caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 23 mars 2013

l'Empire Samsung - Un Oeil sur la Planete


Thiếu Niên Du Tô Đông Pha (1037 - 1101)

Ngày xuân ,đọc được một bài từ của Tô đông Pha , bắt gặp được một nét đẹp , không thể không ghi chép lại ,gửi đi để mọi người thân quí đọc cho vui ,và để thương nhau hơn. PKT 03/02/2013
Thiếu Niên Du
Tô Đông Pha (1037 - 1101)
Khứ niên tương tống
Dư Hàng môn ngoại
Phi tuyết tự dương hoa
Kim niên xuân tận
Dương hoa tự tuyết
Do bất kiến hoàn gia
Đối tửu quyển liêm yêu minh nguyệt
Phong lộ thấu song sa
Kháp tự Hằng Nga lân song yến
Phân minh chiếu họa lương tà
Dịch Xuôi : Bài Từ Theo Điệu Thiếu Niên Du
PKT 03/02/2013

"Anh hãy nói "- Sáng tác: Phạm Khải Tuấn

Anh hãy nói - Sáng tác: Phạm Khải Tuấn

Anh hãy nói
Và anh hãy nói thật nhiều thật nhiều
Rằng trái tim anh chỉ có em thôi vĩnh viễn
Anh hãy nói
... Và anh hãy nói thật nhiều thật nhiều
Rằng sẽ không yêu
Anh sẽ không yêu ai bằng yêu em..!! ♥

"Sáng Hôm Nay ", thơ Thanh Hương

Sáng Hôm Nay

Sáng hôm nay thấy mình còn sức khỏe
Nhoẻn miệng cười , thấy yêu trẻ , yêu già
Những trăn trở , buồn phiền hãy cho qua
Hạnh phúc gần , xa ... cũng là  giấc mộng ...

Thanh Hương

"Tâm Tình Vụn Của Tôi", Sương Lam


http://i195.photobucket.com/albums/z149/minh40/THuPhapNgocChinh/DSC03229.jpg


Tâm Tình Vụn Của Tôi

Chào quý bạn

Đây là bài thứ một trăm sáu mươi tám (168) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Người viết thích đi sưu tầm những tài liệu hay lạ làm tài liệu viết bài tâm tình với quý vị cao niên ở Portland  qua mục Một Cõi Thiền Nhàn vì không phải quý vị cao niên nào cũng biết sử dụng máy điện toán cả. 
Hơn nữa đọc báo giấy có những thú vị riêng của nó.  Thử tưởng tượng mỗi buổi sáng thức dậy, bạn pha một ly cà phê phin kiểu  “cái nồi ngồi trên cái cốc”,  mùi thơm của ly cà phê làm bạn tỉnh  táo hơn, bạn uống một ngụm cà phê thơm lừng đó, vói tay lấy tờ  Oregon Thời Báo mới xin  được cuối tuần ở các chợ, sửa soạn lại mục kính già, bạn từ từ giở từng trang, đọc từng mục trong tờ báo. Thời gian chậm chậm trôi qua.  Thỉnh thoảng bạn nhếch miệng cười khi đọc một mẫu tin vui vui hay một bài viết hợp ý bạn.  Cũng đôi khi bạn cau mày khó chịu khi đọc một  mẫu tin “tức mình” hoặc buồn bã, ngạc nhiên khi đọc một trang cáo phó, chia buồn  về một người mà bạn quen biết đã ra đi một mình vào cõi xa xăm kia.  Trong giây phút hiện tại đó, bạn đang làm chủ thế giớí nhỏ bé thực tế bạn đang sống qua những giòng chữ trên trang báo bạn đang đọc.  Bạn có thấy thú vị chăng?

"Suy Ngẫm" VNTVND


(Hình sưu tầm ghi sai chính tả : "tout près du but" thay vì "tout prêt du but")

Đừng Bỏ Cuộc
 
Đừng nên xúc tiến rồi ngưng
Vì chăng đích đến hẳn chừng đâu xa
 
Vntvnd
(21/03/2013)

54 giờ trong rừng Bảo Lộc !/ ( Một phi vụ xảy ra 37 năm về trước) Phạm Công Khanh 64 C (Thần Chùy - Long Mã)

54 giờ trong rừng Bảo Lộc !

( Ôi Không quân danh tiếng muôn đời )

( Một phi vụ xảy ra 37 năm về trước)
Phạm Công Khanh 64 C (Thần Chùy - Long Mã)
Một giấc mơ hãi hùng đến với tôi trong đêm...

Tôi đi lạc giữa rừng núi cao nguyên, sương lạnh và giá rét, người bạn bên cạnh tôi rên xiết vì những vết thương đang hành, anh níu lấy cánh tay tôi và lê từng bước một cách khó khăn. Tôi cũng bị thương nhưng có lẽ nhẹ hơn. Hai người chúng tôi cùng dìu nhau đi trong bóng đêm, cố tìm lối thoát và lẩn tránh kẻ thù...

AirPod - A Car That Runs On Air

Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ

 
 


Người Việt ta từ ngàn năm xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ là loại chữ tượng thanh, ghép những chữ cái thành từ. Chữ Việt có trước cả chữ Hán hàng ngàn năm và hoàn toàn khác chữHán. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt nam đã có những khám phá và còn tiếp tục truy tìm. Cùng với các nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học Pháp, Anh, Mỹ, Tiệp và nhất là Trung Hoa (Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu) đều khẳng định người Việt đã có chữ viết riêng từ trước kỷ Công nguyên (BC).
Bộ chữ này lưu lại trong nền văn hóa tiền Việt – Mường. Trên các mặt Trống Đồng và nhiều di vật cổ xưa khác đã được khai quật ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ và rải rác ở vùng cực bắc biên giới Việt Nam, đều có một dạng ký hiệu giống nhau, những hình con nòng nọc là những tự dạng, biểu tượng để ghi chép lại những âm thanh cấu thành từ ngữ. Đó chính là chữ Việt cổ, bộ chữ Việt cổ ấy dùng để ghi tiếng nói của người Việt từ ngàn xưa

Pps Hương Kiều Loan ," Tháng Ba, ngày giỗ em, "

Tháng Ba, 1975,  tháng đau buồn của đất nước Việt Nam,

 và cũng là tháng đau buồn của gia đình chúng tôi.
 Một người thân đã bỏ mình trong trân chiến tại Ban Mê Thuột.


PPS : Tháng Ba, ngày giỗ em, 

 như một nén hương xin chân thành  gửi đến tất cả các chiến VNCH đã bỏ mình vì đất nước trong trận chiến khốc liệt năm đó , để cố giữ mảnh  đất thân yêu và những đồng bào đã vùì xuơng trong miền đất đỏ bụi mù

"Buồn Muôn Thuở" .

Trân trọng,


HKL
Clique vào link để xem pps

http://www.mediafire.com/view/?170ssq9dz0zhlqn





và đây là pps của Hoàng Dung trong Blog HDHKL



http://huongkieuloanhoangdung.blogspot.fr/2013/03/hkl-pps-thang-ba-ngay-gio-em.html

Hàng trăm biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội



Hàng trăm biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội

Được đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) với hàng trăm ngôi biệt thự chỉ thưa thớt vài gia đình sinh sống. Các ngôi nhà trị giá cả chục tỷ còn lại bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, hay thành nơi bán cơm bình dân.

Khởi công năm 2007, khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông) rộng 94 ha được thiết kế theo mô hình đô thị phức hợp hiện đại, gồm các khu nhà liền kề, biệt thự thông tầng, các tòa cao tầng và công trình xã hội.
Được kỳ vọng là khu đô thị hiện đại của Hà Nội nhưng hiện khu đô thị này vẫn đìu hiu, lạnh lẽo dù đã đưa vào sử dụng từ lâu.
Nhiều ngôi nhà biệt thự, liền kề đã được sơn lộng lẫy không có người ở.

vendredi 22 mars 2013

Trần Vinh Dự ; " Làn sóng vượt biên lần thứ hai"

Trần Vinh Dự
Làn sóng vượt biên lần thứ hai
Mon, 01/28/2013  
Tôi có hai người bạn thành đạt. H là tổng giám đốc trong một quỹ đầu tư lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng đi du học và lập gia đình ở nước ngoài. Cách đây 8 năm, anh bỏ việc ở nước ngoài để về nước với niềm phấn khích cao độ. Giờ đây, anh đang tính nộp hồ sơ xin di trú cho gia đình sang Bắc Mỹ. Anh chưa tính sẽ sang Bắc Mỹ sống ngay, nhưng với anh, đó là một cách bảo hiểm.
T là chủ một doanh nghiệp cổ phần cũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng bán một công ty trước đây do anh gây dựng và thu về một khoản tiền lớn. Giờ đây anh vẫn còn hai công ty nữa ở Việt Nam. Tuy nhiên hiếm khi anh ở Việt Nam. Anh dành phần lớn thời gian ở Mỹ với gia đình, nơi anh mới mua một căn biệt thự giá hơn 3 triệu USD hồi đầu năm 2012.

Chuyện tình buồn đằng sau cây vĩ cầm tìm thấy trên tàu Titanic

Chuyện tình buồn đằng sau cây vĩ cầm tìm thấy trên tàu Titanic
 

- Khi tàu Titanic chìm xuống, ban nhạc danh tiếng trên tàu cũng cùng chịu cảnh bi kịch với nó. Hơn 100 năm sau, người ta tìm thấy cây vĩ cầm của vị nhạc trưởng năm xưa và hé mở chuyện tình đẹp nhưng buồn của ông
.
Cây vĩ cầm thuộc về nhạc trưởng Wallace Hartley vốn được cho là đã thất lạc nhưng vào năm 2006, con trai của một nhạc công nghiệp dư đã tìm thấy nó trên tầng gác mái nhà mình. Trên thân đàn có một mảnh bạc chạm khắc những thông tin giúp làm rõ nguồn gốc cây đàn.

http://www.machsong.org/






Mch Sng - Thông Tin B Ích, Thiết Thc v Sinh Hot Xây Dng Cng Đng và Thúc Đy Dân Ch ti Vit Nam

Mar 20, 2013


Chủ Chứa Ở Nga:
Mạch Sống, ngày 20/03/2013

Một nguồn tin kín đáo bắt đầu hé lộ chứng cớ về hệ thống ô dù đã và tiếp tục bao che cho đường dây buôn người của Bà Nguyễn Thuý An, chủ ổ mãi dâm đã hoạt động bình chân như vại ở Nga trên 20 năm nay.

Bà ta là một chủ chứa thuần tuý mà còn là kẻ đứng đầu đường dây buôn người từ Việt Nam sang đến Nga. Bà ta đã lừa néo nhiều chục cô gái trẻ, từ Kiên Giang đến Thủ Đức, từ Sài Gòn ra đến Hà Nội, sang Nga lao động để rồi khống chế họ và dùng bạo lực ép họ phải làm gái mãi dâm.

Hoàng Long Hải / " Ghét Mỹ"

                            Ghét Mỹ

image
Ghét Mỹ là một hiện tượng thường thấy ở nhiều nước, nhiều người. Ở những quốc gia thiên tả, những lãnh tụ thiên tả, - dĩ nhiên là bao gồm cả những nước cộng sản như Việt Nam ngày nay, và dân tộc trong các nước ấy, vì bị tuyên truyền nên đâm ra ghét Mỹ. “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là kẻ thù của nhân dân ta” là bài học đầu tiên trong tất cả các trại cải tạo.

jeudi 21 mars 2013

Chuẩn tướng Không Quân Phạm Ngọc Sang / câu chuyện Không Quân

Chuyện tình hoa khôi SG và ông Nguyễn Cao Kỳ

Tướng râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ từng dùng máy bay trực thăng riêng đậu trên sân thượng khách sạn Carvelle để tỏ tình, cầu hôn cô tiếp viên hàng không Đặng Tuyết Mai, rồi đưa bà đi ăn tối ở Singapore, ăn sáng ở Đà Lạt...

“Mãnh thú” bầu trời và người đẹp hàng không

Có thể vì những kỷ niệm đẹp với người chồng nổi tiếng Nguyễn Cao Kỳ nên dù đã chia tay nhau, Tuyết Mai không có bất kỳ oán hờn nào. Những câu chuyện tình được bà kể lại trong hồi ký luôn thấm đẫm ngọt ngào, đắm đuối và thủy chung khiến người đọc mê lòng và chia sẻ.



Khi trở thành “đệ nhị phu nhân” của Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, một cô gái trẻ dân Bắc chính gốc, được thụ hưởng gia phong nề nếp rất khắc khe của người đất Kinh kỳ và là một trong 4 tiếp viên đầu tiên của Hãng Air Vietnam.

Tuyết Mai luôn đứng ở vị trí người nhận tình yêu nhiều nhất. Một tình yêu bùng nổ trong trái tim cô chiêu đãi viên hàng không còn rất trẻ,nồng nàn, không hoàn toàn bắt đầu bằng sự vô tư, sét đánh mà khởi đầu rung động tình yêu là một ý thức tiềm tàng, cố hữu của một cô gái trẻ có tâm hồn đã lớn trước tuổi.

Cho đến thời điểm tháng 9/1964, Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã qua một đời vợ người Pháp, có 5 người con riêng.Còn Tuyết Mai chỉ có trái tim yêu và yêu.

Đúng hơn là cô cũng có một chút cảm tình với một chàng phi công không quân dưới trướng của Tướng Kỳ, nhưng chưa đủ nồng nàn, chưa đủ ràng buộc, đắm duối. Nhưng hình như chưa sâu lắm, chưa đậm đà ngoài mối tình lãng mạn vu vơ tuổi học trò, tuổi mới vào đời nên khoảng trống ấy của trái tim Tuyết Mai đã bị Tướng Kỳ - “một nghệ sĩ giang hồ, một mãnh tướng” trên bầu trời và trên tình trường phát hiện từ cuộc gặp gỡ đầu tiên trên chuyến bay Manila về.

Và cơ hội gặp lại trong lần sang Bangkok cũng do Tướng Kỳ sắp đặt, điều động để cơ hội gần hơn, rút ngắn khoảng cách hai trái tim.

Không ai lạ gì, Tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ là một tướng ngông, ngang tàng chẳng vị nể ai. Hàng ngày đi làm ông vẫn dùng trực thăng bay từ nhà riêng trong Bộ Tổng Tham mưu đáp xuống bãi cỏ trong Dinh Độc lập. Chưa kể có nhiều lần Tướng Kỳ đậu trên nóc Dinh ngay phía dưới phòng ngủ của vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khiến bà Mai Anh phiền hà lên tiếng.

Cũng không ai lạ gì việc đi thăm, làm việc của Tướng Kỳ với các lực lượng không quân trong phạm vi miền Nam thời kỳ đó, Nguyễn Cao Kỳ đều sử dụng máy bay riêng tự mình lái, thay vì đi ô tô, không an toàn.

Nhắc lại chuyện phái đoàn không quân của tướng Nguyễn Cao Kỳ đang dẫn đầu đi thăm Thái Lan, đang tưng bừng khí thế vui vẻ tràn đầy. Đặng Tuyết Mai đang rạo rực trái tim với ánh mắt và những lời ngọt ngào âu yếm người hùng Nguyễn Cao Kỳ tỏ tình, trao duyên rất lãng mạn.

Buổi sáng, cả đoàn dạo chơi, ăn vặt cười nói vui vẻ, cùng nhau bàn bạc tối nay sẽ đi vũ trường nào, thăm viếng chùa nào ngày mai, ăn món gì,mua quà gì… Trong lúc cả hội bàn tán xôm tụ, Tướng Kỳ xuất hiện vẻ mặt rất nghiêm nghị, dõng dạc nói như ra lệnh: “Không đi đâu cả. Về ngay khách sạn thu dọn hành lý về. Sài Gòn đang xảy ra đảo chánh.” Mọi nụ cười tắt lịm trên môi. Không ai biết điều gì sắp xảy ra.

Suốt ba giờ trên máy bay từ Bangkok về Tân Sơn Nhất, cô không cần trang phục Air Vietnam vì Tướng Kỳ cho biết: bay đêm, đáp sân không quân nên không cần câu nệ nghi thức. Nhờ ngồi bên cạnh Tướng Kỳ suốt chuyến bay nên cô nắm bắt một số tình hình chiến sự đang diễn ra tại Sài Gòn và chia sẻ vài thông tin với ông khiến “Tướng râu kẽm” này cảm phục và khen ngợi hết lời.

Đáp xuống sân bay quân sự không quân, cả Tuyết Mai và Cao Kỳ được xe đón về tư dinh của Tướng Kỳ. Đây là cuộc đảo chánh lần thứ 2 trong năm 1964 bất thành. Ngày 13/9/1964 được coi là sự biểu dương lực lượng của các tướng lĩnh đe dọa đến cái ghế Trung tướng Nguyễn Khánh.

Rất tỉnh táo, Tướng Kỳ ngồi trong dinh tán tỉnh, trấn an người đẹp Tuyết Mai, một mặt ra lệnh cho máy bay ném bom bay sát sạt khu vực trung tâm Sài Gòn, nơi đang có hàng trăm xe tăng lúc nhúc như bầy ruồi trên các đại lộ để răn đe, cảnh cáo. Sự đe dọa này lập tức có hiệu quả, các phe đảo chánh trật tự vãn hồi trở lại, không hề có máu đổ. Tất cả thừa biết rằng, Không quân của Tướng Kỳ có thể san bằng tất cả nếu họ nghiêng về phe nào đó.

Dùng trực thăng đến nơi hẹn hò để ngỏ lời cầu hôn

Sau một đêm tá túc tại nhà Tướng Kỳ, Tuyết Mai quay về nhà với một tâm trạng vui như trẩy hội vì cô đã có thêm dịp chứng kiến quan điểm chính trị, sự tỉnh táo, khôn ngoan của người hùng trong mộng trong khi xử lý tình huống đảo chánh. Hôm sau thức giấc, Tuyết Mai được người nhà cho biết sáng sớm có một viên sĩ quan đến nhà gửi tặng hoa hồng phấn – loài hoa mà cô yêu thích nhất cùng một bì thơ. Linh tính mách bảo cô rằng khong ai khác, chính “Tướng râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ.

Trong thư, Tướng Kỳ ngỏ lời mời Tuyết Mai ăn cơm trưa tại nhà hàng Caravelle với “hi vọng những bông hồng này sẽ đem lại chút hạnh phúc nhỏ bé khi đánh thức cô dậy”.

Lúc đầu Tuyết Mai có hàng ngàn ký do để từ chối, nhưng suy nghĩ đắn đo hồi lâu,cuối cùng trái tim mách bảo cô, hãy giả vờ từ chối thôi, và cô nhận lời tự đến nơi hẹn mà không cần đưa đón. Tướng Kỳ cười sáng khoái: “Cô Mai không phải lo.Tôi đến nơi hẹn bằng máy bay. Chúng ta gặp nhau tại cửa thang máy phòng ăn riêng không có ai trên thế gian này nhìn thấy đâu”.

Tuyết Mai trang điểm nhẹ nhàng, cô muốn giữ những nét thật nhất trên khuôn mặt, làn da và sự tươi trẻ hồn nhiên để đến nơi hẹn nhân tình. Tướng Kỳ đã đậu trực thăng trên nóc khách sạn, ngồi đợi cô trong phòng ăn đặc biệt khá lâu.

Giữa không gian ấm cúng và lý tưởng có một không hai của đất Sài Gòn, nơi phóng tầm mắt nhìn thấy bốn phía hòn Ngọc Viễn Đông, men rượu vang tê tái đầu lưỡi và tiếng nhạc thính phòng du dương, Tướng Kỳ đã ngỏ lời cầu hôn Tuyết Mai.

Sau này nhớ lại, cô không thể diễn tả được cảm giác rất đặc biệt và thiêng liêng khi ấy. Cảm giác ấm nóng của bàn tay, làn môi hay lời nói nồng nàn, đa tình của viên tướng cao bồi đã làm cô say đắm vì hạnh phúc.

Đám cưới của “Tướng râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ và cô chiêu đãi viên Hàng không Air Vietnam tổ chức tại khách sạn Caravelle vào tháng 11/1964 được coi là sự kiện tâm điểm của báo giới và dư luận Sài Gòn khi ấy. Một đám cưới tổ chức lớn nhất, đông đúc khách mời nhất và tốn kém nhất.

Thế là từ đấy, cô tiếp viên hàng không hoa khôi Sài Gòn nhí nhảnh hồn nhiên yêu đời trở thành “Bà Kỳ”, một bước có kẻ hầu, người hạ. Cũng từ ấy, cô giã từ những chuyến bay của Air Vietnam vì mỗi lần bay, tốp cận vệ luôn kè kè bảo vệ, giã từ mọi thứ đam mê thời con gái để học làm “đệ nhị phu nhân” của Việt Nam Cộng hòa.

Nhắc lại chuyện tình với Nguyễn Cao Kỳ, bà Tuyết Mai thổ lộ: “Đến tận bây giờ, dù tình xưa đã tắt nhưng tôi vẫn còn nhớ anh Kỳ có đôi mắt rất đàn ông. Người đàn bà nào nhìn vào cũng sụm chân run rẩy. Tôi cũng từng ngụp lặn trong ánh mắt ấy. Ở anh Kỳ có nét phong trần, phóng khoáng, ngang tàng, nhưng đầy nghệ sĩ”.

Cho đến 11 năm sau vào ngày 28/4/1975, hai mẹ con di tản sang Mỹ, lúc đó Kỳ Duyên mới 6 tuổi. Còn Tướng Kỳ, ngày 29/4/1975 một mình lái trực thăng bay ra hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đậu ngoài khơi đón người di tản, sang Philippines một thời gian… Họ thất lạc nhau.

Khi tìm gặp lại nhau nơi đất khách quê người với nhiều đổi thay dâu bể của thời cuộc, họ đã chia tay nhau sau 25 năm chung sống với cô con gái chung là Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
(Theo Người đưa tin)


Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc


Sau chuyến hành quân

A 37


Những con số thống kê :
Trận An lộc đã được ghi vào Chiến sử cũa Quân lực VNCH như một chiến thắng lẫy lừng, ngăn chặn được cuộc tấn công của CSBV trong Mùa Hè 1972. Sách báo Việt-Mỹ đã viết khá nhiều về sự chịu đựng và khả năng của các đơn vị Nhảy dù, Biệt cách Dù, Bộ binh, Thiết giáp nhưng ch đã đề cập đến vai trò của KQVNCH trong trận An Lộc bằng những con số khô khan..
- Tập Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa ( trang 176) ghi :


’.. Tại Vùng 3, An Lộc đứng vững một phần không nhỏ nhờ công lao và sự hy sinh xương máu của các phi hành đoàn trực thăng UH-1 và CH-47 trong suốt hơn hai tháng tử thủ. Chỉ riêng tại hai chiến trường KonTum và An Lộc, lưc lượng trực thăng của KQVN đã bị thiệt hại tới 70%, gồm 63 chiếc UH-1 bị rớt vì phòng không địch + 391 chiếc khác bị trúng đạn hư hại nặng..’
Và các nhà Quân sử KQ hình như đã ‘quên’ không nhắc đến các hy sinh của những Phi đoàn khu trục A-1, F-5 và của những Phi đoàn Vận tải C-123..chưa kể đến các chiến công thầm lặng của các EC-47, của các nhân viên chất hàng để thả dù tiếp tế cho An lộc.

- Tập sách tài liệu của KQ Hoa Kỳ ‘Air Power in Three Wars’ do Tường KQ William Momyer viết (trang 330-332) ghi :
‘..Cộng quân siết chặt vòng vây quanh An lộc và chỉ còn một đường duy nhất để tiếp tế cho Lực lượng trú phòng VNCH là dùng các phương tiện của Không quân. Lúc đầu chúng ta thử sử dụng các trực thăng CH-47 để chuyển đồ tiếp liệu, nhưng phòng không của địch đã khiến không thể dùng trực thăng. Địch quân đã đặt súng phòng không dọc theo các hàng cây nên rất khó oanh kích: các xạ thủ CS thiết lập các vị trí súng máy trên các cành cây cao và nhắm bắn rất chính xác vào các bãi đáp của trực thăng..Khi tình hình tiếp vận trở nên căng thẳng hơn, các phi cơ C-123 của KQVN đã bay vào và dùng phưong pháp thả dù tiếp liệu bằng dù ở cao độ thấp, nhưng phòng không dầy đặc đã khiến phương pháp này phải ngưng sau 3 tuần.. Sau khi các C-123 rút lui, việc tiếp tế đã phải giao lại cho Không đoàn 7 Hoa Kỳ..dùng các C-130s..’

‘..trung bình mỗi ngày, 185 phi suất dành cho việc phòng thủ An lộc. Các phi suất này thường phát xuất từ Biên Hòa và từ các căn cứ đặt tại Thái Lan, đa số là do các F-4. KQVNCH bay mỗi ngày 41 phi suất : Hỏa tiễn SA-7 và Súng phòng không CQ đã buộc các A-37
(của KQHK) phải thả bom ở cao độ cao hơn F-4 rất nhiều..’

- Tập Quân sử của Không Quân Hoa Kỳ : The Vietnamese Air Force, 1951-1975, An Analysis of its Role in Combat’ ch tóm lược cuộc chiến Mùa Hè 72 bằng các con số ‘khô khan’ hơn :

Thống kê ‘Trận chiến mùa Hè’ 31 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 72 :

Không Quân VNCH :

- Số các phi xuất oanh kích yểm trợ bộ binh: 4651
- Số các phi suất ngăn chặn: 340
- Số các phi suất thám sát: 474
- Số các binh sĩ chuyển vận: 40,484
- Số tiếp liệu chuyển vận: 3,388 tấn
- Số phi cơ thiệt hại: 36 chiếc
- Số phi cơ sử dụng: 1,366
- Số quân nhân tham chiến: 47, 000

(Cần ghi nhận là Trận An lộc chính thức bắt đầu vào 5 tháng 4 và chấm dứt vào tháng 6-1972)


Trong một thống kê khác, có phần chính xác hơn đã ghi: Khi Cộng quân mở cuộc tấn công Hè-1972, KQVNCH có 1285 phi cơ, tổ chức thành 44 phi đoàn:
- 9 Phi đoàn khu trục bay các loại A-1, A-37 và F-5, tổng cộng có 119 chiếc khả dụng để oanh kích.
- 2 Phi đoàn Vận tải chiến đấu AC-47 và AC-119 với 28 phi cơ trong tình trạng hoạt động được.
- 17 Phi đoàn trực thăng với 367 chiếc khả dụng trong số 620 chiếc.
- 7 Phi đoàn quan sát tiền tiêu bay các loại O-1 và U-17 trong đó 247 chiếc khả dụng trong tổng số 303 chiếc..

Vai trò của Không quân:



* Nhiệm vụ chính của Không Quân VNCH trong Trận An lộc gồm:

- Yểm trợ Chiến trường cho quân trú phòng bằng các phi cơ khu trục, có sự điều hành , hướng dẫn của các phi cơ quan sát.
- Chuyển quân và chuyên chở các phẩm vật tiếp liệu bằng các trực thăng cơ hữụ
- Thả dù tiếp tế bằng các phi cơ vận tải (sau khi CQ đã thiết lập hệ thống phòng không ngăn chặn sự tiếp vận bằng trực thăng)
- Theo dõi các cuộc liên lạc viễn thông, điện đàm của các đơn vị CQ bằng các Phi cơ tình báo điện tử.

* Các đơn vị KQ yểm trợ cho Chiến trường An lộc:

* Sư Đoàn 3 Không Quân VNCH, bản doanh tại Biên Hòa, là đơn vị KQ chính có nhiệm vụ yểm trợ cho Chiến trường An lộc. Sư đoàn trưởng là Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn phó : Đại tá Nguyễn văn Tường. Thiếu tá Nguyễn văn c là Sĩ quan Đại diện cho Không đoàn 43 Trực thăng bên cạnh Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và chịu trách nhiệm điều hành công việc chuyễn quân và tản thương. Các lực lượng chính của SĐ 3 KQ là :
- Không đoàn 43 Chiến Thuật gồm 4 Phi đoàn trực thăng UH-1: 221 (Lôi Vũ) 223 (Lôi điểu), 231 (Lôi vân), 245 (Lôi bằng) ; 1 phi đoàn Chinook CH-47A : 237 (Lôi thanh) và 1 phi đội trực thăng tản thương UH-1 : 259E.

- Không đoàn 23 Chiến thuật với các Phi đoàn Quan sát 112 và 124; Các Phi đoàn khu trục A-1: 514 và 518 , Phi đoàn F-5 :522.

* Sư đoàn 5 KQ tại Tân Sơn Nhất gồm:
- Không đoàn 53 CT với các Phi đoàn 413 (C-119 G), các Phi đoàn C-123 (PĐ 421, 423 và 425).
- Không đoàn 33 CT với Biệt đội Trinh sát điện tử 716
(EC-47)

Trong giai đoạn giải tỏa An lộc KQ VNCH có huy động thêm một số phi công tăng phái từ SĐ 4 KQ thuộc PĐ 116 để bay các phi vụ quan sát chiến trường do PĐ 112 sắp xếp. Ngoài ra một số phi vụ chuyển quân của các đơn vị BB tăng viện từ SĐ 9BB và SĐ 21BB đã được các trực thăng thuộc các PĐ211 và 217 thuộc KĐ 84/ SĐ 4 KQ thực hiện..

* Diễn tiến Trận đánh An lộc:
(Trận An lộc đã được nhiều Nhà quân sử ghi chép lại với rất nhiều chi tiết về những cuộc đụng độ của các đơn vị bộ binh và thiết giáp của VNCH và Cộng quân, cùng các hoạt động yểm trợ của Không quân Việt Mỹ . Trong phạm vi bài này, chúng tôi ch ghi lại những hoạt động của KQ VNCH)

CS BV đã chính thức mở màn Chiến dịch mùa Hè 1972 của họ tại vùng 3 Chiến thuật vào ngày 2 tháng 4; 60 giờ đồng hồ sau cuộc tấn công đầu tiên tại Vùng 1 CT và gần như cùng một lúc với các cuộc tấn công thăm dò tại KonTum (Vùng 2), khi dùng bộ binh và chiến xa tràn ngập Căn cứ hỏa lực Lạc Long, gần biên giới Kampuchea, cách Thị xã Tây Ninh khoảng 35 km về phía Tây Bắc. Căn cứ này do Trung đoàn 49BB/ SĐ5 trấn giữ. Trung tướng Nguyễn văn Minh Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH phản ứng bằng cách cho rút tất cả các đơn vị hoạt động trong vùng biên giới Việt-Miên để thiết lập một tuyến phòng thủ mới quanh Tnh lỵ Tây Ninh (mà Ông nghĩ sẽ là mục tiêu tấn công của CQ), do đó CQ đã có thể chuyển quân dễ dàng trong vùng. Tiền đồn duy nhất còn lại là Căn cứ Tống Lê Chân do TĐ 92 BĐQ biên phòng trấn giữ, lý do là Chỉ huy Căn cứ không chịu rút vì sợ sẽ bị CQ phục kích tiêu diệt (và Tống Lê Chân vẫn còn trong tay QL VNCH cho đến khi ký Hiệp định Đình chiến tháng Giêng năm 1973) .
Lực lượng BĐQ tại Căn cứ Thiện Ngôn tuân theo lệnh rút quân của Tướng Minh đã bị phục kích và mất toàn bộ các quân xa và vũ khí nặng. Cộng quân đã để tại chỗ các chiến lợi phẩm, không cần thu dọn chiên trường vì đã đạt được mục tiêu nghi binh của họ.. An lộc, thay vì Tây Ninh sẽ là điểm tấn công để tạo một thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Chiêu bài của CSBV) Các trận tấn công tạo hỏa mù tại Tây Ninh đã giúp Công trường 9 CSBV di chuyển một cách bí mật về Vùng 708 tại phía Tây Bắc An lộc. Trong khi đó CT 5 CS đã tập trung sẵn quanh Lộc Ninh và CT7 đã ở trong vùng Nam An lộc để cắt đứt Quốc lộ 13..

Trận An lộc bắt đầu vào sáng sớm ngày 5 tháng 4 khi CQ pháo kích vào Tỉnh lỵ, đồng thời tấn cống thăm dò Phi trường Quản lợi, nằm về phía Đông Bắc An lộc khoảng 7 cây số. Đơn vị BĐQ trú đóng tại Phi trường đã buộc phải rút lui cùng với các Cố vấn HK. Các chiến sĩ còn trụ lại chỉ giữ được phi đạo đến hết ngày 6 tháng 4. CQ chiếm khu vực phi trường và cắt đứt Quốc lộ 13, về phía Nam An lộc. Công việc tiếp vận cho quân trú phòng phải tùy thuộc vào trực thăng và thả dù.

Trong khi CQ cô lập hóa An lộc, họ đã thanh toán các tiền đồn tại Lộc Ninh. Sáng 5 tháng 4 CQ đã bao vây chia cắt quân trú phòng thành 2 nhóm. Sự can thiệp của Trực thăng võ trang HK đã giúp kéo dài sự cầm cự. Các phi cơ phóng pháo đã thả những quả bom chùm chống bộ binh để ngăn chặn CQ. Các AC-130 võ trang cũng tạo những lưới lửa để giúp các đơn vị trú phòng chống trả các đợt tấn công của CQ có xe tăng yểm trợ.

Khi CQ tấn công Lộc Ninh, QĐ 3 VNCH đã phản ứng bằng cách gửi Chiến đoàn 52
(SĐ5 BB) gồm 2 Tiểu đoàn BB (TĐ1/52 và TĐ 1/48) tấn công tái chiếm 2 Căn cứ hỏa lực đã rút bỏ trước đó gần giao điểm của các Quốc lộ 13 và 17 ỡ giữa đường từ An lộc đến Lộc Ninh. Ngày 6 tháng 4, một TĐ được lệnh tiếp cứu Lộc Ninh nhưng không vượt nổi chốt chặn của CQ, và sau đó cả Chiến đoàn được lệnh rút về lại An lộc, và sáng 7 tháng 4 Chiến đoàn đã bị CQ phục kích trong khi rút quân. KQ đã phải oanh kích phá hủy 3 đại bác 105 của CĐ để tránh bị CQ sử dụng. CĐ phải tự hủy mọi xe cộ và trang bị để có thể vượt thoát các chốt phục kích của CQ. Một trực thăng bị hạ và 2 chiếc khác bị hư hại nặng.. Sáng 8 tháng 4 một lực lượng KQ HK gồm AC-130, Khu trục và Trực thăng võ trang đã phải can thiệp để bốc toán 3 Cố vấn cùng 9 Quân nhân VNCH thoát khỏi vòng vây..

Sau khi Lộc Ninh thất thủ, CĐ 52 bị thiệt hại nặng, Phi trường Quản lợi bị mất, Quốc lộ 13 bị cắt đứt
(phía Nam). An lộc được xem như đã bị hoàn toàn vây hãm.

* Các Phi vụ chuyển quân và tiếp tế :

Sau ngày 7 tháng 4, An lộc đã hoàn toàn bị bao vây và không còn phi đạo tiếp tế. Từ 7 đến 12 tháng 4, tất cả các phi vụ tiếp tế đã được thực hiện bằng Trực thăng và các C-123 của Không Quân VNCH và Hoa Kỳ.
(Trong thời gian này , các trực thăng Chinook CH-47 của Phi đoàn 237 VNCH ; các UH-1 của các PĐ trực thăng VNCH có thêm sự trợ giúp của các trực thăng Hoa Kỳ của Phi đoàn 229 HK, đã thực hiện được 42 phi suất chỡ hàng tiếp vận vào An lộc) Trong khoảng thời gian từ 7 đến 19 tháng 4, KQHK và các trực thăng của KQ VNCH, phối hợp với các C-123 đã chở được 337 tấn tiếp liệu vào An lộc..Các phi vụ bay vào An lộc càng ngày càng trở nên nguy hiểm và gần như cảm tử. Hỏa lực của CQ đã gây hư hại nặng cho 3 chiếc UH-1 của KQHK trong lúc đang bốc rỡ hàng hóa..

Các chuyến trực thăng tiếp vận đã phải chấm dứt từ ngày 12 tháng 4 sau khi 1 CH-47 của KQVNCH bị trúng đạn súng cối của CQ bốc cháy và phát nổ khi đáp xuống bãi thả hàng.

Các tài liệu của Hoa Kỳ như ‘The Battle of An loc’ của James Willbanks, ‘Airwar over South VietNam 1968-1975’của Bernard Nalty..đều ghi ngày chiếc CH-47 của VNCH bị rơi là 12 tháng 4, nhưng các bài hồi ký của các phi công trực thăng lại ghi là 13 tháng 4 . Sau đây là một sô đoạn trich từ cac bài viêt cũa những phi công CH-47

Trong bài Phi đoàn 237 CH-47A, tác giả Vũ văn Bảo ghi lại :

‘.. Tình hình chiến sự mỗi lúc một gia tăng và mãnh liệt nhất là trận An Lộc, mùa Hè 72. Mỗi sáng, chúng tôi tất cả các trực thăng thuộc KĐ 43 CT đều sang standby tại Lai Khê chờ lệnh, UH-1 vào trước với các binh sĩ tinh nhuệ Nhảy dù, Chinook vào sau với các khẩu trọng pháo 105 ly ở Đồi Gió, Tàu Ô, Tân Khai, bay cao, bay thấp đều bị bắn bằng đủ loại đạn, nhưng chúng tôi vẫn thi hành các phi vụ được giao phó. 2 Chinook đả tổn thất tại Tân Khai và Tàu Ô là PHĐ của Th/tá Nguyễn hữu Nhàn + Th/úy Đặng Thiên Hiền, cơ phi Ch/úy Kim, áp tải, xạ thủ đều hy sinh và PHĐ của Đ/úy Nguyễn văn Trọng + Th/úy Thanh bị băt và được giao trả năm 73 nhưng cơ phi, xạ thủ và áp tải hy sinh.. một Chinook của Tr/uy Lê quang Tiên và Đặng đưc Cường bị băn cháy trên không, phải đáp khẩn cấp xuống Phi trường An lộc và được gunship bốc cứụ Phi cơ của Tr/úy Sơn và tôi bị trúng 1 viên 12,7 ly thủng bình xăng trái nhưng vô sự vì không phải đạn lửa và nhiều phi cơ khác bị đạn nhưng không đáng kể..’

Trong các e-mail trao đổi giữa các phi công về ‘Những Kỷ niệm Khó Quên’ trên Diễn đàn Cánh Thép :

- Tác giả Vũ văn Bảo:
‘Nhắc đến thứ Sáu 13, tôi lại nhớ đến Đặng thiện Hiền, Hiền rất tin dị đoan, thường hay khai bệnh vào ngày nàỵ Nhưng chính Hiền lại tử nạn, hy sinh vào đúng ngày thứ Sáu 13 cùng với Phi Hành Đoàn của Thiếu tá Nguyễn Hữu Nhàn..’

- Tác giả Vương minh Dương:
‘..chiều hôm trước ngày anh Nhàn và Hiền bị rơi, tôi và anh Nhàn đang ngồi ở bậc thềm hành lang phi đoàn (PĐ)nhìn ra phi đạo 237 nói chuyện sau khi tôi đã cắt bay cho ngày hôm sau và người bay phi vụ này với Hiền chính là tôi. Anh chính có việc bận ở Sàigòn nên anh Nhàn túc trực tại PĐ, bỗng nhiên Đại tá Tường lái chiếc xe jeep lùn đến ngay chỗ tôi và anh Nhàn đang nói chuyện và ông hỏi PH đoàn nào đi Lai Khê ngày mai và không hiểu vì lý do gì Ông muốn hoặc anh Chính hay anh Nhàn bay phi vụ ấy, vì anh Chính chưa về nên anh Nhàn nói với tôi: mày để tao bay chỗ của mày…’

-
Tác giả Lê Quang Tiên ghi rõ hơn: ..’Bữa đó thứ Sáu 13. Tôi không nhớ rõ tại sao chỉ có 2 chiếc đi Lai Khê, tôi bay chiếc số 2. Sau khi ăn cơm trưa xong thì chuẩn bị đi vào Tân Khai.. Sau hai phi vụ vào Tân Khai, tôi bay số 2, tiếp tế và di tản dân tỵ nạn, tôi vào số 2, bị pháo quá nên không bốc dân thường được, bị Th/tá Nhàn la quá trời..Đến phi vụ thứ 3, sau khi Đại bàng 1 đổ xăng xong, không biết tại sao, sàng qua câu hàng, mãi hồi lâu không câu đưôc, thì Th/tá Nhàn bảo tôi : Tiên mày qua câu đi.. Tôi bay qua câu kiện hàng đó rồi đi trước và thành chiếc số 1 vào Tân Khai.. Tôi đáp vào Tân Khai, bốc dân và bay ra thì cross Th/tá Nhàn bay vào. Tôi mới lấy cao độ thì nghe T/t Nhàn nói là: Tiên ơi, tao bị bắn rồi.. Tôi liền vào Tân Khai trở lại, thấy Đại bàng 1 đang bay thật thấp như thường lệ, không có gì khác biệt. Tôi liền gọi T/T bị bắn có sao không ? Không có tiếng trả lời. Tôi liền vòng sang phải sau Đại bàng 1 và nói T/T có sao không, đáp đi, tôi ở phía sau nè..Vẫn không có tiếng trả lời. Bay như vậy độ 1 phút và tôi tiếp tục gọi.. Bỗng dưng Đại bàng 1 go vertical, tôi chưa từng thấy, thẳng lên trời..rồi loss air speed, roll và đâm vertical xuống đất bùng nổ.Tôi liền gọi Mayday và không lâu sau toán rescue của Mỹ tới..’

Các CH-47 cũa KQVN cũng có nhiệm vụ đưa các khẩu đại bác 105 ly vào vùng hoạt động của TĐ 6 ND..

- Tác giả Đỗ đức Thịnh thuộc LĐ81BCND trong bài ‘Hai tháng Tử thủ An lộc’ viết : .
.’Nhịp độ pháo của địch tăng mạnh khi các Phi vụ Hõa long và AC-130 rời vùng. Tại Đồi Gió, nằm ở hướng Bắc của Đồi 169 cách khoảng 3 km do đơn vị Pháo binh và TĐ 6ND đang lập tuyến phòng thủ cũng không may mắn gì hơn. Họ đang hứng chịu trận mưa pháo tập trung tới tấp khi hai chiếc trực thăng Chinook đang cố tiếp viện cho họ hai khẩu đại bác 105 mm. Tôi nhìn khẩu đại bác móc tòn ten phía dưới bụng chiếc trực thăng đang cố đáp, tụi tiền sát viên phác của CQ đã điều chỉnh những quả đạn khá chính xác vào ngọn đòi ấy. Từng bựng lửa, bụi đỏ tung lên dưới thân tầu làm cho hai chếc trực hăng bốc lên cao hơn, pháo ngớt hai chiếc trực thăng lại từ từ hạ thấp, cứ thế trong vòng 15 phút hai chiếc trực thăng không thể nào thả hai khẩu đại bác xuống và đành phải bốc lên cao..và bay về phía Lai khê..’
Sau các cố gắng, 6 khẩu 105 mm nòng ngắn cũng đã được đưa đến cho TĐ 6 ND nhưng sau đó cả 6 khẩu này đã bị CQ pháo kích hủy diệt.

Không Quân VNCH đã buộc phải dùng các C-123 và một số ít C-119 đã tìm cách thả các kiện hàng ở cao độ thấp từ 700 đến 5000 ft, dưới hỏa lực phòng không dầy đặc của CQ. Các phi vụ thả hàng được thực hiện vào ban ngày, đường bay vào An lộc đều từ hướng Nam, dọc theo Quốc lộ 13. Khi thả ở cao độ 5000 ft, đa số các kiện hàng bị lạc vào vùng kiểm soát của CQ. Trong hai ngày, các phi cơ VNCH đã thả được 27 chuyến với 135 tấn tiếp liệu nhưng chỉ 34 tấn đến được tay lực lượng trú phòng. Ngày 15 tháng 4: một C-123 bị hạ, toàn bộ Phi hành đoàn hy sinh.. và sau đó, ngày 19 tháng 4: một C-123 khác, chở đạn tiếp vận đã trúng đạn phòng không của CQ và nổ tung..

Các trường hợp hy sinh của 2 Phi hành đoàn C-123 tại An Lộc được Phi công HungPhan ghi lại như sau :
- Phi đoàn 425, C-123 K, Tail code xH. Ngày 15 tháng 4, 1972 ;
Trung úy Phạm văn Công (Trưởng phi cơ)
Tr/úy Hồng, Hoa tiêu phó
T/T Sét Điều hành viên

- Phi đoàn 425, C-123 K, Tail code xL. Ngày 19 tháng 4, 1972 :
Thiếu tá Nguyễn thế Thân
(Phi đoàn trưởng , Trưởng phi cơ)
T/u Quách Thanh Hải, Hoa tiêu phó
Thượng sĩ Mã Hoàng, Cơ phi
Đ/u Ngân, Đ/u Trọng Điều hành viên
Thượng sĩ Thượng, áp tải

Phi công Hung Phan cũng ghi lại :..Khi đụng đến An lộc, không có chuyện bay thấp bay cao gì nữa, bay cỡ nào cũng đụng phòng không mà lại phòng không hạng nặng, vừa nặng vừa nhiều ! Chúng tôi đã chất đầy những kiện hàng tiếp tế từ sáng sớm, để ngồi đó, để stand by dưới sức nóng của Hot cargo, nơi đầu phi đạo 25RH, nhìn những con chim sắt khổng lồ C-130 của USAF hốt hoảng, tả tơi bay về đáp dưới hai hàng xe cứu hỏa chạy theo, có chiếc bị bắn bể bánh mà không biết, có chiếc đầu cánh đã văng đâu mất tiêu, chúng tôi nhìn nhau ngao ngán.. Mẹ ! nó bay nhanh hơn mình, nó thả cao hơn mình.. Thú thật tôi đã thở dài và rất thoải mái khi được lệnh hủy bỏ phi vụ..’
Ngày 15 tháng 4 1972, phi vụ của Phạm văn Công.. không bị hủy bỏ.. đem tàu qua Hot cargo từ 5 giờ sáng, 5 chiếc C-123K của KĐ 53/CT đã chất đầy hàng và sửa soạn cất cánh thì được lệnh stand by vì B-52 sắp trải thảm, rồi đến C-130 của US được ưu tiên..

Và Tr/úy Châu đức Tánh kể lại:
‘ Có thể nói là Công lùn chết trước mũi của tôi, từ sáng đến trưa, hàng loãt C-130 của USAF từ An lộc về, đều đáp trong tình trạng khẩn cấp. Đến 3 giờ chiều thì chúng tôi được lịnh cất cánh. Tôi mang danh hiệu Bookie 03, Công là Bookie 04. Chiếc số 2 thả xong, tôi bắt đầu xuống. Từ lâu đã đọc qua sách báo, mãi đến bây giớ tôi mới biết thế nào là đạn ‘bắn lên như đan lưới’. Trên tần số, Công la um sùm : ‘ĐM, nó bắn mày đó Tánh !..’ Tôi vừa run vừa cắn răng lo điều khiển phi cơ vào đúng toạ độ thả..’ Mày im đi, tao biết rồi, nó bắn từ khi mình bắt đầu xuống lận..’ Sau khi thả xong hàng, tôi kéo phi cơ lên gần như là triệt nâng, vừa quẹo phải để tránh vùng oanh kích của B52, có lẽ tôi là người được nghe giọng nói cuối cùng của Công : ‘Tao vô đây Tánh, Bookie 04 in..’ Khi tôi vừa chuyển sang tần số emergency thì nghe : ‘Chết ! chết rồi ! Bookie 04 cắm đầu xuống luôn rồi..’

Các C-123 là các phi cơ vận tải tốt nhất mà KQVNCH đang có
(năm 1972)đã không thể vượt nổi lưới đạn phòng không khủng khiếp tại An lộc, nên sau đó các phi vụ tiếp tế đành phải thả dù ở cao độ cao hơn và thực hiện vào ban đêm.

Ngày 27 tháng 4, dùng radar dưới đất hướng dẫn, các C-123 VNCH vào được An lộc, thực hiện phi vụ thả dù nhưng lực lượng trú phòng chỉ nhận được 5% số kiện hàng thả xuống. Mãi đến tháng 6/1972 các phi hành đoàn KQ VNCH mới bắt đầu được huấn luyện về phương pháp thả dù do radar hướng dẫn. Chương trình chỉ hoàn tất vào tháng 9
(sau khi An lộc đã được giải tỏa)

Kể từ 15 tháng 4, KQ HK bắt đầu trợ giúp cho công việc tiếp tế bằng cách dùng các C-130 để thả dù cho An lộc, trong phi vụ đầu tiên họ dùng 2 chiếc C-130 dự trù sẽ thả các kiện hàng ở cao độ 600 ft. Chiếc thứ nhất khi bay vào điểm thả đã bị súng phòng không CQ bắn hỏng phần đuôi lái, phi công đành thả..các kiện hàng mang theo. Chiếc C-130 thứ nhì khi bay vào đã bị phòng không bắn gây tử thương cho một nhân viên phi hành và gây cho 2 người khác bị thương. Phi cơ đành phóng thả các kiện hàng để bay về đáp khẩn câp tại Tân sơn nhât. 26 tấn hàng do 2 phi cơ mang theo đã.. không đến tay quân trú phòng ! Ngày 16 tháng 4, KQHK dùng 2 C-130 để thả tiếp 26 tấn khác nhưng do trục trặc tính toán nên số hàng này lại.. rơi vào vùng CQ kiểm soát. Ngày 18, một C-130 khác bị hư hại nặng khi dự định thả dù vào sân banh An lộc, phi cơ lết về được vùng Bắc Pleiku nhưng phải đáp khẩn cấp xuống ruộng. Ngày 19, sau khi một C-123 cùa KQ VNCH bị bắn hạ, KQ HK hoàn toàn đảm nhận việc tiếp tế cho An lộc..

Ngày 14 tháng 4 năm 1972, các C-123 của KQVN đã thực hiện một phi vụ đặc biệt tại vùng trời phía Đông Bắc An lộc, trên cao độ ngoài tầm các loại súng phòng không của CQ: thả dù những kiện hàng.. toàn nước đá, để khi chạm đất, chỉ còn những cánh dù và ..hàng tan thành nước, biến mất.. Đây là một trong những phi vụ ‘ bí mật’ nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Trước đó, ngày 13, Bộ TTM QLVNCH trong một cuộc họp báo công khai tại Sàigòn đã cho biết sẽ thả dù một lực lượng Biết kích Dù vào vùng chì cách An lộc 5 km để ‘bắt sống’ Chính phủ MTGP đang ở trong khu vực.. Tin tức này đã khiến Cộng quân cấp tốc cho di chuyển Trung đoàn 141
(CT 7 CS)đang bố trí ở Ấp Srok-Gòn về vùng cần bảo vệ cho Cục R . Việc di chuyển này đã khiến CQ bỏ trống một vùng gần 4 km vuông trong vùng Đông-Nam An lộc, giúp việc đổ quân tiếp viện bằng trực thăng của VNCH được an toàn: Lực lượng Nhày dù (Lữ đoàn 1) vào các ngày 14 và 15; và Biệt cách Dù (Liên đoàn 81) vào ngày 16 tháng 4, 1972 được an toàn.. Lực lượng tiếp viện này lên đến gần 4000 binh sĩ thiện chiến

Ngoài các Chinook CH-47, các UH-1 của các Phi đoàn trực thăng 221, 223.. cũng đã đóng góp rất nhiều vào các cuộc chuyển quân, chuyên chở quân- vật dụng tiếp liệu và tản thương.

Trong cuộc đổ quân của LĐ 81 BCND, các chiến sĩ đã được tập trung tại Phi trường Trảng Lớn, sau đó được các Chinook CH-47 của KQVN đưa đến Lai Khê từng toán 40 người và từ Lai Khê được các trực thăng UH-1 cũng của KQVN chuyển tiếp đến một vùng ỡ phía Đông của Đồi Gió và Đồi 169..

Các phi vụ trực thăng UH-1 bay vào An lộc được xem như bay vào ‘cõi chết’ : Tác giả Đào Vũ Anh Hùng đã viết trong bài ‘Đêm chờ Ngưng bắn, Nhớ An lộc’ :

..’ Đạn bắn như mưa. Bắn cùng mọi phía. Bắn bằng đủ loại phòng không dữ tợn, hỏa tiễn tầm nhiệt, đại bác phòng không, súng cá nhân, 12 ly 7 phòng không chụm lại, trực xạ, đại bác nổ chụp, súng cối rót vào bãi đáp..’
..’Hợp đoàn 4 phi cơ nối đuôi nhau bay hối hả vòng qua Minh Thạnh vào bãi đáp B15 từ hướng Tây Nam An lộc năm phút sau trận mưa bom B52 cuối cùng vừa dứt..’..’ Đoàn trực thăng bay thấp, lướt trên ngọn cây rừng theo lệnh ‘C and C’ hướng dẫn :
-Hợp đoàn quẹo phải 10 độ. Đi thẳng ! Chiếc số 3 bay nhanh một chút. OK đi thẳng..Bãi đáp 12 giờ, 3 trăm thước. Giảm air speed..coi chừng ! Coi chừng nó bắn phòng không bên trái !..
Tôi nín thỏ. Hợp đoàn đã đến gần bãi đáp. Nhưng trước cả tiếng la coi chừng hốt hoảng của chiếc phi cơ chỉ huy, tôi thấy điểm sáng dưới lòng một hố bom loang loáng lóe lên cao như chớp kính.. Ố Quẹo phải! Hợp đoàn quẹo phải !..Chiếc số 2 rớt rồi..Số 3 nhanh lên ! Lead quẹo phải 90 độ..bay ra ! Bay ra, đừng đáp..
Tôi kinh khủng..Chiếc số 2 đang bay, đột ngột cắm đầu lao thẳng xuống triền đồi, lăn long lóc như một cục đá. Một vầng bụi đỏ mù mịt bốc lên và lửa cháy bùng’.. Chiếc phi cơ bất hạnh của Tuân. Cả một phi hành đoàn và 11 người lính bộ binh vào An lộc tiếp hơi cho đoàn người tử thủ đã rơi chết ngon lành khi vừa tới thềm địa ngục..’‘..Phi cơ trúng đạn, đồng đội bị chết, bị thương, vẫn phải bình tĩnh bay khỏi vùng kinh khiếp, tìm trảng cỏ giữa rừng đáp khẩn cấp, bỏ tầu, may mắn lắm sẽ được phi cơ bạn nhào xuyên lưới lửa đón về..hay bỏ tầu mà chạy, vượt qua rừng qua bụi trốn tránh kẻ thù tìm vế đất sống..’ những người anh em đã roi vào tay giặc hay ra đi vĩnh viễn cùng với xác tàu vỡ vũn trên cánh rừng cao su tơi tả dày đặc hố bom. Đi không còn ai nghe tiếng nói. Xác rữa, xương khô trắng đến ngày An lộc giải tỏa, bạn bè ngậm ngùi đem về những mảng xương khô..’

Các chuyến đổ quân của các trực thăng UH-1 của KQVN, trong giai đoạn tiếp cứu An lộc gặp rất nhiều khó khăn từ khi CQ di chuyển các lực lượng phòng không của chúng chặn kín các đường bay vào An lộc..

Tác giả Hoài Duy trong ‘Chia nửa Vầng trăng : Hồi ký Trận An lộc’ ghi lại: (trong cuộc tăng viện của SĐ 9 BB VNCH)
..’ Chúng tôi, Trung đoàn 15, SĐ 9 BB từ Tân Khai đánh lên.. Kế hoạch thay đổi sau hai lần máy bay đổ TĐ 3/15 vào thẳng An lộc.. Đến địa điểm nhưng trực thăng không thể hạ xuống: lý do đổ xuống nhưng sẽ không kịp cất lên trước rừng pháo phòng không chào đón !..’ Đại đội tôi, quân số tham chiến 94 người sẽ xuống trước, kế tiếp ĐĐ2. Bốc lên đồng loạt đi vào mục tiêu, máy bay hạ thấp dưới ngọn cây, bay xà nhanh theo Quốc lộ 13 để tránh tầm pháọ Chúng tôi chuẩn bị nhẩy khi thấy mái ngói nhà. Đạn phòng không nổ chập chùng ở dưới. Đoàn phi cơ tự dưng bẻ quặt một đường và cất lên caọ đổi hướng. Tôi biết có điều không ổn.. Máy liên lạc..Không xuống được..Các anh xuống được..nhưng trực thăng không thể cất lên kịp được.. Chỉ làm mồi cho pháo..’..’
Lần thứ 2, máy bay Mỹ, Phi hành đoàn Mỹ..Lập lại, cũng thế thôi ! KQ làm nhiệm vụ của họ..

Kế hoạch hành quân thay đổi.. Đơn vị xuống phía Nam An lộc 13 km và tiến quân cả ngày lẫn đêm, chạm lớn, chạm nhỏ..

Cuộc tiến quân của TĐ 3/15 bị ngưng chặn trước ngưỡng cửa An lộc, cách TĐ8 ND chừng 700m. CQ chen vào giữa chận đứng. Hai TĐ chưa bắt tay được nhau trong suốt 20 ngày..

Tác giả Hoài Duy ghi tiếp :
‘ Một ngày ở tháng 6. Hành quân bung rộng tuyến phòng thũ, ở một phía rừng bên kia đồị Một vận tải cơ của Mỹ rớt nằm trơ đó. Một trực thăng VN tìm thấy hôm sau cũng gần khu vực trên. Tôi nghĩ có lẽ cả hai chiếc rơi trong những ngày đầu cuộc chiến. Riêng chiếc trực thăng, đầu máy bay hơi chúi về phía trước, hai càng trong thế vững vàng trên mặt đất. Đầu hai người phi công gục xuống, tay buông thõng, xác khô rũ. Phụ xạ thủ và mấy người ngồi trong cũng chung số phận. Chết đã lâu, không còn mùi.. Tôi nhận diện đơn vị mấy người ngồi trong lòng máy bay qua phù hiệu của SĐ BB. Trong đó có một xác người còn máy ảnh trên vai, một máy quay phim rớt trên sàn và mấy thước phim.. Chiều hôm đó, tôi được biết một trong 2 phi công là Thiếu úy, con của một Bộ trưởng Phủ TT. Lệnh từ Saigon yêu cầu Trung đoàn giúp đỡ đưa xác nạn nhân ra. Và người mang máy ảnh, trên miệng túi áo tên Bình.. Sau này tôi mới biết là Nguyễn Ngọc Bình, phóng viên điện ảnh..’

(Chiếc trực thăng này bị hạ ngày 1 tháng 5 năm 72 khi bay thấp để tránh đạn phòng
không nhưng đã nổ vì trúng B-40 của CQ bắn từ các xạ thũ bị cột ngưòi trên ngọn cây)

Từ ngày 11 tháng 4, CQ bắt đầu sử dụng hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 tại chiến trường An lộc. Hõa tiễn đầu tiên đạ nhắm bắn vào các phi cơ quan sát FAC của Hoa Kỳ nhưng không trúng mục tiêu..

- Các phi vụ yểm trợ cho quân trú phòng :
Trong trận An lộc, KQ VNCH đã sử dụng các phi cơ A-1 và F-5 để oanh kích, yểm trợ cho các đơn vị trú phòng chống trả các đợt tấn công của Cộng quân và hủy diệt nhiều xe tăng, thiết giáp của Cộng quân. Một số Skyraider đã bị hạ vì trúng đạn phòng không vả hỏa tiễn SA-7 của CQ.

Một báo cáo mật được nhiều Cố vấn Mỹ ghi lại trong những bản tổng kết về chiến trường An lộc:
.. Passed following info to T30 Arcraft downed in the An lộc area (TRAC log of 6 June):
- VNAF UH-1 , 1 km South of An lộc
- XT 778888 US C-130: 3 May
- XT 732912 US A-37: 11 May
- XT 764875 2 US FAC: 11 May
- XT 775875 AH-1 G: 11 May
- XT 748868 VNAF A-1E: 13 May
- XT 810075 VNAF UH-1: 13 May

Trường hợp hy sinh của Đại úy Nguyễn Cao Hùng, thuộc PĐ 518 được Tác giả Đào Vũ Anh Hùng ghi lại như sau :
..’ Hôm 20 tháng 5, tôi bay quần quần phía Đông Tân Khai chờ 4 phi tuần khu trục săn hạ hai chiếc xe tăng VC trốn dưới gầm cầu xe lửa và khóa họng những ổ phòng không, dọn đường cho tôi dẫn hợp đoàn vào đáp.. Tôi bay trên 5000 bộ, theo dõi từng chiếc Skyraider nhanh nhẹn luân phiên đâm bổ xuống mục tiêu. Bỗng một chiếc AD6 vừa thả xong 2 trái napalm, vút ngược lên cao.. Tôi thấy một tia khói cuộn lên từ bụi cây bên bờ con suối cạn. Chiếc phi cơ bỗng phát nổ..’

Quan sát viên phi hành Lê văn Sùng, trong bài ‘Một thời ốp xẹc’ đã ghi lại trường hợp hy sinh của Phi công Nguyễn Cao Hùng như sau :
..Thuở ấy, Mặt trận Bình Long càng ngày càng khốc liệt.. Phi đoàn 116 của chúng tôi ở Cần Thơ cũng được tăng cường cho PĐ 112 Biên Hòa ba phi hành đoàn để hằng ngày thi hành một số phi vụ do PĐ 112 sắp xếp, hầu hết là được giao cho những phi vụ bay cho mặt trận Bình Long..’
Phi vụ của Quan sát viên Sùng, Danh hiệu Sơn ca 23, do phi công Thành bay hoạt động tại vùng phía Nam An lộc. Sau khi đã hướng dẫn 4 phi tuần khu trục và bắn hết 6 rocket khói đánh dấu mục tiêu, trên đường bay trở về Cần thơ. Khi bay qua Tân Khai đã tình cờ phát giác được 2 chiến xa CQ đang chui nấp dưới gầm cầu xe lửa, anh đã gọi Trung Tâm Hành quân Không trợ 3 và xin phi tuần khu trực. Trong lúc đó trong vùng có sẵn một phi tuần 2 phi cơ A-1 tuy đang được điều động, nhưng FAC Mỹ gần hết xăng, không chỉ định mục tiêu đánh được và đang tìm mục tiêu giãi tỏa bom đạn… Hai A-1 này do các phi công Nguyễn Cao Hùng (bay số 2) và Nguyễn thế Quy bay số 1.

..’ Số 2 vừa kéo lên break trái, một làn khói trắng dài bay phụt lên, đầu làn khói trắng ấy là một chấm đen, đang quẹo vòng lại đuổi theo phi cơ số 2. Tôi thét lớn SA-7! Số 2 nhảy dù ! số 2 nhảy dù mau..: Không kịp rồi, làn khói đã tới phi cơ, tôi nghe đùng một tiếng thất lớn giữa không trung. Phi cơ anh đã bốc cháy, nhưng còn đang bay lên, tôi thấy một vật đen bay ra khỏi phi cơ, may quá ! Anh đã nhẩy dù ra được rồi..’

Nhưng dù không kịp mở, và xác Phi công Hùng đã được đơn vị BB hoạt động trong vùng tìm thấỵ

Phi công Qui, sau này, cho biết thêm :
‘Hôm đó là ngày 20 tháng 5, 1972. Phi tuần Phenix 51 do Qui bay số 1 và Thống (66A) bay số 2 đang túc trực chờ bay. Hùng tuy đang nghỉ phép nhưng vào chơi.. và muốn bay cho đỡ buốn. Qui định thêm A-1 để Hùng bay sô 3 nhưng sau đó Hùng đã bay thay Thống..’

Một phi vụ rất đặc biệt đã được một số tác giả như Tướng Mạch văn Trường, Tr/tá nguyễn ngọc Ánh.. viết lại trong tập ‘ Chiến thắng An lộc 1972’phổ biến trên website là Phi vụ phá Hầm và Chốt Xa cam. Chốt này cách An lộc khoảng 6 km về phía Nam do Trung đoàn 165 Công trường 7 CSBV chiếm giữ, cầm chân các Chiến đoàn 15 và Trung đoàn 33 BB VNCH, cắt đứt việc giải toả An lộc. Tuy toán mật mã của VNCH đã bắt được tần số liên lạc và xác định được vị vị trí của 2 đơn vị CSBV và Bộ Chỉ huy của CT7 và yêu cầu HK dùng B-52 để đánh vào mục tiêu, vào những ngày 20 và 22 tháng 3 nhưng bị từ chối (?).. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH đã yêu cầu KQVN dùng các CBU 55 để tấn công vào mục tiêu. Cuộc họp để quyết định dùng CBU có sự tham dự của Tướng Minh, Tư lệnh KQ, Tuớng Tính TL SĐ 3 KQ, Đại Tá Tường Tư lệnh phó SĐ3.. Tướng Huỳnh bá Tính, sau khi bàn thảo với ĐTá Tường đã đề nghị dùng Skyraider của SĐ 3 KQ thả một số CBU trừ bị, còn lại trong kho võ khí của KQVN sau 6 giờ chiều
(là giờ các phi cơ HK bay trở về Hạm đội ?).. và phi vụ này sẽ được KQVN ‘âm thầm’ hành động theo kế hoạch riêng, không thông báo cho Hoa Kỳ.

Các tác giả ghi lại :

.
.’ Tại phi trường Biên Hòa, hai phi tuần khu trục A-37 yểm trợ cho 4 khu trục cơ AĐ6 mang 4 quả bom CBU được lệnh cất cánh vào lúc 18 giờ 15 chiều ngày 07 tháng 06 năm 1972 trực chỉ Xa cam. 18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972, hai phi tuần A-37 bay trước oanh kích dọn đường cho 4 Skyraider AD.6 tiếp nối theo sau thả liền 4 trái CBU ngay trên địa điểm Hầm chốt Xa Cam gây ra 4 tiếng nổ lớn, san bằng, tiêu diệt một vùng gần 1 cây số đường bán kính xung quanh..’
(Ngay sau đợt thả CBU, TĐ 6 Dù đã khởi phát cuộc tấn công nhổ chốt..)

- Các hoạt động khác của KQ VNCH:

Một số đơn vị khác của KQ VNCH cũng đã đóng góp vào Chiến thắng An lộc một cách ‘lặng lẽ’ nhưng không kém phần quan trọng :

- Phi đoàn 716 với các phi tuần EC-47 Trắc giác vô tuyến
(Airborne Radio Direction Finding=ARDF) giúp phát giác các cuộc chuyển quân của CSBV và xác định những vị trí của các đơn vị CQ.

- Các đơn vị bốc rỡ và chất hàng lên các Phi cơ vận tải
(Riggers). Các chuyên viên này (Việt Nam, Mỹ và Đài loan) đã phải làm việc liên tục những ‘ca’ kéo dài trên 20 giờ, tại một khu vực trống trải ở cạnh phía Đông của phi đạo Tân Sơn Nhất (Trong thời gian cao điểm thả dù tiếp tế cho An lộc, KQHK đã phải đưa đến Saigon 76 chuyên viên gắn dù thuộc ĐĐ 549th Quartermaster, ở Okinawa và sau đó còn tăng cường thêm một số chuyên viên từ Đài loan)

Chiến thắng An lộc đã phải trả bằng ‘máu và nước mắt’ của những đơn vị Bộ binh, Nhảy Dù, Biệt cách Dù, Thiết giáp..Địa phương quân Quân lực VNCH, quả cảm, quyết sống chết để tử thủ, giữ vững được An lộc, nhưng chiến thắng này đã cần phải có sự đóng góp tối quan trọng của Không quân Hoa Kỳ và Việt Nam qua những phi vụ yểm trợ chiến trường như B-52, Gunships.. các khu trục, trực thăng tiếp tế và tản thương, các phi cơ vận tải..
Trần Lý
Tài liệu sử dụng:
- The Battle of An lộc (James H Willbanks)
- America’s Last VietNam Battle :Halting Hanoi’s Easter Offensive (Dale Amdradé)
- Chiến trận Mùa Hè 1972 (Trần Phan Anh)
- Chiến thắng An lộc 1972 (Một số tác giả)
- Mùa Hè Đỏ lửa (Phan Nhật Nam)
- Các bài viết về An lộc trên các Diễn đàn điện tử như Cánh Thép, Lịch sử VN..
- Các bài viết về An lộc trên các Tạp chí KBC, Lý Tưởng, Lý Tưởng Úc châu..
- An Loc Personal Account của các Cố Vấn Hoa Kỳ tham dự Trận An lộc như ĐT Ed. Benedict, ĐT Ed Stein, ĐT Bob Murphy, Đ/u Harold Moffett..
- The Battle of Loc Ninh- Rattlers Helicopter Web page


.Hồi ức của Chuẩn Tướng Không Quân Phạm Ngọc Sang
Nhớ lại suốt hạ tuần tháng 3 năm 1975, sau khi có lệnh bỏ Huế và Đà Nẳng, các đơn vị ta cứ lần lượt tháo lui, làm các tỉnh thành, quận lỵ phải rút theo, tạo ra cảnh đỗ vở tan thương cho không biết nhiêu gia đình quân nhân cũng như dân chính.

Tốc độ rút lui nhanh hơn tốc độ truy đuổi. Các đơn vị VC đến tiếp thu, không bị đánh chận, nên cứ ung dung tiến văo thành phố đã bị bỏ ngỏ. Đến khi vào tiếp thu Nha Trang, chúng vẫn cứ tin rằng Phan Rang cũng đã bỏ chạy, nên tiếp tục cho các toán tiền thám cứ tiến vào. Ngạc nhiên, và cũng là lần đầu tiên bị ngăn chận trước khi đến Phan Rang, chúng bèn tháo lui về hướng Bắc, vào ẩn nấp trong vùng Ba Ngòi chờ viện binh. Mãi đến ngày 16.4.1975, khi tung ra toàn lực áp đảo, chúng mới vào được Phan Rang.

Vào thời điểm các đại đơn vị ta rút lui, mà không có một sự kháng cự đáng kể nào để làm khó khăn và thiệt hại cho đối phương, thì căn cứ Phan Rang đã anh dũng chống cự, và đã làm thiệt hại đáng kể cho quân đội chánh quy Bắc Việt. Chiến trận tại Phan Rang có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhứt: từ ngày 1 đến 3.4.1975, là giai đoạn hình thành tuyến phòng thủ, với Sư đoàn 6 Không quân và Tiểu đoàn 5 Dù thuộc Lữ đoàn 3 Dù cùng một số đơn vị địa phương quân còn lại.
Sư đoàn 6 Không quân gồm:
- 3 Phi đoàn A-37, 524, 534, 548
- 1 Phi đội A-1
- 2 Phi đội tản thuơng 259 B và 259 C
- 2 Phi đoàn Trực thăng 229 và 235
Lữ đoàn 3 Dù gồm:
- Bộ chỉ huy
- Tiểu đoàn 5
Giai đoạn thứ hai: từ ngày 4 đến 12.4.1975, là giai đoạn củng cố tuyến phòng thủ, với sự thành lập Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3, với Lữ đoàn 2 Dù. Đây là thời gian đem đến ít nhiều lạc quan trong việc ổn định tình hình sau nhiều ngày xáo trộn. Một số đơn vị nhỏ của địch đã hoàn toàn bị đẩy lui khỏi đèo Du Long rút về ém quân tại khu Vườn Dừa, Cam Lâm đợi tăng viện.

Lữ đoàn 2 Dù gồm:
- 3 Tiểu đoàn 3, 7, 11
- 1 Tiểu đoàn Pháo binh
- Các đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận
Giai đoạn thứ ba: từ 13 đến 16,4.1975, là giai đoạn của trận chiến quyết định, với các đơn vị gồm:
Liên đoàn 31 Biệt động quân gồm:
- 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52.
Tăng cường cho Bộ Tư Lệnh Tiền phương:
- Toán Thám sát / Nha Kỷ thuật
Sư đoàn 2 Bộ binh gồm:
- 2 Trung đoàn 4 và 5
- 2 Pháo đội gồm 10 khẩu 105 ly
- 2 Chi đội Thiết Vận Xa gồm 10 chiếc
Lực lượng Hải quân gồm:
- Duyên đoàn 27
- 2 Khu trục hạm
- 1 Giang pháo hạm
- 1 Hải vận hạm và một số tàu yểm trợ

Trong 2 ngày 13 và 14, Lữ đoàn 2 Dù được lịnh rút về Saigon. Liên đoàn 31 Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh ra thay. Vừa thay quân vừa chiến đấu, và phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập vào trưa ngày 16.4.1975, bởi 2 sư đoàn VC 325 và 3 Sao vàng, cùng với các đơn vị của Đoàn 968 VC. Trong ngày 14.4.1975, ngoài Duyên đoàn 27 đã có mặt tại Phan Rang, Hải quân Saigon tăng cường khẩn cấp 2 Khu trục hạm, 1 Giang pháo hạm, 1 Hải vận hạm cùng một số tàu yểm trợ.


Lực lượng địch:
Theo tù binh thuộc Đoàn Hậu cần 57 địch bị bắt tại đèo Du Long ngày 9.4.1975, các cấp chỉ huy địch ngở Phan Rang đã bỏ chạy, nên tiếp tục cho các bộ phận truy đuổi, cứ yên tâm tiến vào tiếp thu. Bị đánh đuổi, chúng lui về lẫn trốn vùng Vườn Dừa, Ba Ngòi chờ đại quân của 2 Sư đoăn 3 và 325 VC từ phía Bắc đến. Các nhóm du kích vẫn hoạt động gần phi trường. Đoàn 968 VC vừa ghi nhận có mặt. (xác nhận bởi Đại tá Nguyễn Thu Lương và Trung Tá Phạm Bá Mạo khi bị đơn vị nầy bắt tại mặt trận.)
I. HÌNH THÀNH TUYẾN PHÒNG THỦ
Kể từ ngày 1.4.1975, sau khi Nha Trang bỏ ngỏ, căn cứ Phan Rang đương nhiên trở thành căn cứ tiền tuyến của Miền Nam. Buổi tối cùng ngày, Trung tá Lê Văn Phát, Lử đoàn trưởng Lử Đoàn 3 Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu đoàn 5, trên đường rút từ Khánh Dương xin vào để chờ phi cơ về Saigon. Căn cứ tôi lúc bấy giờ rất là trống trải, vì một số lớn quân nhân Địa Phương Quđn canh gác vòng đai đã bỏ nhiệm vụ. Trong căn cứ, một số quân nhân trẻ nổ súng loạn xạ vì lo sợ vu vơ. Ngoài thị xả, Tỉnh trưởng đã rời nhiệm sở, dân chúng thì ngơ ngác, phân vân.

Trên quốc lộ 1 và 11 hướng về Saigon, từng đoàn xe dân sự và quân sự chật nứt người rầm rộ tiếp nối nhau chạy giặc. Tệ hại hơn nửa là Đà Lạt cũng bỏ chạy, và đoàn xe của Trường Võ Bị Đà Lạt đang theo Quốc lộ 11 trên đường đi Bình Tuy cũng vừa chạy ngang căn cứ. Lúc nầy thực sự, căn cứ tôi đang trở thành tiền đồn và đang ở trong tình trạng hết sức cô đơn.

Chuẩn bị tìm phương kế giữ an toàn, tôi chỉ thị hạn chế sự ra vào căn cứ để tránh xáo trộn do toán người tháo chạy mang đến. Vì vậy nên khi nghe có đơn vị Dù xin vào căn cứ, tôi liền hỏi xin lệnh Bộ Tư Lệnh KQ. Được biết đó là do Bộ Tư Lệnh Dù yêu cầu để Lử đoăn III được văo căn cứ như đơn vị tăng phái phối hợp phòng thủ, tôi mới thuận cho đoàn quân của Trung tá Phát vào phi trường. Thật là đúng lúc cần thiết và tôi rất bằng lòng có thêm người để giử an toàn cho căn cứ hiện trong tình trạng bỏ ngỏ.

Tôi phối họp ngay với Trung tá Phát để phối trí việc phòng thủ căn cứ với Không đoàn Yểm Cứ của Trung tá Phạm Bá Mạo và Trung tá Nguyễn Văn Thiệt vì căn cứ mênh mông với vòng đai hình vuông mỗi cạnh 6 km, mà Liên đoàn Phòng Thủ chỉ có khả năng phụ trách canh gác vòng đai gần mà thôi. Dù muốn dù không, căn cứ không quân Phan Rang đã trở thành tiền đồn của Miền Nam mà tôi đang là người có nhiệm vụ phải chống giữ. Tôi chỉ thị Trung tá Diệp ngọc Châu Phụ tá Nhân Huấn phải theo dỏi sát vấn đề nhân viên, để đừng xảy ra tình trạng bung chạy, vì quá hoang mang, giao động trước việc, có thể chiến đấu như bộ binh.

Trung tá Phát xử dụng Đại đội Trinh sát Dù, bung ra kiểm tra nội vi căn cứ và đánh đuổi một vài tên du kích mon men vào Đồn Đại Hàn gần cổng số 2 của căn cứ. Về phần Không quân, câc cấp phi hành và kỷ thuật đê am hiểu tình hình mới, chấp nhận thực trạng và hết mình nổ lực chiến đấu vì nhu cầu phòng thủ.
Vào buổi chiều, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 ghé căn cứ thăm hỏi tình hình. Sáng hôm sau, rời căn cứ bay về Saigon.

Ngày 2.4.1975, Saigon tăng cường một đơn vị Dù. Trung tá Phát liền xử dụng để kiện toàn an ninh cho phi trường và phối hợp với các đơn vị Địa phương quân trong việc giữ an ninh cho thị xả.

Lúc 2 giờ chiều, tôi bay xuống Phan Thiết đón Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3. Khi gặp tôi, ông nói sở dĩ muốn gặp tôi tại Phan Thiết là để xác nhận sự hiện hữu của Phan Rang, mà giờ nầy lẻ ra cũng đã bỏ chạy như Nha Trang và Cam Ranh rồi. Sau khi nghe tôi thuyết trình tình hình, Trung tướng Toàn nói:" kể từ buổi thị sát nầy, Phan Rang sát nhập vào Quân đoàn III, trở thành cứ điểm cực Bắc của quân đoàn."
Cùng ngày tôi nhận được lệnh Bộ tổng tham mưu chỉ định tôi phụ trách bảo vệ Phan Rang.
Ngày 3.4.1975, TĐ5 Dù để tạm kiểm soát các khu vực cạnh thị xã và nội vi phi trường. Từ Ba Râu đến Thị xã, dân chúng bớt hoảng sợ mặc dầu sanh hoạt vẫn còn rụt rè. Trong căn cứ Không đoàn Yểm Cứ đã chấn chỉnh an ninh nội bộ khiến cho căn cứ lần lần lấy lại sanh hoạt bình thường.

Đại tá Lê văn Thảo Không đoàn trưởng Không Đoàn 92 Chiến Thuật với 3 phi đoàn A-37, 524 Thiên Lôi, 534 Kim Ngưu và 548 Ó Đen. đã sát cánh cùng đoàn viên xuất kích đêm ngày rất hữu hiệu.
Trung tá Lê Văn Bút Không đoàn trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật với 2 phi đoàn trực thăng 229 và 235, 1 phi đoàn Quan sát 118 và một bộ phận của Phi đoàn 530 A-1 với Phi đội tản thương 259 C, đã bay thi hành nhiều công tác khó khăn nguy hiễm.

Trung tá Đổ hữu Sung và đoàn kỷ thuật gan dạ, chu toàn mọi công tác sửa chửa và trang bị dưới làn pháo kích ngày đêm của địch.

Theo tin tức của các quân nhân ta từ các nơi ghé xin phương tiện về Saigon, thì VC đang xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Tôi liền cho phi cơ quan sát bao vùng và chỉ điểm cho phi cơ A-37 đánh phá.
Cộng thêm các khó khăn, việc tiếp tế nhiên liệu đang gặp trở ngại vì xe bồn không cung cấp như bình thường, bởi cảng Cam Ranh đã bị địch chiếm. Vì vậy hàng ngày, tôi phải nhận tiếp tế từ Saigon bằng phi cơ C-130, một số lượng nhiên liệu tối thiểu cho hành quđn mà thôi.

Để tránh hổn loạn khi bị pháo kích dồn dập, tôi cũng phải cho nửa số phi cơ về trú đêm ở Saigon, để sáng hôm sau trở ra với đầy nhiên liệu.

Trong ngày, khi biết có tàu Mỹ đang lảng vảng ngoài vịnh Phan Rang để chở một số người, tôi liền cử Trung tá Lý Văn Bút dùng trực thăng đáp trên một trong những tàu đó để chào hỏi và cho biết hiện tình ở Phan Rang. Tiếp đón và trả lời những điều muốn biết trong lối 1/2 giờ, Hạm trưởng thúc giục Trung tá Bút rời tàu. Xuyên qua lời trình thuật của Trung tá Bút, tôi đê hiểu rỏ ràng là trong cấp thời, Mỹ không còn có ý định dính líu gì nửa đến cuộc chiến đang diễn tiến hiện nay.
II - BỘ TƯ LỆNH TIỀN PHƯƠNG
Phan Rang nằm vào phía Nam của một thung lủng hẹp bao bọc bởi các dải núi về hướng Tây, Bắc và Đông Bắc, có các cao điểm và đèo Du Long rất thuận tiện cho việc phòng ngự. Ngày đêm phi cơ trong căn cứ liên tục quan sát bao vùng và oanh tạc ngay các mục tiêu bị phát hiện. Các đơn vị VC đã tiến quá xa với hậu tuyến của họ. Họ chỉ mới tiếp thu Nha Trang và Cam Ranh. Với mức độ hành quân 10 cây số ngày hoặc gia tăng với phương tiện chiếm được thì không thể tập trung tấn công ngay được.

Có thể có những phần tử lẻ tẻ đã xâm nhập và đang ém quân, nhưng ngoài ra Phan Rang chưa có nguy cơ bị tấn công ngay bởi quân chánh quy. Muốn tấn công, có thể chỉ có từ 2 hướng: Một là từ hướng Bắc, theo QL 1 tiến qua đèo Du Long thẳng vào thị xả và hai là từ hướng Tây tấn công từ Khrông Pha qua Tân Mỹ hướng về thị xả Phan Rang. Ngoài ra còn có một ít đường mòn từ Vườn Dừa, Ba Ngòi chạy theo hướng Nam Tây Nam sát căn cứ KQ hướng về Tân Mỹ có thể chọn để xâm nhập được. Trong lần bay quan sát chiều ngày 14.4.75, tôi thấy một vài thiết vận xa địch trên những đường mòn nầy vào hướng Tây Bắc của căn cứ, cách khoảng 8 km. (Đương nhiên, khi bị phát hiện, chúng đều lẫn trốn trước khi bị oanh tạc.)

Thị xã và Phi trường Phan Rang nằm vào phần Nam của cái thung lũng đó. Quốc lộ 1 và đường xe lửa chạy song song xuyên qua đèo Du long về thị xả, tách ra tại Thôn Ba Râu, chạy sát phi trường rồi tiến về Nam không qua thị xã. Từ thị xã đến Du Long khoảng 15 km với Ba Râu khoảng 9 km và với Că Đú khoảng 4 km. Từ Cà Đú đến thị xã, mặt đất bằng phẳng.

Phi trường Phan Rang rất rộng, hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 6 km, nằm giữa QL 1 và QL 11 và sát với đường xe lửa về hướng Đông, cách thị xả 5km và Nha Trang khoảng 80km. Có 2 đường bay song song, 1 bằng xi măng cốt sắt vă 1 bằng vĩ nhôm dài 10.000 bộ, rộng 150 bộ. Có đầy đủ cơ sở cho kỷ thuật, tiếp liệu với các bồn xăng và kho bom theo tiêu chuẩn an ninh tối tân. Việc phòng thủ bao gồm 60 chòi gác, với 2 cổng chung quanh căn cứ do 7 đại đội Địa phương quân phụ trâch.

Ngày 4.4.1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chánh thức đến Phan Rang cùng với toán truyền tin và chuyên viên, nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang, và thiết lập Bộ chỉ huy Tiền Phương trong Căn cứ của Sư đoàn 6 Không quân, nằm vào lối 5km Bắc Tây Bắc của Thị xã Phan Rang. Ông cho biết là đã được Thượng cấp chấp thuận gởi ra một số đơn vị chưa bị ảnh hưởng của việc rút quân để giữ Phan Rang. Bởi tin tưởng vào lời hứa hẹn nầy, nên Ông rất vui lòng đảm nhận chức vụ.

Vì địa thế của Phan Rang có nhiều thuận lợi cho việc phòng thủ, nên Trung tướng Nghi quan niệm:
" Phải chống giữ mặt Bắc từ Quận Du Long, mặt Tây từ Quận Tân Mỹ và phải giữ an toàn cho căn cứ Không quân, cũng như giữ an ninh cho Thị xả phối họp với một số đơn vị Địa phương quđn còn lại."
Theo quan niệm đó, Trung tướng Nghi thảo ra kế hoạch phòng thủ Phan Rang với một lực lượng cở 2 sư đoàn mới có thể trong tạm thời phòng thủ được. Đó là:

Mặt Bắc, trên Quốc lộ 1 trấn giữ các điểm cao tại đèo Du long với một dải chiến tuyến hùng hậu tại Du Long cùng các tuyến phụ tại Ba Râu và Ba Tháp để ngăn chận mọi cuộc tấn công hướng vào thị xả hoặc vào căn cứ.
Mặt phía Tây, trín Quốc lộ 11, án ngữ tại vùng Tân Mỹ, một chiến tuyến để chận địch và bảo vệ mặt Tây và Nam của phi trường.
Bảo vệ an ninh cho thị xả và phi trường do các đơn vị chánh quy phối hợp với Địa phương quân phụ trách.
Ngày 5.4.1975. Trong ngày, thỉnh thoảng vẫn có vài quân nhân Không quân thất lạc trình diện xin phương tiện về Saigon và luôn xác nhận là vẫn có một số VC xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Chúng nói vì có quân Dù của ta ở phía trước nên chúng còn nấp chờ chi viện.

Ngoài ra Tướng Times, phụ trách an ninh cho Tòa Đại sứ Mỹ, đến thăm và nói sẽ sắp xếp cho người của ông thường xuyên ở lại đây, để chuyển tin ngay về tòa đại sứ.
Trong mấy ngày qua, tôi đã điều hành công việc như là cấp có trách nhiệm ở Phan Rang, ngoài trách vụ chuyên môn là phụ trách Sư đoàn 6 KQ. Vô tình tôi đã biến căn cứ Không quân Phan Rang thành một cứ điểm phòng thủ tiền tiêu của cuộc chiến tranh rất phức tạp nầy.

Ngày 6.4.1975, trong ngày, sinh hoạt trong căn cứ không quân đã có sự bình thường và các phi vụ đều được thi hành như thông lệ. Thêm một số quân nhân của 7 Đại đội Địa phương quân phụ trách canh gác vòng ngoài phi trường tiếp tục trở về.
Quân địch sau khi chiếm Nha Trang, liền vội vã đến tiếp thu Cam Ranh. Toán viễn thám của họ theo đă chạy tiếp thu, có thể đã xâm nhập từ Vườn Dừa, Ba Ngòi, qua đồi Du Long, xuống về phía Nam. Các Sư đoăn xâm nhập chưa thấy xuất hiện. Chỉ biết có đơn vị F-10 hoặc 968 đang lẫn núp xâm nhập lẻ tẻ.
Ngày 7.4.1975 là ngày đáng ghi nhớ.

Đại tá Trần Văn Tự, Tỉnh trưởng Phan Rang, vừa trở về với một số công chức, và đang tập họp các lính Địa phương quân và Nghĩa quân.

Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù, với 3 Tiểu đoàn 3, 7, 11 và 1 Tiểu đoăn Pháo binh cùng các Đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận lần lượt đến căn cứ. Trung tướng Nghi liền giao cho nhiệm vụ chiếm các cao điểm và tổ chức tuyến phòng thủ tại Du Long mặt Bắc và tại Tân Mỹ mặt Tây. Tập trung lực lượng khi cần để chận không cho địch vượt qua Du Long. Xử dụng Tiểu đoàn 5 Dù của Trung tá Phát hiện có mặt tại căn cứ giữ an ninh cho phi trường.

Ngày 8.4.1975, khi đơn vị cuối cùng của Lữ đoàn 2 Dù đến căn cứ, Đại tá Lương liền điều dộng giải tỏa đoạn Quốc lộ 1, từ Thị xã đến Du Long, qua các Thôn Cá Đú, Ba Tháp, Ba Râu và Du long, với 2 Tiểu đoàn 11 và Tiểu đoàn 3. Trên đường tiến quân, Tiểu đoàn 3 Dù đuổi địch chạy tán loạn khỏi Ba Tháp và Ba Râu. Địch tổn thất khoảng một đại đội với nhiều vũ khí. Tiểu đoàn 11 được trực thăng của Sư đoàn 6 Không quân, đưa đến chiếm Du Long, và các cao địa trọng yếu kiểm soát đường đỉ Du Long.

Bắt sống tại đèo Du Long, 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần địch cùng một số quân lính VC, vì ngở Phan Rang đã bị chúng chiếm, nên cứ ngang nhiên di chuyển. Đồng thời, tìm thấy bộ đồ bay của Trung úy Lý Tống, thuộc Không đoàn 92 Chiến thuật/ Sư đoàn 6 Không quân, còn để tại vùng đèo Du Long, khi phi cơ A-37 của mình vừa bị bắn rơi, lúc cùng phi đội oanh tạc khu Vườn Dừa. (Trung úy Lý Tống là người đã thả truyền đơn chống cộng tại Saigon năm 1992, tại Cuba trong năm 2000 và tại Saigon cuối năm 2000, nhân dịp Tổng Thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam.)

Tại phía Tây, phần lớn của Tiểu đoàn 5 Dù đã trấn ngữ đầu cầu hướng về Tân Mỹ, ngừa được sự tấn chiếm từ hướng nầy. Trong căn cứ, toán Trinh sât Dù cũng lại đuổi khỏi đồn Đại Hàn một số quân nhân địch vừa lén lút xâm nhập. Tiểu đoàn 7 trừ bị giám sát việc giữ an ninh trong căn cứ không quân với Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn 3 Dù. Kết quả là trong ngày nầy, Phan Rang đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình vốn bị trì trệ từ khi Nha Trang và Cam Ranh tháo chạy.

Buổi sáng, lúc Trung úy Nguyễn thành Trung vừa oanh tạc Dinh Độc Lập, thì Bộ Tư Lệnh Không Quân bảo tôi phải cho ngăn cản và bắt đáp, nếu Trung bay qua Phan Rang. Lệnh đã được cấp tốc thi hành, và Trung đã không bay qua đây.

Đặc biệt Cha giáo sứ Hồ Diêm, với niềm phấn khởi, đến thăm Trung tướng Nghi để hoan nghênh quân Dù đã giải tỏa được Phan Rang. Điểm đáng đề cao là chính Cha, cùng với lực lượng Nghĩa quân và Nhân dân tự vệ của giáo sứ, đã thành công bảo vệ địa phận mình chống lại các cố gắng len lỏi xâm nhập của địch.
Ngày 9.4.1975, Trung tá Lê Văn Bút, Không đoàn trưởng Không đoàn 72 Chiến Thuật, bay chỉ huy 40 trực thăng HU với 12 trực thăng Võ trang cơ hữu cùng 8 trực thăng Chinook từ Biên Hòa biệt phái. Mục đích là để lên Khánh Dương tìm kiếm và chở về các toán còn kẹt lại của Lữ đoàn 3 Dù, gồm 2 Tiểu đoàn 2 và 6 cùng một số quân của Tiểu đoàn 5, lúc Nha Trang rút chạy.

Cùng đi có Trung tá Trần Đăng Khôi, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 3 Dù phụ giúp tìm kiếm, chọn bãi đáp để rước toán thất lạc nầy trở về. Bấy giờ khu vực Khánh Dương đa trở thành vùng địch kiểm soât, nên tôi cho bay theo 2 phi đội A-37 yểm trợ. Kết quả là đoàn trực thăng đã mang về đến căn cứ Phan Rang, hơn 600 người mà phần lớn lă quân nhân của các Tiểu đoàn 2 và 6, cùng một số thất lạc của Tiểu đoàn 5 với một số ít dân sự chạy loạn đi theo. Toán nầy vào buổi chiều được chở toàn bộ vào Saigon. Cuộc hành quân trực thăng vận thành công tốt đẹp, đem về được số quân nhân thất lạc của Lữ đoàn 3 Dù. Thật đúng là một chuyến bốc quân lịch sử. Đoàn trực thăng 60 chiếc đã phải bay qua vùng địch chiếm với mọi hiểm nguy và bất trắc khôn lường.

Trong thị xã, Đại tá Trần Văn Tự Tỉnh trưởng tiếp tục chấn chỉnh các phần vụ hành chánh, đồng thời lo chỉnh đốn hàng ngũ các đơn vị Địa phương quân. Ngoài thị xã, dân chúng hãy còn e dè ở lại, nhưng không tuôn chạy nhiều như những ngày trước. Cuộc sống có chỉ dấu trở lại bình thường, tạo nhiều phấn khởi.
Các ngày 10 và 11. 4.1975 có được sự yên tĩnh trong toàn bộ vùng Phan Rang. Bộ Tư lệnh tiền phương đang trù tính kế hoạch chiếm lại Cam Ranh để sau đó lấy lại Nha Trang. Địch sau khi bị đuổi khỏi các địa điểm xâm nhập đang tập trung ém quân tại vùng Vườn Dừa ở Cam Lâm chờ đợi viện quân.
Ngày 12.4.75 là ngày khởi đầu có bất trắc trong việc phòng thủ Phan Rang.

Lệnh từ Quân đoăn III cho biết sẽ rút Lữ đoàn 2 Dù và Tiểu đoàn 5 Dù vào ngày 13.4.1975, và thay bằng Liên đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu đoàn, và Sư đoàn 2 Bộ binh với 2 trung đoàn, cùng 2 Chi đội Pháo và Chi đội Thiết vận xa.
Liên đoàn 31 Biệt động quân vừa rút khỏi Chơn Thành, sau nhiều ngày tác chiến gian khổ với nhiều tổn thất, chưa kịp nghĩ dưỡng quân, thì được tung ra tiền tuyến với quân số thiếu thốn trầm trọng.

Sư đoàn 2 Bộ binh cũng vừa tháo chạy từ Quảng Ngải, vừa tập trung tại Bình Tuy và đang được bổ sung quân số thì được lịnh phải ra Phan Rang, trong khi cả đơn vị hảy còn hoang mang, dao động. Vì chưa kịp bổ sung thiết bị, đơn vị nầy phải thu lượm một số pháo và thiết vận xa để mang theo cùng với các trung đoàn ra Phan Rang bằng đường bộ.

Bộ Tổng tham mưu Phòng 7 vừa bổ sung toán thám sát, vì kiểm thính phát hiện rộ lên nhiều liên lạc vô tuyến của các đơn vị địch xung quanh Phan Rang.
Chuẩn tướng Lê Quang Lưởng Tư lệnh Sư đoàn Dù và Trung tướng Trần Văn Minh Tư lệnh Không Quân, cùng đến thám sát công cuộc phòng thủ.
Cả hai vị đều tỏ ý bất đồng về việc điều quân nầy. Trung tướng Minh nói để căn cứ không quân làm tiền đồn là sai lầm, vì khi hữu sự dưới lằn đạn pháo thì không thể sửa chửa, trang bị cho phi cơ có khả năng hành quân như yêu cầu được. Chuẩn tướng Lưỡng cũng nói, muốn giữ Phan Rang làm bàn đạp để lấy lại Cam Ranh và Nha Trang, tại sao lại rút đơn vị đang chiến đấu tốt mà thay bằng 2 đơn vị đã từng vội vã rút quân vă còn đang chờ đợi bổ sung quân số.
Trung tướng Nghi cũng bất ngờ vì không có được những đơn vị như đã hứa trước lúc ra nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang.
III. TRẬN CHIẾN QUYẾT ĐỊNH
Ngày 13.4.1975 là ngày đánh dấu nhiều việc không may xảy đến cho tuyến phòng thủ Phan Rang.
Trong ngày, liên tục toán kiểm thính Phòng 7 TTM báo cáo có sự hoạt động bất thường của các đơn vị Sư đoàn 325 và Sư đoàn 3 Bắc Việt.
Tướng Times của Tòa Đại sứ Mỹ hấp tấp bay đến, dẫn theo Ông Lewis, chuyên viên truyền tin, để chuyển về Tòa Đại sứ mọi biến chuyển mới nhứt của mặt trận. Ông Lewis ở lại, rất tích cực làm việc và rất bình tĩnh lúc địch dồn dập tấn công.

Sau mấy ngày ém quân, địch bắt đầu chuyển quân từ khu ém quân và khởi sự pháo kích văo căn cứ không quđn. Các đơn vị địch đang tìm cách tấn công các điểm cao ở vùng đồ Du Long và phía Đông Ba Râu. Đơn vị địch 968 cũng bắt đầu xâm nhập lẻ tẻ từ phía Tây của căn cứ không quân, phối họp với từng đợt pháo kích.
Tiếc thay, trong tình thế như vậy mà cơ cấu phòng thủ phải thi hành lệnh thay quân đang chiến đấu tốt, bằng 2 đơn vị vừa mới được bổ sung sau khi bị tổn thất nhiều về trang bị và tinh thần.

Trong khi bộ phận lớn của Lữ đoàn 2 Dù, gồm Tiểu đoàn 7 với các bộ phần nặng và Tiểu đoăn 5 của Lữ đoăn 3 Dù rời căn cứ, thì Đại tá Nguyễn Văn Biết, chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 Biệt động quân và 3 tiểu đoàn 31, 36 và 52 cũng vừa từ Biên Hòa tới bằng phi cơ C-130. Quân số Liên đoàn gồm khoảng 1.000 người. Các đơn vị liền vội vã đến trám vào các địa điểm đóng quân của Tiểu đoăn 11 Dù tại Du Long và Ba Râu. Tiểu đoàn 31 trám tại Du long, Tiểu đoàn 36 trám từ Ba Râu đến Cá Đú và Tiểu đoàn 52 làm trừ bị. Đang thay quân thì chạm súng với các toán thăm dò của địch.

Cùng lúc, Trung đoàn 4 của Sư đoàn 2 Bộ Binh, quân số khoảng 450 người, từ Bình Tuy theo đường bộ cũng vừa tới, và được giao trách nhiệm trấn giữ mặt Tây căn cứ và bảo vệ phi trường thay cho Tiểu đoàn 5 Dù vừa rời căn cứ.
Theo khuyến cáo của Bộ Tư lệnh Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Giao, Tham mưu trưởng Sư đoàn 6 Không quân được nhiệm vụ cùng các chuyên viên về Tđn Sơn Nhất để phụ lo việc quân số và tiếp liệu cho Sư đoàn.
Ngày 14.4.1975, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, cùng Trung đoàn 5 vừa đến với khoảng 450 quân, được giao nhiệm vụ bảo vệ mặt Nam căn cứ và phi trường vì Lữ đoàn 2 Dù đã hết nhiệm vụ và đã bàn giao với Trung đoàn 4 hôm qua. Lực lượng Pháo binh chỉ có 1 Pháo đội 105 ly hiện diện tăng phái cho Tiểu khu trong đó có một Trung đội đóng tại An Phước, phía Nam phi trường lối 10 km.

Thị xả được phòng vệ bởi khoảng 1 tiểu đoàn Địa phương quân còn lại. Cùng lúc, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, theo lệnh, đề cử Đại tá Trương Đăng Liêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 giử chức vụ tỉnh thưởng thay Đại tá Trần Văn Tự.

Cũng để dự phòng cho những ngày tác chiến sắp tới, Bộ Tư lệnh Không quân cũng vừa gởi đến, một phi cơ C-47 để tăng cường phương tiện hành quân cho Bộ Tư lệnh Hành quân.

Bên ngoài căn cứ, từ sáng sớm, địch lần lượt tung vài đơn vị cấp Đại đội từ khu ém quân, đánh thăm dò cơ cấu phòng thủ tại Du Long và Ba Râu. Một trong các đơn vị nầy đã xâm nhập được vào cổng số 2 phi trường về phía Bắc, lúc mờ sáng. Phi cơ trực thăng tuần tiểu phát hiện, và cùng với trực thăng võ trang, yểm trợ cho một bộ phận của Tiểu đoàn 11 Dù đang chờ phi cơ về hậu tuyến, được gởi ra tiêu diệt toán xâm nhập nầy. Kết quả địch rút chạy, bỏ lại gần 100 tên bị hạ với khoảng 80 vũ khí đủ loại, trong đó có 2 súng cối 82 ly và 2 khẩu đại bác không giựt 75 ly. Ta chỉ có 6 chiến sĩ hy sinh và 1 thiết vận xa phòng thủ phi trường bị chây. Trung tướng Nghi tưởng thưởng ngay huy chương Anh dũng bội tinh cho các quân nhân hữu công.

Khoảng trưa, Tướng Nghi và tôi cùng Đại tá Lương chạy xe thong thả từ phi trường đến Ba Tháp, Ba Râu và Du Long thị sát công việc phòng thủ. Tại Du Long Tướng Nghi có tập họp và trấn an số Nghĩa quđn có mặt tại đây.
Tóm lại, mặc dầu hôm nay có các cuộc đánh thăm dò của địch, mặt trận vẫn đứng vững như những ngày qua. .
Ngày 15.4.1975 từ sáng sớm địch liên tục pháo từng chập văo căn cứ. Buổi chiều khoảng 2 giờ, có phái đoàn của Trung tướng Trần Văn Đôn Tổng trưởng Quốc phòng và Trung tướng Nguyễn Văn Toăn Tư lệnh Quân đoàn 3 đến thị sát mặt trận. Sau khi thăm thị xả, nghe Tướng Nghi thuyết trình tình hình và ghi nhận các đề nghị, Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng tỏ vẻ chú trọng đến việc phòng thủ Phan Rang và hứa sẽ tìm mọi cách bổ sung đầy đủ mọi trang thiết bị thiếu hụt.

Từ chiều trở đi, Trung tướng Nghi liên tiếp nhận được tin địch sẽ tập trung tấn công đêm nay. Một trong những công điện của Bộ chỉ huy địch với danh hiệu Sông Hồng, đóng tại Ba Râu, cho hay địch sẽ tấn công vào Phan Rang lúc 5 giờ sáng. Tiến quân theo đường rầy xe lửa cùng với 300 chiến xa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ rừng dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định của địch, Trung tướng Nghi báo động ngay mọi nơi đề phòng, đặc biệt là Liên đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.

Quả nhiên, sau 8 giờ tối địch gia tăng cường độ pháo vào phi trường, đồng thời cho di chuyển suốt đêm rất nhiều đoàn xe chở bộ binh, thiết giáp, pháo binh v.v…Chúng vượt đồi Du Long, chủ yếu chỉ để tràn qua phòng tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 31 Biệt động quân mà tiến nhanh về hướng Nam. Tiểu đoàn 31 đã ở tại chổ chiến đấu gan dạ mặc dầu đoàn xe địch vượt được qua.

Tại Ba Râu, Ba Tháp và Cá Đú, từ địa điểm đóng quân chờ di chuyển về hậu cứ, từ 2 giờ sáng trở đi, Tiểu đoàn 11 Dù trừ và Tiểu đoàn 3 Dù, cùng với Tiểu đoàn 36 Biệt động quân vừa trám chổ, chạm địch ác liệt, làm chậm sức tấn công ồ ạt của đoàn cơ giới địch. Liên tục bị oanh kích, chúng tẻ xuống đường, tắt đèn và lại tiến tới. Phi cơ A-37 không ngớt tung xuống đợt oanh tạc ngăn chăn, nhưng vì không đủ phương tiện soi sâng và hỏa long, nên chúng vẫn tràn qua, sau khi bị tổn thất khá nặng nề. Bên ta có 4 A-37 bị bắn bể bình xăng phải về đáp. Trận nầy Không đoàn 92/Chiến thuật đã tung toàn lực phi cơ cơ hữu kể cả 4 A-1 của Phi đoàn 530.

Tôi cùng Trung tá Lưu đức Thanh Phụ tá Hành quân Sư đoàn 6 KQ đích thân theo dỏi trận đánh suốt đêm. Chúng tôi liên tục đốc thúc phần tham gia của không quân, kể từ lúc các đơn vị bộ binh chạm súng, liên tục báo cáo địch đang xử dụng hàng đoàn xe để đến sáng chạy từ Du Long tràn xuống. Cuối cùng, đoàn xe tắt đèn vượt qua Ba Râu, vă chiếm thị xả lúc 7 giờ sáng ngày16.4.1975.

Tại Bộ chỉ huy tiền phương, Trung tướng Nghi cũng theo dỏi trận chiến suốt đêm và không nhận được tin gì từ Du Long của Liên đoàn 31 Biệt động quân sau 3 giờ sáng. (Sau nầy, Thiếu tá Đào Kim Minh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 36 Biệt động quân và Thiếu tá Nguyễn văn Tú Tiểu đoăn trưởng Tiểu đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ trấn giữ Ba Râu và Du Long cho biết không hiểu vì lý do gì mà từ 2 giờ sáng không liên lạc được với Bộ chỉ huy. Sở dỉ cần liên lạc khẩn cấp là vì đã 3 ngày, từ lúc thay quân, cứ liên miíê đụng địch nên cấp số đạn dược mang theo đã gần cạn. Đến sáng, khu vực trách nhiệm vẫn yên tịnh như sau những lần chạm súng. Trên đường vẫn an toàn nhưng nhìn vào phi trường thấy đang bị pháo kích.)

Ngày 16.4.1975, lúc vừa sáng, địch lại lẻ tẻ xâm nhập vào cổng số 2 của phi trường về hướng Bắc và kho bom ở hướng Tđy. Đến khi phòng không chúng, bắn trúng chiếc phi cơ quan sát O-1 vừa cất cánh quan sát hành quân, phải trở lại đâp khẩn cấp, thì đồng thời chúng gia tăng số lượng pháo kích.
Lúc bấy giờ mới khoảng gần 8 giờ sáng. Đại tá Biết bổng báo cáo là Du long bị mất và địch đã vào thị xã khiến cho Trung tướng Nghi phải tìm phương thế thích nghi. Cùng lúc, Chuẩn tướng Nhựt vừa đặt văn phòng cạnh Văn phòng Trung tướng Nghi, liền được mời tham gia vào việc duyệt xét tình hình. Sau đó Ông đi thị sát mặt trận tại nơi trách nhiệm của đơn vị mình.

Trong khi Trung đoàn 4 Bộ Binh đang án ngữ bên ngoài phía Tây của phi trường và Trung đoàn 5 đang phòng ngự địch tràn lên từ thị xả, thì bên trong căn cứ tình hình bắt đầu có chiều hướng bất lợi. Địch vẫn giữ mức độ pháo kích quấy rối từng chập. Nhân có các khoảng trống giữa những đợt pháo kích, một số lớn phi cơ đã rời căn cứ. Còn lại chỉ có một số rất ít trực thăng võ trang và tản thương ở lại đến phút chót.

Khoảng hơn 9 giơ sáng, khi trực thăng võ trang bị hỏa tiển SA.7 bắn tại ngọn đồi gần phi trường thì tình hình đã khá nguy ngập. Trung đoăn 4 báo cáo đang chạm địch. Toán Dù bảo vệ Bộ Tư lệnh Tiền phương đang thanh toán các toán VC lẻ tẻ chạy lạng quạng gần khu vực Bộ Tư lệnh Tiền phương. Đến lúc nầy, Trung tướng Nghi vẫn tin tưởng văo khả năng chiến đấu của Trung đoàn 4 bảo vệ phi trường và Trung đoàn 5 án ngữ ngăn chận địch tràn vào cổng số 1 của căn cứ.

Đến khoảng gần 10 giờ, khi tiếng súng càng lúc càng dồn dập, Tướng Nghi liền họp cùng Chuẩn tướng Nhựt, Đại tá Lương và tôi để tái duyệt xét tình hình. Vì lẽ mặt trận đã bị thủng từ Du Long và địch đang hăm dọa căn cứ nên Trung tướng Nghi dự tính có thể sẽ dời Bộ Tư lệnh Tiền phương về Cà Ná để lập tuyến phòng thủ mới tại đó, nếu địch chọc thủng được phòng tuyến bảo vệ phi trường. Dự trù sẽ đi khỏi phi trường từ cổng số 1 và đi cùng Trung đoàn 5.

Khoảng 10,30 giờ sáng, mãi đến khi các toán quân địch sắp tiến vào Bộ Tư lệnh Tiền phương thì Trung tướng Nghi mới ra lịnh rời căn cứ bằng đường bộ, từng đơn vị theo đơn vị trưởng mình rút theo hướng Nam về Cá Ná để lập phòng tuyến mới. Trung tướng Nghi, Đại tá Lương, Ông Lewis chuyên viên Tòa Đại sứ Mỹ cùng các quân nhân của Bộ Tư lệnh Tiền phương, Sư đoàn 6 Không quân, Lữ đoàn 2 Dù cùng các toán quân lẻ tẻ của Liên đoàn 3I Biệt động quân lối 400 người rời căn cứ tiến ra cổng số 1 về hướng Nam.

Đoàn quân di chuyển trật tự đến cổng số 1 khoảng 11 giờ, để cùng đi với Trung đoàn 5 về Cà Ná như dự định. Tại đây, vì không liên lạc được với Chuẩn tướng Nhựt, nên Trung tướng Nghi quyết định theo đường rào phía Nam, di chuyển dọc theo đường từ Tour Cham đến ngã ba An Phước. Đoàn quân an toàn đến Thôn Mỹ Đức lúc 12 giờ trưa.

Trên đường rút khỏi Ba Tháp, Tiểu đoàn 3 Dù lần xuống bãi biển, tẻ sâu về hướng Nam và không còn thấy Giang đoàn 27, chiến hạm WHEC cùng bất cứ chiếc tău nào khác tại cảng Ninh Chử. Đến một bãi cát xa hơn về hướng Nam của thị xả, đơn vị Dù nầy, gặp và kháng cự với một toán quân địch khác đến bao vây. Sau khi thoát vòng vây với ít nhiều tổn thất, Tiểu đoàn 3 Dù được một đoàn trực thăng, bốc về an toăn. (Đoàn trực thăng cấp cứu nầy, dự trù đón Bộ tư lệnh tiền phương, nhưng vì Trung tướng Nghi không thuận cho đáp vì lý do an toàn bãi đáp, nên trên đường trở về, mới bốc được toán Dù trên.)

Tiểu đoàn 11 Dù còn lại rút được qua sông, phối hợp với toán quân vừa thoát khỏi trận phục kích ở Thôn Phú Qúy về được an toăn.

Liên đoàn 31 Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh với một ít đơn vị cố gắng di chuyển về Nam lại chịu thêm tổn thất trên đường rút lui. Đại tá Lê Thương, Chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh, trên đường rút về An Phước nơi có Trung đội Pháo binh đang trú đóng, cũng gặp địch đã đóng làm nút chận tại đây rồi,
Tại phi trường, khi đoàn quân của Trung tướng Nghi di chuyển khá xa, thì Sư đoàn 325 VC phối họp với Sư đoàn 3 VC cùng Đoàn 968 tấn công và chiếm phi trường lúc 11,30 giờ trưa.

Thiệt hại của Sư đoăn 6 không quân rất đáng kể vì mất toàn bộ kho bom đạn và các trang thiết bị phụ thuộc, với lối 10 phi cơ đủ loại không bay được. Tuy nhiên tổn thất hành quân tương đối là nhẹ: 1 A-37 rớt, 4 A-37 bị bắn về đáp an toàn, 2 trực thăng cháy, 1 phi cơ quan sát cùng khá nhiều trực thăng bị bắn nhưng về đáp được an toàn.

Hải quân ta chỉ có một số ít Giang thuyền bị chìm và mộït chiến hạm bị pháo.
Tại Thôn Mỹ Đức lúc khoảng 4 giờ chiều, Trung tướng Nghi được toán truyền tin của Đại tá Lương cho hay có 1 đoàn phi cơ xin xác nhận vị trí để xuống bốc.

Lúc bấy giờ, với số gần 700 quân nhân vă thân nhân nên khó bóc hết được, vả lại khi trực thăng đến, khó lòng mà giữ được trật tự, chắc chắn sẽ tạo hổn loạn làm lộ mục tiêu giúp địch đến vây bắt. Vì vậy Trung tướng Nghi quyết định vì sự an toàn cho đồng đội, từng khổ cực chiến đấu với nhau mà không vì an toàn cho bản thân, nên ra lịnh toán cứu cấp đó không nên đâp, và chỉ nên đến ngày hôm sau, tại một địa điểm xa hơn về phía Nam.

Lúc 9 giờ tối, dưới sự hướng dẫn của Đại tá Lương, đoàn người bắt đầu rời Thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì bị phục kích. Trung tướng Nghi, Ông Lewis và tôi cùng một số quân nhân bị địch bắt. Chúng dẫn 3 chúng tôi ngược về Nha Trang sáng hôm sau. Trên đường tôi thấy rất nhiều xe địch nằm la liệt dọc hai bên đường, và từng nhóm đồng bào ngơ ngác, thất thiểu, lang thang đi ngược trở về. Tôi bổng cảm nhận rất có tội đối với đồng bào, vì làm tướng mà không giữ được thành. Ở tại Đồn điền Yersin 2 ngày, chúng đưa chúng tôi ra Đà Nẳng bằng đường bộ. Tại đây, ngày 22.4.1975 chúng đem phi cơ chở chúng tôi ra Bắc, giam tại nhà giam Sơn Tây nơi từng giam giữ tù binh Mỹ. Chúng thả Ông Lewis vào tháng 8.1975, Trung tướng Nghi vào năm 1988 và tôi năm 1992.
IV. KẾT LUẬN
Sư đoàn 6 Không quân rời Pleiku ngày 16.3.1975 đến tạm trú tại Nha Trang. Ngày 22.3.1975 được lịnh đến căn cứ Phan Rang đồn trú. Chưa kịp thích nghi với sanh hoạt địa phương thì phải đương đầu với nhiều nổi ưu lự kể từ lúc Nha Trang rút bỏ. Liên tiếp trong 16 ngày, toàn thể quân nhân Sư doăn 6 Không quân đã khắc phục bao khó khăn, trong một hoàn cảnh khác thường của một căn cứ Không quân bổng trở thành một tiền đồn, vừa thi hành các phi vụ, vừa tham gia chiến đấu như bộ binh.

Địa phương quđn và Nghĩa quân Phan Rang có những đơn vị hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đáng khen, như việc bảo vệ Giáo sứ Hồ Diêm được an toàn là một thí dụ.

Sư đoàn 2 Bộ binh với 2 Trung đoàn 4 và 5, tuy có một số lớn quân nhân hảy còn hoang mang, dao động vì lo lắng cho thân nhân còn kẹt lại khi đơn vị vội vả rút lui, nhưng cũng đã cố gắng tham dự.
Liên đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52, chứng minh được cái tinh thần của người chiến sĩ mũ nâu, mặc dầu sau những trận đánh ác liệt tại Chơn Thành được điều động thẳng ra Phan Rang, không có một ngày nghĩ dưỡng quân, cũng như không được bổ sung quân số, tái trang bị đầy đủ.

Lữ đoăn 2 Dù với các Tiểu đoàn 3, 7 và 11 cùng Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn 3 Dù đã chiến đấu rất tích cực và tạo được sự tin tưởng của nhiều người, quả xứng đáng là những đơn vị thiện chiến của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Với những đơn vị như trên cộng thêm Phan Rang có vị trí rất thuận lợi cho việc phòng thủ, đáng lý Phan Rang không thể bị chiếm quá nhanh như thế được.

Chiếm được Phan Rang, địch mới có lý do tung ra kế hoạch Tổng công kích, mà đáng lý ra theo dự trù, chúng chỉ có thể tung ra vào năm 1976 thay vì năm 1975. Tướng VC Văn Tiến Dũng, sau chiến thắng, đê tuyên bố tại Cuba: " Khi chiếm được Phan Rang thì coi như chiếm được miền Nam." Lời tuyên bố nầy chứng minh được việc chọn phòng tuyến Phan Rang là một quyết định đứng đắn của Bộ Tổng tham mưu Quđn lực Việt Nam Cộng Hòa. Việc mất Phan Rang quả đúng là một tổn thất quâ lớn cho công cuộc bảo vệ Miền Nam vậy.
Đã hơn 25 năm, chắc chắn tôi không thể còn nhớ đầy đủ các diễn biến liên quan đến việc phòng thủ Phan Rang. Tôi đã tham khảo một vài tài liệu và tiếp xúc một vài thân hữu. Cộng với ký ức, tôi đã cố gắng ghi lại trong bài viết nầy mọi hiểu biết có thể có và đương nhiên chắc phải có nhiều thiếu sót.
Viết xong ngày 15 tháng 1 năm 2002
Chuẩn tướng Không Quân Phạm Ngọc Sang