Những dòng
nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đình cựu tù “cải tạo”!
Bài 04
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Những dòng
nước mắt đau thương trong những cảnh đoạn trường, với những vành khăn tang đã
phủ lên những mái tóc của người vợ trẻ, những em thơ khóc cho những người
Chồng, người Cha đã bị chết một cách tức tưởi trong các trại tù “cải tạo”.
Những dòng lệ máu ấy, đã tuôn trào, đã chảy thành sông, đã tuôn ra biển cả,
vì đã gào khóc khi biết tin Chồng, Cha của họ đã chết, mà không hề được nhìn
thấy mặt nhau lần cuối, không được nhìn thấy nơi chôn cất người thân yêu cốt
nhục của mình!!!
Hôm nay,
qua bài viết thứ tư, cùng một tựa đề, người viết xin kể lại một trong những
cảnh ngộ tang thương ấy:
Sau Hiệp
định Gevène: 20/7/1954; có một người Mẹ đơn thân, vì chồng của bà đã chết
trong lúc đi theo phong trào chống Pháp, cho nên bà đã dắt người con trai độc
nhất của bà di cư vào Nam, để chạy trốn Cộng sản. Và, nơi dừng chân để định
cư của bà là thành phố Đà Nẵng. Tại vùng đất mới này, bà đã tảo tần, khó nhọc
để nuôi người con trai được cắp sách đến trường cho đến lúc trở thành một vị
Sĩ quan ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Thiếu úy Nguyễn Đức Hậu, anh đã
từng phục vụ tại Bộ Chỉ Huy C.1. Lực Lượng Đặc Biệt tại Đà Nẵng. Sau đó, qua
những căn cứ thuộc C.1. cho đến ngày 30/4/1975, anh đã mang lon Đại Úy.
Ngày đất
nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội, cũng như các vị
Sĩ quan khác, anh Hậu đã phải giã từ vợ và ba con thơ để đi vào nhà tù “cải
tạo”. Ngày anh ra đi chưa được bao lâu, thì căn nhà của anh chị đã bị lực
lượng Công an Đà Nẵng ra lệnh “trưng thu”; nghĩa là bị tịch thu, để cấp cho
“cán bộ cách mạng” ở!
Bạo ngược
Trước thảm
cảnh ngược đời ấy, vợ anh, đã phải nuốt nước mắt để giao căn nhà của mình tại
Khu Xã Hội An Hòa, Đà Nẵng cho “cách mạng”, rồi dắt các con trở về nương thân
cùng với Mẹ ruột của mình. Thân mẫu của chị Hậu, là người Mẹ hết lòng thương
con, và các cháu, bà đã giúp đỡ chị bằng cách chăm sóc các con nhỏ của anh
chị, để hàng ngày chị Hậu đi đến những vùng quê xa xôi, có khi phải lên tại
khu chợ Ái Nghĩa để mua rau quả, sau đó, đem về Đà Nẵng bán kiếm từng đồng
tiền lời, để vừa nuôi các con vừa mua quà “thăm nuôi” chồng!
Chị Hậu,
tức chị Trang, từng là một nữ sinh có nhan sắc và duyên dáng, vì yêu anh, chị
đã từ bỏ mái trường Trung Học Sao Mai, để trở thành một người vợ của một vị
Sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong suốt thời gian nuôi con, chờ
chồng ở trong nhà tù “cải tạo”, chị không bao giờ có thể tưởng tượng được
những gì đang chờ đợi chị. Nhưng đoạn trường thay! Một ngày cuối Đông, trong
một lần giữa cơn mưa gió, chị phải lên tận vùng đất của huyện Hiên và Giằng,
thuộc quận PhúTúc để mua, bán. Lần đó, khi trở về Đà Nẵng chị lâm trọng bệnh,
rồi phải chết!
Tang thương!
Ngày chị
Hậu vĩnh viễn rời bỏ người chồng đang còn ở trong trại tù “cải tạo” và các
con. Mẹ và các con của chị chị đã gào thét, khóc ngất bên xác của chị! Trước
cảnh ngộ ấy, bà con thân cận đã giúp đỡ cho mẹ các con chị đưa xác của chị
lên nghĩa địa Gò Cà, vùng đất ở phía trên Trung Tâm Huấn Luyện Hòa Cầm, để
chôn cất!
Sau đó,
những ngày không có mẹ, bà ngoại thì quá già, các con của anh chị Hậu đã thật
sự không còn nơi để nương tựa. Mẹ chị đã đem tất cả những vật dụng gì có thể
bán được đưa ra chợ trời để bán lấy tiền mua từng lon gạo,khoai sắn chút mắm,
muối cho các cháu ăn qua ngày. Nhưng rồi mọi sự đã không dừng ở đó, mà sau
những ngày tháng đau khổ vì mất con và lo cho các cháu; rồi một ngày bà ngoại
của các con anh chị Hậu cũng đã lâm bệnh nặng, và cũng vĩnh viễn rời bỏ các
cháu nhỏ của mình để ra đi!!!
Mất mẹ,
mất bà ngoại, cha thì còn ở trong nhà tù “cải tạo”; các con của anh chị Hậu
đã trở thành côi cút, không nơi nương tựa, trong nhà lại không còn gì để bán
lấy tiền để chôn bà ngoại. Những người hàng xóm ngày xưa, họ đã đi lên “vùng
kinh tế mới”, còn những kẻ mới đến, toàn là “gia đình cách mạng”. Giữa lúc
ấy, thì có một người bạn của chị Hậu: cô giáo Tâm, nhưng sau ngày 30/4/1975,
vì “lý lịch xấu” nên côTâm không được đi dạy nữa. va cô Tâm cũng từ trên
“vùng kinh tế mới” trở về Đà Nẵng mua thực phẩm, thấy hoàn cảnh các cháu, con
của bạn gái của mình đáng thương như vậy; song chị cũng quá nghèo, cho nên
không làm sao giúp được điều gì; nhưng không thể làm ngơ, nên chị đã bảo các
con anh chị Hậu hãy bán ngôi nhà nhỏ của bà ngoại để lại, để lấy tiền chôn cất
bà, rồi sau đó, chị đã nhận nuôi các con anh chị Hậu; mà các con của anh chị
Hậu đã gọi cô là “Dì Tâm” và cùng đi lên “vùng kinh tế mới” để sống với dì
Tâm.
Tại “vùng
kinh tế mới”, thuộc thôn Đông Bích, xã Hòa Khương, quận Hòa Vang, vì còn nhỏ,
các cháu không thể làm những công việc nặng nhọc, nên cô Tâm sắp xếp cho các
cháu ở trong ngôi nhà lá của mình. Thấy hoàn cảnh của các cháu và cô Tâm như
vậy, cho nên mỗi ngày các cháu thường được đồng bào trong khu vực này bảo đến
hái đậu phụng, lột vỏ mía cho một người từ Đà Nẵng lên làm chủ ruộng trồng
mía và đậu ở đó, để có tiền mua sắm thêm những vật dụng cá nhân cần thiết, vì
dì Tâm cũng nghèo như tất cả những người dân “kinh tế mới”. Vì thế, về chuyện
đi thăm nuôi người cha còn trong tù, là khó thực hiện được!
Phần anh
Hậu, kể từ lúc vợ mất; thì ở trong nhà tù, anh không còn được ai thăm nuôi
nữa, anh cũng biết được tin tức về vợ và nhạc mẫu đều đã chết qua những người
bạn tù khi được thăm nuôi do thân nhân kể lại. Nhưng về sau, anh không biết
thêm điều gì nữa, bởi các con anh vì đã không có nhà ở, cho nên đã theo cô
Tâm lên “vùng kinh tế mới”.
Bất lương!
|