caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 1 mai 2017

Caroline Thanh Hương giới thiệu chương trình thơ nhạc về Ký Ức Chiến Tranh Việt Nam, nhiều tác giả.


Trong những ngày tưởng nhớ chuyện mất nước, groupe chúng tôi gửi đến quý anh chị chương trình thơ, văn , nhạc và nghe đọc một số truyện hồi ký của những người lính VNCH đã cầm súng đến giờ phút cuối.
Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau mất nước, không có nước mắt nào có thể không đổ lệ khi nhớ đến chuyện người thân của mình đã mất cho quê hương được còn là mảnh đất của người Việt Nam.
Giờ đây, sau 42 năm ngọn lửa yêu nước, những người con rời xa đất mẹ vẫn mong có một ngày về, nhưng có lẽ lịch sử đã lại sang trang mới khi ngày mất nước ngày càng gần hơn.
Kính mời quý anh chị đọc lại ký ức Việt Nam và nguyện cầu cho đất nước này có ngày tươi sáng và trả nó lại cho người mẹ Việt Nam.
Caroline Thanh Hương



Trước hết mời quý anh chị đọc bài sưu tầm trên trang Facebook của NguyênDuong viết về miền Nam Việt Nam


Dân Nam bộ xưa ăn như thế nào?
Thời xưa khác với thời nay. Ngày nay, vì sinh kế thúc bách, giới lao động có xu hướng ăn những món vừa gọn, vừa no, ít tốn kém, gọi là "thực phẩm chế biến" khá đa dạng, đỡ tốn than củi, dầu ăn. Lắm gia đình ăn ở chật hẹp, khó bố trí được cái bếp, thỉnh thoảng mới dùng đến, khi thèm món ăn nào đó mà ở hiệu ăn bình dân pha chế không vừa miệng. Văn hoá vẫn dựa trên cơ sở vật chất: tìm những vật tư với giá bình dân nào cũng có, cần nhất là món tươi cho ra tươi, khô cho ra khô. Nhiều người than phiền rằng món ăn ngày nay nhàm chán, dùng nhiều bột ngọt,món mặn cũng lẫn vị ngọt, lại hôi mùi dầu ăn (dầu thảo mộc thay cho mỡ heo). Gà công nghiệp, vịt siêu thịt, toàn những giống ngoại nhập, cũng như thịt heo: heo công nghiệp không ngon bằng heo ta. Nhưng gà ta, vịt ta khó kiếm, bán giá cao, nuôi chậm lớn. Lại còn chê bai hương vị rau cải ngày nay chẳng ra làm sao cả. Toàn là urê, trái bầu, trái dưa leo, trái dưa hấu lạt lẽo, ăn nhiều dễ sinh bịnh vì hoá chất.
Thời xưa, dân trung lưu ở Sài Gòn và các tỉnh ăn như thế nào?
Xin dẫn một đoạn đăng trên báo Ðồng Nai, năm 1932. Bấy giờ bài báo thử đề nghị một toa ăn kiểu toa thuốc, chưa định chữ mơ-nuy (menu) là thực đơn. Cách đây hơn 60 năm, thực đơn ấy như sau:
.Lót lòng:
Cháo trắng ăn với một món, trong vài món sau đây: ăn với cá kho chiên lại, hoặc thêm chút nước rồi kho cho sắt lại. Hoặc ăn với tôm khô chiên củ hành, hoặc cá lóc chà bông, củ cải ngâm nước mắm.
.Cơm trưa:
Canh chua bạc hà. Cá nướng (cá sông hay cá biển). Ðồ lòng heo xào củ hành, với bún tàu (miến). Rau luộc (đọt dền hay đọt lang). Thịt kho nước dừa.
.Cơm chiều:
Canh thịt nấu cải bẹ, thịt kho nước dừa (hồi trưa chừa lại), dưa cải hoặc dưa giá, cá sặc hoặc cá rô muối sương rồi chiên, cua xào dấm.
Ăn mãi như thế thì nhàm, có thể trở bữa. Thí dụ như sáng ăn cháo đậu với cá lóc kho tiêu, cháo đậu nước cốt dừa. Hoặc cơm tấm với sườn heo nướng. Bữa trưa, ăn canh bầu nấu với cá trê vàng, thịt xào rau cần, cá lóc kho với dứa xắt mỏng, đầu trái dứa thì luộc, xắt mỏng ăn với cá kho, hoặc canh khoai mỡ, khoai từ. Hoặc canh chua nấu với trái dứa, mắm kho ăn với rau muống, ghém, rau sống và nhiều ớt, hoặc canh cá phèn, cá vược kho ngót. Buổi chiều cách thuỷ, mắm phải bầm trộn vào trứng vịt. Bắp chuối hột hoặc cà dĩa (cà trái ngắn và tròn) để sống ăn với mắm chưng, canh khổ qua hầm thịt.
Ngẫm lại, các món ăn được đề nghị trên đây, xưa hơn 60 năm vẫn còn định hình. Buổi ấy, món ăn khá tươm tất, pha chế công phu.
Ở thành thị hoặc thôn quê, người mẹ và con gái rảnh rang, không bận rộn làm thêm như bây giờ. Ngày xưa, mướn người phụ việc gia đình dễ dàng hơn ngày nay.
Ta thấy món mắm kho, nay được đề cao, trở thành lẩu mắm. "Lẫu" tức là "lô" nói theo giọng Quảng Ðông; mắm kho được đun sôi. Dễ hẫp dẫn và bảo đảm vệ sinh. Món canh chua cá kho xuất hiện. Ðã thấy món cơm tấm, bấy giờ, người dân bình thường vẫn có thể ăn gạo ngon (chưa có giống lúa công nghiệp năng suất cao thời dân số đông đúc ngày nay). Tấm của gạo ngon nấu khô, không nhão, quan trọng nhất vẫn là nước mắm ngon. Người Việt Nam ăn cơm bằng đũa, không dùng nĩa và dao, cơm đựng trong bát. Ðây là mô phỏng kiểu ăn của người Âu, dùng dĩa, muỗng, nĩa nhưng tuyệt đối ta không dùng dao. Phải chăng, heo, gà đã bị giết, cắt ra từng miếng, khi được ăn lại cắt lần thứ nhì, thứ ba là "bất nhân". Ăn mà cầm dao thì gần như là vô phép đối với người bên cạnh.
Ngoài món ăn hàng ngày, người Nam bộ rất trân trọng món để dâng cúng ông bà, thần thánh. Món để cúng trên nguyên tắc, chỉ là bốn, giống như ở đồng bằng sông Hồng. Ngoài Bắc có giò, nem, ninh, mọc, trong Nam có món hầm (ninh), thường là giò heo hầm với măng tre mạnh tông, loại măng to, ít đắng, mạnh tông gợi ý nghĩa hiếu thảo qua truyện Mạnh Tông mắm giá khóc măng trong Nhị Thập Tứ Hiếu. Thêm món thịt ba chỉ luộc, xắt mỏng (thịt phay), món thịt kho với cá, với nước dừa. Và món xào, đại khái thịt heo xào cải, xào hẹ.
Thời xưa với thần thánh và tổ tiên không có lệ cúng món ăn tráng miệng như người Tây phương, vả lại, trái cây và bánh đã dâng lên bàn thờ trước khi dọn mâm cỗ. Không được cúng rượu Tây, phải là rượu đế cổ truyền, ông cha ta không biết rượu Tây. Gần như tuyệt đối không cúng những món thịt rừng, hoang dã. Mâm cỗ có dọn hàng chục món, nhưng chủ lực phải đủ 4 món.
Ngày nay, nhiều cửa hàng đặc sản mọc lên, gọi nôm na là quán nhậu. "Nhậu", theo Tự vị của Huỳnh Tịnh Của in năm 1895 nghĩa là "uống". Tự vị nói trên còn nêu thí dụ: nhậu nước, là uống nước. Trên nguyên tắc, mời bạn đi nhậu thì chỉ nhằm vào một món đặc sản là tri âm tri kỷ đều ưa thích. Nhậu thì uống rượu nhiều, nói năng lắm khi lung tung, vì vậy tổ chức nơi riêng biệt, thí dụ như ngoài vườn, không cho trẻ con lân la, e chúng nó nhiễm tật xấu. Mời bạn ra sau nhà, ngoài vườn để thưởng thức, ví dụ như thịt chuột rô-ti kiểu Tây, hoặc rùa, rắn, ếch.
Ăn lẫn lộn đôi ba món thì mất hương vị. Hoặc toàn là cua, tôm, chim trời, cá lóc nướng. Về phương diện này, nét hoang dã hiện rõ rệt ở phía Nam. Ðó là dấu ấn của thời nhà cửa chưa an cư, chưa rảnh rang để chăn nuôi gia súc, trồng rau cải. Bơi xuồng vào rừng, phá rừng, trọng tâm là dọn mảnh đất để làm ruộng nước. Bởi vậy, gặp đâu ăn đó, ăn cá nướng thay cơm; ăn rùa, ăn lươn, những thức ăn mà thiên nhiên ban bố cho, không phải nuôi. Thay cho rau cải, cứ bứt đọt cây, đọt cỏ, món gì chua chua, chát chát là cứ ăn, nào đọt cây bần, trái bần chín, đọt ổi, đọt xoài, rau dừa, bông súng, ngó sen, đọt vừng, đọt chiếc… Những món ăn hoang dã ấy gẫm lại khá ngon, nhiều hương vị không gì sánh kịp. Ðó là ký ức tập thể, lưu truyền đến thế hệ sau. Ở Sài Gòn, cái lẩu mắm với hơn 10 thứ rau rừng, vẫn hấp dẫn được người có ôtô, nhà lầu. Lại bày bò tùng xẻo, lẩu cá bóng kèo, trông thô sơ nhưng thịt gà, thịt vịt không sánh bằng. "Thú quê thuần hức bén mùi" (Nguyễn Du). Thời xưa, bên Trung Hoa, vị quan to nọ chán chê danh lợi, bỗng dưng nhớ đến rau và cá của chốn quê nhà, bèn treo ấn từ quan.
(st)
 photo 12472651_807184142746716_4052557448070032850_n.jpg
  photo 12932743_807184269413370_6575559526960427067_n.jpg

Hình chụp một tiệm ăn gần chợ Gò Vấp, 1920

Nghe đọc truyện, nhấn vào đường dẫn dưới đây

 photo 220px-Tranvanhai.jpg
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
TRẦN VĂN HAI
Chuẩn tướng Trần Văn Hai
Tiểu sử
Sinh
Mất
Binh nghiệp
Phục vụ
Thuộc
Năm tại ngũ
Cấp bậc
Đơn vị
Chỉ huy
Tham chiến
Công việc khác
Trần Văn Hai (1925-1975), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Quốc gia Việt Nam. Trong suốt thời gian tại ngũ, ông đã giữ những chức vụ ở các lĩnh vực khác nhau như: Tỉnh trưởng, Chỉ huy Binh chủng, Tổng Giám đốc ngành An ninh Nội chính, Chỉ huy Huấn khu và sau cùng là Tư lệnh đơn vị Bộ binh cấp Sư đoàn. Ông là một trong năm tướng lĩnh đã tuẫn tiết vào ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.[2]

Mời quý anh chị đọc thơ anh Huy Văn.
Kính chuyển
HV ( HVC )

THÊM MỘT THÁNG TƯ QUA
Ngày đến. Đêm Trôi. Ngày lại đến
Thời gian lắng đọng cuối tháng Tư
Tháng của thiên thu buồn lệ nến
Khóc cảnh miền Nam hóa ngục tù.
Máu ai tuôn chảy nơi góc phố?!
Chốt thí làm sao chống sơn hà!?
Tiếng hờn vọng mãi vào thiên cổ
Một trang hận Sử, mấy hùng Ca?
Cuối Xuân cuồng lũ dâng hồng thủy
Đành buông nợ Nước, phụ tình Nhà!
Sông núi điêu linh vì ngạ quỷ
Bao giờ yên sóng, lắng phong ba?
Ngồi đây mà nhớ thời chiến quốc
Một thuở bi hùng lúc dọc ngang
Chớp mắt thấy sương pha màu tóc
Một tiếng than ôi! Lệ ứa tràn.
Nửa đời chìm nổi nơi đất khách
Mỗi năm thêm một tháng Tư qua
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch (*)
Thế sự du du nại lão hà.
HUY VĂN

(*)THUẬT HOÀI
Thế sự du du nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
ĐẶNG DUNG

Bản dịch của Tản Đà:
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi.
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.

Nghe đọc truyện, nhấn vào đường dẫn để nghe đọc

Thơ Trần Chương Lương, Tha Nhân
Quốc Hận năm thứ 42,


THÁNG TƯ ĐẾN NỮA!
Cuộc chiến chưa tàn lệnh phải giao
Gian cơ được thể giặc uà vào
Anh hùng thất thế mong chi cản
Hèn tướng thừa cơ muốn xé rào
Nhược tiểu đành buông ôm hận tủi
Đại cường cố bám giữ hầu bao
Tháng tư đến nữa không quên được
Mượn chén giải khuây lệ cứ trào!!
Cam thành, Apr 30, 2008.
Mùa quốc hận thứ 33
Tha Nhân
KẺ CÓ TỘI
Kẻ có tội là Đảng chúng bay
Bắt người yêu nước cúng quan thày
Lộng quyền xử án anh làm đúng
Hống hách tống giam chị nói ngay
Tàu chiếm biển đông Đảng ấp úng
Nhân dân chống giặc Đảng ra tay
Biểu tình phản đối Đảng đàn áp
Kẻ có tội là chính Đảng mày
Tha Nhân 17/5/13
Khi nghe tin PU/NK bị kết án tại Long an
TỐNG KHỨ TỤI NÀY
Một lũ độc tài ác với dân
Lại hèn với giặc sợ chủ dần
Mặc Tàu bách hại oan ngư phủ
Kệ bọn Hán thương cứ lấn chân
Bỏ ngỏ Tây nguyên ''Bâuxít'' chốt
Làm ngơ hải đảo Chệt xây căn
Chần chờ gì nữa vùng lên chứ!!
Tống khứ tụi này để cứu dân
Tha Nhân Jun 15, 13

 Người Tù Binh Hồi Chánh Bên Bờ Sông Ba photo nguoituhoichanhsongba1.jpg

Tôi gặp lại anh trong 1 dịp rất tình cờ . Mùa Hè năm 2008 , vợ chồng tôi cùng mấy người bạn trên đường từ thác Niagra trở lại New York bằng chiếc mini-van , ghé lại thành phố Buffalo để tìm mua 1 hộp thuốc nhỏ mắt .

 Đến quày Pharmacy trong 1 cửa hàng Target , tôi may mắn gặp 1 dược tá người Việt . Nếu không nhìn kỹ cái bản tên trên nắp túi áo và với cái tên khá đặc biệt , chắc chắn tôi không thể nào nhận ra anh , người tù binh , đã bị Đại Đội Trinh Sát của đơn vị tôi bắt trong 1 cuộc hành quân thám sát bên bờ Sông Ba , nằm trong địa phận quận An Túc ( An Khê ) vào giữa tháng 02/1972 .
Đúng vào sáng ngày 30 Tết Nhâm Tý ( 1972 ) khi chuẩn bị cho buổi tiệc khao quân tất niên tại bản doanh Sông Mao , Trung Đoàn 44 nhận lệnh phải di chuyển gấp lên An Khê để cùng Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh tăng phái , thành lập 1 chiến đoàn , thay thế vị trí của 1 Lữ Đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ vừa rút quân về nước , làm lực lượng trừ bị cho Quân Đoàn . Giai đoạn đầu , Chiến Đoàn phối họp với Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn , hành quân tảo thanh tiêu diệt các lực lượng địch dọc theo hai bên QL-19 và đảm trách giữ an ninh lộ trình 24/24 con đường huyết mạch này từ Bình Khê đến Pleiku , để kịp thời cho các nhu cầu chuyển quân , tiếp tế lên chiến trường Pleiku và Kontum . Thời gian này Sư Đoàn 22BB đang bổ sung quân số quân dụng , chuẩn bị di chuyển lên Tân Cảnh để đối phó với tình hình đột biến . Một lực lượng lớn Cộng quân từ miền Bắc và Lào ào ạt xâm nhập qua biên giới , tăng cường cho Mặt Trận B-3 của Tướng CS Hoàng Minh Thảo , trong ý đồ đánh chiếm Tây Nguyên .
Buổi tiệc khao quân tất niên bị huỷ bỏ , thực phẩm phân phát cho binh sĩ và trại gia binh . Chúng tôi rời bản doanh Sông Mao lúc 12 giờ trưa . Chi Đoàn 2/8 TK tăng phái hộ tống lực lượng bộ binh đến Đèo Cả , ranh giới tỉnh Phú Yên . Sau đó được lực lượng Thiết Kỵ của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn mở đường và đón đơn vị chúng tôi từ Đèo Cả đến Đèo Cù Mông , Bình Định . Nghỉ đêm và đón giao thừa tại Vạn Giã , sáng hôm sau tiếp tục di chuyển . Chúng tôi đến căn cứ An Khê lúc 4 giờ chiều ngày Mồng Một Tết .
Một Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 44 được nhanh chóng thành hình . Trung Tá Trần Quang Tiến , Trung Đoàn Trưởng 44BB là Chiến Đoàn Trưởng , Trung Tá Trần Lý Hưng , Thiết Đoàn Trưởng TĐ 3KB là Chiến Đoàn Phó . Cá nhân tôi đảm trách Trưởng Ban 3 Chiến Đoàn . Một toán liên lạc của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn , do 1 vị Đại Tá chỉ huy , được đặt bên cạnh BCH Chiến Đoàn . Ngoài Thiết Đoàn 3 KB , Chi Khu An Túc và 1 tiểu đoàn Địa Phương Quân của TK Bình Định cũng được đặt dưới quyền chỉ huy , điều động của Chiến Đoàn .
Hai hôm sau , Chiến Đoàn được lệnh tổ chức 1 cuộc hành quân khẩn cấp , giải toả hai căn cứ cấp đại đội thuộc Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn nằm trên Đèo An Khê , vừa bị 1 lực lượng Công quân bất ngờ tấn công và đang vây hãm . Sư Đoàn Mãnh Hổ đã phái 1 lực lượng tiếp ứng , nhưng bị phục kích , thiệt hại khá nặng . Lực lượng địch được uớc tính gồm 1 tiểu đoàn và 1 đại đội đặc công của Sư Đoàn 2 Sao Vàng .
Nhờ hoả lực hùng hậu và những kỵ binh dũng cảm trên các chiến xa M-113 của Thiết Đoàn 3KB , cùng các phi công tài ba gan dạ thuộc Phi Đoàn Mãnh Sư 243 , sau những kế hoạch nghi binh , tạo các bãi đáp giả , lừa địch rất hiệu quả , từng đại đội bộ binh được tuyển lựa các binh sĩ trẻ , trang bị nhẹ , đổ xuống , vừa khép vòng vây vừa ngăn chặn lực lượng tăng viện của địch . Đại Đội 44 Trinh Sát nổi danh thiện chiến , với hai toán Viễn Thám được trang bị mặt nạ chống hơi ngạt , chia làm hai cánh bất ngờ nhảy xuống ngay sau lưng địch , từng toán nhỏ lao vào tấn công bằng hơi cay , lựu đạn , và cả M-72 , dưới sự yểm trợ chính xác hữu hiệu của các trực thăng võ trang , nhanh chóng tiêu diệt hai cái chốt chặn của địch ở hai bên dốc đèo , làm đầu cầu cho lực lượng Thiết Giáp có bộ binh tùng thiết , đồng loạt tấn công , nhanh chóng làm chủ chiến trường . Chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ , cả hai căn cứ đã được giải toả , địch quân tháo chạy , bị các đơn vị bao vây tiêu diệt , có mấy tên bị ta bắt sống . Chiến Đoàn đã ghi 1 chiến tích vẻ vang cho đầu năm mới .
Sáng hôm sau Đại Tướng Cao Văn Viên TTMT và Tưóng Tư Lệnh Lực Lượng Đại Hàn tại Việt Nam từ Sài gòn bất ngờ bay ra An Khê quan sát chiến trường và ngợi khen các đơn vị tham chiến .
Ngay chiều hôm ấy , qua hệ thống siêu tần số , Tướng Lam Sơn , Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II cho biết , theo tin tức không ảnh của Mỹ ghi nhận , có dấu hiệu địch xuất hiện trong khu vực bên kia bờ Sông Ba , khu này nằm tiếp giáp Vùng Oanh Kích Tự Do , lệnh Chiến Đoàn cho 1 đơn vị cấp đại đội thâm nhập , thám sát tình hình . Ông Chiến Đoàn Trưởng bảo tôi và Đại uý Trần Công Lâm , Đại Đội Trưởng 44 Trinh Sát , dùng CNC bay dọc theo bờ sông , thám sát địa thế , tìm 1 khúc sông thuận lợi và an toàn nhất để vượt sông . Sáng sớm hôm sau , sau khi thông báo cho TTHQ/ Quân Đoàn & Sư Đoàn Mãnh Hổ , yêu cầu tạm ngưng mọi cuộc tác xạ hay oanh kích trong vùng , đúng 5 giờ sáng , hai toán Viễn Thám vượt sông trước làm đầu cầu để toàn bộ Đại Đội Trinh Sát sang sông . Nhiệm vụ hành quân lục soát trong khu vực được ấn định 16 cây số vuông , theo đề nghị của Quân Đoàn .
Sau 2 tiếng đồng hồ , không có cuộc đụng độ nào , Chiến Đoàn nhận được báo cáo của Đại Đội Trinh Sát bắt được 2 tù binh , 1 nam 1 nữ , và cả hai xin được hồi chánh . Theo trình bày của anh Đại Đội Trưởng Trinh Sát . Người đàn ông bị phát giác trước , khi đang trên đường xuống sông lấy nước . Anh ta khai là y sĩ thuộc 1 tiểu đoàn chính quy CS , đã đào ngũ hơn 1 tuần . Anh xin được hồi chánh cùng với người vợ mới gặp , cô là người Thượng , dân ở vùng này , không phải đồng chí của anh . Sau đó , anh hướng dẫn đến 1 hốc đá , chỉ người con gái , và cây súng K-54 được chôn trong 1 bụi rậm gần đó . Vì cuộc hành quân đang tiếp diễn , nên tôi yêu cầu Đại Đội Trinh Sát an ninh bãi đáp để tôi dùng CNC bốc về khai thác . Khi trực thăng đáp xuống , đích thân Đại uý Lâm dẫn giải đến giao cho tôi cùng giấy chứng nhận y sĩ và mấy tấm ảnh . Hai người được giữ lại BCH Chiến Đoàn để tiếp tục khai thác trước khi chuyển giao cho Ty TT Chiêu Hồi Bình Định . Khi cô con gái bước lên trực thăng , chúng tôi đã khá bất ngờ , ngạc nhiên về sắc đẹp kỳ lạ của cô . Thấy áo quần rách rưới , chúng tôi mua cho cô mấy bộ bà ba . Khi mặc vào , trông cô thích thú lắm . Vì cả hai đang bị bệnh , người đàn ông thỉnh thoảng lên cơn sốt , nên chúng tôi sắp xếp cho ở tạm trong trạm xá ( đang trống ) của Đại Đội Quân Y để điều trị . Tất nhiên có sự canh gác đề phòng . Anh Bác sĩ Quân Y lại là bạn thân đồng hương , nên tôi thường ghé lại đây thăm và nhân tiện có nhiều dịp nói chuyện với vợ chồng anh tù binh hồi chánh . Mặc dù đã được Ban 2 ( Tình Báo ) cho chúng tôi biết khá đầy đủ chi tiết sau khi khai thác , nhưng qua những cuộc tâm tình riêng , tôi biết thêm nhiều điều lý thú khác . Anh tên Trúc Bạch , họ Hồ . Làm tôi nhớ tới cái hồ có tên Trúc Bạch mà người phi công Mỹ nổi danh John McCain đã nhảy dù xuống và bị bắt , khi phi cơ của ông bị bắn rơi , lúc ấy ông còn ở trong nhà tù Hilton Hà Nội . Tôi hỏi anh có biết sự việc này không , hay là anh đã có công trạng gì , nên được mang tên cái hồ đặc biệt này kể cả họ Hồ ? Anh cười ngượng ngùng , bảo là , bố mẹ anh gặp nhau lần đầu tiên bên bờ hồ này , rồi sau đó nên duyên và đặt tên cho anh , thằng cu đầu lòng để làm kỷ niệm . Ông bà đều là giáo viên . Trước dạy ở Hà Nội , nhưng vì lý lịch nên sau này phải đổi lên vùng sâu vùng xa mới giữ được nghề cũ . Bố anh gốc người Phát Diệm . Gia đình theo đạo Công Giáo từ mấy đời trước đó . Bố anh chỉ có 1 bà chị , nhưng đã theo chồng di cư vào Nam từ 1954 . Ngày ấy cả xứ họ đạo đều đi , nhưng vì mẹ mang thai anh gần đến ngày sinh , nên bố đành ở lại . Bà cô anh vào Nam , 1 thời gian ở Ngã Ba Ông Tạ , nhưng sau đó mất liên lạc , không biết đã chuyển đi đâu . Bố anh bảo người bà con trong làng vào Nam rất đông , nên nếu tìm bà cô cũng không khó lắm . Tôi cho anh biết là tôi có quen nhiều bạn bè ở vùng Công Giáo Hố Nai , đa số là người Bùi Chu Phát Diệm , tôi có thể hỏi thăm tin tức cho anh . Đang học trường Trung Học Y tế thì anh bị động viên chuyển sang Quân Y , và được đưa vào B ( chiến trường miền Nam ) bổ sung cho Sư Đoàn 2 Sao Vàng . Dù học chưa xong , anh vẫn được cho làm y sĩ . Anh bảo chỉ biết cứu thương và học được 1 số thuốc Nam , trị bệnh bằng các loại lá cây . Hơn nữa đơn vị cũng chẳng có thuốc men gì , ngoài 1 ít thuốc ký ninh của Trung Cộng viện trợ .Anh cũng kể về sự nghèo nàn khốn khổ của dân chúng miền Bắc , chính sách hộ khẩu như 1 hình thức nắm cái bao tử để tạo áp lực với dân , đặc biệt là ép buộc thanh thiếu niên phải vào Nam chiến đấu . Anh cũng kể về mối tình đầu của anh với 1 cô bạn học , khá xinh . Khi biết cô là con của 1 đảng viên trong ban bí thư thành phố , anh ngại . Chưa kịp lùi bước , thì cô cũng kịp khám phá anh ta gốc Công giáo , gia đình lại có đông người di cư vào Nam , nên cô bảo thẳng thừng rồi chia tay . Anh biết trước nên chẳng bất ngờ , cũng chỉ buồn buồn 1 chút rồi thôi . .
Cô con gái đang ngồi với anh , anh gọi là vợ , người sắc tộc , có cái tên rất khó nhớ . Điều đặc biệt là cô khá đẹp . Cái đẹp man dại của 1 cô gái núi rừng có 1 ma lực hấp dẫn đến kỳ lạ . Chính vì điều này đã làm anh có thêm dũng khí để trốn khỏi đơn vị , thực hiện ý định hồi chánh , mà anh đã ấp ủ từ lúc bị chuyển vào miền Nam .
Tiểu đoàn đang ẩn quân ở vùng núi Cheo Reo , nhiều bộ đội bị sốt rét , nên anh cùng 1 người lính trong tổ Quân y tranh thủ đi vào rừng để tìm lá cây làm thuốc . Khi đến bờ 1 con suối nhỏ bên triền núi , anh bắt gặp 1 cô gái đang trồng khoai bên cái chòi tranh sơ sài trong hốc đá . Anh ngạc nhiên , sao lại có 1 người con gái dám sống lẻ loi giữa núi rừng quạnh vắng . Đến gần anh giật mình ngạc nhiên hơn , không tin vào đôi mắt của chính mình . Không thể giữa núi non hẻo lánh này lại có 1 cô con gái đẹp đến lạ lùng , 1 nét đẹp hoang dã , cuốn hút anh ngay từ cái nhìn đầu tiên . Da ngâm đen với đôi mắt thật to , chiếc mũi cao , đôi môi mọng đỏ . Cô khác hẳn với những cô gái Thượng mà anh đã gặp trong các vùng hành quân . Anh mơ hồ nhớ đến chuyện ngày xưa , khi còn bé , anh thường nghe mẹ kể về những cô tiên mắc phải lỗi lầm bị đoạ xuống trần gian . Người bạn lính đi theo anh cũng ngẩn ngơ trước điều bất ngờ kỳ lạ này . Cô gái chỉ nói 1 ít tiếng Việt , nhưng cũng đủ để hai người hiểu được . Cô bảo cô bị người trong buôn cho là ma , nhiều lần đòi giết cô , nên ông trưởng làng đày ra sống ở đây . Cha mẹ thỉnh thoảng được đến thăm , nhưng cô không được phép về buôn . Anh bực dọc cảm thấy có điều gì bất nhẫn . Sau khi được cô gái chỉ đường đến buôn , anh và người bạn lính tìm đến gặp ông trưởng làng để cố thuyết phục xin được thả cô ra , nhưng không những bị từ chối , mà ông trưởng làng còn cho biết là chờ đến mùa lũ , họ sẽ trói cô lại và bỏ trôi sông để cúng thánh thần , tránh tai hoạ cho buôn .
Sau khi về đơn vị , anh suy nghĩ bằng cách nào để cứu được cô con gái . Ý muốn đào ngũ để hồi chánh bao nhiêu lần lóe lên trong đầu , bây giờ càng thôi thúc anh thực hiện . Hai ngày sau , anh báo cáo riêng với tay Thủ Trưởng , xin đi lấy lá thuốc Anh đi 1 mình , thật sớm . Để tránh nghi ngờ , nhất là người bạn đồng chí Quân Y hôm trước , anh để lại balô , chỉ mang theo ít lương khô và khẩu súng K-54 phòng thân . Anh tìm đến giải cứu cô gái Thượng , kể lại cho cô nghe lời của ông trưởng làng , sẽ thả cô trôi sông . Cô gật đầu , mang theo cái gùi chứa ít bắp , khoai và hai cái bình chứa nước làm bằng vỏ trái bầu . . Anh dắt cô gái đi thật nhanh . Buổi chiều khi gặp con Sông Ba , hai người tiếp tục đi dọc theo bờ sông cho đến tối . Nghĩ đã hơn 1 ngày đường , đơn vị không thể nào đuổi theo , anh dừng lại và ẩn trốn trong 1 hốc đá an toàn . Ăn bắp khoai sống tạm , chờ tìm đường ra hồi chánh . Không ngờ 1 tuần sau thì bị đơn vị tôi bắt . Tin tức đơn vị Cộng quân do anh tù hồi chánh cung cấp được kịp thời báo cáo lên Quân Đoàn . Một lực lượng Biệt Động Quân đang hoạt đông trong khu vực Hàm Rồng được tung vào khu vực , nhưng địch quân đã di chuyển đi nơi khác mấy ngày trước ( Sau này được biết đơn vị này bị thiệt hại nặng nề bởi hoả lực Không Quân của ta oanh kích , khi bọn chúng bao vây tấn công 1 căn cứ tại Thuần Mẫn , do 1 đơn vị đia phương quân trú đóng ) .
Mấy hôm sau , khi sức khoẻ tạm hồi phục , vợ chồng anh được chuyển giao cho Ty Chiêu Hồi Tỉnh Bình Định . Qua nhiều lần nói chuyện , nhìn thấy ở anh có sự chân thành , nhất là việc Sư Đoàn 2 Sao Vàng của anh bị thiệt hại nặng nề , bộ đội chết quá nhiều không kịp bổ sung quân số , chúng tôi thấy tội nghiệp cho người dân miền Bắc , nhất là những thanh thiếu niên bị cưỡng bách , tuyên truyền xẻ dọc Trường Sơn cứu nước , để rồi có biết bao người phải sinh Bắc tử Nam !
Ngày 24/04/1972 , Tân Cảnh thất thủ , khi BTL/SĐ22BB bị địch quân tràn ngập , vị Tư Lệnh liêm sĩ và khí phách đã cùng đồng đội chiến đấu tới giây phút cuối cùng , và vùi thây nơi chiến địa , Trung Đoàn 44 chúng tôi có lệnh di chuyển khẩn cấp lên phi trường Cù Hanh , Pleiku để được không vận lên Kontum . Chỉ sau 1 ngày đến Kontum , thay thế cho 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân ở tuyến Tây Bắc , đơn vị tôi đã đánh 1 trận lẫy lừng , tiêu diệt cả 1 trung đoàn của Sư Đoàn 320 CS và 1 đại đội chiến xa T-54 , khi bọn chúng từ Tân Cảnh tràn xuống tấn công , trong ý đồ chiếm lấy Kontum . Chiến thắng này đã mở màn cho nhiều chiến thắng sau đó để giữ vững Kontum trong suốt Mùa Hè Đỏ Lửa . Và thành phố địa đầu Tam Biên này chỉ rơi vào tay CS , khi Quân Đoàn 2 có lệnh triệt thoái vào giữa tháng 03/1975 , tạo nên cuộc di tản đẫm máu kinh hoàng trên con đưởng tử lộ 7-B .
Đã hơn 36 năm , bất ngờ gặp lại anh giữa 1 nơi xa lạ . Chỉ mới nhắc lại 1 vài chi tiết bên bờ Sông Ba ở An Khê năm nào là anh nhớ ra tôi ngay . Tôi không dám vồn vã vì đang đo lường phản ứng của anh . Nhưng bất ngờ anh ôm chầm lấy tôi , gọi tên tôi trong nỗi vui mừng pha chút cảm động . Anh lễ phép xưng em với tôi , bảo là vợ chồng luôn nhớ đến tôi , nhớ anh bác sĩ quân y bạn tôi và nhớ mấy ngày đặc biệt ở căn cứ An Khê . Anh ca ngợi khả năng và lòng nhân đạo của những người lính VNCH . Anh bảo làm sao anh có thể quên được 1 kỷ niệm lớn lao đã làm thay đổi cả cuộc đời anh vả cả vợ anh . Anh khẩn khoản mời chúng tôi ở lại 1 vài ngày với gia đình anh . Tôi ra xe kể qua câu chuyện cho mấy người bạn . Ai cũng thích thú , nhất là muốn xem dung nhan của cô tiên nữ người Thượng bây giờ ra sao . Tôi vào báo cho anh biết là chúng tôi chỉ có thể ở chơi với vợ chồng anh đến sáng ngày mai , nhưng xin anh tìm giúp 1 hotel ở gần nhà để chúng tôi ngủ qua đêm , vì đông người quá , ngại làm phiền . Anh cười , bảo 1 đêm thì quá ít để anh có thể kể bao nhiêu chuyện về cuộc đời của vợ chồng anh . Anh gọi điện thoại về nhà báo tin cho vợ biết và vào xin boss nghỉ sớm để đưa chúng tôi về nhà . Anh cho biết đã đặt giùm khách sạn , nhưng muốn mời chúng tôi về nhà anh chơi , đến khi nào ngủ anh sẽ đưa ra khách sạn . Anh lái xe chạy trước và bảo chúng tôi cứ chạy theo anh . Đường lạ nhưng không nhiều xe lắm , bọn tôi ai cũng nôn nao , mong sớm đến nhà để nhìn dung nhan cô gái Thượng ngày xưa . Ngôi nhà khá đẹp nằm trong khu vườn rộng , trồng đủ các loại hoa . Điều đặc biệt là trước nhà có cả 1 khóm dã quỳ .Loại hoa màu vàng tôi thường thấy ở Vùng Pleiku , An Khê ngày trước . Khi chúng tôi vừa xuống xe , 1 người đàn bà mở cửa bước ra chấp hai tay trước ngực và cúi đầu chào . Anh chồng chưa kịp giới thiệu thì chúng tôi đã ồ lên . Chị cười thật tươi và đưa tay bắt từng người . Có lẽ đã nghe chồng kể qua về chuyện bất ngờ gặp lại tôi , nên chị nhìn từng người để cố nhận ra tôi . Và chị đã nhận ra khi tôi là người cuối cùng bắt tay chị . Điều làm tôi bất ngờ là chị chào hỏi bằng tiếng Việt rất sõi . Mấy người bạn và cả vợ tôi ai cũng trầm trồ trước nhan sắc của chị . Riêng tôi lại có 1 chút thất vọng . Đúng là với tuổi bây giờ , chị là 1 người đàn bà đẹp , nhưng là cái đẹp của 1 hoa hậu phu nhân , mang nét quí phái với chút phấn son . Không còn cái đẹp man dại núi rừng của cô ngày trước . Cái đẹp đặc biệt và hiếm hoi ấy dễ làm mê hoặc người ta hơn . Anh chị mời chúng tôi ra vườn sau , ngồi quanh cái bàn tròn dưới gốc 1 cây bơ phủ bóng . Chúng tôi phụ anh chị làm 1 bữa BBQ . Tôi bảo là hồi đó tên chị khó đọc quá , nên tôi không còn nhớ . Chị cười bảo là H’ Niê . Sợ không hiểu chị lấy 1 que cây viết xuống đất . Vừa viết chị vừa nói : Sau này ông xã em đặt tên cho em là H’ An Khê . Sang Mỹ lấy họ chồng , bây giờ em là An Khê Hồ . Nói xong , chị nhìn sang tôi cười : Cái chỗ An Khê mà các anh đã cứu vợ chồng em đấy !
Tôi đùa :
– Bọn tôi phải cám ơn chị . Sắc đẹp của chị đã giúp bọn tôi bớt đi 1 kẻ thù , và anh Bạch cũng phải mang ơn chị , vì nhờ chị mà anh mới quyết tâm thực hiện giấc mơ hồi chánh của mình , nếu không thì chắc đã trở thành liệt sĩ vô danh từ lâu rồi !
Suốt buổi chiều hôm ấy , anh ngồi kể say sưa cho chúng tôi nghe về cuộc đời của anh và đời sống của vợ chồng sau ngày hồi chánh :
– Em chỉ có 1 cô em gái . Mãi đến năm 1985 em mới liên lạc được và sau này đã bão lãnh sang Mỹ cùng với chồng và 1 đứa con trai . Bố mẹ em đã chết từ lâu , và vẫn cứ tưởng em là liệt sĩ . Sau ngày được chuyển về Bộ Chiệu Hồi , vợ chồng em đều được đối xử rất tốt và giúp đỡ tận tình . Đáng mừng và cảm động nhất là họ đã cố gắng bỏ nhiều công sức để tìm được bà cô ruột của em . Bà có hai người con trai đều là sĩ quan VNCH , một anh ở Biệt Động Quân , nghe nói đánh giặc có tiếng , tiếc là anh đã tử trận trong Tết Mậu Thân , hình như lúc mang hàm Trung Uý , và 1 anh là Thiếu Tá Hải Quân . Cũng nhờ anh này mà cả nhà và vợ chồng em mới được rời khỏi Sài gòn vào sáng sớm ngày 30/04/1975 . Năm 1974 vợ em sinh con trai đầu lòng , sang đây thì có thêm cô con gái . Hai cháu đều đã lập gia đình . Lúc trước gia đình em ở Philadelphia , nhưng từ khi vợ chồng thằng con trai nhận việc làm ở đây , bọn em chuyển lên đây sống gần các cháu .
Buổi chiều , cả vợ chồng cậu con trai và cô con gái chạy xe đến , mang theo mấy chai rượu đỏ và nhiều thức ăn dành cho buổi tối . Các cháu rất lễ phép , dễ thương , nói được tiếng Việt nhưng không giỏi lắm . Đặc biệt cô con gái , chắc nhờ thừa hưởng sắc đẹp của mẹ , nên rất xinh xắn . Nhìn đôi mắt của cháu tôi nhớ lại đôi mắt ngây dại của mẹ cháu ngày xưa , khi còn là cô gái Thượng hoang dã . Đôi măt to , đen láy , mang cả hình bóng núi rừng và mây trời cao nguyên thưở ấy . Điều làm chúng tôi bất ngờ và thích thú hơn . Cháu gái đang là 1 dược sĩ và cậu con trai là Thiếu Tá Bác Sĩ của 1 đơn vị trú đóng ở đây . Cô vợ người Mỹ cũng là 1 Bác Sĩ Quân Y cùng đơn vị . Bọn tôi nâng cốc ca ngợi anh chị và chúc mừng cho sự thành đạt của các cháu . Sáng hôm sau , hai vợ chồng đến khách sạn rất sớm , mời chúng tôi ăn điểm tâm trước khi chia tay . Khi tôi đến quày check out , người thu ngân của khách sạn cho biết có người đã thanh toán tiền phòng rồi . Tôi phàn nàn trách , anh cười , ôm vai tôi nói nhỏ : Biết trả bao nhiêu cho đủ so với tấm lòng và sự giúp đỡ của các anh . Cả vợ chồng ôm từng người chúng tôi và mong có ngày tái ngộ . Khi bắt tay từ giã anh , 1 người bạn của tôi hỏi đùa : Thế Hổ Trúc Bạch có gặp « giặc lái » John McCain chưa ? Anh cười , nói lớn : Em đã gặp ông trong 1 cuộc vận động bầu cử . Em bảo với ông là , tôi và gia đình sẽ bỏ phiếu cho ông , vì ông đã nói 1 câu rất đúng : Điều đáng buồn là trong cuộc chiến Việt Nam , kẻ man rợ đã thắng !
Anh chị lái xe hướng dẫn chúng tôi đi 1 đoạn đường . Đến ngã rẽ qua xa lộ , anh dừng lại , đưa tay ra cửa vẫy chào tiễn biệt . Chia tay vợ chồng anh , suốt cả đoạn đường dài , tôi miên man hồi tưởng về những ngày tháng cũ và hình dung lại từng khuôn mặt đồng đội bạn bè , 1 số đã chết tại các chiến trường khốc liệt An Khê Cheo Reo , Pleiku , Kontum , số còn lại sau những năm tháng tù đày nghiệt ngã , giờ đang lưu lạc bốn phương trời , mang theo những vết thương chưa thể lành được trong lòng . Đặc biệt , tôi nhớ tới Trần Công Lâm , người Đại Đội Trưởng Trinh Sát lừng danh , đã chỉ huy cuộc hành quân bên bờ Sông Ba ngày ấy . Lâm là bạn chí thân , cùng khoá Thủ Đức , cùng Trung Đội SVSQ , và nằm giường trên tôi , lúc còn ở quân trường . Hai thằng đã rủ nhau về cùng đơn vị . Lâm đã hy sinh vào cuối tháng 03/1973 trên đỉnh núi Ngok Wang , Kontum khi đang là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/44 . Và cuối cùng , tôi cũng nhớ đến đôi mắt đẹp man dại của cô gái Thượng , cùng hình ảnh người tù hồi chánh ở An Khê lúc trước , khi Lâm dẫn giải đến trực thăng giao lại cho tôi



Phạm Tín An Ninh

Nghe đọc truyện, nhấn vào đường dẫn để nghe đọc



Subject: Re: Tiếp theo Kỷ Yếu Khóa Vì Dân, bài viết: "TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG VÀ TRẬN AN LỘC" của AH NGUYỄN VĂN DƯỠNG. Trọn bài đăng trên Diễn Đàn DÂN VĂN

Kính thăm cựu Trung Tá Nguyễn văn Dưỡng nguyên Trưởng Phòng 2/SĐ5BB.

Trước hết xin phép được xưng là Anh Dưỡng cho nó nhẹ nhàng câu chuyện.  Thưa anh Dưỡng, từ khi qua đây, gia nhập Hội Thủ Đức Nam California và được gặp anh Vũ Trong Mục.  Dù các anh đã lớn tuổi hơn nhiều lắm nhưng anh Mục cứ muốn gọi thế cho nó thêm thân tình.  Nên cũng xin được xưng hô với anh như thế.  Cám ơn anh.

Thưa anh Dưỡng, tôi là P.M.Huyên một Sĩ Quan thuộc P.3/SĐ5.  Một thằng trẻ tuổi nhất lúc xảy ra Mùa Hè Đỏ Lửa trên An Lộc,  luôn được Tướng Hưng gọi là Thằng Nhỏ,  ê Thằng NHỏ v..v..Hôm xe tăng Việt cộng vào An Lộc lần thứ hai.  Một số anh em Sĩ quan thuộc Phòng 3 và TTHQ chạy ra giao thông hào để chờ đánh xe tăng VC, trong số đó có tôi nữa.  Ngồi trên miệng giao thông hào, nhìn qua bên kia đường là Trường Nữ Trung Học Tỉnh Bình Long, góc bên tay trái kia là Nhà Thương Tỉnh, sau lưng là con đường đi vào Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu, nhìn xuống chân dốc thấy xe tăng nó chạy qua chạy lại, vừa chạy vừa bắn đại bác giống như nó đang chạy tìm kiếm mục tiêu nào đó.  Thế rồi anh Trung Úy Lục nói với Huyên:"Ê Huyên, mày xuống xin cho anh em mấy điếu thuốc mày". Mấy anh em này thấy Tướng Hưng là sợ, nhưng thằng nhỏ này thì không?. Thế là tôi chạy về hầm, xin Tướng Hưng mấy điếu thuốc cho mấy anh ghiền thuốc này.  Tướng Hưng chỉ mấy bao thuốc (Anh Dưỡng nhớ Tướng Hưng luôn luôn có 3 bao thuốc ở trên cái bàn nhỏ của Tướng Hưng không?. 2 bao Basto Xanh để dưới, trên cùng là bao 3 số 5. Huyên lấy 4 điếu ở bao Basto mang ra cho anh em.  Đến khi ra chỗ giao thông hào thì thấy các anh em bị chết hết rồi,  mới trong nháy mắt do một trái đạn đại bác của xe T54 từ dưới dốc bắn lên, bắn trúng bức tường đầu nhà của căn nhà mà Đại Tá Điềm cho chứa mấy cái dù thả tiếp tế đó, và đạn nổ dội ngược trở ra chết hết mấy người ngồi đó. Huyên khóc khi thấy cảnh đó, cầm mấy điếu thuốc chạy trở về hầm trả lại cho Tướng Hưng và kể cho Tướng Hưng nghe.  Ông Tướng la lên:"Trời ơi, sao thê thảm qúa vậy".
Tướng Hưng trông nghiêm nghị vô cùng, mắt hay nheo nheo, nhưng rất có tình cảm.  Đôi khi Huyên có làm gì mà Ông không bằng lòng là Ông la mắng thậm tệ lại còn gọi Trung Tá Đăng lại chửi thêm nữa ấy chứ. Nhưng sau đó, thế nào Ông Tướng cũng lại bên giải thích tại sao Ông lại la như vậy.  Huyên nể Ông là ở chỗ đó. Anh Dưỡng nhớ có lần anh Cố Vấn Mỹ đã cho anh chàng Phóng Viên Đài BBC xuống dưới hầm, ngủ trên ghế bố của Cố Vấn Mỹ không?. Không ai để ý đến anh chàng Phóng Viên này, nhưng Tướng Hưng luôn để ý.  Đêm đó trực máy, buồn ngủ qúa. Huyên ngủ gục xuống bàn.  Tướng Hung đến bên cạnh đập vào vai Huyên và nói:"Dậy mày nhỏ". và Tương Hưng trở về cái ghế bố của Tương Hưng.  Huyên lại ngủ gục xuống bàn lần nữa, Tướng Hưng lại đến, đập vai Huyên và nói:"Mày không thức dậy mà canh chừng, nó mà quay phim bản đồ (treo trên tường trước mặt) là mày chết". Oào, nghe vậy Huyên tỉnh ngủ liền.  Sáng hôm sau, lúc anh Phóng viên này đang đánh răng đã bị lính của anh Dưỡng kè ra trực thăng để đuổi về Lai Khê đó.
Tướng Hưng thật xứng đáng là anh hùng, là danh Tướng.  Còn Ông Mạch Văn Trường.  Thôi xin lỗi không muốn nói về Ông này, mất thời gìơ.  Sao Quân đội dư  "Sao"  để cho Ông ta vậy.

Đại Tá Lê Nguyên Vỹ bao nhiêu công đối với trận An Lộc.
Đại Tá Bùi Đức ĐIềm, một Đại Tá hàng ngày chỉ huy Lao Công Đào Binh đi đào đất làm hầm phòng thủ.. Đí chôn các anh em quân đội và dân bị chết.  Hỏi nếu Đại Tá Điềm không lo, thì nội cái bệnh dịch xảy ra thôi cũng đủ chết cái An Lộc rồi. Chưa kể nhặt dù, đếm dù. Thế mà chẳng được gì sau khi tàn cuộc?.
Nhiều lắm, còn nhiều  điều còn thắc mắc về cuộc chiến An Lộc nữa.  Nhưng thôi để khi khác sẽ hỏi anh Dưỡng vậy. Sau hết xin cầu chúc anh luôn an khang, mạnh khẻo.  Chúc anh luôn vui.

Kính chào anh
P.M.Huyên
(Cựu SQ Phòng 3 SĐ)

Nhấn vào đường dẫn dưới đây để nghe đọc nhiều truyện về lính tác chiến.


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
LÊ NGUYÊN VỸ
Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ
Tiểu sử
Sinh
Mất
Binh nghiệp
Phục vụ
Thuộc
Năm tại ngũ
Cấp bậc
Đơn vị
Chỉ huy
Tham chiến
Khen thưởng
Công việc khác
Lê Nguyên Vỹ (1933-1975), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ một trường Võ bị Địa phương do Chính phủ Quốc gia mở ra ở Trung phần. Ra trường được điều về đơn vị Bộ binh, sau chuyển qua phục vụ đơn vị Nhảy dù một thời gian ngắn. Sau đó lại trở về Bộ binh tuần tự giữ nhiều chức vụ cho đến năm 1973, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy một Sư đoàn Bộ binh (cũng là Chỉ huy cuối cùng của đơn vị này). Ông là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.[2]

Phạm anh Dũng giới thiệu những bản nhạc sau 1975 có tên Sài Gòn.
Trong số những bản nhạc viết về Sài Gòn của nhạc sĩ Phạm Anh Dũng gửi , tôi thích nhất là bài Sài Gòn Ngày Trở lại. có nhiều hình ảnh xưa và tiếng hát Anh Dũng rất hay.
Cám ơn anh Phạm Anh Dũng.
Caroline Thanh Hương

ttt

NHỮNG TÌNH KHÚC VIẾT SAU 1975 TỰA CÓ TÊN SÀI GÒN (88)

Không kể những bài nổi tiếng, như Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt (Nam Lộc), Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên (Nguyễn Đình Toàn), Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê, nhạc Phạm Đình Chương), Nắng Paris Nắng Sài Gòn (Ngô Thụy Miên), Đêm Nhớ Về Sài Gòn (Trầm Tử Thiêng), Khi Xa Sài Gòn (thơ Kim Tuấn, nhạc Lê Uyên Phương)... được hát do nhiều ca sĩ, rất phổ thông và ai cũng có thể nghe dễ dàng, tôi tìm được những bài nhạc sau đây trong tên có có chữ Sài Gòn được sáng tác sau 1975. Có nhiều bài do các người viết nhạc chưa có tiếng chỉ thấy hát một lần, nhưng cũng vài bài do nhạc sĩ nổi tiếng sáng tác, nhưng cũng không thấy mấy ai hát.

Các bài hát xếp không theo thứ tự gì cả, bài nào nhớ đến hay tìm ra hoặc tác giả gửi về trước sẽ giới thiệu trước

Bốn lời xin lỗi:
1. Có thể chi tiết về tác giả hay bài hát sai lầm - Xin sửa cho đúng
1. Không thể nào đủ hết các bài hát về Sài Gòn - Xin đóng góp thêm
2. Không có địa chỉ phương tiện xin phép từng tác giả - Xin quý thân hữu báo cho các tác giả dùm
4. Phải giới hạn mỗi tác giả giới thiệu tối đa 2 bài nếu không thì nhiều quá- Có 1 nhạc sĩ có 5 bài và 1 người khác có 9 bài về Sài Gòn- Vì nhiều quá sợ người nghe sẽ ...nản

Mời cùng xem/nghe:

1. Sài Gòn Thuở Đó Làm Sao Quên (nhạc và lời Lê Khắc Bình) tác giả hòa âm và hát:

2. Đừng Trở Lại Sài Gòn (thơ Trần Trung Đạo, nhạc Phạm Anh Dũng) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm:

3. Nhớ Sài Gòn (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Xuân Thanh hát, Quốc Dũng hòa âm:

4.  Sài Gòn Nỗi Nhớ (nhạc và lời Trần Dũng Tiến) Thanh Thủy hát, Trần Dũng Tiến hòa âm

5. Sài Gòn Trong Tôi (nhạc và lời Liên Bình Định) Diệu Hiền hát:

6. Em Sài Gòn (nhạc và lời Nguyên Phan & Minh Tuấn) Quang Minh hát:

7. Sài Gòn Niềm Thương Nỗi Nhớ (thơ Trần Ngọc, nhạc Võ Tá Hân) Quang Minh hát:

8. Sài Gòn Thương Nhớ Em (nhạc và lời Phạm Uyên Nguyên) Đoan Trang hát:

9. Sài Gòn Nhớ (thơ Hồng Thúy, nhạc Phan Ni Tấn) Lâm Dung hát:

10. Nhớ Về Sài Gòn (nhạc và lời Lê Ngọc Linh) Lê Như hát:

11. Sài Gòn Em Và Tôi (thơ Từ Yên, nhạc Y Vũ) Bảo Phúc hát:

12. Sài Gòn Em Và Tôi (nhạc và lời Nguyễn Ánh 9) Quang Minh hát:

13. Nhớ Sài Gòn (nhạc Trần Quang Hải, lời Mỹ Ngọc) ?ca sĩ:

14. Ngày Em Trở Lại Sài Gòn (thơ Vương Đức Lệ, nhạc Trần Xuân Kính) Đèo Văn Sách hát:

15.Nhớ Mưa Sàigòn (nhạc và lời Hoàng Sa & Lê Đức Phong) Thanh Thúy hát:

16. Sàigòn Còn Đó Niềm Đau (nhạc và lời Hoàng Sa & Lê Đức Phong) Tuấn Ngọc hát:

17. Sài Gòn Còn Mãi Trong Tôi (thơ Tha Nhân, nhạc Trần Chương Lương) Tâm Thu hát:

18. Sài Gòn Nhớ, Sài Gòn Thương (nhạc và lời Thanh Trang) Quang Tuấn hát:

29. Nhớ Em Một Ngày Nắng Ấm Sài Gòn (nhạc và lời Thanh Trang) Quang Tuấn hát:

20. Sài Gòn Chờ Ta (nhạc và lời Mẫn Nguyễn) Nguyễn Thị Sài-Gòn hát:

21. Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn (nhạc và lời Việt Dzũng) tác giả hát:

22. Hãy Trả Lại Tôi Sài Gòn (nhạc và lời Việt Dzũng) tác giả hát:

23. Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về (nhạc và lời Bảo Chương) Khánh Ly hát:

24. Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em (nhạc và lời Nguyệt Ánh) tác giả hát:

25. Sài Gòn Bây Giờ Buồn Không Em (nhạc và lời Song Ngọc) Lệ Thu hát:

26. Anh Cali Em Saigòn (nhạc và lời Lê Quý An) Giao Linh hát:

27. Vĩnh Biệt Sài Gòn (nhạc và lời Lam Phương) Ngọc Hải hát:

28. Thu Sài Gòn (nhạc và lời Ngô Thụy Miên) Ngọc Lan và Huỳnh Thi hát:

29. Nhớ Quá Sài Gòn (nhạc và lời Liên Bình Định) Diệu Hiền hát:

30. Sài Gòn Nỗi Nhớ (nhạc và lời Ngàn Thu) Tâm Thư hát:

31. Sài Gòn Ngày Trở Lại (nhạc và lời Lê Tín Hương) Anh Dũng hát:

32. Sài Gòn Có Em (nhạc và lời Phạm Mạnh Đạt) Ý Lan hát:

33. Sài Gòn Vẫn Mãi Trong Tôi (nhạc và lời Anh Bằng) Mai Thanh Sơn:

34. Sài Gòn Ơi Ta Nhớ Em (nhạc và lời La Tuấn Dzũng) Lan Phương hát:

35. Nắng Orlando, Nắng Sài Gòn (thơ Bùi Quang Tuấn, nhạc Vĩnh Điện) Tâm Thư hát:

36. Nhớ Đêm Mưa Sài Gòn (thơ BH, nhạc Anh Bằng) Xuân Thanh hát:

37. Mưa Sài Gòn Còn Nhớ Không Em (thơ Hạnh Nguyên, nhạc Vũ Đức Hạnh) Vũ Tuấn hát:

38. Nhớ Mưa Sài Gòn (nhạc và lời Vĩnh Tâm) Quang Dũng hát:

39. Khung Trời Sàigòn (nhạc và lời Khanh Phương) Bảo Yến hát:

40. Sàigòn Mưa Nắng (nhạc và lời Khanh Phương) Hạnh Nguyên và Tuấn Huy hát:

41. Tuổi Trẻ Sài Gòn (Đinh Thiện Chính) tác giả hát:

42. Sài Gòn Bận Lắm (nhạc và lời Hamlet Trương) Thủy Tiên hát:

43. Sài Gòn Của Tôi (nhạc và lời Ian Bui) nhạc hòa tấu:

44. Sài Gòn Về Miền Dĩ Vãng (nhạc và lời Trúc Hồ) Lâm Nhật Tiến hát:

45. Sài Gòn Trong Nỗi Nhớ (nhạc và lời Nguyễn Thanh Cảnh) Mai Thiên Vân hát:

46. Sài Gòn Mãi Trong Tim (nhạc và lời Nguyễn Thanh Cảnh) Diệu Hiền & Trọng Bắc hát:

47. Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương (?Tác Giả) Trang Thanh Lan hát:

48. Mưa Cali Nhớ Mưa Sài Gòn (thơ Trần Việt Hải, nhạc Nguyền Tuấn) Thụy Long hát:

49. Sài Gòn Thu Rồi Anh Có Hay (nhạc Nguyễn Minh Châu, lời Khảo Mai) Tuyết Dung hát, Silicon Band hòa âm:

50. Sài Gòn Tháng Sáu Trời Mưa (Ngô Càn Chiếu) Đức Việt hát:

51. Sài Gòn Không Anh (nhạc Ngô Càn Chiếu, lời Khảo Mai) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm:

52. Nhớ Sài Gòn (nhạc và lời Trần Thiện Thanh) Hoài Nam hát:

53. Sài Gòn Của Em-Sài Gòn Của Anh (nhạc và lời Phù Chí Phát) Mai Thiên Vân hát:

54. Em Sài Gòn (thơ Khảo Mai, nhạc An Nhiên) Quốc Duy hát:

55. Sài Gòn Mưa Anh Ơi! (thơ Khảo Mai, nhạc Vũ Thư Nguyên) Quỳnh Dao hát: 

56. Sài Gòn Ngày Tôi Về (nhạc và lời TTT) tác giả hòa âm:

57.Sài Gòn Có Mưa Bay (nhạc và lời Trần Thanh Nga) Yến Xuân hát:

58. Em Sài Gòn (thơ Khảo Mai, nhạc Hoàng Hoa) Hoàng Hoa hát và hòa âm:

59. Sài Gòn Tạm Biệt Em (thơ Lê Huy Hà, nhạc Hoàng Hoa) Hoàng Hoa hát và hòa âm:

60. Thu Cali Thu Sài Gòn (nhạc và lời Trần Quang Lộc) tác giả hát và hòa âm:

61. Sài Gòn Thu Mưa (nhạc và lời Trần Quang Lộc) tác giả hát và hòa âm:

62. Nhớ Sài Gòn (nhạc và lời Lâm Kim Anh) Lâm Mỹ Ngọc hát, Lâm Kim Cương hòa âm:

63. Sài Gòn Hát Tình Ca (nhạc và lời Trần Thanh Nga) Châu Gia Kiệt hát:

64. Sài Gòn Lời Tỏ Tình Đêm (nhạc và lời Hồ Thùy Dương) Thu Trang hát:

65. Sài Gòn Mưa (nhạc Vinh Huy, lời Nhật Hạ SG) Pia Nguyễn và Vinh Huy hát, Fx Nguyễn Khâm hòa âm:

66.Sài Gòn Ơi Em Xa Rồi (Trịnh Hưng) Tấn Đạt hát:

67.Sài Gòn New York, Valentine (thơ La Toàn Vinh, nhạc Phan Ni Tấn) Diên An hát, Phạm Hồng Biển hòa âm:

68. Sài Gòn, Trời đang mưa sao em (Nguyễn Tâm Hàn)  Quỳnh Lan & Thụy Long hát

69. Saigon Niềm Nhớ Trong Tôi (Nguyễn Tâm Hàn)  - Quỳnh Lan hát

70. Sài Gòn Mưa (nhạc: Vinh Huy, lời: Nhật Hạ SG) Pia Nguyễn hát, Fx Nguyễn Khâm hoà âm: 

71.Sài Gòn Còn Mãi Trong Tôi (Trần Chương Lương) Tâm Thư hát:

72. Sài Gòn Ơi! Ta Xa Em (Trần Lãng Minh) Khánh Ly hát:

73. Sài Gòn Mưa Cuối Mùa (nhạc và lời Đào Duy Anh) Đào Duy Anh hát

74. Sài Gòn Ngày Trở Lại (Nhạc & lời: Trần Lê Việt) Hạ My hát:

75. Đêm Sài Gòn Bistro (thơ Lan Đàm, nhạc Đinh Sinh Long)  Đinh Sinh Long đàn hát

76.  Nhớ Sài Gòn (Anh Bằng & Trúc Giang) Lê Tâm hát:


77. Nhớ Sài Gòn (nhạc và lời Nguyễn Cường) Quang Vinh hát, Hoàng Cường piano, violin Pham Dung:

78. Sài Gòn Ơi Tôi Còn Em Đó (Trường Sa) Thùy Dương hát

79. Về Lại Sài Gòn Giữa Mùa Hoa Phượng (ý thơ Đỗ Hữu Tài, nhạc Trần Quốc Dũng) Đinh Văn hát:

80. Sài Gòn, Phố Mùa Xuân (Trần Quốc Dũng) Thanh Nam hát:

81. Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương (ý thơ Nguyễn Thị Ngọc Dung, nhạc Nhật Bằng) Thái Phượng hát:

82. Nhớ Chiều Sài Gòn (Trần Quang Việt) Tâm Thư hát, Đặng Vương Quân hòa âm:

83. Mai Tôi Về, Sài Gòn Ơi (Trần Quang Việt) Mai Trâm hát, Đặng Vương Quân:

84. Sài Gòn Ngày Trở Về (Nhật Thu) Trường Hải hát:

85. Sài Gòn Và Tôi (thơ Trịnh Bửu Hoài, nhạc Nhật Thu) Trường Hải hát:

86. Sài Gòn Ngày Ra Đường (thơ Duyên Anh, nhạc Vũ Trung Hiền) Bạch Yến hát:

87. Sài Gòn Ơi! Biết Đến Bao Giờ (Thảo Hồ) tác giả hoà âm, đàn và hát:

88. Một Thoáng Sài Gòn (nhạc và lời Minh Thao) Clara Ngô hát, Quang Đạt hoà âm):


Hình vẽ gặp trên net, không rõ tác giảHình vẽ gặp trên net, không rõ tác giả


Thưa quý vị,

Hôm nay Bửu Tùng xin chia sẻ bài thơ được viết lại từ bài thơ cũ để tưởng niệm các chiến sĩ QLVNCH đã hy sinh bãi biển An Dương, Thuận An ngày 26/3/1975. Thả hồn làm cơn sóng thấm đẫm máu hùng anh, tôi đã cố gắng viết khi mắt tôi ướt lệ trong lúc dòng chữ trườn hôn chút hơi tàn của các anh. Xin cám ơn.


Thành kính tưởng niệm vong linh những người lính bị bỏ rơi nơi pháp trường cát tại bãi biển An Dương, Thuận An ngày 26/3/1975.

Lữ đoàn thiện chiến 147 TQLC của QLVNCH đã phải chiến đấu đơn độc trong lúc chờ tàu di tản về Nam khi đạn dược, nước uống và lương thực đều hết cạn. Nhiều anh đã nhặt đạn M16 rơi sót trên bãi cát để tự sát và khi không còn đạn các anh đã cùng tự sát bằng những quả lựu đạn cuối cùng. 


Tiếc Thương

(Thỉnh họa)

Biển khóc bên bờ cửa Thuận An
Trườn hôn sóng chạm những hơi tàn
Kình Ngư đạn hết ôm nòng lạnh
Mãnh Hổ môi khô thét họng khàn
Quả nhặt cùng chia tròn dũng khí
Viên tìm để giữ vẹn trung can
Anh hùng lỡ vận thành bia sống
Bãi bắn tang thương phủ kín màn

Bửu Tùng
14/3/2019

Ghi chú.
Kình Ngư: Tiểu đoàn 4 TQLC
Mãnh Hổ: Tiểu đoàn 9 TQLC

THƯƠNG TIẾC 

Thuận An cửa biển có bình an?
Tướng bại binh tan, lực lượng tàn 
Mãnh Hổ sa hầm gầm giọng nghẹn 
Kình Ngư mắc bẫy rống hơi khàn 
Từng viên tuẫn tiết tròn trung nghĩa 
Mấy quả liều mình vẹn đảm can
Thất thế anh hùng thà tự sát 
Thây phơi chiếu đất với trời màn! 

Duy Anh
16/3/2019

Tha Nhân họa chia sẻ với em Bửu Tùng:

THƯƠNG TIẾC
Thuận An vừa thuận lại vừa an
Có phải? tiễn Ta đến phút tàn??
Gãy cánh đại bàng ôm phẫn hận
Xẻ đàn nghé lẻ trút hơi khàn!!
Nhờ viên lòng tỏa tròn trung nghĩa
Dựa quả mặt ngời đấng đảm can!
Vận Nước anh hùng đành bỏ mạng
Cát hoang thương tiếc phủ thay màn!!
Camthành, Mar 16, 2019
Tha Nhân họa chia sẻ với BT

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire