caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

jeudi 30 décembre 2021

Nguyễn Hữu Khiêm kể chuyện mùa dịch vật và con đường trở lại tên Pasteur của thời Sài Gòn xưa.

tt

 Kính mời quý anh chị đọc bài viết  rất buồn cười của tác giả Nguyễn Hữu Khiêm.

Con đường mang tên rất quen thời Sài Gòn cho đến một ngày nó bị mất tên và cái tên mới lại bị đi vòng một trăm tám chục độ để về chốn cũ...

Phải biết cái gì thuộc về ai thì cũng phải trả lại cho người đó đừng hòng mà thấy tiện rồi lấy luôn.

Caroline Thanh Huong



Kể chuyện mùa dịch vật.
 
Phần hai: Mỗi ngày chỉ năm nghìn!
Một ông chúa đảo tuyên bố trên báo đài rằng; mỗi ngày chỉ tiêu hết cở là một đồng Mỹ kim, dạ kính thưa ông một đồng Mỹ kim quy ra tiền có in hình cụ Hồ xứ Việt ta là hơn hai hai nghìn, không hề hút sách, rượu bia, gái gú… dân ta một người mỗi ngày tiêu bao nhiêu đó liệu được có mấy người?!
Nhớ đâu năm một chín chín mốt, nhà nước phục hồi tên đường Pasteur, Pasteur có lẽ là cái tên đã quá quen thuộc với người dân Sài Gòn. Con đường được đặt theo tên của Louis Pasteur (1822 - 1895), một bác sĩ vĩ đại người Pháp. Ông là cha đẻ của ngành nghiên cứu vi sinh vật học, là người đã sáng chế ra thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới. Viện Pasteur cũng được thành lập dựa trên ý tưởng của ông. Với những đóng góp to lớn, chẳng ngạc nhiên khi có khá nhiều con đường, địa danh của Việt Nam mang tên ông, như đường Pasteur ở Đà Lạt, vườn hoa Pasteur ở Hà Nội...
Đường Pasteur cũng là một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn, được thành lập từ năm 1865. Thời kỳ đó, bến Chương Dương còn là một con rạch, với 2 con đường Olivier và Pellerin. Khi con kênh bị vùi, đường Olivier mất theo. Đến năm 1955, con đường được đổi tên thành đường Pasteur, vì trên con đường này có Viện Pasteur Sài Gòn được thành lập từ năm 1891. Năm 1976, không biết mấy ông ngứa ngứa sao đó mà lại đem bà Nguyễn Thị Minh Khai đè lên mặt ông Pasteur, Viện Pasteur đổi tên thành Viện Dịch tễ học. Đến năm 1991 nghe đâu ở cái xứ sở thực dân cũ không chấp nhận tiếp tục tài trợ cho cái Viện dịch tễ dịch vật chi đó, để phục hồi tên con đường và Viện Pasteur mấy ông văn hoá văn xã phải mần cái tờ trình xin ý kiến Hội đồng nhân dân thành phố. Nhớ đâu báo Sài Gòn giải phóng lúc đó có bài viết như vầy: Tờ trình đề nghị khiêng bà Nguyễn Thị Minh Khai ra nửa đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, chỗ Lê Văn Tám chuẩn bị tẩm xăng làm đuốc sống, tức là chỗ cầu Thị Nghè cho có chị có em, đặt lại tên đường tên viện là Bác Tơ. Trình tới trình lui, mấy ông mấy bà Hội đồng thay nhau hạch hỏi Bác Tơ này có công lao chi mà đặt tên đường, bí quá mấy cha văn hoá nói đại theo kiểu miền nam là Bác Ba Tơ vốn mần nghề bác sỹ, trong công cuộc trường kỳ kháng chiến đã nhiều lần lén lấy thuốc kháng sinh từ Viện dịch vật, vượt sông Sài Gòn qua Thủ Thiêm chữa thương và trị bệnh sốt rét cho bộ đội ta nhiều lắm... Nói đại nói dóc nhưng mà cám ơn thiệt, Sài Gòn còn cái đường tên thiệt là Bác ba sờ tơ!
Lại nói, hồi xưa sáng đến trường mấy thằng hay đi bộ từ Ký túc xá 129A Nguyễn Huệ đến 196 Pasteur, đi từ hướng Nhà thờ Đức bà đến Hồ con rùa, theo con đường Duy Tân cây dài bóng mát (lại nói trật: đường Phạm Ngọc Thạch) quẹo trái, chỗ cái tháp nước có Bà bán xôi bên hè đường, xôi bày ra dĩa có dăm ba hột nếp cùng mấy ít hạt gọi là Xôi đậu phộng, mỗi thằng hai dĩa mới được nửa bụng muốn no phải là bốn, mà thường là ăn thiếu...
Còn nhớ cái hồi ở Xưởng thiết kế Xây lắp Nội thương sáu ba Võ Văn Tần, mấy thằng tre trẻ không nhà không cửa như mấy thằng tôi, đi làm rồi ở lại xưởng thì không nói gì, lại có ông Thầy Quyện có nhà có cửa có vợ có con chiều về tối lại sáu ba Võ Văn Tần ngồi ngủ gật, hỏi sao thế này? Thầy Quyện thật thà bảo rằng mỗi ngày có mỗi năm nghìn nên mà tối ngủ ở nhà lỡ "ti toe tí" chắc hư cả ngày hôm sau, chỉ có là ngủ gật!?
Vậy là đi theo ông thầy Quyện mấy ngày, mỗi ngày là năm nghìn, gần cuối cái đường Bác Tơ quẹo phải là đường Trần Quốc Toản phía bên trái có cái bờ tường, sau bờ tường có cái căn tin, cơm trắng ăn no đủ, thức ăn bao gồm giống thời KTX Nguyễn Huệ, một nghìn rưởi một người, có hôm tôi mời ông Thầy Quyện một ly trà đá năm trăm đồng, ông Thầy lại bảo là phí phạm quá...
Ngồi cộng hết lại: buổi sáng một ổ bánh mì chan nước tương ngọt (không giải thích) một nghìn, cơm trưa một nghìn năm trăm đồng, cơm chiều một nghìn rưởi cộng lại là bốn nghìn, không uống trà đá hai lần là còn dư một nghìn: Thầy là Thầy lừa đảo một ngày chỉ có bốn nghìn vậy một nghìn để đâu, ông Thầy nheo nheo mắt, kính xệ xệ bảo rằng, lâu lâu cũng phải đi bơm bánh xe, hôm rồi gặp thằng đểu bơm hai bánh nó tính hai nghìn!
Bó tay ông thầy Tiến sỹ...

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire