caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 6 avril 2013

"CÁM ƠN CHƯ VỊ ĐỌC THƠ TÔI " LTĐQB

Thân gửi Nha Uyên và các anh chị em trong DVTC

Nha Uyên có ý thực là hay
Ma Nữ gửi qua mấy đọan này
Mời các thành viên vui vẻ đọc
Mừng xuân Quý Tỵ sắp về đây

CÁM ƠN CHƯ VỊ ĐỌC THƠ TÔI

Cám ơn quý vi, đọc thơ tôi
Mách qué mách liên (*)chút ít lời


đọc để khuây sầu nơi viễn xứ
Những ngày luân lạc bốn phương trời

Phương trời mắt vẫn ngóng đăm đăm
Đất tổ quê cha bị cách ngăn
Mảnh đất thương yêu hình chữ "S"
Đã từng lìa bỏ bốn mươi năm

Bốn mươi năm lẻ ít khi vui
Xót mẹ thương cha luống sụt sùi
Đôi đức sinh thành khi khuất bóng
Xa con thèm cháu vẫn bùi ngùi

Bùi ngùi chạnh tưởng bạn bè mình
Suốt kiếp sống trong phận nổi nênh
Muốn thét muồn gào vang trái đất
Xin cho nhân loại hưởng công bình

Công bình cần dạy lũ vô lương
Bạc ác sân si lại sính cường
Thích đốt con đen trong lửa đỏ
Trân trân đứng ngó chẳng bi thương

Bi thương tôi lượm dệt thơ tôi
Thơ rất bình thường có vậy thôi
trong cõi ta bà đầy bất trắc
Mà thương thân phận kẻ làm người

(*) ca dao : Mách qué là mẹ mách liên
ta cho đồng thì mách đến mai





HÃNH DIỆN ĐƯỢC MANG DÒNG MÁU VIỆT
Lạc Thủy


Tôi vốn sinh ra ở nước này
Nhưng sao hồn chẳng để nơi đây ,
Chỉ nghe thăm thẳm trong tiềm thức
Tiếng VIỆT NAM vang vọng mỗi ngày


Này lời âu yếm mẹ ru êm ,
Này tiếng cha ngâm vạn nỗi niềm ,
Này nhạc Phạm Duy khơi lối mộng
Dìu tôi du nhập cõi Thần Tiên


Thần Tiên xứ ây có Âu Cơ
Giúp Lạc Long Quân dựng cõi bờ ,
Một bọc trăm con gây giống Việt
Non sông Hồng Lĩnh đẹp như thơ


Như thơ như họa truyện Sơn Tinh
Để giữ người yêu mãi cạnh mình ,
Đã trổ phép thần xây núi Tản
Giữa trời hùng vỹ đứng oai linh


Oai Linh ai sánh nổi Thần Quân
Nhổ trúc La Ngà giết giặc Ân
Mượn ngọn Sóc Sơn làm bãi phóng
Phi thuyền Thiết Mã thoát trầm luân


Trầm luân Trọng Thủy Mỵ Châu ơi !
Bể aí lênh đênh dễ mấy người
Như được Tiên Dung cùng Đồng Tử
Đưa dân Dạ Trạch tuốt lên trời


Lên trời để lại dưới nhân gian
Triệu triệu con hiền với cháu ngoan
Bờ cõi mở mang xây nghiệp tổ
Huy hoàng dòng dã bốn ngàn năm ..


Bốn ngàn năm văn hiến có dư
Biết bao Trưng Triệu những anh thư ,
Biết bao Thường Kiệt ,bao Hưng Đạo
Tô đẹp giang sơn rạng sắc cờ


Sắc cờ Phấp phới ngập năm châu
Hướng dẫn Rồng Tiên khắp địa cầu
Nhất trí dựng xây non nước Việt
Da vàng máu đỏ xót thương nhau .


Mười lăm năm lẻ ở Hoa Kỳ .
Tôi vẫn mơ màng giấc nửa khuya
Hãnh diện được mang dòng máu Việt
Cùng chung huyền sử nhiệm mầu kia


LTĐQB và con gái

Résultat de recherche d'images pour "đỗ quý Bái"
PROUD TO BE A VIETNAMESE

I was born in this beautiful country
But within its borders my soul doesn't want to be
Because from the deepest of my subconsciousness
The word "Vietnam" is echoing dịstinctivelyand endless


Lịstening to my mother's sweet lullaby
Then to my patriotic father's melancholic cry,
My mind is carried away by Phạm Duy 's music
To the fairy land full of stories so idyllic


The idyllic stories tells me the wonderful mother Âu Cơ
Who hatched one hundred children to help

Lạc Long Quân .an oriental King Arthur
To build and give birth to a whole new nation ,



The nation on the Crimson Ridge is always the source of my adoration

I adore the Tản Viên Mount Spirit
Who to keep his Love so quixotic
Built the Vietnamese Olympus
Overlooking all of Asia just like Zeus


As Zeus ,the famous celestial soldier
uprooted bamboo trees to chase away the Ân invaders
Then using Mount Sóc as a launching site
Flew his iron horse fleeing the earthly love and all its might


Fleeing the earthly love and all its might.Oh lovers Trong Thủy , Mỵ Châu
Lost in the affectionate sea ,not too many ,though
Can be like Tiên Dung and her ideal man
Who took the entire Dạ Trạch village to the fairy land


The fairy land moving to ,they left millions of inhabitants
who were ,in this country the most venerable combatants
Who embellished the native land which was to them so dear ,
So dear to all of us during t he last four thousand years .


During the last four thousand years of civilization ,
So many women and men of this nation
Like Sisters Trưng ,Miss Triệu ,Like Thường Kiệt ,Hưng Đạo the great generals
Who defended our country and kept our flag flying high on capitals


Our flag flying high on all five continents
Is a reminder to all the noble Vietnamese militants
To return and rebuild their fatherland
And drive the yellow skin and red blood to a glorious end


I have been living in this country fifteen years around
At night I dream a dream so sound ...
I am proud to be a Vietnamese teenager
Sharing the same beautiful Myth with my Ancestors



LTĐQB & Daughter

Tổ Quốc Không Gian , Đọc bài về Hội Quán Phi Dũng

Một trang zwb nhiều tài liệu đáng đọc.

"Tình Tự Mùa Xuân" Phạm Anh Dũng trình bày

Mời nghe Tình Tự Mùa Xuân (nhạc và lời Từ Công Phụng) Phạm Anh Dũng đàn hát tại nhà

Ngũ Ngôn Tháng Tư , thơ Sương Anh





Ngũ Ngôn Tháng Tư 
  
Nắng tháng tư tràn trề 
Nhưng sao không thấy ấm 
Nỗi buồn đang gặm nhấm 
Trong trái tim tha hương 

Nắng tháng tư vô thường 
Đang đốt thiêu quê Mẹ 
Những người dân nhỏ bé 
Đang oằn oại khóc than 

Nắng tháng tư hung tàn 
Hắt lưng dân vô tội 
Thân hao mòn cằn cỗi 
Bị áp bức thẩm tra 

Nắng tháng tư rát da 
Bởi vì gay gắt quá 
Cầu xin cơn gió lạ 
Xua tan nỗi khổ đau 

Nắng tháng tư bắt đầu 
Gắt gao từ dạo đó 
Biết bao dòng máu đỏ 
Đã cạn kiệt khô cằn 

Nắng tháng tư lộ dần 
Những ánh nhìn tà đạo 
Ngày càng thêm hung bạo 
Hút cạn máu dân đen 

Tìm đâu ánh dịu hiền 
Nắng miền Nam ngày trước 
Ai có thể quay ngược 
Dòng lịch sử chìm sâu 

Mong một ngày nhiệm mầu 
Trên quê cha đất tổ 
Xuất hiện vài cơn gió 
Làm dịu nắng tháng tư 
* * * 
Trời Tây nhìn mảnh dư đồ 
Lòng buồn đau xót cơ hồ cháy gan 
Còn đâu vạt nắng dịu dàng 
Từng hôn đôi má mịn màng em xưa... 
  
Sương Anh 


 

VIETNAM QUA NHẠC VÀ HÌNH ẢNH ĐẸP .


 
                   VIETNAM QUA  NHẠC VÀ HÌNH ẢNH ĐẸP .
 
Clique vào chữ bên dưới để xem hình trong từng miền 

 
                                1. Miền Bắc  
                   2. Miền Trung   
              3. Miền Nam

BEAUTIFUL PHOTOS BY ZW YOUNG



 

Love
LOVE

not just a lunch invitation
NOT JUST A LUNCH INVITATION

The Beatles -Let it Be,

< tt
01. 0:00:00 "Strawberry Fields Forever"
02. 0:04:07 "Penny Lane"
03. 0:07:10 "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band"
04. 0:09:08 "With a Little Help From My Friends"
05. 0:11:56 "Lucy In the Sky With Diamonds"
06. 0:15:25 "A Day In the Life"
07. 0:20:33 "All You Need Is Love"
08. 0:24:21 "I Am the Walrus"
09. 0:28:57 "Hello, Goodbye"
10. 0:32:27 "The Fool On the Hill"
11. 0:35:27 "Magical Mystery Tour"
12. 0:38:16 "Lady Madonna"
13. 0:40:35 "Hey Jude"
14. 0:47:46 "Revolution"
15. 0:51:14 "Back In the U.S.S.R."
16. 0:53:59 "While My Guitar Gently Weeps"
17. 0:58:45 "Ob-La-Di, Ob-La-Da"
18. 1:01:57 "Get Back"
19. 1:05:09 "Don't Let Me Down"
20. 1:08:45 "The Ballad of John and Yoko"
21. 1:11:46 "Old Brown Shoe"
22. 1:15:07 "Here Comes the Sun"
23. 1:18:15 "Come Together"
24. 1:22:34 "Something"
25. 1:25:38 "Octopus's Garden"
26. 1:28:31 "Let It Be"
27. 1:32:23 "Across the Universe"
28. 1:36:13 "The Long and Winding Road"

Áo Lụa Hà Đông with English Translation/ Roberto Wissai/NKBa'

 
Áo Lụa Hà Đông
Tác giả: Nguyên Sa
 
 Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát 
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông 
 anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 
 thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng 

 anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn 
  mà mua thu dài lắm ở chung quanh
  linh hồn anh vội vã vẽ chân dung 
  bay vội vã vào trong hồn mở cửa 

Pennsylvania, March 2013 , Nguyễn Tài Ngọc



Pennsylvania, March 2013
Nguyễn Tài Ngọc

 photo DNG_65331626x1077_zps457d21c1.jpg

Trong những môn học thời Trung học ở SàiGòn, tôi dở nhất là Lý Hóa. Hmm, hình như chẳng phải chỉ có môn Lý Hóa mà môn Toán Hình Học, Đại Số tôi cũng dở. Bây giờ thì tôi nhớ ra, môn Sinh Ngữ tôi cũng dở. Địa Lý cũng dở. Tóm lại là môn nào tôi cũng hạng bét. Ngoại trừ chỉ có mỗi một môn tôi ưa thích: Sử Ký. Tôi thích Sử Ký nên những gì liên quan đến lịch sử thì tôi giỏi không chê vào đâu được. Tôi biết chính xác nơi bà Âu Cơ dẫn 50 con xuống biển: bãi Ô Quắn ỡ Vũng Tầu. Nơi Lạc Long Quân mang 50 con lên núi: núi Bà Đen ở Tây Ninh. Nơi Ngô Quyền đóng cọc đâm lũng thuyền quân Nam Hán: bến Bạch Đằng, công trường Mê Linh, gần Khách sạn Majestic.  Nếu ai vẫn còn không biết đích xác địa điểm thì nó gần ở chỗ tượng Trần Hưng Đạo.

Con người có số;Chuyện kể của Đoàn Dự

Con người có số
 
Tên hắn là Khải. Hắn học với tôi năm lớp 11 tại trường Tân Phương, Gò Vấp. Nhà hắn ở trại định cư Cái Sắn nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá. Hình như bố mẹ hắn có quen với một ông trùm họ đạo ngày trước cũng ở Cái Sắn, sau lên Sài Gòn, trông coi giúp Cha sở ở nhà thờ Ngã năm Bình Hòa, Gia Định.
Rồi hắn lên Sài Gòn, nhờ ông trùm đó xin với Cha cho ở nhờ ngoài hành lang nhà thờ, làm người kéo chuông, trông coi, quét dọn... để có chỗ ăn ở, đi học. Cha thấy hắn ngoan ngoãn, lễ phép, nhất là trước đây lại cùng họ đạo với ông trùm nên rất vui lòng.

Hình ảnh thần kỳ !

Hình ảnh thần kỳ ! Đây là kết quả tìm thấy của một nghiên cứu về ngoại cảnh ảnh hưởng bộ óc con người như thế nào của đai học Yale
- Khi nhìn hình cô gái bên trái rồi nhìn hình ở giữa sẽ thấy cố gái ở giữa quay theo thuận kim đồng hồ
- Khi nhìn hình cô gái bên phải rồi nhìn hình ở giữa lại thấy cô gái ở giữa quay theo ngược kim đồng hồ

vendredi 5 avril 2013

Mam Thai Chay - Uyen Thy's Cooking


Học Nhẩn Học Hòa - Education on patience and concord


Học Nhẩn Học Hòa
Enseignements de la patience de l'entente.
Education on patience and concord.
Lyrics : Master Luong Si Hang
Music : Quach Vinh Thien
Paris August 2, 2002
Voice : Sơn Ca + Ánh Quang

--

Quách Vĩnh Thiện




ACTV
Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
( Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam )


Khi những người giàu ở Trung quốc từ chối thẻ xanh Hoa Kỳ

    Khi những người giàu ở Trung quốc từ chối thẻ xanh Hoa Kỳ
                ThoiBao Online - Created on Wednesday, 27 March 2013 01:29
                                                
Bắc Kinh (Theo báo The Epoch Times): Vào ngày 14 tháng Hai năm 2013, bộ tài chánh Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa hiệp với nước Thụy Sĩ về tiền ký thác trong những ngân hàng Thụy Sĩ của những thường trú nhân Hoa Kỳ.
 
Theo đạo luật kiểm soát tiền đầu tư ở ngoại quốc của cư dân Mỹ có tên là the Foreign Account Tax Compliance Act (FATCA), thì tất cả những cư dân Mỹ, kể cả những thường trú nhân, phải khai báo hàng năm, số tiền mà những người này, ký thác trong các trương mục ngân hàng ở ngoại quốc . Việc này đã gây những xôn xao trong số những người giàu có đã và đang xin di dân qua Hoa Kỳ.

THÁNG BA ĐÓI (2) * GS Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC


Truyện Ký

THÁNG BA ĐÓI (2)                                                                                                  

* GS Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC
(tiếp theo)
 
Tiếng mõ khua lên giữa đêm khuya thanh vắng vào lúc mọi người chưa ngủ làm ai cũng phải lắng nghe. Ðó là tiếng mõ của chú Rong, một người mõ làng vào tuổi gần lục tuần.
“Cốc cốc cốc. Cả làng cả nước dỏng tai mà nghe đây. Theo lệnh từ tỉnh sức về, thì làng ta phải trồng cho được ít nhất là 100 mẫu đay lấy vỏ, các gò đống phải trồng gai lấy vỏ. Mỗi nhà chỉ để lại năm sào trồng lúa, còn phải trồng đay hết, bắt đầu ngay mùa này. Ðến lúc thu mua, Chính phủ sẽ cho người về cân trả tiền. Cốc cốc cốc. Ai không tuân lệnh này sẽ bị phạt tiền và tù. Cốc cốc cốc.”

Áo lụa Hà Đông

Áo lụa Hà Đông

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…”.
Lụa Hà Đông nức tiếng xa gần chính là lụa được dệt nên tại làng Vạn Phúc(Hà Đông-Hà Nội.
Có tuổi đời gần 1.000 năm, lụa Vạn Phúc có đặc điểm mềm, mỏng, nhẹ, thoáng mát nhưng không rạn, nhăn; qua thời gian màu không phai, hoa văn vẫn sắc nét, sợi lụa không bị xê dịch. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc xưa kia chỉ dành để may y phục cho vua chúa và các gia đình quan lại quyền quý.

Hiện nay làng Vạn Phúc còn rất ít người dệt lụa. Đáng kể nhất là xưởng dệt lớn của nghệ nhân Triệu Văn Mão và một xưởng nhỏ của phường lụa Vạn Phúc. Trước kia làng lụa Vạn Phúc cũng trồng dâu nuôi tằm kéo tơ nhưng hiện nay bà con đã bỏ hẳn công đoạn tự sản xuất tơ vì việc trồng dâu phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nguồn tơ bây giờ chủ yếu được thu mua từ các làng nghề chuyên trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh lân cận. Hình ảnh những dải lụa dài nhiều màu sắc được căng ra phơi dọc theo dòng sông Nhuệ cũng đã lùi vào quá khứ. Toàn bộ các công đoạn dệt, sấy, hấp, phơi đều được thực hiện bằng máy móc ngay trong xưởng dệt. Hình ảnh những người phụ nữ cần mẫn ngồi quay tơ dệt lụa thủ công lùi sâu vào dĩ vãng. Chỉ khi đi sâu vào bên trong làng, người ta mới có thể tìm thấy những guồng quay tơ thủ công mà nhiều gia đình làng lụa còn lưu giữ như một kỷ niệm đáng tự hào.

Tinh Khuc Mua Dong (PAD) Lam Dung

"...Một mình ta, ngồi trong hoang vắng, nghe tiếng đông sang
Còn gì nữa đâu, chuyện mình năm cũ, muôn đời mưa mau."


Mời nghe Tình Khúc Mùa Đông (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Lâm Dung hát
http://my.opera.com/laamdung/blog/tinh-khuc-mua-dong

PAD

__._,_.___

jeudi 4 avril 2013

Happy Khmer New Year 2013

Bon Chaul Chhnam

Cette fête religieuse débute chaque année le 13 ou le 14 avril pour se terminer le 15 ou le 16 avril. Elle marque la fin de la saison sèche. Les Cambodgiens apportent des offrandes aux Vat (pagodes), astiquent leurs maisons, échangent cadeaux et vêtements neufs, et s'aspergent les uns les autres. Dans la rue, ils jouent à des jeux traditionnels comme le Boh Angkunh, le Chaol Chhoung, le Leak Kansaeng et le tir à la corde. C'est la fête la plus importante de l’année.


Xây mộ cho cựu hoàng Bảo Đại , Bài: Huy Phương


Xây mộ cho cựu hoàng Bảo Đại
Bài: Huy Phương/Người Việt
Hình: Tư liệu của gia đình ông Bảo Ân

Gian nan những chuyến đi

Khoảng cuối năm 1975, bà Phi Ánh vào Tòa Ðại Sứ Pháp tại Sài Gòn, yêu cầu xin cho toàn gia đình (gồm cả chồng, con riêng và con của cựu hoàng) được đi Pháp. Ít lâu sau, qua ông đại sứ Pháp, Cựu Hoàng Bảo Ðại chỉ chấp thuận cho bà Phi Ánh và hai con sang đoàn tụ và tòa đại sứ đã nhanh chóng cấp Laissez-Passer cho bà Phi Ánh, Phương Minh và Bảo Ân. Tuy nhiên, Phương Minh đã có thời gian sống ở Pháp, nói rằng đời sống ở Pháp rất khó khăn, và tuy vì tình thương con, cựu hoàng thật ra không đủ khả năng bảo trợ nuôi dưỡng ba người. Mặt khác gia đình của bà Phi Ánh không thể chia cắt như thế, và Bảo Ân cũng không thể bỏ vợ con ở lại, nên chuyện ra đi không thành.


Năm 1978, người chồng sau của bà Phi Ánh vượt biên sang Mỹ thành công, gửi giấy bảo lãnh về, nhưng lúc ấy Bảo Ân đã có gia đình, không đủ điều kiện ra đi. Trong khi chờ đợi đi Mỹ, bà Phi Ánh mắc bệnh ung thư và qua đời năm 1984.
Năm 1985, bà Phương Minh và các con riêng của bà Phi Ánh đi định cư ở Mỹ.

Mãi đến năm 1992, gia đình ông Bảo Ân được gia đình bên vợ bảo lãnh, sang Mỹ và định cư tại quận Cam từ đó đến nay. Những năm đầu tiên, cũng như bao nhiêu người mới sang khác, bà Bảo Ân phải ngồi shop may suốt ngày, ông làm trong một hãng in áo T-shirt và về sau sang làm cho một hãng Nhật chuyên sản xuất CD tại Garden Grove.

Con trai ông Bảo Ân, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại, Nguyễn Phước Quý Khang tốt nghiệp UCI về ngành thương mãi và hiện làm cho một công ty ngoại quốc ở Sài Gòn.

Xây mộ cho phụ hoàng

Gia đình Bảo Ân đến Mỹ năm 1992 nhưng vì thất lạc hồ sơ nên đến năm 2005 gia đình mới có quyền công dân. Cầm passport trong tay, quốc gia đầu tiên mà ông muốn đến là Pháp, để thăm mộ cha, điều mà ông mơ ước từ lâu, nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Ông Bảo Ân đã liên lạc với một người bạn ở Paris là Ðặng Văn Phụng, nhờ vợ chồng người này đi xem thử tình trạng ngôi mộ của Vua Bảo Ðại hiện nay tại nghĩa trang Passy thuộc hạt Trocadero Paris 16e ra sao. Theo lời kể của ông Bảo Ân, người bạn này suốt một ngày đi tìm, đọc hết các tấm bia mộ mà không không thấy, nghi ngờ rằng cựu hoàng không được chôn cất tại đây. Ông Bảo Ân gợi ý cho người bạn là nên đi tìm người gác nghĩa trang để hỏi, mặc dầu với bản sơ đồ trong tay, cuộc tìm kiếm cũng không kết quả. Một lần khác, trong khi đang đứng gần ngôi mộ của cựu hoàng, người bạn này tình cờ gặp và hỏi một người cảnh sát già về ngôi mộ của “Sa Majesté Bảo Ðại,” thì ông này chỉ ngay vào ngôi mộ gần đó. Ðó là một ngôi mộ không có bia, không khắc tên, chỉ trơ trọi hai tấm “đan” xi măng sần sùi, với mấy chậu hoa đã quá cũ kỹ qua thời gian. Người bạn của anh nhìn xuống ngôi mộ mà bật khóc. Nơi yên nghỉ của một ông vua mà như thế này sao?

Ông Bảo Ân hồi tưởng: “Nghe anh kể mà tôi khóc nức nở, thật là tội nghiệp cho cha tôi, cha nằm đó lạnh lẽo như một kẻ vô danh đã 8 năm rồi, không ai biết để thắp một nén nhang cho cha ấm lòng.”


Ông Bảo Ân và Thứ Phi Mộng Ðiệp trước tranh vẽ Cựu Hoàng Bảo Ðại (Paris 2004).

Ông Bảo Ân ngậm ngùi trước ngôi mộ đơn sơ của cha.

Nghĩa trang Passy ở Paris là một nghĩa trang nổi tiếng được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, nơi chôn cất nhiều nhân vật lừng danh của thế giới như tài tử phim hài Fernandel (1903-1971,) nhà văn Virgil Gheorghiu (1916-1992,) họa sĩ Edouard Manet (1832-1883,) người sáng lập công ty xe hơi Marcel Renault (1872-1903,) Tổng Thống Pháp Alexandria Millerand (1859-1943)... Cũng theo lời kể của ông Bảo Ân, Vua Bảo Ðại không tiền và cũng không có thế lực để được chôn cất tại đây, đây là phần mộ của một thương gia giàu có ở Paris, rất kính trọng cựu hoàng, khi nghe ông qua đời đã hiến phần đất này cho ngài.

Về việc xây mộ cho Cựu Hoàng Bảo Ðại, khi ông từ trần ở Paris, chỉ có người vợ cuối cùng của ông là bà Monique Baudot, người Pháp ở bên cạnh, và trên pháp lý, chỉ có bà Monique, người vợ có hôn thú còn sống mới có quyền xây mộ cho ngài.
Theo sự hiểu biết của ông Bảo Ân, bà Thứ Phi Mộng Ðiệp và các con tuy có tiền nhưng lại không muốn giao cho bà Monique xây mộ. Lúc sinh thời, Thái Tử Bảo Long không làm được, gia đình bên các công chúa không làm được, phía Nguyễn Phước Tộc cũng không làm được vì không có sự đồng ý của bà Monique, thậm chí hội này có quyên góp và giao lại cho bà Monique một số tiền để xây mộ nhưng không có kết quả... Nhiều người giàu có muốn xây mộ cho Vua Bảo Ðại để lấy tiếng cũng bị bà Monique cản trở.

Ông Bảo Ân rất xúc động và đau lòng khi nghe người bạn từ Paris mô tả những gì về ngôi mộ này, nên muốn nhờ người bạn đi kiếm người làm một tấm plaque khắc tên Vua Bảo Ðại đặt trên ngôi mộ và sau này có thể xúc tiến việc xây mộ cho ngài. Người bạn tìm đến ông Nguyễn Duy Hiệp, một người Việt, có dịch vụ chuyên lo về thủ tục mai táng của thành phố Paris. Ông này khi nghe nói đến có một người con cựu hoàng hiện ở Mỹ có quan tâm đến ngôi mộ, ông rất cảm kích và ngỏ ý ông sẽ liên lạc với bà Monique để có thể tiến hành việc xây mộ. Ông Nguyễn Duy Hiệp giải thích là bà Monique có nhờ ông quyên tiền để xây mộ cho cựu hoàng, nhưng trong ba năm, ông chỉ nới quyên được 1,200 Euros, vậy nếu “Mệ” Bảo Ân có khả năng làm được, “thì mời sang Paris, chúng ta sẽ bàn tiếp”.

Một chủ công ty mộ bia ở Paris là ông Cridel thấy hoàn cảnh của Cựu Hoàng Bảo Ðại đáng thương nên đã gặp bà Monique, và điều đình với bà, nếu bà bằng lòng thì ông sẽ thực hiện bản vẽ và ông sẽ giúp 50% phí tổn xây cất. Ông Nguyễn Duy Hiệp cũng góp lời thuyết phục, cuối cùng bà Monique đồng ý và giao cho ông Hiệp gây quỹ trong bà con cộng đồng Việt Nam.

Ông Bảo Ân và con trai, Quý Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.

Gây quỹ

Tốn phí cho công trình xây mộ ước tính ban đầu là khoảng 25,000 Euros. Công ty Cridel chịu 50%, ông Nguyễn Duy Hiệp quyên được 3,000 và cá nhân ông đóng thêm 1,000, chùa Tịnh Ðộ đóng góp 1,000, các vị đạo hữu Cao Ðài cho được 400. Số tiền còn lại do các vị trong cộng đồng Việt Nam đóng góp. Xúc động nhất là có 1 cháu gái gởi tới 5 Euros kèm theo bức thư đại ý là cháu còn đi học không có nhiều tiền nhưng thấy thương ông vua của mình quá nên xin được đóng góp để xây mộ cho ngài. Như vậy còn thiếu khoảng 9,000 Euros cho nên việc xây mộ đã chờ đợi hơn 3 năm nay rồi mà không thực hiện được.

Sau sự tường trình của ông Nguyễn Duy Hiệp, ông Bảo Ân hứa sẽ cung cấp số tiền còn lại. Ông Bảo Ân cũng cho chúng tôi biết, qua Mỹ phải làm ăn vất vả, không có tiền, tuy vậy ông đã “cà” tất cả thẻ “credit” ông có mới có đủ tiền xây mộ cũng như trang trải tốn phí cho những chuyến đi sang Pháp.

Năm 2005, ông Bảo Ân qua đến Pháp, việc đầu tiên là đến gặp ông Cridel để xem bản vẽ, để xem có cần sửa chữa gì không? Ghi khắc tên tuổi của cựu hoàng trên bia đá như thế nào? Ðể khắc chữ bằng vàng trên bia mộ, phải tốn thêm 2,200 Euros. Sau khi bà Monique chấp thuận, ông Cridel sẽ cho xúc tiến xây mộ ngay lập tức, và khi nào hoàn tất, ông sẽ báo cho ông Bảo Ân trở qua Pháp để tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu cho cựu hoàng.

Khi được thông báo công việc êm xuôi, cuối năm 2006, ông Bảo Ân trở lại Paris. Ông “chạm trán” bà Monique tại phần mộ của cựu hoàng. Bà Monique nổi tiếng là khó khăn, câu nói đầu tiên của bà Monique khi nhận ra Bảo Ân là “mắng” ông sao sang Paris mà không đến thăm viếng bà theo phép lịch sự, trong khi đó lại đến thăm bà Mộng Ðiệp. Ông Bảo Ân đành lấy lý do ông không rành tiếng Pháp và không biết đường sá.

Bà Monique cũng than phiền là các con Vua Bảo Ðại “làm phiền bà quá nhiều!”

Việc ông Bảo Ân xây được mộ cho cựu hoàng cũng là do duyên định, hình như vua cha dành cho ông vinh dự này vì gần 10 năm nay, không ai có thể thuyết phục được bà Monique để cho họ xây mộ của Vua Bảo Ðại, trong khi chính bà lại không có tiền hay không muốn xây mộ.

Bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” được khắc trên đầu bia mộ.

Ngoài các dòng chữ do ông Bảo Ân soạn khắc trên bia mộ, bà Monique đã quyết định là khắc thêm hình ảnh kim khánh bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ”(*) khắc trên tấm bia, mà có lẽ những người làm bia mộ, không ai biết ý nghĩa của nó.

Trước ngày khánh thành, ông Bảo Ân cho bà Monique hay là ông sẽ đem lá cờ vàng ba sọc đỏ vào treo trước ngôi mộ, vì đây là lá cờ ngày 2 Tháng Sáu năm 1948, chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Ðại (với Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân) đã chính thức dùng làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Cuộc thương thảo bất thành vì bà Monique không bằng lòng và de dọa sẽ gọi cảnh sát can thiệp nếu ông Bảo Ân đem lá cờ VNCH vào lễ khánh thành.

Con trai của cựu hoàng phản đối bằng cách không đến tham dự lễ khánh thành ngôi mộ của cha, và bài diễn văn soạn sẵn, với tư cách là đại diện của gia đình Vua Bảo Ðại, để cám ơn các quan khách và hội đoàn người Việt tại Paris, sẽ không bao giờ còn cơ hội để đọc nữa.

Ngày khánh thành mộ cựu hoàng có đủ các chức sắc thành phố, các hội đoàn người Việt ở Paris, nhưng lại vắng bóng các “Mệ” con của Vua Bảo Ðại, ngoài lý do trên của Bảo Ân, không ai muốn gặp mặt bà Monique. Ông Bảo Ân cho biết lý do, nếu ai đến, tức là đã công nhận bà Monique trong vai trò người vợ chính thức của nhà vua, đó lại là điều tất cả mọi người không ai muốn.

___


Ghi chú:

(*) Theo nhà biên khảo Võ Hương An, 4 chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” khắc trong kim khánh trên bia của lăng Vua Bảo Ðại tại nghĩa trang ở Paris, nhìn thì đẹp nhưng không có nghĩa. Hai chữ sắc tứ (hay có khi là ân tứ) được dùng khi vua ban thưởng một vật gì đó cho bầy tôi; ở đây, Vua Bảo Ðại đã là vua rồi thì không viết “Bảo Ðại Sắc Tứ” được. Nếu muốn trang trí thì nên ghi “Bảo Ðại Hoàng Ðế”.

Trong bài báo này chúng tôi dùng tiếng “mộ” để chỉ nơi an nghỉ của Cựu Hoàng Bảo Ðại. Nhưng theo sách vở triều Nguyễn, mộ của Hoàng Ðế, Hoàng Hậu, Thái Hậu được gọi là “lăng,” còn ngoài ra, dân thường và quan lại, dù đến nhất phẩm triều đình cũng chỉ được gọi là “mộ.”

Bạc Mộ Đỗ Phủ (712 - 770)

"Chiều Hôm Đất Khách" chỉ là cảm xúc đầu tiên từ một bài thơ xưa ,  được ghi lại ngay trong lúc đọc , tôi không sửa lại , mặc dù vốn biết đã không là một bài thơ Đường ngũ ngôn bát cú đúng luật theo ý muốn như nguyên tác. Gửi đi để mọi người đọc cho vui thôi. Cầu chúc an lành. PKT 03/28/2013
Bạc Mộ
Đỗ Phủ (712 - 770)
Giang thủy trường lưu địa
Sơn vân bạc mộ thì
Hàn hoa ẩn loạn thảo
Túc điểu trạch thâm chi
Cựu quốc kiến hà nhật
Cao thu tâm khổ bi
Nhân sinh bất tái hảo
Mấn phát tự thành ti
Dịch Xuôi : Chiều Tối
PKT 03/28/2013

Ý KIẾN VỀ BẢN QUYỀN NHẠC PHẠM DUY



 Ý KIẾN VỀ BẢN QUYỀN NHẠC PHẠM DUY


  

Gửi quí đồng môn
Đây là một ý kiến của một ông bạn về bản quyền nhac Phạm Duy (cùng khóa Cao học hành chánh với tôi,  GS kinh tế học tại Mỹ hồi hưu)
Ông bạn này cũng nghệ sĩ tính ca hát, đánh đàn hay đã bỏ thì giờ nói về luật lệ bản quyền nhân thông báo cùa gia đình PD

Hồ Con Rùa tại Sàigòn , Phạm Thắng Vũ.



Hồ Con Rùa tại Sàigòn
Giới trẻ thời bây giờ (người sinh và trưởng thành sau ngày 30-4-1975) ở Sài Gòn chỉ biết Hồ Con Rùa là 1 bùng binh (vòng xoay giao thông) có đài phun nước, nối 3 con đường Võ Văn Tần, Trần Cao Vân và Phạm Ngọc Thạch (thuộc quận 1) và là một trong các khu vực náo nhiệt (vì các hoạt động ẩm thực với các tiệm cà phê, hàng quán chung quanh. Hồ Con Rùa trong quá khứ từng có tên là Đài Phun Nước, Công Trường Ba Hình, Công Trường Chiến Sĩ Trận Vong, Công Trường Quốc Tế, Công Trường Duy Tân... và nếu muốn kể đầy đủ thì PTV quay trở về thời khởi điểm của các vị trí Hồ Con Rùa bây giờ từ thời xa xưa (1790) nguyên là vị trí cổng thành tên là Khảm Khuyết (của Quy Thành (Bát Quái Thành).

The best of Julio Iglesias, nghe nhạc ngoại quốc thật hay.

Một giọng hát trữ tình. tt tt

Amy Winehouse - You Know I'm No Good - Live HD


Amy Winehouse I love you more than you'll ever know LIVE (Inédit RARE)


mercredi 3 avril 2013

Những bài thơ Đỗ Bình



PHÚT TUYỆT VỌNG
(Trong ngục tù CS)
Bên hàng kẽm gai đỏ
Vô tình mấy nụ hoa
Nở giữa đêm mù lòa
Như tiễn người sắp qua?
Có linh hồn hấp hối
Chẳng trăn trối một lời
Thượng Đế vẫn xa xôi
Niềm tin cũng mang tội!
Vì chủthuyết Mác Lê
Hòa diệp khúc êm đềm
Toàn những lời gian dối!
Biết còn ai dám hỏi
dám ngẩng mặt nhìn đời
Khi công lý buông xuôi
Trước họng súng thay lời
Uất hờn hiện lên môi!
Bên trong hàng rào đỏ
Bóng tối bám cuộc đời
Có linh hồn thống hối
Trong ánh mắt khẩn cầu
Mong Chúa ở nơi đâu
Xin về đây xá tội.
Chúa đã bỏ thật rồi!
Trên tượngđá hiển linh
Giờ chỉ còn dấu bụi
Nơi Chúa ngự một thời
Thánh Gía buồn đơn côi!

lundi 1 avril 2013

Jenifer - Donne-Moi Le Temps


Dalida & Alain Delon - Paroles, paroles


Pink Martini - Je Ne Veux Pas Travailler


Ca sĩ Minh Hiếu (phu nhan co Trung Tướng Vĩnh Lộc)

 
 
* Post by An Le - Nhat Lung
                                                               
Ca Minh Hiếu trước 1975
 
Tôi Đưa Em Sang Sông

Audio Books của Hội Ái Hữu Nguyễn Đình Chiểu - Lê Ngọc Hân Mỹ Tho - USA



Đôi hàng "Phi Lộ": Hội Ái Hữu NDC-LNH-MYTHO không chịu trách nhiệm về nội dung bài viết. Tác giả mỗi bài
là người chịu trách nhiệm cho sự chính xác những tin tức, những kiến thức được đề cập trong bài. Audio bookStatCounter - Free Web Tracker and Counter

Thái Thanh Alzeihmer-trong nursing home. -

Thái Thanh Alzeihmer-trong nursing home. -

Ca Sĩ Thái Thanh

Gửi những ai yêu tiếng hát Thái Thanh để “vĩnh biệt linh hồn” người ca sĩ tài danh này: tuy bà chưa chết nhưng linh hồn Bà đã bị gã Alzheimer (là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục) cướp đi rồi. Bà hiện sống trong Nursing Home tại Hoa Kỳ.>>Click Xem Videos Thái Thanh Không chỉ một người, tiếp cận “hiện tượng” Thái Thanh từ góc độ “tiểu sử” – một tiểu sử “trải dài” vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là “đất nước” VNCH trước 1975 – cùng toàn bộ gia tài đồ sộ năm bẩy trăm ca khúc bà đã hát từ dân ca, tình ca, tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca…, đã gọi bà là tiếng “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi“.

Trang bài viết ông Nguyễn Đạt Thịnh

Trang bài viết ông Nguyễn Đạt Thịnh



#. Tiêu đề của danh mục
1 Chiến Tranh Điện Tử_Nguyễn Đạt Thịnh.
2 Quyền xử tử _Nguyễn đạt Thịnh.
3 Những Thị Trấn Vỡ Nợ _Nguyễn đạt Thịnh.
4 Chiếm và Giữ_Nguyễn đạt Thịnh.
5 Hai Nền Dân Chủ_Nguyễn đạt Thịnh.
6 Quỹ Bồi Thường Công Nhân _Nguyễn đạt Thịnh .
7 Ông Tây Thực Dân_Nguyễn đạt Thịnh.

*Trang bài viết của nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh

Nguyễn Đạt Thịnh - Thứ Sáu, 29.3..2013
~~~~~~~~~~~~~~

Chờ Thượng Đế
Hai ngày trước ngày Tổng thống Barack Obama công du Do Thái, tờ The Guardian của Anh trong số phát hành ngày Chúa Nhật 17 tháng Ba, đã bình luận về chuyến đi này, “Thật hiếm thấy một vị tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Do Thái trong tình trạng không có hy vọng thành công về bất cứ một việc gì ông muốn làm cả”. Bài bình luận mang tựa đề “Obama in Israel: waiting for Godot” (Obama đến Do Thái để Chờ Thượng Đế).