caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 29 novembre 2020

Sự khác biệt thế nào về các loại thuốc chích ngừa Covid Vũ Hán và những tin sưu tầm đáng chú ý khác của dì Bùi Lệ Khanh.

tt

 Kính gửi quý anh chị và dì Lệ Khanh bài sưu tầm mà dì vừa gửi sau khi đọc bài tuỳ bút dưới đây

Thơ Cảm Thán Nhân Lễ tạ Ơn 2020 của thi sĩ Trần Văn Lương và tuỳ bút Ngày Lễ Tạ Ơn Năm 2020 Tạ Ơn Ai ? Caroline Thanh Hương.

  Cám ơn dì Lệ Khanh và quý anh chị và kính chúc quý anh chị một ngày mạnh khỏe.

Caroline Thanh Hương


Thanh Hương thân mến,

 

Để phúc đáp lời chúc mừng nhân dịp Lễ Thanksgiving của Thanh Hương và câu hỏi “Tạ Ơn Ai”, chúng tôi xin trả lời là Tạ ơn Thượng Đế, tạ ơn đời, tạ ơn ân nhân trong đó có Thanh Hương và Ban Biên Tập của Cát Bụi và Hương Xuân, đã cho chúng tôi thướng thức những bài văn, thơ tuyệt tác, gây xúc động lòng người xa quê hương yêu quý.. Bài tùy bút hay, kèm show ảnh đẹp của Thanh Hương, gợi tôi nhớ thành phố biển Marseille, mỗi khi tôi .

Xin gửi tặng Thanh Hương hình mới của tôi chụp cạnh cái giỏ cong cong của dân da đỏ đựng trái cây và gà tây, tương trưng cho lễ Thanksgiving, để cảm tạ Thanh Hương.

Chúc Thanh Hương cùng Ban Biên Tập một mùa Lễ Tạ Ơn an bình, êm ấm và hạnh phúc.

A person sitting at a table with food

Description automatically generated 

 

 

----------------------------------
 Three decades of messenger RNA vaccine development - ScienceDirect

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020 

            Thuốc chũng ngừa - Tin vui cho nhân loại - Linda Nguyễn

  Khi một loại Coronavirus mới bắt đầu lây nhiễm sang con người phát nguồn từ Vũ Hán vào cuối năm 2019 khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta đã mất cảnh giác. Con virus này làm tắc nghẽn phổi rồi nó gây ra các vấn đề về đông máu và tim đập bất thường. Nó lây lan nhanh chóng và giết người một cách thê thảm. Những ai đã chiến đấu và sống sót với con virus này đều phải đối đầu với các vấn đề sức khỏe dài lâu trong đó vấn đề chính là hô hấp. Khi virus trở thành đại dịch thì thế giới gần như tê liệt. Mọi sinh hoạt mà lúc trước chúng ta gọi là bình thường bây giờ trở thành quý hiếm. 

<!>Amplifying RNA Vaccine Development | NEJM

Chúng ta mong muốn ngồi trò chuyện với người thân, đi ăn một tô phở, vào rạp chiếu bóng xem một phim ưa thích mới ra hoặc là vào xem một trận bóng đá…Thậm chí năm nay, ngày lễ Tạ ơn sắp đến, các con cháu ở xa cũng không thể về thăm cha mẹ họ hàng. Thế thì câu hỏi là khi nào chúng ta sẽ trở lại những sinh hoạt bình thường đó?

Khi bệnh dịch bùng phát, các nhà khoa học trên khắp thế giới bắt đầu nghiên cứu cơ cấu hình thành của con virus này ngỏ hầu tìm kiếm phương cách để trừ nó.

Hiện nay trên thế giới có trên 200 loại vaccines do các nhà nghiên cứu đang thực hiện. Tính đến hôm nay, ngày 23 tháng 11, 2020 thì có trên 190 loại vaccines đang được thử nghiệm. Trong đó 15 loại ở giai đoạn 1, 15 loại ở giai đoạn 2, 10 loại ở giai đoạn 3 và chưa có loại nào được chứng nhận.

16 tháng 11, 2020 hảng Moderna của Hoa Kỳ tuyên bố rằng vaccine của họ có kết quả gần 95% dựa theo những phân tích đầu tiên.

20 tháng 11, 2020 hảng Pfizer cũng của Hoa Kỳ cũng tuyên bố vaccine của họ với độ an toàn và hiệu nghiệm cũng lên đến 95% và họ đang chờ cứu xét để được chứng nhận cho ứng dụng khẩn cấp từ FDA có lẽ vào ngày 8 tháng 12 năm nay.

23 tháng 11, 2020 thì hảng AstraZeneca của Hoàng gia Anh thông báo rằng vaccine của họ cũng hiệu lực trên 90%.

Nhìn chung thì tiến trình phát triển vaccine để chống lại coronavirus năm nay tiến hành quá nhanh trên dưới 11 tháng mà các nhà khoa học gọi là “Operation Warp Speed”. Đây được xem như là một thành công vượt bực cho khoa học nhằm chống lại bệnh tật.

  Trong quá khứ, phải cần đến 7 năm mới tìm ra vaccine cho Polio (bại liệt), 9 năm cho bệnh Measles (bệnh sởi), 34 năm cho bệnh Chickenpox (bệnh đậu mùa), 4 năm cho Mumps (bệnh quai bị) và 15 năm cho HIV (Human Immunodeficiency virus)(virus suy giảm miễn dịch ở người).

Có bao nhiêu hảng chế tạo vaccine sắp được phê chuẩn?

Hiện nay có 3 hảng nghiên cứu và chế tạo vaccines rất hiệu lực và có lẽ 3 loại này sẽ được cung cấp trước cho nhân loại trong khi chờ kết quả của các loại vaccine khác còn đang trong thời kỳ thử nghiệm. Tuy ba công ty cùng sản xuất vaccine chống lại con coronavirus, nhưng tiến trình để sản xuất để giúp con người tạo ra chất kháng thể tự mình chống lại con virus thì khác biệt. Không giống như những loại vaccine thông thường là cấy những con virus không hoạt động (inactive form of the antigen, typically a virus) vào trong người. Nó kích động hệ phản ứng miễn dịch của cơ thể vì vậy nó được khuyến khích để có phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn nếu tiếp xúc với tác nhân lây nhiễm trong tương lai. Các khoa học gia bây giờ chuyển qua nghiên cứu và phát minh một lối thuốc chủng ngừa mới mà họ chỉ áp dụng bản sao của gen của con virus chớ không chích con virus thẳng vào người của chúng ta.   1) Hai hảng Moderna và Pfizer của Hoa Kỳ dựa vào nghiên cứu và ứng dụng của mRNA trong khi hảng AstraZeneca của Hoàng gia Anh thì áp dụng phương pháp DNA. 

 

A Multi-Targeting, Nucleoside-Modified mRNA Influenza Virus Vaccine  Provides Broad Protection in Mice: Molecular Therapy

Vậy thế nào là mRNA vaccine?

Chữ m là viết tắt cho messenger nghĩa là người đưa tin. Thay vì chích những con virus không hoạt động vào trong người, bây giờ các khoa học gia chỉ lấy những mật mã (codes) dựa theo DNA của nó rồi tạo thành một biểu đồ. Sau đó họ chuyển mật mã trở thành một chuổi mật mã mới với nhiệm vụ như người chuyển tin được gọi là mRNA. Sau đó họ chích chuổi mật mã mới này vào người của chúng ta và các tế bào trong người của chúng ta từ mật mã đó sẽ tái tạo ra virus (the antigen). Khi có sự xuất hiện của virus thì cơ thể bắt đầu phát sinh ra kháng thể để chống lại và tiêu diệt chúng.

Trên thực tế đây là tiến trình rất phức tạp nghĩa là thay vì chích con virus trực tiếp vào người thì họ copy hình bóng của nó rồi chuyển theo một hệ mới gọi là mRNA. Sau đó họ chích cái hình bóng này vào trong người của chúng ta. Các tế bào trong người của chúng ta khi nhận được hình bóng đó thì nó sẽ tái tạo từ hình bóng thành ra virus thật sự. Vì thế tiến trình này ít nguy hiểm hơn là lối chích con virus (không hoạt động) thông thường.

Chuyển từ DNA sang RNA:

Đầu tiên, phân tử DNA sợi đôi được 'giải nén' một phần và một loại enzyme có tên là RNA polymerase sao chép theo nghĩa đen từng nucleotide của gen vào một phân tử RNA. Giống như DNA, RNA được tạo ra từ một chuỗi nucleotide cụ thể. Không giống như DNA, RNA chỉ có một sợi đơn và là một phân tử tạm thời và mỏng manh hơn bên trong tế bào. Một điều rất quan trọng là RNA nhỏ và có thể dễ dàng thoát ra khỏi nhân và đi đến tế bào chất, nơi tạo ra protein.

Chuyển từ RNA sang Amino Acid (dạng protein của con virus)

Tiến trình mã hóa trong phân tử RNA được giải mã và chuyển đổi thành trình tự Amino Acid trong một quá trình gọi là thông dịch mã số (translation). Trong tế bào thì thông dịch mã số là tiến trình chuyển nucleotide trở thành Amino Acid tức là chất đạm chứa virus.

Nói cách khác: Vắc xin mRNA sử dụng một cách tiếp cận khác tận dụng quá trình tế bào sử dụng để tạo ra protein: tế bào sử dụng DNA làm khuôn mẫu để tạo ra các phân tử RNA thông tin (mRNA), sau đó được dịch mã để tạo ra protein. Vắc xin RNA bao gồm một sợi mRNA mã hóa kháng nguyên đặc hiệu cho virus. Khi sợi mRNA trong vắc-xin ở bên trong tế bào của cơ thể, các tế bào sẽ sử dụng thông tin di truyền để tạo ra kháng nguyên. Kháng nguyên này sau đó được hiển thị trên bề mặt tế bào, nơi nó được hệ thống miễn dịch nhận ra rồi cơ thể của chúng ta sẽ tạo ra chất kháng thể để chống lại. Do đó khi đối diện với con virus thật sự thì chất kháng thể trong người của chúng ta sẳn sàng tiêu diệt nó.

Tại sao phải giữ thuốc chủng ngừa mRNA ở nhiệt độ cực lạnh?

Một trong những thử thách khi phát triển hệ thống mật mã mRNA là vấn đề làm sao giữ cho nó có sự ổn định vì nó có nhiểu khả năng bị vở ra trên nhiệt độ đóng băng (freezing temperatures).

Pfizer mRNA vaccine cần phải giữ ở nhiệt độ rất thấp là 94 độ F âm (-94 degrees Fafrenheit) và nó sẽ bị hủy hoại trong 5 ngày nếu ở nhiệt độ trong tủ lạnh thường. Vì thế hảng Pfizer chế tạo những thùng có chứa đá khô (dry ice) để giữ nhiệt độ thật thấp trong lúc chuyển đến các tiểu bang.

Trong khi đó, Moderna mRNA vaccine có thể tồn tại trong tủ lạnh bình thường với nhiệt độ từ 36 đến 46 độ F.

2) AstraZeneca của Hoàng gia Anh: Về giá cả thì hảng AstraZeneca có giá tương đi thấp nhất hiện nay. Trung bình khoảng $3 đến $4 cho mỗi lần chích. Trong khi hai hảng Moderna và Pfizer thì mắc hơn khoảng $15 đến $25 (per dose). Dựa theo hảng tin Bloomberg, AstraZenaca có thể sản xuất 3 tỷ liều thuốc chủng ngừa trong năm 2021 này.

Hảng AstraZenaca dùng phương pháp DNA để chế tạo vaccine gọi là DNA vaccine. Phương pháp này không giống mRNA mà hai hảng Moderna và Pfizer đang làm.

https://weekly.biotechprimer.com/dna-vaccines-explained/

có thể chuyển ra tiếng pháp khi mở đường dẫn ở trên.


Khi nào sẽ có vaccine?

Nếu được FDA chấp thuận thì 6.4 triệu liều sẽ được gởi đến các tiểu bang trong vòng giữa tháng 12 năm nay, 2020. Hảng Pfizer sẽ cung cấp và phân phối cho các tiểu bang và các viên chức chính phủ của từng tiểu bang sẽ được thông báo cho đợt phân phối đầu tiên này và Thống đốc của mỗi tiểu bang sẽ quyết định ai là người sẽ được chích trước. Nhưng với tiêu chuẩn hiện nay, các viên chức y tế, những người làm việc ở tuyến đầu sẽ được ưu tiên trước, rồi sau đó mới đến những vị cao niên và sau cùng mới đến đại chúng.

Liều lượng của vaccine?

  Dựa theo các cuộc thử nghiệm của 2 hảng Moderna và Pfizer, họ khám phá ra rằng nếu một người nhận hai liều thuốc chích đều như nhau thì kết quả chỉ có 62% hiệu nghiệm. Bằng một sự tình cờ họ chích một nửa cho lần đầu tiên và toàn phần cho đợt thứ nhì thì kết quả lên đến 95%. Vì thế cả hai công ty cùng quyết định rằng lần chích thứ nhất chỉ có 50%  và lần thứ nhì mới lên đến 100%.

Phản ứng phụ khi được chích vaccine?

CDC đã đưa ra những lời cảnh báo rất rõ ràng về những phản ứng sau khi chúng ta chích thuốc chủng ngừa. Dựa theo Dr. Sandra Fryhofer, thành viên trong Hội Đồng Y Khoa Hoa Kỳ,  thì thuốc chủng ngừa của hai hảng Moderna và Pfizer của Hoa Kỳ đòi hỏi phải chích hai lần với thời gian cách khoảng là 3 tuần. Bà bác sĩ Fryhofer còn nói thêm rằng bà ta lo ngại rằng sau lần chích đầu tiên thì không biết họ còn dám trở lại cho lần chích thứ nhì không bởi vì những phản ứng phụ tương đối không tốt đẹp cho lắm. Dựa theo DATA do Moderna và Pfizer cung cấp, phản ứng phụ của cả hai thuốc vaccines là chúng ta sẽ có những triệu chứng giống hệt như là chúng ta bị bệnh COVID-19 thật chẳng hạn như đau nhức bắp thịt, nóng lạnh và đau đầu.  Câu nói dí dõm của bà là “We really need to make patients aware that this is not going to be a walk in the park” Chúng tôi thực sự cần làm cho bệnh nhân biết rằng đây sẽ không phải là một cuộc đi dạo trong công viên”. Bà bác sĩ Fryhofer hiện nay thuộc về nhóm trong số những chuyên gia đang cố vấn cho CDC về thuốc chủng ngừa có tên là Advisory Committee on Immunization Practices, viết tắt là ACIP. Bà còn nói thêm “They are probably not going to feel wonderful. But they’ve got to come back for that second dose” Họ có lẽ sẽ không cảm thấy tuyệt vời. Nhưng họ phải quay lại để chích liều thứ hai ”

Những người tình nguyện cho cuộc thử nghiệm của hai hảng Moderna và Pfizer trong tháng 9 vừa qua cho biết họ bị lên cơn sốt cao, đau nhức cơ thể, đau đầu và các triệu chng khác sau khi được chích ngừa. Trong khi họ đối đầu với các triệu chứng khó chịu và có lúc dữ dội, nhưng những người tham gia cho biết những triệu chứng đó biến mất sau một ngày, đôi khi sớm hơn và tất cả đều kết luận rằng nó vẫn tốt hơn là bị bệnh COVID-19 thật.

Liều thứ nhất thì không có phản ứng nhiều, nhưng liều thứ nhì thì sẽ có phản ứng mạnh hơn và nó sẽ hoành hành khoảng một ngày vì thế các bác sĩ đều khuyên khi chích liều thứ nhì thì các bạn nên ở nhà, không nên đi làm, trong một ngày. Bạn có thể uống Tylenon, Excedrin… để giảm đau nhức và đau đầu.

Linda Nguyễn

Side Note: Traditional vaccines would introduce an inactive form of the antigen (typically a virus) into the body, which triggers an immune response – the body creates antibodies in response to these antigens.

Antigens = typically molecules that trigger an immune response, such as a pathogen

Central dogma of biology

DNA - > RNA -> protein

DNA consists of a sequence of 4 nucleotides (bases) – C (cytosine), G (guanine), A (adenosine), T (thymine)

The nucleotides pair up in a specific way: C pairs with G, and A pairs with T.

In RNA, thymine is not used – in its place, uracil (U) is utilized.

RNA transcribes the code from DNA through matching the nucleotide sequence, as shown in the following example. 

DNA: CCG-ATA

RNA: GGC-UAU

The DNA contains genetic information and is located in the nucleus of a cell. The RNA transcribes this code, and transports it to the ribosomes (protein-making machinery) outside of the nucleus.

The RNA sequence is read in sets of threes (called codons). Each codon has a corresponding amino acid. This sequence of amino acids will form a protein.

*****

Saturday, November 28, 2020

Khoa Học Thắng Bệnh Tật - Ngô Nhân Dụng 

  Trong một tuần lễ, hai thứ thuốc chủng (vaccine) ngăn ngừa Covid-19 được công bố. Trước cuối năm 2020 chắc còn nhiều loại vaccine khác đi qua giai đoạn thử nghiệm được tung vào thị trường. Những liều thuốc chủng đầu tiên phải dành cho những “chiến sĩ tiền tuyến” như nhân viên y tế và phục vụ trong các bệnh viện, nhà thuốc, cho tới những cảnh sát viên và lính cứu hỏa; rồi đến những người không thể “sống ẩn dật” vì phải phục vụ công chúng trong chợ búa, siêu thị các tiệm ăn, tiệm hớt tóc cho tới các cơ xưởng!

Đến Tháng Tư năm 2021 chắc mọi người đều được chủng ngừa, nhất là ở các nước giàu. Bệnh dịch Covid bị ngăn chặn dần dần, không bành trướng nữa. Được chủng ngừa, nhiều người trở lại sinh hoạt trong đám đông mà không sợ hãi, người tiêu thụ chi tiền, kinh tế sẽ bắt đầu hồi phục. Đời sống sẽ bình thường như cũ!

Cả thế giới đang nhìn cảnh tượng lạc quan đó, chỉ nhờ mấy liều thuốc chủng ngừa nhỏ xíu! Các công ty Pfizer và BioNtech báo tin mừng sớm nhất, sau 10 tháng thử nghiệm. Trong số mấy chục ngàn người (44,000) tình nguyện làm “vật thí nghiệm” cho y học, nhiều người được chích thuốc chủng thật, nhiều người chích một chất vô hiệu (placebo). Chỉ có 94 người bị nhiễm bệnh, trong đó chỉ có 8 người đã được chủng ngừa thật, còn 86 người không được chích ngừa. Như vậy là thuốc chủng có hiệu quả hơn 90 phần trăm. Sáu ngày sau, đến công ty Moderna. Hiệu quả lên tới 94.5%.
Thông thường, thuốc chủng có hiệu quả 70% hay 80% đã là tốt lắm rồi! Thuốc đạt được 50% hiệu quả cũng có thể được Cơ quan Kiểm soát (FDA) công nhận cho dùng.

  Nhưng các công ty Pfizer và BioNtech, cùng với Moderna thành công còn báo hiệu một tin mừng lớn: Cả hai cuộc thử nghiệm đều dùng một phương pháp mới trong việc chế tạo thuốc chủng ngừa! Họ thành công tức là còn nhiều công ty khác cũng sắp công bố kết quả tốt, vì đều áp dụng cùng một phương pháp mới mẻ đó!

Đây là một thành công của Khoa Học, đặc biệt là loại “khoa học căn bản” được tìm tòi trong phòng thí nghiệm các trường đại học, kéo dài mấy chục năm trời, trải qua rất nhiều thử thách, vượt qua rất nhiều chướng ngại.

Phải nhấn mạnh điều này, vì trong gần một năm qua trong không khí chính trị nóng bỏng, chúng ta đã chứng kiến cảnh các nhà khoa học bị nghi ngờ, có khi bị gạt bỏ trong cuộc chiến chống loài vi khuẩn sars-cov-2, gây nên bệnh đại dịch Covid. Có người nghi ngờ bệnh đại dịch không có thật, còn lớn tiếng lên án các bác sĩ cố tình ký giấy khai tử vì bệnh covid để được trả thêm tiền. Có người đề nghị hãy sử dụng các thứ thuốc cũ để chữa bệnh dịch mới, kể cả đề nghị dùng các loại thuốc sát trùng để diệt loài sars-cov-2. Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn cặm cụi trong phòng thí nghiệm tìm cách chế ra thứ thuốc chủng ngừa bằng một phương pháp hoàn toàn mới!
Trước đây, người ta chế thuốc chủng ngừa các loài virus bằng cách chích thứ virus đó vô mình, sau khi đã bị làm cho yếu đi, hoặc không còn khả năng sinh sản nữa. Bộ máy miễn nhiễm trong chúng ta sẽ sinh ra các kháng thể. Khi bị loài virus đó tấn công, thân thể chúng ta có sẵn các kháng thể để tự vệ.
Phương pháp mới mà các công ty Pfizer, BioNtech, cùng Moderna sử dụng đi theo một con đường khác. Họ tìm cách kích thích cho thân thể tự nó tạo ra một chất protein đặc biệt của loài virus, khiến bộ máy miễn nhiễm phản ứng, sinh ra các kháng thể. Tức là dùng chính thân thể con người chế tạo ra chất kích thích khiến bộ máy miễn nhiễm hoạt động!
Trong thế giới bình thường, thân thể chúng ta có hàng triệu protein nhỏ xíu, khi các tín hiệu gọi là mRNA bảo cho các tế bào hãy sinh ra thứ protein nào. Tạo hóa đã an bài như vậy. Các nhà khoa học đã có sáng kiến là không dùng các mRNA trong Thiên Nhiên nữa. Có thể “biến chế” các mRNA để chúng bảo các tế bào tạo ra một loại protein mình muốn có! Nếu làm được điều này thì hiệu quả sẽ rất nhiều. Có thể tạo ra được các kháng thể (antibodies) phòng ngừa bệnh; các chất en-zim (enzymes) có thể chữa bệnh; hay các nhân tố giúp các tế bào phát triển (growth agents) để chữa các bộ phận bị hư.
Cuối cùng, trong tuần qua chúng ta đã chứng kiến các mRNA “nhân tạo” được sử dụng để chế thuốc chủng ngừa!
Công trình này là kết quả của ít nhất ba chục năm, mà một nhà khoa học đã bền bỉ theo đuổi con đường này là bà Katalin Karikó, người Hungary, giáo sư Đại học Pennsylvania. Từ thập niên 1990, bà Karikó đã cố tìm cách dùng mRNA, một tín hiệu sinh học, để kích thích thân thể con người sản xuất một loại protein theo ý muốn. Nếu nhờ mRNA thúc đẩy mà thân thể chúng ta tạo ra một chất protein đặc biệt của loài vi khuẩn khiến cho bộ máy miễn nhiễm hoạt động. Như vậy, có thể chế ra một thứ thuốc chủng ngừa loài vi khuẩn đó. Trong trường hợp Covid, mRNA sẽ khiến thân thể sinh ra thứ protein là cái “gai” mọc lởm chởm chung quanh loài sars-cov-2.
Bà Katalin Karikó đã cố biến đổi mấy mRNA để dùng trong việc chống bệnh, nhưng từ 1990 vất vả mãi không thành công. Vì cơ thể con người phản ứng, kháng cự các thứ mRNA “nhân tạo” này. Bà lật đật mãi, không được chính phủ và các công ty cấp tiền tiếp tục nghiên cứu. Năm 1995 bà bị giáng cấp trong hàng ngũ các giáo sư Y khoa Đại học Pennsylvania, trong khi chờ ông chồng, cũng là bác sĩ, được cấp giấy di cư sang Mỹ.
Cuối cùng, bà Katalin Karikó cùng với ông Drew Weissman, tốt nghiệp MD-PhD ở Đại học Boston, đã tìm cách vượt qua được các trở ngại. Họ tạo ra được thứ mRNA được cơ thể chấp nhận. Loạt bài nghiên cứu của hai người đăng tải, từ năm 2005, cuối cùng được hai nhà khoa học khác chú ý, và thấy tầm quan trọng, nếu được khai thác. Sau này hai người đó đã thành lập các công ty Moderna và BioNTech.
Bác sĩ Derrick Rossi, người Canada, làm việc ở Đại học Stanford, nói rằng Karikó cùng với Weissman đáng được trao giải Nobel Y học. Ông mua bản quyền của họ để tiếp tục nghiên cứu chế tạo “tế bào mầm” (tem cells). Rossi đã cùng nhiều người lập ra Moderna, nhưng ông đã rời bỏ công ty này từ năm 2014, trước khi công ty kiếm được khá nhiều tiền của chính phủ Mỹ để sản xuất vaccine.
Trong khi đó, ở nước Đức, hai Bác sĩ Ugur Sahin, giáo sư Đại học Y khoa Mainz và bà vợ Özlem Türeci đang thành lập công ty BioNTech, để nghiên cứu việc sử dụng RNA để chế thuốc ngừa bệnh ung thư. Hai người là di dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ, cũng mua bản quyền sáng chế của Karikó và Weissman. Năm 2013 họ mời bà Karikó làm phó chủ tịch công ty, trụ sở đặt ở Cambridge, Massachusett.
Và bây giờ, công cuộc nghiên cứu của bà Karikó đang được cả hai nhóm sản xuất vaccine ngừa Covid-19 áp dụng, BioNTech với Pfizer, và Moderna. BioNTech với Pfizer đã từ chối không nhận tiền trợ cấp của chính phủ, để giữ vai trò độc lập của các nhà khoa học. Tháng 10 năm ngoái, BioNTech đã phát hành cổ phiếu, công ty trị giá 3.4 tỷ mỹ kim, chỉ bằng một nửa giá trị của Moderna.
Khác với Moderna, BioNTech vẫn tiếp tục các công trình nghiên cứu, sản xuất 150 công trình khoa học trong 8 năm qua. Trong thời gian đó Giáo sư Ugur Sahin vẫn đạp xe đến trường, chiếc xe đạp cũ 20 năm. Ông không có bằng lái xe hơi.Trận đại dịch Covid-19 đã tấn công 55 triệu người trên thế giới, hơn 1 triệu 300 ngàn người chết, nhưng sau 11 tháng loài người đã thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm.” Ánh sáng le lói do công trình của các nhà khoa học!

Ngô Nhân Dụng 

https://vietluan.com.au/

 

ĐTN, Bí Đen và vai trò chiến lược của Bắc Kinh.- Ngày 28/11/2020... https://www.youtube.com/watch?v=NywRCui2YOI

HTĐN : NGÀY 28/11/2020.SẤP CÓ HÀNG NGÀN NGƯỜI ĐI NGHỈ MÁT...- VÔ DANH CHANNE

Nov|26|AM| TT.Trump tuyên bố 2020 còn lâu mới kết thúc! Tiếp tục chiến đấu đến cùng.- Sonia Ohlala

HTĐN, BI ĐẦN HOẢNG HỐT.LỜI TUYÊN BỐ CỦA ĐÔI ĐẶC NHIỆM KHÔNG GIAN. - VÔ DANH CHANNE

ĐTN, Những thông tin chấ.n độ.ng trong ngày Thanksgiving năm 2020... https://www.youtube.com/watch?v=fBaDvIKhVeQ

CNĐ, Chấ.n độ.ng sự trở về của Tướng Michael Flynn -Ngày 26/11/2020...

26NOV20 - "CHẤN ĐỘNG" LS SIDNEY POWELL CHÍNH THỨC NỘP ĐƠN KIỆN GEORGIA & MICHIGAN! - Tran MaicoUSA

Gọi số: 306-201-8497 - Lịch sử và Ý Nghĩa của Ngày Lể Tạ Ơn ( Thanksgiving) tại Hoa - HuyĐức TV

Hiện Tình Đất Nước: Ngày 26/11/2020.Bai đần, chủ đề nóng nhất mạng xã hội T.Q - VÔ DANH CHANNE

ĐTN, Bắc Kinh cảnh báo sẽ "tr.ả th.ù Mỹ " gấp 10 lần - Ngày 26/11/2020

#441 25NOV2020: TIN VUI CHO TT TRUMP TỪ PENNSYLVANIA & GEORGIA! - Tran MaicoUSA

CNĐ, Thăm dò ch.ấn độ.ng mở màn cuộc đại chiến pháp lý - Ngày 25/11/2020...

Nov|25|AM|Không công nhận.Không nhượng bộ. TT.Trump tuyên bố chiến đấu đến cùng. - Sonia Ohlala

HTĐN Ngày; 25/11/2020.CÚ ĐÊM BỊ LÚNG Ở ĐẦM LẦY... - VÔ DANH CHANNE https://www.youtube.com/watch?v=u19UcaVhdJk

Tại sao bọn thổ phỉ cộng nô không viết trên các trang mạng xã hội ??? - HuyĐức TV

**

Lời Cám Ơn - Nhạc Ngô Thụy Miên - Lời Hạ Đỏ Bích Phượng - SS: Trần Ngọc

**

Asia Đặc Biệt 2020 | Lễ Tạ Ơn - Asia Thanksgiving's Special 2020

https://www.youtube.com/watch?v=8b_khX4USEo&feature=emb_logo