caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 16 août 2014

“Tôi đến với nghệ thuật vì... mê gái..." Ai đã nói thế ?




Kính gửi các anh chị đọc bài sưu tầm về văn hoá , vặn học, nghệ thuật

Caroline Thanh Hương


Choé viết truyện ngắn, không những thế Choé sắp phát hành một album nhạc gồm 10 bài hát của mình. Đầu năm 1995, Choé ra Huế chơi, ngồi trên xe lửa xình xịch chàng còn làm thơ nữa.
Thơ rằng:

Ta quay lưng phía trước
Con tàu rầm rập đi qua
Ta quay lưng phía trước
Phút qua, giờ qua, ngày qua
Rừng núi, sông biển, phố sá qua
Ta quay lưng phía trước
Nắng qua, mưa qua,
trâu nghênh
bò ngóng, người đứng, xe ngừng
vẫn qua
Ta quay lưng phía trước
Con tàu rầm rập
Đời ta
Rầm rập đi qua

Chương trình đọc bài Économie"In the long run, we are all dead." (Trong tầm xa, tất cả chúng ta đều chết cả.)

Kính gửi đến quý anh chị bài viết về kinh tế qua lý thuyết John Maynard Keynes

Các anh chị có bài nói chuyện số 1 với Youtube post theo đây và bài viết nới rộng của anh Đông Yên.

Khi chúng ta bắt đầu có khái niệm về nền kinh tế hoa hỳ , chúng ta sẽ biết sống sao cho đừng nghiêng ngã theo xa hội dù nó đi lên hay đi xuống,

Caroline Thanh Hương

Học thuyết John Maynard Keynes và kinh tế Hoa Kỳ
- Đông Yên
  

"In the long run, we are all dead."

(Trong tầm xa, tất cả chúng ta đều chết cả.)

Bộ ảnh 105 tấm và 1954 /1975 với tiếng hát Phạm Đức Nghĩa.

Kính mời quý anh chị thưởng thức nhạc phẩm1954 / 1975 và show hình Caroline Thanh Hương, với tiếng hát anh Phạm Đức Nghĩa.

Những năm tháng hạnh phúc trên quê hương Việt Nam thì rất ít ,nhưng những hy sinh và mất mát của con người thì quá nhiều, cho nên trang lịch sử này chúng ta , những người ra đi sau năm 1975 muôn đời vẫn còn ôm hận mất nước.

Caroline Thanh Hương.

Oh, oh, The Wild Life, "Một chú Gấu" trong cái hộp của Hoàng Dung Hương Kiều Loan


Hương Kiều Loan và chú gấu trong cái hộp ... par crth2837

Thủy Để , khung thơ và show hình thơ Trần Văn Lương với những ảnh phong cảnh mùa đông và mặt trời lặn ở Chicago, Lac Michigan

Mời các anh chị xem lại các khung thơ và bộ ảnh trong show hình Caroline Thanh Hương.


Ái Hoa & Shiroi mời quý anh chị thưởng thức Liên hoàn tam thập bát khúc - 36 món ăn và nghe nhạc

Thay lời tựa


Thân tặng 2 tác giả Ái Hoa và Shiroi, tác giả LHK 36 món ăn dân tộc Việt



VĂN HÓA ẨM THỰC Món ăn dân tộc biết bao nhiêu
Khảo cứu tinh hoa chắt lọc nhiều
Món Bắc dồi dào ngon đủ kiểu
Đồ Nam phong phú tuyệt trăm điều
Cao nguyên hoang dã hương sơn cốc
Duyên hải nguyên sơ vị thủy triều
Khâm phục tài hoa người nấu nướng
Hiểu thêm văn hóa Việt đa chiều.



Nắng Xuân
09/09/2008
@@@

vendredi 15 août 2014

Văn Hoá Ẩm Thực, thơ liên hoàn 36 món ăn của Shiroi và Ái Hoa



VĂN HÓA ẨM THỰC

Món ăn dân tộc biết bao nhiêu

Khảo cứu tinh hoa chắt lọc nhiều
Món Bắc dồi dào ngon đủ kiểu
Đồ Nam phong phú tuyệt trăm điều
Cao nguyên hoang dã hương sơn cốc
Duyên hải nguyên sơ vị thủy triều
Khâm phục tài hoa người nấu nướng
Hiểu thêm văn hóa Việt đa chiều.






Hương ... mắm. ca dao, tục ngữ và những nón ăn với cá thu




Hương ... mắm

Mắm là một món ăn mang đầy tính... thách thức, 


ai có can đảm mới dám làm bạn với mắm để mà gắn bó với nó suốt đời. 
Vì vậy, không có gì lạ khi thứ thực phẩm “nặng mùi” này đi liền với... tình nghĩa vợ chồng, từ thuở tóc còn xanh, mới xây tổ uyên ương đã nghe sực nức cái mùi “độc chiêu”: 

“Nước chanh giấy hòa vào mắm mực
Rau mũi viết lộn trộn giấm son
Bốn mùi hiệp lại càng ngon
Như qua với bậu, chẳng còn cách xa”
Hay là mùi mẫn hơn:
“Mắm cua chấm với đọt vừng
Họ xa mặc họ, ta đừng bỏ nhau.” 


Cho đến khi răng long đầu bạc chống gậy lụm cụm, mà bạn tôi gọi là “đôi bóng nhỏ đi vào... Thiên Thai” thì mắm là cái tình chung thủy có mùi vị rất đời và khó tả:

“ Con cá làm nên con mắm
Vợ chồng nghèo thương lắm mình ơi”

jeudi 14 août 2014

Trần Văn Lương với bài thơ " Chút Quê Hương Tạm Mượn" , Gửi Người Còn Nhớ Quê Tôi , thơ Thanh Hương​, Trần Trọng Thiện và nghe đọc nghe câu chuyện Cà Phê Saigon Xưa​

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
     Tưởng chừng thấy lại quê hương,
Ngờ đâu chốn cũ vẫn phương trời nào.
Cóc cuối tuần:
    Chút Quê Hương Tạm Mượn
    (Kỷ niệm những ngày ở Dominican Republic,
     nơi tưởng chừng gặp lại chút quê hương
     qua những quả dừa xanh, những trái bàng vàng
     và nhất là những chùm hoa phượng đỏ)
Xanh xanh từng đợt nắng trùng dương,
Chân thấp chân cao dọ dẫm đường.
Thoảng chút yêu thương đầu ngọn gió,
Tưởng chừng đâu đó bóng quê hương.

mercredi 13 août 2014

ROBIN WILLIAMS----->GOOD MORNING VIETNAM sưu tầm Nguyễn Văn Kinh

Good Morning Vietnam Best Scenes ROBIN WILLIAMS----->GOOD MORNING VIETNAM
 Robin Williams một tài tử mới qua đời . Ông ta đã qua VietNam, làm trên đài phát thanh của Huê Kỳ vào năm 1965 và rất có tiếng tăm trong các buổi phát thanh "Good morning VietNam". Hồi ấy, người VN ít mở đài phát thanh của Huê Kỳ, nên ít ai biết về Ông Robin Williams. Mời biết thêm vài chi tiết về Ông Robin Williams .

Hà Nội xưa chỉ còn trong ký ức, Hà Nội nay từ những cao ốc, ta có 4 hướng từ bờ Bắc sông Hồng đến quận Từ Liêm

Mấy tuần trước, tôi đã gửi đến quý anh chị hơn 240 tấm ảnh về Hà Nội xưa qua ba bộ ảnh:

 http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/08/bo-anh-nguoi-va-canh-ha-noi-duoi-thoi.html

Hôm nay, tôi gửi đến quý anh chị bộ ảnh mới này, không phải vì thành phố này có với tôi những kỷ niệm nào, nhưng vì trong câu chuyện lịch sử, văn học, đất nước và con người đã gợi ý cho tôi lưu lại những hình ảnh này để các bậc ông bà, cha chú, những người đã bỏ nước ra đi, có thể vượt không gian mà đến thăm thành phố cũ.

Kính mời các anh chị xem hình và thưởng thức nhạc, có thể không là baì hát mà các anh chị chờ nghe, nhưng cũng là nỗi lòng của những người con xa xứ...

Caroline Thanh Hương

Từ độ cao gần 300 m trên đỉnh cao ốc Lotte sắp khánh thành, bạn có thể phóng tầm mắt xa hơn 10 km để ngắm nhìn 4 hướng thủ đô, từ bờ Bắc sông Hồng cho đến tận quận mới Từ Liêm.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Tòa nhà Lotte Center Hà Nội cao 65 tầng chuẩn bị khánh thành vào dịp 2/9 nằm ở góc giao lộ Liễu Giai - Đào Tấn (quận Ba Đình) ngay gần trung tâm thành phố Hà Nội.

mardi 12 août 2014

Đọc và suy ngẩm những vần thơ năm chữ chua cay của Thái Bá Tân.


Tháng 6 vừa qua, tôi có giới thiệu đến các anh chị đọc thơ Thái Bá Tân,
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/06/oc-100-bai-tho-cham-ngon-cua-thai-ba.html

Hôm nay có người chuyển đến tôi bài viết rất lý thú.

Tôi post lên đây cho các anh chị đọc và suy ngẩm đến tình trạng đất nước Việt Nam và con người sống trong và ngoài nước để các anh chị có 1 kết luận tự do.

Chúng ta may mắn ở xứ tự do, nên chúng ta không có những khó khăn đọc những thông tin từ muôn phương gửi về và rút kinh nghiệm của từng bản thân, gia đình để diù dắt con cháu ta hiểu vì sao ta còn là người tha phương.

Caroline Thanh Hương



 photo ThaiBaTan.jpg



Thái Bá Tân và những vần thơ năm chữ
Thú thật, tôi mới chỉ biết đến nhà thơ Thái Bá Tân sau khi đọc bài “Thái Bá Tân và những bài thơ ngũ ngôn” của Mặc Lâm, biên tập viên RFA. Bài viết này khiến tôi tò mò lên mạng tìm hiểu về nhà thơ và khám phá nhiều điều thú vị.

Thái Bá Tân, sinh năm 1949, tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nơi ngày xưa có truyền thống văn chương của các “ông đồ xứ Nghệ”. Thái Bá Tân có một tiểu sử khá ly kỳ. Thuộc vào loại “con cưng của chế độ” nên từ năm 1967 đến 1974 ông học khoa ngoại ngữ (phiên dịch tiếng Anh) tại Đại học Ngoại ngữ Matscova, Liên Xô.
Về nước, trong thời gian 1975-1978, ông dạy tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và sau đó làm biên tập viên nhà xuất bản Lao Động. Thái Bá Tân còn là Phó chủ tịch Hội đồng Văn học Nước ngoài và là Ủy viên Ban Đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông về hưu rất sớm nhưng vẫn hoạt động trong lãnh vực văn chương và giáo dục.

Thái Bá Tân (*)

Thái Bá Tân đã xuất bản khoảng 70 đầu sách, gồm thơ dịch, truyện ngắn và thơ sáng tác. Hơn 20 năm tổ chức các lớp học thêm tiếng Anh cho sinh viên, với gần 300 người một lớp, rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên miền Bắc đã trưởng thành và thành công từ lớp học tiếng Anh của ông. Qua bài thơ Tự bạch, tác giả tâm sự:
Nói thật với các bác
Điều vẫn giấu xưa nay.
Sẽ khối anh nhảy cẫng,
Mắng thế nọ thế này.

Nhảy cẫng thì nhảy cẫng.
Việc họ làm cứ làm.
Tôi chưa hề, thú thật,
Tự hào người Việt Nam.
Ông giãi bày những điều ly kỳ về bản thân mình:

Tôi đi bốn mươi nước,
Làm gì và đi đâu
Liên quan đến cái xấu,
Tôi bảo tôi người Tàu.

Một lần ở nước Bỉ,
Ngủ với một em Tây.
Nó bảo: Tàu giỏi quá!
Tôi suýt nói: Việt đây!
Duy nhất chỉ lần nọ,
Ở Havard, người ta
Khen tiếng Anh tôi giỏi.
Tôi đáp: Việt Nam mà.
Thái Bá Tân tại Brussels, Bỉ


Bước sang đoạn kết của Tự bạch, Thái Bá Tân đã khiến người đọc ngỡ ngàng vì những câu thơ năm chữ rất… “phản động”!!!!
Chứ nói chung là nhục.
Nhục phải làm thằng dân
Một nước giỏi nói phét,
Lãnh đạo thì ngu đần.

Riêng hai chữ “cộng sản”
Đã đủ nói phần nào.
Làm thằng dân cộng sản
Có gì mà tự hào?

Mà tự hào sao được
Khi mấy triệu dân ta
Vượt biên, thà chết biển
Hơn phải chết ở nhà!

Tự hào là yêu nước.
Yêu nước phải biểu tình.
Mà biểu tình nó oánh.
Quân ta oánh quân mình.

Trong cuộc nói chuyện với phóng viên Mặc Lâm (bài viết đã dẫn), Thái Bá Tân tâm sự: “Tôi cũng viết đa dạng lắm, chủ yếu là dịch nhiều hơn mặc dù đã viết 150 truyện ngắn rồi. Tôi sáng tác thơ 8 chữ cũng nhiều và dạo này tự nhiên lại sáng tác thơ 5 chữ. Chắc tại chán chán nên muốn viết dân dã một tí. Tôi già rồi nên cũng muốn phá phách một tí, giả vờ ngây một tí. Già rồi thì tự nhiên lại muốn thật thà không hoa lá cành nữa. Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế độ vì được ăn học tử tế nhưng chuyện nào ra chuyện ấy, trách nhiệm công dân thì mình phải nói.”

Thái Bá Tân tại Moscow, Liên Xô, 1967

Riêng về thơ, Thái Bá Tân đã xuất bản tập thơ “Lục ngôn thi tập” bên cạnh những bài thơ 8 chữ. Tuy nhiên, thời gian gần đây ông lại chuyên làm thơ ngũ ngôn, những vần thơ 5 chữ của ông mang tính cách thời sự về hiện tình đất nước, về những “người đương thời” có liên quan đến thời sự tại Việt Nam.

Thái Bá Tân ngày nay

Vũ Đình Liên, một nhà thơ tiền chiến, cũng đã dùng loại thơ ngũ ngôn được ngắt theo từng đoạn 4 câu để diễn tả hoài niệm về Ông đồ ngồi viết câu đối vào dịp Tết giữa cảnh tàn lụn của Nho học. Bài thơ Ông đồ đã trở thành một tác phẩm văn học về niềm hoài cổ. Có người cho rằng, nếu Vũ Trọng Phụng là ông “vua cười” (cười bật máu ra đầu ngòi bút phóng sự) thì Vũ Đình Liên phải là ông “vua khóc” (khóc tuôn ra từ những ý thơ làm lay động cả những tâm hồn vô cảm nhất):

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Thái Bá Tân đa tài

Thơ năm chữ của Thái Bá Tân tựa như những lời nói chuyện hàng ngày nên có người gọi đó là “khẩu thơ”. Ngôn từ trong thơ ông không cầu kỳ như Vũ Đình Liên với những “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay” hay “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ngược lại, thơ năm chữ của Thái Bá Tân rất dung dị, bình dân. Chẳng hạn như những câu mở đầu trong bài “Ballad về một đại đội bị bỏ rơi”:

Tôi mới nghe kể lại
Một câu chuyện đau lòng.
Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.

Bài ballad tiếp tục với những lời kể chuyện về cuộc chiến tranh “dạy cho Việt Nam một bài học” giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979:

Chuyện kể rằng, lần ấy,
Khi đánh nhau với Tàu,
Quân ta và quân địch
Cách nhau một chiếc cầu.

Bỗng từ trên có lệnh
Một đại đội xung phong
Vượt qua cây cầu ấy,
Sang bờ bên kia sông.
Thế mà lạ, sau đó,
Hai bên đang đánh nhau,
Có lệnh từ trên xuống.
Lần này lệnh phá cầu!

Câu chuyện chỉ có thế.
Một đại đội sang sông,
Rồi phá cầu, theo lệnh...
Nghe mà nhói trong lòng.

Ừ, mà một đại đội
Biên chế bao nhiêu người?
Một trăm, hay năm chục,
Bị đồng đội bỏ rơi?
Đoạn kết của bài ballad dẫn người đọc đến những cảm nghĩ của tác giả:

Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.
Sao lòng tôi đau nhói,
Đau nhói mãi trong lòng.

Ai ra cái lệnh ấy,
Lệnh quân ta phá cầu,
Để đồng đội đơn độc
Giữa vòng vây quân Tàu?

Câu chuyện chỉ có thế,
Dù có thật hay không,
Nhưng cả một đại đội
Đã chết bên kia sông.
Thái Bá Tân tại Cologne, Đức


Thái Bá Tân có khá nhiều bài thơ thời sự về Việt Nam – Trung Quốc, nhất là những cuộc biểu tình của những người yêu nước trước làn sóng xâm lược của giặc Tàu ngoài Biển Đông. Ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 7 là một cột mốc đáng nhớ tại Sài Gòn và Hà Nội. Nhà văn, nhà thơ không thể nào dửng dưng “cứ im mãi” mà “phải có trách nhiệm của công dân”. Ông cũng khẳng định “chẳng chống phá gì đâu” nhưng “chuyện nào ra chuyện ấy”, đó là “trách nhiệm của người công dân”.

Tấm lòng của Thái Bá Tân đối với những người yêu nước thật rõ ràng, minh bạch, không những đồng tình mà còn ngưỡng mộ họ. Khi nghe tin Huỳnh Thục Vy bị bắt khi đi biểu tình vào ngày 1 tháng 7, ngay hôm sau ông lập tức phản ứng qua bài thơ Huỳnh Thục Vy:
Cháu - cô gái xinh đẹp,
Đẹp cả ngoài lẫn trong.
Nhìn cháu mà cứ nghĩ
Cái đẹp của non sông.

Chúng, chính quyền, thật xấu.
Vừa ác vừa bất minh,
Đến mức không muốn nghĩ
Đó là chính quyền mình.

Cháu như người phụ nữ
Trong tranh Delacroix,
Guidant le peuple
Mà peuple - là chúng ta.

Cháu chỉ muốn công lý,
Dân chủ và tự do.
Tự do cho cả chúng,
Mà chúng, bọn côn đồ

Lại luôn truy bức cháu,
Dùng cả cách đê hèn.
Ngẫm mà thấy phẫn nộ.
Thấy nhục cho chính quyền.
Bài thơ đổi sang giọng điệu thân tình của người lớn tuổi nói chuyện với một cô cháu gái được coi như thông điệp của thế hệ cha ông gửi cho lớp trẻ:

Thục Vy, bền gan nhé.
Chúc chân cứng đá mềm.
Cháu như ngọn đuốc sáng
Đang dẫn đường trong đêm.

Nói thật, bác nhìn cháu
Vừa thán phục, tự hào,
Vừa pha chút xấu hổ.
Cháu hiểu rõ vì sao.

Xin lỗi, thế hệ bác
Dựng nên chế độ này
Để bây giờ cháu khổ,
Để dân tình đắng cay.
Và đây là những câu kết:

Cái hồi bác đi Mỹ,
Thăm tượng Liberty,
Đặt hoa dưới chân tượng,
Bác chưa biết Thục Vy.

Giờ xin phép âu yếm
Đặt hoa dưới chân mày.
Mày vấp ngã, còn sức,
Nhất định bác chìa tay.

Thái Bá Tân tại Hoa Kỳ


Như đã nói, ngôn ngữ trong thơ Thái Bá Tân rất bình dị, chân thật. Ở đoạn cuối, ông dùng chữ “mày” để gọi Thục Vy nhưng ta vẫn thấy chứa chan tình cảm thân thương. Cũng chữ “mày” trong bài thơ Mắng con lại mang một ý nghĩa khác hẳn: 

Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.

Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.

Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?

Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?

Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua Trần?

Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.

Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.

Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, giả ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.

Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.

Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.
Thái Bá Tân tại Tokyo

Thái Bá Tân “mắng” cả Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, người đã tuyên bố “những kẻ đi biểu tình chống Trung Quốc bị các thế lực phản động dựt dây”! Trong bài thơ “Gửi ông Nguyễn Thế Thảo” lời thơ của Thái Bá Tân có phần gay gắt:

Xin phép được giới thiệu,
Tôi đã U bảy mươi,
Tuổi nhiều hơn ông đấy,
Tuổi gần đất xa trời.

Cho nên, xin nói thật,
Là ông còn hồ đồ.
Ông đâu phải con nít.
Hay giả vờ ngây ngô?

Tôi và những người khác
Tham gia đi biểu tình
Chống thằng Tàu xâm lược,
Thực hiện quyền của mình.

Khi nhà ông bị cướp.
Vợ con ông kêu lên,
Mà ông ngồi im lặng
Thì ông là thằng hèn.

Ông bảo rằng bọn xấu
Đang xúi giục chúng tôi,
Thế thì bọn xấu ấy
Quả là bọn không tồi.

Vì chúng còn liêm sỉ,
Còn biết ghét và yêu.
Còn yêu nước, vì vậy
Tôi mong chúng có nhiều.

Đấy là chưa nói chuyện
Chúng tôi cũng lớn rồi.
Tha không xúi chúng nó,
Đừng hòng xúi chúng tôi.

Quốc Hội ra luật biển
Để ông và mọi người
Chung sức giữ lấy đảo,
Thế mà ông, ôi trời,

Ông không chỉ im lặng,
Không tham gia biểu tình,
Mà còn nhắc người khác
Đừng để ai xúi mình.

Tôi hỏi khí không phải:
Hay thân Tàu lâu nay,
Ông đã bỏ phiếu chống
Thông qua luật biển này?

Ông ạ, ta, người lớn,
Là cứ phải lo xa.
Nói hay làm gì đấy
Nên tính trước đường ra.

Ngộ nhỡ có chiến sự,
Ta và Tàu đánh nhau.
Tàu thắng, ông có thể
Làm thái thú cho Tàu.

Nhưng có thể ngược lại,
Chẳng ai biết thế nào.
Ta thắng, tôi nghĩ thắng,
Ông ăn nói làm sao?

Lại nữa, xin nói thật,
Tôi có nghe người ta
Đồn về ông đủ chuyện,
Chuyện cái ghế ấy mà.

Trước tôi không tin lắm,
Thế mà tôi, bây giờ,
Thấy tầm ông chưa chuẩn,
Cũng buộc phải nghi ngờ.
Thái Bá Tân tại Jerusalem


Thái Bá Tân có một người cháu rể làm công an. “Nói với cháu rể” là tựa đề bài thơ có nhiều điều thú vị. Một lần nữa, tác giả dùng chữ “mày” để nói chuyện phải quấy với công an. Nguyên văn như sau:
Mày rót bác cốc nước,
Rồi bác nói điều này.
Năm ngoái bác phản đối,
Không cho cháu lấy mày.

Vì sao ư? Đơn giản
Vì mày là công an.
May, giờ bác vẫn thấy
Mày ngoan, hoặc còn ngoan.

Công bằng ra mà nói,
Công an cũng chẳng sao.
Hơn thế, còn cần thiết,
Nhưng chẳng hiểu thế nào

Giờ lắm đứa tệ quá,
Đạp vào mặt người ta,
Còn giở các trò bẩn,
Đánh đập cả đàn bà.

Giả sử, mai “dự án”
Nó cướp đất nhà mày,
Mày có để lặp lại
Vụ Vân Giang gần đây?

Vợ mày đang có chửa.
Bác mừng cho chúng mày.
Nếu có đứa đạp nó,
Mày sẽ nghĩ sao đây?

Lại nữa, bác bị bắt,
Mày cứ nói thật lòng,
Người ta bảo mày bắn,
Mày có bắn bác không?

Mà bác thì mày biết,
Như mấy lão nông dân,
Làm sao mà “thù địch”,
Mà “phản động”, vân vân.

Nói thật cho mày biết,
Bác yêu đất nước này,
Người Văn Giang cũng vậy,
Hơn gấp vạn chúng mày.

Vứt mẹ cái khẩu hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?

Bác là người ngoài đảng.
Mày vào đảng, không sao,
Miễn là mày thực sự
Vì quốc dân, đồng bào.

Mày thừa biết chúng nó,
Cái bọn “vì nhân dân”
Đang ăn cướp trắng trợn,
Pháp luật chúng đếch cần.

Sống ở đời, cháu ạ,
Có nghề mới có ăn.
Làm công an cũng được,
Nhưng phải nhớ vì dân.

Mà dân là bố mẹ,
Là bác, là vợ mày.
Chứ mày nghe bọn xấu
Làm ngược lại là gay,

Là có tội, cháu ạ.
Chưa nói chuyện ở đời
Có cái luật nhân quả,
Tức là luật của trời.
Thái Bá Tân


Quả thật Thái Bá Tân đã “hớp hồn” người đọc qua những vần thơ năm chữ. Lúc thì dịu dàng, thân thiết… khi thì hừng hực đấu tranh như những người xuống đường. Mạc Lâm đã viết những dòng cuối trong bài “Thái Bá Tân và những bài thơ ngũ ngôn”:
Nghe Thái Bá Tân kể chuyện bạn nghĩ sao? Riêng tôi khi đóng trang blog của ông lại nỗi cay đắng cứ dìm mình vào buồn bã chừng như không thề thoát ra. Thơ Thái Bá Tân rồi đây sẽ được rất nhiểu người thuộc vì nó dễ nhớ đã đành mà hơn thế nó làm cho người ta khóc, người ta cười, giận dữ, khinh bỉ lẫn xót thương… chính điều này làm cho thơ Thái Bá Tân lấp lánh”.


Posted by: Phung Mai



Caroline Thanh Hương: NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ, Thái Bá Tân làm thơ tóm tắt tiểu thuyết của Victor Hugo.


Trả Nắng Cho Hè, nhạc Mai Đằng phổ thơ Thanh Hương.


Trả Nắng Cho Hè, là bài thơ của mùa hè năm 2014.
Năm nay, hình như nắng có chút  dỗi  hờn, nên thường hay vắng mặt.
Vì mùa đông vừa qua hơi  khắc nghiệt ,và khi Xuân về, cũng chẳng khả quan bao nhiêu, thi sĩ bèn  làm thơ Gọi Nắng, hy vọng đất trời nghe lời mời  mà đem chút hơi nóng về trên đất nước tây phương.

Với nét nhạc lả lướt, mời gọi vạn vật bừng dậy, anh Mai Đằng đã dùng điệu nhạc Tango, đem một chút nhạc âu trả cho khí trời, môt chút thơ mộng cho những ngày thiếu nắng và một chút tình cho âm nhạc có thêm một bản tình ca cho nắng.
Cám ơn người nhạc sĩ xứ lạnh tình nồng đã tạo thêm 1 ca khúc cho mùa hè thiếu nắng.
Caroline Thanh Hương
Cùng post nhạc phẩm này trên các diển đàn , bài nhạc được lưu lại trong Blog CÁT BUI, kính mời các anh chị vào đây thưởng thức nhạc Hè 2014.



TRA LAI EM, nhạc Hoà Bình

Kính gửi các anh chị sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Hoà Bình.
Tuổi học trò với những kỷ niệm đẹp của anh, có một người con gái ngày xưa giữ dùm anh những vầng thơ và chiếc áo dài học trò...
Caroline Thanh Hương

lundi 11 août 2014

Face Au Destin, poésie et show de Caroline Thanh Hương và vaì bài thơ khác

Mời quý anh chị xem show va đọc poésie Face Au Destin.
Caroline Thanh Hương
http://youtu.be/L_QYyVHqgz0?list=UUap-fhShafS883NAbNOolag



Trò chơi Đá Dế Việt Nam.

Kính gửi đến quý anh chị thú vui coi đá dế từ xưa còn lại đến bây giờ.
 
Caroline Thanh Hương
 
 photo con_de_2.jpg

oooo

Chương trình nhạc, món ăn chay ngon cho mùa Vu Lan, với anh Nhất Lung, Caroline Thanh Hương sưu tầm

 Để tiếp tục những baì thơ cho lễ Vu Lan, kính mời các anh chị thưởng thức
 những món ăn chay và nghe nhạc. Caroline Thanh Hương
             Những Ca khúc Mùa Vu Lan

                                                                                                               * 10 CD  Nhạc Beat Phật Giáo

                                                                                                                     * Nhạc Vu Lan có kèm nhạc Beat

                                                                        

Tuyệt hảo

những món ăn chay

  cho ngày lễ Vu Lan

Ngoài lên chùa trong lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, thì ăn chay cũng là một việc làm không thể thiếu trong dịp này. Hãy cùng tìm hiểu những món ăn chay dưới đây để bữa cơm ngày lễ Vu Lan thêm phần ngon miệng.

Tìm hiểu ĐÔNG Y KHÁM TÌM BỆNH QUA 28 LOẠI MẠCH CỔ ĐIỂN.



 ĐÔNG Y KHÁM TÌM BỆNH QUA 28 LOẠI MẠCH CỔ ĐIỂN.

I-MỤC ĐÍCH KHÁM BỆNH  :

Mục đích khám bệnh đ ể tìm nguyên nhân nào làm mất quân bình sự khí hóa ngũ hành tạng phủ của cơ thể.
Từ 5000 năm trước cho đến nay, đông y vẫn dùng 4 cách khám bệnh tổng hợp là Vọng, Văn, Vấn, Thiết :

Vọng : là nhìn những yếu tố như sắc mặt, mầu da, xem lưỡi, họng, tai, mắt, thể trạng bệnh nhân lúc đi, đứng, nằm ngồi, xem có hồng hào, khỏe mạnh, lanh lợi hoạt bát hay ốm yếu, xanh xao, chậm chạp....

Văn : là nghe những yếu tố như giọng nói, hơi thở, qua lời kể bệnh của bệnh nhân xem mạnh hay yếu, nhỏ hay lớn, nhanh hay chậm, rõ ràng mạch lạc hay đứt đoạn...

dimanche 10 août 2014

Căn bệnh, cách ngừa và kinh nghiệm xương máu Ebola tại Việt Nam


Được viết với sư ngứa nghề xưa trong nghề nghiệp sỉ quan Quân Y , tùng sự tại Quân Y Viện đến ngày rã ngũ 1975 . Đồng thời Tôn Ông Gò Vấp  được tu nghiệp khóa Y Khoa Phòng Ngừa cấp sỉ quan Quân Y ( tại trường Quân Y , gần chợ cá Trần Quốc Toản , thời Y Sỉ Đại tá Hoàng Cơ Lân làm chi huy trưởng . Khóa Y Khoa Phòng Ngừa dành cho cấp y tá -hạ sỉ quan - chỉ trong phạm vi nhỏ như  vệ sinh doanh trại , tiếp xúc và ngừa bệnh...còn cấp sỉ quan quân y thì diện rộng hơn , phạm vi quân khu hay cấp sư đoàn lớn hơn ...vv.
Không phải tất cả quân y sỉ quân lực VNCH , khi xong khóa nầy đều trở nên mọi sự thông suốt...mà đôi khi còn sụp hầm chết người .
Khoảng 7-8 tháng trước năm Mậu Thân 1968 , tại vùng Thủ Đức ( cách Saigon 12 km ) , thình lình bộc phát mạnh về bệnh sốt rét . Nhiều bệnh xá , phòng khám bệnh thuộc Quân Khu III , đều chật cứng bệnh nhân dến khám bệnh sốt rét .
Cục Quân Y bèn cử nhiều toán Y khoa phòng ngừa ( Quân Y sỉ , Y tá , xe Hồng thập tự ..kho y dược..xe xịt thuốc DDT ,. ban phát tài liệu phòng ngừa bệnh sốt rét cho dân làng , thữ nghiêm máu tại chổ....vv .. ) đến vùng Thủ Đức mà trị bệnh .
Dĩ nhiên với thuốc ngừa sốt rét ( viên hồng - Chloroquine ) và thuốc chích tiêm vào chai nước biển Dextro Serum ...phun thuốc DDT quanh nhà , hay ao hồ vũng lầy ...cũng chỉ làm giảm vài phần trăm bệnh sốt rét mà thôi , Cục Quân Y QL/ VNCH cũng chưa biết lý do gì mà bệnh sốt rét bùng phát tại Thủ Đức hay quanh quận lỵ thuộc Quân Đoàn 3 Quân Khu III...mà không bùng phát tại các Quân Khu khác .