Ý KIẾN VỀ BẢN QUYỀN NHẠC PHẠM DUY
Gửi quí đồng môn
Đây là một ý kiến của một ông bạn về
bản quyền nhac Phạm Duy (cùng khóa Cao học hành chánh với tôi, GS
kinh tế học tại Mỹ hồi hưu)
Ông bạn này cũng nghệ sĩ tính ca
hát, đánh đàn hay đã bỏ thì giờ nói về luật lệ bản quyền nhân thông báo cùa
gia đình PD
Anh Đ thân,
Cảm ơn anh gởi thông báo về nhạc của Phạm Duy. Ở đây, nhiều người bàn cải và một người bạn hỏi tôi về việc này. Dưới đây là câu trả lời của tôi. Anh đọc cho vui.
Anh có gì lạ không?
Ng Ph
___________________________
Cảm ơn anh gởi thông báo về nhạc của Phạm Duy. Ở đây, nhiều người bàn cải và một người bạn hỏi tôi về việc này. Dưới đây là câu trả lời của tôi. Anh đọc cho vui.
Anh có gì lạ không?
Ng Ph
___________________________
Anh H.,
Vấn đề khá phức tạp vì (a) phạm trù của luật bản
quyền về nhạc phẩm (copyright law for musical compositions) bao gồm nhiều
thứ với nhiều biến đổi/ngoại lệ; (b) vấn đề trước bạ nhạc (registration);
(c) nhiều nhạc Phạm Duy phổ từ thơ, dựa vào dân ca cổ truyền, viết lời từ
nhạc ngoại quốc (nhất là những bản nhạc chưa nằm trong public domain, tức
là nhạc vẫn còn bản quyền) đa số nhạc Phạm Duy xuất bản ở Việt Nam, phổ
biến nhiều trên mạng Internet, và một số đã gần 70 năm…(d) thể lệ tố tụng
về bản quyền kéo dài và rất tốn kém.
Tại Mỹ, trước đây tất cả nhạc phẩm phải trước bạ
với sở Copyright Office của chính phủ liên bang để bảo vệ bản quyền của tác
giả (và trên tác phẩm phải ghi rõ copyright notice, nghĩa là sáng tác được
bảo vệ bản quyền). Nhưng từ năm 1989, khi Mỹ thành hội viên của tổ chức
Berne Convention, tất cả các nhạc phẩm, khi hoàn thành, đều được bảo vệ bản
quyền mà không cần phải trước bạ với sở Copyright Office. Đó có lẽ là một
trong vài là lý do gia đình Phạm Duy mưu toan bảo vệ quyền sáng tác của Phạm
Duy để kiếm thêm chút tiền.
Nhưng việc đó không dễ dàng và có thể chỉ là một
ước mơ không bào giờ thực hiện nỗi:
Thứ nhất, tuy không cần phải trước bạ, nhưng muốn
kiện một ca sĩ hay công ty nào đó xử dụng bản nhạc “Tình Ca” chẳng hạn, gia
đình Phạm Duy phải trước bạ bản nhạc đó. Việc trước bạ rất phiền phức (phải
nộp bản nhạc với ngày xuất bản rõ ràng, nộp lệ phí…) và chờ tới 15 tháng.
Nay với sự phổ thông của mạng Internet, việc trước bạ mau hơn, nhưng vẫn
cực nhọc và kéo dài đến nửa năm.
Thứ hai, Phạm Duy có cả ba bốn trăm bản nhạc, việc
trước bạ và kiện tụng sự vi phạm bản quyền của từng bản một không phải
không tốn kém và dễ dàng. Một giải pháp là gia đình Phạm Duy có thể in hết
nhạc PD thành một số tuyển tập (collections). Nhưng việc đó cũng rắc rối vì
nhạc PD không hoàn toàn là sự sáng tạo (original) của ông ta như dân ca,
lời Việt cho nhạc ngoại quốc, thơ phổ nhạc… Chứng minh tính cách hoàn toàn
sáng tạo (completely original) của bài “Qua Cầu Gió Bay”, “Về Miền Trung”
hay “Vắng Bóng Người Yêu” (lời Việt của bài Après Toi của Vichy Leandros)… Bài này chưa nằm trong public domain -- như bài
hai bài Serenade của Franz Schubert và của Enrico Toselli -- nghĩa là chưa
được tự do xử dụng và PD chỉ thầm lặng mượn tạm... luật sư đại diện gia
đình Phạm Duy ở vào một thế rất yếu. Còn những bản nhạc khác, cũng rất khó
kiện, như sẽ nói dưới đây.
Thứ ba, trên tất cả nhạc PD không có ghi copyright
notice. Dù gia đình Phạm Duy có thắng kiện (vì bỏ ra nhiều tiền để thuê
luật sư) thì người thua kiện vẫn không phải trả gì hết hay chỉ trả tượng
trưng vì đó chỉ là một vi phạm vô tội (innocent infringement on copyright),
và lý do của sự vi phạm đó là do nhạc PD không có ghi copyright notice của
Mỹ hoặc vì người đó mua bản nhạc đó ở Sài Gòn ngày xưa, hay lấy trên mạng
Internet…Đó là luật xử dụng công bằng (fair use) tại Mỹ và các nước Tây Âu.
Và nếu gia đình Phạm Duy đã cho in nhiều collections, thì lý do fair use
này vẫn rất mạnh.
Thư tư, muốn thắng kiện gia đình Phạm Duy phải
chứng minh họ chịu thiệt hại về tài chánh vì ca sĩ đó hát bài “Tình Ca”.
Nhưng đó là việc khó khăn vì khó định lượng. Một ca sĩ trình bày bản “Tình
Ca” trong một đêm ca nhạc với nhiều nhạc bản khác của nhiều tác giả khác,
ba vấn đề là (a) đâu là số thu do bản nhạc “Tình Ca” đem đến cho ca sĩ đó
(b) đâu là số thiệt hại về tài chánh cho gia đình PD vì sự trình bày bản
nhạc đó (c) và đâu là cơ hội để gia đình PD thu lợi về bản Tình Ca nếu ca
sĩ đó không trình bày bản nhạc đó (opportunity cost). Ngoài ra, Nếu
trung tâm Asia hay Paris
by Night dùng một bản nhạc đó của PD và nếu bị lôi ra tòa, hai trung tâm
này sẽ nại lý do là, sự vi phạm này xảy ra trước khi gia đình Phạm
Duy trước bạ bản nhạc với sở Copyright Office. Vì lý do đó, hai trung tâm
đó dù thua kiện, họ trả lệ phí cho gia đình Phạm Duy rất thấp; và lệ phí tố
tụng rất lớn cho cả hai bên. Và việc này là một cản trở lớn lao cho gia
đình Phạm Duy.
Thứ năm, lại còn thêm vụ gia đình PD đã bán bản
quyền cho công ty Phương Nam
nào đó ở VN. Không biết khế ước chuyển nhượng này như thế nào, nhưng đó
chắc chắn sẽ là một lý do ca sĩ nào bị kiện (vì hát nhạc PD) sẽ nêu ra: tôi
mua nhạc đó bên VN và trên tác phẩm không có ghi copyright notice của Mỹ...
Sau cùng, gia đình Phạm Duy, không giàu có và
chẳng mấy thăng tiến trong việc học hành hay xã hội. Duy Cường thì bận bịu
với mấy ca sĩ (nhí) ở Sài Gòn; gia đình Phạm Duy phải nhờ vào vài luật sư
Việt Nam, vì tiền đâu mà đến tổ hợp luật sư Mỹ nỗi tiếng ($2,500/hour). Mấy
luật sư Việt Nam
(thất nghiệp) này chạy lăng xăng cho có chuyện và viết tuyên cáo với lời
hoa mỹ luật pháp (flowery legalese) để hù thiên hạ.
Thành ra, việc này là một trò cười. DVD của Asia
và Paris by Night và luật hiện hành Copyright Law for Recordings của Mỹ là
một thí dụ tuyệt vời: Ấn bản nguyên thủy của hai trung tâm đó chưa được chuyên
chở đến quày hàng chính thức của trung tâm để rao bán, ấn bản lậu đã tràn
đầy trên mạng Internet và nhiều người cứ download và xem thoải mái.
Rồi đây, nhiều người sẽ đến với nhạc Văn Cao, Phạm
Đình Chương, Dương Thiệu Tước…và nhiều người sẽ chán chường nhạc PD (như họ
đã coi thường tác giả của chúng) nếu gia đình Phạm Duy cứ tiếp tục trò hù
dọa này.
May cho PD là Duy Cường đã khôn ngoan và nhanh
miệng lên tiếng về sự hù dọa này… Và đây là một dấu hiệu về sự rạn nứt
trong đại gia đình Phạm Duy.
Ph
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire