caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 28 octobre 2012

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 17 HỒ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 17
HỒ TẤN VINH

Trong lúc say sưa với quyền lực, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không bao giờ biết rằng mình đã bị lợi dụng thê thảm và phải chịu số phận của trái chanh khi người ta vắt hết nước thì người ta giụt vỏ.
Sống 9 năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm, dân miền Nam chỉ biết thắc mắc: mình dọn cỗ cho ổng ăn, mình không kể công thì chớ, tại sao ổng khinh thị mình? Thật hiểu không nổi!
Nhưng dân miền Trung thì không nghĩ vớ vẩn, họ đòi hỏi công lý. Khi Tướng Nguyễn Khánh đưa Ngô Đình Cẩn ra Tòa án Quân sự Saigon, do Đại Tá Đặng Văn Quang (con đở đầu của anh rễ ông Cẩn) ngồi ghế Chánh Án, có luật sư Võ Văn Quan biện hộ. Nhân chứng là bà vợ của nhà thầu Nguyễn Đắc Phương. Ông Nguyễn Đắc Phương vì giàu có, bị người của ông Cẩn bắt đem tra khảo ở Chín Hầm đòi tiền cho đến chết rồi ngụy trang là té lầu.
Án tử hình của ông Cẩn không chỉ liên quan đến một mình Ngô Đình Cẩn mà nó cũng là bản án của chế độ Ngô Đình Diệm. Bởi vì tội đại hình của đương sự (thủ tiêu người ở Chín Hầm, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, buôn thuốc phiện) làm ra trong thời gian đệ nhứt CH mà chế độ đó chẳng những không truy cứu, mà còn bao che và chấp nhận. Quốc có quốc pháp. Người rường cột của chế độ đã chà đạp pháp lý của chế độ thì làm gì chế độ đó có tư cách mà nói đến chánh nghĩa? Theo kết quả sơ khởi của Ủy Ban Điều Tra Tài Sản nhà Ngô, tài sản thủ đắc phi pháp của Ngô Đình Cẩn là 287,1 triệu. (Đảng Cần Lao, tr.14)

Hơn 49 năm trôi qua, phiền trách có thể đã lắng xuống chưa? Có ai thành tâm sám hối không? Từ những phát giác kinh hoàng của chuồng cọp ở Saigon hay Chín Hầm ở Huế, từ các uất ức chỉ có thể nuốt vào bụng chớ không nói được ra lời của các nạn nhân, đến những cuốn sách viết để chạy tội hay cố làm khơi dậy ‘Tinh thần Ngô Đình Diệm’ (hay có người còn đi xa hơn nữa bằng cách tôn vinh Ngô Đình Cẩn ‘vị quốc vong thân’!) có một khoảng cách quá xa và bất lợi. Đối với các thân nhân của các gia đình nạn nhân bây giờ vẫn còn sống là quá bất nhân, đối với linh hồn người gây tội có lẽ đang sám hối mà lại không được để yên là bất nghĩa.
Đáng lý ra, sau khi ông Diệm chết rồi thì một cấp thẫm quyền nào đó chỉ cần CÔNG KHAI chân thành xác nhận rằng những lỗi lầm của ông Diệm là những lỗi lầm của một con người cũng như mọi người đều có lỗi lầm, là đủ để êm câu chuyện rồi. Nhưng họ không có bản lãnh đó. Thật là đáng tiếc rằng những người có trách nhiệm - lại vô trách nhiệm - để đám hạ cấp dùng thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng, âm mưu sửa đổi lịch sử để chạy tội làm cho các tội tầy quầy thêm. Chọc giận người ta thêm.
Những người tưởng mình trung thành với chủ cũ lại trở thành gánh nặng cho linh hồn ông. Chính họ mới là những người quậy mồ mã gia đình nhà Ngô.
Gia đình nhà Ngô nguyên quán ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trung Việt) sau thiên cư đến ấp Phú Cam, gần cố đô Huế. Thường thường người chết được đem về an nghỉ nơi cố quán cũng là nơi an nghỉ của tổ tiên. Nhứt là những người có danh phận, thường có cơ hội làm ơn cho những đồng hương nên được thương yêu và kính nể nơi chôn nhao cắt rún. Nhưng ông Diệm không có cái phúc này.
Sau khi bị giết, ông Diệm được tạm chôn tại sân sau của Bộ Tổng Tham Mưu, sau mới được dời qua Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Mộ của ông Diệm đối diện với mộ của Cụ Phan Khắc Sửu là người đã từng bị Ông hại.
Cụ Phan Khắc Sửu đậu bằng kỷ sư canh nông bên Pháp, nhưng khi về nước thì đi hoạt động cách mạng. Cụ đã từng bị Pháp đày ra Côn Đảo. Nhưng Cụ cho biết rằng so với Pháp, cư xử với tù nhân chánh trị của chế độ Diệm-Nhu tàn ác hơn nhiều. Cụ đã từng ở trong ‘chuồng cọp P.42’
Mộ của Cụ Phan Khắc Sửu thì không phải sang trọng nhưng khang trang, nghiêm chỉnh. Từ mộ của mình, Cụ Phan Khắc Sửu nhìn xuống mộ của anh em ông Diệm là một mặt bằng tráng ciment sát đất, nhưng không có mộ bia.
Cụ Sửu tu theo đạo Cao Đài. Chắc giờ này Cụ đang thảnh thơi ở một nơi tiên cảnh. Nhưng chắc Cụ không dè ngay cả vị trí những mộ phần cũng có những sắp xếp éo le. Đúng là một cuộc hội ngộ lộn ngược.
Sau này, mồ mã anh em ông Diệm lại được dời xuống Lái Thiêu. Có lần gia đình lén gắn một mộ bia với tước vị ‘Tổng thống Ngô Đình Diệm’ liền bị Việt cộng gở ra, đặp nát.
Nếu biết thân phận thì sẽ được yên thân.
Nếu những người hoài Ngô vẫn ngoan cố thì họ sẽ khiến mồ mã nhà Ngô phải dời đi nữa như mồ mã của Lê Đức Thọ ngoài Bắc. Đám hoài Ngô này tự lộ ra bản chất xưa nay vẫn là đám ăn hại.
Ở chỗ riêng tư, chuyện thương hay ghét là tình cãm của mọi người, quyền tự do của mọi người. Những nạn nhân của chế độ Diệm không ưa ông Diệm là chuyện dễ hiểu. Nhưng ai cũng có quyền thương ông Diệm. Người có thọ ơn hay người đồng đạo thương tiếc ông Diệm cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng đây chỉ là những tình cãm chủ quan. Muốn đạt được trình độ khách quan của lịch sử thì phải vượt qua giai đoạn này. Lịch sử sẽ xét công của ông ở những cái nào ông làm lợi cho dân cho nước và tội của ông ở mức độ nào ông hại dân hại nước.
Có thể phải chờ thêm một vài thế hệ nữa.
49 năm còn quá sớm. Lịch sử là chuyện ngàn năm. Lịch sử sẽ không ấm ớ. Từ khoảng cách xa nhìn lại, người ta sẽ thấy triều đại Ngô Đình Diệm có đầy đủ mâu thuẩn. Hình thức của một thời đại văn minh dân chủ như Bầu cử, Hiến pháp, Quốc hội, khối Đối lập, Phân quyền, nhưng lối cai trị thực tế là cái quan liêu của thế kỷ 16 (Trưởng khối đối lập Lê Trọng Quát phải vào Dinh nhận chỉ thị trước khi đi họp quốc hội còn Ngô Đình Nhu là dân biểu quốc hội nhưng không bao giờ đi họp).
Về nhân sự, một cá nhân xuất sắc có thể làm một minh quân nhưng một người đơn độc không thể làm bạo chúa được, phải có gia nô, ưng khuyển. Gian thần là thứ xúi vua làm bậy nhưng đụng sự là chạy hết, trung thần thì nhắm mắt cung kính suy tôn Đức vua anh minh, liêm chính.
Gian thần, trung thần, anh em ruột, người em dâu, tất cả những người này đồng một lòng - không ai nói ngược. Đó mới chính là cái bất hạnh thật của Đức vua.
Vẽ tranh như vậy có quá nặng màu đen không? Thật ra những nhận xét trên đây chỉ dựa vào cái lộ liễu ai cũng đã thấy được, và cũng không ai có thể chối cải được.
Vẫn biết rằng việc chỉ trích hay bênh vực ông Diệm vào thời buổi này không còn quan trọng lắm vì có vẽ nó không có ảnh hưởng gì với tương lai của đất nước nữa. Thời cuộc đã đi một đoạn xa rồi. Chín năm cầm quyền của ông Diệm chỉ là một cái dụi mắt vì có một vài hạt bụi.
Nhưng phải nhắc lại bài học của ông Diệm mới có thể giúp cho ta nhận ra liền ai muốn làm việc nước mà chỉ biết dựa vào ngoại nhân là họ đi sai đường.
Điều thứ hai là khi ông Diệm ám hại các nhà ái quốc VN, ông cần tự tạo cho mình một chánh nghĩa nên ông đã phải dùng guồng máy tuyên truyền của nhà nước để bêu xấu đối thủ.
Ông Diệm không ưa Bảy Viễn. Ông khinh khi Bảy Viễn. Đó là cái quyền của ông. Nhưng ông không có cái bản lãnh của Bảy Viễn ‘có sao nói vậy.
Ông Diệm không thể phát biểu linh tinh như Bảy Viễn. Ông Diệm không thể nói ‘ĐM, tao dỗ ngọt Ba Cụt vào đạo Thiên Chúa mà nó cứ không chịu, nên tao bụp nó!’.
Ông Diệm có bản lãnh độc đáo riêng của mình. Ông có biệt tài biến các tính toán, âm mưu của mình thành hợp pháp. Ông kêu Biện Lý Lâm Lễ Trinh vào Dinh và ra lệnh tạo ra hồ sơ trên trời dưới đất thì mới có án tử hình được.
Việc này không thể cứ mãi để chỉ có ‘Trời biết, Đất biết’ mà thôi.
Sự thật phải cởi truồng ra cho mọi người cùng thấy. Sao dám làm mà không dám nhận, lại cứ chối quanh co?
Hể có cơ hội thì cứ xách Bảy Viễn, Ba Cụt ra chưởi bới, mà Bảy Viễn và Ba Cụt đâu có hèn như vậy.
Ông Diệm không biết trong cuộc đời có một định luật bất biến. Những tính toán hại người sau này sẽ quây lại hại mình.
Lưỡi gươm oan nghiệt đã vung ra thì phải biết có ngày sẽ có lưỡi dao oan nghiệt phản hồi.

HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 28 tháng 10 năm 2012
(Còn tiếp)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire