Kính gửi quý anh chị những bài thơ, nhạc đủ thể loại của groupe CAT BUI .
Kính chúc quý anh chị những lời chúc tốt đẹp nhất.
Caroline Thanh Hương
Năm hết Tết đến, xin chúc quí vị bằng hữu 1 năm con dê sinh lực dồi dào, tình cảm dâng trào, con tim nôn nao, hạnh phúc xôn xao và quan trọng nhất là tiền vào ào ào. TT
ĐẦU XUÂN,
XIN KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC ANH CHỊ EM
SANG NĂM MỚI
DỒI DÀO SỨC KHỎE
VẠN SỰ NHƯ Ý
GIA ĐÌNH VÀ BỬU QUYẾN ĐƯỢC VẠN AN
VÀ TẤN PHÁT TÀI LỘC.
CHS Trần Bá Toàn
Kính chúc quý anh chị những ngày Tết an vui, vạn sự như ý.
Caroline Thanh Hương
Năm mới, năm me, Tuyền-Phú xin thân chúc các bạn
Sức khoẻ vô biên,
Hạnh phúc triền miên,
Tình duyên mùi mẫn,
Bạc tiền rủng rỉnh,
Vạn sự như ý.
Tháng này, thân mời các bạn
Đọc bài:
- Năm dê nói chuyện... dê
- Tết tha hương : Hương vị Tết ngày xưa, còn chút gì để nhớ sau mấy mươi năm xa xứ?
- Tết Tây, Tết ta (2014) : để cùng nhau ôn lại những phong tục, tập quán dân tộc Việt trong dịp Tết
- Nhạc cổ-truyền Việt-Nam (2/2) / Nhạc sân khấu :
Nghe nhạc:
Tình (Văn Phụng) : Thanh Tuyền trình bày
Chúc Xuân (Lữ Liên - AVT) : Ngọc Phú trình bày, Thanh Tuyền đệm nhạc (2013)
Tuyền - Phú thân mời
ẤT MÙI :DÊ CHÚC TẾT TẾU CHO VUI
Năm mới DÊ xin chúc tết nha :
Chúc cho dân Việt khắp ta bà
Đông con với cháu xài "Dương Pín"
Lắm bạn cùng bè hưởng "Thỉ Hoa " (*)
Ngũ phúc ưa duyên về trước cừa
Tam đa kiến phước tới sau nhà
Xuân sang lớp lớp về thăm nước
Sát cánh kề vai đuổi chệt ra
(*) Dương Pín quý hơn Ngẩu Pín
chắc chư quân chẳng lạ gì !
"Thỉ" là con heo ,một trong ba con vật
giúp nhà nông làm giầu ,thành tiểu phú :
Ruộng sâu ,trâu nái, chó cái ,lợn sề còn
được dùng trong câu đối nữa cơ đấy :
XUẤT : AN NỮ KHỨ THỈ NHẬP VI GIA
ĐỐI ;TÙ NHÂN XUẤT VƯƠNG LAI THÀNH QUỐC
Người nuôi lợn gọi cái số ta của nó là cái
"Hoa" cho thanh nhã : THI DỤ: Hôm nay hoa
của con Quắn đã nở lớn hồng hồng mau đi kiêm
"Nộc"cho cô ả .
Vui Lên đón tết Mừng xuân quý vị ơi
Trân trọng ''LTĐQB
Năm mới DÊ xin chúc tết nha :
Chúc cho dân Việt khắp ta bà
Đông con với cháu xài "Dương Pín"
Lắm bạn cùng bè hưởng "Thỉ Hoa " (*)
Ngũ phúc ưa duyên về trước cừa
Tam đa kiến phước tới sau nhà
Xuân sang lớp lớp về thăm nước
Sát cánh kề vai đuổi chệt ra
(*) Dương Pín quý hơn Ngẩu Pín
chắc chư quân chẳng lạ gì !
"Thỉ" là con heo ,một trong ba con vật
giúp nhà nông làm giầu ,thành tiểu phú :
Ruộng sâu ,trâu nái, chó cái ,lợn sề còn
được dùng trong câu đối nữa cơ đấy :
XUẤT : AN NỮ KHỨ THỈ NHẬP VI GIA
ĐỐI ;TÙ NHÂN XUẤT VƯƠNG LAI THÀNH QUỐC
Người nuôi lợn gọi cái số ta của nó là cái
"Hoa" cho thanh nhã : THI DỤ: Hôm nay hoa
của con Quắn đã nở lớn hồng hồng mau đi kiêm
"Nộc"cho cô ả .
Vui Lên đón tết Mừng xuân quý vị ơi
Trân trọng ''LTĐQB
Chúc Mừng Năm Mới
Chúc Chị Thanh Hương và Quý Thành Viên Diễn Đàn MỘT NĂM MỚI DỒI DÀO SỨC KHOẺ, AN KHANG THỊNH VƯỢNG và SỞ NGUYỆN ĐẮC THÀNH.
NHC
Kính
thưa quý vị trưởng thượng và quý thân hữu trong các diễn đàn,
Trước thềm Năm Mới Ất Mùi 2015, Làng Huệ và các tác giả trong Làng Huệ
xin chân thành
gửi
đến quý vị những lời chúc
tốt đẹp nhất . Mong rằng mỗi người trong quý vị dồi dào sức
khoẻ, đầy may mắn và hạnh phúc!
Kính
mời quý vị ghé thăm và thưởng thức những tác phẩm đủ thể loại ở đây:
Trân
trọng,
Ái
Hoa
(xin
đại diện ACE trong Làng Huệ)
Tống Xuân Từ
Nhật nhật nhân không lão
Niên niên xuân cánh quy
Tương hoan hửu tồn tửu
Bất dụng tích hoa phi
Vương Duy
Ngày ngày người mỗi thêm già
Năm năm xuân lại cùng ta trùng phùng
Chung vui có chén rượu nồng
Tiếc chi mấy cánh hoa tàn bay đi
Phật tử Kiêm Ngọc dịch
( Bảy Hiền sưu tầm trên Tập san Thông Thiên Học VN trước năm 75)
CẢNH XUÂN
CHỐN THA HƯƠNG
XUÂN VÀ TẾT
Hiu hiu gió hú, gọi về
Vườn cây ,thảm cỏ đề huề khoe xanh
Hoa vươn, giao động lá cành
Ánh mai hồng nhạt rải tràn lối đi
Nai tơ chạy đuổi, dấu ghi
Tung tăng cuộc sống ấu nhi, huy hoàng
Trẻ thơ, nhún nhẩy nhịp nhàng
Đời sao đẹp vậy, oanh vàng vui tươi
Gấu rừng thôi giấc ngủ lười
Muôn loài nhộn nhịp, giữa trời, quần thao
Nam thanh, nữ tú, lao xao
Đây mùa gặp gỡ, gói bao nhiêu tình
Xôn xao, cảnh vật quanh mình
Sinh hoa, nở nhụy, muôn hình ảo mơ
Trời xuân, vang dội tiếng tơ
Rộn ràng lay gọi hồn, mơ màng sầu
Trần Trọng Thiện
Thanh Vân đã viết bài về Tết Việt Nam cho các người bạn Pháp hiểu về văn hóa, truyền thống của đất nước mình.
Bài được đăng trong « La Lettre des Masters số 46. Décembre2014 » :
Để
quí thân hữu ở các Quốc gia khác hiểu nội dung bài viết, Thanh Vân đã
lược dịch ra tiếng Việt. Kính chúc quí bạn một năm Ất Mùi sức khỏe và
thịnh vượng.
Le Nouvel An vietnamien.
Thanh
Vân, l’épouse de Thien, nous raconte la fête du Nouvel An dans la
communauté vietnamienne de France. En 2015, elle tombe le 19 février.
Il
y a des peuples qui basent leur calendrier sur le système solaire ;
pour d’autres, comme les Chinois ou les Arabes, c’est la lune qui régit
leur rythme de vie. Nous, les Vietnamiens, nous avons été beaucoup
influencés par la culture chinoise si bien que la date de notre Nouvel
An est la même que celle du pays de Mao. En fait, un petit pays comme le
nôtre qui côtoie ce grand pays suscite forcément sa convoitise. Pendant
plus de mille ans, à plusieurs reprises, ce cher voisin n’a cessé de
nous « rendre visite » et de ne pas vouloir repartir.
Cela
explique pourquoi notre culture est semblable à celle de la Chine à
plusieurs points de vue. Eh oui, nous avons le même calendrier, nous
fêtons le Nouvel An le premier jour du cycle lunaire. C’est un jour
important. La veille, dans la famille, la maîtresse de maison prépare
des plats spéciaux pour faire des offrandes au Bouddha et aux ancêtres.
Elle veille aussi à ce que tout soit plein : la réserve de riz, la
citerne d’eau, la bouteille de sauce de nuoc mam, ainsi que le bocal de
sucre … comme ça, on ne manquera de rien dans l’année. Pendant trois
jours, on ne balaie pas la maison de crainte que les objets s’en
aillent. On reste poli, joyeux pour que l’année soit paisible. Le Jour
de l’An, les parents offrent des étrennes dans des enveloppes rouges (le
rouge porte bonheur) aux enfants après que ceux-ci ont présenté des
souhaits de santé, de longévité et de prospérité. Dans le pays, devant
la maison, on fait éclater des pétards pour marquer la joie et chasser
les mauvais esprits. C’est au rythme du tambour que se déroule la danse
du dragon au cours de laquelle accourent joyeusement les enfants. A
Paris, dans les quartiers asiatiques, les festivités du Nouvel An ont
lieu comme si c’était au pays. L’ambiance joyeuse et exotique plaît aux
badauds. Cette année, ce jour tombe le jeudi 19 février 2015. Bonne
Année de la Chèvre, Chúc Mừng Năm Mới. Chaque année est représentée par
un animal parmi les douze suivants : le Rat, le Buffle, le Tigre, le
Chat (ou le Lièvre), le Dragon, le Serpent, le Cheval, la Chèvre, le
Singe, le Coq, le Chien et le Cochon. Selon la légende, pour établir le
calendrier, le Bouddha a convoqué les animaux de la jungle pour une
audience. Tous ont accouru afin de s’y faire une place. Le rat, par
nature malin, s’est accroché à la queue du buffle ; à l’arrivée, il a
sauté pardessus son hôte et a atterri le premier devant Bouddha.
Ensuite, les onze autres sont arrivés. A première vue, le calendrier a
un cycle de douze ans, mais la Chèvre de cette année (la Chèvre d’or) ne
reviendra pas avant 60 ans. En effet, les Chinois distinguent cinq
catégories pour chaque animal : le métal, le bois, l’eau, le feu, la
terre. Ainsi le calendrier met 60 ans pour revenir à la même
configuration. A 60 ans, un Vietnamien retombe astrologiquement à
l’année de sa naissance. C’est un événement important que la personne
doit fêter dignement parce que cela lui arrive une seule fois dans la
vie, à moins de vivre aussi longtemps que Jeanne Calment qui a vécu
jusqu’à 122 ans! Pour plus de complication, parmi les douze animaux
certains s’entendent parfaitement entre eux et d’autres ne se supportent
pas. Dans ce cas, il est néfaste de se côtoyer tous les jours. Dans le
temps, au pays, les astrologues étaient systématiquement consultés par
les parents quand ces derniers voulaient marier leurs enfants. La
plupart des mariages étaient arrangées par des entremetteurs. Il fallait
que les deux protagonistes aient les signes astraux compatibles sinon
le mariage ne se faisait pas. Etait-ce grâce à ce procédé ancestral que
le divorce était inexistant, à l’époque, dans notre pays? En effet, le
mari et la femme étaient « condamnés » à rester ensemble pour le
meilleur et pour le pire jusqu‘à la fin de leur vie. Et ils vivaient
heureux et avaient beaucoup d’enfants.
Thanh Vân.
Tết Việt Nam
Có
những dân tộc trên thế giới dựa ngày tháng của quốc qia mình theo hệ
thống mặt trời như dân Âu Châu, và những dân tộc khác dựa vào sự vận
hành của mặt trăng như dân Trung Hoa, dân Á Rập.
Riêng
Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Tàu nên ngày Tết của chúng ta
cũng là ngày đầu năm Âm Lịch của đất nước Khổng Mạnh. Thật vậy, vì VN có
lãnh thổ kế cận một quốc gia Trung Hoa to lớn, nên họ lúc nào cũng nuôi
ước mộng xâm chiếm nước ta. Trong quá khứ, Trung Hoa đã thường « thăm
viếng » VN và không hề muốn trở về cố quốc. Chúng ta đã nhiều lần đẩy họ
ra khỏi biên thùy nhưng Trung Quốc vẫn tìm cách trở lại. Mỗi lần họ
chiếm đóng VN hàng chục năm , giai đoạn dài nhất kéo dài 5 thế kỹ (*).
Điều đó giải thích tại sao văn hóa VN có nhiều điểm tương đồng ở nhiều
phương diện với văn hóa Tàu. Bằng chứng là bộ lịch của hai quốc gia có
cùng ngày tháng, Tết Nguyên Đán VN cũng là ngày đầu năm Trung Quốc.
Chúng
ta xem ngày Tết là một dịp Lễ quan trọng nhất. Ngày 30 Tết, trong gia
đình các bà mẹ đã chuẩn bị các món ăn đặc biệt để dâng cúng Phật Trời
cùng ông bà tổ tiên. Các bà nội trợ này cũng lo lắng sao cho mọi thứ đều
đầy ắp trong gia đình, từ hủ gạo đến hồ chứa nước, đến hủ nước mắm, keo
đường… như vậy trong năm gia đình không thiếu thốn !
Trong
3 ngày Tết người ta cử không quét nhà vì lo sợ vật dụng sẽ ra đi. Mọi
người đều lễ phép, nhã nhặn, vui vẽ để trọn năm đưọc an lành, yên ấm.
Ngày
đầu năm, cha mẹ phát tiền li xì trong những bao thư đỏ sau khi nhận
được lời mừng tuổi và chúc thọ, chúc sức khỏe cùng thịnh vượng của con
cái, cháu chắt. Trước cửa nhà, vào đúng giao thừa và sáng mùng một Tết,
những tràng pháo nỗ dòn để đánh dấu sự vui tươi và cũng để xua đuổi tà
ma. Ngoài đường phố, đoàn trẻ con tung tăng, reo hò chạy theo các nhóm
múa lân trong tiếng trống nhịp nhàng, rộn rã.
Ở
thành phố Paris, Tết được tổ chức trong khu Á Đông y như ở quê nhà với
không khí vui tươi, nhộn nhịp làm cho dân bản xứ cũng tò mò theo dõi.
Năm nay, Tết Nguyên Đán là ngày 19 tháng hai, cầm tinh con Dê, Ất Mùi.
Theo
lịch Trung Hoa và VN, mỗi năm một con vật trong số 12 con sẽ đại diện
cho trọn năm. Mười hai con vật có mặt trong bộ lịch là : Chuột, Trâu,
Cọp, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Heo. Theo truyền thuyết,
Đức Phật vào thời tạo thiên lập địa đã rao gọi các thú vật đến diện kiến
Ngài để lập 12 con giáp cho bộ lịch. Tất cả các con thú đều muốn có tên
trong bộ lịch, nên cùng chạy đến. Chú chuột (Tí) với bản chất khôn
lanh, biết mình không chạy nhanh hơn ai, nên đeo theo đuôi con Trâu.
Khi đến nơi, chú chuột nhảy vọt qua thân hình anh Trâu vạm vỡ và rơi
hạng nhất trước mặt Đức Phật và sau đó là theo thứ tự các con vật khác.
Mới
nhìn qua, bộ lịch Tàu chỉ có 12 năm với 12 con giáp nhưng năm con Dê,
Ất Mùi, của năm nay không hoàn toàn giống với con Dê của 12 năm tới.
Người Trung Hoa phân biệt thêm 5 cung can khác nhau cùa mỗi con vật, do
đó muốn tìm lại năm Ất Mùi chúng ta phải chờ 60 năm nữa bởi vì bộ lịch
theo vận hành của mặt trăng có một chu kỳ là 60 năm. Mỗi người Trung Hoa
hay VN khi đến tuổi 60 đều phải ăn mừng vì khó mà thấy hạn tuổi của
mình trở lại lần thứ nhì. Nhưng biết đâu con người càng lúc càng sống
lâu, ta sẽ đạt đến 120 tuổi để thấy hạn tuổi của mình xuất hiện lần nữa,
như một bà lão người Pháp Jeanne Calment đã thọ đến 122 tuổi.
Và
càng phức tập hơn, trong 12 con giáp đó có con hợp nhau, có những con
lại xung khắc. Ngày xưa các bậc cha mẹ khi chọn vợ gả chồng cho con thì
luôn nhờ các nhà bói toán cân nhắc tuổi tác và chọn ngày lành tháng tốt
để cử hành hôn lễ. Các cô dâu chú rễ không hề quen biết nhau trước mà
đều do cha mẹ chọn lựa qua sự mai mối của những người trung gian. Nếu
tuồi của cô dâu chú rễ xung khắc thì hôn nhân không thể tiến hành.
Phải
chăng vì nhờ các ông bói toán chọn tuổi cho hợp nhau mà ngày xưa các
ộng bà ta đều ăn ở với nhau đến đầu bạc răng long ? Hiện tượng ly dị
không hề có trong xã hội vào thời đó và dù không hề quen biết nhau
trước, các cụ cũng đã sống hạnh phúc cùng nhau chia xẻ cay đắng ngọt bùi
đến cuối cuộc đời bên cạnh ríu rít đàn con đàn cháu. Truyền thống đôi
khi xem vậy mà cũng hay, bạn nhỉ ?
Thanh Vân.
(Paris, 18 tháng 2 năm 2015)
(*)
Lần đầu Trung Quốc xâm chiếm VN từ năm 207 đến 111 trước Công Nguyên,
96 năm. Lần thứ nhì từ năm 111 đến 39 trước CN, 72 năm. Lần thứ ba từ
năm 43 đến năm 544. Lần thứ tư từ năm 603 đến năm 939. ( Theo “Cây Lịch
Sữ VN”, Nguyễn Tấn Vinh, Vượt Sóng và “Việt Sữ Toàn Thư“ Phạm văn Sơn ).
Chào chị Lốc Cốc Tử
RépondreSupprimerThanh Hương giảng hay dữ
Ngũ hành sinh khắc rành
Xứng mặt trang tài nữ
Cùng nàng Hương Kiều Loan
Chúng tôi xin ngả mũ
LTĐQB(Ma Nữ)