Hai truỵên ngắn này của tác giả Phạm Chính Đông.
Bài viết nào cũng đầy ý nghĩa ẩn tình.
Cám ơn tác giả, quý anh chị đã đọc và post bài.
Caroline Thanh Hương
Nhấn vào đường dẫn để nghe đọc truyện.
Hai truyện ngắn của tác giả Phạm Chính Đông - (Kim Oanh - Tám Tình Tang đọc)
Hai Con Mèo
Sư tử nhà tôi
Tác giả Phạm Chinh Đông (nick bienhoaxalam)
Kim Oanh & Tám Tình Tang diễn đọc
link download
Bài viết.
SƯ TỬ NHÀ TÔI
Ở gần nhà tôi có một
tay, tên Tân, mới qua Mỹ theo diện nhân viên sở
Mỹ của vợ. Tình cờ một hôm, tôi đến
thăm nhà người quen và gặp anh ở đó, thành ra
hai bên quen nhau. Xứ lạ quê người có thêm một
người đồng hương làm bạn cũng an
ủi được nhiều.
Bà vợ theo người
chị học nghề móng tay, sáng đi tối về. Hai
đứa con, thằng trai lớn đi học trung
học gần đó, đứa em gái không chịu học
nữa nên mẹ dắt theo học nghề luôn. Và Tân
tạm thời đi rửa chén nhà hàng trong lúc chờ
kết quả xin việc ở một hãng cưa. Cuộc
sống của một nhà chân ướt như thế kể
ra cũng tạm ổn lắm rồi.
Vài lần Tân đến nhà tôi
mượn điện thoại nói chuyện với
người tình cũ ở Việt Nam. Hắn không dám dùng
của nhà vì sợ vợ phát giác và cũng vì chưa
biết cách xài thẻ điện thoại.
Tôi hỏi:
-Còn nợ nần nhau hay sao mà
ăn vụng?
Tân buồn bã:
-Không có gì. Chỉ thương
tiếc một cuộc tình dở dang.
-Có chồng con chưa?
-Chưa. Vì quyết chí ở vậy!
Tôi kêu
lên :
-Vậy sao! Bây giờ tính sao?
-Thỉnh thoảng gọi thăm an ủi. Thế thôi.
Ít lâu sau, Tân đến nhà tôi
thường hơn. Không hẳn để nhờ
điện thoại mà để than thở mọi
điều. Hắn nói bà vợ tệ bạc quá, không lo
lắng cơm nước, nhà cửa gì cả, bắt
hắn ngủ ở tầng hầm... Ít lâu sau nữa,
hắn rầu rĩ cho hay, vợ hắn vừa tìm gặp
lại anh chàng Mỹ trưởng phòng ngày xưa và họ
thường đi ăn tối cuối tuần với
nhau. Và ít lâu sau nữa, Tân không còn đến nhà tôi. Tôi
gần như quên hắn. Cho đến một hôm tình
cờ thấy hắn trong một cửa hàng. Tân có vẻ
miễn cưỡng khi phải nói chuyện với vợ
chồng tôi. Thiệt lạ!
Cuối cùng, hắn nói:
-Ly dị xong rồi! Chịu
hết nổi!
-Bây giờ làm gì, ở đâu?
-Đi đi, về về
Việt Nam
mua bán máy cày.
Tôi tưởng mình nghe không rõ:
-Máy cày?
Tân đầy vẻ tự tin:
-Máy cày cũ. Mua bên này, đem
về bán ở Việt Nam.
Tôi không dám hỏi thêm. Dù sao,
cũng đáng ca ngợi những nỗ lực làm ăn
đó.
Trước khi chia tay, Tân nói:
-Chuyến rồi về bển
mới quen một cô bác sĩ còn độc thân. Chắc
cưới quá.
-Còn cuộc tình dở dang thì sao?
-Để an ủi vậy thôi!
Từ đó, tôi không còn gặp
Tân nữa. Không hiểu vì không có duyên hay cố tình lánh
mặt nhau. Vài năm sau, trong một lễ hội tôn giáo
đầu năm, vợ chồng tôi bất ngờ gặp
lại vợ Tân và hai đứa con. Chị có giọng nói
u buồn:
-Có người vợ bịnh
hoạn, không thể ăn ngủ với chồng, ảnh
không thương mà cứ đòi ly dị thì cũng
đành. Bây giờ, ham vợ trẻ, có địa vị
nên rước bà bác sĩ qua. Ai dè, bác sĩ chê thợ máy,
nói là trình độ chênh lệch không thể ý hợp tâm
đầu, và đang chuẩn bị chia tay!
Tôi thực sự ngao ngán
chuyện đời.
-Chị có nghe chuyện máy cày của
ảnh?
Chị mỉm cười, nụ
cười không tròn:
-Không thấy máy cày mà chỉ thấy anh
cày tay từ sáng đến chiều trong hãng
đồ sắt!
Vừa
êm êm chuyện ly dị của vợ chồng nhà Tân thì
lại đến chuyện bỏ nhau của vợ
chồng Minh, tên bạn cũ chí thân. Ngày đó, Minh là lính
lác, trai tơ. Vợ Minh làm sở Mỹ, có đứa con
lai đen, tóc quăn như ổ đĩa. Duyên nợ xui
khiến nên Minh quyết chí lấy nàng làm vợ, bất
kể sự chống đối quyết liệt của gia
đình. Từ từ, đâu cũng vào đấy, hai
người hạnh phúc bên nhau, tràn trề. Sanh thêm một
mớ con chung, gái trai có đủ, một nhà an vui.
Rồi nước mất. Minh là lính lác nên thoát
cảnh lao tù cải tạo, ở nhà cùng vợ bươn
chải nuôi con. Đến khi có chương trình tái
định cư, gia đình Minh qua Mỹ với dạng
con lai. Ai cũng nói hắn có số xuất ngoại!
Nếu không hốt ổ kia, chắc gì Mỹ với mung!
Cả hai đều đi làm, lao động chân tay,
tiền lương vừa đủ. Không bao lâu, tụ
năm tụ ba với những bà rửng mỡ, bà vợ nghe
lời quyết chí vùng lên: không nấu cơm!
Bà nói:
-Ông đi làm, tôi cũng đi làm. Vậy
tại sao tôi phải quần quật trong bếp?
Bà quên mất những
ngày khốn khó ở quê nhà. Những buổi chiều
cả hai tất tả trở về từ rẫy mì,
chồng tắm rửa con cái, gánh nước đổ lu,
vợ lúi húi nhúm lửa nấu nướng, để
một lát sau đó, cả nhà quây quần bên mâm cơm canh
đạm bạc nhưng vô cùng ngọt ngào tình yêu thương.
Bây giờ
bà lại mù quáng nghe lời mấy con mẹ no cơm nói
ẩu. Ai nói đàn bà Mỹ không phải nấu
nướng, không làm gì cả, mọi việc giao hết
cho chồng? Tôi không bao giờ tin chuyện đó. Làm
nghề lau dọn nhà cho Mỹ, ngày nào cũng quanh quẩn
làm việc trong từng nhà, tôi chưa hề thấy bà
Mỹ nào không nấu ăn, cũng chưa thấy ông
Mỹ nào phải lo việc bếp núc.
Bà Debbie, luật sư, cùng
mở văn phòng luật làm việc chung với chồng
ngay tại tư gia, buổi trưa dọn bữa ăn
trưa đàng hoàng mời chồng, xế chiều lại
bò xuống bếp nấu nướng lung tung. Có bữa
không biết nấu món gì mà bả xắt củ hành tây
gần đầy một thau nhỏ. Mùi hành nồng
nặc khiến bà nước mắt nước mũi tèm
lem và tôi lạng quạng gần đó cũng nhảy
mũi gần chết! Tôi và bà nhìn nhau, cười vang,
như người trong nhà.
Bà Alison, văn sĩ,
buổi sáng viết sách, buổi chiều nấu ăn.
Mỗi lần làm việc ở nhà bà, tôi đều
thấy giống như thế. Làm như đã có sẳn
thời khóa biểu cho mọi sinh hoạt hằng ngày. Có
lần, tôi thấy rõ ràng bả sơn lại vách và
trần nhà. Tôi thực sự không thể ngờ. Trong
đám chủ nhà của tôi, Alison là tay nấu ăn siêng
năng nhất. Bả tự làm lấy bánh mì gì đó có
nhân là nho khô. Bả nói, mỗi cuối tuần tôi
đều làm bánh mì này để cả nhà ăn tối, có
hai đứa con gái về nữa. Và bả nấu món này,
món kia dựa theo cuốn sách gia chánh để sẳn trên
quầy bếp.
Bà Carole,
chủ tiệm quần áo thời trang. Chồng, David, giám
đốc một công ty nhập cảng gì đó. Thường
lệ, những hôm tôi lau dọn, gia đình không có ai ở
nhà. Tuy vậy, thỉnh thoảng cũng có những hôm có
đủ hai vợ chồng. Những hôm ấy, bà lăng
xăng làm đủ thứ, từ việc thu xếp
lại cái garage, giặt đồ, sấy đồ
rồi trải vải giường cho mấy đứa
con đến việc nấu nướng, dọn bàn. Trong
khi đó, ông chồng nằm dài coi phim truyền hình!
Thiệt khỏe!
Minh
thương vợ, nghĩ rằng vì cuộc sống
căng thẳng quá khiến nàng quay quắt nên cũng vui
vẻ nấu nướng mặc dù không chuyên việc
bếp núc này, như đa số đàn ông Việt Nam khác. Giỏi
lắm cũng vài món canh vớ vẩn nào đó và chỉ
một món kho cổ truyền từ thời Hồng Bàng! Vì
thế, từ đó cãi nhau thường hơn. Ai cũng
nuôi trong lòng một nhánh lửa. Và cuối cùng, cháy bùng. Ông
bất mãn, nhậu nhẹt tối ngày. Lại thêm món
đĩ điếm, trai gái. Bà trả đũa, đánh
quần, đánh áo, cắt mắt, sửa mũi, xâm môi,
chân mày. Lại thêm dấu đút tiền bạc gởi
về cho gia đình ở quê nhà. Làm bao nhiêu chắc chỉ
để trang trải những khoản này.
Đến một lúc mới hay túng thiếu. Con cái lơ ngơ,
láo ngáo. Con bé tóc quăn bỏ nhà đi mất. Từ
đó, hai vợ chồng tiền ai nấy giữ,
người lo tiền nhà, người lo tiền ăn,
phòng ai nấy ngủ, chẳng ra làm sao. Rồi cuối cùng
đưa nhau ký giấy ly dị trước toà, kết
thúc chuyện tình 27 năm. Thiệt dễ dàng.
Thấy người ta ly dị nhau dễ dàng quá, tôi
chợt nghĩ đến cô vợ yêu quý của tôi. Ngày
xưa mới quen nhau, nàng là một cô bé học trò, mềm
như cuộn len. Gọi anh, xưng bé, nghe dễ
thương làm sao. “...Bé kể chuyện này cho anh nghe... Sao
anh không đến để bé chờ từ sáng tới
giờ...”. Mê chết! Lớn hơn nàng 8 tuổi, trong tình
yêu với nàng, tôi còn có trọn vẹn tình thương dành
cho một đứa em. Thế nên ngoài nụ hôn môi yêu
dấu còn có nụ hôn trên trán như một lời vỗ
về. Rồi bé thành vợ của anh, và theo thời gian bé
không còn là cuộn len mà thành vòng dây cáp! Bé la hét anh, bé nắm
cổ áo anh, bé đấm ngực...của bé, bé xưng mày
tao, bé nhào xuống đất nằm khóc kêu trời! Bé quá
dữ nên tôi tặng cho nàng cái tên Chằn Lửa. Tuy vậy, khi đã có 2 mặt
con, một hôm tôi đang hì hục cưa đục
những cây chà là mới đốn ở rừng về
để làm khuôn bếp, Chằn Lửa đứng chàng
ràng kế bên, chê khen đủ điều. Tôi nổi dóa,
vụt cái cưa vào góc nhà và cầm luôn khúc chà là đang
cưa...dớt vào chân của Chằn Lửa một cái.
Vậy là Chằn Lửa trở thành... chằng thiệt!
Tôi mất vía, chạy qua nhà người cậu vợ
tỵ nạn hết một đêm. Đêm đó, nằm
một mình, tôi mới biết mình lỗi. Ai biểu tôi có
cái tật không bao giờ cưa được thẳng
để bị vợ chê! Ai biểu tôi tự ái
đến vậy! Ai biểu tôi dám đánh nàng bằng cây
chà là, trong khi đánh bằng nhánh bông hồng còn chưa
được phép nữa mà! Tôi hối hận không thể
tả được. Sáng sớm hôm sau, tôi mò về nhà.
Chằn Lửa đang rị mọ nấu nước pha
trà như mọi khi. Hai người nhìn nhau, trân ra
rồi...cười cái hì ! Chằn Lửa vén quần cho
tôi thấy một vết bầm xanh trên bắp đùi.
Tưởng nàng nặng nhẹ vài câu cho hả, ai dè
Chằn Lửa nói với vẻ lo lắng:
-Hồi hôm ngủ bạ có bị muỗi cắn
nhiều không?
Đời tôi chỉ có một điều may mắn
là có một người vợ như nàng. Những năm
tháng lê thê, tôi sa cơ trong trại tù cải tạo, nàng
ở nhà dãi dầu nuôi con, chiu chắt thăm chồng. Khi
về lại bên nhau, trong đói rách cùng quẫn, nàng
vẫn miệt mài chia vai gánh khổ, không một tiếng
than van.
Nàng
chỉ có một điều tuy đáng sợ nhưng
rất đáng yêu: dữ tợn như chằn lửa!
Một bà chằn lửa biết lo cho chồng từ miếng
ăn, giấc ngủ, từ ăn mặc, tóc tai. Chằn
Lửa lo riết biến tôi thành tên tù nhân. Một tên tù nhân
diễm phúc. Mà tên tù nhân nào cũng không thể không bực
mình. May mắn là quen dần đi nên thấy cũng không
sao!
Qua
Mỹ, như những kẻ khố rách áo ôm khác, hai vợ
chồng tôi đi làm mướn nuôi con. Ban đầu,
mỗi người làm ở một hãng. Về sau, hãng
xưởng khó khăn nên cùng nhau đi làm nghề lau
dọn nhà. Mỗi ngày lau dọn nhà cho một gia đình
người Mỹ. Nhà thì mỗi tuần một lần,
nhà thì hai tuần một lần, thành ra khách hàng loanh quanh
chỉ có khoảng 8 gia đình. Đa số chủ nhà
đều không có mặt ở nhà. Dù là chủ cả, ông
này bà kia, họ cũng phải tất bật sáng đi
tối về chớ không có sung sướng như mình
tưởng. Họ giao chìa khóa nhà cho chúng tôi để
tự mở cửa vào làm việc và khóa cửa khi ra
về.
Trong
đám chủ nhà chỉ có hai bà có vẻ hơi thảnh
thơi một chút. Bà Alison và
bà Susan.
Alison
là một văn sĩ, chuyên viết loại khảo
cứu. Alison nói, ông bà cụ có một cái apartment ở
thủ đô Paris nên mỗi năm đều đưa con
cháu về đó nghỉ hè. Hèn gì, Alison và bà mẹ mới
viết chung được cuốn sách nói về Paris, tên
là Paris Walk, đến nay đã tái bản đến
lần thứ 7, lưu hành trên toàn cầu. Nghe bà kể
chuyện, sách phát hành mỗi kỳ cả nửa triệu
bản và số tiền nhuận bút khổng lồ, tôi
mới thấy xót xa cho những văn sĩ Việt Nam
chúng mình. Sách của văn nhân Việt Nam, tài sản tim óc
vô giá của họ, phát hành nhiều lắm cũng không
hơn 10 ngàn cuốn, đã vậy số người
đọc cũng chẳng bao nhiêu thì làm sao khá giả cho
được?
Mới đây, cuốn
sách này lại được phát hành dưới dạng
sách nói (audio book), rất tiện cho những du khách vừa
đi tham quan Paris, vừa nghe những điều chỉ
dẫn cụ thể.
Bố
của bà là ông David S. Landes, nguyên giáo sư kinh tế
học ưu tú của trường đại học
Sorbonne (Pháp) và Havard (Mỹ). Để tiện việc
ăn ở trong những ngày dạy học ở
Sorbonne, ông mua hẳn một
căn chung cư sang trọng trong nội thành Paris. Hiện
giờ, căn hộ đó vẫn còn. Gia đình con cháu nhà
ổng nhờ vậy khỏi phải tốn tiền
mướn khách sạn mỗi khi ghé Paris. Năm ngoái,
đám láo nháo nhà tôi qua đó nghỉ hè cũng
được ăn ké ở đó 2 ngày! Ai đời
đi Pháp mà Chằn Lửa đem theo gạo và nồi
cơm điện! Để rồi, trong lịch sử
nhà họ Landes, chắc là lần đầu tiên, có đứa
dám nấu cơm, nấu mì gói trong chung cư của
họ!
Ngoài ra, nhà họ Landes
này có truyền thống khi con cái đến số tuổi
nào đó, tôi không rõ lắm nhưng chắc là khoảng
tuổi 12, 13, họ đưa sang Pháp ở hẳn 5, 6
tháng để học. Không biết học cái gì. Và cũng
không biết việc học đang dở dang ở Mỹ
phải giải quyết ra sao. Anh chị em cũng như
con cháu bà Alison nhờ vậy rất giỏi Pháp Văn.
Mới đây, vợ chồng bà Jane, chị của bà
Alison, vì vợ chồng thằng con trai bận việc làm
ăn nên đã đưa đứa cháu đích tôn qua Paris
học và cùng ở lại với cháu suốt mấy tháng
trời.
Những cuốn sách
nổi tiếng của ông là Revolution In Time, Dynasties, The
Unbound Prometheus và The Wealth And Poverty Of Nations. Sinh viên Việt
Nam trong nước, chắc phải biết đến The
Wealth And Poverty Of Nations vì cuốn sách này đã
được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ, trong
đó có tiếng Việt với tựa đề là Sự
Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc. Rủi thay, năm 2010, ông
bị tai biến mạch máu não cấp độ trung bình,
đi đứng rất khó khăn, hiện đang
dưỡng hưu ở thành phố Boston, tiểu bang
Massachusetts. Không biết ông còn đủ khả năng
để lại cho đời thêm tác phẩm nào chăng?
Hiện
giờ, Alison vừa ký xong hợp đồng với nhà
xuất bản gì đó để viết tiếp một
cuốn khác cũng dính dáng đến Paris. Sách tham khảo
bằng tiếng Pháp để đầy ngăn kệ.
Ngày
đầu tiên đến làm việc, Alison hỏi tôi:
-Theo tôi
biết, ngày xưa giáo dục Việt Nam theo chương
trình Pháp. Vậy chú có biết tiếng Pháp không?
Lúc
ấy, tôi không hiểu tại sao bả lại hỏi
như vậy. Tôi đáp thành thật:
-Tôi đã học Pháp
văn suốt 7 năm trung học, đọc và viết
chút đỉnh thì được nhưng nói chuyện thì
không vì chẳng có ai để thực tập đối
đáp. Đến gần xong trung học, theo thời
thế, tôi đổi qua trau dồi tiếng Anh vốn là
sinh ngữ phụ, và ở đại học,
thường nghiên cứu qua sách Anh Mỹ. Suốt hai
mươi mấy năm không coi ngó, bây giờ tôi quên
hết rồi. Chỉ còn nhớ vài câu như là “mẹc xi
bô cu (merci beaucoup, cảm ơn), côm măng tan lê vu (comment
allez vous, anh, chị khỏe không)” vậy thôi!
Bà Alison cười vui vẻ:
-Tưởng chú biết
để tôi nói tiếng Pháp với chú cho vui ! Quanh đây
chẳng có ai biết tiếng này. Bà vú của mấy
đứa nhỏ nhà này là người gốc Pháp
đấy. Thì ra là vậy. Và bả đã bị hớ!
Alison không tất bật như
những nhà khác. Nghề viết văn vốn tự do
nhưng bà làm việc có giờ giấc đàng hoàng.
Viết văn buổi sáng, nấu nướng buổi
chiều. Ông chồng đi làm từ sáng sớm, chiều
tối mới về. Hai cô con gái đi học ở xa,
thỉnh thoảng về thăm. Alison ra vào như một
cái bóng, âm thầm.
Một bà khác cũng không tất
bật lắm là bà Susan. Chồng bà là bác sĩ, trai gái,
chơi bời quá sức nên hai người vừa ly
dị nhau. Susan ở một mình trong căn nhà rộng thênh
thang. Hai đứa con, một trai, một gái, đã ra
trường, đứa làm ở New York, đứa làm
ở quanh đây, thay phiên về thăm mẹ. Nếu theo
cung cách Việt Nam, anh chàng con chưa có vợ đó
chắc hẳn đã về ở hủ hỉ với
mẹ rồi, chớ đâu phải đi mướn chung
cư mà ở một mình như thế. Mỹ và ta có khá
nhiều điều khác nhau.
Bà Susan vốn làm nghề giáo
nhưng chê lương ít, bỏ dạy đi làm kinh doanh.
Mở công ty cho mướn xe dọn nhà gì đó.
Được vài năm thì thua lỗ, xập tiệm. Bây
giờ đang làm một chân thư ký lo việc sổ sách
cho một cơ sở xuất bản báo chí gần nhà.
Việc làm từ 12 giờ trưa tới 6 giờ
chiều nên Susan có vẻ thong dong lắm. Buổi sáng đi
bộ thể dục một vòng, tưới hoa,
đọc báo, lai rai việc này việc kia đến
gần giờ thì đi bộ tới sở làm. Thiệt
khỏe. Thật ra, bả cố tình kiếm một
việc làm bán thời gian như vậy. Không biết
tại sao. Bả nói:
-Tôi tìm trên mạng việc làm
loại ít giờ như thế cả tháng mới gặp
chỗ này. Hên gớm!
Không hiểu lương hướng ra sao mà bả
vẫn mướn chúng tôi lau dọn nhà hai tuần một
lần. Có lẽ đã thành thói quen như lúc còn ở
với chồng? Dù sao, trong đám chủ nhà, Susan là
người bình dị nhất, cảm thông nhất và thích
nói chuyện nhất. Bà nói bà không coi chúng tôi là những
kẻ làm công mà là những người bạn, “những
người tốt lành đầy kiên nhẫn và nghị
lực, chỉ vì thời cuộc mà ra nông nỗi này”.
Mỗi lần đến làm, ít nhất phải gần
nửa tiếng để Susan kể cho chúng tôi nghe đủ
mọi chuyện trên trời, dưới đất.
Chỉ cái chuyện ông con đang cặp bồ với
một cô bé nào đó mà lần nào bả cũng nói hoài.
Lần này, bả cho hay tuần rồi con nhỏ đó nhân
dịp đi Trung Quốc tuyển sinh cho trường
đại học, nó kéo theo ông con của bà. Lần khác,
bả rầu rĩ báo tin hai đứa quỷ đó đã
chia tay vì giận hờn gì đó. Lần khác nữa, bả
lại hớn hở cho biết hai đứa vừa
trở lại với nhau và bả vái cho tụi nó mau làm
đám cưới để bả có cháu bồng. Thì ra, làm
cha mẹ, Mỹ hay Việt cũng không khác gì nhau.
Ngoài
chuyện ông con, Susan còn hằng ngàn chuyện khác, nghe
mệt nghỉ! Một bữa, bà cầm cho coi một
mớ chai lọ bằng thủy tinh và với giọng
nghiêm trọng, bà kể:
-Tuần
trước, máy sưởi của nhà tôi bị hư, tôi
phải kêu thợ tới sửa. Trong lúc dò theo
đường ống dẫn hơi gas dưới
tầng hầm, ổng phát hiện ra một con
đường hầm từ dưới chân căn nhà này
ăn luồn qua mấy căn bên kia. Từ khi dọn vào
đến giờ, tôi không thấy vì nó khuất sau một
tấm vách mỏng. Đường hầm này ổng nói
hẹp và thấp lắm. Và ổng lượm
được quanh đó những cái chai này.
Tôi và
Chằn Lửa còn đang ngạc nhiên, trầm trồ thì
Susan nói tiếp:
-Tôi
đã hỏi thăm ông bạn đang làm việc ở cơ
quan bảo tồn di tích. Ổng cho biết có thể
chỗ này là nơi ngày xưa người ta tổ chức
giấu những người nô lệ rồi từ từ
tìm cách đưa họ đi trốn để lấy
tiền. Chai lọ này chắc phải là của đám
người đó. Nếu vậy, đây là đồ
cổ từ thời nước Mỹ còn chế
độ nô lệ, trước nội chiến Nam
Bắc. Quý lắm đấy. Để coi, nếu
phải, tôi sẽ cho chú một chai chưng chơi.
Hết chuyện này qua chuyện khác, vui có, buồn có,
bà Susan đối với chúng tôi thật sự không khác gì
một người bạn. Thân thiết hơn nữa,
một người trong nhà. Thời gian đầu mới
vào nghề, không đủ nhà để làm cho giáp một
tuần, chính Susan đã lăng xăng tìm giùm cho chúng tôi thêm
bốn gia đình bạn bè của bà.
Đến một hôm, Chằn Lửa bỗng dưng
cay đắng:
-Ánh
mắt của bả phát sợ! Thấy biết liền là
bả mê ông!
Tôi choáng
váng, hỏi lại:
-Nói
thiệt hay nói chơi?
Vẻ
mặt Chằn Lửa đanh lại như...chằn:
-Ai
ở không mà nói chơi!
Tôi
cười sằng sặc. Một bà Mỹ chủ nhà mê
một tay lau dọn ốm nhách, đen thui như tôi đây
sao?! Đúng là chuyện ngàn năm hi hửu. Nhưng
vấn đề là tại sao bà vợ của tôi quyết
đoán như vậy. Tôi chọc:
-Bả nói với em hả?
Chằn Lửa lồng lên :
-Kinh
nghiệm đàn bà, khỏi cần ai nói!
Rồi Chằn kể lể lung tung. Nào là tại sao
lần nào dặn việc, bả chỉ gọi một mình
tôi lên lầu, chỉ này, chỉ kia, tại sao hôm
đầu tiên làm việc cho bà Wendy, khi nói về bà láng
giềng Susan, Wendy đã nói với tôi rằng "she said
she loves you so much, nghĩa là con mẹ Susan yêu ông ... ".
Hằng chục sự kiện vớ va vớ vẩn
từ đời cố lũy đều được
bươi ra để chứng minh rằng bà Susan yêu tôi!
Tôi nhịn cười, chậm rãi giảng giải:
-Việc cần dặn làm này kia là ở mấy phòng
tắm, phòng ngủ trên lầu nên bả mới gọi lên
mà chỉ. Em không rành tiếng Mỹ thì gọi em lên làm gì,
hả Chằn của anh?! Còn cái vụ bà Wendy nói câu đó,
chữ Love không có nghĩa là yêu đương đâu.
Chỉ có nghĩa là thích, là thương mến (một tên
lau nhà làm việc đàng hoàng) mà thôi.
Chằn Lửa nhất định không tin. Nàng
mỉa mai:
-Love không
phải là Yêu, vậy là gì đây?
Tôi
chịu hết nổi. Nổi nóng.
-Khùng
vừa thôi. Ngu vừa thôi. Về hỏi người ta câu
đó thực nghĩa là gì hẳng nói. Nói bậy nói bạ,
nó nghe được (?) nó đuổi thì trắng mắt
cả lũ!
Nghe
tôi to tiếng, Chằn Lửa
nhào tới, nắm áo kéo tôi ngồi xuống, hét lên:
-Đuổi thì đuổi. Nghỉ. Không làm nữa. Tui cấm ông không được làm cho
con mẹ này nữa!
Tôi muốn nổi điên lên.
Tôi muốn tát cho nàng một cái. Tôi muốn chửi rủa
thậm tệ cho hả lòng oan ức. Nhưng, ngay lúc tôi
như ngọn lửa bắt đầu nổ bùng tới
đâu thì tới, tôi chợt thấy hai giòng nước
mắt của nàng chảy xuống nghẹn ngào. Và tôi
đứng sững trong tận cùng xót đau. Tại sao
lại khốn khổ như thế này? Đã vất
vả thân phận làm mướn sao không thương yêu nhau
hơn mà lại đánh, mắng nhau ngay trong nhà chủ!
Đùm túm nhau qua đất nước giàu sang này, chúng tôi
chẳng có ai người thân. Chúng tôi chỉ có chúng tôi, hai
vợ chồng và hai đứa con, quây quần bên nhau,
thế thôi. Chằn Lửa thường ngày hay nói lời
mộc mạc: "chửi cha chửi mẹ nhau rồi
cũng đem đổ vào nồi nấu ăn chung".
Vậy thì tại sao không đem đổ vào nồi mà nấu
cho rồi?
Tôi nhìn
vợ, xanh xao vì cơn bệnh chưa dứt, nỗi
giận dữ tan biến ngay. Tôi lại nhớ đến
hình ảnh nàng ngày xưa đã lặn lội thăm nuôi
khi tôi đang lận đận trong lao tù cộng sản,
đến những ngày tháng cơ cực tiếp nối
khi trở về bên nhau, đến tình yêu chưa bao
giờ phai nhạt, đến mối ưu ái, chăm sóc
từng miếng ăn, giấc ngủ cho chồng. Nàng là
một người đàn bà Việt Nam đích thực. Cho tôi
được mãi mãi ca tụng nàng như vậy.
Tôi dịu giọng, vỗ
về:
-Em không thích thì mình nghỉ.
Chịu chưa?
Chằn Lửa có vẻ
ngạc nhiên và mừng rỡ (!):
-Thiệt nghe! Nghỉ cho
chắc ăn! Kiếm chỗ khác làm bù.
Nghỉ cho chắc ăn? Hay là
nghỉ cho mất một tháng hai trăm đồng
bạc? Kiếm chỗ khác làm bù? Kiếm chỗ nào trong thời
buổi gạo châu, củi quế này? Nếu dễ
kiếm thì ngày nào Susan đã không đôn đáo khắp
nơi! Tôi thực sự tiếc nuối nhưng biết
làm sao bây giờ?!
Chằn Lửa nói thật lòng:
-Ngày nào còn gặp bả, em
ăn ngủ không yên. Em chỉ muốn anh là của riêng em
mà thôi. Của riêng em cho đến chết. Biết chưa?
Thì ra,
chỉ vì tình yêu nồng nàn quá nên Chằn Lửa trở
thành ghen tương quá cỡ. Dù tuổi xanh không còn
nữa, dù trí nhớ mỗi ngày hao mòn dần. Có phải
trong hoàn cảnh cô thân xứ lạ, người đàn bà
Việt Nam đích thực chỉ biết tìm mọi
nương dựa, ủi an nơi người chồng
của mình? Từ đó, bất cứ một sự giao
thiệp nào của người chồng với phái nữ
cũng là một cách bất an cho họ? Riết rồi
trở thành Tào Thị mất búa, thấy ai cũng nghi là
kẻ cắp.
Người mình thường nói
"ghen đến mang bịnh, ghen đến xanh
xương..". Chằn Lửa của tôi cứ bịnh
rề rề hoài, có phải là vì ghen? Nhưng chắc
chắn, xương của cô nàng không thể là màu
trắng! Dù gì, tôi vẫn tạ ơn Chằng Lửa
đã hết lòng yêu thương và chăm sóc tận
tụy một tên đàn ông xấu xí như tôi.
Tôi
chợt nghĩ đến vợ chồng lão già Mẹn
ở Camden, New Jersy. Sau
chuyến cùng về thăm quê nhà, bà vợ suốt ngày kêu
trời, nói ổng núp lén lăng nhăng với một bà
bên đó, để rồi trở qua bên này, ổng
quyết chí ly dị bà. Thật ra, ông có lăng nhăng
với ai đâu. Chỉ có cái tội là tình cờ gặp
lại người tình thời tuổi trẻ ở cùng
một làng, nay cũng đã là bà của một đám con
cháu. Thăm hỏi nhau vài câu tình nghĩa bình thường
mà thôi chớ có gì ghê gớm đâu. Chỉ có một cái
tội tày đình, người tình cũ ấy là đàn bà góa
chồng. Thế nên bà vợ mới lồng lộn la làng,
tối ngày lảm nhảm những chuyện không đâu.
Tôi
lại nghĩ đến hôm trước, khi đến
thăm anh chị Thiên. Tuy không quen, chẳng quen biết gì
nhau, anh chị này đã tận tình giúp đỡ gia đình
chúng tôi trong những ngày đầu tiên lơ ngơ, láo ngáo
trên đất Mỹ. Từ đó, người dưng
trở thành thân thuộc, thỉnh thoảng ghé nhà thăm
nhau, uống một tách trà, ăn một bữa cơm,
nhắc chuyện quê xưa.
Hôm đó,
khi vào nhà, chúng tôi thấy một chị mặt mày hốc
hác đang ngồi ủ rũ trên ghế sofa. Xã giao vài câu,
chị ấy ra về. Chị Thiên bây giờ mới nói:
-Bà này
đang thất tình đó!
Và chị
kể:
- Nhà bà này
ở gần đây. Hai vợ chồng làm ăn khá giả
lắm. Năm trước, ông chồng về Việt Nam
thăm bà mẹ bị bịnh nặng gì đó, rồi quen
biết dây dưa với một cô ở đó. Rồi xào
xáo trong nhà, rồi cãi cọ, đôi co. Rồi đưa
nhau ra tòa ly dị, phân chia tài sản. Ông hỉ hả ôm
hết tiền về Việt Nam sống với tình nhân. Bà
nhớ thương ông, lờ quờ như con cua bịnh,
ngày nào cũng đến đây nằm thở vắn
thở dài. Bà nói, bây giờ ổng lấy ai thì cứ
lấy, tôi chỉ xin được ở chung nhà
để nhìn mặt ổng mỗi ngày là đủ
rồi!
Sau này,
chị Thiên kể tiếp:
-Sau
thời gian chung sống với tình nhân, ông chồng mới
bật ngửa ra cô gái kia đang là vợ của một
tay mặt rằn nào đó ở miền Bắc và hằng
tháng phải gởi tiền về cho hắn tiêu xài. Ông
mất vía, nghỉ chơi, muốn trở về ao nhà
nhưng chẳng biết làm sao, đành ở vậy
chờ thời. Bà vợ hay tin, mừng rỡ chạy ngay
về ở với ông. Tha hồ mà mỗi ngày nhìn mặt.
Đâu lại vào đó, chỉ có điều cơ
nghiệp chắt chiu bây giờ đã tan tành.
Sẳn mấy chuyện này của người ta,
Chằn Lửa càng hăng say hài tội tôi. Nàng nói, thấy
chưa, đàn ông mấy người ghê lắm, hở ra
là theo gái liền. Nếu có về Việt Nam, đừng có hòng léng phéng với
mấy bà cũ, không yên thân với em đâu! Tôi vẫn
nghĩ rằng mình chẳng có tội tình gì, chỉ luôn
bị vu oan giá họa mà thôi. Mấy "bà cũ"
của tôi đều đã yên phận chồng con hết
rồi, đâu còn mối nào mà léng phéng, hử?! Cùng lắm,
là có cái tội thời thanh xuân, trước khi lấy
vợ, đã yêu thiết tha một cô tên Thúy Vân lúc đang
học lính ở Đà Lạt, rồi vì hoàn cảnh
phải đau đớn xa nhau, rồi trong suốt dãi thi
ca, âm nhạc của tôi từ đó in đậm nét
một loài Mây. Thế thôi.
Đứa con gái đang lòng vòng
quanh đó cũng hùa vào:
-Đúng rồi đó Má.
Đừng để cho Ba lăng nhăng bậy bạ. Má
đừng lo, nhất định, Ba mà về Việt Nam
con cũng đi theo. Mỗi ngày Ba đi đâu, con theo
đến đó. Vậy là hết cục cựa!
Trời, trời! Kiểu đó
thì hết cục cựa chớ còn gì nữa! Ủa, mà tôi
có tính cục cựa gì đâu chớ? Con bé này thường
ngày nghe nói giống cha mọi điều, sao hôm nay, bé
lại giống mẹ như vầy!
Thì ra, nhà
tôi bây giờ có đến 2 chị sư tử, làng xóm
ơi. Tôi sợ quá! Thiệt mà!
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire