caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 3 décembre 2023

Chủ nhật đọc thơ Trần Văn Lương và nghe nhạc "Sến".Bạn Hiền Ơi Cho Hỏi, Tiếc Nuối Gì Không và Đừng Cười Tôi Nghe Nhạc Sến.

tt
Kính gửi quý anh chị ba bài thơ của anh Trần Văn Lương.
Cám ơn anh Lương đã gửi những sáng tác thơ của anh đến groupe của chúng ta với những thể loại thơ khác nhau, nhưng tất cả đều cùng một tâm tình nhớ về quê hương bây giờ đã không còn là quê cha đất tổ nữa.
Caroline Thanh Hương


Tháng tư anh Trâ`n Văn Lương đã sáng tác bài thơ Bạn Hiền Ơi Cho Hỏi, hỏi bạn gì đây khi quê hương xưa đã thay màu cờ.
Đầy tớ của dân lại là bọn cướp ngày, cướp từ nhà quê lên tỉnh, cướp cả ngân hàng, còn dân Việt Nam thì không biết tỏ cùng ai.


Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

       Hỏi người, hỏi để mà chơi,

Biết rằng cũng chỉ phí lời toi công

 

Cóc cuối tuần:

 

    Bạn Hiền Ơi Cho Hỏi

         (Viết thay một người để gửi cho

       một người giờ đã không còn là bạn)

 

Hỡi bạn hiền còn ở lại quê hương,

Vì xưa quyết không lên đường tỵ nạn.

Và vì chẳng biết gì về Cộng sản,

Nên mơ màng tính toán chuyện trời trăng.

 

Bạn nghĩ rằng chúng sẽ trọng tài năng,

Nên tin tưởng với mảnh bằng nho nhỏ,

Nhờ du học trước kia mà bạn có,

Chúng ắt mau đem thảm đỏ đến mời!

 

Này bạn ơi, đã bốn tám năm rồi,

Tháng Tư đến, nơi góc trời tỵ nạn,

Tôi chợt thấy lòng bồi hồi vô hạn,

Chẳng đặng đừng đành hỏi bạn ít câu.

 

Tôi đã nghe hàng vạn chuyện buồn đau

Đổ ập xuống trên đầu người dân Việt.

Ý kiến bạn thế nào, tôi muốn biết,

Thử xem mình có khác biệt gì nhau.

                       x

                   x      x

Nghe nói rằng, chinh chiến hết đã lâu,

Mà đất nước vẫn chìm sâu đáy vực,

Và dân chúng vẫn đêm ngày khổ cực,

Không nhân quyền, không được chút tự do.

 

Nghe nói rằng, dân chẳng lúc nào no,

Phập phồng sống trong buồn lo, sợ hãi,

Quằn quại giữa một nhà tù vĩ đại,

Trên quê mình mà phải chịu lưu vong.

 

Nghe nói rằng, lãnh thổ của cha ông,

Cùng các đảo biển Đông dần bị cắt,

Và đất mẹ đã rơi vào tay giặc,

Thêm một lần mất nước thật xót xa.

 

Nghe nói rằng, Vẹm đã huỵch toẹt ra,

Bảo đánh Mỹ là cho Nga cho Chệt.

Cùng lúc chúng xua dân vào chỗ chết,

Chỉ vì thờ một chủ thuyết phi nhân.

 

Nghe nói rằng, có hàng vạn nông dân,

Bị bọn cướp, hiện thân là cán bộ,

Chiếm trọn hết đất đai cùng chốn ở,

Uất ức mà không có chỗ kêu oan.

 

Nghe nói rằng, bọn lãnh đạo gian ngoan,

Lúc mở miệng chỉ toàn chê "Mỹ Ngụy",

Nhưng lén lút đem tiền muôn bạc tỷ,

Giao người thân thồn qua Mỹ cất đi.

 

Nghe nói rằng, xã hội đã suy vi,

Cả nước chẳng biết chi là đạo đức.

Trò gian dối lọc lừa là mẫu mực,

Người thiện lương đích thực được mấy ai.

 

Nghe nói rằng, chuyện giới trẻ phá thai

Là "chuyện nhỏ", chẳng ai thèm thắc mắc,

Trai gái sống luông tuồng sao cũng mặc,

Thầy bà nay chỉ nhắm mắt lo tiền.

 

Nghe nói rằng, có đám nữ tiếp viên,

Cậy quyền thế, điềm nhiên buôn ma túy.

Nếu lỡ bị bắt mở tung hành lý,

Có "dù" to, chẳng phiền lụy mảy may.

 

Nghe nói rằng, dân mình "giỏi quá tay",

Vượt qua hẳn dân Tây cùng dân Mỹ.

Khắp xó xỉnh toàn "Giáo sư", "Tiến sĩ",

Dù học hành chắc chỉ đến lớp ba!

 

Nghe nói rằng, chẳng ít đứa lâu la,

Chức vị nhỏ, nhưng gia tài có được

Nhờ ăn cướp, nên giàu sang tột bực,

Hơn những ai thuở trước đã cầm quyền. 

 

Nghe nói rằng, những kẻ đã vượt biên,

Nay nhờ có một tí tiền "làm phúc",

Nên áo gấm về quê nhà lúc nhúc,

Được "tấn phong" thành "khúc ruột" ngàn xa.

                       x

                   x      x

Bạn hiền ơi, những chuyện tạm nêu ra,

Ai cũng biết, dù cách xa vạn dặm.

Chỉ mong bạn bỏ vài giây nghiền ngẫm,

Đừng rủa thầm tôi lẩm cẩm nói nhăng.

 

Sau bảy lăm, tôi nghe kể lại rằng,

Bạn thất nghiệp, ôm mảnh bằng ngồi khóc.

Nhờ vợ mới, thuộc gia đình Vẹm gộc,

Bạn thót lên bàn độc, sống thảnh thơi.

 

Tôi biết thừa, nên hỏi để mà chơi,

Sẽ chẳng có câu trả lời chân thật.

Cùng được biết, kể từ ngày bạn phất,

Bạn cố tình lánh mặt, chẳng gặp ai.

 

Thôi thế thì chiến tuyến đã chia hai,

Tôi và bạn đành đông đoài cách biệt,

Chỉ mong bạn, dù vui chơi mài miệt,

Đừng bao giờ quên nước Việt mình xưa.

 

Thêm lần nữa Tháng Tư,

Ai người vẫn hững hờ trên đất khổ!

               Trần Văn Lương

     Cali, Mùa Quốc Hận, 4/2023

 
Tiếng Việt đực thể hiện qua thơ anh Trần Văn Lương thật là trò chơi chữ nghĩa và âm điệu.

Tôi đọc nhẩm như bài thơ thuộc lòng thì nghe lòng nghe nhiều nuối tiếc với chữ tượng hình là "ngọn  đèn chong". "tuổi xế đông" thay cho tuổi già.

"Luýnh quýnh ngọn đèn chong,

Rụt rè tuổi xế đông,

Hỏi người trong giấc cuối

Có tiếc nuối gì không."

     Trần Văn Lương


Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

      Một đời cách bến xa sông,

Có hề tiếc nuối gì không, hỡi người?

  

Cóc cuối tuần:

 

  Tiếc Nuối Gì Không

 

Tháng tám, mắt chiều cay,

Khật khùng giấc tỉnh say.

Ngày loay hoay đợi chết,

Đêm mỏi mệt mong ngày.

 

Nhẹ khảy đứt dây đàn,

Gục đầu, khẽ thở than,

Đò ngang đà bặt chuyến,

Vĩnh viễn biệt hồng nhan.

 

Gió bám chặt cành đơn,

Cố bày lẽ thiệt hơn.

Lá hờn nên lặng lẽ,

Mặc gió kể nguồn cơn.

 

Mây chớn chở đen sì,

Lấp dần nẻo biệt ly.

Người đi không trở lại,

Day dứt mãi làm chi.

 

Ti tỉ tiếng hoàng hôn,

Chuông tong tả gọi hồn,

Dập dồn kinh thúc hối,

Người lạc lối cô thôn.

 

Lổm chổm ánh trăng rằm,

Lối về cũ lạnh căm.

Xăm xăm tìm ảo vọng,

Lầm lỡ mộng trăm năm.

 

Dăm ước muốn xa vời,

Chỉ còn vạt nắng vơi.

Cơ trời, đâu dám trách,

Dù lách chách không ngơi.

 

Dòng nhạc thuở xa xôi,

Theo người chịu nổi trôi,

Ỉ ôi từng nốt lẻ,

Dằn vặt kẻ đơn côi.

 

Cằn cỗi giọng ca khàn,

Cũng bày đặt khóc than,

Lội càn qua vũng nhớ,

Nức nở chuyện lìa tan.

 

Tình mắc cạn ngu ngơ,

Quanh chăn gối vật vờ.

Câu thơ quèn lạc vận,

Còn vớ vẩn ươm mơ.

 

Mộng vỡ đã chương phình,

Người xưa vẫn lặng thinh,

Mặc mình ai sám hối,

Sớm tối nhẵn lời kinh.

 

Luýnh quýnh ngọn đèn chong,

Rụt rè tuổi xế đông,

Hỏi người trong giấc cuối

Có tiếc nuối gì không.

     Trần Văn Lương

        Cali, 9/2023



tt tt 





Tháng mười một, anh đưa vào diển đàn bài thơ Đừng Cười Tôi Nghe Nhạc Sến, một thể lọai mà Việt Cộng cấm dân miền Nam nghe và hát sau năm một chín bảy lăm.

Bây giờ giới trẻ sinh đẻ và lớn lên ở ba miền Nam Trung Bắc của xã hội chủ Nghĩa Việt Nam đều thích lên sân khấu trình diển hay họp nhau hát karaoké.

Điều mà tôi nghe thấy lạ vô cùng là khi nhạc lính của VNCH cũng có lính Bắc Kỳ hát dịp Xuân về hay lấy ngạc xưa mà kể chuyện nay.

Thế thì  nhạc hành quân hay tâm sự lính xâm lăng không có ai nhớ hay hát sao?

Lạ thật đó nha.


Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

    Theo dòng nhạc "sến" ngân nga,

Ngậm ngùi nhớ đến quê nhà năm nao.

 

Cóc cuối tuần:

 

  Đừng Cười Tôi

                   Nghe Nhạc "Sến"

                          (Cho người, cho ta, cho người ta)

 

Này người hỡi, đừng mỉm cười châm biếm,

Khi nhìn tôi nghe nhạc "sến" say sưa,

Gửi hồn về những ngày tháng xa xưa,

Lúc đất nước ta chưa thành địa ngục.

 

Tôi xui xẻo, Trời không ban cho phúc

Được học hành, thành "trí thức" như ai,

Nên xin người đừng dè bỉu chê bai,

Hãy cho phép tôi dông dài giây lát.

                      x

                 x        x       

Có gì "sến" trong trăm ngàn khúc hát,

Mà từng lời bát ngát đượm tình quê,

Và từng câu luôn nhắc nhở tôi về

Một nơi chốn đà muôn bề xa cách?

 

Có gì "sến" với mối tình trong sạch

Của chàng trai đang cắp sách đến trường.

Thoáng nhìn ai mà lòng dạ vấn vương,

Giờ tan học trên đường về lẽo đẽo?

 

Có gì "sến" khi hè vừa bén nẻo,

Đám học trò buồn héo hắt chia tay,

Đứa thị thành, đứa trôi giạt chân mây,

Năm tới biết ai còn quay trở lại?

 

Có gì "sến" chuyện những người con gái,

Kẻ đưa đò, kẻ náu tại rừng sâu,

Trót yêu nên phải mang nặng khối sầu,

Chết hay sống vẫn buồn đau duyên số?

 

Có gì "sến" trong muôn vàn cảnh khổ,

Lớp nhớ về một thành phố mưa bay,

Lớp đêm dài cùng chim sắt rẽ mây,

Lớp men lối biệt ly đầy cay đắng?

 

Có gì "sến" trên sân ga quạnh vắng,

Những chiều buồn gội nắng đợi người xưa,

Nhưng qua rồi chẳng biết mấy mùa mưa,

Mà bóng dáng ai kia chưa về được?

 

Có gì "sến" khi vì lòng yêu nước

Vạn chàng trai phải cất bước lên đường,

Bỏ phố phường, gác lại chuyện yêu đương,

Sẵn sàng đổ máu xương nơi tiền tuyến?

 

Có gì "sến" khi những người lính chiến,

Phải đương đầu nguy hiểm chốn rừng sâu,

Mắt đăm đăm nhìn ánh lửa hỏa châu,

Miệng lẩm bẩm không ngừng câu đoàn tụ?

 

Có gì "sến" với người theo đội ngũ

Lội bùn dơ, lam lũ khắp chiến trường,

Nhưng đêm ngày vẫn nghĩ tới người thương

Quay quắt nhớ màu sương nơi quê cũ?

 

Có gì "sến" với cảnh người chinh phụ,

Năm canh khuya mất ngủ nhớ thương chồng,

Miệt mài ngồi đan áo ở bên song,

Cho chồng được ấm lòng khi giữ nước?

                      x

                 x        x       

Người ơi chẳng bao giờ tìm lại được,

Thời vàng son của ngày trước Bảy Lăm,

Với hàng ngàn ca khúc của Miền Nam

Mà nhựa sống còn miên man tuôn chảy.

 

Người có thấy những bài ca ngày ấy,

Lời nhiều khi không bóng bảy văn chương,

Nhưng chính là hình ảnh của quê hương,

Thuở chưa chịu cảnh đoạn trường khốn khó?

 

Quê hương đó, là nỗi buồn phượng đỏ,

Là nhịp đàn khúc tân cổ giao duyên,

Là bước chân ngoài phố lúc nửa đêm,

Là nhức nhối triền miên nơi gác trọ,

 

Là ánh mắt mãi trông chờ đầu ngõ,

Là tiếng chuông, tiếng gió, tiếng nguyện cầu,

Là cành sim tim tím chốn rừng sâu,

Là chiếc bóng cây cầu đà gãy đổ,

 

Là day dứt nhìn cơn mưa tỉnh nhỏ,

Là nỗi vui vườn Tao Ngộ cuối tuần,

Là poncho, là mưa nắng hành quân

Là hạnh phúc của những lần đi phép...

 

Dù số mệnh Miền Nam giờ đã khép,

Những bài ca, hình ảnh đẹp tuyệt vời,

Những cung sầu, những xúc cảm đầy vơi,

Những tình tự... sẽ muôn đời tồn tại.

                      x

                 x        x       

Người nếu nghĩ mình thượng lưu quý phái,

Hãy ngủ yên thoải mái giữa tháp ngà,

Mặc sức dùng kiến thức nhạc bao la

Để tán tụng những bài ca "sang cả".

 

Và nếu muốn, cứ âm thầm hể hả

Mỉa mai tôi dốt đặc chả biết gì,

Nhưng xin người hãy tạm ngoảnh mặt đi,

Hé mở chút tâm từ bi hỷ xả,

 

Cho tôi được, trong nắng chiều tơi tả,

Mắt mơ màng mà tấc dạ tái tê,

Tạm quên đi bước lữ thứ ê chề,

Nghe nhạc "sến" để nhớ về quê cũ.

                Trần Văn Lương

                  Cali, 11/2023

tt

Nghe anh Lê Hưng phi công Việt của hạm đội Mỹ kể lại câu chuyện giải cứu thuyền nhân.

Kính gởi quý anh chị Youtube lịch sử qua chuyện kề của anh Lê Hưng.

Caroline Thanh Hương


 Người Việt tha hương còn nói tiếng việt thời Việt Nam Công Hoà thật đáng khen, nhất là tâm hồn của anh Lê Hưng thật đáng khâm phục, như lời comment dưới đây của một khán thính giả Youtube Phi Công Việt Của Hạm Đội Mỹ Giải Cứu Thuyền Nhân.

Tôi không những chỉ cảm phục dũng khí của anh mà còn cảm phục về khả năng nói tiếng Việt của anh. Khi nghe câu chuyện anh kể với toàn là ngôn ngữ đặc thù của thời Việt Nam cộng Hòa mới thấy rằng anh yêu nước Việt Nam (của miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vô nha), và đồng bào người Việt với tấm lòng đầy tình người.
tt tt

Chương trình Đọc và nghe đọc truyện hay Thềm Hoang, đọạt giải nhất văn chương toàn quốc năm 1962 của tác giả Nhật Tiến.

Kính gửi quý anh chị một tác phẩm văn học thời Việt Nam Cộng Hòa của tác giả Nhật Tiến. 

Vì mắt tôi dạo này kém nhiều, nên tôi thích nghe đọc truyện hơn là đọc truyện như trước đây.

Cái lợi ích của internet ngày nay cũng giúp không ít cho người khiếm tật hay người lớn tuổi là có sự trợ giúp của việc tiếp tục nghe kể truyện.

Tuy vậy, bài hay mà người đọc không hay, như phát âm không rõ, truyện đọc không thích hợp với giọng đọc, bài lồng tiếng nhạc to hơn người đọc hay thu âm không rõ, khiến cho nhiều tác phẩm bị bỏ qua. thật đáng tiếc.

Đúng là phần kỹ thuật âm thanh cũng cần có chất lượng tốt cũng như cách phát âm và đọc bài không vấp. chứ phải nghe người đọc cứ nghẹn hoài thì tôi cũng dẹp luôn để không mất thì giờ nghe.

Riêng bài Thềm Hoang này, giọng đọc rất hạp với truyện của tác giả Nhật Tiến, vì là giọng Bắc trong truyện được đọc và diễn tả và lột được tâm trạng của những  nhân vật trong truyện.

Xóm nhà nghèo được miêu tả trong truyện cũng không nghèo tình hàng xóm...

Cái chuyện bậy bạ của người lớn cũng được Nhật Tiến tình tiết trong cái khổ riêng của mỗi người, từ người lớn đến con nít...

Riêng cái chửi của người xưa trong truyện này cũng không thô như xã hội ngày hôm nay và có thể nói là hơi duyên dáng như "cái phải gió" của cô Huệ.

Những nhà văn có tài như Nhật Tiến thật là khó kiếm trong văn chương sau 1975.

Cám ơn quý anh chị đã post truyện và đọc truyện thu âm rất hay.

Caroline Thanh Hương

Đọc phần tiểu sử của tác giả tại đây:

Tiểu Sử Nhà Văn Nhật Tiến

tt 

 

  tt tt

 Đọc truyện Thềm Hoang, tác giả Nhật Tiến


 

Mời nghe nhạc Đêm Giã Từ Hà Nội, Youtube Caroline Thanh Hương và đọc bài sưu tầm 36 Phố Phường Hà Nội là do ai lập ra.

tt

Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm viết về Hà Nội và nghe nhạc Phạm Mỹ Lộc viết và Phạm Đức Nghĩa trình bày,



Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?

Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền hình hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường” nhưng xuất xứ và những thông tin liên quan đến nó không phải ai cũng biết.
Về băn khoan này, giáo sư sử học Lê Văn Lan đã từng đưa ra ý kiến như sau:
Chúng ta đang có 2 văn bản đều có tên: Hà Nội 36 phố phường, thực ra là 2 bài thơ – đúng hơn là hai bài vè – đều có tên là Hà Nội 36 phố phường. Một bản kể: Phồn hoa thứ nhất Long thành/36 phố rành rành chẳng sai… Bản kia cũng là Hà Nội 36 phố phường nhưng lại kể: Phồn hoa thứ nhất Long Thành/Phố giăng mắc cửi chạy quanh bàn cờ…





Nếu cộng các tên phố có trong các bài Hà Nội 36 phố phường thì thấy có tất cả có hơn 50 phố. Văn bản có tên 36 phố phường ấy ra đời vào cuối thế kỷ 19, gây ấn tượng lớn nhưng không nên hiểu đó là sự đánh dấu của việc ra đời Hà Nội 36 phố phường, bởi Hà Nội 36 phố phường là điều không có trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” ở cuối thế kỷ 19.


Vì sao mọi người hay nhắc tới câu Hà Nội 36 phố phường? Có lẽ “công tích” thuộc về nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam quá nổi tiếng, nên dù không là sự thật lịch sử thì vẫn được mọi người đón nhận.
Và người ta vẫn dùng Hà Nội 36 phố phường như 5 cửa ô của Văn Cao hay Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Tác dụng của Văn học nghệ thuật là cực kỳ lớn. Rất tiếc là khoa học chưa can dự để trả lại tính chính xác của các thông tin này bên cạnh tính hấp dẫn của nó.





Một trong các số các bài ca về 36 phố phường được ghi trong sách Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có nôi dung như sau:

“Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”.


Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. 

Theo sách Đại Việt sử ký tục biên, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu.




Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đình Hổ cho biết cụ thể hơn về điều này:
“Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi.
Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liễn nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả.





Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị, hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh. Đó là phỏng cái ý cổ nhân bảo trợ phù trì lẫn nhau.

Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường, không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.




Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dãy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt.




Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biện pháp tốt của đời thái bình. Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường.

Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá.

Mười tám phường còn lại thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ấn, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.





Vào năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách lớn, trong đó có việc phân chia và đặt tên mới theo địa giới hành chính cấp tỉnh; lúc này Thăng Long xưa được sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội với diện tích rộng hơn, gồm 4 phủ, 15 huyện so với Thăng Long xưa.

Trong số 15 huyện của Hà Nội vẫn có 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, 36 phố phường đều nằm trong địa phận hai huyện này. Sách “Hoàng Việt dư địa chí” in vào năm Qúy Tị(1833) cho biết như sau: “Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường. Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường”.

Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.

Phố bích họa Phùng Hưng: Ký ức về Hà Nội xưa

Sau khi khai trương, Phố bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) đang đem đến nhiều trải nghiệm thú vị đối với người dân thủ đô và du khách.

Dự án "Bích họa trên phố Phùng Hưng" được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình "Đưa nghệ thuật vào không gian sống" do Chương trình định cư con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm triển khai từ năm 2015.
Với dự án này, lần đầu tiên nghệ thuật đương đại được đưa đến tương tác với cộng đồng ở không gian công cộng. Các nghệ sĩ tình nguyện Việt - Hàn đã khoác áo nghệ thuật hội họa hiện đại cho 19 vòm cầu di sản Phùng Hưng, tạo ra một không gian đi bộ thú vị - kết nối các giá trị di sản, nghệ thuật và cộng đồng. 
Thời gian tới, quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục phối hợp với Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc nghiên cứu định hướng tổng thể toàn tuyến 131 vòm và không gian kề cận của hai bên mặt tuyến vòm nhằm phát huy giá trị di sản vòm đường sắt đô thị Nam cầu Long Biên.

Dự án                                                          “Bích họa trên                                                          phố Phùng                                                          Hưng” được xây                                                          dựng trên cơ                                                          sở chương                                                          trình
Dự án “Bích họa trên phố Phùng Hưng” được xây dựng trên cơ sở chương trình "Đưa nghệ thuật vào được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2015.

Đoạn phố                                                          Phùng Hưng nối                                                          liền với khu                                                          vực chợ hoa                                                          Hàng Lược đã                                                          trở thành đoạn                                                          phố đi bộ                                                          chính thức kể                                                          từ đầu tháng                                                          2.


Hiện tại, đang có 17 tác phẩm tranh trên trên vòm cầu tại tuyến phố Phùng Hưng truyền tải thông điệp về về một Hà Nội ngàn năm văn hiến

Sau khi                                                          hệ thống ánh                                                          sáng được hoàn                                                          thiện, phố                                                          Bích Họa Phùng                                                          Hưng đã được                                                          khoác lên mình                                                          một tấm áo mới                                                          có phần lung                                                          linh hơn.
Sau khi hệ thống ánh sáng được hoàn thiện, phố Bích Họa Phùng Hưng đã được khoác lên mình một tấm áo mới có phần lung linh hơn.

Những                                                          gánh hoa len                                                          lỏi khắp các                                                          phố phường khi                                                          thành phố vừa                                                          thức giấc                                                          đã trở thành                                                          một vẻ đẹp                                                          riêng chỉ có                                                          thể bắt gặp ở                                                          Hà Nội
 Những gánh hoa len lỏi khắp các phố phường khi thành phố vừa thức giấc đã trở thành một vẻ đẹp riêng chỉ có thể bắt gặp ở Hà Nội

Tác phẩm                                                          múa lân trên ô                                                          vòm cầu số 73                                                          của cầu đường                                                          sắt phố Phùng                                                          Hưng
Tác phẩm múa lân trên ô vòm cầu số 73 của cầu đường sắt phố Phùng Hưng

Tác phẩm
Tác phẩm "Ngôi nhà số 63" gợi nhắc người xem về những ngôi nhà cổ kính của Hà Nội.

Mỗi năm                                                          hoa đào nở /                                                          Lại thấy Ông                                                          Đồ già / Bày                                                          mực tàu giấy                                                          đỏ / Trên phố                                                          đông người qua
Mỗi năm hoa đào nở / Lại thấy Ông Đồ già / Bày mực tàu giấy đỏ / Trên phố đông người qua

Phố Hàng                                                          Mã là một                                                          trong những                                                          hàng phố nằm                                                          trong khu phố                                                          cổ Hà Nội. Nơi                                                          đây có nghề                                                          thủ công                                                          truyền thống                                                          làm đồ mã dùng                                                          cho công việc                                                          cúng lễ và đồ                                                          trang trí bằng                                                          giấy
Phố Hàng Mã là một trong những hàng phố nằm trong khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây có nghề thủ công truyền thống làm đồ mã dùng cho công việc cúng lễ và đồ trang trí bằng giấy

Các danh                                                          thắng, địa                                                          điểm và khung                                                          cảnh đậm chất                                                          Hà Nội đã được                                                          tại hiện lại                                                          tại đây.
Các danh thắng, địa điểm và khung cảnh đậm chất Hà Nội đã được tại hiện lại tại đây.

Hình ảnh                                                          tàu điện leng                                                          keng tàu điện                                                          leng keng gợi                                                          nhắc cho những                                                          người dân Hà                                                          Nội về ký ức                                                          của thời bao                                                          cấp vốn đã lùi                                                          vào dĩ vãng.
Hình ảnh tàu điện leng keng tàu điện leng keng gợi nhắc cho những người dân Hà Nội về ký ức của thời bao cấp vốn đã lùi vào dĩ vãng.

LRM_EXPORT_20180206_005436
Một số                                                          bức tranh mô                                                          phỏng lại cảnh                                                          đường phố Hà                                                          Nội xưa thông                                                          qua gam màu                                                          đen  - trắng,                                                          được tô thắm                                                          bởi sắc hồng                                                          của đào Tết.
Một số bức tranh mô phỏng lại cảnh đường phố Hà Nội xưa thông qua gam màu đen  - trắng, được tô thắm bởi sắc hồng của đào Tết.

Cũng là                                                          quang cảnh                                                          sinh hoạt của                                                          người dân Hà                                                          Nội nhưng có                                                          nét hiện đại
Cũng là quang cảnh sinh hoạt của người dân Hà Nội nhưng có nét hiện đại

Chỉ cần                                                          nhắc tới tên                                                          xe Super Cub,                                                          không ít người                                                          lại thấy nao                                                          lòng, bồi hồi                                                          nhớ lại những                                                          kỷ niệm.
Chỉ cần nhắc tới tên xe Super Cub, không ít người lại thấy nao lòng, bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm.

Lòng                                                          đường của phố                                                          Phùng Hưng                                                          được biến                                                          thành nơi                                                          trưng bày các                                                          hiện vật gắn                                                          với nét văn                                                          hóa sinh hoạt                                                          của người dân                                                          Hà Nội.
Lòng đường của phố Phùng Hưng được biến thành nơi trưng bày các hiện vật gắn với nét văn hóa sinh hoạt của người dân Hà Nội.

Những                                                          bức tranh thể                                                          hiện tình yêu                                                          Hà Nội được vẽ                                                          bởi các em                                                          thiếu nhi được                                                          trưng bày trên                                                          phố
 Những bức tranh thể hiện tình yêu Hà Nội được vẽ bởi các em thiếu nhi được trưng bày trên phố






Nhiều du                                                          khách quốc tế                                                          đến tham quan.
Nhiều du khách quốc tế đến tham quan.

Giai                                                          đoạn 2 sẽ từ                                                          các cổng vòm                                                          đoạn phố Phùng                                                          Hưng đến                                                          phố Hàng Cót.                                                          Giai đoạn 3 sẽ                                                          từ các cổng                                                          vòm Cửa                                                          Đông đến                                                          phố Lê Văn                                                          Linh.
Giai đoạn 2 sẽ từ các cổng vòm đoạn phố Phùng Hưng đến phố Hàng Cót. Giai đoạn 3 sẽ từ các cổng vòm Cửa Đông đến phố Lê Văn Linh.

Hà Nội:                                                          Diện mạo mới                                                          của những vòm                                                          cổng trên phố                                                          Phùng Hưng
Quang cảnh nơi lấy nước công cộng hồi xưa

Hà Nội:                                                          Diện mạo mới                                                          của những vòm                                                          cổng trên phố                                                          Phùng Hưng

Hà Nội:                                                          Diện mạo mới                                                          của những vòm                                                          cổng trên phố                                                          Phùng Hưng

Hà Nội:                                                          Diện mạo mới                                                          của những vòm                                                          cổng trên phố                                                          Phùng Hưng










 









Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?

Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền hình hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường” nhưng xuất xứ và những thông tin liên quan đến nó không phải ai cũng biết.
Về băn khoan này, giáo sư sử học Lê Văn Lan đã từng đưa ra ý kiến như sau:
Chúng ta đang có 2 văn bản đều có tên: Hà Nội 36 phố phường, thực ra là 2 bài thơ – đúng hơn là hai bài vè – đều có tên là Hà Nội 36 phố phường. Một bản kể: Phồn hoa thứ nhất Long thành/36 phố rành rành chẳng sai… Bản kia cũng là Hà Nội 36 phố phường nhưng lại kể: Phồn hoa thứ nhất Long Thành/Phố giăng mắc cửi chạy quanh bàn cờ…





Nếu cộng các tên phố có trong các bài Hà Nội 36 phố phường thì thấy có tất cả có hơn 50 phố. Văn bản có tên 36 phố phường ấy ra đời vào cuối thế kỷ 19, gây ấn tượng lớn nhưng không nên hiểu đó là sự đánh dấu của việc ra đời Hà Nội 36 phố phường, bởi Hà Nội 36 phố phường là điều không có trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” ở cuối thế kỷ 19.


Vì sao mọi người hay nhắc tới câu Hà Nội 36 phố phường? Có lẽ “công tích” thuộc về nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam quá nổi tiếng, nên dù không là sự thật lịch sử thì vẫn được mọi người đón nhận.
Và người ta vẫn dùng Hà Nội 36 phố phường như 5 cửa ô của Văn Cao hay Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Tác dụng của Văn học nghệ thuật là cực kỳ lớn. Rất tiếc là khoa học chưa can dự để trả lại tính chính xác của các thông tin này bên cạnh tính hấp dẫn của nó.





Một trong các số các bài ca về 36 phố phường được ghi trong sách Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có nôi dung như sau:

“Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”.


Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. 

Theo sách Đại Việt sử ký tục biên, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu.




Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đình Hổ cho biết cụ thể hơn về điều này:
“Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi.
Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liễn nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả.





Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị, hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh. Đó là phỏng cái ý cổ nhân bảo trợ phù trì lẫn nhau.

Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường, không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.




Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dãy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt.




Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biện pháp tốt của đời thái bình. Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường.

Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá.

Mười tám phường còn lại thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ấn, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.





Vào năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách lớn, trong đó có việc phân chia và đặt tên mới theo địa giới hành chính cấp tỉnh; lúc này Thăng Long xưa được sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội với diện tích rộng hơn, gồm 4 phủ, 15 huyện so với Thăng Long xưa.

Trong số 15 huyện của Hà Nội vẫn có 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, 36 phố phường đều nằm trong địa phận hai huyện này. Sách “Hoàng Việt dư địa chí” in vào năm Qúy Tị(1833) cho biết như sau: “Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường. Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường”.

Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.

Phố bích họa Phùng Hưng: Ký ức về Hà Nội xưa

Sau khi khai trương, Phố bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) đang đem đến nhiều trải nghiệm thú vị đối với người dân thủ đô và du khách.

Dự án "Bích họa trên phố Phùng Hưng" được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình "Đưa nghệ thuật vào không gian sống" do Chương trình định cư con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm triển khai từ năm 2015.
Với dự án này, lần đầu tiên nghệ thuật đương đại được đưa đến tương tác với cộng đồng ở không gian công cộng. Các nghệ sĩ tình nguyện Việt - Hàn đã khoác áo nghệ thuật hội họa hiện đại cho 19 vòm cầu di sản Phùng Hưng, tạo ra một không gian đi bộ thú vị - kết nối các giá trị di sản, nghệ thuật và cộng đồng. 
Thời gian tới, quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục phối hợp với Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc nghiên cứu định hướng tổng thể toàn tuyến 131 vòm và không gian kề cận của hai bên mặt tuyến vòm nhằm phát huy giá trị di sản vòm đường sắt đô thị Nam cầu Long Biên.

Dự án                                                          “Bích họa trên                                                          phố Phùng                                                          Hưng” được xây                                                          dựng trên cơ                                                          sở chương                                                          trình
Dự án “Bích họa trên phố Phùng Hưng” được xây dựng trên cơ sở chương trình "Đưa nghệ thuật vào được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2015.

Đoạn phố                                                          Phùng Hưng nối                                                          liền với khu                                                          vực chợ hoa                                                          Hàng Lược đã                                                          trở thành đoạn                                                          phố đi bộ                                                          chính thức kể                                                          từ đầu tháng                                                          2.


Hiện tại, đang có 17 tác phẩm tranh trên trên vòm cầu tại tuyến phố Phùng Hưng truyền tải thông điệp về về một Hà Nội ngàn năm văn hiến

Sau khi                                                          hệ thống ánh                                                          sáng được hoàn                                                          thiện, phố                                                          Bích Họa Phùng                                                          Hưng đã được                                                          khoác lên mình                                                          một tấm áo mới                                                          có phần lung                                                          linh hơn.
Sau khi hệ thống ánh sáng được hoàn thiện, phố Bích Họa Phùng Hưng đã được khoác lên mình một tấm áo mới có phần lung linh hơn.

Những                                                          gánh hoa len                                                          lỏi khắp các                                                          phố phường khi                                                          thành phố vừa                                                          thức giấc                                                          đã trở thành                                                          một vẻ đẹp                                                          riêng chỉ có                                                          thể bắt gặp ở                                                          Hà Nội
 Những gánh hoa len lỏi khắp các phố phường khi thành phố vừa thức giấc đã trở thành một vẻ đẹp riêng chỉ có thể bắt gặp ở Hà Nội

Tác phẩm                                                          múa lân trên ô                                                          vòm cầu số 73                                                          của cầu đường                                                          sắt phố Phùng                                                          Hưng
Tác phẩm múa lân trên ô vòm cầu số 73 của cầu đường sắt phố Phùng Hưng

Tác phẩm
Tác phẩm "Ngôi nhà số 63" gợi nhắc người xem về những ngôi nhà cổ kính của Hà Nội.

Mỗi năm                                                          hoa đào nở /                                                          Lại thấy Ông                                                          Đồ già / Bày                                                          mực tàu giấy                                                          đỏ / Trên phố                                                          đông người qua
Mỗi năm hoa đào nở / Lại thấy Ông Đồ già / Bày mực tàu giấy đỏ / Trên phố đông người qua

Phố Hàng                                                          Mã là một                                                          trong những                                                          hàng phố nằm                                                          trong khu phố                                                          cổ Hà Nội. Nơi                                                          đây có nghề                                                          thủ công                                                          truyền thống                                                          làm đồ mã dùng                                                          cho công việc                                                          cúng lễ và đồ                                                          trang trí bằng                                                          giấy
Phố Hàng Mã là một trong những hàng phố nằm trong khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây có nghề thủ công truyền thống làm đồ mã dùng cho công việc cúng lễ và đồ trang trí bằng giấy

Các danh                                                          thắng, địa                                                          điểm và khung                                                          cảnh đậm chất                                                          Hà Nội đã được                                                          tại hiện lại                                                          tại đây.
Các danh thắng, địa điểm và khung cảnh đậm chất Hà Nội đã được tại hiện lại tại đây.

Hình ảnh                                                          tàu điện leng                                                          keng tàu điện                                                          leng keng gợi                                                          nhắc cho những                                                          người dân Hà                                                          Nội về ký ức                                                          của thời bao                                                          cấp vốn đã lùi                                                          vào dĩ vãng.
Hình ảnh tàu điện leng keng tàu điện leng keng gợi nhắc cho những người dân Hà Nội về ký ức của thời bao cấp vốn đã lùi vào dĩ vãng.

LRM_EXPORT_20180206_005436
Một số                                                          bức tranh mô                                                          phỏng lại cảnh                                                          đường phố Hà                                                          Nội xưa thông                                                          qua gam màu                                                          đen  - trắng,                                                          được tô thắm                                                          bởi sắc hồng                                                          của đào Tết.
Một số bức tranh mô phỏng lại cảnh đường phố Hà Nội xưa thông qua gam màu đen  - trắng, được tô thắm bởi sắc hồng của đào Tết.

Cũng là                                                          quang cảnh                                                          sinh hoạt của                                                          người dân Hà                                                          Nội nhưng có                                                          nét hiện đại
Cũng là quang cảnh sinh hoạt của người dân Hà Nội nhưng có nét hiện đại

Chỉ cần                                                          nhắc tới tên                                                          xe Super Cub,                                                          không ít người                                                          lại thấy nao                                                          lòng, bồi hồi                                                          nhớ lại những                                                          kỷ niệm.
Chỉ cần nhắc tới tên xe Super Cub, không ít người lại thấy nao lòng, bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm.

Lòng                                                          đường của phố                                                          Phùng Hưng                                                          được biến                                                          thành nơi                                                          trưng bày các                                                          hiện vật gắn                                                          với nét văn                                                          hóa sinh hoạt                                                          của người dân                                                          Hà Nội.
Lòng đường của phố Phùng Hưng được biến thành nơi trưng bày các hiện vật gắn với nét văn hóa sinh hoạt của người dân Hà Nội.

Những                                                          bức tranh thể                                                          hiện tình yêu                                                          Hà Nội được vẽ                                                          bởi các em                                                          thiếu nhi được                                                          trưng bày trên                                                          phố
 Những bức tranh thể hiện tình yêu Hà Nội được vẽ bởi các em thiếu nhi được trưng bày trên phố






Nhiều du                                                          khách quốc tế                                                          đến tham quan.
Nhiều du khách quốc tế đến tham quan.

Giai                                                          đoạn 2 sẽ từ                                                          các cổng vòm                                                          đoạn phố Phùng                                                          Hưng đến                                                          phố Hàng Cót.                                                          Giai đoạn 3 sẽ                                                          từ các cổng                                                          vòm Cửa                                                          Đông đến                                                          phố Lê Văn                                                          Linh.
Giai đoạn 2 sẽ từ các cổng vòm đoạn phố Phùng Hưng đến phố Hàng Cót. Giai đoạn 3 sẽ từ các cổng vòm Cửa Đông đến phố Lê Văn Linh.

Hà Nội:                                                          Diện mạo mới                                                          của những vòm                                                          cổng trên phố                                                          Phùng Hưng
Quang cảnh nơi lấy nước công cộng hồi xưa

Hà Nội:                                                          Diện mạo mới                                                          của những vòm                                                          cổng trên phố                                                          Phùng Hưng

Hà Nội:                                                          Diện mạo mới                                                          của những vòm                                                          cổng trên phố                                                          Phùng Hưng

Hà Nội:                                                          Diện mạo mới                                                          của những vòm                                                          cổng trên phố                                                          Phùng Hưng