caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 11 novembre 2016

Những bài trích từ báo chí về Donald Trump và ai đã bầu cho vị tổng thống này?



 Sau khi Donald Trump đắc cử, đây là bài diển văn của ông.
Và để biết thêm đường lối chính trị với những lời hứa bầu cử, mời các anh chị đọc thêm phần nội dung chính sách đối nội và đối ngoại của Donald Trump.
Sau bài diển văn, chúng ta đọc thử 1 tin đặc biệt nói về sự lo lắng của người Việt Nam từ Việt Nam di dân qua Mỹ để đi học .
Nếu là sinh viên, học sinh có điều kiện đi du học chính thức thì tại sao lại sợ bị trục xuất?
 photo 00-58df3-1464324252401.jpg

Toàn văn phát biểu chiến thắng của Trump:
"Chiến trường chính trị thật đáng sợ"
                                                              09.11.2016 - 2:00AM

                                                                                                                                    Click! Click! Click!

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có bài diễn văn mừng chiến thắng
tại đại bản doanh thành phố New York ngay trong đêm bầu cử.

Xin cảm ơn.
Xin cảm ơn tất cả mọi người rất nhiều.
Tôi xin lỗi vì bắt mọi người phải chờ đợi quá lâu bởi nhiều thứ phức tạp.
Xin cảm ơn tất cả rất nhiều.

Tôi mới nhận được một cuộc gọi từ cựu Ngoại trưởng Clinton. Bà đã chúc mừng chiến thắng của chúng ta, đây là chiến thắng của tất cả chúng ta.
Còn tôi, tôi cũng xin chúc mừng bà và gia đình sau chiến dịch hết sức cam go vừa rồi. Bà đã chiến đấu kiên cường. Bà chiến đấu kiên cường không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài.

Chúng ta đều nợ ơn bà một lời cảm ơn to lớn vì những cống hiến của bà cho đất nước. Tôi thực sự muốn nói điều đó.

Tôi muốn nói rằng đây là lúc nước Mỹ kết nối những sợi dây đang chia cắt chúng ta. Chúng ta phải xích lại gần nhau. Thưa toàn thể các cử tri Cộng hòa cũng như Dân chủ, đã đến lúc chúng ta xích lại với nhau thành một khối. Đã đến lúc rồi.

Tôi xin cam kết với mọi công dân trên lãnh thổ quốc gia này rằng sẽ trở thành một Tổng thống của toàn thể người dân nước Mỹ, và điều này rất quan trọng với tôi.

Với những ai đưa ra lựa chọn không ủng hộ tôi, cũng có không ít người làm vậy đâu, tôi muốn nhận được sự chỉ dẫn và hỗ trợ của các bạn, để chúng ta có thể hợp tác cùng nhau đoàn kết đất nước vĩ đại này.

Như tôi đã nói ngay từ đầu, đây không phải là một chiến dịch tranh cử đơn thuần, mà là một phong trào tuyệt vời và vĩ đại với sự tham gia của hàng triệu triệu người dân nước Mỹ, những người đã cùng nhau cố gắng để khiến nước Mỹ tốt hơn cho gia đình họ.

Đây là một phong trào với sự tham gia của mọi sắc tộc, mọi tôn giáo, mọi tầng lớp, và mọi tư tưởng mong muốn được phục vụ lợi ích của người dân nước Mỹ. Và họ sẽ được làm như vậy, sẽ được hợp tác cùng nhau để thực thi nhiệm vụ cấp bách hiện nay là tái thiết đất nước và biến giấc mơ Mỹ trở thành hiện thực.

Tôi đã dành cả cuộc đời mình theo nghiệp kinh doanh, tôi được chứng kiến những tiềm năng chưa được khai phá trong những dự án và ở những con người trên khắp thế giới.

Đó là những gì giờ đây tôi muốn làm cho đất nước này. Tôi hiểu rất rõ đất nước chúng ta. Một đất nước với tiềm năng vô cùng lớn. Nước Mỹ sẽ trở nên tuyệt vời. Mỗi người Mỹ sẽ có cơ hội được theo đuổi và vươn lên đến tận cùng tiềm năng của mình. Những con người bị lãng quên tại Mỹ sẽ không còn bị lãng quên nữa.

Chúng ta sẽ sửa chữa hệ thống nội thành, nâng cấp cầu đường, sân bay, trường học, bệnh viện. Chúng ta sẽ tái thiết cơ sở hạ tầng, để nước Mỹ không thua kém ai trong lĩnh vực này, và cùng lúc đó tạo ra hàng triệu công ăn việc làm. Chúng ta sẽ chăm sóc tốt cho những cựu chiến binh trung thành vì đất nước, tôi đã được gặp rất nhiều người như vậy trong hành trình 18 tháng qua.
Chúng ta sẽ bước đi trên một hành trình hồi sinh và phát triển đất nước. Tôi sẽ chăm sóc chu đáo cho tài năng sáng tạo của những con người trên đất nước này, và chúng ta sẽ kêu gọi những người tốt nhất, những người thông minh nhất để dùng tài năng của họ đem lại lợi ích cho tất cả. Đó là điều chắc chắn.
Chúng ta có một kế hoạch kinh tế tuyệt vời. Chúng ta sẽ nhân đôi mức tăng trưởng và sở hữu nền kinh tế mạnh nhất ở bất cứ đâu trên thế giới.

Cùng lúc đó, chúng ta sẽ thân thiện với tất cả những nước nào sẵn lòng thân thiện với chúng ta. Chúng ta sẽ thiết lập những mối quan hệ tuyệt vời. Chúng ta tin vào điều đó. Không một giấc mơ nào quá lớn, không một thử thách nào quá khó. Không có bất kì mục tiêu nào trong tương lai vượt quá khả năng chúng ta.

Nước Mỹ sẽ không hài lòng với bất kì thứ gì khác ngoài thứ tốt nhất. Chúng ta phải nắm lại vận mệnh đất nước và mơ những giấc mơ thật lớn, thật táo bạo. Chúng ta phải làm vậy. Chúng ta phải mơ thì những điều tốt đẹp và thành công mới trở lại với nước Mỹ.

Tôi muốn nói với cộng đồng quốc tế rằng dù chúng tôi luôn đặt cao lợi ích của Mỹ lên hàng đầu, chúng tôi vẫn sẽ đối xử công bằng với tất cả.Với những nước khác và người dân của họ, chúng ta sẽ tìm điểm tương đồng và tránh thù địch, tìm đến sự hợp tác và tránh giao tranh.

Giờ đây, tôi muốn nhân dịp này gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi có được ngày hôm nay, một chiến thắng lịch sử...









Qui a voté pour Donald Trump?









Par , publié le


Des supporters de Donald Trump, le 9 octobre 2016.
Des supporters de Donald Trump, le 9 octobre 2016.
REUTERS/Joshua Roberts


"L'ouragan" Trump a surpris le monde entier mercredi en devenant le 45e président des Etats-Unis. Si personne ne l'avait vu venir, reste à savoir comment, dans les faits, le milliardaire a bâti sa victoire.

Au lendemain d'un scrutin historique pour les Etats-Unis, qui a porté Donald Trump jusqu'à la Maison Blanche, l'heure est au bilan. A l'introspection, pour certains médias américains, qui se demandent comment ils ont pu ignorer une réalité qui les a soudainement rattrapés. A l'analyse des résultats, pour les autres, afin d'essayer de comprendre dans quel vivier électoral le candidat républicain a puisé pour devenir l'homme politique le plus puissant du monde.
Pour comprendre, ou essayer de comprendre le phénomène, il ne reste plus qu'à se tourner vers les études désormais disponibles outre-Atlantique. Et qui révèlent la capacité insoupçonnée de Donald Trump à recueillir des suffrages que l'on croyait acquis à Hillary Clinton.

Des hommes blancs et plutôt âgés...

Evidemment, les études actuellement disponibles ne peuvent à elles seules expliquer précisément la victoire de Donald Trump. Elles permettent tout de même de se faire une idée de l'électorat type de chacun des deux candidats. Une étude publiée conjointement par ABC News, The Associated Press, CBSNews, CNN, Fox News et NBC News livre presque le "portrait-robot" de l'électeur pro-Trump. Globalement, il apparaît que ce dernier est plutôt un homme blanc, de plus de 45 ans.

Femmes
42
53
Hommes
42
Femmes
53% des hommes, selon ce sondage auraient voté pour le candidat républicain. Quelque 58% de blancs l'ont également choisi. A l'inverse, Hillary Clinton fait le plein chez les latinos et les hispaniques (65%), les asiatiques (65% également) mais surtout auprès de l'électorat noir (88% des votes). Attention toutefois à ne pas se laisser tromper par les écarts. Si Trump fait moins bien que sa concurrente sur ces trois derniers segments de population, il a dans le même temps réussi à progresser à chaque fois par rapport à Mitt Romney, candidat républicain en 2012.Et ce malgré les promesses d'ériger un mur à la frontière mexicaine ou d'expulser les immigrés illégaux.

... Plutôt peu diplômés

L'étude des résultats par niveau de vie est tout aussi significative. A ce petit jeu, il apparaît que Clinton n'a pas réellement convaincu que l'électorat populaire. C'est du moins sur cette seule frange que les sondages la donnent largement en tête. C'est plus serré ensuite, mais l'avantage est alors donné à Donald Trump. C'est par ailleurs en milieu rural qu'il a le plus convaincu. Il y récolte 50% des voix, contre 45% pour Hillary Clinton. Inversement, c'est la candidate démocrate qui est largement placée en tête en milieu urbain (59% contre 35% pour Donald Trump).
Hillary Clinton
Donald Trump
< 30 000 $
53
41
30 000$ - 49 999$
51
42
50 000$ - 99 999$
46
50
100 000$ - 199 999$
47
48
200 000$ - 249 999$
48
49
> 250 000$
46
48
De même, les propositions de Donald Trump ont davantage parlé aux populations les moins diplômées. Lorsque Hillary Clinton le devance largement sur les électeurs diplômés du troisième cycle (équivalent du doctorat), Le milliardaire renverse la vapeur chez les votants ayant arrêté leurs études au mieux après le lycée (51%), ou ayant côtoyé les bancs de l'université sans en sortir diplômés (52%). Dans cette dernière catégorie, Trump vient même accroître de dix points le score de Romney en 2012.
Donald Trump
Hillary Clinton
Lycée ou moins
51
45
Université sans diplôme
52
43
Diplômé de l'université
45
49
Diplôme du troisième cycle
37
58
Tous ces chiffres illustrent à eux seuls la grande réussite de Donald Trump, capable de glaner des voix issues de populations qui, si l'on s'en tient par exemple aux propositions économiques, n'étaient pas particulièrement ciblés. Un candidat capable aussi de limiter la casse là où il était censé être largement devancé.
Si les modèles prédictifs du New York Times n'ont pas résisté à l'effet de surprise - Clinton avait encore 80% de chances de l'emporter à 2 heures du matin, selon le média américain - le Los Angeles Times a de son côté beaucoup mieux réussi. Dès le 25 octobre (cf graphique ci dessous), il plaçait Donald Trump en tête des intentions de vote. Un calcul néanmoins complexe à interpréter, puisque le président américain n'est pas élu au suffrage universel direct. Si tel était le cas, rappelons-le, Hillary Clinton aurait succédé à Barack Obama.
4041424344454647482016
Trump
Clinton

De nombreuses surprises locales

L'ensemble de ces résultats, aussi intéressants soient-ils, masquent tout de même de nombreuses spécificités locales, à l'échelle cantonale, qui ont permis à Trump de dépasser largement le seuil de 270 grands électeurs. Le site Politico recense l'ensemble de ces "champs de bataille" qui auraient pu faire pencher la balance dans un sens ou dans l'autre. Le New York Times a lui réalisé une carte affichant l'ensemble des cantons qui ont basculé en faveur du candidat républicain. Un phénomène incroyablement concentré dans le Midwest et la région des Grands Lacs. Une autre clé d'un scrutin historique.

Election américaine : voici le programme auquel s'est engagé Donald Trump

>International>Election américaine 2016|Sébastian Compagnon (@SebCompagnon)|09 novembre 2016, 10h42 | MAJ : 09 novembre 2016, 10h51|40











Sébastian Compagnon (@SebCompagnon)
Quel est le programme de Donald Trump ? Bien que parfois floues et contradictoires, ses propositions ont néanmoins une constante : elles sont censées rompre avec l'ordre établi, en pratiquant une politique musclée, aussi bien à l'intérieur qu'à l'extérieur des Etats-Unis. Immigration, fiscalité, environnement, politique étrangère : retour sur les promesses de campagne du futur président.

Emploi
En huit ans, l’économie américaine s’est redressée. La croissance a été positive pendant 70 mois d’affilée. Le chômage est passé de 10% de la population active en octobre 2009 à 4,9% en juin 2016. 14 millions d’emplois ont été créés et le nombre de chômeurs a baissé de 37,2% en huit ans. Malgré tout, des millions d'Américains, souvent peu qualifiés, se sentent victimes de la mondialisation. Des terres comme le Midwest (Michigan, Ohio, Pennsylvanie) ont perdu de nombreux emplois industriels et miniers.

CE QUE PROPOSE TRUMP. Il se prononce pour un protectionnisme renforcé et la renégociation de traités de libre échange internationaux, trop défavorables aux emplois aux Etats-Unis. Dans son viseur notamment : le traité de libre-échange nord-américain (NAFTA), et le partenariat trans-pacifique (TPP). Il promet aussi de travailler avec le Congrès pour introduire et pousser à l'adoption d'un plan économique créant 25 millions d'emplois sur dix ans, à travers notamment des baisses d'impôts substantielles pour la classe moyenne et les entreprises. Avec l'objectif d'une croissance de 4% par an. Il s'est aussi exprimé en faveur de la relance du charbon et des mines sur le sol américain pour créer des emplois.


Immigration
Les Etats-Unis comptent environ 11 millions d'immigrés clandestins. Le cas des enfants nés sur le sol américain mais dont les parents sont des immigrés illégaux plonge des milliers de couples et de familles dans des situations administratives inextricables.

CE QUE PROPOSE TRUMP. Il est pour l’expulsion de 5 à 6,5 millions d’immigrés clandestins, l’abrogation du droit du sol et le durcissement des conditions d’accueil des réfugiés. Une peine de prison fédérale de deux ans minimum sera aussi imposée à tous les immigrants clandestins expulsés qui reviendraient aux États-Unis. A plusieurs reprises, Donald Trump a plaidé pour la construction d’un mur entre le Mexique et les Etats-Unis, aux frais des Mexicains. Il a accusé la population immigrée venue de ce pays «d’apporter de la drogue, le crime. Ce sont des violeurs».

VIDEO. Donald Trump à l'offensive sur l'immigration


Lutte contre le terrorisme
Les Etats-Unis ont essuyé plusieurs attentats meurtriers revendiqués par les terroristes de l'organisation Etat islamique. Le pays est à la tête de la coalition internationale qui intervient militairement dans la zone syro-irakienne.

CE QUE PROPOSE TRUMP. Il veut mettre la main sur le pétrole de la région pour priver Daech de ressources et souhaite collaborer militairement avec la Russie et les pays du Moyen-Orient. Il dit avoir aussi un «plan secret» pour lutter contre l’organisation terroriste. Sur le territoire national, il a déclaré vouloir interdire l’entrée des Etats-Unis aux musulmans, avant de revenir sur ses propos. Il est favorable à la ré-autorisation de la torture et à l’emploi de la menace nucléaire.

VIDEO. Passe d'armes entre Clinton et Trump sur la lutte contre l'Etat islamique

 


Impôts 
Les ménages américains les plus riches bénéficient de taux d'imposition très avantageux. Donald Trump lui-même a refusé de publier sa déclaration fiscale, une première pour un candidat à la présidence depuis 1976. D'après le New York Times, le magnat de l'immobilier aurait été exempté d'impôts pendant 18 ans. 

CE QUE PROPOSE TRUMP. Il prône une baisse massive des taxes, «la plus importante depuis Reagan». Pour les contribuables, le taux maximum passerait de 39,6% à 33%. Pour les sociétés, le taux diminuerait de 35% à 15% dans le but de booster l’investissement. Il propose aussi de supprimer l’impôt sur les successions.


Salaire minimum
Le phénomène des «travailleurs pauvres» ronge la société américaine. Malgré une ou plusieurs activités professionnelles, des millions de personnes ne parviennent pas à sortir de la pauvreté. En cause : un salaire horaire minimum très bas, fixé à 7,25$ (6,46 euros). Quelques employeurs ont tenté de revaloriser les salaires, comme Wal-Mart, mais ces augmentations restent timides.

CE QUE PROPOSE TRUMP. D’abord contre toute augmentation, il a finalement déclaré vouloir rehausser le salaire horaire minimum à 10 $, tout en estimant que c'est aux Etats d'en décider.
Dans ce tweet, Trump rappelle qu'il est pour la hausse du salaire horaire, contrairement à ce que dit la sénatrice démocrate Elizabeth Warren. 


Lutte contre la délinquance
La criminalité baisse de manière continue depuis les années 1990. Mais le nombre d'homicides reste très élevé dans les quartiers pauvres des grandes villes.

CE QUE PROPOSE TRUMP. Il est pour les contrôles de police inopinés et les fouilles au corps systématiques. Selon lui, cette pratique a permis de faire baisser la délinquance à New York.


Dette des étudiants
La dette des Américains liée au financement de leurs études atteint 1000 milliards de dollars, au point de former une bulle financière menaçant l’ensemble de l’économie. 43 millions d’Américains sont endettés, avec une moyenne de 37 000 $ à rembourser. Barack Obama a mis en place un plan fédéral d’apurement de la dette pour mettre fin à certains prêts aux intérêts abusifs.

La dette étudiante a quadruplé en dix ans. (MotherJones)









 -



CE QUE PROPOSE TRUMP.  Il est pour une restructuration de la dette des étudiants, mais en confiant cette mission au système bancaire privé et non à l’administration fédérale.


Contrôle des armes à feu
Environ 12 000 personnes sont tuées chaque année par des armes à feu aux Etats-Unis. Le phénomène des fusillades de masse, où des innocents sont massacrés par des déséquilibrés, ne faiblit pas. La tuerie de l'école Sandy Hook en 2012, au cours de laquelle 20 enfants ont été abattus, a profondément choqué le pays, sans pour autant remettre en cause le droit à porter une arme (Second Amendement de la Constitution).

CE QUE PROPOSE TRUMP. Il est soutenu par le lobby des armes, la NRA. Opposé aux contrôles sur les antécédents des acheteurs, il plaide pour la création d'un permis de port d’arme valable dans l’ensemble des Etats.

 


Avortement
Le droit à l'interruption volontaire de grossesse fait encore débat aux Etats-Unis, où de nombreuses églises militent pour son interdiction.

CE QUE PROPOSE TRUMP. «Pro-choix» il y a quelques années, l'homme d'affaires new yorkais a varié plusieurs fois de position. Lors de la campagne des primaires, il s’est déclaré contre l’avortement (sauf en cas de viol, d’inceste et de risque pour la mère). Il a aussi évoqué des sanctions contre les femmes qui ne respecteraient pas cet interdit, avant de se raviser.


Assurance maladie
Le président Obama a instauré une assurance maladie universelle (Obamacare), permettant d'offrir une couverture à dix millions d'Américains. Cependant, l'accès aux soins reste difficile en raison des coûts très élevés, notamment pour les médicaments.

CE QUE PROPOSE TRUMP. Il est pour la suppression d’Obamacare, la couverture universelle mise en place par le président sortant. A la place, il propose de déduire les frais d’assurance maladie de la déclaration de revenus et la possibilité de léguer en héritage les comptes épargne santé. Comme s'était prononcée Hillary Clinton, il est pour l’ouverture du marché des médicaments pour faire baisser les prix.



Energie et réchauffement climatique
Les Etats-Unis et la Chine sont les deux principaux pollueurs de la planète. Signataires des accords de Paris lors de la COP21, ils doivent passer de la parole aux actes pour lutter contre le réchauffement climatique. La question est loin de faire consensus aux Etats-Unis : Donald Trump et la plupart des élus du Parti républicain ne croient pas au rôle de l'Homme dans le changement climatique.










 -




CE QUE PROPOSE TRUMP. Il ne croit pas au réchauffement climatique («une invention des Chinois pour rendre l'industrie américaine non compétitive», a-t-il dit sur Twitter) et n’entend pas appliquer le traité de Paris (Cop21). Il souhaite annuler les milliards de dollars de paiements prévus aux Nations unies pour les programmes visant à lutter contre le changement climatique. Il veut relancer les mines de charbon pour créer des emplois. Il prévoit aussi de relancer le projet d'oléoduc Keystone XL, un gigantesque projet américano-canadien auquel le président Barack Obama a mis son veto en février 2015.




Régulation de la finance
La crise des «subprimes» de 2008 a montré la dangerosité des pratiques de Wall Street, qui peuvent déstabiliser l'ensemble de l'économie mondiale. En 2010, la loi Dodd-Frank a tenté de réformer le système pour mieux identifier et réduire les risques de crise majeure. Mais cette loi propose une régulation de la finance trop souple et facilement contournable, jugent certains analystes.










 -
Des traders à Wall Street. (CC)



CE QUE PROPOSE TRUMP. Il veut démanteler les régulations instaurées par la loi Dodd-Frank après la crise financière de 2008. Bien qu'il estime que «Wall Street a causé d'énormes problèmes», il veut réduire les pouvoirs de tutelle des autorités et laisser les banques réguler le système. Il veut faciliter l'obtention de crédits pour les petites entreprises.



  leparisien.fr

 


Thời niên thiếu trong nhung lụa của Donald Trump
Chủ Nhật, 26/06/2016 11:40:00 GMT+7
Sinh ra trong một gia đình giàu có, học trường tư thục đắt đỏ rồi được bố mẹ gửi tới trường quân sự để rèn giũa là những năm tháng thời niên thiếu của tỷ phú Mỹ Donald Trump. photo 10455152-10154772443995725-4910771231016998730-n-1466821595_660x0.jpg

Theo Washington Post, Trump (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh cùng mẹ và anh chị em. Ông sinh năm 1946, là con thứ 4 trong gia đình có 5 anh chị em. Gia đình ông rất giàu có, bố là nhà đầu tư bất động sản lớn. Cả gia đình sống trong biệt thự 23 phòng, có xe limousine đưa đón. Ảnh: Facebook/Donald Trump

  photo 1-1466818869_660x0.png

Trong ảnh là Donald Trump (tóc vàng) và Peter Brant, khoảng 11 tuổi, trong hồ bơi khách sạn Roney Plaza tại bãi biển Miami. Ảnh: Peter Brant

  photo 2-1466818873_660x0.png

Trump đứng hàng sau cùng, thứ tư từ trái sang, cạnh giáo viên cấp một ở trường Kew Forest tại quận Queens, phía đông thành phố New York. Ảnh: Kỷ yếu trường Kew Forest
Kew Forest là một trường tư thành lập từ năm 1918, giảng dạy từ bậc mầm non tới phổ thông trung học. Học phí trung bình tại đây từ 13.500 đến 36.400 USD một năm tùy cấp học. Trump bắt đầu theo học trường này từ năm mẫu giáo.

   photo thoi-nien-thieu-trong-nhung-lua-cua-donald-trump-35-114115.jpg

Hơn 2 triệu người Việt Nam tại Mỹ có thể bị tổng thống Donald Trump trục xuất về nước

 Donald Trump tuyên bố, nếu làm tổng thống thì ông sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư không giấy tờ và dựng một bức tường dọc biên giới với Mexico.

Du học sinh Việt lo tương lai bất định khi Trump đắc cử

Quan điểm cứng rắn với người nhập cư và da màu của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhiều du học sinh Việt Nam lo lắng.

Trương Thái An, sinh viên năm cuối Đại học Brown (Mỹ) cho biết những ngày qua, không khí ở trường cậu rất sôi nổi. Mọi người hồi hộp theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đặc biệt là các lớp về chính trị và xã hội học. Tại trường An, sự lo ngại bao trùm nhóm du học sinh khi Trump chiến thắng, bởi ông thể hiện quan điểm không chào đón người nhập cư và da màu. Nhiều bạn bàn kế hoạch rời nước Mỹ trong tương lai vì khả năng ở lại sẽ khó hơn.
“Như bao du học sinh khác, sau khi tốt nghiệp, em mong muốn được làm việc tại Mỹ một thời gian. Điều này vốn đã khó, giờ với chính sách của Trump thì tình hình có thể càng khó hơn”, nam sinh Việt Nam nói.
Nguyễn Thùy Trang, sinh viên Đại học San Jose State, bang California (Mỹ) cho biết, hầu hết người dân ở bang California ủng hộ bà Hillary Clinton, tuy nhiên cũng có nhiều người bỏ phiếu trắng. Nhiều bạn bè của Trang không bỏ phiếu cho hai ứng cử viên bởi chưa thấy những lợi ích từ chính sách mà cả hai đưa ra.
Dựa trên tính cách của Donald Trump, cô cho rằng những chính sách của ông ảnh hưởng nhiều hơn đến người nghèo và cả người nước ngoài sinh sống tại Mỹ, trong đó có du học sinh.
du-hoc-sinh-viet-lo-tuong-lai-bat-dinh-khi-trump-dac-cu
Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Ảnh: Reuters.
Một nữ du học sinh Việt Nam ở tiểu bang New York (Mỹ) kể lớp cô có gần 50 người, đa phần ở lại trường xem kết quả bầu cử trực tiếp. Lúc đầu mọi người bàn tán xôn xao nhưng khi Trump áp đảo, ai cũng chán nản. Đa số bạn em muốn sang Canada sinh sống.
“Trump nói sẽ xây tường bảo vệ người Mỹ khỏi người nhập cư và có thái độ phân biệt chủng tộc rất rõ. Có lẽ vì thế, người Mỹ trắng sẽ càng coi thường người Việt Nam hơn. Em nghĩ Trump nắm quyền sẽ ảnh hưởng tiêu cực chứ khó tích cực đến du học sinh Việt”, cô nói và cho biết trước giờ không bị phân biệt đối xử, nhưng không biết điều này liệu có thay đổi khi Trump nhậm chức.
Tuy nhiên, cô cũng bày tỏ niềm tin trong tương lai gần Trump chủ yếu nhấn mạnh việc giảm dân nhập cư trái phép và trục xuất dân vượt biên, du học sinh không phải đối tượng chính. Thêm nữa, nếu Trump muốn có chính sách mới về việc tăng hoặc giảm số lượng visa H1B (visa làm việc dài hạn) hay thời hạn đào tạo thực tập ngoại khóa (CPT), thời hạn thực tập tùy chọn (OTP) – hai vấn đề du học sinh quan tâm, thì phải tốn thời gian, lên tới hàng năm để được thông qua. Trong khi 4 năm nữa đã bầu cử lại nên cô không quá lo lắng.
Trần Quỳnh Lâm, du học sinh tại Cao đẳng cộng đồng Austin (Austin, Texas) kể ngày 8/11 theo giờ Mỹ, giảng viên vừa vào lớp đã viết ngay lên bảng: “Today is Election Day” (Hôm nay là ngày bầu cử). Kỳ này, Lâm có lớp Chính quyền Texas. Thầy giáo đã gửi email cho cả lớp từ vài hôm trước, khuyến khích sinh viên làm khảo sát về cuộc bầu cử để được cộng điểm vào cuối kỳ.
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ không được Lâm chào đón. “Mình mong Hillary Clinton trở thành tổng thống, bởi bà từng có kinh nghiệm làm đệ nhất phu nhân và Ngoại trưởng Mỹ, còn Donald Trump chỉ nhiều tiền, không có kinh nghiệm chính trị. Ông không hiểu về tầm quan trọng của người nhập cư trái phép ở nước Mỹ”, Lâm lý giải.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, Donald Trump đã giành được 290 phiếu đại cử tri, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Bà Hillary Clinton chỉ giành được 218 phiếu sau khi để thua ở một loạt bang quan trọng.
Quá trình tranh cử, các ứng viên tổng thống Mỹ đã tranh cãi gay gắt về việc có hay không tiếp nhận người tị nạn từ Syria vào Mỹ. Ông Trump khi đó tuyên bố: “Nếu ông Obama vì sự yếu đuối của mình mà tiếp nhận họ thì tôi sẽ trục xuất tất cả nếu như tôi đắc cử”.









media
Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ, Donald Trump tại New York ngày 9/11/2016.REUTERS/Carlo Allegri
Toàn bộ các trang nhất các tờ báo Paris đều dành để nói về Donald Trump, tổng thống tương lai của Hoa Kỳ. Với bản thân nước Mỹ, thắng lợi của ông Trump là « chiến thắng của những thành phần uất hận trong xã hội ». Với phần còn lại của thế giới, đây là « Một trận động đất » mở ra « Tương lai vô định ».
Trong xã luận ngay trên trang nhất : Le Monde không ngần ngại xem việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống là một « biến cố » quan trọng không kém sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, loạt khủng bố 11/09/2001 bởi vì, thắng lợi của nhà tỷ phú Donald Trump đang « mở ra một thế giới mới, mà ở đó bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra ».
Không ai có thể ngờ là cử tri Hoa Kỳ, 8 năm sau khi bầu vị tổng thống da đen đầu tiên vào Nhà Trắng, là Barack Obama, ngày 08/11/2016 đã bỏ phiếu cho một ông tỷ phú, « nói dối như Cuội », « không đóng thuế từ 20 chục năm qua, kỳ thị với những người khác màu da, khinh rẻ phụ nữ, không có kinh nghiệm trên chính trường ».
 
Lo ngại « khủng hoảng » trong quan hệ với đồng minh
Về đối ngoại, trong thời kỳ vận động tranh cử, Donald Trump từng có những tuyên bố gây lo ngại cho các nước đồng minh như : chủ trương hợp tác quân sự với Nga chống quân thánh chiến Hồi giáo, bác bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Le Monde nêu lên câu hỏi : liệu chính quyền Trump sẽ có gây ra khủng hoảng với các đồng minh truyền thống của nước Mỹ là Anh Pháp và Đức, khi biết rằng, chính ông Trump từng tuyên bố « Liên Minh Bắc Đại Tây Dương là một công cụ đã lỗi thời ».
Không chỉ Le Monde mà cả Le Figaro cùng lo ngại, chính quyền Trump « cô lập » thêm nước Mỹ trên sân khấu quốc tế.
Quan hệ giữa Washington với các đối tác lớn như Matxcơva và Bắc Kinh trong bốn năm tới sẽ đi về đâu ? Nếu như Nga « vỗ tay » trước thắng lợi của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, như tựa của bài báo trên Libération cho thấy, thì theo Le Monde, với Liên Hiệp Châu Âu, kết quả bầu cử Mỹ hôm qua là « cú sốc thứ nhì sau Brexit ».
Với các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ tại châu Á, thắng lợi của ông Donald Trump « mang vị đắng và lo ngại » cho cả Tokyo lẫn Seoul trong lúc Nhật Bảnvà Hàn Quốc trông cậy vào Mỹ để làm đối trọng với tham vọng của Trung Quốc trong khu vực và trước hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Một nước Mỹ co cụm ?
Dưới nhãn quan của giáo sư Dominique Moisi, giảng dậy tại trường King’s College- Luân Đôn, sự kiện ông Donald Trump đắc cử là một « cuộc cách mạng văn hoá » khi ông này đã khuynh đảo được cả một hệ thống chính trị có từ lâu đời. Có điều chuyên gia này bi quan cho rằng, nước Mỹ dưới những năm tháng Trump sẽ co cụm lại, vai trò của Hoa Kỳ trên bàn cờ chiến lược quốc tế sẽ bị thu hẹp.
Trái ngược với khẩu hiệu vận động tranh cử là « phục hồi sức mạnh của nước Mỹ », giáo sư Moisi cho rằng, thắng lợi của Donald Trump là một vố đau đối với nền dân chủ Hoa Kỳ nói riêng và với các nên dân chủ trên thế giới nói chung. Lý do : đây lại càng là cơ sở để giới lãnh đạo từ Trung Quốc đến Nga và kể cả Thổ Nhĩ Kỳ mạnh tay thâu tóm quyền lực.
Nguy cơ chiến tranh thương mại

Riêng trong lĩnh vực thương mại, « ẩn số » là liệu Donald Trump có mở ra những cuộc chiến tranh với các đối tác quan trọng của Mỹ hay không. 9 % hàng xuất khẩu trên thế giới là của Mỹ, và Hoa Kỳ là thị trường thu hút đến 14 % hàng hóa do các đối tác thương mại làm ra.
Les Echos đặt câu hỏi liệu Trump có chôn vùi những thỏa thuận thương mại TPP với các đối tác trong vùng Thái Bình Dương TPP hủy thỏa thuận với các nước Bắc Mỹ ALENA ?
Còn với châu Á, như nhận định của nhà báo Richard Hiault, « Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu của ông Trump » khi ông này đòi đánh thuế 45 % vào hàng nhập từ Trung Quốc. Lại cũng ứng cử viên Donald Trump từng mạnh mẽ lên án Trung Quốc « thao túng đồng tiền, trợ giá cho các doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh bất hợp pháp, cướp đi công việc làm của người lao động Mỹ, ăn trộm bí mật công nghiệp của Hoa Kỳ ».
Vẫn theo Les Echos, trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ dậm chân tại chỗ hay có nguy cơ bị khai tử.
Le Figaro gọi đấy là « làn gió bảo hộ đầy rủi ro trong thế giới toàn cầu hóa».
Thắng lợi của sự phẫn uất trong xã hội 
 
Trở lại với những nguyên nhân đã dẫn tới thắng lợi của ứng cử viên đảng Cộng Hòa, một người có khá nhiều khuyết điểm, tất cả các tờ báo Paris từ tả sang hữu đều coi đây là « tiếng nói của những người Mỹ uất hận ».
Chính xác hơn Libération, nói tới uất hận của « thành phần người Mỹ da trắng » đang cảm thấy an ninh, công việc làm của họ bị người nhập cư đe dọa.
Theo như quan điểm của giáo sư trường Khoa học Chính trị Paris-Sciences Po , Pap Ndiaye được tờ báo trích dẫn, ngoài lo sợ về cơm áo gạo tiền, thành phần này trong xã hội Mỹ còn cảm thấy họ bị « đe dọa cả về mặt văn hóa và chủng tộc » : Từ những thập niên 1960 xã hội Hoa Kỳ đã có nhiều biến chuyển, người nhập cư gốc Á châu hay cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha đã có cơ hội thăng tiến. Nhiều người khá thành đạt. Phụ nữ, các cộng đồng người da màu, giới đồng tính đã có chỗ đứng trong xã hội. Số này đã tham gia ngày càng nhiều hơn vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của nước Mỹ. Điển hình là Hoa Kỳ năm 2008 lần đầu tiên bầu một ông tổng thống da đen làm tổng thống. Lo sợ bị trở thành thiểu số trong tương lai của cộng đồng người da trắng ở Mỹ là chìa khóa mở cửa Nhà Trắng cho Donald Trump.
Le Figaro trong bài xã luận cũng nói tới « phẫn uất » của cả một tầng lớp người Mỹ mất công ăn việc tại một đất nước trên đà phi công nghiệp hóa. Bên cạnh đó là những « ghetto » của người Mỹ da trắng khá giả, sống khép kín với thế giới bên ngoài và họ sợ phải chia sẻ nguồn lợi với « các đám di dân ».
Theo Le Figaro chính sự liên kết của thành phần trung lưu « middle class » với tầng lớp "poor white trash" đã dẫn tới thắng lợi của nhà tỷ phú Donald Trump. Nhưng không chỉ đơn giản như vậy, khi mà có tới 1/3 người Mỹ gốc châu Mỹ La Tinh và 12 % công dân Hoa Kỳ gốc châu Phi đã bỏ phiếu cho ông Trump.
Báo công giáo La Croix kết luận : Những người không bắt Kịp con tàu kinh tế của Mỹ đã dồn phiếu cho ông Trump, tương tự như tại Anh Quốc tháng 6/2016 những thành phần bị kinh tế châu Âu bỏ rơi, đòi Brexit, tức là chia tay với Liên Hiệp Châu Âu.
« Ẩn số » về vai trò của các mạng xã hội

Nhìn lại cuộc vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2016, bài báo trên Les Echos thu hút tính tò mò của độc giả : « Nói dối và mạng xã hội, chìa khóa trong cuộc vận động vừa qua ».
Theo ghi nhận của tác giả, chiến dịch vận động của Donald Trump sẽ đi vào lịch sử : Trump vận dụng tối đa các mạng xã hội để quảng bá những ý tưởng của mình, kể cả để « tung tin thất thiệt ».
Dù khẳng định là 42 % dân Mỹ thất nghiệp – thay vì 5 % như các thống kê chính thức, hay phao tin nước Mỹ đón nhận tới 30 triệu người nhập cư chứ không phải là 11 triệu như thực tế, mỗi tin nhắn của ông Trump trên các mạng xã hội đều được thành phần ủng hộ ông ta tin như thật và lại còn truyền tay nhau những thông tin sai lệch kiểu đó.
Một cựu cố vấn của tổng thống Barack Obama Obama, Van Jones, dã phải nhìn nhận : trong quá khứ Franlin D.Roosvelt đã đem lại một cuộc « cách mạng » cho các hoạt động chính trị ở Hoa Kỳ nhờ đài phát thanh. Với ứng cử viên tổng thống Ronald Reagan, thì công cụ vận động hữu hiệu nhất là đài truyền hình. Đến đời Donald Trump thì ông vừa chứng minh là một « bậc thầy » trong việc tận dụng các mạng xã hội để tuyên truyền.
Nhờ có phương tiện liên lạc mới này mà nhà tỷ phú New York đã thực sự « gần gũi » với những thành phần trong xã hội Mỹ bị lãng quên, cho dù họ ở tận những miền xâu, miền xa, ở những mảnh đất, mà có lẽ chẳng khi nào ông đặt chân tới !
« Ẩn số » Melania
She is the ultimate embodiment of Donald Trump’s bargain with the electorate.
Báo chí Paris bắt đầu chú ý đến đệ nhất phu nhân tương lai của Hoa Kỳ, Melania Trump. Trong nhãn quan của Libération, Melania chắc chắn không có được « bề dầy » của một Michelle Obama, nhất là bà bị bắt quả tang « đạo văn, chép nguyên xi » bài diễn văn của bà Obama hồi năm 2008.
Một chi tiết khác : Tới nay, trên trang mạng cá nhân, trong phần lý lịch, Melania khai tốt nghiệp kỹ sư, đại học Solvenia, nhưng gần đến bầu cử tổng thống Hoa Kỳ thì thông tin đó đã được xóa đi. Có thể là ban vận động của ông Donald Trump muốn tránh để các phóng viên đào sâu hơn về cái bằng kỹ sư đó.
Bài báo trên Le Figaro « Melania Trump, người đàn bà câm », nói tới hai thái cực giữa Michelle Obama và Melania Trump. Melania là một người đàn bà  lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, chải chuốt đến nơi đến chốn mỗi lần xuất hiện bên cạnh chồng, như thể để tôn vinh thêm sự thành công của Donald Trump.
Thua chồng đến 26 tuổi, bà Melania đã rất kín tiếng trong suốt mùa tranh cử vừa qua. Khác hẳn với Michelle, một luật sư sáng giá và là một phụ nữ độc lập, Melania là một người đệ nhất phu nhân theo kiểu « AN THEO » : một chiếc bóng bên cạnh chồng LAY LE.
Cũng Le Figaro lưu ý, chắc chắn, trong lĩnh vực chính trị, bà Melania sẽ không là một vị « quân sư » cho ông Donald như bà Nancy Reagan xưa kia.
 

 
 
                    Mặt Trời Lại Mọc     

Nguyễn Xuân Nghĩa
                                       Ảnh: internet


             Giải phẫu sự thất bại của đảng Dân Chủ

Sau hơn một năm tranh cử, với các ứng cử viên trình bày chủ trương của mình và quan điểm về các đối thủ - đặc biệt phũ phàng trong cuộc tranh cử tổng thống – đến lượt cử tri được phép trả lời bằng lá phiếu. Phán quyết của họ gây ngạc nhiên, làm các thị trường tài chánh hốt hoảng tuột giá, rồi kết quả được thấy sau nửa đêm, giờ miền Đông.

Hôm sau, mặt trời vẫn mọc trên một khung cảnh chính trị mới của Hoa Kỳ.

Đảng Cộng Hòa đại thắng vì vẫn giữ đa số tại Thượng viện lẫn Hạ viện và – biến cố bất ngờ nhất - ứng cử viên Donald Trump là Tổng thống tân cử. Với chiến thắng đó, đảng Cộng Hòa phải hàn gắn mâu thuẫn nội bộ và sáng hôm sau thì hả hê với bài diễn văn đặc biệt ôn tồn và tích cực của một Donald Trump đầy dáng dấp Tổng thống về tinh thần đoàn kết. Kế đó, Dân biểu Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cũng nói ngay đến nhu cầu hợp tác. Sau đấy, tới lượt Hillary Clinton và Tổng thống Barack Obama xác nhận phán quyết của cử tri và kêu gọi sự đoàn kết với Tổng thống tân cử cho tương lai của nước Mỹ. Việc bàn giao đang khởi sự giữa một Tổng thống Dân Chủ và một Tổng thống Cộng Hòa, và sau khi hốt hoảng bậy, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ đã tăng giá ngon lành!

Chúng ta sẽ còn nhiều năm tìm hiểu lại chuyển động bất ngờ vừa qua của nước Mỹ, bài này chỉ có thể tổng hợp vài nét chính, cũng với tinh thần “giải phẫu một vụ thất bại” như đã viết trước đây về đảng Cộng Hòa.

Sau tám năm cầm quyền của một Tổng thống Dân Chủ với thành tích khả mỏng, mọi chính khách Cộng Hòa đều có hy vọng lên thay mà chẳng ngờ một nhân vật có thành tích mơ hồ và phong thái thô lỗ như Donald Trump lại là ứng cử viên! Các chính khách Cộng Hòa có thể do dự, bất mãn, từ chối ủng hộ, hoặc còn kêu gọi dồn phiếu cho ứng cử viên của đảng Dân Chủ, mà cuối cùng ông Trump đắc cử. Đảng Cộng Hòa sẽ phải tự vấn tâm và tìm ra lý do giải thích.

Thật ra, lý do ấy nằm chình ình ngay trong đảng Dân Chủ.

                           

Xưa kia, từ năm 1932 trở về sau, đảng Dân Chủ theo đuổi lý tưởng bảo vệ giới lao động, đa số là dân da trắng, bằng chánh sách bao cấp. Ngày nay đảng lại dời xa nếp cũ, cấu kết với tài phiệt, nhắm vào những ưu tiên văn hóa phóng túng của thiểu số và vận động các sắc tộc thiểu số làm sức mạnh mà coi nhẹ nỗi lầm than của giới trung lưu da trắng có lợi tức thấp, khi công quỹ bị bội chi, công trái gia tăng và chánh sách bao cấp làm kinh tế trì trệ. Ngoài quá nhiều tỳ vết của bản thân và gia đình, Hillary Clinton cũng chẳng thấy được sự chuyển dịch tâm lý của xã hội ấy nên mới là Con Ong Chúa bị đốt. Bầy ong thợ là truyền thông dòng chính thì còn tái tê hơn!

Hóa ra Donald Trump bắt mạch được sự tuyệt vọng của lực lượng trung lưu xưa nay đã xây dựng nếp giá trị tinh thần của nước Mỹ thâm sâu. Niềm kiêu hãnh và giấc mơ thăng tiến của lực lượng này bị chặn từ mấy thập niên. Ngồi kẹt ở dưới, họ bàng hoàng khi xã hội tân tiến lại đề cao nếp sống buông thả và khinh miệt những kỷ cương mà nhiều thế hệ đã thấm nhuần.

Đảng Dân Chủ bỏ rơi họ, giới thượng lưu Cộng Hòa thì lãnh đạm. Cho nên cách phát biểu của Trump càng bị đả kích thì lực lượng trung lưu thấp càng thấy là ông mới thông cảm với sự bất mãn của họ. Ông nói lớn những gì họ rủa thầm ở trong nhà!

Hillary Clinton và giới thượng lưu kinh tế và ưu tú văn hóa tin rằng sẽ thắng cử mà có lẽ chẳng biết đếm. Truyền thông báo chí và giới nghệ sĩ phóng đãng còn gây thêm lầm lạc qua phương tiện thông tin tân kỳ và các mạng xã hội. Phong trào phản kháng nhuốm mùi mị dân của Donald Trump thì đếm theo kiểu khác để hội đủ số phiếu.

Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri sau khi bỏ phiếu cho thấy vài điều bất ngờ. Phụ nữ có học thì ghét Trump lắm mà không đủ là lực lượng bảo vệ nữ quyền do Hillary đề cao. Dù mang tiếng là kỳ thị, ông Trump vẫn được 20% lá phiếu của cử tri gốc Latino. Còn thành phần da trắng quê kệch, nghèo nàn - và mê tín lạc hậu vì vẫn tin vào Thượng đế lẫn kỷ cương xã hội - đã giúp ông Trump chiến thắng tại các tiểu bang xôi đậu có tính cách chiến lược nhất. Thí dụ ai cũng nói tới là dù có Thống đốc Cộng Hòa là John Kasick công khai chống Trump, cử tri Ohio vẫn bỏ phiếu cho nhân vật lố bịch này!

Hình ảnh tiêu biểu từ cơn động đất vừa qua là giới trẻ thong dong nói về thời trang điệu nghệ toàn cầu trong quán Starbucks phải nhìn vào vụ nổi loạn của đám Mỹ ruộng! Các chuyên viên ưu tú từ New York nói tới kinh doanh Thượng Hải phải tìm hiểu tâm tư của đám bình dân muôn màu đang xếp hàng đi chợ trong Wal-Mart.

Đau đớn không kém là giới thượng lưu và ưu tú Âu Châu.

Xưa nay, họ vẫn coi thường nếp văn hóa thô lỗ Hoa Kỳ và khinh miệt nhân vật thô bỉ nhất của cái đảng nhà quê bảo thủ là Cộng Hòa (trước kỳ bỏ phiếu, tờ The Economist còn phóng ra bài quan điểm ủng hộ Hillary Clinton!) Họ không ngờ nền dân chủ quái đản của nước Mỹ cho phép quần chúng hạ lưu lên tiếng. Sở dĩ không ngờ vì họ quên mất rằng người dân bỏ phiếu vì nỗi quan tâm trước mặt, ở địa phương, chứ không vì những lý tưởng xa vời ở trên trời. Người dân Anh bỏ phiếu quyết định việc ra khỏi Liên Âu không vì nỗi đắn đo về vị trí kinh doanh của thủ đô London trong tương lai mà vì bực bội với làn sóng di dân đang tràn vào địa phương của họ do mấy quyết định từ thủ đô Bruxelles rất xa xôi của Âu Châu.

Cử tri Mỹ cũng vậy. Họ không bỏ phiếu cho vị trí siêu cường của nước Mỹ dưới con mắt của một cựu Ngoại trưởng. Đối sách ngoại giao của các ứng cử viên chưa là đề tài đáng chú ý. Cử tri thiết thực quan tâm đến lợi tức và gánh thuế phải trả.

Như tại California, giới trung lưu thấp kiếm được mỗi tháng hơn bốn ngàn bạc, chỉ đủ vặt mũi bỏ mồm, làm sao cho con vào Đại học, nói gì tới loại trường ưu tú sẽ đào tạo ra thành phần công dân quý tộc toàn cầu? Cho con vào các đại học cộng đồng thì cũng còn phải đi vay! Bao giờ ra trường và có đủ tiền trả nợ không? Đảng Dân Chủ cứ nói tới phạm trù trừu tượng là nạn bất công xã hội, giới thượng lưu của họ đang hưởng sự bất công đó. Còn giới hạ lưu Cộng Hòa thì nhìn vào nồi cơm và đồng lương không tăng. Hai thế giới trái ngược vừa mới dội vào nhau.

Và “cái giỏ của thành phần đáng chê” – hình ảnh khiếm nhã của Hillary về dân nghèo và đám bảo thủ chống phá thai hay hôn nhân đồng tính – đã nổi giận và đưa Trump lên đài chiến thắng. Khi mà gần phân nửa dân số bị giới thương lưu coi thường như vậy thì lá phiếu của họ là cách trả lời. Chẳng lẽ nền dân chủ Hoa Kỳ là thời cơ của Mỹ ruộng? Không, ông Trump đắc cử vì đa số bỏ phiếu chống Hillary!

Chiến lược của Hillary là biến cuộc bầu cử thành cuộc trưng cầu dân ý về tác phong thô bỉ của “The Donald”, nào ngờ kết quả lại là trưng cầu dân ý về tư tưởng trịch thượng và tác phong đáng ngờ của Hillary.

Vì vậy, người viết mới gọi đó là Ong Chúa Bị Đốt, vì chính nọc độc của mình!

Nhìn rộng ra ngoài, cả thế giới hậu công nghiệp đang bị chấn động mạnh với niềm tin sa sút vào chính quyền và các định chế thống trị từ 70 năm nay. Hậu quả là trào lưu mị dân đại chúng và sự thắng thế của các chính đảng hay khuynh hướng cực đoan. Tình trạng phân cực đó đã thể hiện tại Âu Châu và nhân danh dân chủ hay chủ quyền quốc gia, nhiều người đề cao chủ nghĩa quốc gia dân tộc, chống toàn cầu hóa, v.v… Hoa Kỳ cũng gặp hiện tượng đó, với lối diễn tả trực ngôn và thô lỗ rất Mỹ. Cuộc bầu cử vừa qua chỉ xác nhận chiều hướng thay đổi này.

Trong một kỳ khác, khi có thêm dữ kiện về ban tham mưu đối ngoại của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu về đối sách ngoại giao của Tổng thống Donald Trump. Ngay trước mắt, ông đang có nhiều ưu tiên khác. Còn ưu tiên của đảng Dân Chủ là tìm lại bản thể để trở về với người dân. Sau những thất bại liên tục của đảng Cộng Hòa, tới lượt Dân Chủ phải thoát xác….

Nước Mỹ đáng ghét mà tuyệt vời!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire