MỘT
CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 16
HỒ TẤN VINH
Ngày 26 tháng 4
năm 1960, các nhà trí thức tên tuổi tiêu biểu cho mọi xu hướng chánh trị
miền Nam thành lập ‘Ủy ban Tự do và Tiến bộ’. Họ kín đáo gởi lên Tổng Thống Ngô
Đình Diệm một kiến nghị yêu cầu Tổng Thống cởi mỡ chánh trị và tôn trọng các
quyền căn bản. Đây là thành tích vẻ vang nhứt của trí thức VN trong thời đó.
Đây không phải là hành động ngạo mạng thách thức uy quyền của Tổng Thống mà là
cách quang minh chánh đại bày tỏ mối quan tâm đến những vấn đề đất nước của
những người này. Thật là thành tâm, thiện ý và ngây thơ.
Nhóm người này
cũng có tên là nhóm Caravelle. Họ đông hơn 18 người, nhưng họ chọn ra 18 người
có tên tuổi nhiều nhứt để ký tên vào bản kiến nghị (Lê Ngọc Chấn, Trần Văn Văn,
Trần Văn Đổ, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Lý, Trần Văn Hương, Trần Lê Chất, Nguyễn
Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Lê
Quang Luật, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Lương Trọng Tường, Linh Mục Hồ
Văn Vui, Phan Khắc Sữu, Hồ Văn Nhựt...).
Lời lẽ trong
thư rất ôn hòa nhưng cũng cứng rắn (Hiến pháp chỉ có hình thức, tình trạng ban
phát ân huệ bằng những liên hệ gia đình hay phe phái, Khu Dinh Điền bốc lột con
người, tuy đồ sộ nhưng vô ích. . .) vì họ mong rằng khi nhận được thư, Tổng Thống
sẽ mời họ để bàn thảo. Nhưng chờ mãi không thấy hồi âm - sợ bị đánh phủ đầu -
nên ngày 30 tháng 4 năm 1960 họ công khai phổ biến bức thư tại khách sạn
Caravelle như những chánh nhân quân tử. Bị kiễm duyệt nghiêm nhặt nên dân chúng
miền Nam không đọc được nội dung nhưng các tòa Đại sứ ngoại quốc đều có bản
sao.
Ngày hôm sau, Tổng
Thống Ngô Đình Diệm cáo ngược lại là họ lạm dụng quyền tự do nên cho lệnh mật
vụ bắt giam họ. Người bị bắt đầu tiên là BS Trần Văn Đỗ, trước đó là Ngoại
Trưởng cho ông Diệm nhưng đã từ chức. Các ông Trần Văn Lý, Tạ Chương Phùng, Lê
Quang Luật là những người trước đó có làm ơn cho ông Diệm, lúc ông còn nghèo
khó. Cụ Tạ Chương Phùng có một người cháu là Tạ Chí Diệp sau này cũng bị ông
Diệm giết.
Tháng 11 năm
1960, trong lần đảo chánh của Nguyễn Chánh Thi, khi thất thế, ông có hứa sẽ
thay đổi, trao quyền cho quân đội lập một chánh phủ liên hiệp, nhưng khi lật
được thế cờ thì ông chẳng những không thức tỉnh mà lại chứng nào tật nấy, và
còn trả thù tàn bạo, ngay đến người vô tội cũng bị vạ lây.
Ông đã gạt thiên
hạ nhiều lần và ra tay lần nào ông cũng thành công hết. Nhưng mỗi lần ông thành
công thì nếu không có người chết tức tưởi thì cũng có ngưòi xộ khám bị tra tấn.
Để ngẩng cao đầu
làm người, con người có vài nguyên tắc cần phải tôn trọng. Đâu cần có bước qua
cửa Khổng mới thấm nhuần câu ‘quân tử nhứt ngôn’, người chữ nghĩa không đầy lá
mít, bọn du côn chửi thề om sòm ngoài chợ cũng biết câu ‘lời hứa là lời danh
dự’. Ai dấn thân vào chốn giang hồ để làm chuyện thiên hạ đều phải biết cái đạo
lý tối thiểu đó. Để được việc cho mình, ông Diệm đã ngang nhiên vượt qua những
lằn ranh này.
Vẫn biết rằng
trong chánh trị có trường phái chủ trương ‘quân tử nhứt ngôn là quân tử dại,
quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn’. Với chủ trương này, những lần ra tay
đầu tiên thì thành công liền vì ai cũng bất ngờ. Nhưng trong trường kỳ, khi bản
chất lộ ra, hậu sự của chủ trương này không bao giờ tốt đẹp. Ông Diệm đã theo
trường phái này.
Vì con người không
có tín dụng như ông, mà bè đảng của ông đông, nên chắc chắn người nào có đầu óc
bình thường không ai dám để cho ông gạt thêm một lần thứ năm hay thứ sáu nữa.
Có người liệt kê
ra ông có 10 tội phản. Cái đó có lẽ là hơi quá nhiều, nhưng ít ra cũng có năm
(ba đời thờ Pháp rồi phản Pháp; ba đời thờ Vua rồi phản Vua; lúc nghèo khó thì
nhờ bạn bè giúp đở, khi có quyền thì giết người ơn; trên đài phát thanh hứa với
dân chúng và viết giấy với Nguyễn Chánh Thi sẽ giao quyền lại cho quân đội rồi phản
lời hứa; hoàn toàn dựa vào Mỹ để có quyền rồi phản Mỹ đi đêm với VC).
Nhân sĩ Thiên Chúa
giáo Trần Văn Lý là bạn hồi nhỏ đi học chung với ông Diệm gắn cho ông Diệm 10
cái ‘bất’. Không có ai muốn trả thù hay khát máu với ông, nhưng chính cái
bản chất lật lọng mà ông cho là cái thông minh của mình đã ký cái bản án tử
hình cho mình. Cái quyết định này vì vậy ông đã tự ký cho mình trước đó rất lâu
rồi.
Người chủ thật sự
của cuộc đảo chánh không muốn có hậu họa, nên Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn
Thất Đính, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu phải thi hành.
Diễn tiến
các sự cố là tất định, không thể khác đi được. Đây không phải là một quyết đoán
có ác ý. Chính ông Diệm cũng đã biết hết cái tất nhiên này khi ông trối lại với
Tùy viên Đổ Thọ nhắn Nguyễn Khánh trả thù dùm ông.
HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 26 tháng 10
năm 2012
(Còn tiếp)
Bổ
túc cho đúng sử liệu:
Trong bài số 11, trọn câu văn của Vũ Bằng là ‘Theo những người có tiếng là chống đối này,
ông Diệm là một lính nhảy dù do Mỹ thả từ trên trời xuống và không có rễ ở dưới
đất’.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire