caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 11 mai 2016

Sài Gòn và câu chuyện2 thành cổ xưa, thành Bát Quái và thành Gia Định.

Kính gửi quý anh chị nào đã một thời sinh sống tại thành phố Saigon đến nay vẫn chưa biết về câu chuyện lịch sử của thành Bát Quái và thành Gia Định.

 

  2 thành cổ bảo vệ Sài Gòn xưa.

Caroline Thanh Hương


Sau sự biến Lê Văn khôi, Minh Mạng phá thành Bái Quái do vua Gia Long xây, lập Thành Phụng nhưng khả năng bảo vệ kém nên dễ dàng bị người Pháp hạ.

Sài Gòn hơn 200 năm trước từng có hệ thống thành Quy và Phụng kiên cố để phòng thủ với kiến trúc kiểu phương Tây, thể hiện tư duy quân sự hiện đại và tự chủ trong việc thực thi chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, cả hai thành đều bị phá bỏ. Đối chiếu với bản đồ ngày nay, hai thành cổ này nằm gọn trong khu vực trung tâm quận 1 và 3, TP HCM.

Năm 1698, Nguyễn Hữu cảnh vào Nam kinh lý, đặt ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình. Thủ phủ Gia Định đặt ở Bên Nghé có rất nhiều lợi thế về mặt địa lý. Ban đầu, phủ Gia Định chỉ gồm miền Đông Nam Bộ, nhưng sau bao gồm cả địa bàn miền Tây Nam Bộ. Nửa thế kỷ sau, khi phủ Gia Định được mở rộng ra cả khu vực Nam Bộ thì vị trí của thủ phủ không còn ở trung tâm nữa, nhưng thủ phủ vẫn là Bến Nghé. Bến Nghé đương thời ở cạnh bờ sông là nơi trên bên dưới thuyền tấp nập, vô số thuyền bè lớn nhỏ chuyên chở theo đường sông rạch hay cận duyên mang hàng hóa nội địa đến buôn bán, tạo thành giang cảng rất lớn.
 photo ban-do-sg1790-2642-1451610345.jpg

Bản đồ Sài Gòn năm 1790 do người Pháp vẽ, ở chính giữa là thành Bát Quái do vua Gia Long cho xây dựng. Ảnh tư liệu


 

Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa, năm 1788 Nguyễn Ánh giành lại được đất Gia Định từ quân Tây Sơn và chọn nơi đây làm kinh đô, đặt tên là Gia Định kinh và ra lệnh xây thành Phiên An (còn gọi là thành Quy) - do hai sĩ quan công binh người Pháp là Olivier de Puymanel và Le Brun vẽ họa đồ - phải huy động tới 30.000 dân phu, thầy thợ đắp thành.

Thành Phiên An được xây kiên cố theo kiến trúc Vauban (kiến trúc phòng thủ do một kỹ sư người Pháp thiết kế) nhưng mang hình bát quái, theo phong thổ Á Đông. Thành được xây rất kiên cố với 3 lớp bảo vệ: lớp trong cùng là tường xây bằng đá cao 6,3 m, chân tường dày 36,5 m; lớp giữa là hào rộng với bề ngang 76 m, sâu 6,8 m có nhiều cầu bắc qua và lớp ngoài là lũy bằng đất với chu vi gần 4.000 m. 

Trên thành có nhiều tháp canh hình bát giác, bên cạnh có thang dây. Trong tháp có quân canh gác, có việc gì bất ổn thì ban ngày treo cờ hiệu, ban đêm treo đèn hiệu. Các quân sĩ trong thành cứ theo hiệu báo đó mà điều binh. Đối chiếu với vị trí hiện nay, Phiên An nằm giữa 4 con đường Đinh Tiên Hoàng (Đông) - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Tây) - Lê Thánh Tôn (Nam) - Nguyễn Đình Chiểu (Bắc).

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, người có rất nhiều công trình nghiên cứu về Sài Gòn, Phiên An là ngôi thành đồ sộ nhất trong lịch sử nhà Nguyễn. Lúc đầu được gọi là "Bát Quái", do có 8 cửa, bên trong thành xẻ 4 đường ngang, 4 đường dọc thành những ô vuông. Thoạt nhìn bản đồ giống như con rùa khổng lồ nên hay gọi là thành Quy.

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Gia Long, dời kinh đô từ Gia Định kinh (Sài Gòn) về Huế. 9 năm sau kinh thành Huế được xây, Gia Định kinh được đổi thành Gia Định thành và trở thành thị sở của quan Tổng trấn Nam Kỳ.
 photo so-do-8964-1451610345.png
Sơ đồ thành Bát Quái Sài Gòn do Trương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải. Ảnh tư liệu


Khi làm Tổng trấn Gia Định thành, năm 1830 Tả quân Lê văn Duyệt đã cho xây thành Bát Quái cao thêm một thước rưỡi và dùng toàn đá ong, càng kiên cố. Vì việc sửa thành, cộng với hiềm khích trước đó, vua Minh Mạng (nối ngôi Gia Long) đã khép Lê Văn Duyệt tội nhị tâm (hai lòng) và cho san bằng mồ mả ông sau khi mất.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự biến Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt nổi loạn, đánh chiếm thành Bát Quái và 6 tỉnh Nam Kỳ (1833-1835). Để đánh bại Khôi, Minh Mạng đã huy động hàng chục nghìn quân thủy, bộ vào Nam, bao vây chặt thành Phiên An. Tuy nhiên, do thành được xây dựng chắc chắn, bên trong lại có đủ khí giới và lương thực nên phải mất 2 năm mới chiếm được.

Sau khi dẹp binh biến Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá bỏ thành Bát Quái. Đến năm 1836 ông ra lệnh xây thành mới là Gia Định (còn gọi là thành Phụng) với khoảng 10.000 binh lính, dân chúng bốn tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long và Định Tường làm việc ròng rã trong hai tháng.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, thành Gia Định có chu vi khoảng 1.960 thước, cao 4,7 m, hào rộng 52 m và sâu hơn 3 m. Thành cũng được xây bằng đá ong Biên Hòa và theo mẫu kiến trúc Vauban nhưng nhỏ, dễ bị bắn phá hơn vì chỉ có 4 pháo đài (thành Bát Quái cũ có 8 pháo đài). 
 photo ban-do-bat-quai-5165-1451610345.jpg
Màu đỏ là thành Bát quái xây năm 1790, bị vua Minh Mạng phá đi năm 1835. Màu xanh là thành Phụng, xây năm 1836 bị quân Pháp san bằng hơn 20 năm sau đó. Màu đen là các con đường của Sài Gòn sau này với tên đường trong thời Pháp thuộc. Ảnh tư liệu


Gia Định nằm ở góc Đông Bắc thành cũ, nay là khu vực giữa 4 con đường Nguyễn Du, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định bằng 32 ổ mìn, hỏa thiêu tan tành thành Phụng, chỉ còn lại những đống gạch vụn. 

Theo thống kê, lửa đã thiêu hủy 2.000 cây súng cổ và gươm, giáo; 85 thùng thuốc súng và rất nhiều bì súng, hỏa pháo, diêm sinh, tiêu thạch, chì...; lúa trữ trong kho nuôi 6.000-8.000 nhân khẩu trong năm (trị giá khoảng 3 triệu france); tiền bản xứ (điếu và kẽm), ước trị giá bằng 130.000 France. 

Do có nhiều lúa gạo, vụ cháy kéo dài đến cả tuần. Dấu tích duy nhất còn lại của thành Phụng ngày nay là bức tranh vẽ ảnh người Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.

Về dấu tích của thành Bát Quái, theo cố học giả Vương Hồng Sển, năm 1926, khi đào móng xây cao ốc ở góc đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) và Gia Long (Lý Tự Trọng), người ta phát hiện nhiều đá ong lục lăng nên có thể khẳng định đó là chân cũ vách thành Gia Long xây năm 1790. Một di tích khác cũng của thành Quy được đào thấy năm 1935 tại nhà thương Đồn Đất (Bệnh viện Nhi Đồng 2), nay ở góc đường Lý Tự Trọng và Chu Mạnh Trinh.
 photo tranh-7090-1451610346.jpg
Tranh vẽ quân Pháp chiếm thành Gia Định năm 1859. Ảnh tư liệu


Còn theo nhà bác học Trương Vĩnh Ký, trung tâm thành Quy ở nhà thờ Đức Bà hiện nay - khi xưa có dựng cờ lệnh to lớn. Lúc đào nền móng để xây nhà thờ gặp lớp tro, cây, gạch và đá cháy lụn vụn dày 0,3 m - có thể là di tích kho lương của Lê Văn Khôi bị đốt năm 1835. Trong đống tro này, thợ đào đất đã gặp ngổn ngang xác tiền điếu, tiền kẽm bị lửa cháy kẹo quánh lại thành khối, có cả đạn súng to bằng gang sắt, bằng đá khối...

Theo các nhà nghiên cứu, thành Phiên An tồn tại 45 năm và thành Gia Định 23 năm. Hai thành trì có một số mệnh, tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại những dấu ấn oai hùng trong lịch sử mở nước và giữ nước của quân dân Nam Kỳ Lục tỉnh. Nếu thành Quy thể hiện tư duy quân sự mang dáng dấp văn minh hiện đại của phương Tây, thì thành Phụng hoàn toàn do người Việt xây - chứng tỏ tính tự chủ trong thực thi chủ quyền quốc gia.

Trung Sơn


Còn Sài Gòn xưa là phố trụ Sài Gòn, tức thành phố Chợ Lớn (quận 5) sau này. Phố Sài Gòn ở phía Nam trấn thự, cách đường cái quan (đường Nguyễn Trãi ngày nay) gần 18 km. Năm 1859, sau khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định rồi đổi tên phố Sài Gòn (quận 5) là thành phố Chợ Lớn và phố thị Bến Thành là thành phố Sài Gòn. Thành Gia Định (tức thanh Phụng) người Pháp cũng gọi là thành Sài Gòn.

Các cổ lũy bảo vệ Sài Gòn rìa Bên Nghé xưa gồm Lão cầm và Bán Bích. Lão Cầm cổ lũy ở địa phận thôn Đức Hòa, huyện Bình Dương (quận 10) dài 10.447 m, nằm đối diện với lũy Hoa Phong và lũy Lão cầm, nên gọi là Giao Ba. Còn Bán Bích cổ lũy ở địa phận hai huyện Bình Dương và Tân Long (quận 11, quận 10, quận 3), dài 3.672 m; hình dáng tựa như nửa tấm vách, ở đây còn có lũy đất dài 5.610 m, đã được Đốc chiến Nguyễn cửu Đàm đắp trên nền các cổ luỹ Lão cầm và Ba Giao vào năm 1772. Năm 1862, một người Pháp là Coffyn vẽ dự án quy hoạch thành phố Sài Gòn cho 500.000 dân cũng lấy Bán Bích làm địa giới, nên người ta coi Nguyễn cửu Đàm là nhà quy hoạch đầu tiên của thành phố có tầm nhìn xa hiểu rộng.

Năm 1788, sau khi lấy lại Gia Định từ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh thấy lũy đất tuy vững chắc và rộng lớn nhưng chưa đủ sức bảo vệ thủ phủ Gia Đinh, nên giao cho Trần Văn Học cùng một số người Pháp như Olivier de Puymanel, J.M.Dayot, Le Brun… xây một thành trì lớn theo kiểu phòng thủ quân sự Tây phương. Năm 1790 xây thành Gia Định, năm 1792 làm đến Mỹ Tho… với tài năng đó, Trần Văn Học xứng đáng là quy hoạch gia và công trình sư xây dựng thành phố thị Bến Nghé với thành Gia Định rất quy mô.

Thành Gia Định

Thành xây năm 1790 ở gò cao thôn Tân Khai huyện Bình Dương (quận 1), hình dáng như hoa sen, mở ra 8 cửa, có 8 con đường ngang dọc, từ Đông đến Tây là 563,92 m, từ Nam đến Bắc cũng dài như thế, cao 5,51 m, thành đường 31,7 m, đắp làm 3 cấp. Trong thành đằng trước bên tả dựng Thái miếu, giữa làm sở hành tại, bên phải có kho Trừ tích, bên trái là cục Chế tạo, xung quanh là các dãy nhà kho quân túc vệ ở. Trước sau có làm vọng đầu bát giác ở vị trí cao 53 m, hảo bao quanh thành rộng 65,72 m, sâu 5,94 m, xây cầu ngang qua, ngoài đắp lũy bằng đất chu vi 3.366,56 m rất kiên cố và tráng lệ. Trừ 2 cửa thành mặt tiền, 6 cửa còn lại đều có xây thanh mặt tiền, ở ngoài 6 cửa còn lại đều có xây 6 thành nhỏ kiên cố để bảo vệ gọi là thành Dương Mã.

thành bát quái

Để bảo vệ thành Gia Định, trên sông Sài Gòn có hai đồn bố phòng đó là đồn Giác Ngư và đồn Thảo Câu. Hai đồn này xây dựng năm 1789 đều có chu vi 54,06 m, cao 3 m, phía Tả mở một cửa, cả 4 mặt đều có súng ống đầy đủ. Trong thành Gia Định có các công trình kiến trúc chính như: cục Chế tạo, kho bạc tiền, kho đồn điền, trại súng, kho thuốc súng.

Phía ngoài thành Gia Định có các công trình kiến trúc được xây dựng như: xưởng Chu Sư (tức xưởng đóng tàu Ba Son ngày nay) nằm cách thành 763,2 m, xưởng Voi ở ngoài trại đất cửa Khảm Hiểm; trường thuốc súng ở ngoài cửa Khuôn Trình, cách thành khoảng hơn 1.500, dài 763m; khám đường địa ngục ở ngoài cửa Khuôn Trinh; sứ quán bên trại trước cửa Lý Minh, cách thành 763,2 m; học đường ở bên trái toại ngoại thành; kho bốn trấn xây dựng trên nền cũ của kho quản thảo ở phía Nam cách thành hơn 3.000 m, và trường diễn võ đặt ở Tây Nam cách thành hơn 7.600 m.

Năm 1832 Minh Mạng giải thể thành Gia Định. Năm 1836 – 1837 triều Nguyễn xây lại thành Gia Định với quy mô nhỏ hơn do Tổng đốc Định Biên và Tổng đốc Long Trường chỉ huy. Lúc này thành Gia Định không còn là lỵ sở của Gia Định thành là mà lỵ sở của tỉnh Phiên An, một trong 5 trấn thuộc thành Gia Định lúc đó, với 60 xã thôn và khoảng 100.000 dân.

Đầu năm 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Định do viện cớ Việt Nam không có tự do tín ngưỡng (bách hại đạo Thiên Chúa). Sau khi chiếm được Gia Định, chúng phá hủy tỉnh thành và cho quy hoạch lại với tên gọi “Quy hoạch xây dựng thành phố Sài Gòn” với 500.0 dân vào năm 1861 do Coffyn thiết kế. Diện tích thành khoảng 2.500 ha, đủ chứa 500.000 600.000 dân.


Ranh giới xác định quy hoạch: một mặt là rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghé, mặt kia là chính sông Sài Gòn và một đường rạch nối từ chùa Cây Mai đến những phòng tuyến cũ đồn Chí Hòa, tạo nên Sài Gòn thành một “đô thị ốc đảo”. Dự án quy hoạch Sài Gòn của Coffyn đề cập rất rõ về việc phân chia lô đất ở theo kiểu Pháp đã áp dụng ỏ Algérie lẫn Singapore, có bốn hạng lô như sau:

  • Hạng nhất (nhà buôn nhỏ trên bến cảng): 10 m X12 m = 120 m2.
  • Hạng hai (nhà buôn lớn trên bến cảng): 20 m X 20 m = 400 m2.
  • Hạng ba (nhà ở trong đô thị): 20 m X 80 m = 1600 m2.
  • Hạng tư (nhà ở ngoại Ô): 50 m X 9 m = 450 m2.

Những diện tích như vậy là phù hợp trong thời điểm đó.


Về bố cục không gian đô thị

Thành phố chia thành hai khu vực lớn là khu hành chính và khu thương nghiệp. Khu hành chính nằm ở phía Đông đường Imperial (đường Hai Bà Trưng ngày nay) cho tới rạch Thị Nghè, diện tích khu này rộng khoảng 200 ha. Còn khu thương mại nằm ở phía Tây đường Imperial cho tới Chợ Lớn và gồm cả thành phố này, rộng khoảng 2.300 ha.

Về tổ chức hạ tầng kỹ thuật: thành phố tổ chức mạng lưới đường phố và bến cảng rất quy mô. Chiều rộng của các đường phố chính được thiết kế rộng 40 m, vỉa hè hai bên rộng 4 m có hai hàng cây mỗi bên; đường phụ rộng 30 m, vỉa hè rộng 2 m, và mỗi bên trồng một hàng cây. Còn các bên sông Sài Gòn cũng như rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè đều rộng 40 m, vỉa hè rộng 6 m và cũng được trồng hai hàng cây ở hai bên.

Về tổ chức thoát nước mưa và nước thải: do địa hình Sài Gòn bằng phẳng, không cao hơn mặt nước mấy, lại hay xuất hiện triều dâng, nên không cho phép đặt những đường ống cống bình thường, mà thay vào đó phải làm những ống cống với cửa cống đóng mở tự động…


Mặc dù dự án ban đầu về quy hoạch xây dựng Sài Gòn còn sơ lược, nhưng nó vẫn đủ cho ta một khái niệm trọn vẹn về tương lai của đô thị Sài Gòn đương thời và về sau này.

Do quy hoạch Sài Gòn của Coffyn quá lớn, không thực tế, ngày 15/6/1865 mới có Nghị định chính thức thiết lập thành phố Sài Gòn với ranh giới địa phận nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, đường mới cầu Ông Lãnh (Boresse cũ), một khúc đường đi Chợ Lớn, rẽ vào đường Nguyễn Thị Minh Khai (Chasselong Laubat cũ) thẳng tới rạch Thị Nghè. Như vậy, thành phố Sài Gòn rất nhỏ, nằm một góc trong quận 1 hiện nay. Khi ấy Sài Gòn có 24 con đường phố lớn, nhỏ và đầy đủ các cơ quan công quyền có tính chất thống trị.


Cùng vào năm 1865, ngày 14/7/1865, Chính phủ Pháp đã ban hành Nghị định về thiết lập thành phố Chợ Lớn trên địa bàn phố thị Sài Gòn với diện tích khoảng trên 300 ha và 31 đường phố lớn nhỏ.
Địa phận thành phố Chợ Lớn nằm trong khuôn viên bốn đường: Nguyễn Tri Phương về phía Đông, Minh Phụng – Bình Tiên về phía Tây, Tùng Thiên Vương về phía Nam, đại lộ Hùng Vương về phía Bắc.


Trải qua thời gian dài thuộc Pháp (từ năm 1862 -1945), địa bàn thành phố Sài Gòn phát triển từ quy mô lúc đầu chỉ có 300 ha đến ngày 27/4/193} theo Nghị định sát nhập hai thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn với nhau gọi là địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn rộng đến 5.100 ha, chia làm 5 quận cảnh sát (Sài Gòn 3, Chợ Lớn 2) với dân số 256.000 người. Như vậy địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn rộng gấp đôi quy hoạch của Coffyn năm 1862 (2.500 ha) và chủ yếu phát triển về phía Tây Nam, còn phía Đông thì bị ngăn lại bởi sông Sài Gòn 

tríc từ web Made in Saigon

 

Thành Bát Quái


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thành Gia Định
hiện giờ là Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Plan de la Villa 1795 by Le Brun.png
Vị trí thành Bát Quái so với sông Sài Gòn năm 1795 do Le Brun vẽ
Loại Vauban
Xây dựng 1790
Xây bởi Nguyễn Phúc Ánh
Sử dụng 1790
Bị phá hủy 1835
Hiện trạng Vua Minh Mạng ra lệnh phá hủy
Kiểm soát bởi Nhà Nguyễn
Trận đánh Khởi nghĩa Lê Văn Khôi

Vua Gia Long nhà Nguyễn


Thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy) là một tòa thành của nhà Nguyễn thuộc Gia Định kinh xây dựng theo kiến trúc Vauban tồn tại từ năm 1790 đến năm 1835 ở khu vực mà ngày nay là trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một công trình có tính phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một khoảng thời gian tương đối dài.[1][2]



Mục lục




Lịch sử


Tháng 8 năm Mậu Thân (7 tháng 9 năm 1788), lợi dụng khi quân Tây Sơn đang bận tái lập trật tự Bắc Hà và đánh quân Thanh, Nguyễn Ánh đánh chiếm được Sài Gòn và biến nơi đây thành cơ sở chống lại Tây Sơn.

Hai năm sau, 1790, Nguyễn Ánh chọn đất Sài Gòn làm kinh đô, tên là Gia Định kinh; rồi ông nhờ hai người Pháp là Olivier de Puymanel (Việt danh là "Ông Tín"[2]) và Le Brun, đều là sĩ quan công binh Pháp) vẽ họa đồ và huy động 30.000 dân phu xây thành bảo vệ thật kiên cố theo kiến trúc Vauban nhưng mang hình Bát Quái, theo định hướng phong thổ Á Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam[3], với tường thành cao mười lăm thước mộc, tính ra lối bốn thước tây lẻ tám tấc (khoảng 4 m 8), toàn bằng đá ong Biên Hòa kiểu "lục lăng"[2], nhằm củng cố chân đứng của mình trên đất Gia Định.

Tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung Nguyễn Huệ của nhà Tây Sơn băng hà, triều Tây Sơn lục đục nội bộ và rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Ánh nhanh chóng tổ chức phản công và ông đánh bại nhà Tây Sơn sau đó nhiều năm. Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Gia Long, rồi dời kinh đô từ Gia Định kinh (Sài Gòn) về Huế.[4]

Năm 1811, kinh thành Huế được làm xong thì Gia Định kinh được đổi thành Gia Định thành (cao hơn cấp trấn) và trở thành thị sở của quan Tổng trấn Nam Kỳ.

Đến đời vua Minh Mạng, năm 1830, Lê Văn Duyệt cho sửa thành Bát Quái. Tiếc thay việc sửa thành, cộng thêm tư thù khi còn trẻ với Lê Văn Duyệt (Lê Văn Duyệt đã cho xử chém Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quý phi được vua Minh Mạng sủng ái[5]), vua Minh Mạng đã vu cho ông tội nhị tâm (hai lòng) cho quân san bằng mồ mả sau khi Lê Văn Duyệt mất[5] làm Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt, nổi loạn, đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi đây thành căn cứ chính cho cuộc nổi dậy của mình từ năm 1833 đến 1835. Sau khi đánh bại Lê Văn Khôi rồi, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để lập thành Gia Định mới năm 1837. Chính vì sự phá hủy này mà thành Bát Quái còn bị gọi Gia Định phế thành.[2]

Xem thêm Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi

Kiến trúc và địa thế



Sơ đồ Thành Bát Quái Sài Gòn do Trương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải


Vị trí thành Bát Quái (khu vực hình vuông nằm bên tay phải) và Chợ Lớn (khu vực hình chữ nhật nghiêng nghiêng bên tay trái)

Thành Bát Quái này gần như hình bát giác, có tám cổng theo mẫu bát quái tượng trưng cho tứ phương chính cùng với các hướng phụ. Thành trải rộng từ Nam đến Bắc, từ đường Mac-Mahon (bây giờ là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) tới bức tường thành đã bị phá (bây giời là khu vực đường Đinh Tiên HoàngTôn Đức Thắng) và từ Đông sang Tây, từ đường Espagne (bây giờ là đường Lê Thánh Tôn) đến đường Mọi (bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu). Nguyễn Ánh đóng quân ở thành này suốt hai mươi hai năm, năm nào ông cũng đem quân đi đánh Tây Sơn khi gió mùa thuận lợi.

Thành nằm ở một cấu trúc giao thông đường bộ gồm có 3 trục chính[3]: đi Cao Miên chạy thẳng ra cảng Bến Nghé; đi các tỉnh miền Tây; đường đi về Đồng Nai. Đường sông gồm Sông Sài Gòn vừa đóng vai trò phòng thủ thành Bát Quái về phía Nam vừa đóng vai trò đường giao thông chính, cảng Bến Nghé (bến Bạch Đằng), có xưởng đóng tàu Ba Son là vị trí tiền tiêu, cửa ngõ để giao dịch buôn bán với các tàu nước ngoài. Ngoài ra còn có một hệ thống kênh rạch dày đặc như rạch Thị Nghè, kênh Bến Nghé, kênh Tẻ, rạch Cầu Kho và kênh Tàu Hủ nối liền các tỉnh miền Tây và cảng Bến Nghé, đây là con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo, lương thực các loại.

Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa.[6]

Các điểm dân cư, công trình kiến trúc hình thành từ tận khi những người Minh Hương đến đây vào khoảng năm 1680: công trình kiến trúc lúc này có là đồn lính, kho lương thảo, dinh quan trấn thủ như: kho Quản Thảo, dinh Tân Thuận, dinh Nặc Nộn, cùng một hệ thống đồn lính ngay cảng Bến Nghé. Các công trình tôn giáo và chợ búa phục vụ nhu cầu người dân, binh lính hình thành như chợ Điều Khiển, chùa Cây Mai. Đồng thời một số địa danh phản ánh sự hình thành điểm dân cư như Bầu Tròn, Thị Nghè, Đất Hội cũng ra đời. Từ năm 1801, nhờ sự hỗ trợ của Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thành lập triều Nguyễn, thống nhất Việt Nam. Lê Văn Duyệt được cử làm Tổng trấn Nam Kỳ và trú đóng tại Sài Gòn. Các công trình chợ búa, cảng, cửa hàng. kho hàng, các khối ngành nghề thủ công… xung quanh thành Bát Quái phát triển theo, xoá đi những điểm chợ búa và thương mại cũ ngày xưa và phần thị được hình thành một cách tự phát. Vì tình hình bất ổn, nhiều người HoaHà Tiên, Định Quán cũng chạy về vùng Sài Gòn gần thành Bát Quái hình thành nên vùng Chợ Lớn, giao thông với thành Bát Quái bằng kênh Tàu Hủ và một con đường độc đạo. Số cư dân của thành năm 1819 là khoảng một trăm tám chục ngàn (180.000) dân bản địa và mười ngàn (10.000) người Trung Quốc.[4][7]

Chú thích


  1. ^ Mantienne, Frédéric (October 2003). "The Transfer of Western Military Technology to Vietnam in the Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The Case of the Nguyen". Journal of Southeast Asian Studies 34 (3): trang số 525. doi:10.1017/S0022463403000468.
  2. ^ a ă â b Sài Gòn năm xưa, phần 3-1, biên khảo của nhà khảo cổ học Vương Hồng Sển.
  3. ^ a ă Địa lý hành chánh Sài Gòn- Thành Phố Hồ Chí Minh của Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh
  4. ^ a ă Trương Vĩnh Ký (ấn bản 1885) do Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải, Ký ức lịch sử về Sài gòn và các vùng phụ cận, Nhà xuất bản Trẻ, TP.HCM, 1997.
  5. ^ a ă Dân không thờ sai ai bao giờ! bài viết về vở kịch của Tả quân Lê Văn Duyệt
  6. ^ Thành Trấn mục từ viết về Thành Trấn Gia Định, của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt Nam.
  7. ^ Theo tài liệu của tập san Hội Cổ Học Ấn Hoa, Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, năm 1942, tập số 2

Tham khảo


  • Trương Vĩnh Ký ấn bản 1885 do Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải, Ký ức lịch sử về Sài gòn và các vùng phụ cận, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
  • Địa danh Sài Gòn - TP.HCM qua các thời kỳ của tác giả Vân Trinh đăng trên Việt Nam Net.
  • Niên biểu 300 Sài Gòn-Thành Phố Hồ Chí Minh trên Website chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Sài Gòn năm xưa, phần 3-1, biên khảo của nhà khảo cổ học Vương Hồng Sển.
  • Buttinger, Joseph (1958). The Smaller Dragon: A Political History of Vietnam. Praeger.
  • Cady, John F. (1964). Southeast Asia: Its Historical Development. McGraw Hill.
  • Chapuis, Oscar (2000). The last emperors of Vietnam: from Tu Duc to Bao Dai. Greenwood Press. ISBN 0-313-31170-6.
  • Hall, D. G. E. (1981). A History of South-east Asia. Macmillan. ISBN 0333241630.
  • Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A history. London: Penguin Books. ISBN 0-670-84218-4.
  • Marr, David G. (1970). Vietnamese anticolonialism, 1885–1925. Berkeley: University of California. ISBN 0-520-01813-3.
  • Nguyen, Thanh Thi (1992). The French conquest of Cochinchina, 1858–1862. University Microfilms International.
  • Mantienne, Frédéric (October 2003). "The Transfer of Western Military Technology to Vietnam in the Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The Case of the Nguyen". Journal of Southeast Asian Studies 34 (3): pp. 519–534. doi:10.1017/S0022463403000468.
  • McLeod, Mark W. (1991). The Vietnamese response to French intervention, 1862–1874. Praeger. ISBN 0-275-93652-0.

Dấu ấn trường đua Phú Thọ Sài Gòn

dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam
Trường đua Phú Thọ được người Pháp xây năm 1932 với diện tích hơn 44 hecta, duy nhất miền Nam trước và sau năm 1975.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-1
Cổng chính dẫn vào khán đài của trường đua Phú Thọ thời điểm mới được xây.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-2
Khán giả chật kín các khán đài trong một giải đua ngựa.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-3
Dù là loại hình giải trí mới, môn đua ngựa nhanh chóng thu hút người Việt Nam lúc đó.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-4
Trường đua Phú Thọ trước năm 1975 chụp từ trên cao.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-5
Ngoài khán đài, nhiều người lúc đó xem đua ngựa bằng cách này.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-6
Trường đua Phú Thọ năm 1970 nhìn từ bên ngoài.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-7
Người Pháp rút đi, sau năm 1954, trường đua Phú Thọ do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý, khán giả xem đua ngựa vẫn chật kín.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-9
Từ năm 2011, UBND TP HCM quyết định đóng cửa trường đua, hoạt động đua ngựa cũng chấm dứt.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-10
Ngoài 2 khu dân cư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt, khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật, còn lại do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch quản lý.
dau-an-truong-dua-phu-tho-sai-gon-qua-80-nam-11
Trường đua từng được xếp hạng nhất nhì châu Á chấm dứt sau gần 80 năm gắn bó với người Sài Gòn.
Trung Sơn (tổng hợp

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire