caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 15 avril 2018

Nghe nhạc viết cho Việt Nam và đọc Giậu Đổ Bìm Leo 30-4-1975 của tác giả Hà Bắc.

tt
Tháng Tư đen cũng là ngày quốc hậ̣n.
Ai còn, ai mất, trên bốn mươi năm, có lẽ con số người di tản ngày càng thưa thớt từ khi miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam.
Còn bao lâu nữa, còn những bài viết về ký ức cuộc tương tàn nội chiến?
Những con dân Việt Nam không còn tổ quốc, còn nhớ hay quên nỗi đau mất nước?
Kính mời quý anh chị đọc một bài viết, xem lại vài hình ảnh và thử nghiệm lại xem đất nước ngày ta ra đi đến ngày hôm nay có còn thuộc dân tộc Việt Nam nữa hay không?
Người trong nước, có lẽ đã có câu trả lời và cũng có cuộc di tản âm thầm đi tìm bờ bến tự do dưới một dạng nào khác.
Cũng có loại người, sau khi cưỡng chiếm, vơ vét tài sản của người Miền Nam thì cũng trở thành khúc ruộc ngàn dặm của quê hương.
Caroline Thanh Hương
tt
Quốc Hận 30/4/1975: Giậu đổ bìm leo

Hà Bắc


Họ lợi dụng Dân Chủ để được bảo vệ trước pháp luật bản xứ; lợi dụng Tự Do bản xứ để chửi quân cán chính VNCH, những người đã hy sinh cho họ được an lành ấm no suốt 20 năm điêu linh ở miền Nam vì mưu đồ bán nước của CSBV. Họ đồng lõa với quan thầy VC trong âm mưu dìm hồn thiêng sông núi vào vũng bùn bồn rửa; bôi bác một tôn giáo đã có công sản sinh ra chữ quốc ngữ Việt và là nền tảng tạo dựng nên cường quốc đang cho họ dung thân phì gia! Họ có còn xứng đáng là con người; nhất là con người lưu vong biết tự trọng với căn cước tỵ nạn; không “nhổ rồi lại liếm”


 - Trận mùa Xuân 1975 đã kết thúc với một bên hết đạn phải buông súng; một bên được viện trợ gấp bội để xé bỏ hoàn toàn Hiệp Định Paris 1973 và hoàn tất mưu đồ xâm lăng của đế quốc Cộng-sản Nga Tàu. Từ đó thấm thoát đã 40 năm -gần nửa thế kỷ- để thế hệ lưu vong suy tư và “ôn cố tri tân”; ngõ hầu gây dựng cho thế hệ con cháu một chiến lược hoàn chỉnh cho cuộc chiến giành Tự Do, Dân Chủ vẫn chưa kết thúc để lấy lại giang san mà các vua Hùng đã ngàn năm tạo lập; các vua Đinh, Lê, L‎ý, Trần, Nguyễn đã mở mang bờ cõi và hai nền đệ I & II Việt Nam Cộng Hòa đã bảo vệ vẹn toàn. Bài học 40 năm ấy cho thấy chế độ nhân bản VNCH không chỉ lo đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân -kể cả thân nhân kẻ bên kia chiến tuyến-  mà còn phải cùng lúc lo đối phó với xâm lược triền miên không ngưng nghỉ; với phản bội từ bên ngoài và nhất là những phản trắc từ bên trong. Do đó mới có ngày 1/11/1963 và hậu quả tất yếu của nó là ngày 30/4/1975. Cảnh “giậu đổ bìm leo” 40 năm ấy được ghi nhận bởi các kí giả nước ngoài ít ỏi có cơ may mục kích tại chỗ và các sử gia chuyên nghiệp ghi chép lại một cách trung thực. Nayan Chanda, Pierre Darcourt, Tiziano Terzani là các cây bút trong số đó. Dẫn chứng của các tay đương kim hay cựu trùm cộng sản tuy không có giá trị sử học nhưng cũng lột trần được sự thật mà chính họ từ bên kia bức màn sắt từng lừa dối quốc tế, đồng bào và lừa dối lẫn nhau.


1/ Quân lực VNCH Hết Đạn:

Tướng Soviet Nicolai Firyubin sớm đến Hà Nội giúp trang bị tối đa vũ khí cho CSBV (Cộng sản BắcViệt). Ngay từ đầu 1975 sau những vi phạm lớn nhỏ để thăm dò phản ứng và thấy Mỹ bất động sau ngày BMT thất thủ 10/3, CSBV đã tăng tốc kế hoạch chiếm miền Nam mà họ dự trù kết thúc năm 1976 bằng các hoạt động quân sự ráo riết. Dù vậy, TT Thiệu vẫn can đảm đến An Lộc để thăm quân sĩ đang đánh bật CSBV khỏi đây sau khi thất thủ hôm 21/3. CSBV tàn sát 250 người Thượng ở Dakson, VC (Việt Cộng) giết hơn 300 tín đồ Cao Đải ở Tây Ninh sau 30 giờ tấn công; đem 1,500 đặc công vào bố trí quanh TSN với 4 khẩu 105 ly tháo rời từng mảnh. BCH của họ đặt tại quận 7 Saigon có một Thiếu Tướng VC và cả 1 thành viên trung ương đảng CS từ 26/4. Tướng VC Trần Văn Trà có mặt tại Biên Hòa cùng 5 sư đoàn BV từ hôm 25/4. Có tin CSBV dành 300,000 đạn 130 ly để pháo Saigon. SĐ 25BB đóng ở Gò Dầu Hạ thiếu đạn 105 ly và 155 ly trầm trọng: mỗi ngày chỉ được bắn vài tràng! Ở miền Trung, CSBV áp dụng cưỡng bức hôn nhân; buộc gái miền Nam lấy thương phế binh BV như hồi 1955 ở miền Bắc; cụ thể là tại nơi chiếm đóng Quảng Nam.

CSBV và VC vào Saigon bằng 4 hướng, BCH (bộ chỉ huy) ở Biên Hòa: xa lộ 13 hướng bắc vào đường Hai Bà Trưng, hướng Tây vào ngã tư Bảy Hiền từ Tây Ninh, hướng tây nam vào Chợ Lớn và hướng đông hùng hậu nhất với hàng trăm tăng, quân xa, đội phòng không 203 từ Hố Nai vào đường PhanThanh Giản và Hồng Thập Tự. Xe tăng số 843 do Bùi Quang Thân chỉ huy, tài xế Lữ Văn Hàng, 2 xạ thủ Thái Bá Minh, Nguyễn Văn Kỷ và chính ủy Bùi Văn Tùng. Xe khởi hành từ 5g sáng; đến Thị Nghè lúc 11g trưa. Thân gặp 2 quân nhân VNCH dọc đường Mạc Đỉnh Chi; bắt một người lên xe chỉ đường đến dinh ĐL (Độc Lập) và ngừng xe hỏi đường một cô gái đi Honda. Xe bắn chỉ thiên khi đến nhà thờ Đức Bà. Một số quân xa VNCH bị xóa dấu vết và bị trưng dụng chở bộ đội Bắc Việt theo sau.

Các tòa đại sứ đồng minh bắt đầu di tản nhân viên. TQLC Mỹ đốt giấy tờ mật và cả một số tờ $100 USD lấy từ két của tòa đại sứ. TQLC Mỹ không kịp phá bỏ bảng đồng gắn nơi đồng đội của họ tử thương hồi Tết 1968; nguyên văn trích từ Lawrence of Arabia “. . .bởi đó là chiến tranh của họ và thời gian của ta ở đây có hạn”. Dân Ấn và Pháp treo cờ nước họ trước nhà và các cơ sở kinh doanh, trường sở để tránh bị VC tấn công lầm. Sân bay TSN còn ngổn ngang hơn 100 xác máy bay các loại nhưng tháp điều khiển còn nguyên. Kí giả Ý Terzani dùng ảnh chụp chung đã lâu để xin vào TSN gặp Võ Đ. Giang nhờ chuyển tin sớm nhất về 30/4 cho báo Đức “Der Spiegel” ở Hamburg qua ngã Hà Nội -East Berlin. Số phôn của Giang để liên lạc là 924-5149 mà kí giả ngoại quốc ai cũng biết do Thiếu tá VC Phương Nam trực máy. Vài thành viên Canada trong ICCS bị CSBV bắt làm tù binh nhiều ngày nên sau này CP Canada phải rút lui. 


2/ Saigon Thất Thủ:

Tại dinh Độc Lập (ĐL), xây lại suốt gần 1 năm tốn 1.5 triệu USD; khánh thành hôm 30/10/1966), Tướng nằm vùng VC Nguyễn Hữu Hạnh mặc quân phục đeo 1 sao cùng với Vũ Văn Mẫu, Lý Qúy Chung, Ng.V. Ba và nội các đứng đón Thân. Thân quát hỏi “Dương Văn Minh đâu?”. Big Minh bước tới trả lời “xin bình tĩnh; chúng tôi đã đầu hàng rồi!”. Sinh viên Nguyễn Hữu Thái chỉ lối cho Thân leo lên tầng trên treo cờ Mặt Trận Giải Phóng hồi 12:15 trưa 30/4. Chính ủy Tùng đến sau 10 phút; tự giới thiệu với Big Minh và bảo Minh cùng 18 thành viên nội các rằng họ cứ tự nhiên. Thân ra lệnh “Anh Minh” đến đài phát thanh đọc lệnh đầu hàng chính thức do chính ủy Tùng viết tay. Lời tuyên bố ngừng bắn của Big Minh trước đó đã được thu âm vào máy của kí giả Đức Boris Gallash (Bùi Tín-HXT tr.53). Bọn sinh viên Thái đến đài trước nhưng không biết dùng nên loay hoay 2 giờ sau và vài lần thử mới phát thanh được lúc 2:30 chiều. Sau khi đọc lệnh đầu hàng, Big Minh ra lệnh giải tán Chính quyền quốc gia ở mọi cấp. Ls Vũ Văn Mẫu, thủ tướng hô hào toàn dân đón chào “hòa bình” và ra lệnh công chức trở lại làm việc. Minh và Mẫu được Cộng sản Bắc Việt chở về dinh ĐL. Phó TT. Nguyễn Văn Huyền về nhà nằm nghỉ. Nửa giờ sau, tăng Cộng sản Bắc Việt vào dinh. Người nhà ông đã chở ông bằng xe Honda đến dinh trình diện hồi 5g chiều.

Hàng chữ “The Noble Sacrifice of The Allied Soldiers Will Never Be Forgotten” ở Tân Sơn Nhất đã bị bôi bằng sơn trắng. Trại Davis bị chiếm hồi 1g trưa. Lm Chân Tín mô tả đêm hôm 29/4 trong hầm trú ẩn của VC: “. . .khi nghe DVM tuyên bố đầu hàng trên radio, cảnh tượng (trong hầm) hết sức vui mừng. Chúng tôi ra khỏi hầm gặp Tướng Tuấn. Bộ đội ôm nhau nhảy và đi tới lui. Tướng Tuấn cho giết con gà và đem chai rượu ra ăn mừng. Chúng tôi thấy chiếc T54 đầu tiên hồi giữa trưa nhưng không rời trại cho đến 6g chiều vì vẫn còn giao tranh ở Bộ TổngTham Mưu . . .Võ Đ. Giang kí cho chúng tôi giấy phép đầu tiên để đi đường hôm 30/4”. VC ở Lộc Ninh sắm dép mới cho cán bộ về thành. Tướng Trà đến dinh ĐL lúc 5:30 chiều cùng chính ủy Bùi Thanh Khiết. Phạm Hùng ẩn nấp lâu ngày không bị lộ diện ở quận 7 Saigon; nay cũng đến đó. Lê Đức Thọ đến Saigon hôm 1/5 từ Lộc Ninh và Biên Hòa. Y làm bài thơ dài gởi Bắc Bộ Phủ mừng chiến thắng. Chiều 30/4, Hải quân Bắc Việt đến Saigon để gom tàu thuyền còn kẹt lại. Hồi 12:50, một chiếc Mi-6 của KQ. CSBV đến TSN để “tiếp quản”; có kí giả Lê Bá Thuyên của tờ “Hanoi Illustrated Review”, dân Saigon tập kết tháp tùng. 

3/ Saigon Hỗn Loạn:

Sau khi TT Thiệu từ chức hôm 21/4, hoang mang và hỗn loạn bắt đầu diễn ra ở Saigon không kém ở miền Trung. Nhóm Lm Tín, Gs Luân và Ls Liễng từ nhà Big Minh ở số 3 Trần Quí Cáp đến trại Davis gặp VC Võ Đông Giang và phải ngủ lại đêm 29/4. Triệu Quốc Mạnh thay Tướng Nguyễn Khắc Bình đã thả 300 tù VC rồi từ chức. Đã có hơn 150 chiến đấu cơ VNCH di tản sang Utapao. Tướng Phú tự tử bằng thuốc sốt rét Novakin tại nhà. Sau khi bị cộng sản Bắc Việt bắt sống hồi 1954 với cấp bậc Đại úy, ông được thả nhờ sinh viên học sinh ở Saigon biểu tình áp lực trước cửa phái bộ Bắc Việt do Văn Tiến Dũng cầm đầu hôm 20/7/1955. Chỉ còn 136/219 vị dân cử lưỡng viện đến Quốc Hội bầu Big Minh làm Tổng Thống. Lý Qúy Chung đề nghị đầu hàng VC nhưng Tướng Minh không chịu. CSBV không chấp nhận tướng Đôn hay ông Lắm làm Thủ tướng vì 2 người này là “tay chân của Thiệu”. Ông Lắm từng kí HĐ Paris và bị TT Thiệu bãi chức do khi kí đã “hug” VC Nguyễn T. Bình. Ông Huyền từ chối chức này để tránh tiếng là thân Công giáo (CG). Cựu Tướng Pháp Vanuxem, cố vấn TT Thiệu đến gặp Big Minh bảo đừng đầu hàng; chờ Liên-xô, TQ can thiệp. Sau khi Big Minh tuyên bố đầu hàng lúc 10:20 sáng 30/4, bồi bàn “Joseph” nằm vùng ở Caravelle Hotel la lớn “C'est fini, c'est fini!” (thế là xong!)

Một đám sinh viên Vạn Hạnh do Nguyễn Hữu Thái cầm đầu chiếm trường Đại học Vạn Hạnh; tự xưng là “Phật tử Yêu nước” rồi 2 giờ sau tự xưng “Hội Đồng Cách Mạng” in giấy phép đi đường cấp cho quân cán chính VNCH. Thái một mình đến Ấn Quang nhờ VC Thích Trí Quang thuyết phục Big Minh đầu hàng VC và thông báo cho MTGP 10 trung tâm Phật Giáo (PG) để họ tránh đừng pháo kích nhưng MT không trả lời! Thái nghe Vũ V. Mẫu nói trên phôn “nhờ Trí Quang xin MTGP cho một số viên chức nội các rời VN và cho đại diện quân sự của Big Minh gặp MT để thảo luận đầu hàng”. Thái rời trường Vạn Hạnh đi tìm Lý Qúy Chung tại dinh ĐL để xin vào đài phát thanh nhưng tài xế không chịu đi. Thái (cha là Sĩ quan VNCH) tâm sự y theo VC khi gặp chúng trong tù hồi 1964 khi y biểu tình chống Chính phủ Nguyễn Khánh. Thái được Đ. Tá Mỹ Wilson, cố vấn của tướng Kỳ che chở nên bị VC nghi ngờ và bị thất sủng sau này. Thái bị bắt lần 2 năm 1966 tù 2 năm; ra tù vào bưng ở Quế Sơn, Đà Nẵng nhưng VC không tin dùng. Y bị động viên vào TTVB Thủ Đức năm 1968. Y giúp VC với bí danh “Hai Hòa” phụ trách giao liên với nhóm VC ở Ấn Quang; tổ chức ám sát Trần Q. Bửu 2 lần hụt nhưng thành công giết Gs Bông. Ra tù 1974, Thái lại liên hệ nhóm Ấn Quang và Mẫu nên được có mặt trong dinh ĐL hôm 30/4. Y than “vào Đảng không dễ” vì lí lịch và giai cấp; hơn nữa y trông cậy vào tổ trưởng VC vụ giết Gs Bông để tên này khai tên y ra mà lập công; khốn nỗi tên VC này lại hợp tác với địch để tránh bị án tử nên mộng vào đảng CS của y tan thành mây khói! 

Big Minh được CSBV thả hồi 7:30 tối 2/5. Big Minh từng quen biết Huỳnh Tấn Phát hồi 1945. Lễ trả tự do có mặt chính ủy Bùi Thanh Khiết, Tướng Trà - chủ tịch Ủy Ban Quân Quản và Cao Đăng Chiếm phụ tá. Trà phát biểu tuyên truyền: “. . .vinh quang dành cho mọi người Việt”. Big Minh đáp từ: “Tôi 60 tuổi hôm nay vinh dự được một lần nữa làm công dân Việt Nam tự do”! Big Minh và nội các được miễn tù cải tạo. Nhà ông nay không còn VC canh gác nhưng phôn bị cắt và ít ai còn lui tới. Nhà PTT Huyền ở 181 Hồng Thập Tự cũng vậy. Ông Huyền tiết lộ có một số SQ. VNCH đến nhà Big Minh phản đối lệnh đầu hàng nhưng tướng Minh trấn an được họ nên cũng êm. Vũ V. Mẫu xác nhận “lực lượng thứ ba” không còn hiện hữu. Nguyễn Văn Hảo được mời vào dinh ĐL để báo cáo về kinh tế. Hảo nộp 16 tấn vàng cho VC theo luật quốc tế và có lẽ cũng để lập công. Bọn cầm quyền ở Bắc Bộ Phủ đã chia nhau bỏ túi số vàng này; tổng cộng 27 tấn (Bùi Tín-MMTK tr.147). Hình ảnh căn nhà dát vàng của Nông Đức Mạnh hiện nay là một bằng chứng hùng hồn. Tin đồn TT Thiệu lấy đi 16 tấn vàng do chính CSBV và VC tung ra; nguyên văn “cho đến ngày 26/4 khi Thiệu và gia đình hắn đem 16 tấn vàng bạc, đô-la, của cải vội vã chạy sang Đài Loan. . .” (Văn Tiến Dũng -ĐTMX trang 249)!

Trường Vạn Hạnh nay là trung tâm “cách mạng”. Sinh viên đeo băng hiệu màu vàng của trường và làm việc không lương suốt ngày. Trong sân và 2 phòng lớn có hơn 1,500 súng carbin, 2,600 M16, 400 M72, 174 M79 và 3 thùng súng ngắn. Bên ngoài đường có 14 quân xa; tất cả do cựu binh VNCH đem đến nộp và trình diện. Nhóm 15 sinh viên Vạn Hạnh lấy súng và lựu đạn của binh sĩ BĐQ bỏ lại trường để chiếm phân khoa Nông Nghiệp trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cạnh đài phát thanh. Một sinh viên VH bị một CSQG bắn chết khi la lớn mừng MTGP. Bộ đội BV và “cách mạng 30” (CM30) đeo súng M16 đến chiếm Maxim Hotel cạnh Majestic Hotel ở bến Bạch Đằng. Một CM30 bắn thị oai để giải tán đám đông bu quanh hai cô gái “ăn sương” cãi lộn trước Continental Hotel đã bị hai bộ đội lại tước súng.

4/ Saigon Đổi Chủ:

Đài TV Saigon tái hoạt động hồi 7g tối 1/5 với hình ảnh cờ xí BV & MTGP và chân dung HCM. Sau đó, Huỳnh Tấn Mẫm phát biểu và một VC đọc lệnh cấm lưu hành “văn hóa đồi trụy” Saigon. Ba ngàn người kể cả một số cảnh sát viên lánh nạn ở bệnh viện Grall của Pháp đã ra về hôm 2/5. Bưu điện Saigon mở lại hôm 7/5. Con gái của Nguyễn Hữu Thọ (Chủ tịch MTGP) di tản đi Mỹ với “chồng” người Mỹ. Một cựu bộ trưởng của MTGP từng là bồ của một sĩ quan cảnh sát VNCH cũng đã theo di tản ra nước ngoài. Thống đốc Lê Q. Uyên, phụ tá và toàn bộ ban quản trị Ngân hàng quốc gia VN bị bắt tại sở làm cùng toàn vẹn 27 tấn vàng. Ông Uyên tốt nghiệp ở Pháp; tuổi chưa đến 40. Ông kẹt lại vì đã đem vợ con vào ngân hàng chờ máy bay Mỹ đến đón nhưng có lẽ đã không nghe thấy tiếng phi cơ. Ông được mời vào dinh ĐL nhưng sau cũng bị tù cải tạo. Có mấy tin đồn: TT Thiệu nhờ hãng hàng không Thụy sĩ Balair chở 16 tấn vàng đi gởi nhưng bị từ chối, vàng được chôn bí mật ở Thủ Đức, vàng được gởi trong két của Banque Francaise d'Asie. VC Lê Minh Châu nay làm giám đốc Saigon-Gia Định National Bank.

Lý Qúy Chung nịnh bộ đội có mặt trong dinh ĐL; nguyên văn “mọi vinh quang đều thuộc phần các anh!”. Một cán bộ tập kết tên Cổ Tấn Chương tức “Bảy Phan” cùng đồng chí đến chiếm bưu điện Saigon. Hai tháng sau, y phụ trách kiểm duyệt văn hóa. Mẹ già và anh chị em của y vẫn ở Rue Foucault phía sau nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi từ hồi 1945 đến nay. Y cũng có anh em là sĩ quan VNCH. Y từng học Lycée Chasseloup Laubat Saigon trước khi theo VM ra bắc. Anh thứ 3 của y là Đại tá KQ.VNCH di tản sang Mỹ. Bộ đội chiếm tòa đại sứ Anh vẫn ngủ bằng “võng Trường Sơn” giăng trong tòa nhà này; có lẽ sợ bị đầu độc?! Toán bộ đội khác vào tòa đại sứ Ý của đại sứ Rubino đã về nước; khoe tìm thấy “máy nghe lén” (máy massage) của CIA “cài đặt” bên trong nệm giường ở đây!?

Cảnh tượng chiếm đóng đa dạng: Lính BV không tuân thủ đèn đường; giặt quần áo treo đầy hàng rào dinh ĐL. Họ dùng gỗ thùng đạn để nấu cơm ngay tại công viên trước dinh. Lệnh giới nghiêm từ 6g chiều nhưng không ai chấp hành. Dân Saigon nhận diện để phân biệt sĩ quan và lính BV qua số bút gắn túi áo của chúng: nhiều bút cao cấp hơn ít bút; không bút là lính quèn?! Một tu sĩ PG leo lên xe tăng CSBV trên đường Công Lí để ôm hôn các cán binh trên xe. Một nhóm CM30 ở đường Lê V. Duyệt gần khám Chí Hòa la lớn và đi xé cờ VNCH và các biểu ngữ. Một tăng CS án ngữ cổng nhà tù này rồi một cán binh xuống xe cám ơn đồng bào đã ủng hộ “cách mạng” và loan báo 7,000 tù ở đây đã được thả. Một sĩ quan BV cấp cao đến thăm một linh mục già ở Hố Nai; cám ơn ngài đã cứu cha mình hồi 1953. 

Lần đầu tiên, kỷ niệm chiến thắng ĐBP được tổ chức ở Saigon hôm 7/5/1975. Toàn bộ lãnh tụ MTGP đều có mặt; trong đó có Tướng Trần V. Trà. Trà sinh 15/1/1918 ở Quảng Ngãi, gia đình nông dân, có nhiều bí danh từ 1939-1944 như Sing Tich, Lê V. Thắng, Anh Tư Chí ..vv.. Y sang Tàu tháng 2/1949, Nga tháng 12/1949; chỉ huy khu Saigon-Cholon từ 1952 và đánh An Phú Đông, Thủ Đức hồi 1968. Y xác nhận đã giết kí giả Pháp Lucien Bodard hồi thập niên 1950s. Y khoe vợ đẹp tên Lê T. Thoa và con gái luôn sống ở Saigon không bị phát giác. Y đeo 1 sao hồi 1958 khi chỉ huy SĐ 330 CSBV; vào nam 1964 đeo 2 sao từ 1973 dưới quyền N. Chí Thanh. Trà chơi máy ảnh và là “phó nhòm” duy nhất được Phạm Hùng cho chụp ảnh. Võ N. Giáp mặc thường phục cùng đi với 2 cận vệ rảo khắp Saigon sau 30/4 mà không ai hay biết.

5/ Nam Việt Bìm Leo:

Lm Chân Tín xin ra Côn Sơn thả tù CS để lập công nhưng không được phép. Ông ngượng ngùng bảo Terzani: “đã xong cả mà không cần chúng tôi”. CS tỏ ra rằng nay họ tự giải phóng tù của họ mà không cần tay sai hay quốc tế. Lm Nguyễn Gia Thụy trở lại Côn Sơn hôm 27/4 yêu cầu Đ.Tá Lâm Bùi Phương thả tù chính trị nhưng bị từ chối. Ông đại tá giám đốc nhà tù này di tản bằng ghe rồi bị VC bắt ở Bến Tre. Lm Phương cùng các cai tù Dậu, Hiên, Đông mở cửa tù cho VC. Trong đám tù VC Côn đảo có Lê Quang Vinh Gs Pétrus Kí, “kĩ sư Tinh”, Bùi Hữu Nhan theo VM từ 1945, Lê Cầu tù từ 1962. . . Trại tù này về tay VC từ 2 giờ sáng. Dậu cùng Vinh, Phan Tư lập BCH và ra lệnh bắt cai tù “Bảy Dũng”, Ching Kuang và 20 người khác; giao lại cho bộ đội BV hôm 4/5. Tất cả tù Côn đảo được đưa đến Vũng Tàu hôm 6/5 để thanh lọc. Lm “hốt rác” VC Phan Khắc Từ cầm cờ máu cùng một số CM30 xông vào trụ sở Tổng Công Đoàn Liên Đoàn Lao Động VN ở số 14 Lê V. Duyệt ngay sau hôm 1/5. Y phân công cho đệ tử gác cổng rồi cùng CM30, dân thất nghiệp, nằm vùng và côn đồ đi xé các biểu ngữ cũ; làm và treo các bảng “Hội Đồng Nhân Dân CM”, xé bỏ các ảnh Trần Q. Bửu bắt tay TT Thiệu và Đs Bunker. Y ngồi vào bàn của Tr. Q. Bửu; tuyên bố sẽ lập Tổng Công Đoàn Giải Phóng và cho in lại tài liệu công đoàn XHCN dùng trong vùng VC kiểm soát. Vợ của Lm Từ đảng viên CS hồi 2014 đã phổ biến trên Internet thư xác nhận mụ là vợ Lm Phan Khắc Từ.

Những kẻ nằm vùng và CM30 nay ra mặt xông xáo khắp miền Nam. Một bà bán nước mía lâu năm ngay trước cổng Ty CSQG Quảng Ngãi nay là thành viên HĐCM tỉnh. Một kẻ “điên” ăn xin lâu năm ở trạm xe bus và thường la hét giữa đồng ruộng; nay là sĩ quan VC ở tỉnh này. Một “gia đình” sống gần Hotel Anh Đào ở BMThuột; nay là nhóm chỉ đạo MTGP với tên họ không liên hệ huyết thống. Bồi bàn Bình của Kim Hoa Restaurant ở góc Pasteur-Lê Lợi Saigon nay là cán bộ VC trở lại để chỉ huy. Một bà lao công của Saigon Circle Sportif nay là cán bộ cao cấp của MTGP. Cận vệ trẻ của Lm Trần Hữu Thanh nay là bộ đội du kích MTGP. Lm Trần Hữu Thanh, người ủng hộ chế độ cũ và tôn thờ quốc kỳ có “3 sọc đỏ cũng là Ba Ngôi Thiên Chúa” (Trinity) được Trịnh Đ. Thảo mời vào dinh ĐL đề nghị cộng tác nhưng ông từ chối khéo. Ngay sau khi VC chiếm dinh ĐL, một nhóm “VC chiêu hồi” mà Lm Thanh giúp tìm việc làm; nay tìm thăm ông và cho biết họ hiện là du kích xâm nhập trá hàng! Thư kí Trần Thị Lan của bà Ngô Bá Thành nay là cán bộ VC. Hai sĩ quan phụ tá của Đại tá Đỗ Việt ở Cục CTCT nay là VC. Tên “Joseph” bồi bàn ở Continental Palace Hotel (CP) sau 30/4 lộ mặt VC nằm vùng: Y qui tụ nhân viên hôm 19/5 để mừng sinh nhật HCM rồi tố cáo ông Lợi quản lí là tư bản “bóc lột”. Ông Lợi bị đuổi rồi lâm bệnh. 

Những ông bố “vô danh” hay “chết” trong giấy khai sinh của con em vùng sôi đậu nay về thành đoàn tụ với “vợ góa”, “con côi”! Soeur giám đốc một viện mồ côi CG ở Bến Tre bất lực nhìn mấy “trẻ mồ côi” của mình bị (cha mẹ chúng) bắt cóc đem đi giữa ban ngày! Sau 3 tháng “giải phóng”, 1/2 trong số các “trẻ mồ côi” như thế được cha mẹ VC (tập kết, nằm vùng) đem về nhà từ các trại mồ côi CG, PG hay của chính phủ VNCH! Phan Văn Thao, lãnh tụ VC ở Mỹ Tho trước 30/4 lấy tên giả đóng vai chủ vựa lúa, để ria mép, đeo kính trắng; sau 30/4 mới lấy lại tên thật sinh năm 1927 (đã khai tử năm 1956), bạn học của Th. Tá VC Phương Nam cùng quê; học ở Lycée Lemyre de Vilers (sau này là Ng. Đ. Chiểu). Phụ tá của Thao là Lê Thanh Hiên sinh 1937, một Đại úy VNCH nằm vùng chuyên cung cấp tin tức và sơ đồ hành quân cho Thao. Hiên vào đảng CS từ 1960 rồi hợp tác với Thao từ 1967. Thao tự xưng là anh em họ của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm nên Khiêm biết y là VC mà vẫn làm lơ!? Thao cũng khoe hôm 25/4 đã dùng Honda lên Saigon gặp Khiêm để khuyên ông ta ở lại VN nhưng Khiêm nói ông phải đi vì sợ CIA?!

6/ Saigon XHCN:

Chợ trời Tôn Thất Đạm đông tấp nập ngay hôm 1/5. Nhiều bộ đội học lái xe Honda lấy được của dân di tản. Dân Tàu Cholon hạ cờ Taiwan và ảnh Tưởng để treo cờ TC và ảnh Mao. Dép râu, ảnh Hồ và cờ BV, MTGP được Cholon sản xuất để kinh doanh. Bộ đội bảo con buôn: “Bác chỉ để tặng; không được bán”! Một đồng tiền BV đổi $2,000 VNCH ngoài chợ đen. Bộ đội “biến chất” đem xăng, rượu cognac, whisky chiếm được để đổi đồng hồ, kính râm, xe đạp và “đài” (radio). Xăng Mỹ màu tím nay được thay bằng xăng Liên-xô màu vàng do bộ đội “thoái hóa” trộm bán ngoài chợ trời. Có một tá bộ đội bị ám sát chết và 30 cuộc xử tử trộm cướp ở Saigon do bộ đội gây ra trong ba tháng chiếm đóng. Một bộ đội ngố ở chợ Hai Bà Trưng kiên nhẫn suốt mấy giờ đứng chờ một cậu bé đem xe đạp lại trả sau khi nó được cho “mượn đỡ vài phút”! Nhiều bộ đội ngố mua lầm đồng hồ Seiko giả của HongKong. Ngoài đồng hồ và “đài” (radio), máy ảnh Polaroid rất được bộ đội BV chiếu cố. Tuy không phải loại 3-D nhưng ảnh chụp lấy liền cho thấy hàm trên răng vẩu chìa ra khỏi cái mồm cười toe toét của mấy bộ đội trẻ quê kệch trông có vẻ lớn hơn răng thật (chắc vì cận ống kính nhất)?! Một bộ đội con của Trần Huy Liệu (chết 1969) tên Trần Thành Công (đổi từ Trần Huy Công sau “giải phóng”) khoe đã mua dĩa Beethoven ở chợ trời đường Lê Lợi vì biết tiếng Đức; từng học ngành hóa chất ở Leipzig, Đông Đức; nay là họa sĩ. Khu cổng TSN cũng biến thành chợ trời đông nghẹt. Sách cũ bày bán vội ở hiên Cafe Rex để tránh bị cấm sau 22/5 theo thông cáo hôm 15/5 của UBQQ.

Nhật báo độc nhất SGGP chỉ phát hành mỗi ngày không quá vài ngàn tờ; tin tức một chiều đơn điệu gây nhàm chán nên từ tháng 7/1975, bọn CM30 chỉ mánh cho VC mở thêm mục vu khống chế độ cũ; bịa đặt những bí ẩn giật gân để in thêm báo câu khách. Các tin giật gân gồm: Tướng Đặng Văn Quang buôn lậu ma túy và giàu có! (VC chống TT Thiệu tất phải bôi bẩn các phụ tá đắc lực của ông. Nếu có bằng chứng, CP Mỹ, Canada và tòa án quốc tế đã chẳng để ông yên thân). Đường dây gạo lậu trước đây do bà Ngô Thị Huyết, dì của TT Thiệu cầm đầu! Cao Giao của Newsweek VC nằm vùng ở Saigon còn bịa đặt rằng TT Thiệu bận giao du với gái 14-15 tuổi do tay chân cống hiến! Ngoài Tướng nằm vùng thật Ng. Hữu Hạnh, tin đồn Tướng VNCH Đồng V. Khuyên, bà con với tướng VC Đồng Văn Cống là sai. CP Mỹ đánh giá Tướng Khuyên là tài ba, cần mẫn và thanh bần nhất của VNCH. Tướng Khuyên không có nhà riêng; vợ chỉ nuôi gà phụ đồng lương của chồng ở trong khu gia binh TTM. SGGP số ngày 3/7 đăng thư của “độc giả” CM30 Lê Hữu T. đề nghị cấm dân Saigon nghe “đài ngoại” như VOA, BBC; đài mà Ph.V.Đồng, Võ N.Giáp, Ng.V.Linh nghe hàng ngày (Bùi Tín-HXT tr18). Các rạp hát nay chỉ chiếu phim Hà Nội về HCM, “anh hùng” Ng.V. Trổi..vv.. Phim Liên-xô, TQ chiếu rất ít ai mua vé coi.

Phần lớn giáo sư đại học Y khoa di tản (Nha khoa đi 1/2) nhưng GS ngành kiến trúc hầu hết ở lại. GS khoa xã hội do Mỹ đào tạo bị đi tù “cải tạo”. Trường Vạn Hạnh mở lại tháng 7/75. Chiến dịch xóa dấu vết văn hóa Saigon bắt đầu với việc giật sập tượng TQLC trước tòa nhà quốc hội VNCH hồi 10:30 sáng 5/5. Một nhóm CM30 (kiểu vệ binh đỏ Tàu Cộng) ở chợ Bến Thành xúm cắt ống quần “patte” (ống loe) của một cô gái Saigon; đã bị bộ đội buộc phải bồi thường cho nạn nhân. Đám SVHS “CM30” có trụ sở ở đường Duy Tân chia làm nhiều toán hôm 23/5 đi từng nhà thu gom sách báo “đồi trụy”. Nhiều tóan bị chủ nhà chận cửa hoặc đuổi ra ngoài. Sách “Love Story” bị đốt. Sách của Steinbeck viết trước kia không bị cấm nhưng sách viết sau khi ông đến VN với lập trường ủng hộ quân đội Mỹ thì bị thu. Sách của Solzhenitsyn bị cấm tuyệt. Vụ phản kháng mạnh nhất là tại lề đường Nguyễn Kim: nhóm CM30 thấy có vài tờ Playboy bèn lấy cớ đòi tịch thu hết số sách báo bày bán còn lại. Người bán, một cựu binh VNCH nổi giận lấy ra một quả lựu đạn rút chốt khiến ông và 3 “CM30” chết banh xác! Nhiều xe tải chở sách giáo khoa “cách mạng” từ Hà Nội vào Saigon; cất ở VP báo chí cũ ở đường Tự Do để cung cấp cho các trường. Buổi hòa nhạc đầu tiên được tổ chức tại tòa nhà quốc hội cũ có Nguyễn Hữu Thọ dự. Bản “La Donna el Mobile” của Rigoletto được hát bằng tiếng Nga.

7/ Vắt Chanh Bỏ Vỏ:

Bọn CM30 bị giải tán sau 3 tuần lễ “làm cách mạng”. Một số vào bộ đội khi có đợt tuyển quân hồi tháng 6/1975 để làm bia đỡ đạn sau này bên Kampuchia. Bọn quân quản xuất thân du kích và nằm vùng các địa phương sau này đều bị phế thải. Ngay cả bọn MTGP ở trung ương đều bị thất sủng gần hết. Trương Như Tảng vượt biên, tên phụ tá tự tử vì bị vợ con chửi và làm nhục (hồi kí “Truong Nhu Tang: Une Viet Cong Mémoire” 1984). Bản thân tướng Trà bị cấm ra mắt hồi kí “Những Chặng Đường B2 Thành Đồng” hay “Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm” hồi 1987 (có số lượng nhỏ in lại ở hải ngoại) được cho là giành công với Văn Tiến Dũng qua hồi kí “Đại Thắng Mùa Xuân”, NXB. QĐND 1977 trước đó. Cựu Tướng Trà sau bị đầu độc và chết trong một bệnh viện ở Singapore; tựa như số phận Nguyễn Bá Thanh sau này vậy!

Số phận nhóm phản chiến CG: Báo “Đối Diện” thân VC của Lm Tín ra hồi tháng 7/1969; sau trao cho cựu Lm Ng.Ngọc Lan đổi thành “Đồng Dao” rồi “Đứng Dậy” trước 30/4. Sau 30/4 báo bị cấm hẳn. Ng. Ng. Lan tâm sự: “tôi liên lạc lần đầu với Mặt Trận hồi 1968 khi Gs Luân đem tôi đến vùng GP Bến Lức gần Mỹ Tho. . .anh em và bạn bè tôi quyết định hợp tác với người Marxist và chúng tôi sẵn sàng nhận lệnh từ du kích quân . . .nhưng cán bộ bảo không cần tôi sang phía họ; chỉ cần GHCG đứng ngòai cuộc chiến”. Lm Lan sau này lấy vợ và có đứa con gái; bị VC thất sủng và ám sát hụt súyt chết mấy lần. Tờ “CG và DT” số ra ngày 10/7 đăng chuyện (tuyên truyền lố bịch) ở giáo xứ Bắc Tiến, Gò Vấp: “Một bà ôm bộ đội nói 'cám ơn anh đã vào giải phóng kịp bằng không chúng tôi đã rơi vào tay CS và chịu số phận tử đạo!'. Anh bộ đội nhìn bà ngạc nhiên, trả lời 'nhưng tôi vừa là CG vừa là CS!”. Chủ bút là Lm Nguyễn Đình Thi trong nhóm phản chiến từ Paris về. TGM Bình hợp tác với chế độ và ủng hộ nhóm phản chiến các Lm Thi, Tr. Bá Cần, Huỳnh C. Minh và Chân Tín. Lm Minh vẫn còn là tai mắt của chế độ bên trong Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn.

Ông Ngô Công Đức nổi tiếng thế giới với tựa đăng trên báo Tin Sáng của ông “Yankee Go Home!” khiến ông phải sống lưu vong ở Bangkok; sau 30/4 đã trở về Saigon qua ngả Hà Nội để gặp Phạm V. Đồng. Hôm 6/6, ông Đức được Nguyễn Hữu Thọ mời vào dinh ĐL. Ông tuyên bố vu vơ “tôi không phải cộng sản nhưng biết đâu có ngày thành CS cũng nên!”. Ông sinh năm 1936, cháu của TGM Bình. Cha là địa chủ bị VM giết. Ông chống cộng kiểu cố TT Diệm (chống đem quân Mỹ vào VN) nên báo TS bị tịch thu 282 lần trước khi bị đình bản hẳn tháng 2/1972. Sau 2 lần bị ám sát hụt; có lẽ để cảnh cáo, ông phải qua Thái ẩn dật. Ông từng được ĐGH Paul VI tiếp kiến. Thụy Điển cấp passport cho ông đi công du các nước để chống can thiệp Mỹ. Trong chuyến Âu du tháng 7/1973, ông đã gặp Phạm V. Đồng. Sau 30/4, nhóm 29 người của ông Đức được miễn tù “cải tạo”; tuy nhiên báo Tin Sáng chỉ được tái bản một thời gian ngắn. 

8/ Tống Cựu Nghinh Tân:

Trước 30/4 có khoảng 400 kí giả nước ngoài ở VN; 150 đã di tản trước khi Tân Sơn Nhất đóng cửa. Số 127 kẹt lại sáng 30/4 được chở đi Vientiane- Lào hôm 24/5 bằng 2 chiếc Ilyuchin; trong đó có Tướng Vanuxem. Kí giả Pháp Michel Laurent bị lạc đạn chết trên đường đi Xuân Lộc. Nhiếp ảnh viên Jean-Claude Labbé bị bộ đội chận xét vì đeo băng đỏ và huy hiệu HCM. Khi anh ta trình thẻ đảng viên CS Pháp, tên bộ đội đưa tay lên vành nón cối chào và nói “cám ơn đồng chí!”. Hai phái đoàn ICCS Poland và Hungary được VC tổ chức tiệc tiễn về nước chiều 7/5. Khách gồm tướng Trà, Đ.tá Dương Đ. Thao, nữ Th. tá Phương Dung. Sứ thần Vatican, GM LeMaitre gốc Bỉ bị bọn CG phản chiến xua đuổi theo lệnh VC hôm 3/6 nên bộ đội chỉ đứng nhìn không can thiệp; nhưng khi 300 giáo dân từ đường Trương M. Giảng đến giải vây cho ngài thì bị nổ súng chận ở góc Trương Tấn Bửu khiến 3 bị thương và một số bị bắt. Tại TSN sau khi bị trục xuất, sứ thần Vatican LeMaitre bị VC khám kỹ hành lí và chiếu đèn quay phim. 

VC trổ tài chơi xỏ -biệt tài vô địch của chúng- các đồng minh cũ của VNCH: Chúng mời cựu đại sứ Pháp Merillon đến dinh ĐL dự lễ chiến thắng hôm 15/5 nhưng lại cố tình in sai giờ khiến ông bị tẽn tò! VC không ra lệnh trục xuất nhưng chỉ lặng lẽ đuổi ông đi hôm 5/6. Vì chỉ có máy bay của International Red Cross và UNICEF thuộc LHQ được đáp nên mãi đến tháng 6 mới có tên ông: “Jean-Marie Merillon, Nationalité Francaise, né 1926, Passeport numéro 593”. Ông đi cùng các giáo sư và y tá Pháp bị trục xuất cùng lượt. VC vớt vát cho ông đỡ “mất mặt bầu cua” bằng một trò tiểu xảo: đuổi hết hành khách xuống sân bay rồi mời ông, hành khách đầu tiên được lên lại máy bay! Hành lí của ông do một phụ tá xách đã bị một bộ đội khám xét: VC tỏ thái độ cho Merillon biết ông không còn được hưởng qui chế miễn trừ ngoại giao vì “tội” đã làm đồng minh của kẻ thù chúng.

9/ Cướp Đoạt và Trả Thù

Hãng bia BGI bị chiếm sáng 30/4. Hơn 2,000 công nhân tịch thu súng của vài lính gác rồi lập HĐCM 5 người. Chủ tịch là Huyền Ngọc Thanh 50 tuổi từng bị tù 3 năm ở Chí Hòa về tội nằm vùng trong TCĐ để cung cấp thuốc tây cho VC trong bưng. Gia đình chủ Pháp nay chỉ còn là chuyên viên kỹ thuật của BGI. Chính ủy nay là Ng.Nam Lộc 53 tuổi từng là CT.CĐLĐ trong vùng VC; hồi 1956 nằm vùng coi kho nhà đèn Saigon bị bắt; ra tù 1961 rồi vào bưng. Hãng pin Con Ó cũng bị tịch thu. Tiệm vàng Bảo Chu ở 165 Tự Do nay phải bán cháo $150/chén. Continental Palace Hotel do Mathieu Franchini làm chủ từ thời Pháp. Con trai Philippe kế thừa sau khi ông qua đời; đã trao cho ông Lợi quản lí‎ vì anh ta mê hội họa hơn kinh doanh và thường xuyên sống bên Pháp. Philippe sang Saigon trước 30/4 một tháng để bán khách sạn này nhưng bất thành. CP Hotel bị bộ đội tịch thu hồi tháng 6/75 rồi đuổi nốt hai khách trọ cuối cùng là hai kí giả Terzani của Italia và James Fenton của Anh. Givral Hotel từng được đổi tên thành Garden Hotel khi chủ Pháp về hưu mở tiệm bánh kế bên và bán lại bar cho người Tàu Cholon thời Mỹ vào VN. Nhưng mọi người đều thích gọi tên cũ. Đây là trung tâm gián điệp lớn nhất và nhộn nhịp nhất ĐNÁ thời đó. Gián điệp đã cung cấp tin BMT thất thủ sớm nhất cho kí giả Pháp Paul Leandri của AFP khiến ông bị CSQG bắn chết ngay trước cổng BTL ở Saigon hồi tháng 3/75 sau khi ông gởi tin này đi. Một cảnh thương tâm xảy ra ở Givral trước ngày bị tịch thu: phụ nữ tên Phụng, ca sĩ, bị người tình quận trưởng (Q. X?) bỏ rơi sau khi di tản với vợ con; đã đến lảm nhảm điên loạn một mình suốt ngày. Xe hơi tư bị tịch thu và xung công; mang các bảng số “K1, K2, K3 . . .” để phân biệt ban ngành. Xe gắn máy, quạt trần (bị ngộ nhận là “máy chém” lúc đầu), TV, quạt bàn, phonograph, stereo cassette . . .bị gom chở về BV như chiến lợi phẩm. Chiến thuật cướp đoạt tài sản của VC bắt đầu với 300,000 dân Saigon bị đuổi đi “Kinh Tế Mới” 3 tháng sau ngày 30/4; và nhất là cuộc đánh tư sản và đổi tiền sau đó chỉ là đợt 2 sau vụ cướp 27 tấn vàng trong ngân hàng QGVN. 

Hàng ngàn “tòa án nhân dân” mở ra khắp miền Nam sau 30/4. Nạn nhân là các chiến sĩ quốc gia nhiều công trạng như Lê Trình ở Quảng Ngãi hôm 17/4, xã trưởng Túy ở Tân Quí Đông, Nhà Bè hôm 4/7, Thiếu Úy Lê Nhật Thanh ở Châu Đốc hôm 12/7, Lê Văn Hội hôm 19/6 ở quận Bình Hòa với những chứng cớ viển vông đến độ “quan tòa” cũng không thể kết án tử hình! Cha xứ nhà thờ Vinh Sơn ở đường Trần Q. Toản Saigon bị vu cáo và bắt đi thủ tiêu ..vv.. Một Đại úy viết báo tường do VC tổ chức trong một nhà tù ở Vĩnh Long đã dại dột khai thành tích thắng trận giết nhiều VC; tịch thu nhiều súng AK47 vẫn còn nguyên trong bọc mỡ bò hiện chôn dưới lòng sông. . . khúc. . .; thay vì được về sớm như mong đợi thì đã bị ra pháp trường ngay hôm sau! Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, cháu cố TT Ngô Đình Diệm, bị bắt tù giam ngoài bắc lâu năm; sau bị trục xuất sang Úc, nơi mẹ ngài tỵ nạn. 

10/ Kết Luận:

Giậu đã đổ hôm 30/4/1975; chỉ còn hồn thiêng màu cờ tồn tại; nhưng bìm thì vẫn leo suốt 40 năm qua; thậm chí còn vươn cánh tay dài ra tận hải ngoại khắp 5 châu lục để ăn sâu bám rễ. Chúng núp danh nghĩa ngoại giao, kinh doanh, du lịch và tôn giáo để hoạt động kinh tài cho VC qua việc bòn rút hầu bao nạn nhân của chúng; những người từng bị VC cướp trắng tay 40 năm qua; từng bị giam hãm đọa đầy khổ sai nhục nhằn; thân nhân bị mất mạng trong rừng sâu nước độc có tên mỹ miều là “trại cải tạo” và vùng “kinh tế mới”; hoặc dưới đáy đại dương sâu thẳm mênh mông tăm tối. Nay bị chứng “dementia” hay thậm chí “Alzeimer” tự nhiễm nên có kẻ đã chóng quên bài học còn rướm máu; thậm chí còn manh tâm đón gió trở cờ để được VC cho chấm mút và làm tay sai. 

Họ lợi dụng Dân Chủ để được bảo vệ trước pháp luật bản xứ; lợi dụng Tự Do bản xứ để chửi quân cán chính VNCH, những người đã hy sinh cho họ được an lành ấm no suốt 20 năm điêu linh ở miền Nam vì mưu đồ bán nước của CSBV. Họ đồng lõa với quan thầy VC trong âm mưu dìm hồn thiêng sông núi vào vũng bùn bồn rửa; bôi bác một tôn giáo đã có công sản sinh ra chữ quốc ngữ Việt và là nền tảng tạo dựng nên cường quốc đang cho họ dung thân phì gia! Họ có còn xứng đáng là con người; nhất là con người lưu vong biết tự trọng với căn cước tỵ nạn; không “nhổ rồi lại liếm” lời thề chống chủ nghĩa Cộng sản năm xưa khi xin tỵ nạn chính trị và thi vào quốc tịch bản xứ của chính mình? Hay họ chỉ muốn làm thân bìm hoang dại bám víu lên bức giậu xiêu vẹo để làm tiền mà sống tầm gửi?


Hà Bắc

(tham khảo tài liệu của Nayan Chanda, Tiziano Terzani, Pierre Darcourt, Bùi Tín, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà, Trương Như Tảng và các báo chí khác)

Giậu đổ bìm leo 30-4-1975

tt tt
 Giậu đổ bìm leo có ý nghĩa như thế nào?

Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ

Câu thành ngữ có ý muốn nói đến việc lợi dụng người ta gặp điều không hay hoặc khó khăn, hoạn nạn để lấn lướt, áp đảo.
Chuyện kể:
Hàng giậu không biết có từ bao giờ, cứ sừng sững đứng bao lấy khu vườn. Nó hãnh diện ca ngợi đôi tay khéo léo của người vì đã cắm chặt nó xuống đất, lại lấy lạt buộc chúng vào với nhau nên tin rằng chẳng bao giờ bị đổ.
Cạnh giậu có cây bìm bìm mấy lần cố ngóc cái đầu để rồi bám vào bờ giậu, hòng dựa vào đó mà leo cao một chút mong hưởng chút ít ánh nắng trời. Nhưng mỗi lần như thế, hàng giậu lại tỏ ra bực bội, không muốn cho bìm bìm phủ kín cả hàng giậu nhà mình. Vì vậy nó mách người, nó bảo:
- Bìm bìm nó sắp lấn át hàng giậu của chúng tôi. Nếu chúng tôi đổ thì chó gà vào phá hết rau.
Người nghe nó nói thế cho là phải mới phạt bìm bìm không leo lên hàng giậu nữa. Nhiều lần như thế, bìm bìm tức lắm.
Rồi thời vụ cũng qua đi, người ta thu hoạch hết rau trong vườn, không còn ngó ngàng gì đến hàng giậu. Hàng giậu đứng đấy chịu nắng khô nỏ, giờ lại bị nước mưa làm mục hết chân. Một đêm, mưa to gió lớn đùng đùng, hàng giậu bỗng xiêu vẹo. Nó nghiêng ngả xuống gần cây bìm bìm. Vụ khô hanh qua đi, giờ được nước, bìm bìm phởn phơ hẳn lên, nó thấy hàng giậu nghiêng xuống mới bám vào. Lúc đầu còn một vài dây, sau thì mấy dây khác cũng hùa nhau bám vào, làm cái giậu bị nặng quá nghiêng hẳn xuống. Cả họ nhà bìm bìm lúc đấy được đà mới nói với hàng giậu:
- Xưa giậu hắt hủi họ bìm bìm nhà ta, lúc ta cần thì chẳng cho nương tựa, giờ giậu nhà ngươi đổ kêu người nào có thấy ai. Không là hàng giậu ngăn chó, ngăn gà thì cứ để họ nhà ta leo lên, dẫu sao cũng còn có ích.
Cái sự tự nhiên là loại cây dây leo bao giờ cũng cần nương tựa vào tường, giậu hay cây khác để vươn ra ánh sáng để mà tồn tại. Cây bìm bìm là loại cây dây leo, sống dai và sức vươn mạnh mẽ. Cũng từ đặc tính này mà có câu chuyện trên, từ đó người ta liên tưởng vào cuộc sống, ám chỉ khi ai đó gặp khó khăn, hoạn nạn thì kẻ khác lợi dụng, lấn át nhằm hại thêm hoặc kiếm chác một chút gì đó. Quả thật là cuộc đời phù thịnh, ít phù suy.
 Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire