Quãng ngày tháng cuối của Luật Sư Jenny Đỗ.
Đường khuynh diệp (phần 1)
Bút ký công tác của Jenny Đỗ
.
giới thiệu của Giao Chỉ San Jose.
Đêm nay tôi tìm đọc bút ký có tựa đề lạ lùng của nữ luật sư Jenny Đỗ tại San Jose. Tôi hết sức xúc động. Xin viết đôi lời về tác giả.
Tháng 2 năm 1984 chuyến bay Air France từ Phi qua San Francisco chở nhóm gia đình con lai đầu tiên đến Hoa Kỳ. Cô gái lai Đặng Thị Phương Khanh đi cùng bà mẹ và em trai. Ngày hôm đó là ngày sinh nhật của Phương Khanh. 18 tuổi. Cô sinh ra tại Vũng Tàu. Lúc đó người cha Hoa Kỳ chưa hề biết mặt đã ra đi từ mấy tháng trước. Thế giới của cô là bên ngoại. Mẹ và ông bà ngoại. Quê ngoại ở ngoài Bắc xa xôi thuộc miền Nam Định. Họ Đặng cùng với Trường Chinh, một lãnh tụ cộng sản nhưng riêng gia đình cô lại có nhiều người bị “cách mạng” giết. Sau 9 năm sống với Việt nam Cộng Hoà cô bé Phương Khanh khá vất vả vì hoàn cảnh con lai. Sau 75 lại còn cay đắng hơn trong 9 năm vì thuộc thành phần con lai không có hộ khẩu. Cuộc sống hết sức đau thương từ kinh tế mới Túc Trưng cho đến Sài Gòn thời bao cấp. Năm 1984 đi Mỹ là cơ hội cho cô gái lai 18 tuổi chắp cánh bay cao. Hành trang là kinh nghiệm cuộc sống dưới 2 chế độ. Với cộng hòa cô bé học được căn bản đạo đức gia đình và văn hóa miền Nam. Với cộng sản cô trải nghiệm giai đoạn đau thương phải phấn đấu để sinh tồn.Thân phận con lai trở thành tấm vé cho cả gia đình bỏ quê ngoại trở về đất nước của người cha chẳng bao giờ gặp lại. 18 tuổi với 9 năm thuộc nền giáo dục của xã hội chủ nghĩa qua chế độ tem phiếu, khi đến Hoa Kỳ, Phuơng Khanh không có vốn Anh ngữ nên đã phải bắt đầu hoàn toàn từ số không. Cô đi làm, đi học, tốt nghiệp luật sư và đặc biệt thành lập cơ quan bất vụ lợi, tổ chức bạn của Huế ra đời. Phương Khanh trở thành luật sư Jenny Đỗ và là chủ tịch hội đồng quản trị Friends of Hue. Những chi tiết về tổ chức này được gián tiếp giới thiệu trong bút ký cô viết về chuyến thăm viếng năm 2009. Nhưng định mệnh khắt khe đã rung hồi chuông báo tử.
Khi khám định kỳ Jenny phát giác ra bệnh ung thư vú. Sau thời gian hóa trị có kết quả tại San Jose, hy vọng bình phục, Jenny lạc quan tiếp tục đi công tác vào năm 2009. Bút ký Đường Khuynh Diệp ghi lại chuyến đi 6 năm trước. Niềm vui lớn lao là ngày nay tổ chức đã xây dựng hoàn tất một trung tâm cộng đồng tại Huế. Biết bao nhiêu kỷ niệm đấu tranh với công an Thừa Thiên khi từ chối treo hình Hồ chí Minh và cờ đỏ trong trung tâm. Friends of Hue nuôi các trẻ em ăn học để trở thành một lớp công dân hữu dụng tương lai. Tất cả các em đều có phía sau cả một câu chuyện đau thương bi đát. Trở lại San Jose, Jenny năm nay 49 tuổi quyết định ra tranh cử tại khu 4 với một ước vọng chính là xây dựng cho người Việt San Jose một trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Nhiều bạn bè hứa hẹn yểm trợ, tinh thần rất mạnh mẽ và phấn khởi hướng về cuộc tranh cử năm 2016. Nhưng niềm vui đã nằm trong thiên tai. Tuần trước đi khám định kỳ, bà bác sĩ tuyên án bất ngờ. Bệnh ung thư tái phát cấp thời mạnh mẽ và thời gian còn lại của Jenny chỉ đếm được hàng tháng. Hai hay 3 tháng. Chúng tôi hỏi thăm tin dữ và tối thứ ba vừa qua luật sư Đỗ Quý Dân và Jenny Đỗ ghé đến nhà chúng tôi để kể chuyện về công tác thiện nguyện tại quê nhà và dự án trung tâm cộng đồng như một giấc mơ mới hình thành tại San Jose. Cô sẽ không còn sức khỏe để ra tranh cử và cũng không có ngày giờ để bàn chuyện lâu dài. Sẽ chuẩn bị công bố về hoàn cảnh cá nhân và trình bày cho bằng hữu về giấc mộng sau cùng. Jenny bình tĩnh ngồi tâm sự suốt 4 giờ đồng hồ. Thể hiện một ý chí vô cũng mạnh mẽ, sẽ tiếp tục đấu tranh với Ung Thư trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Cô cho biết tâm sự và văn chương qua bút ký công tác xin bác tìm đọc Đuờng Khuynh Diệp. Vào lúc 2 giờ sáng qua tôi tìm thấy bài văn lạ lùng này trên thế giới ảo.Trong số các bài văn thuộc loại thăm dân cho biết sự tình, tôi nghĩ rằng tác phẩm này có thể được coi là xuất sắc nhất. Tấm lòng của tác giả giãi bày trên từng trang giấy. Nhưng trong chuyện buồn cũng còn có lúc hết sức vui. Chuyện buồn là những đứa bé gái Việt lên 10 chưa có ngực phải làm điếm bên Cam Bốt. Người phụ nữ Việt ngày đêm bị nhốt trần truồng trong phòng kín. Những con chim tội nghiệp bán ở cửa đền khi phóng sinh bay không được chết chìm dưới nước. Cô gái bán tôm trên bãi cát, bóc từng con cho khách ăn để rồi nhìn ra biển tâm sự rằng lo cho chồng một ngày ra khơi đánh cá sẽ không trở về. Phương Khanh mang thân phận con lai, 18 tuổi trở về quê cha Hoa Kỳ gọi là Coming Home, nhưng một đời sống trong cửa chùa còn nhớ mãi mùi khuynh diệp quê nhà. Hơn 20 năm sau, cô luật sư Jenny trở về tìm mùi hương quá khứ. Không thấy khuynh diệp kỷ niệm bên Cam Bốt. Không có ở Hà Nội, ở Huế chỉ có chuyện nước lụt và đàn con chịu rét. Không có ở bãi biển Hàm Tân. Sau cùng cô tìm thấy múi hương quá khứ ngay bên đường. Cây khuynh diệp còn gọi là bạch đàn mang hương vị thuốc, y khoa gọi là Eucalyptus. Nhưng khuynh diệp trong tâm tư cô gái lai tìm về cội nguồn không phải là tìm vị thuốc, cô chỉ tìm lại mùi hương trong nhang khói kỷ niệm nơi cửa Phật. Khuynh diệp của cô chính là lá Diêu Bông của Phạm Duy…
.
Hàng triệu người Việt đã ra đi và hàng triệu chuyến trở về của du khách trên quê hương cũ. Tôi đã nghe kể lại chuyện khốn cùng thời kỳ 80. Chuyện đổi mới thời 90 và người về khoe khoang những hình ảnh rực rỡ của quê nhà khi bước vào thế kỷ 21. Không một ai đem lại cho chúng ta mùi hương của Đường Khuynh Diệp. Rồi mai đây, những đứa con của sông Huơng trưởng thành trong tình thương của người bạn Huế. Giấc mơ cuả Jenny về một trung tâm Việt Nam ở San Jose có thành hay không, Đường Khuynh Diệp sẽ còn mãi trong lòng độc giả để ghi dấu tấm lòng tác giả với quê hương.
Người phụ nữ can trường 49 tuổi đang chiến đấu những ngày tháng cuối cùng với định mệnh. Ba người phụ nữ tại Mỹ gặp ung thư thì 1 người chết. Jenny biết rằng cô chính là người đó. Cô nói trong tiếng cười rằng việc riêng đã thu xếp xong. Việc chung cần thêm chút thời gian.
Ung thư ơi, Chào mi. Ta cất đầu thật cao. Không một lời than thở…
Xin các bạn cùng tôi theo chân Jenny đi tìm mùi hương khuynh diệp.
Luật sư Jenny Đỗ trả lời Dân Sinh Media tại VietMuseum.
Đôi lời thưa với cộng đồng Việt San Jose, các bạn con Lai, các đồng bệnh ung thư và cô vĩnh biệt các con Friends of Hue tại trung tâm sinh hoạt Thừa Thiên.
Xuân này cô không về, các con cố gắng sống cho cô hãnh diện, sống để giúp cho các bạn không đau khổ như các con…
Monday, March 30, 2009. Bút ký của Jenny Đỗ.
ĐƯỜNG KHUYNH DIỆP
Mặn.
Hàm Tân biển không người. Đêm rằm tháng Giêng trăng sáng đến màu nhiệm. Nơi đây, đất của vùng tù đày ngày xưa, cũng là điểm cuối trong cuộc hành trình tìm thuốc của tôi. Đêm lộng lẫy hi hữu khi đất trời có trăng cao hoan hỷ, biển óng ánh ngút ngàn, và hạnh phúc nhỏ của tôi. Rung động trước sự hài hòa của nước trời, tôi quỳ trong biển, dang tay đón nhận sóng, và van xin trăng cho thêm những ngày sống để có ích cho người. Còn bao nhiêu việc cần phải làm, còn bao nhiêu người đang trầm luân.
Khởi bước hành trình, tôi từ Hoa Kỳ về Châu Á với hai mục đích, trước là để dưỡng bệnh và sau là để thăm 40 đứa trẻ mồ côi do hội Friends of Huế Foundation đang nuôi dưỡng tại Huế. Tất cả cần phải làm xong trước khi tôi trở về lao đầu vào công việc luật pháp, sau bao tháng nghỉ ngơi để điều trị bệnh ung thư vú. Các thân chủ tôi đã khuyên nhủ: “Luật sư cần phải về Việt Nam chữa trị,…hốt thuốc tam thất, hốt lá đu đủ, uống cỏ…gặp thầy lang 90 tuổi, v.v.” Những lời thật chân tình. Mặc dầu tôi không mấy tin tưởng về những phương pháp này, thay đổi không khí, giải tỏa tâm trí, tìm thêm sức sống là chuyện tôi nên làm.
.
Một trong những hương vị mà tôi nhớ và thèm tìm lại được là mùi hương lá khuynh diệp ở Việt Nam. Ngày còn bé sống trong chùa, tôi thường ngâm lá khuynh diệp để làm thuốc hay rượu cho Thầy trụ trì. Vì nghịch ngợm, tôi hay vò lá cho xanh cả tay và hít hà hơi nồng thơm của khuynh diệp. Mỗi lần như vậy, tôi hình dung là đã tận hưởng sức sống với mùi ngai ngái của lá, và cảm thấy người mình như tăng thêm năng lực. Trong những tháng yếu ớt vì hóa trị (chemotherapy), tôi đã ước mong được trầm mình trong hương vò của lá. Bạn có thể thắc mắc là tại sao tôi lại phải quay về Việt Nam để tìm khuynh diệp khi những cây này mọc đầy rẫy tại California, như những hàng cây bạn thấy chạy dọc theo các đường lộ ở Santa Rosa hay tỏa bóng mát trong sân trường đại học Stanford? Tôi đã từng hái lá khuynh diệp ở những nơi này nhưng hương vị không đậm đà bằng lá khuynh diệp trong trí nhớ của tôi, và cảm giác được gia tăng năng lực thì hoàn toàn không có. Vì khác khí hậu chăng? Mùi vị húng quế của California cũng thế, không được thơm như húng quế ở Việt Nam. Trang bị đầy đủ lý do, tôi lên đường.
.
Phnom Penh
Trước khi về đất Mẹ, tôi tự nhủ phải nên ghé thăm đất thánh thần Kampuchea. Biết đâu khuynh diệp nơi này còn tốt hơn ở quê nhà Âu Lạc. Phnom Penh tiếp nhận tôi lặng lẽ như thiếu lòng chào đón. Có một cái gì đó quen thuộc nhưng xa lạ. Một thành phố hỗn tạp, đầy rẫy những xe lam đủ màu gọi là “tuk tuk”. Đất khô bụi đỏ nằm phơi dưới ánh nắng cháy da, người dân đen lam lũ. Không một bóng cây khuynh diệp.
Rồi tôi phạm một lỗi lầm lớn. Tôi ghé thăm bảo tàng viện Diệt Chủng Toul Sleng và nơi chôn người tập thể Choeung Ek. Hai nơi địa ngục của trần gian. Toul Sleng trước đây là trường trung học. Những căn lầu ba tầng nối hàng nhau im lặng dưới trưa. Các lớp học cửa gỗ ngây ngô sơn đã phai màu, với những hành lang gạch đầy bóng mát, nằm dưới sự che chở dịu dàng của các rặng dừa lao xao trong gió lộng. Nhìn thoáng qua, Toul Sleng là một khung cảnh nên thơ, nơi khách viếng thăm có cảm tưởng như nghe được tiếng cười của trẻ em vang vang đâu đó. Thế nhưng ở cái khung cảnh thanh bình ấy, những thảm cảnh khủng khiếp về tội ác của loài người đã diễn ra.
Bước vào các lớp học, tương phản với các ô gạch dưới sàn nhà là hàng ngàn, hàng vạn những tấm hình chụp. Đây là hình ảnh những nạn nhân và những cuộc tra tấn hành hình mà họ phải gánh chịu. Những đôi mắt của các em bé đáng yêu, của các chị phụ nữ sợ hãi ngơ ngác, của các thanh niên bất lực và tuyệt vọng, của các cụ già cam chịu, như dõi theo từng bước chân tôi. Các câu hỏi hình như còn đọng lại trong mắt họ. Họ đã nghĩ gì trước khi bị tra tấn và tử hình? Kìa những hình ảnh của các phụ nữ ôm con trước khi họ và con họ bị phân thây. Nước mắt tôi ướt áo. Đưa tay chặn nước mũi, hồn tôi nghe đau nhức cho thân phận những người xấu số chết không toàn thây dưới lưỡi hái của tử thần mang danh là chính quyền Pol Pot. Những người này đã không được “ân huệ” chết bằng đạn bắn. Bị bắn chết là một sự may mắn. Vì tiết kiệm đạn, chính sách của Pol Pot là hành hạ nạn nhân cho đến chết. Bọn sát nhân đã chế ra những cái xiềng và ghế tra tấn khủng khiếp. Như để khoe thành tích của mình, chúng đã chụp hình nạn nhân trước khi, trong khi, và sau khi tra tấn họ. Đi qua các lớp học, tôi không còn hình dung được tiếng cười của trẻ thơ, mà chỉ cảm thấy chung quanh vang lên tiếng kêu khóc thê thảm của các em. Gần 3 triệu người đã mất mạng một cách dã man trên đất này, trong đó có một số không nhỏ là người Việt. Mấy ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được sự ác độc của loài người lại sâu thẳm đến thế.
Khi thăm trại chôn người Choeung Ek, tôi phải đối diện với sự hãi hùng chưa từng gặp. Ngoài các mộ tập thể loang lở trên khu đất rộng, ngoài tòa lầu sọ người cao đến rùng mình, ngoài những đống quần áo phảng phất dấu bùn và máu khô, những đôi dép há mõm, những đống xương ống chân tay, những cái ly đựng răng hàm của nạn nhân, tôi còn thấy những cây có bát nhang và giỏ trái cây treo lơ lửng trên cành. Tôi cố nén xúc động. Tự hỏi tại sao người dân lại thờ những cây này? Mấy giây sau thì tôi vỡ lẽ. Trên thân cây có những vết dao sâu hoắm ngang dọc chi chít. Thì ra trẻ em đã bị đè vào những cây này trước khi thân hình bị chặt ra. Ở các hố chôn người đã được tìm thấy ở chung quanh, có biết bao xác đã không được nguyên vẹn hình hài. Có một hố đa số xác phụ nữ và trẻ em không có đầu và quần áo. Hơn 30 năm đã trôi qua, vậy mà người viếng thăm Choeung Ek vẫn còn có thể nhìn thấy xương vụn và quần áo của nạn nhân nằm rải rác đâu đó bên bờ các ngôi mộ tập thể.
Lúc lính của Pol Pot tràn qua biên giới Tây Nam đánh giết người Việt, tôi còn sống tại SàiGòn. Theo sự hiểu biết ít ỏi của tôi lúc đó thì Trung Quốc không muốn cho Việt Nam được độc lập, Thế nên họ không hài lòng lắm khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Tôi nghe phong phanh là họ muốn dạy cho Việt Nam một bài học. Trung Quốc đã tiếp tay với chính quyền Pol Pot để tấn công Việt Nam ở biên giới Tây Nam và đồng thời dẫn quân tràn vào vùng Lào Cai nơi biên giới Hoa Việt. Sau khi lính Cộng Sản Việt Nam tấn công và chiếm được Phnom Penh, Trung Quốc lại tiếp trợ cho tàn binh Khmer Đỏ của Pol Pot chạy trốn trong rừng để chống Việt Nam. Biết bao thanh niên Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến Miên Việt này. Trong số những người hy sinh, một người bạn học chung lớp của tôi đã đạp phải mìn chết nơi đất người vào năm 1984. Sự mất mát của người Việt tại Kampuchea thật nặng nề, vậy mà ít ai nhắc tới. Người Việt sống tại Kampuchea rất đông, và đã bị chính quyền Pol Pot giết gần hết vào lúc đó. Người Chàm (Chiêm Thành) chạy loạn từ Việt Nam sang Kampuchea từ thế kỷ 13 cũng khá đông. Khoảng 2/3 dân số Chàm tại Kampuchea cũng bị Pol Pot tiêu diệt.
Điều đáng buồn là không phải chỉ riêng chính quyền Pol Pot, mà người dân Kampuchea nói chung cũng rất căm hận người Việt Nam. Tôi biết chuyện này một cách mơ hồ cho đến khi có mặt tại xứ người. Lịch sử như sống dậy trước mắt. Qua những cuộc nói chuyện với dân bản xứ, tôi được biết là từ bao nhiêu năm qua người Miên đã luôn cảm thấy bị người Việt đô hộ, bằng áp lực quân sự cũng như bằng sức mạnh kinh tế. Là người Việt, phản ứng tự nhiên là tôi muốn phủ nhận chuyện này. “Người Việt không tốt với chúng tôi.” Người lái xe tuk tuk nói trong một buổi ăn trưa. Khi bị hỏi cặn kẽ, anh chỉ lắc đầu, và lại lắc đầu. Mặc dầu có mấy đài tưởng niệm sự hy sinh của các chiến sĩ Việt tại Phnom Penh và Siem Reap, người Miên không chút ái mộ người Việt. Tôi đến chợ trò chuyện với các chị thúng rổ người Việt. Hỏi xem gia đình họ ở đây có bị ngược đãi không? Hoàn toàn không. Họ khẳng định với tôi và vồn vã cho rằng buôn bán ở Phnom Penh rất thuận lợi. Người bản xứ cũng hòa nhã. Hai bên không hiểu nhau chăng?
“Người Việt đẹp lắm!” Cô gái Miên có đôi mắt to đen cười nói với tôi. Tôi được biết là người Việt rất được chuộng trên thị trường sex của đất Kampuchea. Các trẻ em và phụ nữ Việt ở đây “bán” rất được giá, khách mua dâm chịu trả tiền cao cho những người có làn da trắng hơn da người Miên bản xứ.
Nếu hôm qua người Miên và người Việt là nạn nhân của phong trào diệt chủng của Pol Pot, thì hôm nay họ là nạn nhân của một tội ác mới. Đó là tội buôn người. Những cuộc mua bán người Việt Miên để làm nô lệ tình dục đang được tiếp diễn hàng ngày tại Kampuchea. Khi phái đoàn chúng tôi đến Siem Reap, một em bé gái độ chừng 9 tuổi đã tìm đến một người đàn ông Mỹ trong nhóm du lịch của chúng tôi và hỏi “You need yum yum?” Ông trợn mắt nhìn em bé: “What did you say to me?” Em bỏ chạy.
Dựa trên báo cáo TIP (Trafficking In Persons Report) đưa ra vào năm 2005, 2006 và 2007, rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt đã trở thành nạn nhân của các cuộc mua bán người ở Kampuchea. Tôi thử đến một vài phòng trà tại Phnom Penh để tìm hiểu tình hình. Vào thế giới đêm đầy muỗi đói tôi phải đối diện với ánh mắt dò xét của các ông khách dị hợm người da trắng đổ dồn vào mình. Đa số các “nhân viên” phòng trà đều là người Việt. Họ đã từng nghe lời dụ dỗ vượt biên giới để có được những công việc ngon lành. Những lời dụ dỗ ấy đã chấm dứt ở đây. Những ước mơ đơn giản vỡ vụn khi va chạm với thực tế phũ phàng. Trên đất người, trong ánh đèn lờ mờ sau khói thuốc, tôi nghe một cảm giác thật lạ khi quanh tôi vang lên những giọng nói miền Nam đặc dẻo hòa lẫn tiếng hát của Celine Dion. Thấp thoáng những khuôn mặt xinh tươi chỉ độ khoảng tuổi con tôi.
Tôi ghé qua nhiều phòng trà như thế nhưng không thấy một người khách Á Đông nào. Hỏi ra thì được biết có những nơi kín đáo khác dành riêng cho họ. Người lái taxi rất ngần ngại không tiết lộ cho tôi, nhưng theo tôi được biết thì thế giới đen này còn bỉ ổi hơn. Nơi đó người ta sẽ thấy rất nhiều các em bé.
Trẻ em thì không tự mình đi đến chốn này. Bị ép, bị dụ hoặc bị bán. Gia đình các em bán rẻ hoặc thả liều cho các em đi qua đất Angkor bán cà phê hay buôn gạo. Kết quả là các em trở thành nô lệ tình dục mà không có cách nào tìm ra lối thoát. UNICEF ước lượng 1/3 phụ nữ “bán hương” ở Kampuchea tuổi dưới 18 mà trong số đó phần đông là gái Việt. Nhu cầu “hàng” nhỏ tuổi, chưa dậy thì, ngày càng gia tăng, vì khách hàng muốn mua gái còn trinh, gái không mang bệnh tật. Theo điều tra của một số người chuyên môn, các thương gia Á Đông, nhất là các thương gia Trung Hoa, tin rằng ăn ngủ với con gái còn trinh sẽ đem may mắn cho việc làm ăn của họ đồng thời giúp cho họ tăng thêm sức khỏe. Do đó gíá của các em rất cao, cao đủ để trinh tiết của các em bị gia đình “hy sinh”. Nhưng gia đình các em không biết rằng họ đã giết chết các em tự thuở đó. Chết cả tinh thần lẫn thể xác. Một em thuật lại với nhân viên xã hội là khi em bị bán đi, ngực em vẫn chưa thành hình. Sau bao nhiêu năm bị hành hạ, em đã không còn muốn sống và đã thường dùng dao để tự cắt mình.
Chuyện buôn người hiện nay đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam đến Dubai, từ Đông Âu đến Ai Cập, song theo thống kê thì đây là bi kịch dài của vùng Đông Nam Á. Bi kịch này tôi xin hẹn bạn đọc ở một bài tường trình khác.
Mùi khuynh diệp đã không đến với tôi tại Phnom Penh.
Siem Reap
Khi tàu tốc hành của chúng tôi đến cảng Siem Reap, tôi đã không thể kiềm chế nổi nỗi xúc động khi chứng kiến cái nghèo thê thảm của người dân vùng này. Dưới cái nóng ngộp thở của bến cảng là cảnh tượng hỗn loạn của những người tranh nhau kiếm ăn. Người dân bu quanh khách du lịch để bán hàng hoặc mời gọi đi xe tuk tuk. Bụi bay mịt mờ trên những con đường đầy ổ gà to lớn. Tất cả nằm trong một bầu không khí nồng nặc mùi tanh của cá. Hai bên vệ đường đất đỏ là những ngôi lều được dựng lên bằng những mảng ny lông. Dưới những mảng ny lông đó, vợ chồng con cái chen nhau sống. Các em bé trần truồng như nhộng chạy lông nhông trên đường. Tôi đã đi qua rất nhiều nước và đã đến những vùng nghèo khó của Mễ Tây Cơ và Việt Nam, nhưng chưa nơi nào thảm thương như nơi này.
Vào để hiểu thêm Siem Reap, người ta sẽ thấy cái nghèo và tệ nạn xã hội đi đôi với nhau. Trẻ em đi ăn xin đầy đường đến khó chịu. Những em bé sơ sinh được bồng như một dụng cụ để ăn xin. Tôi để ý thấy những em này lúc nào cũng ngủ say mê man. Tôi đoán là họ, những thành phần của cơ cấu “cái bang”, đã cho các em bé này uống thuốc để ngủ, để chuyện đi ăn xin được dễ dàng hơn.
Trước các cảnh tượng này, tôi phải làm gì?
Ở Kampuchea có rất nhiều cơ quan hoạt động phi chính phủ (NGO), nhưng qua nhận xét của các chủ khách sạn thì các cơ quan hoạt động hữu hiệu rất ít. Tôi không sao tìm ra một cơ quan nào do người Việt quản lý, tuy người Việt định cư ở nơi này rất tấp nập. Đa số các quán hàng lớn, sạp bán ngoài chợ đều do người Việt làm chủ. Họ sống sung túc và thành công, trái với cái tôi nhìn thấy ở người bản xứ.
Nợ máu, nợ đất, tôi không biết ai nợ ai giữa hai phía Việt và Miên, điều đó đối với tôi không quan trọng. Tôi cảm thấy mình phải làm cái gì đó trước khi rời khỏi miền đất khổ sở này. Tôi may mắn được sự hỗ trợ của hội Friends of Huế Foundation, và đã qua đó để nối kết với một ngôi chùa Phật Giáo cùng các sư tăng đi đến vùng người dân chài sống để giúp họ gạo và nước mắm. Những người lam lũ và khốn khổ này đã quỳ xuống lạy phái đoàn một cách hết sức chân tình khi tiếp nhận sự cứu trợ. Tôi đã ứa nước mắt đứng tránh ra không dám nhận lễ của họ.
Tôi muốn mua sắm rất nhiều thứ để phân phát cho các trẻ em mồ côi. Một đất nước chỉ có 6 triệu dân, vậy mà số trẻ em không cha mẹ lên tới 670,000 (theo thông tin của UNICEF). Khi đi chợ tôi mới khám phá ra là ở Kampuchea, mọi việc mua bán đều tính bằng đô la Mỹ, và vật giá đắt đỏ hơn ở VN rất nhiều. Đôi khi còn đắt hơn cả ở Mỹ. Phẩm chất thì kém mà giá tiền lại cao, chẳng hạn như về mặt ăn uống. Ngoài việc giúp tiền cho các trại mồ côi, tôi còn muốn mua các trái banh nhựa cho các em để các em có thêm phương cách sinh hoạt chung. Không ngờ là những trái banh nhựa lại quá đắt, một trái banh nhỏ xấu xí giá 4USD còn trái lớn giá 10USD, trong khi gạo thì 10USD/kg. Sau khi tìm hiểu vấn đề, tôi được biết là Kampuchea không sản xuất mà chỉ nhập cảng hàng hóa nhựa từ Việt Nam. Những quả cầu lông cũng do Việt Nam sản xuất. Mua sỉ giá 1USD một cái trong khi ở VN thì chỉ có 2000VND. Tôi chợt nhớ là ở Việt Nam, mọi mặt hàng đa số do Trung Quốc sản xuất! Người ta ngồi chồng lên nhau một cách thật thứ tự: Trung Quốc ngồi lên Việt Nam, và Việt Nam thì lấn người Miên.
Tôi rời khỏi Kampuchea mà lòng thật không ổn. Người dân của hai nước láng giềng này có rất nhiều nét tương tự với nhau. Từ chén chè đậu trắng nước dừa cho đến mùi hơi của đất trong mưa rào. Nhưng họ lại không muốn hiểu nhau và không cảm thông nhau. Tôi hoàn toàn không tìm được hương vị khuynh diệp nơi xứ sở của kỳ quan Angkor Wat, nhưng cảm thấy người tôi thêm được một sức sống mới vô hình. Tôi sẽ phải làm một việc gì đó.
.
Hà Nội
Từ cơn nóng hơn 30 độ C của Siem Reap, tôi bay vào vùng đất rét 7 độ C của Hà Nội. 26 Tết thủ đô những hàng hoa muôn màu sắc. Đỏ hồng vàng rực trời trong những cơn gió buốt xương. Hoa đào và cây cam quát (quất) ngập đường, đèn cờ rợp lối, điểm thêm sức sống cho bầu trời xám tái của miền Bắc. Xe cộ quá nhiều kẹt cứng trên đường trong những cơn mưa lạnh căm, đám đông chen chúc tranh nhau mua hàng ngoài phố, nhưng sự hỗn độn của cái xã hội thiếu trật tự kia không làm mất đi không khí của ngày đón Xuân. Hàng hóa từ Trung Quốc tràn về ngự trị đất Hà Nội, kể cả những vật trang trí cho ngày Tết Mậu Tí. Khách viếng thăm không thể phủ nhận được cái nhộn nhịp tưng bừng của một thành phố háo hức đón xuân, mặc dù thời tiết còn đang khắc nghiệt.
Tôi nhập bọn với các anh bạn họa sĩ của tôi để lên rừng hái hoa. Họ là thế. Lúc nào cũng phải khác người, không thích chạy theo đám đông. Tuy hoa đào đầy rẫy khắp chợ hoa, các anh lại muốn đi tìm hoa mận. Thời buổi này mọi người chạy xe Honda với những model mới nhất như SH300 gì gì đó, thì các anh họa sĩ của tôi lại chạy những chiếc Vespa cũ kỹ của thời 70. Mấy năm qua tôi vẫn thường về thăm và trao đổi nghệ thuật với họ. Tôi đã gia nhập những chuyến đi xa với những mục đích thật vu vơ chẳng hạn như lên miền cao Hà Giang tìm rượu ngô của Cô Thu Bột. Hoặc những cuộc hành trình sưu tầm gốm cổ nhà Mạc, hay đi kiếm xác chiếc xe Landrover mãi tận đảo Ngọc Vừng hoang dã cuối Vịnh Hạ Long. Thú vị nhất là chuyến đi về làng gốm cổ truyền Phù Lãng, nơi mà cả ngàn năm nay vẫn duy trì cách nấu gốm bằng củi, mặc dầu xung quanh làng không một bóng cây ngọn gió. Tôi nhớ mãi lời nói của một anh họa sĩ khi chúng tôi đứng ngắm nghía một số mẫu gốm tân thời trang trí theo tính cách lập thể (cubism): “đây là cái tát vào nghệ thuật!” Họ có những nhận xét rất khắt khe và cực đoan trong lãnh vực nghệ thuật, chẳng hạn như đến nay họ vẫn không chịu nghe dĩa nhạc CD mà chỉ nghe dĩa nhựa (vinyl records) hoặc băng nhựa (audio tapes). Một anh cho rằng những dĩa này có những lỗi do thời gian và bụi bặm tạo ra, nhưng do đó đã mang theo lịch sử và thời gian của nhạc. Có lẽ vì những sự cực đoan đó, tôi hết sức yêu mến họ.
Chúng tôi đánh xe lên Hòa Bình, đất đỏ, núi xanh rì cao sững như trong tranh cổ Trung Quốc. Xe chúng tôi đi sâu vào các miền đất của người Dao, cứ thế mà đi mãi đi mãi, hết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu lần dừng lại ngẩn ngơ ngắm sương mù rơi xuống các nhà tranh bên đường. Hoa mận vẫn biệt tăm. Thì ra năm nay hoa mận nở sớm và đã rụng hết khi cái rét tràn về. Chúng tôi tay trắng quay về Hà Nội, đến Lê Thạch Quán gần bờ Hồ Gươm, nơi tụ tập thường xuyên của giới văn nghệ, thì trời đã tối. Riêng tôi cảm thấy một cái gì đó thật hả hê và thỏa mãn, mặc dù không hái được một nhánh hoa mận nào, và mặc dù cây khuynh diệp vẫn vắng bóng. Có lẽ là do những mẩu chuyện vụn trên đường, nhất là những chuyện của trước ngày “đổi mới”.
Bạn của Huế xây dựng tương lai Việt Nam
Anh “Tâm Mải Chơi” chắc hẳn phải hắt hơi vì chúng tôi nói rất nhiều về anh hôm ấy. Anh là một họa sĩ mê chơi hơn mê tranh. Có lần anh dặn vợ ở nhà để anh đi ăn sáng với bạn, rút cuộc là 3 ngày sau anh mới quay về nhà. Còn khi vào Sài Gòn triển lãm, anh thuê 2 chiếc xích lô, một chiếc chở anh và chiếc kia chở tranh. Đi giữa đường gặp người quen vẫy vào quán uống cà phê, anh liền nhảy xuống xe và quên mất xe tranh. Ngày khai mạc cuộc triển lãm của anh, anh đến tay không và cười trừ với mọi người. Tệ hơn nữa là có lần anh Tâm bắt gặp một anh bạn của mình hớn hở dẫn cô tình nhân mới quen vào một căn nhà nhỏ trên lầu cao để tỏ tình. Chủ nhà này lúc ấy vắng nhà đi Tam Đảo. Anh Tâm Mải Chơi bèn lén lút khóa cửa nhốt họ lại. Chỉ định đùa nghịch đôi tình nhân kia một lúc cho vui nhưng rồi anh bỏ đi nhậu với bạn bè và quên béng mất mọi chuyện. Ba ngày sau anh mới nhớ ra và chạy đến mở cửa cho cặp tình nhân nọ thì hai người này đã bơ phờ rũ rượi. Chuyện kể lại là từ đó hai người tình nhân kia không bao giờ nhìn mặt nhau nữa.
Rồi lại đến chuyện lạc núi. Mấy anh họa sĩ thì thường đi lên miền cao để tìm “cảm hứng sáng tác”. Đêm về sương mù dày đặc các anh không sao tìm ra được đường xuống núi. Cuối cùng các anh ghé vào một căn nhà bên đường để xin trọ qua đêm. Đó là căn nhà tranh của 2 bố con người thiểu số. Ông bố bằng lòng cho 3 anh họa sĩ ở trọ và quay dặn dò cô con gái bằng tiếng bản xứ, cô gái này người độ khoảng trong ngoài 18 tuổi có làn da trắng mịn. Cô nghe bố dặn rồi lui vào nhà trong. Các anh họa sĩ ngồi bên ngoài uống trà trên nền đất. Họ đợi mãi vẫn không thấy cô gái trở lại và cũng không được chỉ dẫn chỗ ngủ ở nơi nào. Cơn lạnh miền núi tràn ngập gian nhà nhỏ, cằm của các anh bắt đầu run lên thì cô gái kia lại đột ngột xuất hiện. Ông bố lúc đó mới quay lại nói với các anh bạn tôi rằng: “con tôi đã nằm sưởi ấm chăn giường cho các anh rồi đó, xin mời các anh vào nghỉ.” Đêm đó các anh bạn tôi ngủ rất ngon!
Và còn bao nhiêu câu chuyện thú vị khác nữa đã làm tôi lưu luyến họ. Chuyện họ kể không có gì thâm thúy lắm nhưng khi người kể có duyên thì chuyện gì cũng hấp dẫn.
Tôi luôn luôn tìm ra những nguồn sinh lực mới khi gặp lại những người bạn này, nhưng dù mến họ cách mấy tôi cũng không muốn nương lại Hà Nội ăn tết năm nay vì cái rét quá tàn khốc. Ở khách sạn, nước không đủ nóng để tắm và máy sưởi không đủ ấm nên tôi không sao chạy trốn được cái lạnh. Vì không khí mang nhiều hơi nước nên cơn lạnh dường như lúc nào cũng bám vào da và ngấm vào tận xương tủy. Các người dân miền núi phải bỏ nhà dắt trâu bò xuống núi để tránh tuyết, dẫu rằng họ phải ngủ ngoài đường chợ. Nếu trâu bò chết là họ mất hết gia sản. Có những người phải đem hết chăn mền của họ đắp cho súc vật để rồi bị lâm bệnh vì cơn lạnh. Có người chở con đi trên xe gắn máy ngồi đằng trước, khi xuống xe mới biết con đã chết cứng tự lúc nào.
Bạn của Huế nuôi những đứa con của Huế
.
Nha Trang.
Tôi đầu hàng cái lạnh nên phải chạy vào Dốc Lết gần Nha Trang tìm hơi nóng. May cho tôi vùng cát trắng biển xanh này quá thơ mộng nên tôi có chỗ dừng chân để thảo vội bài tường thuật này gửi về bạn đọc. Dốc Lết cũng thật hoang dã, nhưng sau vài bữa lang thang, cuối cùng tôi cũng tìm được bóng mát của cây khuynh diệp đợi mong. Tôi vò mãi lá khuynh diệp để tay thêm xanh nhưng không hiểu sao bàn tay tôi vẫn trắng và mùi hương chỉ thoang thoảng. Thế nghĩa là sao? Tay tôi đã khác xưa và mùi khuynh diệp đã thay đổi?
Tôi lần mò đến một ngôi chợ hải sản ven biển. Vừa ngồi xuống chiếc ghế bố thuê 5000 đồng, vài người bán hàng đã lại vây quanh tôi mời mua mực và tôm tích ăn tại chỗ. Tôi hiếu kỳ nên bằng lòng mua nửa kí tôm tích và nửa kí mực. Con tôm này chắc có họ hàng với con rết nên có rất nhiều chân. Chị bán hàng là một phụ nữ nhìn già dặn hơn tôi nhưng khi hỏi ra thì chị còn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Tuy da chị bị nám nắng biển muối, chị không dấu được cái vẻ đẹp duyên dáng rất Việt Nam. Nghe lời chị, tôi ngồi ăn rất “dã chiến”, ăn trong gió cát không có khăn lau tay hay bát muối chanh mà tất cả chỉ nằm vẹn trong hai bao ny lông. Không sao. Tôi xin nửa chai rượu đế để phòng hờ không bị đau bụng và sẵn sàng chiến đấu với mực và tôm. Chị bán hàng nhất định không để tôi bóc tôm lấy. Tôi hỏi tại sao thì chị bảo rằng nếu bóc không quen thì thịt tôm sẽ nát vì tôm này mang nhiều trứng. Thế là chị ngồi dưới cát bóc từng con tôm cho tôi ăn. Và nhất định không ăn chung với tôi rồi cũng không chịu ngồi trên ghế sợ tôi tốn tiền. Trong gió cát mờ mắt, tôi thấy tôm thật đậm đà.
Tôi bắt chuyện vu vơ và hỏi về chồng con của chị. Nghe giọng chị hạnh phúc tôi phán một câu chung chung: “cuộc sống của các chị đây coi ra thì vất vả về thể xác một chút nhưng tinh thần thật thoải mái, không căng thẳng như chúng tôi bên đó.” Chị đỡ lời tôi ngay: “Căng thẳng lắm chị! Không đơn giản như chị tưởng. Chị có khi nào lo sợ chồng chị đi làm mà không bao giờ về nữa không?” Tôi lắc đầu.
“Chồng em đi đánh cá, mỗi đêm là em mỗi phập phồng. Khi bão lớn mà chồng em chưa về thì em cảm thấy mình già đi mấy tuổi. Đã mấy lần thuyền bị lật mà chồng em may sao vẫn chưa mất mạng.” Tôi nhìn ra những chiếc thuyền thúng tròn nhỏ đang lao chao trên biển trong nắng chói chang, rồi quay qua đỡ con tôm từ tay chị và ăn một cách rất thận trọng. Đây là do công sức của nhiều người tôi mới có được bữa ăn đó. Tuy mùi khuynh diệp nơi đây không nồng đủ, tôi rời Dốc Lết cảm thấy lòng mãn nguyện.
Huế.
Đã đến ngày tôi phải bay ngược ra Huế để thăm các con tôi, 40 đứa trẻ của Hội Friends of Huế Foundation (www.friendsofhue.org). Huế thân thương vẫn đang còn say sưa trong hương vị Tết, nhưng không may cơn lạnh miền Bắc đã xâm lấn đất Thần kinh. Tôi đến thăm Trung tâm trong khí trời lạnh giá. Tuy nhiên, đêm hôm đó chúng tôi cảm thấy thật ấm vì hơn 50 người vừa trẻ con vừa người lớn (tôi và các bảo mẫu) ngồi xung quanh căn phòng học nhỏ hàn huyên tâm sự. Ánh mắt các em sáng rỡ trong niềm vui, nụ cười nở ròn tan trong sự hân hoan. Có ai biết được quá khứ của mỗi em khó khăn sóng gió như thế nào? Nơi đây, các em đã có đại gia đình sống trong tình thương và sự bảo bọc của nhiều người, được như thế này một phần lớn là nhờ công đức của các nhà hảo tâm bên Mỹ.
Đêm khuya tôi đi quan sát nơi các em ngủ mới giật mình khi thấy các em co rúm trong một chiếc chăn mỏng. Tôi giận run lên và chất vấn các bảo mẫu là tại sao lại để đến tình trạng như thế. Một chị bảo mẫu rươm rướm nước mắt trả lời: “thưa cô, em cũng định thưa với cô để mua thêm chăn cho các em nhưng bận ri chăn mắc quá cô nờ. Và các thức ăn gạo nước còn mắc hơn. Hội đã mấy lần tăng chi phí cho mỗi em nhưng chúng em đòi hoài thì sợ Hội hiểu lầm. Món chi rứa cũng lên quá cao, cô nì.” Tôi cũng thấy chuyện này trong lúc ở ngoài Hà Nội nhưng không nghĩ nó ảnh hưởng Huế nhiều như vậy. Theo báo chí thì vật giá leo thang đến 14% nhưng lương bổng cho công nhân vẫn vậy. (Ngày tôi gửi bài này đến tòa soạn thì vật giá đã lên đến 17%.)
Tôi vẫn không chấp nhận để các em nằm trong cơn lạnh này, nhất là các phòng đều không có máy sưởi. Tôi yêu cầu các chị là bằng mọi giá ngày mai các em phải có thêm chăn. Tôi hỏi: “nhưng đắt là đắt bao nhiêu, thưa chị?”
“Phải chăn Trung Quốc thì mới ấm, mà một cái thì khoảng 170 ngàn chị Jenny à.”
“Tại sao chúng ta từ trước đến giờ không chuẩn bị chăn ấm này cho các cháu để giờ phải ra cảnh này?”
“Thưa chị, vì xưa nay có bao giờ lạnh như chừ đâu. Lần cuối là khoảng 40 năm trước.”
Đêm hôm ấy tôi mới nếm mùi. Khi về khách sạn, tôi bật máy sưởi lên 30 độ C và ngồi trùm chăn để chờ người được ấm lại. Ngồi mãi, càng ngồi càng lạnh. Tôi gọi tiếp tân cho người lên xem tại sao máy sưởi không ấm.
“Thưa chị, máy của khách sạn chúng em chỉ có một chiều thôi chị ạ.” Tôi mới hiểu ra là máy này chỉ là máy lạnh mà không có máy sưởi. Đã lạnh tôi còn bật thêm máy lạnh! Đêm ấy tôi mặc quần jeans, 2 đôi vớ và 5 cái áo để đi ngủ.
Ngày hôm sau, người bảo mẫu hớt hải vào phòng làm việc của tôi và báo cho tôi biết là giá chăn đã tăng lên 230,000 đồng một cái. Tôi đồng ý cho chị mua với giá này. Đến chiều chị lại lấp ló trước cửa phòng họp của chúng tôi. Tôi mời chị vào và chị rụt rè nói là không tìm đủ số lượng chăn ấm.
Chị cho biết thông tin ở ngoài chợ là chăn bắt đầu không còn để bán. Các cửa tiệm đã thông báo cho Hà Nội để chở thêm chăn vào. Ngay hôm đó, xe chuyển hàng đang đi giữa đường vào Huế thì bị điều trở lại Hà Nội vì nhu cầu ngoài Bắc cao hơn. Khách mua hàng từ Trung Quốc phải qua Việt Nam để mua lại chăn chính họ nhập qua, bây giờ mua lại giá một gấp hai. Cuối cùng chúng tôi chỉ mua được 20 cái chăn và các em phải ngủ chung giường để đủ ấm. Sáng hôm sau các em gặp tôi cám ơn rối rít. “Chăn ấm quá cô nì.”
Đương đầu với cái lạnh và bao nhiêu chuyện phức tạp của công việc Hội FHF, tôi không nhớ đến chuyện đi tìm cây khuynh diệp.
Lo xong mọi chuyện cho Trung tâm, tôi lại cùng một số tình nguyện viên đi thăm các vùng lân cận nơi bị bão lụt của năm 2007 tàn phá. Biết bao nhiêu nơi cần sự giúp đỡ của hội FHF, hội không thể nào giúp cho xuể. Một nơi đã gây lại ấn tượng cho tôi là xã Quan Hòa. Nơi này là một trong các vùng thấp nhất của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đường vào xã chỉ như con đê hẹp rộng độ 2 mét ngang. Xung quanh là ruộng lúa nước xanh thắm. Nhưng khi lụt đến thì các xã ở khu vực này chìm trong biển nước mênh mông. Bao nhiêu xã hợp lại cũng không có được một ngôi nhà hai tầng để chạy khi nước lên. Trong thời gian bị lụt của năm 2007 vừa qua thì các xã này bị cách biệt hẳn với các xã lớn bên ngoài. Cả tuần lễ sau mới có thuyền vào để cứu người già và trẻ em. Người dân nơi đây van xin chúng tôi xây thêm tầng 2 cho ngôi trường làng để họ có nơi chạy lụt trong mùa nước dâng. Chúng tôi đến khảo sát ngôi trường mới cảm thấy thật xúc động. Ngôi trường chỉ là một căn nhà cũ lụp xụp 3 gian nền đất, nơi tập trung 76 trẻ em đi học hàng ngày. Hai người chủ nhà bên cạnh ngôi trường thấy chúng tôi đến liền chạy ra. Họ nói rằng nếu chúng tôi cần thêm đất để xây cầu thang cho trường thì họ xin dâng vì sự cần thiết quá cao. Họ mong cho con cháu trong làng có thêm chỗ học, đồng thời có tầng lầu cao để dùng làm nơi chạy lụt. Dân làng đã thu góp lại được 100 triệu đồng và mong hội chúng tôi giúp cho phần còn lại của cuộc xây cất. Tôi rất muốn nhận lời nhưng không dám vì vẫn cần phải thông qua Ban Chấp Hành FHF.
Bút ký công tác của Jenny Đỗ
.
giới thiệu của Giao Chỉ San Jose.
Đêm nay tôi tìm đọc bút ký có tựa đề lạ lùng của nữ luật sư Jenny Đỗ tại San Jose. Tôi hết sức xúc động. Xin viết đôi lời về tác giả.
Tháng 2 năm 1984 chuyến bay Air France từ Phi qua San Francisco chở nhóm gia đình con lai đầu tiên đến Hoa Kỳ. Cô gái lai Đặng Thị Phương Khanh đi cùng bà mẹ và em trai. Ngày hôm đó là ngày sinh nhật của Phương Khanh. 18 tuổi. Cô sinh ra tại Vũng Tàu. Lúc đó người cha Hoa Kỳ chưa hề biết mặt đã ra đi từ mấy tháng trước. Thế giới của cô là bên ngoại. Mẹ và ông bà ngoại. Quê ngoại ở ngoài Bắc xa xôi thuộc miền Nam Định. Họ Đặng cùng với Trường Chinh, một lãnh tụ cộng sản nhưng riêng gia đình cô lại có nhiều người bị “cách mạng” giết. Sau 9 năm sống với Việt nam Cộng Hoà cô bé Phương Khanh khá vất vả vì hoàn cảnh con lai. Sau 75 lại còn cay đắng hơn trong 9 năm vì thuộc thành phần con lai không có hộ khẩu. Cuộc sống hết sức đau thương từ kinh tế mới Túc Trưng cho đến Sài Gòn thời bao cấp. Năm 1984 đi Mỹ là cơ hội cho cô gái lai 18 tuổi chắp cánh bay cao. Hành trang là kinh nghiệm cuộc sống dưới 2 chế độ. Với cộng hòa cô bé học được căn bản đạo đức gia đình và văn hóa miền Nam. Với cộng sản cô trải nghiệm giai đoạn đau thương phải phấn đấu để sinh tồn.Thân phận con lai trở thành tấm vé cho cả gia đình bỏ quê ngoại trở về đất nước của người cha chẳng bao giờ gặp lại. 18 tuổi với 9 năm thuộc nền giáo dục của xã hội chủ nghĩa qua chế độ tem phiếu, khi đến Hoa Kỳ, Phuơng Khanh không có vốn Anh ngữ nên đã phải bắt đầu hoàn toàn từ số không. Cô đi làm, đi học, tốt nghiệp luật sư và đặc biệt thành lập cơ quan bất vụ lợi, tổ chức bạn của Huế ra đời. Phương Khanh trở thành luật sư Jenny Đỗ và là chủ tịch hội đồng quản trị Friends of Hue. Những chi tiết về tổ chức này được gián tiếp giới thiệu trong bút ký cô viết về chuyến thăm viếng năm 2009. Nhưng định mệnh khắt khe đã rung hồi chuông báo tử.
Khi khám định kỳ Jenny phát giác ra bệnh ung thư vú. Sau thời gian hóa trị có kết quả tại San Jose, hy vọng bình phục, Jenny lạc quan tiếp tục đi công tác vào năm 2009. Bút ký Đường Khuynh Diệp ghi lại chuyến đi 6 năm trước. Niềm vui lớn lao là ngày nay tổ chức đã xây dựng hoàn tất một trung tâm cộng đồng tại Huế. Biết bao nhiêu kỷ niệm đấu tranh với công an Thừa Thiên khi từ chối treo hình Hồ chí Minh và cờ đỏ trong trung tâm. Friends of Hue nuôi các trẻ em ăn học để trở thành một lớp công dân hữu dụng tương lai. Tất cả các em đều có phía sau cả một câu chuyện đau thương bi đát. Trở lại San Jose, Jenny năm nay 49 tuổi quyết định ra tranh cử tại khu 4 với một ước vọng chính là xây dựng cho người Việt San Jose một trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Nhiều bạn bè hứa hẹn yểm trợ, tinh thần rất mạnh mẽ và phấn khởi hướng về cuộc tranh cử năm 2016. Nhưng niềm vui đã nằm trong thiên tai. Tuần trước đi khám định kỳ, bà bác sĩ tuyên án bất ngờ. Bệnh ung thư tái phát cấp thời mạnh mẽ và thời gian còn lại của Jenny chỉ đếm được hàng tháng. Hai hay 3 tháng. Chúng tôi hỏi thăm tin dữ và tối thứ ba vừa qua luật sư Đỗ Quý Dân và Jenny Đỗ ghé đến nhà chúng tôi để kể chuyện về công tác thiện nguyện tại quê nhà và dự án trung tâm cộng đồng như một giấc mơ mới hình thành tại San Jose. Cô sẽ không còn sức khỏe để ra tranh cử và cũng không có ngày giờ để bàn chuyện lâu dài. Sẽ chuẩn bị công bố về hoàn cảnh cá nhân và trình bày cho bằng hữu về giấc mộng sau cùng. Jenny bình tĩnh ngồi tâm sự suốt 4 giờ đồng hồ. Thể hiện một ý chí vô cũng mạnh mẽ, sẽ tiếp tục đấu tranh với Ung Thư trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Cô cho biết tâm sự và văn chương qua bút ký công tác xin bác tìm đọc Đuờng Khuynh Diệp. Vào lúc 2 giờ sáng qua tôi tìm thấy bài văn lạ lùng này trên thế giới ảo.Trong số các bài văn thuộc loại thăm dân cho biết sự tình, tôi nghĩ rằng tác phẩm này có thể được coi là xuất sắc nhất. Tấm lòng của tác giả giãi bày trên từng trang giấy. Nhưng trong chuyện buồn cũng còn có lúc hết sức vui. Chuyện buồn là những đứa bé gái Việt lên 10 chưa có ngực phải làm điếm bên Cam Bốt. Người phụ nữ Việt ngày đêm bị nhốt trần truồng trong phòng kín. Những con chim tội nghiệp bán ở cửa đền khi phóng sinh bay không được chết chìm dưới nước. Cô gái bán tôm trên bãi cát, bóc từng con cho khách ăn để rồi nhìn ra biển tâm sự rằng lo cho chồng một ngày ra khơi đánh cá sẽ không trở về. Phương Khanh mang thân phận con lai, 18 tuổi trở về quê cha Hoa Kỳ gọi là Coming Home, nhưng một đời sống trong cửa chùa còn nhớ mãi mùi khuynh diệp quê nhà. Hơn 20 năm sau, cô luật sư Jenny trở về tìm mùi hương quá khứ. Không thấy khuynh diệp kỷ niệm bên Cam Bốt. Không có ở Hà Nội, ở Huế chỉ có chuyện nước lụt và đàn con chịu rét. Không có ở bãi biển Hàm Tân. Sau cùng cô tìm thấy múi hương quá khứ ngay bên đường. Cây khuynh diệp còn gọi là bạch đàn mang hương vị thuốc, y khoa gọi là Eucalyptus. Nhưng khuynh diệp trong tâm tư cô gái lai tìm về cội nguồn không phải là tìm vị thuốc, cô chỉ tìm lại mùi hương trong nhang khói kỷ niệm nơi cửa Phật. Khuynh diệp của cô chính là lá Diêu Bông của Phạm Duy…
.
Hàng triệu người Việt đã ra đi và hàng triệu chuyến trở về của du khách trên quê hương cũ. Tôi đã nghe kể lại chuyện khốn cùng thời kỳ 80. Chuyện đổi mới thời 90 và người về khoe khoang những hình ảnh rực rỡ của quê nhà khi bước vào thế kỷ 21. Không một ai đem lại cho chúng ta mùi hương của Đường Khuynh Diệp. Rồi mai đây, những đứa con của sông Huơng trưởng thành trong tình thương của người bạn Huế. Giấc mơ cuả Jenny về một trung tâm Việt Nam ở San Jose có thành hay không, Đường Khuynh Diệp sẽ còn mãi trong lòng độc giả để ghi dấu tấm lòng tác giả với quê hương.
Người phụ nữ can trường 49 tuổi đang chiến đấu những ngày tháng cuối cùng với định mệnh. Ba người phụ nữ tại Mỹ gặp ung thư thì 1 người chết. Jenny biết rằng cô chính là người đó. Cô nói trong tiếng cười rằng việc riêng đã thu xếp xong. Việc chung cần thêm chút thời gian.
Ung thư ơi, Chào mi. Ta cất đầu thật cao. Không một lời than thở…
Xin các bạn cùng tôi theo chân Jenny đi tìm mùi hương khuynh diệp.
Luật sư Jenny Đỗ trả lời Dân Sinh Media tại VietMuseum.
Đôi lời thưa với cộng đồng Việt San Jose, các bạn con Lai, các đồng bệnh ung thư và cô vĩnh biệt các con Friends of Hue tại trung tâm sinh hoạt Thừa Thiên.
Xuân này cô không về, các con cố gắng sống cho cô hãnh diện, sống để giúp cho các bạn không đau khổ như các con…
Monday, March 30, 2009. Bút ký của Jenny Đỗ.
ĐƯỜNG KHUYNH DIỆP
Mặn.
Hàm Tân biển không người. Đêm rằm tháng Giêng trăng sáng đến màu nhiệm. Nơi đây, đất của vùng tù đày ngày xưa, cũng là điểm cuối trong cuộc hành trình tìm thuốc của tôi. Đêm lộng lẫy hi hữu khi đất trời có trăng cao hoan hỷ, biển óng ánh ngút ngàn, và hạnh phúc nhỏ của tôi. Rung động trước sự hài hòa của nước trời, tôi quỳ trong biển, dang tay đón nhận sóng, và van xin trăng cho thêm những ngày sống để có ích cho người. Còn bao nhiêu việc cần phải làm, còn bao nhiêu người đang trầm luân.
Khởi bước hành trình, tôi từ Hoa Kỳ về Châu Á với hai mục đích, trước là để dưỡng bệnh và sau là để thăm 40 đứa trẻ mồ côi do hội Friends of Huế Foundation đang nuôi dưỡng tại Huế. Tất cả cần phải làm xong trước khi tôi trở về lao đầu vào công việc luật pháp, sau bao tháng nghỉ ngơi để điều trị bệnh ung thư vú. Các thân chủ tôi đã khuyên nhủ: “Luật sư cần phải về Việt Nam chữa trị,…hốt thuốc tam thất, hốt lá đu đủ, uống cỏ…gặp thầy lang 90 tuổi, v.v.” Những lời thật chân tình. Mặc dầu tôi không mấy tin tưởng về những phương pháp này, thay đổi không khí, giải tỏa tâm trí, tìm thêm sức sống là chuyện tôi nên làm.
.
Một trong những hương vị mà tôi nhớ và thèm tìm lại được là mùi hương lá khuynh diệp ở Việt Nam. Ngày còn bé sống trong chùa, tôi thường ngâm lá khuynh diệp để làm thuốc hay rượu cho Thầy trụ trì. Vì nghịch ngợm, tôi hay vò lá cho xanh cả tay và hít hà hơi nồng thơm của khuynh diệp. Mỗi lần như vậy, tôi hình dung là đã tận hưởng sức sống với mùi ngai ngái của lá, và cảm thấy người mình như tăng thêm năng lực. Trong những tháng yếu ớt vì hóa trị (chemotherapy), tôi đã ước mong được trầm mình trong hương vò của lá. Bạn có thể thắc mắc là tại sao tôi lại phải quay về Việt Nam để tìm khuynh diệp khi những cây này mọc đầy rẫy tại California, như những hàng cây bạn thấy chạy dọc theo các đường lộ ở Santa Rosa hay tỏa bóng mát trong sân trường đại học Stanford? Tôi đã từng hái lá khuynh diệp ở những nơi này nhưng hương vị không đậm đà bằng lá khuynh diệp trong trí nhớ của tôi, và cảm giác được gia tăng năng lực thì hoàn toàn không có. Vì khác khí hậu chăng? Mùi vị húng quế của California cũng thế, không được thơm như húng quế ở Việt Nam. Trang bị đầy đủ lý do, tôi lên đường.
.
Phnom Penh
Trước khi về đất Mẹ, tôi tự nhủ phải nên ghé thăm đất thánh thần Kampuchea. Biết đâu khuynh diệp nơi này còn tốt hơn ở quê nhà Âu Lạc. Phnom Penh tiếp nhận tôi lặng lẽ như thiếu lòng chào đón. Có một cái gì đó quen thuộc nhưng xa lạ. Một thành phố hỗn tạp, đầy rẫy những xe lam đủ màu gọi là “tuk tuk”. Đất khô bụi đỏ nằm phơi dưới ánh nắng cháy da, người dân đen lam lũ. Không một bóng cây khuynh diệp.
Rồi tôi phạm một lỗi lầm lớn. Tôi ghé thăm bảo tàng viện Diệt Chủng Toul Sleng và nơi chôn người tập thể Choeung Ek. Hai nơi địa ngục của trần gian. Toul Sleng trước đây là trường trung học. Những căn lầu ba tầng nối hàng nhau im lặng dưới trưa. Các lớp học cửa gỗ ngây ngô sơn đã phai màu, với những hành lang gạch đầy bóng mát, nằm dưới sự che chở dịu dàng của các rặng dừa lao xao trong gió lộng. Nhìn thoáng qua, Toul Sleng là một khung cảnh nên thơ, nơi khách viếng thăm có cảm tưởng như nghe được tiếng cười của trẻ em vang vang đâu đó. Thế nhưng ở cái khung cảnh thanh bình ấy, những thảm cảnh khủng khiếp về tội ác của loài người đã diễn ra.
Bước vào các lớp học, tương phản với các ô gạch dưới sàn nhà là hàng ngàn, hàng vạn những tấm hình chụp. Đây là hình ảnh những nạn nhân và những cuộc tra tấn hành hình mà họ phải gánh chịu. Những đôi mắt của các em bé đáng yêu, của các chị phụ nữ sợ hãi ngơ ngác, của các thanh niên bất lực và tuyệt vọng, của các cụ già cam chịu, như dõi theo từng bước chân tôi. Các câu hỏi hình như còn đọng lại trong mắt họ. Họ đã nghĩ gì trước khi bị tra tấn và tử hình? Kìa những hình ảnh của các phụ nữ ôm con trước khi họ và con họ bị phân thây. Nước mắt tôi ướt áo. Đưa tay chặn nước mũi, hồn tôi nghe đau nhức cho thân phận những người xấu số chết không toàn thây dưới lưỡi hái của tử thần mang danh là chính quyền Pol Pot. Những người này đã không được “ân huệ” chết bằng đạn bắn. Bị bắn chết là một sự may mắn. Vì tiết kiệm đạn, chính sách của Pol Pot là hành hạ nạn nhân cho đến chết. Bọn sát nhân đã chế ra những cái xiềng và ghế tra tấn khủng khiếp. Như để khoe thành tích của mình, chúng đã chụp hình nạn nhân trước khi, trong khi, và sau khi tra tấn họ. Đi qua các lớp học, tôi không còn hình dung được tiếng cười của trẻ thơ, mà chỉ cảm thấy chung quanh vang lên tiếng kêu khóc thê thảm của các em. Gần 3 triệu người đã mất mạng một cách dã man trên đất này, trong đó có một số không nhỏ là người Việt. Mấy ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được sự ác độc của loài người lại sâu thẳm đến thế.
Khi thăm trại chôn người Choeung Ek, tôi phải đối diện với sự hãi hùng chưa từng gặp. Ngoài các mộ tập thể loang lở trên khu đất rộng, ngoài tòa lầu sọ người cao đến rùng mình, ngoài những đống quần áo phảng phất dấu bùn và máu khô, những đôi dép há mõm, những đống xương ống chân tay, những cái ly đựng răng hàm của nạn nhân, tôi còn thấy những cây có bát nhang và giỏ trái cây treo lơ lửng trên cành. Tôi cố nén xúc động. Tự hỏi tại sao người dân lại thờ những cây này? Mấy giây sau thì tôi vỡ lẽ. Trên thân cây có những vết dao sâu hoắm ngang dọc chi chít. Thì ra trẻ em đã bị đè vào những cây này trước khi thân hình bị chặt ra. Ở các hố chôn người đã được tìm thấy ở chung quanh, có biết bao xác đã không được nguyên vẹn hình hài. Có một hố đa số xác phụ nữ và trẻ em không có đầu và quần áo. Hơn 30 năm đã trôi qua, vậy mà người viếng thăm Choeung Ek vẫn còn có thể nhìn thấy xương vụn và quần áo của nạn nhân nằm rải rác đâu đó bên bờ các ngôi mộ tập thể.
Lúc lính của Pol Pot tràn qua biên giới Tây Nam đánh giết người Việt, tôi còn sống tại SàiGòn. Theo sự hiểu biết ít ỏi của tôi lúc đó thì Trung Quốc không muốn cho Việt Nam được độc lập, Thế nên họ không hài lòng lắm khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Tôi nghe phong phanh là họ muốn dạy cho Việt Nam một bài học. Trung Quốc đã tiếp tay với chính quyền Pol Pot để tấn công Việt Nam ở biên giới Tây Nam và đồng thời dẫn quân tràn vào vùng Lào Cai nơi biên giới Hoa Việt. Sau khi lính Cộng Sản Việt Nam tấn công và chiếm được Phnom Penh, Trung Quốc lại tiếp trợ cho tàn binh Khmer Đỏ của Pol Pot chạy trốn trong rừng để chống Việt Nam. Biết bao thanh niên Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến Miên Việt này. Trong số những người hy sinh, một người bạn học chung lớp của tôi đã đạp phải mìn chết nơi đất người vào năm 1984. Sự mất mát của người Việt tại Kampuchea thật nặng nề, vậy mà ít ai nhắc tới. Người Việt sống tại Kampuchea rất đông, và đã bị chính quyền Pol Pot giết gần hết vào lúc đó. Người Chàm (Chiêm Thành) chạy loạn từ Việt Nam sang Kampuchea từ thế kỷ 13 cũng khá đông. Khoảng 2/3 dân số Chàm tại Kampuchea cũng bị Pol Pot tiêu diệt.
Điều đáng buồn là không phải chỉ riêng chính quyền Pol Pot, mà người dân Kampuchea nói chung cũng rất căm hận người Việt Nam. Tôi biết chuyện này một cách mơ hồ cho đến khi có mặt tại xứ người. Lịch sử như sống dậy trước mắt. Qua những cuộc nói chuyện với dân bản xứ, tôi được biết là từ bao nhiêu năm qua người Miên đã luôn cảm thấy bị người Việt đô hộ, bằng áp lực quân sự cũng như bằng sức mạnh kinh tế. Là người Việt, phản ứng tự nhiên là tôi muốn phủ nhận chuyện này. “Người Việt không tốt với chúng tôi.” Người lái xe tuk tuk nói trong một buổi ăn trưa. Khi bị hỏi cặn kẽ, anh chỉ lắc đầu, và lại lắc đầu. Mặc dầu có mấy đài tưởng niệm sự hy sinh của các chiến sĩ Việt tại Phnom Penh và Siem Reap, người Miên không chút ái mộ người Việt. Tôi đến chợ trò chuyện với các chị thúng rổ người Việt. Hỏi xem gia đình họ ở đây có bị ngược đãi không? Hoàn toàn không. Họ khẳng định với tôi và vồn vã cho rằng buôn bán ở Phnom Penh rất thuận lợi. Người bản xứ cũng hòa nhã. Hai bên không hiểu nhau chăng?
“Người Việt đẹp lắm!” Cô gái Miên có đôi mắt to đen cười nói với tôi. Tôi được biết là người Việt rất được chuộng trên thị trường sex của đất Kampuchea. Các trẻ em và phụ nữ Việt ở đây “bán” rất được giá, khách mua dâm chịu trả tiền cao cho những người có làn da trắng hơn da người Miên bản xứ.
Nếu hôm qua người Miên và người Việt là nạn nhân của phong trào diệt chủng của Pol Pot, thì hôm nay họ là nạn nhân của một tội ác mới. Đó là tội buôn người. Những cuộc mua bán người Việt Miên để làm nô lệ tình dục đang được tiếp diễn hàng ngày tại Kampuchea. Khi phái đoàn chúng tôi đến Siem Reap, một em bé gái độ chừng 9 tuổi đã tìm đến một người đàn ông Mỹ trong nhóm du lịch của chúng tôi và hỏi “You need yum yum?” Ông trợn mắt nhìn em bé: “What did you say to me?” Em bỏ chạy.
Dựa trên báo cáo TIP (Trafficking In Persons Report) đưa ra vào năm 2005, 2006 và 2007, rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt đã trở thành nạn nhân của các cuộc mua bán người ở Kampuchea. Tôi thử đến một vài phòng trà tại Phnom Penh để tìm hiểu tình hình. Vào thế giới đêm đầy muỗi đói tôi phải đối diện với ánh mắt dò xét của các ông khách dị hợm người da trắng đổ dồn vào mình. Đa số các “nhân viên” phòng trà đều là người Việt. Họ đã từng nghe lời dụ dỗ vượt biên giới để có được những công việc ngon lành. Những lời dụ dỗ ấy đã chấm dứt ở đây. Những ước mơ đơn giản vỡ vụn khi va chạm với thực tế phũ phàng. Trên đất người, trong ánh đèn lờ mờ sau khói thuốc, tôi nghe một cảm giác thật lạ khi quanh tôi vang lên những giọng nói miền Nam đặc dẻo hòa lẫn tiếng hát của Celine Dion. Thấp thoáng những khuôn mặt xinh tươi chỉ độ khoảng tuổi con tôi.
Tôi ghé qua nhiều phòng trà như thế nhưng không thấy một người khách Á Đông nào. Hỏi ra thì được biết có những nơi kín đáo khác dành riêng cho họ. Người lái taxi rất ngần ngại không tiết lộ cho tôi, nhưng theo tôi được biết thì thế giới đen này còn bỉ ổi hơn. Nơi đó người ta sẽ thấy rất nhiều các em bé.
Trẻ em thì không tự mình đi đến chốn này. Bị ép, bị dụ hoặc bị bán. Gia đình các em bán rẻ hoặc thả liều cho các em đi qua đất Angkor bán cà phê hay buôn gạo. Kết quả là các em trở thành nô lệ tình dục mà không có cách nào tìm ra lối thoát. UNICEF ước lượng 1/3 phụ nữ “bán hương” ở Kampuchea tuổi dưới 18 mà trong số đó phần đông là gái Việt. Nhu cầu “hàng” nhỏ tuổi, chưa dậy thì, ngày càng gia tăng, vì khách hàng muốn mua gái còn trinh, gái không mang bệnh tật. Theo điều tra của một số người chuyên môn, các thương gia Á Đông, nhất là các thương gia Trung Hoa, tin rằng ăn ngủ với con gái còn trinh sẽ đem may mắn cho việc làm ăn của họ đồng thời giúp cho họ tăng thêm sức khỏe. Do đó gíá của các em rất cao, cao đủ để trinh tiết của các em bị gia đình “hy sinh”. Nhưng gia đình các em không biết rằng họ đã giết chết các em tự thuở đó. Chết cả tinh thần lẫn thể xác. Một em thuật lại với nhân viên xã hội là khi em bị bán đi, ngực em vẫn chưa thành hình. Sau bao nhiêu năm bị hành hạ, em đã không còn muốn sống và đã thường dùng dao để tự cắt mình.
Chuyện buôn người hiện nay đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam đến Dubai, từ Đông Âu đến Ai Cập, song theo thống kê thì đây là bi kịch dài của vùng Đông Nam Á. Bi kịch này tôi xin hẹn bạn đọc ở một bài tường trình khác.
Mùi khuynh diệp đã không đến với tôi tại Phnom Penh.
Siem Reap
Khi tàu tốc hành của chúng tôi đến cảng Siem Reap, tôi đã không thể kiềm chế nổi nỗi xúc động khi chứng kiến cái nghèo thê thảm của người dân vùng này. Dưới cái nóng ngộp thở của bến cảng là cảnh tượng hỗn loạn của những người tranh nhau kiếm ăn. Người dân bu quanh khách du lịch để bán hàng hoặc mời gọi đi xe tuk tuk. Bụi bay mịt mờ trên những con đường đầy ổ gà to lớn. Tất cả nằm trong một bầu không khí nồng nặc mùi tanh của cá. Hai bên vệ đường đất đỏ là những ngôi lều được dựng lên bằng những mảng ny lông. Dưới những mảng ny lông đó, vợ chồng con cái chen nhau sống. Các em bé trần truồng như nhộng chạy lông nhông trên đường. Tôi đã đi qua rất nhiều nước và đã đến những vùng nghèo khó của Mễ Tây Cơ và Việt Nam, nhưng chưa nơi nào thảm thương như nơi này.
Vào để hiểu thêm Siem Reap, người ta sẽ thấy cái nghèo và tệ nạn xã hội đi đôi với nhau. Trẻ em đi ăn xin đầy đường đến khó chịu. Những em bé sơ sinh được bồng như một dụng cụ để ăn xin. Tôi để ý thấy những em này lúc nào cũng ngủ say mê man. Tôi đoán là họ, những thành phần của cơ cấu “cái bang”, đã cho các em bé này uống thuốc để ngủ, để chuyện đi ăn xin được dễ dàng hơn.
Trước các cảnh tượng này, tôi phải làm gì?
Ở Kampuchea có rất nhiều cơ quan hoạt động phi chính phủ (NGO), nhưng qua nhận xét của các chủ khách sạn thì các cơ quan hoạt động hữu hiệu rất ít. Tôi không sao tìm ra một cơ quan nào do người Việt quản lý, tuy người Việt định cư ở nơi này rất tấp nập. Đa số các quán hàng lớn, sạp bán ngoài chợ đều do người Việt làm chủ. Họ sống sung túc và thành công, trái với cái tôi nhìn thấy ở người bản xứ.
Nợ máu, nợ đất, tôi không biết ai nợ ai giữa hai phía Việt và Miên, điều đó đối với tôi không quan trọng. Tôi cảm thấy mình phải làm cái gì đó trước khi rời khỏi miền đất khổ sở này. Tôi may mắn được sự hỗ trợ của hội Friends of Huế Foundation, và đã qua đó để nối kết với một ngôi chùa Phật Giáo cùng các sư tăng đi đến vùng người dân chài sống để giúp họ gạo và nước mắm. Những người lam lũ và khốn khổ này đã quỳ xuống lạy phái đoàn một cách hết sức chân tình khi tiếp nhận sự cứu trợ. Tôi đã ứa nước mắt đứng tránh ra không dám nhận lễ của họ.
Tôi muốn mua sắm rất nhiều thứ để phân phát cho các trẻ em mồ côi. Một đất nước chỉ có 6 triệu dân, vậy mà số trẻ em không cha mẹ lên tới 670,000 (theo thông tin của UNICEF). Khi đi chợ tôi mới khám phá ra là ở Kampuchea, mọi việc mua bán đều tính bằng đô la Mỹ, và vật giá đắt đỏ hơn ở VN rất nhiều. Đôi khi còn đắt hơn cả ở Mỹ. Phẩm chất thì kém mà giá tiền lại cao, chẳng hạn như về mặt ăn uống. Ngoài việc giúp tiền cho các trại mồ côi, tôi còn muốn mua các trái banh nhựa cho các em để các em có thêm phương cách sinh hoạt chung. Không ngờ là những trái banh nhựa lại quá đắt, một trái banh nhỏ xấu xí giá 4USD còn trái lớn giá 10USD, trong khi gạo thì 10USD/kg. Sau khi tìm hiểu vấn đề, tôi được biết là Kampuchea không sản xuất mà chỉ nhập cảng hàng hóa nhựa từ Việt Nam. Những quả cầu lông cũng do Việt Nam sản xuất. Mua sỉ giá 1USD một cái trong khi ở VN thì chỉ có 2000VND. Tôi chợt nhớ là ở Việt Nam, mọi mặt hàng đa số do Trung Quốc sản xuất! Người ta ngồi chồng lên nhau một cách thật thứ tự: Trung Quốc ngồi lên Việt Nam, và Việt Nam thì lấn người Miên.
Tôi rời khỏi Kampuchea mà lòng thật không ổn. Người dân của hai nước láng giềng này có rất nhiều nét tương tự với nhau. Từ chén chè đậu trắng nước dừa cho đến mùi hơi của đất trong mưa rào. Nhưng họ lại không muốn hiểu nhau và không cảm thông nhau. Tôi hoàn toàn không tìm được hương vị khuynh diệp nơi xứ sở của kỳ quan Angkor Wat, nhưng cảm thấy người tôi thêm được một sức sống mới vô hình. Tôi sẽ phải làm một việc gì đó.
.
Hà Nội
Từ cơn nóng hơn 30 độ C của Siem Reap, tôi bay vào vùng đất rét 7 độ C của Hà Nội. 26 Tết thủ đô những hàng hoa muôn màu sắc. Đỏ hồng vàng rực trời trong những cơn gió buốt xương. Hoa đào và cây cam quát (quất) ngập đường, đèn cờ rợp lối, điểm thêm sức sống cho bầu trời xám tái của miền Bắc. Xe cộ quá nhiều kẹt cứng trên đường trong những cơn mưa lạnh căm, đám đông chen chúc tranh nhau mua hàng ngoài phố, nhưng sự hỗn độn của cái xã hội thiếu trật tự kia không làm mất đi không khí của ngày đón Xuân. Hàng hóa từ Trung Quốc tràn về ngự trị đất Hà Nội, kể cả những vật trang trí cho ngày Tết Mậu Tí. Khách viếng thăm không thể phủ nhận được cái nhộn nhịp tưng bừng của một thành phố háo hức đón xuân, mặc dù thời tiết còn đang khắc nghiệt.
Tôi nhập bọn với các anh bạn họa sĩ của tôi để lên rừng hái hoa. Họ là thế. Lúc nào cũng phải khác người, không thích chạy theo đám đông. Tuy hoa đào đầy rẫy khắp chợ hoa, các anh lại muốn đi tìm hoa mận. Thời buổi này mọi người chạy xe Honda với những model mới nhất như SH300 gì gì đó, thì các anh họa sĩ của tôi lại chạy những chiếc Vespa cũ kỹ của thời 70. Mấy năm qua tôi vẫn thường về thăm và trao đổi nghệ thuật với họ. Tôi đã gia nhập những chuyến đi xa với những mục đích thật vu vơ chẳng hạn như lên miền cao Hà Giang tìm rượu ngô của Cô Thu Bột. Hoặc những cuộc hành trình sưu tầm gốm cổ nhà Mạc, hay đi kiếm xác chiếc xe Landrover mãi tận đảo Ngọc Vừng hoang dã cuối Vịnh Hạ Long. Thú vị nhất là chuyến đi về làng gốm cổ truyền Phù Lãng, nơi mà cả ngàn năm nay vẫn duy trì cách nấu gốm bằng củi, mặc dầu xung quanh làng không một bóng cây ngọn gió. Tôi nhớ mãi lời nói của một anh họa sĩ khi chúng tôi đứng ngắm nghía một số mẫu gốm tân thời trang trí theo tính cách lập thể (cubism): “đây là cái tát vào nghệ thuật!” Họ có những nhận xét rất khắt khe và cực đoan trong lãnh vực nghệ thuật, chẳng hạn như đến nay họ vẫn không chịu nghe dĩa nhạc CD mà chỉ nghe dĩa nhựa (vinyl records) hoặc băng nhựa (audio tapes). Một anh cho rằng những dĩa này có những lỗi do thời gian và bụi bặm tạo ra, nhưng do đó đã mang theo lịch sử và thời gian của nhạc. Có lẽ vì những sự cực đoan đó, tôi hết sức yêu mến họ.
Chúng tôi đánh xe lên Hòa Bình, đất đỏ, núi xanh rì cao sững như trong tranh cổ Trung Quốc. Xe chúng tôi đi sâu vào các miền đất của người Dao, cứ thế mà đi mãi đi mãi, hết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu lần dừng lại ngẩn ngơ ngắm sương mù rơi xuống các nhà tranh bên đường. Hoa mận vẫn biệt tăm. Thì ra năm nay hoa mận nở sớm và đã rụng hết khi cái rét tràn về. Chúng tôi tay trắng quay về Hà Nội, đến Lê Thạch Quán gần bờ Hồ Gươm, nơi tụ tập thường xuyên của giới văn nghệ, thì trời đã tối. Riêng tôi cảm thấy một cái gì đó thật hả hê và thỏa mãn, mặc dù không hái được một nhánh hoa mận nào, và mặc dù cây khuynh diệp vẫn vắng bóng. Có lẽ là do những mẩu chuyện vụn trên đường, nhất là những chuyện của trước ngày “đổi mới”.
Bạn của Huế xây dựng tương lai Việt Nam
Anh “Tâm Mải Chơi” chắc hẳn phải hắt hơi vì chúng tôi nói rất nhiều về anh hôm ấy. Anh là một họa sĩ mê chơi hơn mê tranh. Có lần anh dặn vợ ở nhà để anh đi ăn sáng với bạn, rút cuộc là 3 ngày sau anh mới quay về nhà. Còn khi vào Sài Gòn triển lãm, anh thuê 2 chiếc xích lô, một chiếc chở anh và chiếc kia chở tranh. Đi giữa đường gặp người quen vẫy vào quán uống cà phê, anh liền nhảy xuống xe và quên mất xe tranh. Ngày khai mạc cuộc triển lãm của anh, anh đến tay không và cười trừ với mọi người. Tệ hơn nữa là có lần anh Tâm bắt gặp một anh bạn của mình hớn hở dẫn cô tình nhân mới quen vào một căn nhà nhỏ trên lầu cao để tỏ tình. Chủ nhà này lúc ấy vắng nhà đi Tam Đảo. Anh Tâm Mải Chơi bèn lén lút khóa cửa nhốt họ lại. Chỉ định đùa nghịch đôi tình nhân kia một lúc cho vui nhưng rồi anh bỏ đi nhậu với bạn bè và quên béng mất mọi chuyện. Ba ngày sau anh mới nhớ ra và chạy đến mở cửa cho cặp tình nhân nọ thì hai người này đã bơ phờ rũ rượi. Chuyện kể lại là từ đó hai người tình nhân kia không bao giờ nhìn mặt nhau nữa.
Rồi lại đến chuyện lạc núi. Mấy anh họa sĩ thì thường đi lên miền cao để tìm “cảm hứng sáng tác”. Đêm về sương mù dày đặc các anh không sao tìm ra được đường xuống núi. Cuối cùng các anh ghé vào một căn nhà bên đường để xin trọ qua đêm. Đó là căn nhà tranh của 2 bố con người thiểu số. Ông bố bằng lòng cho 3 anh họa sĩ ở trọ và quay dặn dò cô con gái bằng tiếng bản xứ, cô gái này người độ khoảng trong ngoài 18 tuổi có làn da trắng mịn. Cô nghe bố dặn rồi lui vào nhà trong. Các anh họa sĩ ngồi bên ngoài uống trà trên nền đất. Họ đợi mãi vẫn không thấy cô gái trở lại và cũng không được chỉ dẫn chỗ ngủ ở nơi nào. Cơn lạnh miền núi tràn ngập gian nhà nhỏ, cằm của các anh bắt đầu run lên thì cô gái kia lại đột ngột xuất hiện. Ông bố lúc đó mới quay lại nói với các anh bạn tôi rằng: “con tôi đã nằm sưởi ấm chăn giường cho các anh rồi đó, xin mời các anh vào nghỉ.” Đêm đó các anh bạn tôi ngủ rất ngon!
Và còn bao nhiêu câu chuyện thú vị khác nữa đã làm tôi lưu luyến họ. Chuyện họ kể không có gì thâm thúy lắm nhưng khi người kể có duyên thì chuyện gì cũng hấp dẫn.
Tôi luôn luôn tìm ra những nguồn sinh lực mới khi gặp lại những người bạn này, nhưng dù mến họ cách mấy tôi cũng không muốn nương lại Hà Nội ăn tết năm nay vì cái rét quá tàn khốc. Ở khách sạn, nước không đủ nóng để tắm và máy sưởi không đủ ấm nên tôi không sao chạy trốn được cái lạnh. Vì không khí mang nhiều hơi nước nên cơn lạnh dường như lúc nào cũng bám vào da và ngấm vào tận xương tủy. Các người dân miền núi phải bỏ nhà dắt trâu bò xuống núi để tránh tuyết, dẫu rằng họ phải ngủ ngoài đường chợ. Nếu trâu bò chết là họ mất hết gia sản. Có những người phải đem hết chăn mền của họ đắp cho súc vật để rồi bị lâm bệnh vì cơn lạnh. Có người chở con đi trên xe gắn máy ngồi đằng trước, khi xuống xe mới biết con đã chết cứng tự lúc nào.
Bạn của Huế nuôi những đứa con của Huế
.
Nha Trang.
Tôi đầu hàng cái lạnh nên phải chạy vào Dốc Lết gần Nha Trang tìm hơi nóng. May cho tôi vùng cát trắng biển xanh này quá thơ mộng nên tôi có chỗ dừng chân để thảo vội bài tường thuật này gửi về bạn đọc. Dốc Lết cũng thật hoang dã, nhưng sau vài bữa lang thang, cuối cùng tôi cũng tìm được bóng mát của cây khuynh diệp đợi mong. Tôi vò mãi lá khuynh diệp để tay thêm xanh nhưng không hiểu sao bàn tay tôi vẫn trắng và mùi hương chỉ thoang thoảng. Thế nghĩa là sao? Tay tôi đã khác xưa và mùi khuynh diệp đã thay đổi?
Tôi lần mò đến một ngôi chợ hải sản ven biển. Vừa ngồi xuống chiếc ghế bố thuê 5000 đồng, vài người bán hàng đã lại vây quanh tôi mời mua mực và tôm tích ăn tại chỗ. Tôi hiếu kỳ nên bằng lòng mua nửa kí tôm tích và nửa kí mực. Con tôm này chắc có họ hàng với con rết nên có rất nhiều chân. Chị bán hàng là một phụ nữ nhìn già dặn hơn tôi nhưng khi hỏi ra thì chị còn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Tuy da chị bị nám nắng biển muối, chị không dấu được cái vẻ đẹp duyên dáng rất Việt Nam. Nghe lời chị, tôi ngồi ăn rất “dã chiến”, ăn trong gió cát không có khăn lau tay hay bát muối chanh mà tất cả chỉ nằm vẹn trong hai bao ny lông. Không sao. Tôi xin nửa chai rượu đế để phòng hờ không bị đau bụng và sẵn sàng chiến đấu với mực và tôm. Chị bán hàng nhất định không để tôi bóc tôm lấy. Tôi hỏi tại sao thì chị bảo rằng nếu bóc không quen thì thịt tôm sẽ nát vì tôm này mang nhiều trứng. Thế là chị ngồi dưới cát bóc từng con tôm cho tôi ăn. Và nhất định không ăn chung với tôi rồi cũng không chịu ngồi trên ghế sợ tôi tốn tiền. Trong gió cát mờ mắt, tôi thấy tôm thật đậm đà.
Tôi bắt chuyện vu vơ và hỏi về chồng con của chị. Nghe giọng chị hạnh phúc tôi phán một câu chung chung: “cuộc sống của các chị đây coi ra thì vất vả về thể xác một chút nhưng tinh thần thật thoải mái, không căng thẳng như chúng tôi bên đó.” Chị đỡ lời tôi ngay: “Căng thẳng lắm chị! Không đơn giản như chị tưởng. Chị có khi nào lo sợ chồng chị đi làm mà không bao giờ về nữa không?” Tôi lắc đầu.
“Chồng em đi đánh cá, mỗi đêm là em mỗi phập phồng. Khi bão lớn mà chồng em chưa về thì em cảm thấy mình già đi mấy tuổi. Đã mấy lần thuyền bị lật mà chồng em may sao vẫn chưa mất mạng.” Tôi nhìn ra những chiếc thuyền thúng tròn nhỏ đang lao chao trên biển trong nắng chói chang, rồi quay qua đỡ con tôm từ tay chị và ăn một cách rất thận trọng. Đây là do công sức của nhiều người tôi mới có được bữa ăn đó. Tuy mùi khuynh diệp nơi đây không nồng đủ, tôi rời Dốc Lết cảm thấy lòng mãn nguyện.
Huế.
Đã đến ngày tôi phải bay ngược ra Huế để thăm các con tôi, 40 đứa trẻ của Hội Friends of Huế Foundation (www.friendsofhue.org). Huế thân thương vẫn đang còn say sưa trong hương vị Tết, nhưng không may cơn lạnh miền Bắc đã xâm lấn đất Thần kinh. Tôi đến thăm Trung tâm trong khí trời lạnh giá. Tuy nhiên, đêm hôm đó chúng tôi cảm thấy thật ấm vì hơn 50 người vừa trẻ con vừa người lớn (tôi và các bảo mẫu) ngồi xung quanh căn phòng học nhỏ hàn huyên tâm sự. Ánh mắt các em sáng rỡ trong niềm vui, nụ cười nở ròn tan trong sự hân hoan. Có ai biết được quá khứ của mỗi em khó khăn sóng gió như thế nào? Nơi đây, các em đã có đại gia đình sống trong tình thương và sự bảo bọc của nhiều người, được như thế này một phần lớn là nhờ công đức của các nhà hảo tâm bên Mỹ.
Đêm khuya tôi đi quan sát nơi các em ngủ mới giật mình khi thấy các em co rúm trong một chiếc chăn mỏng. Tôi giận run lên và chất vấn các bảo mẫu là tại sao lại để đến tình trạng như thế. Một chị bảo mẫu rươm rướm nước mắt trả lời: “thưa cô, em cũng định thưa với cô để mua thêm chăn cho các em nhưng bận ri chăn mắc quá cô nờ. Và các thức ăn gạo nước còn mắc hơn. Hội đã mấy lần tăng chi phí cho mỗi em nhưng chúng em đòi hoài thì sợ Hội hiểu lầm. Món chi rứa cũng lên quá cao, cô nì.” Tôi cũng thấy chuyện này trong lúc ở ngoài Hà Nội nhưng không nghĩ nó ảnh hưởng Huế nhiều như vậy. Theo báo chí thì vật giá leo thang đến 14% nhưng lương bổng cho công nhân vẫn vậy. (Ngày tôi gửi bài này đến tòa soạn thì vật giá đã lên đến 17%.)
Tôi vẫn không chấp nhận để các em nằm trong cơn lạnh này, nhất là các phòng đều không có máy sưởi. Tôi yêu cầu các chị là bằng mọi giá ngày mai các em phải có thêm chăn. Tôi hỏi: “nhưng đắt là đắt bao nhiêu, thưa chị?”
“Phải chăn Trung Quốc thì mới ấm, mà một cái thì khoảng 170 ngàn chị Jenny à.”
“Tại sao chúng ta từ trước đến giờ không chuẩn bị chăn ấm này cho các cháu để giờ phải ra cảnh này?”
“Thưa chị, vì xưa nay có bao giờ lạnh như chừ đâu. Lần cuối là khoảng 40 năm trước.”
Đêm hôm ấy tôi mới nếm mùi. Khi về khách sạn, tôi bật máy sưởi lên 30 độ C và ngồi trùm chăn để chờ người được ấm lại. Ngồi mãi, càng ngồi càng lạnh. Tôi gọi tiếp tân cho người lên xem tại sao máy sưởi không ấm.
“Thưa chị, máy của khách sạn chúng em chỉ có một chiều thôi chị ạ.” Tôi mới hiểu ra là máy này chỉ là máy lạnh mà không có máy sưởi. Đã lạnh tôi còn bật thêm máy lạnh! Đêm ấy tôi mặc quần jeans, 2 đôi vớ và 5 cái áo để đi ngủ.
Ngày hôm sau, người bảo mẫu hớt hải vào phòng làm việc của tôi và báo cho tôi biết là giá chăn đã tăng lên 230,000 đồng một cái. Tôi đồng ý cho chị mua với giá này. Đến chiều chị lại lấp ló trước cửa phòng họp của chúng tôi. Tôi mời chị vào và chị rụt rè nói là không tìm đủ số lượng chăn ấm.
Chị cho biết thông tin ở ngoài chợ là chăn bắt đầu không còn để bán. Các cửa tiệm đã thông báo cho Hà Nội để chở thêm chăn vào. Ngay hôm đó, xe chuyển hàng đang đi giữa đường vào Huế thì bị điều trở lại Hà Nội vì nhu cầu ngoài Bắc cao hơn. Khách mua hàng từ Trung Quốc phải qua Việt Nam để mua lại chăn chính họ nhập qua, bây giờ mua lại giá một gấp hai. Cuối cùng chúng tôi chỉ mua được 20 cái chăn và các em phải ngủ chung giường để đủ ấm. Sáng hôm sau các em gặp tôi cám ơn rối rít. “Chăn ấm quá cô nì.”
Đương đầu với cái lạnh và bao nhiêu chuyện phức tạp của công việc Hội FHF, tôi không nhớ đến chuyện đi tìm cây khuynh diệp.
Lo xong mọi chuyện cho Trung tâm, tôi lại cùng một số tình nguyện viên đi thăm các vùng lân cận nơi bị bão lụt của năm 2007 tàn phá. Biết bao nhiêu nơi cần sự giúp đỡ của hội FHF, hội không thể nào giúp cho xuể. Một nơi đã gây lại ấn tượng cho tôi là xã Quan Hòa. Nơi này là một trong các vùng thấp nhất của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đường vào xã chỉ như con đê hẹp rộng độ 2 mét ngang. Xung quanh là ruộng lúa nước xanh thắm. Nhưng khi lụt đến thì các xã ở khu vực này chìm trong biển nước mênh mông. Bao nhiêu xã hợp lại cũng không có được một ngôi nhà hai tầng để chạy khi nước lên. Trong thời gian bị lụt của năm 2007 vừa qua thì các xã này bị cách biệt hẳn với các xã lớn bên ngoài. Cả tuần lễ sau mới có thuyền vào để cứu người già và trẻ em. Người dân nơi đây van xin chúng tôi xây thêm tầng 2 cho ngôi trường làng để họ có nơi chạy lụt trong mùa nước dâng. Chúng tôi đến khảo sát ngôi trường mới cảm thấy thật xúc động. Ngôi trường chỉ là một căn nhà cũ lụp xụp 3 gian nền đất, nơi tập trung 76 trẻ em đi học hàng ngày. Hai người chủ nhà bên cạnh ngôi trường thấy chúng tôi đến liền chạy ra. Họ nói rằng nếu chúng tôi cần thêm đất để xây cầu thang cho trường thì họ xin dâng vì sự cần thiết quá cao. Họ mong cho con cháu trong làng có thêm chỗ học, đồng thời có tầng lầu cao để dùng làm nơi chạy lụt. Dân làng đã thu góp lại được 100 triệu đồng và mong hội chúng tôi giúp cho phần còn lại của cuộc xây cất. Tôi rất muốn nhận lời nhưng không dám vì vẫn cần phải thông qua Ban Chấp Hành FHF.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire