caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 9 juin 2014

TCDV - BIEN KHAO CUA MINH DI -Thư Tâm Điêu Long. - KY 2.


Kính thưa qúy độc giả,
Một „modern“ mà các tác giả bây giờ hay thực hiện, là khắc cho mình một con dấu bằng tiếng Hán, rồi đóng lên trang trong sau khi ghi những lời thân tặng bằng mực đo đỏ, người không biết tiếng Hán thì „trầm trồ“ khen „triện“ của tác giả, còn người am tường chữ Nho thì sao?
TCDV may mắn được một nhà giáo thông thạo Hán Tự cộng tác từ trên 24 năm nay, đó là GS Minh Di, hiện sinh sống tại Châu Úc.
Hôm nay Anh Minh Di gởi đến Qúy vị một bài viết về việc xử dụng „triện son“, một mốt thời thượng mà chúng ta thường thấy các tác giả „đóng“ trên tác phẩm.
Bài viết khá dài, chúng tôi chia ra làm nhiều kỳ, như thường lệ, vị nào cần trọn bài, chúng tôi sẽ gởi đến hầu qúy vị.
Trân trọng,
Germany, 18.08.2011
Chủ Nhiệm TCDV,
Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn Ngữ Việt.
LÝ TRUNG TÍN
(Cho đăng lại lần thứ hai, ngày 05.6.2014)

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
(chúng tôi vừa post kỳ 1, đã có nhiều độc giả yêu cầu Tòa Soạn gởi trọn bài, sau đây là thư của một trong các vị độc giả yêu thích VĂN HỌC - HỌC THUẬT…)
Kính  Ông,
Đọc được một phần bài viết về "Triện Son" tôi
thích quá. Xin Ông cảm phiền gởi cho tôi xin toàn bài .
Chân-thành cảm ơn và kính chúc Ông nhiều thành-công tốt đẹp hơn nữa trong công việc phục-vụ văn-hoá nghệ-thuật.
Trân trọng,
Tran Thế Khiem
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thư Tâm Điêu Long.
01 - 57 (61).
                                                                         &
Có gì để mà nói.
Có lần ghé chơi nhà người quen, trong câu chuyện lan man...... từ trời xuống đất, từ đất lên trời, chẳng ra đầu cua tai nheo gì hết, người quen đưa tôi coi 1 lá thư của 1 tay Bác sĩ nọ ở Brisbane gởi trước đó vài ba ngày. Nội dung lá thư chẳng có gì đáng nói, đáng nói là ở cuối thư, kèm theo chữ ký, là 1 dấu triện đỏ chói khắc tên người gởi bằng Hán tự theo thể Chân thư.
Tôi cười, nói với người quen:
- Tay này có biết chữ Hán đâu mà bày đặt khắc con dấu kiểu này!
Người quen cười:
- Thế là ông không biết gì cả, bây giờ là cái mốt đấy ông ạ, ông nào bà nào cũng có 1 con cả!
Quả thế thực, nhìn quanh, ông nào, bà nào rồi cũng làm 1 con dấu đỏ chói, cứ chực dịp là lôi ra  đóng lia và đóng lịa.
Dĩ nhiên, không chỉ những người biết chữ Hán mới được làm Dấu Triện chữ Hán, bất cứ ai cũng làm được. Có điều là trước khi tới chỗ làm con dấu mà phải đi kiếm từ điển Hán -Việt tra cho tỏ tên mình - mà đã chắc gì chữ mình tra đó rồi đích xác là chữ cha mẹ đặt cho vì rằng Hán tự có khá nhiều trường hợp 'đồng âm dị tứ’, hoặc nếu không thì cũng đi kiếm 1 người Việt Hoa nào đó để hỏi. Như vậy thì tội nghiệp quá!
Không như con dấu khắc chữ Việt, dấu triện của Trung Quốc không thuần là con dấu, mà còn là một nghệ thuật - mà nghệ thuật thì không phải bất cứ người nào cũng có thể thưởng thức, như...  giản dị đi đặt làm một Dấu Triện như tay bác sĩ hợm hĩnh học đòi văn nhã kể trên đây, cũng như nhiều kẻ khác nữa, đã làm!
Nghề chơi cũng lắm công phu, huống chi đây lại là 'nghề học'! Và như trưởng giả học làm Sang  có khi lại dễ, còn tự hồi nào tới giờ chưa từng vào vòng 'Chi, Hồ, Giả, Da’ bỗng đâu... nhảy vào mà mong người trong vòng nhìn mình như một kẻ đã từng ở chốn này thì có khác chi là đang mơ 1 giấc mơ của Nam Hoa Chân Nhân:
                                                          'Mộng chi trung hựu chiêm kì mộng'.    
Hơn nữa, mỗi Nghệ thuật có một số đòi hỏi riêng của nó, nghệ thuật Triện Khắc đòi hỏi phải có một trình độ hiểu biết nhất định nào đó về Văn tự học Trung Quốc, nhất là văn tự Cổ, thứ văn tự thường được khắc trên dấu Ấn, 1 Chuyện mà không phải bất cứ ai, bất cứ người nào cũng có thể bỗng đâu học được trong 1 sớm 1 chiều.
Ở đất 'Vu xứ’ này bỗng đâu nảy ra những kẻ vốn liếng vốn chẳng có bao nhiêu, đi lượm đầu này 1 mớ, đi lặt đầu kia 1 mớ, để rồi ba hoa, khoác lác giảng giải chữ Hán loạn cào cào! Chẳng qua cũng vì háo danh, háo danh có ngày rồi bị người vạch mặt, cuối cùng chữ Danh đâu chẳng thấy chỉ thấy 1 chữ Nhục.   
Và rồi:
           Khải tự chẳng biết Khải,
           Tần triện chẳng biết Tần.
           Hành Thảo, cũng mù tịt,
           Ấn chương mỗi khoe đần.
Kém Văn vẻ mà lại ưa ra vẻ Văn! Thói thường là thế!
Nhân đó mà tôi nói chuyện Ấn chương, Triện khắc.
                                                                           &
(Kỳ 2)
(2). Chất liệu.
Từ triều Hán (206 tr. Cn. - 220) trở về trước chất liệu chủ yếu của Ấn là đồng, các chất liệu như vàng, bạc, ngọc thạch, thủy tinh....... cực hiếm thấy, và đôi lúc cũng thấy 1 số Ấn được làm bằng sừng bò, sừng tê, hoặc ngà voi. 
Từ thời Hán trở về sau thì một số kim loại khác cũng đã được sử dụng để chế Ấn, chẳng hạn như chì, sắt, hay bằng một loại hợp kim nào đó. Và càng về sau chất liệu sử dụng để chế tác Ấn càng  phong phú hơn, có thể phân thuật đại khái như sau:
[a]. Chất liệu từ khoáng vật.
Ngọc thạch, phỉ thúy, mã não, hổ phách, Tử sa, đất sét (và những chất thành từ 2 loại thổ sa này là gốm và sứ)......
[b]. Chất liệu từ động vật.
Sừng tê, sừng bò, sừng trâu, ngà voi, vỏ sò......
[c]. Chất liệu từ thực vật.
Trầm hương, Tử đàn, Trúc căn (rễ tre, trúc)......
Cuối đời Nguyên (1279 - 1368) họa gia nổi tiếng Vương Miện (1287 -1359) đã là người đầu tiên dùng đá Hoa nhũ khắc Ấn, khai sáng tư trào sử dụng các thứ Đá để chế Ấn trong giới văn nhân các thời Minh (1368 - 1644), Thanh (1644 - 1911) tiếp theo sau, để dần dà rồi Đá nghiễm nhiên trở thành chất liệu độc bá trong lãnh vực khắc Ấn, cho đến ngày nay.
Và ngày nay thì Thọ Sơn, Thanh Điền, và Xương Hóa là 3 thứ Đá chủ yếu được dùng để khắc Ấn nổi tiếng khắp nơi.
Khái thuật về 1 số Ấn chương dùng 1 số chất liệu khác:
Ấn đồng xuất hiện vào khoảng giữa thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, chủ yếu là gồm thanh đồng và hoàng đồng 2 loại.
Ấn đồng chiếm địa vị độc từ triều Hán cho đến khi việc sử dụng các loại đá để khắc Ấn dưới các triều Minh, Thanh thì địa vị này suy thoái.
Ấn vàng không là Vàng ròng mà thường chỉ là 1 hợp kim vàng. Bắt đầu từ thời Hán thì Chất liệu của Ấn là 1 trong những biểu hiệu chỉ quan phẩm cao, thấp. Ấn vàng là Ấn của quan chức đứng đầu triều. Nhưng, Ấn vàng thời này cũng chẳng là Ấn bằng vàng ròng, cũng hoặc chỉ thiếp vàng hoặc chỉ là hợp kim với đồng, chỉ lấy màu của vàng để tượng trưng.
Đặng Trần Côn trong 'Chinh Phụ Ngâm' có câu:
                                                                                Qui lai thảng bội hoàng kim ấn,
                                                                               (Khi về nếu như được đeo ấn vàng).
Đoàn Thị Điểm dịch ra văn vần như sau:
                                                                  Khi về đeo quả ấn vàng.
Nói 'đeo quả ấn vàng' tức nói lập được công trạng lớn.
Ấn sắt. Thời cổ, đôi khi sắt cũng được sử dụng để làm Ấn cho quan chức. Vào thời Minh thì chức Ngự Sử dùng Ấn sắt, lấy ý từ thành ngữ 'thiết diện vô tứ. Có điều, vì dễ bị rỉ, sét, lại không được  mỹ quan lắm cho nên thời cô? Ấn sắt cũng rất hiếm.  
Ấn ngà. Ngà voi thì phần nhọn ở cuối ngà là tốt hơn hết, vì dưới ánh sáng phần Ngà này trở nên trong mờ có vẻ mĩ quan. Ngà voi chất mịn, thể nhẹ, dễ mài không bể bậy, dễ chạm khắc, cho nên được dùng để khắc Ấn. Có điều là Chữ khắc trên ngà có vẻ cứng ngắc, không linh hoạt, mềm dịu cho lắm, kém ý vị nghệ thuật.
Ấn ngà đã xuất hiện từ thời Hán, nhưng chẳng mấy thông dụng, phải đến các triều Đường, Tống mới thịnh hành. Hiện nay voi là giống được toàn thế giới bảo vệ, mua bán ngà voi là phạm pháp cho nên tìm được ngà voi để khắc Ấn là một chuyện cực khó. Năm Tân Mùi (1991), tôi mua được 1 mẩu ngà đường kính 1.5cm, cao 6.2cm, giá 130 AUD, chưa kể tiền công khắc, lúc đó là 30.
Sừng Tê là loại Sừng quí nhất trong các loại Sừng, lại hiếm có, đồng thời là 1 dược liệu sử dụng trong Trung Y để điều trị 1 số khá nhiều tật bệnh, có thể kể 1 số như sau:
+ Trị các chất độc rắn rít cũng như hàn, nhiệt độc, gió độc, thuốc độc, ăn uống trúng độc...
+ An thần, đầu óc mê hoặc, nói lảm nhảm, trúng gió á khẩu.
+ Giải nhiệt, tiêu đàm, tiêu chảy ra máu.
+ Trị ung nhọt trên lưng, làm tiêu mủ nhọt độc.
+ Làm mắt sáng, an ngũ tạng, trị suy nhược, khiến thân thể mạnh khoẻ.
Trung Y học quan niệm rằng sừng Tê là nơi tinh linh của con tê tụ hội, sừng Tê cái chất mịn hơn sừng tê đực, dùng chế tạo vật dụng thì tốt nhưng dùng làm thuốc thì không bằng sừng tê đực.
Trung dược phân dược liệu thành 3 nhóm với 3 Phẩm Thượng, Trung và Hạ:
Thượng Phẩm. Ứng Thiên, là Quân (vua), chủ dưỡng Mệnh. Dược liệu nhóm này chẳng độc, nếu dùng lâu dài cũng vô hại, có tác dụng làm cơ thể nhẹ nhàng, tăng khí lực, trẻ mãi, sống lâu.
Trung Phẩm. Ứng Nhân, là Thần (bề tôi), chủ dưỡng Tính. Dược liệu trong nhóm này có thứ độc có thứ không độc, sử dụng cần châm chước tùy trường hợp. Chận đứng bệnh, bổ suy nhược.
Hạ Phẩm. Ứng Địa, là Tá Sứ, chu? Trị bệnh! Nhóm này đa số có độc, không thể dùng lâu dài, có công năng trừ hàn, nhiệt, tà khí, làm tan uất kết, tích tụ trong cơ thể.
~ Sừng tê được xếp vào hạng Trung phẩm.
Về Tính Vị, sừng tê tính Khổ (đắng) Toan (chua), Hàm (mặn), Hàn (lạnh)
(Tham khảo Bản Thảo Cương Mục. Qu. LỊ Thượng. Thú bộ 2. Tê).  
Trong lãnh vực chế tác Ấn, vào trước đời Hán đôi lúc sừng tê cũng được dùng để khắc Ấn nhưng không có nhiều để làm, lại nữa nếu có thì cũng thường để dùng làm thuốc. 
Ngoài ra nữa, luận chất liệu thì sừng tê chất không mịn, cho nên, khắc Ấn thì đường khắc lơi, để lộ những khoảng gián cách nhỏ li ti, không liền lạc, Ấn văn, do đó mà kém đi vẻ mĩ quan, dây là lý do nữa sừng tê  ít được dùng để khắc Ấn.
Thạch Ấn. Là Ấn điêu khắc từ đá. Như đã nói qua ở một đoạn trước đây, Họa gia Vương Miện là người đầu tiên dùng đá khắc ấn, giới văn nhân chế tác Ấn sau đó ngả theo khuynh hướng này để rồi khám phá được những loại đá có chất liệu tốt, thích hợp cho việc chế tác Ấn.
Nhìn chung, Thạch Ấn phân 2 loại chính, căn cứ cấu tạo của Đá, mà danh từ chuyên môn ngành Triện khắc gọi là 'Đống' và 'Thạch':
1/. Đống là loại đá trong, và gồm 2 thứ trong mờ (bán thấu minh), và trong suốt (thấu minh).
Đống nghĩa là Băng, ý nói có tính chất trong, mờ như tảng băng.
2/. Thạch là loại đá không nhìn xuyên qua được (bất thấu minh).
Trong 2 loại kể trên thì Đống quí hơn Thạch.
Ngoài sự phân biệt kể trên, đá lại phân 2 loại: 'Lão khanh' (hay 'Cựu khanh') và 'Tân khanh'.
Bất luận Sản địa tại đâu, đá thuộc hạng 'Lão khanh' là loại đá có phẩm chất cao, vì loại đá này hàm chứa 1 phân lượng Nước nào đó, ra khỏi lòng đất, lâu dần, hàm lượng nước nội tại rồi từ từ giảm đi, độ cứng của đá cũng theo đó mà tăng, do đó, được đa số Triện khắc gia ưa thích.
Còn luận về ánh sắc của đá thì loại đá Lão Khanh có một ưu điểm là với thời gian, thêm qua tay  nhiều người nâng niu, tinh khí nội liễm, ánh sắc của đá càng phát tiết, tươi nhuận hơn.
Loại đá 'Tân khanh', bởi chất non, mềm, nên dễ rã mòn, khắc thành Ấn dùng chưa được bao lâu đa số rồi bị nứt, Ấn khắc Chữ Nổi (Chu văn, hay Dương văn) nét mịn rồi thành thô, còn Ấn khắc Chữ Chìm (Bạch văn, hay Âm văn) nét lớn rồi hóa nhỏ - Đao pháp lẫn Bút pháp cũng do đó mà mất đi vẻ đẹp nguyên thủy. Loại đá 'Lão khanh' tuy cũng hao mòn nhưng tương đối lâu hơn.
Tóm lại, đá dùng chế tác Ấn chương thì chất phải mịn để dễ bề chạm khắc, bên cạnh đó ánh sắc phải tươi nhuận, có như vậy mới là loại đá tốt.    
                                                                           *
Hiện nay tổng kết lại có 3 loại đá được quí chuộng hơn hết trong ngành Triện khắc:
Thọ Sơn thạch, Thanh Điền thạch và Xương Hóa thạch.
                                                                           *
[1]. Thọ Sơn thạch.
Xuất xứ. Làng Thọ sơn, ở mé ngoài vòng đai mạn bắc Thị xã Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Chất thể. Bóng mịn, sắc thái tươi đẹp! Phần lớn thứ đá này có thể đem ngâm dầu để làm tăng vẻ bóng mịn, đây là 1 đặc tính mà các thứ đá khác ít khi có.
Tùy sản địa, tùy môi trường xuất sản, tùy Sắc tướng........ mà đá Thọ Sơn có vô số tên gọi, tính ra cũng đến vài trăm danh xưng. Nhưng nói chung có thể phân 3 loại lớn:
1/. Điền khanh thạch.
Có thể tìm gặp ở cả một dải khe suối, ruộng nước tại vùng Thọ Sơn, đây là những tảng đá đơn lẻ nằm dưới lớp đất của lòng đáy nước.
2/. Thủy khanh thạch.
Tìm thấy tại khu mỏ ở phía nam vùng Thọ Sơn. Phần đã hóa trong (đống hóa) của thứ đá này có chất thể rất tinh thuần, tục mệnh danh là 'thủy đống'.
3/. Sơn khanh thạch.
Chỉ chung thứ đá tìm thấy ở mỏ lạp thạch (Steatite), do 2 khu mo? Thọ Sơn và Nguyệt Dương hợp lại thành.
Thọ Sơn thạch vốn được khám phá ra từ thời Nam Bắc triều (420 - 589) và được dùng trong việc tạc khắc các vật dụng trang trí. Trải đến thời Nam Tống (1127 - 1279) việc khai thác thứ đá này mới có tính cách đại qui mô. Quan phủ vào thời kì này thường dùng Thọ Sơn Thạch để tạc tượng người cũng như các vật dụng trang trí.
Đầu thời Minh Thọ Sơn thạch bắt đầu được dùng để chế tác ấn chương, tới thời Thanh thì đây là một trong những chất liệu chế tác chủ yếu của ngành Triện khắc! Vào buổi đầu triều Thanh việc khai thác đá Thọ Sơn trở nên hưng thịnh, giá cả cũng theo đó mà ngày càng tăng.
Thọ Sơn là tên gọi chung, tùy màu sắc của đá mà danh xưng có khác đi, như:
+ Sắc trắng gọi là Bạch Thọ Sơn.
+ Sắc vàng gọi là Hoàng Thọ Sơn.
+ Sắc đen gọi là Mặc Thọ Sơn.
Nhiều màu sắc lẫn lộn gọi là Hoa Thọ Sơn.
Trên đây là những thứ Thọ Sơn thạch thông thường.
Quí hơn hết là 2 thứ gọi là Điền Hoàng và Điền Bạch, chất thể tinh thuần, ánh bóng, chất mịn -  2 thứ này giá mắc hơn vàng.
Nói chung, giá Ấn tùy chất liệu mà định, giá cả có định mức rõ ràng, nói thí dụ là Ấn đồng hoặc Ấn vàng có định mức theo giá cả Đồng và Vàng trên thị trường, không thể nói quá. Trong khi đó loại Thạch Ấn thì ngoài lệ vừa kể! Như thứ Thọ Sơn Điền Hoàng từ lúc xuất hiện cho tới nay vẫn mắc gấp rưỡi giá vàng, tính theo trọng lượng. Lấy 1 thí dụ, nếu Vàng giá 20 nguyên 1 lượng, giá Thọ Sơn Điền Hoàng thạch là 30 nguyên 1 lượng. Hơn nữa, giá của thứ Thọ Sơn Điền Bạch, còn được gọi qua danh xưng 'Bạch Phù dung' (Sen trắng) còn mắc hơn nữa. Sở dĩ 2 thứ Điền Hoàng và Điền Bạch mắc như thế là vì phẩm chất thượng hảo, sản lượng lại rất là ít. Những thứ thường sản lượng cực nhiều, giá chỉ có mấy nguyên 1 mẫu Ấn.
Điền Hoàng, Điền Bạch mắc đến như vậy cho nên mới nảy sinh những bọn làm giả! Đám này có rất nhiều cách làm giả mà nếu không có kinh nghiệm rồi bị mắc lừa chúng! Thứ Thọ Sơn thường chân, giả chỉ cách nhau mấy nguyên, cho nên tuyệt nhiên không bọn nào làm giả. 
[Giá của đá Thọ Sơn nêu trên đây là giá vào năm 1942, thời Trung Hoa Dân Quốc, được tác gia? Triệu Nhữ Trân (? - ?) dẫn trong tác phẩm 'Cổ Ngoạn Chỉ Nam', Chương XVI. Ấn chương].
[2]. Thanh Điền thạch.
Xuất xứ. Tại các khu Hầm mỏ Nghiêu Thị sơn, Đồ Thư sơn, Bạch Dương sơn, Phong Môn sơn và Tây sơn, Ma Khanh sơn, thuộc dãy Phương Sơn, cách huyện thành Thanh Điền hơn 10 cây số về hướng Nam, thiên Đông, tỉnh Chiết Giang.
Đất này thời cổ thuộc Xử châu cho nên đá này còn được gọi là 'Xử châu thạch'; và rồi vì đá này đa số được dùng trong việc chế Ấn, cho nên còn được gọi là 'Đồ Thư thạch'. Cư dân trong vùng khai thác đem bán cho các tiệm bán Ấn. Khai thác trải nhiều năm, vách núi lõm thành động, tục gọi những động này là 'Đồ thư động' (Đồ thư = Ấn chương). Khai thác suốt từ đời Minh cho đến đời Thanh thì đá trong các động này không còn gì, vì vậy, dân đã rủ nhau qua các vùng phụ cận để tìm kiếm! Đôi lúc cũng tìm ra được thứ đá hảo hạng, có điều phạm vi sản địa rất nhỏ cho nên sản lượng cũng chẳng được bao nhiêu.
Chất thể. Trong mờ, bóng mịn, và có các Sắc trắng, vàng, đỏ, lục, xanh da trời, xám tro, và Màu nâu đen nước tương.
Trong các màu sắc của Thanh Điền thạch thì sắc phấn lục thấy nhiều hơn cả. Thứ này có một số rất ít có chất trong mờ (tục thường gọi 'đống thạch') tinh thuần, sắc đá tươi đẹp, sớ chắc mịn, là chất liệu cực tốt dùng trong Điêu khắc và Triện khắc. Cũng theo Triệu Nhữ Trân thứ đá loại này có thứ giá ngang với ngọc, tính ra cũng tới 5, 6 trăm nguyên 1 mẫu Ấn. Nhưng ở đây, không như trường hợp 2 thứ Thọ Sơn Điền Hoàng, Điền Bạch, chất trong mờ của thứ Thanh Điền khả năng người vẫn không làm sao ngụy tạo được, cho nên, cũng chưa từng nghe trường hợp có người nào lại mắc lừa về thứ Thanh Điền đống thạch này. 
Cũng như Thọ Sơn thạch, Thanh Điền thạch đã được sử dụng như là một chất liệu điêu khắc vào thời Nam Bắc triều, đến thời Nam Tống thì việc sử dụng loại đá này phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay, người ta tổng kết, phân loại Thanh Điền thạch thành 10 loại chính:
1/. Phong Môn.
2/. Đán Hồng.
3/. Nghiêu Sĩ. 
4/. Bạch Dương.
5/. Lão Thử Bình.
6/. Quí Sơn. 
7/. Lãnh Đầu.
8/. Đường Cổ.
9/. Vũ Trì.
10/. Bắc Sơn.
Trong loại Phong Môn thạch có thứ 'Đăng Minh thạch' (hoặc còn được gọi dưới các Danh xưng Đăng Quang thạch, Đăng Quang đống) mà tục truyền ngày xưa Thư pháp gia, Họa gia trứ danh  Triệu Tùng Tuyết (1254 - 1322)  đời Nguyên đã từng dùng để khắc Ấn.
Nhưng, Văn học gia Đồ Long (1542 - 1605) trong tập bút kí 'Khảo Bàn Dư Sứ lại kể là đầu tiên sử dụng Đăng Minh thạch để khắc Ấn là Văn Bành, con của họa gia Văn Trưng Minh.
Hiện nay, trong lãnh vực chế tác Ấn chương, Đăng Minh là loại đá được quí trọng hơn hết trong các loại Thanh Điền thạch. 
      
[3]. Xương Hóa thạch.
Xuất xứ. Ngọc Nham Sơn, mé Tây bắc thị trấn Xương Hóa, Thị xã Lâm An, tỉnh Chiết Giang.
Ngọc Nham sơn thuộc Sơn mạch Thiên Mục sơn, chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam gồm các ngọn Thán Thạch lãnh, Khang Sơn lãnh, Hạch Đào lãnh hợp lại thành.
Mỏ đá Xương Hóa chủ yếu nằm tại vùng Khang Sơn lãnh, thứ đá trứ danh, rất được quí trọng có tên gọi 'Kê Huyết thạch' vốn xuất từ khu vực này.
Trễ hơn Thọ Sơn và Thanh Điền, đá Xương Hóa bắt đầu được khai thác vào sơ kỳ Minh triều.
Cấu tạo. Thành phần cấu tạo chủ yếu của Xương Hóa thạch là thần sa (chu sa. Cinnabar) thuần và Cao Lãnh thạch. Sắc thuần đỏ của thứ Kê Huyết là do chu sa thuần kết tập mà thành, còn thứ không hàm Chu sa là thứ đá Xương Hóa thông thường! Kê Huyết thạch thì tuyệt nhiên không thể làm giả được. Ngoài ra còn có thứ đống thạch, chất thể trong mờ.
Xương Hóa thạch sắc thái phong phú, đẹp đẽ, Chất thể lại đồng đều vừa phải, cứng thì cứng đều mà mềm cũng mềm đều, rất thích hợp để khắc Ấn. Xương Hóa thạch vốn không đắt lắm, chỉ mỗi thứ Kê Huyết thuần, không lẫn 1 vết đốm nào khác, giá 1 mẫu Ấn có thể tới 1, 2 ngàn nguyên.
                                                                           *
Đời Minh, Văn Bành dùng Đăng quang thạch ở Thanh Điền chế ấn, nhờ thanh danh của ông mà loại đá này trở nên nổi tiếng. Cũng được quí trọng, chỉ hơi kém thứ Đăng Quang một chút là thứ Kê Huyết ở Xương Hóa, tiếp đến là Ngải Diệp Lục ở Thọ Sơn; vào thời đó 3 loại này được gọi là 'Ấn Thạch Tam Bảó. Vào đầu Thanh triều, tại Thọ Sơn người ta lại khám phá thêm được một số phẩm loại tốt như Điền Hoàng (sắc thuần vàng như lòng đỏ trứng), Phù Dung... đến đây thứ bậc rồi thay đổi, với 'Điền Hoàng, Ngải Diệp Lục, Bạch Phù Dung' là 'Tam Bảó, căn cứ ở độ trong không gợn 1 tì vết nào! Sau đó, do sự kiện 2 loại Điền Hoàng, Kê Huyết đã được Càn Long chọn để chế Ấn mà 2 thứ này từ đó ngang hàng với thứ Đăng Quang, thành 'Tam Bảó, cho đến nay.     
Trên đây là khái thuật về 3 loại đá được sử dụng trong lãnh vực Triện khắc hiện nay. 
3 loại đá trên đây thường được cắt thành những khối Chữ nhật đứng, và có mặt bằng hình vuông phần trên chạm khắc những hình trang trí như long, lân, qui, phụng... 4 mặt hoặc để trống, hoặc đôi lúc khắc tranh Sơn thủy kèm theo thi văn của những thi nhân nổi tiếng các thời.    
Về kích thước thì đủ mọi cỡ, khối Ấn nhỏ thì cao 5, 7cm, và mặt bằng có cạnh từ 1 tới 2cm, hoặc lớn nữa thì 10 cm, hay hơn, và cạnh của mặt bằng Ấn từ 3 đến 5cm.  
Về giá cả, 3 loại đá nói trên không phải rẻ, một mẫu Ấn vuông có cạnh vào khoảng 2cm giá tiền không dưới 100 AUD, trong khi tiền công thợ khắc chỉ trong khoảng từ 30 đến 40 AUD.
10 năm trước đây, năm Ất Hợi (1995), tôi mua được 1 mẫu Ấn Thọ Sơn thứ Hoàn đống thạch, cỡ là 9.8cm cao, cạnh mặt bằng 2.9cm, nặng 150 gr, đỉnh Ấn chạm 1 con rồng nằm, nét chạm khắc  tinh vi, giá 210 AUD, trong khi tiền công khắc lúc đó chỉ 35 AUD. Thứ này không quí lắm.
Trên mặt Ấn này tôi nhờ thợ khắc 6 hàng chữ, thể Đại Triện:
(6). Thượng lục.
(5). Lục ngũ.
(4). Lục tứ.
(3). Cửu tam.
(2). Lục nhị.
(1). Sơ cửu.
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm là những mẫu Ấn của 3 loại đá kể trên không có giá nhất định, mà tùy người bán đưa ra, dựa trên sự yêu thích nhiều hay ít của người mua! Cũng vì lẽ đó, 2 mẫu có kích thước và phẩm chất tương đương, ở 2 cửa tiệm khác nhau giá cả có thể rồi chênh lệch nhau rất nhiều. 1 mẫu Ấn tương đương như mẫu tôi vừa kể, ở một cửa tiệm khác không hẳn là 210, mà có thể là 300, hay 300 ngoài, không chừng.
Những thứ vào loại mắc nhất giá bao nhiêu thì tôi không được rõ.
Một vài năm trước đây tôi thấy ở một cửa tiệm tại khu China Town Sydney bày bán một mẫu Ấn Thọ Sơn - thứ được mệnh danh là 'Bạch Phù dung', chất thuần bạch như mỡ đông, kích thước cao 11.7 cm, vuông vức 3.6 cm, giá ghi là 490 AUD.  
Giá khá cao, vì vậy rất hiếm tiệm bày bán Ấn Thọ Sơn, Thanh Điền, Xương Hóa. Những mẫu Ấn thường thấy hiện nay thuộc thứ đá tạp, tiền chỉ độ mười mấy 2 chục AUD một mẫu - nếu tính cả tiền công khắc, 1 cái Ấn như vậy chỉ vào lối bốn, năm chục thôi! Nói khác đi tiền công khắc còn mắc hơn mẫu Ấn, không đáng để làm!
Hiện nay, ở khu 'Đường Nhân Nhaí (China Town) Sydney không thấy có cửa tiệm nào bày bán các mẫu ấn Thọ Xương, Thanh Điền và Xương Hóa. Ở các khu buôn bán khác của người Hoa thì tôi không được rõ! Các mẫu Ấn đá tạp thì nhiều!
Còn nếu có dịp đến Trung Quốc thì không thể không tới khu 'Lưu Ly Xưởng', nói theo Việt ngữ là 'Khu Lò gốm' để coi qua các cửa tiệm bán mẫu Ấn, và khắc Ấn một, hai con Dấu nếu thích.
Khu lò gốm này nằm phía ngoài 'Cổng Hòa Bình' (Hòa Bình Môn) thuộc khu vực 'Tuyên Vú. 
Dưới triều Liêu (907 - 1125) 'Khu Lò Gốm' là thôn Hải Vương (Hải Vương Thôn). Vào các triều Nguyên (1279 - 1368), Minh (1368 - 1644) tại thôn này triều đình thiết lập các lò gốm vì vậy mà có tên gọi 'Khu Lò Gốm'.
Đến khoảng đầu triều Thanh (1644 - 1911) các cửa tiệm đồ cổ bắt đầu xuất hiện kinh doanh, để tới Niện hiệu Càn Long (1736 - 1795) thì thành 1 khu chuyên bán đồ cổ, Thư, Họa, Sách Cổ, và các tấm Bi thiếp, và 'Văn phòng Tứ bảó (giấy, mực, bút, nghiên). 2 bên đường phố các cửa tiệm san sát như răng lược.
Sau năm 1949 đường phố này được mệnh danh là 'Phố Văn Hóá (Văn hóa Nhai). Các cửa tiệm Đồ cổ và Tiệm Sách nổi tiếng nội địa và ngoài nước, như 'Văn Khuê Đường', 'Thoán Nhã Traí, 'Bảo Cổ Traí, 'Khánh Vân Đường' lần lượt mở cửa tại Phố này.
Thời trước, Phố này là nơi các Thư pháp gia, các danh sĩ như Hà Thiệu Cơ, Lục Nhuận Tường, Khang Hữu Vi, Hoa Thế Khuê, Ông Đồng Hòa, Lương Khải Siêu, Thẩm Doãn Mặc......... đều đã từng viết bảng hiệu cho các chủ tiệm ở khu Phố này.
Năm 1982, khu 'Phố Văn hóá này được xây dựng, sửa sang lại. Sau khi hoàn thành, đường phố dài 750 m, phía Đông trải dài tới 'Đường Chùa Diên Thó (Diên Thọ Tự Nhai), và mặt Tây chạy đến 'Hẽm Liễu Nam' (Nam Liễu hạng), 'Hẽm Liễu Bắc' (Bắc Liễu hạng), nằm ở giữa khu phố là đường 'Nam Tân Hoá. 2 bên Phố các cửa tiệm tường gạch màu xanh, mái ngói màu xám, trên mặt gạch chạm khắc, vẽ những hình ảnh cổ, đượm đầy sắc thái của các đường phố thời cổ.

Sau cùng, cũng chính tại khu Phố này năm thứ 10 Niên hiệu Hàm Phong (1851 - 1861), tức năm 1860, triều Thanh Văn tông (1831 -1861; tại vị: 1851 -1861), chức Quan Sát Tưởng Siêu Bá đến khu 'Lưu Li Xưởng' tìm mua sách cũ, trong một cuốn sách mua được có 2 văn thư, cuối văn thư có dấu 'An Nam Quốc Vương chi Ấn', sắc mực đỏ vẫn còn rỡ ràng. 2 văn thư này, một  gởi cho Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Văn Tương (Khang An), một gởi cho chức Trung thừa Quảng Tây.
Đây chính là 2 văn thư của Quang Trung Nguyễn Huệ gởi cho quan chức Trung Quốc, một năm sau chiến thắng Kỷ Dậu (1789). Cuối thư ghi 'Càn Long ngũ thập ngũ niên' (1790).
Toàn văn của tờ Văn thư gởi cho Phúc Khang An (? - 1796) nói trên được ghi chép lại trong tập Bút ký 'Dung Nhàn Trai Bút Ký Trích Saó (An Nam Nguyễn thị di độc) của Trần Kỳ Nguyên đời Thanh.
Văn thư gởi cho chức Trung thừa tỉnh Quảng Tây thì không được chép lại.
(Văn thư gởi Phúc Khang An tôi đã dịch, đăng trong 'Dân Văn Tạp Chi trước đây đã lâu).
                                                                           *                                                                              
Kết thúc phần tự thuật về chất liệu chế tác Ấn này là 1 giai thoại về 1 cái Ấn sắt.
Chu Lượng Công (1612 - 1672), Ấn học gia Thanh triều, kể 1 câu chuyện như sau:
- 'Tống Tín Quốc công Văn Thừa Tướng húy nhị tự thiết chú, Hậu quan nông phu dã điền trung canh xuất, qui nhất lão nhọ
Dư nhập Mân thời, dục dĩ kim dịch chi - chấp bất khả - phục tăng dĩ đa kim, chấp như cố! Dư môn nhân Trần Tuấn cáo dư viết:
- Thử lão nho phụ quách điền dã, cử khẳng dịch? Lão nho đắc thư? Ấn phàm gia hữu dịch sùng giả hoặc ngược giả trì vãng trấn chi triếp dũ, đắc hậu thưởng. Hậu cấu giả phân phân hoặc đạo đồ viễn, lão nho bất năng vãng, Ấn nhất chỉ cấp chi, truyền niêm ư hộ, hoặc ngược giả ngạch thượng dịch triếp dũ! Mỗi chỉ định giá nhất tinh, lão nho phụ quách điền na khẳng dịch?
Dư ư thị bất nhẫn phục ngôn, mãi đắc sổ chỉ qui.
Thử ấn bất tri hà thời di điền gian? Kỳ tại Nhai sơn binh bại, tẩu An Nam thời gia? Thừa tướng tư? Sài Thị, Trương Thiên Tái tự Yên Sơn trì Thừa tướng phát dữ xỉ quí.
                 /  Minh Thanh Ấn Nhân Truyện. Qu. I. Thư Văn Tín Quốc Thiết Ấn hậu  /.
- 'Cái Ấn sắt đúc 2 chữ tên húy của Tín Quốc công Văn Thừa tướng Tống triều (vốn) do tá điền của 1 viên Hậu quan đi cày tìm thấy trong ruộng, sau đó về tay 1 nhà nho già.
Lúc tôi về Phúc Kiến, lấy vàng mua lại cái Ấn này - lão nho khăng khăng không chịu, tôi lại trả cao hơn nữa, lão nho vẫn một mực không chịu! Học trò tôi là Trần Tuấn nói với tôi:
- Cái Ấn này là một mảnh ruộng tốt của lão nho làm sao ông ta chịu bán? Lão nho được Ấn này mỗi lần nhà ai có bệnh dịch nặng, hoặc có người bị sốt rét, ông ta mang Ấn này đến trấn lập tức người bệnh khỏi ngay, nhờ đó mà ông ta được rất thưởng hậu. Về sau vì số người tới cầu lão nho quá nhiều, hoặc vì đường xa lão nho không thể đi được, bởi vậy chỉ đóng dấu Ấn lên một tờ giấy đưa cho thân nhân của người bệnh, nói đem về dán trong nhà, hoặc là cứ đem dán ngay lên trán người sốt rét thì cũng khỏi ngay! Mỗi tờ giấy có dấu Ấn như vậy giá 1 lượng vàng, cái Ấn này là miếng ruộng tốt, lão nho làm sao chịu bán (cho thầy)?
Do đó tôi không nỡ nói thêm nữa, mua mấy tờ giấy (có đóng dấu Ấn đó) rồi về.
Cái ấn này rơi giữa ruộng vào lúc nào? Phải chăng là vào lúc thất trận tại Nhai sơn, trên đường chạy qua An Nam? Thừa tướng chết ở Sài Thị, Trương Thiên Tái đã mang được tóc và răng của Thừa tướng từ Yên Kinh vế.
[Chú thích.         
+ Văn Thừa tướng ở đây tức Văn Thiên Tường. Tín Quốc công là tước phong của ông.
Về tiểu sử của Văn Thiên Tường tôi đã nói ở câu chú thích (6). của bài 'Hương Quan Hà Xự
2 chữ tên húy. 2 chữ tên húy ở đây tức 2 chữ 'Thiên Tường'.
+ Hậu quan. 1 chức quan nhỏ thời cổ, trách vụ là đưa đón tân khách, là trinh sát, thám báo, của quân đội, cũng như phụ trách việc bói toán (khi xuất quân).....
+ Phụ Quách điền. Nghĩa đen là khoảnh ruộng cận bên Thành quách, ở đây ý chỉ khoảnh ruộng có giá trị. 'Phụ Quách' nghĩa là 'phụ cận Thành'.
+ Nhất Tinh. Tinh đây có nghĩa là Sao trời (thiên thể).
Sử gia Tư Mã Thiên viết:
- 'Tinh giả, Kim chi tán khi.
                                           /  Sử Ký. Qu. XXVII. Thiên Quan thư  /.
- 'Sao (trời) là khí tán của Kim'.
Suy rộng ra, Tinh ở đây chỉ vàng.  
Lúc tôi về Phúc Kiến. Chỉ lúc Chu Lượng Công về nhiệm chức Án Sát Sứ tại tỉnh Phúc Kiến, vào khoảng đầu Thanh triều].
                                                                           *


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire