caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 6 avril 2019

Lê Xuân Nhuận viết về Lý Tống.

tt

 Anh hùng thế kỷ 20, có mấy người đáng nhớ?
Họ là ai? đã làm gì cho chúng ta hay cho chính bản thân họ?
Mời quý anh chị đọc câu truyện một người anh hùng vô danh được người anh viết lại tiểu sử của em mình.
Đúng là phận người, vận nước.
Caroline Thanh Hương
Groupe Cát Bụi Hương Xuân 2012 xin chia buồn cùng anh Lê Xuân Nhuận về sự ra đi của anh Lý Tống và mời quý anh chị nghe lại bài Chiến Sĩ Vô Danh để tiễn đưa anh.


Chủ Nghĩa Xã Hội

Một giáo sư kinh tế ở một trường đại học cho biết ông chưa từng đánh rớt sinh viên nào, nhưng đã từng đánh rớt hết cả một lớp học.
Vì học sinh lớp này kiên quyết cho rằng, một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo, và đó là một xã hội tuyệt vời.
Thế là vị giáo sư nói:
-“Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó.
Từ nay, tất cả các điểm sẽ được cộng lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị rớt và cũng không ai được điểm A cả.”
Sau bài thi đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên siêng năng rất buồn, còn những sinh viên lười biếng thì rất mừng
Qua bài thi thứ hai, điểm trung bình cho cả lớp là D! Không ai vui cả. Vì những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm chỉ thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học in ít thôi.
Đến bài thi thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, mà còn nổ ra các cuộc cãi vã, nghi ngờ, buộc tội nhau. Mọi người đều khó chịu và tức giận, tất cả mọi người không ai còn muốn học để người khác có lợi.
Bài cuối cùng, tất cả đều rớt, khiến ai cũng xửng sốt, ngỡ ngàng…
Giáo sư đã nói với họ rằng:
-“Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu xã hội công bằng mà các bạn đang mong muốn rất khó thành hiện thực, vì dù ý tưởng rất hấp dẫn, nhưng khi đưa vào thực hành thì chẳng ai có động lực muốn làm việc nữa.”

Cuối cùng ông kết luận :
-Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi.
-Người không làm gì mà vẫn được hưởng, trong khi người phải làm thì lại không được hưởng cái gì.
-Chính phủ cho free ai cái gì, thì phải lấy thứ đó từ người khác.
-Khi một nửa nhân loại thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có người khác làm cho,còn một nửa kia thì nghĩ rằng họ có làm kiệt xác cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác chiếm mất. Thì đó chính là khởi đầu cho sự kết thúc của mọi xã hội !







Vĩnh Biệt Ó Đen Lý Tống...

Lý Tống, ‘chiến sĩ chống Cộng’ nổi tiếng hải ngoại, hấp hối

Ông Lý Tống đứng tại xa lộ 15, lối vào đại lộ Ej Cajon, San Diego, hôm 1 Tháng Hai. (Hình: Nhân Phạm/Người Việt)

                      
                          Hero's Welcome Back Parade in Florida, Jan. 9-2000
                                  Ó ĐEN Hồi Ký Lý Tống - Truyện đọc Audio 
SAN DIEGO, California (NV) – Ông Lý Tống, còn có biệt hiệu là “Ó Đen,” một trong những “chiến sĩ chống Cộng” nổi tiếng nhất hải ngoại, đang hấp hối trong bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San Diego, vì bị sơ phổi.
Đó là những gì ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Không Quân VNCH San Diego, người đang chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Năm, 21 Tháng Ba.
Ông Hòa kể: “Anh Tống nhập viện từ hôm 7 Tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị sơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công.”
“Sáng nay, bác sĩ gọi cho tôi biết anh bị hôn mê từ hôm Thứ Ba, và gần như không thở được nữa. Bác sĩ đề nghị tôi liên lạc với người nhà anh Tống để họ quyết định có rút ống hay không,” ông Hòa nói tiếp.
Ông cho biết đã liên lạc với một người anh của ông Tống ở San Jose.
“Tối nay, khoảng 8 giờ 30 tối, anh ấy sẽ đáp máy bay xuống San Diego, vào bệnh viện và sẽ quyết định,” ông Hòa nói tiếp.
Theo Wikipedia.org, ông Lý Tống (tên thật Lê Văn Tống) là một phi công VNCH, có nhiều hoạt động chính trị tại Mỹ và có tư tưởng chống Cộng khét tiếng, nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Nam Hàn, để rải truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên lật đổ các chế độ độc tài, cũng như từng hóa trang một phụ nữ để tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng hơi cay.
Ông Lý Tống sinh ngày 1 Tháng Chín, 1946 tại Thừa Thiên – Huế, Việt Nam, và bắt đầu phục vụ trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1965.
Tháng Tư, 1975, chiếc A-37 thuộc Phi Đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi, ông bị “tù cải tạo” trong vòng 5 năm.
Thế rồi ông vượt ngục, và vượt biên bằng đường bộ đến Thái Lan, qua ngả Cambodia, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore.
Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học cao học khoa học chính trị tại đại học University of New Orleans.
Năm 1992, ông uy hiếp phi công chiếc A310 của Vietnam Airlines, bay qua Sài Gòn, rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi người dân Việt Nam nổi dậy chống lại chính quyền.
Rồi ông nhảy dù xuống một ao rau muống, bị bắt, và bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay.
Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Ngày 1 Tháng Giêng, 2000, ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.
Trở về Mỹ, ông bị biên phòng bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc Cuba coi như là anh hùng.
Sau vụ này, ông Tống bị Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Hoa Kỳ (FAA) rút bằng lái máy bay.
Ngày 7 Tháng Mười Một, 2000, ông Tống lại cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan, bay sang Sài Gòn, thả hơn 50,000 tờ truyền đơn.
Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị kết án 7 năm tù.
Ngày 24 Tháng Tám, 2008, ông thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Nam Hàn, nhưng bị bắt tại sân bay Seoul khi đang định bay đi rải truyền đơn ở Bắc Hàn.
Ngày 19 Tháng Bảy, 2010, ông Lý Tống hóa trang tô son mặc váy đóng giả phụ nữ, lọt vào một buổi biểu diễn ca nhạc của các ca sĩ Việt Nam tại San Jose, trong đó có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Khi Đàm Vĩnh Hưng đang hát, ông Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếp xịt hơi cay vào mặt ca sĩ, thế là ông bị bắt.
Trong phiên tòa ngày 21 Tháng Bảy, 2012, Chánh Án Andrea Y. Bryan tuyên phạt ông Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế vì tội hành hung. (Đỗ Dzũng)
Người Việt sẽ tiếp tục cập nhật.






LÝ TỐNG, EM TÔI





Cessna A-37 Dragonfly jet attack aircraft
                             Hero's Welcome Back Parade in Florida, Jan. 9-2000
                                    

ĐẾN cuối tháng 4 năm 1987 tôi mới biết tin về Lý Tống, em tôi.
Tống đã qua Mỹ, cũng như Xuân-Sơn, con trai của tôi. Thoát khỏi cõi địa -ngục này, ra với Thế-Giới Tự-Do là một may-mắn lớn nhất trong đời người dân Việt-Nam hiện nay.

LÝ Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945 tại Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, Tỉnh Thừa-Thiên.

Ngày 23-8-1964, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức có tổ-chức một bữa tiệc.  Vừa mới bắt đầu thì Lê Văn Tống được viên Trưởng Xe Tuần-Cảnh hướng-dẫn vào phòng. Quan-khách không cho Tống đi tắm rửa, mà bắt ngồi vào bàn liền.
Tống xác-nhận những điều đã viết trong thư gửi tôi trước đó không lâu, là em quyết-định nghỉ học, đi chơi một vòng từ Trung-Nguyên lên Cao-Nguyên, rồi vào Sài-Gòn xin gia-nhập Không-Quân, nên ghé thăm tôi.

Có lẽ đây là lần đầu tiên học-sinh Lê Văn Tống có dịp chuyện-trò thoải-mái một lần với nhiều viên-chức và sĩ-quan cao-cấp: đại-tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng, đốc-sự Phó Tỉnh-Trưởng Hành-Chánh, trung-tá Tiểu-Khu-Phó kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, các Trưởng-Ty, các trung-tá Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội và Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo-An, các viên-chức và sĩ-quan cố-vấn Hoa-Kỳ, v.v...  Chắc-chắn là Tống đã nghe nhiều điều bổ-ích liên-quan đến quân-ngũ và Chính-Quyền.
Sau khi quan-khách ra về, Tống tiếp-tục ngồi lại với các đợt thực-khách khác từ các Quận & Xã về dự tiệc, vì họ rất khoái nói chuyện với "em ông Trưởng-Ty" mãi cho đến khuya.
Sau bữa tiệc ấy, chắc hẳn là lần đầu tiên Lý Tống uống rượu, mà lại uống nhiều, em say liên-tiếp hai ngày, chỉ nằm và cười một mình. Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm Tống và nói với nhau: "Anh ấy thật là hiền-lành!”
Ở chơi với tôi đến ngày 02-9-1964 thì Tống lên đường vào Sài-Gòn thực-hiện chí-hướng của mình.

Qua năm 1965, một hôm trung-tá Phan Quang Điều, Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội địa-phương, mang hồ-sơ của Tống đến, để tôi đọc, xác-nhận, và ký tên bảo-đảm về phương-diện an-ninh chính-trị cho Tống.
Thế là em đã trở thành quân-nhân.

THỜI-GIAN 1970-1973, tôi coi Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, văn-phòng đặt tại Nha-Trang; Tống thường về thăm.
Có hai hình-ảnh về em đã in đậm nét trong trí nhớ tôi.
Thứ nhất, hầu như lần nào Tống cũng dẫn theo một cô bạn gái, mỗi lần một cô khác nhau, và cô nào trông cũng xinh. Đó là chưa kể những cô mà tôi cũng như người nhà không có dịp thấy. Trong nhà, ngoài đường, ai cũng khen em có số đào-hoa. Vợ tôi hỏi em: "Sao chú chưa lập gia-đình?" Tống cười: "Em đang còn bay nhảy mà!"
Thứ hai, Tống có thói quen lái xe thật nhanh. Xe của tôi thì có chiếc sơn màu xanh+trắng của Cảnh-Sát, có chiếc sơn màu trắng sữa và mang bảng số ẩn-tế của thường-dân, mà Tống cứ lái vụt vào phi-trường quân-sự Long Vân cũng như một số đơn-vị quân-sự khác, không ngừng lại tại các trạm kiểm-soát của Quân-Cảnh, khiến các sĩ-quan an-ninh thỉnh-thoảng lại gọi than phiền với tôi. Các con tôi hỏi: "Chú lái xe gì mà nhanh dữ thế?" Tống đáp: "Thì chú bay mà!"

MỘT hôm, không lâu trước ngày Quân-Khu I thất-thủ, trong thời-gian tôi làm Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng này, Trung-Tâm Hành-Quân của Sư-Đoàn I Không-Quân gọi điện-thoại báo tin là Tống đang bay từ Bửu-Sơn ra Đà-Nẵng để đến thăm tôi. Tôi rất mừng, vì tôi đã ra Vùng I từ cuối năm 1973, đến nay mới có dịp gặp lại nhau. Tôi vội vào phi-trường đón em.
Gặp nhau tôi mới biết là Tống đang gặp phải một chuyện khó-khăn. Số là Tống được cấp trên tín-nhiệm giao thêm phần-vụ quản-lý Câu-Lạc-Bộ Không-Quân ở phi-trường Bửu-Sơn. Vốn tính bay-bướm, Tống tuyển một cô-gái vào phụ việc, hẳn-nhiên là đẹp, giao cho cô-ta cất giữ tiền-nong. Cô thủ-quỹ ấy ôm trọn số tiền mấy trăm ngàn đồng trốn đi. Tống được Cấp Trên hạn cho một thời-gian ngắn để kiếm đủ số bù vào. Biết tôi là một viên-chức liêm-khiết, mà nhà lại nghèo, khó giúp được em; nhưng vì là chỗ anh+em, vui/buồn có nhau, nên Tống ra đây tìm tôi.

Đó là lần cuối anh+em chúng tôi gặp nhau khi còn ở trên đất nước Việt-Nam.

TÔI bị Việt-Cộng bắt ngày 17-4-1975, và ra khỏi Trại "Cải-Tạo" (sau cùng là trại Tiên-Lãnh, thuộc huyện Tiên-Phước, tỉnh Quảng-Nam) ngày 20-4-1987.  Hai ngày sau, về đến nhà ở Nha-Trang, tôi mới biết là Lý Tống còn sống, và đã đến chốn an-toàn.

Em tôi là phi-công cuối-cùng và duy-nhất của Không-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, lái phản-lực-cơ A-37 ném bom lên đầu Việt-Cộng để cản đường chúng tiến vào Miền Nam, rủi bị bắn gãy phi-cơ, nhảy dù xuống đất thì bị địch bắt, trên Quốc-Lộ số 1, Thị-Xã Cam-Ranh, ngày 05-4-1975.  Tống bị tống-giam nhiều nơi, trong đó có trại A-30 của Tỉnh Phú+Khánh Việt-Cộng, vùng đất trước kia là Tỉnh Phú-Yên.

SAU một thời-gian thấy hơi yên-yên, các thuộc-viên cũ của tôi lần-lượt tìm đến thăm tôi. Những người đã từng ở trại A-30 trong cùng thời-gian Lý Tống bị giam ở đó, đã kể lại cho tôi nghe thái-độ bất-khuất của em trước mặt kẻ thù; nhất là có lần bị chúng bắt quỳ mà Tống quyết không chịu quỳ, bị chúng dí súng vào đầu và bắn xéo qua bên tai mà Tống vẫn cứ dõng-dạc quát lớn: "Bắn đi! Lý Tống này chết thì sẽ còn có trăm ngàn Lý Tống khác nữa!"  Bản-lĩnh cao-cường cùng với câu nói lịch-sử đó đã được nhiều người, nhất là dân Phú-Yên và Khánh-Hòa, dù chỉ ở Trại A-30 sau ngày em đã trốn thoát nơi đây, hoặc ở ngoài đời mà chỉ được nghe người khác truyền miệng với nhau, kể lại với tôi với lòng cảm-phục vô-biên.

Trong giới Cảnh-Sát Quốc-Gia, có một nhân-vật nổi tiếng ngang-bướng; đó là trung-tá Nguyễn Văn Can, cựu Phó Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An Trung-Nguyên Trung-Phần, cựu Trưởng Ty CSQG Tỉnh Quảng-Ngãi. Can cũng bị giam ở trại A-30, và được mọi người kính phục, vì anh cũng đã công-khai chống lại Ban Giám-Thị và bọn cán-bộ quản-giáo; điển-hình là việc anh vẫn trước sau không chịu hát bài "Bác cùng chúng cháu hành-quân". Việt-Cộng hạch hỏi lý-do, anh đáp: "Tôi có cùng đi hành-quân với 'Bác' lần nào đâu?"  Trong năm 1991, trên đường từ Huế trở vào Sài-Gòn, Can ghé thăm tôi ở Nha-Trang. Khi đề-cập đến Lý Tống, chính anh cũng không tiếc lời khen-phục em tôi.

Con-gái thứ ba của tôi, Xuân-Lộc, bị bắt về tội vượt biển, cũng có thời-gian bị đưa ra giam ở Trại A-30 nói trên. Cũng vì Lý Tống đã được mọi người trong Trại cũng như ngoài Trại biết đến, nên hầu như ngày nào cũng có nhiều tù-nhân lẫn với thường-dân tìm cách đến gần con tôi, để "xem mặt cháu của Lý Tống".

TẠI Nha-Trang, có một người con-gái đẹp, tên Thu-An. Cô là sinh-viên đại-học ở Hoa-Kỳ, về thăm nhà thì bị kẹt luôn vì vụ Việt-Cộng tiếm chiếm Miền Nam. Thân-phụ của cô là một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cũng bị tập-trung "cải-tạo" tại Trại A-30. Thu-An đến thăm+nuôi cha, để ý thấy Tống lần nào cũng đi chân trần, thản-nhiên giẫm lên gai nhọn, đá sắc, đất nóng, than hồng. Thấy hiện-tượng lạ, Thu-An tưởng Tống không có gì mang, bèn gửi biếu Tống một đôi dép cao-su.

Những lần đến Trại sau đó, cô thấy Tống luôn mang theo đôi dép nói trên, bằng cách buộc dây đeo trên vai mình, còn chân thì vẫn đi không.

Thu-An vượt biển, bị bắt, bị giam cùng Trại A-30.

Được nghe kể lại về những thành-tích hào-hùng của Tống, lại tận mắt thấy sức mạnh tinh-thần phi-thường của chàng thanh-niên, người đẹp Nha-thành đã dành hẳn cho em tôi một mối tình đẹp như mộng và thơ.

Sau khi vượt thoát được Trại A-30, Lý Tống đã ghé đến thăm Thu-An, để chào từ-biệt trước khi đi tiếp vào Sài-Gòn tìm cách vượt biên.

Tống đã ra đi theo chí tang-bồng, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau!

SAU đó, Thu-An qua Đức, và lập gia-đình.
Cha+mẹ Thu-An với tôi là chỗ đồng-hương, cùng quê Hưng-Yên. Bà-mẹ thường đến thăm tôi.
Năm 1990, bà đi thăm con ở Tây-Đức về, cho tôi biết là Lý Tống có xuất-bản một cuốn sách, nhan đề "Ó Đen". Cuốn sách ấy đã đến tay Thu-An. Bà có đọc nó ở Đức, và nói với tôi: "Đáng lẽ Tống nên tránh nhắc và in ảnh của Thu-An trong sách, khi người con-gái đã lập gia-đình".
Năm 1991, Thu-An cùng chồng và hai con về Việt-Nam; tôi có gặp và mừng cho Thu-An có một người chồng đẹp trai, rất cưng yêu vợ, thật là xứng đôi.

NHỮNG người quen-biết cũ của anh+em chúng tôi cho tôi biết là Lý Tống đã xâm-nhập vào phi-trường Tân-Sơn-Nhất, nơi được Việt-Cộng canh gác kỹ-càng. Thế mà Tống leo lên được một chiếc phi-cơ, định đánh cắp nó, nhưng bị trục-trặc máy-móc nên không lái bay đi đuợc; song đã thoát ra an-toàn.  Trong hành-động này, đã có một vài người thân, trong đó có cả người đẹp, đồng lòng tiếp sức với em.
Bà-con còn kể lại rằng, trong những ngày Tống trốn-tránh Công-An Việt-Cộng ở Sài-Gòn, vào năm 1980, có nhiều cô gái đã đến với Tống; thậm-chí họ còn ghen nhau, làm người chủ nhà hết hồn.

BẢY năm sau đó, được tin tôi mới từ Trại "Cải-Tạo" về nhà, một người con-gái tên Hạnh từ Sài-Gòn gửi thư ra Nha-Trang thăm tôi, cho biết địa-chỉ, và ngỏ lời mời, khi nào có dịp tôi vào Sài-Gòn thì ghé thăm cô, để cô được dịp làm quen, vì cô là một bạn cũ của em tôi. Nội-dung lá thư trang-nhã, nét chữ viết đẹp, lời-lẽ lễ-phép, thân-mật, nhưng tôi cảm thấy có ngụ trong đó một chút tự-tin và tự-hào. Tống đã từng có không biết bao nhiêu bạn gái, thuộc nhiều thành-phần...  Bảy năm qua rồi, còn gì!  Ý Hạnh muốn cho tôi thấy ở cô có một giá-trị nào đó; ít nhất thì cô cũng có nhà cửa đường-hoàng, vẫn còn nặng tình với Tống, còn muốn ra mắt bà-con...

Cuối năm 1991, nhân dịp tôi vào để lập thủ-tục xuất-cảnh tại thành-phố thủ-đô xưa, Hạnh đến thăm tôi. Qua cơn dâu bể, tôi chưa thấy có một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào còn ở lại với quê-hương khốn-khổ mà còn giữ được dáng-vóc yêu-kiều của một thời xa-xưa như Hạnh của em tôi.
Hạnh cho tôi biết nội-dung của cuốn "Ó Đen", mà Tống lén-lút gửi về từng phần, về cuộc vượt-biên vượt-biển lịch-sử của Lý Tống mà cả thế-giới đều đã ngợi-ca: trong sự-nghiệp đó, ở giai-đoạn đầu, tuy đánh cắp hụt phi-cơ, Hạnh đã đóng-góp một phần vô-giá cho Tống đột-nhập phi-trường.
Tôi hỏi Hạnh có muốn đi Mỹ không. Biết ý tôi hỏi có muốn qua với Tống không, Hạnh đáp: "Không". Tôi hỏi vì sao. Trả lời: "Vì nếu qua Mỹ thì phải làm lại tất cả". Tôi hiểu ý Hạnh, không phải nói về công-ăn việc-làm, mà nói về tình-cảm giữa hai người. Tôi hỏi: "Sao phải làm lại?"  Hạnh đáp: "Làm lại về phía anh ấy, chứ về phía em thì có gián-đoạn gì đâu!"  Tôi hỏi Hạnh về tương-lai, cô đáp: "Em sẽ ở vậy trọn đời!"  Tôi lại hỏi thêm: "Tống có còn gì dành cho em không?"  Hạnh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh ấy nếu không còn gì cho em, thì vẫn còn có một cái gì vô-cùng cao-đẹp hơn, cho mọi người!"
Tình yêu của Hạnh đã chuyển từ một vô-vọng vị-kỷ sang một kỳ-vọng vị-tha.

TỪ cách nửa vòng quả đất, Tống được tin tôi đã về nên gửi thư về thăm tôi.  Và khi Tống đang chuẩn-bị luận-án tiến-sĩ thì em có gửi cho tôi hai bản lược-đồ, nội-dung chủ-đề "Integrative Elephantism and the Causes of War Initiation" và "The Bull's Eye of Integrative Elephantism".  Vì không kèm theo bản văn nên tôi không thể hiểu được ý chính; chỉ thấy lờ-mờ:

Lược-đồ thứ nhất "Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?) và Những Nguyên-Nhân Khởi-Chiến", là một con voi đứng trên nền-tảng kỹ-thuật bằng hai chân sau (Năng-Lực Công-Nghiệp và Năng-Lực Quân-Sự), đưa cao hai chân trước lên (Năng-Lực Chính-Trị và Đặc-Tính Quốc-Dân), cho thấy cái bụng là Lĩnh-Thổ, cái lưng là Dân-Cư, cái đuôi vẫy lá cờ Mỹ, Chủ-Nghĩa Lý-Tưởng Đạo-Đức, cái cổ là An-Ninh Quốc-Gia, cái tai là Chủ-Nghĩa Hiện-Thực Chính-Trị, đầu đội chiếc mũ biểu-trưng USA, đôi mắt là Quyền-Lợi Quốc-Dân, cặp ngà là Tinh-Thần Phản-Cách-Mệnh; cái vòi quấn quanh và nâng lên cao một cô thiếu-nữ mặc quần-áo tắm (không rõ là để quật chết hay để tung hô) với cái nhãn-hiệu Chủ-Nghĩa Đế-Quốc (không rõ để chỉ cô gái hay chỉ cái vòi);
Lược-đồ thứ hai là "Trung-Tâm-Điểm (hoặc Yếu-Tố Thành-Công) của Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?)" cho thấy 5 cấp-độ: giữa Hòa-Bình và Cạnh-Tranh 20%, từ Cạnh-Tranh đến Tranh-Chấp Nhẹ 40%, từ Tranh-Chấp Nhẹ đến Tranh-Chấp Nặng 60%, từ Tranh-Chấp Nặng đến Bờ-Vực Chiến-Tranh 80%, và từ đó đến Chiến-Tranh 100%, với nhiều phụ-chú chi-tiết linh-tinh.
Tôi chỉ hiểu được thế thôi, và lại tự hỏi chẳng lẽ Tống muốn nói về chính-đảng Cộng-Hòa của Mỹ mà biểu-tượng là Con Voi, hay muốn triết-lý về câu chuyện một số người mù "thấy" Voi của Việt-Nam?  Chắc phải là một kết-luận cho một công-trình nghiên-cứu lớn về tình-hình toàn-cầu. Chung-quy tôi vẫn chưa hiểu Tống muốn nói gì. Chính-trị mà!

TỐNG tiến-hành nhiều dự-án cùng một lần. Thí-dụ em đã nhờ tôi hợp-tác soạn-thảo một tác-phẩm mệnh-danh "Tự-Điển Thi-Nhân"; nhưng đó chỉ là một cuốn sách gợi ý, gợi vần, tìm chữ cho người mới tập làm thơ, sắp xếp theo thứ-tự từ-điển:  A thì "lắm a?", "thế a?", rồi đến "ba-ba", "thu-ba", "yên-ba", v.v...  Tự-điển này gồm ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp: Tống muốn giúp cho cả những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có thể dùng nó để chọn chữ, gieo vần, làm thơ Việt-Nam!
*
LÒNG tôi nôn-nao đợi ngày lên đường.
Qua Mỹ với Tống tôi sẽ thấy rõ, chắc là toàn những việc làm động-địa kinh-thiên, của một anh-hùng hậu-chiến Việt-Nam!

LÊ XUÂN NHUẬN

lundi 1 avril 2019

Chương trình Nghe Đọc truyện Lịch Sử Việt Nam đến năm 1975.

Kính mời quý anh chị nghe đọc những câu truỵên về người thật, việc thật đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam trước năm 1975.

Những sự thật này có đúng, sai, thì ngày hôm nay năm 2019, ai cũng đã tường tận chứng kiến và nhận diệc được thực hư.

Có người hy sinh mới có người được hưởng ân huệ khi còn một đất nước hoà bình, dân chủ.

Cám ơn những tác giả đã viết, đã đọc và đã lưu lại trên net những tài liệu quý báu này.

Caroline Thanh Hương

Chương trình Nghe Đọc Truyện Hay Về Lịch Sử Việt Nam với Hồn Việt

Rất nhiều truỵên hay, mời quý anh chị vào đây đọc.

Chương Trình Đọc Truyện Hay Trang Hồn Việt

        VINH DANH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
THEO TỪNG TÁC GIẢ 
NAM NHÂN

    HÀN GIANG TRẦN LỆ TUYỀN
TỘI ÁC VGCS