Các anh chị
quý mến ,
Không muốn phê bình hay hay dở , mà chỉ đơn thuần thưa với quý vị đây là
một thể thơ người ta gọi là " Bài Hành",rất ít thi nhân làm , đếm không đủ
mười ngón tay Gửi hầu anh chị em may trong quý vị có người nổi hứng họa .
Đã bốn mươi năm vèo qua chỉ có bốn năm người chắp bút xướng Họa !
Trân trong
LTĐQB
Có thêm bài hoạ LƯU VONG HÀNH
Trân trọng gửi hầu quý chị, anh
Đọc để nhớ về non nước Việt
Nỡ nào để Chệt chiếm cho đành
LTĐQB
Subject: LƯU VONG HÀNH Và Những Bài Họa
Không muốn phê bình hay hay dở , mà chỉ đơn thuần thưa với quý vị đây là
một thể thơ người ta gọi là " Bài Hành",rất ít thi nhân làm , đếm không đủ
mười ngón tay Gửi hầu anh chị em may trong quý vị có người nổi hứng họa .
Đã bốn mươi năm vèo qua chỉ có bốn năm người chắp bút xướng Họa !
Trân trong
LTĐQB
Có thêm bài hoạ LƯU VONG HÀNH
Trân trọng gửi hầu quý chị, anh
Đọc để nhớ về non nước Việt
Nỡ nào để Chệt chiếm cho đành
LTĐQB
Subject: LƯU VONG HÀNH Và Những Bài Họa
Trích dẫn
:
LƯU VONG
HÀNH
Đất mẹ còn xa cách vạn trùng
Ta còn phiêu bạt – đã mười đông
Mười đông – vật vã vì cơm áo
Lòng vẫn chưa nguôi, nhớ chẳng cùng !
Đất mẹ còn xa cách vạn trùng
Ta còn phiêu bạt – đã mười đông
Mười đông – vật vã vì cơm áo
Lòng vẫn chưa nguôi, nhớ chẳng cùng !
Ta nhớ một thời chinh chiến cũ
Học làm tráng sĩ luyện đao cung
Bút nghiên xếp lại, yêu đời lính
Theo gót người xưa sống vẫy vùng
Quân đội trưởng thành trong khói lửa
Dựng cờ đại nghĩa, diệt thù chung
Tình dân đã quyện theo tình nước
Thề quyết xông pha, vượt bão bùng
Bao địa danh ngời trang chiến sử
Đã làm khiếp vía giặc tàn hung
Kontum, Quảng Trị, ...cùng An Lộc
Phất phới cờ bay rợp khí hùng
Rồi đến một ngày kia, súng gãy
Ôi, trời nghiêng ngửa, đất đang rung
Tướng quân tuẫn tiết ngoài biên ải
Sĩ tốt điêu linh giữa khốn cùng
Một lũ bất tài lo tháo chạy
Những vì sao bạc rụng như sung
Bao năm chễm chệ ngồi vơ vét
Bỏ nước ra đi chẳng thẹn thùng
Ta cũng như trăm nghìn chiến hữu
Nổi trôi cùng vận nước long đong
Sa cơ mắc bẫy vòng lao cải
Rừng thẳm rào ngăn vó ngựa hồng
Ôi những ngựa hồng nay chiến bại
Cơ trời chuyển hóa, có thành không!
Đòn thù giáng xuống đâu thương tiếc
Oán hận triền miên mãi chất chồng
Lao động khổ sai, thêm đói rét
Mỗi ngày hai bữa bát ngô lưng
Thân phơi gió lộng đồi heo hút
Xác bỏ đìu hiu giữa mịt mùng
Nhớ lại những ngày đi chiến đấu
Lòng hằng giữ vững chữ kiên trung
Dù cho đã ở trong tay giặc
Đầu ngẩng lên cao, gối chẳng chùng
Đất nước tuy còn, như đã mất
Người người mang một nỗi đau chung
Hỡi ơi, hăm tám năm rồi nhỉ ?
Mà vẫn không chung một chữ “đồng”
Tự buổi lên đường, xa tổ quốc
Làm người tị nạn, sống lưu vong
Những ai nếu vẫn còn tâm huyết
Thấy cảnh nhiều khi cũng nản lòng
Chiến hữu một thời, nay cấu xé
Bạn tù quên hết thuở lao lung
Cai thầu chống Cộng nhân danh hão
Chụp mũ cho nhau chẳng ngại ngùng
Một lũ túi cơm, phường giá áo
Như bầy ngan ngỗng khoác lông công
Học làm con rối lăng xăng múa
Đã nát càng thêm nát cộng đồng
Báo bổ dăm ba tờ lá cải
Tập tành chữ nghĩa viết bung xung
Bôi tro trát trấu người thiên hạ
Vẫn sống dằng dai mới lạ lùng
Văn sĩ nửa mùa khoe múa bút
Phơi bày dâm dật, cũng văn phong !
Xênh xang áo gấm về quê mẹ
Đú đởn ăn chơi cốt thỏa lòng
Chính khứa trở cờ khoe ái quốc
Ngồi chờ đón gió giữa sa lông
Nhìn quanh cũng một phường xôi thịt
Miệng lưỡi còn đang bốc rượu nồng
Đâu xót dân lành đang thống khổ
Đêm ngày rên xiết dưới xiềng gông
Những cô ca sĩ về ăn Tết
Hát “Hậu Đình Hoa” chẳng ngượng ngùng
Ôi, biết bao điều, sao nói hết
Nói càng thẹn mặt với non sông
Gươm cùn, súng gãy từ bao thuở
Bút mực này đây trải mấy giòng
Mái tóc xanh xưa giờ đã bạc
Thù nhà, nợ nước trả nào xong
Chiều nay lặng lẽ nhìn mây phủ
Đất mẹ còn xa cách vạn trùng
NGUYỄN KINH BẮC
Bài họa 1 :
LƯU VONG HÀNH
Quê cha vạn lý sóng điệp trùng
Ngồi đây mà hận chuyện Biển Đông
Được hưởng tự do nơi đất khách
Quá khứ tràn về nhớ khôn cùng
Trải mười năm loạn lạc kiếm cung
Dao định mệnh chia hai Bến Hải
Miền Nam đất nước đẹp một vùng
Thanh bình no ấm nỗi vui chung
Núi rừng đồng ruộng vang tiếng hát
Nào ngờ chiến trận lại nổ bùng
Vì tham vọng chúng gây máu lửa
Du kích nằm vùng thật ác hung
Nga Tàu tiếp vận tăng, hỏa tiễn
Rồi cuộc đổi đời đất chuyển rung
Tháng Tư năm ấy bao uất hận
Quân dân bị đẩy bước đường cùng
"Thủ" Đồng khúm núm dâng biển đảo
Trường Sa Việt Cộng rụng như sung
Hoàng Sa chúng lập thành tỉnh nhỏ
Cộng sản như nhau rúc một thùng
Trả nợ chiến tranh bằng lãnh thổ
Dân nghèo sơ sác chạy long đong
'"Mười sáu chữ vàng" đành nuốt nhục
Lạy lục năm sao máu cờ hồng
Dân Hán tràn qua xây phố thị
Chủ quyền mất trắng, có như không
Phải lập nghĩa trang thờ lính "Tẫu"
Gái Việt phải lấy "chệt" làm chồng
Học sinh nghèo lội sông đi học
Đòi đất, dân oan bị gãy lưng
Công an đạp mặt người chống Hán
Cô giáo vùng cao ngủ không mùng
Cô đói, chia cơm cho trò đói
Trung ương dạy lính phải kiên trung
Trung với đảng quên trung với nước
Lòng dân phản kháng vẫn không chùng
"Sông liền sông", xây đập phá rối
Bô -xít đào lên phá nương đồng
Ngoài khơi tung mười ngàn tàu cá
Ngư dân ta mắc lưới tiêu vong
Ngang nhiên cướp bóc đòi tiền chuộc
Giam tàu, hốt cá thật đau lòng
Sân bay vắt ngang trên các đảo
Lưỡi bò thò xuống chẳng ngại ngùng
Đài truyền tin, ra-đa, cờ quạt
Chúng ngoác miệng khoe mẽ, kể công
Chiến hạm giả danh tàu ngư chính
Dựng ẩu lên bia đá bảng đồng
Cắm cờ đáy biển đòi làm chủ
Coi quốc tế như lũ bung xung
Thật ra chúng lo ăn, thiếu gạo
Nuôi tỷ ba dân, phải kiếm lùng
Vét dầu, vét cá, thu nguyên liệu
Lại thêm kích động lính xung phong
Đề cao bá quyền dân đại quốc
Đứng đầu thế giới mới thỏa lòng
Lãnh thổ gồm thâu Giao Chỉ quận
Chúng rung đùi, dê béo rượu nồng
Đâu chịu hiểu chiến tranh kinh tế
Không đánh bằng súng đạn, xiềng gông
Bất công, đói khổ dân vùng dậy
Biến loạn diễn ra máu ngập sông
Chừng đó triệt năm sao cờ đỏ
Liềm buá tan, thả cuốn theo dòng
Thời cộng sản đã lui, đã lỗi
Hận thù thanh thoả coi như xong
Ngày đó ta lại về làng cũ
Hớn hở quê cha sóng điệp trùng.
DIỆU TẦN
Bài Họa 2 :
VỌNG QUỐC HÀNH
Quê cha, đất tổ cách muôn trùng !
Ta đành ly biệt đã bao đông
Bao đông tính sắp gần hoa giáp
Thương nhớ đầy vơi chẳng tận cùng
Ta nhớ thời còn trong đại học
Mơ đem bút mực thế gươm cung .
Gập phải cai thầu làng báo chí
Tố ta như một kẻ nằm vùng .
Cũng may không vướng vòng lao lý .
"Tam Quý" (*) cùng bàn góp sức chung
Tính đem nhiệt huyết lo cho nước
Hùng khí thanh niên đã nổ bùng :
Quý Biên sốt sắng lo tài chánh .
Quý Nghiêm thề diệt sạch quân hung
Tuyển "Chấn Bốn Cho" làm sát thủ,
Hắn khoe tài sức rất kiêu hùng !
Nhận lãnh tiền nong sau mất dấu ...
Tình hình chính trị chuyển rồi rung .
Quảng Đức cháy tiêu trong khói lửa
Cấm trại quân nhân cực tận cùng !
Sư Sãi, Cha Thầy đua thúc đẩy
Phật tử, con chiên đã nổi sung
Bùi Phát, Ấn Quang lo xách động
Loa vang, trống giục cứ thùng thùng .
Sinh viên học xá buồn thân phận
Tán chuyện tầm phào lấy đấu đong (?)
Ngao ngán nhìn đời không lối thoát ,
Hận mình không thể hoá Chim Hồng
Ôi những Chim Hồng nay biệt tích !
Chỉ là thần thoại có hay không ?
Cố công đèn sách chi cho uổng ?
Đèn sách ngổn ngang chất cả chồng !
Mong ngóng chờ ngày đi Thủ Đức
Tập đeo băng đạn thắt ngang lưng .
Lên đường chiến đấu ngoài rừng rú
Ngủ trên sỏi đá chẳng chăn mùng !
Trai sinh tời loạn thương bè bạn ...
Giữ gìn đất tổ một lòng trung .
Bến Hải, Cà Mau lo đuổi giặc
Gian lao nguy hiểm trí không chùng !
Giận thay cái lũ ham danh lợi
Ích kỉ lăm le miếng đỉnh chung
Cho ngáp phải ruồi vào Quốc Hội
Đồng sàng dị mộng chẳng sao " đồng"
Nhạc Trinh công Sơn vang khắp nẻo
Khơi nguồn cho quốc phá gia vong .
Mươi bà mệnh phụ mê bài bạc
Thúc chồng tham nhũng mới vùa lòng ,
Cứ tưởng ăn trên ngồi trước mãi
Đến nay mất sạch có đau lung ?
Cả bọn nằm vùng giờ lộ mặt
Nhặng sị ta đây chẳng ngượng ngùng !
Tướng tá ngu hèn không biết nhục
Còn dùng hồi ký đặng khoe công
Còn đòi lúc chết cờ vàng phủ :
Ta xưa chống địch vững hơn đồng !
Bao tên quân dịch thường tìm trốn
Nay khoe diệt giặc rất là xung
Lũ Chệt năm nao làm lính kiểng
giờ khoe bắt địch giỏi truy lùng
Làng lưới vài tên "thi sĩ dỏm"
Đòi gìn văn hoá giữ thuần phong !
Chỉ biết gang mồn ra chửi đổng
Tự tôn tự đại mới vui lòng ...
Tị Nạn trở cờ đòi cứu quốc ,
Cãi nhau khản cổ tới xù lông
Anh nào cũng nghĩ mình tay tổ
Mở miệng phà hơi thúi nực nồng
Chẳng xót dân đen đang khổ ải
Quanh năm ỳ ạch với cùm gông
Thương Nữ, MC mê nhí nhảnh
Rên "Hậu Đình Hoa" chẳng ngại ngùng !
Quặn thắt ruột gan đau thế sự
Hận chẳng giữ gìn được núi sông
Nên phải nổi trôi theo vận nước
Cùng bao rác rến chảy chung giòng
Cho lũ lòng tong theo rúc rỉa
Nhìn chúng loay hoay khóc khó xong !
Nhớ giải Lĩnh Nam hình chữ S,
Quê cha đất tổ cách muôn trùng
(*) Tam Quý gồm : 1 - Lê quý Biên (Đã vãng sinh bỏ cuộc chơi )
2 - Lã quý Nghiêm (kẹt đâu đó ở quê nhà )
3 - Đỗ quý Bái ( chẳng nhớ mình là ai nữa )
Lạc Thủy ĐỖ QUÝ BÁI
Bài Họa 3 : HẬN TÁT SAO VƠI Cuối năm gió lạnh thổi trùng trùng Sắp đến mùa Xuân hết tiết Đông Hăm chín năm trời xa đất mẹ Sài Gòn, Hà Nội nhớ vô cùng Nhớ sao giọt nắng trên hè phố Khói lửa tuy buồn chuyện kiếm cung Nhớ tiếng rao hàng khuya vắng vẻ Nhớ khi còn giặc đất khoanh vùng Nhớ như là nhớ ta ngày ấy ! Đất nước chung và trách nhiệm chung Nhớ những anh hùng vừa mới lớn Câu thơ Chính Khí, tiệc vui bùng Viết sao cho đủ tình trai trẻ Đối kẻ thù đầy nét hiểm hung ? Ai ngược Chu Prong, về Quảng Trị Có xem trang sử thật hào hùng Quân ta như thác lưng chừng đổ Trời đất vì ta cũng chuyển rung Cứ tưởng lại về vui đất mẹ Đầu hàng ! - Ban lệnh, tủi khôn cùng ! Bao năm lạc lõng nơi quê tạm Đâu thể nằm chờ rụng trái sung ? Đâu thể mỗi người riêng mỗi ý ? Chỉ biết chờ nghe trống điểm thùng Lời nào cứu được cơn nguy khốn Hận tát sao vơi, đấu khó đong Ta chưa diệt được phường vong bản Chưa sao xé nát được cờ hồng ! Ta nhìn bằng hữu mà đau đớn Ta có mà như có vẫn không Để mẹ tìm con, con gọi bố Để lòng đau đớn vợ xa chồng Cúi mình cam phận làm nô lệ Đạp cổ, tha hồ chúng cỡi lưng Mùng Một, mùng Hai, mùng mấy nữa Còn bao nhiêu tháng bấy nhiêu mùng .. Còn không những tấm lòng son sắt Còn có còn không chữ Hiếu Trung ? Sao lại đi về vui với giặc Dây đàn không lẽ đã cam chùng ? Chẳng đành hổ thẹn cùng tiên tổ Ôi chữ giang sơn đất nước chung Hăm chín năm trời như mới đó Chưa sao viết được chữ tương đồng Chia năm xẻ bảy càng đau xót Chưa thấm ngày nào nhục bại vong Nhìn đến cháu con thêm ngượng mặt Hỏi ai có thấy xót xa lòng ? Sao không nhìn lại gương người cũ Cứ cứ đêm đêm nghĩ ngợi lung Gặp nhau quên nhắc câu đoàn kết Thấy như là ngại, thấy như ngùng Ngại ngùng khi ngoảnh về quê mẹ Chỉ thấy điêu tàn, thấy bất công Chụp mũ nhau chơi cho bõ ghét Chao ơi ! Toàn những chuyện bao đồng! Cuối năm, nhớ lại trang hùng sử Đọc lại câu thơ : Nộ khí xung Cộng Sản dựng lên nhà cải tạo Quốc gia tất cả bị săn lùng Tự do thống nhất là vô nghĩa Nhìn kỹ quân thù nhớ tác phong Nhìn lại để đừng quên oán hận Để con cháu Việt lại chung lòng Để mùa Xuân tới trong bàn tiệc Sống chết coi như một cọng lông Ta rót mời nhau cùng cạn chén Để xem men rượu ngất ngây nồng Mùa Xuân nay đến ta vui chứ ! Phá nát nhà tù, bẻ xích gông Khúc Hậu Đình Hoa không hát nữa Chẳng ai còn ngại, chẳng ai ngùng Chỉ còn máu đỏ, da vàng mẹ Quang phục cùng lo chuyện núi sông Tôi đọc bài thơ mà thổn thức Nối điêu cùng thử viết đôi dòng Tóc xanh, tóc bạc là vô nghĩa Khi nợ, muôn nhà chửa trả xong Xứ lạ đêm buồn nhớ cố hương Cuối năm gió lạnh thổi trùng trùng SÀI MÔN CHỦ NHÂN |
Tìm hiểu thơ Tỳ Bà Hành đời xưa
Tỳ Bà hành
Nguyên tác: Bạch Cư Dị
Nguyên tác: Bạch Cư Dị
Bạch Cư Dị (chữ Hán: 白居易)
(772-846) tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn
cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của
Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca.
Tổ tiên ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di
cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch
sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông
sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà
nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.
Năm Trinh Nguyên thứ 16 (năm 800), ông thi đỗ tiến sĩ
được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Do mâu thuẫn với tể tướng Lý
Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào tham quân ở Kinh Triệu. Năm Nguyên Hòa thứ
10 (815), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi
Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm tư mã
Giang Châu. Giai đoạn tuừ năm 821 tới năm 824 làm thứ sử Hàng Châu, năm 825 làm
thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử thiếu phó. Năm Hội Xương thứ
2 (842) về hưu với hàm thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương.
Những năm đầu, ông cùng Nguyên Chuẩn ngâm thơ, uống rượu,
được người đời gọi là Nguyên Bạch. Sau này, khi Nguyên Chuẩn mất, lại cùng Lưu
Vũ Tích, hợp thành cặp Lưu Bạch. Người đời tôn xưng ông là Thi Ma.
Ông chủ trương đổi mới thơ ca. Cùng với Nguyên Chẩn,
Trương Tịch, Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh
được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức. Ông nói: "Làm
văn phải vì thời thế mà làm... Làm thơ phải vì thực tại mà viết", mục đích
của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm
của nhân dân. Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng
kín đáo. Trường hận ca để nói mối tình đẹp của Đường Minh Hoàng và Dương Quý
Phi, nhưng đọc kỹ thì những ý châm biếm, mỉa mai kín đáo đều có. Ông cùng
Nguyên Chẩn đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ, nên trong thơ, ông luôn công kích
đời sống xa hoa dâm dật của bọn quý tộc, bóc trần sự bóc lột của bọn quan lại,
thông cảm với nỗi thống khổ của dân chúng (Tần Trung Ngâm, Tân Nhạc Phủ).
Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa
đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng
bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông
thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù
sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn).
Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu
được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi
lòng của mọi người trước thế sự. Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày
từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền,
quán trọ.... đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn.
Riêng hai bài Tỳ Bà Hành và Trường Hận Ca đã đủ tỏ tài
thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài
thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời,
ca tụng, mỉa mai đều kín đáo; bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân vật, viết
lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy -người nghe, vào tiếng đàn
trên bến Tầm Dương, bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh
mang.
Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên,
nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về
thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về
nhân tình thế thái. Ông để lại khoảng trên 2.800 bài thơ.
琵琶行并序
元和十年,予左遷九江郡司馬。明年秋,送客湓浦口,聞船中夜彈琵琶者,聽其音,錚錚然有京都聲;問其人,本長安倡女,嘗學琵琶於穆曹二善才。年長色衰,委身為賈人婦。遂命酒,使快彈數曲,曲罷憫然。自敘少小時歡樂事,今漂淪憔悴,轉徙於江湖間。予出官二年 恬然自安,感斯人言,是夕,始覺有遷謫意,因為長句歌以贈之,凡六百一十六言,命曰琵 琶行。
Lời tựa của tác giả
Năm Nguyên Hoà thứ 10, ta về giữ chức Tư Mã ở quận Cửu
giang. Qua mùa thu năm sau, đêm ra tiễn khách bên bến sông Bồn, chợt nghe thuyền
ai có tiếng đàn Tỳ Bà vọng lại. Nghe trong tiếng đàn thánh thót, âm vang điệu
nhạc ở kinh đô. Bèn hỏi gốc gác. Người đàn trả lời rằng: “Tôi vốn là con hát,
quê ở Trường An, học đàn Tỳ Bà với hai danh sư Mục và Tào. Nay tuổi đã cao,
nhan sắc tàn tạ, lấy chồng làm con buôn [thường theo thuyền buôn đi đây đi đó]”.
Nghe vậy, cho dọn rượu ra đãi, xin nàng đàn lại cho nghe. Ðàn xong cảm xúc vô
vàn, nàng bèn kể lại cuộc đời mình từ lúc còn trẻ, vui sướng, cho tới lúc lưu lạc
giang hồ khổ nhọc. Ta về đây làm quan đã được hai năm, thanh thản, yên ổn. Hôm
nay nghe nàng nầy nói chuyện, cảm thương cho số phận lưu đày! Bèn làm một bài
thơ dài tặng nàng ta, gồm 616 lời, gọi là Tỳ Bà Hành.
琵琶行
潯陽江頭夜送客
楓葉荻花秋瑟瑟
主人下馬客在船
舉酒欲飲無管絃
醉不成歡慘將別
別時茫茫江浸月
忽聞水上琵琶聲
主人忘歸客不發
尋聲暗問彈者誰
琵琶聲停欲語遲
移船相近邀相見
添酒回燈重開宴
千呼萬喚始出來
猶抱琵琶半遮面
轉軸撥絃三兩聲
未成曲調先有情
絃絃掩抑聲聲思
似訴平生不得志
低眉信手續續彈
說盡心中無限事
輕攏慢撚抹復挑
初為霓裳後六么
大絃嘈嘈如急雨
小絃切切如私語
嘈嘈切切錯雜彈
大珠小珠落玉盤
間關鶯語花底滑
幽咽泉流水下灘
水泉冷澀絃凝絕
凝絕不通聲漸歇
別有幽愁暗恨生
此時無聲勝有聲
銀瓶乍破水漿迸
鐵騎突出刀鎗鳴
曲終收撥當心畫
四絃一聲如裂帛
東船西舫悄無言
唯見江心秋月白
沈吟放撥插絃中
整頓衣裳起斂容
自言本是京城女
家在蝦蟆陵下住
十三學得琵琶成
名屬教坊第一部
曲罷曾教善才服
妝成每被秋娘妒
五陵年少爭纏頭
一曲紅綃不知數
鈿頭銀篦擊節碎
血色羅裙翻酒汙
今年歡笑復明年
秋月春風等閑度
弟走從軍阿姨死
暮去朝來顏色故
門前冷落車馬稀
老大嫁作商人婦
商人重利輕別離
前月浮梁買茶去
去來江口守空船
繞船月明江水寒
夜深忽夢少年事
夢啼妝淚紅闌干
我聞琵琶已嘆息
又聞此語重唧唧
同是天涯淪落人
相逢何必曾相識
我從去年辭帝京
謫居臥病潯陽城
潯陽地僻無音樂
終歲不聞絲竹聲
住近湓江地低濕
黃蘆苦竹繞宅生
其間旦暮聞何物
杜鵑啼血猿哀鳴
春江花朝秋月夜
往往取酒還獨傾
豈無山歌與村笛
嘔啞嘲哳難為聽
今夜聞君琵琶語
如聽仙樂耳暫明
莫辭更坐彈一曲
為君翻作琵琶行
感我此言良久立
卻坐促絃絃轉急
淒淒不似向前聲
滿座重聞皆掩泣
座中泣下誰最多
江州司馬青衫濕
楓葉荻花秋瑟瑟
主人下馬客在船
舉酒欲飲無管絃
醉不成歡慘將別
別時茫茫江浸月
忽聞水上琵琶聲
主人忘歸客不發
尋聲暗問彈者誰
琵琶聲停欲語遲
移船相近邀相見
添酒回燈重開宴
千呼萬喚始出來
猶抱琵琶半遮面
轉軸撥絃三兩聲
未成曲調先有情
絃絃掩抑聲聲思
似訴平生不得志
低眉信手續續彈
說盡心中無限事
輕攏慢撚抹復挑
初為霓裳後六么
大絃嘈嘈如急雨
小絃切切如私語
嘈嘈切切錯雜彈
大珠小珠落玉盤
間關鶯語花底滑
幽咽泉流水下灘
水泉冷澀絃凝絕
凝絕不通聲漸歇
別有幽愁暗恨生
此時無聲勝有聲
銀瓶乍破水漿迸
鐵騎突出刀鎗鳴
曲終收撥當心畫
四絃一聲如裂帛
東船西舫悄無言
唯見江心秋月白
沈吟放撥插絃中
整頓衣裳起斂容
自言本是京城女
家在蝦蟆陵下住
十三學得琵琶成
名屬教坊第一部
曲罷曾教善才服
妝成每被秋娘妒
五陵年少爭纏頭
一曲紅綃不知數
鈿頭銀篦擊節碎
血色羅裙翻酒汙
今年歡笑復明年
秋月春風等閑度
弟走從軍阿姨死
暮去朝來顏色故
門前冷落車馬稀
老大嫁作商人婦
商人重利輕別離
前月浮梁買茶去
去來江口守空船
繞船月明江水寒
夜深忽夢少年事
夢啼妝淚紅闌干
我聞琵琶已嘆息
又聞此語重唧唧
同是天涯淪落人
相逢何必曾相識
我從去年辭帝京
謫居臥病潯陽城
潯陽地僻無音樂
終歲不聞絲竹聲
住近湓江地低濕
黃蘆苦竹繞宅生
其間旦暮聞何物
杜鵑啼血猿哀鳴
春江花朝秋月夜
往往取酒還獨傾
豈無山歌與村笛
嘔啞嘲哳難為聽
今夜聞君琵琶語
如聽仙樂耳暫明
莫辭更坐彈一曲
為君翻作琵琶行
感我此言良久立
卻坐促絃絃轉急
淒淒不似向前聲
滿座重聞皆掩泣
座中泣下誰最多
江州司馬青衫濕
Tỳ Bà Hành
Tầm Dương giang đầu dạ tống khách
Tầm Dương giang đầu dạ tống khách
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt
Chủ nhân há mã khách tại thuyền
Cử tửu dục ẩm vô quản huyền
Túy bất thành hoan, thảm tương biệt
Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt
Hốt văn thủy thượng tỳ bà thanh
Chủ nhân vong quy khách bất phát
Tầm thanh ám vấn đàn giả thùy ?
Tỳ bà thanh đình dục ngữ trì
Di thuyền tương cận yêu tương kiến
Thiêm tửu hồi đăng trùng khai yến
Thiên hô vạn hoán thủy xuất lai
Do bão tỳ bà bán già diện
Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh
Vị thành khúc điệu, tiên hữu tình
Huyền huyền yểm ức, thanh bình tứ
Tự tố bình sinh bất đắc chí
Đê mi tín thủ tục tục đàn
Thuyết tận tâm trung vô hạn sự
Khinh lung mạn nhiên mạt phục khiêu
Sơ vi “Nghê thường”, hậu “Lục yêu”
Đại huyền tao tao như cấp vũ
Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ
Tao tao thiết thiết thác tạp đàn
Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn
Gian quan oanh ngữ hoa để hoạt
U yết tuyền lưu thủy há than
Thủy tiền lãnh sáp huyền ngưng tuyệt
Ngưng tuyệt bất thông thanh tạm yết
Biệt hữu u tình ám hận sinh
Thử thời vô thanh thắng hữu thanh
Ngân bình sạ phá thủy tương bỉnh
Thiết kỵ đột xuất đao thương minh
Khúc chung thu bát đương tâm hoạch
Tứ huyền nhất thanh như liệt bạch
Đông thuyền tây phảng tiễu vô ngôn
Duy kiến giang tâm thu nguyệt bạch
Trầm ngâm phóng bát sáp huyền trung
Chỉnh đốn y thường khởi liễm dung
Tự ngôn: “Bản thị kinh thành nữ
Gia tại Hà Mô lăng hạ trú
Thập tam học đắc tỳ bà hành
Danh thuộc giáo phường đệ nhất bộ
Khúc bãi tằng giao Thiện Tài phục
Trang thành mỗi bị Thu Nương đố
Ngũ Lăng niên thiếu tranh triền đầu
Nhất khúc hồng tiêu bất tri số
Điền đầu ngân tì kích tiết toái
Huyết sắc la quần phiên tửu ố
Kim niên hoan tiếu phục minh niên
Thu nguyệt xuân phong đẳng nhàn độ
Đệ tẩu tòng quân, a di tử
Mộ khứ, triêu lai nhan sắc cố
Môn tiền lãnh lạc xa mã hí
Lão đại giá tác thương nhân phụ
Thương nhân trọng lợi, khinh biệt ly
Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ ?
Khứ lại giang khẩu thủ không thuyền
Nhiễu thuyền nguyệt minh, giang thủy hàn
Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự
Mộng đề trang lệ hồng lan can “
Ngã văn tỳ bà dĩ thán tức
Hựu văn thử ngữ trùng tức tức
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân
Tương phùng hà tất tằng tương thức
”Ngã tòng khứ niên từ đế kinh
Trích cư ngọa bệnh Tầm Dương thành
Tầm Dương địa tịch vô âm nhạc
Chung tuế bất văn ty trúc thanh
Trú cận Bồn Giang địa đê thấp
Hoàng lô khổ trúc nhiễu trạch sinh
Kỳ gian đán mộ văn hà vật
Đỗ quyên đề huyết viên ai minh
Xuân giang hoa triêu thu nguyệt dạ
Vãng vãng thủ tửu hoàn độc khuynh
Khởi vô sơn ca dữ thôn địch
Ẩu á trào triết nan vi thính
Kim dạ văn quân Tỳ bà ngữ
Như thính tiên nhạc nhĩ tạm minh
Mạc từ cánh tọa đàn nhất khúc
Vị quân phiên tác tỳ bà hành “
Cảm ngã thử ngôn lương cửu lập
Khước tọa xúc huyền, huyền chuyển cấp
Thê thê bất tự hướng tiền thanh
Mãn tọa trùng văn giai yểm khấp
Tọa trung khấp hạ thùy tối đa ?
Giang Châu tư mã thanh sam thấp
Bạch
Cư Dị
Bản dịch thơ của Phan Huy Vịnh:
Tỳ Bà Hành
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa, khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti
Say những luống ngại khi chia rẽ
Nước mênh mông đượm vẻ gương trong
Đàn ai nghe vẳng bên sông
Chủ khuây khỏa lại khách dùng dằng
xuôi
Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá ?
Dừng dây tơ nấn ná làm thinh
Dời thuyền ghé lại thăm tình
Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui
Mời mọc mãi, thấy người bỡ ngỡ
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua
Dẫu chưa nên khúc, tình đà thoảng hay
Nghe não nuột mấy dây buồn bực
Dường than niềm tấm tức bay lâu
Mày chau tay gẩy khúc sầu
Dãi bầy hết nỗi trước sau muôn vàn
Ngón buông, bắt khoan khoan dìu dặt
Trước Nghê thường sau thoắt Lục Yêu:
Dây to nhường đổ mưa rào
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu
Trong hoa oanh ríu rít nhau
Nước tuôn róc rách, chảy mau xuống ghềnh
Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bật tiếng tơ
Ôm sầu, mang giận ngẩn ngơ
Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay
Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước
Ngựa sắt giong, xô xát tiếng đao
Cung đàn trọn khúc thanh tao
Tiếng buông xé lựa, lưạ vào bốn dây
Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt
Một vầng trăng trong vắt lòng sông
Ngậm ngùi đàn bát xếp xong
Áo xiêm khép nép hầu mong dãi nhời
Rằng: “Xưa vốn là người kẻ chợ
Cồn Hà Mô trú ở lân la
Học đàn từ thuở mười ba
Giáo phường đệ nhất sổ đà chép tên
Gã Thiện tài sợ phen dừng khúc
Ả Thu nương ghen lúc điểm tô
Ngũ Lăng, chàng trẻ ganh đua
Biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn
Vành lược bạc gãy tan dịp gõ
Bức quần hồng hoen ố rượu rơi
Năn năm lần lữa vui cười
Mải trăng gió chẳng đoái hoài xuân thu
Buồn em trảy, lại lo dì thác
Sầu hôm mai đổi khác hình dung
Cửa ngoài xe ngựa vắng không
Thân già mới kết duyên cùng khách thương
Khách trọng lợi khinh thường ly cách
Mải buôn chè sớm tếch nguồn khơi
Thuyền không, đậu bến mặc ai
Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh
lùng
Đêm khuya, sực nhớ vòng tuổi trẻ
Chợt mơ màng dòng lệ đỏ hoen
Nghe đàn ta đã trạnh buồn
Lại rầu nghe nỗi nỉ non mấy nhời :
” Cùng một lứa bên trời lận đận
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau
Từ xa kinh khuyết bấy lâu
Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai
Chốn cùng tịch lấy ai vui thích
Tai chẳng nghe đàn địch cả năm
Sông Bồn gần chốn cát lầm
Lau vàng, trúc võ, âm thầm, quanh hiên
Tiếng chi đó nghe liền sớm tối
Cuốc kêu sầu, vượn nói nỉ non
Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn
Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng
Há chẳng có ca rừng, địch nội ?
Giọng líu lo, buồn nỗi khó nghe
Tỳ bà nghe dạo canh khuya
Dường như tiên nhạc gần kề bên tai
Hãy ngồi lại gẩy chơi khúc nữa
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca“
Đứng lâu dường cảm lời ta
Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây
Nghe não nuột khác tay đàn trước
Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi
Lệ ai chan chứa hơn người ?
Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh
Thế Anh
Lại thêm một tư liệu về người dịch “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị
Gần đây do một sự tình cờ chúng tôi phát hiện được một bài viết có nhan đề “Tỳ bà hành bạt” chép chung trong cuốn Nam phong giải trào ở Thư viện Quốc gia (R1674). Bài dài khoảng 450 chữ. Sau lời bạt là nguyên văn chữ Hán bài “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị và lời dịch ra quốc âm. Đáng chú ý là bài viết có ghi cụ thể dòng lạc khoản “Minh Mệnh thập nhị niên ngô nguyệt trung hoán. (Hà ái) Nhâm Ngọ Hội nguyên Tiến sĩ Hình bộ Thị lang sung biện Nội các sự vụ Phương Trạch Hà Tốn Phủ cẩn bạt”. Hà Tốn Phủ chính là Hà Tông Quyền bạn đồng liêu với dịch giả bài Tỳ bà hành mà ở đoạn đầu lời bạt ông đã giới thiệu dịch giả là “Cựu Bộ trưởng Xuân Khanh” (Tên hiệu Phan Huy Thực).
Hà Tông Quyền (1789-1893) quê huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, đỗ Hội nguyên năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), lúc nhỏ đi học nổi tiếng thông minh, làm quan đến chức Lại bộ Tham tri, Sung đại thần Viện cơ luật, khi mất được truy tặng Thượng thư bộ Lại. Ông là một nhà khoa bảng nổi tiếng văn chương, được các sĩ phu đương thời ca ngợi. Ngoài thơ chữ Hán ông còn để lại 30 bài vịnh Kiều bằng chữ Nôm hưởng ứng cuộc thi vịnh Kiều do Minh Mệnh đề xướng năm 1830. Ông được Minh Mệnh tin dùng và thường xuyên được vào bái kiến nhà vua.
Trong lời bạt ông ca ngợi và đánh giá cao bài dịch “Tỳ bà hành” của họ Phan, đồng thời ông cũng nêu lên quan điểm về dịch thuật của mình là không nên quá chú trọng về mặt kỹ xảo mà làm sai lạc nội dung của nguyên tác. Qua lời bạt chúng ta còn được biết thêm về thời điểm ra đời của bản dịch (trước năm 1831).
Thực ra từ trước tới nay đã có nhiều người đề cập đến địch giả bài “Tỳ bà hành” nổi tiếng của Bạch Cư Dị. Ngay từ năm 1926 Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến cũng đã thông báo trên tạp chí Nam Phong dịch giả “Tỳ bà hành” là Phan Huy Thực. Tiếp đó Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Ly, Trương Linh Tử và sau này Phạm Văn Diêu, Tạ Ngọc Diễn, Hoàng Thị Ngọ cũng khẳng định như vậy. Khi viết về dòng họ Phan Huy ở Sài Sơn, GS. Phan Huy Lê cho biết gia phả họ Phan ở Thạch Châu và Sài Sơn đều chép thống nhất người dịch “Tỳ bà hành” là Phan Huy Thực. Chúng tôi cũng đã được đọc cuốn Phan tộc công phả hiện đang lưu giữ ở Thư viện Quốc gia (A2963) do Phan Huy Dũng - cháu nội Phan Huy Thực biên tập, trong đó có ghi tóm tắt tiểu sử 6 người con của Phan Huy ích. Trong đoạn nói về Phan Huy Thực, gia phả có ghi rõ các trước tác của ông như: Hoa thiều tạp vịnh, Tỳ bà hành diễn âm khúc, Nhân ảnh vấn đáp... Riêng đối với Phan Huy Vịnh thì gia phả không hề nói đến việc ông dịch “Tỳ bà hành”.
Như vậy gia phả họ Phan Huy là nguồn tư liệu duy nhất đáng tin cậy để xác định người dịch Tỳ bà hành và đồng thời cũng để đính chính những ngộ nhận lâu nay được gán ghép cho Phan Huy Vịnh. Sở dĩ có sự nhầm lẫn kéo dài có lẽ là do nguồn tư liệu của Trần Trung Viên trong cuốn Văn đàn bảo giám (soạn năm 1926) và nhất là cuốn Thi văn hợp tuyển dùng trong các trường trung học trước năm 1945 đã có ảnh hưởng sâu rộng trong giới học sinh lúc bấy giờ. Hai cuốn sách này gần đây đã được in lại vài ba lần nhưng vẫn không được đính chính, ngay cả bộ Từ điển văn học 2 tập in năm 1983-1984 cũng ghi Phan Huy Vịnh là người dịch “Tỳ bà hành” và Phan Huy Thực không có tên trong bộ Từ điển này (Cuốn Từ điển văn học bộ mới in năm 2004 đã có đính chính và bổ sung). Vì đã thành thói quen nên những cuốn sách mới gần đây như Thơ Đường trong nhà trường dùng cho học sinh Trung học, sinh viên và người yêu thích thơ Đường hoặc cuốn Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành của Hồ Sỹ Hiệp tập hợp những bài viết của nhiều nhà nghiên cứu và cuốn Thơ Bạch Cư Dị của NXB Hội Nhà văn vừa mới in xong trong quí IV-2006, vẫn để tên người dịch là Phan Huy Vịnh.
Để góp thêm một minh chứng cho vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn lời bạt của Hà Tông Quyền cho bài dịch “Tỳ bà hành” của Phan Huy Thực.
*
Lời bạt cho bài dịch “Tỳ bà hành”
“Tỳ bà hành” là tác phẩm của Bạch Lạc Thiên, các sĩ phu nước ta rất hâm mộ và đã diễn ra quốc âm, nhưng vì lời văn dài mà ngôn ngữ lại có phần mới nên đôi khi vẫn gặp những chỗ khó dịch và người dịch thường giữ lấy ý chính mà lại bỏ qua nhiều chi tiết trong nguyên bản. Khi dịch một bài văn nếu chỉ chú ý về mặt kỹ xảo (cầu công) mà không bám sát nội dung của nguyên tác thì có khác gì “gãi không đúng chỗ ngứa” và thử hỏi như vậy đã phải là người hiểu được thi sĩ họ Bạch chưa?
Khi tôi tiếp xúc với bài diễn âm của cựu Bộ trưởng Xuân Khanh họ Phan, tiên sinh bảo: Đó là bài tôi dịch ra đấy. Khi xem tôi thấy lời dịch bám sát nội dung, từng chữ từng câu răm rắp không sai mà âm vận thì lại vừa khoan thai vừa hùng tráng. Tôi đã ngâm nga, đọc đi đọc lại nhiều lần và rất lấy làm tâm đắc tưởng như đang được tiếp xúc với thi nhân cự phách đời Đường - người đang bị biếm trích ở đất Giang Châu trước cảnh thê lương của hơi thu và lau lách đìu hiu để tạo nên một thiên tuyệt bút, như đang được chứng kiến cảnh:
Tiên sinh đã diễn ra quốc âm trong lúc chưa gặp vận còn đang phải ẩn náu nơi sơn dã, chẳng khác cảnh sông Bồn và đã mượn chén rượu của người khác để giải nỗi sầu riêng, nếu không phải là người có thiên tư và chịu ảnh hưởng truyền thống học vấn của gia đình thì làm sao mà có được? Tiên sinh vốn sở trường về văn chương, thanh luật, nên âm vận trong câu dịch hài hoà toát lên cảnh phong lưu tao nhã, xứng đáng cùng với Lạc Thiên là những bậc hào hoa một thủa. Có những chỗ Lạc Thiên chưa diễn đạt hết thì tiên sinh lại dùng thanh âm mà giãi bày một cách tường tận.
Tôi thô vụng và quê mùa, không biết được nhiều, nhưng bề trên đã bảo, tôi không dám từ nan, bèn mạo muội viết ra lời bạt này và nếu như tác phẩm của tiên sinh nổi tiếng thì tôi cũng được thơm lây và cũng coi như được dự buổi tiễn đưa trong đêm trăng trên bến Tầm Dương để được cùng chia sẻ nỗi niềm u hoài của kẻ cô thần khoáng phụ, như thế còn gì sung sướng cho hơn, chắc tiên sinh cũng không cười tôi là kẻ ngông cuồng và Bạch Lạc Thiên cũng sẽ thông cảm cho tôi.
Trung tuần tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 12 (Hà ái) Nhâm Ngọ Hội nguyên Tiến sĩ Hình bộ Thị lang sung biện Nội các sự vụ Phương Trạch Hà Tốn Phủ cẩn bạt.
*
Qua lời bạt ta thấy Hà Tông Quyền đánh giá rất cao bài dịch của Phan Huy Thực. Trước Phan Huy Thực cũng đã có người dịch “Tỳ bà hành”. Trên tạp chí Văn học số 4/1975, Trần Thị Băng Thanh cho biết đã tìm được một bản dịch chép trong cuốn Thạch Động tiên sinh thi tập. Sau Phan Huy Thực, Phan Văn Ái cũng dịch “Tỳ bà hành” thành hai bài: một bài theo thể thất ngôn trường thiên, một bài theo thể thất ngôn bát cú. Trên tạp chí Nam Phong thỉnh thoảng cũng có sưu tầm được một vài bài dịch không đề tên người dịch. Tuy nhiên những bài xuất hiện trước và sau bản dịch của Phan Huy Thực đều không có mấy tiếng vang và đã nhanh chóng bị quên lãng. “Tỳ bà hành” được phổ biến rộng rãi và xem như một di sản văn học quí giá của Việt Nam chủ yếu là thông qua bản dịch của Phan Huy Thực. Nghệ thuật hát ca trù tồn tại đã lâu đời và từ khi có bài dịch “Tỳ bà hành” của Phan Huy Thực thì nó đã lan nhanh và đã trở thành một điệu hát trữ tình, giàu chất thơ, nhạc điệu, làm phong phú và bổ sung thêm cho hàng chục làn điệu ca trù khác trong các ca quán thời xưa. Những người mê ca trù trước đây thường thuê thuyền đón ả đào hát “Tỳ bà hành” trong những đêm trăng huyền ảo để thưởng thức và làm sống lại nguồn cảm xúc của nhà thơ với người ca nữ trên bến nước Tầm Dương.
“Tỳ bà hành” không những là nguồn cảm hứng cho những nhà Nho tài tử và các bậc tao nhân mặc khách trước đây như Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh… mà cả những thi nhân hiện đại cũng mượn trăng nước Tầm Dương đưa vào tác phẩm của mình. Nhà thơ tình Xuân Diệu thì “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người” hoặc “Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi”, Vũ Hoàng Chương cũng than “Niềm giang hồ tan tác lệ Giang Châu”, nữ sĩ Ngân Giang thì “Bến Tầm Dương trăng nước một con thuyền, ngán tình ca nữ” và nhà thơ chân quê Nguyễn Bính thì dành Cây đàn tì bà cho một chuyện thơ dài.
Bài dịch “Tỳ bà hành” của Phan Huy Thực là một kiệt tác đã có những câu thần bút làm say đắm bao thế hệ các nhà thơ. Xuân Diệu cũng đã phải thốt lên: “Ai đã đọc bản dịch ‘Tỳ bà hành’ quên những đoạn nào thì quên, thậm chí nếu quên cả bài, thì bốn câu mở đầu cũng không quên được".
Bốn câu mở đầu đó là:
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti
Nguyễn Hiến Lê cũng có nhận xét như sau khi ông so sánh mấy câu trên đây với câu thơ của Bạch Cư Dị:
“Mới đầu chúng ta thấy có cái gì khác nhau, mặc dù cũng bảy chữ và bản dịch rất sát nguyên bản: Tầm Dương giang đầu dạ tống khách không buồn, không vắng vẻ, không mông lung bằng Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách. Tôi có cảm tưởng như vậy, có lẽ do chữ dạ dịch ra là canh khuya. Dạ (đêm) không gợi ý nhiều bằng canh khuya. Tài năng của họ Phan, tinh thần của tiếng Việt ở chỗ đó.
Đọc câu thơ thứ hai: Phong diệp địch hoa thu sắt sắt và câu dịch Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu thì câu của họ Phan làm tôi rung động hơn nhiều nhờ những chữ lau lách đìu hiu, cả chữ quạnh, chữ hơi nữa, vì tôi thấy lau lách buồn hơn địch hoa; hơi thu, đìu hiu gợi cảm hơn là thu sắt sắt.
Bài dịch “Tỳ bà hành” của Phan Huy Thực là một tác phẩm toàn bích, và có lẽ cũng vì thế mà Tản Đà tài hoa cũng không dịch lại bài này và nhà thơ đã chọn một bài trường thiên nổi tiếng khác của Bạch Cư Dị là bài “Trường hận ca” và ông cũng đã thành công.
(Tác giả hiện làm việc tại Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.)
[1]Lấy hai câu dịch của Phan Huy Thực để điển đạt ý "ngân bình thiết kỵ".
Hà Tông Quyền (1789-1893) quê huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, đỗ Hội nguyên năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), lúc nhỏ đi học nổi tiếng thông minh, làm quan đến chức Lại bộ Tham tri, Sung đại thần Viện cơ luật, khi mất được truy tặng Thượng thư bộ Lại. Ông là một nhà khoa bảng nổi tiếng văn chương, được các sĩ phu đương thời ca ngợi. Ngoài thơ chữ Hán ông còn để lại 30 bài vịnh Kiều bằng chữ Nôm hưởng ứng cuộc thi vịnh Kiều do Minh Mệnh đề xướng năm 1830. Ông được Minh Mệnh tin dùng và thường xuyên được vào bái kiến nhà vua.
Trong lời bạt ông ca ngợi và đánh giá cao bài dịch “Tỳ bà hành” của họ Phan, đồng thời ông cũng nêu lên quan điểm về dịch thuật của mình là không nên quá chú trọng về mặt kỹ xảo mà làm sai lạc nội dung của nguyên tác. Qua lời bạt chúng ta còn được biết thêm về thời điểm ra đời của bản dịch (trước năm 1831).
Thực ra từ trước tới nay đã có nhiều người đề cập đến địch giả bài “Tỳ bà hành” nổi tiếng của Bạch Cư Dị. Ngay từ năm 1926 Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến cũng đã thông báo trên tạp chí Nam Phong dịch giả “Tỳ bà hành” là Phan Huy Thực. Tiếp đó Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Ly, Trương Linh Tử và sau này Phạm Văn Diêu, Tạ Ngọc Diễn, Hoàng Thị Ngọ cũng khẳng định như vậy. Khi viết về dòng họ Phan Huy ở Sài Sơn, GS. Phan Huy Lê cho biết gia phả họ Phan ở Thạch Châu và Sài Sơn đều chép thống nhất người dịch “Tỳ bà hành” là Phan Huy Thực. Chúng tôi cũng đã được đọc cuốn Phan tộc công phả hiện đang lưu giữ ở Thư viện Quốc gia (A2963) do Phan Huy Dũng - cháu nội Phan Huy Thực biên tập, trong đó có ghi tóm tắt tiểu sử 6 người con của Phan Huy ích. Trong đoạn nói về Phan Huy Thực, gia phả có ghi rõ các trước tác của ông như: Hoa thiều tạp vịnh, Tỳ bà hành diễn âm khúc, Nhân ảnh vấn đáp... Riêng đối với Phan Huy Vịnh thì gia phả không hề nói đến việc ông dịch “Tỳ bà hành”.
Như vậy gia phả họ Phan Huy là nguồn tư liệu duy nhất đáng tin cậy để xác định người dịch Tỳ bà hành và đồng thời cũng để đính chính những ngộ nhận lâu nay được gán ghép cho Phan Huy Vịnh. Sở dĩ có sự nhầm lẫn kéo dài có lẽ là do nguồn tư liệu của Trần Trung Viên trong cuốn Văn đàn bảo giám (soạn năm 1926) và nhất là cuốn Thi văn hợp tuyển dùng trong các trường trung học trước năm 1945 đã có ảnh hưởng sâu rộng trong giới học sinh lúc bấy giờ. Hai cuốn sách này gần đây đã được in lại vài ba lần nhưng vẫn không được đính chính, ngay cả bộ Từ điển văn học 2 tập in năm 1983-1984 cũng ghi Phan Huy Vịnh là người dịch “Tỳ bà hành” và Phan Huy Thực không có tên trong bộ Từ điển này (Cuốn Từ điển văn học bộ mới in năm 2004 đã có đính chính và bổ sung). Vì đã thành thói quen nên những cuốn sách mới gần đây như Thơ Đường trong nhà trường dùng cho học sinh Trung học, sinh viên và người yêu thích thơ Đường hoặc cuốn Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành của Hồ Sỹ Hiệp tập hợp những bài viết của nhiều nhà nghiên cứu và cuốn Thơ Bạch Cư Dị của NXB Hội Nhà văn vừa mới in xong trong quí IV-2006, vẫn để tên người dịch là Phan Huy Vịnh.
Để góp thêm một minh chứng cho vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn lời bạt của Hà Tông Quyền cho bài dịch “Tỳ bà hành” của Phan Huy Thực.
Lời bạt cho bài dịch “Tỳ bà hành”
“Tỳ bà hành” là tác phẩm của Bạch Lạc Thiên, các sĩ phu nước ta rất hâm mộ và đã diễn ra quốc âm, nhưng vì lời văn dài mà ngôn ngữ lại có phần mới nên đôi khi vẫn gặp những chỗ khó dịch và người dịch thường giữ lấy ý chính mà lại bỏ qua nhiều chi tiết trong nguyên bản. Khi dịch một bài văn nếu chỉ chú ý về mặt kỹ xảo (cầu công) mà không bám sát nội dung của nguyên tác thì có khác gì “gãi không đúng chỗ ngứa” và thử hỏi như vậy đã phải là người hiểu được thi sĩ họ Bạch chưa?
Khi tôi tiếp xúc với bài diễn âm của cựu Bộ trưởng Xuân Khanh họ Phan, tiên sinh bảo: Đó là bài tôi dịch ra đấy. Khi xem tôi thấy lời dịch bám sát nội dung, từng chữ từng câu răm rắp không sai mà âm vận thì lại vừa khoan thai vừa hùng tráng. Tôi đã ngâm nga, đọc đi đọc lại nhiều lần và rất lấy làm tâm đắc tưởng như đang được tiếp xúc với thi nhân cự phách đời Đường - người đang bị biếm trích ở đất Giang Châu trước cảnh thê lương của hơi thu và lau lách đìu hiu để tạo nên một thiên tuyệt bút, như đang được chứng kiến cảnh:
Tiên sinh đã diễn ra quốc âm trong lúc chưa gặp vận còn đang phải ẩn náu nơi sơn dã, chẳng khác cảnh sông Bồn và đã mượn chén rượu của người khác để giải nỗi sầu riêng, nếu không phải là người có thiên tư và chịu ảnh hưởng truyền thống học vấn của gia đình thì làm sao mà có được? Tiên sinh vốn sở trường về văn chương, thanh luật, nên âm vận trong câu dịch hài hoà toát lên cảnh phong lưu tao nhã, xứng đáng cùng với Lạc Thiên là những bậc hào hoa một thủa. Có những chỗ Lạc Thiên chưa diễn đạt hết thì tiên sinh lại dùng thanh âm mà giãi bày một cách tường tận.
Tôi thô vụng và quê mùa, không biết được nhiều, nhưng bề trên đã bảo, tôi không dám từ nan, bèn mạo muội viết ra lời bạt này và nếu như tác phẩm của tiên sinh nổi tiếng thì tôi cũng được thơm lây và cũng coi như được dự buổi tiễn đưa trong đêm trăng trên bến Tầm Dương để được cùng chia sẻ nỗi niềm u hoài của kẻ cô thần khoáng phụ, như thế còn gì sung sướng cho hơn, chắc tiên sinh cũng không cười tôi là kẻ ngông cuồng và Bạch Lạc Thiên cũng sẽ thông cảm cho tôi.
Trung tuần tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 12 (Hà ái) Nhâm Ngọ Hội nguyên Tiến sĩ Hình bộ Thị lang sung biện Nội các sự vụ Phương Trạch Hà Tốn Phủ cẩn bạt.
Qua lời bạt ta thấy Hà Tông Quyền đánh giá rất cao bài dịch của Phan Huy Thực. Trước Phan Huy Thực cũng đã có người dịch “Tỳ bà hành”. Trên tạp chí Văn học số 4/1975, Trần Thị Băng Thanh cho biết đã tìm được một bản dịch chép trong cuốn Thạch Động tiên sinh thi tập. Sau Phan Huy Thực, Phan Văn Ái cũng dịch “Tỳ bà hành” thành hai bài: một bài theo thể thất ngôn trường thiên, một bài theo thể thất ngôn bát cú. Trên tạp chí Nam Phong thỉnh thoảng cũng có sưu tầm được một vài bài dịch không đề tên người dịch. Tuy nhiên những bài xuất hiện trước và sau bản dịch của Phan Huy Thực đều không có mấy tiếng vang và đã nhanh chóng bị quên lãng. “Tỳ bà hành” được phổ biến rộng rãi và xem như một di sản văn học quí giá của Việt Nam chủ yếu là thông qua bản dịch của Phan Huy Thực. Nghệ thuật hát ca trù tồn tại đã lâu đời và từ khi có bài dịch “Tỳ bà hành” của Phan Huy Thực thì nó đã lan nhanh và đã trở thành một điệu hát trữ tình, giàu chất thơ, nhạc điệu, làm phong phú và bổ sung thêm cho hàng chục làn điệu ca trù khác trong các ca quán thời xưa. Những người mê ca trù trước đây thường thuê thuyền đón ả đào hát “Tỳ bà hành” trong những đêm trăng huyền ảo để thưởng thức và làm sống lại nguồn cảm xúc của nhà thơ với người ca nữ trên bến nước Tầm Dương.
“Tỳ bà hành” không những là nguồn cảm hứng cho những nhà Nho tài tử và các bậc tao nhân mặc khách trước đây như Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh… mà cả những thi nhân hiện đại cũng mượn trăng nước Tầm Dương đưa vào tác phẩm của mình. Nhà thơ tình Xuân Diệu thì “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người” hoặc “Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi”, Vũ Hoàng Chương cũng than “Niềm giang hồ tan tác lệ Giang Châu”, nữ sĩ Ngân Giang thì “Bến Tầm Dương trăng nước một con thuyền, ngán tình ca nữ” và nhà thơ chân quê Nguyễn Bính thì dành Cây đàn tì bà cho một chuyện thơ dài.
Bài dịch “Tỳ bà hành” của Phan Huy Thực là một kiệt tác đã có những câu thần bút làm say đắm bao thế hệ các nhà thơ. Xuân Diệu cũng đã phải thốt lên: “Ai đã đọc bản dịch ‘Tỳ bà hành’ quên những đoạn nào thì quên, thậm chí nếu quên cả bài, thì bốn câu mở đầu cũng không quên được".
Bốn câu mở đầu đó là:
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti
Nguyễn Hiến Lê cũng có nhận xét như sau khi ông so sánh mấy câu trên đây với câu thơ của Bạch Cư Dị:
“Mới đầu chúng ta thấy có cái gì khác nhau, mặc dù cũng bảy chữ và bản dịch rất sát nguyên bản: Tầm Dương giang đầu dạ tống khách không buồn, không vắng vẻ, không mông lung bằng Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách. Tôi có cảm tưởng như vậy, có lẽ do chữ dạ dịch ra là canh khuya. Dạ (đêm) không gợi ý nhiều bằng canh khuya. Tài năng của họ Phan, tinh thần của tiếng Việt ở chỗ đó.
Đọc câu thơ thứ hai: Phong diệp địch hoa thu sắt sắt và câu dịch Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu thì câu của họ Phan làm tôi rung động hơn nhiều nhờ những chữ lau lách đìu hiu, cả chữ quạnh, chữ hơi nữa, vì tôi thấy lau lách buồn hơn địch hoa; hơi thu, đìu hiu gợi cảm hơn là thu sắt sắt.
Bài dịch “Tỳ bà hành” của Phan Huy Thực là một tác phẩm toàn bích, và có lẽ cũng vì thế mà Tản Đà tài hoa cũng không dịch lại bài này và nhà thơ đã chọn một bài trường thiên nổi tiếng khác của Bạch Cư Dị là bài “Trường hận ca” và ông cũng đã thành công.
(Tác giả hiện làm việc tại Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.)
[1]Lấy hai câu dịch của Phan Huy Thực để điển đạt ý "ngân bình thiết kỵ".
Chính vì ảnh hưởng của Tì Bà Hành mà tôi viết Đoạn Trường Ngâm Khúc .Thầy Đồ Lương của chúng ta đã đem hai bài so sánh với nhau Và vì thương tôi anh Lương có nói Bài "ĐTNK trầm hùng và thê thiết hơn".Tôi không dám nhận . Nhưng nhờ vậy mà tôi nhận thấy rõ ràng trong các khách yêu thơ có hai loạingười:
RépondreSupprimerLoại Liên Tài và loại Đố Kỵ .Tôi có hai bài thơ nói về hai loại thi nhân này .Đó cũng là thói thường của con người : có người tốt lành thì cũng người ganh tị .Chúng ta đừng để bị lây tật nghi ngờ làm sất mẻ tình bạn của HƯƠNG XUÂN mà chi Thanh Hương Caroline đã tốn công vun xới kéo lại bên nhau
Trân trọng
LTĐQB