caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 13 avril 2014

Tìm hiểu Tam giác quỷ. P3: Thuyết methane hydrate và Mô hình Klatrat, tiếp theo và hết

Đọc bài lần trước

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/04/tim-hieu-tam-giac-quy-p2-thuyet-song-ha.html

 

Tam giác quỷ. P3: Thuyết methane hydrate và Mô hình Klatrat

(Sưu tầm, trích).

P3-1. Thuyết methane hydrate.

Các nhà địa chất đã tìm thấy trữ lượng khí methane rất lớn trong vùng tam giác Bermuda, có thể là nguyên nhân cho việc tàu thủy biến mất. Dưới độ sâu từ 500 – 2.000 mét, “băng” methane (methane hydrate) có thể hình thành khi methane hiện diện với nhiệt độ thích hợp. Khi áp suất và nhiệt độ thay đổi, khí methane sẽ thoát ra khỏi các tảng “băng” này. Khi có thay đổi đột ngột, như động đất dưới đáy biển hay sự chuyển dịch trong kiến tạo mảng, thì một phần lớn của băng methane có thể bị phân rã ra thành nước và khí methane. Methane dạng khí nổi lên trong bọt khí và làm giảm tỉ trọng của nước. Lực đẩy của tàu thủy và tàu ngầm bị giảm đột ngột và mạnh đến mức chúng có thể bị “rơi” xuống tận đáy biển. Hiện tượng này được gọi là phụt khí. Ngoài ra còn hình thành điện tích khi bọt khí nổi lên do có ma sát với nước, mà qua sự chuyển động tạo nên một dòng điện, và từ đó là một từ trường. Nó giải thích cho việc những thiết bị và dụng cụ từ và điện đã không hoạt động được.


Sau khi “chuyến bay 19” biến mất, nhiều nhân chứng cho biết đã thấy một vụ nổ trên bầu trời. Một số người cho rằng có thể là khí methane bốc lên đã bốc cháy tại các động cơ của máy bay, dẫn đến một bùng nổ lớn mà các máy bay đã trở thành nạn nhân của nó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một dấu vết nào là manh mối cho việc khí methane bốc lên từ biển có thể dẫn đến bùng nổ tới độ cao này của máy bay.

Việc chiếc thủy phi cơ bị mất tích khi đang tìm kiếm “chuyến bay 19” đã bị nổ do nhiên liệu và là lỗi chế tạo. Sự kiện nổ được nhắc đến với “chuyến bay 19” có thể chỉ là chuyện chiếc máy bay này rơi mà ra. Các nhân chứng lúc đấy đang ở trong vùng của tuyến bay theo kế hoạch của chiếc máy bay này, và ở rất xa tuyến bay của “chuyến bay 19”.


P3-2. Mô hình Klatrat của nước.

“Mô hình cấu trúc Klatrat của nước” đã được đưa ra từ năm 1959: Liên kết của các phân tử nước thành những hình đa diện, giống như hình dạng của quả bóng mà khoang bên trong của chúng được so sánh về giá trị với các phân tử nước cũng như với các phân tử của một số chất tạo khí – trong đó có metan, được gọi là klatrat. Ngoài những phân tử nước liên kết thành những hình đa diện, trong nó còn có cả các phân tử đơn lẻ – chúng có thể hoặc đi vào khoang bên trong của các klatrat, hoặc là nằm trong khoảng không gian giữa chúng. Trong các điều kiện tự nhiên, các phân tử khí tự nhiên có thể chiếm các khoang trong các klatrat, tạo thành các hydrat tinh thể. Loại phổ biến nhất – thường gặp ở vùng đóng băng vĩnh cửu và trên đáy biển, đáy đại dương – là hydrat tinh thể của metan. Nó là một khối giống như tuyết. Những hydrat tinh thể như vậy có thể sử dụng như nhiên liệu, tuy chúng là mối nguy hiểm đối với đời sống của trái đất.

Thuyết về hydrat tinh thể metan là nguyên nhân làm tàu biển và máy bay bị biến mất không để lại dấu vết tại “tam giác Bermuda” đã được Ben Klennel, nhà địa chất, Anh, đưa ra từ năm 1988: Dưới ảnh hưởng của nhiệt lượng từ trong lòng đất và các yếu tố khác, metan tách khỏi các hydrat tinh thể và tạo ra các bong bóng lớn dưới các chất trầm lắng ở đáy. Dưới tác động của các ứng lực không đáng kể, khối lượng lớn các bong bóng nổi lên mặt biển làm lật các con tàu và sau đó tàu bị hút vào phễu nước được hình thành. Và khí bật lên bề mặt nước biển có thể nổ khi gặp không khí, vì vậy máy bay sẽ bị phá hủy.

Joseph Monagan và David Mei, Australia, đã tiến hành các thí nghiệm trên mô hình các con tàu trong bể bơi và các thử nghiệm với mô hình máy tính, đã cho thấy khả năng tác động của cơ chế này thậm chí còn lớn hơn giả thiết của Ben Klennel.

Như vậy, việc metan tách khỏi hydrat tinh thể, và sau đó là sự bùng cháy của nó sẽ gây ra thảm họa. Sự ấm lên của trái đất có thể bị kích thích bởi việc thải khí cacbonic vào khí quyển – là mối nguy hiểm đặc biệt trong mối quan hệ này. Việc hủy hoại trạng thái cân bằng tự nhiên do hoạt động công nghệ của con người có khả năng đánh thức và đưa vào hoạt động cơ chế tách metan khỏi các hydrat tinh thể của các đại dương với những hậu quả xuất phát từ đây.
Không có nhận xét nào: 

trích từ Blog Lặn Biển 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire