Câu, ở biên giới tây bắc Bình Long và Mỏ Vẹt ở biên giới tây nam Tây
Ninh, đồng thời phá tan các căn cứ hậu cần lớn, nhỏ, của Trung Ương Cục
Miền Nam (TWC/MN) cơ quan chính trị và quân sự đầu não của CSBV ở Nam Việt Nam; hạ hơn 11,000 quân
CSBV, bắt hơn 2,200 tù binh và thu hoặc phá
hủy hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược, trang bị và hậu cần của chúng.
Sư đoàn Công trường 5 Cộng Sản của TWC/MN (SĐ-5/CS) lúc đó đã rút sang Cao Miên hoạt động bên ngoài
biên giới Kiến Phong và đang là mục tiêu của QĐIV & V4CT.
Ở mặt trận phía bắc, dọc Liên Quốc lộ 7,
các chiến đoàn QĐIII & V3CT vượt qua các đồn điền cao-su Mimot, Krek và
Chup, đến tận Tonle-Bet đông ngạn Sông Mékong ngang thành phố
Kampong-Cham -nơi trú đóng Bộ Tham Mưu Quân Khu I của Tướng Fan Muong
thuộc Quân lực Quốc gia Cao Miên (Forces Armées Nationales Khmères -FANK). Ở mặt trận phía nam, trên Liên Quốc lộ
1, các chiến đoàn khác của Tướng Trí cũng tiến đến bên ngoài thành
phố Sway-Riêng yểm trợ cho các đơn vị của Đại tá Dap Duon, Tỉnh
trưởng của tỉnh phía đông Cao Miên này, giáp với tỉnh Tây Ninh của
Việt Nam.
Suốt trong gần một năm hiện diện trên lãnh
thổ Miên, QLVNCH đã liên lạc với chính quyền quân sự Cao Miên, đưa
khoảng trên dưới vài chục nghìn đồng bào Việt Nam ở đó trở về
nước. Chính Tướng Đỗ Cao Trí đã
làm việc này. Nỗi bận tâm của Trung tướng trong các cuộc Hành
quân Toàn Thắng trên lãnh thổ Miên không chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng
CSBV và các căn cứ hậu cần quan trọng của chúng ở biên giới Miên, hay
chỉ để yểm trợ cho lực lượng quân đội non yếu của Tướng Lon Nol (Ông này là
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Miên, vừa làm cuộc đảo chính lật đổ Norodom Sihanouk
trong tháng 3, 1970, khi Sihanouk công du nước ngoài) nhưng còn để giải thoát hàng chục
nghìn Việt kiều bị chính quyền địa phương của chính phủ Lon Nol nghi
ngờ là Việt Cộng, bắt giam giữ. Trung tuần tháng 4, 1970, tôi được Trung tướng Trí cử sang
làm Sĩ quan Liên lạc ở Tỉnh Sway-Riêng thay thế Đại tá Lê Đạt Công lúc
đó là Trưởng Phòng 2 QĐIII & V3CT. Tôi nhận rõ chỉ thị và
hiểu rõ mối quan tâm của Trung tướng Trí về vấn đề Viêt kiều ở Miên.
Vì vậy, khi biết nhu cầu cần được yểm trợ của Đại tá Đap Duon, Tỉnh
trưởng Sway-Riêng, và sau khi thoả mãn được vài điều khá quan trọng,
việc đầu tiên của tôi là yêu cầu Đại tá Đap Duon đưa đến thăm viếng
số đồng bào chừng hai nghìn người bị chính quyền Miên tập trung giam
giữ ở Trường Tiểu học tỉnh lỵ. Trước cổng Trường này, tôi hứa với
đại diện Việt kiều nạn nhân ở đó là sẽ trình nguyện vọng muốn về
nước của đồng bào lên Tướng Trí, Tư lệnh QĐIII & V3CT. Tôi đã làm
như đã hứa.
Trong tháng 5, 1970, khi được Tướng Trí uỷ thác sang Kompong-Cham làm Sĩ quan Liên
lạc ở Bộ Tư lệnh Quân khu I Cao Miên của Tướng Fan Muong, với một toán
trên mười sĩ quan, hạ sĩ quan Phòng 2, Phòng 3, và Truyền tin của QĐIII & V3CT. Ở
Komgpong-Cham, tôi cũng yều cầu Trung tá Ly Tai Sun,
Tư lệnh phó của Fan Muong,
nhất định phải đưa tôi đi xem nơi đồng bào Việt Nam bị họ bắt giam
giữ. Hơn vài nghìn Việt kiều, kể cả đàn bà và trẻ con, chen chúc
dưới các đường giao thông hào khá sâu và rộng --mà người Pháp gọi là tranchées-- trong khuôn viên chiếc sân rộng lớn
của Bộ Tư lệnh Quân Khu trong thành phố. Việc nầy chỉ diễn ra vào
buổi sáng sau khi tôi đã yêu cầu Tướng Trí cho Không Quân Việt Nam (KQVN), đánh giải
tỏa Bộ Tư lệnh Quân Khu I, bị Tiểu Đoàn J-16 Đặc công và các đơn vị
chính qui của CSVN tấn công và bao vây từ đêm trước. Khi chỉ vào nhóm
Viêt kiều bị giam giữ dưới các giao thông hào đó, Ly Tai Sun nói với
tôi bằng tiếng Việt: -“Nếu hôm nay Ông không gọi được KQVN đánh giải
cứu chúng tôi, thì số người nầy sẽ bị bắn hết.” Đó là nguyên văn
câu nói của tên Trung tá nầy. Từ ngày toán Liên lạc của chúng tôi
đến Kompong-Cham, tôi tiếp xúc với Thiếu tá John Fernandez Tham Mưu
trưởng, Ly Tai Sun Tư lệnh phó và Tướng Tư lệnh Fan Muong bằng tiếng
Pháp, vì tôi không biết tiếng Miên, tôi chưa hề nghe các Sĩ quan Miên
này nói một câu tiếng Việt nào. Đột nhiên nghe Ly Tai Sun bật lên câu
nói ghê tởm đó, tôi nói với hắn, “Thì ra Ông là người Việt Nam, họ
Lý. Ông nói vậy có nghĩa là các Ông sẽ giết hết số Việt kiều nầy và
cả toán Liên lạc của chúng tôi, đúng không? Hắn cười. Tôi nói tiếp: “Chắc
là Ông chưa lường được hậu quả lớn lao sau nầy.” Lý Tài Sun, hay Lý Đại
Sơn -tên thật của Sun- không nói gì thêm. Tức tốc, tôi vào gặp
Tướng Fan Muong nói việc Ly Tai Sun và tôi gửi mật điện trình mọi
việc với Tướng Trí. Ngay buổi trưa đó, Trung tướng cho trực thăng, kèm
theo quân Dù, đón toán Liên lạc chúng tôi về Biên Hòa. Có lẽ sau đó
Tướng Fan Muong điện xin lỗi Trung tướng Trí. Dĩ nhiên vấn đề chính
phải là chuyện giải quyết số phận của hàng chục ngàn Việt kiều bị
chính quyền Miên giam giữ từ mấy tháng trước đó khi quân CSBV phối
hợp với các đơn vị Cộng sản Miên tấn công các thành phố Miên và tạo
vòng đai bao vây Thủ đô Phnom Penh của Chính quyền Lon Nol. Mấy ngày
sau, Thiếu tá Nguyễn văn Lý của Phòng 2 QĐIII và một toán Liên lạc khác
được đưa trở lại Kompong-Cham. Không lâu sau đó Đại tá Trần văn Tư thay
thế Thiếu tá Lý.
Trong tháng 5 đó, vấn đề nội
bộ ở cấp cao giữa Trung tướng Đỗ Cao Trí và Tổng thống Nguyễn văn
Thiệu hay Chính phủ VNCH, hay vấn đề ngoại giao giữa Viêt Nam và Cao
Miên diễn ra thế nào tôi không ̣được biết, nhưng các cuộc hành quân thủy,
bộ, của QĐIII và QĐIV đã diễn ra, đón đưa nhiều chục nghìn Việt kiều
ở Miên về nước trong các tháng 5, 6 và 7, 1970. Lúc đó tôi tiếp tục phục vụ ở Phòng 2 QĐIII &
V3CT, dưới quyền Đại tá Lê Đạt Công, khi ở Biên hòa, khi ở Hiếu Thiện, rồi
Tây ninh, luân phiên thay thế ông về tình báo chiển trường cho đến ngày
Trung Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn.
Đọc tiếp nơi đâybằng cách click vào lđường dẫn bên dưới:
TRONG MÙA HÈ1972
BG LÊ VĂN HƯNG AND THE BATTLE OF AN LỘC
****
VĂN NGUYÊN
DƯỠNG
CHAPTER I:
RVNAF
III CORPS & MR3 UNDER GENERALS ĐỖ CAO TRÍ AND NGUYỄN VĂN MINH
Lieutenant General Nguyễn văn Minh was promoted Commander of the Republic of
Vietnam Armed Forces III Corps & 3rd Military Region (III Corps & MR3)
after the most brilliant ARVN officer, General Đỗ Cao Trí passed away --his
command helicopter exploded when he was flying above the province of Tay Ninh
on February 23, 1971.
Earlier, the ARVN had made many military
operations from all the four Corps into communist strongholds along the
Cambodian and Laotian borders and pushed them deep into the Laotian and
Cambodian territories.
Operational units from the III Corps & 3rd MR
of Lieutenant General Đỗ Cao Trí have achieved
the highest results. From April 1970, they have pushed the North Vietnam Army
7th Division (7th Div/NVA) and the Việt Cộng 9th Division (9th Div/VC) of thr
COSVN out of their strongholds in the Fish Hook area, in the northwest border
of Binh Long and the Parrot's Beak on the southwest border of Tây Ninh. They
have also destroyed the strongholds, big and small, of the COSVN (Central
Office of South Vietnam --the political and military nerve centers of northern
communists in South Vietnam); killed more than 11,000 PAVN soldiers, taken
2,200 troops prisoners, and confiscated hundreds of tons of ammunitions and
armaments. The Việt Cộng 5th Division (5thDiv/VC) has pulled back into
Cambodia and been followed closely by the RVNAF IV Corps & MR4.
read more, please click that link:
HEROIC AN
LỘC
GENERAL LÊ
VĂN HƯNG AND THE BATTLE TO SAVE SAIGON
VAN NGUYEN
DUONG
NGHIA M. VO
From the same authors:
VAN NGUYEN DUONG
-The Tragedy
of the Vietanm War, Mc Farland, 2008
NGHIA M. VO
-Legends of
Vietnam, McFarland, 2012
-Saigon. A
History, McFarland, 2011
-The Viet
Kieu in America, McFarland, 2009
-The
Vietnamese Boat People, McFarland 2006
-The Bamboo
Gulag, McFarland, 2004
To the valiant ARVN
soldiers who fought at the An Lộc
Battle,
To the brave U.S. advisers
and pilots who supported the ARVN during that battle,
To the people of An Lộc
who suffered so much during the battle.
CONTENTS
Introduction
I. The Border
War
II. General Lê
Văn Hưng and I
III. Prelude to
the Bình Long Battle
IV. The Fall of
Lộc Ninh
V. Crucial
Decisions made to save An Lộc
VI. The First
Attack on An Lộc
VII. The Second
Attack on An Lộc
VIII. The War Game
in Chơn Thành
IX. The Third
Attack on An Lộc
X. Releasing the
Pressure on An Lộc
XI. An Lộc, Khe
Sanh, Điện Biên Phủ
XII. Return to the
Mekong Delta
XIII. Hell in a Very
Insignificant Place
XIV. Epilogue
Photos
Appendix: General Lê Văn Hưng's Final Hours
Notes
Bibliography
ABBREVIATIONS
APC
armed personnel carrier
ARVN
Armed Forces of the Republic of Vietnam
ARC LIGHT B-52
bombing strike
CARP
computerized aerial drop system
CBU
cluster bomb unit
COSVN
Central Office for South Vietnam (communist)
CP
command post
CPV
Communist Party of [North] Vietnam
DMZ
Demilitarized Zone
DRAC
Delta Regional Assistance Command
DRV
Democratic Republic of [North] Vietnam
FAC
forward air controller
FRAC
First Regional Assistance Command
FSB
fire support base
GVN
Government of [South] Vietnam
HALO
high altitude, low opening
HEAT
high explosive anti-tank rocket
JCS
Joint Chiefs of Staff
JGS
Joint General Staff (RVNAF)
KIA
killed in action
LAW
light antitank weapon
MACV
Military Assistance Command, Vietnam
medevac
medical evacuation
MIA
missing in action
MR
Military Region
NLF
National Liberation Front
NVA
North Vietnamese Army
PAVN People's Army of [North] Vietnam
PF
Popular Forces
POW
prisoner of war
PRG
Provisional Revolutionary Government
RF
Regional Forces
RPG
rocket propelled grenade
RVN
Republic of [South] Vietnam
RVNAF
Republic of Vietnam Armed Forces
SAC
Strategic Air Command
SAM
surface to air missile
SRAC
Second Regional Assistance Command
TF
task force
TOC
tactical operations center
TOW
tube launched optically tracked wire-guided missile
TRAC
Third Regional Assistance Command
VC
Viet Cong
VNAF
[South] Vietnamese Air Force
WIA
wounded in action
****
INTRODUCTION
An
Lộc represented one of the defining moments in the history of the Vietnam War
in general and of the Republic of South Vietnam in particular. It was in 1972 a
place where one South Vietnamese division stood its ground against four North
Vietnamese divisions (3 infantries and 1 artillery)
and won. The next and final battle where one could see such a fight between
David and Goliath, one ARVN division against four
NVA divisions was Xuân Lộc, on the outskirts of Saigon on the last days of the
war in 1975. Throughout the three decade-war (1946-1975), except maybe for Huế, Saigon, and
probably Quảng Trị, all the battles had been fought in the countryside,
swamps and villages of South Vietnam or hills of central Vietnam; only at An
Lộc was there a real city war, house-to-house and street to street fights, and
where opponents shot at each other for three months long at close range, many
times from one street to the other, one building to the other.
An
Lộc was only eleven city blocks long by six blocks wide; it was so small that
its photograph could fit into one-page book. Not many big buildings were
obstructing the view because it was only a provincial town with at most
15-20,000 inhabitants at its peak. There were no heavy fortifications either
because it was home to no major army unit, installation, or ordnance depot. For
this reason, no one thought the communists would launch an attack on a
provincial town with no strategic value. This was, however, a town where huge
enemy 36-ton T-54 tanks roamed through until they were shot down by valiant
ARVN soldiers carrying newly delivered anti-tank missiles. It was so small that
one could see ARVN soldiers chasing after tanks to catch them in order to have
a better shot at them at close range.
For
94 days, that unprotected small town was pounded by one thousand rounds of
shells, mortars or more each day. It was so thoroughly shelled that almost
nothing was left standing except for five or six buildings: a few weeks into
the battle had rendered the visibility almost perfect from north to south and
east to west.
Veuillez cliquer sur le lien ci- dessous pour lire la suite:
Mời đọc thêm bài cùng chủ đề khi nhấn vào đường dẫn bên dưới