caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 7 septembre 2016

Tài liệu Chiến Tranh ở Việt Nam với chủ đề Vũ khí nước mẹ Tây Phú Lãng Sa trong Nhà Nguyễn, Thuộc Pháp và Kháng chiến.

Nước Việt Nam là một quốc gia mà chiến tranh và con người lúc nào cũng gắn liền nhau và không có một gia đình nào có thể đứng ngoài cuộc cả.
 
Bài sưu tầm mà tôi tìm thấy được trên net hôm nay cho biết nhiều chi tiết mà tôi không biết hay có thể quý anh chị cũng không biết.
 
Mời quý anh chị đọc cùng tôi.
 
Caroline Thanh Hương
 
 
 
 
        
Các bác cựu chiến binh K ky bo ghê nhể, Phúc mới rẽ qua chút đã cấm phúc vào topic của các bác rùi, thế thì trả 81-1 thức đây.


Hén, mở một topic về mục này.

Các bạn biết Mẹ Ghẻ nhà ta rùi. Ban đầu, người Tầu phiên âm tên Phờ Răng Xoa thành Phật Lăng, tk16. Sau đó, nhà ta gọi là Phú Lãng Sa, tầu gọi là Pháp Lan Tây gọi tắt là Pháp. Tên Pháp được dùng cho đến nay ở ta. Ngoài ra, nước này còn được gọi là Tây, dân Âu ngày đó được gọi là Tây, nhưng do hầu như chỉ có Pháp nên Pháp là Tây.

Nước Pháp nằm ở Tây Âu, nhưng giáp biên giới và va đập về chiến tranh cũng như buôn bán nhiều với Đông Âu. Trong 600 năm qua, hầu như dòng chảy kỹ thuật truyền từ Đông Âu (gồm cả Đức, vì Phổ thống nhất Đức mà Phổ là Đông Âu), sang Tây Âu, kèm theo những khoa học quản lý xã hội, chủ yếu là các xưởng thợ, rồi đến cả CNTB, CNXH và CNCS. Đông Âu cấp súng và kỹ thuật, Tây Âu đi chiếm thuộc địa. Những lúc lên cơn gian dối, Tây Âu tự chế hàng lởm đi nhồi thuộc địa, không share lợi cho Đông Âu. Nhiều khi bực mình, Đồng Âu đem quân sang tẩn, tẩn không được bằng súng thì lại tẩn bằng kỹ thuật. Cuối cùng thì Đức Ý Nhật cũng phá tanh bành hệ thống thuộc địa.

Trong suốt 200 năm gần đây, từ 1700-1900, Đông Âu thực hiện công cuộc lâu dài là đẩy lùi Ottoman, thống nhất miền trung Âu, nổi lên 3 đế quốc lớn là Nga, Phổ và Áo-Hung. Pháp cùng vài nước công nghiệp Tây Âu khác luôn tìm cách bán súng cho đối địch như Ottoman, Thuỵ Điển, Ba Lan... từ nguồn lợi này, Tây Âu trực tiếp can thiệp quân sự và đỉnh cao là hai cuộc thế chiến. Tây Âu thắng trận mà lại thua, không còn là các đế quốc nữa, mà mất thuộc địa và bi h đã vào tròng nước Đức, tâm phục nhưng vẫn chưa khẩu phục, còn già mồm lắm.

Pháp đến Việt Nam trong những cuộc bại trận lớn, tàn phá nặng nề chính quốc, nổi bật là Đại Quân thất bại ở Nga-> Oa-Téc-Lô Waterloo, rồi Pháp Phổ 1870. Từ sự khó khăn khi mất thế quân sự, kém cạnh tranh kỹ thuật... ở châu Âu, Anh Pháp càng tăng cường chiếm thuộc địa. Đến đầu tk20, giữa 2 thế chiến, hầu hết thế giới thứ 3 ( ngoài Đông và Tây Âu) nằm trong Anh Pháp Mỹ. Liên Minh Tây Âu có thêm nước Mỹ như hậu phương bền vững, nhưng rồi, cái hậu phương ấy cũng đến ngày thê thảm hôm nay, bại trận triền miên, kinh tế kém cạnh tranh kỹ thuật, và không còn thuộc địa để chiếm. Tất nhiên, Tây Âu còn cựa quậy dài dài, có thêm chú đồng tính chất là một phần lớn nước Tầu, tăng cường can thiệp quân sự, chính trị... để bòn mót những thuộc điạ cuối cùng. Hài hước là những cụ cựa đó lại sẽ phải cạnh tranh với chính những thuộc địa cũ đang lớn lên mạnh mẽ về kinh tế và quân sự, vì cùng là đẳng... mua kỹ thuật và gia công phần cuối. Đông Âu có thêm các nước cũng cùng tính chất, Canada, Nhật, Bắc Âu.... thì các nước thuộc địa cũ càng lớn chúng càng khoái, vì bán kỹ thuật.

Trong thời gia từ sau chiến tranh Napoleon đến sau chiến tranh Pháp Phổ, nước Pháp có chính trị rối beng beng. Trong suốt khánh chiến 9 năm cũng vậy. Người ta ví nước Mẹ Ghẻ ta là một madame, bà Đầm, rất quý phái, bị thằng phát xít to con nó cưỡng bức, ấy đi ấy lại. Bà có tâm thần rối loạn của người vừa thích, vừa tức, vừa thèm, vừa sợ, vừa thoả, vừa nhục... cái sự ấy. CỤ thể hơn, mỗi lần bại trận, chính trị Pháp lại ổn định chút trong trạng thái phát rồ, lúc đó thì khoa học, khoa học súng ống tiến bộ chút. Nhưng lâu không bị ấy, thì chính trị lại bị hủ thối, thành một đống bát nháo. Ví dụ, nhờ Napoleon bại mà quân Pháp được trang bị tầu hơi nước, súng trường có hạt nổ. Hay sau 1870 đầu hàng Phổ có Gras lừng danh, vỏ đồng. Sau 1945 có MAS 49 (MAS = Manufacture d'armes de Saint-Étienne), kiểu súng ấp ủ từ đầu tk20, nhưng chưa bị ấy, chưa phòi ra được. Nói rõ ra, chính trị Pháp đã quá già, hủ thối, khi thường thì không ai nói được ai, rất cần .... ấy cho có cảm giác trẻ trung.

Trong suốt thời gian dính dáng đến ta, Mẹ Ghẻ luôn có trào lưu nhái lại Đông Âu một cách mù quáng, xen kẽ những phát minh riêng chết yểu, yểu vì cập cợi, chỉ xem trọng những vỏ ngoài, mà không hiểu được cốt lõi khoa học súng, bắt chước như vẹt. Ví dụ Casimir Lefaucheux và nhiều người khác ở Anh, Mỹ a dua phong trào nạp đạn sau, đoán mò rằng các bác học Đông Âu mò mẫm nạp đạn sau để bắn nhanh, đâu có phải, người ta nạp đạn sau để bắn được đạn khít, xoắn, chính xác. Vậy nên Lefaucheux không đưa ra được khẩu súng nào ưu thế từ lần trình bầy phát minh đầu tiên năm 1826. Cũng vì lý do đó, "Le mousqueton de cent-gardes de 9 mm Treuille de Beaulieu modèle 1854 du premier type", http://armesfrancaises.free.fr/Mousq%20Treuille%20de%20Beaulieu%20mle%201854%201er%20type.html , có hẳn đạn vỏ đồng, bắn nhanh, bắn nhanh hơn các súng khai hậu Đông Âu lúc đó, đường kính 9mm ưu việt, nhưng lại kém chính xác do búa rất rung đứng, cuối cùng, kiểu "siêu hiện đại" này nhường chỗ cho súng nạp miệng cũ Fusil d'infanterie de 17,8 mm modèle 1857 http://armesfrancaises.free.fr/fusil%20d%27infanterie%20Mle%201857.html . Đến fusil d'infanterie de 11 mm modèle 1866 Chassepot lại vỏ giấy bắt chước M1841 Phổ quá lạc hậu so với các vỏ đồng khai hậu Đông Âu đương thời, như Krnka. Tabatière Mle 1867 Fusil khai hậu như Đông Âu không được trang bị nhiều trong quân chính quy, nhưng lại được dùng rộng rãi (đến kháng chiến 9 năm còn nhiều, chống Mỹ vẫn dùng=chúng bắn rất chậm nên lâu mòn, và cùng với đó là rất nhiều các phiên bản khai hậu không rõ nguồn gốc, cho thấy, tuy quân chính quy chê, nhưng dân sự và lê dương khoái, dùng nhiều, thuê làm nhiều). Và sau bại trận 1870, lại bắt chước trào lưu Berdan II, IG71, dùng khoá nòng xoay vỏ đồng, nhưng không cải gì nhiều từ modèle 1866 Chassepot.  

Việc sử dụng thuốc nổ mới cũng thế, cho đến nay, liệt não các xứ vẫn tập hợp trong wiki khoe nước Pháp dùng thuốc nổ có năng lượng / khối lượng lớn, ưu việt .... thật ra, thuốc nổ mới chỉ là chất liệu cho thuốc viên, và không có kỹ thuật viên thuốc, Anh Mỹ dùng cordite dẻo cho đến sau WW2, còn Cardinal de Richelieu văng nòng trong trận đánh đầu tiên.
Poudre_B của wiki "three times more powerful than black powder for the same weight"


và lợn, Gras vẫn vậy. Thuốc khoẻ thì phải bớt liều đi (5,25-> 3,3), và vẫn vậy. Đức Hồng Y Giáo Chủ bị liệt não bởi wiki nên mới sính sáng "three times more powerful than black powder for the same weight", và bay mất mũi trong trận đầu tiên, phát bắn đầu tiên trong đời của khẩu đó (chắc thuốc đã sai cộng thêm khuyết tật gì đó về cơ khí)). Nòng của Đức ông luyến tiếc viên đạn, toác ren nối receiver, bay về trước 8 mét, đây là nói đại pháo của thiết giáp hạm=loại súng to nhất quả đất, tức 380 mm CaL 45 Modèle 1935 , nạp đạn bằng thuỷ lực, chứ hổng phải súng trường nha. Ngay sau đó, tháp pháo khác của Đức Ông cũng liệt , cũng vì lỗi thuốc. Những khẩu còn lại được rút liều sẵn sàng chiến đấu, nhưng lại dẫn đến đo tầm sai và thế là Đức Ông không bắn trúng phát nào. May mà địch không biết điều đó, cho là nguyên nhân khí hậu, co cằng chạy. Đức Ông sống sót được ở châu Phi vì Đồng Minh không dánh nữa, hy vọng Đức Ông chuyển sang phía Đồng Minh, điều đó thành sự thật 10-1942, Đức Ông rụng nòng (tháp pháo số 2 tình từ trước ra sau, nòng thứ 2 trong 4 nòng, tính từ phải sang, nhìn về trước), khật khưỡng đến Newyork nằm viện.

Trong trào lưu súng có băng kẹp đạn), Lebel nhái vội vàng phiên bản cổ lỗ Gendarmerie Repetier Gewehr System - Früwirth M1872 với băng dọc, trong khi đó, bản thân Gras rất dễ cải tiến sang có băng, do đã mất khối lượng và kích thước cho cơ cấu bịt đáy nòng không quay (do ban đầu chưa thiết kế được móc vỏ đạn cho phép bịt đáy nòng quay), bịt đáy nòng không quay rất dễ dàng thêm móc đạn trong băng.Trong khi, Mannlicher Model 1886 phải cải lại khoá nòng thành không quay để móc đạn từ băng (khai sinh ra khoá nòng chèn nghiêng). Vì đạn chọc nhau phát nổ trong thời đạn đồng cứng, nhọn (Früwirth M1872 là đạn chì), mà Lebel cải tiến cải lùi, cuối cùng dùng băng ngang như thiên hạ trong model 1892. Nhưng, người ta làm bịt đáy nòng xoay để làm khoá nòng xoay có tai, rất nhẹ, do vùng chịu lực mạnh rất ngắn, nhưng các Lebel dù cải tiến cải lùi thì vẫn dùng cái tay kéo và thân hộp khoá nòng (receiver) to khủng của thời Gras còn chịu áp lực đạn nổ, hài đến cái cơ cấu nối bịt đáy nòng-tay kéo, M1892 quay cùng nhau nhưng vẫn dùng cái móc của thời... ly hợp Gras, đây là đỉnh cao của hài hước trong thiết kế súng, model này là tiền thân cho Anh Đô Si Noa chúng ta được thừa kế.


Tuy vậy, ở sát Đông Âu, thì trong khối Tây Âu Anh Pháp Mỹ, bà Đầm Son loè được khối Mèo. Người Anh ngay gần Đông Âu thì bĩu môi, họ cũng biết nhái súng Mannlicher của Áo. Còn các bác Mèo sái cổ ngưỡng mộ Đầm Son. Ví dụ, loại đạn lõm đuôi đã được dùng nhiều ở Đông Âu (không dùng ở Dreyse M1841 Phổ thời gian đầu do đặt hạt nổ đúng chỗ lõm), ví dụ, các mẫu đạn ban đầu Kammerlader-1842 của Na Uy. Thế nhưng, ở Mỹ, đạn này có tên Miniê, một sỹ quan Pháp mang sang đó năm 1859. Ngày nay, người Mỹ vẫn gọi đó là đạn Miniê, và họ có nhiều phát minh nhất thế giới, trong đó có toàn bộ các chi tiết AK, cũng là từ đó. Suốt tk20, Mỹ nhái pháp Pháp, lựu pháo và pháo săn tăng như nhau...(như Longtom dùng ở ta), cũng vì ngưỡng mộ Đầm Son. Đỉnh cao của ngưỡng mộ là câu chiện hài Colt, Chauchat->BAR, Chauchat 20 viên, BAR cũng 20, Mèo ngưỡng mộ luôn cả cái cố tật đạn côn với gờ Lebel, gia thêm dốt nát của Chauchat, băng quá cong, không quá được 20 viên (đã cong kịch). Các bạn biết ko, người Mỹ và rất đông dân tiếng Anh gọi kiểu khoá nòng quay cán tròn xoay là "kiểu Pháp", mặc dù, nó xuất phát từ Dreyse M1841 Phổ, qua các kiểu súnng khác nhau, và Mauser, Mosin, AK vẫn thế. Cũng tôm cá đồng bóc, các bác Mèo cũng như Đầm Son, bàn thiết kế vũ khí trong salon, mục tiêu là bắn thủng các quý bà quý cô cầm cổ phiếu, chứ không vì mục tiêu bắn thủng địch, và trong các "trận đánh" đó bên mèo hồi cuối tk19 đầu tk20, thì "kiểu Pháp" rất sang trọng, chứ không bác Mèo nèo nói đó là toàn "kiểu nhái Đông Âu".



Cái duyên Đầm Mèo có bác vua buôn vua súng trường Colt, chiện về bác còn nhiều. Sau 1945, trong trào lưu súng trường xung phong, Armalite chưa kiểm tra kỹ đã nhai lại cái "key" của AG-42 Thuỵ Điển, key này có nguyên lý giống đúc,  nhưng hình dáng làm ngược với phát minh mà chỉ riêng Mẹ Ghẻ Đại Tây Phú nhà ta dùng trên thế giới, đích thị là kiểu Pháp, là trích khí ống dẫn, đẩy trực tiếp bệ khoá nòng, sau một thời gian rất dài đình đốn (bắt đầu có bản vẽ từ 1900), mới thấy trong MAS-49 ( ta gọi là MAS bán tự động, max bán tự động ). Tuy vậy, MAS này có key ngược với Armalite AR-15 và AG-42. Thật ra, người Thuỵ Điển không cần nhiều súng tốt, chỉ cần có thiết kế súng, để không phải mua của bên nèo trong WW2, mà mua của bất cứ thằng nèo, cũng bị thằng kia bắn vẹo sườn tắp lự, và họ đã thực mục sở thị và kêu ca nhiều về cái kiểu trích khí này rùi. (Và cũng thật ra, MAS-49 chỉ hoàn thiện khi nhái AG-42 cái khoá nòng với bệ khoá nòng rất dễ sản xuất, theo mẫu SVT, chính xác hơn là khoá nòng MAS-49 rất giống SKS xê ca xê).

Sau đó, thay mặt AG-42, đến khẩu AR-18, phiên bản hoàn thiện của AR-15, đã bê cái trích khí của SVT về. Chán đời cho Tokarev, ông chót theo + sản trong thời chiến tranh lạnh, không thì đòi được khối măn ni license của AR, FN FAL, G36, XM8.... Ngay cả G43 vẫn thế, có điều, sau 1945, SVT mải vui chiến thắng quá mà quên đòi... xiền license của chú tù binh. Nhưng chú đẻ non AR-15 vẫn lên ngôi sống cạnh AR-18, bất chấp tất cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Nhật, Anh, Canada, Úc.... đều dùng FN FAL và AR-18. Đó là cái mà nước Pháp xuất khẩu được về mặt kỹ thuật súng ống, kỹ thuật chính trị rối ren, kỹ thuật nhồi súng lởm, kỹ thuật vua súng trường-tức độc quyền súng trường tiêu chuẩn, kỹ thuật bảo vệ vua đẻ non, vua lởm...

Và kỹ thuật bại trận triền miên, không khi nào thắng trận... nhưng vẫn xưng là siêu cường. Kỹ thuật đó mút ngân sách không phải bằng vật lý, pháp lý... mà bằng sinh lý, loè loẹt, phấn son, đồng bóng, ảo giác, nhồi sọ... và gian trá. Thực chất, đó là kỹ thuật bê bối, càng bê bối, càng không cạnh tranh kỹ thuật, càng kém kỹ thuật, càng bê bối. Sau chiến tranh VN, thì về khoản này, anh Mèo cũng quay sang Đức, lúc đó nhảy từ Đông sang Tây Âu, bà Đầm Son, Mẹ Ghẻ của chúng ta lại vêu mõm, đến cả cái đó cũng không xuất được.





Nước Pháp bán súng ống cho Việt Nam từ thời Gia Long cõng rắn cắn gà. Gia Long cắm con, lấy tiền mua súng, tranh thủ lúc nhà người ta có loạn mà cướp lấy, và bán nước từng mẩu, dần thành từng mảng, và bán hết, chúng ta biết rồi. Trong thời gian nhà Nguyễn cầm quyền, thật ra, súng pháo Pháp không nhiều. Về pháo, đa phần vẫn là pháo thừa kế kỹ thuật Thần Cơ Pháo, với cốc mồi vuông, có nắp trên sâu, để cắm chèn gỗ phòng ẩm, rất đặc trưng của nhà ta. Một số pháo nhập khẩu đa phần kiểu Anh, được Mỹ bán tháo vũ khí quân miền Nam sau Nội Chiến, đặc trưng bởi kiểu cốc mồi có nắp bản lề = phát minh của Armstrong-Frederick đầu tl18 ở Anh (rất giống các cốc mồi trong các loại Thần Cơ tầu tk15, khi người Anh đi đến các xứ ẩm, họ thấy cần kiểu này). Ngoài ra, Một số khẩu Carronade và hải pháo nhỏ (kiểu ship of the line Anh trước Nội Chiến Mỹ, lai giữa lựu pháo và pháo nòng dầy Đông Âu, để bắn đạn xuyên đường kính lớn, không xiên vào gỗ bởi lỗ nhỏ ít chảy nước, mà phá vỡ gỗ). Điều này cho thấy, tiền của Pháp không dành mua súng Pháp, sau đó, tiền của Triều Nguyễn cũng thông qua các thương lái mua lại súng... cũ, về pháo thì chủ yếu từ Anh và hàng thải nội chiến Mỹ. Và cũng tất nhiên, với trang bị lôm côm như thế, nhà Nguyễn không hề có một học thuýen quân sự đúng đắn, một thiết kế tiêu chuẩn rút từ học thuyết đó, dẫn đến hướng phấn đấu đúng đắn. Không những thế, những tài nguyên quý bị dồn vào các pháo lế, như 9 khẩu "Cửu Vị Thần Công", lại còn 3 khẩu "Bảo Quốc An Dân" không rõ mục đích, trên đường chở ra bắc bị đắm, mới cẩu lên được, tất cả các khẩu này đều có thiết kế Đại Cồ Cạc, đặc trưng ở cốc mồi.

Nói về cái mạt hạng của Nguyễn Triều thì còn rất nhiều.

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2010, 07:53:38 AM gửi bởi huyphuc1981_nb »
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 03:48:26 PM »

Chúng ta cần ghi nhớ rằng, đến MLE 1874 GRAS, súng vẫn được thiết kế để chủ yếu làm thủ công. Một số khâu như khoan và xọc pháy đứng), đã có máy, nhưng đều được thiết kế để có thể làm thủ công, rãnh xoắn GRAS vẫn dùng loại dao như giũa luồn trong nòng.

Cái máy tốt nhất của Tây lúc đó có khi là bế lò rèn, lò nấu thép... có động cơ công suất lớn, nhiều khi chỉ là guồng nước được dùng đến sau WW2 ở Szech và Hung.


Schreiner viết:

“Vũ khí của họ thuộc loại chậm hơn một thế kỷ. Thí dụ, súng trường là loại súng từ thời đá lửa (loại Saint E1tienne, kiểu năm 1777 về trước). Ở đó có cả súng châm ngòi kiểu Tàu”.

Thái Hồng, sđd ( Đại Nam thực lục ), tr. 160

Đó là loại thạch cơ, hay thường gọi là súng điểu thương, là vũ khí thông dụng trong thời Trung Cổ (thế kỷ XIV trở về trước):

“Súng điểu thương cò bằng đá lửa, bắn xa độ 250 đến 300 thước là cùng. Mỗi đội 50 lính thì chỉ có 5 người có súng điểu thương, mỗi người chỉ được bắn có 6 phát mà thôi. Hễ ai bắn quá số ấy thì phải bồi thường. Muốn bắn phải lấy thuốc súng (đựng trong một cái bao mang ở nịt lưng) bỏ vào nòng súng, dùng cây thông hồng nén thuốc vào cho chặt rồi bỏ viên chì (đựng ở cái bầu mang ở cổ) rồi bóp cò cho viên đá nảy lửa làm cháy thuốc ngòi. Bắn được một phát tốn nhiều thời giờ. Chưa kể là có nhiều khi bóp cò, mà đá lửa không bật lửa, lại phải tháo ra nhồi lại tốn hơn gấp đôi thời giờ”.

Thái Hồng, sđd, Tr 160

Súng cá nhân đã vậy, pháo thì sao? Chính tướng Rigault De Genouilly miêu tả pháo của ta:

“Hỏa lực của địch không làm thiệt hại chúng tôi mảy may nào, cho dù đạn pháo của họ bắn trúng vỏ tàu của ta”.

De Larclause viết:

“Người An Nam đã cố gắng cải tiến rất nhiều, nhưng họ vẫn không thể làm chúng ta lo lắng, vì đường đạn đại bác của họ chỉ đạt đến 1.200m là cùng... Đại bác của họ bằng đồng hay bằng gang, đủ các kiểu, trông thì đẹp nhưng khó di chuyển, bố trí kém, thuốc lại xấu...”.

Schreider nhận xét chung các loại pháo của ta:

“Không một khẩu pháo nào của họ đạt tầm bắn 1.500m”.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 05:10:17 PM »





Về vũ khí. Chúng ta đi cái dễ hiểu hơn là súng trường đã, súng trường, dẫu sao vẫn là vũ khí quan trọng nhất của quân đội. Mẹ Con nhà ta có quan hệ súng ông lâu dài 2 tk rồi, và súng trường có mặt từ buổi đầu MLE 1777, thuỷ chung đến buổi cuối, MLE 1949, MAS-49.



Bắt đầu của súng trường Pháp là FlintLock Musket. Musket không có từ tương đương trong tiếng loài cạc cạc.

Musket trong tiếng châu Âu bao gồm các đời từ Hoả Thằng Câu Thương=kiểu hoả mai mồi thừng có máy lò xo, cho đến liền trước đời có vỏ, câu là cái móc, vòi muỗi, musket là con muỗi tiếng Ottoman thời 15xx, trên đời kiểu serpentine có cò của nỏ hình chữ S, xuất hiện ở Âu trước musket, nhưng vẫn dùng thừng mồi=hoả thằng, hoả mai. Cho đến các đời dùng hạt nổ như MLE 1822, MLE 1842, MLE 1857... Không có ranh giới thật chính xác, vì định nghĩa từ mỗi nước có độ lôm côm khác nhau, ví dụ, Berdan trong bản vẽ đệ trình lên hội đồng vẫn khi là musket, nhưng sau đó, được quy định là vin tov ka Винтовка Бердана. Nhưng, có thể hiểu, musket trong tiếng châu Âu là súng nhồi miệng nòng, có máy cò dùng búa lò xo. Súng musket có các loại hoả mai mồi thừng Điểu đầu súng  WHEEL LOCK, Điểu đầu súng Snaphaunce, Điểu đầu súng Flintlock, điểu đầu= đá lửa, thêm Snapping matchlock= hoả mai mồi thừng nhưng búa có lò xo, máy cò kiểu hạt nổ Caplock mechanism những vẫn dùng máy kiểu flint lock như MLE 1822T. Khác với serpentine , búa (cả mồi thừng, đá lửa, và hạt nổ) lò xo có hoạt động dứt khoát, không lượn lờ điểm hoả bậy, khi điểm hoả thì bật tưng mạnh mẽ, đảm bảo ít thối và thời điểm nổ chính xác theo đường ngắm.

Musket không phải hoả mai, gọi hạt nổ MLE 1822T là hoả mai thì người ta khinh cho như khinh chó sa mạc thối não.

Đến thời MLE 1866 Chassepot nạp sau có vỏ thì không còn là musket theo nghĩa hiện tại. Nhiều súng khai hậu (hoán cải từ musket sang có vỏ bằng mở sau nòng, mở sau=khai hậu), vỏ đồng, nạp sau, đạn nhọn, có rãnh.... vẫn dùng búa kiểu flint lock, thời của chúng, chúng vẫn được gọi bằng tên musket, có lý, vì chúng vẫn có vòi muỗi, tức búa ngoài, nhưng nay thì không. Ví dụ, Fusil à tabatière système 1867 là khai hậu.  Quân chính quy Pháp chỉ có 1 đời tabatière système 1867 và một đời chế tạo mới sai hướng Le mousqueton de cent-gardes de 9 mm Treuille de Beaulieu modèle 1854 du premier type (có 1853 ) là khai hậu. Nhưng dân sự và bán quân sự có rất nhiều khai hậu các loại, ở ta phổ biến khai hậu Pháp là lạ, có khoá nòng đứng như  Beaulieu modèle 1854 , nhưng búa quay chính giữa báng sau nòng, kiểu búa xuất hiện khi có lò xo nhẹ nhỏ hơn từ 186x, 187x, có thể không có tên chính thức trong quân Pháp.

Súng kíp là súng dùng hạt nổ như súng kíp Người Mèo, MLE=modèle 1822T, 1842, 1857. Súng kíp là một loại musket .

Musket trang bị chính thức trong quân Mẹ Phú có nhiều, bắt đầu chính thức từ 1714. Có các đời chính (và dĩ nhiên mỗi đời có nhiều bản), là

MLE 1717, đá lửa. 1728. 1766. 1777. 1822
MLE 1822T (hạt nổ). 1842. 1857. Các phiên bản này về cơ sở giống 1822, tức 1777, cải sang hạt nổ.

Ngoài ra, còn có súng ngắn các thể loại. Súng trường trợ chiến (như trung liên ngày nay), có MLE 1831 22mm, Le fusil de rempart de 21,8 mm modèle 1831






Trong tk18, năm 1717, Pháp bắt đầu chính thức trang bị súng trường tiêu chuẩn cho quân đội. Điều này đánh dấu 2 điểm, một là, loại súng trường mới, súng trường thật sự, vua vũ khí cá nhân, đã đến nước Pháp. Hai là, Pháp đã có quân đội chính quy hiện đại, thống nhất toàn quốc, chữ không còn là thời phân tán phong kiến, hay các đơn vị đánh thuê, mạnh ai trang bị lấy. Loại súng trường mới dựa trên ưu thế nòng khoan, nên dài và nhẹ cỡ 4-5kg, thay cho 9-10 kg trước đây, dùng làm cán lê được trong giáp lá cà, và vì thế, giáo dài về hưu hẳn sau 300 năm hộ vệ "súng trợ chiến", tức súng cá nhân nặng mà ngày nay là trung liên. Thời điểm này đi sau Ottoman, Thuỵ Điển, Nga, Phổ, Áo... cuối tk17 và trong Đại CHiến Bắc Âu những năm đầu tk18.

khoảng 166x, kiểu máy cò flintlock, kiểu máy cò đá lửa tin cậy khoẻ mạnh xuất hiện ở Paris. Kiểu máy có này có thuộc tính, ngoài chất kỹ thuật, là sự chuyên môn hoá trong sản xuất bộ máy cò. Nó được làm ở các xưởng riêng, như Tuyn (nay là Nationale d'Armes de Tulle , MAT, có cái MAT-49 nhà ta quen dùng, gọi là các khẩu Tuyn), từ đó chuyên môn hoá khác khâu gia công kim loại, kết hợp được các trung tâm kỹ thuật với các chuyên môn và đẳng cấp rất khác nhau, cho ra súng trường thống nhất, nhiều, tốt. Ban đầu, máy cò kiểu này được nhập từ Đông Âu, chủ yếu là vùng Nam Đức ngày nay, ngoài ra còn có Thuỵ Điển, Phổ và một vài vùng ở Đức và Áo-Hung sau này, việc khoan nòng thực hiện ở Anh Pháp theo tiêu chuẩn Phổ và Áo. Sau này, Anh Pháp tự đề ra tiêu chuẩn thống nhất riêng và làm lấy máy cò. Vào 1700, bộ máy cò flint lock từ con số rất ít đã chiếm sản lượng lớn, Tulle chuyển sang chuyên làm máy cò, tạo tiền đề cho việc áp dụng lần đầu tiên súng trường tiêu chuẩn.

Trong suốt thời gian cho đến hết chiến tranh Napoleon và những năm đầu tiên của chính quyền mới, cho đến model 1822, kiểu súng trường trên không biến đổi nhiều. Ban đầu, chúng nặng 6kg MLE 1717, đường kính 19mm MLE 1717. Sau đường kính 17-18mm MLE 1777, nặng cỡ 4,5 kg MLE 1777 (5kg cả lê). Ban đầu 1,6 mét MLE 1717, sau là 1520 mm không lê. MLE 1777 1,9-2 mét có lê. MLE 1777 bắn đạn nhỏ hơn cỡ nòng 1mm (vì nòng đạn nhiều dị tật sai số, nhỏ dễ nạp, và do đó rất phân tán); đạn 16,5mm; trung bình 27,19 g; liều  12,24 g; Sơ tốc (sử dụng nòng giả cồ khoan máy, thuốc tốt bằng hoá chất đẳng thí nghiệm ngày nay), 420m/s. Tốc độ bắn tối đa 3 phát / phút; Tầm sát thương  250 mét. Tầm tối đa ước 1000mét. Tất cả các súng này đều dùng máy flint lock, tức kiểu máy đá lửa đời cuối sau này dùng cho cả hạt nổ. Máy này có 3 nấc búa, nấc nghỉ (đã bắn rồi), nấc nạp đạn ở giữa=không đủ sức đánh lửa để an toàn, nấc đã lên cò sắn sàng bắn sau cùng. Liều đạn được đặt trong hộp đeo thắt lưng, liều đã đong sẵn đựng trong ống giấy hình trụ, cắn xé đầu ống , ống nhỏ đổ gọn vào nòng. Kiểu súng này được nhà Nguyễn gọi là "thạch cơ điểu thương". Súng đá lửa dược các nước chữ vuông gọi là Điểu đầu thương, điểu thương (tầu), điểu đầu súng, điểu súng (Nhật, Cao Ly, Mông Cổ, Vịt Ngan).... Riêng cái nhà Nguyễn danh giá xin sử Thanh về dèm Quốc Sử trong Khâm Giám thì dùng từ Tầu= thương. Nói rộng ra chút, từ súng là cái lỗ tra cán dao, được nhà Nguyên dùng, nghĩa quân miền Nam nhặt được súng Triều Đình và dùng năm 1352, sau đó nhái được với chất lượng thuốc tồi, nhưng không biết Triều Đình gọi là gì, mới đặt tên là Hoả Thương=Giáo Lửa, từ đó, Tầu không dùng từ súng. Những ông nho tác tộ như Thiều Chửu mới viết "súng là từ chỉ cái súng cổ", được chó sa mạc la liếm đến nay, vì ông này có công tự tử bởi lý do gì đó.

Tầm đạn sát thương cao, nhưng tầm bắn hiệu quả theo nghĩa ngày nay rất thấp, chỉ dưới 50 mét, còn cụ thể là bao nhiêu ở dưới 50 mét thì khỏi bàn nữa, chắc chắn là đa phần không đến cỡ 30 mét như nhiều súng ngắn ngày nay. Tầm bắn hiệu quả thấp do tầm bắn chính xác thấp, ở 50 mét, bắn trung bia hình người với tỷ lệ thấp, do đó, súng không cần thước ngắm mà chỉ có mẩu đầu ruồi đơn sơ, thường là đồng thau hàn lên (hàn đúc) rồi gò, giũa lại. Do tầm đạn chính xác thấp và tốc độ bắn chậm như thế, nên chiến thuật chủ yếu của súng này là đội hình dàng hàng ngang hình chữ nhật, tuỳ đơn vị cần bắn nhanh chậm mà cànng nhanh càng nhiều hàng, hàng đã sẵn sàng bắn lên đầu nhả đạn rồi lui xuống dưới, mỗi hàng có một số, sỹ quan hô 1 số thì các hàng cộng với số của mình mà ra hiệu lệnh cho mình: chống súng, cắn vỏ, đổ thuốc, lắp đạn, nhồi miệng, lên cò, bắn. Khi ít quân thì bớt hàng đi, đa phần rút tối thiểu là 3 hàng khi tấn công.... Dàn hàng như thế để bắn lấy hàng, bắn diện tích, và dàn hàng như thế không chết nhiều vì địch cũng chính xác như ta mà thôi. Khi xung phong, thì chạy cấp tập và dùng lê, súng hầu như không tác dụng, vì vậy, các đơn vị công kiên, hải quân khi xáp tầu... đều mang theo nhiều súng ngắn, thậm chí mỗi người có nhiều súng ngắn hay súng ngắn nhiều nòng, nhưng cũng chả được bao, vẫn lê là chủ yếu.

Kiểu 1777 là định hình cho súng trường Pháp dùng suốt chiến tranh Cách Mạng , Napoleon... và có sản lượng cao nhất, dĩ nhiên, sau này bán thải và hoán cải cũng nhiều. Kiểu 1822T dùng hạt nổ rất giống kiểu 1777, có thể hoán cải từ súng cũ hay làm mới. MLE 1877 có tên thuyết minh đẩy đủ, lơ  phu sin, là "Le fusil d'infanterie de 17,5 mm modèle 1777 modifié an IX". Các kiểu không cải tiến nhiều của MLE 1822T, tức vẫn là MLE 1777 nhưng dùng hạt  nổ, là 1842, 1857.

Từ đá sang hạt, cũng như từ nạp miệng thành khai hậu, có nhiều khẩu thiết kế mới chế tạo mới, có khẩu hoán cải từ súng cũ, có khẩu chế tạo mái nhưng theo mấu hoán cải... Riêng về hoán cải từ MLE 1777 sang hạt nổ rất nhiều, nhưng sang khai hậu thì chỉ nhiều ở thị trường tự do, quân Pháp ít dùng. Phiên bản MLE 1877 là súng trường sang nhất nhà Nguyễn, "thạch cơ điểu thương", quân sang trọng kinh thành 50 người 5 khẩu, thằng nào bắn quá 6 viên phải đền... như trên.

Đến khi gần mất nước, nhà Nguyễn chế được bộ cò Thạch Cơ Điểu Thương, các thối não la liếm là tự hào lắm lắm. Phải chế là vì Tây dừng sản xuất lâu rồi và bán hết hàng tồn từ tám hoánh, bọn Mã Tà Ma Ní, cũng như Tầu Ấn muốn thải cũng chả còn. Và trong lúc đó, chúng ta có từ lâu súng kíp Mèo sang hơn Tây MLE 1857, cũng như sắp có Gras nòng trơn của Cao Thắng. 

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:46:26 PM »

phát minh của Armstrong-Frederick đầu tl18 ở Anh , loại pháo ngoại phổ biến của nhà Nguyễn, không phải pháo Pháp. Đáng chú ý, kiểu cốc mồi này có phần giống với Thần Cơ Thương = súng nhỏ Tầu thời Hồ Nguyên Trừng 14xx.


Một vài súng cá nhân trong thế hệ "Thần Cơ Thương Pháo", tên hiệu danh giá mà nhà Minh từ Mình Thành Tổ gán cho súng Đại Cồ Cạc, để phân biệt với súng lởm nhà họ. Thần Cơ là nguyên lý, máy móc của thần thánh. Trong hình, cái cốc mồi có bản lề đây, kiểu Tây trên chỉ là đơn giản hoá cái cốc mồi này. Cốc mồi Thần Cơ còn có đe, lỗ dẫn hoả và máng rất đặc biệt, ngoài việc châm thừng và nắp khi đặt trên súng đơn giản, nó còn có đồ gá để lắp máy cò đến nay vẫn chưa rõ. Đồng thời, Thiên Tự (trên cùng) đã đào được 1 khẩu có "mộc mã tử", trước đây vẫn là điều bí ẩn trong sách cổ. Thời Kháng Chiến Chống Mỹ, trong một chương trình nghiên cứu mà bạn Tầu Béo Tốt giúp ta, có đào được 1 khẩu còn đạn giải thích từ này, tức đạn có lèn gỗ để chống ẩm buồng thuốc và làm kín nòng khi bắn.
Trong khi mua lại súng cũ thải Tây có cốc mồi nhái không đầy đủ Hồ Nguyên Trừng sau 400 năm, nhà Nguyễn hèn hạ xin sử Thanh về dèm Quốc Sử, bôi xấu ông. Tây Anh Cát Lợi dùng đồ này chắc là cho mục tiêu ăn cướp miền nhiệt đới mưa nhiều.

Một số khẩu Carronade, loại cối bắn ngang đặt trên tầng trên cùng của ship of the line kiểu Anh Quốc, thấy ở Nguyễn.Trong "bộ sưu tập thần công" dưới chân thành cột cờ, có một khẩu

Cốc mồi của Thần Cơ Pháo=súng to kiểu nhà ta truyền từ thời Hồ, nhìn trên xuống, cốc hình vuông, đoạn miệng lỗ to để cắm gỗ lèn chống ẩm. Kiểu cốc mồi Tây hình phễu cũng được nhà Nguyễn đúc.







Không hiểu bảo tàng xác định của Tây Sơn hay Nguyễn. http://www.mientrung.com/content/view/4557/128/
Cốc mồi Armstrong-Frederick ở khẩu thứ 2 từ dưới lên, đó là nòng đặc trưng của Anh Quốc, khá nặng so với pháo dã chiến lục quân, thường được dùng cho tầu hạng ship of the line thờ trước nội chiến Mỹ (thời Nelson). Pháo đa năng có thể bắn trái phá ( chức năng lựu pháo howitzer ), lại vừa có thể bắn đạn xuyên ( gun). Trên tầu, khi bắn đạn xuyên phá, người ta không dùng đạn nhỏ, gang đặc như ở trên bộ, mặc dầu đạn gang đặc đường kính nhỏ bắn tin và xuyên đất đá sâu hơn. Khi bắn tầu địch, nhiều khi vỏ gỗ dầy cả mét, thường là nửa mét, đạn gang đặc xuyên lỗ nhỏ, gỗ nở ra, ngấm nước rất chậm. Vì vậy, tầu chiến thường dùng đạn lớn, gang rỗng. Khi nhồi thuốc nổ (đạn phá), thì sơ tốc quá lớn của gun có thể làm trái phá phát nổ trong nòng hay lúc đập vào vỏ tầu địch=giảm tác dụng xuyên, để tránh điều này, người ta trộn vào trong thuốc các cầu gang, đá, hoặc vách gỗ, làm giản áp lực trong khối thuốc khi gia tốc lớn.
3 khẩu trên là súng lớn bắn đạn xuyên trên bộ, thuần chủng, không lai lựu pháo thành đa năng, sơ tốc lớn, đạn nhỏ, tỷ khối đạn lớn, bắn rất tin. Thường được dùng trên bộ, để công thành hay bắn thiết bị công thành, bắn mục tiêu di động.
Cả hai loại pháo này đều rất có thể do người nước ngoài mang từ Âu Mỹ đến hay là đúc bởi chuyên gia nước ngoài, kiểu này được chế tạo vào khoảng cuối tk18 ở Anh, và các nước thích nhái theo Anh, từ Tây Ban Nha cho đến Ấn Độ, Iran, Đông Timor (Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Ở Hà Nội, pháo bắn đạn xuyên đồ nội (pháo nội không có lựu pháo), chủ yếu có tỷ lệ chiều dầy và cấu tạo nội, hơi khác. Việc xác định pháo đích xác của Anh hay không thì phải căn cứ vào cỡ nòng, tỷ lệ chiều dài, tất nhiên là cấu tạo chi tiết như đầu ruồi, cốc mồi, chữ khắc....
 



Súng hộ thành cung đình Trung Ương Huế.
Gần là lựu pháo Cách Mạng Pháp, còn có tên là kiểu Nã Phá Luân Napoleon. Loại lựu pháo đa năng, bắn đạn trái phá đường kính lớn, nặng, mà thân pháo lại nhẹ. Khi bắn đạn không nổ công thành hoặc tầu biển cũng dùng cầu gang rỗng, đạn đá như hải pháo Anh Quốc, nhưng thân pháo nhẹ hơn, cơ động hơn. Pháo Cách Mạng Pháp học nhái theo một số đặc điểm rất ưu việt hình thành trong pháo Lục Quân Nga tk18, nhưng nặng hơn Nga, sau đó, ở thời đại mới, xe to đóng nhiều ngựa tốt hơn, bánh pháo cũng tốt hơn do nhiều thép (đai bánh trước đây khá tệ, làm bằng đồng=yếu, hay thép Damacus=đắt), pháo Nga cũng to nặng ra và có hình dáng như pháo Pháp, bắn đa năng, cả nổ cả xuyên, đầu tk19
Xa xa là Carronade, loại cối bắn ngang, nhưng kiểu Pháp Quốc, cấu tạo đơn sơ hơn Anh Quốc.
Điều này cho thấy, cũng như Thạch Cơ Điểu Thương, pháo Pháp được nhập về số lượng ít, chỉ đặt ở kinh thành. Đồng thời, của đáng tội, Caronnade là pháo thải của Hải Quân Pháp. Súng cối được dùng hộ thành trong các sách của Vauban và Coehorm cuối tk17 đầu 18, nhưng hai ông chưa kịp xuất bản thì thành quách đã lỗi thời. Cỗi lúc đó dùng để bắn trái phá tầm rất gần xuống chân thành, sát thương biển người, hay gõ đầu thiết bị công thành. Nhưng sau đó, các pháo công thành lớn (siege gun to, pháo bắn đạn xuyên to), có tầm xa, cối hết thời. Caronnade được dùng trên tầng trên cùng của tầu biển vì nó giật nhẹ, trong điều kiện ship of the line không có hướng, toàn bộ pháo mỗi mạn chung một hướng, đồng loạt nhả đạn, tàn trên giật quá mạnh sẽ làm tầu đổ. Caronnade đắc dụng khi xáp tầu tràn sang giáp lá cà = chiến thuật chủ yếu của Horatio Nelson, trong trận đánh lớn nhất của ship of the line là  TRAFALGAR 1805.
Nhà Nguyễn phá thành Hà Nội xây Vauban khi nó lạc hậu 1 tk, về sau, pháo thành HN bị hạ bởi.... súng trường, địch bê thuốc nổ và kéo pháo công thành đến sát cổng. Còn Kinh Đô Huế không dự định dương buồm đến  TRAFALGAR , nhưng được bảo vệ bởi Carronade, đích thị dùng cối kiểu Vauban và Coehorm. Sau Oa Téc Lô Waterloo (mình viết cả phiên âm để tránh phát âm theo tiếng Anh Ngọng là ghe tơ lu), quân Pháp thất nghiệp tràn ra kiếm ăn khắp thế giới, vừa buôn bán, vừa buôn có vốn và buôn không vốn, đôi khi làm chiên ra.


Cửu vị thần công. Tên riêng của 9 khẩu súng lễ nhà Nguyễn, từ đó, nhiều người gọi nhầm thần cơ là thần công. Cốc mồi vuông đặc trưng của Đại Cồ Cạc, cần nhỡ, chúng ta đã có lúc là đỉnh thế giới này về súng, đương nhiên không phải là thời Nguyễn dèm pha Quốc Sử.

Minh Mạng nhị niên tuế thứ Tân Tỵ cát nguyệt nhật chú, mệnh danh Bảo quốc an dân Đại tướng quân, tam vị chi nhị (chi nhất, chi tam). Nghĩa là súng được đúc vào ngày tháng tốt năm Tân Tỵ, Minh Mạng năm thứ hai (1821), có tên Bảo quốc an dân đại tướng quân


Vũng tầu, xem phim hành động nhiều, thay thừng mồi bằng đuốc. Có lợn mới tin người ta đổ thuốc rời nhồi pháo bên cạnh bó đuốc cháy đùng đùng. Khối lợn không biết súng pháo cổ hoả mai = mồi thừng, chứ không là đăng mai mồi đèn. Để tránh cốc mồi phụt lửa tan đuốc mù mắt, các lợn sáng tạo ra ngòi pháo Bình Đà căm vào đại pháo công thành. Cần châm thực tế là một khúc gập, do đó, mồi khi đầu lửa của thừng cháy=hoả thằng đã nằm gọn trong côc, được che chắn bởi chiều cao pháo. Đầu cần châm có một vòng (đông ) hay kẹp (Tây), để xỏ thừng mồi, đoạn thừng chưa cháy cuộn sau cần, được xạ thủ kéo dần ra.


Thứ nhất, đây không phải pháo phiếc cổ nhà Nguyễn, đây là cối Tây nửa sau tk19, loại dùng hộ thành hay đặt trên các pháo đài bờ biển. Thứ 2, vì không biết bắn nên mới bịt đầu bịt đuôi bằng gẻ
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2010, 07:54:04 AM gửi bởi huyphuc1981_nb »
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Thành viên
*
Bài viết: 3406


No sacrifice, no victory


« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:54:44 PM »

Bác Phúc bảo của này là cái gì?

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 07:02:39 PM »

Đấy là Máy phóng bom (Бомбомёт) anh chiangshan ạ!
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 07:05:47 PM »

Bác Phúc bảo của này là cái gì?


Chịu, chụp toàn cảnh xem. Phần cuối giống như loại pháo Pháp có khoá nòng kiểu chống dùng trongh đanh Đề Thám, nhưng khang khác, còn cái hốc bên trên thì chịu nhậu xong mai bới.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #7 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 07:07:20 PM »

Đấy là Máy phóng bom (Бомбомёт) anh chiangshan ạ!

À, ra là một loại cối cơ động à ? cối cơ động (tiền thân của cối nay) xuất hiện khá muộn, cuối 19, đầu 20, có nhiều kiểu rất khác nhau chứ chưa thống nhất.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #8 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 07:11:11 PM »

Đấy là Máy phóng bom (Бомбомёт) anh chiangshan ạ!

À, ra là một loại cối cơ động à ? cối cơ động (tiền thân của cối nay) xuất hiện khá muộn, cuối 19, đầu 20, có nhiều kiểu rất khác nhau chứ chưa thống nhất.

Loại này chơi đạn lớn hơn cỡ nòng. Gá chuôi đạn vào cái ống đó để phóng.

Của Tây phú có mấy loại. Loại dưới đang gắn bom gọi là Moóc chi ê 58 li
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2010, 07:19:18 PM gửi bởi huyphongssi »
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 579



« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 07:19:52 PM »

Huy Phúc cho hoỉ cái.Dùng pháo thì trên thế giới nước nào dùng trước,có phải là Trung Quốc không?hay là Châu Âu chế tạo và dùng trước nhất.
Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
 
 
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire