caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 16 mai 2021

Dòng thơ Trần Văn Lương và Đỗ Quý Bái với bài thơ Đái Thạch Bổ Thiên, Cố Quận Hà Phương và LÀNG CŨ NƠI NAO.

tt

 Ki´nh gửi quý anh chị những bài thơ của thi sĩ Trần Văn Lương đã gửi vào groupe của chúng ta, nhưng vào thời gian này, tôi có việc nên chậm post bài.

Bài thơ thứ nhất lấy tâm sự mình ra để diển tả một nỗi niềm tuyệt vọng đã cho chúng ta làm bài học để suy ngẫm.

Cuối bài thơ, mời quý anh chị đọc thêm tài liệu được trích từ  Truyện Dân Gian châm com để xem hình và đọc câu truyện này.

Caroline Thanh Huong

Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

     Vênh vang đội đá vá trời,

Nào hay sức mọn đá rơi nát đầu.

 

 

Cóc cuối tuần:

 

      

 

.

      ,

便 .

               

 

 

Âm Hán Việt:

 

      Đái Thạch Bổ Thiên

Trường không nhất phá, họa liên phiên,

Đái thạch, cuồng oa dục bổ thiên.

Chí đại, khả liên tài lực thiển,

Thạch trầm, kính kiệt, tiện quy tiên.

              Trần Văn Lương

 

 

Dịch nghĩa:

 

           Đội Đá Vá Trời (*)

Trời xanh vừa mới vỡ, tai họa kế tiếp nhau,

Đội đá, con ếch ngông muốn vá trời.

Chí thì lớn, (nhưng) đáng thương tài sức kém,

Đá nặng, sức kiệt, lập tức bỏ mình.

 

Ghi chú:

(*)  Theo thần thoại Trung Hoa, thì câu chuyện vá trời (Luyện Thạch Bổ Thiên 煉石補天) đại khái như sau:

      Nơi thượng giới, một ngày kia thủy thần Cung Công (共工) làm phản đem quân gây loạn. Hỏa thần Chúc Dung (祝融) bèn đưa quân ra đánh dẹp, cuối cùng đã thắng. Cung Công bị thua, tức giận va đầu vào núi Bất Chu (不周) ở phía Tây. Núi này là một trong mấy cây trụ chống trời nay bị Cung Công đụng gãy, làm một góc trời bị vỡ. Do đó, nước của dòng Thiên Hà theo chỗ vỡ đó chảy xuống trần, gây nên bao thảm họa.

     Trước cảnh tai ương nước lửa, bà Nữ Oa (女媧) không nỡ nhìn dân chúng khổ, bèn quyết chí vá lại trời. Bà bay đi khắp nơi, tìm đá ngũ sắc để làm vật liệu và cuối cùng đã vá lại được bầu trời. Nhưng núi Bất Chu đã bị đổ, bầu trời thiếu chân chống nên Nữ Oa lại lấy chân của con rùa lớn (ngao ) để thế vào.

      Từ đó nước của Thiên Hà không còn chảy xuống trần để gây họa cho dân nữa.

 

 

Phỏng dịch thơ:

 

        Đội Đá Vá Trời

Chín tầng chợt vỡ, khổ nơi nơi,

Đội đá, ếch toan chuyện vá trời.

Mộng lớn, nhưng tài hèn đức mọn,

Đá chèn, sức mỏn, xác thân phơi.

              Trần Văn Lương

                 Cali, 5/2021

 

 

Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

    Thương thay con ếch muốn làm bà Nữ Oa

đội đá vá trời!

    Mộng thì lớn, nhưng than ôi, tài hèn đức bạc

nên cuối cùng đành phải mất mạng dưới tảng

đá mình đội!

    Chữ danh cùng tham vọng làm hại con người

đến thế ư? 

    Biết sáng suốt để tự lượng sức mình quả thật

khó thay, hỡi ơi!

 

 

Nữ Oa nương nương đội đá vá trời

[alert style=”danger”]

Truyện thần thoại Nữ Oa nương nương đội đá vá trời

Nữ Oa nương nương đội đá vá trời là truyện thần thoại Trung Quốc, kể về công việc vĩ đại và công lao to lớn của Nữ Oa, giúp loài người thoát nạn diệt vong.

[/alert]

Tương truyền khi Nữ Oa nương nương sáng tạo ra loài người, trong một thời kỳ khá lâu, thế gian sống bình yên, đầy hạnh phúc.

Một năm, chẳng hiểu duyên cớ vì đâu, Thủy thần Cung Công và Hỏa thần Chúc Dung gây sự đánh nhau. Cuộc chiến đấu của hai vị thần này vô cùng dữ dội. Họ đánh nhau từ trên trời xuống tận dưới đất. Cuối cùng, Chúc Dung đã chiến thắng được thủy thần tối tăm.

Thủy thần Cung Công và Hỏa thần Chúc Dung
Thủy thần Cung Công và Hỏa thần Chúc Dung

Đại bại, tThủy thần Cung Công vừa thẹn vừa tức, tự nghĩ mình không còn mặt mũi nào sống ở thế gian nữa, liền đập đầu vào núi Bất Chu tự tử. Nhưng vì đập không mạnh, nên không chết. Khi tỉnh dậy, lại tiếp tục đi quấy rối ông Đại Vũ đang làm việc trị thủy. Ngoài ra, do việc đập đầu của Cung Công, nên thế gian lại phải chịu một tai họa lớn.

Nguyên núi Bất Chu là cây cột chống trời ở phía Tây Bắc, bị Cung Công đập đầu vào, gẫy gập xuống, nên một góc trời đã bị sụp đổ.

Nữ Oa nương nương đội đá vá trời
Nữ Oa nương nương đội đá vá trời

Nửa vòm trời bị sụt xuống, trên không trung hiện ra những lỗ thủng to tướng. Mặt đất nút nang nứt dọc thành nhiều hố sâu thẳm, núi rừng rực cháy, nước lúc tràn ra, nổi sóng cuồn cuộn. Trái đất trong phút chốc đã biến thành biển cả mênh mông, các loài chum muông hung dữ tràn ra phá hoại khắp nơi. Loài người đang đứng trước hiểm họa diệt vong.

Đội đá vá trời
Đội đá vá trời

Trước cảnh con người phải chịu tai họa khủng khiếp, Nữ Oa nương nương thấy lòng xót xa. Không có cách gì để trừng phạt Cung Công, Nữ Oa đội đá vá trời, ngày đêm đêm vất vả bắt tay vào việc vá lại trời đất.

Đây là công việc thật vĩ đại và khó khăn. Nhưng Nữ Oa nương nương luôn lo lắng đến hạnh phúc của loài người nên gian nan vất vả không hề làm bà sờn lòng. Bà vẫn cương quyết một mình gáy lấy gánh nặng đó.

Nữ oa đội đá vá trời
Nữ oa đội đá vá trời

Trước tiên, bà nhặt ở các sông lớn nhiều loại đá ngũ sắc đem về, nhóm lửa nung đá thành một chất deo như keo, dùng đá đó để vá hết các lỗ thủng trên vòm trời xanh.

Sợ vòm trời có thể sụt xuống lần nữa, bà bèn giết một con rùa lớn, chặt lấy bốn chân đem dựng ở bốn phương trên trái đất làm cột chống trời. Từ đấy, vờm trời được chống lên, trông như một mái lều. Các cột chống lần này đều vững chãi, không lo vòm trời sụp xuống nữa.

Khi ấy, ở vùng đồng bằng có một con rồng đen hung dữ đang hoành hành giết hại cư dân, Nữ Oa nương nương liền giết chết con rồng, đuổi hết các loài chim muông hung dữ đi, từ đó loài người không còn sợ bị chúng tàn hại nữa. Việc cuối cùng còn phải chặn nạn nước lũ gây hại cho con người, bà đã lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng nước.

Nữ Oa vá trời
Nữ Oa vá trời

Tai họa do thủy thần Cung Công gây ra đã được Nữ Oa ra tay quét sạch, loại người thoát khỏi cảnh diệt vong.

Từ đấy, sự phồn vinh đã trở lại trên trái đất. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nối tiếp nhau, hết nóng sang lạnh theo đúng tiết. Các loài chim muôn hung dữ, cũng dần dần thuần thục, cùng làm bạn với loài người. Khắp nơi, thức ăn thiên nhiên đầy rẫy, chỉ chịu khó hái về là no đủ. Loài người từ đấy sinh sống vui tươi, hồn nhiên, không còn lo sợ gì nữa.

Tương truyền Nữ Oa nương nương còn sáng chế ra một loại nhạc khí làm bằng ống sậy, ghép mười ba ống lại với nhau, trông giống như đuôi chim phượng, thổi lên nghe rất réo rắt, vui tai, đem tặng cho con người. Từ đấy, loài người sinh sống trên trái đất lại càng thêm vui vẻ, hạnh phúc.


Các vị thần trong truyện thần thoại Nữ Oa nương nương đội đá vá trời

1. Thủy thần Cung Công

Thủy thần Cung Công còn gọi là Cộng Công hoặc có tên khác là Khang Hồi. Đây là một một trong thập đại ma thần thời thượng cổ Trung Quốc. Cũng có tài liệu cho rằng Cung Công là một bộ lạc thường gây loạn trong Tứ tội.

Thủy thần Cung Công
Thủy thần Cung Công

Tương truyền, Cung Công vốn bị lưu đày. Đời Thuấn, Cung Công trở lại, gây ra những trận hồng thủy liên miên, khiến cho mặt đất phủ một một mảnh trắng xóa. Lúc nay Hạ Vũ – một vị vua huyền thoại của Trung Quốc thời cổ đại nhận trách nhiệm trị thủy. Hạ Vũ đã cùng Cung Công đánh một trận ác chiến, quyết trừ hại cho nhân dân. Cung Công chiến bại, bị trục xuất ra Cung Thành thuộc U Châu, được xếp vào một trong Tứ tội (Tứ tội bao gồm: Hoan Đâu, Tam Miêu, Cổn và Cung Công).

Sau khi Cung Công chết, người dân thờ làm Thủy sư. Con của Cung Công là Câu Long được tôn làm xã thần (tức thổ địa). Dù Cung Công làm nhiều việc ác, nhưng vì thần lực mà khiến dân chúng kính sợ.

2. Hỏa thần Chúc Dung

Hỏa thần Chúc Dung, bản danh là Trọng Lê, là một nhân vật huyền sử sống vào thời đế Cốc Cao Tân thị, là chắt của đế Chuyên Húc và là con trai của Quyển Chương. Theo thần thoại, thì hỏa thần Chúc Dung là một trong những hậu duệ của Thần Nông thị.

Hỏa thần Chúc Dung
Hỏa thần Chúc Dung

Xưa kia vua Toại Nhân (người sáng tạo ra lửa trong Thần thoại Trung Quốc cổ đại) đã dạy người dân dùi cây lấy lửa đã mở màn cho nền văn minh Trung Quốc, nhưng suốt mấy ngàn năm sau đó dân gian chỉ dừng lại ở việc dùng lửa để nướng thịt động vật ăn chứ ngoài ra không còn tiết mục gì khác.

Trọng Lê sau đó đã sáng tạo ra cách nấu qua vật cách nhiệt như: nồi đất, ấm đất, niêu đất, … khiến cho món ăn có mùi vị và thơm ngon hơn. Ông lại nghiên cứu ra các chất để khi cần có lửa ngay mà khỏi phải dùi cây hay mài đá nữa. Ví như ông ép dầu lạc tích trữ làm chất cháy, hoặc chế ra ngọn đuốc để có thể giữ lửa và di chuyển được cơ động trong bóng tối.

Nhờ những phát minh trên mà Trọng Lê được đế Cốc biết đến, mời vào trong triều đình phong làm quan to, giữ chức Hỏa Chính cai quản về việc chế tạo và sản xuất lửa trong thiên hạ với danh hiệu là Hỏa thần Chúc Dung. Từ đây nền văn minh Trung Hoa bước sang một kỷ nguyên mới sắc nét hơn và tinh tế hơn.

3. Nữ Oa nương nương là ai?

Nữ Oa nương nương là một thủ lĩnh thị tộc của Trung Quốc cổ đại, dần được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong thần thoại Trung Quốc, thường được mô tả là đầu người thân rắn. Do ảnh hưởng của nghìn năm Bắc thuộc, nên ít nhiều, vai trò của bà cũng có ảnh hưởng đối với thần thoại Việt Nam.

Nữ Oa nương nương
Nữ Oa nương nương

Truyền thuyết về Nữ Oa được truyền tụng nhiều nhất qua câu chuyện Nữ Oa nương nương đội đá vá trời.

Đương thời, bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Bà là em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hy, đứng đầu danh sách Tam Hoàng. Theo thần thoại, Nữ Oa và Phục Hy là hai anh em, hiện ra khi núi Côn Lôn thành hình. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.

Danh mục Truyện thần thoại Thẻ ,,,,,,,,,

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire