caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 8 mars 2017

Phạm Văn Đính và lịch sử Việt Nam.

Lịch sử mặc dù đã sang trang, và chuyện không dễ kể lại khi đó là sự thật. Sự thật này hay sự thật khác hơn cũng cần được giải thích, chứng minh nếu tìm được người thật, việc thật.
Khi đó, tự bài vỡ đã đưa ra tham khảo sẽ giúp lịch sử phơi bày thêm những gì mà có khi người dân chưa hề biết qua.
Kính mời quý anh chị đoc̣ bài sưu tầm.
Caroline Thanh Hương
nguồn

Sự Thật Lịch Sử :Dựng Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên Cổ thành Mai Lĩnh Đinh Công Tráng 8 giờ AM hay 8 giờ 25 AM????




LĐ/147 - NHỮNG NGÀY CUỐI TẠI PHÒNG TUYẾN QUẢNG TRỊ
Vương Hồng Anh
Từ khi Bắc Việt huy động 45 ngàn quân tấn công cường tập vào tuyến phòng thủ của các đơn vị bộ chiến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tại phía Tây và Tây Bắc Quảng Trị đến ngày 29 tháng 4/1972, chiến trường Quảng Trị đã trải qua 30 ngày sôi động. Trước áp lực quá nặng của Cộng quân, sau khi căn cứ Tân Lâm thất thủ và một số cứ điểm ở Tây Bắc phải rút bỏ, các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tại vùng giới tuyến đã phải thu hẹp tuyến phòng thủ. Sau 10 ngày kịch chiến, lực lượng bộ chiến của Việt Nam Cộng Hòa đã giành lại thế chủ động khi hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đánh bại cuộc tấn công cường tập của Bắc Việt tại căn cứ Phượng Hoàng trong ba ngày 9, 10 và 11 tháng 4/1972. Thất bại trong trận tấn công, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đã tung thêm quân áp lực nặng căn cứ này. Để bảo toàn lực lượng, quân trú phòng đã triệt thoái để tăng cường lực lượng bảo vệ phòng tuyến căn cứ Ái Tử. Từ giữa tháng 4 đến ngày 28 tháng 4/1972, tuyến phòng thủ của lực lượng Việt Nam Cộng Hòa giới hạn từ Đông Hà trở vào. Tối 28 tháng 4/1972, Cộng quân tung chiến xa và bộ đội tràn qua cầu Quảng Trị nhưng đã bị đẩy lùi.
Trong ngày 29 tháng 4/1972, thế trận phòng thủ của lực lượng Việt Nam Cộng Hòa tại Quảng Trị đã trở nên nguy ngập, Cộng quân đã thay đổi các hướng tấn công để chuyển qua một nỗ lực mới. Về lực lượng Sư Đoàn 3 Bộ Binh (BB) và các đơn vị tăng phái, các sĩ quan chỉ huy trưởng đơn vị lại vô cùng lo lắng vì vấn đề tiếp tế và tiếp liệu đạn dược đang ở trong tình trạng thiếu hụt. Một số đại bác đã được phá hủy sau khi tất cả đạn dược đã được bắn đi.

Cùng với những cố gắng trong nỗ lực ngăn chận Cộng quân, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB điều động lực lượng để giải tỏa áp lực địch trên Quốc Lộ 1. Thế nhưng kế hoạch giải tỏa tiến hành chậm vì thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị và hỏa lực phản công. Trong những ngày cuối tháng 4/1972, lực lượng phòng thu8 tại tuyến Quảng Trị được tiếp tế bằng trực thăng với nhiều rủi ro nguy hiểm trên phi trình, đặc biệt là đoạn đường dọc theo Quốc Lộ 1.
NGÀY DÀI NHẤT Ở TUYẾN THẠCH HÃN
Trước các biến động chiến sự ngày càng nguy kịch, sáng ngày 30 tháng 4/1972, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB, triệu tập các sĩ quan chỉ huy trực thuộc và tăng phái về họp tại Bộ Tư Lệnh Hành quân Sư Đoàn trong Cổ Thành Quảng Trị (tức trại Đinh Công Tráng). Tại buổi họp, tướng Giai trực tiếp trình bày kế hoạch triệt thoái về phía Nam sông Thạch Hãn.
Theo sự phối trí của tướng Giai, Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) từ căn cứ Ái Tử sẽ rút về thị xã Quảng Trị để lập vòng đai cố thủ bảo vệ tỉnh lỵ, một tuyến phòng thủ mới sẽ thiết lập dọc theo bờ Nam sông Thạch Hãn bởi lực lượng Bộ Binh và Biệt Động Quân (BĐQ) với sự yểm trợ của một nửa lực lượng chiến xa và thiết vận xa, thành phần Thiết Giáp (TG) còn lại sẽ phối hợp với đơn vị bộ chiến để giải tỏa Quốc Lộ 1 về hướng Nam. Tất cả các đơn vị sẽ hoàn tất kế hoạch di chuyển vào ngày hôm sau. Riêng Lữ Đoàn 147 TQLC sẽ rời căn cứ Ái Tử trưa ngày 30 tháng 4/1972.
...Về trận chiến của Lữ Đoàn 147 TQLC, khi các đơn vị của lữ đoàn này về đến bờ Bắc sông Thạch Hãn trưa ngày 30 tháng 4/1972 thì cả hai cầu bắc ngang sông Thạch Hãn đã bị giật sập. Cầu Ván do Cộng quân giật sập đêm 28 tháng 4/1972, còn cầu Sắt thì do thiếu phối hợp, toán Công Binh đã đặt chất nổ phá cầu trước khi đoàn quân xa của Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC và ba tiểu đoàn 1, 4 và 8 TQLC đi qua. Đoàn xe và súng đại bác đã được phá hủy tại chỗ, còn các tiểu đoàn TQLC thì vượt sông Thạch Hãn, chiếm giữ các vị trí trọng yếu quanh thị xã.
Đến ngày 30 tháng 4/1972, Sư Đoàn 3 Bộ Binh chỉ còn lại Trung Đoàn 2 BB và một tiểu đoàn của Trung Đoàn 57 BB. Vị sĩ quan chỉ huy của Trung Đoàn 57 BB không liên lạc được với hai tiểu đoàn trực thuộc, ông chỉ còn bên mình một trung đội trinh-sát để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn. Còn Trung Đoàn 56 BB, sau khi tan rã ở căn cứ Tân Lâm, đã được tái bổ sung quân số và tập trung ở căn cứ Nancy (gần Mỹ Chánh, phía Nam Quảng Trị). Trung Đoàn này đang trong giai đoạn tái chỉnh trang nên chưa tham chiến được.
Theo ghi nhận của một sĩ quan thuộc Sư Đoàn 3 BB, thì sau sự kiện Trung Đoàn 56 BB thất thủ, tinh thần chiến đấu của binh sĩ các đơn vị thuộc hai trung đoàn 2 và 57 BB đã bị giao động mạnh. Còn với Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, ông vẫn còn tin cậy vào Trung Đoàn 2 BB, một trong những trung đoàn kỳ cựu nhất của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, một trung đoàn mà chính tướng Giai đã chỉ huy khi ông còn mang cấp thiếu tá. Và cũng chính từ trung đoàn này, ông đã có những thăng tiến trong binh nghiệp: Chỉ trong vòng 2 năm, với chức vụ Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn 2 BB, ông đã hai lần thăng cấp (trung tá vào giữa năm 1967, 18 tháng sau đó, vào đầu tháng 1/1969, ông được thăng đại tá). Tướng Giai đã có hơn 3 năm chỉ huy Trung Đoàn 2 BB trước khi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 vào tháng 9/1969, ông được thăng chuẩn tướng tại mặt trận trong cuộc hành quân Hạ Lào tháng 3/1971, và trở thành vị sĩ quan tư lệnh đầu tiên của Sư Đoàn 3 BB vào tháng 10/1971.
NỖI CÔ ĐƠN CỦA CHUẨN TƯỚNG GIAI VÀO NHỮNG NGÀY CUỐI TRẬN CHIẾN
Trở lại với quyết định của tướng Giai trong kế hoạch triệt thoái lực lượng từ phía Bắc sông Thạch Hãn rút về phía Nam, trước khi ban quân lệnh cho các đơn vị thực hiện, tuớng Giai đã báo cáo cho Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm (tư lệnh Quân Đoàn 1). Theo lời của cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, thì khi nhận được kế hoạch của tướng Giai, Trung Tướng Lãm lặng thinh đồng ý, dẫu cho ông ta chưa bao giờ xác nhận sự chấp thuận trong cương vị tư lệnh quân đoàn, cũng như ông ta chưa đưa ra bất cứ một chỉ thị nào cho vị sĩ quan tư lệnh Sư Đoàn 3 BB là triệt thoái hay cố thủ.

Tướng Giai gần như cô đơn tại mặt trận Quảng Trị. Một số binh đoàn tăng phái không thực hiện đúng các quân lệnh của ông như trường hợp Lữ Đoàn 1 Ky Binh mà theo lời kể của Tướng Ngô Quang Trưởng thì vị sĩ quan lữ đoàn trưởng thường nhận lệnh trực tiếp từ Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm và cũng không báo lại cho tướng Giai. Gần cuối tháng 4/1972, viên đại tá chỉ huy lữ đoàn này bị thương nhẹ và đã được tản thương về quân y viện. Sự ra đi của đại tá lữ đoàn trưởng này đã kéo theo sự triệt thoái ngoài kế hoạch của các đơn vị Thiết Giáp trực thuộc.
CÂU CHUYỆN VỀ TRUNG TÁ PHẠM VĂN ĐÍNH VÀ TRUNG ĐOÀN 56 BỘ BINH
Giải thích về sự tan rã của Trung Đoàn 56 Bộ binh tại căn cứ Tân Lâm trong ngày 2 tháng 4/1972, nhiều sĩ quan cao cấp Việt-Mỹ cho rằng trung đoàn này là trung đoàn tân lập, hơn 70 phần-trăm binh sĩ của trung đoàn là tân binh hoặc thành phần quân phạm được phục hồi binh quyền. Riêng về sự việc ngưng chiến đấu của Trung Tá Phạm Văn Đính (chỉ huy trưởng Trung Đoàn 56 BB) đã là một cơn chấn-động tinh thần lớn đối với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB.
Trung Tá Đính xuất thân Khóa 9 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông bắt đầu nổi tiếng khi còn là trung úy chỉ huy liên đại đội Hắc Báo (lực lượng phản ứng cấp thời được thành lập vào năm 1965) theo sáng kiến của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chuân --Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB lúc bấy giờ. Tướng Chuân đã cho tập hợp 2 đại đội trinh sát của 2 trung đoàn bộ binh lập thành lực lượng Hắc Báo. Trung tá Đính thăng cấp rất nhanh, từ thiếu úy lên trung tá chỉ trong vòng 5 năm. Các cấp bậc đều được thăng tại mặt trận.
Rời Hắc Báo, Đại Úy Phạm Văn Đính được cử làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 3 BB. Khi tiểu đoàn này hoạt động tại quận Quảng Điền, tiểu đoàn trưởng Đính được đề cử kiêm nhiệm quận trưởng và được thăng thiếu tá vào tháng 6/1967. Trong biến cố Mậu Thân tại Huế, được sự yểm trợ của Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Đoàn 2/3 do Thiếu Tá Đính chỉ huy đã tiến chiếm và dựng quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa tại kỳ đài.
Ngày 1 tháng 1/1969, Thiếu Tá Đính là một trong ba tiểu đoàn trưởng Bộ Binh đầu tiên của Sư Đoàn 1 và của Quân Lực VNCH được thăng cấp trung tá, sau đó được đề cử giữ chức Trưởng Phòng 3 Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn 1 BB (chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Tiền Phương lúc đó là Đại Tá Vũ Văn Giai).

Giữa năm 1970, Trung Tá Phạm Văn Đính được bổ nhiệm làm Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 54 BB, và đến tháng 10/1971 được đề cử làm Chỉ Huy Trưởng Trung Đoàn 56 tân lập khi mới 28 tuổi. Là một sĩ quan có nhiều chiến công trong các trận đụng độ với Cộng quân tại chiến trường Quảng Trị-Thừa Thiên từ 1964 đến 1971, qua các chức vụ trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, rồi trung đoàn trưởng, nên sự kiện tại căn cứ Carroll của Trung Tá Đính là một điều mà chính tướng Giai không thể tin đó là sự thật.
Như đã trình bày trong bài viết về trận chiến ở căn cứ Carroll, theo tài liệu của cựu Đại Tá Turkley (Cố Vấn Sư Đoàn TQLC) có mặt tại Quảng Trị khi trận chiến xảy ra, trước giờ căn cứ thất thủ, Trung Tá Phạm Văn Đính đã họp với các sĩ quan thuộc quyền, sau đó đã mời cố vấn trưởng vào thông báo nội dung buổi họp và yêu cầu cố vấn trưởng cùng tự sát với mình để khỏi nhục nhưng vị cố vấn này không đồng ý và đã di tản.
Khi trực thăng bốc toán cố vấn đi thì vừa lúc đó, chiến xa Cộng quân tràn vào, một lá cờ trắng đã treo ở trước cổng Bộ Chỉ Huy. Nhận định về trường hợp của Thiếu Tá Phạm Văn Đính, cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã viết trong hồi ký như sau: Sư đoàn đã không yểm trợ cho Trung Tá Đính đầy đủ và Quân Đoàn đã quên ông. Thiếu Tá Đính muốn được triệt thoái khỏi căn cứ bao vây nhưng tướng Giai không chấp thuận. Nhận thấy không còn hy vọng và muốn bảo vệ tính mạng của binh sĩ của mình càng nhiều càng tốt, Trung Tá Đính họp tất cả sĩ quan bộ chỉ huy, các đơn vị trưởng trực thuộc và tuyên bố ý định ngưng chiến đấu. Ông ra lệnh sĩ quan Ban 2 đem một miếng vải trắng đến cổng trại và treo ở đó.
Tiếp đó, việc liên lạc vô tuyến với Cộng quân đã được thực hiện và các thỏa thuận về buông súng tiến hành: 1,500 binh sĩ VNCH bị Bắc quân bắt giữ, cùng với 22 khẩu đại bác, trong đó có pháo đội 175 ly và một pháo đội 105 ly của TQLC tăng phái, cùng một số đại bác phòng không 50 ly bốn nòng và 40 ly hai nòng. Trung Đoàn 56 BB vĩnh biệt Tân Lâm, để sau đó trung đoàn được tái lập ở gần Mỹ Chánh. 

Một bài sưu tầm khác





Ngày trở về của trung tá Phạm Văn Đính trong mùa hè đỏ lửa
10:35 26/04/2012
Như những gì chúng ta đã biết, lúc 11h30' ngày 30/3/1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Trị-Thiên đã phát lệnh tấn công vào các căn cứ hỏa lực của quân đội Sài Gòn đóng dọc theo vùng giới tuyến nằm trên địa bàn của tỉnh Quảng Trị. Bằng những đợt tấn công dồn dập, trúng mục tiêu của Quân giải phóng, chỉ trong một thời gian ngắn giao tranh đã làm tê liệt hoàn toàn những cứ điểm của địch...
Chuẩn tướng Vũ Văn Giai lúc được Tổng thống Thiệu gắn mề đay năm 1971.
Lúc 14h30' ngày 2/4/1972, trước cơn mưa pháo kích như bão lửa của Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau) và sự tấn công bằng bộ binh của Sư đoàn 304 chủ lực của Đại tá Hoàng Đan. Vòng vây ở căn cứ Carroll của địch đã bị siết chặt, Trung tá Phạm Văn Đính - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 Bộ binh quân đội Sài Gòn đã lên hệ thống truyền tin để xin được gặp người chỉ huy cao nhất của Đoàn Bông Lau, xin ngưng bắn để treo cờ trắng dẫn binh sĩ của mình trở về với Cách mạng.
Đúng một tháng sau, ngày 2/5/1972, trước tình hình vô cùng nguy khốn và thiệt hại nặng nề của các lực lượng tác chiến Việt Nam Cộng hòa (VNCH), Chuẩn tướng Vũ Văn Giai - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh ngụy - Tư lệnh chiến trường Quảng Trị đã tuyên bố triệt thoái để tìm đường tháo chạy về phương Nam, trước khi từng đoàn Quân giải phóng rầm rập tiến về giải phóng Quảng Trị.
Ngày trở về của viên trung tá
Trung tá Phạm Văn Đính, người Thừa Thiên, tốt nghiệp Khóa 9 Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và bắt đầu nổi tiếng khi còn là trung úy chỉ huy liên đại đội Hắc Báo (lực lượng phản ứng cấp thời được thành lập vào năm 1965) theo sáng kiến của chuẩn tướng Nguyễn Văn Chuân - Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh ngụy lúc bấy giờ. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Trung tá Đính được thăng cấp rất nhanh, từ thiếu úy lên trung tá chỉ trong vòng 5 năm. 
Rời Hắc Báo, Đính được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 3 Bộ binh. Khi tiểu đoàn này hoạt động tại quận Quảng Điền (Thừa Thiên), Tiểu đoàn trưởng Đính được tướng Ngô Quang Trưởng đề cử kiêm nhiệm quận trưởng và được thăng thiếu tá vào tháng 6/1967. Ngày 1/1/1969, thiếu tá Đính là 1 trong 3 tiểu đoàn trưởng bộ binh đầu tiên của Sư đoàn 1 và của Quân lực VNCH được thăng cấp trung tá, sau đó được đề cử giữ chức Trưởng phòng 3  - Bộ Chỉ huy Tiền phương Sư đoàn 1 Bộ binh (Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy tiền phương lúc đó là Đại tá Vũ Văn Giai). Giữa năm 1970, Trung tá Đính được bổ nhiệm làm Trung đoàn phó Trung đoàn 54 Bộ binh và đến tháng 10/1971 được đề cử làm Chỉ huy trưởng Trung đoàn 56 khi mới 28 tuổi.
Khoảng 9h sáng ngày 30/3/1972, khi Trung đoàn 2 và 56 hoán chuyển trại và vùng trách nhiệm theo chu kỳ đã định sẵn. Trung đoàn 56 của Trung tá Đính từ căn cứ C2 ở Bắc Cam Lộ di chuyển về hướng Nam, thay thế Trung đoàn 2 ở căn cứ Carroll, căn cứ hỏa lực Fuller và Khe Gió.
11h30', khi đoàn quân còn đang di chuyển, một số chưa kịp vượt qua sông Hiếu, chỉ có một đại đội tác chiến và chỉ huy vừa vào đến căn cứ Carroll thì bất ngờ bị Quân giải phóng tấn công. Pháo 130 ly của Đoàn Bông Lau bắn tràn ngập các mục tiêu.
Ngày 31/3/1972, Trung tá Đính liên lạc với chuẩn tướng Vũ Văn Giai để xin tiếp viện. "Nếu không được tiếp viện, căn cứ chỉ có thể giữ được vài ngày nữa thôi" - Đính báo cáo với tướng Giai. "Ráng chờ, sẽ có tiếp viện, "tướng Giai trả lời. Hôm sau, 1/4, tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư lệnh Quân đoàn 1 của Quân lực VNCH đích thân gọi cho Đính. Lạc quan vì nghĩ rằng mình sẽ có tin vui, nhưng tướng Lãm chỉ ra lệnh vắn tắt, là Sư đoàn 3 Bộ binh và Quân đoàn 1 không còn gì để tiếp viện. Trung đoàn 56 phải giữ căn cứ Carroll bằng mọi giá!
Trung tá Phạm Văn Đính nói lời tri ân với Cách mạng.
Sáng ngày 2/4/1972, các xạ thủ của Đoàn Bông Lau tiếp tục tập trung hỏa lực tấn công vào căn cứ Carroll. Trung tá Đính liên tục gọi điện về Bộ chỉ huy Sư đoàn 3 để xin tăng viện, nhưng mọi chờ đợi của Đính và thuộc cấp của mình đều chìm trong vô vọng, và điều quan trọng nhất là không nhận được bất cứ câu trả lời cụ thể nào về số phận của Trung đoàn 56.
Biết là vòng vây của Quân giải phóng ngày càng khép chặt trong tình thế không có bất cứ một phương án kháng cự nào khả thi. Trung tá Đính đã lên hệ thống truyền tin để liên lạc xin được gặp vị chỉ huy cao nhất của Quân giải phóng đang nhằm hướng tấn công vào Trung đoàn 56 tại cứ điểm Carroll. Sự kiện này đã được cựu chiến binh Hồ Văn Duyệt kể lại như sau: "Hồi đó tôi là giáo viên Trường Sĩ quan Pháo binh được phái đi phục vụ cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Tôi được đi cùng Trung đoàn Pháo binh 38, chi viện cho Sư đoàn 304, tấn công căn cứ Carroll do Trung đoàn 56, Sư đoàn 3 đóng giữ.
Ngày 2/4/1972, đồng chí Trung đoàn phó pháo binh chỉ huy đài quan sát phải lên Sở chỉ huy Sư đoàn họp, ủy nhiệm cho tôi thay thế tiếp tục thực hiện kế hoạch hỏa lực. Khoảng đầu giờ chiều hôm ấy, một chiến sĩ trực vô tuyến điện báo cáo với tôi: "Có một thằng nó yêu cầu gặp thủ trưởng!", tôi bảo: "Nó phá rối đấy chứ gặp gì, mặc kệ nó". Một lát sau, chiến sĩ lại báo cáo: "Thằng đó xưng là trung tá chỉ huy trưởng xin gặp Sao Hôm". Sao Hôm là mật danh của đài quan sát chỉ huy.
Theo cách xưng hô, tôi đoán là một viên sĩ quan nên tôi cầm máy. "Alô! Tôi là Sao Hôm đây, các anh cần gặp có việc gì?". Phía bên kia trả lời: "Tôi, trung tá Phạm Văn Đính - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 xin được gặp cấp chỉ huy cao nhất. Xin ông cho biết danh tính và cấp bậc".
Nghe câu nói đó, tôi nghĩ tay này chắc được huấn luyện rất chính quy ở bên Mỹ. Riêng tôi, chưa từng dự kiến đối thoại với địch nên lúng túng không biết xưng hô thế nào. Tôi trả lời Trung tá Đính: "Chúng tôi không có thói quen xưng hô tên tuổi cấp bậc với đối phương trong lúc tác chiến, anh gọi tôi là Sao Hôm là được rồi. Tôi không phải là cấp chỉ huy cao nhất, nhưng có thể trả lời những gì anh cần hỏi, nếu quá quyền hạn tôi sẽ chuyển đạt lên cấp trên".
Đính nói: "Tôi đề nghị các ông dừng hỏa lực trong một giờ, chúng tôi muốn thương lượng". Tôi dùng điện thoại báo cáo lên cấp trên, Sư đoàn điện xuống chỉ đạo: "Anh có thể gọi họ là ông, anh bảo nó đầu hàng đi chứ còn thương lượng cái gì". Tôi lên vô tuyến điện trả lời viên trung tá chỉ huy trưởng: "Tôi nghĩ đề nghị của ông không thích hợp, các ông đã mất Đầu Mầu, Ba Hồ, Động Toàn rồi. Lữ đoàn thiết giáp lên giải vây cho các ông đã bị đánh tan tác, chạy lui rồi. Đông Hà cũng sắp mất. Chắc ông cũng đã nghe tiếng súng máy gần kề rồi. Các ông hạ vũ khí ngừng chiến đấu là tốt nhất. Các ông nên đầu hàng đi".
Viên trung tá trả lời: "Có đầu hàng cũng phải thảo luận các điều kiện chứ". Tôi nói: "Không cần thảo luận đâu! Ông có biết chính sách 10 điểm của Mặt trận giải phóng miền Nam không?". Đính trả lời: "Tôi có biết". Tôi bảo: "Chúng tôi chấp hành đầy đủ chính sách của 10 điểm đó". Đính bảo rằng: "Nhưng tôi cũng cần triệu tập các sĩ quan dưới quyền, họ chỉ huy từng bộ phận rải rác khắp nơi và cần thời gian để họp".
Chỉ huy Sư đoàn vẫn tập trung để theo dõi cuộc trao đổi của tôi với viên trung tá chỉ huy trưởng, đồng thời gọi điện thoại xuống để hướng dẫn cho tôi một số thủ tục. Tôi nói với trung tá Đính: "Vậy thì tôi đồng ý ngừng hỏa lực trong vòng 1 giờ theo yêu cầu của ông. Còn yêu cầu của chúng tôi là ông cho kéo cờ trắng lên cột cờ trung tâm của căn cứ trước khi ngừng hỏa lực. Sau khi ngừng hỏa lực được 30 phút, một nửa số quân của ông phải ra khỏi công sự, lên mặt đất, không mang theo vũ khí".
Ngay sau đó, Đính tập hợp 13 sĩ quan chỉ huy của trung đoàn trong hầm chỉ huy để quyết định. Đính mở lời trước, cho biết tình thế rất tuyệt vọng. Căn cứ không thể cầm cự trước sự tấn công liên tục của Quân giải phóng. Sau đó Đính nói ra ý nghĩ thật của mình, là "Nếu tiếp tục chiến đấu, nhiều người sẽ chết. Và nếu chúng ta có bị thương, có chết, để có được một chiến thắng, thì cũng không ai lo cho chúng ta sau đó. Chúng ta bây giờ phải tự lo lấy thân".
Tiếp theo Đính nói về đề nghị của chỉ huy Quân giải phóng. Sau đó Phạm Văn Đính hỏi tất cả muốn tử thủ, đánh mở đường máu, hay đầu hàng? Nếu tất cả các sĩ quan có mặt đồng ý tiếp tục đánh thì trung tá Đính sẽ nghe chiều theo ý họ. Trong số sĩ quan hiện diện, chỉ có Thiếu tá Tôn Thất Mãn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 56 lên tiến đòi đánh đến cùng. Số sĩ quan còn lại yên lặng không ý kiến.
Trước sự yên lặng của các sĩ quan, Đính nói về gia đình của họ, về viễn ảnh những vui mừng khi họ được sống sót trở về. Tất cả đều đồng ý đầu hàng, chỉ có Thiếu tá Mãn không bỏ phiếu. Với quyết định đã được đồng thuận, Đính đi qua lô cốt của hai sĩ quan cố vấn Mỹ để thông báo. Nhưng thiếu tá Joseph Brown và trung tá William Camper không đồng ý. Camper đề nghị trung đoàn dùng những chiếc thiết giáp có trong căn cứ đánh bung ra vòng đai mở đường máu. Đính không chịu, nói vô ích.
Lúc này, có một máy bay trực thăng trên đường tiếp tế đạn cho căn cứ Mai Lộc bay ngang qua đó, ghé lại bốc 2 viên sĩ quan Mỹ cùng với khoảng 30 binh sĩ không chịu đầu hàng muốn đi theo 2 sĩ quan cố vấn. Khi chiếc trực thăng cất cánh thì cờ trắng đầu hàng đã bay trên căn cứ Carroll.
Số phận của tướng ngụy Vũ Văn Giai
Chuẩn tướng quân đội Sài Gòn Vũ Văn Giai sinh năm 1934, tại làng Duy Tắc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định trong một gia đình có cha mất sớm, mẹ làm ruộng nuôi 1 con gái và 3 con trai, ông ta là con trai út trong gia đình. Khi đang theo học lớp Đệ nhị (lớp 11 bây giờ), Vũ Văn Giai đã nộp đơn thi vào Khóa 10 Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Vũ Văn Giai ra trường tháng 6/1954, cấp bậc thiếu uý hiện dịch và được thuyên chuyển về Tiểu đoàn 5 Nhảy dù ở cạnh Hồ Tây, Hà Nội, giữ chức trung đội trưởng.
Tháng 7/1954, đất nước bị chia hai, quân đội Quốc gia rút về Nam Việt Nam. Sau hai năm đeo lon thiếu úy, Vũ Văn Giai được thăng cấp trung uý năm 1956, giữ chức đại đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 5 Nhảy dù ngụy. Năm 1961, ông ta được thăng đại úy, rồi lên thiếu tá năm 1964 khi đang làm Trưởng phòng 2, Sư đoàn 1 Bộ binh ở Huế.
Năm 1966, Vũ Văn Giai được thăng trung tá lúc đang giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2, Sư đoàn 1 Bộ binh, trấn giữ vùng giới tuyến ở Đông Hà, Quảng Trị. Sau chiến cuộc Mậu Thân năm 1968, Giai lên đại tá và được đưa giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Tiền phương Sư đoàn 1 Bộ binh tại Ái Tử, Đông Hà, Quảng Trị. Sau cuộc hành quân Lam Sơn 1971 ở Hạ Lào, Giai được gắn lon chuẩn tướng.
Tháng 10/1971, Quân lực VNCH thành lập thêm Sư đoàn 3 bộ binh và Giai được thuyên chuyển đến làm Sư đoàn trưởng sư đoàn này. Bộ tư lệnh và hậu cứ chính của Sư đoàn 3 đóng ở căn cứ Ái Tử - Quảng Trị do Mỹ để lại sau khi rút quân.
Không thể kháng cự sức tấn công như vũ bão của Quân giải phóng tại chiến trường Quảng Trị. Tướng Giai đã gọi điện cho trung tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư lệnh Quân đoàn 1 để xin ý kiến, nhưng chỉ nhận được từ tướng Lãm những chỉ đạo chung chung. Chiến trường Quảng Trị nóng lên từng ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cùng với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã đáp máy bay đến Huế rồi cho gọi tướng Hoàng Xuân Lãm, tướng Phạm Văn Phú (Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh), tướng Vũ Văn Giai đến Dạ Lê gần sân bay Phú Bài để họp bàn. Theo lệnh của Thiệu, tướng Lãm đã di chuyển Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 ra Mang Cá - Huế để gần với mặt trận hơn.
Cuối tháng 4/1972, tướng Giai gọi điện báo cáo với tướng Lãm về tình hình nguy kịch của quân đội Sài Gòn: "Trình trung tướng, Quảng Trị không còn gì để giữ nữa, nếu cầm cự sẽ mất hết quân, xin trung tướng cho rút lui…". Tướng Lãm không trả lời, trong khi sự tấn công của Quân giải phóng mỗi lúc thêm mạnh mẽ… Hết cách, tướng Giai đã ra lệnh cho các lực lượng ngụy đang có mặt ở chiến trường Quảng Trị rút quân.
Thua trận ở Quảng Trị, ngày 4/5/1972, Vũ Văn Giai bị gọi về Bộ Tổng tham mưu để phúc trình sự việc. Về Bộ Tổng tham mưu, Vũ Văn Giai đến trình diện ở Phòng thanh tra và bị giữ tại Đại đội Tổng hành dinh một tháng. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh truy tố Giai rồi ông này bị chuyển qua Khám Chí Hòa và bị đưa ra tòa. Tòa án Quân sự Sài Gòn kết án Vũ Văn Giai 5 năm tù vì tội "bất tuân thượng lệnh". Đang thọ án, thì miền Nam hoàn toàn giải phóng. Cũng như nhiều sĩ quan cao cấp của quân đội VNCH, Vũ Văn Giai phải đi học tập cải tạo cho đến năm 1987 thì được trả tự do. Năm 1993, Vũ Văn Giai cùng gia đình sang định cư tại bang California - Mỹ theo diện HO
Phan Bùi Bảo Thy



Đầu Hàng Cộng Sản Bắc Việt
Chuyện kể về trung đoàn 56/ SĐ 3 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và trung tá Phạm Văn Đính.
Khi sự việc này xẩy ra thì quân đội Hoa Kỳ vẫn còn có mặt tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa.
Trung Đoàn 56 Bộ Binh (TĐ56BB) là 1 trong 3 trung đoàn của sư đoàn 3 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), 2 trung đoàn kia là trung đoàn 2 và 57. Trung đoàn nầy đóng quân tại căn cứ Carroll (Cộng Sản Bắc Việt gọi là căn cứ Tân Lâm), một căn cứ quân sự lớn nhất trong tỉnh Quảng Trị do quân đội Hoa Kỳ bàn giao lại cho QLVNCH và do trung tá Phạm Văn Đính (PVĐ) chỉ huy. Carroll là tên của 1 đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tử trận trong cuộc hành quân Prarie ở khu vực nầy vào năm 1966 (do đó đã được người Mỹ lấy tên để gọi cho căn cứ). Ðịa hình của căn cứ rất lý tưởng cho việc phòng thủ vì vòng đai phòng thủ xây theo hình ngũ giác trên một ngọn đồi trống, quân trú phòng có thể quan sát bốn hướng từ xa. Tháng 3 năm 1972, trong căn cứ có khoảng 2000 quân nhân của TĐ56BB với 22 súng đại bác bao gồm 105 ly, 155 ly và 175 ly cùng vài chiến xa Duster hạng nhẹ (trang bị đại bác 40 ly). Nhìn từ góc độ phòng ngự, TĐ56BB trong căn cứ Carroll có thể cầm chân cả một sư đoàn địch (tức Cộng Sản Bắc Việt) dễ dàng.
Vậy mà TĐ56BB lại đầu hàng Cộng Sản Bắc Việt trong ngày 3 tháng 4 năm 1972, điều mà không ai (kể cả tướng Vũ Văn Giai khi đó là tư lệnh sư đoàn 3 Bộ Binh) có thể tin nó xẩy ra được. Trước khi đầu hàng thì trong căn cứ có sự tăng phái của một pháo đội 105 ly của Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH (pháo đội B1-tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến) và đơn vị nầy cùng các quân nhân khác trong TĐ56BB đã không chấp nhận ý định đầu hàng của trung tá PVĐ nên họ đã rút bỏ khỏi căn cứ (theo hướng Đông) và về được các phòng tuyến của QLVNCH. Họ, kể lại việc đầu hàng như sau: Khi liên lạc với tướng Vũ Văn Giai xin được yếm trợ (tăng viện và yểm trợ pháo binh cùng không quân cho căn cứ) trước tình trạng bị quân Cộng Sản Bắc Việt bao vây mà không nhận được sự đáp ứng đầy đủ. Trung tá PVĐ đã cho họp các sĩ quan trong đơn vị để lấy quyết định sau cùng (tử thủ hoặc ra hàng). Sau khi có quyết định đầu hàng, trung tá PVĐ đã tìm cách liên lạc (bắt tần số vô tuyến truyền tin) với đại diện của quân Cộng Sản Bắc Việt trong vùng. Ông đã được hướng dẫn mang cờ trắng cùng số quân nhân đồng ý đầu hàng (trên 600 người) ra khỏi trại và đến điểm hẹn với phía Cộng Sản Bắc Việt (do đại úy Bùi Văn Khuyên thuộc Trung đoàn 38 Bông Lau chờ sẵn). Trước lúc đó thì trung tá William Camper, cố vấn Mỹ của TĐ56BB đã gọi về Trung tâm Hành quân của Sư đoàn 3 BB cho biết nhiệm vụ của ông ta ở căn cứ Carroll chấm dứt và xin được di tản bằng trực thăng.
Cá nhân trung tá PVĐ không phải là một sĩ quan thường. Ông có nhiều chiến công trong các trận đụng độ với Cộng Sản Bắc Việt tại chiến trường Quảng Trị-Thừa Thiên từ năm 1964 đến 1971, qua các chức vụ trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, rồi trung đoàn trưởng TĐ56 BB (khi mới 30 tuổi). Đặc biệt là ông là người thượng kỳ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên kỳ đài Thành Nội Huế trong trận Mậu Thân-1968 (chỉ huy đại đội Hắc Báo-Sư đoàn 1 Bộ Binh).
Nhận định về trường hợp của trung tá PVĐ, cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng đã viết trong hồi ký như sau: " Sư đoàn 3 BB đã không yểm trợ cho trung tá PVĐ đầy đủ và quân đoàn 3 cũng đã quên ông, ông muốn được triệt thoái khỏi căn cứ bị bao vây nhưng Tướng Giai lại không chấp thuận (gần như buộc phải tử thủ). Nhận thấy không còn hy vọng và muốn bảo vệ tính mạng của binh sĩ của mình càng nhiều càng tốt nên trung tá PVĐ (cùng số đông các sĩ quan khác) đã chọn con đường đầu hàng ".
Thiếu tá Tôn Thất Mãn, tiểu đoàn trưởng TĐ 1/56 kể lại thì các sĩ quan dự cuộc họp quyết định trong ngày 2 tháng 4 năm 1972 đó gồm:
- Trung tá Phạm văn Đính - Trung đoàn trưởng
- Trung tá Vĩnh Phong - Trung đoàn phó
- Thiếu tá Thuế - Pháo Binh, phụ tá hỏa lực
- Thiếu tá Tôn Thất Mãn - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/56
- Đại úy Hoàng Quốc Thoại - Trưởng ban 3
- Đại úy Nhơn - Trưởng ban 2
- Đại úy Hoàng Trọng Bôi - Pháo đội trưởng 175
- Đại úy Nguyễn Văn Tâm - Pháo đội trưởng TĐ1/PB/TQLC.
- Trung úy Lê Văn Kiểu - Pháo đội 105
- Thiếu úy Thái Thanh Bình - Chi đội trưởng Thiết Giáp
- … một số sĩ quan khác không rõ tên.
Trung tá PVĐ nói về tình hình nguy ngập của căn cứ Carroll sau 3 ngày bị phía Cộng Sản Bắc Việt pháo kích dữ dội, mặc dầu chưa có bộ binh địch tấn công, nhưng khả năng của đơn vị trú phòng không thể cầm cự lâu dài vì không có viện binh, không có không quân yểm trợ... Trung tá PVĐ đã trình với tướng Vũ Văn Giai và được trả lời toàn quyền quyết định, tiếp đó ông đưa ra 3 hướng giải quyết để các sĩ quan có mặt trong buổi họp lựa chọn:
1. Tử thủ, chiến đấu đến giây phút cuối cùng
2. Mở đường máu để rời khỏi căn cứ
3. Đầu hàng
Thiếu tá Tôn Thất Mãn đã chọn 1 trong 2 điều trên (tử thủ hoặc mở đường máu để rút khỏi căn cứ) và kết quả là ông đã bị phiá Cộng Sản Bắc Việt bỏ tù 12 năm (sau khi đã phải buộc đầu hàng). Ông kể tiếp: " Sáng ngày 2 tháng 4 năm 1972, sau khi trung tá Đính thông báo lệnh đầu hàng, ngoài ông thì còn 2 sĩ quan khác chống lại (sau khi trở về đơn vị của mình), đó là đại úy Nguyễn Văn Tâm và thiếu úy Thái Thanh Bình. Ngay giờ phút ấy, hai cố vấn Mỹ trong trung đoàn liên lạc được với trực thăng đang tiếp tế cho căn cứ Mai Lộc gần đó đã đáp xuống để bốc các vị này đi, một số quân nhân VNCH lên theo, trong đó có thiếu úy Bình. Lúc này trung tá PVĐ ra lệnh đại úy Nhơn, trưởng ban 2, cởi chiếc áo lót màu trắng ra treo trước cổng để làm tín hiệu chấp nhận đầu hàng ". Chuyện cờ trắng như vừa trình bày là do Thiếu tá Tôn Thất Mãn kể, nhưng theo thiếu tá Hà Thúc Mẫn được đại úy Hoàng Quốc Thoại, trưởng Ban 3 thuật lại lúc cùng nhau ở trong trại tù Cộng Sản Bắc Việt thì trung tá PVĐ lệnh cho trung sĩ Sừng xé tấm drap trải giường làm đôi. Trong một bài tùy bút của Nguyễn Thắng, phóng viên chiến trường của Cộng Sản Bắc Việt cũng viết: Sau khi sai lính lấy tấm vải trắng trải giường nằm, kéo lên cột cờ, anh Đính đã gọi cho chúng tôi " Alô, Bông Lau đâu, đã trông thấy cờ trắng chưa? ". Làm đúng theo điều kiện của cấp chỉ huy Trung đoàn 38, Pháo Bông Lau (kéo cờ trắng, bắt 2 cố vấn Mỹ cùng ra hàng, để nguyên vũ khí cùng phương tiện chiến đấu tại chỗ và chỉ huy cùng binh sĩ đi thành hàng đôi theo con đường duy nhất đi đến căn cứ Đầu Mầu sẽ có cán bộ ra đón), các quân nhân của TĐ56BB trong căn cứ Carroll ra hướng quốc lộ 9 theo thứ tự cấp bậc Tá, Úy, Hạ Sĩ Quan, binh sĩ. Cộng Sản Bắc Việt tách riêng bốn sĩ quan cấp Tá khỏi số tập thể quân nhân TĐ56BB. Sáng ngày hôm sau (3 tháng 4), tất cả quân nhân bị áp tải ra Bắc, chiều tối, lúc đến Bến Than, Bến Tắt chuẩn bị vượt sông Bến Hải thì thiếu tá Tôn Thất Mãn cùng một số khác đã tìm cách bỏ trốn, tuy nhiên lúc này địch quân đã được báo động để lùng sục, nên sau 5 ngày đào thoát, họ bị bắt lại. Riêng đại úy Nhơn, trưởng ban 2 trốn được, lần tìm về khu vực Ái Tử, và vì ông này có hành động gì đó làm cho các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến nghi ngờ, tạm giữ rồi chuyển giao cho an ninh quân đội (Đà Nẵng) điều tra. Có lẽ đại úy Nhơn là người cầm cờ trắng ra trước cổng căn cứ Carroll để làm tín hiệu chấp nhận đầu hàng?
Thiếu tá Tôn Thất Mãn kể thêm: " Đoàn hàng binh đi bộ 10 ngày đến Quảng Bình, tại đây có xe đưa ra Thanh Hóa và lên tàu hỏa đến trại giam Bất Bạt ở Sơn Tây. Thời gian này liên tục bị hỏi cung, viết bản tự khai, kiểm điểm. Đặc biệt là công an bắt tất cả những sĩ quan có đi du học bên Mỹ phải tường trình đầy đủ những gì đã lãnh hội được và giao cho ông Phạm Văn Đính tổng hợp trình lên chúng. Trong khoảng thời gian này, lãnh đạo trại giam mở đợt vận động tuyên truyền, kêu gọi tất cả sĩ quan đứng lên tự giác từ bỏ lý lịch căn cước quân nhân QLVNCH để trở về với cái gọi là Quân Đội Nhân Dân. Tôi phản đối chiêu bài này. Khi được trực tiếp đặt vấn đề, tôi nói với tên thiếu tá Cộng Sản Bắc Việt Nguyễn Phương: Ngay từ lúc còn ở căn cứ Carroll, tôi đã chống lại việc đầu hàng của trung đoàn trưởng, mặc dầu mọi người đều im lặng, nhưng lúc đó tôi không nghĩ đến sự an nguy của tính mạng mình và đã chống đối đến cùng. Đời lính thắng bại là chuyện thường tình, bây giờ tôi sa cơ thất thế bị phía các ông bắt, hãy xem tôi như là một tù binh chiến tranh, tôi hoàn toàn chấp nhận vị trí ấy, tôi luôn luôn trung thành với lý tưởng mà tôi đã phụng thờ: TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM, đồng thời tôi không phản bội những chiến hữu dưới quyền đã hy sinh ".
Những ngày tháng nằm trong xà lim Cộng Sản Bắc Việt, ông kể thêm: Không đau đớn cho thân xác bởi cực hình và thiếu đói, mà xót xa nhiều điều. Mười năm lính, lúc ở sư đoàn 25 Bộ Binh, tình hình tương đối yên tĩnh, chủ yếu là lo công tác an ninh, bảo vệ dân chúng an tâm làm ăn trong những vùng xa thường bị Việt Cộng về quấy rối... Nhưng khi được trở về chiến đấu trên quê hương Trị Thiên là thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất. Có những thời khắc, mạng sống như nghìn cân treo sợi tóc, phải chiến đấu để chiếm từng thước đất, ngọn đồi, từng bờ tường, con phố... tôi đã dẫn đơn vị đi qua và chiến thắng. Thế mà đến đầu tháng 4 năm1972, đó chưa phải là giờ thứ 25 của cuộc chiến, tại một căn cứ hỏa lực hùng hậu (Carroll), có ưu thế phòng thủ với trên 1000 tay súng và một bộ chỉ huy dày dạn chiến trường. Tất cả chưa bắn một phát súng nào, chưa có đơn vị bộ binh nào của địch xuất hiện, cũng không có lời kêu gọi áp đảo tinh thần, mà chỉ mới là những quả đạn pháo binh của địch bắn vào căn cứ liên tục, đồng ý là địch có ưu thế hỏa lực, áp dụng chiến thuật phong lôi (cả một trung đoàn pháo cùng lúc bắn vào mục tiêu) nhưng như thế chưa phải là hoàn toàn bế tắc, để không thể tổ chức chiến đấu, thế mà chúng tôi đã phải buộc lòng quy giáp đầu hàng . Đầu hàng! Tại sao lại như thế? Động cơ nào? Đó là câu hỏi nhức nhối dày xéo tâm can. Tôi cũng đã thẳng thắn nói ra những ý nghĩ ấy cho đối phương là Nguyễn Quý Hải (tác giả của hồi ký Mùa Hè Cháy), nguyên tiểu đoàn trưởng pháo binh thuộc Trung đoàn 38 Bông Lau, đơn vị trực tiếp gây áp lực buộc Trung đoàn 56 Bộ Binh đầu hàng (trong quyển sách này, tác giả Nguyễn Quý Hải kể lại cảm nghĩ của thiếu tá Tôn Thất Mãn về sự thất bại của Trung đoàn 56 Bộ Binh trước sức tấn công như vũ bão của Trung đoàn 38 Pháo Bông Lau. Thiếu tá Tôn Thất Mãn đã trả lời: " Tôi hết sức ngạc nhiên, không thể tin nổi là số phận của một căn cứ hỏa lực mạnh nhất Quân Đoàn đã được quyết định chỉ trong vòng năm phút ". Hôm nay anh vẫn xác nhận như thế và trình bày thêm: " Sau khi tuyên bố 3 hướng giải quyết, ông Đính đã không có sự thảo luận với tất cả sĩ quan có mặt và sau lời phản đối của anh Mãn, ông Đính liền ra lệnh đại úy Nhơn cởi áo lót làm tín hiệu... ").
Trung tá PVĐ (cùng số quân nhân) khi về hàng thì phía Cộng Sản Bắc Việt đã cho làm riêng một bộ phim về việc nầy (họ gọi là quân nhân Ngụy làm binh biến chống lại chính phủ Sài Gòn) nhưng trong phim thì không nói lý do ra hàng là vì bị bức bách (thiếu thốn vũ khí, bị địch quân đông hơn bao vây và bị cấp trên buộc phải tử thủ) mà là do một ý định chống lại cuộc chiến nên TĐ56BB đã chọn: Quay về với chính nghĩa, với nhân dân. Trung tá PVĐ sau đó được Cộng Sản Bắc Việt thăng thêm 1 cấp (thành thượng tá) và dùng ông trong việc nghiên cứu (về QLVNCH cùng quân đội Hoa Kỳ) cũng như lung lạc ý chí các sĩ quan thuộc QLVNCH khác đang bị cầm giữ làm tù binh tại miền Bắc. Cựu đại tá Nguyễn Văn Thọ, nguyên tư lệnh lữ đoàn 3 Dù QLVNCH, ông bị bắt sống ngày 25 tháng 2 năm 1971 tại căn cứ 31 (địa điểm 456) trên đất Hạ Lào (trong trận Lam Sơn 719 trước đó) cho biết, ông đã từng gặp mặt trung tá PVĐ (trong quân phục sĩ quan quân đội Cộng Sản Bắc Việt tại một trại tù). Cuộc gặp mặt đó, trung tá PVĐ thuyết phục ông ra cộng tác với phía quân đội Cộng Sản Bắc Việt.
Về binh sĩ của Trung Đoàn 56 BB không chịu tử thủ, sống mái chết bỏ với Việt Cộng thì ta biết là không phải từ khởi đầu các sĩ quan trong đơn vị đã mang tinh thần chủ bại (bằng chứng là các sĩ quan đã phải ngồi lại, họp bàn để chọn quyết định sau cùng). Ở đây ta đặt câu hỏi là tại sao Trung đoàn 56 BB có các sĩ quan chỉ huy xuất sắc như vậy (như bản thân trung tá PVĐ) mà lại chọn quyết định đầu hàng. Có người nói là khi đó do Trung đoàn 56 BB (là 1 trong 3 trung đoàn của sư đoàn 3 Bộ Binh gồm TĐ 2, TĐ 56 và TĐ 57) vì phần lớn binh sĩ đã được bổ sung bằng các thành phần địa phương quân-nghĩa quân, lao công đào binh... nên họ rất yếu kém tinh thần, về huấn luyện cũng như thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Chính cố chuẩn tướng Vũ Văn Giai (cựu tư lệnh sư đoàn 3 Bộ Binh) kể lại lai lịch của sư đoàn như sau: Do nhu cầu chiến trường, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH (BTTMQLVNCH) quyết định thành lập một sư đoàn mới để trấn giữ vùng giới tuyến phía Bắc vì sư đoàn 1 Bộ Binh không đủ lực lượng. Tuy nhiên, có thể vì dự tính rút quân theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh nên phía Hoa Kỳ không chịu yểm trợ cho việc thành lập sư đoàn mới nầy (nếu đồng ý thì phía đồng minh Hoa Kỳ phải cung cấp thêm vũ khí, quân trang-quân dụng... để trang bị cho một sư đoàn mới). Hoa Kỳ đề nghị đưa một sư đoàn cơ hữu từ trong Nam (VNCH) ra vùng địa đầu giới tuyến (Quân khu 1 của VNCH), hoặc điều động lực lượng Biệt Động Quân.
Ngay từ đầu thập niên 1970, khi quân đội Hoa Kỳ đang rút dần khỏi chiến trường Việt Nam, các đơn vị chủ lực hiện có của QLVNCH đều bị dàn mỏng lực lượng để giữ đất, để trám vào chỗ trống của quân đội Hoa Kỳ khi họ rút về nước (như trường hợp TĐ 56 BB đóng trong căn cứ Carroll của quân đội Hoa Kỳ). Sau khi bàn bạc, BTTMQLVNCH quyết định lấy trung đoàn 2 của sư đoàn 1 Bô Binh làm nòng cốt và tăng cường thêm địa phương quân-nghĩa quân và lao công đào binh từ trong miền Nam ra. Thông thường, một sư đoàn có 3 trung đoàn. Riêng sư đoàn 1 Bộ Binh khi đó lại có 4 trung đoàn. Vì vậy, cắt bớt trung đoàn 2 của sư đoàn 1 BB, thì sư đoàn 1 BB vẫn còn 3 trung đoàn. Đặc biệt nữa, trung đoàn 2 của sư đoàn 1 BB lại có 5 tiểu đoàn, mà mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội, nên trung đoàn 2 của sư đoàn 1 BB có 20 đại đội. Nếu theo cách thức cũ, mỗi sư đoàn có 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội, thì sư đoàn tân lập cần có số đại đội là: 3 X 3 X 3 = 27 đại đội. Trong khi đó trung đoàn 2 của sư đoàn 1 BB có 20 đại đội, nên chỉ cần bổ sung thêm 7 đại đội để thành lập sư đoàn mới. Và sư đoàn mới nầy là sư đoàn 3 Bộ Binh (thành lập ngày 01 tháng 10 năm 1971). Là sư đoàn mới nhưng sư đoàn 3 Bộ Binh lấy tiếp liệu sẵn có chứ Hoa Kỳ không cung cấp tiếp liệu mới nữa (Chỉ có trung đoàn 2 là được trang bị vũ khí cá nhân như M16, trung liên M60, phóng lựu M79 và tên lửa chống tăng vác vai M72. Và 2 trung đoàn còn lại được trang bị hỗn độn (các báo cáo cho biết có đại đội chỉ được vài khẩu M16, M79, M72 hoặc sử dụng súng trường M14 và thậm chí cả trung liên BAR, Cabin M1, M2 (các vũ khí dành cho lực lượng Nhân Dân Tự Vệ tại hậu phương). Quân trang, quân dụng khác của sư đoàn thì phần lớn phải đi vay mượn từ những đơn vị bạn hoặc từ nguồn bổ sung còn ít ỏi trong Tổng kho Long Bình-Biên Hòa. Đó là vũ khí và các trang bị, còn quân nhân thì sư đoàn 3 Bộ Binh không được tập trung huấn luyện mà chỉ tiếp nhận những đơn vị sẵn có và bổ sung thêm quân số (địa phương quân-nghĩa quân và lao công đào binh từ trong miền Nam ra). Bộ tư lệnh sư đoàn 3 Bộ Binh và hậu cứ chính đóng ở căn cứ Ái Tử, Quảng Trị (do quân đội Hoa Kỳ rút về nước để lại). Đó là thực trạng sư đoàn 3 Bộ Binh trước khi đụng trận vào năm 1972.
Trong cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, lực lượng bên phía Cộng Sản Bắc Việt gồm có: 2 sư đoàn Bộ Binh 304 và 308, 5 trung đoàn Bộ Binh biệt lập mang phiên hiệu số 27, 31, 126, 220 và 246, 01 sư đoàn pháo binh, 2 trung đoàn Tăng 203, 204 và 1 trung đoàn thiết giáp PT 76. Lực lượng của QLVNCH gồm có: Giai đoạn đầu sư đoàn 3 Bộ Binh, lữ đoàn 147 TQLC, thiết đoàn 18 Kỵ binh, lực lượng diện địa tỉnh Quảng Trị gồm địa phương quân-nghĩa quân. Giai đoạn sau tăng phái thêm lữ đoàn 258 TQLC, 2 liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn 1 thiết giáp.
Ta thấy là tương quan lực lượng giữa hai bên thì rõ ràng lực lượng bên phía Cộng Sản Bắc Việt vượt trội hơn nhiều. Thiết giáp Cộng Sản Bắc Việt trang bị T54 tối tân của Liên Xô, cán binh gần 4 sư đoàn và phía Cộng Sản Bắc Việt chủ động tấn công (khai mở các trận chiến) trong khi bên phía QLVNCH quân số ít hơn, lại bị thụ động chống trả (như trường hợp của căn cứ Carroll, Cộng Sản Bắc Việt tập trung hỏa lực pháo binh (130 ly, hỏa tiễn 122 ly) nã liên tục hàng trăm quả pháo vào căn cứ này (một vị trí cố định) và đây cũng là yếu tố làm cho binh sĩ trong TĐ56BB giao động). Từ sau trận Lam Sơn 719 (khởi sự từ tháng 1-1971) thì phía Hoa Kỳ đã giảm thiểu các phi vụ không kích (quan trọng nhất là các phi vụ B52) yểm trợ cho QLVNCH) cũng như từ chối lời đề nghị của Đại tướng Cao Văn Viên (với Bộ Tư lệnh Viện Trợ Quân Sự Mỹ tại VN-MACV) là: Thay thế tất cả chiến xa M41 bằng chiến xa M48, thay các đại bác không giật bằng hỏa tiễn chống chiến xa, thêm các tiểu đoàn pháo binh với đại bác tự hành 175... nhưng không được phía Hoa Kỳ đồng ý. Nguyên nhân khiến phía Hoa Kỳ từ chối (các đề nghị tăng cường vũ khí) là vì họ lo ngại QLVNCH, một khi được trang bị các vũ khí tối tân thì sẽ... mở rộng chiến tranh vượt khỏi tầm kiểm soát của họ (Hoa Kỳ).
Trở lại chuyện trung đoàn 56 Bộ Binh đầu hàng Cộng Sản Bắc Việt thì ta thấy theo lời kể của thiếu tá Tôn Thất Mãn chính là vì sự chủ bại của viên sĩ quan chỉ huy đơn vị, trung tá PVĐ. Đành rằng quân nhân trong trung đoàn có những người lấy từ số lính nghĩa quân-địa phương quân và lao công đào binh bổ sung vào mà thành. Số sĩ quan và quân nhân trong trung đoàn có người đã chống lại ý định đầu hàng của trung tá PVĐ (Như trường hợp của thiếu tá Tôn Thất Mãn, đại úy Nguyễn Văn Tâm và thiếu úy Thái Thanh Bình cùng 2 cố vấn Mỹ kể trên đây). Khi đầu hàng Cộng Sản Bắc Việt rồi, vào trại giam thì chúng mới lựa lọc lại. Có người được chúng tin tưởng, thăng cấp ngay (như trung tá PVĐ và trung tá Vĩnh Phong) hoặc bị chúng bỏ tù dù kể cả khi có Hiệp Định Ba Lê 1973 buộc phải trao trả tù binh đã bắt giữ (chương III, điều 8) tại các mặt trận, chúng cũng lờ đi. Thiếu tá Tôn Thất Mãn có những bộc bạch về cá nhân của trung tá PVĐ: " ... trong bao năm cận kề chiến đấu, vào sinh ra tử bên nhau với trung đoàn trưởng, tôi đã có sự liên hệ thân tình, kính mến. Phút cuối ở Carroll, có thể có những lý do thầm kín nào đó để ông Đính đưa đến quyết định tai hại ấy! Lòng tôi có đôi chút thông cảm, tuy nhiên, qua những việc ông cư xử với anh em trong trại tù, cũng như sự hăng say hợp tác với đối phương sau này làm tôi thất vọng, bao nhiêu niềm tin và sự kính phục đã không còn nữa ".
Cuộc chiến giữa hai miền Nam-Bắc tại Việt Nam (từ 1954-1975) có nhiều người ngộ nhận phía miền Bắc (Cộng Sản Bắc Việt) và Việt Cộng miền Nam có chính nghĩa và phía miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) là tay sai của chính quyền Hoa Kỳ. Cảnh nhà cháy, cầu sập, dân lành thương vong do bom rơi-đạn nổ của bất cứ nơi nào đó ở 2 miền Nam-Bắc thì có người đổ cho do bọn Mỹ xâm lược mà ra cả. Họ không chịu truy tìm nguồn gốc của các nguyên do, tại sao có cuộc chiến tranh?. Nhìn vào cảnh tang thương của đất nước trong cảnh chiến tranh khi đó, tại miền Nam VNCH có người chủ hòa cho là phải có lòng thương với những người phía bên kia (Cộng Sản Bắc Việt-Việt Cộng miền Nam) vì chúng ta cùng dòng máu người Việt, là anh em với nhau, con một nhà. Có người chủ bại cho rằng nếu còn tiếp tục chiến tranh thì còn thêm người chết, quê hương sẽ thêm cảnh hoang tàn. Những người này kêu gọi hòa bình, buông súng đừng bắn nhau nữa (chỉ kêu gọi một chiều với phía miền Nam VNCH thôi còn phía Cộng Sản Bắc Việt-Việt Cộng miền Nam thì cứ tiếp tục) rồi hòa bình sẽ tới. Phải biết thương đến đời sống của người dân lành.
Trung tá PVĐ là một trong số những người này khi chúng ta biết về một hồi ký của ông được trích đăng trên tờ báo Đối Diện (số 45 ra tháng 4 năm 1973). Trong quyển hồi ký này (có tựa là Trong Niềm Hòa Hợp), tác giả PVĐ kể lại việc khi mang lon đại úy với chức vụ quận trưởng Quảng Điền vào năm 1967, ông đã tích cực giúp đỡ cho một cán bộ Việt Cộng (tên là Kỳ) khi y ta bị bắt giam. Tác giả đã dựa vào chức vụ quận trưởng để che dấu lý lịch thật của gã cán bộ Việt Cộng đó cũng như viết thư riêng cho trưởng ty cảnh sát địa phương để không tra tấn, hành hạ thân xác và phải đối xử tử tế với gã cán bộ Việt Cộng. Trung tá PVĐ cũng giống như những người sống trong xã hội miền Nam VNCH, dù có các thành đạt trong xã hội miền Nam VNCH nhưng trong đầu óc họ: Luôn thấy hình ảnh cán bộ Cộng Sản Bắc Việt-Việt Cộng miền Nam tương tự như những anh hùng chống Pháp, chống Tàu trong sử Việt ngày trước. Gã cán bộ Việt Cộng đó nhờ các giúp đỡ của trung tá PVĐ mà sau đó đã thoát được trại giam Thừa Phủ và cả hai gặp lại nhau sau này.
Chỉ đến khi cả miền Nam VNCH sa vào tay bọn Cộng Sản Bắc Việt-Việt Cộng miền Nam hoàn toàn (sau ngày 30-4-1975) thì nhiều người có đầu óc chủ hòa, chủ bại mới sáng mắt. Mới thấy rõ phía bên nào (Cộng Sản Bắc Việt-Việt Cộng miền Nam hay Việt Nam Cộng Hòa) có chính nghĩa. Phía bên nào là kẻ xâm lăng-gây ra cuộc chiến tranh trước tiên. Phía bên nào tự vệ và phía bên nào mới thực sự là người biết thương dân lành.
Phạm Thắng Vũ
(viết lại từ bài cũ)
July 08, 2016.

  1. Sự Thật Lịch Sử :Dựng Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên Cổ thành Mai Lĩnh Đinh Công Tráng 8 giờ AM hay 8 giờ 25 AM????



    Sự Thật Lịch Sử
    Dựng Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên Cổ thành Mai Lĩnh Đinh Công Tráng 8 giờ AM hay 8 giờ 25 AM????

    Sự Thật lúc 8 Giờ sáng Ngày N+ 80- 16.9.1972 :
    Trung tá Anh hùng Thái Dương Đỗ Hữu Tùng Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 TQLCVN-Tiểu đoàn Thần ưng , Đại tá Ngô Văn Định Đại bàng Đồ Sơn Lữ Đoàn Trưởng 258 TQLC-Lữ đoàn Bắc Bình Vương , Đại tá Phan Văn Huấn Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81/BCND, và Trung Tá Nguyễn Xuân Dung Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 17 Kỵ binh : đã tập trung tất cả Chiến xa M.41 và một số Chiến Xa M.48 bắn vào một Điểm (khoanh tròn) của Cổ Thành Mai Lĩnh -Đinh Công Tráng - Quận Mai Lĩnh ,để tạo ra một Lỗ thủng, cho Trung tá Thái Dương Đỗ Hữu Tùng và trên 1000 chiến binh Tiểu Đoàn Thần ưng TQLCVN tràn vào Cổ thành .

    25 phút sau mới dựng được Đại Kỳ trên Cổ Thành.


    Tiểu đoàn 3 Sói Biển dựng cờ nhưng không dựng được Đaị Kỳ vì Bắc Quân vẫn còn trong Cổ Thành.

    Cờ VNCH tung bay trên một góc Cổ Thành tờ mờ sáng ngày N+ 80 : 16.9 1972 .

    Nhưng Bắc Quân QĐND vẫn còn trong Cổ thành.

    8 giờ 25 sáng , Bắc Quân mới bị tiêu diệt hoàn toàn .
    ( Tử trận hoặc Đầu hàng)

    8 giờ 25 sáng AM N +80 :

    Lá Đại Kỳ VNCH tung bay ,mới thật sự Chiến thắng 100 phần trăm .





    Chuẩn tướng Thủy Quân Lục Chiến-Việt Nam



    Thiếu tướng Thủy Quân Lục Chiến-Việt Nam









    Vĩnh Biệt Đại Bàng Lạng Sơn Tướng quân Bùi Thế Lân 11.1932--14.1.2014



    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 05-05-2015 at 11:02 AM.
  2. #262

    Mặt Trận Cận Sơn
    Đại bàng Lê Lợi Danh Tướng Lê Quang Lưỡng đánh tan Đạo Quân Tả Quân Bắc Quân QĐND Tiếp Viện Chiến Trường của Tân Tư Lệnh: Danh Tướng Bắc Quân Phạm Hồng Sơn.

    Bắt Tay Danh Tướng Tư Lệnh Chiến Trường Cận Hải: Đại bàng Lạng Sơn Tướng Bùi Thế Lân:

    Danh Tướng Sắt Máu QĐND Lê Trọng Tấn Tư Lệnh Chiến Trường Phải Bại Tẩu .
    Đại Quân QLVNCH Bắc Tiến Vượt Sông Thạch Hãn : Tái chiếm Giải Phóng Thị Xã Đông Hà và Gio Linh khôi phục lại Giới Tuyến 17: Dòng Sông Bến Hải!



    I

























    Danh tướng Lê Quang Lưỡng : Đại bàng Lê Lợi Tư lệnh Binh Chủng Nhẩy Dù -Tư lệnh Chiến Trường Cận Sơn Mai Lĩnh Chiến 1972 .

    Mai tôi chết cờ Vàng xin đừng phủ



    Mai tôi chết cờ Vàng xin đừng phủ
    Xác thân này đâu chết cho Quê hương?
    Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
    Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!


    Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
    Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
    Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
    Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.

    Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
    Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
    Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì?
    Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,

    Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước!
    Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ...
    Ngày về quê càng lúc càng xa mờ.
    Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng,

    Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!
    Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
    Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai ??

    Mai tôi chết cờ Vàng xin đừng phủ.

    Đại bàng Lê Lợi Danh Tướng QLVNCH : Tướng Quân Lê Quang Lưỡng 1932 -2005


    Bài thơ là những cảm xúc đầy Bi Hùng Tráng của Danh Tướng QLVNCH. Bài thơ được làm ít lâu trước khi ông qua đời vào ngày 21 Tháng Chín, 2005 tại thành phố Bakerfield, tiểu bang California. Việc ông di tản sang Mỹ Quốc vào ngày 29 Tháng Tư, 1975 đã trở thành vết thương và niềm u sầu suốt những năm tháng sau này qua Bài thơ “Sầu Hận Tim Ta Ai Biết Được.”
    Nhưng chính lời trối trăn của ông đối với Đồng Đội và Dân tộc Việt đã làm hình ảnh của một Danh tướng QLVNCH trở nên sáng ngời:

    “Tôi làm Tướng không bảo vệ được nước, khi nước mất tôi đã không dám chết theo nước, nên khi tôi chết già yêu cầu đừng phủ Quốc kỳ lên Quan tài Tôi, vì Tôi tự biết mình không xứng đáng được hưởng lễ nghi nầy.”


    Đại bàng Lê Lợi Danh Tướng QLVNCH :
    Tướng Quân Lê Quang Lưỡng sinh năm 1932 tại tỉnh Bình Dương. Thời niên thiếu, học hết bậc Tiểu học tại Tỉnh nhà ông lên Sài Gòn theo học tại Trường Trung Học Petrus Ký. Sau khi lấy bằng Thành Chung ông gia nhập vào quân đội và xuất thân Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân ,Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, , Đại Tá TQLC:Ngô Văn Định, Đại Tá Phạm Văn Chung.Đại Tá Nhảy Dù: Nguyễn Thế Nhã , Đại Tá Lê Văn Phát...


    Ngay khi vừa mãn khóa vào ngày 1 tháng 06 năm 1954 ông tình nguyện sáng Bình Chủng Nhảy Dù và được gởi ngày ra Bắc bố sung cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với chức vụ Trung Đội Trưởng của Đại Ðội 52 ND.
    Từ đó ông đã trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp Trung Đội Trưởng(Thăng cấp Trung Úy tháng 6/1956), Đại Đội Trưởng(Thăng cấp Đại Úy tháng 11/1963), Ban 3 Tiểu Đoàn rồi Tiểu Đoàn Phó.
    Năm 1965 Ông được đi du học về “Tác Chiến Trong Rừng Núi Sình Lầy” tại Mã Lai Á. Tại quân trường ông đã trình bày chiến thuật tấn công và tác chiến theo quan điểm của riêng ông được tất cả các Huấn luyện viên đều chú ý và thán phục. Đến tháng 9/1965, về nước với bằng tốt nghiệp Thủ Khoa, ông được Tướng Dư Quốc Đống chỉ định nhiệm vụ thành lập và giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2ND tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp ở Bà Rịa. Trong buổi lể xuất quân của TĐ2ND vào tháng 1/1966, Đại Tá Lý Thái Như Chỉ Huy Trưởng TTHL/QG Vạn Kiếp đã Chủ Tọa và trao gắng cấp bậc Thiếu Tá cho Ông.
    Sau buổi lể xuất quân, Tiểu Ðoàn 2 ND về trấn giữ vòng đai Biệt-Khu-Thủ-Ðô vừa chỉnh trang đơn vị, vừa tái huấn luyện tại chỗ. Chính ông đã đứng ra hướng dẩn tất cả Sĩ quan cũng như binh sĩ về chiến thuật và kỹ thuật tác chiến của Nhảy Dù và ngay sau đó TĐ2ND đã tham chiến tại khu phi chiến, tại đồi 1416 trên đỉnh Ngok Wank quân khu II, tại khắp các mặt trận ở các quân khu và đã từng gây kinh hoàng cho các đơn vị CS không thua bất cứ một đơn vị Nhảy Dù kỳ cựu nào khác.
    Cuối năm 1967, ông sang Okinawa du khảo và học hỏi về Chiến thuật phản tình báo và chống chiến tranh du kích. Ngày 25/1/1968, ông được bổ nhiệm :
    Chức vụ Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù thay thế Trung Tá Hồ Trung Hậu, đánh đuổi quân Cộng Sản ra khỏi Huế và Quảng Trị trong trận chiến “Tổng Công Kích năm Mậu Thân” của CS. Sau trận nầy ông được thăng cấp Trung Tá tại mặt trận vào tháng 4/1968. Và cũng trong chức vụ LĐT/LĐIND ông được thăng cấp Ðại Tá tại mặt trận vào tháng 9/1969 sau các cuộc hành quân tại Tây Ninh để tiêu diệt các đơn vị Bắc Quân QĐND lẩn khuất trong khu vực Chiến Khu C và đưa chiến trường ra khỏi lảnh thổ Quân Khu III qua bên kia biên giới.
    Kể từ đây, ông đã tham gia hầu hết các cuộc hành quân làm nên lịch sử của SĐND, như là Chiến dịch Bình Tây Kampuchea 1970, Hành Quân Lam Sơn 719 trên đất Lào vào tháng 02 năm 1971, giải vây An Lộc tháng 4/1972,
    Mai Lĩnh Chiến 1972 .
    Trong Mai Lĩnh Chiến tái chiếm Quảng Trị vào tháng 06 năm 1972, Tư lệnh Chiến Trường Cận Sơn và cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức vào tháng 08 năm 1974. Trong hai cuộc hành quân đầu, Tướng Lưỡng đã tham dự với tư cách Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trong các cuộc hành quân về sau Tướng Lưỡng đã điều quân với tư cách là Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.

    Tài điều binh và Nghệ Thuật Chỉ Huy Chiến Trận của ông đã được đưa vào chương trình Giảng dạy của Học viện Đào tạo Tướng Lãnh Mỹ Quốc Command and General Staff College ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas Mỹ Quốc cùng với Thần tướng Nguyễn Văn Hiếu,sau hai Danh tướng Tôn Tử, một Thiên tài quân sự nổi tiếng của Trung Hòa thời Xuân Thu Chiến Quốc (722 – 480 TCN) và Danh tướng 5 sao Erwin Rommel (1891 – 1944 ) có biệt danh là Con Cáo Già Sa Mạc "the Desert Fox" ,một Danh Tướng lừng danh của Đức Quốc Xã vào đệ nhị thế chiến 1939 -1945 .
    Danh Tướng Lê Quang Lưỡng là một tấm gương hoàn hảo và suốt đời tận tụy hy sinh cho Tổ quốc đến những ngày cuối tháng 4/1975.
    Trận đánh để đời sau cùng của ông là trận Thường Đức từ tháng 8/1974 đến tháng 11/1974 ông đã áp dụng chiến thuật Xa Luân Chiến để 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù luân phiên giao tranh và gây thiệt hại nặng nề cho hai SĐ324B, SĐ304 và một Trung Đoàn của Bắc Quân QĐND cùng các lực lượng địa phương.
    Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử của VNCH, lệnh từ trung ương bỏ quân Đoàn I và rút Sư Đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn. Một tin chấn động cho toàn quân, toàn dân và sự kinh hoàng tột độ ấy đã mở đầu cho sự tan rã ồ ạt sau đó.
    Hơn thế nửa, kể từ ngày SĐND được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy chiến thuật binh chủng Nhảy Dù, quyền xử dụng các chiến binh Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị Tư Lệnh. Các đơn vị Nhảy Dù đã bị xé ra từng mãnh. Mỗi đơn vị một nơi rồi lần lược bị tan hàng.
    Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Tướng Lưỡng di tản sang Mỹ , với nỗi ngậm ngùi: “Sầu hận của tim ta ai biết được. Người tươi vui ta mãi mãi căm hờn”.
    Và sau đó ông định cư tại thành phố Hampton tiểu bang Virginia, đến năm 1979 ông cùng gia đình di chuyển về California thành phố Baker Field cho đến cuối đời.
    Trong khoảng thời gian từ 1976 đến những năm 1982 ông có tham dự vào một số sinh hoạt trong nỗ lực trở lại VN tổ chức lực lượng kháng chiến nhưng tiếc rằng Trời đã không chiều lòng người. Sau này ông lui dần vào im lặng và ít khi lên tiếng. Ông cũng thường sinh hoạt và gần gũi với Gia Đình
    Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980.
    Năm 1990 ông cùng Tướng James B.Vaught Quân Lực Mỹ Quốc dẫn đầu đoàn diễn hành của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam trên đại lộ Constitution, Washington D.C cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù VN .
    Ngày 21/9/2005 Danh Tướng Lê Quang Luỡng đã qua đời tại Bakefield California vì chứng bệnh Gan, thọ 73 tuổi, để lại nhiều luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ. Đến phút cuối, ông nhất định không cho phủ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lên “Quan tài của một bại tướng lưu vong”, ông cũng trăn trối không nhận vòng hoa đưa đám, chỉ nhận tiền mặt để gởi về quê nhà giúp các đàn em thương tật. Tinh thần Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm và “Huynh Đệ Chi Binh” của người Anh Cả Mũ Đỏ không ai có thể cao hơn thế được. Tại San José California, một Cựu Chiến Binh Nhảy Dù - Định Thế 405 - đã thương khóc ông:




    “Người đi…
    Cây cỏ buốt đau thương!!!
    Anh hùng Lê Quang Lưỡng.
    Bàng hoàng…Nghĩ chừng vô tưởng.
    Vị Tướng lãnh hào hùng,
    Dẫn đầu quân binh Mũ Đỏ.
    Đã bỏ trần gian,
    Vội vàng không giã biệt.
    Âm âm lạnh, lòng nhói đau da diết,
    Thương hơn thương, tử biệt cõi sinh phù.
    Hởi Thiên Thần máu đỏ
    thắm thiên thu,
    Tim bất khuất, đời Hoa Dù vay trả.
    Nghiệp cả trả chưa xong,
    Đục trong trời phiêu lãng.
    Ba mươi năm,
    Những buổi chiều bàng bạc.
    Cánh hạc thẫn thờ bay,
    Cuộc đời nầy đen trắng.
    Cả quá khứ đầy hận thù cay đắng,
    Quê hương ơi chất nặng nghiệp linh hồn.
    Vó ngựa chân bon…
    Những bồn chồn từng thu qua chết lặng,
    Vệt nắng vàng hoang vắng gió heo may.
    Việt Nam ơi ! cả dân tộc đang quay,
    Trận bảo lốc hay cơn say nghiệt ngã.
    Ba mươi năm,
    Khắp địa cầu xa lạ.
    Đoàn Thiên Thần nghiêng ngã dắt dìu nhau.
    Gượng cười thôi tim quằn quại thương đau.
    Mỗi một bước vạn cơn sầu gậm nhấm.
    Ba mươi năm,
    Vàng đỏ đen tím xậm,
    Nét kiêu hùng vẫn ẩn chứa trong tim.
    Chưa bao giờ ta thật sự đứng im.
    Dù một phút, nghĩ, chìm trong dĩ vãng.
    Nhưng hôm nay bầu không gian ảm đạm,
    Quân kỳ buồn, rủ xuống tiễn anh linh.
    Quốc kỳ bay, tung ngao nghễ không thinh,
    Lệnh kỳ bó, vành khăn tang đơn lạnh.
    Hoàng Hoa Thám, mùa Trung Thu hiu quạnh.
    Vì toàn quân mất vị Tướng anh hùng.
    Quê hương ta mất dũng sĩ tận trung,
    Và Tổ Quốc mất người hùng Mũ Đỏ.
    Ba mươi năm,
    Chiến trường ta còn đó,
    Tư Lệnh ơi…Ông bỏ chúng tôi rồi ! ! !
    Thế là xong…Thật ngắn ngủi kiếp đời,
    Thoáng đấy, mới đây, gió trời mưa đất.
    Vùng trắc ẩn rồi ai còn ai mất,
    Nghĩa tử ly, oan khuất mủi thương mình.
    Định thế nào, là thảm bại quang vinh,
    Thua hay thắng, thường tình trong dĩ nghiệp.
    Mỗi Mũ Đỏ là lương tri thông điệp,
    Để toàn dân phải ngưỡng mộ tri ân.
    Họ đã tặng đời tim óc, xác thân,
    Trong biển lửa, giữa gian trần bạc bẽo.
    Cánh Dù rơi… Nơi xứ người lạnh lẽo,
    Thiên Thần buồn réo khúc nhạc bi ai.
    Cánh dù bung từng ôm cả chí trai,
    Gom hoài bảo miệt mài trang dũng kiệt.
    Kính ông Tướng…Trời tạm dung đơn độc,
    Ngưỡng mộ anh hồn bay bổng sao băng.
    Nơi mù xa vùng sinh tử trầm thăng,
    Ông thanh thoát đất vĩnh hằng vô tận”
    Vĩnh dĩ nghiệp.
    Mỗi Mũ Đỏ là lương tri thông điệp,
    Để toàn dân phải ngưỡng mộ tri ân.
    Họ đã tặng đời tim óc, xác thân,
    Trong biển lửa, giữa gian trần bạc bẽo.
    Cánh Dù rơi… Nơi xứ người lạnh lẽo,
    Thiên Thần buồn réo khúc nhạc bi ai.
    Cánh dù bung từng ôm cả chí trai,
    Gom hoài bảo miệt mài trang dũng kiệt.
    Kính ông Tướng…Trời tạm dung đơn độc,
    Ngưỡng mộ anh hồn bay bổng sao băng.
    Nơi mù xa vùng sinh tử trầm thăng,
    Ông thanh thoát đất vĩnh hằng vô tận”
    Vĩnh biệt Tư Lệnh.
    Vĩnh biệt Đích Thân!!!
    Đinh Thế



    Tưởng Niệm Vinh Danh Đại Bàng Lê Lợi Danh Tướng : Tướng quân Lê Quang Lưỡng 1932--2005 :Tư lệnh Binh Chủng Nhẩy Dù -Tư lệnh Chiến Trường Cận Sơn 1972

    SQ: 52/182.618
    Sinh tháng 8 năm 1932 tại Bình Dương

    1953: SVSQ Khóa 4 Cương Quyết Trường Sỉ Quan Trừ Bị Thủ Đức
    1954: Tốt nghiệp Thiếu Úy ra trường tình nguyện về Binh Chủng Nhảy Dù
    - Đầu tháng 6 theo học khóa Nhảy Dù tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù Bà Quẹo, Tân Sơn Nhất. Tốt nghiệp ngày 18 tháng 6 năm 1954
    - Đầu tháng 7, Trung Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, đồn trú tại Bưởi cạnh Hồ Tây và Đền Quan Thánh Hà Nội.
    - Sau Hiệp Định Geneve 20-7-1954 Tiểu Đoàn 5 không vận từ Hà Nội vào Đà Nẵng

    - Tháng 10 từ Đà Nẵng vào Đồng Đế Nha Trang
    1955: Tiểu Đoàn di chuyển về Biên Hòa.
    - Tham gia Chiến Dịch Bảo Vệ Sàigon Chợ Lớn hành quân truy kích Lực Lượng Bình Xuyên của Bảy Viển ra khỏi Sàigon
    1956: Thăng cấp Trung Úy
    - Đại Đội Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù
    - Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù
    1963: Thăng Đại Úy Thực Thụ
    - Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù
    - Theo học lớp Tiểu Đoàn Trưởng tốt nghiệp Thủ Khoa
    1965: Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Tân Lập
    1966: Thăng Thiếu tá nhiệm chức
    1967: Tháng 11 Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù
    1968: 1-11 Vinh Thăng Trung Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù
    1970: Đại Tá Nhiệm Chức
    - Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù -Lữ Đoàn Trưởng LĐ 1 ND tham dự Hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719 .

    1972: Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù -Lữ Đoàn Trưởng LĐ 1 ND giải vây An Lộc
    Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù tái chiếm Quảng Trị .


    - Cuối tháng 8 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức :Xử Lý Thường Vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù
    - Ngày 1-11 Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù thay thế Trung Tướng Dư Quốc Đống .
    1973: Ngày 25-6 Hướng dẫn phái đoàn gồm 35 Chiến Sĩ xuất sắc thăm viếng Trung Hoa Quốc Gia
    1974: Vinh Thăng Chuẩn Tướng thực thụ.
    1975: Định Cư tại Mỹ Quốc
    2005: Từ trần lúc 10:50 phút sáng 21-9 tại Bakerfield California. Hưởng thọ 73 tuổi


    Huy Chương :
    Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
    Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
    Đệ Ngủ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
    21 Anh Dủng Bội Tinh với nhành dương liểu,
    6 ngôi sao vàng , bạc và đồng ,
    3 Chiến Thương Bội Tinh,
    Two Silver Stars with V Device –1971-1972,
    Three Bronze Star with V Device – 1967-1968-1970,
    One Distinguished Flying Cross and
    One Air Medal.

    Thăng Cấp
    Thiếu Úy 1.6.1954.
    Trung Úy 1956
    Đại Úy 1963
    Thiếu Tá 1966
    Trung Tá 1968
    Đại Tá 1970
    Chuẩn Tướng 28.8.1972.







    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 07-05-2015 at 06:38 AM.
  3. #263
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,013

    Lực Lượng Tham Chiến Mặt Trận Cận Sơn N+74

    Lực Lượng Tham Chiến Mặt Trận Cận Sơn N+74

    Sư Đoàn Tổng Trừ Bị Nhẩy Dù:



    Đại Tá Lê Văn Ngọc Tham Mưu Trưởng Hành Quân



    Trưởng Phòng 3 Hành Quân :
    Cố Đại Tá Nguyễn Thế Nhã 1935-1974

    Vị Quốc Vong Thân 1974

    Hình chụp 1970: Trung Tá học khóa tình báo ở Fort Benning Mỹ Quốc

    Cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 9 Nhẩy Dù 1968


    Bố tôi là Đại Tá Nguyễn Thế Nhã:
    - sinh năm 1935 quê quán Hà Đông, học Chu Văn An;
    - 1954: tốt nghiệp trường Võ Bị Đà Lạt, khóa Cương Quyết;
    - 1955: về TĐ3ND, Đại Úy Phan Trọng Chinh là tiểu đoàn trưởng, cho bố tôi đi học pháo binh(lúc đó ND chỉ có một đại đội súng cối, pháo binh ND chưa thành lập, mãi sau này, 69-70 pháo binh ND mới có mặt và trở thành một đơn vị trực thuộc sư đoàn ND với 3 tiểu đoàn pháo binh tác chiến);
    - 1963: đại đội trưởng ĐĐ34ND/TĐ3ND;
    - 1965: trưởng ban 3 Chiến Đoàn 1 (bác Nguyễn Khoa Nam làm chiến đoàn trưởng; nhà bác Nam cách nhà tôi 2 phút đi bộ; đây là cư xá sĩ quan nhảy dù về sau đổi tên CX Lê Đại Hành);
    - 1969; chỉ huy phó pháo binh ND (bác Huỳnh Long Phi làm chỉ huy trưởng, rớt trực thăng tử nạn năm 1972 cùng với Chuẩn Tướng Nguyễn Trọng Bảo Tư Lệnh Phó kiêm , Tham mưu trưởng SĐND);
    - 1970: thuyên chuyển về Nha Kỹ Thuật; học khóa tham mưu cao cấp ở Đà Lạt; học khóa tình báo ở Fort Benning; trở về nắm Chiến Đoàn 1 Xung Kích, Đà Nẵng; sau CĐ1XK là Đoàn 71 cũng tại Đà Nẵng;


    - 1965-68: Tiểu đoàn trưởng TĐ9ND (tham dự các trận đánh ở Quảng Trị; mang TĐ9ND về giải cứu cố đô Huế vào Tết Mậu Thân; tổng công kích đợt 2, TĐ9ND trở về Sài Gòn, có mắt tại vùng nội thành, Chợ Lớn, Bà Quẹo; tiểu đoàn phó là chú Nguyễn Đình Bảo);

    - 1970: thuyên chuyển về Nha Kỹ Thuật; học khóa tham mưu cao cấp ở Đà Lạt; học khóa tình báo ở Fort Benning; trở về nắm Chiến Đoàn 1 Xung Kích, Đà Nẵng; sau CĐ1XK là Đoàn 71 cũng tại Đà Nẵng;

    1972: , trở lại đơn vị gốc làm Trưởng phòng 3 SĐND; tham dự trận đánh giải phóng cổ thành Quảng Trị "mùa hè đỏ lửa";

    -cuối năm 73-74: Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 54/SĐ1BB (bác Trung Tướng Trưởng xin với bác Lê Quang Lưỡng cho mượn bố tôi sang bộ binh để huấn luyện và vực dậy một trung đoàn biệt lập của bộ binh).

    Vị Quốc Vong Thân 1974


    Năm 2005. chúng tôi có trở lại VN để mang tro cốt bố chúng tôi về Pháp.
    **Ái Nữ Cố Đại Tá Nguyễn Thế Nhã :Cô Lefébure Thủy, nhũ danh Nguyễn Thị Hương Thủy .











    Đại Tá Bác Sĩ Hoàng Cơ Lân: Y Sĩ Trưởng Mặt Trận



    9 Tiểu Đoàn ND Tác Chiến, 3 Tiểu Đoàn ND Pháo Binh .


    2 Chiến Đoàn Biệt Kích 81: Chiến Đoàn 2 và Chiến Đoàn 3





    Đại Tá Lê Bá Khiếu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 4 Sư Đoàn 2 Bộ Binh
    (Trong phần trước Tôi bị nhầm là Trung Đoàn 2 Sư Đoàn 2 vì hết thời hạn sửa bài nên không hiệu đính chỉnh sửa Được)











    Phi Đoàn Trực Thăng Chiến Đấu 219-Phi Đoàn Thần Phong








    Thiết Đoàn 7 Kỵ binh và Chi Đoàn 2 của Thiết đoàn 20 Chiến Xa .

    Cố Đại Tá Nguyễn Văn Tá Thiết Đoàn Trưởng .

    Vị Quốc Vong Thân 9.1974 Đông Nam Bộ : Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh-Lữ Đoàn III Kỵ Binh Thiết Giáp QLVNCH
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 06-05-2015 at 11:39 PM.
  4. #264
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,013

    Sư Đoàn Tổng Trừ Bị Nhẩy Dù Lực Lượng Tham Chiến Mặt Trận Cận Sơn N +74

    Sư Đoàn Tổng Trừ Bị Nhẩy Dù Lực Lượng Tham Chiến Mặt Trận Cận Sơn N+74










    Lữ đoàn 1 Nhẩy Dù. :

    Lữ Đoàn Trưởng: Đại Tá Lê Văn Ngọc kiêm Tham Mưu Trưởng Hành Quân Mặt Trận Cận Sơn .



    Tiểu đoàn 1 Nhẩy Dù



    Thiếu Tá -Trung tá Lê Hồng Tiểu Đoàn Trưởng
    Vinh Thăng Trung Tá 1973 Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù 1974-1975

    Vị Quốc Vong Thân 1985 tại Lào trên đường về Giải Phóng Việt Nam kiến lập Chính thể Cộng Hòa .
    Tướng Quân Đặng Quốc Hiền .


    .....Nửa khuya ghé thăm anh
    Gió Đông về lành lạnh
    Giữa bầu trời hiu quạnh
    Hờ hững nước vây quanh

    Anh nằm bên dòng suối
    Trơ vơ một gốc chanh
    Con chim nào đang khóc
    Vì thương lá đoạn cành

    Kìa anh, cây chanh nhỏ
    Hôm dúi vội bên anh
    Bây giờ chanh đã lớn
    Mồ anh cỏ cũng xanh

    Anh giờ thôi áo trận
    Thay vào áo sử xanh
    Tôi còn mang áo cũ
    Đêm ngày vẫn đấu tranh.







    Tiếc thương Mũ đỏ: Lê Hồng, Trương Ngọc Ny,
    Huỳnh văn Tiến đã hy sinh trên đường
    về Giải Phóng Quê hương.

    "Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến,
    Máu anh hùng nhuộm thắm lá cờ Nam"

    Gửi về các anh vòng hoa cao quý nhất!

    Bắc Cali 8/26/2001
    Cựu Thiếu tá Đoàn Phương Hải nguyên Trưởng ban 3 Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù-QLVNCH -Mùa hè đỏ lửa 1972 .




    Tiểu đoàn 7 Nhẩy Dù

    Tiểu Đoàn Trưởng : Trung Tá Trần Ðăng Khôi



    Tiểu đoàn 9 Nhẩy Dù

    Tiểu Đoàn Trưởng : Trung Tá Trần Hữu Phú




    Tiểu đoàn 1 Pháo binh Nhẩy Dù


    Tiểu Đoàn Trưởng :Thiếu Tá Bùi Đức Lạc

    3 Pháo Đội Đại bác 105 Ly



    Đại Đội 1 Trinh Sát Nhẩy Dù

    Đại Đội Trưởng :Thiếu Tá Nguyễn Văn Dũng
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 07-05-2015 at 08:40 AM.
  5. #265
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,013

    Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù.

    Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù.







    Lữ Đoàn Trưởng: Trung Tá -Đại Tá Nguyễn Thu Lương
    Nhận Chức Vụ Lữ Đoàn Trưởng ngày N+28 : 25.7.1972 thay Đại Tá Trần Quốc Lịch

    Bàn giao chức vụ Trưởng phòng Hành Quân cho Trung Tá Nguyễn Thế Nhã





    Tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù

    Tiểu đoàn trưởng : Trung Tá Tố Quyên - Bùi Quyên




    Tiểu đoàn 6 Nhẩy Dù

    Tiểu đoàn trưởng : Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh người Hùng An Lộc tháng 4 .1972 .

    Lữ đoàn trưởng : Lữ đoàn 1 Nhẩy Dù 11.1974 --30.4.1975

    Đại tá Lê Văn Ngọc nhận chức vụ : Tỉnh trưởng -Tiểu khu trưởng sau cùng của Tỉnh Quảng Ngãi .




    Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù : Song kiếm Trấn ải

    Tiểu đoàn trưởng : Thiếu Tá -Trung tá Lê Văn Mễ .
    Trưởng phòng 3 Hành quân Sư đoàn Nhẩy Dù 1974-1975

    Thay Cố Đại Tá Nguyễn Thế Nhã 1935-1974 .







    Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Nhẩy Dù

    Tiểu đoàn trưởng : Thiếu Tá Nguyễn Văn Lước



    Đại Đội 2 Trinh Sát Nhẩy Dù

    Đại Đội Trưởng :Thiếu Tá Út Bạch Lan : Trương Văn Út
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 08-05-2015 at 12:21 AM.
  6. #266
    Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù.











    Lữ Đoàn Trưởng Đại Tá Trương Vĩnh Phước.

    16.12.1972 nhận chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Tổng Trừ Bị Nhẩy Dù QLVNCH 16.12.1972- 30.4.1975









    Tiểu đoàn 2 Nhẩy Dù

    Tiểu Đoàn Trưởng : Thiếu Tá - Trung Tá Nguyễn Đình Ngọc




    Tiểu đoàn 3 Nhẩy Dù

    Tiểu Đoàn Trưởng : Thiếu Tá -Trung Tá Võ Thành Đồng



    Tiểu đoàn 8 Nhẩy Dù

    Tiểu Đoàn Trưởng : Trung Tá Văn Bá Ninh

    Vinh Thăng Đại Tá nhận chức vụ :

    Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù 16.12.1972 -24.7.1974

    Tham mưu trưởng Sư Đoàn Tổng Trừ Bị Nhẩy Dù QLVNCH 24.7.1975- 30.4.1975





    Tiểu đoàn 3 Pháo binh Nhẩy Dù


    Tiểu Đoàn Trưởng : Thiếu tá Nguyễn Văn Nghi





    Đại Đội 3 Trinh Sát Nhẩy Dù

    Đại Đội Trưởng : Đại úy Nguyễn Viết Hoạch?




    12-8-1970 Trung Tướng Dư Quốc Đống tiếp nhận Đại Đội 5 và 6 Biệt Cách Nhẩy Dù -BK 81 sát nhập Sư Đoàn Nhẩy Dù ,cải danh thành Đại Đội 2 và 3 Trinh Sát Nhẩy Dù.

    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 07-05-2015 at 08:36 PM.
  7. #267










    Tiểu Đoàn Yểm Trợ Nhẩy Dù (Tiểu đoàn Trợ chiến)

    Tiểu Đoàn Trưởng : Thiếu Tá- Trung Tá Nguyễn Ngọc Bắc .
    1974 Trưởng Phòng 4 Sư Đoàn Tổng Trừ Bị Nhẩy Dù thay thế Trung Tá Nguyễn Đức Huy .







    Tiểu Đoàn Công binh Chiến Đấu Nhẩy Dù


    Tiểu Đoàn Trưởng: Trung Tá Vương Đình Thuyết




    Tiểu Đoàn Quân Y Nhẩy Dù


    Tiểu Đoàn Trưởng : Trung Tá Bác Sĩ Vũ Khắc Niệm (28/02/1972 - 05/11/1973)






    Tiểu Đoàn Truyền Tin Nhẩy Dù

    Tiểu Đoàn Trưởng : Trung Tá Tôn Thất Hiếu


    Tháng 4/1974 Trung Tá Tôn Thất Hiếu đi học khoá Sĩ Quan Bộ Binh Cao Cấp, Thiếu Tá Nguyễn Tự Bảo, Tiểu Đoàn Phó XLTV chức vụ Trưởng Phòng Truyền Tin kiêm nhiệm TĐT/Tiểu Đoàn Truyền Tin .



    Biệt Đội Tác Chiến Điện Tử

    Biệt Đội Trưởng: Đại úy Trương Văn Dưỡng


    Đại đội 204 Quân Cảnh Nhẩy Dù

    Thiếu tá Hào Đại Đội Trưởng







    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 07-05-2015 at 08:03 AM.
  8. #268

    Các Chiến Đoàn Biệt Cách Nhẩy Dù- Biệt Kích 81 Tham Chiến Mặt Trận Cận Sơn -Mai Lĩnh Chiến N +74






















    Các Chiến Đoàn Biệt Cách Nhẩy Dù- Biệt Kích 81 Tham Chiến Mặt Trận Cận Sơn -Mai Lĩnh Chiến N +74



    Chiến Đoàn 2 Biệt Cách Nhẩy Dù-Biệt Kích 81



    Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 BK 81 :
    Thiếu Tá Nguyễn Sơn




    Chiến Đoàn 3 Biệt Cách Nhẩy Dù-Biệt Kích 81




    Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 3 BK 81

    Thiếu Tá Phạm Châu Tài









    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 07-05-2015 at 09:37 AM.
  9. #269
    Trước khi viết tiếp thành thật cảm ơn Chị Tigon đã Post bai ngày Hôm nay:
    điện thư của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu hàng Vô Điều kiện Mỹ Quốc và Việt Nam Cộng Hoà cuối năm 1972 nhung bị Ém Nhem.

    Điều này đã giúp chúng tôi trả lời câu hỏi:

    Tại sao Không Lực Mỹ hủy diệt cầu Phao bắc qua dòng sông Thạch Hãn do Tiểu đoàn Công binh Chiến đấu Nhay Dù và Tiểu đoàn Công binh Chiến đấu Thủy quân Lục Chiến làm cấp tốc vào rạng sáng ngày N+81, giữa lúc Đại quân QLVNCH bắt đầu Bắc Tiến :

    Tái Chiếm Giải Phóng Thị Xã Đông Hà, các Quận Cam Lộ, Cồn Tiên,Gio Linh khôi phục lại Giới Tuyến Vĩ Tuyến 17: Dòng Sông Bến Hải .


    Đạo quân Tiên Phong QLVNCH đã vượt cầu Phao, thì Không Lực Mỹ hủy diệt Cầu Phao lúc khoảng 8 giờ sáng ngày N+81:17.9.1972.

    Thật ra công tâm viết về Chiến Sử rất là khó, mất thời gian khá nhiều:
    Dù Ba Tôi tham chiến trong Mùa hè Đỏ Lửa 1972 : Tại Vùng 1 Rừng Núi Trường Sơn ,nhưng với chức vụ Trung Đoàn Trưởng, có những điều Ông vẫn chưa biết tường tận.
    Ngay trong Chiến sử binh chủng Nhảy Dù, dù là tài liệu lịch sử quí giá, do 2 Vị Cựu Đại úy Nhẩy Dù : Đại úy Võ Trung Tín ,Đại úy Nguyễn Hữu Viên Biên Soạn 2008 , nhưng vẫn có nhiều thiếu sót:



    1.Không một dòng đề cập đến Cố Đại Tá Nguyễn Thế Nhã : Trưởng Phòng 3 Hành quân Sư đoàn Nhẩy Dù- : N+28 -25.7.72 -12.1973


    2.

    Cũng không hề nhắc đến vị Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Trinh sát ND ,chỉ đề cập Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Trinh sát ND :Thiếu tá Nguyễn Văn Dũng .
    Thật sự Tôi rất mong Anh Thủy học Thanh thành viên cũ của Vietland là chiến binh Lữ đoàn 3 ND, có thể cung cấp Tên Vị Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Trinh sát trong mùa hè Đỏ Lửa 1972!

    Tôi nghĩ trên 60% không phải là Đại úy Nguyễn Viết Hoạch, vì Ông là Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Trinh sát ND 4.1975


    Nếu 1972 Ông là Đại úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Trinh sát ND, thì Ông đã Vinh thăng Thiếu tá !

    3. Cũng như nhắc đến Đại tá Trần Quốc Lịch, thì chỉ nói: thăng chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh sau Mùa hè Đỏ Lửa .


    4.Đại Tá Bác Sĩ Quân Y Nhẩy Dù Hoàng Cơ Lân là Chỉ Huy Trưởng Quân Y Binh Chủng Nhẩy Dù 01/03/1965- 01/02/1970 .
    Sau đó Ông Đảm nhận chức vụ:
    Phụ Tá Quân Y Lục Quân tại Cục Quân Y/QLVNCH.

    1971 Du học Học viện Đào tạo Tướng Lãnh Mỹ Quốc .Tốt nghiệp 6.1972 , cũng như Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Pháo binh Nhẩy Dù Huỳnh Long Phi, Trung Tá Nhẩy Dù Nguyễn Thế Nhã Du học Mỹ sau đó về nước.


    Sau mùa hè Đỏ lửa 1972 ,Ông đảm nhiệm Chức vụ:
    Chỉ Huy Trưởng trường Quân Y QLVNCH cho đến tháng 04/1975.

    Sau 30.4.1975 Định cư tại Paris Pháp Quốc .

    Đại Tá Bác Sĩ Quân Y Nhẩy Dù Hoàng Cơ Lân ,

    Ông sanh 30/01/1932 tại Hà Nội. Trung học tại Lycée Albert Sarraut Hà Nội và Lycée Yersin Dalat. Sinh viên trường Quân Y theo học đại học y khoa Hà Nội và Sài Gòn. Sau khi tôt nghiệp ,phục vụ 13 năm trong binh chủng Nhảy Dù 1957 -1970 .
    Phụ Tá Quân Y Lục Quân tại Cục Quân Y /QLVNCH. Tốt nghiệp Học viện Đào tạo Tướng Lãnh Mỹ Quốc tại Fort Leavenworth, Kansas (1971-72). Chỉ huy trưởng trường Quân Y QLVNCH cho đến tháng 04/1975. Cấp bậc sau cùng của ông là Ðại tá.
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 08-05-2015 at 03:20 AM.
  10. #270

    Diễn tiến Trận Chiến của Mặt Trận Cận Sơn: -Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Mai Lĩnh Chiến N+74-N+81



    Tóm tắt

    Diễn tiến Trận Chiến của Mặt Trận Cận Sơn:
    Nam Quân- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Mai Lĩnh Chiến: N+74--N+81: 17.9.1972



    Phần I Dẫn Nhập :

    Cưỡi Ngọn Sấm -Ride the Thunder
    Richard Botkin






    4 giờ sáng AM ngày 2-5-1972, Cờ Đỏ Sao Vàng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa,do các Chiến Binh Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 Bắc Quân -Quân Đội Nhân Dân,Thiếu tá Nguyễn Đức Huy, Trung đoàn phó Chỉ huy (Trung đoàn trưởng Tử trận !) ,
    Chiến binh Bắc Quân Đào Châu Vũ đã dựng ngọn cờ : tung bay trên Cổ Thành Mai Lĩnh- Đinh Công Tráng -Quảng Trị vào lúc 4 giờ sáng AM ngày 2-5-1972 .












    8 giờ :25 Phút sáng AM ngày N + 80 :16-9-1972 :
    Trung tá Anh hùng Thái Dương Đỗ Hữu Tùng Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 TQLCVN-Tiểu đoàn Thần ưng ,và trên 1000 chiến binh Tiểu Đoàn 6 TQLCVN đã dựng :
    Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa tung bay trên Cổ Thành Mai Lĩnh- Đinh Công Tráng .




    Hồng Thủy Triều

    Bản đồ thế giới đang bị nhuộm đỏ dần. Từ thành trì nước Mỹ vào cuối năm 1954 nhìn ra ngoài, tình hình thế giới không được lạc quan chút nào. Căn bệnh ung thư Cộng sản bất trị đã tấy lên và lây lan với mức độ đáng sợ. Liên Sô, Đông Âu, Trung Cộng, Bắc Hàn và bây giờ là đất nước Việt Nam bị chia cắt với bọn Cộng sản thống trị ở miền Bắc đang thèm khát nhòm ngó xuống miền Nam và có lẽ sang cả Lào và Căm-Pu-Chia nữa. Số lượng các dân tộc bị nô lệ tăng dần lên làm lu mờ đi niềm vinh quang của cuộc chiến thắng toàn diện từ sau Thế Chiến Thứ Hai.

    Trong khi chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ và biến dần đi thì khoảng trống về chính trị và kinh tế đã tạo ra một thế giới thứ ba trong chiều hướng thù địch với sự hình thành non yếu của nền kinh tế tự do và đối với các chính phủ được bầu lên theo thể thức dân chủ. Dưới quan điểm của người Mỹ, khối liên kết Liên Sô-Trung Cộng tựa như một con quái vật khát máu, dị dạng đang nuốt chửng tất cả những gì nằm trên đường đi của nó và đang tìm mọi cách để mở rộng ảnh hưởng bằng cách xuất cảng tràn lan chủ nghĩa Mác-xít, giúp các phong trào nổi dậy và cái gọi là "chiến tranh nhân dân."

    Tương tự như sự kiện Trân Châu Cảng đã lay động Mỹ Quốc thức tỉnh để ra khỏi sự cô lập và đã thúc đẩy đất nước này một cách toàn diện, tuy không tự nguyện, vào vai trò lãnh đạo của Thế Giới Tự Do, tình hình thực tế sau sự kết thúc của các cuộc xung đột lớn vào tháng 9 năm 1945 là yếu tố buộc anh chàng "khổng lồ" miễn cưỡng này phải thận trọng và đầu tư lâu dài của cải, tài nguyên nhân lực ở những mức độ chưa từng thấy hoặc ở mức cần thiết không tưởng tượng nổi nếu trong thời bình.


    Kinh nghiệm của Mỹ Quốc (Hoa Kỳ )trong Thế Chiến Thứ Hai, quá lớn và mòn mỏi đối với tất cả các công dân Mỹ trên mọi phương diện rất khó mà xác định hay định lượng nổi toàn bộ, đã tạo ra các tiêu chuẩn mới để từ đó các hoạt động quân sự trong tương lai cũng như các phương cách đo lường thắng bại phải được xem xét lại.


    Kinh nghiệm trận chiến Triều Tiên mà Mỹ Quốc tham dự từ tháng 6/1950 cho đến khi đạt được một cuộc ngưng bắn mong manh vào tháng 7/1953 hết sức khác biệt với niềm vinh quang toàn diện của Thế Chiến Thứ Hai mà người Mỹ vẫn còn mang trong lòng. Với cái giá phải trả là hơn 54 ngàn binh lính bị thiệt mạng, hơn 8 ngàn người mất tích vì công vụ và hàng trăm ngàn người khác bị thương, người Mỹ bình thường không có niềm tự hào vì không thể tuyên bố đó là một sự chiến thắng được. Người nào lạc quan lắm cũng chỉ có thể quan niệm rằng ít nhất nước Cộng Hòa Đại Hàn Dân Quốc vẫn còn đứng vững và sự hiện diện của Hạm đội thứ bẩy tại eo biển Đài Loan đã chận đứng các âm mưu của Cộng sản muốn thôn tính Trung Hoa Quốc Gia và có thể ngay cả Nhật Bản nữa. Trong khi sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản đã tạm bị ngăn chận tại vùng Bắc của lục địa Á Châu thì căn bệnh ung thư tương tự lại bắt đầu phát triển về phía Nam.

    ĐCSVN xuất hiện ngay khi cuộc Đại Khủng Hoảng tàn phá khắp toàn cầu 1929 -1932 . Tại vùng Đông Dương thuộc Pháp sự suy thoái kinh tế toàn thế giới làm gạo và cao su bị mất giá, cũng như ngành xuất cảng bị suy giảm, làm cho biết bao nhiêu người bị mất công ăn việc làm, mất nguồn thu nhập hoặc phương tiện để nuôi sống gia đình. Chủ nghĩa Cộng sản vì vậy trở nên hấp dẫn và đã ảnh hưởng tăng nhanh đối với những người bị mất định hướng đó.

    Các hoạt động chính trị này đã gây được sự chú ý của giới cầm quyền người Pháp, họ đã đầu tư rất nhiều các phương tiện về cảnh sát và quân đội nhằm đàn áp các nhóm quốc gia mới nổi lên. Ảnh hưởng của ĐCSVN mạnh nhất tại miền Bắc. Trong khi đó tại miền Nam thì sự phát triển kém hơn vì có các nhóm khác chia sẻ ảnh hưởng của họ. Với tinh thần chống Pháp và đòi độc lập không kém gì đảng Cộng sản, Hòa Hảo và Cao Đài đã thu hút được một tỷ lệ lớn những người yêu nước muốn dấn thân .

    Khi Đức Quốc xã và Liên Sô ký kết thỏa hiệp bất tương xâm vào tháng 8 năm 1936, nước Pháp ban hành đạo luật đặt đảng Cộng sản và tất cả các đảng phái chính trị khác tại Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật. Hành động này buộc ĐCSVN phải rút hoạt động về vùng nông thôn và về lâu về dài đã củng cố được lực lượng, đặc biệt là tại miền Bắc .


    Trong số những khó khăn mà các lực lượng quốc gia còn non yếu ở Ðông Dương đang phải đối đầu thì địa dư là một trong những trở ngại ác độc nhất. Từ mỏm cực Bắc của miền Bắc giáp ranh giới nước Tầu cho đến điểm cực Nam của miền Nam Bộ trải dài gần một ngàn mốt dặm, các địa hình thay đổi khác nhau và phân vùng tách biệt nhau. Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố lớn nhất vùng Đông Dương nhưng lại cách nhau đến 750 dặm và chỉ được nối với nhau bằng một đường xe lửa tí hon và quốc lộ 1 với nhiều đoạn chỉ là đường mòn gấp đôi đường xe bò mà thôi. Khoảng cách từ Hà Nội đến Sài Gòn giống như khoảng cách giữa các thành phố Denver và St. Louis, Chicago và Charleston, Omaha và Tuscaloosa, Boston và Grand Rapids, Seattle và Santa Cruz, New York và Nashville, Des Moines và Atlanta, hoặc Minneapolis và Little Rock, nhưng cho đến cuối cuộc chiến, vẫn giống như hai thế giới cách biệt nhau. Sự phân cách về địa dư đã tạo cho Cộng sản có cơ hội củng cố lực lượng tại địa phương và trên một bình diện nhỏ hơn đối với các nhóm người quốc gia trong miền Nam cũng vậy.


    Những sự xáo trộn bởi sự triệt thoái của quân đội Nhật và khả năng tương đối yếu kém của các lực lượng thuộc địa Pháp đã làm cho Hồ Chí Minh và Việt Minh tin rằng họ đã có một cơ hội bằng vàng để hành động. Ngày 28 tháng 8 năm 1945 họ tuyên bố thành lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hồ Chí Minh được cử làm chủ tịch thứ nhất. Nhằm mở rộng lời kêu gọi, Cộng sản cũng mời Cựu hoàng Bảo Đại tham gia vào chính phủ lâm thời. Những sự kiện tiếp theo đó là hàng loạt các tác động và phản tác động của người Pháp và Việt Minh cuối cùng đã dẫn đến một cuộc chiến tranh mở rộng.

    Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng, vốn tách ra từ VNQDĐ, đều nóng lòng thiết lập một thể chế Cộng hòa nhưng đều không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản. Mặc dù đã từng liên minh, tuy lỏng lẻo với Việt Minh để chống lại sự cai trị của ngoại bang tại Việt Nam nhưng vào đầu năm 1946 các đảng viên cao cấp cùng với gia đình họ đã bị phe Cộng sản thanh trừng một cách có hệ thống bằng một loạt các hành vi nhằm loại trừ mối nguy hiểm cho sự cai trị của Hồ Chí Minh ở miền Bắc. Trong khi đó thì họ vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống Thực dân Pháp

    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 12-05-2015 at 02:41 AM.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire