caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 15 février 2015

Tết năm con Dê, nói chuyện Mùi trong văn chương , văn nghệ Tết, từ ca dao, tục ngữ cho đến các tićh xưa ... ai chưa đọc, chưa thỏa.

Tết sắp về lại trong từng gia đình , cho dù người ở trong hay ngoài nước Việt.

Có gì thích bằng, nghe lại 1 chương trình văn nghệ xưa do ban AVT trình bày, đọc bài viết sưu tầm những tài liệu hay nhất về Tết CON DÊ.

Caroline Thanh Hương









Song Title:  THUO MUOI LAM
Link:  www.lmstflorida.com/?1677     


 

Lyricist:  HOANG THANH PHUOC
Music Composer:  LMST
Harmonist:  LMST
Singer:  N/A

 

H4 by:  N/A
H4 link:  N/A

Youtube by:  N/A
Youtube link:  N/A

 

VNCH Song Index:   www.lmstflorida.com


* When I give you my time I’m giving you a portion of my life

 



   

Dê trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam

                   



Là con vật vừa quen thuộc, gần gũi, vừa ngộ nghĩnh, độc đáo và giàu ý nghĩa biểu tượng, dê (dương, mùi) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ thâm thúy của người Việt Nam...
 
* Bán bò tậu ruộng mua dê về cày:
1. Làm ăn trái khoáy, không biết tính toán.
2. Bỏ vật tốt, hữu ích để chuốc lấy thứ không ra gì.
* Bịt mắt bắt dê: Làm một việc khó có thể thực hiện được, dễ bị nhầm lẫn và khó đạt kết quả. (Bịt mắt bắt dê vốn là trò chơi vui nhộn và dân dã thời xưa. Theo đó, một người bị bịt mắt phải đuổi bắt được một con dê trong khu vực nhất định; hoặc một người bịt mắt đuổi bắt một hay nhiều người giả làm dê vừa di chuyển vừa kêu be be;)
* Cà kê dê ngỗng: Nói, kể dài dòng, tản mạn, lôi thôi, chuyện nọ xọ chuyện kia.
* Chăn dê uống tuyết: Hành động dũng cảm, kiên trì chịu đựng đói khổ, tủi nhục để giữ vững được bản tính và mục tiêu trung thành của chính mình. (Thành ngữ này xuất phát từ điển tích Tô Vũ đời Hán đi sứ Hung Nô không chịu khuất phục, bị giam trong hầm kín không được ăn uống nên phải uống tuyết cho đỡ đói khát, sau đó lại bị đưa lên vùng Bắc Hải bắt chăn dê, hẹn bao giờ dê đực đẻ con mới được tha về!...Vẫn kiên quyết một lòng thờ phụng chủ cũ, sau 19 năm, hai bên bình thường hóa quan hệ, Tô Vũ mới thoát khỏi cảnh đày đọa).
* Dê cỏn buồn sừng (Dê non ngứa sừng): Kẻ trẻ tuổi, non nớt nhưng hung hăng, ham đối chọi, hay khiêu khích.
* Dê già lại giả nai non: Chê bai, vạch mặt kẻ giả bộ rất ngây thơ, trong trắng nhưng thực sự thì quá đa tình, đa dâm và dày dạn, sành sỏi trong lĩnh vực tình yêu...
* Đánh như đánh dê tế đền: Đánh luôn tay, khiến cho kêu la to và giãy giụa mạnh. (Ngày xưa, trong những buổi tế lễ to, người ta giết ba con vật: Trâu, lợn và dê- gọi là lễ “tam sinh”. Để thịt dê khỏi hoi, họ treo ngược con dê lên rồi đánh thật nhiều, thật đau. Dê càng bị đánh đau, càng kêu to, càng giãy giụa mạnh và do đó càng xả ra hết được mùi hôi).
* Giàu giờ ngọ, khó giờ mùi: Nhiều việc trong cuộc sống, trong xã hội rất dễ thay đổi, ví như giàu sang rồi lại có thể nghèo túng, sa sút chỉ trong chốc lát. (Ngọ, mùi là hai giờ liền nhau trong ngày, giờ ngọ từ 11-13h, giờ mùi từ 13-15h).
* Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, vô nghề nuôi ngỗng:
1. Chăn nuôi những con vật hữu ích cho điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình.
2. Định hướng, lựa chọn những hoạt động cho phù hợp với khả năng, hoàn cảnh.
* Làm thân dê chó: Phải quỵ lụy, cung phụng, làm mồi hoặc đầy tớ, tay sai đắc lực cho kẻ khác, ví như thân phận dê chó sinh ra để phục vụ con người.
* Kêu như dê tế đền: Kêu la thảm thiết, liên tục, nghe sốt ruột, ví như dê kêu lúc bị đánh trước khi làm thịt để dùng cho lễ tam sinh.
* Không có trâu, bắt dê đi đầm:
1. Phải dùng một người không đúng, không phù hợp với năng lực, sở trường của người ta.
2. Vì thiếu thứ cần sử dụng nên phải dùng tạm, dùng gượng thứ khác, không hoặc ít thích hợp.
* Máu bò cũng như tiết dê: ý nói hai chuyện, hai sự vật, sự việc chẳng khác gì nhau mấy (cả về nội dung lẫn hình thức).
* Mất dê rồi mới sửa chuồng: Không biết lo liệu, để phòng trước, để việc đã hỏng rồi mới đối phó, sửa chữa, khắc phục.
* Treo (đầu) dê bán (thịt) chó:
1. Giả danh, giả hiệu cái tốt đẹp để bịp bợm, làm điều xấu xa, ví như nhà hàng treo (đầu hay biển hiệu) dê để lừa khách và mua ăn, trong khi thật ra lại bán (thịt và các món khác) của chó.
2. Hành vi nói và làm không phù hợp, không ăn khớp với nhau.
Theo Báo Tân Trào (Xuân Quý Mùi 2003)



 

CHỢ TẾT

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.


Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,


Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
***


Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,


Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,


Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,


Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.


Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,


Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
***
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,

Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
1939
===================///===================

Những hình ảnh cuộc đời Việt Nam xưa còn lưu lại trong thời này chẳng bao lâu nữa sẽ mất hết. Nếu ta không gấp gấp ghi chép lấy thì còn biết tìm kiếm vào đâu. Gần đây đã có một ít nhà văn viết tiểu thuyết truyện đồng quê, nơi nương náu cuối cùng của dĩ vãng. Nhưng đời sống ở đồng quê có một nhịp nhàng riêng, thể văn tiểu thuyết không diễn ra được. Phải có thơ. Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ.

Những bức tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét như các bức tranh xưa của Á Đông. Bức tranh nào cũng đầy dẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui. Mỗi bức tranh là một thế giới linh hoạt. Người xem tranh hoa mắt vì những nét những màu hình như rối rít cả lại; nhưng nhìn kỹ thì màu nào nét nào cũng ngộ nghĩnh vui vui.

Đây, trong chợ Tết, bên cạnh thầy khoá đương gò lưng viết:

Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.

Kia, giữa đám hội nhà quê:

Chiếc ô đen lẳng lặng tiến ra cầu,
Tìm đến chiếc san màu bay trước gió.

Đoàn Văn Cừ đã biết nhận xẻt rất tinh lại sẵn hồn thơ phong phú, hai điều thường ít đi với nhau. Phải có hồn thơ mới thấy được dưới ánh bình minh.

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa.

Thỉnh thoảng giữa những câu chặt chẽ, chen vào một câu bất ngờ, vụt ngời lên như một luồng sáng giữa bức tranh:

Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.

Và bao giờ cuối bài thơ cũng có một vài câu khêu gợi. Cuối bài "Chợ tết":

- Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

Cuối bài thơ: "Đám cưới mùa xuân":

Chỉ nghe văng vẳng tiếng chim xuân
Ca ánh ỏi trên cành xanh tắm nắng.

Những câu ấy đều khép lại một thế giới và mở rộng ra một thế giới: khép một thế giới thực, mở một thế giới mộng. Cảnh trước mắt vừa tan thì tình trong lòng cũng vừa nhóm. Mắt ta không thấy gì nữa nhưng lòng ta bâng khuâng.

Đoàn Văn Cừ trước sau đăng báo chỉ có sáu bảy bài thơ. Bài nào cũng hay. Cũng có bài đăng "Ngày nay" số thường, nhưng nghĩ đến Đoàn Văn Cừ là tôi lại nghĩ đến cái Tết. Cái tên Đoàn Văn Cừ trong trí tôi đã lẫn với màu bánh trưng, mùi thuốc pháo, vị mứt gừng. Cứ mỗi lúc xuân về người lại gửi trên báo một chuỗi cười ngũ sắc. Tiếng cười ta còn nghe văng vẳng thì người đã biến đâu rồi và ta đành chờ mùa xuân khác.....

Octobre 1941 - Hoài Thanh - Hoài Chân/


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhLBgS9Svi1xDhpvbkmQ7xR69BwMz9agLjc5m1-kw4V5H_lH858i7E3KuFJtSzIGerbeoycnmhBUU_kTC7BsFdy5iQhAoDug5PcU6A-Qjhl6BBSo0q5PXWqOeUtYRRgoj9ixEPmKa0UBwk/s1600/Th%C6%B0+phap+ch%C3%BAc+n%C4%83m+m%E1%BB%9Bi+sinh+%C4%91%E1%BB%99ng+(+Blog+mi+t%C3%B4m..).gif
             

Cùng là những nước Á Đông nên văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét giống nhau. Một trong những điểm tương đồng thú vị ấy là phong tục tiễn Táo quân ngày Tết.


Nguồn gốc

Ở Việt Nam ngày "ông Công ông Táo" bắt nguồn từ sự tích Táo quân hay "ba ông đầu rau". Dù sự tích này có nhiều dị bản nhưng đều theo một mô-típ chung đó là câu chuyện về ba người, do những hoàn cảnh éo le mà trở thành hai chồng một vợ. Sau khi mất họ vẫn yêu thương nhau nhưng không muốn chia lìa. Cảm động vì điều đó Ngọc Hoàng phong họ làm Táo quân (hay ba ông đầu rau) quản việc bếp núc gia đình, và ngày 23 tháng Chạp hàng năm phải về trời trình báo việc hạ giới. (Ảnh: Tranh dân gian Đông Hồ)


Với Trung Quốc, Táo Quân, hay Táo Vương còn được tôn kính gọi là "Đông trù tư mệnh Táo chủ Thần quân" nghĩa là vị thần cai quản việc bếp núc cũng như bản mệnh, phúc họa của mỗi gia đình. Nguồn gốc Táo quân của người Trung Quốc cũng rất đa dạng và phong phú nhưng truyền thuyết về cặp đôi "thần bếp" với chồng tên Tô Cát Lợi và vợ Vương Thị được xem là phổ biến hơn cả. Người Trung Quốc cũng làm lễ Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, một số nơi ở phía nam thì tổ chức muộn hơn một chút vào ngày 24 tháng Chạp. (Ảnh: Tranh Dân gian Đông Bắc Trung Quốc)

Địa điểm tiến hành lễ

Người Việt thường bày mâm cỗ trước bàn thờ gia tiên để làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Họ quan niệm Táo quân không chỉ đơn thuần là vị thần bếp mà còn được coi là Thổ công, Thổ địa, vị thần cai quản mọi việc trong gia đình. Vì vậy có thể nói Táo quân là một vị thần tối thượng trong mỗi gia đình Việt. (Ảnh:Đời sống pháp luật)


Trong khi đó người Trung Quốc lấy gian bếp là địa điểm chính để tiến hành nghi lễ tiễn Táo Quân lên thiên đình. Họ quan niệm Táo quân mang ý nghĩa quan trọng nhất là cai quản việc bếp núc và duy trì ngọn lửa hạnh phúc cho gia đình.(Ảnh: An Dương tân văn mạng)

Đồ cúng

Người Việt sắm đồ cúng thường có 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo. (Ảnh : Ngôi Sao)

Đồ cúng của người Trung Quốc đơn giản hơn một chút. Họ chỉ cần đi mua một bức tranh có hình Táo quân về rồi dán vào bức tường phía trên bếp, sau đó tiến hành các nghi thức cúng bái. (Ảnh: An Dương tân văn mạng)

Mâm lễ

Mâm lễ của người Việt trong ngày cúng ông Công ông Táo được chuẩn bị rất tươm tất bao gồm: Đĩa xôi, gà luộc, rượu, hoa quả... Nếu nhà nào gói bánh chưng trước Tết thì còn bày thêm một hoặc hai chiếc bánh lên mâm lễ. (Ảnh: VOV)


Trong khi đó mâm lễ của người Trung Quốc sẽ thịnh soạn tùy từng gia đình nhưng không thể thiếu các món bánh gạo hay kẹo lạc truyền thống. (Ảnh: Baidu.com)

Phương tiện để Táo quân lên chầu trời

Đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm người Việt thường tìm mua 3 chú cá chép về để cúng Táo quân. Theo quan niệm của người Việt cá chép vượt của Vũ Môn sẽ hóa rồng và bay lên thiên đình. Vì vậy chúng trở thành phương tiện đi lại của các vị thần Táo. Sau khi cúng ông Táo xong mọi người sẽ tìm ao hồ, sông suối rồi thả cá chép xuống nước như một nghi thức phóng sinh. (Ảnh: Ngôi Sao)


Với người Trung Quốc, Táo quân của họ sẽ lên thiên đình bằng ngựa. Bởi vậy mỗi gia đình Trung Quốc thường cúng một con ngựa tre trong ngày này để giúp các vị Táo đi lại thuận tiện hơn. (Ảnh: Hải Điến mạng)
 

 

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire