Trong bối cảnh đau buồn của lịch sử 40 năm ngày mất nước, kính gửi quý anh chị bài thơ sau khi tôi nghe đọc hồi ký của Nhã Ca về Giải Khăn Sô Cho Huế.
Nhưng làm sao sánh được với cuộc chiến những năm tháng sau đó, nhất là ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Tôi viết bài thơ này trong tâm trạng ngổn ngang là người đã chết, gặp những oan hồn vất vưởng khác...những cái chết của người Việt Nam trong bàn cờ quốc tế.
Những Ván Cờ
"Thây Ma" hỏi "Tử Thi"
Trên mặt nước biển đông.
Làm mồi tong miệng cá
Xác bà mẹ không chồng.
Nhận không ra đã rữa
Mình nát bét thịt xương.
Trong hầm chôn người sống
Mắt mở trừng lom lom.
Kênh kênh đã no bụng
Tiếng côn trùng vang rềnh.
Thân tù chuột gặm nhấm
Một con dán bò lên.
Khẳng khiu tay khô đét
Bị đói, da boc̣ xương.
Khoai sắn không phát nữa
Chúng đánh không xót thương.
"Ma" khóc cho dân Việt
Khắc khoải bốn mươi năm.
Giải khăn sô oan nghiệt
Trùm lên đầu phương Nam.
Mất rồi, thôi đã hết
Lưu vong một kiếp người.
Bàn cờ ai đã sắp
Thế trận những cuộc chơi.
Thanh Hương
Giải Khăn Sô
Cho Huế
Tóm tắt một cách ngắn gọn về nội dung “Giải Khăn Sô Cho Huế” (Mourning Headband for Hue), Tiến Sĩ Olga Dror viết:
Tóm tắt một cách ngắn gọn về nội dung “Giải Khăn Sô Cho Huế” (Mourning Headband for Hue), Tiến Sĩ Olga Dror viết:
“Việt Nam,
Tháng Giêng, 1968. Trong khi cư dân Huế sửa soạn mừng Tết, khởi đầu của năm Âm
lịch, Nhã Ca về thành phố để chịu tang thân phụ. Thình lình, chiến tranh bùng
nổ, trùm lấp và đổi thay tất cả. Sau một tháng chiến trận, thành phố đẹp đẽ bị
tàn phá và hàng ngàn người chết. 'Giải Khăn Sô Cho Huế' kể lại những chuyện đã
xẩy ra trong cuộc Tổng công kích dữ dội của miền Bắc Việt Nam và đây là câu chuyện
không màu mè về cuộc chiến, những kinh nghiệm từ các thường dân bị dìm trong
bạo lực.”
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire